Chi quảng cáo 2014 của Samsung vượt cả GDP Iceland

(ICTPress) - Samsung dự kiến chi khoảng 14 tỷ USD - hơn cả GDP của Iceland - cho quảng cáo và tiếp thị trong năm 2014, nhưng không phải luôn nhận được giá trị tương đương tiền bỏ ra.

Số tiền này sẽ được Samsung quảng cáo trên truyền hình và rạp chiếu phim, trên các bảng thông báo, và tại các sự kiện thể thao và nghệ thuật từ Nhà hát Opera Sydney đến Radio City Music Hall ở New York. Google còn bỏ ra số tiền ít hơn để mua được bộ phận sản xuất điện thoại của Motorola.

Và Samsung có giá trị thị trường 227 tỷ USD, không ngần ngại giấu giếm việc quảng cáo và tiếp thị rầm rộ khi công ty này tìm cách đưa thương hiệu của mình khát vọng như của Apple. Nhưng số tiền mà công ty này chi không luôn luôn mang lại kết quả như mong muốn.

Tháng trước, chung kết phim ngắn được Samsung tài trợ tại nhà hát Opera Sydney đã nhận được các đánh giá thấp cho việc đặt sản phẩm rành rành trong loạt video “phía sau các phân cảnh”. Ở Anh, những người xem chỉ trích gay gắt việc thỏa thuận đặt sản phẩm với chương trình tài năng X-Factor phổ biến của ITV. “Đây có phải là một cuộc thi hát hay là một quảng cáo Samsung mở rộng?”, Ryan Browne người sử dụng Twitter đặt câu hỏi.

Đầu năm nay, việc tung ra smartphone Galaxy mới nhất tại New York cũng nhận được chỉ trích vì những người phụ nữ sexy, cười khúc khích đang chat về đồ trang sức và đánh móng trong khi người những người đàn ông bàn luận về điện thoại mới, và việc tung ra tủ lạnh và máy giặt mới của công ty này ở Nam Phi cũng nhận được những lời phàn nàn tương tự vì thể hiện những vũ công mặc đồ bơi.

“Tiếp thị của Samsung tập trung quá nhiều vào việc thể hiện một hình ảnh mà họ mong muốn: sáng tạo và vượt trước nhóm người. Họ đang chưa thực hiện được việc liên kết giữa cảm hứng và thực tế làm thế nào khách hàng phản hồi lại với chiến dịch quảng cáo. Samsung cần phải biết sắp xếp hơn nữa”, Phó Giáo sư Oh Jung-suk, trường Kinh doanh, Đại học quốc gia Seoul cho biết.

Samsung sẽ chi một số tiền lớn hơn trong doanh thu hàng năm cho quảng cáo và tiếp thị hơn bất cứ top 20 công ty trên thế giới theo doanh số - 5,4%, theo số liệu của Thomson Reuters. Apple chỉ chi 0,6%, và General Motors là 3,5%.

“Khi thương hiệu của bạn không có một nhận diện rõ ràng, như trường hợp với Samsung, tiếp tục chỉ có thể là một chiến lược tốt nhất. Nhưng duy trì chi tiếp thị ở mức này trong dài hạn không mang lại nhiều lợi ích. Không ai có thể đánh bại Samsung về mặt hiện diện (quảng cáo), và tôi nghi ngờ việc tiếp tục đầu tư ở cấp độ này có hiệu quả không”, Trưởng bộ phận khai thác Hàn Quốc của công ty tư vấn thương hiệu Interbrand Moon Ji-hun cho biết.

Trong một thông báo cho Reuters, Samsung cho biết công ty này sẽ “tiếp tục đẩy mạnh sức mạnh thương hiệu để duy trì động lực tăng trưởng, trong khi tập trung vào tối ưu hóa hiệu suất các hoạt động tiếp thị.

“Sáng tạo sản phẩm và chiến lược tiếp thị của chúng tôi đã đưa Samsung trở thành thương hiệu smartphone được ưa thích nhất trên thế giới. Hiện tại chúng tôi đang di chuyển từ thương hiệu được ưa thích nhất trở thành thương hiệu một trong những thương hiệu khơi nguồn cảm hứng hàng đầu của thế giới”, Trưởng bộ phận kinh doanh của Samsung J.K. Shin cho các nhà đầu tư gần đây biết.

Sáng tạo, chứ không phải theo sau

Các chiến dịch tiếp thị 'Next Big Thing' (Điều to lớn tiếp theo) và 'It's Time to Change' (Đến lúc để thay đổi) nhấn mạnh vào các sản phẩm hiện đại và thậm chí công bố “những đầu tiên của thế giới” công nghệ của Samsung trước khi các chiến dịch sẵn sàng cho thời điểm quan trọng, như các smartphone bẻ cong, chỉ có ở Hàn Quốc, và tivi bẻ cong có giá gần 10.000 USD.

Đối với một công ty được xem như là người đi theo, thì đây được xem như là một sự lường gạt về việc trở thành một nhà sáng tạo.

Nhưng, trong khi Samsung trở thành nhà quảng cáo lớn nhất thế giới, chỉ 4,3 tỷ USD cho riêng quảng cáo năm ngoái, giá trị thương hiệu toàn cầu 39,6 tỷ USD, chưa đến một nửa giá trị thương hiệu của Apple, trong khi Apple chỉ chi 1 tỷ USD, theo Interbrand và hãng nghiên cứu quảng cáo Ad Age.

Rõ ràng, Samsung có dòng sản phẩm di động đa dạng hơn, cùng với các doanh nghiệp chip và đồ gia dùng cần nhiều chiến dịch cho các đối tượng mục tiêu khác nhau. Nhưng việc chi quá nhiều vào tiếp thị cho thấy một sự cần thiết để thuyết phục người mua hàng là công ty này ở top. Apple có thể làm được việc này mà chi ít vì Apple đã có sự công nhận thương hiệu và đặc điểm riêng.

“Sản phẩm càng mạnh mẽ thì sự khác biệt càng nhiều, sản phẩm kém hơn thì phải quảng cáo rầm rộ”, người sáng lập ra hãng nghiên cứu độc lập Asymco và cự giám độc kinh doanh của Nokia Horace Dediu cho biết khi tham chiếu đến chi tiêu cho quảng cáo của Apple.

Bảo vệ ngân sách cho tiếp thị, Samsung có thể đề cập đến sự dẫn đầu của mình trên thị trường smartphone toàn cầu - bán được 1 trong 3 smartphone và hơn gấp đôi thị phần của Apple. Các quảng cáo của công ty Hàn Quốc này chế giễu những người say mê Apple, và đầu tư mạnh vào các kênh phân phối để củng cố thương hiệu di động Galaxy của Samsung.

“Thương hiệu Galaxy đã có chỗ đứng và thương hiệu Samsung hiện nay mạnh mẽ hơn Android và bất cứ thương hiệu nhà sản xuất nào khác, trừ Apple. Vấn đề mấu chốt ở đây là Samsung đã tự thiết lập là một thương hiệu chất lượng phụ thuộc, không phải là một sản phẩm chất lượng khác biệt hay quan trọng, do đó chưa thể cạnh tranh trực tiếp với Apple”, Benedict Evans, một nhà tư vấn công nghệ và truyền thông độc lập ở London cho biết.

Samsung đã bắt tay với một số hãng quảng cáo, trong đó có Publicis Groupe, Interpublic Group, và MDC Partners.

Ở mức khởi động thấp

Quảng bá tiếp thị mới nhất của Samsung là đồng hồ thông minh Galaxy Gear, đã đạt được kết quả là sự chú ý của những người đánh giá toàn cầu. Thiết bị đã được tiếp thị tích cực thông qua các quảng cáo và sự cộng tác với các chương trình thời trang – chỉ 800.000 đồng hồ đã được xuất kể từ khi tung ra 2 tháng trước. So với 5 triệu smartphone Note 3 đã được xuất kể từ khi tung ra cuối tháng 9 và cho thấy chiếm chưa đến 1/5 số người mua Note cũng đang mua thiết bị phụ kiện.

Không nao núng, Samsung đã cho biết sẽ quảng cáo Gear nhiều hơn trong dịp lễ cuối năm quan trọng vì muốn tìm kiếm tiên phong thị trường máy tính và chứng minh khả năng sáng tạo của mình.

“Có thể Samsung biết hơn bất cứ ai là Gear sẽ không trở thành một sản phẩm chủ đạo. Nhưng họ vẫn nỗ lực truyền đi thông điệp “chúng tôi là công ty tiên phong đầu tiên trong công nghệ này”, mà hy vọng sẽ giúp xây dựng thương hiệu của mình trở thành một hãng công nghệ tiên tiến”, ông Moon của Interbrand cho biết.

Samsung đã đạt lợi nhuận 9,6 tỷ USD trong riêng quý 3 vẫn đang thúc đẩy để thu hút thêm nhiều khách hàng.

Tháng này, nhà tài trợ chính thức khá tốn kém cho 8 Olympics mùa Đông và mùa Hè đã tung ra một chiến dịch tiếp thị bóng đá được khơi nguồn cảm hứng từ khả năng tưởng tượng trước Cúp Bóng đá thế giới 2014 ở Brazil - chọn 11 vận động viên hàng đầu thế giới, trong đó có trung phong người Argentina Lionel Messi, cho một trận đấu ảo để cứu trái đất khỏi thế giới khác - với sự trợ giúp của các thiết bị Galaxy.

HY

Theo Reuters

Tin nổi bật