28 ngày tiếng tăm hay câu chuyện thật của “Flappy Bird”

(ICTPress) - Chỉ trong một vài tuần, ứng dụng di động Flappy Bird trở thành một hiện tượng toàn cầu. Đây là một trò chơi đơn giản, nhưng thử thách sự kiên nhẫn của người chơi. Có nhiều sự tương đồng của trò chơi này với trò chơi Helicopter - chỉ khác biệt về các hình ảnh theo phong cách Super Nintendo - có thể chắc chắn nói rằng Flappy Bird đã gây bão trên web.

Flappy Bird được Nguyễn Hà Đông thiết kế và phát triển. Nguyễn Hà Đông trước đây đã làm một số trò chơi iOS và flash cho studio di động của anh (dotgears.com)

Câu chuyện Flappy Bird - bất ngờ nổi lên và cũng bất ngờ chấm dứt - rất khó để phân tích. Một phần Nguyễn Hà Đông đã bị sự nổi tiếng của trò chơi lấn át và một phần từ chối trả lời báo chí.

Dẫu vậy, sử dụng dữ liệu Twitter từ Topsy, đăng tải Twitter của Nguyễn Hà Đông và dữ liệu xếp hạng ứng dụng từ App Annie, chúng tôi đã cố gắng tổng hợp một timeline (dòng thời gian) của trò chơi.

Nhiều dữ liệu xung quanh Flappy Bird và thành công lan tỏa của trò chơi đã nhận được sự quan tâm của Zach Williams, một nhà phát triển ứng dụng đã phân tích các số liệu đằng sau trò chơi này.

Williams đã phân tích tất cả những đánh giá ứng dụng được viết trên iTunes trước khi trò chơi này được rỡ bỏ; trên iTunes đã có tới hơn 68.000 đánh giá. Williams đã sử dụng dữ liệu này để xem xét các xu hướng khi ứng dụng bắt đầu được chú ý, các xếp hạng và đánh giá của người sử dụng nói chung về trò chơi.

Thành công nhanh chóng của trò chơi đã tạo nên một số chỉ trích cáo buộc Nguyễn Hà Đông sử dụng một số “mờ ám”, trong đó có việc mua lưu lượng và trả tiền cho các đánh giá giả mạo - để giúp Flappy Bird leo lên các bảng xếp hạng ứng dụng. Sau khi xem xét các dữ liệu có thể trả lời cho việc khi nào Flappy Bird bắt đầu phổ biến, tuy nhiên, chúng tôi không thể tìm thấy bất kỳ một dấu hiệu nào của việc không nghiêm chỉnh, hay nhân bản các đánh giá hay xếp hạng.

Thực tế là Flapy Bird không phải là một mưu đồ - nhưng bỗng dưng nó xuất hiện - tạo nên một hiện tượng lạ thường và bỗng dưng bị rỡ bỏ khỏi App Store làm cho mọi người cảm xúc buồn vui lẫn lộn.

Dưới đây là tường trình một câu chuyện kỳ lạ về một trò chơi đơn giản được gọi là Flappy Bird và con đường gập gềnh của ứng dụng.

Khởi đầu

Flappy Bird bắt đầu từ 11/2012. Lúc đó, Nguyễn Hà Đông chia sẻ một hình ảnh về một trò chơi mà anh đang thực hiện qua Twitter:

Nếu bạn nhìn phía bên trái của hình ảnh, bạn có thể thấy giống như phiên bản đầu tiên của Flappy Bird.

Không có điều gì thêm về trò chơi được đề cập. Sau đó, Nguyễn Hà Đông cho biết anh bắt đầu thực hiện những chữ cho trò chơi nhưng đã bị loại bỏ.

Sau đó, tháng 4/2013, Nguyễn Hà Đông đã chia sẻ màn hình màu sáng đầu tiên cho một trò chơi iOS mới được gọi là Flap Flap:

Trò chơi với các hình ảnh mang phong cách Nintendo và gây chú ý. Nguyễn Hà Đông cho biết anh đã cố gắng làm trò chơi chỉ trong 2 ngày.

Một tháng không cập nhật cho Flap Flap. Nhưng khi được đưa lên App Store, đã có một ứng dụng cùng tên trên App Store. Nguyễn Hà Đông đã đặt lại tên cho trò chơi là Flappy Bird.

Flappy Bird bắt đầu xuất hiện trên App Store ngày 24/5/2013. Nguyễn Hà Đông đã đăng tải (tweet) trên Twitter điểm số cao từ màn hình chia sẻ của trò chơi. Để ý thấy là hashtag là #flapflap - tên ban đầu của trò chơi.

Anh cũng chia sẻ một đường link tải trực tiếp đến trò chơi.

Sự bình tĩnh trước cơn bão

Sau khi tung ra Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông dường như không chú ý đến trò chơi và tài khoản Twitter. Theo dữ liệu đánh giá ứng dụng lấy từ App Store (trước khi trò chơi được rỡ bỏ), trò chơi đã thu hút chỉ 13 đánh giá từ ngày 25/5 đến ngày 31/10. Các đánh giá được viết ra không phải là một đo lường hoàn hảo các con số tải về - vì nhiều người sử dụng tải về một trò chơi hơn là dành thời gian viết đánh giá - nhưng ứng dụng thực tế không phải lúc nào cũng nhìn thấy.

Tháng 9/2013, Nguyễn Hà Đông tung ra cập nhật đầu tiên cho Flappy Bird. Cập nhật này sửa chữa một số lỗi, và bổ sung một biểu tượng mới cho iOS 7.

Trò chơi tiếp tục lan truyền trong 6 tuần nữa. Sau đó, điều thú vị đã xảy ra. Flappy Bird gia nhập tiêu chí “Gia đình” số 1469 vào ngày 29/10/2013, có nghĩa là trò chơi gia đình phổ biến nhất xếp hạng 1469 trên App Store, theo App Annie.

Một vài ngày sau, Flappy Bird xuất hiện lần đầu tiên trên Twitter ngoài các đăng tải ban đầu của Nguyễn Hà Đông.

Đăng tải này được gửi vào ngày 4/11, là một biểu tượng của những đánh giá, đăng tải và bình luận mà nhiều người khác đã chia sẻ 3 tháng sau đó.

Vào ngày 14/11/2013, Flappy Bird đã gia nhập các bảng xếp hạng trò chơi của Mỹ, ở vị trí 1368, theo AppAnnie. Lần này, trò chơi đã leo lên vị trí 393 theo tiêu chí Gia đình.

Trò chơi bắt đầu thu hút sự chú ý theo hai tiêu chí trong suốt tháng 11. Các đánh giá cũng gia tăng. Flappy Bird đã dành được 20 đánh giá trong tháng 11. Nhiều đánh giá để thể hiện sự yêu - ghét với trò chơi.

Thu hút sự chú ý

Ngày 3/12, Flappy Bird chính thức bước vào các bảng xếp hạng chung của App Store, với vị trí 1308 ở Mỹ. Lúc này trò chơi đã được xếp hạng 74 trong các trò chơi gia đình và 395 ở Mỹ.

Sự phổ biến của trò chơi bắt đầu gia tăng. Ngày 11/12, Nguyễn Hà Đông đã quay trở lại tài khoản Twitter của mình và trả lời một người sử dụng hỏi về phiên bản ứng dụng Android.

Ngày 13/12, trò chơi đã lọt top 250 các trò chơi miễn phí ở Mỹ, top 80 các trò chơi của người Mỹ và xếp hạng 14 về tiêu chí trò chơi gia đình.

Người sử dụng Twitter bắt đầu đăng tải về trò chơi, tạo ra những hình ảnh phổ biến và các meme liên quan đến những lần chơi không thành công của họ. Nguyễn Hà Đông đăng tải một số hình ảnh vui nhộn hơn.

Flappy Bird cũng bắt đầu nhận được 20 đánh giá/ngày. Trò chơi bắt đầu phân cực, với nhiều đánh giá nghiêng về 5 sao hoặc chỉ 1 sao, với nhiều trạng thái bày tỏ “Tôi ghét trò chơi nhưng không thể ngừng chơi”.

Tìm kiếm thành công

Sự phổ biến của Flappy Bird bắt đầu gia tăng vào tháng 1/2014. Ngày 10/1, ứng dụng đạt mốc lớn: trở thành một trong top 10 ứng dụng ở Mỹ. Trò chơi này được xếp hạng là 1 trong 8 ứng dụng được tải về miễn phí ở Mỹ và trò chơi miễn phí được tải về nhiều nhất thứ 6.

"Flappy Bird" bước vào top 10 trên App Store. Ảnh: App Annie

Các nhà phát triển game khác quan tâm và hỏi Nguyễn Hà Đông đã làm gì để quảng bá Flappy Bird để trò chơi này bước vào top 10. Nguyễn Hà Đông cho biết anh không làm quảng cáo. Anh cũng bày tỏ sự vui mừng, khi ứng dụng tiếp tục tăng hạng trên App Store.

Các cấp độ tải của Flappy Bird bắt đầu tăng vào ngày 13/1, tăng 136% theo từng ngày. Vào ngày 17/1, ứng dụng trở thành ứng dụng miễn phí số 1 trên App Store của Mỹ, theo công ty phân tích ứng dụng Distimo cho biết.

Flappy Bird tăng vọt không giả mạo. Và trò chơi này sẽ chỉ ngày càng phổ biến.

Ngày 22/1, Nguyễn Hà Đông thông báo một phiên bản Android đã sẵn sàng trên Google Play.

Trong vòng 1 tuần, trò chơi đã trở thành một ứng dụng được tải nhiều nhất trên Google Play.

Vào ngày 24/1, báo chí cuối cùng đã bắt đầu để ý tới Flappy Bird. BuzzfeedKotaku đã viết những bài báo bày tỏ sự ngạc nhiên về mức độ thành công của ứng dụng này. Các nhà phát triển bắt đầu phân tích trò chơi, và ca ngợi sự phổ biến của trò chơi.

Lúc này Flappy Bird thực sự bắt đầu cất cánh trên Twitter. Các đăng tải với cụm từ "Flappy Bird” đã vượt qua mốc 500.000 lượt tải/ngày vào ngày 25/1, theo Topsy.

Sự xôn xao của truyền thông gia tăng với một đợt chú ý lớn diễn ra vào cuối tháng 1. Các báo như The Huffington Post, The Telegraph và Mashable đều viết về trò chơi này đã xuất hiện tình cờ.

Ngày 1/2, Flappy Bird trở thành game số 1 miễn phí ở 53 quốc gia trên App Store.

Ngày 6/2, Apple đã thấy được sự thành công của game này, đã đăng tải về game từ tài khoản Twitter App Store chính thức của công ty này.

Đặt câu hỏi tại sao

Cuối tháng 1 đầu tháng 2, Flappy Bird đã đạt hàng triệu lượt tải một ngày trên iOS và Android.  Ngay khi trò chơi này thành công, các tờ báo bắt đầu tìm Nguyễn Hà Đông để trao đổi với anh về trò chơi này.

Nguyễn Hà Đông được nhiều báo bảo vệ khá kỹ, nhưng đã thực hiện một số phỏng vấn trong đó có blog Chocolate Lab AppsTechCrunch. Cả hai phỏng vấn này, Nguyễn Hà Đông đều cho biết thành công của trò chơi là sự may mắn thuần túy.

Nguyễn Hà Đông cho TechCrunch biết “Tôi không biết những trò chơi của tôi có thể thành công như thế nào. Phần lớn những người chơi là những em học sinh. Tôi mong muốn cám ơn các em đã chơi game của tôi và chia sẻ cho những người khác”.

Các nhà báo bắt đầu xem xét các lý do tâm lý đằng sau thành công của Flappy Bird, và các nhà phát triển cũng muốn biết bí mật của trò chơi. Một khi ứng dụng đã lọt vào top 10 trên App Store, các nhà phát triển bắt đầu hỏi Nguyễn Hà Đông về các chiến lược của anh đã làm cho game này thành công.

Một câu hỏi phổ biến là liệu anh có mua lưu lượng (ví dụ trả tiền quảng cáo để tăng lượng tải) cho Flappy Bird, hay sử dụng các kỹ thuật quảng cáo bù đắp để tăng số lượt tải trên các ứng dụng khác của anh.

Về phần mình Nguyễn Hà Đông vẫn cho biết anh không làm gì để tác động làm tăng các đánh giá và con số tải Flappy Bird.

Tuy nhiên, một số người bình luận đã nghi ngờ. Ngày 1/2, nhà tiếp thị ứng dụng Carter Thomas đã nghi ngờ thành công của Flappy Bird là do phần nào nhờ các đánh giá được các nhà quảng cáo viết bình luận.

Các nhà phải triển ứng dụng cố gắng tăng xếp hạng hay đánh giá cho một ứng dụng bằng cách chi trả quảng cáo để có được đánh giá tích cực có vẻ là chuyện bình thường. Tuy nhiên, việc này sẽ trở nên rõ ràng bởi vì tất cả đánh giá đều có câu, cụm từ hay nhóm từ giống nhau.

Khi hỏi về đăng tải của Thomas qua Twitter, Nguyễn Hà Đông đã trả lời một cách ngoại giao.

Đăng tải blog của Thomas đã được The TelegraphNewsweek dẫn nguồn.

Nguyễn Hà Đông đã từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào về phương thức của anh, đề nghị báo chí để anh yên.

Trong một trong các đăng tải gửi một nhà báo Newsweek, Nguyễn Hà Đông đã đề cập một điểm có cơ sở: Nếu lừa dối, tại sao anh vẫn ở trên App Store?

Cái giá của sự thành công

Các câu hỏi về làm thế nào Flappy Bird đã đạt được thành công chóng vánh như vậy trở nên thường xuyên hơn khi cho rằng Nguyễn Hà Đông thu được 50.000 USD/ngày trong các quảng cáo về trò chơi.

Con số này lần đầu tiên được The Verge đăng tải và lập tức làm tăng những phản ứng dữ dội chống lại trò chơi.

Kotaku đặc biệt khắc nghiệt về trò chơi, đã viết một bài báo nhan đề "Flappy Bird is Making $50,000 a Day Off of Ripped-Off Art" (Tạm dịch: “Flappy Bird đang thu được 50.000 USD/ngày bằng một nghệ thuật gian lận”). (Kotaku sau đó đã thay đổi tiêu đề bài báo và các phần của bài báo).

Một số người sử dụng bắt đầu thách đấu Nguyễn Hà Đông qua Twitter. Ban đầu, anh dường như quan tâm với tâm trạng thích thú.

Tuy nhiên đầu tháng 2 cho thấy rõ là thành công của Flappy Bird và sự chú ý đã làm anh nhận kết quả là cuộc sống của anh bị ảnh hưởng theo hướng tồi tệ.

Nguyễn Hà Đông bắt đầu nhận được những đăng tải ghét bỏ, những mối đe dọa về cái chết và những quấy rầy liên tục về trò chơi.

Anh đã bị quá tải bởi sự phổ biến của ứng dụng, khi anh đã bày tỏ qua Twitter vào ngày 7/2.

Những đăng tải này bị nhạo báng bởi một số báo, nhưng lại làm gia tăng sự chú ý thiếu thiện chí tới Nguyễn Hà Đông.

Sau dịp hứa hẹn hồi đầu là sẽ xây dựng một phiên bản Windows Phone của trò chơi, Nguyễn Hà Đông dường như đã đầu hàng cuối tuần trước.

Anh đã tải lên một cập nhật cho Flappy Bird trên iOS vào ngày 3/2. Cập nhật này đã được chấp thuận vào ngày 8/2, bao gồm những thay đổi hình ảnh cho trò chơi, và thực tế làm cho trò chơi một chút dễ dàng hơn. Bởi vì việc cập nhật được tung ra khi Flappy Bird đang ở vào đỉnh điểm của sự nổi tiếng, phản hồi từ một số người sử dụng là thiếu tích cực.

Hồi kết

Một vài giờ sau cập nhật 1.2 cho Flappy Bird trên iOS được tung ra, Nguyễn Hà Đông dường như đã bày tỏ thất vọng trên Twitter.

Sau đó vào khoảng 2h30 chiều ngày 8/2, Nguyễn Hà Đông đã đăng một thông báo gây chú ý: Flappy Bird sẽ được rỡ bỏ.

Người sử dụng trên Twitter và các trang truyền thông xã hội khác đã bị choáng váng với việc game này sẽ biến mất. Một số cho rằng tất cả là một chiêu gây chú ý. Nhưng không phải. Vào ngày 9/2, Flappy Bird đã bị rỡ bỏ khỏi App Store và Google Play.

Trong không gian của trò chơi này, một loạt các phiên bản sao chép và các game tương tự xuất hiện. Người sử dụng vẫn đang bán điện thoại có trò chơi này được cài đặt với con số kỳ quặc trên eBay.

Nguyễn Hà Đông vẫn giữ yên lặng và không phản hồi nhiều yêu cầu bình luận.

Vậy là 28 ngày kể từ khi Flappy Bird lọt vào top 10 của App Store. Trò chơi đã có ít nhất 50 triệu lượt tải và đạt tới gần 16 triệu đăng tải.

Đây là một ví dụ hoàn hảo cho việc làm thế nào một ứng dụng quá đỗi bình thường với sự say mê có thể trở nên phổ biến nhờ truyền thông xã hội và truyền khẩu. Hơn nữa, Flappy Bird là một thành công bởi vì nó không rập khuôn. Bất cứ ai muốn sáng tạo Flappy Bird tiếp theo sẽ có thể thất bại - đây là một cơn bão hoàn hảo của tình huống, may mắn và động cơ phổ biến.

Dường như ứng dụng này đã để lại cho thế giới nhiều bí ẩn khi nó gia nhập.

HY

Theo Mashable

Tin nổi bật