ĐBQH nhắc bài học lợi dụng thẻ nhà báo của Trần Đức Trung, tại nghị trường

Sáng nay (26/11), Quốc hội họp toàn thể, thảo luận tại hội trường về luật báo chí, nhiều đại biểu Quốc hội đã đánh giá cao dự thảo luật báo chí lần này. Tại nghị trường, đại biểu quốc hội cùng đã nhắc lại bài học về Trần Đức Trung.

Phát biểu tại hội trường, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng điều quan trọng nhất của Luật báo chí  sửa đổi lần này hướng tới sắp xếp lại cơ quan báo chí, và nâng cao chất lượng đội ngũ, không để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; không để lãng phí nguồn lực, cơ sở vật chất và tài chính ngân sách nhà nước, làm tăng gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Phát biểu riêng về thẻ nhà báo, ĐB Nguyễn Ngọc Phương đề nghị bổ sung quy định thẻ nhà báo có hiệu lực là 10 năm, sau đó nhà báo có đủ điều kiện, tiêu chuẩn  mới được cấp lại. Điều này nhằm rà soát năng lực, đánh giá lại phẩm chất đạo đức, kể cả sức khoẻ nhà báo sau một thời gian hành nghề, chấm dứt việc lợi dụng thẻ nhà báo khi không còn cộng tác với một báo nào nữa để làm việc khác.

Đặc biệt, để lý giải điều này, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhắc lại bài học về việc Trần Đức Trung lợi dụng thẻ nhà báo có dấu hiệu hoạt động thu hút tiền của người nghèo dưới mác "ủng hộ từ thiện".

Thẻ Nhà báo được cho là do ông Trần Đức Trung giao nộp (Ảnh: VNmedia)

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đã góp ý về Điều 35, Điều 36 về quy định tiêu chuẩn thời gian công tác 3 năm trở lên mới được cấp thẻ là không phù hợp. Có những nhà báo mới ra trường 1 năm nhưng có bài viết  được giải trong đó có những nhà báo 5-10 năm rất ít tin bài; có những nhà báo học lực giỏi xuất sắc ra trường 3 năm được cấp giấy không hợp lý.  Đại biểu đề điều chỉnh lại điều này.

Trước đó, ĐB Trần Hồng Thắm (Cần Thơ) cho rằng, hoạt động báo chí hiện đang bộc lộ những vấn đề đáng lo ngại như thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích, thông tin sai sự thật và xu hướng thương mại hoá có chiều hướng tăng nhanh, không có biện pháp, chế tài hữu hiệu, gây bức xúc, băn khoăn trong nhận thức người dân và không ít cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ.

Đáng lo ngại là thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động dâm ô, tội ác, thông tin về những chuyện thần bí, mê tín dị đoan... Trong đó, cử tri là những bậc phụ huynh rất bức xúc về những thông tin trên báo chí về những sinh hoạt đời thường của giới showbiz không thuận lợi cho nhận thức của giới trẻ. 

Do đó, ĐB Trần Hồng Thắm đề nghị cần bổ sung quy định  thẩm quyền của các cơ quan quản lý và chế tài cụ thể với các nhà báo không tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp và TBT cho đăng những tác phẩm báo chí không đúng tôn chỉ mục đích và đi ngược lại truyền thống văn hoá Việt Nam thì phải chịu trách nhiệm ra sao thì mới đủ sức răn đe.

Hồng Chuyên

Infonet

Tin nổi bật