Sử dụng Facebook: kiểu café giao tiếp mới ở VN

(ICTPress) - Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã từng bước và quyết liệt xóa đói giảm nghèo, đã kéo dài trong nhiều thập kỷ. Cùng với đó thu nhập trung bình đã được cải thiện đạt 1.910 USD vào năm 2013. Và tương lai sẽ còn tươi sáng hơn.

Ảnh: Flickr

Trên thực tế, nếu đàm phán TPP được thông qua vào cuối năm như dự kiến, GS. Robert Z Lawrence, trường Kennedy của Đại học Havard đã dự báo Việt Nam có thể đạt tăng trưởng 13,6% vào năm 2025. Theo thỏa thuận thương mại tự do, Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc chấm dứt nhiều rào cản về thuế, tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản.

Giống như nhiều nước đang phát triển thoát khỏi sự nghèo đói, người dân Việt Nam trung bình hiện nay đã có một thu nhập nhất định sau thuế và đóng bảo hiểm. Trong khi các tài sản như đất đai (giá cả bị lạm phát bởi ngoại hối đổ về trong nước) và ô tô (thuế cao) vẫn ngoài tầm với của phần lớn dân cư, mà phần lớn số tiền họ kiếm được lại được đổ vào mua sắm hàng điện tử tiêu dùng, đặc biệt là smartphone.

90 triệu dân Việt Nam sở hữu tới 130 triệu điện thoại. Trong số này, 22 - 32 triệu điện thoại là smartphone, theo TechinAsia, trang web công nghệ hàng đầu của khu vực. Khi dạo các con phố ở Hà Nội hay đi du lịch tới Sapa, những con số thống kê nay dường như đúng bởi bất cứ ai từ người làm văn phòng đến nông dân đều cầm điện thoại trong tay.

Bài thuyết trình tình hình Internet của Mary Meeker tháng 5/2014 cho biết một người Việt Nam trung bình ngồi trước màn hình 466 phút/ngày, cao hơn Mỹ là 444 phút. Trong số 4 tiêu chí màn hình theo bài trình bày này có tivi, máy tính bảng, smartphone hay máy tính xách tay/PC. Một người Việt Nam có tới 168 phút/ngày cho smartphone.

Vai trò của văn hóa cafe

Điện thoại iPhone và Samsung Galaxies thống trị thị trường các thành phố của Việt Nam. Đặc biệt iPhone đã trở thành biểu tượng của quyền lực đối với phần lớn người dân thành thị với thiết bị bán ra tăng gấp ba trong nửa đầu năm tài chính 2014. Apple đã xem Việt Nam là thị trường “nóng” của công ty này.

Khi bước vào một quán café ở TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội, gần như tất cả các quán đều có WiFi miễn phí, do vậy smartphone là một điều kiện tiên quyết. Nhiều người Việt không ngại thể hiện sự giàu có sau nhiều thập kỷ kinh tế khó khăn và smartphone là biểu tượng cho việc họ xuất hiện.

“Điện thoại này mất hai tháng lương của tôi. Nhưng tôi cần chiếc điện thoại này. Với chiếc iPhone trong tay, tôi cảm thấy tự tin nhiều hơn khi đi cùng bạn bè và đồng nghiệp”, một nhân viên văn phòng tên là Truc Bui chỉ vào chiếc iPhone 6 của cô cho biết.

Café được phục vụ cho những tín đồ trước màn hình. Đã ăn sâu vào trong văn hóa Việt Nam, nhâm nhi cốc café sữa trong khi vừa nói chuyện với bạn bè hay đồng nghiệp là một trong những hình thức giao tiếp xã hội phổ biến nhất.

Mặc dù truyền thống này không cho thấy bị đe dọa bởi sự hiện đại hóa nhanh chóng, giao tiếp xã hội tại các quán café nay không chỉ có những người như thế, và mạng lưới bạn bè rộng lớn chỉ trong lòng bàn tay.

Facebook đặc biệt phổ biến và ở Việt Nam, việc chấp nhận các yêu cầu kết bạn từ nhiều người chưa từng gặp gỡ nhưng dường như là tiềm năng để phát triển nghề nghiệp đã trở nên quen thuộc. Ở Việt Nam dường như thành công trong công việc được dựa trên mối quan hệ.

Long Dang điều hành một công ty CNTT ở ngoại ô TP. Hồ Chí Minh cho biết khi đang ngồi tại một quán café Trung Nguyên: “Tôi gây dựng công việc kinh doanh của mình dựa trên các mối quan hệ mà tôi đã có được qua Facebook”

“Giao tiếp ban đầu của tôi với một số khách hàng là qua các yêu cầu kết bạn. Tôi cũng đã tuyển dụng được nhân viên cho công ty mình từ các nhóm bạn bè hiểu biết về công nghệ qua Facebook. Facebook là một tài sản giá trị. Tôi đã chi chưa tới 1 đồng cho các trang web tuyển dụng”, Long cho biết thêm.

Một phần lý do Facebook trở nên hữu hiệu cho kiểu giao tiếp này là bởi vì có rất nhiều người trong độ tuổi 18 - 40 sử dụng. Tháng 10/2012, Facebook đã tiếp quản Zing, trang mạng xã hội của Việt Nam phát triển, với 8,2 triệu người sử dụng. Theo một điều tra năm 2014 của Epinion, trong số 36 triệu người sử dụng Internet của Việt Nam, có gần 25 triệu người có một tài khoản Facebook.

LinkedIn cũng là một phần của giao tiếp này và khá phổ biến trong cộng đồng người Việt Nam, những người mong muốn xuất hiện trên các mạng lưới nghề nghiệp của họ, nhưng trang mạng này thiếu sự thu hút rộng rãi và nhiều tính năng xã hội mà Facebook có thể cung cấp.

Tu Anh Nguyen, một sinh viên của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh cho biết em đã sử dụng mạng xã hội từ năm 2008, nhưng đã từ bỏ các tài khoản trên Zing và MySpace khi Facebook trở nên phổ cập.

“Quản lý ba tài khoản truyền thông xã hội trở thành một nghề bán thời gian. Nó đã là công việc buồn cười. Sau một thời gian, nó không có ý nghĩa chút nào vì phần lớn bạn bè của tôi tham gia Facebook”, Tu Anh Nguyen cho biết.

Điều này cho thấy vai trò của truyền thông xã hội và thiết bị di động ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ vào sự phát triển kinh tế và các đầu tư liên tục rót vào lĩnh vực công nghệ.

Và đó là sự hòa trộn của hai thiết bị xã hội, một phần cứng và một phần mềm, mà cuối cùng cho thấy tương lai của giao tiếp giữa các cá nhân với nhau ở Việt Nam.

HY (Theo idgconnect.com)

Tin nổi bật