Cuốn sách là cuộc hành trình ngược thời gian

(ICTPress) - Người Israel luôn coi giáo dục là then chốt, lần theo lịch sử những người Do Thái đã bị đô hiến hơn 1500 năm và họ sống ở khắp nơi trên thế giới. Khi họ quay trở về nước, họ bắt đầu làm việc trên mảnh đất của mình.

“Số ít được lựa chọn” tên gọi cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên tại Mỹ do hai nhà giáo sư người gốc Israel và người Ý Maristella Botticini và Zvi Ecksten thực hiện. Cuốn sách là bức tranh toàn cảnh về vai trò của giáo dục đã định hình nên một lịch sử đáng tự hào của người Do Thái.

Israel là một đất nước đặc biệt, đến mức mà tới nay nhiều câu hỏi về đất nước này dường như vẫn còn treo lơ lửng trong tâm thức mỗi người Việt Nam cũng như rất nhiều người dân tộc khác trên thế giới. Tại sao người Israel lại đặc biệt thông minh và trí tuệ như vậy? Nền giáo dục đặc sắc Do Thái có được ngày nay bắt đầu từ khi nào, dựa trên triết lý giáo dục và nền tảng tôn giáo nào? Thời kỳ nào trong lịch sử đã để lại cho Do Thái một di sản trí tuệ bền vững và xuyên suốt qua nhiều thế kỷ? Lý do nào giúp người Do Thái làm nghề nông suốt cho đến thế kỷ 6 lại chuyển dần thành công sang lái buôn, doanh nghiệp, ngân hàng, tài chính, luật sư, bác sỹ, học giả ở khắp các miền đất trên thế giới - nơi họ cư ngụ trong những thế kỷ sau đó? Tại sao đất nước Israel lại đạt được những thành tựu lớn lao cho đến ngày nay, chất keo nào đã gắn kết dân tộc Do Thái thành một sức mạnh tựa như thần thánh? Chìa khóa của những thành tựu này là gì? Và chúng ta có thể học hỏi được những gì qua lịch sử giáo dục của người Do Thái?

Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời trong cuốn sách “Số ít được lựa chọn”. Trí thông mình của người Do Thái không phải tự nhiên mà có, tất cả đều do hệ thống giáo dục trong suốt 2000 năm lịch sử của người Do Thái. Người Israel luôn xác định giáo dục là then chốt, vì thế có thể nói sự thông minh của người Do Thái bắt đầu sự phấn đấu không ngừng nghỉ, chăm chỉ luyện tập mà nên.

Người dân Israel vẫn thường nói với nhau rằng họ là dân tộc của Pháp, những độc giả khi đọc cuốn sách này thì có thể thấy đặc thù của nó bởi vì đối với họ thì văn hóa đó thật khác biệt. Và tất nhiên về giáo dục không đổi và như vậy có rất nhiều yếu tố trong đó, có nhiều yếu tố thay đổi của toàn cầu và khi có thay đổi trong tổ chức thì họ luôn nhờ có những lợi thế vốn đã có về giáo dục, cũng như là hệ thống ở Pháp, cũng như khả năng kết nối, cũng như tính thích di chuyển của người Do Thái và họ đã thành công.

Nếu các bạn đã đọc cuốn sách nói về vị thủ tướng đầu tiên của Israel David Ben-Gurion nói về quan niệm của ông khi trở lại đất nước của mình thì cái đầu tiên ông muốn nói với tất cả người dân đều làm việc trên mảnh đất của mình. Năm 1948, Israel giành được độc lập và hiện tại họ đã rất thành công trong lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù so với Việt Nam, 70% dân số Việt Nam làm nông nghiệp, Israel chỉ có 3% nhưng nông nghiệp của Israel rất thành công và họ chinh phục được hoang mạc, sa mạc bởi vì Israel có hệ thống công nghệ cao.

Đại sứ nhà nước Israel tại Việt Nam Meirav Eilon Shahar chia sẻ trao đổi với đông đảo bạn đọc về cuốn sách nhân ngày ra mắt mới đây

Đại sứ nhà nước Israel tại Việt Nam Meirav Eilon Shahar chia sẻ: Tôi muốn nói về tầm quan trọng của giáo dục, hiện tượng rất phổ biến ở Israel. Ở thế kỷ thứ nhất, tất cả những người đang chung sống tại Israel, cho dù họ có theo tôn giáo nào đi chăng nữa thì họ cũng chỉ là nông dân. Ở thời kỳ đó rất là bất thường, khi một người nông dân lại dám bỏ tiền ra để cho con đi học và những đứa con đó ở nhà lại thường giúp đỡ bố mẹ rất nhiều trong việc nông trang của mình. Đó là ở thế kỷ thứ I xét theo khía cạnh kinh tế rất là khó khăn khi một gia đình cho con đi học. Mãi đến thế kỷ thứ VII, ngôi đền thứ 2 bị phá thì những nhà lãnh đạo của Do Thái đã quyết định và đã đưa ra một cái chuẩn mực là dù gia đình có giàu hay có nghèo cho dù không đủ tiền thì cũng bắt buộc phải đưa con đến trường và bé phải biết đọc và biết viết.

“Bất kỳ tôn giáo nào cũng vậy, người đứng đầu tôn giáo đều có quyền ra lệnh và chỉ định và ở đất nước Israel thì không phải chỉ những người đứng đầu mà kể cả những người theo đạo có thể. Họ cũng phải biết đọc và biết viết và vì vậy đã trở thành cái chuẩn mực tất cả con người đứng đầu trong gia đình đó phải đưa con đến trường và phải dạy con biết đọc và biết viết. Hãy tưởng tượng ở thời kỳ thế kỷ thứ I và thứ II, điều kiện kinh tế rất khó khăn mọi người chỉ lo làm sao đủ được miếng cơm manh áo. Nhưng xét về mặt kinh tế thì các nhà đứng đầu tôn giáo đã quyết định phải đầu tư cho giáo dục và đó là lợi thế của chúng tôi. Chính vì vậy những người theo đạo Do Thái có một hiện tượng là có người đã từ bỏ cái tôn giáo bởi vì mặt kinh tế họ không thể lo cho con họ đến trường theo cái chuẩn mực đã đề ra và dân số của chúng tôi đã bị suy giảm ở thời kỳ đó”, Đại sứ Meirav Eilon Shahar chia sẻ thêm.

Bên cạnh khía cạnh giáo dục, cuốn sách viết về sự ảnh hưởng của quy tắc tôn giáo Do Thái đặt trong lịch sử phát triển toàn cầu tới các yếu tố nhân khẩu học, phân bố dân cư và lựa chọn nghề nghiệp của người Do Thái.

Cuốn sách sẽ giúp độc giả có thể tìm hiểu thêm về lịch sử Do Thái, qua đó hiểu hơn về đất nước Israel hiện đại ngày nay.

Nguyễn Dung

Tin nổi bật