Syndicate content

Tiếng nói ICTPress

Nhầm cảnh “tấn công CSGT” và mặt trái của báo online

Chiều ngày 24/11, trên một số trang báo trực tuyến xuất hiện một bản tin gây sốc: Một nhóm thanh niên đang hành hung hai CSGT bằng dao chọc tiết lợn. Tuy nhiên, thực tế những hình ảnh này chỉ là một cảnh diễn mới được phát trên VTV6.

Hình ảnh được nhiều tờ báo điện tử và trang tin trực tuyến đăng tải về một vụ "tấn công CSGT bằng... dao chọc tiết lợn" trong ngày 24/11 vừa qua.

Bản tin "tấn công CSGT" gây sốc

Hiện khi tìm kiếm trên Google với cụm từ "tấn công CSGT bằng dao chọc tiết lợn" vẫn cho ra kết quả nhiều tin bài trên các báo điện tử và trang thông tin trực tuyến đăng lại bản tin dẫn nguồn từ báo NLĐ Online. Tuy nhiên, khi bấm vào kết quả tìm kiếm, một số trang báo như Bee, 24h, TT&VH... đã gỡ bỏ nội dung bài viết này. Bản thân bản tin gốc trên báo NLĐ Online cũng đã được xóa.

Bản tin gốc của tác giả có bút danh Quý Lâm được xuất bản lúc 12h05p ngày 24/11 trên NLĐ Online, xuất phát từ một hình ảnh "ghê rợn" được chia sẻ trên diễn đàn otosaigon.com với cảnh một nhóm thanh niên đang tấn công 2 CSGT bằng côn nhị khúc và dao chọc tiết lợn. Bản tin cũng cho biết "hiện chưa thể xác định địa điểm, thời gian xảy ra và hậu quả của vụ tấn công".

Ngay sau đó, với tính chất "ghê rợn" của hình ảnh tấn công CSGT, rất nhiều tờ báo và trang thông tin trực tuyến đã đăng tải lại bản tin này với tốc độ chóng mặt, cả với hình thức lấy lại thủ công (copy & paste) và lấy lại tự động bằng phần mềm máy tính.

Tuy nhiên, sau khi bản tin được chia sẻ trên Facebook và các diễn đàn trực tuyến như WTT..., nhiều cư dân mạng đã phát giác đây là cảnh dàn dựng trong đoạn phim "Vào rượu bia, ra... tai nạn" của chương trình Tòa tuyên án phát trên VTV6 vào đầu tuần này. Có thể một thành viên vui tính nào đó đã chụp lại cảnh côn đồ tấn công CSGT trong phim và chia sẻ lên diễn đàn otosaigon.com, khiến tác giả Quý Lâm xem được và "chuyển thể" ngay thành một bản tin "chưa thể xác định địa điểm, thời gian và hậu quả vụ tấn công".

Kết quả tìm kiếm trên Google cho thấy khá nhiều tờ báo và trang tổng hợp tin tức trực tuyến đã đăng tải lại bản tin gây sốc này.

Mặt trái của thông tin trực tuyến

Điều đáng nói là xuất phát từ sự bất cẩn của một phóng viên trong việc xác minh thông tin, môi trường Internet đã gián tiếp thúc đẩy cho sự lan tỏa nhanh chóng của bản tin thiếu chính xác này. Trong thời buổi báo chí online cạnh tranh nhau đến từng phút như hiện nay, các trang thông tin trực tuyến cũng trở nên thụ động và phản xạ máy móc theo cách đơn giản là lập tức đăng tải lại mà không cần xác minh thông tin.

Tất nhiên, sau khi có thông tin xác minh rằng hình ảnh tấn công CSGT bằng dao chỉ là đóng phim, các trang báo online có nhiều người đọc đã tiến hành xóa bỏ thông tin không chính xác. Tuy nhiên hiện vẫn còn rất nhiều trang thông tin tổng hợp và sao chép tự động còn lưu lại bản tin này.

Nếu một người được nghe kể lại và lên mạng tìm kiếm thông tin thì vẫn đọc được các thông tin cho thấy đã xảy ra một vụ tấn công CSGT bằng dao với hình ảnh ghê rợn, còn thông tin trên các trang báo online có uy tín hơn thì chỉ là trang web đã xóa trắng nội dung.

Cảnh phim "Vào rượu bia, ra... tai nạn" trong chương trình Tòa tuyên án trên VTV6 với các đối tượng hành hung CSGT bị xét xử. (Nguồn: vtv6.com.vn)

Cần chỉnh sửa ngay trên nội dung sai

Không phải chỉ ở Việt Nam, các trang báo online quốc tế cũng phải chịu áp lực cạnh tranh thông tin, và việc đăng tải những thông tin thiếu chính xác, không có cơ sở xác minh cũng là điều khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, với các trang báo trực tuyến quốc tế, bao gồm cả tờ báo uy tín lẫn các trang tin "lá cải" chuyên về tin đồn, cũng có những quy định khi đưa thông tin không chính xác. Cụ thể là bản tin không chính xác được hiệu đính lại, sửa đổi tiêu đề, ghi rõ phần nội dung mới cập nhật (Update), gạch chân hoặc gạch giữa các thông tin sai và bổ sung thêm các thông tin chính xác về sự việc.

Cách làm này giúp các độc giả sau khi đọc phải thông tin sai lệch ban đầu có cơ hội được cập nhật những thông tin chính xác hơn, không bị thiếu thông tin để bán tín bán nghi vào thông tin sai. Việc cập nhật nội dung cũng giúp giữ thể diện một cách tốt nhất cho tờ báo đã đăng tải thông tin thiếu chính xác, tránh gây phản cảm và thể hiện sự tôn trọng độc giả hơn khi họ truy cập vào đường link cũ để kiểm tra lại thông tin.

Các độc giả trực tuyến tại Việt Nam cũng xứng đáng được hưởng quyền lợi tương tự, và theo lẽ tất yếu sẽ ưa thích những trang báo nào thể hiện được sự tôn trọng với độc giả nhiều hơn. Áp lực cạnh tranh thông tin trực tuyến tới đây sẽ không chỉ còn là độ nhanh, độ chính xác của thông tin hay lượng hit truy cập, mà còn cả độ tôn trọng độc giả.

Huy Phong

Theo Vietnamnet

Vụ “Triệu phú SMS”: Vinaphone nên đứng về phía lợi ích khách hàng

(ICTPress) - Câu trả lời nằm ở phía những khách hàng không hài lòng: nhẹ thì họ sẽ cảnh giác hơn với các chương trình do Vinaphone đưa ra, hoặc nghiêm trọng hơn là mất lòng tin và chuyển sang nhà mạng khác.

Sau khi đăng tải bài "Bày trò 'triệu phú', Vinaphone kiếm bạc tỷ từ thuê bao" phản ánh việc Vinaphone triển khai chương trình "Triệu phú SMS" mời chào khách hàng tham gia trả lời những câu hỏi đơn giản và thu về trên 40 tỷ đồng, ICTPress đã nhận được nhiều phản hồi của độc giả không đồng tình với chương trình này của Vinaphone.

Luật sư Trần Vương Thảo thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM cũng cho rằng chương trình đã trái với hai trong số bảy nguyên tắc thực hiện khuyến mãi về tính "trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng""không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của khách hàng để thực hiện khuyến mãi nhằm phục vụ cho mục đích riêng".

Buổi chiều cùng ngày, Vinaphone đã có phản hồi cho rằng bản chất của chương trình này là cung cấp các thông tin về kinh tế - thể thao - xã hội cho khách hàng thông qua dạng trò chơi đố vui, theo đó hệ thống sẽ tự động nhắn các câu hỏi cho khách hàng.

Vinaphone cũng phân trần, trước khi triển khai chương trình đã gửi văn bản xin phép các cơ quan quản lý nhà nước và được Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cấp phép triển khai.

Trên 600.000 khách hàng có thấy vui với chương trình "đố vui" này?

Xét về lý, việc Vinaphone đúng hay sai sẽ chỉ được đưa ra sau khi cơ quan có thẩm quyền có kết luận - trong trường hợp khách hàng hoặc các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng có khiếu nại. Song, khách hàng luôn có "phán quyết" của riêng mình – và đó mới là điều quan trọng hơn cả trong kinh doanh.

Ngoài 35 thuê bao trúng giải qua 5 tuần, liệu trên 600 nghìn khách hàng đã tham gia chương trình có thấy vui khi mất tới 8000đ cho mỗi tin nhắn (trung bình mỗi khách hàng đã gửi hơn 8 tin nhắn) để nhận được những kiến thức "đố vui" kiểu "Việt Nam lấy tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào? 1=1976, 2=2005"? Và những khách hàng này có hài lòng với lợi ích mình nhận được khi tham gia chương trình được đăng ký dưới tên gọi "khuyến mãi" này?

Cần giữ lòng tin của khách hàng

Trong nhiều phản hồi của độc giả, một khách hàng cho biết "Sáng nay em mình cũng nhận được 1 tin nhắn. Người gửi đề rõ là Vinaphone, mình bảo nó là chắc bọn nào lừa đảo vì nội dung chả khác gì bọn lừa đảo cả. Đang định báo cho Vinaphone vì nghĩ là bọn nào khai thác được lỗ hổng, giờ lại biết tin này. Không biết Vinaphone làm ăn kiểu gì nữa".

Phản ứng của nhiều thành viên trên một mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình.

Ý kiến của khách hàng này phản ánh một thực tế: hình thức kinh doanh này không mới và hàng trăm CP đang kinh doanh đầu số SMS đều có thể triển khai, song Vinaphone khi thực hiện đã thắng lớn bởi họ sở hữu một tài sản quan trọng đó là lòng tin của khách hàng.

Với việc liên tục khuyến mãi, giảm giá cước trong nhiều năm qua, các nhà mạng đã giành được lòng tin của khách hàng và các chương trình khuyến mãi họ đưa ra luôn được chờ đón và hưởng ứng.

Việc triển khai chương trình "Triệu phú SMS" có thể thấy dường như Vinaphone đang thử nghiệm hình thức kinh doanh nhanh, ngắn hạn, nhưng kém bền vững. Kém bền vững bởi nó hủy hoại lòng tin lâu nay của khách hàng với các nhà mạng.

Nếu tiếp tục dựa vào "lý" đã "chơi đúng luật", có thể Vinaphone không nhận được bất kì yêu cầu nào từ các cơ quan chức năng về việc dừng chương trình, nhưng câu trả lời nằm ở phía những khách hàng không hài lòng: nhẹ thì họ sẽ cảnh giác hơn với các chương trình do Vinaphone đưa ra, hoặc nghiêm trọng hơn là mất lòng tin và chuyển sang nhà mạng khác.

Nhiều năm nay, khách hàng luôn tin tưởng và trông đợi các chương trình khuyến mãi của nhà mạng. Ảnh minh họa.

Một câu chuyện tương tự đã trở thành ví dụ điển hình trong kinh doanh: một thực khách bước vào nhà hàng có tiếng và gọi rất nhiều món đắt tiền nhưng không hợp nhau. Ít phút sau, chủ nhà hàng bước ra và nói: "Ông có thể thay vài món khác, và bổ sung thêm vài loại rau, bởi với những món vừa gọi ông sẽ thấy đồ ăn ở nhà hàng chúng tôi không ngon". Người chủ cửa hàng này đã biết hi sinh doanh thu ngắn hạn để đạt được kết quả dài hạn thông qua việc đề cao lợi ích và sự thỏa mãn của khách hàng.

Trong phản ứng đầu tiên ngày hôm qua, đại diện của Vinaphone đã cho biết "Qua phản ánh từ khách hàng và báo chí, chúng tôi nhận thấy một số nội dung tin nhắn có thể gây hiểu lầm cho khách hàng nên hiện nay chúng tôi đang khẩn trương biên tập và chỉnh sửa lại nội dung các tin nhắn này".

Đây có thể xem là động thái tích cực từ Vinaphone, song với vị thế của một nhà mạng lớn, người tiêu dùng trông đợi Vinaphone sẽ triển khai các dịch vụ hữu ích, đứng về phía lợi ích của khách hàng hơn, thay vì "chỉnh trang" lại một chương trình bị nhiều phản đối bởi phần thua nghiêng về phía hầu hết người dùng.

Là một doanh nghiệp lớn với hàng chục triệu khách hàng, hơn ai hết, chắc hẳn Vinaphone hiểu rõ, chỉ có đem lại giá trị và lợi ích thực sự cho khách hàng mới là phương thức kinh doanh bền vững trong thị trường viễn thông đầy cạnh tranh hiện nay.

An Du

Trên vai người khổng lồ

(ICTPress) - Đến hôm nay, đúng một tháng sau khi Ritchie vĩnh biệt chúng ta, tên của ông gần như đã vắng bóng trên các phương tiện truyền thông, trong khi Jobs vẫn tiếp tục là đề tài đầy cảm hứng cho nhiều bài viết.

Vậy là chỉ sau sự ra đi của Steve Jobs đúng 1 tuần, thế giới lại mất thêm một thiên tài công nghệ nữa: Dennis Ritchie đã vĩnh biệt chúng ta vào ngày 12/10/2011 tại nhà riêng ở New Jersey. Ông được coi là “cha đẻ” của ngôn ngữ lập trình C và đã cùng với người đồng nghiệp nổi tiếng của mình tại Bell Labs là Ken Thompson sử dụng C để viết UNIX - hệ điều hành nền tảng của rất nhiều công trình trong thế giới điện toán, bao gồm cả các siêu phẩm “quả táo khuyết” của Steve Jobs. Nhưng trong khi sự ra đi của Steve Jobs trở thành một sự kiện “hot” trên thế giới và kéo theo những hoạt động tưởng niệm rộng khắp đầy xúc động thì sự ra đi của Dennis Ritchie chỉ tác động tới một cộng đồng nhỏ bao gồm những ngưòi biết rõ tài năng và sự cống hiến vĩ đại của ông, đặc biệt là những lập trình viên hệ thống.

Đến hôm nay, đúng một tháng sau khi Ritchie vĩnh biệt chúng ta, tên của ông gần như đã vắng bóng trên các phương tiện truyền thông, trong khi Jobs vẫn tiếp tục là đề tài đầy cảm hứng cho nhiều bài viết. Điều này hoàn toàn dễ hiểu và cũng không có gì là không công bằng vì với những gì mà Jobs đã mang lại cho nhân loại và với tư cách của một doanh nhân, từ lâu nay Jobs đã trở thành “người của công chúng” nên tầm ảnh hưởng của ông thực sự là “ubiquitous”! Còn Ritchie gần cả cuộc đời sáng tạo của mình trôi qua âm thầm trong Bell Labs và các sản phẩm trí tuệ của ông chỉ có những người lập trình chuyên nghiệp mới có thể đánh giá được hết giá trị không thể đo đếm của chúng. Tôi tin rằng ngay cả đối với các sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) ở nước ta, nếu được hỏi Dennis Ritchie là ai, chắc cũng chỉ một số ít trả lời chính xác, mặc dù hàng ngày họ đang được sử dụng rất nhiều công cụ là thành quả trí tuệ trực tiếp hoặc gián tiếp của ông. Bởi không phải giáo viên nào dạy ngôn ngữ lập trình cho sinh viên cũng có hiểu biết và hứng khởi đẻ giới thiệu cho họ về lịch sử  phát triển của ngôn ngữ lập trình và những con người đã sáng tạo nên lịch sử  đó. 

Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, người lập trình hệ thống chủ yếu sử dụng các ngôn ngữ bậc thấp như ngôn ngữ máy hoặc hợp ngữ (assembly), trong khi người lập trình ứng dụng có hàng loạt công cụ ngôn ngữ bậc cao như Algol, Fortran, Cobol, Pascal,… Mặc dù mã lệnh đã đỡ rắc rối hơn ngôn ngữ máy nhiều nhưng các hợp ngữ vẫn chưa thân thiện với người dùng như các ngôn ngữ bậc cao, đặc biệt sự phụ thuộc vào phần cứng đã làm giảm tính khả chuyển (portability) của chúng. Trong bối cảnh đó, ngôn ngữ C đã được Ritchie phát triển như một ngôn ngữ trung gian giữa hợp ngữngôn ngữ bậc cao, trong khoảng thời gian từ 1969-1973 tại Bell Labs danh tiếng. C là một ngôn ngữ biên dịch được xây dựng dựa trên ngôn ngữ  (thông dịch) B đã có của Ken Thompson. Năm 1978, cùng với cộng sự là Brian Kernighan (là nhà khoa học máy tính người Canada cùng làm việc tại Bell Labs, hiện tại là Giáo sư tại Khoa Khoa học Máy tính, Đại học Princeton), DR đã xuất bản lần đầu tiên cuốn sách “The C Programming Language” để giới thiệu đặc tả không chính thức của ngôn ngữ này. Tôi đã có cơ hội được đọc cuốn K&R C “xịn” này một cách kỹ lưỡng tại  MASI Lab, Đại học Paris 6 để thực hiện nhiệm vụ thầy hướng dẫn giao cho: sử dụng C để viết một driver cho giao thức mạng X25 trong môi trường Unix.

Gần 30 năm đã trôi qua nhưng tôi vẫn còn nhớ mãi dòng lệnh in quen thuộc  printf("Hello, World!") trong ví dụ đơn giản đã trở thành kinh điển được các tác giả đưa ra lần đầu trong cuốn sách. Những kẻ nhập môn như tôi hồi đó ai mà chẳng thử ngay cái lệnh in này để tận hưởng khoái cảm câu chào thân thiện ấy xuất hiện trên trang in? Có lẽ chính bản thân Ritchie cũng không thể ngờ rằng C của ông không chỉ gửi lời chào thế giới mà sẽ còn góp phần quan trọng trong việc thay đổi thế giới.

Cái hay của C là nó có thể dùng cả cho lập trình hệ thống lẫn lập trình ứng dụng. Những ưu điểm của C, đặc biệt là tính khả chuyển, đã được cộng đồng lập trình đón nhận và C nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ “hot” của hơn một thập kỷ tiếp theo và từ một chuẩn “de facto” nó đã sớm được hoàn thiện để trở thành chuẩn “de jure” sau khi “qua tay” các tổ chức chuẩn hoá quốc gia và quốc tế là ANSI và ISO. Và chính C đã là nền móng cho nhiều ngôn ngữ dẫn xuất từ nó như C++, Java hay các ngôn ngữ chấp nhận tích hợp C như Python, Ruby,…đã và đang là công cụ hữu hiệu của các nhà lập trình đương đại để viết ra hầu hết các chương trình hệ thống điều khiển các tài nguyên, dịch vụ cho máy tính và mạng.

Lẽ dĩ nhiên khi sáng tạo ra C, Ritchie không hề quan tâm đến số phận tương lai của nó mà chỉ nhằm mục đích đơn giản là cần phải có một ngôn ngữ mềm dẻo và đủ mạnh để có thể viết lại nhân UNIX (UNIX kernel), trước đó đã được viết bằng hợp ngữ. Tính khả chuyển của C đã cho phép Ritchie và Thompson viết ra được một nhân UNIX cũng khả chuyển và do vậy đã nhanh chóng được cài đặt cho nhiều hệ thống máy tính với nền tảng (platform) khác nhau. Phiên bản này sau đó đã trở nên phổ biến và trở thành nền móng quan trọng để phát triển các hệ điều hành đương đại, nổi bật là Mac OS của Apple và hệ điều hành mã nguồn mở Linux. Nhiều tài liệu đã nhắc lại câu nói nổi tiếng của Ritchie về hệ điều hành UNIX của mình: “UNIX là một hệ điều hành đơn giản, tuy nhiên bạn phải là một thiên tài mới hiểu được sự đơn giản của nó”, nhưng có lẽ không phải ai cũng nắm bắt được thông điệp mà ông muốn gửi gắm – mà theo tôi, rất gần gũi với quan điểm nhất quán của Jobs thể hiện trong câu nói của ông: “Hãy biến những khái niệm phức tạp thành những thứ dễ hiểu. Tạo ra cái gì đó đơn giản còn khó hơn nhiều so với việc làm nó trở nên phức tạp. Nhưng khi làm được, bạn có thể dời non lấp bể".

Viết đến đây tôi lại nhớ đến hệ điều hành XINU do Douglas Comer và cộng sự ở Đại học Purdue phát triển. Nhóm tác giả đã chơi chữ một cách hóm hỉnh khi đặt tên cho sản phẩm của mình là XINU với diễn giải “Xinu Is Not Unix” (XINU đọc ngược cũng thành UNIX) mặc dù hệ điều hành này cũng là UNIX-like. XINU đã được cài đặt cho nhiều hệ máy tính như PDP-11, VAX, Sun-2, Sun-3, Intelx86, … Mục đích chính của nhóm tác giả là để phục vụ cho việc giảng dạy chuyên sâu về hệ điều hành ở đại học nên nó đã giúp cho những kẻ “không phải thiên tài” như chúng  tôi cũng có thể tìm hiểu thuận lợi hơn “sự đơn giản” của UNIX mà Ritchie tự hào!

Sách “Ngôn ngữ lập trình C” xuất bản lần thứ nhất (1978) và thứ hai (1988). Ví dụ nổi tiếng về câu lệnh C đơn giản

Có thể nói, các sáng tạo của Dennis Ritchie đã để lại dấu ấn khắp nơi trong các sản phẩm ICT đã và đang hiện hữu trong thế giới của chúng ta, kể cả của Microsoft và Apple. Đối với Apple, dấu ấn của UNIX là hết sức ấn tượng trong các dòng hệ điều hành MacOS X và iOS.

Martin Rinar, Giáo sư ở  MIT và là thành viên của Computer Science and Artificial Intelligence Laboratory, nhận xét: “Jobs là Vua của những gì nhìn thấy được, còn Richie là Vua của những gì phần lớn là không thấy được. Thiên tài của Jobs là đã sáng tạo ra những sản phẩm mà mọi người thực sự muốn dùng bởi ông có mỹ cảm tuyệt vời và có thể làm ra những thứ mà mọi người thực sự thấy hấp dẫn. Còn Ritchie thì sáng tạo ra những điều mà các nhà công nghệ có thể sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng cốt lõi mà mọi người không nhất thiết phải nhìn thấy nhưng lại dùng chúng hàng ngày ”. Còn đồng nghiệp B. Kerninghan của ông thì khẳng định: “Như cách nói đứng trên vai những người khổng lồ của Newton, có thể nói rằng tất cả chúng ta đang đứng trên đôi vai của Dennis Ritchie”.  Dĩ nhiên, “chúng ta” bao gồm cả “người khổng lồ” Steve Jobs!

Thực ra việc so sánh giữa Steve Jobs và Dennis Ritchie là khiên cưỡng bởi 2 ông sống, học tập và và sáng tạo trong một thời kỳ và môi trường làm việc rất khác nhau. Trong khi Jobs bỏ dở chương trình đại học thì Ritchie lại được đào tạo rất bài bản: tốt nghiệp Đại học Harvard về Vật lý và Toán ứng dụng, nhận học vị Tiến sỹ (Ph.D.) cũng tại Đại học Harvard về Khoa học Máy tính với luận án về “Cấu trúc chương trình và độ phức tạp tính toán” dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Patrick C. Fischer - chuyên gia nổi tiếng trong các lĩnh vực Lý thuyết tính toánCơ sở dữ liệu. Và kể cả phần thưởng mà xã hội dành cho 2 ông cũng khác nhau. Với những cống hiến của mình, Ritchie (cùng với Thompson) đã được trao nhiều giải thưởng danh giá như: Giải thưởng Turing (1983) do Hiệp hội Khoa học Máy tính (ACM) trao tặng, Huân chương Hamming (1990) do Hiệp hội Kỹ sư điện và điện tử (IEEE) trao tặng, Huân chương Quốc gia về Công nghệ (1999), được trao bởi tổng thống Mỹ Bill Clinton, và Giải thưởng Công nghệ Thông tin và Truyền thông Nhật Bản (2011). Trong khi đó, phần thưởng dành cho Jobs chủ yếu chỉ là sự ngưỡng mộ của đông đảo công chúng trên khắp hành tinh này.

và Thompson làm việc trên máy PDP-11 tại Bell Labs (1972)
Ritchie (giữa) và Thompson nhận Huân chương do Tổng thống Mỹ trao tặng (1999)

Sau khi viết bài tưởng niệm Steve Jobs trên Tia Sáng (http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=112&CategoryID=43&News=4520), tôi đã định không viết thêm bài về Dennis Ritchie nhưng khi tình cờ thấy được một bức biếm hoạ rất thú vị trên một trang mạng (mà tôi không biết ai là tác giả), trong đó “động chạm” đến cả 2 thiên tài này thì tôi đã thay đổi ý kiến. Và tôi muốn dùng bức biếm hoạ nói trên để thay cho lời kết của bài viết. Tất cả những ai ngưỡng mộ và quan tâm đến các sự kiện liên quan đến Steve Jobs và Dennis Richie đều có thể dễ dàng giải mã được bức tranh thú vị và sâu sắc này.

(Chú thích của người viết: tên họ đầy đủ của Ritchie là Dennis MacAlistair Ritchie)

Nếu thực sự có tồn tại một chốn vĩnh hằng iHeaven nào đó thì xin nguyện cầu cho linh hồn 2 con người vĩ đại này luôn được phiêu diêu miền cực lạc!

R.I.P for the two giants!

 Nguyễn Thúc Hải

"Điện thoại đồ chơi" Beeline: tưởng rẻ hóa hớ!

Chiếc điện thoại giá "bèo" cùng gói cước Tỷ phú của Beeline khiến khá nhiều người tò mò vì giá rẻ, gọi nội mạng thoải mái. Nhưng nhiều người mua xong lại thấy hớ vì chẳng biết dùng vào việc gì.

Chiếc điện thoại giá bèo của Beeline.

Điện thoại đồ chơi bỗng thành hàng "hot"

Chiếc điện thoại kèm theo gói cước Tỷ phủ được Beeline ra mắt cách đây vài tuần có nguồn gốc từ Trung Quốc, chỉ nhỏ như chiếc điều khiển quạt cây. Beeline áp dụng biện pháp khóa mạng để chiếc điện thoại này chỉ dùng được cho thuê bao của nhà mạng này. Tuy nhiên, cơ chế khóa mạng đã bị bẻ khóa rất dễ. Chỉ với giá vài chục ngàn đồng là có thể dùng được sim của các mạng khác.

Sau khi xem thử, nhiều người đánh giá rằng chiếc điện thoại này chẳng khác gì món đồ chơi cho trẻ con. Nhận xét này cũng không phải là thiếu cơ sở vì bộ vỏ máy được làm bằng nhựa thường rất mỏng manh. Màn hình đen trắng nhỏ chưa đến 1 inch, nên khi nhắn tin nhìn chữ nhỏ li ti, ai mắt kém là chịu không đọc nổi.

Ngoài một khe cắm thẻ sim, một giắc sạc và bàn phím nhỏ xíu thì chiếc điện thoại này cũng không có thêm chi tiết gì đáng chú ý. Các chức năng của điện thoại cũng chỉ gồm nghe, gọi, nhắn tin và báo thức. Chất lượng cuộc gọi ở nơi có sóng tốt thì loa cũng vẫn bị rè, chưa kể máy không có chế độ rung nên nhiều người sau khi sử dụng đều phàn nàn là nếu đi ngoài đường là ai gọi đến đều không biết để nghe máy.

Nhưng nhờ mức giá gốc chưa tới 150 ngàn đồng, mặt hàng này vẫn đang khiến khá nhiều người tò mò tìm mua và bị các cửa hàng bán lẻ đẩy giá lên cao một cách quá đáng. Nhiều người phải đặt tiền trước nhưng vẫn bị hét giá cao lên tới gần gấp đôi.

Ở vào thời điểm ra đời, giá của chiếc điện thoại này chỉ là 149 nghìn đồng nhưng giờ thì "loạn giá". Tại một cửa hàng trên đường Đại La (Hà Nội), chị chủ cho biết, cửa hàng đang bán chiếc điện thoại này với giá 280 nghìn đồng nhưng cũng không còn hàng để bán.

Mua xong vứt xó

Nhiều người vẫn có tâm lý muốn mua một chiếc điện thoại rẻ tiền chỉ với mục đích "làm quà" là chính, mua cho các cháu chơi, cùng với gói cước "sim tiền tỷ", mất không tiếc... chứ không thực sự quan tâm đến giá trị sử dụng hay chất lượng thực sự của chiếc điện thoại này.

Nhiều người sau khi mua "điện thoại tỷ phú" xong chẳng biết dùng làm việc gì. Có đưa cho trẻ con dùng thì cũng phải mua thêm một sim tỷ phú nữa để gọi nội mạng miễn phí, rồi tự dưng lại phải mang theo một chiếc điện thoại nữa kè kè bên người cả ngày.

Chị Hương, biên tập viên một tờ báo than thở sau khi mua một cặp máy điện thoại và sim tỷ phú: "Bình thường đã phải úp tai vào điện thoại cả ngày vì công việc rồi, sức đâu mà gọi nội mạng miễn phí để buôn chuyện với ai được nữa. Đúng là mua xong vứt xó, tội vạ cũng chỉ vì mình ham rẻ".

Tất nhiên, với những người rành về điện thoại thì chỉ việc bỏ ra số tiền tương đương hoặc cao hơn một chút là đã có thể sở hữu chiếc điện thoại nghiêm chỉnh, nhiều tính năng hơn của các hãng có tên tuổi như Nokia, Samsung... Quan trọng hơn, máy không bị khóa mạng nên phần mềm sẽ hoạt động ổn định hơn vì không bị can thiệp bẻ khóa.

Thực tế trước đây tại Việt Nam cũng đã có những thời điểm rộ lên phong trào dùng điện thoại Trung Quốc giá rẻ với đầy đủ các tính năng như nghe nhạc, quay phim chụp ảnh, thậm chí là cả màn hình cảm ứng và bắt được sóng tivi. Nhưng rồi do các mẫu điện thoại này nhanh hỏng, tính năng hoạt động không ổn định và chất lượng cuộc gọi thường không tốt nên người dùng cũng nhanh chóng quay lưng.

Tài khoản tiền tỷ chỉ là con số ảo

Về bản chất, gói cước tỷ phú là hình thức khuyến mại gọi nội mạng miễn phí, nhưng vẫn phải mất phí duy trì gói cước. Hàng tháng, nếu khách hàng không nạp tiền để duy trì gói cước này thì sau 90 ngày, tài khoản tỷ phú sẽ tự động bị hủy và chuyển thành tài khoản bình thường của Beeline. Nhiều người sợ mất con số một tỷ trong tài khoản sim, nên tự dưng phải đều đặn nạp tiền hàng tháng để duy trì gói cước.

Trong khi đó, với các gói cước gọi nội mạng khác, khách hàng có thể chủ động đăng ký thời gian sử dụng theo ý thích, chẳng hạn như gói nội mạng không giới hạn với 5000đ/2 ngày mà Vietnamobile đang cung cấp. Suy ra, khách hàng dùng gói cước tỷ phú sẽ phải nạp tiền đều đặn hàng tháng dù có nhu cầu gọi nội mạng nhiều hay không, chỉ để giữ con số ảo 1 tỷ đồng trong tài khoản.

Mặt khác, khi cần gọi liên mạng, chưa nói đến chất lượng sóng chưa được phủ ở nhiều tỉnh thành và vùng sâu vùng xa, giá cước của Beeline (1350 đồng/phút) cũng đắt ngang ngửa các nhà mạng VinaPhone, MobiFone và Viettel (1390/phút).

Trong tháng 9/2011, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin & Truyền thông) cũng đã có 2 công văn yêu cầu Công ty cổ phần Viễn thông di động toàn cầu (Gtel Mobile) giải trình và ngừng việc cung cấp gói cước tỷ phú do gói cước này đã vi phạm quy định hoạt động khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động.

Theo thông tin mới nhất, gói cước Tỷ phú của Beeline chắc chắn sẽ bị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý sai phạm trong thời gian tới. Khi gọi lên tổng đài Beeline, người dùng cũng được xác nhận là nhà mạng này có toàn quyền thay đổi thuộc tính của gói cước mà không cần báo trước.

Vì thế, trước khi bị lóa mắt vì mức giá rẻ của loại điện thoại đồ chơi và con số 1 tỷ đồng trong tài khoản, người tiêu dùng cần thận trọng xem xét tới nhu cầu sử dụng của mình, cũng như các chi phí phát sinh hàng tháng để nuôi gói cước, tránh để mua xong mới biết mình bị hớ và lại vứt xó vì không biết dùng vào việc gì.

Thanh Phong

Vietnamnet

Được kinh doanh vật phẩm ảo trong game online

Doanh nghiệp được phép kinh doanh vật phẩm ảo trong game online, người chơi chỉ được chơi game không quá 3 giờ là hai vấn đề mới về quản lý game online trong dự thảo Nghị định mới về Internet đang được Bộ TT&TT lấy ý kiến và sẽ ban hành trong thời gian tới.

Vật phẩm ảo trong game online được kinh doanh

Quy định mới về giờ chơi game online trong dự thảo Nghị định mới về Internet sẽ khó có hiệu quả.

Việc khởi tạo và kinh doanh vật phẩm ảo trong game online từ trước đến nay đã được các doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng trong các game do mình phát hành. Có thể nói, cách làm này hoàn toàn trái pháp luật bởi thông tư liên tịch số 60 về quản lý trò chơi trực tuyến quy định rõ, doanh nghiệp không được phép khởi tạo và kinh doanh các vật phẩm ảo trong game online. Chính vì thế, doanh nghiệp khi kinh doanh game gặp rất nhiều khó khăn và đòi hỏi điều này cần phải được điều chỉnh. Trên thực tế, các game đang phát hành trên thị trường tại Việt Nam đa số đều miễn phí giờ chơi. Nhà phát hành bỏ tiền ra mua bản quyền game và bỏ chi phí để mua cơ sở vật chất kỹ thuật, thuê nhân viên vận hành... nên việc bán vật phẩm ảo trong game để thu lại chi phí là điều bắt buộc.

Để tháo gỡ vướng mắc đó từ các doanh nghiệp, trong dự thảo 2 Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ và nội dung thông tin trên Internet mà Bộ TT&TT đang lấy ý kiến, đã có sự điều chỉnh về việc kinh doanh vật phẩm ảo trong game online. Theo đó, trong dự thảo quy định rõ, doanh nghiệp được phép khởi tạo vật phẩm ảo theo đúng nội dung trong trò chơi do mình phát hành và người chơi được dùng điểm thưởng hoặc giá trị trong tài khoản trò chơi của mình để đổi lấy vật phẩm ảo do doanh nghiệp phát hành trò chơi khởi tạo. Tuy nhiên, việc kinh doanh vật phẩm ảo này chỉ được diễn ra trong game và nó vẫn không được công nhận là tài sản và không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào.

Giới hạn 3 giờ chơi khó có hiệu quả

Một vấn đề tuy mới nhưng “cũ” về game online, cũng được quy định tại dự thảo đó chính là người chơi chỉ được phép chơi game của một doanh nghiệp 3 giờ trong một ngày. Thật ra, quy định về giới hạn giờ chơi trước đây cũng đã được áp dụng trong game online, thay vì 3 giờ như quy định mới này, trước đây người chơi được chơi tới 5 giờ trong một ngày, có điều nó không hiệu quả.

Mục đích của giới hạn này để game thủ không sa đà vào game đang chơi dẫn đến nghiện game, nhưng thực tế nó chỉ có tác dụng cho game của một nhà phát hành. Game thủ vẫn có thể chơi game cả ngày bằng cách chơi nhiều game của các nhà phát hành khác nhau và như thế - việc giới hạn xem như vô nghĩa. Bên cạnh đó, nhà phát hành cũng sẽ có cách “lách luật”. Rất nhiều nhà phát hành trước đây đã sử dụng cách thức, khi game thủ chơi gần hết thời gian giới hạn họ thoát ra ngoài và vào game trở lại, vì vậy thời gian lại được tính từ đầu.

Việc áp dụng biện pháp này muốn hiệu quả cần phải áp dụng hình thức quản lý người chơi bằng chứng minh thư điện tử. Bởi, khi sử dụng chứng minh thư điện tử, hệ thống đăng nhập vào game của các nhà phát hành sẽ có sự ghi nhận thông số người chơi, theo đó quản lý được người chơi đã chơi game bao nhiêu thời gian và sẽ tiến hành khoá tài khoản khi người chơi đã chơi đủ thời gian theo quy định.

Nhìn chung, hai vấn đề mới về game online được đưa ra, việc quy định về vật phẩm ảo trong game được xem là một bước tiến mới và phù hợp trong việc phát triển ngành game hiện nay. Khi đó, nhà phát hành game cũng sẽ “dễ thở” hơn khi không còn bị cho là phạm luật. Tuy nhiên, việc giới hạn giờ chơi muốn hiệu quả cần phải có một cách làm mới phù hợp hơn, trong đó cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan và giữa cơ quan chức năng với nhà phát hành game, khi đó việc quản lý người chơi game mới có thể đi vào khuôn khổ.

 Việc quy định về vật phẩm ảo trong game, được xem là một bước tiến mới và phù hợp trong việc phát triển ngành game hiện nay. Khi đó, nhà phát hành game cũng sẽ “dễ thở” hơn khi không còn bị cho là phạm luật.

Lê Mỹ

ICTNews

Máy tính bảng FPT không “đáng gờm”?

Nếu "đọ" với hàng loạt dòng tablet giá rẻ xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc đang "ngập" thị trường Hà Nội, chiếc máy tính bảng (tablet) của FPT không có lợi thế về cấu hình, thế mạnh chỉ nằm ở việc được trang bị tính năng gọi điện và kho ứng dụng F- Store.

"Ngập" tablet giá rẻ

Một chiếc tablet hiệu Onda sử dụng hệ điều hành Android 2.3, Chip 1Gb. Ảnh: PM

Theo nhận định của đại diện một số công ty kinh doanh thiết bị điện tử trên phố Lê Thanh Nghị, Trần Đại Nghĩa, Thái Hà hay Lý Nam Đế... (Hà Nội), chưa khi nào thị trường máy tính bảng sôi động như hiện nay. Bên cạnh những thương hiệu có tiếng như Apple (với iPad 1, iPad 2), Samsung (Galaxy Tab 7 inch, 10 inch), Asus (Transformer)..., đáng chú ý, thị trường hiện có đến vài chục "anh tài" khác nhau màn hình 5 và 7 inch, xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan như Ramos, Londge, Window, Teclast, Cube hay Icoo, Geimei, Onda....

Về giá bán, các sản phẩm được niêm yết từ 2,5 triệu cho tới khoảng trên 4 triệu, giúp người dùng dù túi tiền "hạng bình dân" cũng có nhiều sự chọn lựa hơn hẳn so với thời điểm năm 2010.

"Đặc biệt từ đầu năm 2011 đến nay, các hãng của Trung Quốc tung ra nhiều mẫu mới nhưng chủ yếu trang bị Android 2.3, Chip xử lý 1Gb, hỗ trợ flash giúp những người thích chơi game và thường xuyên cài đặt với kho ứng dụng miễn phí khổng lồ của Android có thể thoả mãn sở thích", anh Quốc Thành, nhân viên công ty thiết bị điện tử Thế giới số (phố Trần Đại Nghĩa) nhận định.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo BĐVN, trừ những loại tablet sở hữu màn hình 5 inch (giá bán thường chỉ "loanh quanh" 2,2 – 2,5 triệu), thì loại 7 inch hiện đang chiếm số lượng áp đảo, giá ngày càng "mềm". Theo đại diện công ty Đẳng cấp số (76 Trần Đại Nghĩa, Hà Nội), cấu hình của một số mẫu tablet giá rẻ không thua kém nhiều mẫu được hãng Samsung, Asus, Acer... tung ra thị trường, ngoài việc hỗ trợ người dùng trải nghiệm tính năng giải trí như lướt Net, nghe nhạc, xem phim, chơi game, đọc sách, ảnh..., thì những dòng sản phẩm nói trên còn được hỗ trợ 3G, định vị GPS "hi-tech" như nhiều sản phẩm của thương hiệu lớn có giá bán hàng chục triệu.

FPT tablet không "đáng gờm"

Tablet của FPT giá dưới 5 triệu đồng.

Giữa lúc thị trường tràn ngập tablet giá rẻ dùng hệ điều hành Android 2.3, hỗ trợ cài đặt flash như đã đề cập ở trên, thì sự xuất hiện chiếc tablet của Công ty FPT hôm 7/10 với giá bán 4,99 triệu đồng đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng người chơi tablet trong nước. Và dù mới chỉ là thông tin được tung lên trang web fptshop.com.vn, chưa bán chính thức thế nhưng cấu hình chiếc tablet của FPT đã được giới công nghệ đem ra "đặt lên bàn cân" so với các dòng cùng chung phân khúc bình dân, nguồn hàng sản xuất từ Trung Quốc.

Theo thông tin từ FPT, chiếc tablet được trang bị màn hình 7 inch, cảm ứng điện dung đa điểm với "sức mạnh" nằm ở hệ điều hành Android 2.2, bộ vi xử lý Qualcomm MSM7227-1, tốc độ 600 MHz, RAM 512 MB. Tuy nhiên, nhận định của một số thành viên diễn đàn công nghệ Tinh Tế cho thấy, với cấu hình như trên, FPT tablet không phải là đối thủ đáng gờm của nhiều dòng tablet xuất xứ từ Trung Quốc đang có mặt trên thị trường hiện nay trong việc hỗ trợ giải trí. "Android 2.2, Chip 600mhz không hỗ trợ flash sẽ khiến cho nhiều người thường xuyên cài đặt và chơi game, xem video sẽ thấy hụt hẫng", một thành viên diễn đàn Handheld khẳng định.

Và như thế, nếu xét "tất tần tật" so với các dòng tablet đang xuất hiện trên thị trường thì FPT tablet cũng chỉ có thế mạnh lớn nhất là tính năng gọi điện thoại và kho ứng dụng mang "bản sắc Việt" tích hợp sẵn (với một số phần mềm được cài đặt thêm cho dịch vụ của FPT như kho ứng dụng F-Store, bàn phím hỗ trợ gõ tiếng Việt, giao diện tiếng Việt...).

Phan Minh

Theo ICTNews

Điện lực sẽ không còn kinh doanh viễn thông?

Hiện phương án sáp nhập EVN Telecom vào một mạng di động lớn của Việt Nam đang được bàn thảo. Đây có thể là động thái để Tập đoàn Điện lực Việt Nam "rút lui an toàn" khỏi thị trường viễn thông.

>> Kịch bản nào cho "con nợ" EVN Telecom?

Hiện chưa có một quyết định chính thức về việc EVN Telecom sẽ được sáp nhập với doanh nghiệp viễn thông nào.

EVN "rút lui an toàn"?

Nguồn tin cho hay, hiện phương án sáp nhập EVN Telecom cho một mạng di động lớn của nhà nước đang được bàn thảo. Nguồn tin này cũng cho biết, việc sáp nhập trên tinh thần chung là "bàn giao nguyên trạng" cho mạng viễn thông lớn này. Việc "sang tên đổi chủ" này cần một quyết định của Chính phủ bởi đây đều là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sở hữu. Điều đó cũng có nghĩa là không có chuyện mua bán EVN Telecom nhưng cũng đồng nghĩa với việc mạng viễn thông nhận EVN Telecom sẽ phải gánh khoản nợ nần của EVN Telecom.

Giới phân tích cho rằng, với thực trạng của cả Tập đoàn Điện lực lẫn EVN Telecom hiện nay, việc vực dậy EVN Telecom là "nhiệm vụ bất khả thi". Trong khi đó, việc tìm đối tác để bán cổ phần của EVN Telecom giờ đây giống như câu chuyện chỉ có ở trong mơ. Nếu cứ tiếp tục để EVN Telecom như vậy cũng đồng nghĩa với việc lãng phí tiền của Nhà nước và lãng phí tài nguyên quốc gia. Hiện phần lớn các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam vẫn là doanh nghiệp của nhà nước, vì vậy, việc sáp nhập EVN Telecom được xem là lối thoát có vẻ như hợp lý trong tình hình hiện tại. Trong một phát biểu gần đây, ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch hội đồng thành viên EVN cũng đã ngỏ ý muốn tập trung vào làm điện.

Kịch bản này đã được lãnh đạo một mạng di động lớn tiên đoán từ hồi đầu năm ngoái, trước cả vụ tái cơ cấu Vinashin. Còn giới phân tích cho rằng, đây là kịch bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam "rút lui an toàn" khỏi thị trường viễn thông.

Ai sẽ nhận EVN Telecom?

Cho đến thời điểm này, chưa có một quyết định chính thức EVN Telecom sẽ được sáp nhập với một doanh nghiệp viễn thông nào của Nhà nước được công bố. Thế nhưng, cái tên được nhắc đến nhiều nhất cho chuyện thâu nạp EVN Telecom là Viettel. Sở dĩ như vậy, bởi nhiều người tin tưởng Viettel hiện là doanh nghiệp viễn thông duy nhất có đủ sức "làm mới" và "đồng hoá" được EVN Telecom khi mạng này sáp nhập với Viettel. Tuy cũng là doanh nghiệp viễn thông của nhà nước, nhưng Viettel lại có thêm "bộ gen" và cách quản lý khá đặc biệt và nhờ đó - Viettel đang dẫn đầu thị trường viễn thông hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin di động.

Ngay sau khi bài báo "Kịch bản nào cho "con nợ" EVN Telecom?" được đăng, khá nhiều độc giả đã đã viết bình luận về vấn đề này. Độc giả Mạnh Hà - Ninh Bình cho rằng: "EVN kinh doanh điện lực là ngành độc quyền, viễn thông lại là ngành khác với điện lực, viễn thông cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều, EVN lại không có người làm viễn thông giỏi nên thua lỗ là chuyện đương nhiên. Viettel và VNPT là hai tập đoàn viễn thông lớn, nhưng Viettel kinh doanh hiệu quả và có chiến lược tốt. Nếu nhà nước sáp nhập thì Viettel là cái tên thích hợp nhất, khi ấy Viettel sẽ có 3 đầu số 096 - 097 - 098 liền một dải. Việc chiếm lĩnh thị trường sẽ tốt hơn nhiều".

Độc giả có tên là Minh - Binh Tri Thien thì cho rằng: "Viettel có thể tận dụng được đầu số vàng 096 để phát triển, có thể kinh doanh 3G với lợi thế hơn nữa hoặc một nguồn thu cũng rất ổn định là dịch vụ điện thoại cố định không dây mà EVN Telecom đang có một thị phần khá lớn. Mong cho cuộc tái hợp thành công nhanh chóng". Một độc giả có tên là Kiên - Cao Bằng phân tích: "Cái chết lớn nhất của EVN Telecom là con người kinh doanh điện mà đưa sang làm kinh doanh viễn thông. Điện thì độc quyền, còn viễn thông là ngành có tính cạnh tranh cao nhất tại Việt Nam, yêu cầu chất lượng con người cũng rất cao".

Trong khi chờ một quyết định chính thức từ cơ quan có thẩm quyền về "số phận" của EVN Telecom, nhiều người đặt câu hỏi nếu kịch bản EVN Telecom được sáp nhập với một doanh nghiệp viễn thông khác thì Tập đoàn Điện lực có còn kinh doanh viễn thông nữa hay không khi họ vẫn có tiềm năng về truyền dẫn? Đây vẫn là ẩn số bởi truyền dẫn viễn thông vẫn là cơ hội đầy béo bở cho họ.

Quyết chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải

Chủ trương của Đảng và Chính phủ gần đây cũng đã có những định hướng để Tập đoàn Điện lực "chia tay" "đứa con đẻ" của mình. Mới đây, tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, một nội dung mới rất quan trọng được Hội nghị Trung ương xem xét, quyết định là phải tái cơ cấu nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, phải quán triệt thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng. Kiên quyết chấm dứt tình trạng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư dàn trải ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính trước năm 2015. Trong phiên họp thường kỳ tháng 9 vừa qua, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành phân tích kỹ thực trạng của DNNN, xây dựng đề án sắp xếp tái cơ cấu DNNN đến từng tập đoàn, tổng công ty. Thủ tướng Chính phủ cũng vừa yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước siết chặt và từng bước thoái thu nguồn vốn đã đầu tư vào các lĩnh vực ngoài ngành "nhạy cảm".

Thái Khang

Theo ICTNews

Kịch bản nào cho "con nợ" EVN Telecom?

Đã đến lúc thị trường di động Việt Nam phải tính đến chuyện sáp nhập các mạng di động khi các mạng di động của Nhà nước nằm trong tình trạng thua lỗ kéo dài.

EVN Telecom đứng đầu danh sách sáp nhập

Mạng di động đầu tiên được nhắc đến trong danh sách các mạng di động của nhà nước liệt trong danh sách thua lỗ kéo dài là EVN Telecom thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Lãnh đạo một mạng di động lớn cho hay, lâu nay EVN Telecom đã không trả được nợ cước kết nối. "Theo lý mà nói, chúng tôi có thể dừng lại việc kết nối cho các thuê bao của EVN Telecom sang mạng của chúng tôi và ngược lại. Hơn thế nữa, chúng tôi có thể đưa việc này ra toà kinh tế để giải quyết. Lúc đó, nếu EVN Telecom không trả được nợ sẽ phải tuyên bố phá sản", lãnh đạo một mạng di động nói. Trong khi đó, một lãnh đạo của VNPT cho biết: Giải pháp khi EVN Telecom không trả được cước kết nối là trừ vào tiền điện mà VNPT dùng của công ty mẹ là EVN. Ngoài khoản nợ các mạng di động, EVN Telecom cũng là đối tượng nợ phí tần số.

Một nguồn tin khác cho biết, hiện EVN Telecom đang là "con nợ" lớn của nhiều đối tác với một con số đáng giật mình ở mức mà nhiều người không ngờ đến.

Trong khi EVN Telecom đang trong cảnh "chúa Chổm" thì công ty mẹ EVN cũng chẳng khá khẩm hơn. Trong bối cảnh đó, EVN đã tính chuyện bán cổ phần của EVN Telecom. Trong buổi làm việc với Bộ TT&TT, ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng thành viên của EVN đã đề nghị không giữ cổ phần chi phối trong EVN Telecom. "Chính phủ chỉ đạo EVN tập trung vào việc sản xuất và kinh doanh điện. Vì vậy, EVN đưa ra đề xuất này với Bộ TT&TT", ông Đào Văn Hưng nói. Tại thời điểm đó, FPT là đối tác đặt vấn đề "hôn phối" với EVN Telecom với khoản đặt cọc hơn 700 tỷ đồng. Thế nhưng, chỉ ít lâu sau FPT đã quyết định "chạy làng" khi đơn phương rút khỏi thương vụ mua cổ phần của EVN Telecom. Giới phân tích cho rằng việc FPT rút chân ra khỏi "canh bạc" này là động thái "khôn ngoan" dù rất đau đớn vì khoản đặt cọc khổng lồ không biết bao giờ đòi được. Thế nhưng nó lại đẩy EVN và EVN Telecom vào tình cảnh "dở khóc dở cười" khi đã bị lỡ làng và rất khó tìm đối tác khác mua cổ phần của EVN Telecom.

EVN Telecom đứng đầu danh sách các mạng di động phải tính chuyện sáp nhập nếu không muốn tuyên bố phá sản.

Kịch bản nào cho EVN Telecom

Không còn bàn cãi gì nữa khi EVN Telecom đứng đầu danh sách các mạng di động phải tính chuyện sáp nhập. Trong buổi họp mới đây của Bộ TT&TT, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết đã đến lúc phải tính toán khi các mạng di động của Nhà nước thua lỗ, trong đó có EVN Telecom. Thế nhưng một câu hỏi là kịch bản nào sẽ được xử lý đối với EVN Telecom?

Với bối cảnh hiện nay, nhiều người nhắc đến kịch bản xử lý cho EVN Telecom giống Chính phủ đã xử lý đối với Vinashin. Điều đó có nghĩa là EVN Telecom sẽ được "sang tên, chuyển khẩu" cho một mạng di động của nhà nước có khả năng "gồng gánh" được EVN Telecom. Tất nhiên, những chuyện sáp nhập này sẽ được các bên thương thảo kỹ lưỡng. Một khi EVN Telecom "sang tên" cho một mạng nào đó, ngoài các tài sản, tài nguyên của EVN Telecom thì mạng kia có lẽ sẽ phải gánh món nợ lớn của EVN Telecom.

Một chuyên gia viễn thông nhận xét, hiện tài sản hấp dẫn nhất của EVN Telecom chính là hạ tầng truyền dẫn. Thế nhưng, nhiều khả năng đó lại thuộc tài sản của EVN, chẳng hạn như tuyến truyền dẫn trên đường dây 500 KV, cống bể cáp ngầm, cột điện, địa điểm đặt nhà trạm... Trong khi đó thuê bao của EVN Telecom không có nhiều, băng tần 450 MHz lại không hấp dẫn.

Như vậy, thành công của kịch bản này sẽ phụ thuộc vào yếu tố ý chí của cơ quan nhà nước và sự thương thảo về quyền lợi của mạng nhận EVN Telecom. Tất nhiên, những chuyện sáp nhập theo kiểu này không thể diễn ra một sớm một chiều và rất khó "thuận buồm xuôi gió".

Sáp nhập các mạng di động đã được dự báo trước

Năm 2004, Viettel chính thức cung cấp dịch vụ di động và trở thành mạng di động thư 4 ở thị trường Việt Nam sau MobiFone, VinaPhone và S-Fone. Vào thời điểm đó, thị trường viễn thông Việt Nam cũng rục rịch chuẩn bị chào đón thêm mạng di động thứ 5 là EVN Telecom. Thế nhưng, ngay tại thời điểm, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel đã đưa ra dự báo thị trường di động Việt Nam sau thời gian bung ra sẽ quay lại con số 3 mạng di động và hình thành thế chân vạc kiềm toả nhau. Ông Nguyễn Mạnh Hùng còn cho rằng, quá trình sáp nhập các mạng di động của Việt Nam theo hình thức mua bán, sáp nhập hoặc phá sản. Thế nhưng, các mạng di động của Việt Nam là sở hữu của nhà nước nên chuyện sáp nhập, hay phá sản ngoài yếu tố quy luật của thị trường thì còn phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước.

Hiện tại Việt Nam đang có tới 7 mạng di động cạnh tranh quyết liệt. Trong cuộc cạnh tranh này đã có những dấu hiệu rõ ràng về những mạng di động không còn đủ sức theo "cuộc chơi" này.

Thái Khang

Theo ICTNews

Game lậu: Nhà phát hành và game thủ đều “trả giá”

Việc nhà phát hành đưa game ra thị trường khi không có phép và game thủ lao vào chơi các game này đã khiến cả 2 bên cùng "trả giá" khi cơ quan chức năng vào cuộc.

Nhà phát hành "trả giá".

Để "lách luật" việc cơ quan chức năng không cấp phép cho game online mới tại Việt Nam, nhiều công ty kinh doanh game trong nước đã quyết định phát hành game theo hình thức đặt máy chủ ở nước ngoài để thoát khỏi sự quản lý và những game họ phát hành đều không có phép, hay vẫn gọi là game lậu. Tuy nhiên, cách làm này lại đem lại cho các công ty rất nhiều "rủi ro".

Mặc dù biện pháp này khiến cơ quan chức năng khó kiểm soát nhưng khi bị phát hiện các công ty sẽ bị xử phạt hành chính và bị yêu cầu đóng cửa game mình cung cấp.

Ảnh minh họa.

Với việc yêu cầu đóng cửa game từ cơ quan chức năng, nhà phát hành sẽ bị thiệt hại rất nhiều cho việc làm của mình, trong đó gồm phí mua bản quyền game online từ đối tác (thường rất lớn, có thể lên đến cả triệu đô la), chi phí thuê máy chủ ở nước ngoài và đầu tư về hạ tầng kỹ thuật... Quan trọng hơn nữa đó chính là đội ngũ con người đang vận hành game đó cũng sẽ phải "ra đường", vì không còn việc để làm. Thực tế, điều này đã vừa xảy ra tại thị trường trong nước khi nhà phát hành game Xgo bị cơ quan chức năng buộc phải đóng cửa 3 game online đang phát hành vì không có giấy phép gồm: Thần Bài, Cửu Đỉnh và Tiên Kiếm. Bên cạnh đó một game nữa tên Ngạo Kiếm nhiều khả năng cũng chịu chung số phận.

Xgo bị xử lý, được xem là điều cảnh báo của các cơ quan chức năng đối với các công ty đang phát hành game theo hình thức không hợp pháp như trên tại Việt Nam bởi trên thực tế, có rất nhiều công ty đang áp dụng kiểu làm này.

Người chơi "thiệt đơn, thiệt kép"

Tham gia chơi các game online không phép trên thị trường hiện nay, người chơi cũng đang bị thiệt rất nhiều, bởi họ gần như có thể mất trắng bất cứ lúc nào nếu game online đó đóng cửa.

Game thủ đã vào chơi các game này sẽ phải chấp nhận chơi game theo kiểu không có nhà phát hành (vì chẳng công ty nào dám nhận game không phép này là của mình) và cũng sẽ không được hỗ trợ đầy đủ. Khi chơi game nếu chẳng may gặp sự cố, họ cũng không biết sẽ phải kêu ai vì mọi hỗ trợ đều được thực hiện thông qua email xuất hiện trên trang chủ của game. Nhưng thiệt hại lớn nhất ở đây là việc game thủ sẽ phải mất toàn bộ công sức chơi game, cũng như số tiền mình bỏ vào game trang bị cho nhân vật, nếu như game đó bị buộc phải đóng cửa. Trường hợp này diễn ra là bất khả kháng, vì game họ đang chơi không được cấp phép, đã vi phạm pháp luật và game thủ lúc này chỉ biết cắn răng chịu đựng.

Chính vì thế, việc tham gia vào các game lậu đang có mặt trên thị trường hiện nay, người chơi như đang nắm trong tay mình một con dao hai lưỡi, trong đó hoặc sẽ được tiếp tục giải trí, hoặc sẽ chẳng còn gì nếu như có sự cố diễn ra.

Nhìn chung cả nhà phát hành và người chơi game đều bị thiệt hại trong việc phát hành cũng như chơi các game này, nhưng ở thời điểm hiện tại rất khó để chấm dứt. Bởi ngoại trừ một số doanh nghiệp game lớn đã ăn nên làm ra, ổn định được doanh thu từ game của mình, nhiều doanh nghiệp mới bước vào làm game cho biết, các game họ đã ký kết đối tác bắt buộc phải triển khai cho đúng tiến độ và như thế đành chấp nhận phạm luật, tiến hành phát hành game theo kiểu "được ăn cả, ngã về không".

Nhìn chung cả nhà phát hành và người chơi game đều bị thiệt hại trong việc phát hành cũng như chơi các game không phép, nhưng ở thời điểm hiện tại rất khó để chấm dứt.

Lê Mỹ

(Theo ICTNews)

Bàn về con số 1.026 tỷ đồng được gọi là “khoản lỗ” của Bưu chính Việt Nam

TS.Trần Thị Thập

Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông

Về “khoản lỗ” 1026 tỷ đồng của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (BCVN) do Kiểm toán Nhà nước công bố và được một số báo đăng tin đã thu hút sự quan tâm của công chúng trong những ngày đầu tháng 9/2011. Tiếp ngay sau đó, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định khoản tiền được gọi là “lỗ” này thực chất là khoản kinh phí Nhà nước còn phải thanh toán cho BCVN vì đã thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ bưu chính công ích (BCCI) do Nhà nước đặt hàng.

Đáp ứng nhu cầu của bạn đọc quan tâm đến vấn đề này, ICTPress xin giới thiệu bài phân tích của TS. Trần Thị Thập - giảng viên Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Dịch vụ BCCI và các chính sách của Nhà nước về cung ứng dịch vụ BCCI

Khái niệm dịch vụ BCCI:

Theo Điều 3 - Luật Bưu chính (2010), dịch vụ BCCI là dịch vụ được cung ứng theo yêu cầu của Nhà nước, gồm dịch vụ bưu chính phổ cập, dịch vụ bưu chính phục vụ quốc phòng an ninh và nhiệm vụ đặc thù khác.

Nguyên tắc hoạt động BCCI:

Điều 31 - Luật Bưu chính qui định: Bảo đảm cung ứng dịch vụ bưu chính thiết yếu cho xã hội với chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bưu chính và giá cước phù hợp với khả năng thanh toán của người dân. Giảm dần theo lộ trình sự điều tiết hỗ trợ của Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ BCCI. Thủ tướng Chính phủ chỉ định doanh nghiệp (DN) bưu chính của Nhà nước quản lý mạng bưu chính công cộng và thực hiện cung ứng dịch vụ BCCI theo nhiệm vụ, kế hoạch mà Nhà nước giao. 

Quy định về cung ứng dịch vụ BCCI:

Nhà nước hỗ trợ cung ứng dịch vụ BCCI thông qua phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng và các cơ chế hỗ trợ khác. Phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng giảm dần căn cứ vào tình hình phát triển bưu chính trong từng thời kỳ - Điều 32 - Luật Bưu chính.

Những nhiệm vụ cụ thể về cung ứng dịch vụ BCCI của BCVN

Tại Quyết định số 41/2011/QĐ-TTg ngày 03/8/2011, Chính phủ đã chỉ định BCVN là DN thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng; cung ứng dịch vụ BCCI theo nhiệm vụ, kế hoạch mà Nhà nước giao; cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về bưu chính mà CHXHCN Việt Nam là thành viên.

Với vị thế pháp lý nêu trên đây và thực hiện theo các qui định cụ thể hóa những vấn đề có liên quan đến dịch vụ BCCI, hoạt động cung ứng dịch vụ BCCI của BCVN được mô tả như sau:

Phạm vi dịch vụ BCCI:

Ngoại trừ dịch vụ bưu chính phục vụ quốc phòng an ninh và nhiệm vụ đặc thù khác đến nay chưa có cơ chế cụ thể triển khai cung ứng, loại hình dịch vụ BCCI do BCVN hiện đang đảm nhiệm là dịch vụ bưu chính phổ cập. Dịch vụ này được định nghĩa là dịch vụ bưu chính được cung ứng thường xuyên đến người dân theo các điều kiện về khối lượng, chất lượng và giá cước do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền qui định. Theo qui định hiện hành, dịch vụ này là dịch vụ thư cơ bản trong nước và quốc tế có khối lượng đơn chiếc đến 02 kg, có giá cước do Chính phủ phê duyệt (thư trong nước ở mức khối lượng đến 20gram hiện có giá cước là 2.000đ).

Bên cạnh cung ứng dịch vụ bưu chính phổ cập, BCVN còn thực hiện việc phát hành các loại báo: Nhân dân, Quân đội nhân dân, báo do Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xuất bản và các loại báo chí khác mà Thủ tướng Chính phủ xác định là dịch vụ công ích được thực hiện thông qua mạng bưu chính công cộng.

Duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng:

Theo Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg về cung ứng dịch vụ công ích, BCVN đảm bảo duy trì mạng lưới bưu chính công cộng với thành phần và quy mô như sau:

- Về quy mô mạng lưới:

+ Hệ thống điểm phục vụ có quy mô không quá 11.000 điểm, bao gồm các bưu cục cấp I, II, III và các điểm Bưu điện - Văn hoá xã, đảm bảo bán kính phục vụ bình quân trên một điểm tối đa là 3 km, số dân phục vụ bình quân trên một điểm tối đa là 8.000 người;

+ Hệ thống điểm khai thác, chia chọn có quy mô tối đa 654 bưu cục, bao gồm bưu cục khai thác bưu chính quốc tế, liên tỉnh, cấp I và cấp II;

+ Hệ thống tuyến đường thư bao gồm đường thư quốc tế và các tuyến đường thư trong nước (cấp I, cấp II và cấp III);

+ Hệ thống phát bao gồm 11.000 tuyến phát.

- Về lao động của mạng bưu chính công cộng:

+  Số lượng lao động của mạng bưu chính công cộng không quá 41.685 người. Trong đó: Viên chức quản lý DN, lao động có hợp đồng không xác định thời hạn và có xác định thời hạn không quá 22.150 người; Lao động phát xã và lao động điểm Bưu điện - Văn hoá xã không quá 19.535 người.

Đảm bảo chất lượng dịch vụ BCCI:

BCVN phải công bố công khai tại các điểm phục vụ và phải đảm bảo thực hiện theo đúng Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ BCCI (ban hành kèm theo Quyết định số 50/2008/QĐ-BTTTT). Một số chỉ tiêu chính về chất lượng dịch vụ BCCI bao gồm:

1. Khả năng sử dụng dịch vụ:

+ Bán kính phục vụ bình quân trên một điểm phục vụ: tối đa 3 km;

+ Số dân phục vụ bình quân trên một điểm phục vụ: tối đa 8.000 người­;

+ Số điểm phục vụ trong một xã: tối thiểu 1 điểm phục vụ, tỷ lệ đạt chuẩn là 100% tổng số xã;

+ Thời gian phục vụ các tại bưu cục giao dịch trung tâm tỉnh: tối thiểu 8 giờ/ngày làm việc,  tỷ lệ đạt chuẩn là 100% tổng số bưu cục;

+ Thời gian phục vụ tại các điểm phục vụ khác: tối thiểu 4 giờ/ngày làm việc, tỷ lệ đạt chuẩn là 100% tổng số điểm phục vụ.

2. Tần suất thu gom và phát: Tối thiểu là 1 lần/ngày làm việc. Tại những vùng có điều kiện địa lý đặc biệt thì tần suất thu gom và phát tối thiểu là 1 lần/tuần.

3. Độ an toàn: Tỷ lệ thư hoặc báo được chuyển phát an toàn: tối thiểu 97% tổng số thư hoặc báo.

4. Thời gian toàn trình đối với thư trong nước: Thời gian toàn trình đối với thư gửi nội tỉnh: tối đa J + 2, tỷ lệ đạt chuẩn là 70% tổng số thư. Thời gian toàn trình đối với thư gửi liên tỉnh: tối đa J + 6, tỷ lệ đạt chuẩn là 70% tổng số thư. (J là ngày gửi thư, “tối đa J + 2” nghĩa là thư đó được phát chậm nhất là 2 ngày sau ngày gửi thư).

5. Thời gian xử lý trong nước đối với thư quốc tế:

+ Thời gian xử lý trong nước đối với thư đi quốc tế: tối đa J + 5, tỷ lệ đạt chuẩn là 70% tổng số thư.

+  Thời gian xử lý trong nước đối với thư quốc tế đến: tối đa 6 ngày, tỷ lệ đạt chuẩn là 70% tổng số thư.

6. Thời gian phát hành báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân, báo do Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xuất bản:

+ Thời gian phát hành báo Nhân dân, báo do Đảng bộ các tỉnh xuất bản đến Uỷ ban Nhân dân xã, Hội đồng Nhân dân xã: tối đa là 24 giờ, tỷ lệ đạt chuẩn là 90% tổng số xã.

+ Thời gian phát hành báo Quân đội Nhân dân đến Uỷ ban Nhân dân xã, Hội đồng Nhân dân xã: tối đa là 24 giờ, tỷ lệ đạt chuẩn là 70% tổng số xã.

Cơ chế tài chính đặc thù đảm bảo cung ứng dịch vụ BCCI đối với BCVN

Nhà nước khoán mức trợ cấp hàng năm cho BCVN duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng để cung ứng dịch vụ BCCI kể từ khi BCVN hạch toán độc lập với viễn thông, nhưng chậm nhất là đến hết năm 2013, sau đó BCVN tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng. Mức trợ cấp được thực hiện theo nguyên tắc giảm dần kinh phí cấp trực tiếp của Nhà nước hàng năm và do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định. Một số cơ sở để xác định mức trợ cấp này như sau:

Mức trợ cấp = Chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng để cung ứng dịch vụ BCCI năm (+) lợi nhuận cung ứng dịch vụ BCCI năm (-) doanh thu.

Trong đó:

- Chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng được khoán trong khoảng từ 34% đến 45% tổng chi phí duy trì mạng hàng năm.

- Tỷ lệ tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng từ các hoạt động kinh doanh ngoài hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính của BCVN tăng dần qua các năm (năm 2008, tỷ lệ này được qui định là 40% và từ năm 2009, mỗi năm tăng thêm tối thiểu 4% so với năm trước liền kề).

- Doanh thu dịch vụ BCCI được xác định trên cơ sở kế hoạch sản lượng dịch vụ và giá cước bình quân dịch vụ BCCI. Trong đó sản lượng dịch vụ thư cơ bản trong nước, dịch vụ thư cơ bản quốc tế từ Việt Nam đi các nước năm sau tăng hơn năm trước liền kề tối thiểu 10%. Đơn vị sản lượng để xác định doanh thu công ích là cái đối với Thư cơ bản và là tờ đối với báo chí phát hành theo qui định của Chính phủ.

Bên cạnh mức trợ cấp nêu trên đây, Chính phủ còn qui định khu vực dịch vụ bưu chính dành riêng cho BCVN là dịch vụ thu gom, chia chọn, vận chuyển và phát, bằng các phương tiện vật lý, thông tin dưới dạng văn bản có địa chỉ nhận, có khối lượng đơn chiếc không quá 02 kilôgam và với mức giá cước thấp hơn: 8.000 đồng/chiếc đối với dịch vụ chuyển phát trong nước và đối với công đoạn phát trong lãnh thổ Việt Nam của dịch vụ chuyển phát quốc tế chiều đến; 150.000 đồng/chiếc đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế chiều từ Việt Nam đi nước ngoài - Theo Quyết định số 04/2007/QĐ-BTTTT ngày 14/9/2007.

Hình 1. Khu vực dịch vụ bưu chính dành riêng cho BCVN

Như vậy có thể thấy rằng, công việc cần làm để xác định mức trợ cấp hàng năm cho BCVN phải có sự tham gia của bản thân DN này, cùng với các ngành có liên quan là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính với khối lượng công việc rất lớn nhằm xác định các tham số cấu thành lên mức trợ cấp, bao gồm cả khối lượng cũng như mức chất lượng dịch vụ BCCI. Về khối lượng dịch vụ, cần có số liệu thống kê sản lượng tính theo cái (đối với thư) và tờ (đối với báo chí) được cung ứng tại trên 11.000 điểm phục vụ trên toàn mạng bưu chính công cộng. Về chất lượng dịch vụ, xác định các số liệu chung từ Bộ Thông tin và Truyền thông và tổng hợp từ kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ BCCI do các Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện tại tối thiểu 12 tỉnh trên toàn quốc mỗi năm. Đối với chi phí duy trì mạng bưu chính công cộng bao gồm: chi phí nhân công lao động, chi phí cho các điểm phục vụ, điểm khai thác và các tuyến vận chuyển bưu chính.... cũng cần phải được xác định, hạch toán riêng đối với khu vực kinh doanh khác của BCVN.

Kết luận

Tổng quan lại, bản chất của khoản tiền 1.026 tỷ đồng được cho là “lỗ” của BCVN đã được làm rõ khi tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ BCCI. Dẫu vậy, vẫn còn một số vấn đề cả về kinh tế và xã hội cần được quan tâm, điều chỉnh theo hướng hoàn thiện hơn nữa, như: hoạt động công bố, đính chính và viện dẫn thông tin từ các cơ quan quản lý Nhà nước, xử lý số liệu kinh doanh sau kiểm toán, các điều kiện triển khai cụ thể hóa chính sách của Đảng và Chính phủ, những nỗ lực đáng ghi nhận từ quá trình cải cách bưu chính... là những vấn đề rất đáng quan tâm.

Tài liệu tham khảo:

[1]. Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 17/6/2010.

[2]. Nghị định 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 về Qui định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính.

[3]. Thông tư 5/2011/TT-BTTTT ngày 28/06/2011 về Quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính.

[4]. Quyết định 41/2011/QĐ-TTg ngày 03/08/2011 về Chỉ định doanh nghiệp thực hiện duy trì, quản lý mạng lưới bưu chính công cộng, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính quốc tế.

[5]. Quyết định 04/2007/QĐ-BTTTT về Dịch vụ dành riêng cho Bưu chính Việt Nam.

[6]. Quyết định 65/2008/QĐ-TTg về Cung ứng dịch vụ công ích.

[7]. Quyết định số 50/2008/QĐ-BTTTT về Ban hành “Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ Bưu chính công ích”.