Chuyện dọc đường
Nước Mỹ - từ Đông sang Tây (kỳ 3)
Submitted by nqmhien on Tue, 03/01/2012 - 20:12Kỳ 3: Lịch lãm Washington DC
Kỳ 3: Lịch lãm Washington DC
Từ Philadelphia, xe chúng tôi chạy qua một khu phố người Việt sinh sống, các biển hiệu viết bằng cả hai thứ tiếng Anh và Việt, có cả một ngôi chùa Việt nam và một khu kinh doanh có thiết kế mặt tiền mô phỏng chợ Bến Thành. Sau bữa trưa với cơm Việt nam có canh chua và cá kho tộ, xe chúng tôi thẳng tiến về Washington DC.
Khác với vẻ tấp nập, nhộn nhịp và có cả xô bồ của thành phố New York - nơi ngay cạnh phố Wall của các tỷ phú và triệu phú, những người bán hàng rong cũng vẫn có thể tìm thấy chỗ đứng bán những món đồ với giá vài đô la, Washington DC mang dáng vẻ nghiêm túc của những viên công chức cần mẫn.
Nếu đi trên những đường phố New York mà vài con phố cũng kha khá bẩn, bạn cảm thấy nước Mỹ là xứ sở của những người nhập cư mà có lẽ nếu chăm chỉ thì bất cứ ai đến đó cũng có thể tìm thấy việc làm và chỗ đứng, nơi trang phục kín đáo của Ấn độ, Hồi giáo đồng hành với váy ngắn, quần cộc, áo hở vai có dây và không dây, thì Washington DC sạch sẽ và lịch lãm hơn nhiều với những cư dân trang phục sơ mi trắng cùng comple công chức. Trên đường phố ít gặp người châu Á hơn ở New York và Philadelphia. Nhiều tòa nhà ở Washington mang dáng dấp kiến trúc châu Âu, đường bệ uy nghiêm cùng những họa tiết hoa văn trang trọng.
Capitol Hill - Washington DC |
Washington có nhiều cây xanh và không quá đông đúc ồn ào. Nhà trắng và điện Capitol là những địa điểm nên tham quan đầu tiên khi đến thủ đô Washington của Hoa kỳ. Đó là nơi tập trung quyền lực cao nhất của đất nước này và nó có ảnh hưởng rất lớn đến toàn thế giới, tuy vậy vẫn mở cổng để du khách tham quan và chụp ảnh. Các nhân viên ở đó tỏ ra khá thân thiện, tuy nhiên khi nhờ họ bấm giúp vài kiểu ảnh thì họ mỉm cười lịch thiệp trả lời là đang làm nhiệm vụ nên không được phép giúp du khách chụp ảnh.
Phía trước tòa nhà lưỡng viện là bãi cỏ rộng rợp mát bóng cây, phía gần đường có những chiếc ghế dài để khách ngồi nghỉ chân. Khuôn viên phía bên kia đường cũng trồng nhiều cây cao tỏa bóng mát và những luống hoa cỏ, vài người đi dạo, vài người dắt cả chó cùng đi dạo, không gian yên bình và tĩnh lặng.
Mặc dù đã xem trên phim ảnh, nhưng khi xe tham quan chạy qua Lầu năm góc vẫn có cảm giác là lạ. Tọa lạc trên một khu đất rộng, Lầu năm góc được xây dựng không cao, thậm chí còn có cảm giác là thấp lè tè trên diện tích mặt bằng quá rộng. Các cửa sổ hướng ra năm phía cũng có vẻ hơi hẹp ngược lại với những bãi đỗ xe ô tô rộng thênh quanh đó.
Xe đưa chúng tôi tiếp tục tham quan Đài tưởng niệm các binh sỹ tham gia chiến tranh Việt nam. Bức tường đá đen hình chữ V xây chìm dần vào lòng đất gây cảm giác lành lạnh. Những người lính đã từng tham chiến ở Việt nam mấy chục năm trước nay còn sống hẳn cũng đã nhiều tuổi. Những người lính có tên trên bức tường đá đen này thuộc về 99% dân số nước Mỹ, chắc chắn họ không thuộc về thiểu số 1% quyền lực giàu có đang thâu tóm tài sản của nước Mỹ và của toàn thế giới. Nếu được trở lại với cuộc sống, ắt hẳn nhiều người trong số họ cũng sẽ tham gia vào các cuộc biểu tình đấu tranh để đòi lại sự công bằng cho 99%.
Tượng binh sĩ Mỹ tại khu tưởng niệm chiến tranh Việt nam |
Là lạ và lành lạnh là cảm giác chợt đến khi đi qua Lầu năm góc và đứng trước bức tường đá đen của Đài tưởng niệm này, nhưng thật khó gọi tên về cảm giác vụt đến khi đứng trước nhóm tượng binh sỹ Mỹ trong khu vực đài tưởng niệm. Bất chợt tôi muốn có một chiếc mũ rơm trong bức ảnh chụp đứng cạnh nhóm tượng đó.
Kỳ sau: Hollywood và những ngôi sao trên hè phố
Anna Nguyễn
Đằng sau cánh cửa ngôi nhà người Nhật
Submitted by nlphuong on Mon, 02/01/2012 - 09:28Kiến trúc truyền thống Nhật Bản là kiểu nhà vườn gồm nhà chính và khu ngoại vi. Người Nhật không xem nội thất và ngoại thất như hai thực tế riêng biệt. Hiên nhà, hành lang được dùng như không gian chuyển tiếp từ bên trong ra bên ngoài.
Kiến trúc truyền thống Nhật Bản là kiểu nhà vườn (giống như ở Huế) gồm nhà chính (1 tầng) và khu ngoại vi. Người Nhật không xem nội thất và ngoại thất như hai thực tế riêng biệt. Hiên nhà, hành lang được dùng như không gian chuyển tiếp từ bên trong ra bên ngoài.
Đằng sau cánh cửa ngôi nhà ở Nhật Bản là cả một thế giới riêng |
Gỗ không sơn là chất liệu chính cho nền, mặt hiên, mái lợp của ngôi nhà vì nó phù hợp với khí hậu Nhật Bản, hấp thu độ ẩm trong những tháng ẩm ướt, thoát ẩm trong mùa khô.
Ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya cũng như các vùng quê Nhật Bản, nhà của người Nhật không bày biện giường, sập như Việt Nam và các nước Tây, Tàu. Chỗ nghỉ ngơi của người Nhật được định vị là những chiếc chiếu cói (Tatami) được dệt sợi nhỏ rất đẹp có chiều dày khoảng 5 - 6 cm, có kích thước tương đương với một chiếc giường cá nhân được phủ lớp véc-ni và viền vải các mép chiếu rồi đóng chặt vào mặt sàn gỗ. Muốn biết diện tích căn nhà của người Nhật chỉ cần tính số lượng chiếu cói. Ban ngày những chiếc đệm, chăn gối được xếp lại, cất vào dãy tủ tường cùng quần áo khiến cho căn phòng trở nên rộng rãi thoái đãng hơn. Ngủ trên chiếu cói người ta có cảm giác gần gũi với chất liệu mang hơi thở của hương đồng gió nội và vẻ đẹp mềm mại cũng như sự tiện ích “ấm về mùa đông, mát về mùa hè” của nó. Bước khỏi bậc cửa là lên chiếu (Tatami) nơi nghỉ của người Nhật. Khi vào nhà giày dép được để ngay lối ra vào cửa chính để không vấy bẩn lên chiếu cói trang nhã.
Người Nhật chuyên sử dụng loại cửa kéo hoặc bức màn kéo (fusuma) có vẽ những bức họa nổi tiếng để phân chia không gian giữa các phòng. Chỗ trang trọng trong ngôi nhà dành đặt bàn thờ gia tiên. Những cánh cửa nặng bằng gỗ có thể đóng lại ban đêm hoặc khi thời tiết khắc nghiệt.
Các cửa sổ và các vách ngăn trong ngôi nhà kiểu truyền thống đều được làm bằng loại giấy ShoJi được chế từ vỏ cây Kozo (tương tự như vỏ cây Dó ở Việt Nam) có chất lượng cao nên rất bền đẹp, thoáng khí, giữ được độ ẩm và không bị ố vàng dưới ánh mặt trời.
Buổi tối, những ô cửa phủ giấy ShoJi hắt lên thứ ánh sáng huyền ảo chẳng khác những chiếc lồng đèn treo trước cửa hiên nhà.
Trong ngôi nhà người Nhật đầy đủ các tiện nghi hiện đại: video, máy tính, bếp ga, lò vi sóng, máy điều hòa, tủ lạnh v.v…
“Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ”, người Nhật không cần khóa cửa ngôi nhà của mình dù gần đường qua lối lại vì tình hình an ninh ở Nhật rất tốt.
Với người Việt đã quý trọng và thân quen nhau thì không thể không mời nhau đến nhà chơi và ăn bữa cơm thân mật. Còn người Nhật lại khác, họ thường giải quyết các mối quan hệ ấy ở một nhà hàng, khách sạn do hai bên thỏa thuận lựa chọn.
Láng giềng kề cận không bao giờ sang nhà nhau chơi, nếu cần việc gì thì qua điện thoại, hoặc đứng bên hàng rào, ngoài cửa nhà nói chuyện.
Phải chăng họ muốn giữ “thế giới riêng” trong ngôi nhà của mình?
Ngày cũng như đêm, nếu các nhà ga, bến tàu lúc nào cũng nhộn nhịp tấp nập thì các khu chung cư và phố xá ở Nhật hết sức êm đềm, tĩnh lặng đến nỗi bạn sẽ tưởng mình đi lạc vào khu an dưỡng nào đó.
Người Nhật có thói quen đi nhẹ nói khẽ ngay trong sinh hoạt gia đình nên họ đi đâu không ai rõ, về không ai hay. Phải chăng đó là sự ý tứ, kín đáo không muốn “khua chuông gõ mõ” ảnh hưởng đến người xung quanh?
Nhiều khi quên mất mình đang sống ở Nhật nên cứ nói cười thoải mái theo tính cách “bẩm sinh” của người Việt rồi bỗng giật mình, tất cả “Suỵt! Suỵt!” nhắc nhau giảm bớt volum”. Kể ra cũng “ấm ức” khi phải kiềm chế giọng điệu ở mức thầm thì nhưng đành vậy, nhưng nhập gia tùy tục mà, nếu mình làm khác sẽ cảm thấy lạc long và có lỗi với mọi người nơi đây.
Để “xả hơi” cho bõ những ngày phải “im hơi lặng tiếng” ở Nhật những khi quá cảnh ở sân bay Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, đoàn Việt Nam được dịp gọi nhau í ới và cười nói oang oang.
Những ngày ở Nhật chúng tôi thường thấy cảnh: sáng sớm và chiều tà những cụ ông, cụ bà dắt chó đi dạo và cho chó đi “giải quyết nỗi buồn” ở ngoài đường. Ai cũng cầm một túi ni lông và cái xẻng nhỏ xíu để khi chó “bậy” ra là hót phân vào đó rồi đem bỏ vào thùng rác gia đình để khỏi làm ô nhiễm môi trường công cộng.
Con cháu đi làm, đi học cả ngày có khi còn ở xa ông bà cha mẹ nên tuổi già các cụ ông cụ bà chỉ có con chó bên cạnh cho đỡ vắng vẻ cảnh nhà. Dư thời gian các cụ coi việc chăm sóc chó là một thú vui. Có cụ chăn dắt 2 - 3 con chó. Và cũng lạ thật, chó ở Nhật nuôi nhiều nhưng rất ít khi chúng tôi nghe chúng sủa dù không đeo rọ mõm. Chúng trông thật đáng yêu với bộ long cắt tỉa cầu kỳ và lúc nào cũng sạch sẽ. Con chó là sinh vật tô điểm thêm vẻ ấm cúng và thanh bình cho ngôi nhà người Nhật.
Trương Thị Kim Dung
Phụ nữ Thủ đô
Những khoảnh khắc năm mới 2012 trên khắp thế giới
Submitted by nlphuong on Sun, 01/01/2012 - 09:44(ICTPress) - Đông đảo mọi người trên khắp thế giới đã chào đón năm mới bằng những cách thức vui nhộn và các màn pháo hoa rực rỡ và lung linh.
(ICTPress) - Đông đảo mọi người trên khắp thế giới đã chào đón năm mới bằng những cách thức vui nhộn và các màn pháo hoa rực rỡ và lung linh.
Rất đông mọi người tập trung ở quảng trường Thời đại ở New York chờ đón năm mới, một trong những bữa tiệc năm mới lớn nhất trên thế giới. |
Những phụ kiện cho năm mới được bán ở quảng trường Thời đại, New York |
Hàng ngàn người từ khắp nơi trên thế giới đổ về quảng trường Thời đại vào dịp đón năm mới 2012 |
Bức ảnh chụp cảnh hoàng hôn ở quảng trường Thời đại |
Mọi người tập trung ở quảng trường Thời đại chờ đón năm mới 2012 |
Rất đông công chúng xem pháo hoa ở quảng trường Đỏ, Moscow, Nga |
Pháo hoa trên sông Yenisei trong lễ chào đón năm mới ở thành phố Krasnoyarsk, Siberi |
Pháo hoa chào đón năm mới trên bầu trời Singapore |
Khoảng 20.000 quả bóng cầu ước may mắn trên vịnh Marina để chào đón năm mới ở Singapore |
Một người nông dân bắn những quả bóng đá nhỏ từ những thùng sữa nhỏ cũ kỹ để chào đón năm mới ở Achterhoek, Hà Lan |
Pháo hoa chào đón năm mới ở Dataran Merdeka ở Kuala Lumpur, Malaysia |
Trình diễn pháo hoa ở cầu cảng Sydney chào đón năm mới 2012 |
Ngắm pháo hoa trước tượng đài Độc lập ở Jakarta, Indonesia |
Những bạn trẻ chụp ảnh vui nhộn trước thiết kế số 2012 ở đường phố Jarkata, Indonesia |
Những em học sinh của trường tiểu học Jiujiang, tỉnh Jiangxi, Trung Quốc trình diễn những chiếc đèn lồng có số 2012 |
Bức ảnh thể hiện hình ảnh mặt cười và những chữ số 2012 ở các thành phố Hong Kong, London, Brussel, Paris và Cairo |
Hình ảnh Cairo được trang trí số 2012 |
Trẻ em của những người nhập cư trình diễn một chiếc thiệp khổng lồ với những hy vọng năm mới đến cho bố mẹ những người lao động |
Giao dịch Peter Tuchman đeo chiếc kính “2012” để chào đón tiếng chuông kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2011 trên sàn chứng khoán New York |
Chào đón năm mới ở Abu Dhabi |
Pháo hoa thắp sáng bầu trời London và đồng hồ Big Ben |
Những người tham dự lễ đón năm mới ở đại lộ Champs Elysees, Paris, Pháp |
Lễ đón năm mới ở Madrid, Tây Ban Nha với một băng rôn lớn “Cuộc cách mạng hạnh phúc 2012” (2012 Happy Revolution) |
Một con rồng khổng lồ được trưng bày để chào đón năm mới gần làng biên giới Panmunjom (DMZ) chia tách hai nước Triều Tiên kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên tại đình Imjingak ở Paju, Hàn Quốc |
Nghệ sỹ người Ấn Độ Harwinder Singh Gill đã sáng tạo chữ “Chúc mừng năm mới 2012” từ 250 lá cờ nhỏ của nhiều nước khác nhau |
Ảnh: Xinhuanews, Reuters, Russia, CNN, AP
7 lý do để yêu thích mùa Đông ở Hàn Quốc
Submitted by nlphuong on Thu, 29/12/2011 - 11:13(ICTPress) - Câu cá dưới băng, thực phẩm đường phố nóng hổi vào mùa đông, spa ở nơi nhiều tuyết… là những điểm thú vị hấp dẫn bạn đến với mùa Đông Hàn Quốc.
(ICTPress) - Câu cá dưới băng, thực phẩm đường phố nóng hổi vào mùa đông, spa ở nơi nhiều tuyết… là những điểm thú vị hấp dẫn bạn đến với mùa Đông Hàn Quốc.
1. Thưởng thức món ăn đường phố vào mùa đông
Tất cả những gì bạn cần lúc này là những món ăn ấm nóng |
Thức ăn đường phố có quanh năm nhưng có một số món chỉ có trong những tháng trời trở lạnh. Đó là khoai tây ngọt và hạt dẻ.
Mùa đông ở Seoul sẽ không như nhau nếu không có vẻ đẹp của những củ khoai ngọt nướng có ở khắp các phố và tàu điện ngầm, hoặc những hạt dẻ đang được nướng trên những vỉ than hồng.
Những món ăn này rất rẻ, có lợi cho sức khỏe, thiếu chút muối, đường và dầu của các món ăn đường phố khác như hotteok và tteokbokki.
Ban có thể thường xuyên tìm thấy những người bán thức ăn đường phố xung quanh bến đỗ tàu điện ngầm ở Seoul hoặc những quận cũ của Seoul như Jongno, Jonggak và Insadong.
2. Trượt tuyết ở công viên Everland
Công viên giải trí Everland đã thay đổi để phù hợp với thời tiết mùa Đông, với một ngọn đồi lớn để trượt tuyết là Snow Buster (bữa tiệc tuyết). Everland có đường trượt, tuyết và xe trượt tuyết.
Ngoài ra, công viên còn có những sự tiện lợi khác cho những người không thích ra ngoài trời rét như những phòng nóng bán đồ ăn nhẹ và cầu nâng hình ống, giảm thời gian cho người đi lại khó khăn.
Một số người cưỡi xe một mình, một số khác đi cùng trẻ em nhưng đều hứng thú ở Snow Buster |
Trước khi có cầu nâng này, mọi người phải đi bộ ra đằng sau đường trượt bằng xe trượt tuyết. Hiện nay họ có thể đặt xe trượt tuyết trên cầu thang nâng và phóng lên trong khi vẫn ngồi trên xe trượt. Bạn có thể nghĩ cầu nâng này như là một phương tiện vận chuyển”, đại diện trung tâm dịch vụ chăm sóc khách hàng của công viên cho biết.
Ngoài phí vào cửa, bạn không phải trả thêm khoản phí nào nữa.
3. Trượt tuyết, trượt tuyết và trượt tuyết
Đối với một đất nước 70% là đồi núi, trượt tuyết là cách để tận dụng ưu điểm khi thời tiết giá rét đến độ bạn không muốn làm gì.
Khu trượt tuyết lớn nhất gần Seoul là khu Bearstown, một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết ở Gyeonggi-do, chỉ mất 50 phút lái xe từ Seoul.
Bạn có thể trượt tuyết đến 4 giờ sáng |
“Chúng tôi có 11 đường trượt và có thể tự tin về diện tích bề mặt, chúng tôi cũng là khu nghỉ dưỡng trượt tuyết lớn nhất ở Seoul”, Trưởng đại diện truyền thông Lee Jeong-hoon cho biết.
Đường trượt luôn sẵn sàng vào các khung thời gian từ 9 giờ sáng đến 4 giờ 30 chiều và 6 giờ 30 chiều đến 4 giờ sáng.
4. Lễ hội câu cá trên băng
Trong khi suy nghĩ đi thoải mái trên phần sông với một vài lớp băng giữa bạn và tầng nước đóng băng phía dưới có thể một chút khó chịu, một chút rủi ro tối thiểu, ngay khi bạn đọc được những cảnh báo phù hợp.
Thậm chí nếu bạn không thích câu cá, câu cá trên băng rất thú vị |
Pyeongchang, Gangwon-do sẽ tổ chức lễ hội cá hồi hồng Pyeongchang lần thứ 6 ở sông Odae gần núi Odae từ 22/12 đến 5/2.
Riêng địa điểm này đã cho phép bạn nghỉ ngơi. Băng ở đây đã được kiểm tra về độ an toàn. Băng dày tới 40 cm và không có nguy cơ bị tan hay bị nứt ra.
Những người mới câu ở đây có thể ban đầu chưa bắt được con cái nào. Câu cá trên băng bản thân không khó và những người hướng dẫn lễ hội sẽ giúp bạn.
Nếu bạn may mắn bắt được cá bạn có thể mang đến các nhà hàng ngay cạnh. Với 3.000 won họ sẽ giúp bạn tẩm muối và nấu hoặc làm gỏi.
5. Trượt băng ngoài trời
Trượt băng là không phải là một môn thể thao mùa đông cần thiết. Nhưng trượt băng ngoài trời là có thể.
Ấn tượng Kim Yu-na trên sân băng kỳ diệu |
Và điều này sẽ làm nên sự khác biệt: một sân băng trong nhà trơn tuột và vô trùng cho các vận động viên khác với hoạt cảnh mùa đông đẹp với những ánh sáng nhẹ cho ngày hẹn hò đầu tiên.
Tất cả điều bạn muốn cho Giáng sinh là một chút âm nhạc? Bạn sẽ có |
6. Những buổi hòa nhạc Giáng sinh
Ở Hàn Quốc, Giáng sinh tất cả là dành cho các cặp đôi, chứ không phải là gia đình. Trong những năm gần đây, các buổi hòa nhạc đã trở thành một sự kiện không thể thiếu cho những cặp đôi hẹn hò vào đêm Giáng sinh và Giáng sinh.
“Chúng tôi thấy rất nhiều cặp đôi đến các buổi hòa nhạc Giáng sinh. Chủ đề Giáng sinh cũng rất tuyệt vời cho các nhạc sỹ để sử dụng trong các buổi hòa nhạc. Tôi thường xuyên rất bận rộn vào dịp này trong năm”, Ha Hyoung-ju, tay trống cho các ca sỹ nhạc Pop Hàn Quốc như Rain, Lee Hyori, 2AM và Dynamic Duo
7. Tắm nóng tại spa khi có tuyết
Không có điều gì hấp dấn như việc được bơi lội như giữa mùa hè và ngâm mình trong một bể nước nóng giữa mùa đông lạnh giá.
Spavis, một công viên nước ở Asan, kết hợp nước đậm chất khoáng, làm tăng cường sinh lực của suối nước nóng tự nhiên với những bể mới, những khoang nước và bồn tắm hơi.
Một số công viên nước thậm chí tuyệt vời hơn vào mùa Đông |
Bỏ qua thời gian cao điểm, khi những đứa trẻ vào mùa Đông vượt qua những đám đông ùa vào những khoang nước.
Bảo Ngọc
Theo CNNGo
Ăn gì ngon ở Nha Trang?
Submitted by nqmhien on Tue, 27/12/2011 - 13:45(ICTPress) - Bạn định tiêu tiền triệu cho món ăn hay vài trăm ngàn đồng hoặc chỉ vài chục ngàn đồng? Bạn muốn ăn hay là thưởng thức ẩm thực trong khung cảnh thực sự của nó? Đừng lo lắng, bởi mùa nóng hay mùa lạnh, Nha trang đều có những đặc sản phù hợp với thời tiết, không gian và... túi tiền của bạn! Còn ngại ngần chi nữa, nào hãy lên đường.
Tiết canh tôm hùm
Ở Nha Trang, hàng đêm đi dọc đường Trần Phú lên phía bắc sẽ thấy ngoài khơi rực rỡ những chùm đèn như một khu phố nổi trên biển. Cứ mỗi thuyền lại có một cụm ba chiếc đèn ống sáng rực, đó là những chiếc thuyền câu mực và câu tôm hùm giống. Tôm hùm giống được nuôi rồi trở thành mặt hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và trong nước. Đó là một món đặc sản chính hiệu Nha Trang bởi thời tiết, khí hậu, địa hình và đặc biệt là biển nơi đây rất phù hợp cho việc nuôi tôm hùm. Khỏi phải nói rằng tôm hùm ở Nha Trang rất sẵn và giá rẻ hơn nơi khác, thậm chí vào mùa hè, tôm hùm đựng trong những chiếc hộp xốp có đá giữ lạnh được bày bán ngay trên bãi biển, có thể mua về hoặc nếu có nhu cầu ăn tại chỗ thì cũng sẽ được phục vụ. Tuy nhiên không có gì đảm bảo về chất lượng của những chú tôm hùm đã qua đông lạnh như thế, và nếu được mời chào với giá quá rẻ thì xin bạn hãy nhớ đến câu "tiền nào của nấy".
Tiết canh tôm hùm |
Muốn ăn tiết canh tôm hùm không dễ như thế. Trước hết là để đánh được tiết canh thì chú tôm hùm đó phải vẫn còn sống, ngoe nguẩy được những chiếc râu và màu sắc phải thật tươi tắn. Các chú tôm đã vào hộp xốp đông lạnh hay những chú "tôm ngất” thì không thể ứng cử cho món tiết canh. Bước tiếp theo là cần một đầu bếp có thể làm món tiết canh này. Cũng giống như các nhà hàng hải sản ở Hà Nội hay Sài Gòn, không có nhiều đầu bếp biết làm món tiết canh tôm. Chắc đây là món khó và thể hiện đẳng cấp của đầu bếp cũng như của nhà hàng bởi nếu làm không khéo món tiết canh sẽ bị hỏng, mà nếu gặp vị khách khó tính nhất định đứng lên không chịu ăn món khác từ con tôm đó thì nhà hàng sẽ mất ngay tiền triệu. Tuy thế nếu thực sự muốn ăn tiết canh tôm hùm thì bạn nên đi theo chiều ngược lại quy trình chế biến: tức là trước hết phải tìm nhà hàng có đầu bếp biết làm món này, sau đó đầu bếp sẽ giúp bạn chọn một chú tôm tươi tắn phù hợp nhất cho việc đánh tiết canh và túi tiền của ban. Hãy yên tâm rằng nếu nhà hàng không có đầu bếp biết làm món tiết canh tôm hùm hoặc hôm đó đầu bếp này vắng mặt thì họ sẽ từ chối ngay đề nghị của bạn bởi họ chẳng muốn dễ dàng đánh mất tiền triệu. Tôi đã hỏi tới ba nhà hàng hải sản rất khang trang nhưng họ đều từ chối và mọi chỉ dẫn tiếp theo cùng hướng đến một nhà hàng có đầu bếp biết làm món tiết canh tôm hùm. Quả thật không phụ công tìm tòi khám phá, món tiết canh tôm hùm có hương vị thật đặc biệt. Chính giữa chiếc khay lớn được trang trí cầu kỳ đẹp đẽ bởi rau thơm, chanh, khế, ớt, gia vị... là một chiếc đĩa nhỏ xinh có thể đặt vừa trong lòng một bàn tay và trong đó chính là món tiết canh tôm hùm mà bạn yêu cầu. Không giống bất kỳ món tiết canh nào khác, tiết canh tôm hùm không có màu đỏ mà trong và có màu trắng ngà như một miếng thạch rau câu. Chậm rãi nhấm nháp giữ trên đầu lưỡi cái hương vị ngọt mát đặc biệt riêng có của tiết tôm, cái ngọt bùi của nhân tôm, cái thơm thơm của gia vị và thêm một chút chát dịu của ly vang trắng... hương vị món ăn này sẽ khiến bạn khó quên.
Cua Huỳnh đế
Có lẽ cua Huỳnh đế là một đặc sản riêng có của biển Nam Trung bộ. Ở những bãi biển phía Bắc như Hạ Long, Sầm Sơn, Cửa Lò... rất dễ mua cua và ghẹ nhưng hỏi cua Huỳnh đế thì luôn luôn gặp những cái lắc đầu. Khác với cua và ghẹ thông thường, cua Huỳnh đế có phần thân rất to nhưng càng và chân ngắn tủn nên nhìn kỹ và khéo liên tưởng thì những chú cua Huỳnh đế có hình dáng hơi giống chiếc vương miện. Có lẽ do hình dáng mà loại cua này được đặt cái tên sang trọng là cua Hoàng đế, mà từ vài trăm năm trước ở phía nam phải gọi chệch thành Huỳnh đế để kiêng húy tên chúa Nguyễn Hoàng. Vào thời gian trước và sau giải phóng miền Nam, cua Huỳnh đế không phải là món ăn được ưa chuộng và không có tên trong thực đơn của các nhà hàng. Nhiều người kiêng ăn cua Huỳnh đế, đặc biệt là ngư dân vì cua Huỳnh đế được xem như một loại vua của biển cả, một số ngư dân khi đánh bắt được Huỳnh đế thì gỡ ra thả xuống biển. Vào những năm tiếp theo, thời bao cấp thực phẩm khó khăn thiếu thốn nên cua Huỳnh đế có mặt tại các cửa hàng quốc doanh, dần dà có nhiều người ăn và bây giờ trở thành một món đặc sản trong các nhà hàng. Thực ra thì thịt cua Huỳnh đế không chắc thơm ngon hơn thịt cua gạch nhưng có lẽ nó hấp dẫn bởi cái tên và giá cả cũng không chênh nhau là mấy, cùng với việc ngày càng có nhiều thực khách mơ giấc mộng đế vương (mà chỉ với vài trăm ngàn đồng) nên nhờ đó mà các nhà hàng có thêm cơ hội.
Cua Huỳnh đế |
Bánh căn
Lần đầu được rủ đi ăn bánh căn tôi cứ nghĩ chắc là bánh canh Nam Bộ, ra đến miền Trung phát âm thành bán căn, nhưng không phải; bánh căn là một món ăn cổ truyền của người Chăm, nó thực sự đậm đà về hương vị và hấp dẫn bởi cách thức chế biến truyền thống. Nếu muốn khám phá cảm giác thú vị về ẩm thực của một dân tộc nào đó thì cần có cả không gian phù hợp; bởi vậy mặc dù ở trung tâm Nha Trang cũng có vài quán bán bánh căn nhưng muốn giới thiệu món ăn một cách đúng điệu nên cô bạn tôi không ngại ngần chạy xe thẳng về hướng Tháp Bà PoNagar. Theo đúng kiểu khách quen, cô bạn tôi dừng ô tô sát lề đường rồi cả hai xà xuống một quán bánh căn ngay bên hè. Vòm trời đã ngả màu tối sẫm, gió từ biển thổi vào hay gió sông Cái thổi ra hoặc từ đỉnh Tháp Bà thổi xuống thì đều mang theo chút se lạnh, một lò than hồng to tướng đỏ rực khiến thực khách có ngay cảm giác ấm áp dễ chịu. Trên chiếc hỏa lò cũ kỹ là những cái đĩa gốm thô màu đất nho nhỏ, thực ra chúng giống những chiếc nắp ấm hơn là đĩa bởi có núm cầm. Cô bán hàng vừa thoăn thoắt đổ những muôi bột nước vào những cái nắp vừa hỏi chúng tôi ăn bánh căn trứng hay bánh căn mực, tất nhiên là phải nếm cả hai rồi. Trong chốc lát, những miếng bánh tròn nhỏ nhắn vàng ươm đã được bày ra trước mắt, đó là bánh căn trứng có vị bùi thơm khá ngon và lạ. Món bánh căn mực được đưa ra sau, một chú mực ống xinh xắn nằm vừa vặn trên mặt miếng bánh tròn nhỏ nhắn trắng ngà. Wow, thật ngon mắt và ngon miệng. Vị bùi béo của bột bánh nóng hổi quện với vị ngọt của món mực tươi mềm mà giòn lạ, lại thêm món xoài xanh giầm mắm... Cô bán hàng tên Lan đon đả giới thiệu nguồn gốc món bánh này là của người Chăm và nhanh nhảu lấy cho chúng tôi xem những cái nắp gốm đang dùng làm khuôn đổ bánh. Lan khá trẻ chỉ trạc ngoài ba mươi tuổi ấy thế mà đã có thâm niên bán bánh căn ở nơi này từ hơn mười năm nay. Món ẩm thực dân dã này quá ngon khiến chúng tôi ăn hết đĩa này sang đĩa khác và thấy ngon hơn khi trả tiền chưa đến một trăm ngàn cho cả hai suất ăn! Nếu những cái bánh này nằm trong thực đơn của một khách sạn nào đó ắt hẳn giá tiền sẽ được nhân thêm vài lần, nhưng rất có thể nhân viên phục vụ sẽ mang tới bàn ăn những chiếc bánh căn đã được làm từ chiếc khuôn nhôm đặt trên bếp ga và thực khách ăn mà không được biết về xuất xứ của nó. Ăn, mà chưa phải là thưởng thức, chắc gì có được cảm giác thú vị như khi nếm món ăn làm theo lối cổ truyền ngay dưới chân ngôi đền thờ huyền thoại nơi sông và biển gần kề...
Bánh căn |
Hiền Minh
Nước Mỹ - từ Đông sang Tây (Kỳ 2)
Submitted by nqmhien on Mon, 26/12/2011 - 06:54Kỳ 2: Philadelphia và chiếc chuông nứt
(ICTPress) - Từ New York, trên đường đến Washington DC, chúng tôi ghé thăm Philadelphia. Đây là cố đô của Hoa Kỳ. Địa điểm tham quan đầu tiên ở thành phố này là nơi đặt quả chuông tự do.
Chuông tự do là một trong những biểu tượng của nền độc lập của Hoa Kỳ. Theo lời giới thiệu của các hướng dẫn viên du lịch, cũng như thông tin bạn có thể đọc thấy ở Wikipedia, quả chuông này được đặt mua từ Công ty “Lester và Pack”, nay là "Whitechapel Bell Foundry", tại Luân Đôn, Anh Quốc vào năm 1752, và được đúc với huyền thoại - một câu thơ: "công bố tự do trên khắp xứ sở với toàn thể dân chúng sinh sống trên đó".
Tọa lạc tại Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, quả chuông này đã được người ta rung lên để đánh dấu sự ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ vào ngày 08 tháng 7 năm 1776. Chuông được treo nhiều năm trong gác chuông của Nhà tiểu bang Pennsylvania (nay gọi là Nhà Độc lập); chuông được sử dụng để triệu tập các nhà lập pháp cho các phiên họp và để báo cho các công dân đến các cuộc họp công cộng. Trong những năm 1830, chuông đã được chọn làm biểu tượng cho chủ trương xoá bỏ chế độ nô lệ, mọi người gọi nó là chiếc "Chuông Tự do".
Chuông tự do ở Philadelphia |
“Nhưng tại sao quả chuông lại bị nứt?”. Đó là câu hỏi của các cháu nhỏ và cũng là câu hỏi chung của hầu hết khách đến tham quan. Câu trả lời từ các hướng dẫn viên là: Ban đầu chuông này bị nứt khi lần đầu tiên sau khi đến Philadelphia, và đã hai lần được đúc lại bởi những người thợ địa phương là John Pass và John Stow.
Tuy nhiên, việc giải thích của các hướng dẫn viên du lịch dường như chưa phải là câu trả lời đủ chính xác cho câu hỏi về cái sự nứt của chuông. Bởi lẽ chiếc chuông không phải là quá lớn và việc sửa chữa hàn gắn xóa đi vết nứt có lẽ không phải là quá khó đối với những người thợ lành nghề dù hành nghề cách đây hàng trăm năm. Nhưng người ta vẫn để lại vết nứt trên chiếc chuông. Phải chăng đó cũng là một thông điệp gửi tới muôn đời sau những câu hỏi về ý nghĩa của tự do:
- Không có sự tự do nào là thực sự trọn vẹn?
- Có quá nhiều người đã đến đánh chuông để mong cầu tự do nên nó phải nứt?
- Có tự do nào mà không phải trả giá?
Đứng trước chiêc chuông nứt này chúng tôi liên tưởng đến quả địa cầu tại sân tòa nhà Liên hợp quốc ở New York mà chúng tôi vừa đến thăm chiều qua - nó cũng được thiết kế chế tạo ở dạng một quả địa cầu nứt vỡ, gần đó là mô hình một nòng súng bị uốn cong và thắt nút.
Dù là câu hỏi hay câu trả lời như thế nào thì chiếc chuông tự do ở Philadelphia vẫn là một chiếc chuông nứt và tại các cửa hàng lưu niệm trên các con phố đi bộ hay tại các sân bay bờ Đông và bờ Tây Hoa Kỳ, tất cả những chiếc chuông tự do xinh xắn được bán làm quà lưu niệm đều được mô phỏng theo mẫu chiếc chuông nứt này.
Kỳ sau: Lịch lãm Washington DC
Anna Nguyễn
Lung linh những con tem Giáng sinh 2011
Submitted by nlphuong on Fri, 23/12/2011 - 17:12(ICTPress) - Chỉ còn 1 ngày nữa là đến Giáng sinh, chúng ta hãy cùng điểm những con tem lung linh sắc màu được Bưu chính các nước phát hành dịp Giáng sinh năm 2011.
(ICTPress) - Chỉ còn 1 ngày nữa là đến Giáng sinh, chúng ta hãy cùng điểm những con tem lung linh sắc màu được Bưu chính các nước phát hành dịp Giáng sinh năm 2011.
Tem Tết âm lịch và Tem mừng giáng sinh là 2 đề tài tượng trưng cho 2 nền văn hoá phương Đông và phương Tây và là 2 loại tem bán chạy nhất thế giới trong các dịp lễ tết và năm mới. Mọi người mua tem để gửi thư, để tặng nhau như một món quà nhân dịp Lễ Giáng sinh và đầu năm mới.
Chỉ còn 1 ngày nữa là đến Giáng sinh, chúng ta hãy cùng điểm những con tem lung linh sắc màu được Bưu chính các nước phát hành dịp Giáng sinh năm 2011.
Năm nay Bưu chính Úc phát hành một bộ tem gồm hai con tem với chủ đề tôn giáo và ba con tem về những chi tiết hơn của ngày Giáng sinh.
Hai con tem tôn giáo rất đẹp thể hiện hai phần quan trọng của câu chuyện của kinh thánh. Trong con tem giá mặt 55 cent đức mẹ đồng trinh Mary mặc áo choàng xanh truyền thống, nhìn dịu dàng Jesus mới sinh. Con tem có giá 1,50 USD thể hiện hình ảnh ba vị vua hay những người đàn ông thông thái, Caspar, Melchior và Balthazar, đang hành hương từ phía Đông đến Bethlehem để cầu nguyện Chúa hài đồng. Các vị vua đều mặc áo choàng dày thể hiện vị trí hoàng gia. Ngoài ra, bạn có thể nhìn thấy ngôi sao chỉ đường trên con tem này.
Ba con tem còn lại là một lựa chọn khác cho những ai kỷ niệm mùa lễ giáng sinh nhưng thích khía cạnh không phải tôn giáo. Người dân Úc và nhiều nước xác định Giáng sinh là đi cùng với cây Noel và sự háo hức khi mở những món quà được gói rất chu đáo vào sáng ngày Giáng sinh. Ngôi sao Giáng sinh dành để trang trí là một ngôi sao sáng mà những người đàn ông thông thái đi theo từ phía Đông.
Trong khi đó, nhiều năm qua Bưu chính Mỹ đã phát hành những con tem Giáng sinh truyền thống mang hình ảnh Đức mẹ Madonna và đứa bé (Modonna and Child). Con tem Giáng sinh cho năm 2011 thể hiện một chi tiết là từ bức tranh của họa sỹ Italia Raphael có tên Madonna của Candelabra. Bức tranh hình tròn này từ năm 1513 và hiện nay nằm trong bộ sưu tập của bảo tàng nghệ thuật Walters ở Baltimore, MD.
Năm 1508, Raphael được Giáo hoàng Julius II mời tới Rome, tại đây ông đã dành 12 năm cuối của cuộc đời ngắn ngủi trong sự thăng hoa của nghề nghiệp. Những kiệt tác ông sáng tạo nên tại Rome gồm trong đó có bức tranh được sử dụng cho con tem này.
Nghệ thuật của con tem này chính là chi tiết của bức tranh, đó là bức ảnh nguyên gốc được cúp cho vừa định dạng của con tem.
Bộ tem về những quả bóng ngày lễ và bức họa Madonna của Candelabra được phát hành là những con tem vĩnh cửu rất phù hợp cho cước phí tem hạng 1 giá 1 ounce vĩnh viễn.
Ở New Zealand, Giáng sinh là thời điểm dành cho bạn bè và gia đình, và thường phản ánh ý nghĩa đích thực của của Giáng sinh - sự sinh ra của chúa Jesus. Con tem Giáng sinh 2011 thể hiện năm con tem có keo dính được minh họa khá cầu kỳ thể hiện những khoảnh khắc quan trọng trong câu chuyện mô tả chúa Giáng sinh ra đời. Mỗi con tem mang hình thoi độc đáo và có đặc điểm in vàng kim, tạo nên cảm giác lễ hội cho bộ tem.
Tem giáng sinh của Tây Ban Nha cũng thể hiện lại những tác phẩm trong quá khứ và hiện tại. Bộ tem Giáng sinh năm nay gồm hai con tem thể hiện tượng gia đình chúa Jesus và Jesus bắt đầu chập chững đi của họa sỹ Tây Ban Nha Luisa Roldán (1654 - 1704), trong khi đó con tem thứ 2 thể hiện phiên bản tân cổ điển của gia đình Chúa Jesus của họa sỹ J. Carrero.
7 con tem Giáng sinh 2011 của Vương quốc Anh mỗi con tem lại thể hiện 1 hình ảnh lấy cảm hứng từ những miêu tả sự chào đời của chúa Jesus trong Phúc âm Luke và Matthew.
Bưu chính Ireland (An Post) ngày 10/11/2011 đã phát hành một cặp tem Giáng sinh. Những con tem này được thiết kế theo định dạng tem cuộn, thể hiện hình ảnh về những đồ vật trang trí được treo lên cây thông Giáng sinh. Cũng như 1 con tem Úc, một con tem của Ireland cũng thể hiện những quả bóng bay nhiều màu sắc. Con tem thứ hai thể hiện những ngôi sao Giáng sinh. Biểu tượng ngôi sao thường đi liền với ngày Giáng sinh, khi ba nhà thông thái được truyền cảm hứng bởi một ngôi sao dấn tới Bethlehem, nơi chúa Giáng sinh ra đời.
Nguyễn Hoàng
Phiêu trên đỉnh Mẫu Sơn
Submitted by nlphuong on Thu, 22/12/2011 - 06:57(ICTPress) - Cảm giác thật là lạ, lạnh nhưng không buốt và không run lẩy bẩy như ở dưới xuôi mà như bay lên và trôi nhè nhẹ trong làn mây mù huyền ảo. Đứng trên đỉnh, bạn sẽ có cảm giác như cầm nắm được và chạm nhẹ tay lên mây, con đường ngoắt nghéo lên núi, từng lá cây ngọn cỏ…
Giữa tuần, cô bạn đồng nghiệp í ới “Cuối tuần này đi phượt Mẫu Sơn, chị ơi!”. Không phải chần chừ lâu, tôi quyết định đồng ý ngay.
Mẫu Sơn thuộc vùng núi cao của hai huyện Cao Lộc và Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 30 km về phía Đông, nằm trên đỉnh núi có độ cao 1.541 m so với mặt nước biển và được gọi là “Đệ nhất hùng quan” phía Bắc. Gần 100 năm trước người Pháp đã đặt chân lên và biến Mẫu Sơn thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng như Sa Pa, Đà Lạt hay Tam Đảo. Vài năm gần đây, Mẫu Sơn được nhắc đến nhiều trên truyền hình trong chương trình Dự báo thời tiết và những người ưa thích du lịch, khám phá bởi vào mùa Đông có băng.
Tôi biết đi vào lúc này Mẫu Sơn chưa có băng nhưng có gì đâu, thích là lên đường thôi. Đã một thời gian không phượt bằng xe máy nên cảm giác phấn chấn và mong đợi. Trang bị quần áo, mũ, bịt tai, găng tay… như gấu bông và sáng sớm cuối tuần, khi cả khu tập thể đang say giấc, tôi nhanh chóng ra khỏi nhà và “xế” đã đợi sẵn.
Hẹn hò online cả mấy ngày, cuối cùng cả đoàn 18 người đã offline tại Ciputra và thẳng tiến về phía Bắc sau khi người người đã ấm bụng phở, ngựa cũng chặt bụng xăng. Cuối cùng, mỗi xe không quên dán logo “Du hý” ở đuôi xe để dễ bám sát nhau.
Kỳ thú Mẫu Sơn
Chúng tôi lên đỉnh Mẫu Sơn khoảng 4 giờ chiều sau khi đi 15 km đường đẹp từ thành phố Lạng Sơn và 15 km đường ngoắt nghéo để lên núi Mẫu Sơn. Trước khi lên đến đỉnh chúng tôi dừng xe tại một nhà hoang giữa đồng cỏ ngả nâu vàng khô theo thời tiết lạnh. Ngôi nhà hoang không còn nóc chẳng biết có từ bao giờ chỉ còn trơ lại mấy bức tường xù xì, cũ kỹ. Trong khung cảnh đó là một con ngựa đang gặm cỏ và đôi lúc lại hý vang phá vỡ không gian yên ắng của miền rừng núi. Chúng tôi thi nhau chụp ảnh bên bờ tường, khung cửa và cả trên cánh đồng cỏ vàng cũ.
Ở Mẫu Sơn bất cứ trong khung cảnh nào bạn đều có thể chụp được tấm ảnh lạ cho riêng mình. Bạn hãy chuyển chế độ chụp ảnh đen trắng hoặc nâu, bạn sẽ có những tấm hình trông xa xăm, bí ẩn như chính khung cảnh Mẫu Sơn.
Đi 5 phút xe máy nữa chúng tôi lên đến nhà nghỉ, nhận phòng và đặt ba lô xuống, tôi cùng mấy bạn liền ào ra cửa để ngắm khung cảnh xung quanh. Nhiều khu nhà ở đây có từ thời Pháp và cũng khá nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang. Tất cả đều có màu nâu sậm, hoặc màu vàng cũ do thời tiết lạnh ẩm quanh năm. Trời đã tối sập xuống, chúng tôi quay trở lại nhà nghỉ để chuẩn bị cho bữa tối và hẹn tối lên đỉnh nơi có cái chòi cao nhất.
Ngôi nhà có dây leo |
Hai trong số những ngôi nhà bị bỏ hoang |
Một bác Honda 67 lúc chiều có bảo nếu trời quang chúng tôi có thể nhìn ngắm núi rừng và có thể nhìn sang bên kia Trung Quốc từ trên tháp chòi. Nhưng tối đến, trời mù sương, chúng tôi đành hẹn nhau sáng mai ngắm cảnh núi rừng.
6h sáng rồi 6h30 sáng mới dậy được vì rét, nhưng cuối cùng vẫn nhanh chóng ra khỏi chăn. Băng qua con đường lát gạch bê tông, rồi con đường mòn, chúng tôi lên đến đỉnh, gió lạnh cứ thổi từng đợt, người cứ nhẹ bẫng. Cảm giác thật là lạ, lạnh nhưng không buốt và không run lẩy bẩy như ở dưới xuôi mà như bay lên và trôi nhè nhẹ trong làn mây mù huyền ảo. Đứng trên đỉnh, bạn sẽ có cảm giác như cầm nắm được và chạm nhẹ tay lên mây, con đường ngoắt nghéo lên núi, từng lá cây ngọn cỏ… Không có bạn bè gọi xuống tôi còn muốn đứng hồi lâu để cảm thấy một miền sơn cước thật hùng vĩ và nhiều điều kỳ thú ẩn mình.
Phiêu trên đỉnh núi Mẫu Sơn |
Lúc đến và rời khỏi Mẫu Sơn được đi dưới và trên những rừng lá vàng, tôi còn cảm thấy thật tự hào về tổ quốc mình bởi hết những cánh rừng trùng điệp này lại sang cánh rừng trùng điệp khác. Đi phượt xe máy quả là hơi vất vả nhưng ở ngoài không gian rộng lớn của thiên nhiên bạn sẽ thấy được sự tự do, phóng khoáng đến vô cùng và bạn có thể dừng lại bất cứ điểm nào để ngắm cảnh núi rừng, từng nhành hoa, loài cây, thậm chí dựng xe và ngồi phệt dưới tán lá rừng, những cây thông cao vút.
Tranh thủ chớp những khoảnh khắp đẹp của núi rừng |
Những chuyện kể thêm
Hà Nội lên thành phố Lạng Sơn khoảng 154 km. Thời tiết lạnh và gió, chúng tôi đến thành phố Lạng Sơn khoảng giữa trưa. Trên đoạn đường gần tới Lạng Sơn, trong đoàn có 1 bạn nói hãy tiến lên phía trước có đội xe Honda 67 đang đợi đón đoàn. Tôi đã từng đọc đâu đó về thú chơi xe Honda 67 nhưng tới hôm nay mới mục sở thị. Cả nhóm Honda 67 khoảng 4 - 5 người “rước” chúng tôi về thành phố Lạng Sơn vào một nhà hàng ăn trưa. Tại đây chúng tôi lại gặp gỡ tiếp vài chủ nhân Honda 67 nữa. Những chiếc xe 67 xếp hàng ngoài hiên chủ yếu là những chiếc sơn mận đỏ, có chiếc chiếc màu cam và có chiếc vành xe sơn trắng. Tất cả đều sáng bóng sạch sẽ cho thấy những chủ nhân của những chiếc xe này chăm sóc “con cưng” của mình khá cẩn thận.
Sau khi cùng chúng tôi ăn một bữa trưa, những người bạn Honda 67 đã hỏi chúng tôi khá tỉ mỉ đã có nơi nghỉ trên Mẫu Sơn chưa, dự định làm gì và ăn gì và họ đã chỉ dẫn cho chúng tôi khá chu đáo như nên mua đồ ăn mang lên, gọi điện lên nhà nghỉ ở Mẫu Sơn nói phục vụ chúng tôi ăn nghỉ chu đáo và cuối cùng còn “rước” chúng tôi lên tận Mẫu Sơn. Vì sáng hôm sau họ lại xuôi Hà Nội để dự một sinh nhật nhóm Honda 67 Hà Nội đã hẹn trước nên họ không thể cùng ở lại với chúng tôi qua buổi tối.
Tôi có lẽ là người nhiều kỷ niệm nhất đoàn, cả tôi và “xế” va quệt vào vách đá sau một khúc cua ngoằn nghèo dốc cao liên tục từ 9 - 10 thậm chí có đoạn 11%, cảm giác như đang được đua xe lòng chảo. Càng số xe máy gãy và tôi được di chuyển sang một xe Honda 67 của một thành viên từ Quảng Ninh sang. Xe Honda 67 dường như không hợp với chở người vì yên xe bé tẹo nhưng cảm giác thật tuyệt vời vì được nghe lại tiếng xe bình bịch thủa nào và những cú lắc bên nọ bên kia khi cua qua những vách núi. Lúc về tôi lại có cảm giác tuyệt vời khác vì là người được “zin 3” đổ đèo.
Ngôi nhà nhỏ của người dân bên vách núi với vườn đào đỏ mọng |
Vui nhất có lẽ là thời gian chuẩn bị bữa ăn tối bên đống lửa trại. Nhiều bạn trong đoàn đã đi phượt nhiều nên đã chuẩn bị những món vừa ngon, vừa nhanh, vừa bổ và không kém phần khoái khẩu. Đó là salad Nga với táo, dưa, trứng luộc, dưa chuột muối… đã được xắt hạt lựu chỉ việc trộn với mayonaise mua sẵn. Món rau sống cũng đã được rửa sạch từ nhà và bỏ ra trộn dầu dấm. Món chính của bữa tiệc là vịt, thịt lợn và xúc xích nướng. Vịt và thịt lợn được mua ở dưới thành phố Lạng Sơn, sau đó được chúng tôi mang lên nhà nghỉ tẩm ướp với những gia vị mang theo.
Bên đống lửa bập bùng ở bãi cỏ trong không gian của núi rừng, và sau những giờ bon trên đường và chơi đùa, ai cũng đã đói meo nên tay chân nhanh hơn thường lệ, hết xiên thịt lợn, thịt vịt lại vỉ xúc xích được đưa nhanh lên mẻ than hồng. Những tảng thịt nướng chín vừa tới được bỏ ra những cái mâm và được cắt nhỏ hơn. Chỉ đủ kiên nhẫn đợi nướng được ½ chỗ thịt, chúng tôi đã bắt đầu đánh chén và không thể thiếu rượu Mẫu Sơn. Những cái bụng đói mèm bắt đầu được thỏa mãn.
Món khoái khẩu đây rồi |
Đầu năm bắt đầu bằng chuyến phượt nước ngoài và cuối năm là chuyến phượt xe máy lên vùng núi phía Bắc, tôi dường như may mắn đã thực hiện được hơn một điều mong muốn của một ai đó gửi gắm: “Mỗi năm một lần, hãy đi đến những nơi bạn chưa từng đến”.
Linh@
Những bức ảnh mê hoặc về cây cối ion hóa
Submitted by nlphuong on Wed, 21/12/2011 - 09:14(ICTPress) - Đây là những bức ảnh mê hoặc được nhiếp ảnh gia Robert Buelteman chụp nhờ hiệu ứng ion hóa lên các loài hoa và cây trên một đĩa bạc nhờ điện áp 80.000 volt.
(ICTPress) - Đây là những bức ảnh mê hoặc được nhiếp ảnh gia Robert Buelteman chụp nhờ hiệu ứng ion hóa lên các loài hoa và cây trên một đĩa bạc nhờ điện áp 80.000 volt.
Theo: www.gmw.com
Top 10 điểm đến cho Giáng sinh 2011
Submitted by nlphuong on Tue, 20/12/2011 - 06:41(ICTPress) - Giáng sinh này tại sao bạn không khám phá? Những địa điểm dưới đây có thể bổ sung một địa chỉ cho niềm vui của bạn.
(ICTPress) - Nơi nào có ông già Noel, ánh sáng rực rỡ, các chợ Giáng sinh và thậm chí cảnh chúa giáng sinh tuyệt vời nhất. Giáng sinh này tại sao bạn không khám phá? Những địa điểm dưới đây có thể bổ sung một địa chỉ cho niềm vui của bạn.
1. Nuremberg, Đức
Chợ Giáng sinh Nuremberg lung linh thu hút hai triệu khách du lịch hàng năm với một bánh xe gỗ khổng lồ Ferris được chạm khắc và hơn 180 gian hàng làm bằng gỗ bán các đồ trang trí giáng sinh thủ công mà bất kỳ ai cũng cần.
Trong suốt tháng 12, bạn có thể đeo kính mát vào ban tối |
Người lớn muốn phơi khuôn mặt với bánh bao và món nướng, trẻ con thì thích dành cả ngày ở bảo tàng đồ chơi và Bảo tàng Đường sắt Đức.
Mỗi năm khu chợ Giáng sinh ở Nuremberg được một bé gái người Nuremberg từ 16 đến 19 tuổi được lựa chọn từ một cuộc thi trực tuyến mở cửa.
2. Vienna, Áo
Thành phố lãng mạn Vienna chuyển sang mùa Giáng sinh từ giữa tháng 11 cho đến Giáng sinh với truyền thống gợi nhớ thời Trung Cổ với vẻ đẹp không thể quyến rũ hơn.
Không có nơi nào tuyệt vời cho Giáng sinh trắng hơn là vùng đất băng này |
Lễ hội Giáng sinh ở Vienna Áo được trông đợi cùng với bánh gừng (Lebkuchen), quả hạnh nướng (toasted almonds), bánh quế (waffeln), hạt dẻ ngọt (maroni), xúc xích nướng (bratwurst), và rượu vang nóng (glühwein).
3. Reykjavik, Iceland
Santas 13 (hay là Jólasveinar, có nghĩa là Yule Lads), cùng với các nhân vật trong truyện cổ tích của anh em nhà Grimm như nhân vật “liếm thìa” và “nhà tù cánh cửa” sẽ diễn ra ở thành phố này một ngày bắt đầu từ ngày 12/12 đến đêm giao thừa.
Rất lạnh lẽo nhưng sẽ tuyệt vời cùng với rượu vang nóng |
Tiếp theo là làng Giáng sinh ở Hafnarfjördur, một thị trấn không xa Reykjavik được biết đến trong truyền thuyết Iceland. Làng Giáng sinh mở cửa cuối tuần từ 24/11 đến ngày Giáng sinh. Ở Hafnarfjördur bạn có thể đi bộ và viếng thăm những ngôi nhà được cho là của những chú lùn và hàng loạt các cửa hàng.
Trên khắp đất nước Iceland sẽ có những đợt đốt pháo hoa và lửa mừng trong đêm giao thừa và đêm thứ 12 vào ngày 6/1/2012.
Lễ hội Giáng sinh ở đây diễn ra từ cuối tháng 11 đến 6/1/2012.
4. Verona, Ý
Quê hương của Romeo và Juliet chuyển sang dịp lễ hội văn hóa với ánh sáng rực hồ Garda, chợ giáng sinh dọc và xung quanh hồ, pháo hoa ở lâu đài Arco và các buổi hòa nhạc.
Hình ảnh chúa giáng sinh có thể thấy ở mọi nơi ở thành phố cổ này |
Sự náo nhiệt, các khu chợ, triển lãm, hòa nhạc và các buổi trình diễn nhà hát diễn ra suốt từ tháng 12 đến tháng 1.
Lâu đài Malcesine sẽ chuyển sang lâu đài ông già Noel cùng với những anh hề, nghệ sỹ xiếc và phù thủy thu hút khách du lịch trong khi hồ Gard sẽ trình diễn hoạt cảnh chúa giáng sinh.
Mùa Giáng sinh diễn ra suốt đến ngày 6/1/2012 và mô tả hình ảnh gia đình Holy dưới nước. Hình ảnh sẽ thu hút hơn khi những nhân vật linh thiêng sau đó thắp sáng không gian u tối.
5. Sydney, Australia
Bất cứ ai cũng cho rằng tuyết là quan trọng nhất, thế còn hát mừng Giáng sinh trên bãi biển và xuýt xoa khi uống bia lạnh?
Điều duy nhất làm bầu không khí nóng lên là nhân vật trong bộ quần áo ông già Noel |
Ở Australia, Giáng sinh diễn ra vào giữa mùa hè với nhiệt độ trung bình ở Sydney là 25oC trong suốt tháng 12.
Bãi biển Bondi sẽ tổ chức Giáng sinh phơi nắng vào ngày Giáng sinh cùng với các nghệ sỹ địa phương và quốc tế, các cuộc thi, hoạt cảnh lịch sử rực rỡ và thịt quay Assie cùng với nhiều sự kiện cộng đồng diễn ra trong toàn thành phố.
Từ 8h30 tối, toàn thành phố sẽ rực rỡ màu sắc Giáng sinh gồm cây thông Noel ở quảng trường Martin, Cục dự trữ Shannon, và các con phố và công viên xung quanh Sydney. Dĩ nhiên, bạn có thể tham dự bữa tiệc và tôm tại nhà bạn bè.
6. Mouans-Sartoux, Pháp
Foire aux Santons hay là khu chợ bức tượng nhỏ Giáng sinh ở Mouans-Sartoux là một trong những chợ lâu đời kiểu này từ năm 1802 và chủ yếu là bán quà tặng và đồ kỷ niệm đặc biệt là những bức tượng nhỏ từ những hình ảnh chúa Giáng sinh.
Bạn có thể tìm thấy thú vị riêng cho bạn |
Không chỉ có khách du lịch mua những bức tượng họ thích như là Mary, Joseph, hay chúa Jesus hồi nhỏ và mục sư và thiên thần, họ có thể đổ đến các buổi trình diễn đường phố và các hoạt động khác xung quanh chợ.
Với hơn 20 gian hàng trưng bày hàng ngàn hàng hóa, đồ trang trí cây thông Noel và sách, đây là nơi lễ chúa giáng sinh được tổ chức.
7. Tokyo, Nhật Bản
Sau thảm họa ở Fukushima hồi tháng 3, Nhật có lẽ là nơi cần không khí giáng sinh nhất, và làm thế nào để đưa không khí này đến cùng với hàng ngàn ánh sáng lung linh?
Tokyo rực sáng, thậm chí Godzilla cũng được mê hoặc |
Các con phố - đáng kể là Keyakizaka ở đồi Roppongi - sẽ được thắp sáng như là một phần của lễ hội Giáng sinh truyền thống, sử dụng các bóng đèn LED và chạy bằng năng lượng mặt trời. Lễ hội Giáng sinh ở Nhật diễn ra suốt tháng 1 và một số nơi thậm chí suốt tháng 2.
8. New York City, Mỹ
Đề cập đến điểm đến cho mùa Giáng sinh không thể không kể đến cây thông Noel ở Trung tâm Rockefeller được trang trí với 8 km đèn chiếu sáng bắt đầu từ tuần sau Lễ Tạ ơn.
Xuyên qua các đám đông ở Rockefeller là cách tuyệt vời nhất để chuẩn bị cho đợt bán hàng của Barney truyền thống |
Nếu bạn là khách du lịch, hãy đi giày trượt băng và nhảy lên sân băng để có được một tấm ảnh đăng tải trên Facebook “Tôi đang ở New York trong Lễ Giáng sinh” và đi bộ từ Bloomingdale, qua Barneys, Bergdorf Goodman, Saks đến Macy để ngắm nhìn lễ giáng sinh qua cửa sổ. Sân trượt băng Rockefeller mở cửa suốt đến tháng 4/2012.
9. London, Anh
Hãy đến London để gặp gỡ ông già Noel cùng với gia đình của bạn. Bạn hãy trải nghiệm phim 3D và thậm chí một sự cuốn hút.
Nếu bạn không đến Olympics, hãy đến vào dịp Giáng sinh ở London với nhiều thịt gà tây |
Có rất nhiều hang động của Santa mở khắp thành phố. Các bậc bố mẹ có thể chọn từ trải nghiệm nhà hát, hay vạt áo truyền thống của ông già Noel hay thậm chí là chuyến đi để được ngắm ông già Noel và Bác sỹ Who.
10. San Juan, Puerto Rico
Bạn chưa thấy đủ cho Giáng sinh? Hãy đến San Juan ở Puerto Rico, nơi có marathon Giáng sinh suốt từ tháng 11 đến giữa tháng 1 và các hoạt động hát mừng giáng sinh, thịt lợn nướng và xem đốt pháo hoa rực rỡ.
Ba tháng lễ hội - tuyệt vời cho những ai muốn lưu giữ Giáng sinh suốt năm |
Đêm giao thừa, có rất nhiều người dân Puerto Rico đến Misa de Gallo, những nơi tụ hội vào nửa đêm để được xem cảnh chúa Giáng sinh. Trong đêm giao thừa, người dân địa phương thường ăn 12 quả nho để may mắn và chính phủ tổ chức một bữa tiệc miễn phí cho tất cả mọi người.
Sự kiện của mùa lễ hội này là El Día de los Tres Reyes Magos, hay ngày 3 vua, khi trẻ em nhận được những món quà ở trụ sở chính quyền San Juan. Ngày Ba vua diễn ra vào 6/1/2012.
Lễ hội Giáng sinh ở San Juan diễn ra từ tháng 11 đến giữa tháng 1.
Bảo Ngọc
Theo CNNGo