Tri thức chuyên ngành
Tính năng cảnh báo phần mềm gián điệp trên điện thoại người dùng
Submitted by nlphuong on Wed, 10/04/2019 - 14:55Những phần mềm này chạy ngầm trong các ứng dụng thương mại hợp pháp, trong khi người dùng thường không biết và không muốn có sự hiện diện của chúng.
Kaspersky Lab vừa nâng cấp phần mềm Kaspersky Internet Security dành cho điện thoại Android với tính năng Privacy Alert - giúp cảnh báo người dùng khi phát hiện thông tin cá nhân của họ đang bị ngầm theo dõi bởi phần mềm gián điệp.
Những phần mềm này chạy ngầm trong các ứng dụng thương mại hợp pháp, trong khi người dùng thường không biết và không muốn có sự hiện diện của chúng. Vì vậy, Kaspersky Lab quyết định bổ sung tính năng cảnh báo đặc biệt cho phép người dùng nhận biết và tự quyết định về mức độ bảo mật thông tin của mình.
Phần mềm gián điệp là những ứng dụng chạy nền cài đặt trên điện thoại, được sử dụng để theo dõi hoạt động của thiết bị và hoàn toàn có thể có mục đích xấu nhắm vào những cá nhân cụ thể. Các phần mềm như vậy thường hoạt động trong khi người dùng không hề hay biết, do đó chúng hay được gọi là “stalkerware” (phần mềm gián điệp).
Mặc dù có chức năng khác nhau, nhưng chúng cho phép truy cập thông tin thiết bị, tin nhắn SMS, hình ảnh, tin nhắn trực tuyến, định vị, và trong một số trường hợp, có thể ngầm ghi âm và quay hình người dùng.
Mặc dù việc cài đặt phần mềm gián điệp trên thiết bị của người dùng yêu cầu quyền truy cập vật lý, nhưng chúng có thể thực hiện nhanh chóng qua việc tải ứng dụng trực tiếp từ trang web của nhà phân phối.
Năm 2018, các sản phẩm của Kaspersky Lab đã phát hiện chương trình gián điệp trên 58.487 thiết bị di động – chứng tỏ mối đe dọa đang ở mức nghiêm trọng. Mặc dù việc xâm phạm quyền riêng tư như vậy rất phổ biến cũng như dễ thực hiện, và thực tế là các chương trình gián điệp cũng từng bị phơi bày và chỉ trích công khai nhiều lần, tuy nhiên ở hầu hết các quốc gia, giải pháp cho tình trạng này vẫn còn mơ hồ.
Hiện tại, Kaspersky Lab đã phát triển tính năng mới cho phép cảnh báo người dùng Kaspersky Internet Security trên hệ điều hành Android nếu phát hiện có chương trình gián điệp đang chạy trên thiết bị của họ.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab đã tiến hành nghiên cứu kỹ hơn về các phần mềm gián điệp. Báo cáo chỉ ra, những phần mềm tự giới thiệu có tính năng phát hiện chương trình theo dõi trên thị trường lại thường chứa những ứng dụng theo dõi người dùng thường gặp nhất.
Các ứng dụng được phát hiện chứa phần mềm gián điệp theo số lượng người dùng bị ảnh hưởng năm 2018 |
Nghiên cứu cho thấy, bên cạnh hành vi xâm phạm quyền riêng tư quá rõ ràng, các chương trình như vậy thường thiếu các biện pháp bảo vệ cho dữ liệu của người dùng khi bị tấn công.
Chẳng hạn, 5 trong số 10 chương trình phát hiện gián điệp được phân tích đã bị vi phạm dữ liệu hoặc rất dễ bị tấn công bảo mật. Các nhà phân tích thậm chí đã phát hiện ra một nhà cung cấp lưu trữ dữ liệu nạn nhân trên một máy chủ đang bị lỗ hổng bảo mật quan trọng, khiến tất cả dữ liệu có thể bị tin tặc tấn công bất cứ lúc nào.
Nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab thực hiện cũng cho thấy phạm vi của ngành công nghiệp “phần mềm gián điệp”. Ngay cả những chương trình đã tuyên bố hoặc ngừng hoạt động vẫn tiếp tục được bán trên thị trường thông qua các kênh truyền thông xã hội chính thức và thông qua các mô hình nhượng quyền thương mại.
Kaspersky Lab đã cảnh báo các ứng dụng không phải là phần mềm độc hại nhưng vẫn có khả năng gây ảnh hưởng đến dữ liệu người dùng - bao gồm phần mềm quảng cáo và phần mềm hợp pháp nhưng tích hợp tính năng theo dõi - trong nhiều năm.
Tuy nhiên, khi vấn đề lạm dụng quyền riêng tư đang ngày càng gia tăng, Kaspersky Lab quyết định đánh giá lại và cải thiện cách thức truyền tải thông tin về đe dọa đến khách hàng.
Alexey Firsh, Chuyên gia bảo mật tại Kaspersky Lab cho biết: “Hiện chúng tôi tiến hành gắn cờ đối với ứng dụng có chạy ngầm phần mềm gián điệp với thông báo cụ thể nhằm cảnh báo người dùng về các mối đe dọa nguy hiểm. Chúng tôi tin rằng người dùng có quyền được biết nếu chương trình theo dõi đang được cài đặt trên thiết bị của họ. Cảnh báo mới của chúng tôi sẽ giúp họ thực hiện điều đó và đánh giá rủi ro một cách chính xác.”
Để tải xuống Kaspersky Internet Security cho Android với Thông báo bảo mật mới, vui lòng truy cập Google Play và thực hiện các bước sau để đảm bảo tránh những ứng dụng gián điệp như, chỉ cài đặt ứng dụng di động từ các cửa hàng ứng dụng chính thức, như Google Play; Chặn cài đặt từ các ứng dụng không rõ nguồn trong chế độ cài đặt điện thoại của bạn; Không bao giờ tiết lộ mật khẩu thiết bị di động của bạn, ngay cả khi đó là người bạn tin tưởng.
Tiếp theo, người dùng không bao giờ lưu trữ các tệp hoặc ứng dụng lạ trên thiết bị di động, vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến quyền riêng tư của bạn; Thay đổi tất cả cài đặt bảo mật trong thiết bị di động khi bạn đang rời khỏi một mối quan hệ. Người yêu cũ có thể cố gắng lấy thông tin cá nhân để chi phối bạn; Kiểm soát các chương trình chạy nền và vô hiệu hóa những hoạt động đáng ngờ
Người dùng cũng lưu ý sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy như Kaspersky Internet Security có tính năng thông báo về sự hiện diện của các chương trình phần mềm gián điệp xâm phạm quyền riêng tư của bạn trên điện thoại
QA
Công ty công nghệ nên làm gì trước sự khác nhau trong cách nhìn đối với an ninh mạng
Submitted by nlphuong on Thu, 04/04/2019 - 09:55Không chỉ trong lối sống, thói quen, mà sự khác nhau về nhận thức đối với công nghệ và an ninh mạng giữa các nhóm tuổi cũng trở nên ngày càng lớn.
Maxim Frolov, Phó Chủ tịch Kinh doanh Toàn cầu Kaspersky Lab đã có những phân tích chuyên sâu về công ty công nghệ nên làm gì trước sự khác nhau trong cách nhìn đối với an ninh mạng.
Ông Maxim Frolov |
Sự khác biệt giữa các thế hệ
Những tiến bộ trong công nghệ khiến thế giới trở nên nhỏ bé hơn bao giờ hết, trong khi khoảng cách giữa các thế hệ vẫn tiếp tục gia tăng. Không chỉ trong lối sống, thói quen, mà sự khác nhau về nhận thức đối với công nghệ và an ninh mạng giữa các nhóm tuổi cũng trở nên ngày càng lớn.
Thế hệ X (những người sinh năm 1961 - 1981) đã lớn lên với không nhiều dấu ấn của công nghệ nên có phần thận trọng và chậm hơn trong việc thích ứng công nghệ mới. Do đó, họ sẽ theo dõi chặt chẽ những dữ liệu và tài chính trực tuyến.
Ngược lại, thế hệ Y (sinh trong khoảng 1984 -1996) thường ít cẩn trọng trong bảo mật công nghệ; với bốn trên năm bạn trẻ (80%) cho biết rất tin tưởng khi giao phó sự an toàn dữ liệu cho các tổ chức họ đang giao dịch.
Được sinh ra trong thời đại bùng nổ Internet, Thế hệ Z được thẩm thấu trong công nghệ từ sớm, từ đó biết cách để tách biệt cuộc sống xã hội và riêng tư cá nhân. Vì vậy, dù dành đến 25% thời gian chỉ để chia sẻ ảnh lên mạng xã hội, 81% thế hệ Z cài đặt quyền riêng tư nhằm hạn chế những người nhìn thấy cập nhật của họ.
Với khoảng cách thế hệ trong cách ứng xử đối với công nghệ và quyền riêng tư; các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ số, thiết bị và an ninh mạng nên làm gì để xóa tan những nỗi sợ hãi trực tuyến, từ đó chứng minh giá trị DN và xây dựng các dịch vụ của mình đúng cách?
Ba cấp độ bảo mật
Tuy nhiên, vẫn có điểm tương đồng khi nói về hành vi của người dùng qua các thế hệ. Cho dù là thế hệ X, Y hay Z, đều có ba cấp độ bảo mật mạng cơ bản như sau:
Thứ nhất là bảo mật thiết bị. Bảo mật thiết bị đã trở nên quen thuộc trong thế kỷ 21. Trong khi thế hệ Z có thể tự trang bị kiến thức cơ bản để bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa bảo mật, thế hệ lớn hơn chuộng sử dụng các giải pháp chống vi-rút có sẵn trên PC, Mac, và các hệ điều hành di động
Thứ hai là bảo mật trong quản lý tiền bạc. Phương thức thanh toán đa dạng đã khiến việc bảo mật trong quản lý tiền bạc trở nên khó khăn hơn. Giai đoạn thanh toán bằng tiền mặt mọi lúc đã qua.
Ngày nay, sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng là phương pháp phổ biến nhất - với bốn trên năm người (81%) sử dụng thẻ để hoàn tất giao dịch mua hàng trực tuyến. Ví điện tử (như PayPal) và tiền điện tử cũng đang trở nên phổ biến.
Cuối cùng là tính bảo mật của dữ liệu. Với các vi phạm tinh vidiễn ra đều đặn và dữ liệu trở thành mục tiêu mua bán, nỗi lo lắng về bảo mật dữ liệu không có dấu hiệu giảm đi.
Ví dụ, Facebook, sau các vụ bê bối về an toàn dữ liệu đã phải thừa nhận rằng kẻ tấn công đã khai thác lỗ hổng bảo mật, từ đó có quyền truy cập vào 50 triệu tài khoản người dùng.
Nghiên cứu cho thấy giá trị của dữ liệu bị đánh cắp được giao dịch trên dark web tăng mạnh trong năm nay: thông tin thẻ ghi nợcó giá trị nhất, được bán với giá trung bình 250 đô la; trong khi đó, thông tin đăng nhập trên Amazon là hơn 30 USD.
Câu hỏi đặt ra về niềm tin
Dù ở đâu, để công nghệ thực sự tạo ra biến chuyển, DN - thông qua sản phẩm công nghệ của mình - cần mang đến trải nghiệm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dùng. Tuy nhiên, khi các thế hệ đòi hỏi tính an toàn dữ liệu cao hơn, niềm tin từ đó cũng trở nên cực kỳ quan trọng.
Ngày nay, hành vi của người tiêu dùng được xác định bởi việc liệu thương hiệu công nghệ mà họ tin dùng có mang lại lợi ích nhiều nhất cho họ hay không.
Niềm tin ở các thế hệ trong sản phẩm công nghệ vẫn là điều bắt buộc đối với bất kỳ dịch vụ hoặc sự đổi mới nào, và đó là căn cứ xác định sự thành công của công nghệ. Những tổ chức đã đạt được thành công này cũng đã liên tụccải thiện sự lựa chọn, giao dịch hoặc đổi mới trong dịch vụ của mình.
Cách tiếp cận chi tiết và duy trì sự cân bằng
Với sự thật rằng có rất nhiều sự khác nhau giữa các cá nhân trong từng thế hệ, các tổ chức có nên điều chỉnh dịch vụ cho từng đối tượng phù hợp? Câu trả lời là Có và Không. Sự thật là chiến lược tiếp thị của DN không nên chỉ dựa vào tuổi tác.
Một cách tiếp cận chi tiết hơn luôn được khuyến nghị và có thể được thực hiện thông qua việc tạo ra các cơ sở dữ liệu theo hành vi người dùng. Ví dụ, những cá nhân trong thế hệ Z sẽ không giống nhau. Họ có thể đang độc thân và đang là quản lý cấp trung trong một công ty kế toán, hoặc có thể đã lập gia đình và có hai bé,hiện đang chơi trong một dàn nhạc giao hưởng.
Hãy tưởng tượng một công ty có năm đối tượng mục tiêu bao gồm nhân viên kỹ thuật số hay thiếu niên đang đi học. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm; mỗi nhóm trong năm nhóm này gồm khoảng 10 đối tượng có thông tin chi tiết hơn.
Sau khi thu hẹp, những đối tượng này có thể chứa từ 10 đến 15 mô tả khác nhau. Đó có thể là một thiếu niên từ một gia đình giàu có, có quyền truy cập vào các tiện ích tiên tiến nhất hoặc một người trẻ đam mê công nghệ, và là người duy nhất trong gia đình am hiểu về CNTT. Do đó, các tổ chức cần xem xét hàng trăm chủ thể khác nhau khi lập kế hoạch truyền thông.
Khi giao tiếp với khách hàng, điều quan trọng là DN cần chú ý đến các nhóm khác nhau và cho thấy sản phẩm của mình có thể đáp ứng thói quen và nhu cầu của họ như thế nào.
Các tổ chức nên chú ý đến thói quen của người dùng để giao tiếp với họ thật hiệu quả. Hành trình tiếp cận khách hàng thông qua hình thức bán hàng truyền thống không sử dụng được cách tiếp cận chi tiết vì nó cần phải qua hàng trăm lớp.
Tuy nhiên, các kênh truyền thông kỹ thuật số, như ứng dụng nhắn tin và các công cụ tiếp thị mới nổi có thể hỗ trợ việc này. Cách tiếp cận dựa trên kỹ thuật số để bán hàng đòi hỏi đầu tư và tổ chức lại các quy trình, nhưng nó sẽ cho phép các doanh nghiệp phát triển hơn trong những thị trường đòi hỏi cạnh tranh.
***
Trong khi luôn tồn tại khoảng cách trong cách nhìn đối với công nghệ và các vấn đề riêng tư; có lẽ, giữa các thế hệ sẽ có nhiều điểm chung hơn so với chúng ta nghĩ. Cách tiếp cận giống nhau áp dụng cho tất cả đối tượng hiếm khi có kết quả vì cách nhìn của người dùng sẽ khác nhau đối với những vấn đề khác nhau.
Tuy nhiên, thật sai lầm khi chỉ đơn giản căn cứ vào năm sinh để chỉ ra những khác biệt. Các tổ chức sản xuất và buôn bán sản phẩm công nghệ trong bất kỳ lĩnh vực nào nên duy trì sự cân bằng giữa các giá trị rộng như trải nghiệm người dùng và giá trị riêng cho từng đối tượng mục tiêu.
Maxim Frolov, Phó Chủ tịch Kinh doanh Toàn cầu Kaspersky Lab.
Hệ thống điều khiển công nghiệp bị đe dọa do mã độc
Submitted by nlphuong on Wed, 03/04/2019 - 06:35Top 15 quốc gia có tỷ lệ máy tính ICS cao nhất được Kaspersky Lab ngăn chặn hoạt động độc hại, trong đó có Việt Nam.
Năm 2018, Kaspersky Lab đã phát hiện và ngăn chặn hoạt động mạng độc hại trên gần một nửa số máy tính của Hệ thống điều khiển công nghiệp (ICS).
Các quốc gia có tỷ lệ máy tính ICS được Kaspersky Lab ngăn chặn mã độc cao nhất là Việt Nam, Algeria và Tunisia. Đây là một trong những phát hiện chính thuộc báo cáo của Kaspersky Lab ICS CERT về bối cảnh các mối đe dọa công nghiệp trong nửa cuối năm 2018.
Hoạt động mạng độc hại trên máy tính ICS được xem là mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm vì chúng có khả năng gây thiệt hại về vật chất,thậm chí làm dừng hoạt động sản xuất của các cơ sở, nhà máy công nghiệp bao gồm cả những hệ thống cấu thành cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia. Tỷ lệ máy tính ICS bị nhiễm độc trong hoạt động mạng đã tăng từ 44% trong năm 2017lên 47,2% trong năm 2018, cho thấy mối đe dọa đang gia tăng.
Theo báo cáo của Kaspersky Lab, top 15 quốc gia có tỷ lệ máy tính ICS cao nhất được Kaspersky Lab ngăn chặn hoạt động độc hại, trong đó có Việt Nam (70,09%), Algeria (69,91%) và Tunisia (64,57%). Các quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất lần lượt là Ireland (11,7%), Thụy Sĩ (14,9%) và Đan Mạch (15,2%).
Top 15 quốc gia có tỷ lệ máy tính ICS cao nhất được Kapersky Lab ngăn chặn hoạt động độc hại |
Cũng theo báo cáo, các nguồn đe dọa an ninh mạng chính ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đối với máy tính ICS trong nửa cuối năm 2018 là Internet, thiết bị lưu trữ và thư điện tử, với tỉ lệ lần lượt 33,4%, 16,6% và 4,5%.
Ông Kirill Kruglov, nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky Lab ICS CERT cho biết: “Mối đe dọa chính đối với máy tính công nghiệp không phải là một cuộc tấn công có chủ đích, mà là phần mềm độc hại phát tán hàng loạt - thông qua internet - có khả năng xâm nhập vào các hệ thống công nghiệp một cách tình cờ nhờ các phương tiện di động như USB hoặc thư điện tử.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng cho biết,”Trên thực tế, thành công của các cuộc tấn công này lại xuất phát từ thái độ thờ ơ của nhân viên đối an ninh mạng. Điều này có nghĩa là các tổ chức, doanh nghiệp có thể ngăn chặn các mối đe dọa bằng hoạt động đào tạo và nâng cao nhận thức của nhân viên. Điều này dễ hơn nhiều so với việc cố gắng ngăn chặn các tác nhân đe dọa”.
Để ngăn chặn các mối đe dọa đối với máy tính ICS, Kaspersky Lab ICS CERT khuyến nghị thường xuyên cập nhật hệ điều hành, phần mềm hoặc ứng dụng trên các thiết bị của hệ thống mạng doanh nghiệp; Cập nhật mới nhất các bản sửa lỗi bảo mật cho PLC, RTU và thiết bị được sử dụng trong các mạng ICS.
Việc truy cập mạng trên các cổng và giao thức được sử dụng trên những thiết bị mạng tiếp giáp với bên ngoài (edge routers) và bên trong hệ thống mạng OT của doanh nghiệp phải được hạn chế.
Việc truy cập cho thành phần của ICS trong hệ thống mạng của doanh nghiệp và những thiết bị mạng tiếp giáp với bên ngoài phải được kiểm soát.
Bên cạnh đó, cần triển khai các giải pháp bảo vệ đầu cuối trên các máy chủ ICS, máy trạm và HMI, chẳng hạn như Kaspersky Industrial CyberSecurity: Giải pháp này bao gồm tính năng giám sát truy cập mạng, phân tích và phát hiện các loại mã độc để đảm bảo an toàn cho hệ thống OT và hạ tầng mạng của doanh nghiệp…
QA
Chiến dịch APT mới, ảnh hưởng người dùng thông qua tấn công chuỗi cung ứng
Submitted by nlphuong on Tue, 26/03/2019 - 21:00Tấn công chuỗi cung ứng là một trong những cuộc tấn công tinh vi và nguy hiểm nhất, được sử dụng ngày càng nhiều trong các tấn công bảo mật vài năm trở lại đây.
Kaspersky Lab vừa phát hiện một chiến dịch APT mới, ảnh hưởng đến lượng lớn người dùng thông qua tấn công chuỗi cung ứng.
Kết quả nghiên cứu của Kaspersky Lab cho biết ít nhất từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2018, Shadow Hammer đã nhắm mục tiêu vào người dùng cài đặt ứng dụng Live Update của ASUS, bằng cách cài backdoor trên máy tính của họ. Ước tính, cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến hơn một triệu người dùng trên toàn cầu.
Tấn công chuỗi cung ứng là một trong những cuộc tấn công tinh vi và nguy hiểm nhất, được sử dụng ngày càng nhiều trong các tấn công bảo mật vài năm trở lại đây - như cuộc tấn công ShadowPad hay CCleaner.
Nó nhắm vào những điểm yếu trong hệ thống liên kết nguồn nhân lực, tổ chức, cơ sở vật chất và trí tuệ liên quan đến sản phẩm: từ giai đoạn phát triển ban đầu cho đến người dùng cuối. Mặc dù cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp có thể được bảo mật, nhưng có khả năng tồn tại những lỗ hổng trong cơ sở vật chất của bênsản xuất, gây phá hoại chuỗi cung ứng, dẫn đến an toàn dữ liệu bị vi phạm nghiêm trọng.
Các tin tặc đứng sau Shadow Hammer đã nhắm đến ứng dụng Live Update từ ASUS làm nguồn lây nhiễm ban đầu. Đây là ứng dụng được cài đặt sẵn trong hầu hết các máy tính ASUS mới, để tự động cập nhật BIOS, UEFI, drivers và các ứng dụng trên sản phẩm.
Bằng cách sử dụng các chứng nhận kỹ thuật số đánh cắp được từ ASUS, những kẻ tấn công đã giả mạo các phiên bản phần mềm cũ hơn của ASUS, tiêm mã độc của chúng vào thiết bị. Các phiên bản nhiễm mã độc Trojan với chứng chỉ hợp pháp vô tình được phân phối từ máy chủ chính thức của ASUS - điều này khiến chúng hầu nhưkhông thể được phát hiện bởi phần lớn các giải pháp bảo mật.
Mặc dù mọi người dùng phần mềm đều có nguy cơ trở thành nạn nhân cuộc tấn công, Shadow Hammer chủ yếu chỉ tập trung vào hàng trăm người dùng mà chúng đã xác định từ trước.
Các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab phát hiện, mỗi mã backdoor chứa một bảng địa chỉ MAC được mã hóa. Khi chạy trên thiết bị, backdoor sẽ xác minh địa chỉ MAC trên máy so với địa chỉ trên bảng này. Nếu địa chỉ MAC khớp với một trong các mục, phần mềm độc hại sẽ được tải xuống cho giai đoạn tiếp theo của cuộc tấn công. Nếu không khớp, trình cập nhật xâm nhập sẽ không hiển thị bất kỳ hoạt động nào.
Đó là lý do tại sao vụ tấn công này đã không bị phát hiện trong thời gian dài. Các chuyên gia bảo mật đã xác định tổng cộng hơn 600 địa chỉ MAC. Chúng được nhắm đến bởi hơn 230 mẫu backdoor với các shellcode khác nhau.
Chia nhỏ trong cách tiếp cận, kết hợp các biện pháp phòng ngừa khác nhau để ngăn chặn rò rỉ dữ liệu cho thấy các hacker của cuộc tấn công tinh vi này đã cực kỳ cẩn trọng để không bị phát hiện, và nhắm vào các mục tiêu cụ thể với tính chính xác cao. Phân tích kỹ thuật sâu hơn cho thấy những kẻ tấn công được trang bị kỹ thuật tiên tiến và rất phát triển.
Công cuộc tìm kiếm mã độc đã phát hiện trong phần mềm từ ba nhà cung cấp khác nhau ở châu Á. Tất cả đều được sử dụng phương pháp và kỹ thuật tương tự nhau. Kaspersky Lab đã báo cáo vấn đề này với ASUS và các nhà cung cấp.
Tất cả các sản phẩm của Kaspersky Labđều có khả năng phát hiện và ngăn chặn thành công phần mềm độc hại được sử dụng trong Shadow Hammer.
Để tránh trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công có chủ đích, các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab khuyên người dùng nên thực hiện các biện pháp như ngoài việc áp dụng biện pháp bảo vệ đầu cuối, cần triển khai giải pháp bảo mật cấp doanh nghiệp, như Kaspersky Anti Targeted Attack Platform, nhằm phát hiện các mối đe dọa nguy hiểm ở giai đoạn đầu.
Để phát hiện, điều tra và khắc phục kịp thời các sự cố đầu cuối, nên triển khai các giải pháp EDR như Kaspersky Endpoint Detection and Responsehoặc liên hệ với nhóm ứng phó sự cố chuyên nghiệp; Tích hợp nguồn cấp dữ liệu Threat Intelligence vào hệ thống SIEM và các kiểm soát bảo mật khác để có quyền truy cập vào dữ liệu mối đe dọa một cách cập nhật nhất, cũng như chuẩn bị cho các cuộc tấn công trong tương lai.
Kaspersky Lab sẽ trình bày đầy đủ những phát hiện về Shadow Hammer tại Hội nghị phân tích bảo mật 2019, được tổ chức tại Singapore, từ ngày 9 - 11/4 /2019.
QA
Lời khuyên hữu ích giúp trẻ sử dụng Internet an toàn, tránh thử thách Momo
Submitted by nlphuong on Wed, 06/03/2019 - 15:05Thử thách Momo đang gây không ít tranh cãi trên mạng xã hội trong thời gian qua.
Thử thách Momo đang gây không ít tranh cãi trên mạng xã hội trong thời gian qua.
Theo các chuyên gia từ Kaspersky Lab, về bản chất, đây không phải là mối đe dọa trực tuyến với mục đích lây nhiễm mã độc, làm hỏng thiết bị hay tìm cách lấy cắp thông tin người dùng, mà là một trò đùa ác ý có ý định gây sốc.
Một khi cơn sốt nhận được sự giúp sức có phần cường điệu của mạng xã hội, người dùng sẽ có xu hướng muốn hù dọa bạn bè xung quanh hoặc, đáng lo ngại hơn, sử dụng meme như công cụ để quấy rối người khác. Do đó, các bậc phụ huynh cần theo sát hoạt động trực tuyến của con cái mình để bảo vệ chúng khỏi các mối đe dọa gây ra từ thế giới ảo.
Thử thách Momo là một trò đùa trên Internet được lan truyền bởi người dùng trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông. Nhân vật Momo là một người phụ nữ đầu người thân gà có mái tóc đen, làn da nhợt nhạt, mắt lồi như zombie. Hình ảnh của nó lần đầu xuất hiện vào năm 2016.
Gần đây, những thông tin về nhân vật Momo cho rằng trẻ em đã bị một người dùng tên Momo lôi kéo để thực hiện một loạt các nhiệm vụ nguy hiểm bao gồm cả hành vi bạo lực và tự sát.
Được biết, Momo thực chất là tác phẩm có tên gốc Mother Bird, được chế tác vào năm 2016 và trưng bày trong một triển lãm nghệ thuật ở Tokyo, Nhật Bản. Cha đẻ của Momo - Nhà điêu khắc Nhật Bản Keisuke Aiso đã phá hủy tác phẩm của mình và cho biết những đứa trẻ giờ có thể yên tâm bởi Momo đã chết và lời nguyền sẽ biến mất.
David Emm, Trưởng nhóm Các nhà nghiên cứu bảo mật (GReAT), Kaspersky Lab cho biết: “Mối đe dọa đến từ Momo có thể không ngờ tới cho các bậc phụ huynh, khi con cái họ - vốn đã quá quen thuộc với Internet sẽ hòa nhập vào thế giới trực tuyến cực nhanh. Trẻ em thường sẽ tiếp xúc với nội dung mới trên Internet đầu tiên, đặc biệt khi chính chúng là người tìm thấy và chia sẻ nội dung ra ngoài. Mặc dù điều này không phải nhằm phát tán phần mềm độc hại, nhưng các bậc cha mẹ cần đặc biệt theo sát hoạt động trực tuyến của con cái mình.
Đối thoại cởi mở là cách tốt nhất chống lại các mối đe dọa an ninh mạng và nội dung độc hại, cũng như không truy cập/mở bất kỳ nội dung nào từ các địa chỉ đáng ngờ. Sẽ không thừa khi dạy cho trẻ những quy tắc cơ bản về việc sử dụng internet an toàn trước khi chúng tự phát hiện ra bất cứ điều nguy hiểm gì trên mạng, từ đó giúp trẻ tự tin đối phó khi xuất hiện các mối đe dọa.”
Trước những ảnh hưởng không tốt có thể xảy ra cho trẻ em và các bậc phụ huynh, các chuyên gia từ Kaspersky Lab đã đưa ra những lời khuyên dành cho cha mẹ để giúp con mình được an toàn khi sử dụng internet là thường xuyên trò chuyện với trẻ – giúp trẻ biết cách sử dụng internet an toàn. Chọn ra những trang web phù hợp cho trẻ và giải thích lý do lựa chọn chương trình này. Chúng cũng cần biết rằng chúng có thể tin tưởng và tâm sự với người lớn nếu chúng gặp phải điều không tốt khi sử dụng internet
Cha mẹ cũng cần giúp trẻ hiểu rằng không nên trở thành bạn bè với bất cứ ai trên Internet mà chúng không biết ngoài đời thực; hoặc lưu số lạ vào danh bạ - những người trên mạng không phải lúc nào cũng trung thực về bản thân và những gì họ muốn.
Cha mẹ có thể ích hoạt cài đặt an toàn như: tắt chế độ tự động phát và có thể cài đặt các ứng dụng kiểm soát để ngăn trẻ em xem nội dung không phù hợp; Sử dụng các tính năng tắt tiếng, chặn và báo cáo - Điều này sẽ bảo vệ trẻ khỏi nhiều nội dung nguy hại.
Cha mẹ có thể sử dụng những tính năng bảo mật như Safe Kids có trong sản phẩm Kaspersky Total Security để bảo vệ trẻ trước những mối đe dọa trên mạng internet triệt để hơn. Phần mềm được tích hợp các tính năng hữu ích cho phép cha mẹ xem báo cáo và tùy chỉnh cài đặt, từ đó chặn các trang web độc hại và có nội dung nguy hiểm.
QA
Mobile Money sẽ giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt?
Submitted by nlphuong on Wed, 06/03/2019 - 07:25Chủ trương cho phép các nhà mạng viễn thông cung cấp dịch vụ thanh toán qua di động liệu có tạo được sự bứt phá, hiện thực hóa mục tiêu này?
Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những mục tiêu lớn đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng từ cách đây 12 năm, kỳ vọng sẽ tạo nhiều thay đổi cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cho tới nay tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chính của người dân.
Chủ trương cho phép các nhà mạng viễn thông cung cấp dịch vụ thanh toán qua di động liệu có tạo được sự bứt phá, hiện thực hóa mục tiêu này?
Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chính
Năm 2006, Chính phủ đã ban hành Quyết định 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020”, đặt mục tiêu đến cuối năm 2010 phát hành 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ, đến năm 2020 con số này đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Đến năm 2010 tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán đạt không quá 18%, đến năm 2020 còn khoảng 15%. Cùng với những chủ trương khuyến khích, thúc đẩy, số lượng người có thẻ ngân hàng tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng và hình thức thanh toán bằng thẻ bắt đầu xuất hiện.
Tiếp đó, vào khoảng những năm 2008, thị trường lại xuất hiện hàng loạt công ty công nghệ tài chính (fintech) tham gia TTKDTM dưới hình thức dịch vụ trung gian thanh toán hay còn gọi là các Ví điện tử. Hơn 7 năm sau đó, ngân hàng nhà nước mới chính thức cấp phép cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này. Tiếp đó là sự ra đời của các hình thức TTKDTM khác như sử dụng QR code, mPOS...
Cho tới nay, khái niệm về thanh toán thẻ, ví điện tử, thanh toán bằng QR code đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng TTKDTM đang trở nên phổ biến tại Việt Nam.
Theo một phóng sự ngắn được đài truyền hình Việt Nam thực hiện mới đây về tình hình sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử của người dân. Mặc dù được thực hiện tại Hà Nội - một trong những trung tâm kinh tế lớn của đất nước, nơi nhiều người dân có thẻ ngân hàng, nhiều cửa hàng hỗ trợ thanh toán điện tử song phần lớn những thanh toán trong ngày vẫn chỉ thực hiện được bằng tiền mặt.
Từ đó có thể thấy rằng tại những khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa hay thậm chí tại nhiều tỉnh thành khác, đại đa số các thanh toán đều sử dụng tiền mặt sau hơn 12 năm “Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020” được phê duyệt.
Theo số liệu do Ngân hàng Thế giới công bố vào năm 2018, Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực với mức 4,9%, trong khi đó tỷ lệ này tại Trung Quốc là 26,1%, Thái Lan đạt 59,7% và Malaysia đến 89%. Theo một thống kê khác của Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam, 40% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, nhưng 90% chi tiêu hàng ngày sử dụng tiền mặt.
Mobile Money liệu có làm thay đổi thói quen của người Việt?
Với nhiều ưu điểm, thanh toán điện tử đã trở thành phương tiện thanh toán chính ở nhiều quốc gia phát triển. Tại Việt Nam, trong bối cảnh Chính phủ đang ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy hình thành một nền kinh tế số thì việc hình thành và phổ biến các phương tiện thanh toán số không còn là ”khuyến khích” nữa mà đã trở thành ”bắt buộc” nếu muốn nắm bắt những cơ hội mà CMCN 4.0 đem lại.
Như đã nói, các hình thức thanh toán số như thẻ ngân hàng, ví điện tử, QR code chúng ta đều đã có từ cách đây vài năm nhưng tỷ lệ giao dịch không dùng tiền mặt vẫn còn vô cùng khiêm tốn (chưa tới 5% tổng phương tiện thanh toán cả nước). Một lý do dễ thấy chính là hiện nay tại Việt Nam các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ví dụ như như hàng ăn, hiệu tạp hóa, quầy hàng trong chợ truyền thống .... vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Và việc trang bị các phương tiện thanh toán điện tử cho tất cả các hộ này là khó khả thi.
Mobile Money – hình thức sử dụng tài khoản di động để thanh toán thì lại khả thi trong trường hợp này bởi hiện hầu như tất cả người dân đều sở hữu điện thoại di động. Vì vậy, phát triển thanh toán qua di động có thể sẽ là một cú huých cho sự phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam.
Các nhà mạng viễn thông lớn trong nước đều cho biết đã sẵn sàng để triển khai dịch vụ này. VNPT - doanh nghiệp đang quản lý mạng di động VinaPhone cho biết với hơn 70.000 trạm thu phát sóng, kênh bán hàng rộng khắp trên cả nước, VinaPhone đảm bảo phủ sóng 100% dân số cả nước và có thể hỗ trợ thanh toán qua tài khoản di động ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ thời điểm nào.
Bên cạnh đó, đã VNPT cũng đã sẵn sàng cả về tài chính và công nghệ để có thể triển khai ngay dịch vụ này khi được phép. VNPT cũng đã đưa ra một số đề xuất với cơ quan nhà nước để đưa phí dịch vụ xuống mức phù hợp, cung cấp một hình thức thanh toán tiện lợi, chi phí thấp cho người dân.
VNPT cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong tham gia vào thị trường fintech với việc góp vốn phát triển Ví điện tử VNPT EPAY từ những năm 2008. Mới đây nhất, VNPT đã cho ra mắt ứng dụng VNPT Pay để cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
VNPT Pay là một nền tảng thanh toán tập trung giúp khách hàng có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau, từ thanh toán cước dịch vụ viễn thông (cước di động, cước truyền hình cáp...), đóng phí giao thông (mua vé máy máy, vé xe) tới thanh toán bảo hiểm, tiền điện nước, vé xem phim... Ứng dụng hiện đã kết nối với 13 ngân hàng lớn trong đó có 4 ngân hàng có mạng lưới giao dịch rộng khắp các tỉnh thành phố trên cả nước.
QA
Giải pháp hỗ trợ bảo mật công nghệ sinh học cho người khuyết tật
Submitted by nlphuong on Wed, 27/02/2019 - 07:05Khi công nghệ sinh học đang phát triển, điều quan trọng là xem xét công nghệ này có thể gặp vấn đề bảo mật nào để đưa ra phương án giải quyết đúng.
Các chuyên gia của Kaspersky Lab mới đây trong quá trình nghiên cứu cơ sở hạ tầng đám mây cho các bộ phận giả trên cơ thể người đã phát hiện một số vấn đề bảo mật cho phép bên thứ ba truy cập, thao tác, đánh cắp hoặc thậm chí xóa dữ liệu riêng tư của người dùng.
Phát hiện này đã được chia sẻ với Motorica - một công ty khởi nghiệp công nghệ cao của Nga, chuyên phát triển các bộ phận giả để hỗ trợ người khuyết tật - từ đó cho phép họ giải quyết các vấn đề an ninh mạng.
Internet vạn vật (IoT) giờ đây không chỉ là mạng lưới kết nối của các thiết bị thông minh hay nhà thông minh, mà là về các hệ sinh thái tự động ngày càng tiên tiến và phức tạp. Ở đó hiện diện kết nối của công nghệ y học trực tuyến. Trong tương lai, những công nghệ như vậy có thể biến các thiết bị từ chỉ hỗ trợ thuần túy trở thành xu hướng chủ đạo và được sử dụng để mở rộng khả năng của cơ thể thông qua quá trình điều khiển học. Từ đó, bất kỳ rủi ro bảo mật nào có khả năng bị kẻ tấn công khai thác đều có thể được giảm thiểu nhờ những sản phẩm và cơ sở hạ tầng hỗ trợ an ninh mạng.
Các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab ICS CERT, hợp tác với Motorica đã thực hiện đánh giá an ninh mạng về giải pháp phần mềm thử nghiệm cho tay giả điện tử do Motorica phát triển. Bản thân giải pháp là một hệ thống đám mây từ xa, được trang bị giao diện để theo dõi trạng thái của tất cả các thiết bị cơ học - sinh học tích hợp sẵn. Giải pháp cũng cung cấp cho các nhà phát triển một bộ công cụ để phân tích tình trạng kỹ thuật của các thiết bị như xe lăn thông minh, tay và chân nhân tạo.
Trong quá trình nghiên cứu ban đầu đã xác định một số vấn đề bảo mật. Chúng bao gồm kết nối http:// không an toàn, hoạt động tài khoản không chính xác và xác thực đầu vào không đủ. Khi được sử dụng, bộ phận cơ thể điện tử sẽ truyền dữ liệu đến hệ thống đám mây.
Do các lỗ hổng bảo mật, kẻ tấn công có thể: Truy cập vào thông tin được lưu trữ trên đám mây về tất cả các tài khoản được kết nối (bao gồm thông tin đăng nhập và mật khẩu của thiết bị cơ thể điện tử và quản trị viên) ; Thao tác, thêm hoặc xóa thông tin ; Thêm hoặc xóa người dùng ưu tiên và thường xuyên (có quyền quản trị viên).
Infographic về phương thức phát sinh vấn đề bảo mật khi sử dụng các bộ phận giả trên cơ thể |
Ông Vladimir Dashchenko, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Kaspersky Lab ICS CERT cho biết: “Khi Motorica trên đà phát triển, chúng tôi muốn hỗ trợ công ty sử dụng các các biện pháp an ninh đúng đắn. Kết quả phân tích của chúng tôi cho rằng công tác bảo mật cần được áp dụng với công nghệ mới ngay từ đầu. Chúng tôi hy vọng các nhà phát triển thiết bị thông minh khác cũng sẽ hợp tác với ngành bảo mật để hiểu và giải quyết các vấn đề an ninh hệ thống và thiết bị; và xem bảo mật là một phần không thể thiếu cho sự phát triển của công ty.”
“Công nghệ hiện đại đang đưa chúng ta đến thế giới mới với các thiết bị hỗ trợ sinh học. Điều quan trọng bây giờ là những đơn vị phát triển công nghệ sinh học cần hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp bảo mật mạng; điều đó cho phép chúng ta ngăn chặn những cuộc tấn công vào cơ thể người”, ông Ilya Chekh, CEO của Motorica chia sẻ.
Để giữ an toàn cho các thiết bị, Kaspersky Lab đề xuất các công ty nên: Kiểm tra và phân loại các mối đe dọa và lỗ hổng dựa vào đặc điểm web và công nghệ IoT được cung cấp bởi đơn vị chuyên trách trong ngành, như Dự án IoT của tổ chức OWASP; Giới thiệu các phần mềm an toàn với vòng đời thích hợp. Để đánh giá khả năng bảo mật của phần mềm hiện có, hãy sử dụng cách tiếp cận có hệ thống – như dự án OWASP OpenSAMM.
Bên cạnh đó, cần thiết lập quy trình nhận thông tin về các mối đe dọa và lỗ hổng có liên quan để đảm bảo có kế hoạch phản ứng chính xác và kịp thời cho mọi sự cố; Thường xuyên cập nhật hệ điều hành, phần mềm ứng dụng và phần mềm thiết bị cùng các giải pháp bảo mật; Thực hiện các giải pháp an ninh mạng được thiết kế riêng để phân tích lưu lượng mạng, phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng - tại ranh giới của mạng doanh nghiệp và ranh giới của mạng OT; Sử dụng giải pháp bảo vệ với thuật toán học máy để phát hiện dị thường (MLAD), những sai lệch trong hành vi của thiết bị IoT, từ đó nhận biết sớm khi thiết bị bị tấn công hoặc hỏng hóc.
Khi công nghệ sinh học đang phát triển, điều quan trọng là xem xét công nghệ này có thể gặp vấn đề bảo mật nào để đưa ra phương án giải quyết đúng. Để hiểu rõ hơn về những gì tương lai có thể mang lại cho chúng ta, Kaspesky Lab cũng đã xây dựng trang web Earth 2050 với cập nhật các dự báo trong tương lai.
QA
5G mang lại giá trị 1,2 ngàn tỷ USD cho các ngành ở Đông Nam Á
Submitted by nlphuong on Tue, 26/02/2019 - 10:50Việc sử dụng 5G thương mại khổng lồ tại các thị trường như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam sẽ bắt đầu sớm nhất là vào năm 2020.
5G sẽ mang lại cơ hội cho các ngành trị giá 1,2 ngàn tỷ USD ở Đông Nam Á trong 5 năm tới, chủ tịch khu vực Huawei, cho biết tại cuộc phỏng vấn báo chí ở Hội nghị Thông tin di động thế giới (MWC) 2019 diễn ra tại Barcelona từ 25 - 28/2/2019.
Ông James Wu, Chủ tịch Huawei Đông Nam Á có một cuộc phỏng vấn báo chí tại Barcelona trong sự kiện MWC 2019 |
Ông James Wu, Chủ tịch của Huawei khu vực Đông Nam Á cho biết, “khu vực Đông Nam Á sẽ nổi bật với mức tăng trưởng GDP nhanh nhất khoảng 5-6% trong 5 năm tới, và nền kinh tế kỹ thuật số sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng như vậy, chiếm 20%. Chúng tôi cam kết phát triển nền kinh tế kỹ thuật số của các nước Đông Nam Châu Á và hợp tác với các đối tác để xây dựng một hệ sinh thái số”.
Wu dự đoán rằng việc sử dụng 5G thương mại khổng lồ tại các thị trường như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam sẽ bắt đầu sớm nhất là vào năm 2020. Trong 5 năm tới, số lượng thuê bao 5G trong khu vực sẽ lên tới 80 triệu. Thiết bị không dây, kỹ thuật số và thông minh sẽ cải thiện năng suất xã hội trung bình từ 4-8%.
Theo chủ tịch khu vực, Huawei đã nhận được lời mời từ nhiều quốc gia và khách hàng trên khắp Đông Nam Á để tiến hành thử nghiệm 5G. Wu tiết lộ rằng Huawei đã đầu tư 5 triệu USD vào các thử nghiệm 5G ở Thái Lan, và thiết bị 5G sẵn sàng cho mục đích thương mại đã đến Thái Lan để tham gia thử nghiệm.
“Đông Nam Á là một thị trường mới nổi, một động cơ tuyệt vời kết nối đổi mới sáng tạo và kinh doanh. Chúng tôi đang cố gắng hết sức để đóng góp cho nền kinh tế kỹ thuật số và tầm nhìn thông minh thông qua đổi mới sáng tạo”, Wu nói.
Thị trường trong khu vực như Thái Lan đã tăng nhanh trong bảng xếp hạng Chỉ số Phát triển ICT (IDI) của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) trong những năm qua, điều này cho thấy tiềm năng to lớn của một thị trường mới nổi về tăng tốc số hóa. Không còn nghi ngờ rằng cơ sở hạ tầng ICT đã đóng góp to lớn cho kết quả đó.
Năm 2018, Huawei đã xây dựng giải pháp anten "Bangkok Platform", được thiết kế đặc biệt cho các dịch vụ LTE mật độ cao, tốc độ cao và tăng trưởng nhanh. Giải pháp này kết hợp với CloudAir để giải quyết vấn đề chi phí cao và tỷ lệ sử dụng thấp của băng tầnLTE, giúp đảm bảo băng thông tăng thêm 40% và cải thiện trải nghiệm người dùng. Tại Ấn Độ, Huawei đã giới thiệu vi sóng 5G giúp tăng gấp đôi hiệu quả băng tần của các truyền dẫn không dây.
“Tôi tin rằng năm 2019 sẽ là một năm nhiều dấu ấn cho 5G tại Đông Nam Á. Huawei, với tư cách là nhà cung cấp 5G hàng đầu thế giới, sẽ giúp tất cả các nhà khai thác viễn thông trong khu vực thực hiện ước mơ 5G của họ. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào 5G, băng thông rộng, đám mây, trí tuệ nhân tạo và các thiết bị thông minh, để giúp các khách hàng tối đa hóa lợi ích của công nghệ mới này”.
Kể từ năm ngoái, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã phải đối mặt với những thách thức đến từ chiến dịch do Hoa Kỳ dẫn đầu, thúc giục các đồng minh loại bỏ Huawei khỏi việc triển khai 5G của họ, cho rằng công nghệ của công ty có thể làm tổn hại đến an ninh quốc gia và người dùng.
Huawei đã đầu tư vào 5G trong hơn 10 năm và được công nhận với 12 đến 18 tháng lợi thế đi trước dẫn đầu trên thị trường.
Ông Wu cho biết: “5G là một sự kế thừa và mở rộng của 4G về mặt kiến trúc bảo mật. Nhờ nỗ lực chung của hàng trăm chuyên gia đến từ hàng chục doanh nghiệp và nhà quản lý trong nhóm làm việc bảo mật 3GPP, giờ đây chúng ta có một cơ chế bảo đảm kiến trúc bảo mật theo tầng để truyền tải dữ liệu, thông tin người dùng và ứng dụng người dùng, hoàn toàn đảm bảo an toàn từ quan điểm cơ chế”.
Trong một báo cáo gần đây, Vương quốc Anh đã kết luận rằng những rủi ro đến từ thiết bị Huawei 5G có thể được giảm thiểu và quản lý.
QA
Google trả cho Apple gần 10 tỷ USD để là công cụ tìm kiếm mặc định
Submitted by nlphuong on Wed, 13/02/2019 - 21:40Doanh thu của các dịch vụ Apple tăng trưởng đáng kể trong năm ngoái và dự kiến sẽ tiếp tục như vậy trong suốt năm 2019.
Doanh thu của các dịch vụ Apple tăng trưởng đáng kể trong năm ngoái và dự kiến sẽ tiếp tục như vậy trong suốt năm 2019. Nhưng theo ước tính mới nhất từ Goldman Sachs, 1/5 số tiền mà Apple tạo ra trong năm 2018 đến trực tiếp từ Google.
Phần doanh thu này chuyển thành một con số nằm ở đâu đó trong khoảng từ 9 - 10 tỷ USD và có liên quan trực tiếp đến các nỗ lực tìm kiếm khổng lồ trên mạng.Apple là một trong những kênh thu hút lưu lượng truy cập lớn nhất của Google - chiếm khoảng một nửa tổng doanh thu di động - và để duy trì những con số này, Google trả cho Apple một khoản đáng kể mỗi năm.
Khoản chi trả này đảm bảo Google sẽ tiếp tục là nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm mặc định trên thiết bị iOS chứ không phải là một công cụ tìm kiếm đối thủ. Nhược điểm của thỏa thuận là Apple có thể tiếp tục đẩy giá lên mỗi năm và, nếu Google từ chối trả số tiền này, công ty Cupertino có thể chỉ cần tiếp cận một đối thủ như Microsoft và biến Bing thành công cụ tìm kiếm mặc định.
Đối với Apple, các thỏa thuận như vậy được hiểu là lợi nhuận gần như thuần túy và, với cơ sở cài đặt người dùng của công ty, tiếp tục phát triển, gã khổng lồ iPhone có thể tiếp tục tăng giá mỗi năm, do đó mang lại lợi ích đáng kể cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình.
QM (Theo phonearena.com)
VNPT làm chủ nhiều công nghệ lõi của CMCN 4.0
Submitted by nlphuong on Sat, 09/02/2019 - 15:55Các công nghệ này đã được ứng dụng trong các sản phẩm nội bộ của VNPT và nhiều giải pháp CNTT mà VNPT đang cung cấp cho khách hàng.
Với tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, cụm từ cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 được liên tục nhắc tới trong các hội thảo, hội nghị trong nước cũng như các chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua.
Là một doanh nghiệp công nghệ lớn, để đón đầu cuộc cách mạng này, Tập đoàn VNPT đã sớm bắt tay vào nghiên cứu, đầu tư và hiện đã làm chủ các công nghệ cốt lõi của CMCN 4.0 như AI, IoT, block chain....
Trong thời gian qua, VNPT đã tập trung vào xây dựng nhiều bài toán về công nghệ 4.0 như bài toán AI về thị giác (Vision), công nghệ nhận dạng quang (AI/OCR), xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP, Dữ liệu lớn BigData, IoT, Block chain.... Các công nghệ này đã được ứng dụng trong các sản phẩm nội bộ của VNPT và nhiều giải pháp CNTT mà VNPT đang cung cấp cho khách hàng.
Được nhiều người biết đến nhất hiện nay có lẽ là nền tảng IoT Smart Connected Platform (SCP) mà VNPT tự phát triển. SCP đang được sử dụng rộng rãi trong các giải pháp về nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, ngôi nhà thông minh... mà VNPT đang cung cấp cho khách hàng.
Với những ưu điểm nổi bật về tính năng, hiệu quả, SCP đã vượt qua nhiều đối thủ tên tuổi trong ngành công nghệ khu vực như: M800 Limited (Hồng Kông), Telkom (Indonesia), MATRIXX Software (Hoa Kỳ), Ooredoo (Myanmar)… để giành Cúp Vàng ở hạng mục Đổi mới sáng tạo trong Phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghiệp viễn thông của Giải thưởng Stevie Châu Á - Thái Bình Dương năm 2018.
Một số giải pháp khác ít được biết đến hơn hiện đang được sử dụng phục vụ nhu cầu cụ thể của khách hàng như Giải pháp nhận dạng ảnh sử dụng công nghệ AI, đối chiếu ảnh chứng minh thư nhân dân và ảnh chân dung phục vụ việc cập nhật thông tin khách hàng theo Nghị định 49 của Bộ TT&TT; Hệ thống quản lý văn bằng chứng chỉ dựa trên công nghệ block chain, giúp giải quyết nạn bằng giả…
Hiện các công nghệ này đang tiếp tục được VNPT đưa vào các giải pháp khác, phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau như: hành chính công, quản lý học sinh sinh viên, quản lý giấy tờ, văn bằng chứng chỉ cho các trường học, đo lưu lượng giao thông...
Trong năm 2018, VNPT cũng hợp tác với nhiều đối tác có kinh nghiệm trên thế giới như Fujitsu (Nhật Bản), EON Reality (Mỹ) để tiếp cận nhanh hơn với những công nghệ 4.0 mới, rút ngắn thời gian đưa dịch vụ tới khách hàng. Theo dự kiến, ngay trong năm nay VNPT và công ty EON Reality sẽ thành lập Trung tâm kỹ thuật số tương tác. Trung tâm này sẽ được đầu tư phần mềm và các thiết bị AR/VR chuyên dụng, thực hiện giảng dạy chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển các công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (AR/VR) tại Việt Nam.
Không dừng ở đó, trong năm 2019, VNPT sẽ xây dựng và phát triển hệ sinh thái số thông minh (Innovative Digital Ecosystem) dựa trên các công nghệ cốt lõi của CMCN 4.0.... Với hệ sinh thái này, khách hàng của VNPT sẽ nhanh chóng triển khai được các tận dụng các công nghệ tiên tiến để triển khai các ứng dụng và tập trung vào hoạt động kinh doanh mà không cần bận tâm tới nền tảng kỹ thuật phía dưới.
QA