Thời sự ICT
Bổ sung điều kiện quản lý nội dung thông tin mạng xã hội
Submitted by nlphuong on Thu, 08/03/2018 - 09:15Nghị định có hiệu lực từ 15/4/2018.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, trong đó, bổ sung điều kiện về quản lý nội dung thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội.
Ảnh minh họa |
Cụ thể, điều kiện về quản lý thông tin đối với mạng xã hội gồm: Có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phù hợp và được đăng tải trên trang chủ của mạng xã hội; bảo đảm người sử dụng phải đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng phương thức trực tuyến thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội; có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email); có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác.
Điều kiện về quản lý thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp gồm: Có quy trình quản lý thông tin công cộng: Xác định phạm vi nguồn thông tin khai thác, cơ chế quản lý, kiểm tra thông tin trước và sau khi đăng tải; có cơ chế kiểm soát nguồn tin, đảm bảo thông tin tổng hợp đăng tải phải chính xác theo đúng thông tin nguồn; có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email).
Nghị định cũng bổ sung điều kiện về tổ chức, nhân sự đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội. Cụ thể, về nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, Nghị định quy định phải có ít nhất 1 nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin là người có quốc tịch Việt Nam hoặc đối với người nước ngoài có thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp còn thời hạn ít nhất 6 tháng tại Việt Nam kể từ thời điểm nộp hồ sơ; có bộ phận quản lý nội dung thông tin.
Về nhân sự bộ phận kỹ thuật, Nghị định yêu cầu bộ phận quản lý kỹ thuật có tối thiểu 1 người đáp ứng quy định.
Nghị định có hiệu lực từ 15/4/2018.
Theo khoản 1, Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, cấm lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích: a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. |
Nguồn: Chí Kiên/chinhphu.vn
Giá trị của 5G không đơn thuần là chuyện tiền nong
Submitted by nlphuong on Wed, 07/03/2018 - 06:25(ICTPress) - Giá trị của việc triển khai 5G không chỉ đơn thuần là chuyện tiền nong - tăng doanh thu cho các nhà mạng, mà còn giúp Việt Nam cải thiện được năng lực cạnh tranh...
(ICTPress) - Giá trị của việc triển khai 5G không chỉ đơn thuần là chuyện tiền nong - tăng doanh thu cho các nhà mạng, mà còn giúp Việt Nam cải thiện được năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động để không bị tụt hậu so với các nước ASEAN.
Đó là thông điệp đáng chú ý nhất của ông Denis Brunetti, Tổng Giám đốc Ericson Việt Nam – Myanmar - Lào - Campuchia.
PV: Thời gian gần đây, khái niệm 5G được nhắc đến rất nhiều. Là người giàu kinh nghiệm về triển khai 5G trên thế giới, theo ông, những lợi ích lớn nhất của 5G là gì?
Tổng Giám đốc Denis Brunetti: Chặng đường từ 2G đến 4G đã hỗ trợ phát triển những mô hình kinh doanh truyền thống. 5G tạo nền tảng cho sáng tạo, tạo phương thức kinh doanh mới cho các doanh nghiệp nói chung, và mở cơ hội cho các nhà mạng có thêm nhiều nguổn thu mới.
Trước đây, các nhà mạng trông chờ nhiều từ túi tiền người dùng dịch vụ viễn thông, nhưng từ giờ sẽ chủ yếu trông chờ từ các nhà sản xuất công nghiệp với các dịch vụ số - dịch vụ quan trong trong tương lai.
Theo nghiên cứu của Ericson, đến năm 2023, doanh thu sản sinh thêm cho các nhà mạng trên toàn cầu là 690 tỷ USD, trong đó có 100 tỷ USD từ khái niệm hoạt động sản xuất thông minh. Còn tại Việt Nam, tổng doanh thu viễn thông của các nhà mạng đạt 16 tỷ USD (tính đến hết năm 2017, cả nước có khoảng 146 triệu thuê bao di động, mức độ tăng trưởng di động 156% so với năm trước). Với việc áp dụng 5G, các nhà mạng của Việt Nam có thể tăng hơn gấp đôi doanh thu vào năm 2023.
Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần chuyện tiền nong, tiết kiệm “đồng tiền bát gạo” cho các nhà mạng khi tăng công năng, năng lực hệ thống mạng, giá trị của 5G còn lớn hơn rất nhiều. Khả năng Việt Nam tụt hậu so với các nước ASEAN do năng suất lao động thấp sẽ có thể cải thiện được nhờ ứng dụng 5G. Về chăm sóc y tế, sức khỏe, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam ở thứ hạng 160/190 quốc gia, vùng lãnh thổ, và vẫn còn nhiều dư địa có thể cải thiện hơn nhờ 5G như ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa. Bên cạnh đó, 5G còn có thể là câu trả lời cho các vấn đề như giảm thiểu ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông…
Có một điểm tôi muốn lưu ý là tính năng cắt lớp mạng, là việc phân tách mạng theo cách logic để những kết nối riêng biệt được dành riêng phù hợp cho ứng dụng riêng. Chẳng hạn một người muốn tải video xuống sử dụng thì có thể không cần ngay, nhưng một bác sĩ tiến hành phẫu thuật liên quan mạng sống thì phải ưu tiên hơn, phải làm sao để chỉ thị từ bác sĩ đến robot phẫu thuật, vận động của bàn tay bác sĩ và robot diễn ra đồng thời. Phân lớp mạng giúp ưu tiên hóa ứng dụng cần thiết để thực hiện trước. Việc phân tầng các cấp độ như vậy chỉ có ở 5G.
Đâu là điều cần quan tâm hàng đầu khi triển khai 5G?
Đó là tính an toàn bảo mật. Nếu đảm bảo được tính an toàn bảo mật thì mới có hiệu quả sử dụng cao với 5G. Còn nếu thiếu an toàn bảo mật thì sẽ kèm theo nhiều mối đe dọa lớn. Các quốc gia muốn triển khai 5G cần có những đối tác tin cậy. Chúng tôi sẵn sàng làm đối tác tin cậy để triển khai các hoạt động ứng dụng 5G hiệu quả, an toàn, để người dân Việt Nam hưởng lợi từ số hóa những năm tới.
Ông có cho rằng hiện đã là thời điểm thích hợp để Việt Nam triển khai 5G?
Ở Việt Nam mới có 3G, 4G gần đây, nhưng giờ nói 5G cũng không quá sớm. Khoảng hơn 1 năm nay, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trong các bài diễn văn của mình đã nhắc đến nhiều lần khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0, bản chất liên quan nhiều đến số hóa, Internet kết nối vạn vật (IoT), gắn kết chặt với quá trình phát triển 5G.
Cũng có ý kiến quan ngại rằng cách mạng công nghiệp 4.0 có thể khiến nhiều người dân mất việc làm. Nhưng thực tế, nếu không nhanh chóng triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc làm cũng sẽ mất vào tay các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc… vốn dĩ cũng đang nỗ lực phát triển cách mạng công nghiệp 4.0 và 5G.
Việt Nam đã chuyển từ một quốc gia thu nhập thấp sang quốc gia có thu nhập trung bình, chuyển từ nền kinh tế sản xuất sang nền kinh tế tri thức nhờ CNTT-TT. Từ nước thu nhập thấp chuyển sang mức trung bình đã khó, nâng lên mức thu nhập cao còn khó hơn bội phần. Chúng tôi sẵn sàng làm đối tác với Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi đó.
Tính đến nay, Ericson đã liên hệ thử nghiệm 5G với 38 đơn vị. Về thương mại hóa 5G, cuối năm 2018 sẽ làm ở Hoa Kỳ, Thụy Sĩ. Còn tại Việt Nam, nơi các nhà mạng đã triển khai hệ thống của Ericson khi triển khai 4G (hệ thống này đã được thiết đặt sẵn sàng với 5G), khi vấn đề giấy phép, bản quyền đều đã sẵn sàng, thì hoàn toàn có thể thực hiện thương mại hóa 5G từ cuối năm 2018, đầu năm 2019.
Hiện tất cả các sản phẩm của Ericsson Radio System được cung cấp từ năm 2015 đều đã có thể hỗ trợ năng lực 5G New Radio (NR) nhờ cài đặt phần mềm từ xa, cho phép các nhà khai thác chuyển đổi nhanh chóng và thuận lợi lên 5G trong những băng tần hiện có cũng như nhanh chóng mở rộng vùng phủ sóng dịch vụ 5G.
Ericsson đã bổ sung thêm một loạt sản phẩm vô tuyến mới dành cho các thành phố, có tên gọi Street Macro. Các sản phẩm này sẽ lắp trên mặt tiền các tòa nhà, có kích thước nhỏ hơn nhưng đủ mạnh để đảm bảo hiệu suất và độ phủ sóng của mạng lưới.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có những sản phẩm vô tuyến mới hỗ trợ công nghệ Massive MIMO, cho phép phát triển thuận lợi từ 4G lên 5G và giải quyết nhu cầu tăng dung lượng, đồng thời đơn giản hóa việc sử dụng để có thể triển khai rộng rãi hơn.
Cảm ơn ông!
Theo Báo cáo Di động mới nhất của Ericsson, đến cuối năm 2023, tổng lưu lượng dữ liệu toàn cầu được dự kiến tăng 8 lần trong khi thuê bao 5G được dự kiến đạt 1 tỷ. Điều này buộc các nhà khai thác phải tiếp tục tăng dung lượng mạng đồng thời với việc thực hiện chuyển đổi lên 5G. |
Bình Minh
Sẽ quyết liệt trong xây dựng Chính phủ điện tử
Submitted by nlphuong on Mon, 05/03/2018 - 09:04Với mục tiêu việc xây dựng Chính phủ điện tử, VPCP cho biết cần sự thống nhất cao giữa các đơn vị phối hợp, hành động quyết liệt để đưa ra sản phẩm cụ thể để thực hiện được mục tiêu này.
Với mục tiêu việc xây dựng Chính phủ điện tử, VPCP cho biết cần sự thống nhất cao giữa các đơn vị phối hợp, hành động quyết liệt để đưa ra sản phẩm cụ thể để thực hiện được mục tiêu này.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc với Bộ TT&TT, VNPT và Viettel. Ảnh: VPCP |
Sáng 2/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp của VPCP với Bộ TT&TT, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) để trao đổi các giải pháp thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử.
Thông tin từ trang tin Chinhphu, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, quan điểm của VPCP trong xây dựng Chính phủ điện tử là triển khai đến đâu được đến đấy, không làm tràn lan và hình thức, phải làm thực chất để thay đổi tư duy, thay đổi cách điều hành, cách quản lý của các cơ quan Nhà nước, thay đổi cách quản trị của doanh nghiệp.
Hiện nay các phần phềm quản lý văn bản và xử lý hồ sơ công việc của các Bộ, ngành, địa phương đã được nhiều nơi thực hiện nhưng rất khác nhau; việc xây dựng, triển khai ở mỗi nơi còn mang tính dàn trải, thiếu thống nhất, đồng bộ. Hiện nay, VPCP đang hoàn thiện phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc của VPCP để nhân rộng cho các Bộ, ngành, địa phương.
Cụ thể, VPCP hiện đang nâng cấp phần mềm với mã nguồn mở để linh hoạt và xử lý hồ sơ công việc. Khi hoàn thiện phần mềm này sẽ kết nối liên thông gửi nhận văn bản từ VPCP đến các Bộ, ngành, địa phương. Tất cả thông tin được xử lý hồ sơ là trên mạng điện tử để giảm bớt chí phí, tạo ra sự minh bạch, công khai cho người dân và doanh nghiệp.
Tại buổi làm việc, VPCP cho biết một số nội dung đang triển khai Chính phủ điện tử hiện nay là: Hoàn thiện phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc của VPCP để nhân rộng cho các Bộ, ngành, địa phương; triển khai nhiệm vụ kết nối, liên thông để gửi, nhận văn bản điện tử giữa VPCP và các Bộ, ngành, địa phương; triển khai Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước...
Trong đó, phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc của VPCP được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm 2012 đến nay. Việc xây dựng và vận hành phần mềm này do Viettel đảm nhiệm thông qua hợp đồng thuê dịch vụ được ký kết giữa VPCP và Viettel. Qua nhiều lần chỉnh sửa, nâng cấp, về cơ bản, phần mềm đã đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ xử lý văn bản, hồ sơ công việc của VPCP và đã được cán bộ, công chức sử dụng phục vụ công việc hàng ngày.
Việc nhân rộng phần mềm này sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực xây dựng, vận hành phần mềm. Cụ thể, các Bộ, ngành, địa phương chỉ cần tùy biến, chỉnh sửa lại phần mềm để bảo đảm phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ của Bộ, cơ quan mình và triển khai đồng bộ cho tất cả các đơn vị trực thuộc.
Tại buổi họp, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho rằng các Bộ, ngành, địa phương lựa chọn sử dụng phần mềm của VPCP hoặc xây dựng phần mềm của mình bảo đảm tuân thủ các hướng dẫn, quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ TT&TT và các Bộ, ngành, liên quan. Việc kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa VPCP với các Bộ, ngành, địa phương sẽ thông qua trục kết nối liên thông do VPCP chủ trì xây dựng.
Sau khi có đánh giá đầy đủ về phần mềm cần đưa ra kế hoạch cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong một thời gian nhất định phải kết nối vào hệ thống và có kế hoạch hỗ trợ các đơn vị, địa phương còn gặp khó khăn.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, năm 2018, VPCP đặt mục tiêu đổi mới, cải cách mang tính chuyên nghiệp, hiện đại, tập trung cho ứng dụng CNTT, xây dựng VPCP điện tử và tham mưu tốt trong việc xây dựng Chính phủ điện tử. Mục tiêu đã đặt ra là phải xây dựng Chính phủ điện tử, do vậy cần sự thống nhất cao giữa các đơn vị phối hợp, hành động quyết liệt để đưa ra sản phẩm cụ thể.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, ngay sau buổi làm việc sẽ thành lập Tổ công tác do Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính làm tổ trưởng và có sự tham gia của các đơn vị thuộc VPCP, Bộ TT&TT, các chuyên gia đầu ngành về CNTT, VNPT và Viettel để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, tư vấn giúp lãnh đạo VPCP và Bộ TT&TT triển khai các mục tiêu đang thực hiện.
Đồng thời đề nghị VNPT và Viettel cử cán bộ chuyên môn giỏi xem xét các phần mềm, những công việc hai đơn vị đang triển khai tại các đơn vị, các địa phương để điều chỉnh nâng cấp phần mềm. Đây là nhiệm vụ và cũng là việc làm minh bạch, công khai và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh thêm lần nữa về việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử làm đến đâu phải chắc đến đấy theo hướng tốc độ, cụ thể về thời gian nhưng phải mang lại hiệu quả.
D.V/ICTNews.vn
Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong các vấn đề nóng
Submitted by nlphuong on Fri, 02/03/2018 - 09:10Đại diện Tổ chức viễn thông quốc tế (ITU), ông Catalin Marinescu đưa ra những con số rất ấn tượng: tăng gấp đôi tốc độ băng thông rộng có thể dẫn đến tăng 0.3% GDP bình quân đầu người...
Ngày 27/2, bên lề Khóa họp thường kỳ lần thứ 37 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva (Thụy Sĩ), Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã tổ chức Tọa đàm quốc tế về "Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc thúc đẩy các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và giảm bất bình đẳng."
Đại sứ Dương Chí Dũng. (Ảnh: Hoàng Hoa/TTXVN) |
Sự kiện được Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Phillipines, Bangladesh, Maldives và Tổ chức Viễn thông quốc tế (ITU) đồng bảo trợ, thu hút hơn 60 đại diện từ các nước, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ tham dự. Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva Dương Chí Dũng chủ trì buổi Tọa đàm.
Phát biểu khai mạc, Đại sứ Dương Chí Dũng gợi mở một số hướng thảo luận, đồng thời đề cập đến chính sách, tình hình phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam trong các lĩnh vực dịch vụ công, sản xuất và mua bán sản phẩm nông nghiệp… Đại sứ cũng nêu một số thách thức công nghệ thông tin và truyền thông đặt ra hiện nay như tình trạng thiếu nguồn lực đầu tư, lạc hậu về công nghệ và sự biến mất của một số ngành nghề truyền thống.
Trong phát biểu của mình, các diễn giả và đại biểu tham dự có chung quan điểm về tác động tích cực của công nghệ thông tin và truyền thông đối với phát triển kinh tế, xã hội, thúc đẩy quyền con người và hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trong Chương trình Nghị sự 2030. Nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác Bắc-Nam, Bắc-Nam-Nam trong việc tận dụng cơ hội và giải quyết các thách thức của công nghệ thông tin và truyền thông, bao gồm cả vấn đề quyền con người. Bên cạnh đó, thông tin về sáng kiến, thành tựu công nghệ thông tin và truyền thông của từng quốc gia và hiệu ứng tích cực của nó đối với việc thúc đẩy các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội cũng được chia sẻ rộng rãi.
Diễn giả từ Maldives, bà Zenysha Shaheed Zakia, Bộ trưởng Giới và Gia đình, chia sẻ kinh nghiệm của nước này về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế, chống bạo lực đối với trẻ em, tăng quyền cho phụ nữ để lãnh đạo doanh nghiệp. Maldives là quốc gia có tỷ lệ sử dụng Internet cao nhất vùng Nam Á. Với những lợi ích to lớn mà công nghệ thông tin và truyền thông mang lại cho giáo dục, Maldives đặt mục tiêu hoàn thành số hóa hệ thống giáo dục trước giữa năm 2018.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Ấn Độ tại Geneva Rajiv Kumar Chander khẳng định Chính phủ Ấn Độ xem công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ để phát triển thoát nghèo. Ấn Độ đã đầu tư nghiêm túc vào công nghệ thông tin và truyền thông với hàng loạt sáng kiến, dự án của Chính phủ trên các lĩnh vực, bắt đầu với việc phát triển chương trình vũ trụ, thành lập trung tâm tin học quốc gia, đến ban hành kế hoạch chính phủ điện tử, chương trình định danh số, chương trình Digital India... Đại sứ Chander nêu những ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp tại Ấn Độ và các thách thức hiện nay như thiếu nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng, mất an ninh dữ liệu, tình trạng "mù kỹ năng, kiến thức số"….
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Nhật Bản tại Geneva, ông Junichi Ihara cũng đánh giá công nghệ thông tin và truyền thông mang lại hiệu ứng tích cực trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, chính trị, nhân đạo, quyền con người, giúp tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng giữa các quốc gia....Tuy nhiên, để tận dụng được những mặt tích cực, cần phải đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. Với nhận thức đó, Nhật Bản cam kết đóng góp 300 triệu USD trong 3 năm tới nhằm hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại các nước đang phát triển. Đại sứ Ihara cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế tại Geneva tăng cường trao đổi, phối hợp để khai thác hết tiềm năng của công nghệ thông tin và truyền thông.
Diễn giả Francois Gave, Phó Trưởng phái đoàn đại diện Pháp tại Geneva, nhận định công nghệ thông tin và truyền thông có tiềm năng to lớn trong giảm nghèo và thúc đẩy quyền con người. Theo ông Gave, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông giúp những người ở vùng sâu vùng xa, vùng bị cô lập kết nối tốt hơn với thế giới bên ngoài; dịch vụ y tế, giáo dục được cung cấp với mức chi phí thấp hơn và chất lượng cao hơn; người nghèo tiếp cận thông tin dễ dàng hơn. Nước Pháp đã triển khai rất nhiều dự án y tế có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại vùng Tây Phi và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.
Đại diện Tổ chức viễn thông quốc tế (ITU), ông Catalin Marinescu đưa ra những con số rất ấn tượng về công nghệ thông tin và truyền thông: tăng 10% chỉ số sử dụng băng thông rộng có thể giúp tăng trưởng kinh tế thêm 1.4%, tăng gấp đôi tốc độ băng thông rộng có thể dẫn đến tăng 0.3% GDP bình quân đầu người, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong sản xuất, nông nghiệp, nhà ở, giao thông và năng lượng có thể giúp giảm 20% lượng khí thải CO2 vào năm 2030. Ông Marinescu cũng phân tích ba nguyên tắc hợp tác, không bỏ rơi và đối thoại trong nỗ lực vượt qua thách thức đối với phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Các diễn giả đại biểu tham dự đều hoan nghênh sáng kiến của Việt Nam và các nước đồng bảo trợ trong việc tổ chức Tọa đàm về chủ đề này. Kết thúc Tọa đàm, Đại sứ Dương Chí Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế, đặc biệt là hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách số, thúc đẩy phát triển bền vững, giảm bất bình đẳng và qua đó thúc đẩy các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của người dân; gợi ý các tổ chức, cơ quan chuyên môn như ITU, WHO, FAO, UNIDO, Hội đồng nhân quyền… dù hoạt đồng trong những lĩnh vực rất khác nhau nhưng nên tăng cường trao đổi, phối hợp để có cách tiếp cận đa chiều, xuyên suốt về công nghệ thông tin và truyền thông.
Nguồn: TTXVN
Thiết bị IoT: một trong những mục tiêu tấn công chính trong năm 2018
Submitted by nlphuong on Fri, 02/03/2018 - 08:10(ICTPress) - Tội phạm mạng sẽ tìm ra những cách thức mới để tấn công các thiết bị IoT trong năm 2018, các chuyên gia an ninh mạng đã cảnh báo.
(ICTPress) - Tội phạm mạng sẽ tìm ra những cách thức mới để tấn công các thiết bị IoT trong năm 2018, các chuyên gia an ninh mạng đã cảnh báo.
“Năm 2017, chúng ta đã chứng kiến các cuộc tấn công DDoS sử dụng hàng trăm ngàn thiết bị IoT ở các gia đình và nơi làm việc có các lỗ hổng để tạo ra lưu lượng. Điều này sẽ tiếp tục khi các tội phạm mạng tìm cách khai thác các cài đặt an ninh và việc quản trị các thiết bị IoT ở các gia đình lỏng lẻo”, Giám đốc điều hành Symantec Trung Quốc Victor Law cho Computer World Hong Kong biết.
Symantec dự báo các thiết bị IoT sẽ cho phép tiếp cận bền bỉ vào các mạng lưới gia đình trong 12 tháng tới, và sẽ tạo ra cửa hậu cho các tin tặc thâm nhập vào các mạng lưới của nạn nhân.
“Nhiều người truy cập các nguồn lực làm việc từ gia đình. Không may, nhiều người không chú ý các hiểm họa an ninh mạng từ các thiết bị IoT ở gia đình do không thay đổi cài đặt mặc định và không thường xuyên cập nhật các thiết bị này như họ làm với máy tính”, Giám đốc Law cho biết thêm.
Tony Lee, Trưởng Bộ phận tư vấn tại Trend Micro Hong Kong cho biết, người sử dụng nên nhận thức không phải tất các các thiết bị IoT đều có cài đặt an ninh sẵn, riêng điều này đã gây khó khăn cho công tác bảo mật.
“Các thiết bị dễ bị khai thác nếu các nhà sản xuất không thường xuyên đánh giá các rủi ro và sửa chữa các lỗ hổng an ninh. Người sử dụng cũng phải chịu trách nhiệm về cài đặt thiết bị để bảo đảm an ninh, bằng cách đơn giản là thay đổi các mật khẩu mặc định và thường xuyên cập nhật phần mềm”, Lee cho biết.
Trích dẫn các cảnh báo an ninh toàn cầu năm 2018 của Trend Micro, ông Lee cho biết tấn công thông qua các thiết bị “đeo” và y khoa là một mối đe dọa tiềm tàng có thể trở thành hiện thực trong năm nay.
“Những thiết bị theo dõi hoạt động sinh trắc học như thiết bị giám sát nhịp tim các thiết bị tập luyện có thể bị thâm nhập để lấy thông tin về người dùng”, Lee cho biết thêm
Trong khi đó, Lee chỉ ra lỗ hổng email của tổ chức (BEC) sẽ tiếp tục được những tin tặc quan tâm, khi sự đầu tư cho các cuộc tấn công thành công khá cao.
“Để bảo vệ chống lại các lỗ hổng này, nhận thức của người dùng là quan trọng. Các công ty được tư vấn là tiến hành các thực hành mô phỏng một vụ việc BEC theo đó các nhân viên được huấn luyện để nhận ra các dấu hiệu của một email giả mạo. Kỹ thuật thực hành này có thể làm tăng nhận thức của nhân viên”, Lee cho biết.
Symantec mặt khác dự báo mã độc ít có trong các tệp hoặc lướt qua sẽ bùng nổ trong những tháng tới, khi các têp ít hơn trên các ổ đĩa sẽ thu hút các tin tặc.
“Với một vài thông báo về lỗ hổng, sử dụng công cụ của riêng nạn nhân và các hành vi rời rạc phức tạp, các mối đe dọa này trở nên khó khăn hơn để ngăn chặn, theo dõi và phòng vệ chống lại nhiều khả năng”, Law cho biết.
“Giống với những ngày đầu tiên của ransomware, nơi thành công sớm của một vài tội phạm mạng đã khởi động một kiểu tấn công đào vàng, nhiều tội phạm mạng hiện nay đang nỗ lực sử dụng các kỹ thuật tương tự. Khi các cuộc tấn công ngày càng trở nên phức tạp hơn, việc bảo vệ kiểu truyền thống như quản lý an ninh điểm cuối hay vá lỗ hổng là không đủ, các công ty cần sử dụng các công cụ giám sát tiên tiến như phân tích dựa trên hành vi”, Law cho biết thêm.
Việt Nam tó tới 70% thiết bị IoT có nguy cơ bị tấn công mạng
Tại Việt Nam, có khá nhiều doanh nghiệp (DN) viễn thông, CNTT tham gia sản xuất thiết bị IoT. Tại Hội thảo “An toàn thông tin 4.0: Thực trạng và sáng kiến” tháng 1/2018, Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ TT&TT nhận định, thị trường thế giới cũng như thị trường Việt Nam có nhiều thiết bị trôi nổi không bảo đảm ATTT, các lỗ hổng bị khai thác, tấn công. Có tới 70% thiết bị IoT có nguy cơ bị tấn công mạng.
Theo thống kê của Cục ATTT về một số loại hình thiết bị IoT, tính đến hết tháng 12/2017, Việt Nam có khoảng hơn 316.000 camera giám sát được kết nối, công khai trên Internet, thì ghi nhận có hơn 147.000 thiết bị camera giám sát có lỗ hổng, điểm yếu có nguy cơ bị tấn công chiếm quyền điểu khiển, chiếm tỷ lệ 65%. Đối với các thiết bị mạng như router, thống kê đến hết tháng 12/2017, Việt Nam có khoảng 28.000 địa chỉ của thiết bị IoT đã bị tấn công bằng mã độc mirai và các biến thể khác của mirai. “Đây là nguy cơ rất lớn đối với Việt Nam liên quan đến ATTT”.
Cũng theo Cục ATTT, có 5 nguyên nhân chính của nguy cơ này là: Tồn tại điểm yếu, lỗ hổng trên thiết bị IoT có sẵn; Các thiết bị IoT được đưa ra thị trường có mật khẩu mặc định hoặc dễ đoán; Năng lực về ATTT của nhà sản xuất còn hạn chế; Khả năng cập nhật và lỗi hạn chế và Nhận thức ATTT hạn chế của người sử dụng.
Giải pháp cho vấn đề này, Cục ATTT đề xuất không nên tiếp cận IoT tổng thể, mà cần tiếp cận theo hướng đối tượng bao gồm: Cơ quan nhà nước; DN sản xuất thiết bị IoT; DN cung cấp sản phẩm, dịch vụ bảo đảm ATTT; DN cung cấp hạ tầng mạng viễn thông, Internet; Người sử dụng là các tổ chức, DN và cá nhân.
Về phía cơ quan nhà nước, cần xây dựng lộ trình chiến lược phát triển nền tảng IoT quốc gia; Xây dựng hành lang pháp lý theo hướng tiêu chuẩn, quy chuẩn hóa và thực thi kiểm định; Khuyến khích phát triển dịch vụ ATTT cho IoT; Chú trọng tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức bảo đảm ATTT.
Đối với nhà sản xuất thiết bị IoT, cần phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn ATTT; Bắt buộc người sử dụng thay đổi mật khẩu khi sử dụng thiết bị; Tự động hóa việc cập nhật phần mềm, gói bảo mật; Coi ATTT cho thiết bị IoT là lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.
DN viễn thông, Internet cần thường xuyên rà quét phát hiện thiết bị IoT nhiễm mã độc; Kiểm soát nguy cơ ATTT từ thiết bị IoT. DN cung cấp sản phẩm, dịch vụ ATTT cần tích cực nghiên cứu, phát triển và cung cấp sản phẩm ATTT cho IoT.
Người sử dụng cần cân nhắc khi mua sắm thiết bị IoT, không tham rẻ; Thay đổi mật khẩu, cấu hình mặc định; Đặt các thiết bị IoT trong vùng mạng cách ly; Thiết lập quy trình cập nhật các bản vá cho thiết bị IoT hoặc thay thế nếu bắt buộc để giảm thiểu nguy cơ mất ATTT.
HM
Internet từ Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng do APG gặp sự cố
Submitted by nlphuong on Wed, 28/02/2018 - 15:25(ICTPress) - Cáp quang biển APG (Asia Pacific Gateway) có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps.
Theo thông tin từ Tập đoàn VNPT sáng 28/2, vào lúc 6 giờ 30 phút ngày hôm qua đã xảy ra sự cố trên tuyến cáp quang biển quốc tế APG (Asia Pacific Gateway).
Đường đi của cáp quang biển APG. (Nguồn: Internet) |
Ngay sau khi sự cố xảy ra, VNPT đã lập tức thực hiện phương án khắc phục như chủ động định tuyến lưu lượng kênh quốc tế sang các hướng cáp khác đang hoạt động ổn định, phối hợp với đối tác quốc tế bố trí lưu lượng ứng cứu các kênh quốc tế đang bị ảnh hưởng bởi sự cố.
Phía nhà mạng cam kết tiếp tục nỗ lực phối hợp với đối tác quốc tế khắc phục sự cố sớm nhất có thể để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho người dùng.
Trước đó, vào đầu tháng 1, tuyến cáp quang biển này cũng được sửa chữa. Tuy nhiên, chỉ trong một ngày, việc sửa chữa đã hoàn tất.
Cáp quang biển APG (Asia Pacific Gateway) có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Tuyến cáp có chiều dài khoảng 10.400 km đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương. Cáp có điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
HM
Năm 2018, nhà mạng cung cấp chính thức dịch vụ 4G LTE trên nền tảng IPv6 cho thuê bao
Submitted by nlphuong on Wed, 28/02/2018 - 10:55(ICTPress) - Đây là một trong những nội dung của Kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia năm 2018 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành.
(ICTPress) - Đây là một trong những nội dung của Kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia năm 2018 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành.
Kế hoạch được ban hành nhằm thúc đẩy công tác triển khai IPv6 tại Việt Nam trong năm 2018 - năm thứ ba của Giai đoạn chuyển đổi với mục tiêu chỉ số triển khai IPv6 của Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2018 đạt 20%.
Kế hoạch này có nội dung công tác chính, gồm: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách; Thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức; Tư vấn, đào tạo, hợp tác quốc tế và Phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ trên nền IPv6.
Cụ thể, các nhiệm vụ trọng tâm cần được tập trung trong năm 2018:
Tăng tốc các công tác chuyển đổi IPv6 tại Việt Nam, bám sát Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 và mục tiêu tổng thể Internet Việt Nam hoạt động an toàn, ổn định với địa chỉ IPv6 từ năm 2019;
Tăng cường triển khai IPv6 trong ứng dụng CNTT của khối cơ quan Đảng, Nhà nước;
Tăng cường ứng dụng, phần mềm, dịch vụ nội dung số trên nền tảng IPv6: các đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung triển khai cung cấp dịch vụ IPv6;
Các đơn vị sản xuất ứng dụng, phần mềm đảm bảo hỗ trợ IPv6 trên sản phẩm cung cấp;
Triển khai thực tế dịch vụ IPv6 trên mạng di động 4G LTE: các doanh nghiệp di động triển khai cung cấp chính thức dịch vụ di động 4G LTE trên nền tảng IPv6 cho thuê bao di động;
Tiếp tục xây dựng, triển khai các chính sách thúc đẩy triển khai IPv6 trong các văn bản quy phạm pháp luật;
Tăng cường mức độ ứng dụng IPv6 trên tên miền quốc gia Việt Nam “.VN”: hỗ trợ IPv6 trong hệ thống các Nhà đăng ký tên miền “.VN”, đảm bảo hệ thống quản lý, cung cấp các dịch vụ đăng ký và duy trì tên miền “.VN” và hệ thống máy chủ DNS của Nhà đăng ký hỗ trợ IPv6;
Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo, nâng cao nhận thức về thúc đẩy triển khai IPv6;
Tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác, hỗ trợ quốc tế về IPv6 để nâng cao và khẳng định vị thế của Việt Nam trong công tác chuyển đổi IPv6.
Kế hoạch cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chủ trì, phối hợp là các đơn vị thuộc Bộ TTTT, các cơ quan báo chí, các cơ quan chuyên trách CNTT khối cơ quan Đảng, Nhà nước, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP); Hiệp hội Internet Việt Nam, Cục CNTT – Bộ giáo dục và Đào tạo; Các tổ chức, doanh nghiệp; Các Sở TTTT…
Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2018 của Ban công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia trung tuần tháng 1/2018, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TTTT, Trưởng Ban công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia yêu cầu các doanh nghiệp (DN) di động triển khai cung cấp chính thức dịch vụ IPv6 cho thuê bao di động 4G LTE. Trung tâm Internet (VNNIC), Cục Viễn thông giám sát, khuyến khích, yêu cầu, thậm chí bắt buộc (trong cấp, gia hạn giấy phép viễn thông) các DN triển khai thực tế dịch vụ IPv6 trên mạng di động 4G LTE.
VNNIC cũng giám sát, thúc đẩy việc hỗ trợ IPv6 trong hệ thống các Nhà đăng ký tên miền “.vn”, đảm bảo hệ thống quản lý, cung cấp các dịch vụ đăng ký và duy trì tên miền “.vn” và hệ thống máy chủ DNS của Nhà đăng ký hỗ trợ IPv6.
Thứ trưởng cũng nêu rõ công tác thúc đẩy IPv6 trong năm 2018 còn bao gồm tăng triển khai IPv6 trong ứng dụng CNTT của khối cơ quan Đảng, Nhà nước bao gồm chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, hệ thống máy tính kết nối Internet và các ứng dụng CNTT thuê/mua ngoài của cơ quan Đảng, Nhà nước, đảm bảo hỗ trợ IPv6.
Theo Cisco Lab, trong 2017, tỉ lệ ứng dụng IPv6 tăng trưởng 200% so với cùng kỳ năm 2016. Tính đến tháng 12/2017, tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 10%, đứng thứ 3 khu vực ASEAN, thứ 5 khu vực Châu Á (sau Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan) (nguồn APNIC) với khoảng 4.000.000 người dùng IPv6.
Năm 2017, hạ tầng IPv6 Việt Nam tiếp tục hoạt động ổn định. Tất cả các doanh nghiệp (DN) lớn đã kết nối với nhau qua IPv6 và mở rộng các kết nối IPv6 quốc tế. Tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ việc triển khai dịch vụ IPv6 của ba DN tiêu biểu là FPT Telecom, Tập đoàn VNPT và FPT Online và hoạt động ổn định của hệ thống mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia trên nền tảng Mạng DNS quốc gia và Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX).
Minh Anh
Thủ tướng: Đưa Khu công nghệ cao Hòa Lạc là nơi khởi nghiệp tốt nhất
Submitted by nlphuong on Thu, 22/02/2018 - 16:25Trao đổi trực tiếp, thẳng thắn với đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư, lãnh đạo một số bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chuyến thăm của Thủ tướng lần thứ 3 thể hiện quyết tâm chính trị và sự kỳ vọng vào khu công nghệ cao này...
Sáng nay, đến thăm, làm việc với Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phải tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư để đây thực sự là nơi khởi nghiệp tốt nhất cho công nghệ cao, nên “có vấn đề gì vướng mắc thì các đồng chí phải chủ trì họp xử lý không để văn bản giấy tờ qua lại, mất thời gian”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đại diện lãnh đạo các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, UBND TP. Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội; các tập đoàn, doanh nghiệp đã đầu tư và đang nghiên cứu đầu tư tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Đây là lần thứ 3 Thủ tướng đến thăm Khu công nghệ cao này trong vòng hơn 1 năm qua (kể từ ngày 16/2/2017). Và hơn 3 tháng sau ngày Thủ tướng thăm Khu công nghệ cao Hòa Lạc, đến tháng 6/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2017/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu công nghệ cao Hoà Lạc với những nguyên tắc ưu đãi nhất, thuận lợi nhất để tháo gỡ các khó khăn hiện tại, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào đây.
Trong 30 phút đầu của chuyến thăm hôm nay, Thủ tướng đã gặp gỡ với những người quản lý, nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trải nghiệm công nghệ của nhóm nghiên cứu, tập đoàn, doanh nghiệp đang đầu tư vào Hòa Lạc. Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, điều này cho thấy sức sống của một khu công nghệ cao quốc gia. Nếu như năm ngoái, các sản phẩm, công nghệ còn nghèo nàn thì năm nay, Hòa Lạc đã cố gắng tích lũy để chứng minh rằng, đây chính là trung tâm công nghệ của Hà Nội và cả nước.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Trao đổi trực tiếp, thẳng thắn với đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư, lãnh đạo một số bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chuyến thăm của Thủ tướng lần thứ 3 thể hiện quyết tâm chính trị và sự kỳ vọng vào khu công nghệ cao này, là nơi đóng góp vào phát triển nền khoa học công nghệ của Việt Nam, là nơi xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp.
Thủ tướng đánh giá, đến nay mặt bằng của Khu công nghệ cao Hòa Lạc cơ bản được bàn giao, hạ tầng giao thông, điện nước, vận tải đã được thiết lập. Cho rằng trước xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, các nhà đầu tư, Hà Nội nên đón thời cơ quan trọng này, Thủ tướng nhìn nhận, Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ cũng như vui mừng khi Hà Nội đã nhận thức đúng đắn việc coi sự phát triển của Khu công nghệ cao Hòa Lạc chính là của Thủ đô… từ đó để Khu công nghệ cao Hòa Lạc trở thành cực tăng trưởng cao, bền vững của Hà Nội.
Thủ tướng nhấn mạnh, phải đẩy mạnh hơn để phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc trong thời gian tới khi mà tình trạng chậm trễ nhiều năm không giải quyết được một số vấn đề nhất là mặt bằng, hạ tầng, đã để tuột mất nhiều thời cơ phát triển.
Thủ tướng thăm khu giới thiệu một số sản phẩm công nghệ được sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thủ tướng nêu rõ, phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách để trên phạm vi quốc gia, các khu công nghệ cao đều phát triển đồng bộ, nhanh chóng hơn, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc. Trong đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2017/NĐ-CP. Các bộ, ngành chức năng cần sớm ban hành các thông tư liên quan để tạo điều kiện cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc phát triển hơn.
Trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phải được cụ thể hóa để tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu vào khu công nghệ cao. Đây là điều quan trọng để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp.
Cùng với đó, về nguồn vốn giải phóng mặt bằng, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Chính phủ báo cáo Quốc hội để xử lý cho khu công nghệ cao. Trước mắt, Hà Nội ứng trước vốn để giải phóng dứt điểm mặt bằng.
Với các kiến nghị của Tập đoàn Nidec về việc đầu tư vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tập hợp xem có vướng mắc gì cần xin ý kiến Chính phủ để sớm cấp giấy phép cho Nidec triển khai dự án.
Ban quản lý khu công nghệ cao phải tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư để đây thực sự là nơi khởi nghiệp tốt nhất cho công nghệ cao, thu hút có trọng tâm, trọng điểm chứ không phải làm rời rạc để làm sao sớm lấp đầy khu công nghệ cao. “Có vấn đề gì vướng mắc thì các đồng chí phải chủ trì họp xử lý không để văn bản giấy tờ qua lại, mất thời gian”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng động viên cán bộ kỹ sư công ty Hanwha của Hàn Quốc đang đầu tư tại Khu công nghệ cao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Phát biểu tại cuộc làm việc, bày tỏ không hài lòng khi đến nay chưa có thông tư hướng dẫn Nghị định 74, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, phải làm quyết liệt hơn nữa để đáp ứng kỳ vọng của Thủ tướng. Phó Thủ tướng chia sẻ, đây không phải khu công nghiệp mà là khu công nghệ cao, cho nên vốn đầu tư, doanh thu hay kim ngạch xuất khẩu cũng quan trọng nhưng quan trọng nhất là làm sao từ đây có thật nhiều sáng chế, phát minh và lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo.
Đại diện Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kiêm Trưởng ban quản lý Phạm Đại Dương cho rằng, đến năm 2017, khu công nghệ cao đã hội tụ đầy đủ 5 yếu tố để thành công: Quy hoạch, cơ sở hạ tầng, cơ chế, đầu tư và nhân lực.
Nhằm tiếp cận và đón nhận thời cơ, lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã bước đầu triển khai hoạt động về giới thiệu, trình diễn và chuyển giao công nghệ, tiếp nhận và ươm tạo 30 nhóm ươm tạo trong đó 7 nhóm đã tốt nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng thông tin về khoa học và công nghệ đã được xây dựng với gần 10.000 chuyên gia, gần 3.500 bằng phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích và gần 1.000 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ... để hỗ trợ cho hoạt động chuyển giao công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp.
Sau buổi làm việc với Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm dự án Hanwha Aero Engines Việt Nam của Công ty Hanwha Techwin, Hàn Quốc, với mức đầu tư 200 triệu USD, chuyên sản xuất động cơ máy bay. Theo kế hoạch đến tháng 4/2018, nhà máy đầu tiên của Hanwha Techwin sẽ đi vào hoạt động. Đây là một trong những dự án công nghệ cao tiêu biểu tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Nguồn: Đức Tuân/chinhphu.vn
Khẩn trương ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, tỉnh
Submitted by nlphuong on Thu, 22/02/2018 - 09:50Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp dữ liệu quốc gia (NGSP), hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương kết nối, tích hợp dữ liệu....
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, hoàn thành trước tháng 9/2018.
Ảnh minh họa |
Đối với các dự án công nghệ thông tin hoặc kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin được thực hiện từ năm 2018 trở đi, phải có yêu cầu, nội dung về kết nối, chia sẻ và liên thông các cấp. Khi đầu tư hoặc thuê dịch vụ các hệ thống xử lý thủ tục hành chính, phục vụ phát triển Chính phủ điện tử phải tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ (đối với cấp Bộ), Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (đối với tỉnh) đã được phê duyệt.
Các bộ, cơ quan hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu quốc gia theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phải chia sẻ cho các bộ, ngành, địa phương khác có nhu cầu khai thác, sử dụng; phối hợp với các địa phương nghiên cứu các giải pháp để tận dụng dữ liệu phát sinh trong quá trình các địa phương khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu, phần mềm do địa phương chủ động đầu tư, xây dựng, tránh lãng phí nguồn lực cập nhật, duy trì dữ liệu.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ban hành các quy trình thực hiện thủ tục hành chính thống nhất để áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng các phầm mềm dịch vụ công trực tuyến, phầm mềm 1 cửa điện tử thống nhất trên cơ sở tổ chức lại các phầm mềm hiện có; bảo đảm việc triển khai do 1 đơn vị đầu mối thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện và mỗi bộ, cơ quan ngang bộ, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng thống nhất 1 phần mềm của bộ, tỉnh. Việc xây dựng phầm mềm phải bảo đảm tuân thủ các hướng dẫn, quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành khác.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp dữ liệu quốc gia (NGSP), hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương kết nối, tích hợp dữ liệu thông qua nền tảng này; công khai kế hoạch xây dựng nền tảng NGSP để các Bộ, ngành, địa phương phối hợp triển khai, cung cấp các chuẩn kỹ thuật để kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và bộ, ngành, địa phương có liên quan đề xuất giải pháp phầm mềm một cửa điện tử thống nhất.
Trên cơ sở giải pháp phần mềm một cửa điện tử thống nhất do Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá lựa chọn và khuyến cáo sử dụng cho cấp Bộ, tỉnh, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn bộ, địa phương triển khai thí điểm; đánh giá, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai nhân rộng.
Nguồn: Minh Hiển/chinhphu.vn
Thông tin liên lạc thông suốt dịp Tết
Submitted by nlphuong on Wed, 21/02/2018 - 13:15(ICTPress) - Thông tin liên lạc đã được ngành TT&TT bảo đảm thông suốt dịp Tết nguyên đán Mậu Tuất 2018.
(ICTPress) - Thông tin liên lạc đã được ngành TT&TT bảo đảm thông suốt dịp Tết nguyên đán Mậu Tuất 2018.
Sáng 21/2, tại Hà Nội, Bộ TT&TT tổ chức Gặp mặt đầu năm Xuân Mậu Tuất với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cùng các lãnh đạo Bộ, lãnh đạo và cán bộ, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ.
Bộ trưởng Bộ TTTT phát biểu tại buổi Gặp mặt |
Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã chúc mừng năm mới đến toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ngành TT&TT an khang thịnh vượng, cùng nỗ lực phấn đấu đoàn kết để tiếp tục đạt thêm nhiều thành công mới cho ngành.
Bộ trưởng nhấn mạnh Đất nước vào xuân, cùng với quyết tâm mới, với niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành TT&TT tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết gắn bó vẻ vang của ngành, với 10 chữ vàng “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình” sẽ vượt qua mọi thách thức để chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa thế mạnh, góp phần đưa đất nước phát triển tiến lên, nâng cao trình độ công nghệ, đảm bảo an toàn an ninh thông tin, phát triển một số lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm của ngành TTTT, có vai trò then chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp một phần vào nỗ lực chung của Chính phủ nhằm xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN), Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chỉ đạo trong những ngày đi làm đầu tiên của năm mới các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của toàn ngành thực hiện nghiêm Chỉ thị của Bộ, bắt tay ngay vào công việc từ ngày đầu đi làm, không rượu bia trong giờ làm việc, không dùng xe công đi du xuân, không du xuân chúc Tết trong giờ hành chính, làm ảnh hưởng công việc chung.
Cũng tại buổi Gặp mặt, Cục trưởng Cục Báo Chí Lưu Đình Phúc và Cục trưởng Cục Viễn thông đã báo cáo một số hoạt động báo chí và bảo đảm thông tin liên lạc dịp Xuân và Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
Cục trưởng Lưu Đình Phúc thông tin một số tình hình về báo Xuân, chương trình truyền hình phục vụ dịp Tết |
Theo Cục trưởng Lưu Đình Phúc, cả nước có 189 cơ quan báo chí in thực hiện thủ tục đề nghị gộp số tăng trang, thay đổi khuôn khổ để xuất bản ấn phẩm đặc biệt trong dịp Tết dương lịch và Tết nguyên đán với tổng số 247 ấn phẩm. Năm qua, nền kinh tế khởi sắc nên quảng cáo báo Tết nhiều hoăn cả năm gần đây. Tuy nhiên, một số báo địa phương số trang quảng cáo còn ít,…
Về nội dung, chủ đề của báo Tết, Cục trưởng Lưu Đình Phúc cho biết Mừng Xuân, mừng Đảng, mừng đất nước đổi mới vẫn là chủ đề trọng tâm nổi bật nhất được đăng trên các ấn phẩm báo Xuân, báo Tết Mậu Tuất, với nhiều bài viết mang đậm âm hưởng tự hào, lạc quan, tin tưởng. Đơn cử các bài viết như: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chúng ta làm hợp lòng dân thì dân tin, chế độ ta còn, Đảng ta còn”; Điều quan trọng nhất là niềm tin của nhân dân; Kỷ cương nghiêm minh hóa giải nhiều thách thức; Kiểm soát quyền lực vì đội ngũ cán bộ chiến lược của đất nước; Đất nước đứng trước thời cơ, thuận lợi mới để phát triển nhanh và bền vững…
Chống tham nhũng là một trong những chủ đề được nhiều báo phản ánh trong các ấn phẩm báo Xuân, báo Tết Mậu Tuất, khẳng định rõ quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, trong đó, tâm điểm nổi bật là những động thái điều tra, xét xử một số vụ án lớn năm 2017.
Chủ đề hội nhập kinh tế gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và cơ hội của Việt Nam khá đậm nét. Nhiều tin, bài phản ánh, đánh giá tác động, chỉ rõ cơ hội, phân tích khó khăn, thách thức… khẳng định quyết tâm chính trị cùng sự chủ động của Chính phủ và DN là yếu tố quan trọng để kinh tế Việt Nam khởi sắc mạnh mẽ và toàn diện.
Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới chủ quyền biển đảo quốc gia tiếp tục là chủ đề đang được các cơ quan báo chí quan tâm, bày tỏ lòng tri ấn đến những chiến sĩ đang làm nhiệm vụ thiêng liêng nơi biên giới và hải đảo. Nhiều bài viết tập trung phản ánh sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm hỏi, chúc Tết, động viên cán bộ lãnh đạo các mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách, tặng quà Tết cho người nghèo; cổ vũ cộng đồng xã hội chung tay, góp sức, chia sẻ, đùm bọc đối với đồng bào vùng bị thiên tai bão lũ, đồng bào vùng núi, dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách; nêu bật được những đổi thay sâu sắc, không khí đón Tết vui tươi, đầm ấm ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Chủ đề phong tục, tập quán đón Tết và những nét văn hóa của các vùng miền, những nét đẹp về thuần phong, mũ tục, tín ngưỡng, trò chơi dân gian của các dân tộc trên đất nước ta khi Xuân về, Tết đến được báo chí khai thác với nhiều thể tài phong phú, đem đến cho độc giả những phút thư giãn nhẹ nhàng, sâu lắng cùng với những nghĩ suy, chiêm nghiệm ký thú.
Cục trưởng Lưu Đình Phúc cho biết báo Tết không biết từ lúc nào đã trở thành một “đặc sản” không thể thiếu trong nhiều gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Báo Tết là sản phẩm sáng tạo giàu chất văn hóa, là nét đặc sắc chỉ có ở Việt Nam. Năm 2018, báo Tết có bề dày 100 năm ra đời kể từ khi Nam Phong tạp chí ra số báo Tết đầu tiên năm 1918 và những năm gần đây, chương trình Táo Quân đã đi qua chặng đường 15 năm với biết bao nụ cười sảng khoái, sự háo hức đợi chờ, những triết lý sâu xa, nụ cười sâu cay. Táo quân 2018 không phải là chương trình tổng kết các sự kiện “hot” của năm nhưng năm qua các vấn đề thời sự, xã hội được dư luận quan tâm đều được đề cập tới. Chương trình truyền hình Tết năm nay được đầu tư công phu cả về nội dung và hình ảnh. Các chương trình mang đậm bản sắc văn hóa Việt, nhân văn, vui tươi, lạc quan, bám sát hơi thở cuộc sống.
Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Đức Trung báo cáo tình hình đảm bảo thông tin liên lạc dịp Tết |
Về đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ Tết nguyên đán, Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Đức Trung đã cho biết các DN viễn thông, truyền hình đã chủ động chuẩn bị hạ tầng mạng lưới, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành, đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc của người dân; Điều động, bố trí xe lưu động tại các điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa trên cả nước. Các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ trực lãnh đạo, điều hành ca, ứng cứu thông tin, đảm bảo mạng lưới hoạt động thông suốt trong dịp Tết Nguyên đán.
Cụ thể công tác bảo đảm thông tin liên lạc trong dịp Tết, Cục trưởng Nguyễn Đức Trung cho biết mạng di động hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn chất lượng, không xảy ra hiện tượng nghẽn mạng, lưu lượng lưu thoát tốt. Tại một số điểm đón giao thừa, lưu lượng di động tăng cao nhưng với sự tối ưu, nâng cấp mạng lưới trước Tết, cùng với việc tổ chức xe BTS lưu động nên hệ thống đảm bảo xử lý tải an toàn. Để đáp ứng tối đa lưu lượng trong dịp Tết, các DN đã tập trung sắp xếp lại kênh luồng, định tuyến, triển khai các biện pháp nâng cao năng lực mạng lưới, tổ chức điều hành ứng cứu thông tin, đảm bảo mạng lưới viễn thông hoạt động ổn định, không xảy ra sự cố lớn. Các DN truyền hình mạng đảm bảo truyền dẫn phát sóng truyền hình cáp, đáp ứng yêu cầu cung cấp tín hiệu truyền hình đến các đài phát, phục vụ cung cấp nội dung truyền hình Tết Nguyên đán.
Các DN viễn thông đã thực hiện tốt việc ngăn chặn tin rác. Ví dụ, từ 23 Tết đến mồng 2 Tết, VinaPhone đã chặn hơn 18.000 bản tin SMS spam; MobiFone chặn 194.000 tin nhắn rác. Mạng cố định của các DN cũng được đảm bảo, không xảy ra sự cố. Các đường trục quốc tế và trong nước không xảy ra sự cố. Lưu lượng Internet ở các tỉnh, thành phố giữ ổn định, cao nhất là thời điểm giao thừa và mồng 1 Tết. Tại thời điểm giao thừa, lưu lượng điện thoại quốc tế không bị nghẽn, xử lý qua hệ thống chuyển mạch và lưu lượng trung kế. Mạng truyền dẫn, mạng Internet trên hạ tầng cáp hoạt động tốt, truyền dẫn phát sóng tất cả các kênh truyền hình trên Vinasat và phân phối đến các khách hàng luôn thông suốt, đảm bảo chất lượng. Các mạng thông tin di động hoạt động ổn định.
Cục trưởng Nguyễn Đức Trung cho biết: "Cơ bản thông tin liên lạc thông suốt, đảm bảo an toàn dịp Tết Nguyên đán. Các DN nghiêm túc triển khai Chỉ thị số 48 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 05 của Bộ trưởng Bộ TT&TT tổ chức tốt đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 một cách an toàn”.
HM