Chùm ảnh: ĐTDĐ - “Vũ khí” xóa đói nghèo

(ICTPress) - Chùm ảnh "chấm dứt sự tách biệt khỏi thế giới của người nghèo" lột tả vai trò to lớn của ĐTDĐ đến sự thay đổi cuộc sống thường ngày của họ.

Khi nhà kinh tế học nổi tiếng Jeffrey Sachs viếng thăm các làng xã nông thôn ở khu vực châu Phi cận Sahara vào năm 2005, ông đã chứng kiến những cộng đồng nghèo khổ thiếu nước uống, nạn đói và lây nhiễm sốt rét lan tràn. Điện thoại di động (ĐTDĐ) là thứ ông không nhìn thấy.

“Hiện nay, ước tính khoảng 30% số hộ gia đình sở hữu ĐTDĐ và độ bao phủ ĐTDĐ đã phổ biến”, Jeffrey Sachs hiện nay là Giám đốc Dự án Làng xã thiên niên kỷ của Liên hợp quốc cho biết. Dự án này sẽ tập trung cải thiện 14 làng xã nông thôn ở 10 nước châu Phi theo mô hình thịnh vượng rộng hơn ở khu vực này, Sachs cho biết.

Sự xuất hiện của ĐTDĐ đã mang lại sự thuận tiện và thay đổi to lớn về văn hóa đối với châu Mỹ và châu Âu, nhưng ở những khu vực nghèo nhất trên thế giới, việc có được chiếc ĐTDĐ giá rẻ đã tạo ra một kỳ tích về các dịch vụ - như để gọi cho bác sỹ, gửi thư nhanh chóng đến người thân và khởi động một tài khoản tiết kiệm – người dân châu Mỹ và châu Âu cũng đã phải mất nhiều thế hệ, nhà phân tích này cho biết.

“ĐTDĐ là một công nghệ có tính đột phá lớn nhất đối với sự phát triển”, Sachs đã từng là Viện trưởng Viện Trái đất tại Đại học Columbia và là tác giả cuốn sách “Sự chấm dứt của nghèo đói” (The End of Poverty) đã từng viết.

“Đói nghèo gần như tương đồng với sự tách biệt với nhiều nơi trên thế giới. Đói nghèo tạo ra việc tiếp cận thị trường, các dịch vụ y tế khẩn cấp, giáo dục, khả năng nắm bắt lợi thế của các dịch vụ chính phủ… là không có. ĐTDĐ và phổ biến hơn là CNTT giúp chấm dứt việc tách biết này theo tất cả các khía cạnh khác nhau”.

Hơn nữa, việc phổ biến các dịch vụ thanh toán qua ĐTDĐ đã đưa các nước như Kenya và Uganda tiên phong về các dịch vụ tài chính di động. “Bạn có thể đi bộ giữa làng ở Rwanda và sử dụng một chiếc ĐTDĐ để thanh toán ở một trạm xạc nguồn”, giám đốc thường trực chương trình Cuộc gọi kinh doanh đến hành động Amanda Gardiner, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại New York giúp đưa nhiều ĐTDĐ đến với người nghèo châu Phi.

Cuộc cách mạng “tiền - di động” của Kenya

Từ năm 2005 đến 2010, việc sử dụng ĐTDĐ đã tăng lên gấp 3 ở các nước đang phát triển tới gần 4 tỷ thuê bao di động, theo số liệu của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU). Châu Phi có tốc độ phát triển nhanh nhất với số tăng trưởng sử dụng hơn 400%. Điều này có nghĩa là nhiều tiền hơn, theo một nghiên cứu của trường Đại học Michigan 2006 cho biết cứ tăng mật độ sử dụng ĐTDĐ lên 10% thì nền kinh tế địa phương tăng 0,6%.

Chi phí đặt các trạm phát sóng di động thấp và các chi phí máy cầm tay thấp đã cho phép mật độ ĐTDĐ tăng thậm chí ở các vùng nông thôn, nghèo, cựu CEO của Safaricom, nhà cung cấp viễn thông Kenya Michael Joseph cho biết. Vào năm 2000 chỉ có 17.000 người sử dụng nhưng vào năm 2010 đã có 18 triệu người. Kenya dường như có độ bao phủ rộng hơn.

Các mô hình kinh doanh được thiết lập để bán dịch vụ cho người nghèo như dịch vụ điện thoại trả trước và tính cước theo giây thay cho việc tính cước theo phút đã làm cho việc sử dụng ĐTDĐ phổ biến hơn, nhưng việc phát triển các dịch vụ ngân hàng của Safaricom qua ĐTDĐ đã cách mạng hóa việc kinh doanh viễn thông ở các nước nghèo.

Safaricom đã hợp tác với Vodafone của Anh bắt đầu với các dịch vụ M-PESA năm 2007 cho phép khách hàng chuyển tiền điện tử qua ĐTDĐ. Hai năm sau, 10% GDP của quốc gia này đã được lưu thông qua M-PESA, theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2010. Hiện nay người dân Kenya đã thực hiện giao dịch 1 tỷ USD/tháng qua M-PESA, ở đây tiền có thể được gửi và chuyển tới một trong 20.000 cửa hàng. Tăng trưởng GDP của Kenya sẽ chỉ đạt một nửa những gì đã làm được trong 10 năm qua nếu không có ĐTDĐ”, Joseph cho biết.

“Khoảng 70% các việc làm ở Kenya là ở lĩnh vực không chính thức, bán hàng trên đường phố, công việc này hiện nay đã được hình thành thành công việc kinh doanh nhờ ĐTDĐ, Joseph hiện nay đã trở thành chuyên gia của Ngân hàng thế giới về các dịch vụ chuyển tiền di động.

Thành quả của M-PESA, là tiền lưu chuyển nhiều hơn và ở lại với các làng xã nhỏ, tạo dựng nên một nền kinh tế địa phương, Olga Morawczynski, người đã dành 18 tháng ở Kenya để nghiên cứu tác động của các dịch vụ gửi tiền di động cho biết.

“Hiện nay, tiền được lưu chuyển nội bộ, họ đã không phải mất thời gian ra trung tâm gần nhất trong thị trấn để nhận tiền. Tôi nhận thấy các cửa hàng ở các xã đã gia tăng việc bán các mặt hàng thành phố - những vật dụng thông thường mà trước đây bạn không thể mua tại xã như đồ đạc trong nhà hay một sản phẩm ép thẳng tóc cho phụ nữ”, Morawczynski hiện đang làm việc ở Uganda về các chương trình gửi tiền di động cho chương trình phòng ứng dụng của Quỹ Grameen cho biết.

Các ứng dụng di động cho người nghèo

Công nghệ ĐTDĐ đã tạo ra những cách thức mới để giúp cho người nghèo ở các nước đang phát triển, nhưng các doanh nghiệp đã dẫn dắt con đường này, Sachs cho biết.

ĐTDĐ đã phổ cập toàn bộ thị trường, công việc duy nhất hiện nay là khởi động việc phát triển các ứng dụng dịch vụ xã hội. Và thẻ điện thoại trả trước là cách thức khả thi cho người nghèo tiếp cận công nghệ này mà không cần phải có sự can thiệp của chính phủ… mà hãy để các công ty thương mại tiếp cận, Sachs cho biết.

Mô hình ngân hàng di động của Safaricom đang được triển khai từ Bangladesh đến Uganda. Ngân hàng Phát triển của Liên hợp quốc tháng trước đã thông báo một chương trình đưa dịch vụ ĐTDĐ tới 3 triệu người dân nghèo hơn ở châu Phi và Nam Á đến năm 2013. Công nghệ di động hiện nay đang được sử dụng ở Gambia để theo dõi các cấp độ cung cấp thuốc ở các xã nông thôn, Gardiner cho biết. Đối với các làng xã thuộc dự án Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, thẻ di động trả trước hiện nay đang được sử dụng như một mô hình cho dịch vụ điện trả trước.

“Một điều quyền lực nhất của ĐTDĐ là làm thế nào để nó sản sinh luồng tiền ở những nước có hạ tầng cơ sở còn nghèo nàn và đôi khi ở vào tình trạng khủng hoảng”.  “Cũng cần phải phổ biến các thuật ngữ như “số pin”, “tài khoản”, và “chuyển”, những thuật ngữ kỹ thuật ngoại quốc này cho người dân lần đầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng tài chính lần đầu. Người dân đang nhận ra tốt hơn là giao dịch tiền tệ thay cho việc chon tiền dưới đất”, Morawczynski cho biết.

Sau đây là chùm ảnh "chấm dứt sự tách biệt khỏi thế giới của người nghèo" lột tả vai trò to lớn của ĐTDĐ đến sự thay đổi cuộc sống thường ngày của họ:

Một người đàn ông Ấn Độ nói chuyện bằng ĐTDĐ của mình trong đám cưới tập thể cho 525 cặp đôi nghèo từ vùng biên giới Ấn Độ - Pakistan vào ngày 13/4/2009.
Một phụ nữ nói chuyện bằng ĐTDĐ ở trước Kibera, một trong những khu nhà ổ chuột lớn nhất thế giới, vào ngày 16/2/2009, gần Nairobi. ĐTDĐ đã tăng hơn 400% từ năm 2005 đến 2010.
Một người bán ĐTDĐ ở Lagos, Nigeria tháng 4/2007. Chi phí ĐTDĐ đã giảm trong thập kỷ qua, chứng kiến số thuê bao di động tăng lên 4 tỷ ở các nước đang phát triển.
Bức ảnh chụp ngày 17/4/2009 là về một người phụ nữ Ấn Độ sử dụng ĐTDĐ để nhận các đơn đặt hàng ở chợ bán buôn tại ngoại ô Hyderabad. Khả năng đơn giản là thực hiện cuộc gọi đã tạo ra những thành quả kinh tế to lớn.
Những người tị nạn Bangladesh từ Lybia đang xạc điện thoại tại trại Choucha ở Tunisia gần biên giới với Libya. Ảnh chụp ngày 9/3/2011.
Một khách du lịch Trung Quốc nói chuyện ĐTDĐ trong khi cưỡi lạc đà qua các đụn cát ở tỉnh Gansu, Tây Bắc Trung Quốc vào ngày 27/9/2008. Những trạm ĐTDĐ giá thấp cho phép độ bao phủ di động lớn hơn ở những vùng xa xôi hơn.
Một người ăn xin tàn tật đang nhìn một người ăn xin khác nói chuyện ĐTDĐ ở khu chợ Rawalpindi, Pakistan, ngày 19/11/2008.
Những em bé mồ côi Thái Lan tập trung cùng nhau xem video trên iPhone ở trại Phuwana Muay Thai Kickboxing ngày 4/10/2008, một giờ bên ngoài Bangkok. "Kết nối di động tăng ở các trường học, như bạn hình dung, đã có một tác động to lớn", nhà kinh tế học Jeffrey Sachs cho biết. 

 Linh Hoàng

Theo CNN

Tin nổi bật