Syndicate content

Thời sự ICT

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Qatar trong lĩnh vực chuyển đổi số, an ninh mạng

Tóm tắt: 

Chiều 31/10, theo giờ địa phương, tại thủ đô Doha, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Thông tin và Công nghệ truyền thông Qatar Mohammed Al Mannai.

Chiều 31/10, theo giờ địa phương, tại thủ đô Doha, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Thông tin và Công nghệ truyền thông Qatar Mohammed Al Mannai.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Thông tin và Công nghệ truyền thông Qatar Mohammed Al Mannai (Ảnh: Thanh Giang).

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tiềm năng hợp tác số giữa hai nước là rất lớn, trong đó có lĩnh vực an ninh mạng; cho biết Việt Nam đang đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia và các dữ liệu khác nữa, đồng thời cần xây dựng 3-4 trung tâm dữ liệu mới với sự hỗ trợ của của Qatar về vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Thủ tướng vui mừng được biết Bộ trưởng Thông tin và Công nghệ truyền thông Qatar Mohammed Al Mannai và Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc đạt nhiều kết quả hết sức tốt đẹp và đã đưa ra nhiều ý tưởng hợp tác rất hay.

Bộ trưởng Thông tin và Công nghệ truyền thông Qatar Mohammed Al Mannai cho biết, Thủ tướng Qatar đã chỉ đạo ông phải tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này, do đó Bộ trưởng cho rằng, hai bên sẽ khởi đầu từ những bước nhỏ cho hợp tác lâu dài trong thời gian tới; đồng thời nêu rõ, chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng với các quốc gia trên thế giới hiện nay. 2 Bộ trưởng đã thảo luận các lĩnh vực hợp tác thời gian tới, đó là liên quan hợp tác về viễn thông, Qatar sẽ đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực chất bán dẫn, trung tâm dữ liệu, mở cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đến làm ăn tại Qatar, mong muốn tạo ra trung tâm dữ liệu. Trong khu vực Trung Đông, Qatar có quan hệ tốt với các nước, cho nên có thể làm điểm trung chuyển cho Việt Nam với các nước khác. Nhóm làm việc của hai bên sẽ đưa ra các bước cụ thể trong thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Thông tin và Công nghệ truyền thông Qatar Mohammed Al Mannai (Ảnh: Thanh Giang).

Cảm ơn ý kiến của Bộ trưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị 2 Bộ trưởng cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, trao đổi, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác đã đề ra; cho biết, Việt Nam đã sản xuất thiết bị 5G, do đó việc mở trung tâm sản xuất thiết bị 5G ở Qatar để xuất khẩu đi các nước Trung Đông là rất tốt và phù hợp. Thủ tướng đưa ra công thức để đi tới thành công: hợp tác nhân lực Việt Nam + tài chính Qatar + quan hệ tốt đẹp của hai nước + thị trường của Qatar. Công thức đã có, nhưng việc ra được kết quả, sản phẩm cụ thể thì phụ thuộc độ “máu lửa” của hai Bộ trưởng. Thủ tướng hy vọng 2 Bộ trưởng sẽ thực hiện được việc này với tinh thần quyết liệt, đến cùng, đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã làm phải ra sản phẩm. Chúng ta cần tận dụng thời gian, trí tuệ; tranh thủ thời gian, trí tuệ phải vượt ra khỏi chính bản thân mình để làm việc lớn, phải chấp nhận rủi ro thì mới có đột phá.

 

Thủ tướng bày tỏ rất vui mừng vì được đến thăm và chứng kiến Qatar đã thành công trong xây dựng đất nước giàu đẹp như ngày nay, cũng như học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm hay trong phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng rất tin tưởng 2 Bộ trưởng về việc này vì Bộ trưởng Qatar vừa là nhà lãnh đạo chính trị, vừa là nhà kinh doanh, doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã từng lãnh đạo doanh nghiệp lớn, do đó cần phải quản trị đất nước theo tư duy doanh nghiệp theo hướng chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh.

Thủ tướng cũng đề cập việc hai nước cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng và tin tưởng rằng, hai bên sẽ hợp tác thành công vì Việt Nam và Qatar có sự tin cậy chính trị cao; chúng ta sẽ hợp tác từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp để đi tới thành công.

Cảm ơn và đánh giá cao đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Mohammed Al Mannai cho rằng an ninh mạng đều quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào, vì vậy, Bộ Thông tin và Công nghệ truyền thông Qatar sẽ tăng cường hợp tác chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam về lĩnh vực này.

Nguồn: Thanh Giang/nhandan.vn


Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Tóm tắt: 

Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vừa có Thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Liên chi hội nhà báo TT&TT xin giới thiệu toàn văn thư thăm hỏi.

Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vừa có Thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Liên chi hội nhà báo TT&TT xin giới thiệu toàn văn thư thăm hỏi.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (Ảnh: TTXVN)

Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước!

Những ngày qua, cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các quốc gia mà bão đi qua, trong đó có các tỉnh phía Bắc nước ta. Trước diễn biến phức tạp của cơn bão, Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quyết liệt chỉ đạo các cơ quan chức năng, Lực lượng vũ trang cùng với Nhân dân cả nước theo sát tình hình, chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với cơn bão, thông tin kịp thời tới người dân. Trong cơn bão dữ, tinh thần đoàn kết, “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tình yêu thương đồng bào, bản lĩnh sức mạnh của Lực lượng vũ trang, tinh thần quả cảm của Nhân dân đã góp phần giảm thiểu thiệt hại của cơn bão, song vẫn để lại hậu quả nặng nề và nguy cơ mưa lũ, sạt lở, sụt lún sau bão đang hiện hữu.

Thay mặt Đảng, Nhà nước, Tôi xin gửi lời cảm thông và chia buồn sâu sắc đến gia đình các nạn nhân, đặc biệt đối với những người có thân nhân mất trong bão lũ. Tôi ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương những nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền các cấp, Lực lượng vũ trang và Nhân dân cả nước, nhất là những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” – sức mạnh to lớn đưa Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, khẩn trương ổn định đời sống của người dân bị ảnh hưởng của cơn bão, tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động bình thường của đời sống xã hội; thực hiện nhanh nhất, hiệu quả nhất chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang và người dân đã anh dũng hy sinh, bị thương khi tham gia cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân trong bão lũ...

Tôi đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung cao độ triển khai các kế hoạch, phương án khắc phụ hậu quả bão số 3 với 5 mục tiêu như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo. Trước mắt ưu tiên cứu người, đảm bảo để không người dân nào bị đói ăn, thiếu mặc, không có chỗ ở; tiếp cận vùng bị cô lập;di rời người dân khỏi khu vực nguy hiểm; đảm bảo người bệnh có thuốc và được điều trị, trẻ em sớm được tới trường... tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, xử lý nghiêm các hành vi gây mất an ninh, trật tự, các hành vi trục lợi liên quan đến hỗ trợ đền bù thiệt hại; huy động sự chung tay của toàn xã hội hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ. Tôi kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, đồng bào ta ở trong và ngoài nước trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và khả năng, điều kiện tiếp tục phát huy mạnh mẽ “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”hỗ trợ cao nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất,đến tận tay các gia đình bị thiệt hại về người,tài sản do thiên tai gây ra.

Tôi mong muốn và tin tưởng sâu sắc rằng: Toàn dân, toàn quân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”nhất định sẽ sớm khắc phục hậu quả sau bão, nhanh chóng ổn định cuộc sống của Nhân dân. Đồng thời đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp từ Trung ương đến cơ sở khẩn trương tổ chức rà soát, rút kinh nghiệm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian tới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn hiện quan hệ sản xuất đưa nước bước vào kỷ nguyên mới

Tóm tắt: 

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết...

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Liên chi hội nhà báo TT&TT trân trọng giới thiệu nội dung bài viết:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Chương trình kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). (Ảnh: TTXVN)

1. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng sản xuất và từng bước cải tạo, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Quá trình này diễn ra qua nhiều giai đoạn, phản ánh sự vận động và phát triển không ngừng của Cách mạng Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra trang sử mới cho sự phát triển của dân tộc trong điều kiện đất nước vừa giành độc lập đã phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Xuất phát điểm từ nền nông nghiệp lạc hậu, trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm thực dân đô hộ, Đảng ta đã thực hiện chính sách “người cày có ruộng” nhằm trao ruộng đất về tay nông dân, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hướng tới việc cải tạo quan hệ sản xuất, tạo tiền đề xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Giai đoạn 1954 - 1975, cách mạng nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Ở miền Bắc, lấy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới dựa trên ba trụ cột: chế độ công hữu, quản lý kế hoạch hóa tập trung và phân phối theo lao động [1], đã đưa lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc.

Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, mở ra chương mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ IV của Đảng năm 1976 trên cơ sở đánh giá đặc điểm lớn của đất nước đó là, từ nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; đã đề ra đường lối: kiên định chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, quyết tâm tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: về quan hệ sản xuất, khoa học - kỹ thuật và tư tưởng văn hóa [2]. Trong đó, cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, đẩy mạnh công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm.

Từ năm 1979 đến trước Đại hội VI của Đảng năm 1986, đất nước ta đã trải qua những khủng hoảng nghiêm trọng, một phần nguyên nhân do sự thiếu đồng bộ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất [3]. Từ nhận thức đúng đắn đó, Đại hội VI của Đảng đã quyết tâm tiến hành đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ bao cấp, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị là bước đột phá về đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp khi chính thức thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ và trao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất [4]. Chỉ sau một năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Việt Nam từ một quốc gia thiếu lương thực triền miên đã sản xuất được 21,5 triệu tấn lúa và lần đầu tiên xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo. Việc điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp đã tạo động lực mới cho lực lượng sản xuất phát triển, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế.

2. Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Ước tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 5,7-5,9%/năm, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực và thế giới; quy mô nền kinh tế tăng 1,45 lần, ước đạt 500 tỷ USD vào năm 2025. Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 3.400 USD đến khoảng 4.650 USD, đưa Việt Nam vào nhóm nước thu nhập trung bình cao vào năm 2025. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; các chính sách điều hành linh hoạt, hiệu quả; vị thế, uy tín quốc tế ngày càng nâng cao; tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, đời sống Nhân dân được cải thiện đáng kể.

Lực lượng lao động ước đạt 53,2 triệu người vào năm 2025, với cơ cấu chuyển dịch tích cực; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm mạnh, còn 25,8%; chất lượng nguồn nhân lực không ngừng nâng cao với 70% lao động qua đào tạo. Nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các lĩnh vực then chốt, như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin được tập trung phát triển, bước đầu hình thành đội ngũ lao động với tư duy số và kỹ năng số ngày càng được nâng cao.

Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số, đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới viễn thông và internet băng thông rộng phủ sóng rộng khắp cả nước, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức mới. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển công cụ sản xuất trong nền kinh tế số tạo ra biến đổi sâu sắc của lực lượng sản xuất, dẫn đến những mâu thuẫn mới với quan hệ sản xuất hiện hữu; vừa tạo tiền đề, động lực hình thành phương thức sản xuất mới trong tương lai, vừa đòi hỏi thay đổi căn bản cách thức tổ chức sản xuất và quản lý xã hội. Lực lượng sản xuất mới đang hình thành và phát triển mạnh mẽ; song chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, trong khi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ cao, vẫn là thách thức lớn. Quan hệ sản xuất còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong đó, cơ chế, chính sách, pháp luật chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu.

Công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế xin, cho, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Công tác tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức còn thiếu triệt để.

Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số còn hạn chế. Vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thông suốt; nhiều dịch vụ công trực tuyến chất lượng thấp, tỷ lệ người sử dụng chưa cao; việc tổ chức vận hành bộ phận “một cửa” các cấp ở nhiều nơi chưa hiệu quả.

Dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta nhận thức rõ rằng, trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định sự phát triển của quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất phải không ngừng được điều chỉnh để phù hợp với trình độ ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất không theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó sẽ trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển tiến bộ của toàn bộ phương thức sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.

3. Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất. Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”, trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số.

Sự thay đổi trong quan hệ sản xuất sẽ tác động mạnh đến kiến trúc thượng tầng, mở ra phương thức mới trong quản trị xã hội, tạo ra những công cụ mới trong quản lý nhà nước, làm thay đổi căn bản cách thức tương tác giữa nhà nước và công dân, giữa các tầng lớp xã hội. Quá trình chuyển đổi số cần được thực hiện toàn diện, đồng bộ, có tính đến mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phát huy sức mạnh của lực lượng sản xuất hiện đại, vừa đảm bảo bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời đại mới. Muốn vậy, người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp và người dân phải nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số; đồng thời cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật, kiên định mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời không ngừng đổi mới để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại. Tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho nền kinh tế số, tạo nền tảng để Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Thường xuyên rà soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo... đảm bảo khung pháp lý không trở thành rào cản của sự phát triển, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.

Thứ hai, khơi thông và phát huy tối đa mọi nguồn lực xã hội, đẩy nhanh hiện đại hóa. Có cơ chế, chính sách phù hợp huy động nguồn lực to lớn trong Nhân dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; nguồn lực từ đất đai, tài sản trong xã hội mà người dân đang tích luỹ, biến những tiềm năng này thành động lực, tư liệu sản xuất, để sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.

Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát huy tối đa nguồn lực con người - nhân tố quyết định của sự nghiệp đổi mới. Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ ba, cải cách, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số. Trong quá trình cải cách, bám sát nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Việc tinh gọn bộ máy phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Phát triển công dân số, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.

Đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ đồng thời cũng là thách thức trên con đường phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số, tạo ra bước đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước ta, dân tộc ta vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tiên tiến, văn minh, hiện đại”.

TÔ LÂM
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

------------------------

[1] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, tháng 9/1960.
[2] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, tháng 12/1976.
[3] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tháng 12/1986.
[4] Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà Lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân

Tóm tắt: 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng.

Liên chi hội nhà báo TT&TT trân trọng giới thiệu bài viết: "TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG - NHÀ LÃNH ĐẠO LỖI LẠC, TRỌN ĐỜI VÌ NƯỚC, VÌ DÂN" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm nhân dân thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum chiều 13/4/2017 (Ảnh: VGP)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân.

Trên 55 năm hoạt động liên tục, được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng, với tầm nhìn chiến lược, tư duy sắc bén, gắn kết chặt chẽ với tổng kết thực tiễn, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; bổ sung, hoàn thiện và lãnh đạo thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, xây dựng đất nước ta “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày hôm nay”.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, công tác Đảng và xây dựng Đảng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đi sâu làm rõ bản chất của Đảng, vai trò của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước, về xây dựng Đảng cầm quyền từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam. Từ đó, đồng chí đã cùng Ban Chấp hành Trung ương hoạch định và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương chiến lược về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái, hư hỏng trong Đảng, chống tham nhũng, tiêu cực đi đôi với không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, bản lĩnh, trình độ trí tuệ, tính tiên phong, phát huy truyền thống tốt đẹp, mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta giành nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước, làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, xây dựng xã hội thực sự “là đạo đức, là văn minh”.

Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí luôn đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, vì Nhân dân, do Nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, lần đầu tiên Đảng ta ban hành Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, đặt mục tiêu “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045”(1).

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ý thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa còn thì Dân tộc còn”, Nhà văn hóa Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc trên mặt trận văn hóa của Đảng đã dành nhiều tâm huyết xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bàn sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề cập toàn diện, sâu sắc lĩnh vực văn hóa; Hội nghị toàn quốc về văn hóa của Đảng sau hơn 70 năm là dấu mốc gắn kết tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Với nhãn quan chính trị sâu sắc và tầm tư duy chiến lược, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát triển tư duy đối ngoại Việt Nam, tổng kết thực tiễn và hình thành nghệ thuật “Ngoại giao cây tre”; xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bản sắc “Ngoại giao cây tre” được phát huy mạnh mẽ, tạo những bước ngoặt có tính lịch sử, thay đổi về chất trong quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác lớn. Chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh Việt Nam là đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay và cũng chưa bao giờ Việt Nam lại hòa nhập sâu rộng như hiện nay vào nền kinh tế thế giới, nền chính trị quốc tế và nền văn minh nhân loại.

Thời kỳ kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chăm lo xây dựng Quân đội, Công an vững mạnh, đoàn kết gắn bó. Đồng chí thường xuyên căn dặn lực lượng vũ trang phải thấm nhuần, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, lấy “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, “dựa vào dân mà làm việc”, “phải thực sự trung thành, tôn kính, thương yêu dân”, gắn bó mật thiết với nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân, phải làm cho dân ngày càng tin hơn, giúp đỡ nhiều hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang tinh, gọn, mạnh, thực sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới đạt nhiều kết quả quan trọng; lực lượng Công an, lực lượng Quân đội đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, thực sự là thanh kiếm và lá chắn, hai cánh của một con chim, bảo vệ giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Xuyên suốt trong tư tưởng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là Nhân dân, là con người, là hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, xây dựng con người, lấy Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới. Về Đảng, đồng chí khẳng định “Đảng ta phải có trách nhiệm cao nhất với dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân”(2); “đường lối của Đảng mà không phản ánh được lợi ích của Nhân dân, của đất nước, của dân tộc, không phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử, là đường lối sai lầm”(3), “liên hệ chặt chẽ với nhân dân là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng, là nhân tố quyết định tạo ra sức mạnh của Đảng”(4). Phân tích sự khác nhau giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với Nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa, đồng chí nêu rõ “Nhà nước pháp quyền XHCN về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số Nhân dân”(5). Về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đồng chí khái quát “Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở nước ta là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển”(6), “mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội…, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, chăm sóc người có công, những người không may gặp khó khăn, cơ nhỡ”. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã ban hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Sáu vùng kinh tế trên cả nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hoạch định mục tiêu, tầm nhìn, phương hướng, giải pháp nhằm tạo sự phát triển mạnh mẽ, đột phá, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của đất nước 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam, đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, thực hiện ước vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu.

Trọn cuộc đời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; khẳng định một nhân cách lớn, coi “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”, giữ vững nguyên tắc, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Đồng chí thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về đạo đức cách mạng trong sáng, “chí công vô tư”, lối sống giản dị, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, tôn trọng và yêu thương con người…, được cán bộ, đảng viên và nhân dân kính trọng, tín nhiệm cao, tin tưởng và yêu quý, được bạn bè quốc tế trân trọng và đánh giá cao.

Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kiên định vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sẽ đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát triển nhanh, bền vững đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 khi Đảng ta tròn 100 năm thành lập, tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2045, hoàn thành mục tiêu 100 năm thành lập nước, đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

(1) Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

(2) Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng và chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.65.

(3) Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng và chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.66.

(4) Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng và chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.86.

(5) Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.29.

(6) (6)Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng và chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.180.

theo TTXVN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Tin tặc "nằm vùng" tấn công nhiều hệ thống thông tin trọng yếu tại Việt Nam

Tóm tắt: 

Nhiều người lo ngại đang có chiến dịch tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền tại Việt Nam, thậm chí tin tặc còn nằm vùng khá lâu nay trong các hệ thống thông tin (HTTT) trọng yếu.

Nhiều người lo ngại đang có chiến dịch tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền tại Việt Nam, thậm chí tin tặc còn nằm vùng khá lâu nay trong các hệ thống thông tin (HTTT) trọng yếu.

Ransomware sẽ là xu hướng tấn công trong thời gian tới

Liên tiếp những ngày gần đây, nhiều doanh nghiệp (DN) của Việt Nam như VNDirect, PVOil… bị tấn công ransomware (mã hóa dữ liệu tống tiền). Nhiều cơ quan, đơn vị lo lắng, phải chăng đang có một chiến dịch tấn công ransomware nhắm vào các HTTT trong nước?

Trung tá Lê Xuân Thủy: nhiều hệ thống của các tổ chức, DN Việt Nam chưa được đảm bảo an toàn thông tin một cách đầy đủ, sẽ là mục tiêu dễ dàng bị tấn công trong thời gian tới. (Ảnh: Minh Quyết)

Tại Tọa đàm “Phòng chống tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền” do Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (Vietnam ICT Press Club) đã phối hợp với Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia tổ chức chiều 5/4/2024 ở Hà Nội, Trung tá Lê Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng quốc gia, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) - Bộ Công an nhận định: có thể thấy làn sóng tấn công mã hóa đòi tiền chuộc nhắm vào các tổ chức, DN diễn ra khá sôi động. Nói đây là một chiến dịch thì không hẳn. Nhưng nhiều hệ thống của các tổ chức, DN Việt Nam chưa được đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) một cách đầy đủ, sẽ là mục tiêu dễ dàng bị tấn công trong thời gian tới.

Ông Vũ Ngọc Sơn: Hình thức tấn công của tin tặc tương đối giống nhau, đều là tấn công nằm vùng một thời gian và sau đó mã hóa dữ liệu tống tiền. (Ảnh: Minh Quyết)

Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Kỹ thuật Công ty CP Công nghệ an ninh mạng quốc gia (NCS), Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia phân tích: Hình thức tấn công của tin tặc (hacker) tương đối giống nhau, đều là tấn công nằm vùng một thời gian và sau đó mã hóa dữ liệu tống tiền.

Tuy vậy, kỹ thuật tấn công các vụ lại không giống nhau, do đó, có khả năng đây là các cuộc tấn công của những nhóm tội phạm mạng khác nhau. Chưa có bằng chứng cho thấy đây là một chiến dịch có tổ chức. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng này vì các vụ việc liên tiếp xảy ra trong một thời gian khá ngắn. Hiện vẫn cần thêm chứng cứ, xâu chuỗi lại. Nếu có chiến dịch thì chiến dịch đó bắt đầu từ cách đây hơn 1 năm hoặc 6 tháng trước.

Ông Phạm Thái Sơn: Nhiều HTTT của nhiều cơ quan, tổ chức, DN là đích nhắm của các nhóm tin tặc, đặc biệt là ransomware. (Ảnh: Minh Quyết)

Ông Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục ATTT, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cung cấp số liệu thống kê cụ thể về các vụ tấn công tại Việt Nam: Trong quý I-2024, Cục ATTT ghi nhận hơn 150 triệu cảnh báo nguy cơ bảo mật. Sau khi phân tích và phát hiện thì thấy có hơn 300.000 nguy cơ tấn công mạng tấn công vào các HTTT trên toàn quốc.

"Hiện nay, nhiều HTTT của nhiều cơ quan, tổ chức, DN là đích nhắm của các nhóm tin tặc, đặc biệt là ransomware. NCSC đã ghi nhận hơn 13.000 cảnh báo ransomware trong quý 1. Tấn công ransomware sẽ là xu hướng tấn công vào các cơ quan, tổ chức trong thời gian tới", ông Phạm Thái Sơn cho hay.

Vẫn “mất bò mới lo làm chuồng”

Điều đáng quan ngại là dù đã có cảnh báo sớm nhưng trên thực tế vẫn nhanh chóng diễn ra hàng loạt các cuộc tấn công.

Lý giải nguyên nhân, Trung tá Lê Xuân Thủy phân tích: Các tổ chức, DN tại Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mức cho vấn đề bảo mật. Điển hình như công tác giám sát an ninh mạng 24/7 chỉ được quan tâm những ngày gần đây, sau khi nhiều vụ việc đã xảy ra với con số thiệt hại rất lớn.

Rất nhiều thực hành không tốt về an ninh mạng vẫn đang hiện diện ở nhiều tổ chức lớn, thậm chí cả những ngân hàng thuộc nhóm Big4. Nhiều tài sản CNTT bị bỏ quên, không ai nâng cấp, thực hiện bản vá, vô hình chung trở thành bàn đạp cho hacker xâm nhập.

Cùng với đó, sự phát triển nóng dẫn tới sự hình thành hàng loạt liên kết tới các đơn vị thành viên. Những đơn vị thành viên năng lực yếu kém có kết nối trực tiếp tới hệ thống lõi của tổ chức mẹ, khi bị hacker tấn công sẽ làm ảnh hưởng tới tổ chức mẹ. Nếu áp dụng tốt các tiêu chuẩn về an ninh mạng thì sẽ có thể phòng tránh nguy cơ rủi ro này

Chúng tôi đã kiểm tra thì thấy nhiều tổ chức, DN cũng thực hiện giám sát an ninh mạng, nhưng hệ thống giám sát mua của nhà sản xuất về lắp, cảnh báo giả quá nhiều, dẫn tới tâm lý bỏ qua cảnh báo, tới khi có cảnh báo thật cũng bị bỏ qua. Cần lưu ý là giới hacker liên tục phát triển. Nếu chúng ta không có sự nghiên cứu, cập nhật thường xuyên các hệ thống phòng thủ, không thể cảnh báo những mối nguy thật sự thì sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là với những cơ quan có liên quan tới bí mật nhà nước thì thậm chí còn bị cho là vi phạm pháp luật tương đối nghiêm trọng”, Trung tá Thủy cảnh báo.

Đồng quan điểm, ông Vũ Ngọc Sơn tâm sự: “Nhiều lần tôi đã chia sẻ, việc biến nhận thức thành hành động của Việt Nam chúng ta còn độ trễ khá cao. Cách đây khoảng 5 ngày, tôi vừa xử lý vụ việc của một tổ chức bị tấn công. Sau khi tham gia phân tích lại toàn bộ sự cố, chúng tôi nhận thấy vụ việc này đáng nhẽ phải được ngăn chặn từ trước, bởi vì chúng tôi đã gửi cảnh báo cho chính đơn vị đó. Cụ thể là có một tài khoản lễ tân bị xâm nhập, chúng tôi đề nghị xử lý nhưng không ai làm, có thể vì nghĩ máy của lễ tân không có gì quan trọng. Thực ra, máy lễ tân đó có lỗ hổng truy cập trực tiếp vào hệ thống xác thực của DN này. Nhóm hacker dùng luôn tài khoản lễ tân khai thác lỗ hổng đó và lấy luôn quyền quản trị từ máy lễ tân luôn. Đôi khi ở Việt Nam, cứ mất bò mới lo làm chuồng. Điều đó là không nên”.

Ông Phạm Thái Sơn cũng cho rằng, nhận thức về bảo mật của các tổ chức, DN Việt Nam chưa tốt, cứ “cháy nhà” rồi mới lo biện pháp phòng tránh. Nhà nước đã có Luật về ATTT, quy định về đảm bảo ATTT theo các cấp độ, nhưng đâu đó, các tổ chức, DN vẫn chưa tuân thủ.

Ảnh: Minh Quyết

Các chuyên gia cùng thống nhất quan điểm: Với mức độ phát triển của CNTT hiện nay, trình độ của hacker ngày càng tiến bộ, họ rất giỏi trong việc tấn công. Khoản tiền họ thu được từ các cuộc tấn công là rất lớn. Họ có mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Trong khi chúng ta lại chưa quan tâm đúng mức tới câu chuyện bảo mật, đôi khi còn bỏ quên nhiều tài sản, cực kỳ nguy hiểm.

Nguy cơ tin tặc nằm vùng tấn công những hệ thống trọng yếu

Một mối quan ngại khác được Trung tá Lê Xuân Thủy nhận diện: Rất nhiều HTTT, trong đó có cả HTTT trọng yếu đã bị tin tặc nằm vùng. Tin tặc giống như tên trộm cướp nằm dưới gầm giường, sau khi nghiên cứu đầy đủ tài sản nào có giá trị, nghiên cứu đầy đủ đường đi nước bước để lấy tài sản đó, thì sẽ ra tay.

“Trên thực tế, trong nhiều cuộc tấn công mà chúng tôi đã xử lý thì thời gian tin tặc nằm vùng rất lâu. Thậm chí với một số ngân hàng, tin tặc còn tiến hành một số giao dịch chuyển tiền thử. Năm ngoái, sau khi xâm nhập tấn công 1 ngân hàng, hiểu rõ cấu trúc dữ liệu, tin tặc sàng lọc khoảng 20 tài khoản chứa nhiều tiền nhất trong số hàng triệu tài khoản của ngân hàng; nghiên cứu cơ sở dữ liệu để biết số điện thoại nhận tin nhắn OTP, sửa số điện thoại đó thành số điện thoại của tin tặc, sau đó cài smart banking lên thiết bị mới, rồi cập nhật lại về số cũ để không ai biết gì, chờ đến ngày ra tay.

Khi bị 'nằm vùng' như vậy, mức độ nguy hiểm rất cao. Thậm chí, nhiều khi tin tặc nằm vùng còn hiểu hệ thống hơn cả cán bộ phụ trách quản lý hệ thống của tổ chức đấy. Để xảy ra mức đấy thì rất khó chống”, Trung tá Lê Xuân Thủy thông tin.

Từng xử lý nhiều trường hợp mã độc nằm vùng, ông Phạm Thái Sơn khẳng định: Các cuộc tấn công xảy ra sau khi đã nằm vùng rất lâu thường có tính chất ra đòn triệt hạ chứ không nhẹ nhàng. Không có cơ hội để khôi phục lại nhanh chóng.

Một câu hỏi được nhiều người đặt ra: Vậy nếu bị tin tặc "nằm vùng", cần làm gì?

Trả lời câu hỏi này, ông Vũ Ngọc Sơn cho hay: Theo khuyến cáo của Bộ TT&TT, mỗi năm phải rà soát hệ thống tối thiểu 1 lần, nhưng nơi có dữ liệu quan trọng thì phải rà soát nhiều hơn. Việc rà soát rất quan trọng, giúp chúng ta phát hiện ra mã độc nằm vùng hoặc các máy chủ đã bị kiểm soát. Tinh thần là phải rà soát công tâm chứ không phải đối phó. Rà soát kỹ thì xác suất phát hiện ra khá cao.

Cũng theo ông Sơn, cần thay đổi tư duy về việc phòng chống mã hóa dữ liệu tống tiền: Trước đây đầu tư 80% cho ngăn chặn, 15% cho giám sát và 5% cho phản ứng. Nhưng giờ cần đảm bảo kiềng 3 chân, trong đó khoảng 33% cho ngăn chặn, 33% cho theo dõi giám sát, và 33% cho phản ứng.

Trung tá Lê Xuân Thủy lưu ý thêm: Bên cạnh việc triển khai các hệ thống kỹ thuật, các quy trình để tăng cường khả năng phòng thủ, thì các tổ chức, DN cần nâng cao nhận thức cho tất cả người dùng. Suy cho cùng, cả hệ thống lớn nhiều khi bị tấn công vì những mắt xích yếu nhất, và người dùng thường là những mắt xích yếu.

“Tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền là hình thức tấn công mạng không mới song lại đang trở nên khá phổ biến những năm gần đây. Các tổ chức tài chính, chứng khoán luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nhóm tấn công ransomware. Thực tế, nhiều công ty tài chính, công nghệ, truyền thông trên thế giới cũng từng bị tấn công ransomware gây ra các sự cố gián đoạn hoạt động kéo dài. Có thể nói, đến nay tấn công ransomware đã trở thành vấn nạn chung của mọi DN, tổ chức trên toàn cầu, nhất là các tổ chức tài chính, ngân hàng hay những đơn vị quản lý, xử lý nhiều dữ liệu người dùng. Vấn nạn này đặt ra cho các DN bài toán phải tăng cường bảo mật, bảo vệ an toàn các HTTT”.

Ông Nguyễn Việt Phú, Chủ nhiệm Vietnam ICT Press Club

Ngọc Mai/ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Bộ TT&TT công bố 38 DN bưu chính hoạt động kinh doanh “ảo”

Tóm tắt: 

Việc các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) thường xuyên, tích cực trong công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp (DN) cung ứng dịch vụ bưu chính sẽ góp phần thúc đẩy, phát triển ngành nghề ổn định, bền vững.

Việc các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) thường xuyên, tích cực trong công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp (DN) cung ứng dịch vụ bưu chính sẽ góp phần thúc đẩy, phát triển ngành nghề ổn định, bền vững.

Tuy nhiên, trong công tác này, kết quả thực tế khi Vụ Bưu chính - Bộ TT&TT kiểm tra không được như mong muốn, sự kỳ vọng, bởi lẽ một số DN bưu chính chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về bưu chính.

Đó là những tồn tại, bất ổn như: DN không cung ứng dịch vụ bưu chính, sử dụng giấy phép bưu chính sai mục đích; không thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định, thậm chí có dấu hiệu né tránh; không hợp tác hoặc hợp tác chưa nghiêm túc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mời làm việc.

Đặc biệt hơn, các DN bưu chính gây khó khăn cho công tác QLNN về bưu chính, và lâu dài sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu.

“Nghiêm trọng hơn có thể làm lộ lọt bí mật thư tín; mất bưu gửi; vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính; cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN; ảnh hưởng xấu tới quyền lợi của người sử dụng dịch vụ bưu chính…”, Vụ Bưu chính thông tin về thực trạng công tác kiểm tra.

Trước thực trạng và tồn tại hạn chế trên, Bộ TT&TT nhanh chóng, khẩn trương ban hành các văn bản về việc thu hồi giấy phép của 30 DN bưu chính có dấu hiệu sai phạm. Đồng thời, đơn vị đã tiến hành thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính quy mô diện rộng tại trụ sở chính của hơn 150 DN bưu chính.

Cụ thể, trong tổng số hơn 150 DN bưu chính vi phạm, có 07 DN bưu chính có dấu hiệu né tránh, không hợp tác hoặc hợp tác chưa nghiêm túc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mời làm việc.

Cũng trong tổng số DN nêu trên, con số báo động đã có 38 DN bưu chính hoạt động kinh doanh “ảo” không hoạt động tại địa chỉ ghi trên giấy phép bưu chính đã được cấp và không liên hệ được qua điện thoại, thư điện tử đã đăng ký hoặc kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bưu chính.

Trong số này có các đơn vị như công ty: TNHH An Phú Thịnh; TNHH vận tải và dịch vụ thương mại Quang Vinh; TNHH Đức Hiệp; TNHH dịch vụ B&B Việt Nam… Và trong số 38 DN bưu chính hoạt động kinh doanh “ảo” nêu trên, Vụ Bưu chính đã tổng hợp, có danh sách công bố cụ thể các DN vi phạm.

 

Căn cứ các quy định của pháp luật về bưu chính, Bộ TT&TT yêu cầu 38 DN bưu chính trên khẩn trương liên hệ với Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT theo số điện thoại: (024) 39438204 hoặc qua thư điện tử: baocaobuuchinh@mic.gov.vn để xác nhận tình trạng hoạt động bưu chính của DN. Trường hợp các DN bưu chính không liên hệ, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.

Để giải quyết những hạn chế, bất cập nêu trên, Bộ TT&TT đề nghị Sở TT&TT TP. Hà Nội phối hợp, hỗ trợ xác minh địa chỉ, tình trạng hoạt động của 38 DN bưu chính nêu trên, gửi kết quả xác minh về Bộ TT&TT trong tháng 3/2024 để xử lý theo quy định.

Hơn nữa, trong thời gian tới, Bộ TT&TT yêu cầu các DN bưu chính nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về bưu chính, đảm bảo quyền, lợi ích của DN bưu chính và người sử dụng dịch vụ bưu chính, góp phần cho sự phát triển lành mạnh của thị trường bưu chính./.

Nguồn: ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

5,5G sẽ được triển khai thương mại hoá vào năm 2024

Tóm tắt: 

Khi nhu cầu về mạng ngày càng gia tăng, 5,5G chính là bước đi quan trọng trên con đường hướng tới thế giới này.

Tại Triển lãm Di động Thế giới MWC 2024, Huawei đã chia sẻ những cơ hội chiến lược mới mở ra cho toàn ngành để hướng tới một thế giới thông minh, đồng thời ra mắt loạt sản phẩm và giải pháp cũng như nền tảng viễn thông đầu tiên thế giới nhằm đón đầu kỷ nguyên thương mại hóa 5,5G từ năm 2024. 

Gian hàng của Huawei tại sự kiện MWC 2024 

Thúc đẩy quá trình thương mại hoá 5,5G

Trong vòng 20 năm qua, thông tin hóa và số hóa đã mang lại những cơ hội trị giá hàng nghìn tỷ đô cho ngành ICT. Một thế giới thông minh trong tương lai yêu cầu mạng cao hơn từ băng thông siêu rộng tốc độ cao (uplink ultra-broadband), truyền thông băng thông rộng theo thời gian thực (real-time broadband communication) đến IoT theo tất cả kịch bản (full-scenerio IoT). Điều này đang thúc đẩy cho quá trình triển khai lên 5,5G, từ đó kích hoạt các ứng dụng và mô hình kinh doanh mới. Ước tính đến 2030, nền kinh tế thông minh sẽ vượt 18,8 nghìn tỷ USD và mang đến những cơ hội mới cho ngành. 

Phát biểu tại MWC 2024, ông Li Peng - Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Chủ tịch nhóm Kinh doanh & Dịch vụ ICT của Huawei nhận định: “Chúng ta đang tăng tốc để tiến đến một thế giới thông minh. Khi nhu cầu về mạng ngày càng gia tăng, 5,5G chính là bước đi quan trọng trên con đường hướng tới thế giới này. Dự kiến, 5,5G sẽ được triển khai thương mại hoá vào năm 2024. Vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy cùng xây dựng mạng cho những ứng dụng thực tế của tương lai, đẩy nhanh tiến trình hướng tới thế giới thông minh”. 

Ông Li Peng kêu gọi toàn ngành tiếp cận mạng 5,5G vì một thế giới thông minh thịnh vượng hơn

Tại Trung Quốc, Trung Đông và Châu Âu, các nhà mạng hàng đầu đã tiến hành hàng loạt cuộc thử nghiệm ứng dụng mạng 5,5G cho người dùng cá nhân, gia đình, hệ thống phương tiện giao thông và các sân vận động. Hơn nữa, các thành phố thông minh 10GB được hỗ trợ bởi 5.5G cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp thế giới.

Từ sự thành công của quá trình thương mại hoá mạng 5G chỉ diễn ra trong vòng 05 năm, ông Li Peng kêu gọi toàn ngành tiếp cận mạng 5,5G và xây dựng nền tảng ICT vững chắc, nhằm mở ra con đường hướng tới một thế giới thông minh, thịnh vượng hơn. Thế giới thông minh này sẽ đến gần hơn khi công nghệ mạng ngày càng phát triển, tiếp tục xác định lại luồng thông tin và chuỗi giá trị (information and value stream), đồng thời giải phóng sức mạnh ở khắp mọi nơi.

Tái xác định luồng thông tin:

AI tạo sinh (GenAI) đã thúc đẩy cho phương thức kết nối giữa vật thể và các kịch bản mới, như Người ảo và Ôtô thông minh. Các kịch bản mới này yêu cầu nền tảng cơ sở hạ tầng tốt hơn, bao gồm các mô hình mới cho hệ thống lưu trữ và điện toán giữa đám mây, biên và thiết bị. Ước tính, các nội dung ứng dụng AI tạo sinh sẽ tạo ra hơn 100 tỷ GB dữ liệu và thúc đẩy sự gia tăng trong lưu lượng dữ liệu lên đến hơn 1.000 tỷ GB. Huawei dự đoán, chỉ riêng năm 2026, AI sẽ tạo ra hơn 250 tỷ hình ảnh và 70 triệu video, tái định nghĩa cách thức thế giới sáng tạo nội dung.

Tái xác định chuỗi giá trị:

Các nhà mạng đang nắm bắt cơ hội kinh doanh từ dịch vụ di động vượt ngoài khả năng kết nối. Chẳng hạn, một nhà mạng Trung Quốc đã tăng chỉ số ARPU (Average Revenue Per User - Doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng) lên hơn 70%, nhờ ra mắt gói phát trực tiếp (livestream) sử dụng 5G. Trong ngành vận tải, các nhà mạng khác cũng thành công với dịch vụ 5G New Calling - Cuộc gọi 5G thế hệ mới cho phép định vị và tương tác theo thời gian thực, giúp chủ xe nộp đơn yêu cầu bảo hiểm, khảo sát và giải quyết bồi thường tại chỗ khi xảy ra tai nạn giao thông.

Khai phá sức mạnh kết nối mọi nơi, tạo giá trị mới cho toàn ngành:

Mạng 5G chất lượng cao đang giúp các nhà mạng cho phép người dùng kết nối nhiều hơn, mọi lúc và mọi nơi. Cloud Phones - Điện thoại đám mây là một ví dụ: Với băng thông lớn và độ trễ thấp, điện thoại đám mây cho phép người dùng chơi các loại game trực tuyến đòi hỏi nhiều sức mạnh điện toán nhất, sử dụng các ứng dụng văn phòng nâng cao nhất, vượt xa giới hạn về khả năng xử lý và lưu trữ của thiết bị cục bộ.

Với mật độ kết nối và độ chính xác tăng gấp 10 lần, ngành ICT có thể đáp ứng nhu cầu kết nối của bất kỳ kịch bản công nghiệp nào, từ mảng lưới điện thông minh đến sản xuất, lưu trữ và hậu cần.

Công bố loạt sản phẩm và giải pháp Huawei Advance Intelligence

Trong thời gian qua, Huawei đã đồng hành cùng các nhà mạng trong việc thử nghiệm thương mại 5.5G tại hơn 20 thành phố trên thế giới. Tại Trung Đông, 06 thành viên Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council) đã đạt được sự thống nhất chung về việc phát triển 5.5G, xác minh tốc độ 10Gbps của mạng 5,5G và khả năng tạo ra các dịch vụ mới như RedCap và IoT thụ động.

Tại Châu Á, 03 nhà mạng lớn ở Trung Quốc đã triển khai 5.5G tại các thành phố lớn cho dịch vụ kết nối con người, thiết bị, hộ gia đình, hệ thống phương tiện và ngành công nghiệp. Tại châu Âu, các nhà khai thác tại Phần Lan đã hoàn tất quá trình xác minh công nghệ 5.5G trên các mạng thương mại, đạt tốc độ cao nhất trên 10Gbps và xác minh công nghệ IoT thụ động. Tại Đức, các nhà nhà mạng tiến hành thử nghiệm trên băng tần 6GHz cũng đã đạt được tốc độ mạng cao nhất là 12Gbps khi sử dụng kỹ thuật đa sóng mạng.

Dựa trên những kinh nghiệm này, tại buổi giới thiệu sản phẩm “Advance Intelligence - Nâng tầm Trí thông minh” trong khuôn khổ Triển lãm Di động Thế giới MWC 2024, Huawei đã giới thiệu loạt sản phẩm và giải pháp 5,5G, F5,5G và Net5,5G ứng dụng cho nhiều kịch bản khác nhau.

Tại đây, Huawei cũng giới thiệu Mô hình Nền tảng Viễn thông đầu tiên của ngành (Telecom Foundation Model). Đây là mô hình đầu tiên trên thế giới cung cấp các ứng dụng thông minh dựa trên những vai trò và kịch bản khác nhau, giải quyết nhu cầu của đa ngành về việc cung cấp những dịch vụ linh hoạt, đảm bảo trải nghiệm người dùng chính xác và O&M hiệu quả. Mô hình cũng giúp các nhà mạng tối đa hoá giá trị mạng lưới, trao quyền cho nhân viên và cải thiện độ hài lòng của người dùng để tăng năng suất mạng 5,5G một cách toàn diện. 

Bên cạnh đó, Huawei còn ra mắt các giải pháp số thông minh mới cho 10 ngành công nghiệp và hàng loạt sản phẩm chủ lực với chủ đề “Leading Infrastructure to Accelerate Industrial Intelligence - Cơ sở hạ tầng hàng đầu để tăng tốc trí tuệ ngành công nghiệp”. 

Huawei tái khẳng định cam kết đồng hành cùng khách hàng trên toàn thế giới đón đầu thách thức, khám phá và nắm bắt cơ hội phát triển lên 5.5G; cũng như trở thành đối tác đáng tin cậy trong tiến trình chuyển đổi số thông minh, xây dựng hệ sinh thái ngành thịnh vượng. Tầm nhìn của Huawei là xây dựng các mạng rộng khắp, hiệu quả, hợp tác, xanh, ổn định và thông minh nhằm mang lại trải nghiệm mạng cao cấp, thúc đẩy mạnh hơn quá trình chuyển đổi số, để tiến đến thế giới thông minh nhanh hơn.

Triển lãm Di động Thế giới - MWC Barcelona 2024 được tổ chức từ ngày 26/2 đến ngày 29/2 tại Barcelona, ​​Tây Ban Nha. Tại sự kiện này, Huawei sẽ giới thiệu các sản phẩm và giải pháp mới nhất tại gian hàng 1H50 tại Fira Gran Via Hall 1.

Với việc triển khai thương mại mạng 5,5G vào năm 2024, Huawei đang hợp tác với các nhà mạng và đối tác trên toàn cầu để phát triển mạng, đám mây và trí thông minh. Cùng nhau, chúng ta sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh 5G và hệ sinh thái công nghiệp phát triển mạnh mẽ, tạo ra kỷ nguyên mới cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số thông minh.

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Loại 12,5 triệu thuê bao không chính chủ, định danh cuộc gọi từ CQNN

Tóm tắt: 

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long đã trả lời trực tiếp nhiều nội dung về quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9/2023 của Bộ TT&TT chiều ngày 6/9.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long đã trả lời trực tiếp nhiều nội dung về quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9/2023 của Bộ TT&TT chiều ngày 6/9.

Quyết liệt xử lý thông tin thuê bao không chính chủ

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long: 12,5 triệu thuê bao không chính chủ đã bị loại bỏ khỏi hệ thống thuê bao

Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, trước đây việc xử lý thông tin thuê bao không chính chủ rất khó khăn vì chưa có dữ liệu gốc là cơ sở dữ liệu (CSDL) dân cư để kiểm tra thông tin, rà soát. Nay, nhờ CSDL dân cư, việc đối soát thông tin thuê bao đã được thực hiện trực tuyến (online).

Cho đến nay sau nhiều tháng tiến hành rà soát, cập nhật thông tin thuê bao chính chủ, thuê bao sở hữu nhiều SIM và đối soát thông tin với CSDL dân cư, khoảng 12,5 triệu thuê bao không chính chủ đã được loại khỏi hệ thống thuê bao và bị khoá do đến thời hạn người sở hữu thuê bao không đến cập nhật thông tin thuê bao chính chủ.

Cũng theo Thứ trưởng, hiện có ba nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone, Vinaphone chiếm 85% thuê bao di động của cả nước và kết nối online vào CSDL dân cư. Việc phát triển thuê bao mới phải có thông tin, hình ảnh người dùng khớp thông tin trong CSDL dân cư mới được phát triển. Trong khi đó, các nhà mạng ảo MNVO còn lại sở hữu khoảng 15% số lượng thuê bao nhưng chưa kết nối với CSDL dân cư do đang trong quá trình phải đầu tư để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật rất khắt khe. Trong tháng 9, khi đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn, việc kết nối với CSDL Dân cư của các nhà mạng nhỏ sẽ được hoàn thiện.

Tuy nhiên, các nhà mạng nhỏ này hàng tháng vẫn phải gửi dữ liệu phát triển thuê bao mới đến CSDL dân cư để đối soát. Nếu thông tin thuê bao không đúng với thông tin được lưu trữ tại CSDL dân cư thì thuê bao này sẽ lập tức bị loại khỏi mạng.

Thực trạng còn nhiều người dùng đứng hộ thông tin để đăng ký thuê bao mới

Thứ trưởng Phạm Đức Long chia sẻ hiện nay có tình trạng người dân đứng hộ thông tin để đăng ký phát triển thuê bao mới rất nhiều. Người dân chỉ nghĩ đơn giản là đứng hộ tên thôi nhưng vô hình chung là tạo ra SIM không chính chủ.

Qua đối soát thông tin thuê bao với CSDL Dân cư vừa qua, Thứ trưởng cho biết có tình trạng "Thuê bao có thông tin chính xác 100% nhưng SIM thuê bao đã được bán cho người khác nên dù thông tin kiểm tra lại với CSDL dân cư là chính xác nhưng SIM lại chưa chính chủ”.

Qua thanh tra trên toàn quốc, Bộ TT&TT nhận thấy việc này liên quan đến các đại lý bán SIM. Theo đó, Bộ TT&TT đã làm việc với nhà mạng yêu cầu chấn chỉnh. Các nhà mạng cam kết dừng đại lý phát triển SIM từ ngày 10/9 và chỉ tập trung vào kênh chuỗi là kênh có hệ thống, có người làm và bảo đảm kiểm soát được.

Các nhà mạng cùng với Bộ TT&TT kiên quyết xử lý việc đưa SIM rác ra thị trường. Nhà mạng phát triển thuê bao chặt chẽ và Bộ TT&TT sẽ xử lý phạt nghiêm theo Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/01/2022. Nếu Bộ TT&TT phát hiện nhà mạng nào vi phạm sẽ đình chỉ việc phát triển thuê bao của nhà mạng đó từ 3 – 12 tháng tuỳ theo mức độ vi phạm”, Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh.

Định danh cuộc gọi từ các cơ quan nhà nước cho người dân

Cũng Theo Thứ trưởng, tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo cũng là một vấn nạn nhức nhối, tinh vi. “Cả thế giới đang bị vấn nạn này tức là cuộc gọi rác được tạo ra bởi những SIM rác và không rác. Việc tiếp thị từ xa (telemarketing) của các doanh nghiệp (DN) muốn tiếp thị giờ đây thị thường sử dụng SIM rác rất nhiều".

Nghị định 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 về chống tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác đã yêu cầu DN gọi quảng cáo phải đăng ký.

“Các nhà mạng đã làm xong phần kỹ thuật cho giải pháp cuộc gọi thương hiệu (voice brandname) để khi cuộc gọi đến, người dùng sẽ biết tên, tuổi (thương hiệu)”, Thứ trưởng thông tin.

“Bộ TT&TT sẽ tăng cường thanh tra DN nếu có cuộc gọi quảng cáo mà không đăng ký voice brandname thì sẽ bị xử phạt hành chính. Bộ TT&TT cũng sẽ làm việc với ngân hàng để ngân hàng gọi cho khách hàng phải có voice brandname”.

Bên cạnh đó, với tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo dựa vào cơ quan công quyền, công an, giao thông, toà án, viện kiểm soát… Bộ TT&TT sẽ trao đổi các cơ quan này để thí điểm định danh các cuộc gọi của các cơ quan này đến công dân phải có định danh.

Các nhà mạng đã đầu tư để hoàn thiện giải pháp kỹ thuật cho việc gọi định danh này trong 6 tháng vừa qua. Theo đó, trong tháng 9 - 10/2023, giải pháp định danh cuộc gọi của cơ quan nhà nước khi liên hệ với người dân sẽ được thực hiện, giải quyết bài toán cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thương mại hoá 5G vào năm 2024

Thứ trưởng Phạm Đức Long cũng thông tin Bộ TT&TT đang triển khai quy trình đấu giá cấp tần số 5G cho các nhà mạng vào cuối năm nay. Dự kiến, các nhà mạng sẽ khai trương 5G trong năm 2024.

Về nghiên cứu triển khai 6G, Thứ trưởng cho biết Bộ TT&TT đã lập các ban nghiên cứu công nghệ 6G, được dự kiến phổ biến vào năm 2030. Bộ TT&TT mong muốn đồng hành cùng với thế giới trong triển khai, nghiên cứu và sản xuất thiết bị 6G. Thiết bị 5G của Viettel đang được đo kiểm ở các bước cuối cùng và khoảng 1,5 tháng nữa, các thiết bị này sẽ đáp ứng quy chuẩn Việt Nam.

Theo Cục Viễn thông, Bộ TT&TT đã cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ 5G cho 03 DN là Viettel, Vinaphone, MobiFone để thử nghiệm tại 59 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện tại, các DN đã triển khai trên thực tế 824 trạm gNodeB trên các tỉnh, thành phố được cấp phép với khoảng 2,8 triệu thuê bao đang sử dụng dịch vụ thử nghiệm.

Ông Nguyễn Phong Nhã: Lộ trình thương mại hóa 5G diện rộng chỉ được xác định khi đấu giá tần số 5G thành công

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết: “Việc thương mại hóa mạng 5G sẽ được thực hiện theo nguyên tắc: phát triển hạ tầng viễn thông đi trước một bước, là nền tảng từng bước phát triển các ứng dụng, dịch vụ của 5G, nâng cao nhu cầu thị trường, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia”.

Việc thương mại hóa mạng 5G dựa trên cơ sở đấu giá và cấp phép băng tần triển khai 5G và cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho các DN. Lộ trình thương mại hóa 5G diện rộng chỉ được xác định khi đấu giá tần số 5G thành công”, ông Nhã cho chia sẻ thêm.

Hiện nay, thiết bị đầu cuối hỗ trợ 5G cũng đã trở nên rẻ và phổ biến hơn nhiều so với 2 - 3 năm trước đây. Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký quyết định số 1652/QĐ-BTTTT ngày 28/8/2023 về kế hoạch thực hiện thương mại hóa 5G, trong đó đã giao nhiệm vụ với các mốc thời gian cụ thể cho các đơn vị thuộc Bộ để tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số, cấp giấy phép cho DN trúng đấu giá vào cuối năm 2023./.

Nguồn: ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Minh bạch thông tin đối với khách hàng về giá, chất lượng dịch vụ OTT viễn thông

Tóm tắt: 

Nhà cung cấp dịch vụ OTT viễn thông sẽ phải minh bạch thông tin đối với khách hàng về giá, điều kiện hợp đồng, chất lượng dịch vụ nếu có; đồng thời có trách nhiệm bảo mật thông tin của khách hàng, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra khi có yêu cầu.

Nhà cung cấp dịch vụ OTT viễn thông sẽ phải minh bạch thông tin đối với khách hàng về giá, điều kiện hợp đồng, chất lượng dịch vụ nếu có; đồng thời có trách nhiệm bảo mật thông tin của khách hàng, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra khi có yêu cầu.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Sáng 22/6, trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tham gia giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ OTT viễn thông…

Duy trì Quỹ dịch vụ viễn thông công ích nhưng cần xác định rõ mục tiêu, cách thức quản lý

Về Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, Bộ trưởng cho biết Quỹ này thực chất là Quỹ dịch vụ phổ cập, quốc gia nào cũng phải đặt mục tiêu phổ cập viễn thông, phổ cập Internet, phủ sóng vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhất là để phát triển kinh tế số, xã hội số.

Nếu Nhà nước nhận lấy trách nhiệm phổ cập bằng ngân sách nhà nước thì các nhà mạng có xu thế chỉ đầu tư ở những nơi đông dân và có lãi cao, vì thế Nhà nước phải đầu tư rất nhiều, bởi vậy đa số các quốc gia đều chọn cách yêu cầu nhà mạng phải có trách nhiệm phổ cập.

“Có hai cách để nhà mạng thực hiện việc này, thứ nhất là yêu cầu các nhà mạng phải phủ sóng rộng, cách này có khó khăn cho các nhà mạng nhỏ. Cách thứ hai là các nhà mạng đóng góp vào Quỹ phổ cập theo doanh thu, to đóng nhiều, nhỏ đóng ít, sau đó Nhà nước dùng quỹ này để phổ cập dịch vụ và đa số các quốc gia đều theo cách thứ hai này”, Bộ trưởng nói.

Đại biểu Quốc hội góp ý vào dự thảo Luật. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Thừa nhận thời gian qua vận hành của quỹ có một số bất cập, như giải ngân chậm, tồn quỹ, song Bộ trưởng cho rằng, cần phải điều chỉnh các quy định trong dự thảo Luật theo hướng xác định rõ mục tiêu, cách thức thu, quản lý, sử dụng để quỹ vận hành tốt hơn thay vì dừng hoạt động của quỹ như là ý kiến của nhiều đại biểu.

“Quỹ dịch vụ phổ cập của chúng ta ngoài phủ sóng vùng khó khăn còn hỗ trợ bà con vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo cả thiết bị và chi phí sử dụng dịch vụ ở mức cơ bản. Các chương trình giảm nghèo của Nhà nước đều dùng quỹ này để hỗ trợ bà con”, Bộ trưởng nói và đề nghị Quốc hội xem xét cho tiếp tục duy trì quỹ.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ báo cáo Chính phủ xin Quốc hội cho đổi tên quỹ thành Quỹ dịch vụ phổ cập và thay đổi một số cơ chế để khắc phục các tồn tại, đồng thời cũng sẽ gửi các đại biểu Quốc hội báo cáo bổ sung về hoạt động của quỹ thời gian vừa qua.

Quản lý ở mức tối thiểu nhưng xử phạt thì nghiêm minh

Về dịch vụ OTT viễn thông, đây là các dịch vụ nhắn tin thoại giống như dịch vụ viễn thông cơ bản nhưng được cung cấp bởi công nghệ Internet. Quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông là quản lý dịch vụ không phụ thuộc vào công nghệ.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, dịch vụ OTT viễn thông không có hạ tầng, người dùng dễ thay đổi nhà cung cấp, do thủ tục đăng ký dịch vụ đơn giản, thị trường thì rất cạnh tranh vì nhiều nhà cung cấp, do vậy quản lý phải ít hơn, phải mềm hơn dịch vụ viễn thông truyền thống.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Theo đó, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội theo hướng: quản lý ở mức tối thiểu nhưng xử phạt thì nghiêm minh; quản lý cơ bản dựa trên những gì mà nhà cung ứng dịch vụ đã có để tránh phát sinh thêm chi phí tuân thủ; quản lý sẽ không phân biệt nhà cung cấp dịch vụ lớn hay nhỏ, thu tiền hay không thu tiền, trong nước hay ngoài nước.

Đồng thời, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải minh bạch thông tin đối với khách hàng về giá, về điều kiện hợp đồng, về chất lượng dịch vụ nếu có; bảo mật thông tin của khách hàng, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra khi có yêu cầu, khách hàng khi đăng ký sử dụng dịch vụ thì phải cung cấp thông tin như số điện thoại.

“Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đã thực hiện việc đăng ký và xác thực thông qua số điện thoại. Do vậy, quy định này không làm phát sinh thêm chi phí. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ báo cáo Chính phủ cân nhắc giảm nhẹ các điều kiện kinh doanh từ cấp phép đăng ký xuống hình thức thông báo”, Bộ trưởng nói.

Nguồn: Văn Toản/nhandan.vn

https://ictvietnam.vn/minh-bach-thong-tin-doi-voi-khach-hang-ve-gia-chat-luong-dich-vu-ott-vien-thong-57693.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho số hóa các hoạt động ngân hàng

Tóm tắt: 

Ngành ngân hàng là một trong những ngành đi đầu có mức độ số hóa chuyên sâu, do đó, Luật Các tổ chức tín dụng cần có những quy định cụ thể, chi tiết hơn về nội dung này, qua đó góp phần tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động số.

Ngành ngân hàng là một trong những ngành đi đầu có mức độ số hóa chuyên sâu, do đó, Luật Các tổ chức tín dụng cần có những quy định cụ thể, chi tiết hơn về nội dung này, qua đó góp phần tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động số.

Chính sách số hóa hoạt động ngân hàng còn mỏng

Chiều 10/6, thảo luận ở hội trường Quốc hội về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đại biểu Hoàng Minh Hiếu - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An cho rằng, các chính sách số hóa hoạt động của ngân hàng là chính sách lớn. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, đại biểu nhận thấy, các quy định về nội dung này trong dự thảo Luật còn tương đối mỏng.

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)

Trong đó, các quy định trong dự thảo Luật về số hóa hoạt động ngân hàng mới chỉ chủ yếu dẫn chiếu sang các quy định của các luật khác, hoặc giao cho Chính phủ quy định chi tiết.

Cho rằng việc quy định các chính sách số hóa các hoạt động của ngân hàng cần dựa trên tập hợp các quy định của nhiều luật khác có liên quan như Luật Giao dịch điện tử, An ninh mạng, Bảo vệ người tiêu dùng…, đại biểu Hoàng Minh Hiếu nhấn mạnh, số hóa trong lĩnh vực ngân hàng có mức độ chuyên sâu, do vậy dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần có những quy định cụ thể, chi tiết hơn về nội dung này.

Đặc biệt, theo đại biểu, nhiều tổ chức tín dụng đã phản ánh, với khuôn khổ pháp lý hiện tại, các tổ chức tín dụng đang gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong triển khai áp dụng các phương tiện điện tử trong hoạt động để vừa bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật lại vừa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh.

Nhiều tổ chức tín dụng đã phản ánh, với khuôn khổ pháp lý hiện tại, các tổ chức tín dụng đang gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong triển khai áp dụng các phương tiện điện tử trong hoạt động để vừa bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật lại vừa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Minh Hiếu

Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo rà soát, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và luật hóa những quy phạm đã được áp dụng ổn định trong các văn bản dưới luật để bổ sung vào dự thảo, tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động chuyển đổi số, đặc biệt là phục vụ cho việc xây dựng ngân hàng số, tức mức độ thứ ba trong chuyển đổi số của hoạt động ngân hàng.

Bảo đảm người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận dịch vụ ngân hàng

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)

Đóng góp ý kiến tại hội trường, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) cho biết, tại trang 9 điểm b Tờ trình của Chính phủ có nêu "việc sửa đổi luật để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng và phát triển những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm cung ứng dịch vụ ngân hàng cơ bản một cách thuận tiện, chi phí thấp tới người dân không có tài khoản ngân hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa". Tuy nhiên, trong dự thảo luật chưa có nội dung quy định để cụ thể hóa quan điểm này.

Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành, thực tế hiện nay, ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, miền núi, các ứng dụng dịch vụ ngân hàng rất kém phát triển.

Do đó, đại biểu kiến nghị dự thảo luật cần có quy định nội dung cơ chế để khuyến khích, ưu tiên cũng như quy định trách nhiệm xã hội của các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng lớn để phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng số để giúp người dân tiếp cận công bằng, bình đẳng dịch vụ ngân hàng.

Về Điều 87, 88 liên quan đến tổ chức tài chính vi mô, đại biểu cho biết dự thảo còn quy định đơn giản. Do đó, đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể hơn, có tính nguyên tắc về tổ chức, mạng lưới địa bàn hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô để làm cơ sở cụ thể hóa trong các văn bản dưới luật.

“Tôi cho rằng tài chính vi mô cực kỳ quan trọng liên quan đến các hoạt động tín dụng ở các vùng sâu, vùng xa và các đối tượng nghèo. Mặc dù cũng có một số điều khoản quy định liên quan đến hoạt động của các tổ chức này. Tuy nhiên, những vấn đề mang tính nguyên tắc chung nhất thì lại chưa được quy định”, đại biểu nêu rõ.

Đồng thời, tại Điều 91 về lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, đại biểu đề nghị cần có quy định về miễn, giảm một số loại phí trong các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để khuyến khích phát triển dịch vụ khách hàng và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho người dân.

Bổ sung trách nhiệm chống thất thu thuế

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) phát biểu thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

Đánh giá cao dự thảo luật khi cơ quan soạn thảo đã kế thừa, giữ lại những quy định nhằm giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) cho biết, phần lớn tài sản, hoạt động của tổ chức, cá nhân được lưu trữ, thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng, nhất là trong xã hội hiện nay, khi thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến.

Đại biểu cho rằng, xã hội sẽ thượng tôn pháp luật hơn khi các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đều được các đối tượng bị xử phạt tuân thủ nghiêm túc. Nền kinh tế sẽ năng động, hiệu quả hơn nếu các giao kết đều được mỗi bên nỗ lực tuân thủ. Để quản lý được thuế, phải quản lý được doanh thu có khả năng chịu thuế.

Nhấn mạnh các nhận định trên có liên quan chặt chẽ đến hoạt động của các tổ chức tín dụng, đại biểu Phạm Văn Thịnh cho rằng nếu mỗi tổ chức tín dụng có chung một chuẩn hệ thống thông tin lưu giữ về khách hàng gắn với số căn cước công dân hoặc mã số thuế của tổ chức, cá nhân thì Nhà nước sẽ có cơ sở để buộc mỗi tổ chức, cá nhân chịu thiệt hại về kinh tế nếu bị xử phạt vi phạm hành chính cũng như vi phạm các giao kết dân sự, từ đó buộc mỗi tổ chức, công dân phải tự ý thức tuân thủ pháp luật.

Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung trách nhiệm chống thất thu thuế vào Điều 11 của dự thảo luật, bên cạnh các trách nhiệm chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Bên cạnh đó, bổ sung mục 8 quy định về hệ thống thông tin khách hàng vào Chương IV hoạt động của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nhánh nước ngoài, với tinh thần hệ thống thông tin khách hàng được bảo mật nhưng quy định cấu trúc thông tin chuẩn gắn với số căn cước công dân, mã số thuế của tổ chức, cá nhân để bảo đảm khi cần cơ quan chức năng sẽ tra cứu được tất cả các tài khoản của một tổ chức, công dân, cũng như có được dữ liệu về phát sinh có của tài khoản thanh toán của mọi tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

Theo đại biểu, mục này cũng cần quy định chặt chẽ trách nhiệm của tổ chức tín dụng, tổ chức, cá nhân, mở tài khoản để bảo đảm tính chính danh của tài khoản, vì nếu không chính danh sẽ là yếu tố quan trọng dẫn đến động cơ cho các hành vi phạm pháp của tổ chức và cá nhân.

Tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn sẵn có

Toàn cảnh phiên thảo luận của Quốc hội chiều 10/6. (Ảnh: DUY LINH)

Phát biểu tranh luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) cho rằng, hiện nay, các doanh nghiệp đang rất cần tiếp cận với nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh, người dân cũng có những nhu cầu cấp thiết về tiêu dùng. Ngân hàng có tiền, nhưng theo cơ chế không thể cho doanh nghiệp vay.

“Hiện nay chúng ta đang vướng, ngân hàng thì có tiền, nếu theo cơ chế của chúng ta hiện nay thì không thể cho doanh nghiệp vay được mà doanh nghiệp cần nhiều tiền thì chúng ta tháo gỡ như thế nào”, đại biểu nêu băn khoăn.

Hiện nay chúng ta đang vướng, ngân hàng thì có tiền, nếu theo cơ chế của chúng ta hiện nay thì không thể cho doanh nghiệp vay được mà doanh nghiệp cần nhiều tiền thì chúng ta tháo gỡ như thế nào.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân

Vì vậy, đại biểu đề nghị, trong mục đích, quan điểm xây dựng luật, cần thể hiện rõ cơ chế tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tài chính.

Đại biểu kiến nghị ban soạn thảo cần bám sát hơn nữa nhu cầu tài chính của người dân và doanh nghiệp trong tình hình hiện nay để tháo gỡ vướng mắc cơ chế, giải quyết bức xúc trong xã hội đối với việc thiếu vốn.

https://nhandan.vn/tao-hanh-lang-phap-ly-vung-chac-cho-so-hoa-cac-hoat-dong-ngan-hang-post757116.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT