Viết về đề tài “khó, khô, khổ” sao cho hấp dẫn

(ICTPress) - Viết và thông tin về xây dựng Đảng sao cho hấp dẫn, thu hút đã được thảo luận sâu sắc tại Tọa đà báo chí Cách mạng với công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới do Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và Hội nhà báo Việt Nam vừa tổ chức.

Phó Bí thư thường trực Đài tiếng nói Việt Nam, nhà báo Trần Đăng Khoa đã cho biết viết và thông tin về xây dựng Đảng tưởng là một đề tài tưởng “khô, khó, khổ” nhưng cũng chẳng phải "khô, khó, khổ" mà do cách chúng ta làm, viết. Viết không khéo thì viết về tình yêu cũng khô.

Nhà báo Trần Đăng Khoa lấy ví dụ về cách viết của nhà thơ Tố Hữu viết về đề tài này “Người đi quấn áo chen chân”, “Chết còn để áo cho nhau…”. Nhà báo Trần Đăng Khoa kể Tổng Bí thư Lê Duẩn đã kể cho Tố Hữu một chi tiết là các chiến sỹ cộng sản đưa ra cọc hành hình, trong miếng cơm cuối cùng được trao, các chiến sỹ cộng sản đã không ăn. Đằng nào mình cũng chết thì để lại cơm, áo cho lại người phía sau. Nhà báo Trần Đăng Khoa cho biết đấy là viết về Đảng đấy chứ nhưng làm người ta ứa nước mắt.

Trong khi đó, nhà báo Việt Anh, Tạp chí Người làm báo cho rằng để có một tác phẩm báo chí tốt về nội dung, hấp dẫn về hình thức, trước hết phải có một thực tế hấp dẫn, sinh động. Với công tác Xây dựng Đảng, đây phải chăng là những vấn đề của cuộc sống, được đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ các cấp để rồi được đưa vào thực tế cuộc sống, tác động tích cực, hiệu quả đến đời sống xã hội.

Nhà báo Việt Anh dẫn chứng các cơ quan báo chí tỉnh Quảng Ninh đang tập trung phản ánh về triển khai Đề án 25 về “Nâng cao năng lực, sức chiến đấu; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tinh giản bộ máy biên chế” của Tỉnh ủy Quảng Ninh là một đề tài hay, đủ sức tạo ra sức hấp dẫn đối với bạn đọc. Một tác phẩm của Đài PTTH Quảng Ninh về đề tài này đã đoạt giải A, Giải báo chí quốc gia. Nói một cách nôm na, phải làm sao những vấn đề về công tác Xây dựng Đảng thực sự là những đề tài có sức hút với người dân, bạn đọc. Cũng có nghĩa là có tác động tới cuộc sống của người dân.

Ảnh minh họa

Một trao đổi thứ hai mà ông Việt Anh chia sẻ là không ít lãnh đạo coi các cấp coi tờ báo Đảng đơn thuần chỉ là một công cụ tuyên truyền, một “cái loa” để phát đi những tin tức, hoạt động của các đơn vị, lãnh đọa địa phương, trong khi tính hấp dẫn của báo chí không phải chỉ là như vậy. Ai cũng biết, ngoài chức năng thông tin, báo chí còn có những chức năng khác, đặc biệt chức năng phản biện là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn một cách lành mạnh của tờ báo.

Để có bài viết về đề tài Xây dựng Đảng hấp dẫn, Đại tá Đặng Văn Lâm, Tổng Biên tập Báo Công An nhân dân cho hay đó là đội ngũ phóng viên viết về công tác Xây dựng Đảng. Báo Công an nhân dân đã “xin” các học viên tốt nghiệp từ Học viện Chính trị, nơi đào tạo về xây dựng lực lượng Công an nhân dân, bao gồm xây dựng Đảng để làm phóng viên.

Đại tá Lâm đã lấy ví dụ khi viết về Trường Sa khi công tác ra Trường Sa, phóng viên trẻ không thể viết được như những nhà báo lớn vậy phải tìm những chi tiết giản dị trong đời sống chiến sỹ Trường Sa như trên đầu giường các chiến sĩ hải quân là treo ảnh vợ, con. Người chiến sỹ hải quân ngoài trách nhiệm trên vai được giao còn là hướng về đất liền. Viết phải rơi nước mắt thì mới được. Hay viết về Đảng viên vùng sâu, vùng xa phải khác đảng viên dưới xuôi. Những người Đảng viên vùng sâu, vùng xa rất mộc mạc chân quê mới xúc độn được và phải viết ngắn gọn.

HM

Tin nổi bật