Syndicate content

Nghề báo

Báo lá cải chiến thắng Giải thưởng Truyền thông số châu Âu

Tóm tắt: 

Báo lá cải đến từ Na-Uy VG, tiền thân của báo Verdens Gang, đã chiến thắng 2 giải thưởng đặc biệt về sáng kiến xuất bản tin tức trên internet.

Báo lá cải đến từ Na-Uy VG, tiền thân của báo Verdens Gang, đã chiến thắng 2 giải thưởng đặc biệt về sáng kiến xuất bản tin tức trên internet. Giải thưởng được trao vào đầu tuần này tại Luân Đôn.

Giải thưởng Truyền thông số châu Âu năm 2014 vừa được trao tại Luân Đôn

Báo lá cải VG đã đoạt được 2 giải thưởng lớn nhất trong hạng mục  Best Outstanding New Project và  Best Reader Engagement thông qua thực hiện trang tin tức về ẩm thực Godt.no.  Chỉ trong 10 tháng kể từ khi xuất hiện, Godt.no trở thành trang web lớn nhất về ẩm thực và thực phẩm tại Na-uy.

VG cũng nhận được giải thưởng lớn nhất của hạng mục  Best Data Visualisation Project and Best in Tablet Publishing. 

Một tờ báo lá cải khác của Na-uy có tên Dagbladet cũng giành giải thưởng trong hạng mục Data Visualisation for their project Null Ctrl. Đây là giải thưởng cho những sáng kiến về bảo mật thông tin đối với người đọc và có sự tương tác nhất định về an ninh mạng. 
 
BBC và  Guardian cũng giành được giải thưởng quan trọng về nội dung trực tuyến. BBC đoạt giải Best Use of Online Video cho loạt phóng sự truyền hình internet có chủ đề "How to put a human on Mars".
 
Còn Guardian được vinh danh với giải Best News Website - Website tin tức tốt nhất. Biên tập viên của Guardian cho biết họ  cũng rất tự hào về loạt phóng sự xung quanh Snowden và NSA. 
 
Báo trực tuyến Omni của Thụy Điển đoạt giải Dịch vụ di động tốt nhất.

Ngọc Ngân

Theo Journalism.co.uk/congluan.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Samsung kiện báo Hàn viết sai sự thật về máy ảnh Galaxy S5

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Samsung đã kiện tờ báo Hàn Quốc ET News khoảng 300.000 USD vì viết một bài báo tiêu cực về máy ảnh của Galaxy S5.

(ICTPress) - Samsung đã kiện tờ báo Hàn Quốc ET News khoảng 300.000 USD vì viết một bài báo tiêu cực về máy ảnh của Galaxy S5.

Ảnh: Steve Kovach/Business Insider

Vụ kiện được tờ báo Media Today của Hàn Quốc đăng tải đầu tiên. Samsung khẳng định vụ kiện trong một thông báo cho Business Insider.

Bài báo trên ET News cho biết Samsung có các vấn đề khi sản xuất máy ảnh mới trên điện thoại hàng đầu Galaxy S5. Samsung cho rằng bài viết không đúng sự thực và yêu cầu chỉnh sửa nhưng ET News không thay đổi.

Dưới đây là thông báo của Samsung về vụ kiện:

Samsung Electronics yêu cầu ET News sửa chữa sau khi tờ báo này viết không đúng sự thật sẽ gây thiệt hại lớn đến công việc kinh doanh và giá trị thương hiệu của chúng tôi. Liên quan đến việc mang đến cho các khách hàng thông tin chính xác, chúng tôi đã đề nghị một số thông tin cần được chỉnh sửa. Nhưng không may là việc này không được quan tâm và chúng tôi đang tiến hành kiện như là cách thức sau cùng.

Mai Nguyễn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

“Núp” quy chế phát ngôn, để “né” báo chí

Tóm tắt: 

Quy chế phát ngôn ra đời là để mở thêm kênh phát ngôn, cung cấp thông tin chứ không phải thu hẹp lại. Dù người có trách nhiệm ở Bộ TT&TT đã nhiều lần giải thích nhưng một số nơi vẫn không chịu hiểu.

Quy chế phát ngôn ra đời là để mở thêm kênh phát ngôn, cung cấp thông tin chứ không phải thu hẹp lại. Dù người có trách nhiệm ở Bộ TT&TT đã nhiều lần giải thích nhưng một số nơi vẫn không chịu hiểu.

Nhiều cơ quan hành chính đang cố tình hiểu sai và dựa vào Quy chế phát ngôn để làm bình phong né báo chí. Ảnh: Q.Minh

Ngày 6-2-2014, UBND TP có Quyết định số 05, ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của TP Hà Nội, mục đích mở rộng kênh cung cấp thông tin cho báo chí. Nhưng trên thực tế, nhiều cơ quan hành chính Nhà nước ở Hà Nội đang hiểu sai hoặc cố tình dùng Quy chế này làm bình phong để “né” báo chí.

“Lãnh đạo chưa cho phép”

Cuối tháng 3-2014, trong quá trình xác minh thông tin đơn thư bạn đọc phản ánh gửi báo PL&XH, PV tìm đến một xã của huyện Hoài Đức, nơi có thực tế phản ánh của người dân. Khi được trả lời Chủ tịch UBND xã đi vắng, PV xin được làm việc với ông Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách đúng vấn đề cần tìm hiểu để có thông tin đa chiều, khách quan và chính xác.

Sau hồi vòng vo, khi ông Phó Chủ tịch UBND xã nắm được cụ thể vấn đề PV muốn tìm hiểu thì lập tức ông quay ra: “Cái này có quy chế phát ngôn của TP rồi. Phải có ý kiến của đồng chí Chủ tịch UBND xã tôi mới dám phát biểu”. Nói rồi ông lôi trong ngăn kéo (như đã chuẩn bị sẵn - PV) và chìa ra Quyết định số 05, ngày 6-2-2014 của UBND TP cho PV xem. Khi PV ngỏ ý xin số điện thoại của ông Chủ tịch UBND xã để “xin” ông phát biểu vì đây đúng là chuyên môn mình phụ trách, thì ông Phó Chủ tịch UBND xã ngẫm một hồi và quyết định cho một số điện thoại “ma”. Bị chất vấn, ông này tiếp tục cho số điện thoại “thật” rồi nói: Thông cảm đi, Chủ tịch UBND đi khánh thành đường, khi nào ông về tôi sẽ báo cáo để có trả lời. PV đành ngậm ngùi ra về.

Hôm 4-4-2014, để tìm hiểu quy trình quản lý hoạt động taxi trên địa bàn TP, nhằm đưa tiếng nói, quan điểm của Sở GTVT Hà Nội xung quanh việc một số tỉnh lân cận Hà Nội đang lợi dụng Thông tư 18 của Bộ GTVT để cấp phép tràn lan phù hiệu, rồi cho xe taxi đua nhau ào vào Thủ đô, gây nên tình trạng mất an ninh trật tự, an toàn giao thông, bát nháo trong hoạt động taxi… Phóng viên đến Phòng Quản lý phương tiện, Sở GTVT Hà Nội.

Tại phòng mình, ông Nguyễn Hồng Đạt, Trưởng phòng Quản lý phương tiện sau khi nghe trình bày lý do tiếp cận thông tin và suy tính hồi lâu đã nhẹ nhàng “đá quả bóng” thông tin sang lãnh đạo Sở GTVT. “Bạn thông cảm, đã có quy chế phát ngôn của UBND TP rồi. Cái này phải lên trình lãnh đạo, nếu lãnh đạo Sở có ý kiến giao mình tiếp, trả lời thì mình mới dám nói. Lỡ nói ra có gì không ổn thì không hay lắm…”.

Mặc dù PV đã ra sức giải thích rằng, đây là vấn đề nằm trong chuyên môn mà ông Đạt hoàn toàn được quyền phát ngôn theo quy định của quy chế phát ngôn của TP, nhưng ông Đạt một mực từ chối, cũng xoay quanh lý do: Không được phát ngôn vì đã có quy chế (!?). PV lại ngậm ngùi ra về.

Đây chỉ là hai trong hàng chục các tình huống na ná mà các PV báo chí đang gặp phải trong quá trình tìm hiểu thông tin ở nhiều cơ quan hành chính Nhà nước của Hà Nội. Nội dung tinh thần quy chế của UBND TP nhằm mục đích mở rộng kênh cung cấp thông tin chính thống, với các vụ việc có tính ảnh hưởng lớn đời sống xã hội, nhắm vào các vụ việc có tính bất thường, ví dụ như vụ “Nhân bản kết quả xét nghiệm ở BVĐK Hoài Đức”. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều Sở, ban, ngành, cơ quan hành chính Nhà nước ở TP đang hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai để “né” báo chí.

Dùng quy chế là bình phong “né” báo chí

Nhiều người, nhiều nơi cứ nghĩ đã cử người phát ngôn thì mọi việc phát ngôn, từ thông báo tình hình chung theo định kỳ đến thông tin về các sự kiện đột xuất, các diễn biến nóng trong lĩnh vực quản lý của cơ quan, kể cả thông tin việc xử lý, giải quyết các công việc, hồ sơ cụ thể, nhất nhất đều phải thông qua người phát ngôn.

Thực tế cho thấy có những vụ việc, sự kiện, vấn đề mang tính chuyên biệt, chuyên sâu, người phát ngôn, phần lớn là chánh văn phòng khó có thể nắm cụ thể, đầy đủ thông tin như người trực tiếp giải quyết. Từ đó dẫn tới nghịch lý: Người được nói thì không rành rẽ để nói, để cung cấp thông tin cho báo chí. Còn người nắm rõ vụ việc, có đầy đủ thông tin thì lại không được nói.

.Ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TT&TT khẳng định: “Không chỉ có người phát ngôn mới được quyền cung cấp thông tin cho báo chí mà bất kỳ cán bộ nào cũng có quyền phát ngôn với báo chí với tư cách là công dân. Khi phát ngôn với báo chí, cán bộ không được để lộ bí mật công tác, công vụ và phải chịu trách nhiệm về những phát ngôn của mình. Nếu hiểu chỉ có người phát ngôn mới được cung cấp thông tin cho báo chí là cách hiểu hoàn toàn sai”.

Văn Giang

Nguồn:phapluatxahoi.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Kỹ năng làm báo dạng video

Tóm tắt: 

Làm tin bằng video đòi hỏi bạn phải làm tốt từ khâu chuẩn bị máy móc cho tới lên lịch các cuộc hẹn, bên cạnh kỹ năng báo chí thông thường.

Làm tin bằng video đòi hỏi bạn phải làm tốt từ khâu chuẩn bị máy móc cho tới lên lịch các cuộc hẹn, bên cạnh kỹ năng báo chí thông thường.

Để có thể dành thời gian và tâm sức vào tác nghiệp báo chí bạn cần có thói quen cẩn thận kiểm tra đồ dùng và thiết bị ghi hình trước khi bắt tay vào việc nhằm tránh gặp sự cố về máy móc.

Hãy có danh sách theo từng hạng mục, có cách tự nhắc mình về lịch công việc… làm sao để mọi thiết bị đều hoạt động tốt và thuận tiện.

Danh mục các việc cần làm nên được soạn riêng để nhắm vào các điểm bạn hay quên nhất và nhìn chung bạn cần nhớ mang theo:

  • Chân máy, nhớ kiểm tra đế gài để gắn máy quay vào chân máy
  • Microphone. Nếu dùng microphone không dây, bạn nhớ mang thiết bị truyền nhận kèm theo. Nếu dùng microphone có dây, bạn có thể cần mang thêm dây nối dài

  • Pin, pin dự phòng được xạc đầy

  • Đèn cho máy quay

  • Tai nghe  

  • Băng, đĩa ghi hình

  • Dụng cụ và linh kiện dự phòng

Hãy tập trung vào câu chuyện, chọn góc độ cần khai thác, lên kế hoạch để có cách xử lý bài hay nhất.

Trước khi rời văn phòng cũng cần gọi điện thoại kiểm tra lại các cuộc hẹn, kiểm lại danh sách, tên tuổi và trao đổi rõ với người hẹn phỏng vấn hay người cần gặp – vì nhỡ đâu bạn cần hẹn họ lại ở địa điểm khác, vào thời gian khác, hay cần người trả lời phỏng vấn khác.

Bạn luôn thiếu thời gian nên chốt được chắc chắn mối nào thì sẽ bớt được những bận rộn về sau.

Đừng quên mang theo lịch làm việc của nhóm quay phim và cả đơn ký duyệt về an toàn lao động của công ty.

Cũng không nên quên xem thời tiết - một trong đôi ba điều bạn dễ bỏ qua đấy… nhưng biết đâu lần này bạn cần mang cả ô che mưa, hay thậm chí cả vỏ che mưa cho máy quay.

Một khi đã bật máy, bắt đầu ghi hình thì hãy chỉ tập trung vào việc đó. Kiểm tra ánh sáng, nhất là xem nền hình có sáng quá không.

Cũng cần nghĩ đến cách quay các đoạn cần thiết để dựng một bài như:

  • Hình rộng để ghi nhận khung cảnh chung, địa điểm

  • Cận cảnh để lấy âm thanh nét

  • Cảnh quay nhìn từ phía sau người phỏng vấn
  • Cảnh có cả người hỏi và người được hỏi để có thêm tư liệu lúc biên tập phim.

Hãy nghĩ một cách sáng tạo như làm sao có thể kể lại cả câu chuyện chỉ trong một lần ghi hình, hay một đoạn lia máy?  Làm cách nào để kể câu chuyện chỉ bằng hình và âm thanh có sẵn?

Tìm hiểu thêm về cách ghi hình

Bạn đừng bắt người trong hình phải đóng kịch, vì họ thường không phải diễn viên và ít khi diễn kịch tốt.

Ngoài ra, cần làm sao để người ta tự nhiên như thể bạn không có mặt ở đó.

Trước khi rời điểm ghi hình hãy quay thêm một số hình ảnh, đề phòng cần dùng về sau.

Và nói ra điều này thì có vẻ quá hiển nhiên (vì đa số nhà báo bị ít nhất một lần) nhưng bạn cần kiểm tra xem máy quay có ghi hình không, micro đã được bật và chỉnh âm lượng ghi âm tốt chưa, và xem bạn có đủ tư liệu để làm thành một phóng sự nhiều góc độ bằng phim hay không.

Và dù làm gì cũng đừng quá câu nệ vào mặt kỹ thuật của chuyện ghi hình mà quên đi phần báo chí: hãy lắng nghe xem người ta nói gì và cũng ghi nhớ lại các đoạn phim tốt, âm thanh tiếng động đáng chú ý làm nền cho bài.

Trước khi bắt tay vào việc biên tập, hãy nghĩ lại một lần nữa về bố cục của toàn bài.

Cảnh mở đầu sẽ là gì nhỉ? Các đoạn phỏng vấn nào, âm thanh tiếng động của khung cảnh làm nền bạn cần gồm những gì? Và bài sẽ kết thúc ra sao?

Luôn nhớ tự hỏi xem bạn muốn bố trí phóng sự hay bài video của mình thế nào để khai thác tối đa tư liệu có trong tay.

Nguồn: BBC Vietnamese

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Cảnh sát Afghanistan bắn chết nữ nhà báo đoạt giải Pulitzer

Tóm tắt: 

Một nữ nhà báo khác cũng bị thương. Sự việc diễn ra khi họ đang tác nghiệp trước thềm bầu cử tại quốc gia này.

Một nữ nhà báo khác cũng bị thương. Sự việc diễn ra khi họ đang tác nghiệp trước thềm bầu cử tại quốc gia này.

Hôm 4/4, một chỉ huy cảnh sát của Afghanistan đã xả súng vào hai nhà báo nước ngoài làm việc cho hãng tin AP. Kết quả, một nữ nhà báo người Đức đã thiệt mạng, còn nữ đồng nghiệp người Canada của chị này thì bị thương, hãng thông tấn AP cho hay.

Cả hai nhà báo bị bắn khi đang ở trong ô tô riêng ở khu vực Tanai thuộc tỉnh Khost. Khi đó họ đang đưa tin về việc phát phiếu bầu cử để lựa chọn người kế nhiệm Tổng thống Hamid Karzai.

Các nữ nhà báo AP, Anja Niedringhaus (trái) và Kathy Gannon (ảnh: BBC)

Anja Niedringhaus, nữ phóng viên ảnh, từng đoạt giải Pulitzer khi phản ánh về Chiến tranh Iraq là nhà báo thứ 3 làm việc cho truyền thông quốc tế đã bị giết hại tại Afghanistan trong chiến dịch bầu cử hiện nay, sau trường hợp của nhà báo Thụy Điển Nils Horner và nhà báo AFP Sardar Ahmad.

Trong khi đó, phóng viên Kathy Gannon (gắn bó với hãng AP hơn 2 thập kỷ) đã bị thương hai lần và đang được chăm sóc về y tế. Chị sống ở Islamabad, được giới báo chí và chính trị gia biết đến nhiều. Chị là tác giả cuốn sách ‘I for Infidel’ nói về Afghanistan và đã giành giải báo chí sau các lần tác nghiệp tại Pakistan, Afghanistan và Trung Á trong nhiều năm.

AP cho hay viên cảnh sát khai hỏa khi hai nhà báo “đang ngồi trong xe hơi đợi chờ cho đoàn xe đi qua”. Viên cảnh sát này đã đi tới xe của họ, miệng hô “Allahu Akbar” rồi bắn thẳng vào họ.

Tỉnh trưởng tỉnh Khost là Abdul Jabbar Naeemi cùng các quan chức khác đã xác nhận viên cảnh sát này đã đầu hàng và bị bắt ngay sau vụ việc.

Đại sứ Mỹ tại Afghanistan James Cunningham đã lên án vụ việc là “hạnh động bạo lực vô nghĩa lý” đã lấy đi mạng sống của Niedringhaus.

Trước thềm bầu cử, thủ đô Kabul đã rung chuyển vì một loạt các vụ tấn công.

Ahmad, phóng viên người Afghanistan làm cho AFP đã bị sát hại cùng với vợ và hai con vào hôm 20/3 khi các tay súng đột nhập vào một khách sạn và bắn chết 9  người gồm 4 người nước ngoài.

Còn nhà báo phát thanh kỳ cựu của Thụy Điển Horner đã bị bắn chết trên phố của Kabul sau khi đi tìm hiểu về một vụ tấn công nhằm vào một nhà hàng khiến 21 người bao gồm 13 người nước ngoài thiệt mạng./.

Nguồn: Trung Hiếu/VOV online

(theo dawn.com)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

VTV khẳng định gánh trách nhiệm các scandal truyền hình

Tóm tắt: 

Nhưng "nếu trách nhiệm thuộc về câu chuyện cá nhân thì chúng tôi không có ý kiến." - ông Lại Bắc Hải Đăng nói.

Đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng vào vị trí giám sát sản xuất của VTV, trả lời báo chí về trách nhiệm của VTV với các scandal liên quan đến các gameshow truyền hình

Đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng vào vị trí giám sát sản xuất của VTV, trả lời báo chí về trách nhiệm của VTV với các scandal liên quan đến các gameshow truyền hình

Trả lời câu hỏi của VietNamNet về trách nhiệm của VTV với các scandal liên quan đến các gameshow truyền hình thực tế diễn ra gần đây, đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng -  giám sát sản xuất của VTV cho biết:

"Tất cả những vụ việc liên quan đến chương trình trực tiếp lên sóng, hoặc liên quan đến uy tín của một sản phẩm truyền hình đối với khán giả, bao giờ VTV cũng lên tiếng. Chúng tôi có hẳn một bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm về chuyện đó. Chúng tôi lên tiếng bằng rất nhiều hình thức: qua mạng, họp báo, báo điện tử, báo viết...

Còn những vụ việc có thể báo chí rất quan tâm nhưng nó lại là vấn đề hậu trường thì chúng tôi phải đánh giá. Nếu trách nhiệm thuộc về câu chuyện cá nhân thì chúng tôi không có ý kiến. Bởi vì bản thân chúng tôi cũng không kiểm soát được những thông tin về câu chuyện hết sức cá nhân đó chính xác ở mức nào. 

Đây cũng là điều khẳng định cho năm tới. Nếu như có bất cứ vấn đề gì liên quan đến sản phẩm truyền hình đối với khán giả thì chúng tôi chắc chắn sẽ có trách nhiệm."

Ông Lại Bắc Hải Đăng đã có một cuộc trao đổi với báo chí trong buổi họp báo chiều 03/04, khởi động chương trình Giọng hát Việt nhí 2014. Gameshow này phải đối phó với nhiều thách thức về cách tổ chức cũng như những câu hỏi từ phía báo chí sau những lùm xùm bất cập mùa đầu tiên. 

Khởi động mùa giải mới, BTC cho biết đã thuê các chuyên gia tâm lý hỗ trợ thí sinh; sẽ có phục vụ buffet trưa, ăn nhẹ trước giờ diễn, chỗ ở và đi lại; lịch hoạt động của các em với các đơn vị tài trợ cũng được cân nhắc kĩ lưỡng.

Nhưng vẫn còn một điểm khúc mắc mà khi báo chí chất vấn, BTC cho rằng "bất khả kháng". Đó là do mùa hè này VTV đã kín lịch lên sóng, nên Giọng hát Việt nhí sẽ phải kết thúc vào 4/10 - tức là khoảng 1 tháng sau khi khai giảng năm học mới. Cũng có nghĩa là các thí sinh vòng cuối liveshow sẽ phải di chuyển liên tục, vừa học vừa thi hát các tối cuối tuần, chưa kế thời gian tập luyện. Các thí sinh ở càng xa khu vực Tp HCM sẽ càng vất vả cho các em.

Sự hồn nhiên của trẻ thơ vẫn được xem là yếu tố hấp dẫn của Giọng hát Việt nhí. Nhưng ông Lại Bắc Hải Đăng - với kinh nghiệm thực hiện gameshow Đồ Rê Mí cũng thừa nhận.  

"Tâm lý thắng thua của phụ huynh là một vấn đề nan giải, muôn thuở ở tất cả các cuộc thi có các cháu tham gia. Không còn cách nào khác, chúng tôi sẽ phải có các cuộc họp mặt và chia sẻ cụ thể, đặt ra vấn đề một cách thẳng thắn."

Đại diện BTC cũng cho biết, việc thay thế HLV Hiền Thục và Thanh Bùi không phải bởi những phát ngôn vào mùa giải trước, mà là một sự thay thế tự nhiên để đảm bảo độ tươi mới và hấp dẫn của chương trình. Ngoài HLV Cẩm Ly đã lộ diện, giới thạo tin truyền tai người còn lại nhiều khả năng sẽ là nam ca sĩ Lam Trường. 

Vân Sam

Vietnamnet.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Việt Nam đẹp mê đắm trên báo nước ngoài

Tóm tắt: 

Ngay sau khi những hình ảnh này được đăng tải, rất nhiều độc giả đã bày tỏ niềm yêu thích và tò mò trước vẻ đẹp lôi cuốn của Việt Nam.

Mới đây, tờ HuffingtonPost của Mỹ đã cho đăng tải những hình ảnh ấn tượng ghi lại vẻ đẹp thanh bình mà đầy mê hoặc của Việt Nam.

Với tiêu đề "Photos Show The Enchanting Beauty Of Vietnam" (Tạm dịch: Những bức ảnh cho thấy vẻ đẹp mê đắm của Việt Nam), bài báo đã cung cấp cho độc giả quốc tế một cái nhìn thật đẹp về đất nước, con người Việt Nam.

Dưới ống kính của nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng nước ngoài, Việt Nam hiện lên thật bình dị với cuộc sống thường ngày của những người nông dân, thương nhân, cũng có khi lại nên thơ với hình ảnh tình tứ của 1 cặp vợ chồng sắp cưới. 

Ngay sau khi những hình ảnh này được đăng tải, rất nhiều độc giả đã bày tỏ niềm yêu thích và tò mò trước vẻ đẹp lôi cuốn của Việt Nam. 

Độc giả có nickname Bob K bình luận "Tôi đã từng được ngắm nhìn vẻ đẹp say đắm lòng người của đất nước Việt Nam vào năm 1968. Mặc dù lúc đó, chiến tranh đang diễn ra khốc liệt nhưng tôi vẫn thấy được vẻ đẹp của con người Việt Nam. Tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh 1 gia đình cùng nhau bắt gà đầy vui vẻ. Người mẹ lúc đó cầm gậy, những đứa con cũng nhanh nhảu chạy đuổi theo đàn gà rồi hò hét, cười đùa đầy vui vẻ. Đi đến nhiều vùng miền khác nhau của quốc gia này, tôi lại được khám phá thêm nhiều cảnh đẹp của núi rừng, của sông nước hay những cánh đồng lúa vàng ươm đang vào mùa thu hoạch. Tôi luôn ước mong mình có thể được quay lại đó 1 lần." 

Hay độc giả có tên Donald L cũng bình luận "Tôi đã ở Việt Nam khoảng 4 năm rưỡi, và đó quả thực là 1 đất nước tuyệt vời".

2 cậu bé ngồi câu cá bên Hồ Tây, Hà Nội, Việt Nam vào tháng 11/2008. Ảnh: Chitose Suzuki/AP.
Cửa hàng bán gạo tại 1 khu chợ của Hà Nội, Việt Nam ngày 15/7/2009. Ảnh: Chitose Suzuki/AP
Một cặp đôi chụp ảnh cưới bên hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội vào ngày 21/12/2012. Ảnh: Chris Brummitt/AP.
Một người bán hàng tranh thủ chợp mắt vào lúc vắng khách ở Hà Nội ngày 21/12/2012. Ảnh: Chris Brummitt/AP.
Những đôi giày nhiều màu sắc trong 1 gian hàng của chợ Đồng Xuân, Hà Nội ngày 9/7/2008. Ảnh: Chitose Suzuki/AP.
Tuyến đường Hà Nội tấp nập xe qua lại vào ngày 14/9/2012. Ảnh: Justin Mott/Bloomberg/Getty Images.
Người nông dân làm ruộng ở Hà Giang vào ngày 5/1/2001. Ảnh: Chau Doan/LightRocket/Getty Images.

Nguồn: Huffington Post/vja.org.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Những điểm mới của Nghị định 18 về chế độ nhuận bút báo chí

Tóm tắt: 

(ICTPress) - So với các quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí trong Nghị định 61/2002/NĐ-CP thì quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP có một số điểm mới chính.

(ICTPress) - Chiều nay 2/4, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức họp báo Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn phát biểu tại Họp báo

Nghị định số 18/2014/NĐ-CP có 5 chương và 16 điều, so với các quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí trong Nghị định 61/2002/NĐ-CP thì quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP có một số điểm mới chính như sau:

1/ Toàn bộ Nghị định đã thay cụm từ “chủ sở hữu tác phẩm” thành cụm từ “chủ sở hữu quyền tác giả” cho phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ.

2/ Nghị định đã bổ sung quy định khung về khiếu nại, tố cáo đối với chế độ nhuận bút trong lĩnh vực, báo chí, xuất bản tại Điều 5 Nghị định.

3/ Nghị định đã quy định rõ mức nhuật bút, thù lao trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và những người tham gia thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí, căn cứ vào thể loại, chất lượng tác phẩm, mức độ ảnh hưởng của tác phẩm đến kinh tế - xã hội, mức đóng góp vào tác phẩm, các quy định khuyến khích sáng tạo tác phẩm và quy định của cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm. Mức nhuận bút của tác giả không thấp hơn mức thù lao của người tham gia công việc có liên quan đến tác phẩm cùng thể loại.

4/ Tác phẩm báo chí đăng tải lại có trích dẫn nguồn của cơ quan báo chí khác đã có thỏa thuận chia sẻ thông tin theo quy định về bản quyền, nhuận bút do các cơ quan báo chí thỏa thuận quyết định.

5/ Chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày tác phẩm được đăng tải, công bố, bên sử dụng tác phẩm trả hết tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả theo quyết định.

Trường hợp cơ quan báo chí đã liên hệ, thông báo ít nhất 3 lần cho người hưởng nhuận bút, thù lao nhưng không nhận được hồi âm thì tiền nhuận bút, thù lao đó được kết chuyển sang Quỹ nhuận bút của năm tiếp theo.

Quy định này để làm căn cứ cho các cơ quan báo chí thực hiện và hạch toán kế toán, đảm bảo quyền lợi của người hưởng nhuận bút, thù lao.

6/ Khung nhuận bút cho báo chí tại Nghị định chỉ quy định hệ số tối đa mà không quy định hệ số tối thiểu. Xuất phát từ điều kiện thực tế của nhiều cơ quan báo chí thì hệ số tối thiểu của khung nhuận bút tại Nghị định 61/2002/NĐ-CP là quá cao và khó có khả năng chi trả, đặc biệt là báo Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa thực hiện được việc chi trả nhuận bút theo hệ số tối thiệu cho một số thể loại báo chí. Vì vậy, Bộ TT&TT đã đề nghị không quy định hệ số tối thiểu mà chỉ quy định hệ số tối đa trong khung nhuận bút và được Chính phủ chấp nhận trong Nghị định 18/2014/NĐ-CP.

7/ Về giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút cho báo chí: Nghị định đã quy định giá trị một đơn vị nhuận bút bằng 10% mức tiền lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thay cho 10% mức tiền lương tối thiểu để phù hợp với các quy định về tiền lương.

8/ Về Quỹ nhuận bút:

Đối với các cơ quan báo chí cả báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình: Nghị định đã quy định rõ Nguồn hình thành Quỹ nhuận bút từ các nguồn sau: Nguồn thu từ hoạt động báo chí; Nguồn thu từ các hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí; Nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có)

Đối với cơ quan báo chí tự bảo đảm chi phí hoạt động hoặc đài phát thanh, đài truyền hình hoạt động theo cơ chế đặc thù thì quỹ nhuận bút do cơ quan báo chí quyết định trên cơ sở cân đối tài chính của đơn vị.

Đối với cơ quan báo chí chưa bảo đảm chi phí hoạt động, cơ quan chủ quản có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan báo chí trích lập quỹ nhuận bút trên cơ sở xây dựng dự toán như quy định tại Khoản 2 Điều 8, Khoản 2 Điều 11 Nghị định 18/2014/NĐ-CP.

9/ Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo in, báo điện tử:

Nghị định đã bổ sung: đối tượng hưởng thù lao là người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí. Đồng thời quy định rõ lãnh đạo cơ quan báo chí, biên tập viên được hưởng thù lao; thể loại báo chí là trực tuyến, media vào khung nhuận bút, đồng thời bổ sung quy định rõ với thể loại Ký thì đó là 01 kỳĐối với báo điện tử, nhuận bút, thù lao thông tin do độc giả cung cấp sẽ do Tổng Biên tập quyết định, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác và Đối với các bài phỏng vấn, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn được cơ quan báo chí trả nhuận bút theo quy chế của cơ quan báo chí.

10/ Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm báo nói, báo hình:

So với quy định tại Nghị định 61/2002/NĐ-CP thì Nghị định 18/2014/NĐ-CP đã quy định rõ hơn, bổ sung đối tượng được hưởng thù lao như: lãnh đạo cơ quan báo nói và báo hình, biên tập viên, chuyên viên kỹ thuật âm thanh. Nghị định đã bổ sung thêm thể loại Tọa đàm, giao lưu trong khung nhuận bút cho phù hợp thực tế.

Nghị định cũng có quy định dẫn chiếu sang quy định pháp luật về nhuận bút trong lĩnh vực khác, Điểm c Khoản 5 Điều 10 Nghị định 18/2014/NĐ-CP đã quy định: Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, tác phẩm điện ảnh, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm hưởng nhuận bút bằng mức nhuận bút tương ứng theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, video.

Để phù hợp hơn với thực tế hoạt động của báo nói và báo hình, tại Điểm b Khoảng 6 Điều 10 Nghị định 18/2014/NĐ-CP đã quy định: Đối với thể loại cầu phát thanh, cầu truyền hình, chương trình phát thanh trực tiếp, chương trình truyền hình trực tiếp và những thể loại khác chưa quy định trong Nghị định này, tùy theo tính chất, quy mô. Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) các Đài phát thanh, truyền hình quyết định mức nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và những người liên quan thực hiện các chương trình đó.

Ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí Bộ TT&TT cho biết qua hơn 10 năm thực hiện thì đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để các nhà xuất bản, cơ quan báo chí thực hiện lập Quỹ nhuận bút và chi trả nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; tạo sự thống nhất; đồng thời các cơ quan báo chí, nhà xuất bản hoạt động chủ yếu bằng ngân sách Nhà nước thì đây là cơ sở để các cơ quan chủ quản xem xét hỗ trợ kinh phí.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2014, theo đó các chương II, Chương V, Chương VI Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút hết hiệu lực.

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết với mức nhuận bút mới theo Nghị định này không chỉ giúp sáng tạo mà còn giúp cơ quan báo chí được tự chủ hơn nguồn nhuận bút, qua đó sàng lọc để có được tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm có chất lượng hơn. Để Nghị định hiệu lực, Bộ TT&TT sẽ có các thông tư hướng dẫn và các hoạt động thanh tra.

Bộ TT&TT cũng đề nghị các cơ quan báo chí tuyên truyền tốt và thực hiện nghiêm Nghị định này của Chính phủ, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đề nghị.

HM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Trả lời báo chí là trả lời dân

Tóm tắt: 

Nhiều người phát ngôn vẫn còn từ chối trả lời báo chí. Kiến nghị tiếp tục giảm thuế cho báo chí. “Báo địa phương thiếu hơi thở cuộc sống”.

Nhiều người phát ngôn vẫn còn từ chối trả lời báo chí. Kiến nghị tiếp tục giảm thuế cho báo chí. “Báo địa phương thiếu hơi thở cuộc sống”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD-TTN&NĐ QH Lê Như Tiến (giữa) và đoàn giám sát làm việc tại TP Đà Nẵng. Ảnh: LÊ PHI

Ngày 28-3, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (VH-GD-TTN&NĐ) do Phó Chủ nhiệm Lê Như Tiến làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã có buổi giám sát thực hiện Luật Báo chí tại TP Đà Nẵng.

Không được né tránh báo chí

Tại buổi làm việc, ông Mai Đức Lộc, Tổng Biên tập báo Đà Nẵng kiêm Chủ tịch Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, cho rằng các cơ quan nhà nước không nên né tránh báo chí, gây khó khăn cho báo chí khi tác nghiệp. Theo ông Lộc, hiện quy định về phát ngôn và người phát ngôn đã rất đầy đủ nhưng việc thực hiện trên thực tế vẫn chưa tốt. Nhiều người phát ngôn vẫn còn từ chối trả lời báo chí.
“Việc phát ngôn với báo chí các cơ quan nhà nước phải xem đó là trách nhiệm cần phải làm. Mà cái này phải nên hiểu rằng đó là trách nhiệm trả lời cho nhân dân chứ không phải chỉ cho báo chí. Thế nhưng các quan chức vẫn còn ngại tiếp xúc” - ông Lộc nói.

Cùng quan điểm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD-TTN&NĐ Lê Như Tiến cũng cho rằng không việc gì phải né tránh báo chí. Đối với các đại biểu (ĐB) QH, không những không nên né tránh mà phải xem đó là một cơ hội để thông qua báo chí các ĐBQH xây dựng hình ảnh trước nhân dân, trước công chúng; nói lên quan điểm của mình trước những vấn đề xã hội đang quan tâm. “Cánh cửa của QH phải luôn luôn mở đối với báo chí, còn các ĐBQH thì không nên nói không với báo chí. Không có vấn đề gì phải né tránh” - Phó Chủ nhiệm Tiến chia sẻ.

Cũng theo Phó Chủ nhiệm Lê Như Tiến và các ĐBQH các cơ quan quản lý nhà nước, người phát ngôn còn phản ứng quá chậm trước các thông tin quan trọng.

Cuối năm 2015 sửa đổi Luật Báo chí

Phó Chủ nhiệm Lê Như Tiến cho biết mục đích của chuyến giám sát này là QH muốn xem việc thực hiện Luật Báo chí (có sửa đổi, bổ sung năm 1999) trong 15 năm qua có những tồn tại, hạn chế gì cần sửa đổi. Vì trước đây đã có lần tính tới việc sửa đổi Luật Báo chí nhưng vì nhiều lý do nên phải lùi lại.

“Vừa rồi Bộ TT&TT đã đề nghị cho xây dựng, sửa đổi lại Luật Báo chí ngay trong nhiệm kỳ này của QH để phù hợp với tình hình thực tế. Cuối năm 2015 sẽ chính thức trình QH việc sửa đổi Luật Báo chí hiện nay” - Phó Chủ nhiệm Tiến thông tin.

Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TT&TT Nguyễn Thái Thiên cũng cho biết Bộ TT&TT sẽ rà soát lại tất cả mạng lưới, các mô hình báo chí, các văn bản quy định trước đây giờ đã lạc hậu. Đồng thời, từ các ý kiến của cơ quan quản lý ở địa phương và các cơ quan báo chí sẽ giúp Bộ thấy ra điều gì bất cập để hoàn thiện hơn khi xây dựng Luật Báo chí sửa đổi.

“Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng muốn biết ý kiến của các cơ quan báo chí có băn khoăn gì với chiến lược phát triển báo chí của Nhà nước hay không. Hiện nay báo giấy đang đứng trước sự tấn công “vũ bão” của báo điện tử, các trang mạng xã hội. Liệu việc này có làm thị phần báo giấy bị thu hẹp không. Báo giấy sẽ song song phát triển báo điện tử như thế nào” - ông Thiên nói.

Kiến nghị tiếp tục giảm thuế cho báo chí

Ông Mai Đức Lộc, Tổng Biên tập báo Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, cho rằng cần nghiên cứu để tiếp tục giảm thuế thu nhập cho các cơ quan báo chí thấp hơn 10% theo quy định. Đối với các báo địa phương, báo có nguồn thu thấp thì không nên thu thuế.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD-TTN&NĐ QH Lê Như Tiến cho hay ủy ban sẽ kiên trì đề nghị tiếp tục giảm thuế hơn nữa cho báo chí. Bởi báo chí không phải hoạt động về kinh doanh lợi nhuận mà còn làm công tác tuyên truyền cho Nhà nước, nhân dân.

“Báo địa phương thiếu hơi thở cuộc sống”

Phó Chủ nhiệm Lê Như Tiến cho biết nhiều báo Đảng ở địa phương mở ra chỉ thấy đưa tin về hoạt động, hình ảnh của lãnh đạo mà thông tin về đời sống, tâm tư, nguyện vọng, hơi thở cuộc sống của nhân dân còn ít ỏi.

Ông Lê Đắc Lâm, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận, cũng cho rằng: “Tình trạng chung của báo địa phương là còn nghèo nàn về nội dung và hình thức”. ĐBQH tỉnh Vĩnh Long Lưu Thành Công cũng cho rằng: “Các báo địa phương cần phải dành nhiều thông tin hơn cho tiếng nói của người dân. Nhìn vào lương, thưởng hằng tháng của PV sẽ đánh giá được chất lượng của tờ báo”.

Lê Phi

Nguồn: Pháp luật TP

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

UNESCO hỗ trợ bảo vệ nhà báo ở Việt Nam

Tóm tắt: 

“Các nước trên thế giới và khu vực xây dựng các chỉ số về an toàn nhà báo, và đang có xu hướng là liên kết, thống nhất các chỉ số này."

Chương trình Quốc tế Phát triển Truyền thông (IPDC) của UNESCO vừa duyệt tổng ngân sách 1.432.000 USD hỗ trợ cho 80 trong tổng số 109 đề xuất dự án trên lĩnh vực thông tin truyền thông trên toàn cầu năm 2014, trong đó có nhiều dự án bảo vệ nhà báo.

IPDC là diễn đàn đa phương trong hệ thống Liên Hợp Quốc huy động cộng đồng quốc tế tham gia vào thảo luận và tăng cường phát triển truyền thông trong các nước phát triển. Trong hơn 30 năm hoạt động, IPDC đã tập trung vào các dự án có ưu tiên cao nhất trong phát triển truyền thông. Trong năm 2014, ngân sách của IPDC tập trung hỗ trợ khu vực đang phát triển với Châu Phi là 42% - khu vực “ưu tiên toàn cầu” của UNESCO; 23.5% hỗ trợ cho các dự án từ các nước Châu Á - Thái Bình Dương cũng như Châu Mỹ -Latinh và Caribê và 10% hỗ trợ dự án từ khu vực Ả rập. 

Kết quả khảo sát trên báo Người lao động online tháng 6/2011: 76% bạn đọc cho rằng nhà báo bị cản trở gây thiệt hại cho xã hội.


Bà Hoàng Minh Nguyệt - Điều phối các chương trình thông tin và truyền thông của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho biết: “Trong năm 2014, IPDC hỗ trợ các dự án trên các lĩnh vực ưu tiên: Bảo vệ nhà báo, đa dạng, tự chủ, trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực của các nhà báo, quản lý báo chí và các sáng kiến hội tụ và lồng ghép các phương tiện truyền thông mới. 

Năm nay IPDC đã duyệt và hỗ trợ đề xuất dự án “Tăng cường bảo vệ các nhà báo tại Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) thực hiện.

Ông Trần Nhật Minh - Giám đốc RED cho biết: “Các nước trên thế giới và khu vực xây dựng các chỉ số về an toàn nhà báo, và đang có xu hướng là liên kết, thống nhất các chỉ số này. Theo dõi của RED dựa trên kết quả nghiên cứu năm 2011 cho thấy mỗi năm trung bình ở Việt Nam có khoảng 30 vụ cản trở hành hung báo chí được ghi nhận, với đủ loại hình thức, đối tượng, lĩnh vực, hậu quả trên phạm vi toàn quốc.

Mặc dù hành lang pháp luật tương đối đầy đủ, nhưng việc xử lý hành vi này vẫn còn hạn chế, chủ yếu do nhận thức các bên liên quan. Nội dung dự án của RED là xây dựng mạng lưới nhà báo hỗ trợ, thúc đẩy thực thi các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này.

P.V

 Nguồn tin: laodong.com.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo