Syndicate content

Nghề báo

Đài Phát thanh và Truyền hình Gia Lai sản xuất chương trình trên các nền tảng mạng xã hội

Tóm tắt: 

Ngày 29/8, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Gia Lai tổ chức lễ công bố sản xuất nội dung trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Youtube, TikTok.

Ngày 29/8, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Gia Lai tổ chức lễ công bố sản xuất nội dung trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Youtube, TikTok.

Công bố sản xuất nội dung trên các nền tảng mạng xã hội.

Đây là kết quả của gần 1 tháng qua, với sự cố gắng, nhiệt huyết của nhóm phát triển nội dung số. Việc phát triển trên các nền tảng mạng xã hội của Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Gia Lai đã đạt được một số kết quả khi thu hút được hàng ngàn lượt đăng ký, theo dõi.

Trong thời gian qua, Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai đã áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất các chương trình cũng như thay đổi cách quản lý nội dung, quản lý bản quyền để có thể phân phối hiệu quả trên nhiều nền tảng và trên nhiều hệ thống như: mạng xã hội, hệ thống internet OTP…

Để sản xuất nội dung trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Youtube, TikTok, Đài Phát thanh và Truyền hình Gia Lai đã thành lập nhóm phát triển nội dung số và phối hợp Công ty MCV đào tạo kiến thức, kỹ năng công nghệ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên cũng như có thể tác nghiệp một cách hiệu quả nhất, phục vụ tối đa cho mọi nền tảng công nghệ.

Ông Đặng Huy Cường, Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Gia Lai, khẳng định, việc sản xuất nội dung trên các nền tảng mạng xã hội là phù hợp định hướng cần thay đổi để bắt kịp xu thế truyền thông hiện đại, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ thông tin, giải trí của người dân. Ngoài ra, việc sử dụng mạng xã hội còn mang lại hiệu quả tích cực trong công tác tuyên truyền chính trị, góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cũng như nắm bắt nhu cầu, sở thích, hành vi của khán-thính giả, sự đa dạng về đối tượng sử dụng trong giai đoạn hiện nay.

Nguồn: Phan Hoà/nhandan.vn


Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo Hà Tĩnh có nhiều bước đột phá trên các lĩnh vực thông tin

Tóm tắt: 

Với nhiều dấu mốc lịch sử, báo Hà Tĩnh không ngừng lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc vai trò, sứ mệnh là cơ quan ngôn luận, diễn đàn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh.

Với nhiều dấu mốc lịch sử, báo Hà Tĩnh không ngừng lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc vai trò, sứ mệnh là cơ quan ngôn luận, diễn đàn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh.

Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, tặng hoa cho Báo Hà Tĩnh. (Ảnh: Công Tường/TTXVN)

Sáng 26/8, báo Hà Tĩnh tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu (2/9/1962-2/9/2022).

Tham dự buổi lễ có ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; các cán bộ, phóng viên, cộng tác viên cùng các đại biểu đến từ các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Phú Thọ…

Ngày 2/9/1962, đúng ngày kỷ niệm 17 năm Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, báo Hà Tĩnh phát hành số đầu tiên. Ra đời trong thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt, đội ngũ cán bộ, phóng viên báo Hà Tĩnh đã không quản ngại gian khổ, hy sinh. Mỗi nhà báo là một chiến sỹ, luôn bám sát tình hình sản xuất, chiến đấu của quân và dân để kịp thời đưa tin, phản ánh, cổ vũ tinh thần quyết chiến quyết thắng, góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với những thành tích xuất sắc trong những năm đầu mới thành lập, báo Hà Tĩnh vinh dự được Bác Hồ kính yêu tặng bằng khen.

Ông Nguyễn Công Thành, Tổng biên tập báo Hà Tĩnh, chia sẻ trên hành trình phát triển, với nhiều dấu mốc lịch sử, báo Hà Tĩnh không ngừng lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc vai trò, sứ mệnh là cơ quan ngôn luận, diễn đàn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, kiến thiết quê hương, đất nước. Thế hệ những người làm báo Hà Tĩnh hôm nay tự hào tiếp nối tấm gương những nhà báo xông pha trong lửa đạn thời chiến, dấn thân vào những cuộc điều tra chống tiêu cực với nhiều gian nguy, thao thức trăn trở hàng đêm với từng con chữ. Mỗi sự đóng góp của các thế hệ đi trước chính là một viên gạch hồng để xây nên ngôi nhà báo Hà Tĩnh vững mạnh hôm nay.

Ông Nguyễn Công Thành, Tổng biển tập Báo Hà Tĩnh, phát biểu tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Công Tường/TTXVN)

Báo Hà Tĩnh có những bước đột phá trên các lĩnh vực thông tin, lan tỏa thông tin sâu rộng với các ấn phẩm, kênh thông tin trên nhiều loại hình, nền tảng. Trong đó, báo in phát hành 6 kỳ/tuần, nội dung và hình thức luôn được đổi mới, ngày càng phong phú, sinh động.

Báo Hà Tĩnh điện tử phát triển mạnh theo xu hướng đa phương tiện, đa nền tảng, liên tục cập nhật thông tin với các sản phẩm theo dạng thức mới. Ngoài các ấn phẩm chính, tòa soạn còn có “Fanpage báo Hà Tĩnh điện tử” với gần 420.000 lượt người theo dõi; là Fanpage đầu tiên của báo Đảng địa phương được xác nhận “tích xanh."

Bắt nhịp với xu thế truyền thông hiện đại, báo Hà Tĩnh thiết lập các kênh thông tin trên các mạng xã hội, tuyên truyền rộng rãi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân và đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi đối tượng công chúng, bạn đọc.

Ông Lê Quốc Minh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, cho biết qua theo dõi các tờ báo và đặc biệt là các tờ báo của địa phương cho thấy, báo Hà Tĩnh đã có rất nhiều đổi mới trên mọi mặt. Ngoài nội dung phong phú, báo Hà Tĩnh đi đầu đổi mới trong các loại hình thông tin, đa dạng hóa và đổi mới xu thế thông tin báo chí hiện đại, đa phương tiện, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội. Trong xu thế nhiều loại thông tin nhiễu độc trên các mạng xã hội cần có những tờ báo chính thống nhằm bác bỏ những thông tin sai lệch, bịa đặt; từ đó, định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội, ổn định tình hình.

Ông Lê Quốc Minh, Tổng biển tập Báo Nhân Dân, Phó Ban tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, phát biểu tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Công Tường/TTXVN)

Ông Lê Quốc Minh mong muốn báo Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới về chất lượng cũng như nội dung để đưa thông tin gần gũi với bạn đọc, với nhân dân, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Thế Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, khẳng định với nhiệm vụ thiêng liêng của người làm báo, báo Hà Tĩnh góp phần tạo nên sự thống nhất cao về tư tưởng trong toàn Đảng bộ tỉnh, tạo đồng thuận trong nhân dân.

Thời gian tới, báo Hà Tĩnh cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển kinh tế-xã hội, tập trung phát hiện và tuyên truyền về những nhân tố mới, mô hình mới, con người mới, những tiến bộ trong ứng dụng khoa học-công nghệ, kinh tế số.

Báo cũng tập trung tuyên truyền các chủ đề trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành hiện nay của tỉnh như chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19; tiến độ triển khai các dự án trọng tâm cùng những vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ; công tác thu hút đầu tư và chủ trương cải cách hành chính của tỉnh nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp tiếp cận, đầu tư vào địa bàn; những cách làm hay, sáng tạo trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; những lợi thế mới trên địa bàn tỉnh khi triển khai các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương...

Tại buổi lễ, ông Lê Quốc Minh và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã tặng hoa và trao bức trướng “Sáng tạo, bản lĩnh, chuyên nghiệp hiện đại vì sự phát triển bền vững của quê hương” cho báo Hà Tĩnh./.

Nguồn: Tường Vũ (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=813191

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo Thái Nguyên tiếp nối và phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, Thủ đô kháng chiến

Tóm tắt: 

Trong suốt hành trình 60 năm qua, Báo Thái Nguyên luôn thể hiện được vai trò là công cụ sắc bén của Đảng bộ và chính quyền tỉnh trong công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân. Đội ngũ phóng viên, nhà báo luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Trong suốt hành trình 60 năm qua, Báo Thái Nguyên luôn thể hiện được vai trò là công cụ sắc bén của Đảng bộ và chính quyền tỉnh trong công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân. Đội ngũ phóng viên, nhà báo luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng

Nhìn lại chặng đường đã qua, Báo Thái Nguyên có những dấu mốc lịch sử gắn liền quá trình hình thành và phát triển tờ báo của Đảng bộ tỉnh mà các thế hệ làm báo luôn ghi nhớ. Đó là những năm tháng hòa chung dòng chảy của báo chí cách mạng, từ rất sớm.

Ban Biên tập Báo Thái Nguyên duyệt báo thời sự hằng ngày. Ảnh: Lăng Khoa

Từ tháng 5/1958, theo chỉ đạo của cấp trên, Phòng Thông tin tỉnh chính thức đi vào hoạt động, từ đây ra đời tờ Tin Thái Nguyên và phát thanh tin tức hằng ngày. Lúc mới thành lập, tờ Tin Thái Nguyên có từ 5 đến 6 biên tập viên, đồng thời cũng là phóng viên. Để tăng cường hơn nữa vai trò và trách nhiệm của báo chí đối với sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nước nhà, ngày 27/2/1962, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 48 về “Công tác báo chí năm 1962”.

Trước đòi hỏi đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên được giao nhiệm vụ xây dựng Đề án thành lập Báo Thái Nguyên. Trên cơ sở Đề án, ngày 25/8/1962, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TN “Về việc chuyển tờ Tin Thái Nguyên thành tờ Báo Thái Nguyên và tổ chức của Báo, Đài Truyền thanh tỉnh”. Và cũng từ đây Báo Thái Nguyên đã phát hành số báo đầu tiên.

Những ngày đầu thành lập, Báo Thái Nguyên chỉ có 4 phóng viên là cán bộ tuyên truyền của các đơn vị về làm báo. Sau một tháng rưỡi chuẩn bị, ngày 18/10/1962, số báo Thái Nguyên đầu tiên gồm 4 trang khổ 27 x 39cm ra đời. Tháng 7/1965, tỉnh Thái Nguyên hợp nhất với tỉnh Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Hai tờ báo của Đảng bộ hai tỉnh cũng được sáp nhập thành Báo Bắc Thái. Đến tháng 1/1997, cùng với việc thực hiện chia tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, Báo Thái Nguyên được tái lập...

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam thăm khu vực trưng bày truyền thống tại Báo Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Thi

Nhà báo Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Biên tập Báo Thái Nguyên, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên cho biết: Nhìn lại chặng đường 60 năm qua, Báo Thái Nguyên không ngừng phát triển cả về chất và lượng. Khi mới thành lập, tòa soạn chỉ có 4 cán bộ, phóng viên, đến nay đã tăng lên 79 người. Từ chỗ không có nhà in, nay Báo đã có nhà in khang trang vận hành ổn định hơn 20 năm qua, đáp ứng quy trình sản xuất báo khé kín tại tòa soạn. Ngoài báo in, tòa soạn tập trung phát triển Báo điện tử, cập nhật 24/24h với 3 thứ tiếng Việt - Anh - Trung. Từ 4 đến 5 chuyên mục lúc mới thành lập, đến nay, Báo đã duy trì thường xuyên trên 40 chuyên mục... Báo Thái Nguyên là một trong số những cơ quan báo đảng địa phương xuất bản báo điện tử sớm nhất, ngày 12/12/2001.

Ngày nay, nội dung Báo Thái Nguyên ngày càng phong phú, đa dạng trên cơ sở viết “đúng, trúng, nhanh, hấp dẫn, có định hướng” và chia sẻ mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Ngoài ra, trên báo điện tử ngày càng xuất hiện nhiều tác phẩm báo chí đa phương tiện, hiện đại. Báo đã duy trì tổ chức 5 cuộc thi báo chí, thu hút từ 450 đến 500 tác phẩm của nhiều đối tượng tác giả tham gia các cuộc thi hàng năm.

Canh cánh, trăn trở, suy tư với nghề

Nghề báo đối với nhiều phóng viên trẻ chưa bao giờ hết sức hút, ở đó phóng viên được đi nhiều nơi, gặp nhiều người và được nhiều trải nghiệm thú vị. Nhưng đó cũng chỉ là những hình ảnh dễ nhìn thấy bề ngoài, đằng sau đó là những nỗi vất vả, gian nan, những giọt mồ hôi mà mỗi phóng viên phải trải qua để rồi càng yêu mến, tự hào với nghề với con đường minh đã chọn.

Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy thăm, động viên cán bộ, biên tập viên, kỹ thuật viên Phòng Điện tử - Báo Thái Nguyên. Ảnh: Minh Hoàng

Phóng viên Hoài Anh – Phòng Báo điện tử (Báo Thái Nguyên) tâm sự: 60 năm trước, ngày 25/8/1962, Báo Thái Nguyên chính thức ra đời trên quê hương cách mạng, Thủ đô kháng chiến. Tôi luôn nhớ ghi những dấu mốc lịch sử của tòa soạn, thế hệ phóng viên trẻ chúng tôi luôn có cảm xúc để nói ra còn hơn cả hai chữ “tự hào”. Báo Thái Nguyên đã dạy chúng tôi luôn canh cánh, trăn trở, suy tư “viết để làm gì? viết cái gì? viết cho ai? viết thế nào?” mỗi khi đặt bút. Bởi hơn ai hết, chúng tôi hiểu rằng, tác phẩm báo chí không chỉ là sản phẩm đơn chiếc mà mỗi tin bài còn mang thương hiệu, uy tín của tờ báo được lớp lớp thế hệ cha anh dựng xây suốt 6 thập kỷ đã qua.

“Nhìn lại chặng đường đi qua tôi thấy mình đã trưởng thành hơn rất nhiều so với thuở mới vào nghề, từ kiến thức cho đến tư duy làm báo. Tôi cũng trở thành một thành viên của Phòng Báo điện tử đòi hỏi sự nhanh nhẹn và “đa năng”. Mỗi ngày làm báo với tôi vẫn luôn là một ngày mới mẻ, thú vị. Có một câu nói của nhà báo nổi tiếng Christiane Amanpour mà tôi rất yêu thích: Tôi tin rằng, báo chí tốt và truyền thông tốt có thể làm cho thế giới của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn” phóng viên Hoài Anh chia sẻ.

Có thể nói, trong thời đại công nghệ truyền thông lên ngôi, Báo Thái Nguyên đã đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện đồng bộ các giải pháp về nội dung và kỹ thuật nhằm thu hút tối đa bạn đọc, khẳng định vị thế tờ báo. Luôn chú trọng công tác đào tạo vì thế nhận thức, trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ của lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên được nâng lên. Nhiều phóng viên có thể tác nghiệp cho nhiều loại hình báo chí.

Không ngừng đổi mới để thu hút bạn đọc, không ngại thay đổi để bắt kịp những xu thế truyền thông mới. Ban Biên tập báo đã tập chủ trương phát triển nguồn nhân lực theo hướng tăng cường về chất thông qua đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ. Chú trọng phát triển đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên, xây dựng chiến lược tăng cường đầu tư công nghệ, thiết bị phục vụ tác nghiệp, xuất bản các ấn phẩm báo chí.

Phóng viên Báo Thái Nguyên tác nghiệp phản ánh tình hình mưa lũ tại xã Bình Thuận, huyện Đại Từ cuối tháng 5-2022. Ảnh: T.L

Nhà báo Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định: "Nhìn lại 60 năm xây dựng và phát triển, mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng tập thể những người làm báo Báo Thái Nguyên nhận thức sâu sắc rằng, cần phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa. Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin quyết liệt và nhu cầu ngày càng cao của độc giả hiện nay, đòi hỏi các cơ quan báo chí, phải có những cách nhìn mới, tư duy và chiến lược phát triển mới cũng như hành động thiết thực để có thể thích nghi, tồn tại và phát triển. Để vượt qua thách thức chung ấy, Ban Biên tập Báo Thái Nguyên xác định rõ cần chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, tăng cường đoàn kết, khơi nguồn nội lực, bám sát tôn chỉ, mục đích trong hoạt động báo chí, nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đề ra, góp sức vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương, đất nước".

Nguồn: Vũ Phong/congluan.vn

https://www.congluan.vn/bao-thai-nguyen-tiep-noi-va-phat-huy-truyen-thong-cua-que-huong-cach-mang-thu-do-khang-chien-post210129.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Tăng cường phát triển báo chí đa phương tiện và chuyển đổi số

Tóm tắt: 

Đồng chí Lê Quốc Minh cũng chỉ rõ, thời đại hiện nay phải ưu tiên phát triển báo chí đa phương tiện và chuyển đổi số trong báo chí.

Chiều 19/8, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Báo Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày ra số đầu (19/8/1962-19/8/2022). Từ những ngày đầu thành lập, Báo Bắc Ninh phát hành 2 kỳ/tuần, đến nay Báo đã có các ấn phẩm: Bắc Ninh thường kỳ, Bắc Ninh cuối tuần, Bắc Ninh hằng tháng, Báo Bắc Ninh điện tử.

Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu.

Tròn 6 thập kỷ từ khi ra đời đến nay, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ban, ngành, địa phương, đơn vị, Báo Bắc Ninh luôn trung thành với sứ mệnh người lính tiên phong trên mặt trận tư tưởng-văn hóa.

Báo tích cực tuyên truyền, phổ biến, góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; phát hiện nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình, tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội; quảng bá sâu rộng vẻ đẹp đất và người Bắc Ninh - Kinh Bắc đến đông đảo bạn bè trong và ngoài nước… Qua đó, Báo góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Bên cạnh nhiệm vụ tuyên truyền, Báo Bắc Ninh luôn quan tâm, thể hiện trách nhiệm xã hội, phát triển nhiều hoạt động ý nghĩa, nhất là chương trình liên quan công tác an sinh xã hội.

Từ những ngày đầu thành lập, Báo Bắc Ninh phát hành 2 kỳ/tuần, đến nay Báo đã có 4 loại ấn phẩm gồm: Bắc Ninh thường kỳ xuất bản 5 kỳ/tuần; Bắc Ninh cuối tuần; Bắc Ninh hằng tháng, với lượng phát hành gần 2 vạn tờ/kỳ; Báo Bắc Ninh điện tử cập nhật liên tục thông tin trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Ban đầu, Báo có 3 cán bộ, phóng viên, đến nay, cơ quan có 73 cán bộ, phóng viên, biên tập viên và người lao động…

Báo Bắc Ninh vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh ghi nhận nỗ lực của Báo Bắc Ninh đã đạt được trong 60 năm xây dựng và trưởng thành.

Đồng chí Lê Quốc Minh nhấn mạnh, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các ngành trong tỉnh, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ, hệ thống công nghệ thông tin, thiết bị phục vụ quy trình xuất bản của Báo đã được đầu tư và tăng cường theo hướng đồng bộ, hiện đại; nhờ đó đã nâng bước cho sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên ngày càng năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tạo sức bật mới.

Đồng chí Lê Quốc Minh cũng chỉ rõ, thời đại hiện nay phải ưu tiên phát triển báo chí đa phương tiện và chuyển đổi số trong báo chí. Thời gian tới, Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nhân Dân mong muốn có sự phối hợp Hội Nhà báo, cơ quan báo chí các địa phương trong việc trao đổi thông tin, kỹ năng làm báo hiện đại; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm giúp các cơ quan báo chí của tỉnh rút ngắn thời gian chuyển đổi số, nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí…

Bên cạnh đó, đồng chí Lê Quốc Minh mong muốn cán bộ, phóng viên Báo Bắc Ninh tiếp tục nâng cao trình độ, chuyên nghiệp, giữ đúng phẩm chất người làm báo, phấn đấu hoạt động vì lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân.

Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh tặng hoa chúc mừng Báo Bắc Ninh.

Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đề nghị Báo Bắc Ninh cần đặc biệt coi trọng nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đồng thời, Báo Bắc Ninh cần khơi dậy khát vọng vươn lên, khát vọng phát triển của từng người dân Bắc Ninh cần phát huy vai trò “đi trước mở đường”, coi trọng phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, mô hình hay, cách làm sáng tạo, thường xuyên nêu gương điển hình tiên tiến; trở thành một kênh, địa chỉ tin cậy để tập hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, sàng lọc các sáng kiến, ý tưởng hay của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp và có phương thức kiến nghị, đề xuất phù hợp, kịp thời đến các cơ quan chức năng…

https://nhandan.vn/tang-cuong-phat-trien-bao-chi-da-phuong-tien-va-chuyen-doi-so-post711280.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

“Sẵn sàng hỗ trợ cơ quan báo chí địa phương vì sự phát triển chung của báo chí hiện đại”

Tóm tắt: 

Trong thời gian tới Trung ương Hội và Báo Nhân dân luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ Hội và các cơ quan báo chí địa phương về kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ, vì sự phát triển chung của báo chí hiện đại.

Chiều 18/8, Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Hội Nhà báo và các cơ quan báo chí tỉnh Ninh Bình.

Tại buổi làm việc, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam bày tỏ sự vui mừng khi về làm việc với Hội và các cơ quan báo chí tỉnh. Đồng chí đã lắng nghe, trao đổi làm rõ về những khó khăn, kiến nghị đề xuất của Hội liên quan đến công tác kết nạp Hội viên, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Đồng chí Lê Quốc Minh làm việc với Hội nhà báo tỉnh Ninh Bình.

Đặc biệt, Đồng chí đề nghị các cơ quan báo chí phải chủ động đổi mới, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thay đổi cách tiếp cận, đa dạng hóa cách truyền tải để thu hút người đọc, người xem.

Trong thời gian tới Trung ương Hội và Báo Nhân dân luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ Hội và các cơ quan báo chí địa phương về kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ, vì sự phát triển chung của báo chí hiện đại.

Trao đổi về vấn đề hoạt động báo chí tại địa phương, lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh Ninh Bình khẳng định, thời gian qua Hội và các cơ quan báo chí tỉnh đã bám sát định hướng, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, chủ động đổi mới để không ngừng nâng cao chất lượng tuyên truyền, đáp ứng nhu cầu thông tin của khán, thính giả và bạn đọc.

Tuy nhiên, trước những thách thức đặt ra với báo chí hiện nay, Hội và các cơ quan báo chí tỉnh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân trong công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nhất là trong bối cảnh các cơ quan báo chí đang trong lộ trình tiến tới tự chủ như hiện nay.

Hội Nhà báo và các cơ quan báo chí tỉnh Ninh Bình đề xuất và mong muốn Nhà nước quan tâm có chính sách ưu tiên, hỗ trợ đối với những cơ quan báo chí làm nhiệm vụ chính trị để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, giảm bớt khó khăn cho các cơ quan báo chí.

Nguồn: Phùng Thọ - Trùng Khánh/congluan.vn

https://www.congluan.vn/san-sang-ho-tro-co-quan-bao-chi-dia-phuong-vi-su-phat-trien-chung-cua-bao-chi-hien-dai-post209629.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Cần số hóa tư liệu để hấp dẫn người xem

Tóm tắt: 

Bảo tàng Báo chí Việt Nam hiện nay lưu giữ và bảo quản hơn 35.000 tài liệu, hiện vật. Con số ấn tượng này là thành quả sau 15 cuộc vận động hiến tặng, những chuyến đi sưu tầm trong cả nước.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam hiện nay lưu giữ và bảo quản hơn 35.000 tài liệu, hiện vật. Con số ấn tượng này là thành quả sau 15 cuộc vận động hiến tặng, những chuyến đi sưu tầm trong cả nước.

Nhà báo Lê Quốc Trung, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, giới thiệu về các hiện vật của Thông tấn xã Giải phóng trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Kể từ khi ra đời năm 2017, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trở thành nơi lưu giữ, tôn vinh và phát huy truyền thống nền báo chí Việt Nam đã có từ hơn 150 năm trước, và do đó trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại của lịch sử báo chí nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

Thông tin trên được đưa ra tại tọa đàm khoa học: “Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” nhân kỷ niệm 5 năm thành lập (2017-2022) diễn ra sáng 16/8 tại Hà Nội.

Bảo quản hơn 35.000 tài liệu, hiện vật

Trải qua 5 năm thành lập, từ con số 636 tài liệu, hiện vật, Bảo tàng Báo chí Việt Nam hiện nay lưu giữ và bảo quản hơn 35.000 tài liệu, hiện vật. Con số ấn tượng này là thành quả sau 15 cuộc vận động hiến tặng, những chuyến đi sưu tầm trải dài khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Dù trong điều kiện dịch dã hay có nhiều thời gian giãn cách xã hội ngặt nghèo, sau hai năm chính thức mở cửa đón khách, tính đến tháng 7/2022, bảo tàng đã đón hơn 18.000 lượt khách tham quan, trong đó có hơn 150 lượt khách nước ngoài; hàng nghìn lượt theo dõi trên Facebook, hàng trăm nghìn lượt truy cập website của bảo tàng. Một số cơ quan báo chí lớn đã tổ chức nhiều đoàn tham quan, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề ngay tại Bảo tàng và tiếp tục nhiệt tình hiến tặng thêm nhiều hiện vật, tư liệu mới.

Cùng với đó, bảo tàng đã biên soạn, xuất bản một cuốn sách tư liệu về lịch sử báo chí; thực hiện thành công hai đề tài nghiên cứu khoa học, sản xuất 250 phim tư liệu và clip về chân dung các nhà báo, các giai đoạn lịch sử báo chí, trong đó có chùm phim đoạt Giải B, Giải búa liềm vàng năm 2021 và một phim được nhận giải Khuyến khích Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI, 2021.

Theo Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam Trần Thị Kim Hoa, ngoài những thành tích nổi bật đã làm được, bảo tàng đã đóng vai trò nòng cốt và tiên phong trong việc khảo sát, định vị, lập hồ sơ công nhận Di tích lịch sử quốc gia cho Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại Đại Từ, Thái Nguyên.

“5 năm là một chặng đường chưa dài nhưng với những người làm công tác bảo tàng thì đây là một chặng đường đặt nền móng đầy ý nghĩa. Kết quả đạt được trong 5 năm qua là tâm huyết và công sức của nhiều thế hệ lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, các cấp hội nhà báo, các cơ quan báo chí, các nhà báo lão thành và công chúng báo chí, trực tiếp là của những người làm Bảo tàng,” bà Trần Thị Kim Hoa nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi trao tặng Bằng khen của Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Ghi nhận những hoạt động của bảo tàng, song Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho rằng những kỷ vật, tấm gương, câu chuyện về báo chí cách mạng Việt Nam vẫn chưa được khai thác nhiều. Cách thức sắp xếp, trang trí tại bảo tàng cần có thêm tính sáng tạo, đổi mới… cần nghiên cứu cách thức xây dựng của các nước trên thế giới, tổ chức nhiều hoạt động những phải đa dạng hoá hơn.

Đẩy mạnh số hóa để phục vụ công chúng

Tại tọa đàm, nhiều ý kiến cho rằng Bảo tàng Báo chí Việt Nam cần thay đổi mạnh mẽ, thực hiện chuyển đổi số để thích ứng với xu thế phát triển.

Theo Trưởng phòng Quản lý bảo tàng và Thông tin tư liệu (Cục Di sản văn hóa) Nguyễn Hải Ninh, số hóa đang là một yêu cầu cần và đủ cho sự phát triển của ngành bảo tàng, trong đó Bảo tàng Báo chí Việt Nam rất cần những định hướng có tính khoa học và thực tiễn, rất cần được bổ sung thêm các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực có chất lượng cao. Trong đó, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động bảo tàng trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

Ngoài những thành tựu đạt được trong 5 năm qua, Bảo tàng Báo chí Việt Nam vẫn còn những hạn chế như công tác sưu tầm vẫn rất nặng nề; các không gian trưng bày cố định chưa có sự đột phá mạnh mẽ. Một thực tế chỉ rõ, bảo tàng chưa thu hút được khách tham quan ngoài ngành, sự tiếp cận của người dân, độc giả chưa phổ biến, vì thế cần tiếp tục bổ sung, chỉnh lý để bắt kịp sự chuyển đổi công nghệ trưng bày, đặc biệt là không gian trải nghiệm các loại hình báo chí để nhiều người biết đến, tiếp cận nhanh hơn và để lại dấu ấn đẹp mỗi khi tham quan.

Chia sẻ tại buổi toạ đàm, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi khẳng định với định hướng phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Bảo tàng Báo chí Việt Nam cần tiếp tục làm phong phú kho tư liệu, cần có sự vào cuộc của tất cả các bên để đưa ra phương pháp sưu tầm và lưu giữ, trưng bày.

“Bảo tàng cần phối hợp, khai thác tốt hơn các di sản của báo chí Việt Nam. Làm phong phú các hoạt động tại địa điểm bằng việc tổ chức các cuộc tham quan, trải nghiệm và học tập. Cần tổ chức trưng bày theo hướng sáng tạo, đổi mới. Đặc biệt, sử dụng công nghệ truyền thông mới, chuyển đổi số mạnh mẽ, tăng cường sự hợp tác với các bảo tàng trong nước và quốc tế. Khai thác tiềm năng phong phú, kinh nghiệm quý báu của các chuyên gia báo chí, chuyên gia bảo tàng, cố vấn của Bảo tàng Báo chí Việt Nam…,” ông Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.

Nhà báo Lê Quốc Trung chia sẻ ý kiến tại tọa đàm. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Nhà báo Lê Quốc Trung, Nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam đồng tình với quan điểm đó. Ông cho rằng sự kết hợp giữa hình thức trưng bày truyền thống với các tư liệu số hoá vừa tạo sự hấp dẫn cho người xem, thuận lợi cho người xem tra cứu tư liệu, vừa tiết kiệm đáng kể không gian trưng bày.

“Bảo tàng cần thay đổi phương thức sưu tầm, lưu trữ và trưng bày để giúp công chúng có điều kiện tìm hiều nhanh nhất, hiệu quả nhất, phong phú nhất về lịch sử báo chí Việt Nam. Bảo tàng cần sớm có kho tư liệu số, có nhiều phương tiện công nghệ tại các gian trưng bầy phục vụ công tác tra cứu của người xem, tiến tới xây dựng bảo tàng điện tử để công chúng ở bất kỳ nơi nào, kể cả ở nước ngoài, cũng có thể tiếp cận bảo tàng bằng thiết bị điện tử của mình,” ông gợi ý./.

Nguồn: Minh Thu (Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=811435

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Tập đoàn truyền thông News Corp đạt lợi nhuận kỷ lục 760 triệu USD

Tóm tắt: 

Thu nhập ròng của News Corporation tăng 95% so với năm tài chính trước, trong khi doanh thu cho năm tài chính kết thúc tháng 6/2022 đạt kỷ lục 10,4 tỷ USD, tăng 11%.

Thu nhập ròng của News Corporation tăng 95% so với năm tài chính trước, trong khi doanh thu cho năm tài chính kết thúc tháng 6/2022 đạt kỷ lục 10,4 tỷ USD, tăng 11%.

Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch cho biết doanh thu của News Corporation tăng 11% lên 10,4 tỷ USD. (Nguồn: AFP/Getty Images)

ập đoàn truyền thông News Corporation ngày 9/8 báo cáo lợi nhuận trong năm tài chính 2021-2022 đã tăng gần gấp hai lần lên mức cao kỷ lục 760 triệu USD.

Tập đoàn niêm yết tại Mỹ này sở hữu News Corp Australia, cũng như nhiều tờ báo lớn ở Mỹ và Vương quốc Anh, cùng với nhà xuất bản sách HarperCollins và phần lớn cổ phần của công ty quảng cáo bất động sản REA Group.

Thu nhập ròng của News Corporation tăng 95% so với năm tài chính trước, trong khi doanh thu cho năm tài chính kết thúc tháng 6/2022 đạt kỷ lục 10,4 tỷ USD, tăng 11%.

Kết quả chưa từng thấy này một phần nhờ mảng truyền thông tin tức của tập đoàn. Mảng này đã chứng kiến mức tăng trưởng lợi nhuận 217 triệu USD nhờ doanh thu từ quảng cáo kỹ thuật số và số lượng người đăng ký kỹ thuật số tăng kỷ lục.

Trong bài phát biểu trước các nhà đầu tư, News Corporation cho biết tập đoàn đã chứng kiến bảy năm tăng trưởng hai con số liên tiếp nhờ việc mua lại và chuyển đổi kỹ thuật số.

[News Corp ký thỏa thuận sử dụng tin tức với Google, Facebook]

Giám đốc điều hành Robert Thomson cho biết hoạt động kinh doanh cơ bản đã được chuyển đổi, nhờ đó tập đoàn đã có lợi nhuận lớn hơn và đã tạo ra một nền tảng mạnh mẽ để tăng trưởng hơn nữa.

Trong quý gần đây nhất, tổng doanh thu của News Corporation đã tăng 7% lên 2,67 tỷ USD, trong khi thu nhập ròng đạt mức 127 triệu USD, so với mức lỗ ròng trong quý IV của năm tài chính trước.

Dow Jones, nhà xuất bản của tạp chí Wall Street Journal, đã đạt được doanh thu cao nhất kể từ khi mua lại, nhờ quảng cáo kỷ lục và số lượng đăng ký chỉ sử dụng kỹ thuật số ngày càng tăng.

Lợi nhuận quý 4 tại Dow Jones tăng 54% lên 106 triệu USD, qua đó giúp nâng lợi nhuận của cả năm tài chính lên 433 triệu USD, tăng 30%.

Sự sụt giảm số lượng lượt xem chương trình phát sóng tại Foxtel đã được bù đắp nhờ doanh thu từ mảng phát trực tuyến từ Kayo và Binge, với tổng cộng hơn 2,8 triệu người đăng ký xem phát trực tuyến.

Doanh thu mảng bất động sản kỹ thuật số, bao gồm cả kết quả kinh doanh của REA Group và Move, đã tăng 25%.

Việc mua lại công ty sách và phương tiện truyền thông HMH đã giúp doanh thu của mảng xuất bản sách của News Corp tăng 10%, khi người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn so với mức trước đại dịch./.

Nguồn: Minh Hằng (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=810191

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Đài Truyền hình Việt Nam ra mắt chương trình “Tay hòm chìa khóa” mùa 2

Tóm tắt: 

Ngày 8/8, Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức buổi ra mắt chương trình “Tay hòm chìa khóa” mùa 2.

Ngày 8/8, Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức buổi ra mắt chương trình “Tay hòm chìa khóa” mùa 2.

Mục tiêu của chương trình “Tay hòm chìa khoá” hướng tới là thay đổi thói quen, hành vi của người tiêu dùng tài chính ở Việt Nam, từ đó tạo ra một cộng đồng tài chính tốt, có văn minh trong việc sử dụng tài chính.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam phát biểu

Đối tượng khán giả của các chương trình là mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, phụ nữ, những người ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh...

Theo đó, nội dung kiến thức, thông tin liên quan được đơn giản hóa, hình thức liên tục được đổi mới, sáng tạo và phương tiện truyền thông luôn đa dạng, phong phú để các chương trình trở nên thu hút, gần gũi với nhiều đối tượng, tiếp cận được tới đông đảo người dân trên khắp cả nước.

Chương trình hướng tới việc cung cấp những thông tin, kiến thức mà người dân cần, thay vì những thông tin, kiến thức mà NHNN có đơn cử như những vấn đề được bà con rất quan tâm như: Việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng hay mở thẻ ngân hàng ở đâu, cách gửi tiết kiệm ngân hàng, tín dụng cho học sinh sinh viên, phụ nữ nghèo, tiếp cận Mobile Money như thế nào…các hình thức lừa đảo tài chính hiện nay.

Buổi ra mắt chương trình “Tay hòm chìa khóa” mùa 2. Ảnh: Q.Trang

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, Đài THVN luôn coi nội dung tuyên truyền chính sách, quy định pháp luật, hoạt động tài chính tiền tệ là quan trọng, Đài luôn cố gắng để chương trình tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất, sao cho tương xứng với vai trò quan trọng của ngành Ngân hàng – huyết mạch của nền kinh tế, lĩnh vực liên quan sát sườn đến người dân, doanh nghiệp, được cộng đồng xã hội rất quan tâm.

Thời gian qua, các chương trình giáo dục tài chính đã có chuyển biến và bước tiến rõ nét như “Tiền khéo tiền khôn”, “Đồng tiền thông thái”, “Tay hòm chìa khoá”… minh chứng cho sự thành công của chương trình là tỷ lệ người xem rất cao.

Trong thời gian tới, NHNN và Đài truyền hình Việt Nam sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến phản hồi của khán giả, tiếp thu những ý kiến xác đáng của Phó Thống đốc NHNN để chương trình có sức lan tỏa hơn nữa, tăng cường tuyên truyền trên nền tảng số và có đánh giá kết quả tuyên truyền trên nền tảng số.

Nguồn: Vũ Phong/congluan.vn

https://www.congluan.vn/dai-truyen-hinh-viet-nam-ra-mat-chuong-trinh-tay-hom-chia-khoa-mua-2-post208131.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Hơn 200 tác phẩm báo chí tham gia Cuộc thi viết "Dấu ấn Quản lý thị trường"

Tóm tắt: 

Ngày 8/8, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết "Dấu ấn Quản lý thị trường". Đây cũng là một trong các chuỗi sự kiện kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống lực lượng Quản lý thị trường (3/7/1957-3/7/2022).

Ngày 8/8, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết "Dấu ấn Quản lý thị trường". Đây cũng là một trong các chuỗi sự kiện kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống lực lượng Quản lý thị trường (3/7/1957-3/7/2022).

Phát biểu tại Lễ trao giải, ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường nhấn mạnh, sau hơn 1 tháng phát động, Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của các cán bộ trong lực lượng Quản lý thị trường và đội ngũ phóng viên, báo chí tham dự, viết bài.

Phó tổng biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh trao giải cho các tác giả.

Với số lượng hơn 200 tác phẩm các loại, bao gồm cả phim, phóng sự, bài viết... ông Linh cho biết, các tác phẩm dự thi đều rất chất lượng, phản ánh đa dạng nhiều lĩnh vực nóng như: xăng dầu, thương mại điện tử… qua đó làm nổi bật vai trò của các cán bộ Quản lý thị trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội...

Thông qua cuộc thi nhằm động viên, khuyến khích, tạo sự quan tâm của phóng viên, nhà báo, các cán bộ công chức thuộc lực lượng Quản lý thị trường trong việc thông tin, tuyên truyền về những chủ trương, chính sách và những hoạt động của lực lượng.

Ban Tổ chức đã trao 23 Giải ngoài lực lượng, gồm 1 Giải đặc biệt; 2 Giải A; 4 Giải B; 6 Giải C và 10 Giải khuyến khích. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao 14 Giải trong lực lượng, gồm 1 Giải A; 2 Giải B; 3 Giải C và 8 Giải Khuyến khích.

Nguồn: Vũ Phong/congluan.vn

https://www.congluan.vn/hon-200-tac-pham-bao-chi-tham-gia-cuoc-thi-viet-dau-an-quan-ly-thi-truong-post208148.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Khi nhà báo là cầu nối để nhà nước, doanh nghiệp, người dân chung tay bảo vệ môi trường

Tóm tắt: 

Trong những năm qua, đội ngũ người làm báo ở mọi miền của tổ quốc đã là cầu nối để cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân cùng “lên tiếng” thay đổi nhận thức và hành động để bảo vệ môi trường sống.

Trong những năm qua, đội ngũ người làm báo ở mọi miền của tổ quốc đã là cầu nối để cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân cùng “lên tiếng” thay đổi nhận thức và hành động để bảo vệ môi trường sống.

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều tác phẩm báo chí mang tính thời sự cao, tính phát hiện, phản biện sâu, bám vấn đề, phản ánh toàn diện, khách quan, trung thực về những vấn đề trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuyên truyền những mô hình, hình ảnh tích cực trong xã hội về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

Dù ở nhiều đề tài khác nhau, ở nhiều loại hình báo chí thì tất cả đều có điểm chung là sự nhiệt huyết, dấn thân không quản ngại khó khăn, gian khó của đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Mỗi tác phẩm, hình ảnh, dòng tin thể hiện sự cố gắng, những giọt mồ hôi và mong muốn cộng đồng hướng tới một môi trường xanh, tốt đẹp hơn.

Như loạt bài “Lật mặt các địa ngục thú rừng” của tác giả Nguyễn Đức Minh - Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt. Nguyễn Đức Minh đã thực hiện chuyến điều tra "xuyên Việt" từ Hà Nội đi Nghệ An, Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước để phản ánh việc tận diệt thú rừng thiên nhiên để hòng tìm kiếm sự bổ dưỡng và khả năng chữa bệnh "thần kỳ" của các sản phẩm từ động vật hoang dã. 

Ảnh trong loạt bài 5 kì "Lật mặt các địa ngục thú rừng - 2021".

Tuy nhiên đề tài về rừng luôn đòi hỏi sự đầu tư công phu và mất nhiều thời gian. Tác giả lại thực hiện điều tra vào thời điểm dịch COVID-19 nên việc đi lại vô cùng khó khăn, việc xin phép vào các địa bàn phải thực hiện test COVID và các bước phòng chống dịch được thực hiện chặt chẽ, ở nhiều nơi...

Tác giả Nguyễn Đức Minh chia sẻ: “Để tiếp cận được các đối tượng buôn bán thú rừng chúng tôi phải dựa vào rất nhiều mối quan hệ, rồi thông qua mạng xã hội tạo thân quen, thâm nhập vào các nhà hàng, quán ăn, các vựa buôn bán thú, những khu chợ bán thú rừng núp bóng chợ dân sinh, những điểm buôn thú ven quốc lộ... ở khắp các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ để phỏng vấn, ghi hình, rồi theo chân thợ săn đi sâu vào những khu rừng nguyên sinh, điều tra đường đi của thú”.

Mỗi một công đoạn điều tra tác giả lại gặp những khó khăn riêng, đơn giản như việc đi vào rừng gặp mưa bất chợt, vắt cắn, va quyệt vào cây xây xát chảy máu chân tay, đường đi trơn trượt. Nguy hiểm hơn khi anh thâm nhập vào các điểm bị các đối tượng nghi ngờ, nói những lời khó nghe, thậm chị bị chửi, đe dọa. Nhưng khó khăn chưa dừng lại, khi có đủ thông tin hình ảnh, tác giả thông tin báo cáo chính quyền địa phương, nhiều nơi họ không muốn hợp tác, gây khó khăn trong quá trình thu thập số liệu, khai thác thông tin.

Loạt bài được Cục Kiểm lâm đã có văn bản chỉ đạo các tỉnh được phản ánh như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc Ninh, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh vào cuộc xử lý vụ việc. Các tổ chức quốc tế về bảo tồn như WWF, WCS... cũng đồng loạt lên tiếng, tổ chức các buổi tọa đàm về bảo vệ các loài chim tự nhiên, chim di cư nhằm thúc đẩy việc thực thi pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân.

Tác giả Nguyễn Đức Minh cho rằng: Qua tác phẩm này chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong công tác bảo tồn động vật hoang dã tại nước ta, có những hình ảnh, thước phim chân thực nhất phản ánh hiện trạng những gì đang diễn ra trên dải đất hình chữ S này, từ thông tin điều tra được chúng tôi gửi đến cơ quan chức năng cấp tỉnh, bộ, rồi các tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong nước và quốc tế.

Tác giả Nguyễn Đức Minh - đại diện nhóm tác giả Báo NTNN/Dân Việt vinh dự lên nhận giải A Giải thưởng Báo chí Tài nguyên và Môi trường năm 2022 với loạt bài 5 kì "Lật mặt các địa ngục thú rừng - 2021".

“Mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, mạnh tay xử lý vi phạm, đồng thời nâng cao công tác tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân nhằm bảo tồn và phát triển các loài động vật hoang dã ở Việt Nam. Để mai sau các thế hệ con cháu lớn lên, chúng được nhìn thấy, được tận hưởng những gì vốn có của thiên nhiên con người chứ không phải chỉ nghe như những câu chuyện cổ tích” - anh Nguyễn Đức Minh tâm sự.

Ở nội dung cụ thể và chi tiết hơn về môi trường, loạt bài “EPR: Trách nhiệm và thách thức” của tác giả Nguyễn Trần Anh Thu - Đài Tiếng nói Việt Nam mang đến cách nhìn nhận mới mẻ về việc bảo vệ môi trường của những doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều chất thải.

EPR nghĩa là “Tránh nhiệm mở rộng của nhà sản xuất” yêu cầu các nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm quản lý bao bì sản phẩm của mình khi chúng bị thải bỏ ra môi trường. Những chai, hộp, lọ, túi, bao bì đóng gói sản phẩm phải được thu hồi, phân loại, tái chế sau khi sản phẩm bên trong đã được sử dụng hết.

Nói các khác, EPR cho thấy trách nhiệm của nhà sản xuất không chỉ dừng lại ở sản phẩm, mà trách nhiệm mở rộng là quản lý chất thải sau tiêu dùng. Việc quản lý chất thải sau tiêu dùng thuộc về nhà sản xuất, nơi tạo ra chất thải là hoàn toàn hợp lý thay vì là việc của Chính phủ như trước đây.

Nói về tác phẩm này, nhà báo Nguyễn Trần Anh Thu cho rằng: "Tôi bắt đầu quan tâm đến EPR một năm trước và may mắn đã dự nhiều Hội thảo lấy ý kiến các bên cho Dự thảo Nghị định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Vụ pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về EPR. Thực tế không phải ai cũng hiểu về EPR và mặt lợi ích của nó. Tôi đã thực hiện nhiều chương trình, bài viết trước khi Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường được thông qua. Tôi đã chuẩn bị rất kỹ tư liệu để làm loạt bài phân tích EPR sẽ tạo ra trách nhiệm cho các doanh nghiệp như thế nào? Chỉ ra đâu là thách thức của doanh nghiệp khi thực hiện EPR? Khi Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường được thông qua ngày 10/1/2022 tôi đã triển khai các kỳ phóng sự và chưa có Nghị định nào mà tôi đọc kỹ từng câu chữ và cả các con số..."

Tác giả Nguyễn Trần Anh Thu - Ban Ban Văn hóa - Xã hội (VOV2), Đài Tiếng nói Việt Nam đã đoạt giải A – Giải Báo chí về tài nguyên và môi trường lần thứ 6 với loạt bài “EPR: Trách nhiệm và thách thức”.

Mỗi một thông tư, Nghị định về môi trường khi được thông qua đều có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội. Ở loạt bài này, tác giả Nguyễn Trần Anh Thu đã lấy ý của các chuyên gia trong nước và quốc tế, để đánh giá khách quan đa chiều về việc thực hiện chính sách mới ban hành, để các quy định về bảo vệ môi trường đi vào đời sống.

Nữ nhà báo mong muốn công chúng hiểu đúng về EPR, đặc biệt là đưa ra các giải pháp, trong đó quan trọng nhất là muốn giảm thiểu rác thải nhựa thì phải đẩy mạnh công cụ quản lý bắt đầu từ chính sách. EPR là chính sách buộc nhà sản xuất và người tiêu dùng có trách nhiệm hơn khi tiêu dùng.

Có thể nói, hoạt động của các nhà báo với những tác phẩm gần gũi với đời sống đã tạo ra những công cụ hữu hiệu góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường nói riêng và phát triển bền vững nói chung. Việc thông tin từ chính sách đến thực tiễn đã góp phần thay đổi nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Nguồn: Vũ Phong/congluan.vn

https://www.congluan.vn/khi-nha-bao-la-cau-noi-de-nha-nuoc-doanh-nghiep-nguoi-dan-chung-tay-bao-ve-moi-truong-post207562.html
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo