Các giáo viên Mỹ đang dạy học sinh cách phân biệt tin tức giả

Các giáo viên tại Mỹ từ tiểu học tới đại học đang chỉ dẫn học sinh cách phân biệt giữa những tin tức chính thống và những tin tức giả, và lý do vì sao họ cần phải biết cách làm vậy.

Pat Winters Lauro, một giáo sư tại đại học Kean ở New Jersey trong buổi thảo luận về tin tức giả. Ảnh: AP

Trong khi Facebook mới bắt tay với AP, FactCheck.org và các tổ chức khác để tăng cường công tác phòng chống tin tức giả trên mạng xã hội và những ảnh hưởng của nó tới cộng đồng thì các thầy cô giáo cho biết các lớp học thêm về vấn đề này có thể làm giảm đi những thông tin độc hại đã bùng nổ trong cuộc bầu cử vừa qua.

“Tôi nghĩ rằng chỉ có giáo dục mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề”, Pat Winters Lauro, một giáo sư tại đại học Kean ở New Jersey, người bắt đầu dạy lớp học về văn học báo chí cho biết.

Giống với những người khác, ông Lauro cũng nhật định rằng việc bàn bạc về tin tức giả đôi khi có thể hướng tới các vấn đề chính trị nhạy cảm, đặc biệt khi mà nhiều người vẫn khăng khăng tin tưởng rằng những tin tức giả về bà Hillary Clinton đã giúp cho ông Trump chiến thắng sau cùng, dù cho những báo cáo mới nhất cũng không thể chỉ ra được mối liên hệ trực tiếp.

“Đây không phải là một chủ đề quá khó để dạy, và không hề thiếu tài liệu khi mà có quá nhiều thứ đang diễn ra tại thời điểm này”, ông Lauro cho hay, “thế nhưng lại có chút khó khăn về chính trị khi mà chúng ta đang sống trong một thời kỳ chia rẽ rõ ràng, không chỉ trong đất nước mà còn ngày bên trong lớp học nữa. Tôi lo ngại rằng đôi khi chúng sẽ nghĩ rằng tôi đang gây ảnh hưởng chính trị tới cả lớp, trong khi thực chất tôi chỉ đang nói về những tiêu chuẩn báo chí về việc kiểm chứng các thông tin”.

Việc đánh giá thông tin là dễ dàng hơn khi mà các nguồn thông tin “thực chất hơn”: các tạp chí, các tờ báo in hay những hình thức khác, Mike Roche, một giáo sư khác nhận định. “Bây giờ mọi thứ đều hiển thị qua màn hình smartphone hay máy tính, và rất khó để mọi người có thể nhận thức rõ được đâu là thật đâu là giả”.

Một nhà làm luật ở California đã đưa ra một dự thảo vào tháng trước rằng các bang phải thêm những lớp giáo dục phân biệt thông tin thật giả từ lớp 7 tới lớp 12.

Giáo viên dạy chính trị học Lesley Battaglia đã thêm chủ đề tin tức giả vào trong phần giáo dục về bầu cử, thêm những lớp học bổ sung về tranh luận và bầu cử sơ bộ, tranh luận về độ uy tín của các trang web.

“Tôi đang buộc những học sinh phải làm những công việc khó khăn mà không phải ai cũng muốn làm. Họ thấy một dòng post trên Twitter và đó đã là đủ”, Battaglia nói với học sinh của cô tại trường THPT Williamsville.

Một tin tức giả lan truyền trên Facebook của nhiều bạn trẻ cách đây 2 tuần.

“Thật điên rồ khi nghĩ về những ảnh hưởng của tin tức giả tới con người, và cách nó xoay chuyển định hướng của họ”, học sinh Hannah Mercer cho hay.

Trung tâm văn học báo chí của đại học Stony Brook đã đi đầu trong việc giáo dục những cử tri trong tương lai, không chỉ những nhà báo  từ 1 thập kỷ trước. Khoảng 4/10 người Mỹ hiện đang đọc tin tức online, theo như một báo cáo mới đây cho hay.

“Đôi với tôi đây là bộ môn giáo dục công dân mới”, Tom Boll của đại học Syracuse cho hay. Với việc mọi người có khả năng đăng tải và chia sẻ hiện nay, những ngày mà những biên tập viên, những nhà báo làm công việc “bảo vệ” tin tức đã qua rồi.

“Hiện nay tất cả phụ thuộc vào những gì mà chúng ta tin là thật”, ông Boll chia sẻ.

Điều này là cực kỳ khó khăn, một thầy giáo khác, Bill Ferriter chia sẻ về việc khuyến khích học sinh sử dụng kiến thức của mình để nhận định trước xem điều này có khả thi hay không, tiếp đó tìm thêm thông tin về trang web đó, về tác giả của bài viết và có một cái nhìn khách quan nếu bài viết này đang muốn gây xáo động tâm trạng người đọc.

“Thách thức lớn nhất mà tôi gặp phải là thuyết phục những đứa trẻ rằng có những nội dung đáng ngờ trên các trang web”, ông này cho hay.

Mới đây, một thông tin giả về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh miễn visa cho toàn bộ các nước Châu Á đã được lan truyền rộng rãi trên Facebook Việt Nam. Điều này là một lời cảnh báo rằng tin tức giả không chỉ xuất hiện tại Mỹ hay các nước Châu Âu, mà rất có thể các nước Châu Á sẽ là mục tiêu tiếp theo.

Theo Hoàng Việt (Theo AP)/congluan.vn

Tin nổi bật