Syndicate content

Nghề báo

Báo chí Trung Quốc đồng loạt đưa tin chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tóm tắt: 

Những ngày qua, báo chí Trung Quốc đồng loạt đưa tin về chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Trung Quốc.

Những ngày qua, báo chí Trung Quốc đồng loạt đưa tin về chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Trung Quốc.

Nhân Dân nhật báo số ra ngày 30/10 đăng trang trọng ảnh chân dung, tiểu sử và thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc. Ảnh: Hữu Hưng

Ngày 30/10, Tân Hoa Xã và các tờ báo chính thống của Trung Quốc đều đăng trang trọng ảnh chân dung, tiểu sử và thông tin Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, bắt đầu thăm chính thức Trung Quốc từ ngày hôm nay (30/10), theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

Báo chí Trung Quốc cũng điểm lại các chuyến thăm Trung Quốc của đồng chí Nguyễn Phú Trọng vào các năm 1992, 1997, 2001, 2003, 2007, nhất là 3 lần thăm Trung Quốc sau khi đảm nhận cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, lần lượt vào tháng 10/2011, tháng 4/2015 và tháng 1/2017.

* Tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, số ra ngày 30/10 đăng bài viết của đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao về quan hệ hai nước với tựa đề "Tạo thêm động lực mới cho quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung".

Trong bài viết, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Việt Nam và Trung Quốc đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là láng giềng núi liền núi, sông liền sông có tình hữu nghị truyền thống lâu đời, việc củng cố và tăng cường hợp tác hữu nghị Việt-Trung phù hợp lợi ích căn bản và lâu dài của hai Đảng, hai nước và người dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, với sự nỗ lực của hai bên, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc không ngừng đạt được những tiến triển quan trọng trên các lĩnh vực: Tăng cường định hướng chiến lược, củng cố tin cậy chính trị; hợp tác kinh tế-thương mại đạt nhiều kết quả tốt đẹp; đoàn kết, hỗ trợ, chung tay phòng, chống dịch Covid-19; kiểm soát thỏa đáng bất đồng, tăng cường các nhận thức chung, nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực; tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, Việt Nam luôn coi trọng củng cố và phát triển quan hệ với Trung Quốc, coi đây là chủ trương nhất quán và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của mình; đồng thời, cho rằng, trong tương lai, hai bên cần tăng cường trao đổi cấp cao, sử dụng tốt các cơ chế hợp tác kênh Đảng, hợp tác giữa các bộ, ngành, giao lưu nhân dân; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư phát triển ổn định, công bằng và bền vững, mở rộng các lĩnh vực hợp tác thực chất phù hợp lợi ích hai bên, ứng phó hiệu quả các thách thức mới về an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng; tăng cường trao đổi, xử lý thỏa đáng các bất đồng với tinh thần hữu nghị, trên cơ sở thực hiện các nhận thức cấp cao và tuân thủ luật pháp quốc tế; phối hợp hiệu quả tại các khuôn khổ đa phương, chung tay ứng phó các thách thức toàn cầu.

 

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ kỳ vọng, với tình hữu nghị truyền thống do các nhà lãnh đạo tiền bối hai nước đích thân gây dựng và dày công vun đắp, cũng như những kết quả hợp tác thiết thực thời gian qua, quan hệ Việt-Trung sẽ được tiếp thêm động lực mới, bước lên tầm cao mới, mang lại lợi ích cho người dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

* Trước đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng bài phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến thăm của nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tới Trung Quốc sau Đại hội Đảng lần thứ XX.

Bài báo dẫn lời bà Phan Kim Nga, nghiên cứu viên Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết, chuyến thăm thể hiện sự đặc biệt và tầm quan trọng của quan hệ hai nước, vượt qua ý nghĩa thông thường của mối quan hệ song phương, mà còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Học giả Phan Kim Nga cho biết, hợp tác kênh Đảng có vai trò quan trọng dẫn dắt, định hướng quan hệ hai nước, nhất là khi cả hai nước đều bước vào giai đoạn phát triển mới, cần tìm tòi giải quyết nhiều vấn đề về quản trị đất nước và xã hội.

Vị học giả Trung Quốc cho biết, là hai nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Trung Quốc và Việt Nam có lợi ích chung, chiến lược, nhất là việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và vai trò cầm quyền của Đảng trong tình hình mới; chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ góp phần tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị giữa hai bên.

https://nhandan.vn/bao-chi-trung-quoc-dong-loat-dua-tin-chuyen-tham-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-post722402.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo chí, truyền thông thu hẹp bình đẳng giới trong bối cảnh công nghệ số

Tóm tắt: 

Báo chí và truyền thông cũng cần tạo ra và duy trì các khuôn mẫu, chuẩn mực mới tiến bộ, phù hợp với sự phát triển, đồng thời dần dần loại bỏ những khuôn mẫu và chuẩn mực cũ không còn phù hợp.

Báo chí và truyền thông cũng cần tạo ra và duy trì các khuôn mẫu, chuẩn mực mới tiến bộ, phù hợp với sự phát triển, đồng thời dần dần loại bỏ những khuôn mẫu và chuẩn mực cũ không còn phù hợp.

Sáng nay 27/10/2022, tại Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia "Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số".

TS. Dương Kim Anh: Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, TS. Dương Kim Anh - Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam cho biết: Ngày 3/3/2021, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 ban hành cùng Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới; tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Chiến lược cũng nêu rõ trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới; tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết và nâng cao chất lượng tuyên truyền về bình đẳng giới trong các chương trình, chuyên trang, chuyên mục. 

Ngày 23/10/2021, Chính phủ ban hành Quyết định 1790/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030, đổi mới về hình thức và phương tiện truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nền tảng số, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới.

TS. Dương Kim Anh khẳng định: Với nỗ lực không ngừng trong nhiều năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực, đóng góp tích cực vào quả trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam là một trong những quốc gia hoàn thành sớm nhất Mục tiêu thiên niên kỷ số 3 (MDG3) về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và hiện đang nỗ lực thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, trong đó có Mục tiêu phát triển bền vững số 5 (SDG5) về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em.

Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo "Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số" tập trung vào 03 nhóm chủ đề chính: Truyền thông trong bối cảnh công nghệ số; Thực trạng vấn đề giới trên báo chí, truyền thông; Một số vấn đề khác liên quan đến chủ đề Hội thảo (từ góc độ pháp luật, đạo đức, văn hoá, thực hành...).

Hội thảo đã nhận được hơn 80 đề xuất viết bài đến từ nhà khoa học, học giả trong nước và quốc tế; giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh từ các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu; các nhà quản lý, hoạt động xã hội; các cơ quan báo chí, truyền thông. Qua quá trình phản biện, Ban Tổ chức đã lựa chọn và thông qua 37 tham luận chất lượng, đạt tiêu chuẩn về tính khoa học, tính lý luận và giá trị thực tiễn, được chọn in trên Kỷ yếu khoa học có chỉ số ISBN.

PGS. TS Trần Quang Tiến, Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam đã khẳng định: Báo chí, truyền thông có sứ mệnh đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải thông tin về bình đẳng giới, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng. Việc tuyên truyền, vận động, lan tỏa những hình ảnh, thông điệp đúng đắn, sâu sắc, toàn diện về bình đẳng giới vừa là vai trò và cũng là thách thức đối với báo chí, truyền thông.

Đồng thời, PGS. TS. Trần Quang Tiến cũng nhấn mạnh những tác động của công nghệ số tới sự truyền tải thông điệp bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông: "Công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) và sự bùng nổ mạng xã hội đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ các loại hình báo chí, truyền thông được sản xuất và phát hành nhanh chóng, dễ dàng qua các ứng dụng đa phương tiện. Đây là các nền tảng truyền thông mới, có tốc độ lan tỏa nhanh, hiệu ứng tác động mạnh, nhưng hiện nay còn thiếu các chế tài kiểm soát chặt chẽ, xử lý kịp thời các nội dung, hình ảnh truyền thông chưa phù hợp, nhất là những sản phẩm có nhạy cảm giới".

Hội thảo là một diễn đàn khoa học có ý nghĩa đặc biệt trong việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông trong nâng cao nhận thức về bình đẳng và công bằng giới. Báo chí, truyền thông cũng cần tạo ra và duy trì các khuôn mẫu, chuẩn mực mới tiến bộ, phù hợp với sự phát triển, đồng thời dần dần loại bỏ những khuôn mẫu và chuẩn mực cũ không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay./.

Nguồn: ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới của Thông tấn xã Việt Nam

Tóm tắt: 

TTXVN là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan thông tấn quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước.

TTXVN là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan thông tấn quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước.

Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Ngày 26/10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký ban hành Nghị định số 87/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam.

Theo Nghị định, Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan thông tấn quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.

Thông tấn xã Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là TTXVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam News Agency, viết tắt là VNA.

Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí, xuất bản.

Thông tấn xã Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 10/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ và Nghị định số 47/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hằng năm, các dự án, đề án quan trọng của Thông tấn xã Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

Cùng với đó, TTXVN đăng, phát văn kiện, thông tin chính thức của Đảng và Nhà nước; thu thập, biên soạn thông tin phổ biến và thông tin báo cáo, tham khảo bằng các loại hình báo chí và truyền thông đa phương tiện, đa nền tảng phục vụ kịp thời yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; công bố những quan điểm chính thống của Nhà nước về các vấn đề thời sự; chỉnh hướng những thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia; phản bác, cải chính những thông tin sai lệch; khi cần thiết ra tuyên bố bác bỏ những thông tin có dụng ý xuyên tạc.

TTXVN thu thập, biên soạn, xuất bản, in, phát hành các xuất bản phẩm và các sản phẩm thuộc các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác ở trong và ngoài nước; thực hiện nhiệm vụ của cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia; thu thập, biên soạn và phổ biến thông tin về Việt Nam bằng các ngôn ngữ khác nhau cho các cơ quan, tổ chức trong nước, các cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài; người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.

Cũng theo Nghị định này, Thông tấn xã Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện lưu trữ tư liệu thông tin; xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin; quản lý tư liệu ảnh quốc gia và tổ chức khai thác các nguồn tư liệu này phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền đối nội, đối ngoại của Thông tấn xã Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi bằng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số; cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng...

Về cơ cấu tổ chức, Thông tấn xã Việt Nam có các đơn vị được phân chia theo 3 chức năng chính. Các đơn vị giúp việc Tổng Giám đốc gồm: Ban Thư ký biên tập và Quan hệ đối ngoại; Văn phòng; Ban Tổ chức-Cán bộ; Ban Kế hoạch-Tài chính.

Các đơn vị thực hiện chức năng thông tin: Ban biên tập tin Trong nước; Ban biên tập tin Thế giới; Ban biên tập tin Đối ngoại; Ban biên tập Ảnh; Ban biên tập tin Kinh tế; Trung tâm Thông tin tư liệu và Đồ họa; Trung tâm Truyền hình Thông tấn; Báo Tin tức; Báo Thể thao và Văn hóa; Báo điện tử VietnamPlus; Báo Việt Nam News; Báo Le Courrier du Vietnam; Tạp chí Vietnam Law and Legal Forum; Báo ảnh Việt Nam; Báo ảnh Dân tộc và Miền núi; Nhà xuất bản Thông tấn; Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam; Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực miền Trung-Tây Nguyên; Các cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật; Các cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.

Các đơn vị phục vụ thông tin: Trung tâm Kỹ thuật Thông tấn; Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tấn; Trung tâm Phát triển Truyền thông Thông tấn; Trung tâm Hợp tác quốc tế Thông tấn.

Văn phòng có 6 phòng. Ban Kế hoạch-Tài chính có 4 phòng.

Thông tấn xã Việt Nam có Tổng Giám đốc và không quá 4 Phó Tổng Giám đốc.

Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.

Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thông tấn xã Việt Nam.

Các Phó Tổng Giám đốc giúp việc Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc.

Nghị định số 87/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/11/2022./.

Nguồn: TTXVN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Trao giải báo chí viết về giảm ô nhiễm nhựa đại dương lần thứ 2

Tóm tắt: 

Giải nhất Giải báo chí về “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” lần thứ 2 (năm 2022) thuộc về nhóm tác giả Đỗ Thị Hòa - Phạm Ngọc Phức (VTV24) với phóng sự “Cuộc chiến rác thải nhựa".

Giải nhất Giải báo chí về “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” lần thứ 2 (năm 2022) thuộc về nhóm tác giả Đỗ Thị Hòa - Phạm Ngọc Phức (VTV24) với phóng sự “Cuộc chiến rác thải nhựa".

Ô nhiễm rác thải nhựa trên biển đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. (Ảnh Wired)

Vượt qua hơn 310 tác phẩm báo chí của 70 tác giả gửi tham dự Giải báo chí về “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” lần thứ 2, phóng sự “Cuộc chiến rác thải nhựa” của nhóm tác giả Đỗ Thị Hòa - Phạm Ngọc Phức (VTV24) đã xuất sắc giành giải nhất của chương trình.

Giải báo chí về “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” do Báo điện tử VTC News phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP - Việt Nam), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF - Việt Nam) và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp tổ chức thường niên từ năm 2021.

Phát biểu tại lễ trao giải diễn ra chiều 25/10, tại Hà Nội, ông Ngô Minh Hiển, Phó Tổng Giám đốc VOV nhấn mạnh tiếp nối thành công từ giải báo chí “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” lần thứ nhất, năm 2022, giải báo chí này tiếp tục được tổ chức nhằm thực hiện chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra tại Nghị quyết số 36-NQ/TW - Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Giải cũng là sự ghi nhận và tôn vinh các tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc trong hoạt động tuyên truyền về giảm ô nhiễm nhựa đại dương; qua đó phát huy vai trò chủ lực của báo chí trong công tác truyền thông giảm ô nhiễm nhựa cũng như góp thêm tiếng nói quan trọng để thúc đẩy hành động thiết thực của từng cá nhân, doanh nghiệp, Chính phủ và cộng đồng để cùng giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa đại dương hiện nay.

rải qua 3 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được hơn 300 tác phẩm báo chí của 145 tác giả, nhóm tác giả đến từ 19 tỉnh thành, 70 cơ quan báo và tạp chí.

Các tác phẩm báo chí tham gia giải năm 2022 được Ban tổ chức đánh giá cao. Nhiều tác phẩm báo chí được trình bày hiện đại, công phu dưới dạng Mega Story, E-magazine, bài viết kèm các phóng sự truyền hình hấp dẫn; một số tác phẩm thể hiện được sự dấn thân của tác giả để có những hình ảnh ấn tượng, thông tin độc đáo.

Đặc biệt, các tác phẩm đạt giải đều có câu chuyện đặc biệt về vấn đề môi trường, nỗi lòng của người dân trước vấn nạn rác thải nhựa tràn lan. Các tác phẩm không chỉ phản ảnh thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa mà còn đưa ra giải pháp giúp chính quyền địa phương, doanh nghiệp ngăn chặn và tái chế các sản phẩm từ nhựa.

Trên cơ sở đó, Hội đồng giám khảo đã tham gia xét chọn công khai, khách quan, chính xác, qua đó giúp Ban tổ chức có căn cứ chính xác để khen thưởng 13 tác phẩm xuất sắc nhất; trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 5 giải khuyến khích và 2 giải phụ.

Phóng sự “Cuộc chiến rác thải nhựa” của nhóm tác giả VTV24 giành giải nhất giải báo chí về “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” lần thứ 2. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cũng trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức đã tổ chức lễ trao giải Cuộc thi ảnh khu vực ASEAN “Ô nhiễm trắng và những tác động đến hệ sinh thái biển,” qua đó ghi nhận, cổ vũ, động viên các tổ chức, cá nhân khu vực ASEAN trong những năm qua đã tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền về giảm ô nhiễm nhựa đại dương.

Cuộc thi có hơn 7.500 tác phẩm ảnh của hơn 2.700 tác giả đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Campuchia); trong đó có nhiều tác phẩm của các cháu học sinh tiểu học, trung học cơ sở tham gia.

Qua 2 vòng chấm sơ khảo và chung khảo, Ban tổ chức đã quyết định khen thưởng 11 tác phẩm xuất sắc nhất; giải nhất thuộc về tác giả Winniwat Traitongtanarat (Thái Lan) với tác phẩm “Plastic.”

2 giải nhì thuộc về bộ ảnh “Du khách nước ngoài dọn rác sau bão Noru ở Hội An” của tác giả Phạm Đăng Khiêm (Việt Nam) và tác phẩm “The Plastic sea grass” của tác giả Sirilert Phonsin (Thái Lan). Ngoài ra, ban tổ chức cũng trao 3 giải ba và 5 giải khuyến khích cho các tác giả.

Chia sẻ tại lễ trao giải, bà Ramla Al Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh trước thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đại dương hiện nay, tất cả chúng ta đều cần chia sẻ trách nhiệm trong việc ứng phó với ô nhiễm môi trường biển.

“Người tiêu dùng hãy nói không với nhựa dùng một lần. Nếu không thể sử dụng lại sản phẩm nhựa đó, chúng ta nên từ chối nó. Những thay đổi nhỏ mà chúng ta thực hiện trong cuộc sống hàng ngày này sẽ tạo ra tác động lớn,” bà bà Ramla Al Khalidi nói./.

Nguồn: Hùng Võ (Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/trao-giai-bao-chi-viet-ve-giam-o-nhiem-nhua-dai-duong-lan-thu-2/825462.vnp

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Trao giải Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tóm tắt: 

Tối 23/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức “Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ 2, năm 2022” trang trọng tổ chức Lễ trao giải nhằm biểu dương, tôn vinh các tác giả; nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc, các tập thể đạt thành tích cao.

Tối 23/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức “Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ 2, năm 2022” trang trọng tổ chức Lễ trao giải nhằm biểu dương, tôn vinh các tác giả; nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc, các tập thể đạt thành tích cao.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng và đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả.

Đây là cuộc thi toàn quốc do Ban Chỉ đạo 35 Trung ương chỉ đạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân Dân, Hội Nhà báo Việt Nam thực hiện.

Đây cũng là hoạt động thiết thực góp phần triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, góp phần triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khoá XIII của Đảng.

Dự Lễ trao giải có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng đại diện lãnh đạo các ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự Lễ trao giải.

Sau hơn 8 tháng phát động, Cuộc thi đã tạo được sức lan tỏa rộng rãi trong hệ thống chính trị trên khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước với 116.252 tác phẩm dự thi. Có 15 đơn vị/địa phương thu nhận từ 1.000 tác phẩm trở lên. Quân ủy Trung ương 56.243 bài; Tỉnh ủy Bắc Giang 10.577 bài; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với 7.230 bài; Tỉnh ủy Thanh Hóa 6.883 bài; Tỉnh ủy Kiên Giang 6.450 bài, Thành ủy Hà Nội 5.488 bài…

Cuộc thi đã nhận được sự tham gia rất trách nhiệm của đông đảo cán bộ, đảng viên, giáo viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân. Nhiều đảng viên lão thành, với các bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm cao và tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Cuộc thi đạt chất lượng chuyên môn cao với nhiều tác phẩm thể hiện sâu sắc tính Đảng, tính chiến đấu. Các tác phẩm dự thi bám sát các vấn đề nổi lên về lý luận, thực tiễn của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.

Trong đó, tập trung bảo vệ, khẳng định những giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Cương lĩnh, đường lối của Đảng; lý luận về đường lối đổi mới đất nước; bảo vệ, lan tỏa nội dung Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết các Hội nghị Trung ương khóa XIII; cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; tổng kết thực tiễn, cung cấp những kinh nghiệm hay, mô hình, cách làm sáng tạo và đề xuất giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Lễ trao giải.

Qua các vòng chấm Sơ khảo và Chung khảo, Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức Cuộc thi, Hội đồng Giám khảo đã lựa chọn các tác phẩm xuất sắc nhất và các tập thể tiêu biểu nhất để trao giải, gồm: Giải cá nhân: 102 giải. Thể loại Tạp chí có 52 giải (gồm 7 giải A, 10 giải B, 15 giải C và 20 giải Khuyến khích), trong đó có 2 tác phẩm của tác giả nước ngoài (Trung Quốc, Mỹ) đạt giải A. Thể loại Báo có 50 giải (gồm 5 giải A, 10 giải B, 15 giải C, 20 giải Khuyến khích). 20 tác giả; nhóm tác giả là đoàn viên, thanh niên có bài viết chất lượng tốt được trao giải triển vọng. Ban Chỉ đạo Cuộc thi cũng có phần thưởng cho tác giả cao tuổi nhất, tác giả trẻ tuổi nhất tham gia dự thi.

Giải tập thể xuất sắc: 15 giải cho các cơ quan, đơn vị, địa phương phát động cuộc thi sâu rộng và nhiều bài viết chất lượng tốt.

Thể loại Tạp chí có 52 giải (gồm 7 giải A, 10 giải B, 15 giải C và 20 giải Khuyến khích), trong đó có 2 tác phẩm của tác giả nước ngoài (Trung Quốc, Mỹ) đạt giải A. Thể loại Báo có 50 giải (gồm 5 giải A, 10 giải B, 15 giải C, 20 giải Khuyến khích).

Phát biểu tại Lễ trao giải, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, thành công của Cuộc thi là một điểm nhấn quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và Ban Chỉ đạo 35 các cấp, sự hưởng ứng rất mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Cuộc thi đã góp phần phát hiện những nhân tố mới, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên để tham gia hiệu quả vào cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; hình thành nguồn bài viết chính luận phong phú, có chất lượng đăng tải trên các báo, tạp chí, các phương tiện truyền thông Trung ương và địa phương.

Thành công của Cuộc thi là một điểm nhấn quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và Ban Chỉ đạo 35 các cấp, sự hưởng ứng rất mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân...

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng


Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng và đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa trao giải A cho tác giả Nguyễn Hải Đăng, Báo Nhân Dân.

Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Cuộc thi mong muốn và hy vọng tiếp tục nhận được sự tham gia đông đảo, có chất lượng, tâm huyết và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Nhân dịp này đồng chí Nguyễn Xuân Thắng thay mặt Ban Chỉ đạo phát động Cuộc thi lần thứ 3.

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Hãng AFP đấu giá ảnh và NFT gây quỹ bảo tồn kho tư liệu

Tóm tắt: 

Trong cuộc đấu giá năm 2021, AFP đã thu về 297.000 euro trong đó, bức ảnh được trả giá cao nhất là bức hình chụp ca sỹ người Pháp Serge Gainsbourg năm 1984 - được mua lại với giá 15.600 euro.

Trong cuộc đấu giá năm 2021, AFP đã thu về 297.000 euro trong đó, bức ảnh được trả giá cao nhất là bức hình chụp ca sỹ người Pháp Serge Gainsbourg năm 1984 - được mua lại với giá 15.600 euro.

Một bức ảnh trong kho tư liệu của AFP được đem ra đấu giá. (Ảnh: AFP)

Hãng thông tấn AFP của Pháp ngày 22/10 thông báo sẽ bán đấu giá 200 bức ảnh trong kho tư liệu, cùng với 3 NFT (tài sản kỹ thuật số được mã hóa), nhằm gây quỹ để củng cố và bảo tồn bộ sưu tập ảnh của hãng này.

Đây là năm thứ hai AFP tổ chức đấu giá ảnh. Trong cuộc đấu giá tiến hành năm ngoái, hãng này đã thu về 297.000 euro (khoảng 293.000 USD), trong đó, bức ảnh được trả giá cao nhất là bức hình chụp ca sỹ người Pháp Serge Gainsbourg năm 1984 - được mua lại với giá 15.600 euro. 

Ông Marielle Eudes - Giám đốc phụ trách các dự án ảnh đặc biệt của AFP - cho biết: “Dự án đấu giá này khiến chúng tôi đắm chìm vào chất thơ của những bức ảnh thời sự. Chơi đùa cùng màu sắc, ánh sáng và khung hình, những hình ảnh từ các kho lưu trữ phong phú của AFP đã cho thấy ranh giới giữa ảnh thời sự và ảnh nghệ thuật chỉ là mong manh. Nhiều hình ảnh rất có giá trị về lịch sử."

[NFT vẫn có sức hút kỳ lạ bất chấp sự thoái trào của thị trường tiền số]

Trong những bức ảnh được đấu giá lần này có ảnh chụp hai danh họa Pablo Picasso và Henri Matisse trong xưởng vẽ; nhà văn Colette đang soi mình trong gương; "bác sỹ tử thần" Marcel Petiot - một trong những kẻ giết người hàng loạt khét tiếng nhất nước Pháp - trong một phiên tòa xét xử năm 1946; vận động viên chạy nước rút Usain Bolt đang lao về đích như một tia chớp; những người ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tràn vào Đồi Capitol ở thủ đô Washington; khẩu đại bác trong Chiến tranh Pháp-Phổ hay Nhà thờ Đức Bà trong cơn hỏa hoạn...

Đa số các bức ảnh đấu giá đợt này được chụp trước thập niên 60 của thế kỷ trước. Bức ảnh xưa cũ nhất chụp từ năm 1871.

Ngoài ra, AFP cũng rao bán 3 NFT. Các NFT này bao gồm hình ảnh chính trị gia người Mỹ Bernie Sanders đeo găng tay ngồi trong lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden - vốn đã gây sự chú ý lớn trên các mạng xã hội và bức ảnh chụp ca sỹ Gainsbourg.

Cuộc đấu giá ảnh của AFP sẽ được tổ chức vào ngày 5/11 tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Ellia ở thủ đô Paris, cũng như được tiến hành trực tuyến trên trang web drouot.com./.

Nguồn: Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=825078

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Trao giải cho 32 tác phẩm chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tóm tắt: 

Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng với nhiều tác phẩm dự thi chất lượng.

Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng với nhiều tác phẩm dự thi chất lượng.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và ông Nguyễn Văn Thể, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương trao giải Nhất cho các tập thể, cá nhân. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Chiều 21/10, tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng nghĩa dự Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2022, cấp Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.

Phát biểu tại buổi Lễ, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã ban hành Kế hoạch triển khai cuộc thi, tổ chức phát động cuộc thi sâu rộng trong toàn Đảng bộ Khối và cuộc thi thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị, thu hút được sự tham gia hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động công tác trong nước và ngoài nước.

Trong những năm qua, nhất là từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” (Nghị quyết 35-NQ/TW), Đảng ủy Khối và các Đảng ủy trực thuộc đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; chú trọng nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị, thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng; đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; chủ động phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình;” ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Để tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong thời gian tới, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu, Đảng ủy Khối và các đảng ủy trực thuộc tổ chức đảng tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc đến cán bộ, đảng viên, nhất là cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, các cấp nội dung các quy định và hướng dẫn của Trung ương về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Bên cạnh đó, các cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ Khối cần đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị, nhất là chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; tập trung đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với các cơ quan báo chí, truyền thông, bảo đảm báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, hiệu quả trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông.

Cùng với đó, các cấp ủy chủ động, thường xuyên nắm diễn biến tư tưởng và dư luận xã hội, tập trung xử lý các vấn đề tư tưởng mới phát sinh; kịp thời nắm vững âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị; chủ động cung cấp và định hướng thông tin để tạo sự thống nhất trong cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao nhận thức và tinh thần cảnh giác cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên và quần chúng, nhất là cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên, người lao động ở ngoài nước, nhằm tăng khả năng “tự đề kháng;” tích cực đấu tranh, phản bác có hiệu quả với những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.

Duy trì và thực hiện tốt hoạt động của Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong Đảng bộ Khối, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa yêu cầu chủ động trong mọi tình huống, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, tích cực phối hợp, phát huy trách nhiệm, thế mạnh của từng thành viên Ban Chỉ đạo 35 Đảng bộ Khối, đề cao tính chủ động phát hiện, trao đổi, cung cấp thông tin phản ánh tình hình hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động để kịp thời đấu tranh, xử lý.

Đảng ủy Khối và các đảng ủy trực thuộc tổ chức đảng đăng tải, tuyên truyền kịp thời các tác phẩm để lan tỏa rộng rãi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch; nâng cao chất lượng các tuyến bài viết chính luận trên báo, tạp chí về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch, theo phương châm kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống," trong đó “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu," “lấy tịch cực đẩy lùi tiêu cực..."

Các Đảng bộ có thành tích xuất sắc nhận Bằng khen của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi, Ban Tổ chức cuộc thi trao 32 giải cho các tác phẩm, bao gồm 2 thể loại là Tạp chí và Báo, mỗi thể loại có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 10 giải Khuyến khích.

Tham dự giải, bài viết "Sự thật khách quan là câu trả lời đanh thép" của nhóm tác giả Đặng Hồ Phương, Trần Thanh Bình, Trần Phương Hà, Hà Thị Phương Oanh, thuộc Ban Biên tập tin Thế giới, Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam vinh dự đoạt giải Nhì, thể loại Báo.

Nhân dịp này, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối tặng Bằng khen 15 đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối có thành tích tổ chức tốt cuộc thi.

Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.

Cuộc thi nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW.

Năm nay, Ban Tổ chức cuộc thi cấp Đảng ủy Khối đã nhận được 1.108 bài của 41/61 đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối gửi tham dự cuộc thi. Hội đồng Giám khảo cuộc thi đã lựa chọn 396 bài có chất lượng để gửi tham dự cuộc thi cấp Trung ương./.

Nguồn: Diệp Trương  (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/trao-giai-cho-32-tac-pham-chinh-luan-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/824938.vnp
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo Đức: Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới

Tóm tắt: 

Báo Handelsblatt (Thương mại) của Đức vừa có bài viết về tiềm năng để Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu thế giới.

Báo Handelsblatt (Thương mại) của Đức vừa có bài viết về tiềm năng để Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu thế giới.

Nền kinh tế Internet của Việt Nam được dự báo đạt tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, với doanh số hàng năm tăng gấp 10 lần, từ mức 21 tỷ USD hiện nay lên 220 tỷ USD vào năm 2030. Ảnh - TTXVN

Bởi Việt Nam có nhiều trường đại học chất lượng và nhân lực trẻ, được đào tạo bài bản, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tỷ trọng kinh tế số chiếm 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2025. 

Phóng viên TTXVN tại Berlin cho biết theo Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số của Việt Nam, tỷ trọng kinh tế số đến năm 2025 sẽ đạt 20% GDP và tới năm 2030 tăng lên 30% GDP.

Bài báo nhấn mạnh Việt Nam đến nay đã thành công trong lĩnh vực phần cứng, khi phần lớn điện thoại di động Samsung, iPad và tai nghe Bluetooth của Apple đều được sản xuất tại đây.

Bên cạnh việc sản xuất hàng loạt sản phẩm điện tử, Việt Nam cũng đang ngày càng xuất khẩu nhiều mã nguồn điều khiển máy móc, thiết bị. Nhiều tập đoàn quốc tế đã thành lập các trung tâm phát triển hoặc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ CNTT ở Việt Nam.

Nhà nghiên cứu thị trường A.T. Kearney (Mỹ) thường xuyên xếp Việt Nam vào top 5 điểm đến hấp dẫn nhất cho dịch vụ gia công CNTT.

Bài báo cho biết tập đoàn Bosch đang đẩy mạnh mạng lưới kỹ thuật số cho các sản phẩm của hãng với một trong những trung tâm phát triển phần mềm quan trọng nhất toàn cầu của Bosch tại Thành phố Hồ Chí Minh - nơi hiện có trên 3.000 lập trình viên làm việc cho công ty Bosch Global Software Technologies Việt Nam (BGSW) và số nhân lực này của Bosch chỉ đứng sau Ấn Độ.

"Công xưởng" của Bosch tại Việt Nam sẽ còn quan trọng hơn nữa khi hãng dự kiến tăng gần gấp đôi số chuyên gia CNTT vào giữa thập kỷ này. Bosch mới đây cũng đã mở thêm một trung tâm phần mềm mới tại thủ đô Hà Nội.

Theo ông Gaur Dattatreya, Giám đốc điều hành BGSW, Việt Nam là địa điểm rất thích hợp do có lượng lớn chuyên gia trẻ tuổi (trung bình 28 tuổi) và được đào tạo bài bản từ các trường đại học công lập và quốc tế có chất lượng cao, trong đó có trường Đại học Việt - Đức (VGU).

Trong bối cảnh đó, sự cạnh tranh để có được các lập trình viên giỏi cũng tăng lên khi trong năm nay, Samsung đã hoàn thiện việc xây dựng một trung tâm công nghệ trị giá 220 triệu USD ở Hà Nội để nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và các giải pháp dữ liệu lớn (Big Data).

Nhà lập trình game của Pháp là Ubisoft cũng đã chọn và mở văn phòng tại Đà Nẵng với lý do Việt Nam nằm ở trung tâm châu Á và có nhiều nhân tài trong hệ sinh thái. Hiện công ty có trên 80 nhân viên lập trình game tại đây.

Trong khi đó, các nhà phát triển phần mềm ứng dụng ở Việt Nam cũng đang vươn lên đứng đầu khu vực. Theo số liệu của hãng phân tích và dữ liệu ứng dụng Data.ai, 7 trong số 20 ứng dụng được tải xuống thường xuyên nhất ở Đông Nam Á đến từ Việt Nam.

Điển hình trong số này là trò chơi chuỗi khối "Axie Infinity" của nhà phát hành game Việt Sky Mavis vốn trở thành tựa game đình đám thế giới trong giai đoạn đại dịch COVID-19.

Theo một nghiên cứu của tập đoàn Google, Temasek (quỹ nhà nước Singapore) và công ty tư vấn Bain, nền kinh tế Internet của Việt Nam được dự báo đạt tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á, với doanh số hằng năm tăng gấp hơn 10 lần, từ mức 21 tỷ USD hiện nay lên 220 tỷ USD vào năm 2030.

Bài báo nhấn mạnh khách hàng là các doanh nghiệp châu Âu sẽ trở thành một trụ cột quan trọng cho ngành công nghiệp Việt Nam và một trong những lý do quan trọng thu hút khách hàng châu Âu là giá thành sản phẩm.

Theo bài viết, nhiều khách hàng Đức nói rằng họ có thể thực hiện các đơn hàng với các đối tác Việt Nam có chi phí thấp hơn từ 10-20% so với các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam và đây là yếu tố quan trọng, đặc biệt với các dự án cần chi nhiều cho việc lập trình.

Liên quan vấn đề này, Giám đốc BGSW Dattatreya khẳng định giá thành rẻ hơn song không hề kém độ tin cậy.

Ông cho biết trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành, nhiều hoạt động ở Việt Nam bị gián đoạn, song các nhân viên sẵn sàng làm việc từ xa, giảm thiểu khó khăn, giúp Bosch hoàn thành mọi lịch hẹn bàn giao sản phẩm./.

Nguồn: Mạnh Hùng/TTXVN

https://bnews.vn/bao-duc-viet-nam-co-tiem-nang-tro-thanh-trung-tam-cong-nghe-hang-dau-the-gioi/262238.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo Singapore đưa đậm về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Yacob

Tóm tắt: 

Tổng thống Yacob khẳng định Singapore và Việt Nam là đối tác có cùng tư tưởng, hai nước đều cam kết tăng cường đoàn kết ASEAN, thúc đẩy trật tự mở và dựa trên luật lệ, và làm sâu sắc hội nhập khu vực.

Tổng thống Yacob khẳng định Singapore và Việt Nam là đối tác có cùng tư tưởng, hai nước đều cam kết tăng cường đoàn kết ASEAN, thúc đẩy trật tự mở và dựa trên luật lệ, và làm sâu sắc hội nhập khu vực.

Chủ tịch nước và Phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi chào mừng Tổng thống Singapore và Phu quân, tại Hà Nội tối 17/10/2022. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Singapore Halimah Yacob tới Việt Nam từ ngày 16-20/10, báo chí Singapore đã đưa tin đậm nét, đánh giá tích cực về chuyến thăm.

Trang tin channelnewsasia.com đưa tin Tổng thống Halimah Yacob và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tái khẳng định mối quan hệ hữu nghị lâu đời và tốt đẹp, sự hợp tác kinh tế mạnh mẽ và trên diện rộng giữa Singapore và Việt Nam.

Hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới như số hóa và an ninh mạng, nền kinh tế xanh trong đó có năng lượng tái tạo và tín chỉ carbon, cơ sở hạ tầng bền vững, cũng như đào tạo hướng nghiệp.

Trong khi đó, báo The Straits Times đưa tin tại cuộc gặp với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Halimah Yacob đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Singapore-Việt Nam, với việc hai nước tiến tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023.

Tổng thống Halimah Yacob khẳng định Singapore và Việt Nam là các đối tác có cùng tư tưởng và tin cậy của nhau. Cả hai nước đều cam kết tăng cường sự đoàn kết của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thúc đẩy trật tự mở và dựa trên luật lệ và làm sâu sắc sự hội nhập kinh tế khu vực. Hai bên cũng đã hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề như y tế công và phát triển bền vững thông qua ASEAN.

Tổng thống Halimah Yacob và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến việc trao đổi và ký kết 4 bản ghi nhớ (MoU), hai trong số đó là về hợp tác năng lượng và tín chỉ carbon, MoU liên quan đến việc trao đổi thông tin về an ninh mạng, tấn công mạng và tội phạm mạng; và MoU hợp tác giáo dục đào tạo kỹ thuật và hướng nghiệp.

Tổng thống Halimah Yacob hy vọng khi hoạt động đi lại toàn cầu được nối lại, hai nước có thể tiếp tục tăng cường trao đổi về giáo dục, du lịch và văn hóa. Bà cho biết các cơ sở giáo dục của Singapore mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về Việt Nam thông qua các chương trình trao đổi và các chuyến thăm quan học tập.

Tổng thống Singapore cho rằng phát triển bền vững là lĩnh vực hợp tác then chốt đầy hứa hẹn giữa hai quốc gia, đòi hỏi chính phủ và doanh nghiệp hai nước phải phát huy ý chí và nguồn lực của hai bên.

Tổng thống Halimah Yacob bổ sung rằng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng bền vững, tín chỉ carbon và tài chính xanh sẽ cho phép cả Singapore và Việt Nam đạt được những mục tiêu của mình trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.

Với việc Singapore đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào khoảng giữa thế kỷ này và Việt Nam công bố mục tiêu tương tự vào năm 2050, việc ký kết MoU về hợp tác tín chỉ carbon nhằm phát triển một khuôn khổ song phương và ràng buộc về pháp lý cho việc chuyển giao tín chỉ carbon và xác định các dự án tín chỉ carbon tiềm tàng.

Bộ trưởng thứ hai Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore Tan See Leng đánh giá MoU về hợp tác năng lượng sẽ mở đường cho thương mại điện xuyên biên giới lớn hơn; phát triển và tài trợ cho các công nghệ carbon thấp, trong khi MoU về hợp tác tín chỉ carbon nhấn mạnh cam kết chung của hai nước trong việc cùng nhau thực hiện các dự án thí điểm tín chỉ carbon phù hợp với Điều 6 của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Hai nhà lãnh đạo cũng chứng kiến lễ trao giấy phép đầu tư cho liên doanh Sembcorp của Singapore phát triển Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) thứ 12 đặt tại thành phố Cần Thơ./.

Nguồn: Nguyễn Thúy (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=824243

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Ra mắt kênh truyền hình quốc gia khu vực Tây Nam Bộ

Tóm tắt: 

Chiều 13/10, tại Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ ra mắt kênh truyền hình quốc gia khu vực Tây Nam Bộ - VTV Cần Thơ, do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.

Chiều 13/10, tại Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ ra mắt kênh truyền hình quốc gia khu vực Tây Nam Bộ - VTV Cần Thơ, do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại là một trong những chủ trương, chính sách lớn, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, triển khai thực hiện quyết liệt, thiết thực, hiệu quả - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự sự kiện có Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Tổng Giám đốc VTV Lê Ngọc Quang, các đồng chí bí thư tỉnh ủy, lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Với vai trò là Đài Truyền hình quốc gia, VTV luôn ý thức trách nhiệm và làm tốt vai trò thông tin, tuyên truyền phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và phát triển đất nước, trong đó có các tỉnh miền Tây Nam bộ với diện tích, dân số chiếm gần 20% cả nước. Đài Truyền hình Việt Nam đã nỗ lực nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa bàn này qua hoạt động của kênh VTV9 và VTV5 Tây Nam Bộ, tuy nhiên do thực tiễn nhiều yêu cầu mới nên cần có sự điều chỉnh để kịp thời đáp ứng nhu cầu thông tin gắn với sự phát triển ngày càng rõ nét của khu vực này.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đài Truyền hình Việt Nam thành cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu giai đoạn 2021-2025, sau một thời gian nghiên cứu, đánh giá thực tế, Đài Truyền hình Việt Nam cơ cấu lại tổ chức và các kênh truyền hình: Dừng sản xuất và phát sóng kênh VTV6 kể từ 0h30 ngày 10/10/2022 và dịch chuyển những nội dung dành cho thanh thiếu niên sang các kênh truyền hình quốc gia khác, trên kênh truyền hình VTV Cần Thơ và các nền tảng khác của Đài Truyền hình Việt Nam.

Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng kênh truyền hình quốc gia VTV Cần Thơ hướng tới địa bàn Tây Nam Bộ với mục đích tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đài Truyền hình Việt Nam tại khu vực này.

Kênh VTV Cần Thơ được xây dựng với tiêu chí gần gũi, đậm đà dấu ấn sông nước miền Tây, năng động trong hội nhập, đẩy mạnh liên kết vùng. Với kết cấu khung chương trình được xây dựng mới, nội dung, hình thức phục vụ yêu cầu tuyên truyền thiết yếu, đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn Tây Nam bộ, VTV Cần Thơ sẽ giữ vững vị thế của kênh truyền hình quốc gia tại ĐBSCL.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu bấm nút khai trương VTV Cần Thơ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 10/10/2022, Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng thử nghiệm và tới ngày, 13/10/2022, kênh truyền hình VTV Cần Thơ, kênh truyền hình quốc gia phục vụ đồng bào Tây Nam Bộ và người dân cả nước quan tâm đến khu vực ĐBSCL, chính thức được phát sóng.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là kết quả và là "trái ngọt đầu mùa" của quá trình tái cơ cấu Đài Truyền hình quốc gia nhằm góp phần thúc đẩy công tác thông tin, truyền thông, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân tại khu vực ĐBSCL, đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại là một trong những chủ trương, chính sách lớn, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, triển khai thực hiện quyết liệt, thiết thực, hiệu quả.

Sau 52 năm xây dựng, phát triển, với sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên qua các thời kỳ, Đài Truyền hình Việt Nam không ngừng lớn mạnh, đạt được những thành tích đáng tự hào trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, góp phần thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đóng góp quan trọng vào thành tựu của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước.

Việc Đài Truyền hình Việt Nam ra mắt Kênh Truyền hình quốc gia khu vực Tây Nam Bộ - VTV Cần Thơ là chủ trương đúng đắn, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong mỏi của người dân ĐBSCL - "vùng sông nước có truyền thống văn hóa-lịch sử hào hùng, nhiều di sản văn hóa, rất nhiều thứ để tự hào và tâm niệm".

Theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị, thành phố Cần Thơ đóng vai trò hạt nhân trong phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng tại ĐBSCL. VTV Cần Thơ sẽ góp phần tăng cường khai thông huyết mạch thông tin, giúp dòng chảy thông tin chính thống, tin cậy đến với người dân trong vùng một cách nhanh nhất. Qua đó góp phần khơi dậy và phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tạo động lực và sức bật phát triển mới cho toàn vùng và từng địa phương. Đồng thời, tạo cầu nối hữu hiệu gắn kết giữa nhân dân với các cấp chính quyền, giữa vùng Tây Nam Bộ với cả nước, từ đó tạo được sự đồng thuận xã hội trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cùng cả nước phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện thế giới có nhiều biến động hiện nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, chúc mừng cán bộ, phóng viên, biên tập viên của VTV nói chung và VTV Cần Thơ nói riêng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian tới, để VTV nói chung và VTV Cần Thơ nói riêng phát huy được vị trí, vai trò, hoàn thành tốt chức năng, sứ mệnh của mình, Thủ tướng yêu cầu, Đài Truyền hình Việt Nam cần tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan chuyên trách, đồng thời lắng nghe ý kiến của nhân dân để tổ chức sản xuất các chương trình phù hợp, hiệu quả, bản sắc, độc đáo, gần gũi và giản dị.

Cùng với đó, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Nghị định số 60/2022/NĐ-CP, ngày 8/9/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam. Tiếp tục xây dựng Đài Truyền hình Việt Nam thành cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện hiện đại, uy tín trong khu vực và trên thế giới. Phát huy cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tiền lương theo quy định của pháp luật.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ chính trị ngang tầm với vị trí, vai trò của Đài Truyền hình quốc gia. Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số một cách thiết thực, hiệu quả, mở rộng cung cấp nội dung trên nền tảng số. Chủ động đấu tranh, phản bác các thông tin xấu độc, tiêu cực, sai sự thật, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo tinh thần lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực.

Phát huy tối đa tinh thần tự lực, tự cường, tự chịu trách nhiệm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; không ngừng đổi mới sáng tạo để thích ứng với tình hình thực tiễn. Trong đó, đội ngũ cán bộ là nền tảng, là trung tâm, cần hội đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết.

Phát huy vị trí, vai trò của Đài Truyền hình quốc gia tại khu vực ĐBSCL, VTV Cần Thơ phải nhanh chóng trở thành một bộ phận gắn kết quan trọng, đồng hành cùng các cấp, các ngành, nhân dân, nhất là tại 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL trong các hoạt động; là cầu nối hữu hiệu giữa Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Trung ương với các cấp chính quyền địa phương và người dân tại địa bàn.

Thủ tướng lưu ý, cần tăng cường nắm bắt thông tin, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng, những vấn đề thời sự được người dân quan tâm. Chú trọng đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí mang đậm bản sắc văn hóa miền Tây Nam Bộ; từng bước tạo dựng, vun đắp niềm tin yêu trong lòng khán giả. Chủ động thông tin, làm tốt vai trò định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội; lan tỏa, truyền cảm hứng, tạo động lực góp phần xây dựng xã hội văn minh, tốt đẹp, đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Thủ tướng lưu ý, VTV nói chung và VTV Cần Thơ nói riêng cần tăng cường nắm bắt thông tin, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng, những vấn đề thời sự được người dân quan tâm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, nhất là Bộ TT&TT, lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL quan tâm, hỗ trợ về mọi mặt cho kênh VTV Cần Thơ nói riêng, Đài Truyền hình Việt Nam nói chung thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao để giữ cho huyết mạch thông tin luôn thông suốt, có sự tương tác thường xuyên, liên tục và hiệu quả, với tinh thần luôn "thương nhớ miền Tây".

Thủ tướng tin tưởng rằng, với tầm nhìn nhạy bén, sự quyết tâm, chuyên nghiệp và sự vào cuộc quyết liệt của tập thể cán bộ, viên chức và người lao động Đài Truyền hình Việt Nam, sự ủng hộ của các các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân, kênh VTV Cần Thơ sẽ có sự phát triển nhanh chóng và bền vững; có độ phủ sóng toàn diện, có chiều sâu tại địa bàn vùng ĐBSCL và trên cả nước, tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.

Thủ tướng yêu cầu xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường từ cán bộ, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới - Ảnh VGP/Nhật Bắc

* Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, làm việc với Trường Đại học Y dược Cần Thơ.

Đại học Y dược Cần Thơ thuộc Bộ Y tế, được hình thành từ năm 1979. Hiện nay, nhà trường có 6 khoa đào tạo; 56 bộ môn. Quy mô đào tạo của trường là 8.000 sinh viên chính quy và 1.000 học viên sau đại học. Tại buổi làm việc, Ban giám hiệu trường Đại học Y dược Cần Thơ đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét nâng cấp Đại học Y dược Cần Thơ thành trường Đại học trọng điểm quốc gia; xây dựng Bệnh viện Y dược thuộc Đại học Y dược Cần Thơ thành bệnh viện tuyến cuối của ngành Y tế; có cơ chế đặc thù để trường tuyển sinh được nhiều hơn, đào tạo nhân lực y tế cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nhân lực y tế cho các chuyên ngành khác; bố trí vốn để trường hoàn thành xây dựng giai đoạn 2, Đại học Y dược Cần Thơ đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những thành tựu của cán bộ, nhân viên, y bác sĩ Đại học Y dược Cần Thơ trong thời gian qua, nhất là trong phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện tốt chức năng đào tạo nguồn nhân lực y tế cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tổ chức nghiên cứu khoa học, bám sát tình hình địa bàn để đưa ra các phương pháp phòng, chống dịch bệnh cho người dân trong khu vực. Cùng với đó, bệnh viện của Trường tham gia khám, chữa bệnh cho người dân, chia sẻ công việc khám, chữa bệnh với các bệnh viện trong khu cực, đồng thời nâng cao tay nghề, thực hành cho cán bộ, học viên nhà trường.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, chúc mừng cán bộ, phóng viên, biên tập viên của VTV nói chung và VTV Cần Thơ nói riêng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu Trường Đại học Y dược Cần Thơ tiếp tục quan tâm công tác xây dựng Đảng bộ nhà trường và đội ngũ đảng viên trong sạch, vững mạnh; phát huy tính năng động, sáng tạo, bám sát thực tiễn; đẩy mạnh nghiên cứu các mô hình và thực tiễn để phát triển trường phù hợp với tình hình và đặc thù riêng của Đại học Y dược Cần Thơ; phát huy tính tự lực, tự cường, tự chủ; xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường từ cán bộ, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.

Đối với các đề xuất của Trường, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với thành phố Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án phát triển Đại học Y dược Cần Thơ, trong đó đánh giá, dự báo nhu cầu, nhiệm vụ; đề xuất mô hình phát triển của Trường, theo xây dựng đề án tổng thể, song đầu tư theo phân kỳ; đồng thời nghiên cứu hướng bàn giao Trường Đại học Y dược Cần Thơ về thuộc quản lý của thành phố Cần Thơ, với tinh thần cấp nào quản lý tốt thì giao cho cấp đó quản lý./.

Nguồn: Hà Văn/baochinhphu.vn

https://baochinhphu.vn/ra-mat-kenh-truyen-hinh-quoc-gia-khu-vuc-tay-nam-bo-102221013163033504.htm

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo