Nghề báo
Ai đủ tư cách cung cấp thông tin cho người dân?
Submitted by nlphuong on Thu, 24/05/2012 - 08:57Có chăng chuyện các cơ quan công quyền hạn chế cung cấp thông tin cho báo chí? Phải đặt ra vấn đề này bởi dễ có sự liên kết các sự kiện nóng ở Tiên Lãng, Văn Giang... với thông tin mới nhất cho biết ở kỳ họp Quốc hội vừa khai mạc, quy định mới về địa điểm phỏng vấn đại biểu Quốc hội đã gây không ít khó khăn cho giới phóng viên.
Nhiều thông tin thường được hé mở trong những cuộc “phỏng vấn bên lề”. Trong ảnh, bộ trưởng bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trả lời phỏng báo chí bên lề một hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành. (Ảnh: TTXVN) |
Nhìn lại những sự kiện bùng nổ dư luận vừa qua, rõ ràng đã có phóng viên tác nghiệp phải gánh chịu sự hành hung phạm luật để xã hội thông tin Việt Nam tiến thêm một bước trên đường mở rộng dư luận minh chính. Như vậy, nếu báo chí đã làm tốt trách nhiệm trước những điểm nóng thông tin, nhạy cảm thông tin thì sao cơ quan công quyền sợ báo chí?
Cung cấp thông tin cho báo chí trước tiên phải được các cơ quan công quyền nhận thức là quyền được chế định bởi luật pháp. Nếu người phát ngôn nhận thức đầy đủ về quyền thông tin của chủ thể công quyền mà mình đại diện thì hẳn nhiên với sự chuẩn bị nội dung thông tin đầy đủ và chính xác, cơ quan công quyền đứng ở vị thế tự tin thực thi quyền luật định.
Mối quan hệ giữa quyền cung cấp thông tin của các cơ quan công quyền và quyền đưa tin của báo chí là mối quan hệ bình đẳng. Trong một xã hội thông tin lành mạnh, nếu báo chí đưa tin sai, áp đặt, suy diễn... thì chính báo chí phải chịu trách nhiệm; tương tự như vậy, nếu cơ quan công quyền đưa tin sai, bưng bít... thì hẳn nhiên phải gánh hậu quả.
Đáng ra, nếu vụ Tiên Lãng được cung cấp thông tin đúng và kịp thời thì những sai phạm, khuất tất trong tiến trình thu hồi giải toả đất sẽ được phát hiện kịp thời, không bất ngờ gây sốc công luận. Còn trong vụ Văn Giang, có dư luận cho rằng vì sợ báo chí mà dẫn đến chuyện hành hung nhà báo. Ngay cả chuyện tham nhũng, sai phạm trong Vinashin, Vinalines, nếu các cơ quan thanh tra và các tổng công ty vốn nhà nước này làm tốt quyền cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí thì hẳn mức độ sai phạm sẽ được kịp thời soi thấy mà khắc phục, không để dẫn tới hậu quả lớn.
Hiện nay, đời sống thông tin Việt Nam vẫn quá ít những buổi tường thuật toàn cảnh họp báo ở cấp bộ, tỉnh, các tổng công ty nhà nước... Vai trò của người phát ngôn báo chí ở cấp công quyền cơ sở hầu như không đáp ứng được nhu cầu của một xã hội đang bùng nổ thông tin. Thế nên ở Việt Nam hiện nay, đói thông tin là có thật và tình trạng đói này càng trầm trọng dù số lượng phương tiện thông tin ngày càng nhiều và hiện đại.
Để quản lý, thực thi quyền lực công quyền thì không thể không phát sinh các sự kiện nóng. Một trong những nguyên nhân khiến sự kiện nóng làm bức xúc nhiều người, gây hậu quả dư luận chính là do các cơ quan công quyền không thực thi đầy đủ hoặc trốn tránh quyền cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ cho báo chí.
Giao Cảm
Xong tổng kết, hết vướng mắc? Vào tháng 6 tới, hội nghị tổng kết năm năm thực hiện quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí và sơ kết bốn năm thực hiện quy chế phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí giữa bộ Thông tin và truyền thông, bộ Tài chính, bộ Kế hoạch và đầu tư, bộ Công thương, bộ Ngoại giao và ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ diễn ra ở Đà Nẵng. Tại đây, liệu những vướng mắc về quyền được cung cấp thông tin của người dân thông qua kênh báo chí có được đặt ra? Có ý kiến cho rằng việc soạn thảo các quy chế trên rất hợp với tình hình thực tế nhưng sau năm năm triển khai, các vụ việc vừa diễn ra cho thấy không ít cơ quan công quyền vẫn tỏ ra “bất hợp tác” với báo chí. Trong một xã hội minh bạch thông tin, người dân phải được tiếp cận các chính sách, đề án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính mình. Thông tin minh bạch cũng mang lại một nền báo chí sạch, bởi chính sự giấu giếm, lấp lửng, đóng cửa dẫn đến việc các nhà báo phải tiếp cận nhiều nguồn tin không chính thống, dẫn đến tình trạng nhiễu loạn thông tin. Thiếu minh bạch thông tin cũng tạo ra “bãi đất trống” để các blogger chiếm lĩnh. |
Theo Sài Gòn Tiếp thị
Về mức độ thái quá trong thông tin tội ác
Submitted by nlphuong on Mon, 21/05/2012 - 17:22Chưa bao giờ số lượng cũng như mức độ tội ác lại gia tăng như lúc này, cũng chưa bao giờ chuyện thông tin về tội ác lại lạnh lùng như lúc này. Nếu là người quan tâm, hẳn phải xem xét mối tương quan giữa tội ác và chuyện thông tin tội ác.
Đơn cử trường hợp gây án của hai học sinh phổ thông ở thị trấn Trà Mi, Quảng Nam, đã có đến mấy chục tờ báo giấy, báo mạng, báo hình, báo tiếng cùng đồng loạt đưa tin bài với những tít có nội dung rùng rợn như: Học sinh đâm chết bảo vệ; Phạm kỷ luật, học sinh đâm chết bảo vệ trường; Chân dung hai “sát thủ” lớp 10; Bị bảo vệ phát giác, hai học sinh giết người diệt khẩu... Chỉ riêng với trường hợp gây án này, ở góc độ người tiếp nhận thông tin, dù là người dày dạn cũng khó thoát được ám ảnh huống gì là tuổi trẻ.
Từ góc nhìn tổng quan về xã hội thông tin, nếu một tội ác ở mức độ giết người được thông tin bùng nổ đồng loạt, giựt gân, câu khách thì tất nhiên chính thông tin về tội ác cũng là một tội ác khi giết chết những thông tin nhân bản khác.
Khi nào thì việc đưa tin những vụ án giết người được gọi là hội chứng thông tin cái ác? Không cần phải là nhà tội phạm học hoặc nhà làm luật cũng biết rằng, đó là khi cái ác được thông tin không với mục đích định hướng dư luận về nguyên nhân thủ ác, phân tích hậu quả điều ác, nhất là thức tỉnh được các giá trị về tánh thiện, đạo đức, luân lý... để cả cộng đồng cùng ý thức phòng ngừa và giảm thiểu hành vi, mức độ thủ ác.
Khi nào thì việc đưa tin những vụ án giết người được gọi là gây ra hiệu ứng phạm tội giết người? Không cần phải là người thấu thị cũng biết khi tội ác được đưa tin một cách vô cảm, hành vi giết người được mô tả chi tiết hấp dẫn, giựt gân như là những phiên bản phim xã hội đen thì hẳn nhiên tội ác sẽ trở thành hiệu ứng copy dây chuyền.
Chưa lúc nào Việt Nam có các phương tiện thông tin đa dạng và cập nhật nhanh bằng lúc này. Nếu mức độ tội ác giết người và những tội ác nghiêm trọng khác được tha hồ thông tin, tha hồ cạnh tranh trong đưa tin thì khác gì xem tội ác là đề tài để kinh doanh, quảng cáo, lăngxê như một loại hình giải trí, một kiểu tạo mốt, tạo sao? Người ta có thể đưa ra dẫn chứng về trường hợp quái gở của các fan hâm mộ kẻ thủ ác Lê Văn Luyện ở Bắc Giang cướp tiệm vàng, giết ba mạng người trong đó chặt tay cả trẻ con. Thế nên những công dân tiếp nhận thông tin không thể thoát khỏi tình trạng bị nhồi nhét tội ác đủ kiểu, đủ mọi tầm mức khiến phải ngơ ngác hoang mang: tương lai mình và con em mình sẽ ra sao! Theo đà này thì xã hội Việt Nam này sẽ ra sao?
Nếu một ngày nào đó vừa mở mắt thức giấc, con người bị tràn ngập thông tin giết người với đủ mọi lý do, từ vụn vặt cho đến quy mô thì hẳn nhiên không ai bỏ trốn vô rừng, vô hang mà chính xã hội này đã trở thành nơi hoang dã ác nghiệt. Một xã hội thông tin càng hiện đại thì hẳn nhiên càng có trách nhiệm bồi đắp nền móng các giá trị nhân văn, đạo đức, luân lý. Mức độ tội ác của mỗi thời đại mỗi khác, nhưng dù ở mức nào thì một xã hội thông tin lành mạnh cũng phải ở trên cái ác, để thực thi trách nhiệm lương tri của tánh thiện.
Giao Cảm
Sài Gòn Tiếp thị
... nhưng bất cập trong thông tin bạo lực công quyền. Trong khi báo chí tỏ vẻ thái quá khi đưa tin về tội ác, thì những hành vi bạo lực trong một sự kiện cưỡng chế đất đai lại chỉ được phát lộ khi xuất hiện đoạn clip của một chứng nhân ẩn danh nào đó ghi lại đầy đủ cảnh nhân viên thừa hành công vụ đánh hội đồng những người không có hành vi phản kháng... Một bên là hệ thống chính thống vô tình cổ xuý cho cái ác, còn bên vạch trần cái ác lại là một kênh thông tin... ẩn danh. Chưa hết, việc đến nay tác giả đoạn clip đó không dám ra mặt càng cho thấy sự đổ vỡ lòng tin vào tính công minh của luật pháp. Mà khi người ta không còn tin hệ thống pháp luật có thể bảo vệ mình, thì bạo lực, trong đó có bạo lực công quyền, càng dễ lộng hành. Hồ Trần |
Một nhà báo cần mẫn lưu giữ những ký ức Hà Nội
Submitted by nlphuong on Thu, 17/05/2012 - 08:25Sau đợt mừng đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, nếu không nhầm “Đi ngang Hà Nội” của Nguyễn Ngọc Tiến (ảnh) là cuốn duy nhất tiếp tục viết về đề tài Hà Nội. Sách dày 340 trang với 32 bài ký sự, có tính chất khảo cứu về một số sự kiện - hiện tượng đã và đang diễn ra ở Thăng Long - Hà Nội, theo cả hai chiều lịch đại và đồng đại.
Ngổn ngang những tiếc nuối
Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến (Ảnh: vietnam.vnanet.vn) |
Thật khó để xác định trong cuốn sách này bao nhiêu phần trăm Nguyễn Ngọc Tiến trích từ tư liệu khảo cứu, bao nhiêu phần trăm anh trải nghiệm và tự tìm hiểu về Hà Nội. Chỉ biết đọc “Đi ngang Hà Nội” là cả một sự tích lũy từ nhiều năm của chính bản thân anh.
Bằng cách kết hợp những tư liệu cũ và cách nghĩ, cách nhìn riêng của mình về Hà Nội, Nguyễn Ngọc Tiến đã viết nên 32 bài ký sự đặc trưng. Và chắt ra những cái đặc trưng trong 32 bài ký sự ấy, gạn được một nỗi “man mác buồn”. Buồn bởi nhẽ trong mắt Nguyễn Ngọc Tiến, Hà Nội đã thay đổi rất nhiều, nhất là về văn hóa: “Có những cái thay đổi làm cho văn hóa Hà Nội tốt lên, nhưng có những thay đổi làm cho ta phải tiếc nuối”.
Cái gì là văn hóa mất đi thì cũng tiếc cả. Cài gì mà Hà Nội nay không còn, đã mất đi từ lúc nào không biết đó chính là cách đối xử giữa con người với con người, Nguyễn Ngọc Tiến trầm ngâm kể: “Thời cụ kỵ tôi thì tôi không dám nói đến nhưng đến thời tôi chẳng hạn, gia đình trong xóm, trong cùng khối phố cư xử với nhau rất bình đẳng, thoải mái và thẳng thắn, nhất là trong việc giáo dục con cái. Ví dụ người này mach trẻ con nhà anh hư lắm thì người được mách ấy không bực mình và không cho rằng đó là xấu. Họ cùng có trách nhiệm giáo dục con trẻ. Bây giờ, kiểu sống đó không còn nữa, nhà nào biết nhà đó, hàng xóm ở với nhau 5 - 7 năm có khi không biết tên nhau, rồi chuyện giáo dục con trẻ mang tính cộng đồng dường như không còn. Với tôi, đó thật sự là một mất mát hết sức đáng tiếc”.
Lưu giữ ký ức Hà Nội và tiếp tục “Dọc bên Hà Nội”
Ngoài viết sách khảo cứu về Hà Nội xưa và nay, Nguyễn Ngọc Tiến còn biến nhà mình thành bảo tàng “thời bao cấp” từ năm 2000 cho đến nay. Trong nhà anh hiện giờ chỗ nào cũng ngổn ngang những kỷ vật thời bao cấp của Hà Nội, nhiều nhất là sổ mua phụ tùng xe đạp, xe máy, tem phiếu các loại, thậm chí là cả những là đơn chấp thuận cho ly hôn… Anh bảo: “Mặc dù tính từ thời chúng ta bỏ bao cấp đến nay chưa phải là quá xa nhưng không hiểu sao với tôi và hẳn với nhiều người nữa tưởng như nó đã rất lâu rồi. Và trong một điều kiện kinh tế gia đình đã khá hơn rất nhiều thì rất nhiều gia đình muốn loại bỏ những thứ cũ đi, tôi tiếc bởi những thứ ấy thuộc về một thời kỳ rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Hà Nội nói riêng”.
Bộ tem phiếu thời bao cấp được Phạm Ngọc Tiến lưu giữ trong "bảo tàng" riêng của mình (Ảnh: vietnam.vnanet.vn) |
Hiện, Nguyễn Ngọc Tiến đang rốt ráo chuẩn bị cho ra đời đứa con tinh thần thứ hai về Hà Nội. Anh đặt một cái tên khiêm tốn, dễ gần: “Dọc bên Hà Nội”. Nguyễn Ngọc Tiến cũng bật mí, trong sách của anh có nhiều thứ chưa có ai viết hoặc chưa khảo cứu đến đầu, đến đũa. Ví dụ, lâu nay người ta hay nói đến kẻ cắp chợ Đồng Xuân. Thực ra thì chợ Đồng Xuân có nhiều kẻ cắp hay không thì chưa ai tìm hiểu và viết ra một cách thuyết phục. Hay như thanh niên Hà Nội thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước hay nói câu “Một chọi một lên cột đồng hồ”? Vậy thì cái cột đồng hồ đó có phải là cột đồng hồ ở đầu phố Hàng Đậu hay không hay cột đồng hồ ở chỗ khác? Và tại sao thanh niên khi “chọi nhau” lại phải rủ nhau lên đấy? Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Tiến kể, anh viết cả về những thứ từng gắn liền với Hà Nội như thuốc phiện, heroin, rồi rượu, cả chuyện răng trắng, đến những hàm răng ngấm tetracycline, và cả còn chuyện hoa Hà Nội, đặc biệt là lịch sử hoa đào… Hoa đào thì ai cũng nói đến nhưng vì sao những năm 1954 - 1955, hoa đào bị coi là hoa tư sản và từng bị dân chơi chứng khoán kiêng hoa anh đào…
Với cá nhân Nguyễn Ngọc Tiến, hẳn anh cũng không thể chắc chắn rồi đây anh có con viết về Hà Nội nữa hay thôi. Nhưng với một người cần mẫn, chăm chỉ nhặt nhạnh những câu chuyện về Hà Nội, anh sẽ lại là người cày xới cho ra vấn đề, để mọi người qua đó có cơ hội được hiểu, biết thêm về Hà Nội, yêu hơn mảnh đất kinh kỳ, ngàn năm văn hiến mà anh chỉ dám đi ngang, rồi lại dọc bên Hà Nội bằng sự trân quý theo cách nghĩ của riêng mình.
Phạm Nguyễn
Phụ nữ Thủ đô
Ấn tượng 12 tạp chí hàng không hàng đầu thế giới
Submitted by nlphuong on Mon, 14/05/2012 - 08:48(ICTPress) - Luôn hào nhoáng, đôi khi hơi vui nhộn, các tờ tạp chí hàng không luôn đợi bạn ở phía sau mỗi ghế ngồi trên máy bay.
Nhưng các tạp chí hàng không nào bạn được đánh giá cao? Nếu bạn hay đi máy bay, bạn có thể biết các tạp chí và có thể yêu thích nữa. Dưới đây là một số tờ tạp chí gần đây của các hàng hàng không không đáng để bạn quan tâm:
12. Tạp chí Ryanair, Ireland
Từ các tờ bìa đẹp và thời trang (cô gái mặc bộ màu hồng thực sực muốn bạn uống ly rượu đó) đến các hướng dẫn du lịch trong thành phố vui nhộn chỉ “2 phút”, tờ tạp chí hàng không khá rẻ này biết độc giả là những người nghiện du lịch.
11. Tạp chí Go của hãng hàng không AirTran, Mỹ
Tạp chí của hãng hàng không Southwest ở Orlando/Atlanta có tên Go (Đi) có thiết kế bắt mắt, và rất nhiều nội dung.
Go đáp ứng các thông tin du lịch thông minh, với một chút cường điệu điển hình của hãng. Những câu chuyện nhỏ bằng hình ảnh trong tạp chí phân tích tỉ mỉ các điểm đến, sản phẩm và sự kiện.
Mỗi tờ tạp chí có những câu chuyện theo số lượng, nhưng các trang số liệu về thành phố của Tạp chí Go có những giới thiệu bắt mắt về các địa điểm của hãng hàng không Air Tran. Thời tiết không bao giờ lạnh hơn 5C ở Key West? Mát kỳ lạ. Hãy đặt vé máy bay.
Niềm vui du lịch ... và Photoshop |
Herald nổi bật với những thông tin tri thức, như phỏng vấn của số tạp chí gần đây về Việc làm (Work) với triết gia nhạc pop Alain de Botton, nhưng đôi khi hơi rập khuôn về du lịch. Hình ảnh thực phẩm ở Chengdu đều “lấp lánh” và “điền viên”, thủ đô Vienna “phù hợp cho một đế chế”.
Sự kết hợp chủ đề của tạp chí Lufthansa đôi khi không được coi là thông minh và có gì đó rất Đức - một vận động viên bóng bàn giỏi nhất của nước này, một đại gia khách sạn trung niên to béo biểu diễn trên máy bay.
Hai tờ tạp chí này khá thú vị cùng tranh vị trí xếp hạng |
Một tờ tạp chí lớn, hòa nhoáng, sắc nét. Trọng tâm của tờ tạp chí này phần lớn là cho du lịch với sự tự tin bản thân, phổ biến các “bí kíp” thông minh nhất (làm thế nào để tìm ra những cảnh đẹp tiềm ẩn) và những câu chuyện đùa thâm thúy.
Thiết kế của tạp chí táo bạo nhưng những hình ảnh thoải mái của các phong cảnh Australia là một chiếc điểm nhấn chính của tờ báo.
Thông tin du lịch đồ sộ của Tạp chí được đi cùng với thông tin hành động.
Cái gì? Ai? Chúng tôi đã không thấy sự kém cạnh, tạp chí Sime có vẻ đẹp trẻ trung của người Phillipines.
Không có những bài viết lớn, nhưng thú vị có các thông tin khám phá phổ biến. Trong một số gần đây, hướng dẫn du lịch Việt Nam dựa trên thành ngữ, một buổi nói chuyện Đông Nam Á của hai người phụ nữ và một bức ảnh bắt mắt của việc nấu nướng của Cebuano đã làm cho chúng tôi muốn cầm hộ chiếu lên đường.
Không có gì đặc biệt những nhiều ảnh những hình ảnh của những con người đời thường đã thu hút bạn đọc.
Hãy ngắm tờ bìa để có một chuyến du lịch thú vị ở Việt Nam |
6. Tạp chí Voyager của British Midland International, Anh
Một tờ tạp chí thế giới với nhiều câu chuyện và tập trung vào văn hóa. Số tạp chí gần đây có các phỏng vấn với Ewan McGregor và các bếp trưởng London, và có cái nhìn sâu sắc về Marrakech và Casablanca.
Tạp chí có hình ảnh sặc sỡ, nguyên bản và sắc nét.
Gần đây, Tạp chí có những bài báo ngắn hấp dẫn giới thiệu các cuốn sách mới, nghệ thuật và trò chơi video.
Với đôi mắt xanh nhanh nhẹn của nhân vật bìa, bạn có thể không muốn đặt Voyager xuống |
Giống như Smile, tạp chí này thu hút bạn đọc bởi cuộc sống đời thường ở Nam Phi. Những người đến Nam Phi lần đầu sẽ rất yêu thích đất nước này qua tờ tạp chí hàng không.
Có thể thấy lòng yêu nước vang dội qua tờ tạp chí. Số gần đây tập trung và những câu chuyện sâu sắc ở Soweto, bờ biển Skeleton của Namibia và ngành dệt của Nam Phi. Những hình ảnh sặc sỡ vượt ra khỏi thiết kế đơn giản
Bất cứ số nào của tạp chí đều có thông tin thay đổi thời tiết.
Lòng yêu nước thể hiện qua tờ tạp chí |
Giống như một đội bóng đá nhà nghề Mỹ, Sky thường tập trung vào những yếu tố cơ bản theo khối và hành động, nhưng thường tập trung vào những đợt giải trí dài.
Một phong cách thiết kế ảnh hưởng từ những bức ảnh kiểu Maxim đã có 1 thập kỷ nay, các hình ảnh và chữ ở giữa những quảng cáo trông gây nghiện.
Số tháng 3/2012 tập trung vào phim có các quảng cáo kịp thời, can đảm với nhà thiết kế trang phục “Mad Men” và sao "Hunger Games" với nhân vật bìa Jennifer Lawrence.
Hoàn toàn theo xu thế thời trang và phong cách thiết kế xiên |
3. Tạp chí KiaOra, Air New Zealand
Một tờ tạp chí thú vị, rực rỡ. Việc tuyển chọn câu chuyện của tờ tạp chí này thường là theo phong cách sang trọng. Không có gì quan trọng nhưng vui vẻ và thiết kế thoáng. Các bức ảnh của tạp chí hóm hỉnh và ấn tượng. Nội dung của tạp chí chuyên sâu về thời trang, văn hóa, thiết kế và ẩm thực.
2. Tạp chí Open Skies (Emirates, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất)
Có định hướng sâu sắc, hình ảnh, biên tập chu đáo và gây ấn tượng. Bìa của tạp chí này không đi theo kiểu truyền thống, phong cách tạp chí nghệ thuật phô trương và đôi khi khó hiểu. Sau đó là cách trình bày chắc chắn, hiện đại tạo nên sự khác biệt. Các số tạp chí gần đây thể hiện các hình ảnh về chương trình không gian của Nga và xã hội đen của London.
Đây là một tạp chí rất ít trong các tạp chí hàng không không ngại trình bày những tính cách vênh váo với một vài quan điểm hào nhóng và tri thức chân thật.
1. Tạp chí En Route của Air Canada
Một tờ tạp chí khổ lớn, thiết kế đẹp và có các bài viết sâu sắc. Có ai đó tác động đến Canada là đất nước thông minh nhất, tươi đẹp nhất, tổ chức tốt nhất (có thể là cả Mỹ và Anh) thì Tạp chí này đã làm được điều đó.
Không theo kiểu công thức “thú vị chung chung”, En Route chuyên về du lịch, theo thời kỳ. Bất cứ câu chuyện nào đều về những điểm đến, làm cách nào tới đó và ăn, uống ra sao bằng cả tiếng Anh và Pháp.
Yếu tố khác của En Route là thiết kế ấn tượng, khác lạ và rất khoảnh khắc.
Bảo Ngọc
Theo CNNGo
Vogue cam kết sử dụng hình ảnh người mẫu khỏe mạnh
Submitted by nlphuong on Tue, 08/05/2012 - 10:10(ICTPress) - Các biên tập viên của 19 phiên bản quốc tế của Tạp chí Vogue đã ký kết một cam kết chung thống nhất một “mục tiêu lành mạnh hơn đối với hình ảnh cơ thể” trong các bức ảnh họ sẽ xuất bản.
Ảnh: Associated Fabrication via Flickr |
Theo cam kết này, sẽ được thông báo trong từng số của tháng 6 chủ đề mốt toàn cầu, mỗi phiên bản của ấn phẩm này cam kết sẽ “làm việc với các người mẫu, theo quan điểm của Vogue, là phải khỏe mạnh để giúp đỡ quảng cáo một hình ảnh cơ thể khỏe mạnh” và sẽ là “các đại sứ cho thông điệp hình ảnh cơ thể khỏe mạnh”.
Biên tập viên phiên bản Tạp chí Vogue của Anh Alexandra Shulman cho biết: Là một trong những tiếng nói mạnh mẽ của ngành thời trang, Vogue có một cơ hội đặc biệt để cam kết những vấn đề liên quan mà theo đó có thể tạo nên sự khác biệt của Vogue.
Cô cũng cho biết sáng kiến này được xây dựng dựa trên công việc thành công mà Hiệp hội những nhà thiết kế thời trang của Mỹ với sự hỗ trợ của Vogue Mỹ và Hiệp hội Thời trang Anh đã bắt đầu khuyến khích một mục tiêu lành mạnh hơn đối với hình ảnh cơ thể trong phạm vi ngành.
Các cam kết này bao gồm cấm sử dụng các người mẫu vị thành niên và những người mẫu mà biên tập viên cho rằng có rối loạn ăn uống và phải ăn, uống an toàn trong thời gian chụp hình.
Chủ tịch quốc tế của Conde Nast, một nhà xuất bản 18 tạp chí khách hàng, Jonathan Newhouse cho biết: Vogue tin tưởng rằng khỏe mạnh là vẻ đẹp. Các biên tập viên Vogue trên toàn thế giới muốn các tạp chí phản ánh cam kết của mình đối với sức khỏe của người mẫu xuất hiện trên các trang báo và khỏe mạnh đối với người đọc.
Mai Anh
Theo GazzetPress
Nhật báo Phố Wall vẫn là tờ báo số một tại Mỹ
Submitted by nadung on Wed, 02/05/2012 - 12:06Theo nghiên cứu công bố hôm 2/5 của Cục kiểm toán lượng phát hành báo chí, Nhật báo Phố Wall (Wall Street Journal) vẫn là tờ báo số một tại Mỹ với lượng phát hành trung bình hàng tuần là 2,1 triệu tờ.
Wall Street Journal - tờ báo số một nước Mỹ. Ảnh: Internet |
Tờ nhật báo này có hơn 1,5 triệu người đặt mua báo in dài hạn và gần 560.000 người đăng ký đọc báo điện tử.
Đứng ở vị trí số 2 là tờ USA Today với lượng phát hành trung bình hàng tuần là 1,8 triệu tờ. Tiếp theo là tờ New York Times với 1,6 triệu tờ.
Nghiên cứu của Cục kiểm toán lượng phát hành báo chí cho thấy, lượng phát hành của báo chí Mỹ tăng nhẹ trong năm 2011 nhờ có nhiều độc giả đăng ký đọc báo điện tử. Lượng phát hành trung bình hàng ngày trong giai đoạn 6 tháng kết thúc vào ngày 31/3 của 618 tờ báo trong nghiên cứu nói trên đã tăng gần 1%.
Lượng phát hành điện tử, tính theo lượng độc giả đăng ký đọc báo trên máy tính, điện thoại thông minh, Internet và thiết bị đọc điện tử, chiếm 14,2% tổng lượng phát hành. Nhu cầu đọc báo điện tử đã giúp bù lại mức suy giảm số lượng phát hành báo in.
Thùy Dương
(Theo TTXVN)
Bỏ quy định diện tích quảng cáo trên báo điện tử
Submitted by nadung on Tue, 17/04/2012 - 17:36Một trong các vấn đề lớn tại dự án Luật Quảng cáo là quảng cáo trên báo điện tử sau nhiều lần bàn thảo đã có sự thống nhất cao tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 17/4.
Dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, quá trình thảo luận có ý kiến đề nghị không nên quy định diện tích quảng cáo trên báo điện tử.
Đồng tình với ý kiến này, vì người sử dụng phương tiện điện tử có thể hoàn toàn chủ động tắt, mở các nội dung mình cần nên dự thảo luật đã bỏ quy định về diện tích quảng cáo trên báo điện tử.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lựa chọn của độc giả, dự thảo luật đã bổ sung quy định: phần quảng cáo cố định không được lẫn vào phần nội dung tin. Đối với quảng cáo không cố định, phải thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo. Thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây sau khi nhấp chuột.
Về ý kiến cho rằng không nên cho phép quảng cáo trên trang chủ, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi nhấn mạnh: hiện nay quảng cáo là nguồn thu duy nhất của hầu hết các báo điện tử nên nếu cấm quảng cáo trên trang chủ đồng nghĩa với việc chấm dứt sự tồn tại của báo điện tử.
Tất cả các mẫu quảng cáo đều được thiết kế trên trang chủ và báo điện tử không có trang chuyên quảng cáo như đối với báo in, Chủ nhiệm Thi giải thích.
Ngoài các nội dung trên, dự thảo luật cũng đã bổ sung quy định điều chỉnh về quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam.
Cũng theo dự luật, quảng cáo trên trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước phải thực hiện như đối với báo điện tử, còn quảng cáo trên các trang tin điện tử của tổ chức, cá nhân (phần lớn là doanh nghiệp) chỉ cần tuân thủ các quy định của luật này và pháp luật có liên quan.
Với những nội dung cấm trong hoạt động quảng cáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất với quy định cấm quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và một số ý kiến khác đề nghị bổ sung quy định cấm định kiến về giới trong quảng cáo. Khi hiện nay hình ảnh quảng cáo lau nhà rửa bát nấu cơm chỉ có phụ nữ, còn đàn ông bước ra từ xe hơi sang trọng, tay cầm điện thoại đắt tiền, chỉ ngồi ở phòng làm việc, theo một số vị đại biểu Quốc hội là thể hiện định kiến về giới.
Đại diện Ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã tiếp thu ngay tại phiên thảo luận.
Tại kỳ họp thứ ba vào tháng 5 tới, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Quảng cáo.
Nguyên Vũ
(Theo VnEconomy)
Pulitzer 2012: Washington Post và The Los Angeles Times trắng tay
Submitted by nlphuong on Tue, 17/04/2012 - 15:52(ICTPress) - Danh sách giải thưởng Pulitzer lần thứ 96 năm 2012 vừa được công bố vào ngày 16/4. Ở lĩnh vực báo chí, New York Times giành hai giải tại các hạng mục phóng sự giải thích và phóng sự quốc tế.
Đó là loạt bài điều tra các kẽ hở tạo điều kiện những người Mỹ giàu có và các công ty trốn thuế của phóng viên David Kocieniewski. Jeffrey Gettleman, đồng nghiệp của David Kocieniewski tại New York Times nhận giải Pulitzer cho phóng sự quốc tế của anh về nạn đói và xung đột ở Đông Phi.
Giải thưởng năm nay cũng đánh dấu sự thay đổi, khi hai tờ báo điện tử lớn, The Huffington Post và Politico đã dành các giải Pulitzer lần đầu tiên. Đây là lần thứ hai, Pulitzer được trao cho loạt bài chỉ được xuất hiện trên phiên bản báo điện tử. Điều này phản ảnh sức mạnh mới của báo chí điện tử hiện nay và cạnh tranh với các báo truyền thống.
Trong 8 tháng liền của năm 2011, phóng viên David Wood của Huffington Post đã đưa tin liên tục về cuộc sống của những người cựu chiến binh và gia đình họ trong tác phẩm “Beyond the Battlefield”, gồm 10 phần.
Tại hạng mục bài báo phục vụ lợi ích cộng đồng, tờ Philadelphia Inquirer cũng giống như nhiều tớ báo khu vực đang phải vật lộn với doanh thu quảng cáo báo in giảm và tay đổi sở hữu, đã được ghi danh khi phơi bày nạn bạo lực phổ biến ở các trường học Philadelphia. Đây là một giải thưởng danh giá nhất trong nghề báo.
Massoud Hossaini/AFP |
Ở thể loại tin nóng với hình ảnh thương tâm về một bé gái đang khóc sau một vụ đánh bom liều chết ở ngôi đền đông đúc tại thủ đô Kabul, Afghanistan, phóng viên Massoud Hossaini, AFP đã giành giải. Đây là lần đầu tiên AFP, hãng thông tấn của Pháp nhận được giải thưởng báo chí Mỹ.
Phát biểu về tác phẩm, tác giả là Hossaini đứng cách vài mét khi quả bom phát nổ vào ngày 6/12/2011, giết chết ít nhất 70 người cho biết: "Khi ấy tôi không biết bất cứ điều gì, chỉ cảm thấy quả bom nổ tạo thành nỗi đau bên trong cơ thể của tôi. Tôi đã ngã xuống trên mặt đất. Khi khói giảm bớt, tôi thấy mình đang đứng ở trung tâm của một vòng tròn của những người đã chết. Tôi đang đứng chính xác nơi kẻ tấn công tự sát đã cho bom nổ tung”.
Hossaini di chuyển sang bên phải và nhìn thấy Tarana, khoảng 10 - 12 tuổi. "Khi Tarana thấy những gì đã xảy ra với anh trai, người anh em họ, chú bác, mẹ, bà ngoại, những người xung quanh em, em chỉ hét lên. Cô ấy đã làm rất nhiều thứ, nhưng nếu bạn nhìn thấy hình ảnh của tôi, cô chỉ la hét. Phản ứng sốc này là điều chính tôi muốn nắm bắt".
Các phóng viên của hãng thông tấn AP là Matt Apuzzo, Adam Goldman, Chris Hawley và Eileen Sullivan đã nhận được giải thưởng tại hạng mục điều tra. Đây là loạt bài về cách thức sở cảnh sát New York sử dụng để theo dõi, giám sát khu dân cư hồi giáo kể từ khi vụ khủng bố 11/9 diễn ra.
Tờ The Seattle Times cũng chia sẻ chiến thắng với AP ở hạng mục này sau loạt bài về việc các bệnh nhân được nhà nước trợ cấp chăm sóc sức khỏe nhưng phải dùng thuốc mathadone - một loại thuốc giảm đau rẻ hơn nhưng lại gây nhiều nguy hiểm hơn loại thuốc giảm đau thông thường.
Ở hạng mục phóng sự địa phương, nữ phóng viên 24 tuổi Sara Ganim và các đồng nghiệp ở The Patriot-News đã chiến thắng với điều tra về vụ bê bối tình dục của cựu huấn luyện viên bóng đá Jerry Sandusky từng làm chấn động khắp bang này tại thành phố Harrisburg, tiểu bang Pennsylvania.
Giải Bản tin thời sự nóng năm nay đã thuộc về tờ Tuscaloosa News, bang Alabama. Bằng cả phương thức đưa tin truyền thống và sử dụng mạng truyền thông xã hội, Tuscaloosa đã cập nhật liên tục và chính xác nhất tình hình cơn lốc xoáy tại địa phương này năm 2011.
The Washington Post và The Los Angeles Times, hai tờ báo từng nhiều năm đoạt giải Pulitzer danh giá lại ra về trắng tay tại giải năm nay.
Năm nay ở hạng mục bài xã luận, Ban tổ chức không tìm thấy ứng viên xứng đáng trao giải.
Giải thưởng Pulitzer bắt đầu được trao từ năm 1917, được trao ở tất cả 21 hạng mục. Mỗi giải sẽ nhận được số tiền thưởng là 10.000 USD.
Danh sách giải thưởng Pulitzer năm 2012:
Giải Báo chí:
Phóng sự quốc tế: Phóng viên Jeffrey Gettleman, The New York Times
Phóng sự giải thích: Phóng viên David Kocieniewski, The New York Times
Ảnh tin nóng: Massoud Hossaini, AFP
Ảnh trong chuyên mục: Craig F. Walker, The Denver Post
Phóng sự vì lợi ích cộng đồng: Tờ The Philadelphia Inquirer
Bản tin thời sự nóng: Tờ The Tuscaloosa
Phóng sự điều tra: Phóng viên Matt Apuzzo, Adam Goldman, Eileen Sullivan và Chris Hawley, AP và Michael J. Berens và Ken Armstrong, The Seattle Times
Phóng sự trong nước: Phóng viên Sara Ganim và các đồng nghiệp, The Patriot-News, Harrisburg, Penn.
Phóng sự quốc gia: Phóng viên David Wood, The Huffington Post
Thể loại chuyên đề: Eli Sanders, tuần báo The Stranger, Seattle (Wash.)
Hạng mục bình luận: Mary Schmich, Chicago Tribune
Bài phê bình: Wesley Morris, The Boston Globe
Xã luận: Không có giải
Giải biếm họa trên báo: Matt Wuerker, Politico
Văn học, kịch nghệ và âm nhạc:
Tiểu thuyết hư cấu: Không có giải
Kịch: vở kịch "Water by the Spoonful" của nhà biên kịch Quiara Alegría Hudes
Lịch sử: "Malcolm X: A Life of Reinvention" của tác giả Manning Marable
Tiểu sử: George F. Kennan: “An American Life” của tác giả John Lewis Gaddis
Thơ: "Life on Mars" của tác giả Tracy K. Smith
Biên khảo tổng quát: "The Swerve: How the World Became Modern", Stephen Greenblatt
Âm nhạc: “Silent Night: Opera in Two Acts” của nhà soạn nhạc Kevin Puts
Mai Anh
Pulitzer/NY Times
Daily Mail mua trang tìm kiếm việc làm Jobrapido
Submitted by nlphuong on Tue, 17/04/2012 - 10:25(ICTPress) - Tờ Daily Mail và General Trust (DGMT) tìm kiếm tăng trưởng qua công việc kinh doanh tuyển dụng số với việc mua lại trang tìm kiếm việc làm quốc tế Jobrapido trị giá 30 triệu bảng Anh.
A&N Media, bộ phận truyền thông khách hàng của Daily Mail và General Trust cho biết việc mua lại này sẽ tạo điều kiện cho báo tiếp cận một trong những cơ sở dữ liệu lớn nhất thế giới về tìm kiếm việc làm và đặt chân vào một số thị trường quốc tế quan trọng.
Trang tìm kiếm việc làm này được thiết lập ở Italia vào năm 2006, là trang tìm kiếm việc làm quốc tế lớn thứ 2 trên thế giới, với 32 triệu người viếng thăm trong tháng trước.
Năm ngoái trang này đạt doanh thu 24 triệu bảng và lãi 6 triệu bảng. Trang này sẽ được sáp nhập với các trang tuyển dụng số hiện nay của tập đoàn báo chí này.
CEO của DMGT Martin Morgan cho biết: việc mua lại này cho thấy một ví dụ điển hình về chiến lược kinh doanh hành động cốt lõi của DGMT. Chúng tôi sẽ tìm kiếm và mua lại các doanh nghiệp thị trường hàng đầu với các vị trí vững chắc ở các thị trường đang phát triển nhanh chóng.
A&N Media là bộ phận của DMGT xuất bản các Mail, Metro và các tờ báo khu vực trên toàn nước Anh.
Mai Anh
Theo Daily Mail/Press Gazzete
Tân TBT Báo Lao Động Trần Duy Phương: Chúng tôi muốn là số 1
Submitted by nadung on Thu, 12/04/2012 - 14:10Trở về báo Lao Động với cương vị mới, trên chiếc "ghế nóng", Tổng Biên tập Trần Duy Phương đã thẳng thắn, quyết liệt đưa ra những chiến lược cho tờ báo giàu bản sắc nhưng cũng đang gặp không ít khó khăn trong xu hướng chung.
Tổng biên tập Báo Lao động Trần Duy Phương. |
Người đi trước chưa chắc đã là người chiến thắng
Báo Lao Động đã từng là một trong 5 tờ báo hàng đầu Việt Nam nhưng tôi thấy hiện nay tờ báo đang... chững lại. Điều gì khiến cho tờ báo đi xuống, thưa anh?
- Có nhiều vấn đề, nhưng tôi xin phép không phân tích về quá khứ ở diễn đàn này.
Vậy thì anh có thể chia sẻ về hiện tại chứ. Hiện tại, Tổng biên tập sẽ làm gì để lấy lại "phong độ" xưa cho tờ báo?
- Tôi thích câu nói của Steve Job: Một người quản lý tốt là người phải biết rõ 3 tháng cũng như 10 năm sau doanh nghiệp của mình sẽ như thế nào? Tôi không cho phép mình bước chân vào bất cứ một cánh cửa hấp dẫn nào mà không dự đoán đằng sau cánh cửa đó là gì. Những chiến lược dài hạn cho tờ báo của mình đã được tôi nghĩ đến trước khi tôi nhận ngồi vào chiếc "ghế nóng" này. Mà đã là định hướng thì sẽ phải lâu dài, cái đích của tôi là phát triển tờ báo trở thành một cơ quan báo chí đa phương tiện. Tôi mong muốn báo Lao Động sẽ trở thành số 1 và không nghĩ điều đó là thiếu khiêm tốn.
Tôi thì thấy lo ngại trước mong muốn đó... trong bối cảnh này, thưa Tổng Biên tập?
- Một người lính mà không có ước mơ làm tướng thì suốt đời anh chỉ làm binh nhất thôi. Nói thành thật là hiện nay tờ báo nào cũng khẳng định: Tôi đã làm đa phương tiện hoặc sẽ làm đa phương tiện. Điều đó nghĩa là vấn đề đa phương tiện đã trở thành một khái niệm quen thuộc rồi. Tôi không phải là người tiên phong, thậm chí đang đi chậm hơn. Nhưng điều quan trọng là cách đi của mỗi người tới đích như thế nào. Người đi trước chưa chắc đã là chiến thắng.
Mình nên liên kết để mạnh hơn
Nhưng nó không quyết định sự thành công của đa phương tiện?
- Tất nhiên. Phương tiện truyền thông chỉ là một chiếc áo thôi, quan trọng vẫn là một cơ thể khỏe mạnh mặc chiếc áo ấy. Đa phương tiện là cuộc chơi từ 3 phía, hội tụ trong 3 yêu cầu và công nghệ chỉ là phương tiện để thực thi. Trước tiên, làm đa phương tiện là cách để mỗi phóng viên đem lại hiệu suất cao hơn. Một cuộc trò chuyện có thể vừa ghi âm, chụp ảnh, quay clip... trong 1 tiếng có thể cho ra đời 4 sản phẩm dưới 4 loại hình khác nhau. Đa phương tiện còn là cách để chúng ta thỏa mãn nhu cầu thông tin của công chúng. Nhu cầu đòi hỏi càng nhiều, họ có nhiều lựa chọn và nhiệm vụ của báo chí là thỏa mãn điều đó. Thứ 3 là những đối tượng muốn đưa thông tin đến công chúng thông qua kênh báo chí, họ cần có nhiều loại hình cùng đưa thông tin đó để thuyết phục công chúng. Nhu cầu thị trường bắt buộc, nội tại thúc đẩy, chúng ta cần làm đa phương tiện để đem lại lợi ích cho tất cả mọi người và đầu tiên là lợi ích của bản thân.
Quay lại vấn đề... số 1 mà anh đặt ra, báo Lao động trong cuộc đua... đa phương tiện sẽ tập trung vào công việc gì?
- Mọi công việc liên quan mật thiết với nhau. Đã là một cơ quan truyền thông, số lượng và chất lượng của những người tiếp nhận thông tin quyết định giá trị. Quan điểm của tôi là cần phải đẩy mạnh mọi loại hình, đồng đều và tương trợ lẫn nhau. Có những người nói với tôi rằng: ông nên xác định mình là số 1 trong một lĩnh vực thôi, có thể là báo chính trị, báo kinh tế... Tôi làm khác. Tôi định hướng nhiệm vụ cho từng loại hình trên cơ sở thế mạnh của nó. Chẳng hạn như báo giấy càng ngày càng co hẹp nhưng nó không chết đi, thế nên chúng tôi đặt nhiệm vụ cho nó là thỏa mãn nhu cầu tin cậy, sâu sắc, trầm lắng của con người. Báo mạng thì ngày càng phát triển, thông tin nhiều hơn, đối tượng cũng đông hơn và nó có nhiệm vụ thoả mãn những thông tin đơn giản hơn, cập nhật và rộng rãi hơn. Rồi còn báo tiếng, báo hình, mỗi loại hình đều có đặc thù của nó. Công việc của người TBT là phải biết tận dụng khả năng của PV và thoả mãn các nhu cầu của người xem giữa các phương tiện khác nhau. Làm được như vậy mới nâng được uy tín của hệ thống báo.
Nhưng uy tín sẽ "cân đong đo đếm" như thế nào, thưa anh?
- Đúng là không phải dễ khẳng định tôi uy tín hơn anh hay anh uy tín hơn tôi mà quan trọng là hãy nhìn vào vì sao bạn đọc đến với tờ báo của mình. Các bậc tiền bối báo Lao Động đã để lại cho chúng tôi 3 chữ: Bản lĩnh, trí tuệ, phát triển. Đến hôm nay tôi vẫn giữ bản sắc ấy và cố gắng kế thừa những giá trị ấy. Tôi đã, đang và tiếp tục thích nghi, cải tiến phương châm đó để phù hợp với thời cuộc. Để giữ bản sắc và có một cách đi khác biệt, chúng tôi có hai con đường đi, một là tu thân tức là làm cho cái gốc vững chắc, nội bộ đoàn kết, phát triển tốt lên. Sau nữa là phối hợp với các anh em trong làng báo, để cùng phát triển. Tôi không nghĩ chỉ có một con ngách nhỏ và len vào đó để vượt lên trên hết. Tôi nghĩ mình nên liên kết để mạnh lên trong bối cảnh hiện nay. Tôi không ngại chung tay cùng các tờ báo khác, đặc biệt là cùng tham gia làm các hoạt động xã hội, các chiến dịch phối hợp truyền thông...
Vâng, xin cảm ơn anh!
Hà Vân
(Theo Nhà báo & Công luận)