Nghề báo
Cú sốc Haiyan với báo chí Philippines
Submitted by nlphuong on Mon, 11/11/2013 - 21:20Trong khi chính phủ Philippines vẫn đang chật vật đánh giá tổn thất từ siêu bão Haiyan, các tờ báo ở quốc đảo này thể hiện sự bàng hoàng và sốc trước cơn thiên tai, đặt câu hỏi liệu chính phủ có thể chuẩn bị để phòng tránh bão tốt hơn hay không.
Một số báo cho rằng chính thay đổi khí hậu đã khiến cho các trận siêu bão trở nên vô cùng khó lường về hướng di chuyển.
Bài xã luận trên nhật báo Philippine Daily Inquirer:
"Theo các thông tin thu thập được, Yolanda (tên gọi quốc tế là Haiyan) được coi là thảm họa tự nhiên hủy diệt nhất trong lịch sử đất nước. Nhưng mặc dù các trận lở đất liên tiếp hôm thứ Sáu vừa qua là vô cùng khủng khiếp... điều tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước: đào bới hàng nghìn thi thể dưới đống đồ nát và trong các ngôi nhà ngập nước. Nỗi đau của những người sống sót là không thể tưởng tượng nổi, khi họ tìm kiếm họ hàng mất tích và phát hiện các thành viên gia đình, bạn bè nằm trong số những người đã chết".
Rigoberto Tiglao của tờ Thời báo Manila:
"Một trận bão khác, lần này, một trận siêu bão tàn khốc đã đánh trúng điểm đen của đất nước. Không có gì mới, kể cả sự thiếu vắng một kế hoạch hành động toàn diện để đối phó với tai ương. Trừ phi các biên tập viên bảo tôi dừng lại, tôi sẽ tiếp tục viếp về mỗi mùa bão... với hy vọng rằng một nhà lập pháp hay một nhóm nào đó sẽ tiếp nhận đề xuất của tôi... về việc ban hành một đạo luật cho đất nước chúng ta xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để giảm nhẹ tác động khủng khiếp của bão gió và mưa lụt đối với người dân của chúng ta".
Bài viết trên báo Philippine Star:
"Chính phủ có thể thực hiện nguyện vọng của nhân dân là thoát khỏi đường đi nguy hiểm bằng cách cải thiện các cơ sở sơ tán. Nhiều người từ chối rời nhà của họ đến các trung tâm sơ tán bởi vì họ không thích cảnh tượng ở đó, dù chỉ là tạm thời, giữa những nơi trú ẩn đông nghịt với các nhà vệ sinh bẩn thỉu và không có đủ nước sạch".
Xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ ở sân bay Tacloban. |
Federico D. Pascual Jr trên báo Philippine Star:
"Rõ ràng cơn thịnh nộ của Yolanda là quá lớn đối với bất kỳ người nào trong chính phủ để mà có thể dự đoán và chuẩn bị trong một thời gian ngắn. Chúng ta chưa từng đối mặt với thứ gì giống như thế này trước kia".
Bài viết trên Manila Standard Today:
"Khá là đúng lúc khi Hội nghị của Các bên tham gia Công ước Khung Liên Hợp Quốc về Thay đổi Khí hậu bắt đầu ngày thứ Hai, khi thế giới đang tính đến những thiệt hại thực tế mà Yolanda, tức Haiyan, gây ra.
Người dân Philippines vốn rất kiên cường về nghị lực, nhưng chỉ sự chỉ đạo chân thành và ngay thẳng, thông qua cơ sở hạ tầng xác thực, chắc chắn hơn, đúng đắn hơn, mới có thể khiến cho chúng ta bớt bất lực hơn trước sức mạnh thiên nhiên".
Một thị trấn ven biển ở tỉnh Leyte, miền trung Philippines, chỉ còn là đống hoang tàn sau bão. |
Walden Bello trên tờ Philippine Daily Inquirer:
"Dường như những ngày này, khi nào Mẹ Tự nhiên muốn phát đi một thông điệp khẩn tới loài người, thì Mẹ Tự nhiên lại gửi thông điệp ấy qua Philippines. Chính sự thay đổi khí hậu mà đang tạo ra những trận siêu bão di chuyển theo các hướng khó đoán là một thông điệp mà Mẹ Tự nhiên đang gửi đi, không chỉ tới người Philippines mà cho toàn thế giới. Tuy nhiên, không chắc các chính phủ tập trung ở Warsaw có thể thực hiện được nhân dịp này".
Thanh Hảo (Theo BBC)
VietnamNet
Việt Nam ứng phó bão Haiyan trên báo chí quốc tế
Submitted by nlphuong on Mon, 11/11/2013 - 16:21Theo hãng tin News24 của Australia, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã được sơ tán. Quân đội đã được huy động để giúp đỡ người dân ứng phó với siêu bão.
Căng dây bảo vệ Chùa Cầu ở Hội An. Ảnh: CNN |
Sau khi đi qua Philippines, cơn bão lớn nhất thế giới trong năm nay gây nên cảnh đổ nát hoang tàn và khiến hơn 10.000 người thiệt mạng, siêu bão tiếp tục qua Biển Đông hướng vào Việt Nam.
Trước tình hình trên, Việt Nam đang gấp rút chuẩn bị chống bão. Dưới đây là một số hình ảnh trên báo chí nước ngoài.
Nhân viên Hội Chữ thập đỏ giúp các ngư dân đưa thuyền vào bờ ở Đà Nẵng. |
Bộ đội cùng nhân viên Chữ thập đỏ giúp một cụ già 85 tuổi đến nơi trú ẩn an toàn. |
Quân đội sẵn sàng phòng chống bão. |
Người dân cột chặt cửa, bảo vệ nhà. |
Cho cát vào bao để bảo vệ nhà cửa. |
Phan Yến
Xót thương nữ phóng viên 'ra đi' trong cơn bão
Submitted by nlphuong on Mon, 11/11/2013 - 13:08Việc nữ phóng viên trẻ Nguyễn Thị Hồng Sen - Đài Truyền thanh huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) bất ngờ tử nạn trên đường đi tác nghiệp về cơn bão Haiyan đã khiến những đồng nghiệp và người dân bàng hoàng, đau xót. Chị ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, bỏ lại đứa con trai chưa đầy 3 tuổi.
Chúng tôi về thôn Đông Quang, xã Phổ Văn (Đức Phổ), tìm đến ngôi nhà của phóng viên Nguyễn Thị Hồng Sen. Con đường nhỏ dẫn vào nhà Sen chật kín người.
Hai ngày qua, khi nghe tin Sen bị nạn, bà con hàng xóm, đồng nghiệp đã đến để thắp cho chị nén nhang. Không khí u ám, tang thương đang bao trùm lấy căn nhà nhỏ.
Di ảnh nữ phóng viên Nguyễn Thị Hồng Sen |
Trên chiếc bàn thờ nghi ngút khói hương, nhìn di ảnh, khuôn mặt Sen còn quá trẻ. Bên cạnh là đứa con nhỏ của Sen cứ khóc đòi mẹ, nhìn cảnh tượng này không ai không cầm được nước mắt.
Ôm chặt đứa cháu nội trên tay, ông Trần Lên, cha chồng Sen dường như không còn nước mắt để khóc, ông khàn giọng nói: “Đau đớn qua, không ai nghĩ là nó ra đi như thế. Tối hôm đó trước khi gặp nạn nó có gọi về gia đình nói: ông đừng đợi cơm con, con làm bão không về kịp.
Một giờ sau gia đình nhận được hung tin như sét đánh ngang tai. Không ai tin là nó bị nạn. Giờ thì nó mất thật rồi, nó đi mãi rồi...”- nói đến đây ông Lênôm chặt đứa cháu nội, con của Sen vào lòng khóc nghẹn.
Bên cạnh quan tài của Sen, bà Nguyễn Thị Hoa, mẹ của Sen như người mất hồn, lúc tỉnh lúc mê. Lâu lâu bà cứ gọi tên con, rồi hỏi mọi người: “Sen nó về chưa, nói nó ăn cơm đi chứ đói…”.
Khi tỉnh lại, biết mình nói mơ, bà lại vật vã, khóc than rồi ngất lịm. Bà con hàng xóm phải xúm lại động viên, chăm sóc…
Bé Khang, con trai của nữ phóng viên Nguyễn Thị Hồng Sen trong tay cha. |
Đứng chết lặng bên quan tài của vợ, anh Trần Ngọc Trang, hai mắt đỏ hoe. Anh cố kìm nén nỗi đau, nhưng nước mắt cứ trào ra. Nhiều người trong gia đình cho biết, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, anh Trang gặp và xây dựng gia đình cùng Sen.
Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ gặp nhiều khó khăn, bởi anh Sang không có nghề nghiệp ổn định. Hai vợ chồng trẻ sống nhờ nhà cha mẹ anh Sang. Tuy nhiên, với tính chăm chỉ, chịu khó hai vợ chồng gắng làm ăn, dành dụm nên cuộc sống gia đình cũng dần ổn định.
Chồng Sen ở nhà làm chổi đót, có lúc lại đi làm phụ hồ kiếm tiền. Còn Sen ngày đến cơ quan lo nghiệp báo chí; lúc về nhà lại tất bật việc gia đình. Cuộc sống vất vả nhưng gia đình Sen rất hạnh phúc, nhất là khi sự ra đời của cậu con trai kháu khỉnh, khiến tổ ấm gia của họ lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười. Giờ đây, Sen mãi mãi ra đi để lại người chồng cùng đứa con thơ dại…
Anh Võ Thanh Kỳ, người làm cùng cơ quan với Sen, hai ngày qua lúc nào cũng túc trực tại nhà đồng nghiệp. Với anh và nhiều người làm nghề khác, tin Sen tử nạn như một cú sốc quá bất ngờ…
Anh nói: “Hôm đó, anh em đi làm bão, tuy mệt nhọc nhưng ai cũng lạc quan. Tôi còn nhớ như in lời Sen nói: mong sao bão đừng đổ vào quê mình, tội cho bà con mình quá. Nhà bà con, phần lớn là nhà cấp bốn, bão lớn như vậy, biết có chịu nổi không…Vậy mà giờ Sen đã bỏ đồng nghiệp mình đi rồi” - nói đến đây, anh Kỳ rưng rưng nước mắt.
Ông Nguyễn Ba, cha ruột của nữ phóng viên Nguyễn Thị Hồng Sen bàng hoàng trước sự ra đi của con gái. |
Đôi mắt đỏ hoe, ông Nguyễn Ba, cha ruột Sen kể: Sen là con cả trong gia đình, dưới Sen còn 4 người em. Nhà làm nông nên Sen chịu khó từ nhỏ, vừa học vừa phụ giúp cha mẹ để nuôi các em.
Sau khi Sen tốt nghiệp Trường Cao đẳng phát thanh truyền hình TP.HCM và về công tác tại Đài truyền thanh Đức Phổ. Gia đình ai cũng vui vì con có công việc làm ổn định. Nhưng giờ, kẻ đầu bạc như ông lại phải khóc kẻ đầu xanh.
Trong hai ngày qua, hàng chục nhà báo ở Quảng Ngãi đã tìm đến nhà Sen thắp nén nhang tiễn biệt người đồng nghiệp. Dẫu biết, mưa bão, thiên tai có thể ập xuống bất cứ lúc nào, nhưng với lòng yêu nghề, nhiều phóng viên sẵn sàng lao vào nơi hiểm nguy để đem đến cho bạn đọc, bạn nghe đài những thông tin mới nhất. Và rồi Sen, một phóng viên đầy nhiệt huyết như thế đã lao vào bão và ra đi mãi mãi.
Minh Bảo
Nguồn: VietnamNet
Nữ phóng viên tử nạn khi đi tác nghiệp bão lũ
Submitted by nlphuong on Sun, 10/11/2013 - 13:25Do ảnh hưởng của bão, sáng nay, 10-11, ở Thừa Thiên-Huế, Lý Sơn (Quảng Ngãi) có mưa lớn, gió giật mạnh. Trong khi đó tại nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ngãi hàng ngàn hộ gia đình đã vui mừng trở về nhà sau nghe tin đã thoát khỏi bão.
Người dân đánh cá giữa mưa bão tại Thuận An |
Ghi nhận tại vùng cửa biển Thuận An, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) khoảng 6 giờ cùng ngày, mưa đã bắt đầu nặng hạt, gió mạnh dần lên.
Tại khu vực xóm Đá, thôn Hải Tiến (Thuận An), nơi có nhà dân nằm sát cửa biển, chỉ còn lại một số nam thanh niên ở lại giữ nhà cửa. Gió ở đây đã rất mạnh. Mặc dù vậy, vẫn có tình trạng người dân ra đánh cá ở phá Tam Giang, rất nguy hiểm.
Quảng Ngãi: 1 phóng viên tử nạn trên đường đi tác nghiệp
Lúc 6 giờ sáng 10-11, ghi nhận tại tỉnh Quảng Ngãi, cơn bão Haiyan đã không trực tiếp đổ bộ vào bờ như dự đoán ban đầu.
Một số khu vực được dự đoán chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nặng nhất như huyện Bình Sơn có gió cấp 4-5.
Các vùng phía nam của tỉnh như khu vực trung tâm TP Quảng Ngãi, huyện Mộ Đức, Đức Phổ không có những đợt gió mạnh xuất hiện.
Đến 7 giờ sáng 10-11, bầu trời Quảng Ngãi vẫn yên lặng, mưa lớn xuất hiện nhiều nơi.
Đến 8 giờ sáng 10-11, 36.700 hộ dân với 117.000 người ở các điểm sơ tán đã bắt đầu trở về nhà sau bão.
Một em bé được đưa đi sơ tán tránh bão đang cùng mẹ chuẩn bị về nhà |
* Theo Trung tâm PCLB khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, đã có 4 người chết do ảnh hưởng cũa bão số 14. Cụ thể, trong ngày 9-11, ông Phùng Thanh Liêm (50 tuổi, ở xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) và ông Nguyễn Hoa (57 tuổi, trú phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), đều tử vong trong lúc chặt cây phòng, chống bão số 14.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, còn có một phóng viên của Đài truyền thanh huyện Đức Phổ tử vong vào chiều tối 9-11.
Ngoài ra, ông Phan Đức Tính, Phó chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, cho biết trên địa bàn huyện cũng có một người bị tử vong do bị rơi từ mái nhà khi đang chèn chống tránh bão vào chiều 9-11. Nạn nhân là ông Nguyễn Văn Hiền (SN 1969, ngụ xã Đại Quang). Được biết, ông Hiền còn có vợ và 3 con nhỏ, hoàn cảnh rất khó khăn.
Theo thống kê ban đầu, tại tỉnh Quảng Nam đã có ít nhất 32 người bị thương trong lúc phòng chống bão Haiyan.
Các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên có kế hoạch sơ tán, di dời với số lượng dự kiến khoảng 184.277/691.203 người ở các vùng ven biển không an toàn, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng thấp có nguy cơ bị ngập sâu thuộc 69 huyện, thị đến nơi an toàn.
Tính đến 22 giờ ngày 9-11, theo thống kê sơ bộ các tỉnh đã triển khai sơ tán tổng cộng 154.072/541.607 người.
Về các hồ thủy lợi, các hồ chứa vừa và lớn các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Ninh Thuận đang vận hành bình thường, dung tích hồ các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam phổ biến đạt khoảng 85% so với thiết kế; các hồ chứa thuộc các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận đang tích nước từ 50-60% so với thiết kế.
Hiện có 13/44 hồ chứa hồ đã đầy và qua tràn như: Tiên Lang, Vực Nồi, Minh Cầm (Quảng Bình); Nghĩa Hy (Quảng Trị); Hòa Mỹ (Thừa Thiên-Huế); Hòa Trung (Đà Nẵng); Khe Tân, Thạch Bàn, Phước Hà, Hố Giang (Q.Nam), Suối Trầu (Khánh Hòa), hồ Tân Giang (Ninh Thuận).
Theo ghi nhận của chúng tôi tại tỉnh Quảng Nam, từ rạng sáng 10-11, trên địa bàn tỉnh có mưa lớn kèm theo gió nhẹ, lượng mưa ngày càng tăng dần. Đến sáng nay, một số hàng quán tại TP Tam Kỳ đã hoạt động trở lại, người dân và các phương tiện giao thông lưu thông bình thường.
2 giờ sáng nay, 10-11, bão 14 đổ bộ lên đảo với gió cấp 9 giật cấp 10, kèm theo mưa to và rất to, sóng biển cao từ 2 -3 m.
Tại vũng neo trú tàu thuyền An Hải, tuy gió to sóng lớn liên tục xô bờ, nhưng gần 400 tàu cá của ngư dân vẫn đảm bảo an toàn. Trước đó, 21 giờ đêm 9-11, Ban chỉ huy PCLB &TKCN huyện chỉ đạo cho lực lượng biên phòng, công an tổ chức thuyết phục, cưỡng chế hàng chục ngư dân còn cố tình lưu lại trên các tàu cá vào bờ để đảm bảo an toàn về tính mạng.
Ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết tuy gió bão chưa đi qua và còn diễn biến phức tạp nhưng đến thời điểm này do chủ động phòng chống nên chưa có thiệt hại về người và tài sản; so với bão số 10, bão 14 có cấp gió yếu hơn nên sự tàn phá của bão cũng giảm đáng kể.
“Chúng tôi sẽ tổ chức thống kê thiệt hại sau khi bão đi qua để có biện pháp hỗ trợ kịp thời những hộ dân bị thiệt hại do mưa bão gây ra”- ông Nguyên nói.Theo ghi nhận, bão số 14 đổ bộ vào đảo Lý Sơn với sức gió cấp 9 cấp 10, tuy nhiên phần lớn nhà dân trên đảo không bị tốc mái hư hại như cơn bão số 10. Đến 7 giờ sáng 10-11, gió bão còn duy trì ở cấp 9, cấp 10.
Trước đó, bản tin lúc 5 giờ 30 ngày 10-11, của Đài khí tượng thủy văn trung ương cho biết do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió giật mạnh cấp 9, Cù Lao Chàm (Đà Nẵng) cấp 8; TP Đà Nẵng, TP Quảng Ngãi có gió giật mạnh cấp 6, ở quần đảo Hoàng Sa đã có gió giật mạnh cấp 9, ở đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa), có gió giật mạnh cấp 10, cấp 11.Hồi 5 giờ ngày 10-11, vị trí tâm bão cách bờ biển các tỉnh Quảng Ngãi - Quảng Trị 250 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (tức là từ 134 đến 166 km/giờ), giật cấp 15-16.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, đi dọc các tỉnh Trung Trung Bộ, mỗi giờ đi được khoảng 30 km. Đến 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão ở vùng bờ biển các tỉnh Bắc Trung Bộ và khu vực Nam Đồng Bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (tức là từ 75 đến 102 km/giờ), giật cấp 11-12.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa, khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Trị (bao gồm cả các đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ) có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12-14, giật cấp 15-16. Biển động dữ dội.Khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ từ trưa chiều nay có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Các tỉnh từ Quảng Nam đến Quảng Bình có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 10-11. Ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ và Thanh Hóa từ chiều tối và đêm nay, gió sẽ mạnh dần lên cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 11-12.
Ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông, sau đó vùng mưa sẽ mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ, nhiều nơi có mưa to đến rất to. Khu vực ven biển và các đảo từ Quảng Trị - Quảng Bình cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 2,5 - 3,5 m. Khu vực ven biển từ Hà Tĩnh - Hải Phòng cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 4 - 5 m. Sóng biển 3 - 5 m, vùng gần tâm bão 5 - 7 m.
Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Bắc và Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9-10.
Trong khoảng 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông, sau đó vùng mưa sẽ mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ, nhiều nơi có mưa to đến rất to. Khu vực ven biển và các đảo từ Quảng Trị - Quảng Bình cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 2,5 - 3,5 m. Khu vực ven biển từ Hà Tĩnh - Hải Phòng cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 4 - 5 m. Sóng biển 3 - 5 m, vùng gần tâm bão 5 - 7 m.
Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Bắc và Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9-10.Trong khoảng 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Nhóm phóng viên
Nguồn: Báo Người Lao động
Vì sao chuyển Đài VTC về Bộ Thông tin và Truyền thông?
Submitted by nlphuong on Fri, 08/11/2013 - 10:37Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Bắc Son đã có các phân tích, chỉ đạo về vấn đề chuyển Đài THKTS VTC và một số đơn vị về Bộ TT&TT quản lý trực tiếp tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước tháng 10/2013 của Bộ.
Ảnh: vtc.vn |
Mở đầu, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã chỉ ra một thực tế đầy khó khăn của Tổng Công ty VTC nói chung và Đài THKTS VTC nói riêng trong thời gian gần đây. Bản thân việc chuyển Đài VTC về trực thuộc Bộ quản lý cũng có nhiều nhận thức khác nhau.
Nhấn mạnh cơ sở thực tiễn và pháp lý của việc điều chuyển này, Bộ trưởng cho biết: “Việc chúng ta cho ra đời một số cơ quan báo chí của các tổng công ty, các tập đoàn trong giai đoạn vừa qua như: Báo điện tử VietnamNet, VnMedia thuộc VNPT, VnExpress thuộc FPT hay Đài THKTS VTC thuộc Tổng Công ty VTC,... chỉ là mang tính thử nghiệm trong thời gian đầu. Bởi thời điểm đó, báo điện tử hay truyền hình kỹ thuật số là những loại hình báo chí, truyền thông mới, gắn liền với sự phát triển của CNTT, kỹ thuật số, cần phải được triển khai bởi doanh nghiệp thì mới có điều kiện phát triển. Nhưng dù được phát triển theo loại hình gì thì về bản chất đó vẫn là các cơ quan báo chí, cần phải được quản lý theo đúng các quy định của Luật Báo chí và các chỉ thị, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư”.
Bộ trưởng khẳng định: “Theo Luật Báo chí, báo chí nước CHXHCN Việt Nam là phương tiện truyền thông thiết yếu của Đảng và Nhà nước, phương tiện truyền thông thiết yếu của các tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Chúng ta không có báo chí thuộc doanh nghiệp”. Như vậy, nếu cứ để kéo dài tình trạng các cơ quan báo chí trực thuộc doanh nghiệp sẽ nảy sinh những bất cập, phức tạp về quản lý.
Chính vì vậy, ngày 9/5/2007, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 03-KH/TW triển khai thực hiện Thông báo kết số 68-TB/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Thông báo kết luận số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí. Thông báo số 68-TB/TW của Bộ Chính trị đã nêu rõ: Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ TT&TT) chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan chủ quản chuyển Báo điện tử Vietnamnet, VnMedia và Đài THKTS VTC về Bộ Bưu chính Viễn thông quản lý. Như vậy, việc điều chuyển Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC về trực thuộc sự quản lý của Bộ TT&TT là nhằm thực hiện đúng theo Luật Báo chí và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Trên thực tế những năm trước, Đài VTC vẫn trực thuộc Tổng Công ty VTC nhưng Bộ TT&TT đóng vai trò chủ quản. Trong Quyết định số 28/QĐ-BTTTT ngày 11/01/2013 về Tái cấu trúc Tổng Công ty VTC, Bộ TT&TT đã xác định Đài THKTS VTC là đơn vị sự nghiệp thuộc sự quản lý của cơ quan chủ quản là Bộ TT&TT nhưng đặt tại Tổng Công ty VTC để Tổng Công ty có thể hỗ trợ Đài hoạt động. Nay với sự ra đời của Nghị định 132 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TT&TT, Đài THKTS VTC chính thức được đưa về trực thuộc Bộ”.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: “Việc tái cấu trúc Tổng Công ty VTC, đưa Đài THKTS VTC về Bộ không chỉ chủ trương của Bộ mà còn là chủ trương của Chính phủ. Đây là quyết định vừa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn vừa phù hợp với các quy định pháp lý. Với tinh thần đó, tôi đề nghị chúng ta nghiêm túc triển khai thực hiện quyết định này.
Nhiệm vụ của các đơn vị chức năng của Bộ, Tổng Công ty VTC và Đài THKTS VTC là triển khai việc điều chuyển này một cách khẩn trương, tích cực, đúng tiến độ quy định trong Nghị định, bảo đảm sự chuyển giao thuận lợi, ổn định, giúp Đài THKTS VTC tiếp tục hoạt động bình thường và phát triển tốt hơn trong tương lai. Để thực hiện được điều đó, trước hết cần phát huy dân chủ, sáng tạo của các đơn vị tham gia tái cơ cấu, đặc biệt là bản thân cán bộ, phóng viên, biên tập viên và người lao động của Đài Truyền hình KTS VTC”.
Bộ trưởng kết luận: “Đề án chuyển Đài THKTS VTC từ Tổng công ty VTC về Bộ là việc chưa có tiền lệ nên sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp nảy sinh. Chính vì vậy, phải huy động trí tuệ, chất xám, tâm huyết của mọi người. Đây không phải là đề án của riêng lãnh đạo Bộ hay của các cơ quan chức năng của Bộ mà trước hết nó phải là đề án của Đài THKTS VTC. Các đồng chí lãnh đạo và cán bộ chủ chốt cùng toàn thể cán bộ, đảng viên của Đài phải chủ động tham gia thực hiện”.
Forbes và sự ghi nhận về “Quyền lực Putin”
Submitted by nlphuong on Thu, 07/11/2013 - 09:06
Vượt trội trước B.Obama
Trong bài bình luận sau khi tung ra danh sách những nhân vật quyền lực nhất năm 2013, Forbes cho rằng: trong bối cảnh khủng hoảng tại Quốc hội Mỹ gần đây, B. Obama ngày càng được nhìn nhận như một “con vịt què”. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng nghe lén điện thoại di động của NSA đã và đang làm xấu hình ảnh của nước Mỹ. Đó là tất cả những lý do Forbes giải thích tại sao ông Obama tuột mất vị trí số 1 trong bảng xếp hạng những nhân vật quyền lực nhất thế giới năm 2013 của Forbes.
Còn về quyết định bầu chọn ngôi vị số 1 cho V.Putin, Forbes khẳng định: “Năm 2013, tổng thống V.Putin đã củng cố được quyền lực ở nước Nga và cả trên sân khấu chính trị thế giới”. Và: “Bất kỳ ai theo dõi ván cờ Syria năm nay và vụ rò rỉ thông tin của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đều thấy rõ có sự thay đổi trong quyền lực cá nhân”. Forbes giải thích, Vladimir Putin không chỉ đã lèo lái tốt nước Nga mà còn thể hiện vai trò nổi bật của một đại cao thủ trong ván cờ khủng hoảng Syria. Nếu không có giải pháp thông minh mang tính đột phá của Nga - buộc Syria phải tiêu hủy vũ khí hóa học, đổi lại Mỹ và các nước đồng minh ngừng tấn công nước này thì rất có thể một cuộc chiến khốc liệt sẽ lan rộng toàn khu vực Trung Đông. Nga và Tổng thống Putin đã mở lối thoát danh dự và “cứu bàn thua trông thấy” cho Mỹ và cá nhân Tổng thống Barack Obama trong cuộc khủng hoảng Syria. Nhờ có sáng kiến của Tổng thống Nga về Syria, giờ đây, Moskva được coi là hiện thân của những giải pháp hòa bình và bản thân ông Vladmir Putin cũng đang được nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới ủng hộ là ứng viên cho giải Nobel Hòa bình 2014.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Nga V. Putin tháng 5/2013 trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngày 12/11 tới đây, Tổng thống Vladimir Putin sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. |
Năm 2013, “Quyền lực Putin” còn được thể hiện mạnh mẽ ở một vấn đề “hot” không kém mà tạp chí Forbes, có lẽ vẫn chịu áp lực ít nhiều của cái gọi là “quyền lợi dân tộc” đã cố tình bỏ qua: “cơn địa chấn” mang tên Edward Snowden. Theo đánh giá của giới truyền thông: có thể khẳng định trên thế giới chỉ duy nhất nước Nga của ông Putin mới đủ tầm cỡ và bản lĩnh chơi con bài Snowden. Ông Putin đã phớt lờ mọi dọa nạt, áp lực cực lớn từ phía Mỹ, quyết định “chấm dứt” những tranh cãi không dứt về số phận của “người thổi còi” Edward Snowden khi cho phép anh ta sống tị nạn một năm với điều kiện không làm tổn hại thêm danh dự của nước Mỹ.
Sự bình thản của điện Kremlin
Theo tin từ hãng CNN thì từ hơn 10 năm nay, ông Vladmir Putin đã được Forbes đưa vào danh sách Những người quyền lực nhất thế giới. Tuy nhiên, từ năm 2009, vị trí đầu tiên của bảng xếp hạng này thường thuộc về Tổng thống Mỹ Barack Obama, trừ năm 2010, ông Hồ Cẩm Đào, cựu Chủ tịch nước Trung Quốc đã giành được vị trí này với những ảnh hưởng của mình. Năm ngoái, ông Obama đứng đầu bảng xếp hạng nhân vật quyền lực nhất thế giới và ông Putin xếp thứ ba. Năm nay, đã có sự hoán đổi ngoạn mục khi nhà lãnh đạo Nga giữ ngôi vị đầu bảng, đẩy người đồng cấp phía Mỹ xuống vị trí thứ hai. Tuy nhiên, trái với những bình luận đầy vẻ hồ hởi của truyền thông quốc tế, Điện Kremlin phản ứng khá bình thản trước sự kiện này. Thư ký báo chí của tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, tuyên bố “hãy để những người khác bình luận" đồng thời tiết lộ Tổng thống Putin rất bình lặng.
Sự bình lặng ấy có thể là phản ứng cần thiết của một nhà lãnh đạo tỉnh táo như Putin. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận quyền lực và sức ảnh hưởng của nhà lãnh đạo mang tên V.Putin đối với chính trường Nga và thế giới gần hai thập kỷ qua. Là Tổng thống Nga từ năm 2000 đến 2008, ông cũng mở ra một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng. Hết thời gian này, ông giữ chức Thủ tướng vì hiến pháp Nga không cho phép ba nhiệm kỳ Tổng thống liên tiếp và đến năm 2012 thì quay lại điện Kremlin với chiến thắng cực kỳ ngoạn mục. Nhắc đến Vladimir Putin là người ta nhắc đến việc ông nhanh chóng lập lại trật tự và ổn định ở Nga sau những năm hỗn loạn thời kỳ 1990; là những cải cách để ngăn chặn các nguy cơ khủng bố cũng như sự can thiệp chính trị từ các thế lực bên ngoài và những cải cách về kinh tế giúp nước Nga phát triển, đời sống người dân ấm no và trên hết là danh tiếng ngày càng cao của nước Nga trên trường quốc tế.
Hà Trang
Nguồn: Báo Nhà báo và Công luận
Bảy năm trước, "Tiền Phong" từng kêu oan cho ông Chấn
Submitted by nlphuong on Wed, 06/11/2013 - 12:40Hơn 7 năm trước, trong số báo ra ngày 28/6/2006, Tiền Phong từng có bài điều tra kêu oan cho ông Chấn, với tiêu đề: “Có chứng cứ ngoại phạm vẫn bị tù chung thân”, ký tên Nhóm PVPL.
Đây là bài điều tra của nhà báo Đỗ Sơn, PV thường trú Bắc Giang của báo Tiền Phong thời điểm đó. Với những tít xen “Những điểm mâu thuẫn và bất hợp lý”, “Bị ép nhận tội?”, “Bỏ qua chứng cứ quan trọng nhất”, bài điều tra của Tiền Phong đã đi sâu phân tích nhiều sai sót trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử ông Nguyễn Thanh Chấn, để khẳng định có dấu hiệu khá rõ ràng ông Chấn không giết người, ai mới là thủ phạm đích thực của vụ án?
Nguồn: tienphong.vn
Bộ Y tế phối hợp với báo chí kiểm soát y đức
Submitted by nlphuong on Tue, 05/11/2013 - 20:25Ngày 4.11, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân.
Ảnh: vietinfo |
Theo Bộ Y tế, cả nước hiện có 30.000 phòng khám tư. Các đợt thanh tra gần đây đã phát hiện các vi phạm tại y tế tư nhân: hành nghề quá phạm vi cho phép, bác sĩ hành nghề không phép, không niêm yết giá, quảng bá quá phạm vi hành nghề. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết nhiều bác sĩ, bệnh viện công làm ngoài giờ tại phòng khám tư hoặc mở phòng khám ngoài giờ không thực hiện đầy đủ các quy định về cấp phép.
Theo Bộ trưởng, tới đây sẽ phối hợp với cơ quan báo chí thiết lập đường dây nóng tiếp nhận các phản ánh về các vấn đề y đức của bác sĩ trong bệnh viện công. Đồng thời sẽ thành lập nghiệp đoàn bác sĩ để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bác sĩ.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu trong quý 1/2014 Bộ Y tế ban hành thông tư hướng dẫn về việc bác sĩ công làm việc cho phòng khám tư. Các TP lớn như: Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng tiến hành rà soát, chấn chỉnh vi phạm tại các phòng khám và cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân...
Liên Châu
Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức và triển vọng
Submitted by nlphuong on Tue, 05/11/2013 - 08:25Đề cập một cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn, Hội thảo khoa học Quốc tế “Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức và triển vọng” do Hội Nhà báo Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Nhân dân, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Đại học Tổng hợp Viên (Cộng hoà Áo) đã được tổ chức tại Quảng Ninh từ ngày 29.10 đến ngày 2.11.2013.
Quang cảnh hội thảo (Ảnh: Ngọc Thành) |
"Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, báo chí truyền thông Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh cả về lý thuyết, nghiên cứu khoa học và thực tế hành nghề, cả mô hình tổ chức quản lý, đội ngũ nhà báo, kỹ thuật và công nghệ cũng như kinh tế báo chí, truyền thông.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng báo chí Việt Nam cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần có sự quan tâm nghiên cứu, chia sẻ của các nhà khoa học, các nhà báo trong nước và quốc tế như: Báo chí Việt Nam đang ở đâu trong tiến trình toàn cầu hóa? Điểm tương đồng và khác biệt trong hoạt động báo chí ở các quốc gia trên toàn thế giới? Những thay đổi của báo chí - những thách thức hiện tại và tương lai; Hoạt động đào tạo báo chí, tác động của truyền thông hiện nay đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; Những vấn đề về đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của nhà báo; Truyền thông toàn cầu và trách nhiệm của báo chí địa phương…
Nhằm mục đích tiếp cận và giải quyết những vấn đề thực tiễn báo chí đó, Hội thảo khoa học quốc tế “Báo chí trong quá trình toàn cầu hoá: Cơ hội, thách thức và triển vọng" đã thu hút hơn 70 tham luận của các giáo sư, nhà nghiên cứu, giảng viên và nhà báo từ Đại học Tổng hợp Viên – Cộng hòa Áo, Tạp chí Quan điểm toàn cầu Mỹ, Đại học Monash - Australia và các trường đại học, viện nghiên cứu cùng các cơ quan báo chí Việt Nam về các nội dung cụ thể: “Báo chí trong tiến trình toàn cầu hóa”; “Hoạt động báo chí ở Áo và Việt Nam - Những điểm tương đồng”; “Đào tạo báo chí và phát triển nghiệp vụ báo chí - Quan điểm mới về năng lực nghề nghiệp”; “Ngoại giao công chúng- Báo chí và ngoại giao”; “Những thay đổi của báo chí- Những thách thức hiện tại cho xã hội tương lai”; “Báo chí điều tra - Trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo”; “Sự thay đổi mô hình nghiên cứu báo chí, xã hội và truyền thông”; “Truyền thông toàn cầu và trách nhiệm của báo chí địa phương”.
1. Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội và thách thức đan xen
Phiên Hội thảo thứ nhất với chủ đề: “Báo chí trong tiến trình toàn cầu hóa” diễn ra tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thu hút đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà báo trong nước và quốc tế tham dự.
Cho rằng báo chí và truyền thông là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của tiến trình toàn cầu hóa, PGS.TS. Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh cần có sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về cơ hội, thách thức và triển vọng phát triển báo chí truyền thông trong quá trình toàn cầu hoá. Bởi lẽ, chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng mà xã hội truyền thông với nhiều phương thức truyền tải hiện đại đã và đang tạo ra cơ hội, triển vọng nhưng cũng tạo ra những thách thức to lớn, đe dọa sự phát triển của báo chí truyền thông ở mỗi quốc gia.
Đồng tình với nhận định của PGS.TS. Trương Ngọc Nam, nhà báo Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT& TT) cũng khẳng định: “Với sự phát triển thông tin mạng hiện nay thì báo chí không là nơi độc quyền cung cấp thông tin nữa mà cả xã hội đang tham gia vào việc cung cấp thông tin”.
Bên cạnh việc không còn “độc quyền thông tin” với sự xuất hiện, cạnh tranh gay gắt của các mạng xã hội thì báo chí truyền thông cũng đanhg đứng trước thách thức lớn về nội dung và văn hóa thông tin. Những thách thức này đặt ra yêu cầu chuyên nghiệp hóa nền báo chí và đòi hỏi các nhà báo không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng tác nghiệp. GS.TS. Gin-gen Grim (Jügen Grimm), Đại học Tổng hợp Viên trong bài tham luận “Truyền thông và sự hình thành tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa - Quan điểm quốc tế về lịch sử ở châu Âu”, cho rằng truyền thông có và cần có vai trò tích cực trong quá trình tạo ra tri thức cho nhân loại, đồng thời xóa đi những nguy cơ bạo lực, làm giàu tính nhân văn trong xã hội. Việc giữ gìn và làm sâu sắc hơn tinh thần nhân văn chính là trách nhiệm của báo chí.
Với kinh nghiệm dày dặn của một người làm báo lâu năm, nhà báo lão thành Phan Quang thừa nhận: Ít có lĩnh vực xã hội nào tri thức, lý thuyết, thực hành cập nhật nhanh như báo chí. Ông nhận định, toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển, tạo ra một xã hội mở, nhưng nếu tiếp cận thiếu chọn lọc thì sẽ gây cho xã hội bất ổn, con người sẽ ngày càng trở nên ích kỷ, vô cảm hơn. Truyền thông cần phải nỗ lực hơn trong việc loại bỏ những tiêu cực đó.
Nhấn mạnh sự phát triển của công nghệ thông tin Internet đã làm sống lại cái gọi là “không gian cộng đồng” của Nhà tư tưởng người Đức, Habermas; PGS. TS Đinh Thị Thúy Hằng, Trưởng Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) kiêm Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Báo chí (HNBVN) đề nghị: Truyền thông đang rất cần có chiến lược số, truyền thông đa phương tiện, cần phải mạnh dạn “đi ra khỏi chiếc hộp”- thói quen làm báo chí truyền thống, xóa bỏ những nếp làm việc và suy nghĩ đưa tin theo kiểu cũ để đáp ứng lực lượng khán giả, độc giả của thời đại internet.
Và theo PGS. TS Đinh Thị Thúy Hằng, trong thời kỳ toàn cầu hóa báo chí đa phương tiện sẽ trở thành xu thế phổ biến: “Truyền thông đa phương tiện cũng không phải là một lựa chọn mang tính hình thức, mà đó là yếu tố cần thiết cho việc vận hành hiệu quả một phòng tin hiện đại ngày nay trên cơ sở công nghệ, giúp cho việc tổ chức sản xuất rẻ, không tốn kém”.
Nói về sự phát triển của các loại hình báo chí hiện nay ở Việt Nam, theo PGS,TS. Đức Dũng, ở Việt Nam, tất cả các loại hình báo chí đều phát triển rất mạnh, tuy nhiên chiếm số lượng công chúng tương đối lớn hơn là lĩnh vực truyền hình. Cũng như tất cả các loại báo chí khác trên thế giới, báo chí Việt Nam đang gặp nhiều thử thách và phải thích ứng đồng thời ấn phẩm in và ấn phẩm điện tử.
Trả lời câu hỏi của đại biểu quốc tế về những ảnh hưởng tiêu cực của Intenet đối với Việt Nam, PGS,TS. Đức Dũng cho rằng, ở Việt Nam cũng có tất cả các biểu hiện như của các quốc gia khác: xâm lăng văn hóa, tuyên truyền thông tin bẩn, báo lá cải, áp đặt thông tin. Việt Nam vẫn đang cố gắng hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực này và còn phụ thuộc vào việc ứng dụng công nghệ mới.
Hội thảo còn được nghe tham luận của bà Remzie Shahini-Hoxhaj, Đại học Prishtina (Cộng hòa Áo) về “Các xu hướng truyền thông tại Kosovo” đã giới thiệu về bức tranh truyền thông của Kosovo cũng như những sự thay đổi, thách thức của truyền thông ở Kosovo trong bối cảnh toàn cầu hóa; Tham luận của của Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân về “Thách thức của Báo chí” đã nêu về sự tụt hậu về công nghệ và tư duy làm báo hiện nay, sự phân cấp giữa báo chí truyền thống với báo chí xã hội.
2. Mô hình truyền thông ở Áo và kinh nghiệm cho Việt Nam
Chiều 29.10, phiên thứ hai với chủ đề: “Hoạt động báo chí ở Việt Nam và Cộng hòa Áo, đào tạo báo chí và phát triển nghiệp vụ báo chí, quan điểm mới về năng lực nghề nghiệp, ngoại giao công chúng” đã tiếp tục diễn ra với 18 tham luận và 5 ý kiến trao đổi của các đại biểu trong nước và quốc tế.
Với tham luận về “Hệ thống truyền thông ở Áo – Truyền hình và các giá trị chung”, TS. Julia Wippersberg, Đại học Tổng hợp Viên (Cộng hòa Áo) đã đưa ra so sánh khá thú vị giữa hai mô hình truyền hình công cộng và truyền hình tư nhân của Áo. Với mô hình truyền hình công cộng thì khán giả là đối tượng chính trả tiền, ngoài ra còn thu được từ hoạt động quảng cáo, chính phủ Áo không trợ cấp. Để duy trì hoạt động các chương trình loại này phải tạo ra giá trị cho công chúng, phải có các chương trình đáp ứng cho mọi đối tượng.
Còn truyền hình tư nhân chỉ nhận được trợ cấp một phần từ chính phủ, vì vậy không nhất thiết phải tạo giá trị cho công chúng. TS. Julia Wippersberg cho biết thêm, truyền hình tư nhân ở Áo hoạt động tự do theo nhu cầu của công chúng, theo đối tượng công chúng mà họ hướng tới. Họ có thể lấy kinh phí từ quảng cáo, hoặc từ việc thu tiền của khán giả. Thử thách là làm sao tìm kiếm công chúng, tìm người quan tâm bằng cách xây dựng nhiều nội dung hấp dẫn, đáp ứng thị hiếu mới có thể giải quyết vấn đề kinh phí.
Nghiên cứu trường hợp báo Wiener Zeitung (Áo) và báo Tuổi trẻ Việt Nam, TS. Đỗ Thu Hằng – Phó Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đưa ra 4 giải pháp quản lý hoạt động tiếp nhận công chúng của các cơ quan báo chí có nòng cốt ban đầu là sản phẩm báo in. Thứ nhất,“Lấy công chúng làm yếu tố trọng tâm”: nguyên tắc hàng đầu của cơ quan báo chí và nhà báo; Thứ hai, phân khúc thị trường báo chí, định vị thương hiệu báo chí phù hợp với các bước và các yếu tố của quá trình tiếp nhận sản phẩm báo chí; Thứ ba, xây dựng nguyên tắc và kỹ năng viết báo và làm sản phẩm truyền thông tiếp cận nhu cầu công chúng; Thứ tư, coi trọng chiến lược truyền thông hình ảnh cho cơ quan báo chí và sản phẩm báo chí.
Còn theo theo GS.TS. Thomas Bauer, Đại học Tổng hợp Viên (Cộng hòa Áo), báo chí và truyền thông theo kiểu truyền thống đang bị thách thức bởi quá trình giải kiến tạo của các tổ chức báo chí (kỹ thuật, quản lý, sự chuyên nghiệp, cấu trúc công cầu, khả năng tiếp cận và cấu trúc tham gia) và giải cấu trúc thông qua các dạng thức văn hóa mới trong truyền thông xã hội (mối quan hệ, trách nhiệm, uy tín và lòng tin). GS,TS. Thomas Bauer nhận định, truyền thông là một cơ hội tìm kiếm những sự khác nhau ở các giá trị và có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Truyền thông được tạo nên từ các ý nghĩa mà chúng ta trước kia chưa hề nghĩ tới.
Hội thảo còn được nghe một số ý kiến, tham luận của các đại biểu tham dự như: ”Truyền thông và Ngoại giao – Kinh nghiệm và quan điểm” của Tiến sĩ Thomas Loidl, Đại sứ Cộng hoà Áo tại Việt Nam; “Ghi nhớ và chối bỏ - Trải nghiệm của công chúng truyền thông Do Thái và không Do Thái với sự kiện Holocaust” của ông Andreas Enzminger…
3. Vị thế của báo in trong dòng chảy toàn cầu hóa
Tiếp tục các chủ đề mà hội thảo đưa ra trong ngày làm việc đầu tiên 29.10, tại phiên làm việc ở Báo Nhân dân sáng 30.10, các đại biểu đã đưa ra những ý kiến tham luận xung quanh vấn đề báo chí trong dòng chảy toàn cầu hóa, khẳng định vai trò, vị thế của báo in trong bối cảnh truyền thông hiện nay.
Từ thực tiễn hoạt động của tờ báo là cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản, tiếng nói Nhà nước và của nhân dân Việt Nam, nhà báo Thịnh Giang – Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân đã chỉ ra những thách thức to lớn của bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện kỹ thuật đối với lĩnh vực báo in. Đó là sự cạnh tranh về thông tin, cạnh tranh về nguồn nhân lực và cạnh tranh về tiềm lực kinh tế. Tuy vậy, báo in vẫn khẳng định được vị trí và tồn tại song song cùng với các loại hình báo chí điện tử.
Thực tế cho thấy, hiện ở Việt Nam có nhiều tờ báo chạy theo thị hiếu với các đề tài giật gân, câu khách, nhiều tờ báo đứng trước nguy cơ phá sản. Trong khi đó, theo nhà báo Thịnh Giang, Báo Nhân Dân với định hướng đúng đắn đã luôn khẳng định được vị thế của mình. Báo Nhân Dân với tư cách là tờ báo chính thống của Đảng, Nhà nước và của nhân dân, hết sức coi trọng tính chính xác của thông tin, đặc biệt là thông tin về các vấn đề như chủ quyền biển đảo, vấn đề đối nội, đối ngoại, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…Hiện Báo Nhân Dân có 4 ấn phẩm báo in và sắp tới sẽ ra đời kênh truyền hình Nhân dân, dự kiến phát sóng vào ngày 21.6.2014. Báo Nhân Dân đã và đang nỗ lực không ngừng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc.
Từ thực tiền báo chí đặt ra, nhà báo Thịnh Giang cho rằng, phải chăng sự tích hợp của truyền thông đa phương tiện sẽ là một trong những hướng đi hữu hiệu đối với lĩnh vực báo in, trong bối cảnh báo in phải cạnh tranh khốc liệt với các loại hình báo chí khác?
Tiến sỹ Julia Wippersberg (Đại học Tổng hợp Viên – Áo) qua bài tham luận về “Quyền hạn, trách nhiệm và mô hình hoạt động của Thông tấn xã Áo” đã đem đến hội thảo một cái nhìn mới về sự năng động của cơ quan báo chí Áo qua cách làm kinh tế báo chí của Thông tấn xã Áo (APA).
Theo Tiến sỹ Julia Wippersberg, Hãng Thông tấn xã Áo được thành lập từ năm 1849 và đến nay đã không chỉ đơn thuần là một trung tâm báo chí mà còn là một trung tâm đào tạo, cung cấp các dịch vụ liên quan đến ngành truyền thông. Mặc dù là một tập đoàn báo chí nhà nước, nhưng APA hiện hoạt động độc lập về kinh tế. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ công về thông tin, APA còn có nhiều hoạt động có thể đem lại những nguồn thu lớn. Hiện APA có 15 tờ báo và một kênh truyền hình. APA cũng có nhiều công ty con hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Các đài truyền hình, tờ báo trực thuộc đều hoạt động theo mô hình các công ty và là các cổ đông của APA. Cuối năm nguồn lợi nhuận thu được của APA sẽ chia đều cho các cổ đông ấy. Ở APA bộ phận làm kinh tế chiếm số lượng lớn tương đương với lực lượng sản xuất tin.
Bà Julia Wippersberg cũng cho biết thêm, việc đưa tin của APA phải đảm bảo các tiêu chí nhanh và chính xác, trong đó thông tin chuẩn xác giữ vai trò tối quan trọng trong việc xây dựng lòng tin đối với công chúng và các cơ quan ở Áo. Đặc biệt mỗi thông tin sản xuất ra phải chạy được trên tất cả các nền tảng công nghệ nhằm đáp ứng được nhu cầu của cả hai thế hệ là những người sành về công nghệ và đối tượng trung thành với các loại hình thông tin truyền thống. Ngoài ra, thông tin phải gần gũi, phản ánh trung thực cuộc sống của người dân kế cả các dân tộc thiểu số.
Về quy mô sản xuất, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8.2013, Thông tấn xã Áo đã sản xuất được 150.000 tin, 38.000 bức ảnh,.... Trong đó, có khoảng 52% số tin bài do APA tự sản xuất. Cũng như ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới, báo chí Áo cũng đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các ấn phẩm ngoài biên giới đặc biệt từ Đức (Áo cũng nói tiếng Đức) đưa vào và với các nguồn tin tức từ báo điện tử và mạng xã hội. Báo in Áo đang sụt giảm doanh số từ quảng cáo, PR. Tuy nhiên vẫn có những tờ báo với chiến lược truyền thông phù hợp vẫn đứng vững trước vòng xoáy của toàn cầu hóa mà tờ Wiener Zeitung với lịch sử hàng trăm năm là một ví dụ điển hình.
Để làm rõ hơn mối liên hệ giữa báo chí Việt Nam và báo chí Áo, bà Nguyễn Thị Bích Yến (Nghiên cứu sinh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã đưa ra tham luận “Phương thức làm báo thời thị trường của Wiener Zeitung (Cộng hòa Áo) và kinh nghiệm cho báo chí Việt Nam.
Theo bà Bích Yến, tuy chính trị, văn hóa, kinh tế, báo chí truyền thông... giữa Áo và Việt Nam là khác nhau, nhưng hai nước cũng có một số điểm tương đồng, đặc biệt là vấn đề công chúng báo chí. Xu thế toàn cầu hóa truyền thông đã khiến cho công chúng các quốc gia dần không còn “biên giới cứng” trong tiếp nhận thông tin. Vì thế, quan niệm về công chúng báo chí giữa các nước trên thế giới cũng đang xích lại gần nhau.
Khuynh hướng phát triển lâu nay của nền báo chí thế giới, đó là “sự liên kết giữa kinh doanh thông tin với tư bản công nghiệp - tài chính”. Hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường phải sống được bằng việc bán báo. Các tờ báo, các tập đoàn truyền thông muốn tồn tại phải vừa biết tuân thủ các quy tắc nghiệp vụ báo chí vừa biết tuân thủ các quy luật của nền kinh tế thị trường.
Qua nhiều năm cộng tác, Bà Bích Yến Wiener cho biết, Zeitung được coi là tờ báo cổ nhất thế giới mà hiện nay vẫn tiếp tục đựợc phát hành. Qua nhiều thế kỷ, nó đã làm nên giá trị lịch sử về chính trị và lịch sử ngành báo chí Áo. Truyền thống của tờ báo đã khiến nó trở thành tài sản văn hóa vô cùng quý báu. Trải qua nhiều biến động nhưng nhờ vào sự cải tiến của các chính sách truyền thông mà tờ báo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển đến ngày nay. Để tồn tại, phát triển, giữ vững thương hiệu “lâu đời nhất thế giới” của mình, Wiener Zeitung đã luôn phải củng cố các chính sách truyền thông sao cho phù hợp với thời cuộc. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm có thể chia sẻ với báo chí Việt Nam.
Phát biểu kết luận Hội thảo, PGS,TS. Trương Ngọc Nam khẳng định, các tham luận, ý kiến bám sát chủ đề đưa ra, chia sẻ được rất nhiều quan điểm, kinh nghiệm của các cơ quan báo chí, đặc biệt là cơ quan báo chí nước ngoài. Muốn khẳng định mình, các tòa báo cần đảm bảo thông tin nhanh nhạy, chính xác, cân bằng, phải hiện đại hóa các phương thức truyền thông, xây dựng cơ sở kinh tế mạnh, dịch vụ hóa các sản phẩm truyền thông, đảm bảo tiện ích cho tiếp nhận thông tin và tăng cường tiếp cận nghiên cứu công chúng. Một giải pháp quan trọng nữa, các cơ quan báo chí phải không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ người làm báo, chuyên nghiệp hóa đội ngũ làm báo. Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã ý thức rất rõ trách nhiệm này, đang nỗ lực đổi mới công tác đào tạo báo chí đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
4. Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu thông tin trong thời đại toàn cầu hóa báo chí?
Tiếp theo ba phiên Hội thảo quốc tế tổ chức thành công tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Báo Nhân dân, sáng 31.10, phiên thứ tư Hội thảo Quốc tế với chủ đề: “Những vấn đề thực tiễn của báo chí hiện nay” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ khẳng định báo chí có chức năng quan trọng là thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội, nhưng về phần mình báo chí luôn bị xã hội tác động ngược lại, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển toàn cầu hóa hiện nay.
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã từng bước xóa nhòa “biên giới cứng” trong việc truyền bá và tiếp nhận thông tin của công chúng. Việc áp dụng rộng rãi công nghệ truyền thông hiện đại, truyền tải thông tin xuyên biên giới và hình thành mạng lưới thông tin toàn cầu đã góp phần đưa tin tức đến công chúng một cách nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách địa lý, đồng thời tạo áp lực to lớn đối với người làm báo. Để chạy đua với tốc độ, thích nghi với điều kiện toàn cầu hóa, nắm bắt xu thế phát triển của thời đại và của đất nước mình, những người làm báo phải tự hoàn thiện mình. Vượt qua được những thách thức đó, báo chí sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xã hội phát triển - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số nội dung đề mang tính thực tiễn báo chí, truyền thông như tác động của các phương tiện truyền thông mới đến hoạt động tác nghiệp của nhà báo hiện nay, toàn cầu hóa báo chí và những thách thức đối với các cơ quan báo chí địa phương, nhu cầu thông tin và sự đáp ứng thông tin của các cơ quan truyền thông báo chí…
Chia sẻ kinh nghiệm về việc sử dụng các công cụ xã hội như một kênh giao tiếp của các lãnh đạo Chính phủ Áo với người dân, bà Irene Kaufmann – Phó Văn phòng Báo chí Liên Bang, thuộc văn phòng Thủ tướng nước Cộng hòa Áo khẳng định người làm truyền thông không thể bỏ qua, cũng như không thể không quan tâm đến các công cụ truyền thông mới. Bà Irene Kaufmann cho biết thêm, ở Áo, 80% gia đình tiếp cận Internet, 60% sử dụng Internet đọc tin tức, đặc biệt tập trung ở giới trẻ. Trong tổng dân số 8,6 triệu người, có 3 triệu người sở hữu tài khoản facebook. Các Bộ ngành của nước Áo đều sử dụng các công cụ truyền thông, như trang facebook như một “kênh tương tác” để người dân Áo có thể bày tỏ ý kiến cá nhân của mình và cũng từ kênh này Chính phủ cung cấp những thông tin, sự kiện liên quan đến Đảng, Chính phủ, Thủ tướng cũng như các chính sách điều hành đến với người dân.
Đánh giá cao tham luận của bà Irene Kaufmann, bà Remzie Shahini-Hoxhaj, Đại học Prishtina cũng chia sẻ ý kiến bản thân về ngôn ngữ sử dụng trên facebook của chính phủ Kosovo và cho biết những trang facebook của những chính khách đang thu hút sự quan tâm rất lớn của công chúng.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý thông tin đối ngoại, nhà báo Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục thông tin đối ngoại đã nêu bật vai trò của thông tin, đặc điểm của thông tin, thực trạng vấn đề thông tin ở Việt Nam hiện nay và những giải pháp nâng cao chất lượng thông tin. Ông cho rằng, nhu cầu thông tin đang tăng đột biến. Tuy nhiên sự đáp ứng của các cơ quan báo chí truyền thông còn hạn chế. Ở Việt Nam đang thiếu thông tin rất nghiêm trọng, đặc biệt là các thông tin chính thống, các thông tin có độ tin cậy cao dù có hơn 64 đài truyền hình, hơn 800 cơ quan báo chí. Thiếu thông tin chính thống, thừa các thông tin vô bổ là mảnh đất mầu mỡ cho các loại tin đồn, xuyên tạc phát triển, gây nên tình trạng nhiễu loạn thông tin.
Cục trưởng Lê Văn Nghiêm đề nghị các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khi được báo chí yêu cầu phải cung cấp thông tin theo đúng luật định bởi hiện đã có quy định rõ về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số nơi cố tình né tránh không cung cấp thông tin cho báo chí, hoặc cung cấp thông tin không có giá trị sử dụng, vi phạm thời hạn công bố cung cấp thông tin. Sở dĩ vẫn còn tình trạng này là do hiện nay chưa có chế tài đối với người không cung cấp thông tin.
Để thông tin trở thành một nguồn lực phục vụ tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội đất nước, theo ông Nghiêm, cần phải tiếp tục đổi mới hệ thống thông tin, tuyên truyền, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan, cải tiến phương pháp làm truyền thông và nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cả cán bộ và người dân.
Tại diễn đàn hội thảo, một vấn đề “nóng” thu hút được sự quan tâm thảo luận sôi nổi của các đại biểu tham dự là vấn đề báo chí và biến đổi khí hậu. Trong tham luận của mình, GS,TS. Chris Nash đã đưa ra những hình ảnh, những số liệu của biến đổi khí hậu tác động không chỉ Việt Nam mà cả thế giới, được tác giả đề cập sinh động. Qua lăng kính của một nhà báo, nhà khoa học nhiều năm nghiên cứu về biến đổi khí hậu, GS.TS. Chris Nash đã cung cấp cái nhìn bao quát với những dẫn chứng tại Việt Nam, các đảo nhỏ trong lĩnh vực Thái Bình Dương và Australia. Đặc biệt, theo GS.TS. Chris Nash, có tới 70% các nhà báo Australia tỏ ra hoài nghi về tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với đời sống con người. Một số bộ phận của truyền thông Australia (và đặc biệt là News Corp) tham gia “vào việc tích cực tạo ra sự ngộ nhận và xem thường một trong những vấn đề quan trọng nhất mà Australia phải đối mặt”. Trong khi có tới 90% các nhà khoa học ở đây tin rằng biến đổi khí hậu đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn đối với loài người.
Có thể nói đối với báo chí Việt Nam biến đổi khi hậu đã được coi là một trong những nội dung cực kỳ quan trọng. Nhờ thông tin đưa của báo chí về tình hình, hiện trạng, quy mô biến đổi khí hậu đã thức tỉnh người dân, lay động các cơ quan công quyền, các doanh nghiệp, dẫn đến những thay đổi trong chính sách của chính phủ.
Một vấn đề thú vị khác được đặt ra tại Hội thảo là làm sao để công chúng quan tâm đến các tờ báo và các đài địa phương. Nhiều ý kiến cho rằng phải đưa những thông tin thời sự thiết thực đối với cuộc sống người dân mới có thể thu hút được họ. Theo kinh nghiệm của nhà báo Nguyễn Công Đán, Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Hưng Yên, luôn bám sát vấn đề thời sự được nhân dân quan tâm, phát huy bản sắc địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của nhân dân là các yếu tố có thể giúp cơ quan báo chí địa phương tồn tại trong xu thế toàn cầu hóa báo chí.
Đề cao vai trò của báo chí đối với sự phát triển của Quảng Ninh, nhà báo Nguyễn Văn Trường, Phó Tổng biên tập Báo Quảng Ninh nhận định, trong quá trình phát triển của tỉnh Quảng Ninh, báo chí không chỉ thông tin mà còn tích cực giám sát và phản biện xã hội, góp phần cho việc hình thành cơ chế, chính sách mới, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh. Ông cũng cho biết, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đánh giá cao sự đóng góp này và có nhiều hình thức thể hiện tri ân đối với các cơ quan báo chí cùng đội ngũ những người làm báo.
Các phiên thảo luận của Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức và triển vọng đã thực sự đem đến cho các nhà báo, các nhà nghiên cứu một diễn đàn hữu hiệu để chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi các kết quả nghiên cứu của mình để từ đó góp phần xây dựng và phát triển nền báo chí ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia, dân tộc, theo kịp với xu thế báo chí truyền thông hiện đại; từ đó đi đến khẳng định xu hướng toàn cầu hóa báo chí đã và đang tạo ra những thách thức to lớn đối với hoạt động báo chí trong nước và thế giới; đòi hỏi các cơ quan lãnh đạo, quản lý và những người làm báo phải có những bước chuyển mình nhanh nhạy, đúng hướng và hiệu quả.
Ngọc Quang
Nguồn: Tạp chí Người làm báo
Hai nhà báo Pháp bị sát hại trong khi đưa tin về lực lượng nổi dậy ở Mali
Submitted by nlphuong on Mon, 04/11/2013 - 12:50(ICTPress) - Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 3/11 đã họp khẩn cấp ngay sau vụ việc hai nhà báo Pháp bị bắt cóc và giết hại tại thị trấn Kidal miền Bắc Mali.
Cuộc họp có Ngoại trưởng Laurent Fabius và Bộ trưởng Tư pháp Christiane Taubira nhằm làm rõ những thông tin về vụ sát hại nói trên. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã bày tỏ phẫn nộ trước vụ sát hại hai nhà báo và đã có cuộc điện đàm với Tổng thống lâm thời Mali, Ibrahim Boubacar Keita về vụ việc mà ông gọi là "hành động hèn hạ".
Bộ Ngoại giao Pháp trước đó xác nhận hai nhà báo Claude Verlon và Ghislaine Dupont làm việc cho Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đã bị những tay súng không rõ tung tích bắt cóc sau khi họ vừa kết thúc cuộc phỏng vấn tại nhà riêng của một thành viên thuộc tổ chức ly khai có tên là Phong trào Giải phóng Dân tộc Azawad (MNLA), tổ chức đang đòi thành lập một nhà nước Tuareg độc lập tại miền Bắc Mali .
Tổ chức này kiểm soát Kidal sau khi lực lượng Pháp và châu Phi đẩy những tay súng Hồi giáo ra khỏi vùng này hồi đầu năm nay. Căng thẳng lên cao tại thành phố này kể từ khi MNLA rút khỏi tiến trình hòa bình vào tháng 9 năm nay vì cho rằng chính phủ không tôn trọng những điều khoản của thoả thuận ngừng bắn được ký hồi tháng 6.
Tháng trước, Tổng thống lâm thời Mali, Ibrahim Boubacar Keita rút ngắn chuyến đi thăm Pháp sau khi giao tranh bùng nổ giữa binh sĩ Mali và phiến quân MNLA tại Kidal.
Một phát ngôn viên của MNLA cho biết hai nhà báo này bị những kẻ bắt cóc giết gần thành phố Kidal và các binh sĩ Pháp tại Mali tìm thấy xác hai nhà báo này.
Vụ sát hại hai nhà báo Pháp diễn ra chỉ vài ngày sau khi 4 người đàn ông Pháp được trả tự do và trở về nước sau hơn ba năm bị các phần tử khủng bố có liên hệ với mạng lưới al-Qeada tại Niger, bắt giữ làm con tin.
Nhà báo Pháp Ghislaine Dupont (trái) và Claude Verlon (Ảnh: Press TV) |
Đài RFI cho biết nhà báo Ghisland Dupont 51 tuổi có nhiều năm kinh nghiệm và là một chuyên gia về châu Phi của RFI từ nhiều năm nay. Nhà báo Claude Verlon 58 tuổi, kỹ thuật viên và cũng có nhiều năm lăn lộn tại nhiều vùng đất thuộc lục địa đen. Hai nhà báo bị các tay súng bắt cóc vào 13h00 theo giờ địa phương ngày 2/11 trước cửa nhà của lãnh đạo Phong trào MNLA sau khi vừa thực hiện xong cuộc phỏng vấn để chuẩn bị cho một chương trình đặc biệt của đài RFI dự định sẽ được phát sóng vào ngày 7/11 tới.
Đây là phóng sự thứ hai của hai nhà báo tại thị trấn Kidal. Trước đó, hồi tháng 7 họ cũng đã đến đây để đưa tin về vòng một cuộc bầu cử tổng thống Mali. Sau khi có tin hai nhà báo bị sát hại, Đài RFI đã thông báo hủy chương trình dự kiến sẽ phát sóng.
Người phát ngôn Bộ Tham mưu quân đội Pháp, Đại tá Gilles Jaron, cho biết sau khi có tin hai nhà báo bị bắt cóc, quân đội Pháp tại Mali đã triển khai ngay lực lượng tìm kiếm nhưng không kịp ngăn chặn vụ sát hại. Thi thể của hai nhà báo đã được tìm thấy hơn một giờ sau đó tại phía Đông, cách thị trấn Kidal khoảng 10 km.