Syndicate content

Chuyển động ngành

"Hạt vàng Bưu điện": Phát gạo miễn phí cho người dân gặp khó

Tóm tắt: 

Chương trình "Hạt vàng Bưu điện" chung tay vì cộng đồng, vượt trên thách thức của dịch Covid-19.

Triển khai kế hoạch bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu thông qua mạng lưới bưu chính của Bộ TT&TT, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) và các đối tác như: Bảo hiểm Bưu điện (PTI), Ngân hàng SEA Bank, Nam Á Bank tổ chức chương trình "Hạt vàng Bưu điện" chung tay vì cộng đồng, vượt trên thách thức của dịch Covid-19.

Với vài trò là doanh nghiệp (DN) bưu chính quốc gia số 1 Việt Nam, thực hiện sứ mệnh vì cộng đồng, đồng thời đảm bảo an toàn mùa dịch, hỗ trợ kết nối chuỗi cung ứng dịch vụ thiết yếu, bình ổn thị trường, BĐVN tổ chức phát gạo miễn phí cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, người tàn tật, sinh viên ngoại tỉnh, người lao động tự do, người lao động bị mất việc làm tại một số địa phương bị ảnh hưởng nặng của dịch Covid-19.

Tại TP. Hồ chí Minh, Bưu điện Thành phố sẽ giành một phần gạo trong chương trình để gửi tặng và đồng hành cùng các bếp ăn từ thiện đang tổ chức nấu cơm cho tuyến đầu chống dịch và người nghèo với số lượng dự kiến khoảng 30 tấn ngay từ ngày đầu của chiến dịch 5/8/2021.

Bắt đầu từ ngày 6 - 15/8, BĐVN sẽ tổ chức đồng loạt chương trình tại 6 tỉnh thành gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang với số lượng 700 tấn gạo ngon và sẽ có hơn 233.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn được nhận gạo từ chương trình "Hạt vàng Bưu điện" tương đương 3 kg/túi/người.

Để xác định đúng đối tượng nhận theo tiêu chí tốt đẹp của chương trình là phần nào hỗ trợ những khó khăn trong cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh, BĐVN sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương để xác định đối tượng và xây dựng phương án phát tặng phù hợp đảm bảo an toàn trong phòng dịch, linh hoạt trong cách làm và đúng đối tượng cần giúp đỡ, cụ thể:

Bưu điện TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức phát gạo tại 16 điểm là các bưu cục và địa điểm khác, Bưu điện tỉnh Bình Dương, Đồng Nai tổ chức phát tối thiểu tại 6 điểm, các tỉnh còn lại sẽ linh hoạt số điểm phát tùy tình hình thực tế, ngoài ra, với lợi thế về mạng lưới chuyển phát và lực lượng Bưu tá đông đảo, các Bưu điện các tỉnh, thành phố sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương để nhanh chóng chuyển các túi gạo của chương trình đến tận tay người nhận an toàn và kịp thời.

Ngoài ra, với một số địa bàn rộng, ít người, hoặc người dân bị hạn chế đi lại trong vùng phong tỏa, bưu điện sẽ tổ chức xe phát lưu động phát gạo cho các gia đình khó khăn theo danh sách đã lập.

Tại các điểm phát gạo cố định (cây ATM gạo hoặc bàn phát trực tiếp tại Bưu cục), Bưu điện sẽ tổ chức phân luồng lối đi riêng cho từng người ra - vào nhận gạo để tránh tối đa việc tiếp xúc. Nhân viên phục vụ tại điểm và người đến nhận gạo đều được đo thân nhiệt, thực hiện các biện pháp khử khuẩn, khoảng cách theo quy định.

Với sứ mệnh phục vụ cộng đồng, trong gian khó hay dịch bệnh, BĐVN luôn phát huy vai trò dẫn dắt của DN bưu chính quốc gia, nhằm đồng hành cùng lực lượng chức năng chống dịch và đặc biệt là hỗ trợ người dân, đảm bảo cuộc sống bằng những hành động cụ thể và thiết thực:

Trong 3 tuần qua, BĐVN đã tổ chức triển khai hơn 3.400 điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu, bình ổn giá tại các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội. Đồng thời cung cấp hơn 7.100 tấn hàng hóa, lương thực, thực phẩm, rau xanh, thịt, trứng các loại cho người dân yên tâm chống dịch.

Ngoài ra, BĐVN còn đẩy mạnh cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng qua sàn TMĐT Postmart.vn. Tính riêng 3 tuần qua, sàn TMĐT Postmart.vn đã cung cấp kịp thời tới người dân 160 tấn hàng thiết yếu các loại.

Đặc biệt, từ kinh nghiệm tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, Hải Dương để hỗ trợ nông dân, hộ sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam tiêu thụ các loại nông sản, trái cây đang vào vụ thu hoạch như: nhãn, na, thanh long, xoài, bưởi, cam, dưa hấu, dừa, khoai lang… BĐVN đã hỗ trợ, hướng dẫn cho 1.500 hộ gia đình mở gian hàng trên sàn TMĐT Postmart.vn.

Theo đó, BĐVN hỗ trợ các hộ gia đình bán hàng, mở rộng kênh tiêu thụ các sản phẩm của gia đình đồng thời tổ chức các chương trình đào tạo chuyển đổi số cho bà con nông dân, đặc biệt là người dân nông thôn tiếp cận cách thức kinh doanh mới trên nền tảng số, góp phần bình ổn thị trường, giảm thiểu ùn ứ nông sản trong điều kiện dịch covid -19 vẫn còn những diễn biến phức tạp cũng nhưng đẩy nhanh quá trình số hóa nông nghiệp nông thôn.

BĐVN cho biết để tiếp cận thông tin về chương trình "Hạt vàng Bưu điện", người dân có thể trực tiếp truy cập vào fanpage Vietnam Post - Bưu điện Việt Nam, truy cập các trang thông tin chính thống của Bộ BĐVN. Bưu điện các tỉnh thành phố cũng sẽ phối hợp với các kênh phát thanh, truyền hình tại địa phương, các xã, phường để đưa thông tin về chương trình trên hệ thống phát thanh cơ sở để đông đảo bà con nhân dân được biết và tới nhận gạo./.

Nguồn: ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

100 triệu USD dành cho hệ sinh thái khởi nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương trong 3 năm tới

Tóm tắt: 

chương trình này sẽ tập trung nỗ lực vào việc phát triển 4 trung tâm khởi nghiệp bổ sung - ở Indonesia, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam - với mục tiêu tổng thể là tuyển dụng tổng cộng 1.000 công ty khởi nghiệp vào chương trình tăng tốc Spark.

Huawei vừa công bố kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp. Huawei cho biết khoản đầu tư này sẽ hướng tới chương trình Spark, nhằm xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) trong ba năm tới.

Huawei đã và đang giúp Singapore, Hong Kong, Malaysia và Thái Lan xây dựng các trung tâm khởi nghiệp. Huawei cũng cho biết chương trình này sẽ tập trung nỗ lực vào việc phát triển 4 trung tâm khởi nghiệp bổ sung - ở Indonesia, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam - với mục tiêu tổng thể là tuyển dụng tổng cộng 1.000 công ty khởi nghiệp vào chương trình tăng tốc Spark và phát triển 100 trong số đó trở thành các startup mở rộng (scale-up). 

Huawei cũng vừa khởi động Chương trình hợp tác và đổi mới trên nền tảng Cloud-plus-Cloud, nhằm tăng cường hỗ trợ hơn nữa cho các công ty khởi nghiệp trên toàn thế giới. Huawei sẽ nỗ lực không ngừng và tận dụng danh mục kinh doanh hoàn chỉnh của mình trong không gian hợp tác Cloud-plus-Cloud để thúc đẩy đổi mới công nghệ, dịch vụ toàn cầu và địa phương cũng như hệ sinh thái kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp.

Ba sáng kiến bổ sung trong Chương trình Spark Châu Á - Thái Bình Dương đã được Huawei đưa ra tại sự kiện: Chương trình Nhà phát triển Spark, nhằm nuôi dưỡng hệ sinh thái nhà phát triển do HUAWEI CLOUD hỗ trợ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Chương trình Spark Pitstop, được thiết kế để tham gia và hỗ trợ các công ty khởi nghiệp trên HUAWEI CLOUD nhằm tăng tốc phát triển sản phẩm; và Chương trình Sáng tạo Spark (SIP), tập trung vào việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới thông qua hệ sinh thái khởi nghiệp Spark.

Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Thành viên HĐQT Huawei Catherine Chen đã chia sẻ về tầm quan trọng của các công ty khởi nghiệp đối với sự tiến bộ xã hội và những gì Huawei đang làm để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp: " Các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ là những người đổi mới, đột phá và tiên phong trong thời đại của chúng ta. 34 năm trước, Huawei là một công ty khởi nghiệp chỉ với 5.000 USD vốn đăng ký. Gần đây, chúng tôi đã suy nghĩ: Làm thế nào chúng tôi có thể tận dụng kinh nghiệm và nguồn lực của mình để giúp nhiều công ty khởi nghiệp hơn giải quyết những thách thức của họ? Làm như vậy sẽ cho phép họ nắm bắt các cơ hội do chuyển đổi số mang lại, đạt được thành công trong kinh doanh và phát triển các sản phẩm và giải pháp sáng tạo hơn cho thế giới."

Ngày càng có nhiều công ty khởi nghiệp theo đuổi kỹ thuật số hóa đầu cuối khi họ hướng tới một thế giới thông minh, được kết nối toàn vẹn. Cơ sở hạ tầng HUAWEI CLOUD hoạt động cùng với Dịch vụ Di động của Huawei để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp từ tất cả các ngành. Các dịch vụ đám mây của Huawei giúp các nhà phát triển và đối tác thống nhất các tài khoản, nền tảng phát triển cũng như phân phối và vận hành ứng dụng. HMS hiện là hệ sinh thái ứng dụng di động lớn thứ ba thế giới và đang giúp nhiều công ty khởi nghiệp mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu. Hiện tại, 4,5 triệu nhà phát triển từ hơn 170 quốc gia và khu vực dựa vào HMS.

Huawei đã công bố hàng loạt thông báo với kế hoạch cung cấp cho các nhà phát triển quyền truy cập vào mạng lưới đối tác kênh toàn cầu của mình, bao gồm 50 hãng viễn thông hàng đầu thế giới và các tổ chức ngân hàng địa phương. Cuối cùng, về phát triển nhân tài, Huawei sẽ xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo dành cho nhà phát triển HMS để ươm mầm tài năng trong tương lai với sự hợp tác của 210 trường đại học hàng đầu trên khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Bộ TT&TT công bố gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông gần 10.000 tỷ đồng

Tóm tắt: 

Chiều ngày 2/8/2021, Bộ TT&TT đã chính thức công bố gói hỗ trợ của các doanh nghiệp (DN) viễn thông chung tay cùng nhân dân vượt qua đại dịch Covid-19.

Chiều ngày 2/8/2021, Bộ TT&TT đã chính thức công bố gói hỗ trợ của các doanh nghiệp (DN) viễn thông chung tay cùng nhân dân vượt qua đại dịch Covid-19.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng công bố gói hỗ trợ của các doanh nghiệp (DN) viễn thông chung tay cùng nhân dân vượt qua đại dịch Covid-19.

Phát biểu tại Lễ công bố, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về hỗ trợ người dân trong đợt bùng phát dịch Covid lần thứ tư, được sự thống nhất của Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ TT&TT, các DN viễn thông nước nhà đã có gói hỗ trợ, khuyến mại tới 10.000 tỷ đồng trong 3 tháng, để hỗ trợ người dân dùng dịch vụ viễn thông nhiều hơn.

Bộ trưởng nhấn mạnh, trong lúc khó khăn này, liên lạc viễn thông, Internet nhiều khi là cách thức duy nhất để chúng ta, để chính quyền kết nối được với người dân. Người dân dùng nhiều hơn dịch vụ viễn thông, Internet tức là chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn. Covid là cú huých mạnh mẽ để thúc đẩy chuyển đổi số. Việc tăng 50% dung lượng nhưng phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng sẽ là thách thức với các nhà mạng. Nhưng đây là cơ hội tốt để các nhà mạng tăng đầu tư, tối ưu mạng lưới để chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn phát triển sau Covid.

"Ngành TT&TT cũng đang căng mình đảm bảo thông tin liên lạc, chuyển phát hàng hóa đến các hộ gia đình, đảm bào không gian mạng lành mạnh, lan tỏa năng lượng tích cực, kinh nghiệm tốt về phòng chống dịch, phát triển các nền tảng công nghệ số, các phần mềm để hỗ trợ toàn quốc phòng chống dịch", Bộ trưởng cho biết.

Theo Cục trưởng Cục Viễn thông Hoàng Minh Cường, ngay từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, Bộ TT&TT đã khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn các DN viễn thông đồng hành cùng Chính phủ thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân, DN và toàn xã hội trong công tác phòng chống dịch Covid-19 bằng nhiều hình thức khác nhau, từ giảm giá gói cước, hỗ trợ data, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, xây dựng nhiều nền tảng công nghệ nhằm phòng, chống dịch bệnh,… cho tới việc đóng góp trực tiếp hơn 1.000 tỷ đồng vào Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19.

Các hình thức hỗ trợ sẽ bao gồm: Các DN Viettel, VNPT, CMC, MobiFone, Vietnam Mobile sẽ tiếp tục duy trì tăng gấp đôi băng thông với giá không đổi, SCTV giảm 25% cước dịch vụ Internet cáp quang nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập, làm việc trực tuyến tại nhà; tặng thêm 50% dung lượng data cho tất cả các gói cước mà khách hàng đang sử dụng hoặc đăng ký mới với mức giá không đổi; giảm giá tới 50% đối với các gói cước data VX3, VX7 hỗ trợ người dân có thể tiếp cận sử dụng dữ liệu với chi phí tiết kiệm, cụ thể: gói VX3 (6GB/3 ngày) giảm từ 20.000 đồng còn 10.000 đồng; gói VX7 (10GB/7 ngày) giảm từ 35.000 đồng còn 20.000 đồng; đồng thời các DN sẽ tiếp tục đóng góp vào Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19 từ việc trích 5.000 đồng với mỗi gói cước VX3/VX7 được đăng ký/gia hạn thành công...

Bên cạnh đó, các DN viễn thông sẽ vẫn tiếp tục duy trì miễn phí truy nhập tốc độ cao đến các trang thông tin điện tử của Bộ Y tế, ứng dụng Bluezone; Miễn phí cước thoại đến các đường dây nóng phòng, chống Covid-19… Đối với khách hàng ở các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16/CT-TTg, các DN gồm: Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnam Mobile sẽ tặng mỗi khách hàng 50 phút gọi nội mạng, giúp người dân giữ liên lạc với người thân hàng ngày.

Theo kế hoạch, các gói hỗ trợ này sẽ được triển khai từ tuần này và kéo dài trong 3 tháng.

Trước đó, từ đầu năm 2020, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các DN viễn thông thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, người dân và tuyến đầu chống dịch bằng nhiều hình thức khác nhau như: Đóng góp trực tiếp vào Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19, giảm giá gói cước, hỗ trợ data, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, xây dựng nhiều nền tảng công nghệ nhằm phòng, chống với dịch bệnh… Tổng giá trị hỗ trợ từ đầu năm 2020 tới nay đã lên đến gần 23.000 tỷ đồng, điển hình 3 DN gồm: Viettel, VNPT, Mobifone đã đóng góp gần 21.000 tỷ đồng cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19./.

Nguồn ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Phát hành báo điện tử, hướng đi mới của Bưu điện Việt Nam

Tóm tắt: 

Lần đầu tiên, một tờ báo điện tử được phát hành thông qua Bưu điện. Phát hành chuyên mục VietNamNet Premium chính là khởi đầu một dịch vụ mới của Vietnam Post.

Lần đầu tiên, một tờ báo điện tử được phát hành thông qua Bưu điện. Phát hành chuyên mục VietNamNet Premium chính là khởi đầu một dịch vụ mới của Vietnam Post.

Độc giả quét mã để đăng ký thuê bao của chuyên mục VietNamNet Premium

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, báo điện tử ngày càng chiếm ưu thế vượt trội, đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc về tính thời sự, khả năng tương tác đa chiều và sự sáng tạo cao. Tuy vậy, có một thực tế là phần lớn các tờ báo hiện nay vẫn đang loay hoay với bài toán đa dạng hóa nguồn thu mà cụ thể hơn là làm sao để thu phí độc giả.

Trên thế giới, mô hình thu phí báo chí đầu tiên được triển khai từ cách đây hơn 20 năm và hiện nay đã có một số tờ báo đạt được những thành công bước đầu. Tại Việt Nam, việc đọc báo online trả tiền chưa được triển khai phổ biến và vẫn còn là điều khá mới mẻ với độc giả. Tuy nhiên, một số lớp độc giả nhất định hiện đã biết và tiếp cận với việc thu phí trả tiền khi đọc báo online.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc thu phí người đọc của các tờ báo online là bởi độc giả đã quen với các tin tức miễn phí. Đó là lý do không nhiều người tin tưởng vào sự thành công của việc thu phí các tờ báo online. Tuy vậy, đọc báo trả tiền sẽ trở thành xu hướng chung và ngày càng phát triển. Lượng độc giả trả tiền để đọc báo online chắc chắn cũng sẽ tăng dần lên trong thời gian tới.

Theo ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc Tổng công ty khi người đọc nhận được thông tin mình mong muốn, việc bỏ ra một số tiền nhất định để trả phí cho các nội dung chất lượng cao sẽ không phải là vấn đề quá lớn. Bên cạnh đó, việc trải nghiệm đọc báo không có quảng cáo cũng sẽ tạo được sự hài lòng, dễ chịu với rất nhiều độc giả.

Tháng 7 vừa qua, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Báo VietNamNet đã ký thỏa thuận hợp tác và triển khai hợp đồng hợp tác phát triển chuyên trang báo điện tử chất lượng cao có thu phí VietNamNet Premium.

Phát hành báo giấy đã từng là mảng kinh doanh truyền thống của ngành bưu điện. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên những người bưu điện đứng ra đảm trách khâu phát hành của một tờ báo online.

Từng chỉ phát hành báo giấy, nhưng nhân viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam giờ đây còn có thêm một công việc mới, đó là hướng dẫn người dân làm quen việc trả tiền để đọc báo online.

Đây cũng là cú hích để Bưu điện Việt Nam số hóa lĩnh vực phát hành báo chí. Đó cũng là lý do Vietnam Post đã trở thành tổng đại lý thu phí của chuyên trang VietNamNet Premium.

Lãnh đạo Tổng công ty Vietnam Post đã trực tiếp giao việc phát triển thuê bao VietNamNet Premium cho công ty Phát hành Báo chí Trung ương. Đây là đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm gần 70 năm cung cấp dịch vụ phát hành báo chí.

Cùng với đó, để triển khai vai trò của một tổng đại lý thu phí cho VietNamNet Premium, Vietnam Post đã xây dựng lực lượng bán hàng theo từng cấp quản lý, từ cấp tổng công ty đến bưu điện tỉnh/thành phố, bưu điện huyện và tới tận cùng là các điểm bưu điện văn hóa xã.

Sau gần 1 tháng trải nghiệm chuyên mục VietNamNet Premium, Tổng giám đốc Chu Quang Hào cho biết, lượng thông tin trên ấn phẩm này rất phong phú, đa dạng. Mỗi ngày có tới 6 bài viết về các lĩnh vực của cuộc sống được cung cấp cho bạn đọc với nhiều thể loại bình luận, phóng sự… Thông tin trong nhiều bài báo được đầu tư và xử lý chính xác, chuyên nghiệp và rất đáng tin cậy.

VietNamNet Premium đã được đầu tư khá công phu cả về mặt nội dung thông tin lẫn hình thức thể hiện. Các bài báo được các cây viết sắc sảo thực hiện bằng niềm đam mê với nhiều phong cách khác nhau. Nhiều bài viết theo lối kể một câu chuyện nên khá hấp dẫn người đọc.

Chính vì vậy, mặc dù VietNamNet Premium là một dịch vụ mới, Vietnam Post rất tự tin và đặt mục tiêu sẽ kích hoạt 10.000 tài khoản trong 3 tháng đầu triển khai. Nhìn về tương lai xa hơn, Vietnam Post có tham vọng kích hoạt 100.000 tài khoản VietNamNet Premium đến cuối năm 2022 và đến cuối năm 2023 là 1 triệu tài khoản lũy kế.

PV

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi đồng bào cả nước

Tóm tắt: 

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

"Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài,

Trong thời gian qua, trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ đạo về tăng cường công tác phòng, chống dịch, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội; ban hành kịp thời nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19...

Các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân cả nước đã chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt như giãn cách, cách ly xã hội, "chiến lược vaccine," "vaccine và biện pháp 5K"... để phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh, bước đầu đã thu được một số kết quả tích cực.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt hoan nghênh, biểu dương và đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của nhân dân trong nước, đồng bào ta ở nước ngoài đã phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái; cảm ơn cộng đồng quốc tế đã đồng hành, ủng hộ, chung tay góp sức cùng Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch; biểu dương sự vào cuộc kịp thời, tích cực của cả hệ thống chính trị đã góp phần kiềm chế, ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh; phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Hiện nay, tình hình đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan rất nhanh, gây tổn hại lớn về sức khỏe và tính mạng của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế-xã hội và mọi mặt của đời sống.

Với tinh thần "chống dịch như chống giặc," bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi tha thiết kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng.

Tôi yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 từ Trung ương tới cơ sở phải quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo; tập trung cao nhất công sức, thời gian, ưu tiên mọi nguồn lực; chủ động nắm chắc và dự báo, kiểm soát tốt tình hình; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với diễn biến mới của dịch bệnh; linh hoạt, sáng tạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công việc hệ trọng này.

Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, cả nước góp sức, toàn Đảng, toàn dân đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động, cùng với sự giúp đỡ chí tình của đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19 và phải chiến thắng cho bằng được, góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ vang của Đất nước ta, Dân tộc ta!"./.

Theo TTXVN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Bưu điện thiết lập hơn 500 điểm bán hàng thiết yếu tại các tỉnh phía Nam

Tóm tắt: 

Sau gần 1 tuần tăng cường cung cấp hàng thiết yếu, đặc biệt là cung cấp thực phẩm tươi sống tại các tỉnh phía Nam, Bưu điện Việt Nam (BĐVN) đã phần nào xóa đi nỗi lo của người dân về nguồn cung cấp nhu yếu phẩm, thực phẩm thiết yếu trong dịch Covid-19.

Sau gần 1 tuần tăng cường cung cấp hàng thiết yếu, đặc biệt là cung cấp thực phẩm tươi sống tại các tỉnh phía Nam, Bưu điện Việt Nam (BĐVN) đã phần nào xóa đi nỗi lo của người dân về nguồn cung cấp nhu yếu phẩm, thực phẩm thiết yếu trong dịch Covid-19.

Khi người dân cần, BĐVN có mặt

Ngay sau khi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, BĐVN đã lập tức vào cuộc, tăng cường các giải pháp để cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân.

Theo Tổng giám đốc Tổng công ty BĐVN Chu Quang Hào, phát huy vai trò doanh nghiệp (DN) bưu chính quốc gia, với thế mạnh về mạng lưới phủ rộng đến từng xã, phường cùng kinh nghiệm phân phối hàng hóa tiêu dùng từ nhiều năm và khả năng tìm kiếm nguồn hàng phù hợp, các bưu điện tỉnh, thành phố đã nhanh chóng cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho người dân. Việc cung cấp hàng hóa được thực hiện theo các hình thức: bán hàng trực tiếp tại các bưu cục, bưu điện Văn hóa xã, các điểm phục vụ bán hàng lưu động; liên lạc trực tiếp qua bưu tá, hotline của bưu cục và sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart.vn.

Tính đến nay, BĐVN đã thiết lập hơn 500 điểm bán hàng hóa thiết yếu và bình ổn giá tại các tỉnh phía Nam. Toàn bộ các sản phẩm bình ổn giá đều có mức giá thấp hơn hoặc bằng giá bán được theo quy định do các Sở Công Thương chỉ đạo.

Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, địa phương nóng nhất về nhu cầu các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là nhóm các mặt hàng lương thực, rau xanh, thịt, trứng… Bưu điện Thành phố đã bố trí 179 điểm cung cấp hàng hóa để phục vụ người dân toàn thành phố. Sau 5 ngày triển khai cung ứng hàng hóa thiết yếu, đã có gần 20 tấn gạo, hơn 300kg thịt tươi, 5.000 quả trứng gà và hơn 26 tấn rau củ quả sạch được tiêu thụ. Tất cả những mặt hàng cung ứng qua hệ thống bưu điện được đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng.

Cùng với Bưu điện TP. Hồ Chí Minh, các địa phương khác cũng ghi nhận sản lượng tiêu thụ tương đối lớn ngay trong những ngày đầu triển khai bán hàng. Điển hình như Bưu điện tỉnh Bình Dương mỗi ngày tiêu thụ gần 6 tấn rau củ quả, hơn 300kg thịt gà và thịt heo các loại; Bưu điện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mỗi ngày cũng cung cấp hơn 10.000 quả trứng, gần 2.5 tấn rau xanh và 5 tấn hoa quả…

Sự vào cuộc nhanh chóng của BĐVN đã giúp xóa tan nỗi lo về nguồn cung cấp thực phẩm và ổn định tâm lý, an tâm chống dịch của người dân thành phố.

Để đảm bảo nguồn cung dồi dào, hàng hóa đa dạng, bưu điện các tỉnh thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa phương cùng các nhà cung cấp lớn, uy tín. Do đó, trong những ngày qua, dù việc vận chuyển có gặp khó khăn, nhưng lượng hàng hóa vẫn luôn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của nhiều người dân trên địa bàn.

Bà Nguyễn Thị Thu Vân, Giám đốc Bưu điện TP. Hồ Chí Minh cho biết, các điểm bán hàng bình ổn trong thời gian này đơn vị không đặt mục tiêu lợi nhuận mà muốn nâng cao tinh thần phục vụ cộng đồng thực hiện sứ mệnh của BĐVN.

"BĐVN là thương hiệu lớn, được khách hàng tin tưởng, ủng hộ trong nhiều năm qua. Do đó, các điểm bán hàng bình ổn được triển khai trong giai đoạn này thêm một lần nữa khẳng định vai trò và trách nhiệm của Bưu điện trong phục vụ cộng đồng", bà Nguyễn Thị Thu Vân, chia sẻ.

Tối ưu hóa sàn TMĐT Postmart.vn trong mùa dịch

Trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, việc mua hàng qua sàn TMĐT Postmart.vn hoặc các kênh bán hàng online của các bưu điện tỉnh, thành phố không chỉ giúp người dân mua hàng nhanh hơn mà còn hỗ trợ tối đa công tác phòng chống dịch.

Người dân tại các tỉnh thành phố có thể đặt hàng thông qua sàn TMĐT Postmart.vn hoặc qua Fanpage của các bưu điện tỉnh thành phố, thậm chí của các bưu cục gần nhất. Qua đó, giúp đảm bảo an toàn sức khỏe, hạn chế việc di chuyển và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo khi tiếp xúc.

Sàn TMĐT Postmart.vn đang cung cấp hàng nghìn mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu, đặc biệt là các loại thực phẩm chế biến và nông sản trên toàn quốc. Ngoài ra, sàn cũng đang cung cấp các loại trái cây tươi như: nhãn lồng Hưng Yên, nhãn Đồng Tháp, na Lạng Sơn,…

BĐVN cam kết hàng hóa dù mua trực tiếp tại các điểm phục vụ hay qua sàn TMĐT đều được lực lượng chuyển phát nhanh chóng giao hàng theo đúng thời gian quy định và đến đúng địa chỉ khác hàng yêu cầu, đặc biệt là với những mặt hàng tươi sống.

Phục vụ cộng đồng, gắn kết mọi người bằng dịch vụ chất lượng, thân thiện, hiện đại, mang lại trải nghiệm và giá trị khác biệt cho khách hàng không chỉ là sứ mệnh của DN bưu chính hàng đầu Việt Nam, mà cao hơn cả BĐVN đã mang lại cho người dân tại các vùng dịch sự yên tâm tuyệt đối, xóa tan những lo lắng về cuộc sống đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch./.

Nguồn: ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Covid-19 là cú huých mạnh để thay đổi nhanh, theo hướng xanh hơn và số hơn

Tóm tắt: 

Ngày 16/7/2021, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác TT&TT 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.

Ngày 16/7/2021, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác TT&TT 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021. Tạp chí TT&TT giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội nghị.

7 công việc quan trọng từ nay đến cuối năm

Tôi xin nói một ít số liệu về viễn thông để thấy xu thế chung của cả ngành TT&TT của chúng ta.

Doanh thu viễn thông tăng trưởng 5%, chủ yếu là do băng rộng di động (tăng 14%) và băng rộng cố định (tăng 8%), nhưng thoại và nhắn tin sụt giảm mạnh (giảm 11%). Như vậy, muốn tăng trưởng cao thì phải có không gian mới, không thể chỉ dựa trên thị trường truyền thống. Tức là phải mở rộng khái niệm về viễn thông nếu muốn tăng trưởng trên 10%.

Tốc độ băng rộng, cả cố định và di động đều tăng 35%, nhưng thứ hạng quốc gia vẫn xung quanh Top 60. Vì vậy, các nhà mạng vẫn phải chú trọng nhiều hơn nữa vào chất lượng dịch vụ. Mục tiêu của chúng ta là vào Top 50 rồi 30. Bộ đã hoàn thiện hệ thống đo lường và sẽ tiến hành đo và công bố hàng quí.

Các loại rác viễn thông có xu thế giảm. Sim rác giảm 60%. Số người dân phàn nàn về tin nhắn rác giảm 70%. Số cuộc gọi rác giảm 30%. Nhưng các loại rác viễn thông vẫn là vấn nạn cho người dân.

Tôi xin nhắc mấy việc quan trọng từ nay đến cuối năm: Thứ nhất, hoàn thiện các nền tảng công nghệ số tập trung toàn quốc để giúp các tỉnh thành phòng chống covid; Thứ hai, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 mới đạt 41%, mục tiêu là 100%; Thứ ba, đưa các trợ lý ảo vào hoạt động để hỗ trợ cán bộ, công viên chức nhà nước; Thứ tư, cấp tần số 4/5G; Thứ năm, tập trung xây dựng các sàn nông sản thành các sàn thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam; Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống đo lường giám sát không gian báo chí và không gian mạng (KGM); Thứ bảy, tận dụng cơ hội Covid để đẩy nhanh CĐS toàn dân và toàn diện, coi đây là cú huých trăm năm.

Phòng chống Covid trong tình hình mới

Thành lập bộ chỉ huy tiền phương do đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chỉ huy để hỗ trợ các tỉnh phía Nam dùng tối đa công nghệ trong tất cả các khâu phòng chống dịch. Và cũng qua đây để thực hiện CĐS các tỉnh này. Huy động tất cả các doanh nghiệp công nghệ số cùng nhau hiệp lực xung quanh Trung tâm quốc gia về công nghệ phòng chống Covid. Các Sở TT&TT phải tích cực, chủ động, đóng vai trò nòng cốt về sử dụng công nghệ trong phòng chống Covid. Các công nghệ được phát triển theo hướng nền tảng số dùng chung toàn quốc, dữ liệu tập trung và kết nối. Phục vụ cho tất cả các khâu phòng chống dịch, từ nhập cảnh, tới xét nghiệm, truy vết, cách ly và tiêm vắc xin, cũng như cấp chứng nhận tiêm và hộ chiếu vắc xin. Đây có thể là Trung tâm quốc gia về công nghệ phòng chống dịch đầu tiên trên thế giới. Trung tâm quốc gia này sẽ được sử dụng lâu dài để phòng chống các loại dịch bệnh khác trong tương lai.

Báo chí vừa qua đưa nhiều tin về dịch gây hoang mang cho người dân, tỷ lệ tin gây hoang mang chiếm tới trên 20% tổng số tin về Covid. Bộ Y tế và Bộ TT&TT đã thống nhất format mới về đưa tin cho báo chí theo hướng nhiều thông tin hơn, chứ không chỉ là số ca nhiễm, phân tích nhiều hơn, có nhìn rộng ra tình hình phòng chống dịch của thế giới. Đưa tin để người dân biết cách phòng chống dịch để tuân thủ. Đưa tin để những kinh nghiệm tốt được chia sẻ, vì chống dịch Covid là chưa có tiền lệ. Đưa tin để người dân có niềm tin và ủng hộ chính quyền chống dịch. Đưa tin để tinh thần tương thân tương ái Việt Nam được lan toả. Đưa tin để Việt Nam tận dụng cơ hội Covid để chuyển đổi nhanh lên môi trường số, để sau Covid chúng ta sẽ xuất hiện ở một trạng thái mới - một xã hội được số hoá toàn diện.

Chúng ta đã đi qua 6 tháng đầu của năm 2021. Chúng ta đã hy vọng năm 2021 sẽ tốt đẹp hơn, sẽ may mắn hơn, đại dịch sẽ lắng xuống. Nhưng đã không như vậy. Vậy thì chúng ta phải tạo ra tương lai tốt đẹp hơn thay vì đợi nó đến.

Tương lai của bưu chính là thương mại điện tử và logistics

Lĩnh vực bưu chính đã tìm thấy tương lai của mình là thương mại điện tử và logistics. Thị trường này là 70 - 80 tỷ đô la vào năm 2025. Vụ vải Bắc Giang đã mang đến niềm tin từ một sàn nông sản nhỏ bé có thể phát triển thành sàn TMĐT Việt Nam cho VNPost và ViettelPost. Chiến lược nông thôn bao vây thành thị sẽ lại một lần nữa thành công. Các công nghệ số mới, nhất là AI, đã mở ra một tương lai mới cho TMĐT. Khách hàng của các sàn TMĐT sẽ không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm mà nói bằng ngôn ngữ tự nhiên: tôi có 60.000 đồng và tôi muốn có 2kg vải nhưng ở những cành trên cao nhiều ánh mặt trời và thời gian giao hàng không quá 2 ngày. Và sàn TMĐT sẽ cho bạn nhìn thấy những quả vải mà bạn muốn mua. Thí dụ, nếu chỉ chiếm 5% thị phần TMĐT và logistics thì năm 2025, Viettel Post hoặc VNPost đã có doanh thu 4 tỷ USD. Hãy hình dung ra tương lai và xắn tay áo lên.

Viễn thông hãy đầu tư và tìm thị trường

Viễn thông thì không thể có hơn 125 triệu thuê bao di động. Đã 5 năm nay, thị trường đó hầu như không tăng. Nhưng lại có thể có thêm 250 triệu thuê bao IoT. Có thêm 50 triệu thuê bao trên các nền tảng số. Đó là câu chuyện của 5 năm tới. Mọi người sẽ hỏi lấy đâu ra? Do chúng ta nghĩ ra thôi. Hãy tưởng tượng nhưng với một điều kiện duy nhất là các thuê bao mới đó phải mang lại giá trị cho khách hàng.

Thị trường Cloud sẽ là 5 tỷ đô la vào năm 2025. Vậy, các doanh nghiệp viễn thông sẽ chọn bao nhiêu, 10% hay 80%? Nếu là 80% thì không gian mới cho các doanh nghiệp viễn thông sẽ là 4 tỷ đô la. Vậy thì hãy đầu tư và hãy làm thị trường.

Vậy, các doanh nghiệp viễn thông lớn hãy đừng lập kế hoạch tăng trưởng 3-5%/năm nữa mà hãy là 10-15%/năm.

An toàn thông tin tạo tương lai

Nếu lĩnh vực an toàn thông tin chỉ tập trung vào các tổ chức thì doanh thu cũng sẽ nhanh chóng tới giới hạn. Trong đời thực, mỗi gia đình đều mua một cái khoá. Vậy mà trong thế giới ảo, có bao nhiêu máy điện thoại thông minh đã mua một cái khoá? Tai nạn trên không gian mạng là hàng ngày và rất nhiều là bởi vì, hầu như tất cả các căn hộ trên đó đều cửa mở không khoá. Trong khi đó, gần như toàn bộ cuộc sống của chúng ta đã chuyển qua đó. Vậy thì hãy bảo vệ 125 triệu máy điện thoại thông minh và hàng chục triệu PC, Ipad đi. Tăng trưởng sẽ không phải 25% mà sẽ là 50-60%. Một lần nữa, hãy tưởng tượng và tạo ra tương lai.

Chuyển đổi số là toàn dân và toàn diện

Ứng dụng CNTT thì nay là chuyển đổi số (CĐS). CĐS thì là toàn dân và toàn diện. Toàn dân là 100 triệu dân. Toàn diện là tất cả các lĩnh vực. Vậy thị trường đó lớn cỡ nào? Nó lớn đến mức tưởng tượng cũng không ra. Vậy chỉ là làm thôi. Và luôn nhớ, giá trị mà chúng ta tạo ra cho khách hàng phải luôn lớn hơn chi phí mà họ bỏ ra cho chúng ta. Nếu với tư duy này thì thị trường CĐS của chúng ta là vô hạn. Vì khách hàng càng chi nhiều cho CĐS thì càng được hưởng lợi nhiều hơn.

Tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp ICT có thể lớn hơn 15%

Make in Vietnam là công nghiệp điện tử IoT, là thiết bị viễn thông, là thiết bị y tế, là công nghệ thông tin hoá lĩnh vực công nghiệp, là tất cả những gì mà chúng ta thiết kế và làm ra ở Việt Nam. Sự tưởng tượng ở đây cũng là vô hạn. Và cũng chỉ phải tuân thủ một nguyên tắc bất biến là, giá trị mà sản phẩm Make in Vietnam tạo ra cho khách hàng phải lớn hơn giá mà họ bỏ ra mua sản phẩm. Và con số 100 ngàn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vào năm 2025 chắc sẽ là con số nhỏ. Và tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp ICT có thể lớn hơn 15% như hiện nay.

Báo chí quay về với những giá trị cốt lõi nhất của báo chí, của báo chí cách mạng Việt Nam

Báo chí gần chục năm qua đã giảm gần 3 lần nguồn thu và lâm vào khó khăn. Vậy có cách nào để nguồn thu tăng 3 lần không? Nếu vẫn cứ là quảng cáo dựa trên view thì chắc là sẽ giảm. Nếu vẫn cứ bảo hộ ngược, tức là ưu ái các nền tảng xuyên biên giới và siết chặt báo chí trong nước, thì chắc không phải giảm 3 lần mà sẽ là 4-5 lần. Nếu cứ tiếp cận khách hàng thông qua các nền tảng của doanh nghiệp khác, nhất là các nền tảng xuyên biên giới, thì không phải giảm 4-5 lần mà tờ báo sẽ biến mất. Nếu vẫn để người khác quảng cáo gì cũng được trên mặt báo của mình thì tờ báo sẽ không còn thương hiệu nữa. Nếu cứ tiếp tục giật tít, câu view thì thành lá cải. Mà lá cải thì giá cũng lá cải thôi. Nếu vẫn tiếp tục đưa tin ai, ở đâu, làm gì, khi nào thì tờ báo chắc không thể bằng một phần ngàn mạng xã hội (MXH), vì họ có hàng chục triệu phóng viên ở khắp mọi nơi.

Vậy thì báo chí sẽ làm gì? Làm ngược lại những gì đang làm. Và quay về với những giá trị cốt lõi nhất của báo chí, của báo chí cách mạng Việt Nam. Quay về để đi xa hơn. Chỉ có quay về thì mới biết đường đi. Và đường đi đó có thể là vừa làm giống, vừa làm khác với MXH. Làm giống là hãy biến mỗi tờ báo thành một MXH nhỏ. Làm giống là tờ báo phải công nghệ nhiều hơn (15-30% lao động là dân công nghệ). Làm khác là tin xác thực, là phân tích, là dữ liệu nhiều hơn, là dẫn dắt, định hướng, là giải pháp nhiều hơn. Làm khác là nguồn thu không chỉ dựa vào quảng cáo.

Đã đến lúc tất cả chúng ta cùng nhau suy nghĩ lại những việc mình đang làm, những cách mình đang làm. Cái bất biến là mục tiêu chứ không phải cách làm. Cuộc CMCN 4.0 đang tạo ra cơ hội cho những thay đổi lớn. Covid-19 là cú huých mạnh để thúc đẩy chúng ta thay đổi nhanh hơn, theo hướng xanh hơn và số hơn. Tất cả chúng ta hãy cùng suy nghĩ để kiến tạo một tương lai mới cho chính mình./.

Nguồn: ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Người dân TP. Hồ Chí Minh có thể ra bưu điện mua hàng thiết yếu

Tóm tắt: 

179 điểm bán một số hàng hóa thiết yếu và 22 điểm bán hàng bình ổn giá trên địa bàn TP. HCM đã được Bưu điện Việt Nam (BĐVN) phối hợp với Sở Công thương Thành phố kích hoạt để phục vụ đông đảo người dân.

179 điểm bán một số hàng hóa thiết yếu và 22 điểm bán hàng bình ổn giá trên địa bàn TP. HCM đã được Bưu điện Việt Nam (BĐVN) phối hợp với Sở Công thương Thành phố kích hoạt để phục vụ đông đảo người dân.

Bưu điện TP.HCM chuẩn bị nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để phục vụ người dân

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, nhằm chia sẻ với các cơ quan chức năng trong việc bình ổn thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu, giúp người dân có thể vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh, Bưu điện TP.HCM đã tổ chức cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm tại các điểm phục vụ.

Theo đó người dân TP.HCM có thể đến các bưu cục và Bưu điện Văn hóa xã của TP.HCM để mua những mặt hàng thiết yếu thuộc các ngành hàng thực phẩm khô, sản phẩm sát khuẩn, tẩy rửa.

Đặc biệt Bưu điện TP.HCM sẽ tổ chức cung cấp thêm các mặt hàng rau xanh, trứng, thịt tại 10 điểm bán hàng bình ổn giá bên cạnh các thực phẩm khô thông thường. Nguồn rau, củ, quả tươi chủ yếu được lấy tại các nhà cung cấp uy tín của từ Lâm Đồng, Long An và một số địa phương khác.

Nguồn rau, củ, quả tươi do các nhà cung cấp uy tín tại các địa phương sẽ nhanh chóng chuyển về TP. HCM bằng các xe chuyên ngành của BĐVN

Bên cạnh đó, Bưu điện TP. HCM còn tổ chức tiếp nhận thông tin nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân qua lực lượng bưu tá, qua điện thoại của các bưu cục giao dịch và chuyển hàng đến tận địa chỉ khách hàng yêu cầu có thu phí.

Ngoài ra, nhằm gia tăng sự lựa chọn và đáp ứng nhu cầu mua hàng của người dân, BĐVN cũng đẩy mạnh kênh phân phối hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Tất cả đơn hàng online sẽ được lực lượng bưu tá của Bưu điện TP.HCM chuyển đến người tiêu dùng sau khi đặt hàng thành công.

Hơn 200 điểm bán hàng của BĐVN tại TP. HCM đã sẵn sàng

Để đảm bảo đủ nguồn hàng cung ứng tới người dân, BĐVN đã kết nối với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng bán lẻ uy tín để sẵn sàng cung cấp những hàng hóa thiết yếu cho người dân, chia sẻ khó khăn với chính quyền địa phương trong việc đảm bảo trật tự, an sinh xã hội.

Bưu điện TP.HCM cam kết tất cả các loại hàng hóa đều đảm bảo về chất lượng, an toàn theo quy định phòng chống dịch Covid-19. Giá cả hàng hóa đều theo quy định của Sở Tài chính TP.HCM nhằm chia sẻ khó khăn về chi phí tiêu dùng của người dân trong tình hình phải cách ly xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại TP.HCM.

Bên cạnh việc cung cấp các mặt hàng thiết yếu và bình ổn giá, bảo đảm lưu thoát hàng hóa, công văn, giấy tờ, những ngày qua 3.000 cán bộ công nhân viên Bưu điện TP.HCM đã nỗ lực hết mình để thực hiện chi trả lương hưu tại nhà cho 289.000 người hưởng lương hưu, người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội tại 312 phường xã trên toàn thành phố.

Ngoài ra, Bưu điện TP. HCM tiếp nhận và chuyển phát hơn 500.000 hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân. Đặc biệt trước tình hình nhiều phường, xã dừng tiếp nhận hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), Bưu điện TP. HCM đã tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua bảo hiểm y tế của người dân tại các điểm bưu cục và đăng ký qua các nhóm trực tuyến, qua đó chia sẻ áp lực với các cơ quan chức năng tại TP. HCM trong việc đảm bảo chế độ khám, chữa bệnh cho người dân, đảm bảo người dân được hưởng chế độ BHYT liên tục không bị gián đoạn./.

Nguồn: ictvietnamm.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Bộ TT&TT và TAND tối cao ký kết chương trình phối hợp trong công tác chuyển đổi số và xây dựng tòa án điện tử

Tóm tắt: 

Lễ ký kết là một sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến về “Chuyển đổi số và định hướng xây dựng tòa án điện tử đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”.

Sáng ngày 14/7/2021, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì lễ ký kết chương trình phối hợp trong công tác chuyển đổi số và xây dựng tòa án điện tử giữa Bộ TT&TT và Tòa án nhân dân (TAND) tối cao.

Tham dự Lễ ký có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Văn Du, đại diện các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT và TAND tối cao.

Lễ ký kết là một sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến về “Chuyển đổi số và định hướng xây dựng tòa án điện tử đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với gần 800 điểm cầu kết nối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, các Tòa án quân sự, các Sở TT&TT trên toàn quốc.

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ký kết chương trình phối hợp trong công tác chuyển đổi số và xây dựng tòa án điện tử giữa Bộ TT&TT và Tòa án nhân dân tối cao.

Theo nội dung Chương trình phối hợp được ký kết, Bộ TT&TT và Tòa án nhân dân tối cao sẽ cùng phối hợp thực hiện một số nội dung nhiệm vụ sau:

Xây dựng, tạo lập nền tảng pháp lý cho việc triển khai hoạt động tố tụng trên nền tảng công nghệ số và hoàn thiện chính sách pháp luật phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xử lý kịp thời các thách thức đặt ra đối với hệ thống tư pháp trong thời kỳ mới.

Xây dựng, hoàn thiện Đề án và Chương trình tổng thể về chuyển đổi số và xây dựng Toà án điện tử; Khung kiến trúc Tòa án điện tử phù hợp theo định hướng Khung Chính phủ điện tử cho Tòa án nhân dân tối cao; khung kiến trúc hạ tầng số áp dụng cho các Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Tư vấn, góp ý các quy trình và các văn bản hướng dẫn, văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động chuyển đổi số và xây dựng Tòa án điện tử.

Hỗ trợ, giúp Tòa án nhân dân tối cao trong việc xây dựng, triển khai áp dụng thống nhất hệ thống Trợ lý ảo; hệ thống chuyển đổi giọng nói sang văn bản; hệ thống đoán định tư pháp cho Tòa án các cấp.

Xây dựng hệ thống mạng WAN và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cho hệ thống Tòa án.

Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ và nguồn lực, nhân lực triển khai các hoạt động chuyển đổi số Tòa án; xây dựng, vận hành Tòa án điện tử đúng kế hoạch đề ra đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Thúc đẩy việc kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống cơ sở dữ liệu của các Bộ ngành với hệ thống cơ sở dữ liệu của Tòa án, hình thành mô hình liên hiệp định danh quốc gia, tận dụng tối đa các hình thức xác thực điện tử để phục vụ xây dựng hệ thống tố tụng điện tử.

Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động truyền thông, tuyên truyền sâu rộng đến mọi người dân về các hoạt động chuyển đổi số và xây dựng Tòa án điện tử; xử lý, ngăn chặn các thông tin xấu, độc trái quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến hoạt động của Tòa án trên không gian mạng theo đề xuất của Tòa án nhân dân tối cao.

Hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng CNTT, an toàn, an ninh mạng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT và cán bộ, công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật theo yêu cầu cho cán bộ, công chức Bộ TT&TT.

Công tác tổ chức, thực hiện

Về tổ chức thực hiện các nội dung ký kết, đơn vị chuyên trách CNTT của Tòa án nhân dân tối cao và Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT là đầu mối giúp việc cho Lãnh đạo hai bên tổ chức triển khai và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình phối hợp.

Hai đơn vị đầu mối có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch thực hiện các nội dung phối hợp cụ thể và trình Lãnh đạo hai bên phê duyệt trước ngày 15/1 hàng năm; xây dựng và trình Lãnh đạo hai bên phê duyệt kế hoạch thực hiện cho năm 2021 trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký Chương trình này.

Sở TT&TT các tỉnh, thành phối hợp với Tòa án nhân dân cấp tỉnh triển khai các nội dung thuộc Chương trình này theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ TT&TT và Tòa án nhân dân tối cao; hỗ trợ Tòa án nhân dân các tỉnh thành triển khai các dự án CNTT có sử dụng ngân sách địa phương.

Định kỳ 6 tháng/lần, Thủ trưởng các đơn vị đầu mối của hai Bên có trách nhiệm tổ chức cuộc họp trao đổi thông tin về kết quả thực hiện, góp ý về các vấn đề có liên quan đến kết quả thực hiện các nội dung phối hợp để rà soát, kiểm tra, đôn đốc triển khai các hoạt động; tổng hợp tình hình triển khai theo Kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ TT&TT kết quả thực hiện Chương trình phối hợp.

Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao và Lãnh đạo Bộ TT&TT tổ chức họp sơ kết hàng năm để đánh giá kết quả thực hiện; kiểm điểm, rút kinh nghiệm để thực hiện cho năm tiếp theo và tổ chức tổng kết Chương trình phối hợp cho cả giai đoạn. Trong quá trình triển khai Chương trình phối hợp, đơn vị đầu mối hai bên tổng hợp, đề xuất bổ sung kịp thời các nội dung khác vào Chương trình, phù hợp với nhu cầu thực tiễn triển khai./.

Nguồn: Giang Phạm/mic.gov.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Tân Tổng giám đốc VNPT: Chuyển mình để trở thành Tập đoàn công nghệ cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam

Tóm tắt: 

Ông Huỳnh Quang Liêm, quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT giữ chức vụ Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT.

Ngày 12/7/2021, tại Hà Nội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước (QLVNN) tại Doanh nghiệp (DN) và Tập đoàn VNPT đã tổ chức công bố và trao quyết định bổ nhiệm ông Huỳnh Quang Liêm, quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT giữ chức vụ Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT.

Chủ tịch Ủy ban QLVNN tại Doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh trao quyết định bổ nhiệm ông Huỳnh Quang Liêm giữ chức vụ Thành viên HTĐV Tập đoàn VNPT

Theo Quyết định số 118/VNPT-HĐTV-TCNL ngày 12/7/2021 của HĐTV Tập đoàn VNPT, ông Huỳnh Quang Liêm, quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT. Trước đó, ngày 8/7/2021, Ủy ban QLVNN tại DN đã ban hành Quyết định số 296/QĐ-UBQLV về việc bổ nhiệm ông Huỳnh Quang Liêm - Quyền Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT giữ chức vụ Thành viên HĐTV Tập đoàn VNPT, nhiệm kỳ 5 năm.

Chủ tịch HĐTV Tập đoàn VNPT Phạm Đức Long trao quyết định bổ nhiệm ông Huỳnh Quang Liêm giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT

Công tác tại VNPT từ năm 1992, ông Huỳnh Quang Liêm đã có gần 30 năm công tác tại VNPT. Trước khi được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc VNPT, ông Huỳnh Quang Liêm đã trải qua nhiều vị trí quan trọng. Từ năm 2012 đến 2014, ông giữ chức Phó Giám đốc VNPT TP.HCM. Trong các năm 2014 - 2017, ông được giao giữ chức vụ Giám đốc VNPT TP.HCM và là Trưởng đại diện của VNPT tại TP.HCM.

Từ tháng 3/2017, ông Huỳnh Quang Liêm được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT phụ trách lĩnh vực CNTT và chuyển đổi số (CĐS) của VNPT, đây lĩnh vực phát triển mũi nhọn, quan trọng của VNPT sau tái cơ cấu. Ngày 15/3/2021, ông Huỳnh Quang Liêm đã được HĐTV VNPT giao nhiệm vụ quyền Tổng giám đốc Tập đoàn kiêm người đại diện theo pháp luật của VNPT.

Đi lên từ cơ sở, trải qua rất nhiều vị trí khác nhau tại VNPT, ông Huỳnh Quang Liêm luôn hành động quyết liệt với tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, nỗ lực cùng Ban Tổng giám đốc VNPT chỉ đạo, điều hành VNPT vượt qua những giai đoạn khó khăn, thử thách để hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là đã thực hiện tái cơ cấu VNPT thành công trong giai đoạn 2014-2015, tiếp tục củng cố vị thế của VNPT - một tập đoàn kinh tế nhà nước chủ lực trong lĩnh vực VT-CNTT, khẳng định mạnh mẽ vai trò dẫn dắt của VNPT trong xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam trong mấy năm vừa qua.

Phát biểu tại lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban QLVNN tại DN đã chúng mừng tân Tổng giám đốc Huỳnh Quang Liêm và bày tỏ tin tưởng, với kinh nghiệm và sự tôi rèn đó, Tổng giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm sẽ cùng với tập thể ban lãnh đạo Tập đoàn VNPT, tạo được sự đoàn kết một lòng, qua đó, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành Tập đoàn VNPT hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao về tài chính, quản trị, cổ phần hóa DN, triển khai mạng 5G và đặc biệt là CĐS trong các năm tới.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Tổng giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm chia sẻ, trong những năm gần đây, VNPT đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trên con đường tái cơ cấu, cơ cấu lại và tiên phong tham gia vào các chương trình CĐS quốc gia. VNPT đã có những sự thay đổi, những sự quyết tâm, nỗ lực và qua đó đã có những kết quả và thành tựu đáng kể.

Trong hơn 5 năm qua, VNPT luôn là DN có được kết quả tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng bình quân trên 15%/năm, đảm bảo doanh thu và tăng trưởng thu nhập cho người lao động, thương hiệu VNPT được giữ vững và phát triển mạnh mẽ. Sự chuyển hướng của Tập đoàn trong cung cấp DV số cho quốc gia đã mang lại nhiều thành quả đáng kể, lan tỏa từ TW, Bộ ngành đến các địa phương, đã đưa vị thế của Tập đoàn VNPT lên một bước tiến rất dài.

Trong khát vọng Việt Nam về CĐS và đổi mới sáng tạo, Tập đoàn VNPT xác định cho mình sứ mạng là hạt nhân năng động nhất, sáng tạo nhất trong triển khai CĐS quốc gia. Chiến lược VNPT4.0 cũng đã định vị VNPT phải trở thành DN công nghệ cung cấp dịch vụ số hàng đầu ở Việt Nam, tiên phong dẫn dắt triển khai CĐS. Đây là định hướng rất quan trọng để đưa VNPT trở lại vị thế dẫn đầu trong thời kỳ mới, trong không gian mới của thời đại số. Bởi vậy, vai trò và tầm nhìn của "thuyền trưởng" Huỳnh Quang Liêm trong giai đoạn phát triển này của VNPT là hết sức quan trọng.

"Tôi nhận thức rõ trách nhiệm cá nhân của mình để cùng tập thể lãnh đạo Tập đoàn, cùng với CBCNV của VNPT đưa Tập đoàn phát triển mạnh mẽ, trường tồn và bắt nhịp với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội. Tôi cũng nhận thức được rằng, đây là thời điểm rất quan trọng để VNPT có những bước đi hiệu quả trong việc thực hiện thành công chiến lược phát triển VNPT 4.0 của mình. Đây là thời điểm chuyển mình và cũng là giai đoạn bản lề để đưa VNPT thành công trong hành trình tiên phong dẫn dắt triển khai CĐS ở Việt Nam, sớm đưa VNPT trở thành Tập đoàn công nghệ cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam", tân Tổng Giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm cho biết./.

Nguồn: ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành