Chuyển động ngành
Google mua hơn 200 bằng sáng chế của IBM
Submitted by nlphuong on Wed, 04/01/2012 - 21:33(ICTPress) - Google đã mua 217 bằng sáng chế của IBM, trong đó có một bằng sáng chế cực kỳ đáng chú ý...
Trang web Mashable cho biết Google đã mua 217 bằng sáng chế của IBM, trong đó có một bằng sáng chế cực kỳ đáng chú ý là có thể giúp hãng tìm kiếm khổng lồ này thúc đẩy mạng xã hội của mình là Google+, để tạo ra một mạng lưới các nhà chuyên gia chuyên về từng lĩnh vực.
Các bằng sáng chế còn lại sẽ liên quan đến các công nghệ khác nhau, trong đó có các dịch vụ dữ liệu như lịch trực tuyến và quản lý thư điện tử.
Quang Minh
Viễn cảnh nào cho viễn thông châu Á - TBD
Submitted by nlphuong on Wed, 04/01/2012 - 08:12(ICTPress) - Marc Einstein, Giám đốc nghiên cứu ngành ICT tại Frost & Sullivan châu Á - Thái Bình Dương vừa đưa ra những dự báo cho ngành viễn thông ở châu Á - Thái Bình Dương.
Ảnh minh họa |
Theo đó, những dự báo về điều tiết quản lý nhà nước, hoạt động mua lại và sáp nhập là hai dự báo đầu tiên trong 10 dự báo về viễn thông ở châu Á - Thái Bình Dương.
Dự báo 1: Điều tiết quản lý của nhà nước
Cuộc chiến về phổ tần băng rộng di động và các sáng kiến băng rộng quốc gia sẽ là những chủ đề điều tiết quản lý chính ở châu Á - Thái Bình Dương năm 2012.
Trong khi số thuê bao 3G và nay là 4G của châu Á tiếp tục tăng, phổ tần dành cho các nhà khai thác di động lại giới hạn sẽ trở thành một vấn đề có thể gây tranh cãi trong khu vực ngày càng gia tăng. Trong khi nhiều thị trường đã đấu thầu phổ tần LTE, thì vẫn sẽ có những yêu cầu về nhiều băng tần hơn, đặc biệt là ở băng 700 MHz – sẽ được mở cho các nhà khai thác di động. Việc quy hoạch lại phổ tần là một vấn đề khác mà đây là lĩnh vực ảm đạm ở nhiều nước, và trong khi việc dừng mạng 2G không khả thi ở nhiều nước, vì đây sẽ là một lựa chọn cho các nhà khai thác không thể bảo đảm đủ phổ tần.
Về băng rộng cố định, các kế hoạch băng rộng quốc gia đang tiến triển ở Singapore, Australia, New Zealand và Malaysia cùng với Indonesia vừa công bố kế hoạch của mình. Các nước sẽ được kỳ vọng tiếp theo là Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ để thúc đẩy việc sử dụng các dịch vụ cáp quang và đồng thời bảo vệ doanh thu của các công ty điện thoại cố định của nhà nước hiện nay.
Dự báo 2: Hoạt động mua lại và sáp nhập
Trong những năm qua không có mấy hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) ở khu vực này, nhưng một số giao dịch sẽ diễn ra do quá nhiều nhà khai thác và được cấp băng tần.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chứng kiến hoạt động mua lại và sáp nhập, có thể kể đến các thị trường như Ấn Độ, Indonesia, Campuchia và có thể là cả Việt Nam nơi thị trường đã có dấu hiệu quá tải dẫn đến những thua lỗ lớn cho những công ty chậm trễ. Một xu hướng mới của việc sáp nhập là các tài sản phổ tần của một nhà khai thác sẽ được tính giá trị cao hơn đáng kể do nhu cầu phổ tần băng rộng nhiều hơn, đặc biệt là hiện nay băng tần 2,3GHz có thể được sử dụng cho TD-LTE. Nhiều cơ hội mới về các giấy phép di động mới sẽ là hãn hữu, như Hàn Quốc đang tìm kiếm cấp phép cho một nhà khai thác thứ 4 nhưng không khả quan (trong trường hợp nào cũng sẽ là một công ty trong nước) mặc dù NTC có thể cấp một giấy phép mới ở Philippines để cân bằng lại thị trường sau thỏa thuận giữa Smart và Sun Cellular.
Dự báo 3: Điện thoại thông minh
Tồn tại hay không tồn tại đối với Nokia và các nhà cung cấp Nhật Bản
Nokia sẽ thử nghiệm ở khu vực này trong năm nay mặc dù đã hơi mờ mịt về thị phần thiết bị, và cần một sự thay đổi cuộc chơi trong mảng điện thoại thông minh thúc đẩy Windows Mobile giữ vị trí ở khu vực này. Tương tự, các nhà sản xuất máy cầm tay của Nhật Bản cuối cùng sẽ có nỗ lực hết mình để mở rộng ra bên ngoài thị trường trong nước như SoftBank, KDDI và thậm chí NTT DoCoMo đang được trông đợi là sẽ chiếm lĩnh iPhone 5. RIM nỗ lực để giữ vị trí trong khu vực với thương hiệu của mình vẫn giữ vững ở Đông Nam Á, nhưng đang có nhiều vấn đề về quản lý. LG cũng sẽ tiến tới một chiến lược mới vì đã bị đẩy khỏi phân mảng điện thoại thông minh và đang thách thức với việc sẽ nối gót Nokia rớt khỏi chuỗi giá trị thiết bị di động.
Dự báo 4: Băng rộng di động
Cấp phép LTE sẽ diễn ra trôi chảy hơn cấp phép 3G nhưng nhiều trở ngại trên thị trường.
Thực tế là cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đã bắt đầu các triển khai TD-LTE là tin tốt cho khu vực khi cả hai thị trường này đã rất chậm triển khai các dịch vụ 3G. Nhiều thị trường còn lại ở khu vực này sẽ không có các dịch vụ LTE như Malaysia, New Zealand và Đài Loan sẽ lựa chọn cấp phép và khai trương thương mại cuối năm 2012 hoặc đầu 2013. Việc xuất hiện của các điện thoại thông minh LTE cộng với việc sử dụng 3G gia tăng sẽ đặt dấu chấm hết cho các kế hoạch dữ liệu không hạn chế ở nhiều thị trường.
Dự báo 5: Thanh toán di động
Các dịch vụ thanh toán di động sẽ trở nên phổ biến, nhưng mô hình kinh doanh đã không được hoàn hảo.
Năm 2012 được xem là năm của công nghệ giao tiếp khoảng cách gần (Near Field Communications - NFC), và trong khi sự hỗ trợ của nhà cung cấp thiết bị đang được cụ thể hóa và các sáng kiến quản lý ở Singapore và Hàn Quốc đang khuyến khích sự chấp nhận, mô hình kinh doanh sẽ tiếp tục để vượt các nhà khai thác di động. Việc thanh toán dựa trên SMS, chuyển tiền và gửi tiền sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm ở các thị trường đang nổi lên và vẫn sẽ có một loạt các hoạt động bên ngoài Nhật Bản trong năm 2012.
Dự báo 6: Các nhà cung cấp viễn thông
Tồn tại hay không tồn tại đối với Nokia-Siemens, Alcatel-Lucent
Cả hai “đại gia” viễn thông này đã thông báo sự cắt giảm nhân viên đáng kể trong năm 2011 do những thua lỗ tăng, và những chiến lược mới đang được đặt ra để thử thách trong năm 2012. Cả hai công ty viễn thông này đã sắp xếp các hoạt động và đang đánh cược nhiều vào băng rộng di động cho tương lai của mình. Cạnh tranh với Ericsson, Huawei, ZTE và có thể là cả Samsung sẽ đặt hai công ty này vào cuộc thử thách và có thể là một sự hợp nhất qua một hình thức sáp nhập kiểu chia tách Nortel. Khả năng này được dự báo khá cao trong năm nay.
Dự báo 7: Giao tiếp máy tới máy
Trong khi ngành nắm giữ triển vọng đáng kể, phần lớn hoạt động giao tiếp máy tới máy sẽ bị giới hạn trong ngành ô tô.
Các dịch vụ giao tiếp máy tới máy (Machine–to-machine - M2M) đang tạo được sự quan tâm đáng kể trong khu vực do tiềm năng hàng tỷ “thuê bao” mới và doanh thu mà M2M có thể mang lại, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ thiếu cả những ủy quyền quản lý như ở các khu vực khác và các mô hình kinh doanh tại chỗ để khởi động thị trường, khi chi phí lao động thủ công thấp hơn đáng kể ở khu vực châu Á. Do đó, M2M được cho là sẽ giữ vị trí trong ngành tự động hóa ngành ô tô vào năm 2012.
Dự báo 8: Quảng cáo di động
Các mô hình kinh doanh mới sẽ bắt đầu để chuyển đổi thị trường quảng cáo di động của châu Á.
Thị trường quảng cáo di động của Nhật Bản đã thống trị doanh thu của châu Á lâu nay nhưng điều này sẽ thay đổi nhanh chóng do việc gia tăng số điện thoại thông minh ở khu vực này. Trong khi các mô hình dựa trên SMS sẽ vẫn phổ biến và có một sự chuyển đổi lớn sang các quảng cáo trên web (banner). Điều thú vị hơn hơn là các mô hình kinh doanh mới như quảng cáo màn hình tĩnh, các dịch vụ xác thực được khuếch trương và các phân tích dữ liệu tốt hơn đang được sử dụng để đưa thị trường lên cấp tiếp theo và nhiều dịch vụ như vậy sẽ được trông đợi trong năm 2012.
Dự báo 9: Máy tính bảng
Apple có thể bị tác động nhưng vẫn sẽ thống trị thị trường
Apple vẫn sẽ giữ ngôi vương của thị trường máy tính bảng ở châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2012, mặc dù vẫn còn chỗ cho các nhà khai thác khác nhưng để cạnh tranh ở chiếu dưới. Trong khi Amazon Fire chắc chắn hấp dẫn ở phương Tây, thiết bị đọc sách điện tử không mấy phổ biến ở châu Á và số lượng bán ra sẽ vẫn thấp hơn so với khu vực khác.
Dự báo 10: Các hệ điều hành di động
Android tiếp tục thống trị ở các thị trường trọng yếu nhưng Windows Mobile sẽ là cơn gió thứ hai.
Hệ điều hành trên các thiết bị di động Andoroid vượt qua iOS ở các thị trường lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc trong năm 2011 trong khi hệ điều hành của RIM nắm giữ vị trí dẫn đầu ở nhiều nước Đông Nam Á và Apple thống trị các thị trường như Australia, Singapore và Hong Kong. Xu hướng này sẽ tiếp tục mặc dù việc mua lại bộ phận di động của Motorola của Google sẽ thúc đẩy các công ty Hàn Quốc hướng đến Windows Mobile nhiều hơn hoặc hệ điều hành OS Bada do chính các công ty trong nước sản xuất.
Quang Minh
Điểm sự kiện thế giới 2011 qua 30 logo độc đáo của Google
Submitted by nlphuong on Tue, 03/01/2012 - 07:07(ICTPress) - Năm 2011 là năm trong nhiều năm trang chủ Google đã tạo nên một sự ngạc nhiên thú vị với việc thay đổi logo của chính mình vào những sự kiện lớn, mang lại cảm giác gần gũi cho người sử dụng.
Những logo của Google đã thay đổi nhiều kể từ logo đầu tiên thể hiện hình ảnh Burning Man năm 2000. Hiện nay, logo của Google đã quen thuộc trên trang tìm kiếm này và năm 2011 là năm có nhiều hình ảnh màu sắc, tương tác và độc đáo.
“Logo của Google” hiện đã trở thành một phần của văn hóa Internet. Những người sử dụng Internet luôn tìm thấy những sáng tạo của Google qua những sự kiện của thế giới được Google kỷ niệm.
Dưới đây là 30 logo ấn tượng Google đã trưng vào những dịp đặc biệt trong suốt 2011. Bạn thích logo nào nhất?
1. Martin Luther King Jr.
Logo này xuất hiện vào ngày 17/1/2011 thể hiện một nhóm trẻ em đang chơi lò cò - một sự kính trọng đối với mục sư Martin Luther King, nhà hoạt động dân quyền Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động. King được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hoà bình.
2. Thomas Edison
Thomas Edison, là nhà phát minh và nhà khoa học được thế giới kỷ niệm ngày sinh vào ngày 11/2/2011.
3. Harry Houdini
Nhà ảo thuật gia Harry Houdini được vinh danh vào ngày 24/3 là ngày sinh nhật lần thứ 137 của ông.
4. Robert Bunsen
Nhà hóa học Robert Bunsen, người đã phát minh lò đốt mang tên ông, và các nguyên tố hóa học caesium và rubidium. Ngày 31/3/2011 là ngày sinh thứ 200 của ông.
5. Charlie Chaplin
Google kỷ niệm ngày sinh 122 của Charlie Chaplin mà người Việt Nam vẫn quen gọi là vua hề Sác-lô bằng một đoạn phim ngắn theo phong cách rất riêng của ông.
6. Ngày Trái đất
Google kỷ niệm ngày này bằng một logo tương tác, đầy sức sống để kêu gọi sự quan tâm của thế giới đối với ngày Trái Đất, ngày 22/4/2011.
7. Ngày của Mẹ
Kể từ năm 2000, Google đã kỷ niệm ngày của Mẹ bằng một lời tặng trên trang chủ của mình và năm nay vẫn giữ truyền thống.
8. Roger Hargreaves
Nhà văn, họa sĩ người Anh chuyên viết truyện dành cho trẻ em Roger Hargreaves - tác giả cuốn sách được trẻ em yêu thích Mr Men (Đàn ông) bước vào tuổi 76 trong năm 2011 và để kỷ niệm, Google đã đưa ra nhiều logo thể hiện các nhân vật trong các tác phẩm của tác giả này.
9. Martha Graham
Vũ công và biên đạo múa người Mỹ Martha Graham sinh sinh ngày 11/5/1894 và mất năm 1991, và Google đã kỷ niệm ngày sinh 117 của bà bằng logo mang vũ điệu này.
10. Matteo Lopez
Matteo Lopez, một nhà thám hiểm vũ trụ nhiều hoài bão, đã dành được một học bổng đại học giá trị 15.000 USD và một giải thưởng công nghệ 25.000 USD cho trường mình đã được Google kỷ niệm bằng logo này.
11. Les Paul
Tay ghi ta nổi tiếng Les Paul đã nhận được một logo tương tác của Google được nhiều người biết đến.
12. Ngày của Bố
Giống như ngày của Mẹ, Google cũng kỷ niệm ngày dành cho các ông bố trên toàn thế giới bằng một logo đặc biệt kể từ năm 2000.
13. Hạ chí
Để kỷ niệm ngày hạ chí 2011, Google đã sử dụng một logo đầy màu sắc do một họa sỹ người Nhật Takashi Murakami thiết kế.
14. Gregor Mendel
Người tiên phong về di truyền học Gregor Mendel đã được Google kỷ niệm nhân ngày sinh thứ 189 vào ngày 20/7/2011.
15. Alexander Calder
Nghệ sỹ điêu khắc chuyển động Alexander Calder được kỷ niệm vào ngày 22/7/2011 trên trang chủ của Google.
16. Lucile Ball
Một logo tương tác của Google được trưng vào ngày 6/8/2011 để kỷ niệm ngày sinh thứ 100 của nhà viết kịch Lucile Ball.
17. Pierre de Fermat
Ngày sinh lần thứ 410 của nhà toán học tiên phong Pierre de Fermat được kỷ niệm trên trang chủ của Google vào ngày 17/8/2011.
18. Jorge Luis Borges
Google kỷ niệm ngày sinhthứ 112 của nhà văn Achentina Jorge Luis Borges vào ngày 24/8/2011.
19. Freddie Mercury
Để kỷ niệm ngày sinh của ca sỹ hát chính của ban nhạc rock Queen, nghệ sỹ Freddie Mercury, người Anh, Google đã tung ra video thú vị này.
20. Albert Szent-Györgyi
Nhà khoa học người Hungary và người đoạt giải Nobel, Albert Szent-Györgyi, người đã phát hiện ra vitamin C đã được kỷ niệm vào ngày 16/9/2011.
21. Jim Henson
Để kỷ niệm ngày sinh lần thứ 75 của nghệ nhân biểu diễn múa rối nổi tiếng nhất nước Mỹ Jim Henson, cha đẻ của chú rối The Muppets, Google đã sáng tạo ra logo tương tác này.
22. Sinh nhật Google!
Google đã kỷ niệm sinh nhật thứ 13 của mình bằng một bức ảnh bữa tiệc sinh nhật truyền thống.
23. Steve Jobs
Khi biểu tượng công nghệ Steve Jobs ra đi, Google đã đặt nhiều sự khác biệt sang một bên để bày tỏ sự ngưỡng mộ với người đồng sáng lập Apple.
24. Art Clokey
gười tiên phong trong việc truyền bá rộng rãi loại phim hoạt hình động nhân vật làm từ đất sét Art Clokey nổi tiếng với các nhân vật của mình là Gumby và Pokey, đã được Google kỷ niệm vào ngày 12/10/2011.
25. Marie Curie
Marie Curie, nhà vật lý và hóa học nổi tiếng người Pháp gốc Ba Lan được Google kỷ niệm vào ngày 7/11/2011.
26. Louis Daguerre
Louis Daguerre, nhà vật lý người Pháp, người đã phát minh ra quy trình nghệ thuật chụp hình thực tiễn, một hình thức thương mại thành công đầu tiên, đã được Google vinh danh bằng một biểu tượng vào ngày 18/11/2011.
27. Ngày lễ tạ ơn
Google kỷ niệm ngày Lễ tạ ơn (thanksgiving) bằng một bức vẽ về con gà giống như của trẻ con vẽ và được kết hợp với mạng xã hội của công cụ tìm kiếm này là Google+.
28. Mark Twain
Ngày sinh lần thứ 176 của nhà văn Mark Twain được kỷ niệm vào ngày 30/11 với một tác phẩm nổi tiếng của ông là “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” (The Adventures of Tom Sawyer) kể về Tom đã thông minh lôi kéo những cậu bé khác sơn một chiếc hàng rào thay cho mình.
29. Diego Rivera
Một họa sỹ và một nhà hoạt động cộng sản người Mehico, Diego Rivera được kỷ niệm trên trang chủ của Google vào ngày 8/12.
30. Robert Noyce
Robert Noyce, người đồng sáng lập Intel và đồng phát minh mạch vi xử lý, sinh ngày 12/12/1927. Để kỷ niệm ngày sinh của ông, Google đã thể hiện logo này.
Quang Minh
Theo Mashable
2011: Phát triển mới thuê bao điện thoại lần đầu tiên sụt giảm
Submitted by nadung on Fri, 30/12/2011 - 11:18(ICTPress) - Tổng Cục Thống kê vừa công bố các số liệu "chốt" lại kết quả hoạt động kinh tế xã hội cả nước trong năm 2011.
Phát triển mới thuê bao di động đã giảm sút. Ảnh minh họa. |
Theo đó, số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2011 đạt 11,8 triệu thuê bao, giảm 13% so với năm 2010. Trong đó, điện thoại di động phát triển mới được 11,8 triệu thuê bao, giảm 12%. Điện thoại cố định rất khó khăn trong việc phát triển thuê bao mới, cả năm 2011 chỉ đạt 49,6 nghìn thuê bao, giảm 76% so với năm 2010.
Sau nhiều năm liên tục tăng trưởng nóng, đây là năm đầu tiên thị trường viễn thông di động chứng kiến kết quả phát triển thuê bao mới giảm sút.
Tuy thế, tổng số thuê bao điện thoại cả nước vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Tính đến cuối tháng 12/2011, số thuê bao điện thoại cả nước ước tính đạt 133,1 triệu thuê bao, tăng 3,9% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 15,5 triệu thuê bao cố định, tăng 0,1% và 117,6 triệu thuê bao di động, tăng 4,4%.
Lĩnh vực Internet có tốc độ phát triển ổn định hơn với số thuê bao Internet băng rộng trên cả nước tính đến cuối tháng 12/2011 ước tính đạt 4,2 triệu thuê bao, tăng 16% so với cùng thời điểm năm trước. Số người sử dụng Internet tại thời điểm cuối tháng 12/2011 đạt 32,6 triệu người, tăng 22% so với cùng thời điểm năm trước.
Hoạt động kinh doanh bưu chính, viễn thông trên cả nước vẫn đạt mức tăng trưởng tốt, với tổng doanh thu thuần toàn ngành năm 2011 ước tính đạt 167 nghìn tỷ đồng, tăng 19,3% so với năm 2010.
Lê Nguyên
VTC có người "cầm lái" mới
Submitted by nadung on Fri, 30/12/2011 - 08:50(ICTPress) - Ông Nguyễn Khả Dân - thành viên Hội đồng thành viên, Phó TGĐ VTC sẽ là người phụ trách Hội đồng thành viên VTC kể từ ngày 1/1/2012.
Ông Dân nhận quyết định này từ Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son vào chiều qua (29/12), cùng với quyết định nghỉ hưu của Chủ tịch Hội đồng thành viên VTC Thái Minh Tần.
Ông Nguyễn Khả Dân - người "cầm lái" mới của VTC. |
Tại lễ công bố quyết định, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đánh giá cao những đóng góp của ông Thái Minh Tần trong quá trình xây dựng và đưa VTC phát triển "từ không đến có" như hôm nay.
Bộ trưởng mong muốn ông Nguyễn Khả Dân cùng tập thể CBCNV tiếp tục làm tốt nhiệm vụ được giao, đưa VTC phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Trước khi nhận quyết định ít ngày, TS. Thái Minh Tần chia sẻ ông vẫn còn nhiều trăn trở vì chưa thực sự tin tưởng khi giao cho lớp kế cận điều hành VTC.
Vị "lão tướng" ngành truyền hình số cũng cho biết ông day dứt vì nhiều việc còn dở dang như đưa VTC thành tập đoàn, đầu tư vào mạng viễn thông di động,...
Lê Nguyên
Nữ sinh lập trình nhận giải thưởng CNTT 2011
Submitted by nlphuong on Fri, 30/12/2011 - 07:2820 nữ sinh xuất sắc nhất đến từ 18 trường Đại học trên cả nước đã nhận được phần thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực CNTT năm 2011.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Lễ trao giải Nữ sinh CNTT tiêu biểu. (Ảnh: Thái Bình/TTXVN) |
Tại lễ trao giải diễn ra chiều 29/12 tại Hà Nội, ông Phạm Tấn Công, Giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ và Tài năng trẻ cho biết, những năm trước đây, phần thưởng được xét trao cho cả khối Đại học và cao đẳng. Tuy nhiên từ năm 2011, Quy chế mới đã giới hạn chỉ còn trong khối Đại học. Mặc dù vậy, Hội đồng xét duyệt vẫn nhận được tới 79 hồ sơ đề cử của 35 trường.
Những nữ sinh viên được giải, theo ông Công, đều có kết quả học tập khá, giỏi. Nhiều em đã bước đầu tham gia nghiên cứu đề tài khoa học cấp trường, cấp Bộ, tham gia dự án xây dựng phần mềm cho các doanh nghiệp, xây dựng website… Một số sinh viên cũng tích cực tham gia các cuộc thi như Olympic tin học Sinh viên, Cuộc thi Ý tưởng Sáng tạo…
Đặc biệt, Nguyễn Thị Vân Phương, sinh viên năm thứ 4 Khoa CNTT trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đang hoạt động và tham gia dự án phần mềm của khoa, được làm trợ giảng môn “Nguyên lý ngôn ngữ lập trình”, phụ trách giờ thực hành của khoa. Sinh viên Ngô Ngọc Mai (Đại học FPT) đã tham gia vào dự án phát triển phần mềm cho Nhật Bản.
Năm nay, ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH FPT là hai trường có hai nữ sinh viên được nhận phần thưởng, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng.
Cũng trong sự kiện chiều nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao giải cho 10 gương mặt tài năng trẻ được giải “Quả cầu vàng 2011” về thành tích nghiên cứu khoa học kỹ thuật xuất sắc trong năm qua. Phát biểu tại Lễ trao giải, Phó Thủ tướng khẳng định cơ hội cho các tài năng trẻ không hề thiếu và Nhà nước sẵn sàng đối thoại nhiều hơn với thanh niên để có các cơ chế hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời.
Trong khi đó, tiết lộ bên lề sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho biết, Bộ đang phối hợp cùng Motorola để xét trao giải thưởng CNTT cho sinh viên, với giá trị giải thưởng lên tới 10.000 USD/giải.
10 cá nhân đoạt giải thưởng "Quả Cầu Vàng" 2011
1. Nguyễn Vương Linh, sinh năm 1993, sinh viên ngành Khoa học máy tính, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - cá nhân đạt giải thưởng trẻ tuổi nhất.
2. PGS. TS. Lê Thanh Hương, sinh năm 1976, Giảng viên bộ môn Hệ thống thông tin, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
3. TS. Cao Tuấn Dũng, sinh năm 1977, Phó trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
5. TS. Đỗ Thị Hồng Tươi, sinh năm 1981, giảng viên Đại học Y - Dược TP. Hồ Chí Minh.
7. Anh Ngô Minh Long, sinh năm 1977, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
8. Tô Thị Nhã Trầm, sinh năm 1983, người Tày - tài năng trẻ duy nhất người dân tộc đạt giải năm nay, tốt nghiệp và đang công tác tại Trường Đại học Nông lập Thành phố Hồ Chí Minh.
10. TS. Nguyễn Trọng Nghĩa, sinh năm 1979, Phó Trưởng Khoa Cộng nghệ Hóa học Môi trường, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
Y Lam
VietnamNet
CLB Nhà báo ICT bầu chọn 10 sự kiện ICT Việt Nam 2011
Submitted by nlphuong on Wed, 28/12/2011 - 23:22(ICTPress) - Chiều nay 28/12, Câu lạc bộ nhà báo CNTT đã công bố bình chọn 10 sự kiện CNTT-TT (ICT) tiêu biểu năm 2011 từ danh sách 19 đề cử.
Cách chấm điểm theo thang điểm từ 1 - 19 điểm xếp theo mức độ các đánh giá của từng nhà báo theo mức độ tăng dần, sự kiện được đánh giá cao nhất là 19 điểm. Sau khi cộng điểm, sự kiện có điểm cao nhất sẽ được xếp số 1, lần lượt đến 10.
1 - Ầm ĩ thương vụ EVN Telecom (542 điểm)
Thương vụ EVN Telecom đứng đầu danh sách (Ảnh minh họa) |
Ngày 6/4/2011, Hội đồng quản trị FPT thông qua nghị quyết rút khỏi thương vụ mua cổ phần của EVN Telecom. FPT đã đưa ra lý lẽ rút lui vì không đạt được thỏa thuận mua 60% cổ phần của EVN Telecom. Thế nhưng, việc FPT thoái khỏi thương vụ mua cổ phần của EVN Telecom gần như không liên quan nhiều đến việc họ có mua được 60% cổ phần của EVN Telecom hay không mà đây là động thái “chống sa lầy” vào thương vụ này trong cuộc chơi tốn kém cả tỷ USD. EVN khẳng định, nếu một trong hai phía phá bỏ hợp đồng thì sẽ phải đền bù số tiền đặt cọc đang nằm trong ngân hàng là 708 tỷ đồng. Sau khi thông tin này được đưa ra tháng 10/2011, và sau đó là thông tin về khả năng sáp nhập EVN Telecom về Viettel, Hanoi Telecom đã lên tiếng về việc sáp nhập này bởi EVN và Hanoi Telecom cùng chung một giấy phép 3G. Nếu EVN Telecom nhập vào Viettel thì Hanoi Telecom sẽ ở cảnh “có giấy phép 3G cũng như không”. Vì vậy, Hanoi Telecom đã bất ngờ trình Thủ tướng Chính phủ phương án mua lại băng tần 3G của EVN Telecom.
Trong tình cảnh EVN Telecom “dở khóc, dở cười” không tìm được đối tác mua cổ phần như ý và thua lỗ triền miên, Chính phủ đã quyết định bàn giao nguyên trạng EVN Telecom sang Viettel từ 1/1/2012. Điều đó có nghĩa là Viettel cũng sẽ phải gánh khoản nợ cho EVN Telecom. Tổng giám đốc FPT Trương Đình Anh bày tỏ hy vọng Viettel sẽ “gánh vác” các khoản nợ của EVN Telecom.
2 - Bắt buộc VNPT không được sở hữu hai mạng di động (479 điểm)
Tháng 4/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông quy định một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông. Sở dĩ cần phải quy định các điều khoản này để tránh việc doanh nghiệp câu kết, chèn ép các đối thủ khác và thống lĩnh thị trường để cạnh tranh không lành mạnh. Hiện VNPT đang sở hữu 100% vốn tại hai mạng di động lớn là VinaPhone và MobiFone. Như vậy, theo Nghị định này VNPT sẽ không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần một trong hai mạng di động này. Quy định này sẽ buộc VNPT phải tính toán mô hình nào phù hợp cho mình. Thứ nhất, VNPT sẽ buộc phải cổ phần một trong hai mạng di động của mình, nhưng cũng không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần tại mạng di động đã được cổ phần. Thứ hai, VNPT sẽ buộc phải tính toán hợp nhất hai mạng di động của mình để trở thành 1 mạng.
3 - Hàng loạt tên miền .gov.vn bị tấn công (457 điểm)
Theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 12/2011, có 329 website tên miền .gov.vn (website của các cơ quan Chính phủ) bị tấn công. Các website Việt Nam (.vn), trong đó có các website của các cơ quan Chính phủ đã chịu đợt tấn công lớn nhất vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2011. Theo ghi nhận của Công ty bảo mật CMC Infosec, thời gian này, có ít nhất 300 website lớn với tên miền .org.vn (tổ chức) và .gov.vn (cơ quan Chính phủ) bị tấn công. Ngoài ra, sau những đợt tấn công lớn năm 2010, trong năm 2011, báo điện tử VietNamNet tiếp tục bị tấn công kéo dài dẫn đến hệ quả website bị “chập chờn” trong thời gian rất dài và vào nhiều thời điểm bị tê liệt hoàn toàn.
Hình thức tấn công phổ biến của các đợt tấn công này là tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Đây là kiểu tấn công “dễ đánh, khó chống” vì tin tặc huy động hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn máy tính thây ma (máy bị nhiễm mã độc) đồng thời truy vấn vào máy chủ của nạn nhân khiến dịch vụ bị đình trệ. Điều đáng nói là tình trạng bảo mật nói chung của các website Việt Nam là yếu và kiểu tấn công DDoS thường giúp tin tặc tiếp tục khai thác được những lỗ hổng bảo mật tiếp theo của các website này. Đến nay, việc đầu tư cho bảo mật của các website Việt Nam nhìn chung chưa có dấu hiệu cải thiện và cũng chưa có cơ chế hỗ trợ hữu hiệu từ phía cơ quan nhà nước trong việc chống kiểu tấn công phổ biến này.
4 - Beeline “trở lại thị trường” với gói cước Tỷ phú bị “thổi còi” (453 điểm)
Tháng 6/2011, Vimpelcom đã quyết định “thay tướng” và “bơm” tiền vào thị trường Việt Nam cho mạng Beeline Việt Nam sau hơn 1 năm “án binh bất động”. Sự thay đổi này nằm trong chiến lược đưa Beeline trở thành một đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông lớn thứ tư tại Việt Nam. Chiêu thức đầu tiên được Beeline tung ra vào tháng 9/2011 đánh dấu sự trở lại thị trường Việt Nam là gói cước “sát thủ” có tên gọi “Tỷ phú”. Các thuê bao nạp thẻ tối thiểu 20.000 đồng để nhận 1 tỷ đồng trong vòng 10 năm và gọi nội mạng miễn phí trong 30 ngày đầu tiên.
Cùng với đó, Beeline tung ra điện thoại siêu rẻ chỉ với 149.000 đồng. Gói cước sốc và điện thoại siêu rẻ của Beeline ngay lập tức đã khuấy đảo thị trường viễn thông. Lần đầu tiên Sim Tỷ phú và điện thoại siêu rẻ của Beeline đã gây cơn sốt trên thị trường và các đại lý đã đẩy giá sim và giá điện thoại lên gấp đôi. Tuy nhiên, Bộ TT&TT cho rằng gói cước nêu trên của Beeline có dấu hiệu phá giá cước di động khi gần như cho không cước phí nội mạng cho khách hàng trong 10 năm sử dụng. Vì vậy, Bộ TT&TT đã có văn bản yêu cầu Beeline phải giải trình cụ thể về chương trình khuyến mãi “gây sốc” thị trường và phải ngừng triển khai gói cước Tỷ phú này. Bộ TT&TT tuyên bố sẽ kiên quyết xử lý các gói cước phá giá thị trường như các gói cước Tỷ phú của Beeline.
5 - AVG chính thức tham gia thị trường truyền hình trả tiền (395 điểm)
Ngày 11/11/2011, Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG - Truyền hình An Viên) chính thức phát sóng truyền hình số mặt đất (DTT) và truyền hình số vệ tinh (DTH), ghi nhận sự tham gia của một công ty tư nhân đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực truyền dẫn, phát sóng. Trước đó, tháng 8/2011, AVG đã khánh thành Trung tâm giám sát điều độ vận hành mạng từ xa (NCC) có khả năng kiểm soát và đảm bảo chất lượng dịch vụ truyền hình.
Dù tới 1/1/2012, AVG mới cung cấp dịch vụ trên diện rộng nhưng những động thái đầu tư và ứng dụng công nghệ được đánh giá là "bạo chi" và "dài hạn": Công nghệ truyền hình mà AVG ứng dụng được Hiệp hội Phát thanh và Truyền hình Châu Á - Thái Bình Dương (ABU) đánh giá là "thuộc hàng tiên tiến nhất thế giới"; Trung tâm NCC mà AVG đầu tư đến 150 tỉ đồng cũng chỉ để "chăm sóc khách hàng" (như lời của ông Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ). Đó là chưa kể tới việc ứng dụng giải pháp của CRM.com trong việc quản lý thuê bao và tính cước. Theo tiết lộ từ AVG, đơn vị này sẽ cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền với 3 gói cước 33, 66 và 88 nghìn đồng/tháng. Đến thời điểm này thì đây cũng là những gói cước "mềm" nhất trên thị trường.
6 - Thu hồi dự án công viên phần mềm lớn nhất Việt Nam (358 điểm)
Tháng 11/2011, UBND TP.HCM đã chính thức quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án Công viên Phần mềm Thủ Thiêm của chủ đầu tư là Công ty TNHH TA Associates Việt Nam. Sau lễ khởi công dự án hoành tráng vào ngày 19/7/2008, dự án công viên phần mềm được coi là lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 1,2 tỷ USD, dự kiến tạo việc làm cho 40.000 công nhân trong giai đoạn xây dựng và 70.000 chuyên viên, kỹ sư CNTT khi hoạt động từ năm 2012 đã gần như không nhúc nhích. Cho dù chính quyền TP.HCM đã tạo điều kiện cho TA Associates Việt Nam thực hiện dự án trên song nhà đầu tư này vẫn kéo dài thời gian, không thực hiện cam kết đầu tư ban đầu, đồng thời đưa ra những kiến nghị không phù hợp với cam kết.
Quyết định thu hồi giấy phép đầu tư của UBND TP.HCM là đúng đắn và cần thiết, đồng thời cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc và là bài học cho những doanh nghiệp muốn mượn những ưu đãi dành cho đầu tư công nghệ cao của Chính phủ vào những hoạt động không đúng mục đích đề ra. Đây cũng là câu chuyện buồn cho phần mềm Việt Nam vốn đã không có những tín hiệu vui trong năm 2011.
7 - Biến động nhân sự cấp cao trong ngành ICT (324 điểm)
Năm 2011 cùng với sự biến động các nhân sự cấp cao ngành ICT trên thế giới, thì tại Việt Nam, cũng diễn ra nhiều thay đổi CEO của các DN CNTT-VT lớn. Tháng 1, ông Lê Ngọc Minh đã thôi giữ chức Tổng giám đốc MobiFone, để giữ chức Chủ tịch MobiFone và phó TGĐ VNPT. Thay vào vị trí đó là ông Mai Văn Bình. MobiFone cũng bổ nhiệm một loạt lãnh đạo mới trẻ trung và năng động. Tháng 2, FPT “thay ngựa giữa dòng” với việc bổ nhiệm ông Trương Đình Anh giữ chức TGĐ FPT thay ông Nguyễn Thành Nam (người kế nhiệm của ông Trương Gia Bình đã xin từ chức sau hơn 2 năm ngồi ghế nóng).
Tháng 10, Intel Việt Nam cũng bất ngờ thay đổi vị trí TGĐ, bổ nhiệm ông Mai Sean Cang giữ vị trí này, thay cho ông Phạm Đỗ Tuấn- người kế nhiệm của ông Thân Trọng Phúc – TGĐ đã có công lớn trong việc tạo dựng thành công cho thương hiệu Intel trên thị trường Việt Nam từ năm 2010. Cũng trong tháng 10, Cisco Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Trường Sinh ở cương vị TGĐ thay ông Lee Chiang Toh, người đã điều hành hoạt động kinh doanh của Cisco Systems Việt Nam trong hơn 2 năm qua.
Đặc biệt, năm 2011 cũng đánh dấu sự thay đổi nhân sự lớn nhất trong ngành ICT Việt Nam tại cương vị người đứng đầu ngành CNTT-VT và TT Việt Nam. Ngày 10/8, lễ bàn giao công việc giữa nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp và tân Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã diễn ra dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
8 - Khách hàng tố siêu phẩm Samsung Galaxy SII sản xuất tại VN lỗi tùm lum (299 điểm)
Tháng 7/2009, nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Vietnam bắt đầu đi vào hoạt động tại Bắc Ninh. Samsung Electronics Vietnam khẳng định Samsung đã đặt quyết tâm đưa nhà máy sản xuất điện thoại Samsung Electronics Vietnam lên vị trí số 1 trong số các nhà máy của hãng này trên thế giới và đưa Bắc Ninh trở thành thánh địa sản xuất điện thoại. Chiếc điện thoại mà Samsung truyền thông là siêu phẩm có điểm 10/10 - Samsung Galaxy SII được sản xuất tại đây.
Giữa tháng 7/2011, Samsung Galaxy SII được ra mắt tại thị trường Việt Nam. Thế nhưng, danh tiếng chưa kịp lên thì hàng loạt người tiêu dùng Việt Nam đã “tố” Samsung “treo đầu dê bán thịt chó” khi siêu phẩm này lỗi tùm lum như màn hình bị ám màu, lỗi hồng tâm… và đặc biệt là những chiếc điện thoại Galaxy SII của Samsung chính hãng bán tại Việt Nam có màn hình kém hơn và lỗi nhiều hơn so với hàng “xách tay”. Scandal này đã lập tức làm nóng các diễn đàn công nghệ như Tinhte, Voz… và nhiều tờ báo.
Thậm chí, các thành viên trên diễn đàn Tinhte đã tổ chức buổi offline để “mổ xẻ” vấn đề này và đi đến kết luận ban đầu là người dùng tố siêu phẩm bị lỗi là chính xác và chất lượng màn hình Galaxy SII sản xuất trong nước bị ám màu nặng hơn so với hàng “xách tay”. Thế nhưng, Samsung Vina lại cho rằng, hiện tượng hồng tâm và ám màu trên Galaxy SII là hiện tượng phổ biến trên các smartphone hiện nay. Tuy nhiên, các hãng điện thoại khác lập tức lên tiếng phản đối về ý kiến này. LG tại Việt Nam, HTC lên tiếng những lỗi trên là “đặc sản” của Samsung.
9 - Tập đoàn công nghệ FPT nổi danh nhờ showbiz (281 điểm)
Năm 2011 là một năm trầm lắng của thị trường CNTT Việt Nam, hầu như không có sự kiện kinh doanh hay công nghệ nào được coi là đình đám, tốn nhiều giấy mực của báo chí. Tập đoàn CNTT hàng đầu Việt Nam FPT cũng nằm trong xu hướng này, tuy nhiên trên một bình diện khác, FPT nổi danh tại lĩnh vực showbiz với sự xuất hiện tần suất lớn của một số cá nhân FPT, trong đó nổi bật là giáo sư Cù Trọng Xoay, Giám đốc FPT media Mai Thu Huyền, Vua hài Phạm Quang Thọ đang lọt vào chung kết Vua hài đất Việt… Vậy là, thay vì tốn giấy mực của các nhà báo ICT, tập đoàn công nghệ hàng đầu VN lại làm tốn giấy mực của các nhà báo văn hóa, giải trí. Quan trọng hơn cả, là thương hiệu FPT đã vượt ra khỏi Internet, phần cứng, phần mềm để lấn sang showbiz và cũng nổi như cồn.
10 - Viettel bước chân vào lĩnh vực sản xuất điện thoại, máy tính (276 điểm)
Tháng 10/2011, Viettel tuyên bố vừa vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông có khả năng sản xuất nhiều chủng loại như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính All-in-one, thiết bị hạ tầng mạng, thiết bị thông tin quân sự... Như vậy, Viettel là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đầu tư dây chuyền sản xuất điện thoại, máy tính chứ không đi theo kiểu “xác ta, hồn tàu” như nhiều sản phẩm điện thoại, máy tính thương hiệu Việt khác.
Dây chuyền này có công suất thiết kế đạt tới 5 triệu USB 3G/năm, hoặc 3 triệu máy ĐTDĐ/năm hoặc 900 ngàn máy tính/năm, phục vụ cho nhu cầu thị trường của Viettel, bao gồm cả những thị trường nước ngoài mà Viettel đầu tư. Đây được xem là bước đi đầu tiên, tạo tiền đề xây dựng các dây chuyền tiếp theo trong chiến lược sản xuất thiết bị điện tử viễn thông của Viettel.
9 sự kiện đứng tiếp sau trong danh sách đề cử là:
11. Thành lập Cục Viễn thông (271 điểm)
12. Game made in Vietnam đầu tiên được xuất khẩu (269 điểm)
13. Hội chứng đám mây (267 điểm)
14. Chuyển nhượng thương hiệu Thế giới vi tính (267 điểm)
15. VNPT được trao giải băng rộng quốc tế (267 điểm)
16. Máy tính bảng Việt ra mắt thị trường (254 điểm)
17. Bill Gates lại rót tiền vào Việt Nam cho chương trình phổ cập máy tính và Internet (243 điểm)
18. FPT đầu tư sang Nigeria (197 điểm)
19. Viettel khai trương mạng di động tại Haiti (194 điểm)
HL
Hà Nội sẽ quy hoạch lại đại lý Internet
Submitted by nlphuong on Wed, 28/12/2011 - 19:49Ngày 28-12, Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội đã công bố kết quả điều tra, khảo sát mức độ sử dụng Internet và trò chơi trực tuyến tại các đại lý Internet trên địa bàn thủ đô.
Thanh tra Sở TT-TT Hà Nội kiểm tra một đại lý Internet. (Ảnh: Minh Tú/TTXVN) |
Theo đó, hiện toàn Hà Nội có 2.110 đại lý Internet đang hoạt động. Nhìn chung, các đại lý thường chấp hành tốt quy định về đăng ký kinh doanh, hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ… Tuy nhiên, họ thường lách luật bằng cách tháo biển kinh doanh nhưng vẫn cung cấp dịch vụ, dùng đường truyền cá nhân để kinh doanh, tắt đèn sau 23 giờ lén lút hoạt động phía trong…
Về các trò chơi trực tuyến, thống kê cho thấy Đột kích chiếm tỉ lệ cao nhất với 15,24%, kế đó là Audition với 15,03%, Võ lâm truyền kỳ 13,71%...
Cũng trong năm 2011, Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội đã phối hợp các đơn vị chức năng kiểm tra theo kế hoạch với 71 đại lý Internet và xử phạt 20 đại lý vi phạm với số tiền 37,5 triệu đồng. Lỗi vi phạm là hoạt động quá giờ quy định, không có hợp đồng đại lý. Cắt đường truyền 10 đại lý Internet do cách trường học dưới 200m.
Ngoài ra, Sở thanh tra đột xuất theo đơn của người dân với năm đại lý, xử phạt 12 triệu đồng, tịch thu bốn cây máy tính. Tiến hành xử phạt Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC 15 triệu đồng vì không chấm dứt cung cấp Internet cho đại lý khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước.
Thanh tra sở đã phối hợp với Phòng cảnh sát hình sự Công an Hà Nội kiểm tra hoạt động 14 đại lý Internet hoạt động sau 23 giờ, xử phạt 25,5 triệu đồng, tịch thu ba cây máy tính và chuyển Công an phường Dịch Vọng Hậu thu 30 bộ máy tính vi phạm.
Ông Nguyễn Tiến Sỹ, trưởng phòng bưu chính viễn thông Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội, cho hay kết quả cuộc điều tra này sẽ là cơ sở dữ liệu phục vụ các cơ quan chức năng trong việc quản lý đại lý Internet và trò chơi trực tuyến. Ngoài ra, nó cũng được phục vụ trong công tác quản lý đại lý Internet trên địa bàn thành phố.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội trước đó cũng cho biết sau khi có kết quả khảo sát sẽ đề xuất UBND TP.Hà Nội ban hành quy hoạch đại lý Internet.
Trung Hiền
Theo VietnamPlus
Viện CNTT - nơi kết nối Internet đầu tiên ở Việt Nam
Submitted by nlphuong on Tue, 27/12/2011 - 12:41(ICTPress) - Sáng nay 27/12, Viện Công nghệ thông tin (CNTT), Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 35 năm xây dựng và phát triển (27/12/1976 - 27/12/2011) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Internet đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều người dân Việt Nam (Ảnh: TTXVN) |
Quá trình phát triển của viện CNTT trong 35 năm qua đã trải qua nhiều giai đoạn gắn liền với sự phát triển của thế giới và Việt Nam trong lĩnh vực khoa học tính toán và máy tính.
Đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học CNTT nhưng đông đảo công chúng biết nhiều đến Viện CNTT là nơi kết nối Internet đầu tiên ở Việt Nam.
Ngày 1/12/1997, ngày Việt Nam chính thức tham gia mạng Internet toàn cầu. Nhưng để có được ngày này, các cán bộ Viện CNTT hôm nay đã nhớ lại ngay từ năm 1991 trong khuôn khổ hỗ trợ chung của dự án UNDP, những kết nối thử nghiệm Internet với Trường Đại học Karlshure của Đức đã tiến hành ở Viện và đến năm 1992, với sự giúp đỡ của chuyên gia Australia, ông Robe Hurle, việc chuyển thư điện tử (email) bắt đầu được thực hiện nửa thủ công bằng quay số điện thoại kết nối Viện Tin học (Hà Nội), Viện CNTT ngày nay và Trung tâm tính toán (CCU) của Đại học quốc gia Australia nơi có điểm truy cập vào Internet.
Nhóm cán bộ của Viện tại Phòng Kỹ thuật tính toán do KS. Trần Bá Thái, KS. Nguyễn Anh Tuấn phụ trách đã tập trung nghiên cứu tạo tài khoản (account) và thử nghiệm với tên miền của Australia vì Việt Nam chưa đăng ký tên miền. Viện khi đó xây dựng hệ thống máy chủ email theo tiêu chuẩn Internet để có thể kết nối những người sử dụng và qua đó có thể xem Viện Tin học là nơi thử nghiệm Internet đầu tiên ở Việt Nam.
Địa chỉ email đầu tiên của nhóm nghiên cứu nói trên tại Phòng Kỹ thuật tính toán lập ở Australia là hanoi@cooms.anu.edu.au. Địa chỉ này dùng như thùng thư đầu mối cho toàn bộ email liên lạc giữa Việt Nam và quốc tế.
Các thử nghiệm kết nối với máy chủ Unix của trường Đại học quốc gia Australia là cơ sở để năm 1993, tại cuộc hội thảo của Công ty Viễn thông Tesla của Australia tổ chức tại Hà Nội đã đưa ra kết luận có thể tự động hóa việc kết nối máy tính giữa Viện Tin học và CCU nhờ giao thức UUCP (Unix to Unix Copy). Chính thức các dịch vụ thử nghiệm email được cung cấp tại Việt Nam với địa chỉ email mang tên miền Việt Nam .vn là username@hanoi.ac.vn và khi chuyển sang Australia, những địa chỉ đó được gắn dưới tên coombs.anu.edu.au đã thông thương quốc tế vì nước ta khi đó chưa đăng ký tên miền quốc gia .vn trên Internet.
Xúc động nhớ lại những kỷ niệm ban đầu của Internet Việt Nam, GS. TSKH. Bạch Hưng Khang, nguyên Viện trưởng Viện CNTT từ năm 1989 - 2002, người vừa vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, chia sẻ để Internet chính thức hòa mạng năm 1997 nhưng từ năm 1990 các cán bộ của Viện đã lao tâm khổ tứ không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn làm cho cộng đồng hiểu các lợi ích do Internet mang lại cho cuộc sống hàng ngày. Điều này vào thời điểm đó là quá mới mẻ với công chúng và không phải ai cũng hiểu.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng tham dự Lễ kỷ niệm cũng đã nhớ lại kỷ niệm thời kỳ đầu của Viện khi chuẩn bị kết nối Internet vào năm 1997. Thứ trưởng Hồng cho biết nếu không có sự chuẩn bị của Viện CNTT thì chưa biết Internet của Việt Nam được kết nối vào lúc nào.
X. Tùng
10 câu chuyện công nghệ ấn tượng của năm 2011
Submitted by nlphuong on Tue, 27/12/2011 - 00:42(ICTPress) - 10 câu chuyện công nghệ thế giới dưới đây trong năm 2011 đã có một tác động lớn trong năm 2011 và sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng trong nhiều năm nữa.
Ngành công nghệ thường tự mình lên tiếng về tương lai, nhưng vòng quay tin tức bận rộn của năm nay mang lại cho chúng ta rất nhiều điều đề thảo luận.
Thế giới giải trí thương tiếc và tưởng nhớ Steve Jobs bằng những lời kể chuyện trên mạng xã hội |
Có rất nhiều chuyên gia công nghệ tiên phong có tầm ảnh hưởng đã ra đi vĩnh viễn; an ninh mạng tiêu tốn hàng tỷ đô la của nhiều công ty; và các xu hướng trong ngành điện tử và trên Web đã mang lại các công cụ mới và tạo ra các thách thức mới.
Điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính bảng đã phát triển mạnh trong năm nay và có hẳn một đánh giá riêng về lĩnh vực này.
Để nói về tương lai, có rất nhiều sáng kiến táo bạo, thuộc về thuyết vị lai đã không gặt hái được kết quả trong năm nay.
Những hạt giống của chiến lược di động của Hewlett-Packard, các kế hoạch của Google trước khi mua lại Motorola, các bóng bán dẫn silicon 3D của Intel và các hệ thống thanh toán di động như ví Google đã không thành công trong năm nay. Nhưng những câu chuyện này đã tạm ngừng lại của danh sách này bởi các sản phẩm của của những câu chuyện này đã không xâm chiếm được thị trường rộng lớn trong năm 2011. Chúng ta hãy đợi chờ năm 2012.
10 câu chuyện của làng công nghệ dưới đây trong năm 2011 được CNN lựa chọn đã có một tác động lớn trong năm 2011 và sẽ còn có tiếp tục ảnh hưởng trong nhiều năm nữa:
1. Steve Jobs ra đi vĩnh viễn
Từ một công ty bậc trung khiêm tốn trở thành một công ty công nghệ giá trị nhất trên thế giới, đồng sáng lập Apple Steve Jobs đã đạt đến một quyền lực và tôn kính của thế giới. Sự ra đi của ông vào ngày 5/10/2011 sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư đã gây nên sự xáo trộn trên toàn thế giới.
Niềm tiếc thương của công chúng có thể thấy từ bên ngoài hàng trăm cửa hàng của Apple, nơi những người hâm mộ đã đặt hoa, nến và lưu bút lại những lời thương tiếc. Tiểu sử do Walter Isaacson viết được sự đồng ý của Steve đã được xuất bản vào tháng 11 và nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy.
Tại Apple, Jobs đã tạo ra một ngành máy tính cá nhân, và xây dựng một đội ngũ cùng làm việc để thiết ra các siêu sản phẩm như iMac, iPod, iPhone và iPad. Ông cũng đã có thời gian để lãnh đạo Xưởng Hoạt họa Pixar (Pixar Animation Studios), nơi sáng tạo nên “câu chuyện đồ chơi” mà công ty Walt Disney đã trả 7,4 tỷ USD để mua lại vào năm 2006.
Ngành công nghệ có bước phát triển như vũ bão đã ngừng trong thời khắc sau sự ra đi của Job trong năm nay, đó là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và thế giới đã phát biểu trước công chúng về tầm ảnh hưởng của Jobs. Sau đây có thể không bao giờ có một năm tương tự.
2. Vai trò của mạng xã hội như là một công cụ cho những phản ứng
Nhiều lời bình đã được đẩy lên Facebook, Twitter và YouTube sau khi những mạng xã hội này đóng một vai trò trong cuộc nổi dậy của dân Ả rập (Arab Spring), một loạt các phản đối ở Trung Đông đã bắt đầu vào cuối năm 2010.
Sử dụng các mạng xã hội để truyền đi toàn thế giới về các cuộc biểu tình tiếp tục trong năm nay, đặc biệt là ở cuộc nổi dậy của người dân Ai Cập sau một thời gian dài điều hành đất nước của tổng thống Hosni Mubarak.
Ở London, những người tham gia biểu tình đã sử dụng công cụ nhắn tin BlackBerry Messenger.
Những thông tin từ vụ chiếm giữ phố Wall và các phản ứng khác ở Mỹ thường xuyên được đăng trên Twitter.
Thêm vào những sự việc trên, CEO của Facebook Mark Zuckerberg cho biết trên sân khấu tại một hội nghị của mình trong năm nay có nói: Chúng ta đã thoát ra khỏi những chỗ giao nhau về công nghệ và các vấn đề xã hội”.
3. Tin tặc
Mặt nạ Guy Fawkes, một biểu tượng trắng của cuộc biến động chính trị, có thể nhìn thấy tại nhiều cuộc phản đối chiếm giữ, nhưng chuyện đi kèm từ phim hành động li kỳ (V for Vendetta) đã được công nhận sớm hơn nhờ một nhóm tin tặc trực tuyến có tên Anonymous.
Các thành viên của nhóm được tổ chức lỏng lẻo xuất hiện từ dưới ngầm Internet này trong năm nay cùng với một loạt các tấn công máy tính có tính chính trị vào các nhà thờ, thương mại điện tử và ngân hàng. Một nhóm tin tặc có tên Lulz Security đã tổ chức tấn công trước khi nhanh chóng biến mất.
Sau khi các mạng trực tuyến của Sony đã bị tấn công, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một tệp được cấy trên một trong những server của mình có chứa bài hát của nhóm tin tặc Anonymous "We are legion" (tạm dịch: Chúng ta rất đông). Từ “hack” (tấn công hệ thống máy tính” cũng đã ăn sâu vào ngôn ngữ của mọi người sau tất cả những sự việc này đã trở thành một từ phổ biến bất cứ lúc nào một trang mạng bị sập hoặc một tài khoản bị đánh cắp.
4. Thị trường máy tính bảng có sự thâm nhập mới hoành tráng
Thị trường máy PC bảng đã một thập kỷ đã nhận được một cú choáng váng trong năm nay, bởi sự thành công chói sáng của iPad của Apple.
Các công ty điện tử đã nỗ lực phỏng đoán liệu khách hàng đang tìm kiếm máy tính bảng hay chỉ iPad. Google, cùng máy tính bảng Android, và Research in Motion, với BlackBerry PlayBook, đã không thỏa mãn được câu trả lời.
Amazon.com đã phá vỡ công thức với Kindle Fire chỉ với 199 USD. Amazon đã bán 1 triệu thiết bị/tuần kể từ khi khai trương mới hồi tháng 11. Hewlett-Packard chỉ làm sao để thu hút việc bán số lượng lớn TouchPad khi có giá bèo 99 USD để làm rõ kiểm kê.
5. Facebook và các đối tác bổ sung chia sẻ “không ma sát”
Bạn gọi đó là gì khi một ai đó bạn biết lại tìm ra một điều gì đó về bạn mà bạn không hề nói với họ?
Facebook gọi đó là “không ma sát” (frictionless) và các công ty đã triển khai tính năng này, gồm một số dịch vụ định luồng âm nhạc và các nhà xuất bản tin tức, đã tìm ra phương tiện quảng cáo hiệu quả lớn.
Tuy vậy, nhiều người phản đối cái cách đọc riêng tư đang được tung tức thời lên các trang Facebook của họ. Zuckerberg thuyết phục mọi người tiếp tục xuất bản trực tuyến nhiều hơn nữa về họ mỗi năm - hiện nay, liệu họ có tích cực chọn đăng tải hay không.
6. Các cuộc chiến sáng chế
Những tên tuổi lớn trong ngành di động gồm Apple, Google, HTC, Microsoft, RIM và Samsung đã tuyên chiến một cuộc chơi lớn về rủi ro sáng chế.
Các công ty này đã để trình các vụ kiện và kiện ngược ở các nước trên toàn thế giới để tìm kiếm các hợp đồng cấp phép hoặc ngăn chặn việc bán sản phẩm của các đối thủ. Google cho biết việc mua lại Di động Motorola trị giá 12.5 tỷ USD là để dự trữ thương hiệu của nhà sản xuất điện thoại.
Hãy kiểm tra cùng với chính quyền địa phương của bạn về liệu bạn có mua một Galaxy Tab hợp pháp ở các cửa hàng tuần này.
7. Google+
Mọi người đang dành nhiều thời gian của mình cho các mạng xã hội hơn là tìm kiếm Web. Nói cách khác, nhiều Facebook và Google ít đi.
Do đó Google đã tạo ra môi trường riêng như Facebook trên Google+. Người sử dụng có thể chia sẻ những bức ảnh và lướt những cập nhật của bạn bè.
Google+ đã khởi đầu hứa hẹn, nhưng Facebook có một quá trình dài. Google xác nhận rằng mạng xã hội của mình là tương lai của công ty. Đây là một đánh cược lớn.
8. Apple trở thành công ty giá trị nhất trên thế giới
Khi Jobs trở lại Apple năm 1997, ông cho biết công ty còn vài tuần để thoát khỏi phá sản. Một thập kỷ sau, ông đã đảo ngược được tình thế mà đưa Apple lên đến đỉnh cao trở thành một công ty giá trị nhất nhờ vào giá trị vốn hóa thị trường.
Exxon Mobil cũng đã phục hồi nhưng điều này đã không làm lu lờ tầm ảnh hưởng của Apple, đã tạo ra một sự thèm khát về linh kiện. iPad 2 siêu mỏng đã làm nên một hiện tượng, và iPhone 4S, cùng với Siri đã giới thiệu các dịch vụ theo các yêu cầu thoại đến đông đảo công chúng trong năm nay.
9. Watson của IBM đã đánh bại con người về chương trình đố vui kiến thức truyền hình tại Mỹ “Jeopardy”
Vào những thời điểm, máy tính Watson, được IBM xây dựng, thất bại để hiểu một số sắc thái của ngôn ngữ tiếng Anh, thể hiện nụ cười chế diễu.
Tuy nhiên, khi thế giới đã biết Deep Blue của IBM đã đánh bại vô địch Gary Kasparov, máy tính đã cho thấy khả năng. Watson đã chứng minh hai người đàn ông thông minh, Ken Jennings và Brad Rutter, không phù hợp với các dãy server chạy phần mềm trí tuệ nhân tạo.
10. Spotify và Facebook tiếp tục với âm nhạc số
Với iTunes và iPod, Apple đã có một công thức chắc chắn để thống trị ngành nhạc số. Amazon và Google đã không gây được ảnh hưởng.
Nhưng Spotify đã tự chứng minh là một đối thủ đáng gờm ở châu Âu, và sau nhiều năm đàm phán cùng với các nhãn ghi đĩa, cuối cùng Spotify đã tấn công bến bờ Mỹ năm nay.
Facebook Music, một trang trình bày những người bạn đang nghe gì, đã giúp giới thiệu cho công chúng rộng hơn về các dịch vụ định luồng theo yêu cầu như Spotify, MOG, Rdio và Rhapsody.
Quang Minh