Chuyển động ngành
Châu Á - TBD còn quá nhiều cơ hội phát triển các dịch vụ thanh toán Bưu chính điện tử
Submitted by nlphuong on Tue, 04/12/2012 - 13:46(ICTPress) - Các dịch vụ thanh toán Bưu chính điện tử vẫn còn khá sơ khai và có cơ hội phát triển mạnh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hội nghị “phát triển các dịch vụ thanh toán Bưu chính điện tử khu vực châu Á - Thái Bình Dương” vừa khai mạc sáng nay 4/12 tại Hà Nội thể hiện quyết tâm khai thác các dịch vụ đầy tiềm năng này của ngành bưu chính tại các quốc gia trong khu vực.
Đây là Hội nghị lần thứ tư trong khuôn khổ dự án kết hợp giữa Liên minh Bưu chính thế giới (Universal Postal Union - UPU) và Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (Intemational Fund for Agricultural Development - IFAD). Mục tiêu của Dự án nhằm phát triển mạng lưới thanh toán bưu chính điện tử thông qua mạng lưới Bưu chính các nước để phục vụ đối tượng là người dân nông thôn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT Nguyễn Thị Bội Lan phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị |
Việc đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ tư sau khi Việt Nam trúng cử vào Hội đồng điều hành (Council of Administration - CA) của UPU tại Đại hội Liên minh Bưu chính thế giới lần thứ 25 tại Qatar tháng 10/2012 chứng tỏ Bưu chính Việt Nam đang ngày càng có uy tín trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Tham dự Hội nghị lần này có đại biếu đến từ các nước: Bangladesh, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Pakistan, Thái Lan, các chuyên gia cao cấp của UPU và điều phối viên dự án khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nội dung của Hội nghị nhằm đánh giá mục tiêu, kế hoạch tổng thể, rà soát thực trạng triển khai Dự án chung và của từng nước tham gia đến thời điểm hiện nay. Các bên sẽ cùng phân tích và triển khai các bước tiếp theo trong mục tiêu của Dự án trên cơ sở kết quả ban đầu, dự kiến về việc mở rộng hợp tác giữa các nước tham gia Dự án UPU-IFAD và các nước khác trên thế giới. Hội nghị cũng đánh giá việc triển khai và phát triển hệ thống thông tin hỗ trợ dịch vụ chuyển tiền (IPS), thảo luận giải pháp thương mại điện tử cho dịch vụ phát hàng thu tiền trên hệ thống IPS.
Châu Á - Thái Bình Dương đang dẫn đầu toàn cầu về thương mại điện tử. Đây chính là cơ hội phát triển cho các hãng chuyển phát trong khu vực. Trong khi ngành bán lẻ truyền thống đang trì trệ vì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, doanh số bán hàng trực tuyến vẫn tăng trưởng mức hai con số ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc. Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 44% lượng người sử dụng Internet toàn thế giới. Các nước đang phát triển như Thái Lan và Malaysia đang nhanh chóng đạt tỷ lệ truy cập Internet 80%, Trung Quốc và Indonesia có số dân rất đông đã phát triển được thị trường thương mại điện tử khổng lồ. Sự phát triển của thương mại điện tử đem đến cơ hội rõ ràng cho bưu chính. Nếu phát triển được mạng lưới chuyển phát rộng khắp và thương hiệu đáng tin cậy, bưu chính các nước sẽ thu được lợi thế kinh doanh quan trọng.
Bên lề Hội nghị, Bưu chính Việt Nam sẽ có các phiên làm việc song phương với Bưu chính các nước Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Lào và Campuchia để trao đổi các bước thử nghiệm triển khai cung cấp dịch vụ, xây dựng chương trình phối hợp quảng bá dịch vụ chuyển tiền giữa bưu chính Việt Nam và các nước.
Các đại biểu tham dự Hội nghị là lãnh đạo và chuyên gia trong lĩnh vực bưu chính tới từ UPU và các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương |
Thông qua Hội nghị, Bưu chính Việt Nam hướng đến thị trường kiều hối có tiềm năng to lớn, đặc biệt chú trọng đến khốì lượng 30% bằng tiền mặt trong tổng số kiều hối chảy về Việt Nam qua các kênh chính thức. Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng 4 triệu người học tập, lao động và sinh sống ở nước ngoài, thị trường xuất khấu lao động ngày càng tăng trưởng, xu hướng toàn cầu hóa thị trường lao động và nhóm DN vừa và nhỏ ngày càng lớn mạnh, số nguời sử dụng điện thoại di động và Intemet ngày càng tăng nhanh... Đây là những tiền đề rất thuận lợi để thị trường kiều hối và dịch vụ chuyển tiền phát triển tốt hơn nữa. Trong thời gian trước mắt, Bưu chính Việt Nam tập trung vào các thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản.
Theo số liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố, hàng năm, có khoảng hơn 4 tỷ USD kiều hối được chuyển về Việt Nam qua nhiều kênh khác nhau. Kênh chính thức có các dịch vụ quốc tế chất lượng cao như Wesstern Union, Money Gram, nhưng kênh này có giá cước cao. Còn các kênh chợ đen hoạt động ngầm thì giá cước rẻ hơn nhưng khách hàng gặp phải rủi ro cao khi chuyển tiền qua kênh này. Chuyển tiền quốc tế qua bưu điện tại Việt Nam có độ an toàn cao và cước phí rẻ, nhưng thực tế sản lượng lại rất thấp, chiếm thị phần rất nhỏ. nguyên nhân khiến dịch vụ chưa hấp dẫn khách hàng một phần do Bưu chính nhiều nước chưa quan tâm tới dịch vụ này, một phần là dịch vụ chuyển chưa nhanh vì vẫn chưa tận dụng tối đa khả năng của hệ thống bưu chính điện tử và hệ thống IPS.
Trong thời gian qua, Bưu chính Việt Nam đã nghiên cứu để triển khai các cơ hội cung cấp các dịch vụ Tài chính Bưu chính mới như cải tiến cung cấp dịch vụ Phát hàng thu tiền (COD) trên hệ thống PayPost; triển khai dịch vụ phân phối điện tử bằng SIM Bông sen… Bưu chính Việt Nam cùng với 5 nước trong khu vực tham gia Dự án UPU-IFAD về phát triển dịch vụ thanh toán bưu chính điện tử khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trao đổi song phương, xúc tiến chuyển đổi hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ Chuyển tiền Quốc tế từ phương thức thủ công sang phương thức điện tử với các nước như Maylaysia, Lào…
Tuy nhiên, để dịch vụ chuyển tiền điện tử phát triển, năng lực mạng lưới phải không ngừng mở rộng với sự tham gia tích cực của nhiều quốc gia trong khu vực, ứng dụng triệt để những tiện ích của hệ thống IPS.
Mạnh Vỹ
Nhìn lại VNPT Week 2012 - toàn lực cho khách hàng
Submitted by nlphuong on Mon, 03/12/2012 - 16:11(ICTPress) - Tuần lễ VNPT (VNPT Week) 2012 từ ngày 26/11 đến ngày 2/12 với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa đã khép lại, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng khách hàng và xã hội. Dù là một hoạt động thường niên nhưng mỗi năm, Tuần lễ VNPT 2012 lại mang những màu sắc và dấu ấn riêng.
Nhiều điểm nhấn
Năm nay, VNPT Week 2012 diễn ra các chương trình hướng về cộng đồng, chăm sóc khách hàng trên toàn quốc và các hoạt động kỷ niệm 15 năm Internet Việt Nam.
Mở màn cho VNPT Week năm nay là Lễ trao giải Cuộc thi “Thông tin và cuộc sống” và triển lãm các tác phẩm tiêu biểu của Cuộc thi tại trụ sở Tập đoàn.Đây là năm thứ tư Cuộc thi được VNPT tổ chức với mong muốn thông qua các tác phẩm dự thi tạo nên một kênh kết nối, giao lưu, phản ánh một cách sinh động những cảm nhận, suy nghĩ của khách hàng đối với các sản phẩm, dich vụ của Ngành Bưu chính Viễn thông - CNTT nói chung và VNPT nói riêng. Sau 6 tháng phát động, Cuộc thi đã nhận được hơn 1.200 tác phẩm dự thi của gần 500 tác giả trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Ban Tổ chức đã trao 2 giải Nhất, mỗi giải một phần thưởng tương ứng là 15 triệu đồng, 6 giải Nhì, mỗi giải là 7 triệu đồng, 7 giải Ba, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng, 11 giải Khuyến khích, mỗi giải 2 triệu đồng cho các tác phẩm đoạt giải.
Tiếp nối “tinh thần” VNPT Week từ những năm trước, điểm nhấn của Tuần lễ VNPT năm nay là hoạt động tình nguyện “Vì cộng đồng”diễn ra từ ngày 26 - 29/11 tại Lai Châu. Với thông điệp “Tuổi trẻ VNPT - Kết nối yêu thương”, Đoàn Thanh niên VNPT đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như:“Phổ cập tin học - Nối mạng tri thức” cho thanh thiếu niên, học sinh tại Trường cấp 3 nội trú Sìn Hồ; tổ chức chương trình gọi điện thoại miễn phí; khánh thành và trao tặng nhà bán trú dân nuôi tại cụm xã Ma Quai, huyện Sìn Hồ; tổ chức chương trình “Chăn ấm mùa đông”, trao tặng 230 chăn ấm cho các học sinh cấp 1,2 đang sinh sống và học tập tại nhà bán trú dân nuôi; trao tặng "Thư viện thân thiện” cho Trường Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ; khám bệnh phát thuốc cho đồng bào nghèo… Đây là những hoạt động nhằm cụ thể hóa chương trình xóa đói giảm nghèo cho Sìn Hồ và Mường Tè, hai huyện nghèo nhất nước được VNPT cam kết hỗ trợ từ năm 2009 với số tiền gần 200 tỷ đồng.
Một trong những điểm mới của VNPT Week năm nay là chương trình Tôn vinh “Nụ cười VNPT” 2012 ngày 29/11 nhằm sơ kết 3 năm triển khai chương trình “Nụ cười VNPT”, tôn vinh những CBCNV VNPT tiêu biểu trong thực hiện Chương trình. Được phát động từ năm 2010, “Nụ cười VNPT” là chương trình nhằm thúc đẩy chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng của VNPT, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ bán hàng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Qua 3 năm triển khai, Chương trình bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, đóng góp hiệu quả vào hoạt động SXKD của VNPT và xây dựng hình ảnh thương hiệu VNPT trong cảm nhận của khách hàng và xã hội.
Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 15 năm Internet Việt Nam, Tuần lễ VNPT 2012 năm nay tạo sự khác biệt bằng các chương trình giao lưu, tọa đàm để nhìn lại chặng đường 15 năm Internet Việt Nam với những đóng góp cho công cuộc phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội… của đất nước; đồng thời, tôn vinh các đơn vị và cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Internet Việt Nam. Đặc biệt, Lễ kỷ niệm 15 năm Internet Việt Nam do VNPT tài trợ đã được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam ngày 1/12/2012. Với vai trò là Tập đoàn BCVT-CNTT chủ lực của đất nước, VNPT không chỉ là doanh nghiệp tiên phong, mở đường trong việc đưa Internet vào Việt Nam mà còn không ngừng phát triển các dịch vụ hiện đại, tiện ích trên nền tảng Internet và đưa Internet đến các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… của đất nước, góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng trên bản đồ Internet thế giới.
Toàn lực vì khách hàng
Tiếp nối thông điệp “Trao nụ cười, nhận niềm tin” từ năm 2011, Tuần lễ VNPT 2012 gồm nhiều hoạt động thiết thực với mục tiêu mang lại cho khách hàng sự hài lòng và tin tưởng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của VNPT. Với ý nghĩa đó, Tuần lễ VNPT 2012 cũng chính là tuần lễ cao điểm để VNPT hướng đến khách hàng.
Trong Tuần lễ này, các đơn vị thành viên VNPT trên cả nước đã đồng loạt tổ chức nhiều sự kiện, chương trình chăm sóc khách hàng như: giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới; dùng thử các sản phẩm dịch vụ của VNPT; khuyến mãi, trao thưởng...
Ngay trong Lễ khai mạc VNPT Week 2012, các công ty chủ dịch vụ Vinaphone, Mobifone và VDC đã tổ chức trao thưởng cho các khách hàng thân thiết, khách hàng may mắn trúng giải các chương trình khuyến mãi. Cũng trong Tuần lễ VNPT 2012, Mobifone tổ chức chương trình bán hàng trên toàn bộ kênh phân phối với tên gọi “Cùng hưởng lợi với Mobifone”; tổ chức chương trình ca nhạc, tiếp thị trực tiếp tại khu vực Miền Trung, Tây Nguyên; tổ chức chương trình ca nhạc tri ân khách hàng tại Bắc Ninh và Đăk Lắk; tài trợ tour diễn của ca sĩ Văn Mai Hương tại một số trường Đại học tại Hà Nội cùng nhiều chương trình khuyến mãi lớn khác cho khách hàng… VDC cũng nhân dịp này để tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi như “San sẻ lợi ích – Kết nối dài lâu” cho khách hàng dịch vụ Internet trực tiếp và VPN/VNN tại miền Bắc và chương trình “Tăng tốc về đích cùng VNN/Internet Leasedline- VPN/VNN” cho khách hàng khu vực miền Nam; khuyến mãi lớn dịch vụ Hosting “Tri ân khách hàng, nhận ngàn quà tặng” trên toàn quốc. Công ty VASC cũng tổ chức tặng quà cho 20.000 khách hàng đăng ký mới và đổi gói cước dịch vụ MyTV trên toàn quốc từ ngày 1/12/2012 đến 15/1/2013.
Hòa vào không khí chung của VNPT Week 2012, các VNPT tỉnh, thành phố đã đồng loạt tổ chức các chương trình tư vấn, hỗ trợ khách hàng tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng, tri ân khách hàng trên địa bàn tỉnh, thành phố; tổ chức Hội nghị đại lý điểm bán lẻ năm 2012 và trao thưởng cho khách hàng trong chương trình “Gọi nhiều trúng lớn”; tổ chức bán hàng lưu động, các điểm bán hàng thanh niên; triển khai các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội tại địa phương… Tiêu biểu như VNPT Bình Định, Hà Nam đã triển khai đo kiểm chất lượng đường dây thuê bao cho tất cả các đối tượng khách hàng là cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp để đảm bảo trong thời gian diễn ra Tuần lễ, các thuê bao thuộc đối tượng này không bị mất tín hiệu; chỉnh trang các điểm có giao dịch với khách hàng theo các tiêu chí gọn gàng, sạch sẽ, có nhân viên trực thường xuyên trong giờ hành chính. Bên cạnh đó, các VNPT tỉnh, thành phố như Thái Nguyên, Điện Biện, Lào Cai, Tây Ninh, Sóc Trăng, Quảng Ninh… đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá nâng cao hình ảnh, thương hiệu VNPT tại địa phương như: tổ chức các hoạt động bán hàng lưu động, quảng bá, tư vấn và giới thiệu dịch vụ đến khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức tổ chức các sự kiện bán hàng và chăm sóc khách hàng lồng ghép hỗ trợ công tác bán hàng theo chương trình “Vinaphone - Kết nối đích thực”; tổ chức roadshow tại địa phương…
Với nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức thống nhất, gắn kết từ Tập đoàn tới các đơn vị thành viên, Tuần lễ VNPT 2012 đã thực sự tạo nên một chiến dịch chăm sóc khách hàng với quy mô lớn của VNPT trên toàn quốc. Đây cũng chính là lời cảm chân thành mà VNPT mong muốn gửi tới toàn thể khách hàng và cộng đồng vì đã luôn đồng hành và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của VNPT trong thời gian qua.
Hiếu Minh
Thêm một liêt kết mạnh trên thị trường truyền thông số Việt Nam
Submitted by nlphuong on Mon, 03/12/2012 - 14:15(ICTPress) - Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn nhưng lĩnh vực dịch vụ truyền thông số vẫn giữ được tốc độ phát triển nhanh. Các “đại gia” truyền thông số trên thế giới đang “nhòm ngó” thị trường màu mỡ này tại Việt Nam. Thỏa thuận liên kết mới đây giữa Công ty TNHH Tư vấn Ngọc Lục Bảo với thành viên của tập đoàn Aegis Media thể hiện rõ xu thế này.
Công ty TNHH Tư vấn Ngọc Lục Bảo (Emerald Digital Marketing) vừa chính thức trở thành đối tác liên kết của công ty Isobar tại Việt Nam.
Bà Thi Anh Đào (Denise Thi), Giám đốc Điều hành Emerald Digital Marketing, cho biết: “Emerald không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và tính chuyên nghiệp nhằm mang đến các kết quả và giá trị tốt nhất cho khách hàng. Trở thành đối tác chính thức của Isobar là một bước ngoặt lớn đối với sự phát triển của Emerald, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực tư vấn chiến lược và triển khai hoàn hảo, hướng đến tiêu chuẩn quốc tế trong truyền thông. Điều này chắc chắn mang lại những lợi ích to lớn cho khách hàng của Isobar lẫn Emerald.”
Thành lập từ năm 2009, Emerald nhanh chóng phát triển trở thành một trong những thương hiệu uy tín trên thị trường dịch vụ truyền thông tiếp thị số tại Việt Nam. Công ty cung cấp dịch vụ toàn diện gồm tư vấn, hoạch định chiến lược, dịch vụ sáng tạo trên môi trường internet, truyền thông xã hội, quản lý cộng đồng, tiếp thị trên công cụ tìm kiếm, ORM (quản lý danh tiếng trực tuyến) và các chiến dịch tiếp thị số cho những khách hàng như Heineken, Samsung, BMW, Rhoto, Holcim, Ajinomoto, Air France, Kaspersky Lab…
Isobar là công ty cung cấp dịch vụ truyền thông số hàng đầu thế giới, thành viên của tập đoàn Aegis Media. Năm thương hiệu chính của Aegis Media là những công ty marketing và truyền thông hàng đầu thế giới như: Carat, iProspect, Posterscope… Isobar là một trong 5 thương hiệu nổi tiếng đó, chuyên cung cấp dịch vụ truyền thông toàn cầu, chủ yếu là kỹ thuật số. Isobar hiện có mặt trên 34 quốc gia với hơn 3.000 nhân viên. Việc hợp tác lần này đánh dấu sự gia nhập của Isobar vào Việt Nam, một trong những thị trường truyền thông tiếp thị kỹ thuật số phát triển nhanh nhất.
Ông Ashish Bhasin, Chủ tịch HĐQT khu vực Ấn Độ và Giám đốc Điều hành khu vực Đông Nam Á của tập đoàn Aegis Media, bày tỏ: “Việt Nam có một thị trường dịch vụ truyền thông số đang phát triển rất nhanh. Chúng tôi rất vui mừng thông báo Emerald trở thành đối tác liên kết chính thức của Isobar. Với sự hợp tác này, chúng tôi hy vọng cùng tạo nên những đổi mới mạnh mẽ về truyền thông số tại Việt Nam. Sự liên kết này thể hiện cam kết của chúng tôi tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam với hy vọng mang đến những dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế cho các khách hàng.”
Với sự kiện này, Aegis Media sẽ mở rộng sự hiện diện của mình tại Việt Nam. Trước đó, một thành viên của tập đoàn Aegis Media là Carat, công ty cung cấp dịch vụ của năm 2012 theo bình chọn của tạp chí Media Week, đã có mặt tại Việt Nam và cung cấp dịch vụ cho: Nokia, General Motors, Adidas, Philips và Total.
Mạnh Vỹ
CEO Facebook đạt kỷ lục kiếm được 3,5 tỷ USD trong tháng 11
Submitted by nlphuong on Mon, 03/12/2012 - 06:30(ICTPress) - Tháng 11 là một tháng tốt lành cho Facebook và CEO Mark Zuckerberg.
Cổ phiếu của Facebook đã tăng từ 21,08 USD/cổ phiếu trong ngày đầu tiên bán ra trong tháng 11 lên 28 USD/cổ phiếu kết thúc vào ngày thứ Sau cuối tháng, một giá cao nhất kể từ hồi tháng 7. Zuckerberg sở hữu khoảng 504 triệu cổ phiếu của Facebook, như vậy thu được khoảng 2,48 tỷ USD.
Khi Facebook lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) với giá 38 USD/cổ phiếu hồi tháng 5, các cổ phiếu của Zuckerberg giá trị 19,1 tỷ USD. Trong các tháng tiếp theo, cổ phiếu đã rớt xuống chưa đến 1 nửa, giá IPO xuống 17,55 USD hồi cuối tháng 8, đẩy giá trị ròng của Zuckerberg xuống 8,84 tỷ USD.
Kể từ đó, cổ phiếu của Facebook lên xuống thất thường và do đó ảnh hưởng đến giá trị của Zuckerberg. Tháng 11 đã chứng minh là tháng tăng trưởng nhanh nhất về cổ phiếu của Facebook tính đến nay, nhờ có hai yếu tố lớn. Đầu tiên, là công ty đã có báo cáo doanh thu chắc chắn vào cuối tháng 11, đã cho thấy Facebook đang nỗ lực kiếm tiền từ di động. Thứ hai là thời kỳ vốn đóng băng thứ hai và lớn nhất đối với các cổ phiếu do các nhân viên nắm giữ đã kết thúc vào giữa tháng 11, là một cái gì đó mà các nhà đầu tư đã lo sợ trong nhiều tháng và giữ giá cổ phiếu.
Vào ngày thứ 6 vừa qua, giá trị ròng của Zuckerberg là 14,1 tỷ USD và có thể tiếp tục tăng vào tháng 12.
Cổ phiếu của Facebook đang đạt tới 30 USD/cổ phiếu và các nhà phân tích tiếp tục tăng các chỉ tiêu giá đối với cổ phiếu trong khả năng thu được tiền từ quảng cáo và các nguồn doanh thu khác như gần đây là dịch vụ quà tặng (Gifts service) được tung ra. Arvind Bhatia, một nhà phân tích với Sterne Agee, đã tăng chỉ tiêu giá đối với cổ phiếu vào tuần trước từ 26 USD/cổ phiếu lên 32 USD/cổ phiếu. Trong khi đó Topeka Capital đã tăng chỉ tiêu giá từ 34 USD/cổ phiếu lên 36 USD/cổ phiếu.
Có lẽ Zuckerberg và Facebook sẽ nỗ lực kết thúc năm nay bằng một sự chú ý về tăng trưởng.
HY
Đảng và Nhà nước ghi nhận sự mở đường Internet của các nhà khoa học
Submitted by nlphuong on Sat, 01/12/2012 - 13:05(ICTPress) - Hôm nay đúng 15 năm Internet được chính thức cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, sáng nay 1/12 tại Hà Nội, Lễ kỷ niệm 15 năm phát triển Internet được khai trương chính thức tại Việt Nam với một thông điệp gửi tới cộng đồng “Hướng tới tương lai”.
Đến dự Lễ kỷ niệm có ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, những đại biểu có công đưa Internet vào Việt Nam từ những ngày đầu tiên như GS. TSKH. Đỗ Trung Tá, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông; TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông; Nguyên Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương Đặng Hữu và với sự tham dự của nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lẵng hoa chúc mừng và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã gửi lẵng hoa và gửi thư nhân dịp Internet Việt Nam 15 năm.
Năm 2007, sau 10 năm phát triển, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội. Sau 15 năm phát triển, Internet đã chuyển mạnh từ hình thức quay số sang băng rộng và liên tục đạt tốc độ tăng trưởng ở mức bùng nổ.
Từ năm 1997 - 2003, Việt Nam mới chỉ khoảng 1,8 triệu người sử dụng Internet (khoảng 4% dân số Việt Nam bây giờ). Tuy nhiên, với thời kỳ Internet băng rộng hữu tuyến, đánh dấu bằng sự ra đời của dịch vụ Internet ADSL (tháng 5/2003), số lượng người sử dụng Internet đã có sự gia tăng đột biến.
Từ năm 2003 đến nay, với 19 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), tỷ lệ và số lượng người dùng Internet đã tăng gấp 10 lần, từ gần 3,1 triệu người dùng Internet (2003) lên hơn 31,1 triệu người dùng vào tháng 9/2012, trong đó hơn 20% trong số người sử dụng Internet hiện tại đã bắt đầu sử dụng Internet trong vòng 1-2 năm trở lại đây.
Sự ra đời của dịch vụ truy cập Internet qua mạng 3G (tháng 10/2009) đã đánh dấu thời kỳ phát triển của Internet băng rộng vô tuyến, số lượng người dùng sau 3 năm (tính đến tháng 7/2012) đã lên tới 16 triệu người sử dụng (18% dân số Việt Nam).
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Lê Nam Thắng tổng kết sự phát triển 15 năm Internet cho biết tính đến nay trên toàn mạng Internet Việt Nam đã có khoảng 31 triệu người sử dụng Internet, chiếm tỷ lệ 35,49% dân số, trong đó thuê bao Internet băng rộng đã đạt trên 4 triệu thuê bao. Việt Nam đứng thứ 18 trên 20 quốc gia có số lượng người sử dụng Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 trong khu vực châu Á, đứng thứ 3 trong vực Đông Nam Á. So với năm 2000, số lượng người sử dụng Internet đã tăng khoảng hơn 15 lần.
Hệ thống mạng lưới Internet phát triển rộng, đa hướng kết nối trong nước và quốc tế, băng thông rộng lớn, đa loại dịch vụ truy nhập Internet với chất lượng ngày càng tăng, giá cước ngày càng hạ, thông tin và ứng dụng trên Internet phát triển mạnh với hơn 1064 trang thông tin điện tử tổng hợp, 335 mạng xã hội được cấp phép, trong đó nhiều mạng xã hội của Việt Nam như Zingme, YouMe, tamtay, Go.vn, bước đầu cạnh tranh được với các mạng xã hội nước ngoài. Có thể nói, giai đoạn 5 năm từ năm 2007 - 2012 trong hành trình 15 năm phát triển Internet Việt Nam là giai đoạn bùng nổ các loại hình dịch vụ, ứng dụng nội dung trên Internet phục vụ tích cực cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước. Các dịch vụ, ứng dụng của Việt Nam từng bước cạnh tranh với các dịch vụ, ứng dụng của nước ngoài, đáp ứng gần như đầy đủ nhu cầu của người sử dụng Internet tại Việt Nam.
Cùng với sự bùng nổ của smartphone và dịch vụ nội dung trên mạng hiện nay, Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) dự kiến trong thời gian tới, số lượng người sử dụng Internet của Việt Nam sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa.
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son trao tặng kỷ niệm chương cho các cá nhân, tập thể đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của Internet |
Ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Lễ kỷ niệm cho biết tiếp sau đại công nghiệp với sự ra đời và phát triển của CNTT của Internet, loài người đã bước vào kỷ nguyên phát triển kỳ diệu, chưa từng có và phải còn tiến rất xa nữa, sử dụng tài nguyên thông tin vô giá, bất tận và tiếp tục tăng lên trong quá trình sử dụng.
“Trong vòng 15 năm qua, nhất là sau Hội nghị Trung ương II khóa VIII, là thời gian rất ngắn so với lịch sử phát triển, nhưng Internet Việt Nam đã đi một đoạn khá dài, rất nhanh, phát triển mũ số gấp hàng trăm lần, có ý nghĩa rất lớn. Với nhiều thành công và kết quả thật đáng mừng, nhanh hơn nhiều nước, từ chỗ chưa có gì thậm chí còn xa lạ, đến nay đã có một cơ ngơi hệ thống rất đáng kể đang ngày giờ tác động trực tiếp đến hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội. Thực tiễn đó cho thấy người Việt Nam có khả năng tiếp cận rất nhanh với công nghệ mới, CNTT với hiện đại thể hiện tầm nhìn, và sự lãnh đạo nhạy bén của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ghi nhận công sức đi đầu, mở đường của các nhà khoa học, đã có công đầu tiên xây móng cho một tòa nhà lớn và đồ sộ trong tương lai”, ông Vũ Ngọc Hoàng khẳng định.
Cơ quan quản lý, các doanh nghiệp Internet tọa đàm về Internet tương lai |
Hai tập đoàn Internet, Viễn thông lớn của Việt Nam là Tập đoàn VNPT, Viettel đã có những cam kết tập trung cho phát triển Internet trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Minh Dân, Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) cho biết đến thời điểm này VNPT, 3,1 triệu thuê bao Internet băng rộng, hơn 10 triệu thuê bao Internet 3G. Với trách nhiệm là một doanh nghiệp đi tiên phong trong việc triển khai Internet Việt Nam, với trách nhiệm là doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế Internet trên 70% thị trường Internet Việt Nam. VNPT cam kết phục vụ, duy trì Internet theo tiêu chuẩn của Bộ TT&TT đã ban hành theo cả khía cạnh kỹ thuật và chăm sóc khách hàng.
Thông điệp của VNPT mong muốn gửi đến người sử dụng dịch vụ Internet của VNPT là khách hàng sẽ có tất cả những gì mong muốn, làm được những gì thấy cần.
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel cho biết Viettel có khát vọng mỗi hộ dân có 1 đường Internet băng rộng 10 Mb và đưa Internet Việt Nam ra nước ngoài.
Ông Hùng cũng phấn khởi chia sẻ Viettel vào ngày 2/12 này sẽ ký hợp đồng cung cấp dịch vụ Internet, điện thoại tại quốc gia thứ 7 là Cameroon.
Nhân dịp này, Hiệp hội Internet Việt Nam đã trao tặng Kỷ niệm chương cho Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, VNPT, Viettel, FPT, Công ty Cổ phần Netnam, Tập đoàn công nghệ CMC, Công ty Cổ phần VNG, Câu lạc bộ nhà báo ICT, Mạng Việt Nam Go.vn, Công ty Cổ phần Truyền thông VMG.
Minh Anh
Internet - công trình vĩ đại nhất của loài người
Submitted by nlphuong on Sat, 01/12/2012 - 07:15(ICTPress) - “15 năm trước, khi Internet vào trên nền một cơ sở hạ tầng có sẵn, đã được số hóa và tự động hóa… về công nghệ, chúng ta đã tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới. Những gì họ có, chúng ta cũng có, như cáp quang biển, vệ tinh, 3G, cáp quang nối đến tận xã, thôn, các dịch vụ trên nền viễn thông Internet… Riêng về hạ tầng viễn thông Internet quốc gia, chúng ta đã đuổi kịp nhiều nước tiên tiến. Hay nói cách khác, đã đưa Việt Nam trở thành một nước mạnh về cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet nói riêng và công nghệ thông tin (CNTT) nói chung”. Đó là nhận định của TS. Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT - tại buổi tọa đàm giao lưu trực tuyến “Internet - Cánh cửa tương lai” do Hiệp hội Internet Việt Nam và Báo điện tử VnMedia tổ chức, chiều ngày 30/11 tại Học viện Bưu chính Viễn thông.
TS.Mai Liêm Trực nói chuyện với sinh viên về quá trình phát triển của Internet Việt Nam |
Khi được hỏi về vai trò của Internet đối với con người, TS. Mai Liêm Trực cho rằng: “Internet là công trình vĩ đại nhất của loài người vì hàng ngày tác động đến hàng tỷ người trên thế giới. Hiện nay hàng tỷ người trên thế giới tại bất cứ địa điểm nào, tại bất kỳ thời điểm nào đều có thể giao tiếp với nhau, làm việc với nhau, nhìn thấy nhau và đó thực sự là một điều tuyệt vời”.
Internet Việt Nam hiện nay không thua kém các nước trong khu vực và trên thế giới về công nghệ hiện đại, về giá cả thấp và tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng trên nhiều lĩnh vực khác, Việt Nam vẫn còn là nước yếu. GDP vẫn ở dạng nước trung bình thấp. Giao thông vẫn thường xuyên tắc nghẽn, học sinh tiểu học mang nặng sách giáo khoa, bệnh viện quá tải, dân còn nghèo, nông thôn chưa được tiếp cận và hưởng lợi trực tiếp từ Internet… “Làm sao trên nền đó, các bạn đưa Việt Nam thành nước mạnh bằng CNTT-TT, bằng viễn thông và Internet”, TS Mai Liêm Trực nhắn nhủ các bạn sinh viên. “Không phải chúng ta chỉ mạnh về viễn thông, Internet và CNTT, mà phải dùng cơ sở hạ tầng này để đưa Việt Nam trở thành nước mạnh. Viễn thông và Internet nói riêng, sẽ là một công cụ, phương tiện để đất nước chúng ta mạnh lên”.
Bà Agerim Zhangozina, Giám đốc Công ty Cổ phần mạng Tầm nhìn mới giao lưu cùng các bạn sinh viên |
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Việt Anh, Giám đốc Opera Việt Nam, bà Đỗ Hoàng Hạnh, Phó Tổng Giám đốc VDC Net2E, ông Đinh Đức Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Bee.vn và bà Agerim Zhangozina, Giám đốc Công ty Cổ phần mạng Tầm nhìn mới (chủ quản trang web tìm kiếm tiếng Việt Wada.vn), đã chia sẻ tầm nhìn về sự phát triển công nghệ, dịch vụ của Internet Việt Nam trong giai đoạn mới.
Bà Agerim Zhangozina rất ấn tượng với quá trình phát triển của Internet Việt Nam và đặc biệt là quá trình các bạn sinh viên tiếp thu, học tập, phát triển các dịch vụ mới trên nền tảng Internet. Đại diện cho wada.vn, bà Agerim Zhangozina giới thiệu về cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp do wanda tài trợ và phối hợp với các trường đại học để tổ chức. Bà kêu gọi các bạn sinh viên hãy nhiệt tình tham gia vì đây là sân chơi sáng tạo, chắp cánh ước mơ của giới trẻ đam mê CNTT.
Phó Tổng Giám đốc VDC Net2E Đỗ Hoàng Hạnh chia sẻ kế hoạch phát triển dịch vụ Internet trong thời gian tới |
Những câu hỏi và những lời bình luận của các bạn sinh viên thể hiện cái nhìn đa chiều và vốn kiến thức hết sức chững chạc của các bạn trẻ. Bà Đỗ Hoàng Hạnh đã hỏi một sinh viên Học viện BCVT nhìn nhận thế nào về game online? Bạn sinh viên thẳng thắng trả lời: Cái gì cũng có tính hai mặt. Nếu mình sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và có chừng mực thì sẽ có lợi, ngược lại thì sẽ có hại.
Để hạn chế mặt trái của Internet nói chung và game online nói riêng, bà Hạnh chia sẻ: “Thời gian tới, VDC-Net2E sẽ chú trọng phát triển các dự án E-learning với tham vọng mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực học tập, song hành cùng giải trí cho cộng đồng học sinh, sinh viên Việt Nam, phát triển hệ thống cộng đồng, mở rộng thị phần tại các thị trường viễn thông hay các dịch vụ trực tuyến, tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho các bạn trẻ trong tương lai”.
TS. Mai Liêm Trực trao học bổng “VNPT - Chắp cánh tài năng Việt” cho các sinh viên Học viện BCVT |
TS. Mai Liêm Trực cho rằng, để hạn chế những mặt trái, mặt tiêu cực của sự phát triển Internet ở Việt Nam, chúng ta cần thực hiện cả ba biện pháp: Về công nghệ thì đó là firewall, các phần mềm quản lý và bảo vệ; về biện pháp hành chính là những quy định về pháp luật về những điều không được làm, về chống tội phạm mạng, về quy chế sử dụng…; và quan trọng nhất là biện pháp tuyên truyền hướng dẫn, giáo dục, nâng cao nhận thức, nâng cao dân trí để người sử dụng có thể tự bảo vệ mình trước những mặt tiêu cực của Internet.
Tốc độ phát triển Internet ở Việt Nam trong 15 năm qua là rất nhanh. Đến nay Việt Nam đã có hơn 30 triệu người sử dụng Internet, chiếm 1/3 dân số. Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet đã tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về công nghệ, loại hình dịch vụ, giá cước thấp và mức độ phổ cập dịch vụ rộng khắp. Tuy nhiên, Việt Nam cần tiếp tục đưa những công nghệ mới vào như 4G và đặc biệt là ứng dụng mạnh mẽ hơn như thương mại điện tử, Internet Banking, Internet marketing, E- learning
Cũng tại buổi tọa đàm, đại diện cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Báo điện tử VNMedia đã trao học bổng “VNPT - Chắp cánh tài năng Việt” cho 10 sinh viên Học viện Bưu chính Viễn thông.
Đại diện VNPT cho biết, từ năm 2006, mỗi năm, Tập đoàn giành 1,5 tỷ đồng để hỗ trợ cho các em học sinh, sinh viên học giỏi nhưng có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2012, VNPT đã trao 2.000 suất học bổng dành cho các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt hoặc thành tích học tập xuất sắc.
Mạnh Vỹ
Ngày 19/12, VNPT bàn giao Tổng công ty Bưu chính Việt Nam về Bộ TT&TT
Submitted by nlphuong on Fri, 30/11/2012 - 15:57(ICTPress) - Chiều nay 30/11, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Phạm Long Trận cho biết VNPT, Chủ sở hữu Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) đã sẵn sàng bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại VNPost từ VNPT về Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) theo Quyết định 1746/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 16/11/2012.
VNPost cho biết dự kiến tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và bàn giao vào ngày 19/12/2012 tại Hà Nội.
Ông Phạm Long Trận và Tổng giám đốc VNPost Đỗ Ngọc Bình cho biết sẽ bàn giao 4 nội dung chính: Toàn bộ công tác tổ chức và phần lao động của VNPost, Mạng quản lý và khai thác; Vốn và tài sản, Các dự án đầu tư; Toàn bộ các hệ thống văn bản pháp lý. Các tổ chức đoàn thể sẽ được bàn giao dần sau bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Tại Lễ bàn giao dự kiến công bố Quyết định của Bộ TT&TT về việc tổ chức lại VNPost và Quyết định bổ nhiệm chức danh quản lý VNPost.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết Lễ bàn giao sẽ được tổ chức trên tinh thần tiết kiệm, gọn nhẹ đảm bảo các hoạt động của VNPost diễn ra bình thường.
Ngày 16/11/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1746/QĐ-TTg về việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại VNPost từ VNPT về Bộ TT&TT. Theo đó, 5 nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TT&TT tại Quyết định số 1746 là: Thực hiện đại diện chủ sở hữu nhà nước Tại Tổng công ty trước ngày 1/1/2013; Bổ nhiệm chức danh quản lý Tổng Công ty; Phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động Tổng công ty; Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các cơ chế để đảm bảo cung cấp dịch vụ bưu chính công ích cho giai đoạn năm 2013 và Tổng kết đánh giá về mô hình tổ chức, cơ cấu quản lý và cơ chế, hoạt động của Tổng công ty; trên cơ sở đó đề xuất việc điều chỉnh cho phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước 31/12/2015.
Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ TT&TT đề xuất các nhiệm vụ sẽ thực hiện trong năm 2013 gồm: Hoàn thành phê duyệt đề Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPost; Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các cơ chế để đảm bảo cung cấp dịch vụ bưu chính công ích cho giai đoạn 2013 và nhiệm vụ thực hiện sau năm 2013 là: Tổng kết, đánh giá về mô hình tổ chức, cơ cấu quản lý và cơ chế hoạt động của Tổng công ty; trên cơ sở đó đề xuất việc điều chỉnh cho phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước 31/12/2015.
Cũng theo Quyết định 1746, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, tên mới của VNPost kể từ ngày 1/1/2013 có cơ cấu quản lý gồm Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên; Vốn điều lệ: 8.122 tỷ đồng; Ngành, nghề kinh doanh chính gồm: Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyển; Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí trong và ngoài nước; Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các Điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam ký kết, gia nhập theo quy định của pháp luật; Đại lý dịch vụ viễn thông, bàn lại dịch vụ viễn thông; Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bưu chính.
Minh Anh
VNPT tôn vinh các điển hình bán hàng giỏi
Submitted by nlphuong on Thu, 29/11/2012 - 21:19(ICTPress) - Trong khuôn khổ Tuần lễ VNPT 2012, hôm nay 29/11, tại Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức sơ kết 3 năm chương trình “Nụ cười VNPT” và tôn vinh các điển hình bán hàng giỏi năm 2012.
Với chủ trương không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, chuẩn hóa các hoạt động giao tiếp, hình ảnh đối thoại với khách hàng, xây dựng phong cách ứng xử, văn hóa doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ CBCNV của VNPT có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng phục vụ khách hàng và phong cách bán hàng chuyên nghiệp, từ tháng 6/2010, VNPT và Công đoàn Bưu điện Việt Nam (CĐBĐVN) đã phát động Chương trình Nụ cười VNPT trong toàn Tập đoàn. Đến nay sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình bước đầu đã đóng góp hiệu quả vào việc đẩy mạnh hoạt động SXKD.
Thực hiện đúng các tiêu chí của Chương trình Nụ cười VNPT, đến thời điểm này, các điểm giao dịch của VNPT đều được đầu tư khang trang và treo trang trọng nội dung 8 Cam kết phục vụ khách hàng. Nhiều điểm giao dịch được thiết kế khá hiện đại, được nhiều khách hàng đánh giá là đẹp, thân thiện và thuận tiện cho khách hàng vào tìm hiểu, sử dụng dịch vụ, đồng thời quảng bá được hình ảnh thương hiệu của VNPT trên từng địa bàn, điển hình như các điểm giao dịch vụ của Công ty Thông tin di động (VMS), VNPT Cần Thơ, Đắc Lắc, Hà Nội, Nghệ An, Bắc Giang, Vũng Tàu…
Điểm nổi bật đạt được thông qua Chương trình này đối với cá nhân từng người lao động là đã nâng cao được ý thức trách nhiệm xây dựng đơn vị của mỗi người, từng bước chuyển đổi tư duy kinh doanh thụ động sang kinh doanh chủ động, không ngồi chờ khách hàng đến để bán hàng mà phải tìm khách hàng để phục vụ, bán những sản phẩm dịch vụ khách hàng cần, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và kinh doanh. Thông qua Chương trình đã tạo lập một môi trường làm việc thân thiện, tạo dựng mối quan hệ tốt giữa các đồng nghiệp, đoàn kết, hỗ trợ, tôn trọng lẫn nhau, cùng làm việc với tinh thần thi đua tích cực, hướng về khách hàng, vì mục tiêu chung lấy kết quả bán hàng và chất lượng phục vụ, làm cho khách hàng vừa lòng làm thước đo đánh giá kết quả công việc của mỗi cá nhân. Đồng thời để thực hiện Văn hóa doanh nghiệp trở thành một nét riêng có và khác biệt với các doanh nghiệp khai thác các dịch vụ viễn thông khác thông qua việc mặc đồng phục, đeo thẻ tên theo quy định của Tập đoàn, nhất là đối với đội ngũ giao dịch viên, phát triển dây máy. Hình ảnh của "Người VNPT" đã trở nên quen thuộc, thân thiện hơn với khách hàng.
Trên cơ sở nội dung 8 cam kết phục vụ khách hàng của Chương trình “Nụ cười VNPT”, các đơn vị thành viên VNPT đã tổ chức cho CBCNV học tập và ký cam kết thực hiện. Thủ trưởng chuyên môn và Công đoàn nhiều đơn vị đã có nhiều sáng tạo trong tổ chức triển khai như VNPT Đồng Nai, VNPT Tp.HCM, Hà Nội, Kiên Giang, Cần Thơ, Đắc Lắc, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam… ghi hình, chụp ảnh để đánh giá chất lượng phục vụ khách hàng tại đơn vị; VNPT Tiền Giang, VNPT Lâm Đồng, Quảng Ninh, Quảng Trị, Kiên Giang, Cà Mau xây dựng tiêu chí chấm điểm chất lượng phục vụ và nhiều đơn vị đã tổ chức biên soạn tài liệu nhỏ, gọn để CBCNV học tập; đồng thời tổ chức lấy ý kiến đóng góp của khách hàng …
Qua việc thực hiện 8 cam kết, chất lượng phục vụ khách hàng đã được nâng lên, sự hài lòng của khách hàng đã cải thiện, nhân viên phục vụ và bán hàng đã thực hiện lời chào và cám ơn sau khi kết thúc công việc, tạo sự thoải mái và hài lòng khi giao dịch (trực tiếp, qua điện thoại, email, fax, chat...) của khách hàng. Các đơn vị thực hiện tốt 8 cam kết này có thể kể đến là VNPT TP. HCM, Hà Nội, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Đà Nẵng, Cà Mau, Bắc Ninh, Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Trị, VMS, VTN, VNP, Bưu điện Trung ương…
Nhân dịp này, VNPT và Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã trao tặng Bằng khen cho 12 tập thể và 51 cá nhân có thành tích xuất sắc “Bán hàng giỏi và thực hiện tốt chương trình Nụ cười VNPT 2012”.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng của Chương trình “Nụ cười VNPT” và kịp thời tôn vinh các cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Chương trình, bắt đầu từ tháng 8/2012, VNPT và CĐBĐVN tổ chức Chương trình Bình chọn Nụ cười VNPT 2012. Theo đó, hàng tháng các đơn vị sẽ gửi báo cáo, danh sách đề nghị tôn vinh người lao động thực hiện tốt Chương trình “Nụ cười VNPT” về CĐBĐVN. Căn cứ danh sách tổng hợp từ các đơn vị, CĐBĐVN sẽ chủ trì việc bình chọn ra lựa chọn, tìm ra 5 cá nhân có thành tích xuất sắc nhất để khen thưởng, tôn vinh hàng tháng.
8 cam kết của Chương trình Nụ cười VNPT 1. Đón tiếp khách hàng với lời chào, cử chỉ, nụ cười, ánh mắt thân thiện, đúng mực; 2. Lắng nghe phục vụ khách hàng với thái độ tôn trọng; Đặt quyền lợi của khách hàng lên trên lợi ích của mình. Đáp ứng tốt nhất mong đợi của khách hàng; 3. Cung cấp thông tin đúng về dịch vụ, sản phẩm của VNPT và trả lời nhanh chóng, chính xác các yêu cầu của khách hàng; 4. Khi khách hàng có yêu cầu hoặc gặp khó khăn về dịch vụ, có trách nhiệm giải quyết hoàn chỉnh các yêu cầu đó cho đến khi khách hàng hài lòng; 5. Giữ lời hứa và trung thực với khách hàng; 6. Đích thân xin lỗi khách hàng khi khách hàng không hài lòng với dịch vụ của VNPT, cho dù nhân viên có lỗi hay không; 7. Cám ơn khách hàng và khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ và đóng góp ý kiến cho các dịch vụ của VNPT; 8. Cam kết giữ bí mật mọi thông tin của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. |
HN
Samsung - thương hiệu đột phá của thế giới trong năm 2012
Submitted by nlphuong on Thu, 29/11/2012 - 07:50(ICTPress) - Hàn Quốc chiếm khoảng 0,7% dân số thế giới và nhỏ hơn California, nhưng đã có hai thống trị thế giới trong năm 2012.
Đầu tiên là điệu nhảy ngựa Gangnam Style của ca sỹ Psy vừa trở thành video được xem nhiều nhất từ trước tới nay trên YouTube. Thứ hai là Samsung.
Psy có lẽ được xem như là một hành động mới lạ, nhưng thành công của Samsung không phải là do may mắn. Công ty này đã và đang thay đổi kể từ năm 1938, hồi đầu là công ty tạp phẩm và nay là một chaebol, tập đoàn kinh doanh lớn, sản xuất mọi thứ từ quần áo tới các thiết bị để bán. Tuy nhiêu, trong năm 2012, Samsung đã trở thành công ty hạng top trong ngành di động và là đối thủ nặng ký đối với Apple trong phân khúc này.
Hiện trạng
Vị trí cao của Samsung trên thị trường được mô tả sống động bằng bảng dưới đây. Trong quý III, Samsung đã bán được gấp đôi smartphone so với Apple trên toàn thế giới, theo IDC.\
5 hãng smartphone hàng đầu, số lượng bán ra, thị phần tính đến Quý III năm 2012 (Đơn vị: triệu) |
Xem xét thành tựu của Samsung hãy xem Samsung chỉ có 3,3% thị trường vào cuối năm 2009 và Android chỉ chiếm khoảng 5,2%. Bạn có thể tự hỏi Samsung chỉ đánh cược vào những thứ trở thành OS di động thống trị nhưng Samsung còn tập trung vào OS di động, Bada. Trước khi điện thoại Android đầu tiên được tung ra vào tháng 9/2008, Samsung đã tung ra một sản phẩm cạnh tranh với iPhone là Instinct.
Rõ ràng, Samsung đã thực sự liều lĩnh tiến vào thị trường smartphone. Nhớ lại thiết bị Android đầu tiên thực tế do HTC sản xuất mà vào năm 2008, đã như một ngôi sao đang lên trong khi Samsung chưa được xếp hạng. Thực tế, mọi thứ vẫn như vậy cho tới năm ngoái, khi HTC vẫn đạt doanh thu lớn và tăng trưởng nhanh chóng. Vấn đề của HTC là gì? Một phần nào đó, HTC bị xa lầy ở Trung Quốc, nơi Samsung đã giảm giá.
Bên cạnh thống trị thị phần smartphone, Samsung đã nỗ lực “hạ bệ” Nokia, nhà sản xuất điện thoại di động số 1 thế giới, sau 14 năm giữ ngôi vương. Cả hai đã làm Samsung trở thành công ty hiếm hoi dẫn đầu cả phân khúc đỉnh cao và cuối cùng của thị trường.
Tiếp thị
Samsung có tiếng đánh bật các đối thủ của mình, nhưng Rob Enderle, nhà phân tích chính cùng với Enderle Group cho biết công ty này luôn gặp phải “tiếp thị chưa trọn vẹn”
Bạn không thể nói rằng đã đến thời điểm. Bên cạnh chạy quảng cáo SuperBowl lớn hơn bao giờ về thương hiệu, Samsung cũng đã ghi điểm một video quảng cáo lan truyền nhanh chóng, một cuộc tấn công nghiêm túc đối với các fan hâm mộ iPhone 5 sẽ được tung ra.
http://www.youtube.com/watch?v=nf5-Prx19ZM&feature=player_embedded
Tấn công Apple không phải là một chiến lược mới lạ. Microsoft đã thử trước đây cho các máy tính xách tay và máy Zune MP3. Motorola cũng theo sau Apple với quảng cáo Super Bowl riêng trong năm 2011. Tuy nhiên, Tim Bajarin, nhà phân tích chính với các chiến lược sáng tạo cho biết, cả Google và Motorola trước đó không có ngân sách tiếp thị để thách thức Apple như cách Samsung làm. (Lẽ dĩ nhiên, điều này không chỉ mở rộng marketing, Samsung đã có cả các vụ kiện trên toàn thế giới với Apple về các cáo buộc bằng sáng chế liên quan tới iPhone và iPad). Tuy nhiên, điều này không chỉ là việc Samsung ném tiền trên thị trường; quảng cáo đã đánh trúng vào tâm lý chán bá chủ của Apple và đoàn quân người hâm mộ cuồng nhiệt của Apple.
Một ví dụ điển hình hơn của sự nhạy bén marketing đang phát triển của Samsung mà Bajarin cho biết đó là thương hiệu đại diện Galaxy: “Samsung đã đặt thương hiệu Galaxy cho nhiều thiết bị. Đó là điều Samsung cho biết “Chúng tôi đã cung cấp một loạt các sản phẩm chất lượng tương đương Galaxy S III”. Việc tung sản phẩm Galaxy hàng năm của Samsung nay đã được chú ý và gây áp lực cho các nâng cấp iPhone của Apple.
Thiết kế
Giống như một học sinh bỗng nhận thấy có thể thụi một thoi vào một học sinh khác hay bắt nạt ở lớp, Samsung đã tự tin có thể thiết kế các sản phẩm và sáng tạo như Apple đã làm. Hạng A là Galaxy S III, một đối thủ iPhone đáng gờm với một số tính năng nổi bật trong đó có máy ảnh trước có thể nhìn vào mắt bạn và giữ màn hình cho tới khi bạn vẫn nhìn vào máy ảnh, một kích hoạt thoại và tính năng “phát nhóm” để chia sẻ hình ảnh và các trình bày với các điện thoại khác - nếu cũng là điện thoại Samsung Galaxy S III. Một tính năng nổi bật khác là nhắm tự động cho các bức ảnh dựa trên nhận dạng khuôn mặt. Khả năng này vẫn chưa dịch trực tiếp sang Facebook.
Bên cạnh những ứng dụng riêng, Galaxy S III cũng có một thiết kế đáng chú ý như các cạnh tròn, không có các đường thẳng ở bất cứ đâu. Bên cạnh đó, là một nút bấm riêng dưới màn hình, một tính năng mà nhiều nhà sản xuất Android tránh để ngăn các so sánh với Apple. (Tính năng này đã tạo ra nhiều tranh luận trong Samsung, dù có nhiều vụ kiện pháp lý khác nhau của công ty với Apple).
Trong khi Galaxy S III là thiết bị tiên phong của Samsung trong năm 2012, Samsung cũng đã thử nghiệm với máy ảnh Galaxy và Galaxy Note II, một smarphone với màn hình khủng 5,6 inch.
Enderle cho biết các sản phẩm như vậy cho thấy Samsung không còn bắt chước Apple. “Họ đã làm tương tự với Sony. Họ học hỏi và họ đã ứng dụng. Họ theo sát vẻ đẹp của Apple nhưng nếu bạn xem S III, thì không hẳn vậy. Hãy xem phương thức hoạt động: Cạnh tranh và một khi đã đạt thì họ giảm bắt chước, họ là công ty tiên phong vào thị trường mới. Đây là chiến lược”.
Tương lai
Thiết kế ngày càng mới, tiếp thị và sản xuất đã đưa Samsung lên đẳng cấp cao. Enderle tin rằng Samsung là “công ty duy nhất mà Apple phải lo lắng”. Có lẽ còn hơn cả một lý do. Samsung cho Mashable biết hồi tháng 10 công ty này muốn trở thành một đối thủ nặng ký về PC, một thị trường mà công ty này đã tham gia kể từ những năm 1990. Lenovo đã trở thành nhà sản xuất PC hàng đầu thế giới trong năm 2012 báo hiệu một sự thay đổi khác trong trọng tâm từ Mỹ sang châu Á).
Máy tính bảng không còn nghi ngờ gì, cũng là một ưu tiên cao trong lộ trình của Samsung - Galaxy 10.1 đã gây thất vọng và Bajarin cho biết iPad mini vẫn là thiết bị thống trị cho tới nay.
Dành được thị phần lớn ở cả hai tiêu chí - và giải quyết được tiếng là dịch vụ khách hàng nghèo nàn - đã thực sự làm cho Samsung trở thành một Pepsi đối với Coke của Apple, nhưng luôn có quan ngại Samsung gặp rối hoặc mất kiên trì. Thậm chí nếu có việc đó xảy ra dù Samsung đã chứng tỏ cạnh tranh ngang ngửa với Apple, vẫn có một nỗi lo không ai có thể ở đỉnh cao hơn một thập kỷ.
Quang Minh
CEO Yahoo Mayer: Chúa, Gia Đình rồi mới đến Yahoo
Submitted by nlphuong on Thu, 29/11/2012 - 06:00(ICTPress) - Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi nắm quyền CEO tại Yahoo, Marissa Mayer đã tiết lộ các ưu tiên của mình cả trong và ngoài công ty.
Mayer cười tươi trên sân khấu tại sự kiện Phụ nữ quyền lực nhất của Fortune tại Palo Alto, CA, tối 27/11 (Ảnh: Don Feria/Getty Images) |
“Tôi nghĩ các thứ tự là Chúa, Gia đình và Yahoo”, Merissa cho biết điều này có tham chiếu tới bộ ba Vince Lobardi (người đã dành 5 danh hiệu thế giới trong 9 mùa bóng với Green Bay, trong serie thế kỷ thể thao truyền thống của ESPN) (con trai đầu của Merissa được sinh vào 30/9). Mayer cho biết tại một sự kiện phụ nữ quyền lực nhất của Fortune theo một giấy mời bữa tối duy nhất tại Palo Alto diễn ra tối thứ Ba ngày 27/11.
Kể từ khi rời khỏi Google hồi tháng 7, Mayer đã thực hiện nhiều bước đi để xoay chuyển Yahoo. Mayer đưa về một giám đốc marketing mới và các trưởng bộ phận bán hàng và nhân sự, cùng nhiều nhân viên khác. Mayer cũng nỗ lực tăng cường tinh thần của nhân viên bằng cách thực hiện các bữa trưa miễn phí và cấp iPhone, các thiết bị Android và điện thoại Windows cho nhân viên.
Yahoo có hơn 700 triệu người sử dụng và nhiều sản phẩm nổi tiếng khác, như thư điện tử và các trò giải trí và các trang tin tức. Cổ phiếu của công ty này tăng gần 19% kể từ khi Mayer tiếp quản vị trí CEO vào mùa hè vừa rồi. Nhưng CEO 37 tuổi này có cả chặng đường dài phía trước, và Mayer cũng cho biết một sự thay đổi hoàn toàn cần nhiều năm. Để thành công trong việc đưa Yahoo trở lại là “công ty tăng trưởng”, Mayer cần bảo đảm vị trí của công ty dẫn đầu về ứng dụng di động và cung cấp - một yêu cầu cao đối với một công ty không sở hữu trình duyệt di động riêng, hệ điều hành hay phần cứng.
Không ngạc nhiên khi Mayer là người lạc quan. “Chúng tôi có tập hợp tài sản lớn trên web - mọi thứ chúng tôi cần để làm trên điện thoại di động. Điều thú vị là khi bạn nhìn vào những con người muốn làm điều gì đó trên điện thoại của họ, đó là thư điện tử, thời tiết, kiểm tra các đặt giá cổ phiếu và tin tức. Đó là những thứ của Yahoo. Đây là một cơ hội lớn cho chúng ta bởi vì chúng ta có nội dung và tất cả những thông tin mọi người muốn trên điện thoại của họ”, Mayer cho biết.
Thách thức hiện nay, Mayer cho biết là làm thế nào để sử dụng trên thiết bị di động dễ dàng - ứng dụng tải về bắt buộc mà mọi người muốn có khi họ mua một điện thoại thông minh mới. Mayer đã cho biết rõ mong muốn Yahoo phát triển trải nghiệm di động nhiều hơn và cho biết công ty có thể vừa mua lại vừa tuyển dụng các công ty di động (kiểu mua lại thuần túy là nhân tài, chứ không phải công nghệ) trong tương lai.
Nhưng doanh thu của Yahoo không chỉ về di động, Mayer cho biết. Trong nhiều năm, công ty ở thung lũng Silicon này đã vật lộn với việc tập trung vào công việc kinh doanh của mình. Các CEO trước đây đã nỗ lực - và đã thất bại - để sắp xếp Yahoo và giải quyết sự phức tạp. “Chúng tôi thực sự muốn có một tập hợp các sản phẩm toàn cầu mà thực sự xuất sắc”, Mayer cho biết sẽ tập trung vào sự phổ biến của tìm kiếm Yahoo, thư, tin tức và các trang thể thao - và đặc biệt là trang Sports Fantasy. Trang bóng đá hâm mộ đã xuất hiện gần đây (vào ngày Chủ nhật, không thể sớm hơn), mà Mayer đã đề cập vui vẻ cho biết “Twitter đôi chút sơ đẳng”.
Mayer cũng đã ưu tiên đưa trang giải trí Yahoo hoạt động trở lại. Công ty này đã chứng kiến nhiều nhân viên ra đi và tinh thần xuống thấp trong vài năm qua.
“Công ty đã trải qua một thời kỳ xáo trộn và mất thăng bằng. Tôi muốn Yahoo trở thành một nơi tuyệt vời để làm việc, và có một văn hóa khác biệt. Chúng tôi đang làm việc chăm chỉ để nhắc mọi người về tất cả các ưu tiên sẽ có”. Tất nhiên, cần nhiều thứ hơn là bữa trưa miễn phí. Nhưng Mayer biết một hay hai thứ về văn hóa công ty - Mayer đã có một phần lớn sự nghiệp tại Google sau tất cả.
Chìa khóa để thực hiện mọi việc, theo Mayer, là “ưu tiên không ngừng”. Đó là một trong những lý do tôi đã không thông báo với báo chí. Và tôi sẽ quay trở lại không phải để nói chuyện sau buổi tối”.
HY
Theo CNN