Chuyển động ngành
Từ 1/1/2013, Bộ TT&TT chủ quản Tổng công ty Bưu chính VN
Submitted by nlphuong on Tue, 20/11/2012 - 15:16(ICTPress) - Từ 1/1/2013, đại diện chủ sở hữu nhà nước của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam sẽ là Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thay vì Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Đây là nội dung Quyết định số 1746/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 16/11 về việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost). Cũng theo quyết định của Thủ tướng, VNPost sẽ đổi tên thành Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ TT&TT thực hiện việc tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu đúng hạn, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sẽ có cơ cấu quản lý gồm chủ tịch công ty, tổng giám đốc, kiểm soát viên, vốn điều lệ là 8.122 tỷ đồng. Một số ngành, nghề kinh doanh chính gồm: Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng; cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo trong, ngoài nước; đại lý dịch vụ viễn thông, bán lại dịch vụ viễn thông và tư vấn đào tạo.
Tại thời điểm chuyển giao, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam có các đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm: 63 Bưu điện tại các tỉnh, thành phố; công ty Phát hành báo chí Trung ương; Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ Bưu điện (thành lập mới) cùng một số công ty con, liên doanh - liên kết khác.
Các đơn vị thành viên khác được thành lập theo chiến lược phát triển của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và quy định của pháp luật.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được tham gia cung ứng các dịch vụ công của Nhà nước như chi trả bảo hiểm xã hội, các dịch vụ về chuyển phát,… đến người dân phù hợp với ngành, nghề kinh doanh và mạng lưới của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam nhằm phát huy hiệu quả của mạng lưới bưu chính công cộng do Nhà nước đầu tư.
Tổng Công ty Bưu điện cũng sẽ được tham gia vào các chương trình TT&TT của Nhà nước về nông thôn để phát huy hiệu quả cơ sở hạ tầng mạng lưới bưu chính công cộng do Nhà nước đầu tư.
HM
Rộ tin phiên bản hệ điều hành OS 10.9 có tên "mèo rừng"
Submitted by nlphuong on Tue, 20/11/2012 - 07:00(ICTPress) - Với chỉ còn một phiên bản Mac OS X duy nhất còn lại, và thường một số tên của loài mèo rừng (linh miêu) để đặt tên sau khi được công bố, Apple hiện nay đã gần như chỉ còn một quyết định. OS 10.9 sẽ được gọi là Lynx, theo một nguồn tin chưa được khẳng định.
Các phiên bản trước đây của OS, lần đầu được tung ra vào năm 2001, đã được đặt tên là Cheetah, Puma, Jaguar, Panther, Tiger, Leopard, Snow Leopard và Lion. Phiên bản hiện nay, OS X 10.8, được biết đến với cái tên Mountain Lion. Apple hàng năm đều tung ra phiên bản nâng cấp mới.
Apple đã đăng ký tên thương mại cho hai cái tên mèo chưa được sử dụng là Lynx và Cougar. Cougar, tuy nhiên đơn giản là một cái tên khác cho Mountain Lion. Và cái tên còn lại là Lynx là ứng cử viên có thể nhất.
Trên trang web Applescoop.com trích dẫn một nguồn tin nội bộ Apple cho biết “một số bài báo nội bộ dường như chung kết cái tên hệ điều hành”.
Nếu Apple như thường lệ tổ chức sự kiện công bố, hệ điều hành Lynx sẽ được trình diễn công chúng lần đầu tại hội nghị các nhà phát triển (WWDC) của Apple, ở San Francisco vào tháng 6/2013
Việc nâng cấp lên 10.9 sẽ mang đến điều gì thì chưa có nhiều tin đồn, trừ một vài tính năng so với Siri và Maps.
HY
Apple cán mốc 1 triệu ứng dụng
Submitted by nlphuong on Tue, 20/11/2012 - 00:24(ICTPress) - Sáng sớm thứ Hai ngày 19/11 theo giờ Mỹ, Apple đã chính thức chấp thuận công bố hơn 1 triệu ứng dụng cho cửa hàng ứng dụng (App Store), theo số liệu từ Appsfire, một nền tảng khám phá ứng dụng di động.
Appsfire thông báo tin này bằng 1 tweet vào sáng sớm thứ Hai:
Tạm dịch: "Tin nóng: Hôm nay đánh dấu cửa hàng ứng dụng có 1 triệu ứng dụng đã được tạo ra kể từ ngày khai trương (iOS)".
Đồng sáng lập Appsfire Ouriel Ohayon cho The Next Web biết 493.298 ứng dụng trong số này là các ứng dụng trả tiền và 158.848 là các ứng dụng trò chơi. Tổng số, chỉ hơn 736.000 ứng dụng trong số này hiện khả thi iPhone và iPad do thực tế là nhiều ứng dụng sau đó được rỡ vì các lý do bản quyền và các lý do khác của những người sáng tạo.
Apple không phải lúc nào cũng công bố số ứng dụng hiện diện trên cửa hàng và các ứng dụng bị rỡ. Tuy nhiên, đây là một ấn tượng có thể nói là sự tăng trưởng đáng kể trên thị trường ứng dụng.
Công ty này đã tung ra chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007 và sáng tạo ra cửa hàng ứng dụng vào năm tiếp theo. Mất khoảng 1 năm để Apple cán mốc 100.000 ứng dụng nhưng sau đó việc lựa chọn đã tăng rất nhanh và nay có hơn 700.000 ứng dụng, 250.000 trong số đó là dành riêng cho iPad.
4 năm Apple đã dẫn đầu nhưng Google đã vượt mốc 700.000 ứng dụng vào cuối tháng trước và đang cạnh tranh quyết liệt với cửa hàng ứng dụng Apple.
HY
IBM công bố những công nghệ mới nhất giúp doanh nghiệp Việt vượt thách thức
Submitted by nlphuong on Mon, 19/11/2012 - 08:45(ICTPress) - Tại hội thảo “Điện toán Thông minh hơn: Sự chuẩn bị cho tương lai” vừa được tổ chức tại Hà Nội, IBM Việt Nam đã công bố những công nghệ mới nhất nhằm giúp các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tự tin vượt qua những thách thức lớn nhất hiện nay, đó là nâng cao khả năng bảo mật, khai thác lợi thế của điện toán đám mây, và quản lý và phân tích khối lượng dữ liệu lớn.
Những công nghệ mới được giới thiệu lần này gồm có hệ thống máy chủ Power Systems cấp doanh nghiệp, hệ thống lưu trữ ổ đĩa cao cấp DS8870, và thế hệ máy chủ mainframe zEnterprise EC12 mới nhất của IBM. Đây cũng là những nỗ lực không ngừng của IBM cho những hoạt động nghiên cứu, phát triển và nâng cao năng lực các hệ thống Điện toán Thông minh hơn (Smarter Computing System), đặc biệt là hệ thống tích hợp IBM PureSystems thế hệ mới.
Hiện nay, sự phát triển của công nghệ, sự bùng nổ các thiết bị di động hay mạng xã hội... đang góp phần thúc đẩy “sự chuyển đổi tất yếu” trong từng tổ chức và DN, định hình lại cách thức DN liên lạc, giao tiếp với khách hàng. Theo nghiên cứu mới nhất của IBM với các Giám đốc điều hành (CEOs) năm 2012, phần lớn các CEO tin rằng công nghệ sẽ là nhân tố dẫn đầu sự thay đổi từ nay đến năm 2015, và có đến 71% tin rằng công nghệ là nhân tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến tổ chức của họ. Tuy nhiên, chỉ 1 trong số 5 doanh nghiệp được hỏi tin rằng cơ sở hạ tầng CNTT của họ thực sự hiệu quả và phân bổ 50% ngân sách CNTT cho các dự án mới.
Theo nghiên cứu của IDC năm 2011, 70% ngân sách DN chi cho CNTT hiện đang tập trung cho các hoạt động vận hành, bảo dưỡng và bảo trì hệ thống. Forrester cũng cho biết số lượng các thiết bị được kết nối sẽ tăng lên 22 tỷ đến năm 2020, trong đó các nội dung kỹ thuật số sẽ tăng lên 8 zettabytes vào năm 2015 (90% là các nội dung phi cấu trúc). Trung bình, mỗi ngày có tới 60.000 lần các cuộc tấn công vào hạ tầng CNTT và tổng tổn thất cho một vụ thất thoát dữ liệu là 5,5 triệu USD.
Trước những thách thức và xu hướng này, các tổ chức trên thế giới đang hướng tới những hệ thống DN (Enterprise Systems), như những công bố của IBM, với khả năng tăng cường khả năng bảo mật, quản lý hiệu quả trong môi trường điện toán đám mây, và lưu trữ, phân tích một cách chính xác những khối lượng dữ liệu lớn.
Hệ thống Power Systems mới với bộ vi xử lý POWER7+ nâng cao công suất và năng lực phân tích kinh doanh: Các máy chủ IBM Power 770 và Power 780 được trang bị bộ vi xử lý POWER7+ mới, một công nghệ cho phép tăng tốc hiệu năng lên tới 30 - 40% cho các tải ứng dụng so với phiên bản trước đó (1). Ngoài ra, bộ vi xử lý POWER7+ còn được trang bị bộ nhớ cache L3 được mở rộng gấp 2,5 lần, giúp nâng cao năng lực bảo mật tốt hơn nhờ mã hóa tệp tin nhanh hơn trên nền hệ điều hành IBM AIX, và có thể nén bộ nhớ khiến cho việc tiêu thụ năng lượng không tăng lên so với các phiên bản bộ vi xử lý POWER7 trước đó.
Khi quản lý một hạ tầng đám mây bằng phần mềm ảo hóa IBM PowerVM, khách hàng hiện nay có thể dễ dàng dịch chuyển các phân vùng máy chủ cá nhân nhằm nhanh chóng cân bằng các tài nguyên, ứng phó với sự thay đổi trong kinh doanh. Các máy ảo đơn nhất có thể được dịch chuyển với tốc độ nhanh hơn tới 3 lần, và quá trình chuyển đổi đồng thời có thể diễn ra nhanh hơn tới 4,7 lần so với các phiên bản trước đó (3).
Ngoài ra, để tăng cường khả năng bảo mật dữ liệu và tính tuân thủ, phần mềm bảo mật và tuân thủ, IBM PowerSC với công cụ Trusted Surveyor đã được cập nhật mới, cho phép cảnh báo theo chế độ thời gian thực, đồng thời mang tới khả năng báo cáo về tính tuân thủ tốt hơn.
Hệ thống lưu trữ IBM System Storage DS8870 là hệ thống mới nhất và mạnh mẽ nhất trong dòng sản phẩm DS8000 dành cho các hệ thống lưu trữ cấp doanh nghiệp có mật độ lưu trữ cao. Hệ thống này được nâng cấp với bộ vi xử lý IBM POWER7, cache hệ thống lên tới 1TB. DS8870 mang tới hiệu năng nhanh gấp 3 lần cho các ứng dụng xử lý giao dịch so với phiên bản DS8800 hiện tại (2). Hơn nữa, Ủy ban đánh giá hiệu suất hệ thống lưu trữ (Storage Performance Council) đã xếp hạng hệ thống DS8870 ở vị trí đầu bảng theo hệ thống đánh giá SPC-2 tiêu chuẩn (6). Ngoài ra, hệ thống DS8870 còn tuân theo chuẩn với các ổ đĩa được mã hóa hoàn toàn, mang tới khả năng bảo mật tốt hơn.
Về vấn đề lưu trữ băng từ, IBM đã cập nhật hệ thống IBM Virtualization Engine TS7700 Release 3, một hệ thống kết hợp ảo hóa với các đĩa từ. Hệ thống này là phiên bản nâng cấp của hệ thống TS7700 Enterprise Virtual Tape Library System - thường được sử dụng trong các doanh nghiệp vận hành các máy chủ mainframe, và được thiết kế nhằm giúp các nhà quản trị CNTT tiến hành ảo hóa các hệ thống lưu trữ băng từ hiện có của họ nhằm mang lại khả năng quản lý, công suất cũng như bảo mật tốt hơn. Công cụ Virtualization Engine sẽ giúp nâng tầm hệ thống lên một cấp độ cao hơn, cho phép mã hóa toàn diện cùng khả năng kết nối tới 6 hệ thống theo kiến trúc lưới, mang đến khả năng truy nhập dữ liệu lớn hơn cũng như tăng khả năng dự phòng.
Máy chủ mainframe zEC12: IBM cũng công bố công cụ phân tích IBM DB2 Analytics Accelerator V3 mới, phần mềm cho phép tăng tốc thời gian hồi đáp phân tích, đưa ra kết quả nhận định kinh doanh nhanh hơn, trên máy chủ mainframe zEC12 mới được công bố gần đây, cho phép khách hàng nhận và phân tích những dữ liệu kinh doanh có cấu trúc theo chế độ thời gian thực. Công cụ này cũng giúp giảm thiểu nhu cầu lưu trữ dữ liệu trên các ổ đĩa trong máy chủ mainframe tới 95% - điều này sẽ giúp giảm đáng kể chi phí lưu trữ.
Cũng tại Hội thảo, IBM công bố các thế hệ mới của hệ thống tích hợp chuyên gia IBM PureSystems với cơ sở hạ tầng PureFlex tích hợp bộ vi xử lý Power 7+ mới, nền tảng PureApplication và các năng lực lưu trữ, phân tích dữ liệu PureData mới, giúp các tổ chức và DN đơn giản hóa vòng đời các dự án CNTT bằng cách giảm thiểu tối đa thời gian, chi phí và rủi ro cho các nhà lãnh đạo CNTT.
PureSystems là kết quả của khoản đầu tư 2 tỷ USD của IBM cho hoạt động nghiên cứu phát triển và mua lại các công ty khác trong suốt 4 năm qua. Với PureSystems, IBM đã tiến một bước vượt bậc để tích hợp toàn diện tất cả các cấu phần công nghệ - máy chủ được ảo hóa, thiết bị lưu trữ, thiết bị mạng và phần mềm quản lý cần thiết để DN có thể xây dựng một môi trường điện toán đám mây riêng trong vòng vài phút.
Kể từ khi PureSystem được công bố vào tháng 4, nhiều khách hàng trên thế giới đã sử dụng IBM PureSystems để hạ thấp chi phí và sự phức tạp của môi trường CNTT như DynaFront Systems Berhad - công ty chuyên cung cấp các ứng dụng bảo hiểm nhân thọ hàng đầu Malaysia, PCCW - công ty gia công CNTT hàng đầu tại Hồng Kông... và gần đây nhất là trường Đại học CNTT TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
----
(1) Kiểm thử trong phòng lab IBM cho thấy node điện toán mật độ dày hơn với hiệu suất lõi cải thiện tới 20-30%, và bộ vi xử lý POWER7+ có thể cho hiệu năng ứng dụng mạnh mẽ hơn.
(2) Tài liệu của IBM, “Sách trắng về hiệu năng của hệ thống IBM System Storage DS8870”, tháng 10 năm 2012.
(3) Kiểm định trong phòng Lab của IBM cho thấy những cải thiện về hiệu năng Live Partition Mobility sẽ cho phép khách hàng dịch chuyển một phân vùng đơn lẻ với thời gian nhanh hơn tới 3 lần, thời gian dịch chuyển đồng thời nhiều phân vùng nhanh hơn tới 4.7 lần so với những phiên bản PowerVM trước. Kết quả thực tế sẽ khác nhau, tùy theo năng lực mạng, kích thước phân vùng, khối lượng công việc và số lượng các máy chủ VIOS.
(4) Dịch vụ bảo mật quản lý của IBM, năm 2010. Dựa trên IBM X-Force Data and Analysis.
(5) Tài liệu của Viện nghiên cứu Ponemon Institute, “Nghiên cứu năm 2011 về rò rỉ dữ liệu: tại Mỹ” , tháng 3/2012.
(6) Tài liệu của Ủy ban hiệu năng lưu trữ, “SPC Benchmark 2™ Full Disclosure Report IBM Corporation, IBM System Storage DS8870,” tháng 10 năm 2012. Thông tin thêm về xếp hạng SPC, tham khảo tại: http://www.storageperformance.org/results/benchmark_results_spc2#b00062
(7) Dựa trên những tính toán toán học về dịch chuyển dữ liệu tới IBM DB2 Analytics Accelerator V3.
Minh Anh
Cisco bỏ 1,2 tỷ tiền mặt mua công ty mạng đám mây Meraki
Submitted by nlphuong on Mon, 19/11/2012 - 07:47(ICTPress) - Công ty thiết bị mạng Cisco System cho biết sẽ mua công ty mạng đám mây Meraki với trị giá 1,2 tỷ USD tiền mặt. Đây là một phần trong chiến lược mạng và đám mây của công ty này.
Cisco cho biết việc mua lại Meraki, công ty mới được thành lập bởi các thành viên của phòng thí nghiệm khoa học máy tính thuộc Viện CNTT Massachusett, dự định sẽ kết thúc trong quý II của năm tài chính 2013 của Cisco và còn phải được chấp nhận về thủ tục hành chính.
Quý thứ II của Cisco kết thúc vào cuối tháng 1/2013.
Meraki được hỗ trợ bởi Sequoia Capital và Google - cung cấp công nghệ Wi-Fi, chuyển mạch, an ninh và quản lý thiết bị di động từ đám mây tập trung vào các doanh nghiệp trung bình.
“Đây là một bước tiến rất logic đối với Cisco”, nhà phân tích nghiên cứu ZK là Zeus Kerravala cho biết.
“Thỏa thuận này sẽ cho phép Cisco cung cấp các giải pháp khác cho các mô hình triển khai Wi-Fi truyền thống giống như các đối thủ nhỏ hơn như Aruba Networks và Ruckus Wireless. Cisco đã không tính đến điều này trước đây", Kerravala cho biết thêm.
CEO của Meraki là Sanjit Biswas cho biết trong một bức thư gửi nhân viên đăng tải trên trang web của công ty là Cisco đang tiếp cận công ty nhiều tuần trước đây.
Những người thành lập công ty ban đầu từ chối việc mua lại này để tiếp tục thúc đẩy chiến lược của Meraki là phát hành cổ phiếu ra công chúng.
“Sau nhiều tuần xem xét, chúng tôi quyết định vào tuần trước là nhập vào Cisco là con đường đúng đắn cho Meraki”, Biswas cho biết.
CEO Biswas cũng cho biết Meraki đã đạt khả năng tài chính 100 triệu USD, có 330 nhân viên và có luồng tài chính ổn định.
HY
Theo Reuters
Lật trang cũng đã được Apple sở hữu
Submitted by nlphuong on Sat, 17/11/2012 - 06:29(ICTPress) - Apple nay đã có thể tự hào là người sở hữu lật trang.
Trong một giấy đăng ký được Cơ quan cấp phép Mỹ (United States Patent Office) chấp nhận tuần này đã cấp phép cho Apple về thiết kế “Màn hình trình diễn hay phần với giao diện người sử dụng hình ảnh sức sống”. .
3 hình ảnh dưới đây minh họa giấy phép này: Hình 1 là một góc trang được lật; Hình 2 là một nửa trang được lật và trang 3 được lật hoàn toàn.
Đây là tính năng đã được sử dụng trong iBooks của Apple và các sách nói chung. Giấy phép này là 1 trong 38 giấy phép khác nhau được cấp cho Apple trong tuần này.
New York Times cho biết đây không phải là giấy phép đầu tiên mà Apple nhận được. Trước đó công ty này đã được cấp phép biểu tượng ghi chú âm nhạc mà Apple sử dụng làm biểu tượng cho iTunes và cầu thang kính Apple sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ của mình.
Trong nhiều năm qua, Apple đã làm nên nhiều tiêu đề các bài báo về việc tham gia của mình vào nhiều vụ kiện bằng sáng chế kiện nhiều nhà sản xuất thiết bị khác.
Đầu năm nay Apple thắng Samsung trong vụ kiến bằng sáng chế và được bồi thường hơn 1 tỷ USD và gần đây đã đạt được những chuyển động đối với các sản phẩm được công bố sau phán quyết của tòa, trong đó có Galaxy Note 10.1.
Đầu tuần này, Apple đã giải quyết một vụ kiện bằng sáng chế khác với nhà sản xuất thiết bị cầm tay HTC với thỏa thuận 10 năm cấp phép được hai công ty này cho biết HTC sẽ trả cho Apple 6 - 8 USD/máy Android mà HTC bán ra.
HY
VIBrand 2012 hướng đến giá trị “Uy tín chất lượng - Đổi mới sáng tạo - Năng lực tiên phong"
Submitted by nlphuong on Fri, 16/11/2012 - 12:09(ICTPress) - Ngày 15/11/2013, “Chương trình sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin thương hiệu Việt” - Vibrand 2012 lần thứ hai đã được khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng tham quan gian hàng tại Triển lãm Sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt 2012 (Ảnh: VGP/Mạnh Hùng) |
Đây là hoạt động sẽ được tiến hành hàng năm theo như ban tổ chức chương trình nằm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Ban Chỉ đạo Trung ương và chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động này. Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã chủ trì phối hợp với Bộ Công thương và Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh giao Công ty phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) tổ chức sự kiện này.
Đến dự buổi khai mạc có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Mạnh Hà, Vụ CNTT - Bộ TT&TT, Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công thương, cùng các chuyên gia thuộc lĩnh vực CNTT.
Chương trình Vibrand nhằm thúc đẩy phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp (DN), xây dựng thương hiệu quốc gia về CNTT, đẩy mạnh phát triển thị trường CNTT trong nước, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam là một nước có nhiều sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Nội dung hoạt động của chương trình Vibrand diễn ra trong 3 ngày từ 15 đến 17/11/2012 gồm các nội dung chính như sau:
Hội thảo phát triển thương hiệu quốc gia về CNTT đánh giá Chương trình Công nghiệp CNTT đến 2012 và định hướng Chương trình đến 2020,Tọa đàm Chuyên đề về Phát triển thị trường dịch vụ phần cứng Việt Nam, Phát triển dịch vụ trên nền CNTT.
Bên cạnh đó là Triển lãm của hơn 50 gian hàng giới thiệu hơn 200 sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt như của QTSC, VDC, VTB, CMC, Misa, Netnam, Huetronic, Saigontech,… và sản phẩm của các công viên phần mềm như Khu công viên phần mềm Quang Trung, phần mềm Đà nẵng, phần mềm Cần Thơ, Khu công nghệ phần mềm ĐHQG TP. HCM.
Lễ trao giải Phần thưởng nữ sinh viên CNTT tiêu biểu và tuyên dương các tập thể có thành tích xuất sắc trong phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở.
Cũng tại Chương trình VIBrand 2012, Bộ TT&TT đã công bố phát hành ấn phẩm “Danh mục sản phẩm và dịch vụ thương hiệu Việt năm 2012". Đây là tài liệu tham khảo phục vụ việc đầu tư mua sắm các dịch vụ CNTT đặc biệt dành cho các đơn vị sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
Buổi sáng ngày 15/11, diễn ra cuộc hội thảo Phát triển thương hiệu Quốc gia về CNTT do Bộ TT&TT cùng Bộ Công thương đồng chủ trì tổ chức. Ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương đã giới thiệu về chương trình Thương hiệu Quốc gia (THQG). Chương trình THGQ được ra đời theo Quyết định số 253 ngày 25/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ, giao cho Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ ngành triển khai. Mục tiêu và nội dung chính là giúp các DN Việt Nam nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực trong việc xây dựng, quảng bá, phát triển, bảo vệ thương hiệu; Lựa chọn các thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam để hỗ trợ và phát triển theo các giá trị của Chương trình là "Uy tín chất lượng - Đổi mới sáng tạo - Năng lực tiên phong" và quảng bá hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị này trên thị trường trong nước, thị trường thế giới tới các đối tượng mục tiêu. Năm 2008 có 30 DN có thương hiệu sản phẩm hàng đầu thỏa mãn được các giá trị của Chương trình. Năm 2010 đã chọn được 43 DN có thương hiệu sản phẩm đạt THQG.
Chương trình VIBrand có tác động tương hỗ và góp phần thực hiện Chương trình THQG. Việc công nhận nhãn sản phẩm VIBrand là nhánh của hệ thống biểu trưng THQG Vietnam Value giúp các DN CNTT tham gia VIBrand sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận Chương trình THQG và hướng tới việc đạt THQG trong tương lai, từ đó khẳng định vị thế của sản phẩm đại diện cho hình ảnh quốc gia về CNTT.
Sản phẩm đạt THQG được tham gia các hoạt động có hỗ trợ của Chương trình THQG từ nguồn ngân sách nhà nước; được hỗ trợ tư vấn về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý ở trong và ngoài nước; được sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường, sản phẩm và khách hàng của Chương trình. Các DN có sản phẩm đạt THQG được đề xuất sáng kiến xây dựng chiến lược, chương trình hành động cụ thể của Chương trình; được sử dụng biểu trưng THQG và hệ thống nhận diện THQG trong công tác quản trị kinh doanh và truyền thông thương hiệu (theo Quy chế riêng của Chương trình); được tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia do Hội đồng THQG đề xuất; được hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp thương mại về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa.
Trong bài trình bày của mình tại Hội thảo phát triển thương hiệu quốc gia về CNTT, bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT cho biết: Kinh phí mua phần mềm năm 2011: 351 tỷ đồng, tại các Bộ: đầu tư 188 tỷ đồng, tỷ lệ mua phần mềm trong nước chiếm 24,2%, tại các địa phương: đầu tư 163 tỷ đồng, tỷ lệ mua phần mềm trong nước chiếm 34,3%. Các phần mềm phổ biến đầu tư như: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý bệnh viện, phần mềm một cửa điện tử… Các phần mềm mua của nước ngoài là các phần mềm Hệ điều hành Windows Server, Hệ điều hành cơ sở dữ liệu SQL, phần mềm an ninh… Kinh phí mua phần cứng năm 2011: 904 tỷ đồng, tại các Bộ: kinh phí mua phần cứng là 591 tỷ đồng, tỷ lệ mua phần cứng trong nước chiếm 75,8%. tại các địa phương: kinh phí mua phần cứng: 313 tỷ đồng, tỷ lệ mua phần cứng trong nước chiếm 65,7%. Đa phần sản phẩm phần cứng được mua là máy tính để bàn do các công ty trong nước sản xuất, như: FPT Elead, CMS, VTB… Các sản phẩm phần cứng phải mua của nước ngoài, bao gồm: máy chủ, máy tính xách tay, Firewall, Switch, UPS.
Bà Hương cũng khẳng định Chính phủ đã có những quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm CNTT sản xuất trong nước bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước vì các sản phẩm CNTT sản xuất trong nước phù hợp với người Việt Nam và có hướng dẫn sử dụng cụ thể, linh kiện thay thế dễ tìm kiếm nên thuận lợi trong việc sử dụng và bảo hành sau này.
Đáng giá về sản phẩm phần mềm, bà Hương cho rằng DN trong nước đã chú trọng phát triển một số sản phẩm chủ lực như: thư điện tử, một cửa điện tử, văn phòng điện tử,… đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ TT&TT quy định nên đang được triển khai, ứng dụng ở hầu hết trong các cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì còn có nhiều khó khăn như DN chủ yếu thực hiện lắp ráp, sản phẩm chưa đa dạng, khó khăn trong cạnh tranh với thiết bị nhập ngoại. Chủ đầu tư dự án CNTT chưa có nhiều thông tin về hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ CNTT của các DN trong nước, các sản phẩm CNTT thương hiệu Việt thường yếu kém về thương hiệu. Các nhà thầu khi tham gia dự thầu thường có khuynh hướng chào thầu những sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài hơn là hàng trong nước.
Về định hướng phát triển sản phẩm và dịch vụ thương hiệu Việt, Bộ TT&TT sẽ tham mưu lên Chính phủ xây dựng chính sách ưu đãi các dự án đầu tư, sản phẩm CNTT sản xuất trong nước; Xây dựng chương trình quảng bá các sản phẩm CNTT do DN trong nước sản xuất tới các Bộ, ngành, địa phương; Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg ngày 17/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ TT&TT phối hợp với các Bộ, ngành khác giảm mức thuế áp cho DN khi nhập linh kiện phục vụ cho việc sản xuất, lắp ráp; Có những ưu đãi về giá thuê xưởng sản xuất, lắp ráp nhằm khuyết khích DN hạ giá thành sản phẩm CNTT; Xây dựng các Chương trình phối hợp nhằm quảng bá sâu rộng sản phẩm CNTT trong và ngoài nước.
Ông Phạm Huyền Kiêu, thành viên hội đồng Haki Group, người đã chủ trì nhiều dự án sáng tạo và quản trị thương hiệu như Chương trình THQG, SEA Games 22,…chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chiến lược thiết kế trong chiến lược thương hiệu lĩnh vực CNTT với trường hợp của Đài Loan. Ông cho biết Đài Loan đã “tái định vị hình ảnh sản phẩm biến Đài Loan thành trung tâm sáng tạo thông qua các chiến dịch toàn cầu” và xem “Thiết kế là điểm chính của chiến lược thương hiệu trong tương lai”. Tại Đài Loan có hơn 50 trường thiết kế, hàng năm có 35.021 sinh viên tốt nghiệp so với 77 trường công nghệ (Yodex 2005) và gần 20 hiệp hội nhà nghề thiết kế, tham vấn về chiến lược phát triển sản phẩm thông qua chiến lược thiết kế quốc gia và các hoạt động hợp tác với các hiệp hội chuyên ngành mọi lĩnh vực đặt biệt là CNTT.
Ban Tổ chức dự kiến trên 1.000 lượt đại biểu tham gia hội thảo, tọa đàm cũng như 15.000 lượt người tham quan triển lãm trong ba ngày từ 15 đến 17/11/2012.
Trung Thành
Ngân lượng “bắt tay” CyberSource tăng an toàn thanh toán trực tuyến cho web TMĐT
Submitted by nlphuong on Thu, 15/11/2012 - 20:52(ICTPress) - CyberSource, công ty thuộc tổ chức thẻ Visa thông báo thỏa thuận hợp tác với Ngân lượng - ví điện tử đầu tiên ở Việt Nam để cung cấp giải pháp thanh toán thẻ quốc tế an toàn, bảo mật.
Đây là một thỏa thuận quan trọng giúp cho Ngân lượng - một trong những công ty dẫn đầu thị trường thanh toán trực tuyến ở Việt Nam có thể mở rộng dịch vụ thanh toán an toàn qua danh mục đầu tư rộng lớn của các website thương mại điện tử (TMĐT) bằng cách sử dụng hệ thống CyberSource.
Với thỏa thuận này, Ngân lượng sẽ mở rộng ứng dụng các giải pháp của CyberSource với dịch vụ cổng thanh toán, cũng như chương trình Quản lý ra quyết định (Decision Manager) và Cổng quản lý thẻ giả mạo toàn cầu của CyberSource (CyberSource’s global fraud-management portal) cho TMĐT.
Trước đó, vào đầu năm 2011, sản phẩm ví điện tử Ngân lượng được xây dựng với dịch vụ Tokenization của CyberSource. Đến nay, Ngân lượng trở thành công ty con trực thuộc Công ty CP Giải pháp Phần mềm Hòa Bình (Peacesoft), và là một trong những nền tảng xử lý giao dịch thanh toán trực tuyến lớn nhất Việt Nam cho các giao dịch TMĐT trong nước và quốc tế.
Sử dụng sản phẩm Ví điện tử của CyberSouce, các thành viên của Nganluong.vn có thể liên kết tài khoản thẻ tín dụng hay ghi nợ của mình với tài khoản ví và mua sắm trên Internet mà không lo sợ lộ thông tin thanh toán. Dịch vụ Tokenization của CyberSource cho phép Ngân lượng xử lý giao dịch với mã khóa, thay vì dữ liệu thanh toán đơn thuần, do đó tránh được rủi ro lưu trữ và xử lý thông tin nhạy cảm của khách hàng trong khi vẫn giúp các thành viên có được sự thuận tiện khi mua sắm trực tuyến. Ngân lượng đã lựa chọn Sacombank, một đối tác khác của CyberSource làm Ngân hàng thanh toán.
Về việc Ngân lượng đưa Decision Manager vào quá trình xử lý giao dịch, ông Đỗ Công Diễn, Giám đốc kỹ thuật của Ngân lượng cho biết: "công nghệ tiên tiến này của thế giới sẽ giúp hỗ trợ phòng tránh giao dịch giả mạo, tăng tốc độ xử lý giao dịch thanh toán và thuận tiện khi xử lý nhiều giao dịch hợp lệ hơn.”
Giám đốc Visa tại Vietnam Lorijon Bacchi cho biết: "Do CyberSource liên thông với tổ chức thẻ Visa, các đơn vị như Ngân lượng được quyền truy cập vào dữ liệu xác định gian lận lớn nhất trên thế giới, giúp cho việc đánh giá rủi ro chính xác và hiệu quả”.
Chương trình Decision Manager của CyberSource cho phép đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) có được nhiều dữ liệu về đơn hàng hơn bằng cách so sánh với dữ liệu giao dịch và các điểm tương đồng xuất phát từ trên 60 tỷ giao dịch được xử lý bởi Visa và Cyber hàng năm. Sử dụng hệ thống Cyber và nguồn dữ liệu tương quan này, ĐVCNT có thể cho giao dịch chạy qua hơn 250 dấu hiệu kiểm tra xác thực toàn cầu theo trình tự có thể chọn lựa, bao gồm cả kỹ thuật tìm dấu vân tay thiết bị (Fingerprint), chỉ trong chưa đầy 2 giây. Decision Manager cũng cung cấp một hệ thống phân loại tình huống tinh vi, hệ thống báo cáo và phân tích để giúp cho các nhận định được cụ thể hơn trong quá trình quản lý rủi ro.
Cho biết về kế hoạch đưa công nghệ này vào thị trường Việt Nam, ông Trần Việt Vĩnh, Giám đốc điều hành công ty Ngân Lượng nói: "Với sự thuận tiện và bảo mật mà CyberSource mang đến cho dịch vụ của chúng tôi, Ngân lượng có thể đảm bảo an toàn trong mua sắm trực tuyến khi chúng tôi mở rộng kinh doanh sang mảng du lịch, hàng hóa số, thanh toán trên điện thoại di động, với mục tiêu tăng trưởng 200% trong năm tới về doanh số thanh toán thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế”.
Minh Anh
Đã có thể tìm thư Gmail theo kích thước và hơn thế
Submitted by nlphuong on Thu, 15/11/2012 - 16:59(ICTPress) - Dịch vụ thư của Google, Gmail vừa thông báo những cách thức tìm kiếm các thư điện tử “nhanh hơn và dễ dàng hơn”.
Người sử dụng hộp thư gmail giờ đây có thể tìm kiếm thư theo kích thước (size) chính xác với các lựa chọn theo ngày linh hoạt và nhiều hơn nữa, theo một đăng tải blog của kỹ sư phần mềm Gmail Christian Kurmann.
Ví dụ, bạn gõ “size:5m” hay “larger:5m” để tìm các thư điện tử lớn hơn 5M, trong khi tìm kiếm “older_than:1y” sẽ tìm thấy các thư điện tử được gửi hơn một năm trước.
Những thay đổi này có thể đi cùng với những nâng cấp gần đây cho Gmail, trong đó có một tính năng cho các kết quả tức thời khi bạn tìm kiếm và các dự báo tự động hoàn toàn được nâng cấp, Kurmann cho biết.
Tháng trước, Gmail bắt đầu thử nghiệm một định dạng soạn thư và trả lời mới dễ dàng hơn cho người sử dụng tham chiếu đến các thư điện tử khác mà không phải đóng một lại thư nháp. Gmail cũng đang bắt đầu thử nghiệm một lựa chọn để xem các bức ảnh hồ sơ của các liên hệ, do đó người sử dụng có thể tìm kiếm người nào họ muốn gửi thư, nhanh hơn nhiều.
HY
Tìm kiếm Wada đánh trúng tâm lý người dùng Việt
Submitted by nlphuong on Thu, 15/11/2012 - 13:59(ICTPress) - Mang đến một công cụ tìm kiếm trực tuyến nhanh hơn, tốt hơn và chính xác hơn cho tất cả người dùng Việt Nam là mục tiêu của Wada.vn, sản phẩm hợp tác chiến lược của Opera và New Horizon Internet JSC được công bố hôm nay 15/11 tại Hà Nội.
Giao diện trang tìm kiếm thuần Việt wada.vn |
Mang trải nghiệm cho người Việt
Để giúp người đọc được tiện lợi nhất, WADA cung cấp khoảng 40.000 website được chọn lọc kỹ càng và phân loại thành 1000 chuyên mục khác nhau. Ngoài ra, WADA còn có thể cho những kết quả tìm kiếm liên quan đến Việt Nam bằng nhiều ngôn ngữ khác (Anh, Pháp, Đức, Nga…) nhờ thế mạnh thông hiểu Việt Nam. Bất kỳ các nội dung người dùng truy cập có liên quan đến Việt Nam, về Việt Nam, tại Việt Nam nhưng bằng ngôn ngữ khác, WADA vẫn có thể tìm kiếm ra.
Bên cạnh đó, WADA cũng có dịch vụ bản đồ, tìm kiếm hình ảnh và cổng tin tức thu thập những tin tức nóng nhất từ hơn 250 nguồn tin cậy. Ngoài ra, giá trị vô cùng độc đáo dành cho người dùng của WADA là lướt net an toàn nhờ bộ lọc các nội dung xấu dành cho trẻ em và các em vị thành niên.
Ông Phạm Tiến Thịnh, Tổng giám đốc mới bổ nhiệm của WADA cho biết: Wada do các chuyên gia ngôn ngữ Việt Nam phát triển tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng Việt về một sản phẩm mang đậm nét văn hóa Việt, được xây dựng với cơ sở hạ tầng vững mạnh. Nhiệm vụ của Wada là không chỉ cung cấp những kết quả truy vấn chính xác mà còn cung cấp danh bạ web, mọi lúc, mọi nơi và trên mọi phương tiện để thỏa mãn người dùng Việt. Một số tính năng phải vào trải nghiệm thực sự và tìm thấy những khác biệt nhỏ mới thấy sự khác biệt.
Được biết từ tháng 8/2012, Wada đã được thử nghiệm. Chỉ trong 2 tuần, Wada đã thu hút hơn 180.000 người dùng Opera Mini và trở thành một trong 100 trang web trên di động nổi tiếng nhất tại Việt Nam.
TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông cho biết nhu cầu tìm kiếm lớn ở nước ta lớn vì là dân tộc trẻ, dân số đông, nền kinh tế sôi động thứ 13 trên thế giới. Các nhu cầu tìm kiếm của người Việt cần chính xác, nhanh và văn hóa Việt. Không hiểu văn hóa Việt để tìm kiếm nhanh thì nhu cầu lớn như các từ "sữa chua" hay "sửa chữa tivi"… Đội ngũ, đầu tư, công nghệ (thuần việt) operamini của wada sẽ tiết kiệm 90% băng rộng, truy cập nhanh, và văn hóa.
Phó Chủ tịch cấp cao của Opera Software Fabrizio Caruso, cho biết Opera đã tích hợp công cụ tìm kiếm dành cho người Việt tại www.wada.vn vào menu Đăng nhập nhanh (Speed Dial) và Giao diện nhanh (Smart Page) trên trình duyệt Opera Mini dành cho thiết bị di động. Giờ đây, chỉ với một cú nhấp trên điện thoại, truy vấn của người dùng Opera Mini sẽ đạt kết quả tìm kiếm liên quan đến Việt Nam nhanh và chính xác hơn.
Công nghệ "ngoại" đáp ứng trải nghiệm Việt
Giám đốc phát triển kinh doanh Ashmanov & Partners Alexander Smirnov cho biết những tính năng công nghệ của Wada là ở Việt Nam có tới 20% người dùng Internet không có kinh nghiệm vì mới dùng Internet, họ không dùng truy vấn mà duyệt trong danh mục. Do vậy, công cụ Wada hữu ích cho người lướt net Việt, đặc biệt người dùng mới. Các tính năng công nghệ của Wada gồm có:
Bộ tập trung tin tức (News aggregator): Tin tức rất phổ biến cho người dùng Việt Nam. Lưu lượng Internet lớn từ các nguồn với bộ tập trung tin tức, các tin tức tập trung vào 1 trang để người dùng tiết kiệm thời gian và nhanh chóng.
Người dùng thu thập thông tin khác nhau, Wada có 2500 trang tin tức. Các tin tức này tự động phân loại theo chủ đề, khu vực, thể loại. Có thể tìm nguồn tin gốc, tránh sự tìm kiếm trùng lặp. Điểm quan trọng nhất là Wada có thể sắp xếp tin theo cùng 1 chủ đề. Ví dụ, các tin Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vừa đến thăm Việt Nam thì tất cả tin tức về sự kiện này được bộ news aggregator tổ hợp một cách tự động tạo cho người dùng thu thập các tin từ nhiều kênh khác, hữu ích cho môi trường Internet Việt Nam.
Hơn nữa, news aggregator hiển thị các liên kết tới các nguồn thông tin gốc để nhất quán, phù hợp với các luật bản quyền và người dùng thường chọn tin gốc.
Hệ thống quảng cáo trực tuyến (Online advertising system) - phần quan trọng nhất của Wada - là công cụ để có được doanh thu. Với một trang chủ đơn giản của hệ thống quảng cáo dễ sử dụng, dễ đăng ký hướng vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những công ty không quen thuộc quảng cáo Internet và không hài lòng với hoàn vốn đầu tư từ cách quảng cáo truyền thống cả trực tuyến và ngoại tuyến. Người dùng có thể cung cấp điện thoại không đòi hỏi trình độ Internet có thể khởi động chiến dịch quảng cáo, người dùng chỉ cần đăng ký và trả tiền là có thể thực hiện ngay. Trong một vài tháng nữa, công ty cổ phần Tầm nhìn mới cho biết sẽ có phiên bản cho máy để bàn.
Công cụ ngôn ngữ: Cổng tìm kiếm WADA dựa trên công nghệ ngôn ngữ học độc đáo do một công ty Internet tại Nga cung cấp. Công cụ tìm kiếm này được xây dựng đặc biệt để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm trên mạng theo ngôn ngữ Việt.
Trong tiếng Việt có khoảng 8000 âm và hàng trăm ngàn từ bao gồm các từ mới và cũ, một phần lớn từ tiếng Việt là từ ghép, điều này đặt ra yêu cầu công cụ tìm kiếm đặc biệt thông minh để tìm kiếm từ ghép nếu không sẽ không nhận ra từ tiếng Việt. Một ví dụ khá tốt về việc hiểu từ ghép trong tiếng Việt và khôi phục trong tiếng Việt. Wada hiểu chính xác từ ghép trong tiếng Việt.
Đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm tìm kiếm, WADA cung cấp cách khám phá thế giới Internet dễ nhất đó là danh bạ Web. Tại đây, cũng chỉ với một cú nhấp chuột, người dùng có thể tìm kiếm những trang web chất lượng nhất và nội dung hoàn toàn Việt Nam.
Công nghệ phân loại bài báo (Semantic mirror technology): phân loại bài báo tìm kiếm từ khóa phù hợp nhất với truy vấn. Một dịch vụ sử dụng Semantic mirror là chặn người lớn lọc nội dung xấu cho trẻ em, xác định nội dung phù hợp cho trẻ em như trò chơi, nội dung văn hóa và tạo ra chế độ lọc nội dung người lớn được đặt mặc định. Đặt chế độ kiểm soát chặt.
Công nghệ lưu trữ dấu (Accent signs restoring): Người Việt thường tìm kiếm không gõ dấu, Wada sẽ tự khôi phục dấu tiếng Việt, tự động điền dấu, cho phép phân loại truy vấn chính xác hơn và cung cấp các kết quả tốt nhất. Sử dụng công nghệ này bạn cũng có thể sửa lỗi ngữ pháp và văn bản với độ chính xác lên tới 90%.
Minh Anh