Chuyển động ngành
VNPT lập đường dây nóng hỗ trợ khai báo y tế - 18001119
Submitted by nlphuong on Thu, 20/05/2021 - 16:40Với tinh thần khẩn trương, Tập đoàn VNPT đã cấp tốc triển khai đường dây nóng hỗ trợ khai báo y tế - 18001119 nhằm tiếp nhận, trợ giúp mọi yêu cầu của người dân về khai báo y tế một cách kịp thời, miễn phí.
Việc khai báo y tế điện tử còn phức tạp đối với nhiều người không quen sử dụng điện thoại thông minh. Không ít người đã khai báo y tế trên giấy khi đến nơi khác vẫn phải khai báo lại; hoặc khai báo rồi mà không có người hỏi đến. Vì thế, dẫn đến tình trạng một số người, dù không cố tình trốn tránh khai báo y tế, nhưng vì một hay nhiều lý do nêu trên, mà không hoàn thành trách nhiệm hết sức cần thiết của mình.
Trong cuộc họp trực tuyến của Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 với hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang vào chiều ngày 16/5, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của khai báo y tế với những người có liên quan đến người trong vùng dịch, đối tượng F2, F3, người vào bệnh viện, lên máy bay, việc này đều đã quy định nhưng thực tế có những nơi làm không nhất quán. Tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 đã yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại nghiêm túc các quy định về khai báo y tế, đảm bảo thật đơn giản, thuận tiện để mọi người dân có thể khai báo được, đồng thời đề nghị thiếp lập đường dây nóng để hỗ trợ người dân khai báo y tế.
Với tinh thần khẩn trương, Tập đoàn VNPT đã cấp tốc triển khai đường dây nóng hỗ trợ khai báo y tế - 18001119 nhằm tiếp nhận, trợ giúp mọi yêu cầu của người dân về khai báo y tế một cách kịp thời, miễn phí, không để ách tắc. Khi gọi đến tổng đài hỗ trợ khai báo y tế 18001119, ngoài việc được miễn cước, người dân sẽ được các tổng đài viên là tình nguyện viên hướng dẫn lựa chọn hình thức khai báo y tế phù hợp và nội dung khai báo cho xác thực nhất.
Trước khi thiết lập và đưa vào tổng đài 18001119, Tập đoàn VNPT cũng đã triển khai những hành động tích cực, kịp thời để chung tay, góp sức cùng cả nước trong cuộc chiến với COVID-19 như: Triển khai các đợt nhắn tin đến thuê bao toàn mạng tuyên truyền về phòng chống Covid-19 theo chỉ đạo chung của Bộ TT&TT; Cài đặt phát âm thông báo tuyên truyền về việc thực hiện 5K trong phòng chống dịch; Triển khai xây dựng trung tâm giám sát tại các khu cách ly tại các địa phương; Hỗ trợ một số tỉnh thành phố (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, TP.HCM, Cà Mau, Kiên Giang…) nhắn tin tuyên truyền phòng chống, truy vết, thông báo giãn cách liên quan đến dịch Covid-19…
ND
Thủ tướng: Thực hiện hiệu quả chiến lược chuyển đổi số quốc gia
Submitted by nlphuong on Wed, 19/05/2021 - 13:40Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và quản lý, tổ chức thực hiện hiệu quả chiến lược chuyển đổi số quốc gia bảo đảm tổng thể, toàn diện, căn cơ, đồng bộ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và quản lý, tổ chức thực hiện hiệu quả chiến lược chuyển đổi số quốc gia bảo đảm tổng thể, toàn diện, căn cơ, đồng bộ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc làm việc. (Nguồn: VGP) |
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 112/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với Bộ Thông tin và Truyền thông về những vấn đề, nội dung cấp bách cần giải quyết và kiến nghị, đề xuất.
Theo Thông báo, chiều 11/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp nghe Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao thời gian qua, một số khó khăn, vướng mắc và vấn đề cấp bách cần giải quyết thời gian tới.
Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và các đồng chí Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.
Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo, ý kiến phát biểu của các đồng chí dự họp, ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết luận như sau:
Thông tin và Truyền thông là một trong những ngành tiên phong, tích cực thực hiện đổi mới, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước qua 35 năm đổi mới, nhất là trong 5 năm qua.
Đến hết năm 2020, ngành thông tin và truyền thông đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tập thể lãnh đạo Bộ đoàn kết, thống nhất hoạt động, có nhiều đổi mới, sáng tạo, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đạt kết quả tích cực; tổng doanh thu toàn ngành đạt 3.063.606 tỷ đồng (khoảng 130 tỷ USD); nộp ngân sách nhà nước 105.876 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD).
Bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin từng bước trở thành hạ tầng số và nền tảng số quốc gia, phục vụ chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Báo chí, truyền thông từng bước được sắp xếp tinh gọn, thể hiện dòng chảy chính của xã hội, tạo nên sự đồng thuận, niềm tin xã hội và khát vọng vào một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương nỗ lực, những kết quả tích cực mà ngành thông tin và truyền thông đã đạt được trong thời gian qua.
Đạt được những thành tựu đó phải kể đến 3 nguyên nhân: thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bám sát thực tiễn; tinh thần đoàn kết, thống nhất, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành qua các thời kỳ, trong đó có sự tâm huyết, trách nhiệm, sự kế thừa những thành quả của các thế hệ trước; sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành thông tin và truyền thông cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần sớm được khắc phục, giải quyết như: thực hiện chức năng quản lý nhà nước có nơi, có lúc còn hạn chế, bất cập, nhất là việc xây dựng cơ chế, thể chế; công tác xây dựng chiến lược, xây dựng quy hoạch cần được đầu tư thỏa đáng, đúng mức hơn; công tác tham mưu chiến lược cần phải làm tốt hơn.
Thị trường viễn thông đang tăng trưởng chậm lại và chưa bền vững; quy mô và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin còn hạn chế; chức năng, nhiệm vụ, bộ máy bên trong vẫn còn trùng chéo, hiệu lực, hiệu quả chưa cao, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, bất cập; vi phạm trong hoạt động báo chí, nhất là báo mạng, tạp chí điện tử đang là vấn đề gây bức xúc; kết quả đạt được chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế của ngành, cả về nguồn lực con người đến mạng lưới cơ sở vật chất; đổi mới, sáng tạo có nơi, có lúc còn trầm lắng, thiếu tính liên tục.
Để phát huy truyền thống và những thành tựu, thành tích quan trọng đã đạt được qua các thời kỳ, không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung tháo gỡ vướng mắc, khắc phục cho được những hạn chế, yếu kém, nhất là hạn chế, yếu kém kéo dài nhiều năm, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ.
Bộ lưu ý bám sát yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam, xu hướng phát triển trên thế giới, đề xuất phương án hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, trong đó có chức năng liên quan đến quản lý nhà nước đối với các hoạt động chuyển đổi số của nền kinh tế với tinh thần: một việc được giao cho một cơ quan làm tốt nhất chủ trì chịu trách nhiệm.
Công tác tham mưu phải toàn diện, hiệu quả, sát thực hơn; bộ máy phải được tổ chức khoa học, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; tinh giảm biên chế đi đôi với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện, ban hành các quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình thủ tục làm công cụ quản lý để phân cấp mạnh hơn nữa cho các cơ quan, đơn vị cấp dưới, đi đôi với việc tăng cường kiểm tra, giám sát và cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên hoặc sợ trách nhiệm, không dám thực hiện.
Bộ Thông tin và Truyền thông cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu theo tinh thần đoàn kết, trung thành, trung thực, gương mẫu, tinh thông, chuyên nghiệp; rà soát lại chức năng, nhiệm vụ theo nguyên tắc một cơ quan, đơn vị, một người có thể làm nhiều việc nhưng một việc chỉ có một cơ quan, đơn vị, một cá nhân chịu trách nhiệm chính; việc nào người dân, doanh nghiệp, xã hội có thể làm được và làm được tốt hơn thì xã hội hóa (trừ các nội dung liên quan tới an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị-xã hội, đối ngoại); đánh giá cán bộ theo tiến độ và chất lượng công việc; quyết liệt trong việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong mua sắm, đầu tư, quản lý tài sản công.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách đi đôi với huy động mọi nguồn lực hợp pháp cho phát triển, đặc biệt là phát triển hạ tầng chiến lược và các ngành mũi nhọn.
[Lời hứa và hành động của Chính phủ: Chuyển đổi số để bứt phá]
Bộ xây dựng và quản lý, tổ chức thực hiện hiệu quả chiến lược chuyển đổi số quốc gia bảo đảm tổng thể, toàn diện, căn cơ, đồng bộ, phải có nguồn lực bảo đảm và được cụ thể hóa bằng cơ chế, chính sách, tập trung vào những lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa chiến lược, nền tảng, trong đó đặc biệt lưu ý nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin.
Bộ coi trọng và đầu tư phù hợp, thỏa đáng cho công tác truyền thông, báo chí, xây dựng cơ chế, chính sách, thể chế để phát huy sức mạnh, nguồn lực quan trọng của báo chí, truyền thông, phải làm chủ được truyền thông để lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, khơi nguồn, truyền cảm hứng, sự tự tin dân tộc cho người dân, doanh nghiệp, xã hội cùng chung tay, góp sức cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; tiếp tục tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 tích cực, phong phú, hiệu quả hơn nữa; dứt khoát không để xảy ra khủng hoảng truyền thông.
Đối với một số kiến nghị cụ thể, cơ bản xác đáng, cần được giải quyết, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động làm việc với các cơ quan liên quan, thống nhất phương án xử lý, trình Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì chỉ đạo, xử lý trực tiếp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý./.
https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=713607
Phát hành đặc biệt bộ tem 100 năm sinh Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch
Submitted by nlphuong on Fri, 14/05/2021 - 21:50Nhằm tri ân và tôn vinh công lao của đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, ngày 14/5/2021, Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Ngoại giao phát hành bộ tem "Kỷ niệm 100 năm sinh Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998)" theo nghi thức đặc biệt. Đây là bộ tem bưu chính đầu tiên về một nhà ngoại giao tại Việt Nam.
Nhằm tri ân và tôn vinh công lao của đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, ngày 14/5/2021, Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Ngoại giao phát hành bộ tem "Kỷ niệm 100 năm sinh Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998)" theo nghi thức đặc biệt. Đây là bộ tem bưu chính đầu tiên về một nhà ngoại giao tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, đại diện các đơn vị và gia đình Nhà ngoại giao đã tham dự buổi lễ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh chứng kiến Lễ ký phát hành bộ tem |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng bức tranh tem Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cho gia đình |
Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh: Nhà Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, tên thật là Phạm Văn Cương, sinh ngày 15/5/1921 tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - một vùng đất giàu truyền thống cách mạng.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn: Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã có nhiều đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước. |
Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Thứ trưởng khẳng định: đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã được Đảng và Nhà nước tin tưởng, giao nhiều trọng trách. Đồng chí tham gia đấu tranh cách mạng từ rất sớm, bị thực dân Pháp kết án 5 năm tù và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1943 trong nhà tù Sơn La. Tháng 9/1945, đồng chí về công tác tại Bộ Quốc phòng và giữ chức vụ Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương, Bí thư đảng ủy các cơ quan Bộ Quốc phòng và Tổng tư lệnh (1947-1949).
Sau đó, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch chuyển sang công tác chính quyền và Đảng vụ, làm Phó Bí thư rồi Quyền Bí thư tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Hà Đông (5/1949 đến 5/1951); Uỷ viên Đảng Đoàn và Uỷ viên Uỷ ban Kháng chiến hành chính Liên khu 3, Bí thư Đảng ủy các cơ quan của Liên khu (1949-1954). Từ năm 1954, ông chuyển sang công tác trong ngành ngoại giao và lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao (1954-1956), Tổng Lãnh sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hòa Ấn Độ (1956-1960); Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Uỷ viên Đảng đoàn Bộ Ngoại giao (8/1960- 5/1979); Quyền Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Genève về Lào (1961-1962); Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách công tác đấu tranh chống Mỹ (từ 1964).
Tháng 5/1979, ông làm Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao (hàm Bộ trưởng), rồi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ tháng 1/1980; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng) kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (tháng 2/1987 - 1991). Ông là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng từ tháng 12/1976 đến 1991, Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị từ năm 1982, Uỷ viên chính thức Bộ Chính trị khóa VI (1986 - 1991), phụ trách Ban Đối ngoại Trung ương Đảng.
Bộ tem "Kỷ niệm 100 năm sinh Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998)" |
Hơn 60 năm hoạt động cách mạng trên nhiều cương vị công tác quan trọng, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết: Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã có nhiều đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước. Là nhà ngoại giao lỗi lạc với dấu ấn hơn 40 năm cống hiến cho ngành, phong cách ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch là bài học, là kinh nghiệm quý báu đối với tầng lớp kế cận và với cả thế hệ trẻ sau này.
Bên cạnh đó, nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng là người có công lớn trong đề xuất và thực hiện đổi mới tư duy đối ngoại, góp phần đưa đất nước thoát thế bao vây, cô lập, từng bước mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế. Ghi nhận những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại, Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng và nhiều danh hiệu cao quý khác cho đồng chí.
Vinh dự và xúc động tham dự buổi Lễ phát hành, ông Nguyễn Kiến Thiết, con trai Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cho biết: "Trong những ngày qua, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức các hoạt động, sự kiện 100 năm ngày sinh của nhà Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, trong đó có hoạt động dâng hương, tưởng niệm, chuẩn bị phát hành bộ phim tài liệu, xuất bản sách ảnh, thành lập quỹ học bổng Nguyễn Cơ Thạch và hôm nay là Lễ phát hành đặc biệt bộ tem nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, cha của chúng tôi".
Ông Nguyễn Kiến Thiết đã chia sẻ kỷ niệm của Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đối với ngành Bưu điện nay (hiện nay là ngành TT&TT) là vào thời điểm đất nước bị cấm vận, Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch là một trong những lãnh đạo ủng hộ chủ trương, tư duy đổi mới của ngành Bưu điện đứng đầu là Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Đặng Văn Thân về chuyển từ công nghệ analog sang công nghệ mới, công nghệ số tại Việt Nam. Việc chuyển đổi này tạo đà cho cơ sở phát triển của ngành CNTT-TT sau này. Ghi nhận công lao đóng góp đó, Tổng cục Bưu điện đã phối hợp với một số công ty Hàn Quốc xây trường tiểu học tại xã Liên Minh, quê hương của nhà Ngoại giao để tri ân những đóng góp của ông đối với ngành Bưu điện.
Bộ tem "Kỷ niệm 100 năm sinh Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998)" gồm 01 mẫu tem giá mặt 4.000 đồng, có khuôn khổ 32 x 43mm do họa sĩ Nguyễn Du (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế theo phong cách đồ họa thể hiện chân dung Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch ở vị trí trang trọng, phía sau nền là cờ Tổ quốc.
Bộ tem được cung ứng trên mạng bưu chính công cộng từ ngày 14/5/2021 đến ngày 31/12/2022.
Nguồn: ictvietnam.vn
Học sinh Hà Nội đạt giải Nhất cuộc thi viết thư UPU về đề tài Covid-19
Submitted by nlphuong on Wed, 12/05/2021 - 09:15Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 (năm 2021) do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) tổ chức có đề tài: “Hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19”.
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 (năm 2021) do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) tổ chức có đề tài: “Hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19” (Tiếng Anh: Write a letter to a family member about your experience of the COVID-19 pandemic).
Đây là cuộc thi lần thứ 33 được tổ chức ở Việt Nam do các cơ quan: Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp tổ chức.
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 (năm 2021) được phát động và triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021. Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1 triệu bức thư dự thi của các em học sinh 63 tỉnh, thành phố tham gia.
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 với đề tài về COVID-19 - đại dịch làm thế giới thay đổi và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đây cũng là đề tài liên quan đến toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội nên nhận được sự quan tâm lớn của toàn xã hội. Các địa phương, các nhà trường đã khuyến khích học sinh tham dự cuộc thi để viết lên những suy nghĩ, tâm tư của mình về đại dịch với số lượng bài dự thi rất lớn.
Đa số các bức thư đều kể lại trải nghiệm của các em khi phải nghỉ học ở nhà, không được đến trường, lạ lẫm với cách học online nhưng lại được đoàn tụ gia đình, gần gũi, chia sẻ tình cảm với ông bà, cha mẹ, anh chị em...
Nhiều bức thư được các em viết gửi cho người thân bằng những cảm xúc chân thật, giản dị, cảm động như: Gửi em bé sinh ra trong mùa COVID; Gửi mẹ làm bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch; Gửi "bố nuôi" là cán bộ đồn biên phòng – nơi vùng biên đang căng mình chống dịch; Gửi thư cho bà nội kể về bố là chiến sĩ hải quân ở Trường Sa đã nhường suất về ăn Tết cho chú chiến sĩ trẻ khi vợ vừa sinh con; Thư kể về trải nghiệm của bản thân khi được tự tay may khẩu trang tặng các bác sĩ trong bệnh viện, viết kịch bản phim về đề tài chống COVID-19...
Bên cạnh đó là những bức thư có trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo như: Hóa thân lá Phổi dễ tổn thương gửi các anh chị em trong gia đình cơ thể; Hóa thân hải âu Lucky gửi mẹ mèo Zobra, những nhân vật trong "Chuyện Con mèo dạy hải âu bay"; Hóa thân thành virus SARS-CoV-2 viết thư cho anh trai là virus SARS 2003; Hóa thân hạt Gạo gửi mẹ Lúa nói về tinh thần, trách nhiệm của người Việt; Sáng kiến ATM gạo chia sẻ với người nghèo, tình người đẹp trong mùa dịch...
Sau 5 vòng chấm, Ban Giám khảo Quốc gia đã chọn 110 bài vào vòng chung khảo. Kết quả: 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba, 30 giải Khuyến khích, 65 giải Cây bút Triển vọng; Ban Tổ chức tặng 6 Thư khen dành cho các em học sinh khuyết tật có bài dự thi tốt.
Theo Ban giám khảo, những bài đoạt giải là những bức thư có thông điệp rõ ràng, cách hành văn trong sáng, lôi cuốn, trình bày công phu, nét chữ đẹp.
Em Đào Anh Thư, lớp 8A2, trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội đã đoạt giải Nhất Quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 (2021) tại Việt Nam.
Em Đào Anh Thư, học sinh Hà Nội đã đoạt giải Nhất Quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 (2021) tại Việt Nam |
Chủ nhân của bức thư đoạt giải Nhất lựa chọn ý tưởng gửi thư cho em bé gái được sinh ra khi mẹ đang điều trị COVID tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để nói lên những khó khăn, vất vả của các y bác sĩ và tự hào về sự đóng góp của họ trong công tác phòng chống dịch ở Việt Nam: "Bế em trên tay là một bác sĩ trong bộ bảo hộ y tế màu xanh, khẩu trang kín mít, chỉ còn hở đôi mắt ánh lên nét rạng ngời... Tiếng khóc chào đời của em đã thắp thêm niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng nơi đây... Bên trong tấm biển "KHU VỰC CÁCH LY ĐẶC BIỆT" kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương...".
Ban giáo khảo cuộc thi đánh giá bức thư là lời thủ thỉ kể chuyện của chị với cô em gái bé bỏng vừa được sinh ra trong đại dịch rất chân thực, xúc động mang thông điệp rõ ràng, cách trình bày lôgic, hợp lý.
Bức thư của em Đào Anh Thư đã được Ban Tổ chức dịch ra tiếng Pháp gửi Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) tại Thụy Sĩ dự thi quốc tế.
Ban Tổ chức cuộc thi cũng chia sẻ thêm điều thú vị là hai chị gái của Anh Thư cũng đã từng đoạt giải của các cuộc thi những năm trước.
Các bức thư gửi dự thi hợp lệ đều được gửi qua đường bưu điện |
Các em đoạt giải Nhất, Nhì được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo.
Nguồn: ictvietnam.vn
Nhiều tỉnh, thành đồng loạt triển khai giải pháp công nghệ phòng, chống COVID-19
Submitted by nlphuong on Sat, 08/05/2021 - 10:53Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để đáp ứng yêu cầu cấp bách trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của các địa phương và để người dân không chủ quan, lơ là với dịch bệnh, Bộ TT&TT đã xây dựng Tài liệu hướng dẫn bộ giải pháp công nghệ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong cộng đồng giúp duy trì trạng thái bình thường mới.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để đáp ứng yêu cầu cấp bách trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của các địa phương và để người dân không chủ quan, lơ là với dịch bệnh, Bộ TT&TT đã xây dựng Tài liệu hướng dẫn bộ giải pháp công nghệ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong cộng đồng giúp duy trì trạng thái bình thường mới.
Bộ giải pháp là sự kết hợp các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, các giải pháp công nghệ và các biện pháp hành chính của chính quyền địa phương, trong đó các giải pháp công nghệ được ưu tiên đẩy mạnh.
Theo đó, bộ giải pháp công nghệ gồm có:
Ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone: Ứng dụng ghi nhận lịch sử tiếp xúc của người dùng Bluezone với người dùng Bluezone khác. Dữ liệu lịch sử tiếp xúc sẽ chỉ để phục vụ cơ quan y tế sử dụng trong công tác truy vết, khoanh vùng các ca lây nhiễm, trong trường hợp người dùng là ca nhiễm, ca nghi nhiễm.
Ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone. |
Ứng dụng khai báo y tế cho người nhập cảnh VHD: Việc khai báo y tế cho người nhập cảnh qua ứng dụng VHD là bắt buộc. Các thông tin khai báo sẽ giúp cho cơ quan chức năng trong việc kiểm soát tình trạng sức khỏe của người nhập cảnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.
Ứng dụng quản lý tờ khai y tế tự nguyện NCOVI: Cho phép mỗi người dân cập nhật tình hình sức khỏe của bản thân và của gia đình thông qua việc khai báo y tế tự nguyện. Các thông tin này giúp cho cơ quan chức năng phát hiện sớm các nguy cơ có thể xảy đến với người dân khai báo y tế và kịp thời có nhưng biện pháp hỗ trợ, ngăn chặn khả năng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Hệ thống ghi nhận việc đến/đi tại các địa điểm công cộng (Mã QR Code): Các địa điểm công cộng như công sở, bệnh viện, trường học, siêu thị, chợ, các cơ sở lưu trú, nhà hàng... đều phải thực hiện kiểm soát y tế đối với khách đến và đi bằng mã QR code và yêu cầu người dân cần khai báo y tế bằng cách quét mã QR code khi đến các địa điểm công cộng đó thông qua các ứng dụng trên điện thoại thông minh (gồm có 3 ứng dụng: NCOVI, VietNam Health Declaration và Bluezone).
Thông qua hệ thống, người dân sẽ được cảnh báo kịp thời và được hỗ trợ các biện pháp nghiệp vụ phòng, chống dịch bệnh nếu dịch bệnh bùng phát có liên quan đến các địa điểm mà người đó đã từng đến. Công tác truy vết và khoanh vùng lây lan của cơ quan chức năng cũng sẽ được thực hiện nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn nhờ dữ liệu ghi nhận được từ hệ thống.
Hệ thống Bản đồ chống dịch - An toàn COVID-19: Hệ thống thể hiện thời gian thực về tình hình an toàn phòng, chống dịch của các cơ sở đông người, trước mắt là trường học và cơ sở y tế.
Các đơn vị này hằng ngày kiểm tra và cam kết đã hoàn thành các tác vụ về phòng chống dịch, đồng thời cho phép người dân phản hồi nếu phát hiện những điểm chưa đúng. Mỗi cơ sở sẽ sử dụng ứng dụng "AntoanCovid" trên điện thoại hàng ngày và thường kỳ để bảo đảm việc giám sát điều kiện an toàn được thực hiện thường xuyên liên tục và minh bạch.
Với việc triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ trong phòng, chống dịch COVID-19 sẽ giúp các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có được những kiến thức hữu ích trong việc sử dụng các ứng dụng trong bộ giải pháp để phòng, chống dịch bệnh trong cuộc sống thường ngày, đồng thời hướng dẫn các cơ quan chức năng sử dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu của bộ giải pháp để triển khai hiệu quả công tác truy vết, khoanh vùng sự lây lan khi dịch bệnh bùng phát.
Nhiều tỉnh, thành đã triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ trong phòng, chống dịch
Trên tinh thần "chống dịch như chống giặc", nhiều tỉnh/thành trên cả nước đã ban hành công văn yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể trực thuộc tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, UBND các huyện, thành phố trực thuộc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh; đồng thời, nghiên cứu và áp dụng triển khai bộ giải pháp công nghệ trong phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ TT&TT đạt hiệu quả.
Theo đó, Sở TT&TT tỉnh Cao Bằng đã ban hành công văn gửi các cơ quan báo chí địa phương, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố đề nghị phối hợp chỉ đạo thực hiện một số nội dung tuyên truyền, phổ biến việc triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ trong phòng, chống dịch COVID-19 theo các nội dung do Bộ TT&TT xây dựng.
Ngoài ra, các đơn vị tiếp tục tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh đến người dân để nâng cao cảnh giác, chủ động thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, không để xuất hiện tâm lý hoang mang trước diễn biến mới của dịch bệnh; tuyên truyền để người dân thực hiện yêu cầu 5K của Bộ Y tế, nhất là bắt buộc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng, các sự kiện tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng, lễ hội, đám hiếu, hỉ…
Tuyên truyền để người dân thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế. |
Đặc biệt, Sở TT&TT cũng yêu cầu các đơn vị kết hợp công tác tuyên truyền đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 với tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; Thực hiện việc khai báo y tế bằng mã QR Code tại các điểm tiếp xúc cử tri cũng như các điểm diễn ra bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn toàn tỉnh.
Hay tại Phú Yên, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, Sở TT&TT cũng đã có công văn về việc tăng cường, phòng chống dịch và đảm bảo cung ứng dịch vụ bưu chính trong thời kỳ dịch COVID-19.
Theo đó, Sở TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp (DN) cung ứng dịch vụ bưu chính phải nhanh chóng thích ứng trước tình huống khó khăn và có trách nhiệm xã hội trong duy trì cung ứng các dịch vụ bưu chính phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và của các cơ quan Đảng, Nhà nước đảm bảo liên tục, không gián đoạn, nhanh chóng, chính xác, an toàn trong mọi tình huống.
Các điểm phục vụ bưu chính, các cơ sở khai thác bưu gửi và các bộ phận liên quan của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính chủ động, sáng tạo, linh hoạt triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch; chủ động nắm bắt tình hình diễn biến dịch nhanh, đầy đủ nhất để có phương án xử lý phù hợp; tiến hành tự kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời phối hợp và tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng trong phòng, chống dịch COVID-19.
Tại Thanh Hóa, nhằm tăng cường thực hiện hiệu quả các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan cũng đang thực hiện triển khai các giải pháp công nghệ nhằm chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về trang thiết bị, công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Sở Y tế phối hợp với Sở TT&TT triển khai hệ thống phòng họp trực tuyến sẵn sàng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong phòng, chống dịch COVID-19; triển khai hệ thống giám sát hoạt động trong các khu cách ly, kết nối trực tuyến để các cơ quan liên quan tham gia giám sát.
Các đơn vị trong ngành Y tế phối hợp với Viễn thông Thanh Hóa, Trung tâm CNTT và Truyền thông Thanh Hóa rà soát, khảo sát, lắp đặt đảm bảo hạ tầng kỹ thuật để thực hiện giám sát hoạt động trong các khu cách ly, kết nối trực tuyến về Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Thanh Hóa và triển khai giải pháp phòng họp trực tuyến phục vụ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp.
Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, rà soát, bảo dưỡng hạ tầng, trang thiết bị CNTT để sẵn sàng phục vụ tốt công tác quản lý và chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng; Tiếp tục phát huy hiệu quả việc sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc để quản lý, chỉ đạo, điều hành và tạo lập, trao đổi, xử lý, ký số văn bản điện tử trên môi trường mạng nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
Đồng thời, tăng cường sử dụng các giải pháp Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, Hệ thống phòng họp không giấy tờ và các ứng dụng CNTT khác nhằm triển khai nhiệm vụ nhanh chóng, tiết kiệm, hiệu quả; Sử dụng tối đa Cổng Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của tỉnh, của Quốc gia, khuyến khích người dân, DN sử dụng các DVCTT mức độ 3, 4 thuộc phạm vi đơn vị cung cấp và thực hiện thanh toán trực tuyến các loại phí, lệ phí, nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính để giảm thiểu việc đi lại, tiếp xúc trực tiếp, tránh tụ tập đông người.
Bên cạnh đó, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt các ứng dụng Bluezone, Smart Thanh Hoa và sử dụng bộ giải pháp công nghệ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ TT&TT để khai báo y tế và cập nhật thông tin, phục vụ truy vết các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng.
Viễn Thông Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm CNTT và Truyền thông Thanh Hóa và đơn vị có liên quan chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện kỹ thuật để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh trên môi trường mạng trong tình huống khẩn cấp khi có yêu cầu.
Trung tâm CNTT và Truyền thông Thanh Hóa sẽ là đầu mối phối hợp, hỗ trợ các đơn vị cài đặt và hướng dẫn sử dụng bộ giải pháp công nghệ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ TT&TT; hỗ trợ các đơn vị trong việc sử dụng các hệ thống CNTT dùng chung của tỉnh; phối hợp nghiên cứu phát triển hệ thống phòng họp trực tuyến tỉnh Thanh Hóa trên nền tảng Jitsi nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho các cuộc họp; thực hiện thiết lập, xây dựng, khởi tạo tài khoản hệ thống phòng họp trực tuyến sẵn sàng phục vụ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp.
Các DN viễn thông, CNTT tăng cường công tác đảm bảo hạ tầng viễn thông, CNTT an toàn, thông suốt phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành trong phòng, chống dịch của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
Bên cạnh đó, nhiều tỉnh, thành khác như: Bắc Giang, Kon Tum, Long An… cũng đã ban hành công văn về tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh; đồng thời, nghiên cứu và áp dụng triển khai bộ giải pháp công nghệ trong phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ TT&TT đạt hiệu quả./.
Nguồn: Ánh Dương/ictvietnam.vn
Dự án điện mặt trời áp mái hộ gia đình đầu tiên sử dụng bộ lưu trữ thông minh ở Việt Nam
Submitted by nlphuong on Thu, 06/05/2021 - 13:35Hệ thống lưu trữ điện năng được sử dụng để lưu trữ điện dư phát vào khi hết ánh nắng mặt trời thời điểm cao điểm sử dụng điện 17h-20h.
Công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam đã ra mắt dự án điện mặt trời áp mái hộ gia đình đầu tiên sử dụng bộ lưu trữ điện năng thông minh ở Việt Nam.
Dự án được lắp đặt trên mái tòa nhà Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Quốc tế Mặt Trời Đỏ (Redsun-ITI Corporation) tọa lạc tại 43 Tản Đà, phường 10, quận 5, TP. Hồ Chí Minh, sử dụng trọn bộ giải pháp Huawei FusionSolar.
Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, mục tiêu chung của chiến lược là giảm 25% phát thải khí nhà kính và phần lớn các hộ gia đình sẽ được tiếp cận với các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy, bền vững và hiện đại với giá cả phải chăng vào năm 2030. Điện năng lượng mặt trời là một trong những trọng tâm của chiến lược năng lượng tái tạo.
Điện năng lượng mặt trời đã có một năm 2020 bùng nổ với hàng loạt dự án được xây dựng. Thị trường điện mặt trời áp mái tại Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ trong năm qua, với công suất lên tới gần 9.300MWp trong tổng công suất lắp đặt về điện mặt trời trên cả nước khoảng 19.400 MWp. Với lượng điện năng sản sinh ngày càng lớn, để đáp ứng nhu cầu phụ tải trong tương lai, hệ thống lưu trữ điện năng là lựa chọn có ích cho các nhà đầu tư.
Hệ thống lưu trữ điện năng được sử dụng để lưu trữ điện dư phát vào khi hết ánh nắng mặt trời thời điểm cao điểm sử dụng điện 17h-20h, không chỉ giúp dự án hiệu quả hơn mà còn giúp điều tiết hệ thống truyền tải điện, mang lại lợi ích cho nhiều phía. Về lâu dài, hệ thống lưu trữ còn giúp giảm thiểu phát thải khí CO2, giúp bảo vệ môi trường.
Hệ thống điện mặt trời áp mái kết hợp với bộ lưu trữ điện năng thông minh đầu tiên của Huawei đi vào hoạt động tại Việt Nam từ tháng 3/2020, đánh dấu một thành quả mới trong việc sử dụng công nghệ để tận dụng tối đa năng lượng tái tạo, giúp giảm phát thải, bảo vệ môi trường, cũng như tiết kiệm chi phí điện năng cho người sử dụng.
Dự án được lắp đặt trên mái tòa nhà Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Quốc tế Mặt Trời Đỏ sử dụng trọn bộ giải pháp Huawei FusionSolar bao gồm:
Bộ điều khiển thông minh (biến tần) cho hệ thống điện mặt trời Huawei SUN2000-5KTL-L1 với 10 năm bảo hành cùng công suất đầu ra tối đa là 5.5 kW. Bộ điều khiển thông minh cho hệ thống điện mặt trời này được tích hợp trí tuệ nhân tạo AI boost nâng cao tính năng an toàn, chủ động phát hiện lỗi hồ quang, và có thể ngừng hoạt động trong vòng 400ms, giúp bảo vệ hệ thống khỏi nguy cơ hỏa hoạn.
Bộ điều khiển này không sử dụng quạt và các thiết bị ngoại vi dễ hư hỏng, do đó không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, phù hợp cho hộ gia đình.
Bộ lưu trữ điện năng Luna2000-5-S0, cho phép sạc/xả theo thời gian cài đặt: Thiết bị điện sử dụng năng lượng mặt trời giờ cao điểm từ 9h tới 11h sáng và 17h tới 21h, sạc vào bộ lưu trữ vào các giờ thấp điểm từ lưới điện và có thể cài đặt thời gian sạc/xả theo yêu cầu.
Bộ tối ưu công suất SUN2000-450W-P: Với 25 năm bảo hành phù hợp với hầu hết các loại pin năng lượng mặt trời trên thị trường, bộ tối ưu công suất này đảm bảo tấm pin phát tối đa 100% công suất thiết kế, không lo bị ảnh hưởng bởi bóng râm, hướng lắp đặt. Thiết bị có thể giám sát với từng tấm pin và làm việc độc lập với nhau, đồng thời có thể phát hiện lỗi hồ quang tới từng tấm pin.
Ông Diệp Bảo Cánh, Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Năng Lượng Mặt Trời Đỏ, chia sẻ: “Sau một tháng vận hành, hệ thống 7.37kWp đã cung cấp 995kWh, giảm phát phải 824kg khí CO2. Dựa vào số liệu trên, có thể thấy trong vòng khoảng 4-5 năm, khách hàng có thể hoàn vốn khi đầu tư hệ thống điện áp mái này”.
Ông Cánh cũng cho hay, hệ thống thiết kế linh hoạt, vận hành ổn định, tối ưu năng lượng tạo ra từ hệ thống điện mặt trời, mang lại sản lượng cao giúp tiết kiệm chi phí sử dụng điện.
ông Đào Du Dương, Trưởng Đại diện Hiệp Hội Năng lượng sạch Việt Nam |
Tham dự tại sự kiện, ông Đào Du Dương, Trưởng Đại diện Hiệp Hội Năng lượng sạch Việt Nam tại TPHCM cho rằng điện năng lượng mặt trời trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, thị trường còn phụ thuộc vào chính sách nhà nước để từ đó mới vạch ra được định hướng phát triển cho tương lai. Do đó nên tập trung vào các dự án là hộ dân sử dụng điện, tư vấn đầu tư hợp lý, kết hợp phát triển song hành dự án tích hợp pin lưu trữ để các hộ dân sử dụng điện được ngay cả khi không có ánh năng mặt trời.
Huawei đã tham gia thị trường điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam từ năm 2018 và đã trở thành một trong những nhà cung cấp thiết bị hàng đầu trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm: nhà máy điện năng lượng mặt trời (Solar farm), điện năng lượng mặt trời áp mái, công nghiệp thương mại và hộ gia đình.
Trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời áp mái hộ gia đình, Huawei hiện đang cung cấp đầy đủ các sản phẩm, bao gồm: bộ điều khiển thông minh, bộ lưu trữ điện năng, bộ tối ưu công suất và đồng hồ đo đếm điện năng thông minh. Những thiết bị này được giám sát bởi hệ thống FusionSolar 7.0 miễn phí được tích hợp trên web và trên ứng dụng cho khách hàng sử dụng trong toàn bộ vòng đời dự án. Huawei cũng có đội ngũ bảo hành trực tiếp tại Việt Nam để hỗ trợ khách hàng 24/7 trong bất kỳ lỗi phát sinh nào.
Ông Alen Zhang, Giám đốc mảng kinh doanh giải pháp điện Mặt trời tại Việt Nam, nhấn mạnh: “Trong tất cả các sản phẩm, Huawei luôn đặt an toàn là yếu tố hàng đầu. Huawei không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ để mang lại cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Bằng chứng là những tính năng nổi trội như bộ lưu trữ thông minh với 3 lớp bảo vệ (Cell - Pack - System Level Protection), lắp đặt và bảo trì an toàn với điện áp đầu ra 0Vdc - Rapid Shutdown, chẩn đoán dòng rò hồ quang - AFCI giúp bảo vệ hệ thống khỏi nguy cơ hỏa hoạn... đều đang được ứng dụng rộng rãi để bảo vệ dự án của khách hàng”.
ND
Bộ TT&TT phát hành bộ tem kêu gọi ủng hộ phòng chống dịch bệnh Covid-19
Submitted by nlphuong on Fri, 30/04/2021 - 21:57Những ngày này, thế giới đang chứng kiến sự ảnh hưởng thảm khốc bởi dịch bệnh Covid-19 ở Ấn Độ, Lào và Campuchia. Với số người nhiễm bệnh tăng cao mỗi ngày, đây là nguy cơ đe dọa dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam.
Những ngày này, thế giới đang chứng kiến sự ảnh hưởng thảm khốc bởi dịch bệnh Covid-19 ở Ấn Độ, Lào và Campuchia. Với số người nhiễm bệnh tăng cao mỗi ngày, đây là nguy cơ đe dọa dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, hệ thống phòng dịch đã được Chính phủ và Bộ Y tế nâng mức cảnh báo, các tỉnh có nguy cơ cao đã kích hoạt hệ thống phòng dịch, cả hệ thống chính trị đã chủ động ứng phó với nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Để tiếp tục lan toả, góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm của từng cá nhân, cộng đồng về tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc phòng, chống và sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh, đồng thời, tập trung cao độ để thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, Bộ TT&TT phát hành bộ tem về chủ đề Covid-19 thứ 2: "Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19", bộ tem được phát hành ngày 29/4/2021.
Bộ tem gồm 02 mẫu |
Bộ tem gồm 02 mẫu, mẫu 01 có giá mặt 4000 đồng + 2000 đồng (phụ thu) và mẫu 02 có giá mặt 6000 đồng, trong đó 2000đ (phụ thu). Bộ TT&TT, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sẽ thay mặt người dân, người sử dụng các dịch vụ bưu chính ủng hộ tới Quỹ phòng chống dịch bệnh của Chính phủ (Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), để có thêm động lực và nguồn lực nhằm hỗ trợ trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm cần thiết để bảo vệ các lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Bộ tem "Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19" có khuôn khổ 32 x 43 (mm) do họa sĩ Tô Minh Trang (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế. Bộ tem được cung ứng tại 63 bưu điện tỉnh, thành phố và được lưu hành rộng rãi tại 192 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Tổ chức Liên minh Bưu chính thế giới (UPU). Bên cạnh việc phát hành bộ tem, Bưu điện Việt Nam cũng đưa ra các sản phẩm cùng chủ đề: phong bì FDC, bưu thiếp, tem cá nhân....
Hoạ sỹ Tô Minh Trang ký tặng người sưu tập tem |
Bộ tem có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng từ ngày 29/4/2021 đến ngày 31/12/2022.
Trước đó, để phục vụ các mục đích xã hội, nhân đạo, từ thiện, ngày 20/9/1994, Bưu chính Việt Nam đã phát hành bộ tem mã số 692 "Vì tương lai con em chúng ta" gồm 02 mẫu, trong đó có 01 mẫu tem giá mặt 400 đồng và phụ thu 100 đồng để ủng hộ "Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam".
Bộ tem "Chung tay phòng, chống dịch Covid-19" được Bộ TT&TT phát hành ngày 31/3/2020 đã góp phần tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Chính phủ đến người dân và thông điệp đến toàn thế giới về một Việt Nam luôn sẵn sàng ứng phó và kiểm soát dịch bệnh. Đây cũng là một trong những bộ tem về dịch bệnh Covid-19 đầu tiên trên thế giới.
Nguồn: ictvietnam.vn
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng định hướng các chiến lược phát triển ngành TT&TT trong 5 năm tới
Submitted by nlphuong on Sun, 25/04/2021 - 11:11Chiến lược của ngành TT&TT phải xuất sắc, có tầm nhìn xa, có mục tiêu cao để thay đổi thứ hạng quốc gia, và đặc biệt phải có cách tiếp cận và giải pháp độc đáo, đột phá để việc khó thành dễ làm, khả thi, có thể làm nhanh.
Chiến lược của ngành TT&TT phải xuất sắc, có tầm nhìn xa, có mục tiêu cao để thay đổi thứ hạng quốc gia, và đặc biệt phải có cách tiếp cận và giải pháp độc đáo, đột phá để việc khó thành dễ làm, khả thi, có thể làm nhanh.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng định hướng các chiến lược phát triển ngành TT&TT tại Hội nghị giao ban QLNN quí 1/2021. Đã là chiến lược thì phải xuất sắc, có tầm nhìn xa, có mục tiêu cao để thay đổi thứ hạng quốc gia, góp phần để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, và đặc biệt phải có cách tiếp cận và giải pháp độc đáo, đột phá để việc khó thành dễ làm, khả thi, có thể làm nhanh. Vietnamnet xin trân trọng gửi đến độc giả toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị này.
Năm 2021 là năm đầu của Kế hoạch 5 năm Việt Nam thoát khỏi thu nhập trung bình thấp, năm đầu của Chiến lược 10 năm thành nước thu nhập trung bình cao và năm đầu của Khát vọng 25 năm thành nước phát triển có thu nhập cao. Là năm đầu của một giai đoạn lịch sử.
Năm 2021 cũng là năm đầu thực hiện các chiến lược quốc gia của ngành TT&TT: Chiến lược Hạ tầng số, Chiến lược Hạ tầng bưu chính, Chiến lược Phát triển doanh nghiệp công nghệ số, Chiến lược Chính phủ số, Chiến lược Kinh tế số và Xã hội số, Chiến lược An toàn không gian mạng quốc gia, Chiến lược Chuyển đổi số báo chí. Các chiến lược này sẽ được ban hành năm 2021. Các đơn vị trong ngành sẽ cùng chung tay xây dựng chiến lược và thực hiện. Đã là chiến lược thì phải xuất sắc, có tầm nhìn xa, có mục tiêu cao để thay đổi thứ hạng quốc gia, góp phần để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, và đặc biệt phải có cách tiếp cận và giải pháp độc đáo, đột phá để việc khó thành dễ làm, khả thi.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. |
Chiến lược Hạ tầng số thì trọng tâm là 5G, là Cloud, là công nghệ và hạ tầng được cung cấp dưới dạng dịch vụ, là một số Platforms thiết yếu, là mỗi người dân một điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường truyền Internet cáp quang. Hạ tầng số Việt Nam đạt top 30 thế giới trước năm 2025. Sự chung tay hợp tác, dùng chung hạ tầng của các doanh nghiệp hạ tầng số là quan trọng, nhất là trong triển khai 5G thông qua roaming trong nước. Hạ tầng phải đi trước, đi nhanh. Hạ tầng số là hạ tầng nền kinh tế số nên Việt Nam phải làm chủ thiết bị hạ tầng. Xây dựng hạ tầng số là đổi mới lần hai của lĩnh vực bưu chính viễn thông.
Chiến lược Hạ tầng bưu chính thì trọng tâm là hạ tầng chuyển phát đến từng hộ gia đình, là nền tảng địa chỉ số VPostcode, là các sàn giao dịch thương mại điện tử cho các hộ nông dân, hộ gia đình và cá nhân kinh danh, là số hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh và dịch vụ của bưu chính. Hạ tầng bưu chính đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu, nhưng trọng tâm là đến hộ gia đình.
Trọng tâm của Chiến lược Phát triển doanh nghiệp công nghệ số là tinh thần Make in Vietnam, là chuyển đổi Việt Nam thành quốc gia số, là giải các bài toán Việt Nam bằng công nghệ, là phát triển các nền tảng chuyển đổi số, là làm chủ công nghệ qua việc đẩy mạnh ứng dụng, và từ cái nôi Việt Nam sẽ đi ra toàn cầu. Phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025 là mục tiêu của chúng ta.
Chiến lược Chính phủ số thì trọng tâm là chuyển đổi mọi hoạt động của Chính phủ lên môi trường số và sau đó là thay đổi cách vận hành của Chính phủ dựa trên dữ liệu và công nghệ số, tương tác với người dân, doanh nghiệp, dùng công nghệ để giải quyết các bài toán thiên niên kỷ. Chính phủ số là giải pháp đột phá để thay đổi cách vận hành của Chính phủ. Chính phủ số dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia.
Trọng tâm của Chiến lược Kinh tế số là tăng trưởng của kinh tế số từ 20 - 25%/năm, gấp ba tăng trưởng GDP, hướng đến mục tiêu kinh tế số năm 2025 chiếm 20% GDP và trên 30% vào năm 2030.
Trọng tâm của Chiến lược Xã hội số là thúc đẩy người dân sử dụng các nền tảng số trong công việc và cuộc sống hàng ngày, là nâng cao kỹ năng số, kỹ năng an toàn thông tin cho người dân.
Chiến lược An toàn không gian mạng quốc gia là phát triển hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng để bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng. Việt Nam phải trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng.
Chiến lược Chuyển đổi số báo chí thì trọng tâm là đưa sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên môi trường số, đổi mới cách làm nội dung, đổi mới nguồn thu báo chí để không chỉ dựa vào quảng cáo, làm chủ nền tảng phân phối nội dụng trên không gian mạng.
Nếu có một từ chung để chỉ tất cả các chiến lược trên thì đó là chuyển đổi số. Trọng tâm của toàn ngành TT&TT trong 5 - 10 năm tới và dài hơn nữa là chuyển đổi số. Bộ TT&TT đang đề xuất Chính phủ cho phép đổi tên Bộ để phản ánh đúng chức năng nhiệm vụ của Bộ trong tình hình mới.
Về một số cách tiếp cận, giải pháp đột phá và cách làm mới để thực hiện các chiến lược:
1)- Quan điểm chỉ đạo: Việt Nam phải đi đầu về ICT, về công nghệ số. Bộ tập trung vào thể chế, tầm nhìn, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Rà soát và sửa đổi thể chế để tránh chồng chéo, mâu thuẫn, loại bỏ những cản trở phát triển. Làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, giải quyết triệt để các tồn đọng kéo dài; Kiểm tra, giám sát chuyển dịch thành giám sát, kiểm tra, nhất là online; Xây dựng Chính phủ số, chính quyền số để dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia.
Khẩu hiệu hành động là: Làm gương - Kỷ cương - Trọng tâm - Bứt phá. Làm gương của người đứng đầu, người đứng đầu có năng lực dẫn dắt, tháo gỡ khó khăn. Nhân viên thì kỷ cương, làm việc có kỷ luật, thực hiện nghiêm yêu cầu công vụ. Trọng tâm là trong nhiều việc thì chọn đúng việc trọng tâm, là việc nếu giải quyết được thì các việc khác sẽ tự giải quyết được; trọng tâm là 20% quyết định 80% nên phải tìm ra và chỉ đạo quyết liệt 20% đó. Bứt phá là khát vọng lớn, mục tiêu cao, cách tiếp cận, lời giải đột phá, độc đáo để biến việc khó thành dễ.
2)- Lĩnh vực ICT, công nghệ số, chuyển đổi số thì đi đầu ngay từ đầu, không đi tuần tự.
3)- Lấy thị trường trong nước để nuôi dưỡng và phát triển công nghệ, doanh nghiệp.
4)- Thay đổi thể chế để chấp nhận cái mới, đẩy mạnh ứng dụng cái mới để tạo thị trường cho cái mới, để từ đó thu hút công nghệ mới, nhân tài và đầu tư toàn cầu và để phát triển công nghệ mới, sản phẩm mới. Hình thành đặc khu đổi mới sáng tạo trên không gian mạng.
5)- Dùng nền tảng (Platforms) là giải pháp đẩy nhanh chuyển đổi số, giảm chi phí, hạ giá thành. Platforms là một loại hạ tầng mới.
6)- Thị trường mạnh phải đi với Nhà nước mạnh. Thị trường mạnh ở ngắn hạn. Nhà nước mạnh ở dài hạn, ở nhìn xa trông rộng, ở vạch ra tầm nhìn và dẫn dắt. Ngân sách cho khoa học công nghệ phải dành nhiều hơn cho các nghiên cứu công nghệ nền tảng, các nghiên cứu dài hơi.
7)- Nhà nước thúc đẩy chuyển đổi số thông qua việc dành ngân sách ít nhất 1% cho chuyển đổi số, mua sắm chính phủ thì ưu tiên cho các sản phẩm công nghệ số.
8)- Đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số thì chủ yếu thông qua các đại học số, thông qua các nền tảng trực tuyến MOOC (Massive Open Online Courses) đào tạo nâng cao, đào tạo lại và đào tạo cả đời.
Một số việc tập trung trong quí 2/2021
1)- Bộ TT&TT xây dựng và ban hành Chương trình hành động của Bộ TT&TT thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng. Hoàn thành trong tháng 5/2021.
2)- Đánh giá và sửa đổi Qui chế làm việc của Bộ TT&TT. Định hướng: 1- Dân chủ phải đi với kỷ cương. 2- Bộ, Bộ trưởng chỉ làm những việc thuộc thẩm quyền, không làm thay việc của cấp dưới. 3- Tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ đi với tăng cường giám sát, kiểm tra. Nhấn mạnh giám sát trước kiểm tra sau, giám sát thông qua các hệ thống công nghệ số và kết nối online với các đơn vị. Đây là sự chuyển dịch quan trọng trong hoạt động của bộ máy nhà nước. 4- Đề cao trách nhiệm cá nhân của các cấp trưởng đơn vị, chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng công việc của đơn vị, chủ động giải quyết các vấn đề nóng, ách tắc của đơn vị, của lĩnh vực phụ trách. Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo để ban hành lại trong quý 2/2021.
3)- Rà soát và hoàn thiện thể chế. Vụ Pháp chế đã tổng hợp 110 văn bản phải thay đổi để giải quyết vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn, cản trở sự phát triển. Vụ Pháp chế lập kế hoạch sửa đổi. Các Thông tư thuộc thầm quyền của Bộ thì phải sửa trong năm 2021.
4)- Công bố danh sách các hạ tầng dùng chung, các nền tảng chuyển đổi số dùng chung quốc gia. Trong quý 2/2021. Cục Tin học hoá chủ trì nhiệm vụ này.
5)- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về bầu cử đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và có chiều sâu, tăng gấp đôi số tin bài trên báo chí. Chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch về nhân sự và tổ chức bầu cử. Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia giám sát chặt chẽ thông tin trên không gian mạng.
Về đặt hàng doanh nghiệp công nghệ số các bài toán lớn
1)- Mạng xã hội thế hệ mới: Từ mô hình tập trung dữ liệu sang phân tán, tiến tới người sử dụng làm chủ dữ liệu của mình; Mạng xã hội có qui mô nhỏ hơn, định hướng khách hàng hơn, thậm chí có thu phí; Nền tảng giải quyết một nhu cầu xã hội rồi sau đó thành mạng xã hội; Mạng xã hội âm thanh, giao tiếp bằng giọng nói; Mạng xã hội đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng; Mạng xã hội doanh nghiệp phục vụ truyền thông nội bộ - Enterprise Social Networking (ESN); Công khai thuật toán; Mạng xã hội là hạ tầng xã hội nên phải sạch, có trách nhiệm với người dùng và với xã hội; Mạng xã hội là nền tảng nên phải chia sẻ giá trị với người dùng. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạng xã hội thế hệ mới.
2)- Công cụ tìm kiếm thế hệ mới: Hỏi một câu thì có một câu trả lời đáng tin cậy, có thể dùng được, thay vì hỏi một câu thì có hàng triệu câu trả lời mà không biết độ tin cậy, ai trả quảng cáo cao thì câu trả lời hiện lên trước, vậy là tri thức đã bị tha hóa bởi đồng tiền. Giao tiếp với công cụ tìm kiếm qua giọng nói, thân thiện và gần gũi hơn.
3)- Bảo tàng cá nhân trên môi trường số và tiến tới phiên bản con người số bất tử có thể tương tác với người sống.
4)- Các nền tảng chuyển đổi số cho các ngành, các lĩnh vực. Danh sách các nền tảng này Bộ sẽ công bố trong quý 2/2021.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Nguồn: vietnamnet.vn
Kênh CNN quảng bá giải thưởng VinFuture trên toàn cầu
Submitted by nlphuong on Fri, 23/04/2021 - 11:18CNN nhấn mạnh VinFuture là một trong những giải thưởng khoa học quy mô toàn cầu, giá trị giải thưởng 3 triệu USD được trao cho tác giả các nghiên cứu đột phá, giúp cuộc sống của con người tốt đẹp hơn.
CNN nhấn mạnh VinFuture là một trong những giải thưởng khoa học quy mô toàn cầu, giá trị giải thưởng 3 triệu USD được trao cho tác giả các nghiên cứu đột phá, giúp cuộc sống của con người tốt đẹp hơn.
Bài báo quảng bá Giải thưởng VinFuture đăng tải trên CNN. |
Trên website của CNN, bài viết “Khoa học phụng sự nhân loại” nhấn mạnh, giải thưởng VinFuture là một trong những giải thưởng khoa học có quy mô toàn cầu nhằm tôn vinh những nghiên cứu khoa học công nghệ mang lại ảnh hướng tích cực tới cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới.
Phá bỏ rào cản
Theo CNN, giải thưởng VinFuture là sáng kiến đáng chú ý nhằm xóa bỏ nhiều rào cản, trong đó có việc tiếp cận nguồn lực đầu tư.
CNN đã dẫn lại câu chuyện về Nina Tandon - nhà sáng lập và CEO của Epibone (Mỹ) -Công ty y sinh chuyên về tái tạo xương từ tế bào gốc.
Bà là nhà khoa học tiên phong nghiên cứu cách sử dụng các tín hiệu điện năng để kích thích phát triển các mô nhân tạo phục vụ việc cấy ghép tại Đại học Columbia (Mỹ). Thậm chí, bà từng biến các tế báo trích xuất từ tim của chuột thành mô đập của tim, có giá trị ứng dụng cao trong y học.
Bằng phương pháp trích xuất và thiết kế các tế bào gốc nhằm tái tạo xương cho cơ thể người, kết quả này mang lại nhiều thành tựu đột phá và mang lại nhiều danh tiếng khoa học cho bà Tandon.
Trong một buổi phỏng vấn vào năm 2018, bà Tandon chia sẻ: “Tôi được khuyến khích khám phá sinh học có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như thế nào. Tôi được truyền cảm hứng và khao khát nghiên cứu bởi có những người chị bị mù màu và anh trai bị mù bóng đêm do rối loạn di truyền và hàng ngàn bệnh nhân khác. Họ cần những giải pháp chữa trị phù hợp với khả năng kinh tế.”
Trong thành công của Nina Tandon, nhiều quỹ và học bổng như Học bổng Ted, Học bổng Fulbright… đã tài trợ để thúc đẩy bà khám phá thế giới học thuật y sinh.
Vì thế, Giải thưởng VinFuture cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực bởi tạo ra “sân chơi” khuyến khích các nhóm yếm thế phá bỏ rào cản và tiếp cận nguồn lực như tài chính...
Hàng năm, một giải thưởng lớn VinFuture Grand Prize trị giá 3 triệu USD sẽ được trao cho tác giả của các nghiên cứu đột phá, các sáng chế công nghệ đã được chứng minh có khả năng làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn và cải thiện môi trường sống bền vững cho những thế hệ tương lai.
Bên cạnh đó, hướng tới sự đa dạng, sự công bằng về cơ hội và hướng tới tương lai, VinFuture cũng trao 3 giải đặc biệt, mỗi giải trị giá tương đương 500.000 USD, cho tác giả của những phát minh trong các lĩnh vực mới; nghiên cứu/sáng chế đến từ các nước đang phát triển và các nhà khoa học nữ.
Với việc cam kết bỏ ra 100 triệu USD, tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và là nhà sáng tập Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng và phu nhân, bà Phạm Thu Hương hướng đến tâm nguyện trong thư ngỏ về giải thưởng: “Tạo nên sự thay đổi tích cực để mang tới một cuộc sống tốt hơn cho mọi người. Đó luôn là mục tiêu của chúng tôi - trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống.”
Với tầm nhìn toàn cầu và hướng đến mục tiêu khoa học phụng sự nhân loại, tiêu chí của giải thưởng nhằm vinh danh các tiến bộ trong khoa học công nghệ phù hợp với 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs).
Đó là các vấn đề xóa nghèo, chấm dứt nạn đói, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội hưởng thụ nền giáo dục tiến bộ, nước sạch, năng lượng tái tạo, giảm bất bình đẳng, ứng phó với biến đổi khí hậu...
Bà Nguyễn Thục Quyên, giáo sư tại khoa Hóa học-Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara, là đồng chủ tịch Hội đồng Tư vấn của VinFuture.
Theo CNN, bà Quyên ủng hộ tầm nhìn của quỹ với mục tiêu khoa học và công nghệ cần được tiếp cận đến số đông.
“Có rất nhiều công nghệ và đột phá tuyệt vời nhưng chúng chưa được phổ cập toàn diện tới những người có hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ, vẫn còn hơn 800 triệu người không được tiếp cận với điện trên toàn cầu,” bà Thục Quyên nhấn mạnh.
Giải thưởng nhận được sự đón nhận trên toàn cầu
Bà Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Đại diện ủy quyền của Quỹ VinFuture chia sẻ, VinFuture đã nhận được hơn 700 đăng ký tham gia tìm kiếm dự án gửi đề cử từ các cá nhân và tổ chức uy tín.
CNN dẫn lời bà Lan: “Đây là con số thực sự ấn tượng, tiếp thêm niềm tin vào ý nghĩa phụng sự nhân loại và sự ‘đúng thời điểm,’ ‘đúng nhu cầu’ của VinFuture, cũng như sự đồng hành, ủng hộ của cộng đồng khoa học thế giới là các Viện Khoa học, các trường Đại học, các Vườn ươm công nghệ.”
Hội đồng Giải thưởng đã họp phiên toàn thể lần thứ Nhất vào ngày 20 tháng 1 năm 2021, thống nhất các đề cử sẽ được tìm kiếm từ mọi quốc gia trên phạm vi toàn cầu. |
VinFuture cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các nhà khoa học từ các trường Đại học, các Viện nghiên cứu hàng đầu thế giới như Đại học Harvard (Mỹ) - nơi quy tụ rất nhiều nhà khoa học danh giá; Viện Sức khoẻ Quốc gia Mỹ (NIH, Mỹ) - cơ quan đầu não của chính phủ Mỹ phụ trách sức khỏe cộng đồng; Đại học Cambridge-Đại học Oxford, nơi vốn nổi tiếng trong nghiên cứu về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, cũng là nơi có nhiều nhà khoa học đã được trao giải Nobel; Hiệp hội Max Planck (Đức) - tổ chức nghiên cứu danh tiếng hàng đầu thế giới về khoa học và công nghệ; Đại học Tokyo - tổ chức giáo dục đại học uy tín hàng đầu của Nhật Bản và Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, một trong những tổ chức khoa học có uy tín và quy mô lớn nhất toàn cầu.
Giáo sư Jennifer Tour Chayes, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và cũng là Phó hiệu trưởng Trường Máy tính, Khoa học Dữ liệu và Xã hội, Đại học California, Berkeley, Mỹ chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng, theo thời gian, giải thưởng VinFuture sẽ vươn tới quy mô và có tầm vóc lớn. Tôi hy vọng VinFuture sẽ có vị thế và sánh vai với các giải thưởng lớn hiện nay như giải Field Medal cho lĩnh vực Toán học hay giải Turing trong lĩnh vực khoa học máy tính.”
Sứ mệnh giải thưởng của VinFuture đã tạo tiếng vang cộng hưởng với sự mệnh của tập đoàn Vingroup - “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.”
Trong vai trò tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam, Vingroup hiện đang hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh trải dài từ bất động sản nhà ở, bán lẻ, y tế, giáo dục, công nghệ và ôtô.
Những chiếc ôtô điện thông minh mang thương hiệu VinFast sẽ được bán ra thị trường Mỹ, Canada và châu Âu trong năm tới với nhiều công nghệ tân tiến./.
https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=707146
Ericsson dẫn đầu trong thị trường hạ tầng mạng 5G toàn cầu năm 2020
Submitted by nlphuong on Tue, 13/04/2021 - 21:03Ericsson đã đầu tư đáng kể vào hoạt động nghiên cứu phát triển, điều cần thiết trong một thị trường mà công nghệ liên tục phát triển.
Hiện có hơn 130 thỏa thuận 5G thương mại 5G với các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP) và đảm bảo 83 mạng 5G đang hoạt động trên toàn cầu, Ericsson đã được Frost & Sullivan, công ty tư vấn kinh doanh hàng đầu thế giới, vinh danh là công ty dẫn dầu thị trường hạ tầng mạng 5G toàn cầu năm 2020.
Phát huy vị thế hàng đầu hiện tại của mình trên thị trường hạ tầng mạng 4G, Ericsson tiếp tục xếp hạng cao nhất về thị trường hạ tầng mạng 5G trong bảng xếp hạng mới nhất Frost Radar™. Theo Frost & Sullivan, thị trường hạ tầng mạng 5G bao gồm mạng truy cập vô tuyến (RAN), mạng truyền tải và mạng lõi, có thể bao gồm một hoặc nhiều mạng biên.
Trong báo cáo gần đây nhất, Frost & Sullivan đã độc lập lựa chọn 20 trong số hơn 100 công ty hiện đang hoạt động trong lĩnh vực này trên toàn cầu. Đây là các công ty này có vị thế dẫn đầu thị trường nói chung, hoặc dẫn đầu một phân khúc thị trường, hay từng là những công ty dẫn đầu về ý tưởng định hướng trong một số phân khúc nhất định. Được chỉ rõ trong phương pháp báo cáo, bảng xếp hạng Frost Radar™ xác định vị trí thị trường của các công ty trong một ngành cụ thể dựa trên điểm số tăng trưởng và sáng tạo (Growth and Innovation) của họ.
Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, cho biết: “Tại Ericsson, chúng tôi liên tục đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để phát triển các giải pháp sáng tạo và tốt nhất cho các khách hàng của chúng tôi. Được công nhận là công ty dẫn đầu trong báo cáo Frost Radar™ củng cố năng lực dẫn dắt công nghệ, khả năng cạnh tranh thị trường, đổi mới sáng tạo của chúng tôi, và quan trọng nhất là cam kết đối với khách hàng của chúng tôi. Chúng tôi tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào danh mục các giải pháp 4G/5G để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng."
Chỉ số tăng trưởng và sáng tạo
Báo cáo Frost Radar™ đánh giá tốc độ tăng trưởng và doanh thu, kết hợp chúng với nhiều yếu tố khác để đo hiệu quả hoạt động của một công ty dọc theo trục Tăng trưởng. Báo cáo Frost Radar™ cũng xác định năng lực sáng tạo của từng công ty bằng cách đánh giá danh mục sản phẩm của họ, kiểm định khả năng mở rộng của các giải pháp đó, xem xét hiệu quả của chiến lược nghiên cứu phát triển, cũng như các yếu tố khác.
Nhận định về Chỉ số tăng trưởng, ông Troy Morley, Nhà phân tích thị trường cao cấp, nhóm Công nghệ Thông tin & Truyền thông của Frost & Sullivan, cho biết: “Là công ty dẫn đầu trên thị trường hạ tầng 4G, Ericsson gia nhập thị trường 5G với một tập khách hàng lớn. Công ty đã rất xuất sắc trong việc giữ chân khách hàng hiện tại và bổ sung khách hàng mới, và có một lượng khách hàng đáng kể sẽ chuyển đổi sang 5G trong những năm tới.
Trong những năm gần đây, Ericsson đã điều chỉnh chiến lược tổng thể của mình theo hướng tập trung vào lợi nhuận. Mới đây, Ericsson cho biết đã thực hiện thành công quá trình chuyển đổi chiến lược này, cải thiện đáng kể khả năng sinh lời và vị thế tài chính của mình”.
Liên quan đến Chỉ số sáng tạo, ông Morley bổ sung: “Ericsson đã chứng minh được khả năng mở rộng khả năng sáng tạo của hãng trên toàn cầu với công nghệ 2G, 3G, 4G và bây giờ là 5G. Đối với 5G, Ericsson cho biết hiện đang đảm bảo 72 mạng 5G được vận hành ở 37 quốc gia* (mức cao nhất mà Frost & Sullivan từng thấy được công bố). Ericsson đã đầu tư đáng kể vào hoạt động nghiên cứu phát triển, điều cần thiết trong một thị trường mà công nghệ liên tục phát triển”.
Danh mục giải pháp 5G hàng đầu
Ericsson đã phát triển các giải pháp 5G toàn diện của mình bao gồm Ericsson Radio System (hệ thống vô tuyến), 5G Core (hệ thống mạng lõi), Orchestration (hệ thống điều phối) và 5G Transport (hệ thống truyền tải) cũng như các dịch vụ chuyên nghiệp của hãng. Ericsson cũng có các giải pháp phần mềm sáng tạo như Ericsson Spectrum Sharing (chia sẻ tần số), ghép sóng mạng 5G và Uplink Booster, giúp cải thiện đáng kể vùng phủ sóng, thông lượng cho người dùng và hiệu quả sử dụng phổ tần.
Các giải pháp này hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ trong việc triển khai và phát triển 5G để đảm bảo trải nghiệm người dùng cuối tốt nhất. Ngoài ra, các sản phẩm vô tuyến Ericsson Radio System được đưa ra thị trường từ năm 2015 có thể hỗ trợ tính năng 5G New Radio (NR) thông qua cài đặt phần mềm từ xa.
Ericsson Digital Services cung cấp giải pháp 5G lõi kép (dual-mode 5G Core), tạo ra các mạng thông minh hơn cho hoạt động kinh doanh thông minh hơn, giúp các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông mang đến cho người dùng và các ngành nghề nhiều cơ hội kinh doanh mới. Các giải pháp tự động hóa mạng của Ericsson sẽ góp phần cải thiện hiệu quả và hiệu năng mạng, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tạo ra các luồng doanh thu mới cho các phương án sử dụng 5G mới.
Như đã được công bố vào tháng 2, Ericsson cũng được công ty tư vấn và nghiên cứu CNTT độc lập Gartner vinh danh là công ty dẫn đầu trong bảng xếp hạng Magic Quadrant năm 2021 về Hạ tầng mạng 5G cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông.
ND