Seoul “tái sinh” các công trình cũ thành những địa điểm thu hút công chúng

Các cơ sở cũ và hư hỏng của Seoul đã đang được thiết kế lại và chuyển thành các không gian công cộng thu hút công chúng và khách nước ngoài đến với thủ đô Hàn Quốc. 

“Tái sinh đô thị” là một chủ đề nóng bỏng ở Seoul cũng như ở các thành phố khác trên thế giới. Seoul đã đang mở cửa nhiều nơi công cộng mà trước đây công chúng khó có cơ hội được đến thăm. Các công trình cũng được tái sinh đã làm gợi nhớ lại một thời lịch sử và ký ức về các công trình đã bị lãng quên. 

Những địa điểm được thành phố “tái sinh” nổi bật có thể được kể đến là “Seoullo 7017”, “Công viên văn hóa từ kho dầu Mapo cũ” (Mapo Oil Depot Cultural Park), “Dự án Sewama Dasi (một lần nữa)”, “SeMA Bunker” và “Seoul Battleship Park”. Seoul đã đang “tái sinh” khoảng 130 địa điểm như vậy để trở thành những không gian công cộng cho công dân. 

Những công trình “một lần nữa” 

Seoullo 7017 là “đại lộ” dành cho người đi bộ trên cao có chiều dài 1.024m, mở cửa vào ngày 20/5/2017. Công trình này được “tái tạo” trên cây cầu vượt cho xe chạy trong 45 năm qua. Con số “7017” kết hợp của các con số “1970”, năm mà cầu vượt được xây dựng và năm 2017, năm công trình trở thành “đại lộ” cho người đi bộ. Con số 7017 cũng đề cập đến 17 nhánh đường nhỏ kết nối vào “đại lộ” và chiều cao của “đại lộ” là 17m. 

Khu vực của Ga Seoul, là nơi Seoullo 7017 đi qua, là một cửa ngõ chính đi/đến Seoul, nơi trung bình có 390.000 hành khách và khách du lịch mỗi ngày đi/đến ga này. Tuy nhiên, khu vực này từ lâu đã bị cô lập như một hòn đảo, được bao quanh bởi những con đường cho xe hơi. Thay vì phá hủy cầu vượt, chính quyền thành phố Seoul đã “tái tạo” cầu vượt này để thành “đại lộ” dành cho người đi bộ. 

Là kiến trúc sư thiết kế Seoullo 7017, Winy Maas đã từng nói, “Seoullo 7017 thường được so sánh với Highline ở New York, nhưng “đại lộ” này khác biệt theo nhiều cách - Kích thước và chiều cao cũng như bối cảnh của công trình rất khác so với Highline. Tôi nghĩ rằng dự án Seoul thú vị hơn. Tôi thích ý tưởng tái sử dụng cầu vượt này”. 

Seoullo 7017 nhìn từ trên cao

Một trong những điều thú vị về Seoullo 7017 là “đại lộ” được hình dung như là một cây xanh lớn với đường dốc của nó như là những cành cây. 17 cành cây được kết nối hữu cơ, tạo ra một mạng lưới của khu vực. Tầm nhìn và chiến lược của Seoullo 7017 mà biến đổi một cấu trúc cụ thể thành một không gian hoàn toàn cho cuộc sống, đã được đánh giá là sự sáng tạo và mang tính định hướng tương lai.

Công trình “tái sinh” đáng chú ý tiếp theo có thể kể đến là kho chứa dầu (Oil Depot) Mapo được chính quyền thành phố Seoul xây dựng từ năm 1976 đến năm 1978 để cung cấp dầu trong những tình huống cấp bách sau khi nền kinh tế Hàn Quốc bị đe dọa bởi cú sốc dầu năm 1973. Với việc xây dựng sân vận động World Cup Seoul cho World Cup 2002, kho dầu này đã được xếp vào là một cơ sở nguy hiểm và đóng cửa từ tháng 12/2000. Kể từ đó, kho dầu này đã bị lãng quên và một số trang nơi ở khu vực này đã được sử dụng như một bãi đậu xe tạm thời trong hơn 10 năm. 

Những kho dầu cũ đã trở thành địa điểm cho những cuộc triển lãm, sân khấu ca nhạc

Với cái tên mới “Mapo Oil Depot Cultural Park” (Công viên văn hóa kho dầu Mapo), nơi đây đã trở thành một địa danh mang tính biểu tượng của sự tái sinh đô thị khi trở thành một địa chỉ văn hóa. Công viên văn hóa này cũng góp phần vào sự phục hồi nền kinh tế của Seoul. 

Tiếp theo là câu chuyện của Trung tâm mua sắm Sewoon (Sewoon Shopping Center), nơi đã đạt đến sự bùng nổ kinh tế trong những năm 1970 trước khi đi vào suy giảm vì chức năng của nó bị lu mờ bởi các khu vực khác của Seoul. Đặc biệt nó đã nhanh chóng trở nên đổ nát và xói mòn sức sống kể từ cuối những năm 1990 khi Hàn Quốc trải qua “khủng hoảng kinh tế IMF”. 

Trên thực tế, chính quyền thành phố đã thực hiện một kế hoạch tổng thể để phá hủy và tái phát triển trung tâm này vào năm 1979, nhưng đã không thể thực hiện do xung đột giữa người dân và thị trường bất động sản. Cuối cùng vào tháng 3/2014, chính quyền thành phố Seoul đã thay đổi kế hoạch ban đầu của mình ở một mức độ nào đó và quyết định bảo tồn và cải tạo khu phức hợp này. 

Trung tâm mua sắm Sewoon với diện mạo mới

Dựa trên ngành công nghiệp sản xuất đóng vai trò chính tại Trung tâm và khu vực lân cận, Chính quyền thành phố Seoul đang xây dựng dự án tái sinh được gọi là “Dự án Sewoon Dasi (một lần nữa)” với một loạt thay đổi để biến nơi này thành một trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hàng đầu của Hàn Quốc. Dự án tập trung vào các nội dung: (1) Đi bộ thăm lại Sewoon (dành cho người đi bộ), (2) Thăm lại Sewoon (làm mới cho một ngành công nghiệp), và (3) Thăm lại Sewoon (làm mới cộng đồng). Để thực hiện hiệu quả dự án, một cây cầu dành cho người đi bộ được xây dựng, và các chương trình đa dạng để  khôi phục tính liên hệ giữa công nghiệp và cộng đồng. Bằng cách này, chính quyền thành phố Seoul kỳ vọng đạt được các tái tạo cả về “phần cứng” và “phần mềm”. 

Công trình đáng chú ý thứ ba là "SeMA Bunker" được thành lập vào những năm 1970, được cho là một cơ sở bí mật được sử dụng cho mục đích an ninh tổng thống trong thời kỳ này, và có ý nghĩa lịch sử như một sản phẩm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. 40 năm trôi qua, sau khi kiểm tra chính xác, thực hiện các biện pháp an toàn, tạm thời mở cửa cho công chúng vào năm 2015 và lấy ý kiến của công dân, "SeMA Bunker" chính thức trở thành không gian văn hóa vào ngày 19/10/2017 cùng với sự kết hợp những nơi mang tính lịch sử lại với nhau để trở thành các công trình đương đại. 

"SeMA Bunker" trở thành một công trình đương đại

"SeMA Bunker" còn gọi là hầm trú SeMA ngầm được phát hiện trong quá trình xây dựng trung tâm trung chuyển xe buýt năm 2005, và mặc dù được cho là đã được xây dựng vào những năm 1970. Các thông tin và hồ sơ liên quan hiện vẫn chưa đủ. Chính quyền Thủ đô Seoul đã kiểm tra lịch sử của mình công trình dựa trên các bức ảnh chụp từ trên không và không có dấu hiệu xây dựng nào được công nhận vào tháng 11/1976, nhưng các bức ảnh chụp vào tháng 11/1977 cho thấy lối vào hầm chứa, hỗ trợ việc hoàn thành hầm trú tại thời điểm đó. 

Tổng diện tích mặt đất 871m2 của công trình đã được bảo tồn hoàn toàn để duy trì cấu trúc ban đầu của nó. Đặc biệt, căn phòng mà các VIP có thể sử dụng có ghế sofa, nhà vệ sinh và phòng tắm, và ghế sofa đã được phục hồi để các công dân có thể ngồi. Các phòng khác đã được chuyển đổi thành không gian cho các công dân nơi các tác phẩm nghệ thuật được lắp đặt và triển lãm được tổ chức. 

“Công viên chiến hạm Seoul”: công viên mang lại trải nghiệm hòa bình 

Thành phố Seoul cũng đã khai trương “Công viên chiến hạm Seoul” vào tháng 11/2017, nơi các tàu chiến “về hưu” được tân trang lại để tạo nên một công viên văn hóa phức hợp nhấn mạnh đến giá trị của hòa bình và an ninh. Ba tàu hải quân không còn được sử dụng đã được mượn miễn phí từ Trụ sở Hải quân, và được đặt tại Công viên Mangwon Hangang để trở thành một công viên biển cho nhiều triển lãm và trải nghiệm khác nhau. 

Một cựu lính hải quân giới thiệu về những con tàu "oanh liệt"

Những chiếc tàu chiến đã “về hưu” được khôi phục, duy trì cấu trúc ban đầu và người dân có thể trải nghiệm trực tiếp về nội thất của những chiếc tàu chiến, tàu ngầm cũng như cuộc sống của người lính hải quân mà trước đây công dân không dễ dàng được tiếp cận. "Frigate Seoul", con tàu lớn được đặt tại công viên này, có chiều dài 102m (chiều rộng 11,6m) và chiều cao 28m, tương đương với chiều dài của sân bóng đá và chiều cao của một tòa chung cư 8 tầng. Frigate Seoul được neo trong nước bên bờ sông, trong khi tàu tuần tra và tàu ngầm được đặt trên mặt đất.

Tại đây có "Trung tâm thông tin" của công viên chiến hạm có 3 tầng (485㎡) kết nối với mỗi tàu qua cầu vượt dành cho người đi bộ và mọi người có thể chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp của công viên tại đài quan sát trên tầng thượng. 

Theo chính quyền thành phố Seoul, “tái sinh đô thị” ở Seoul nhằm mục đích cho phép người dân trải nghiệm những nơi quan trọng, gợi nhớ tới những địa điểm mang tính lịch sử của Seoul. Tái sinh đô thị sẽ gần với ý nghĩa thực sự của nó khi người dân trải nghiệm các “tài sản” của Seoul được phát triển thông qua tái sinh đô thị và phát triển ý thức sau một quá trình xung đột, điều chỉnh và hội nhập. Sự tham gia tích cực của công dân cũng như quản trị hiệu quả nơi các cơ quan hành chính cộng tác với các chuyên gia sẽ là chìa khóa cho sự thành công của tái sinh đô thị.

Chính quyền thành phố Seoul đã đang trải qua quá trình tái sinh đô thị mà người dân có vai trò chính trong việc đóng góp ý kiến để xây dựng các công trình này.

 Vũ Nhung

Tin nổi bật