Những câu chuyện khác nhau qua ngôn ngữ ánh sáng

(ICTPress) - Đó là chia sẻ của nhiếp ảnh gia Israel tại buổi khai mạc Triển lãm nghệ thuật “Ngôn ngữ ánh sáng” tối ngày 22/10 tại 45 Tràng Tiền, Hà Nội.

Các bức ảnh mang đậm dấu ấn nội tâm và thế giới quan của nhiếp ảnh gia, khắc họa sự tồn tại của ánh sáng dưới sự đa dạng hình thái: ánh mặt trời, sương mù, bóng đêm, vạt nắng, ánh đèn đường, con ngõ tối và đặc biệt hơn cả là hình ảnh con người và cách họ kết nối cùng nhau qua ánh sáng.

Ziv Koren để cho sự tương phản giữa ánh sáng và bóng đen tồn tại trong tác phẩm của mình một cách vừa độc lập vừa giao hòa góp phần để lại cho người xem nhiều góc mở cho trí tưởng tượng. Các tác phẩm kết hợp lại như một cuốn phim tài liệu cho phép người xen chiêm ngưỡng và trải nghiệm cuộc sống của con người ở khắp nơi trên thế giới.

Đại sứ nhà nước Israel tại Việt Nam Meirav Eilon Shahar cho biết Triển lãm là sự tiếp nối trong hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Israel, đặc biệt là trên khía cạnh văn hóa. Triển lãm mong muốn sự kết nối con người với con người giữa hai nước. Mục đích của cuộc triển lãm là để giới thiệu nhiều hơn về nền văn hóa của Israel đến với người Việt Nam.

Đại sứ nhà nước Israel tại Việt Nam Meirav Eilon Shahar phát biểu khai mạc Triển lãm

Tại Triển lãm, nhiếp ảnh gia Ziv Koren đã có những trao đổi về nhiếp ảnh, ánh sáng và cả những câu chuyện trong quá trình ông sáng tạo nên những bức ảnh:

Phong cách chụp ảnh Ziv Koren

Tôi là một phóng viên ảnh, làm việc trong nghề nhiếp ảnh 25 năm, trong suốt thời gian hoạt động và làm việc trong nghề nhiếp ảnh thì tôi tập trung vào chủ đề nhân đạo, tôi đặc biệt chú trọng về sự đau khổ mà con người phải chịu đựng, ví dụ như là thông qua các cuộc xung đột các thiên tai. Tôi truyền tải những cái thông điệp mang tính nhân văn để qua những sự đau khổ mà con người phải trải qua thì từ đó có thể toát được cái nhân văn để con người có thể thấu hiểu và thông cảm với nhau hơn.

Triển lãm năm nay tôi mang tới Việt Nam thì có hơi khác một chút so với những chủ đề mà tôi thường hay chú trọng vào. Cái triển lãm này thì tôi chú trọng về ánh sáng, tôi bắt đầu lên ý tưởng cho dự án này khoảng 4 năm trước và trong triển lãm này thì mọi người có thể nhìn thấy được cái nổi bật lên đó là cái ngôn ngữ mà ánh sáng có thể mang lại, có thể truyền tải được cho người xem.

Nhiếp ảnh gia Ziv Koren phát biểu tại Lễ khai mạc Triển lãm

Tôi muốn đưa mọi người trở lại cái nguyên thủy của nhiếp ảnh. Cái từ nhiếp ảnh, bản chất của nó đã bắt nguồn từ hai từ “photos” và “graph” có nghĩa là ánh sáng và ngôn ngữ. Và đó cũng chính là tên buổi triển lãm của tôi mang tới Việt Nam năm nay đó là Ngôn ngữ ánh sáng. Tôi muốn chuyển tải tất cả những gì từ cội nguồn, tất cả những cái sơ khai nhất cho tất cả mọi người có thể hiểu được.

Ánh sáng vô cùng quan trọng khi các bạn chụp ảnh, chúng ta không thể chụp ảnh được khi mà chúng ta không có ánh sáng, tuy nhiên ánh sáng có thể mang đến những giá trị cộng thêm cho một bức ảnh nữa. Ánh sáng có thể truyền tải từ một bức ảnh thông thường chỉ mang tính chất ghi lại sự kiện thành một tác phẩm nghệ thuật mang rất nhiều ý nghĩa trong đó.

Sự khác và giống nhau trong ảnh báo chí

Những bức ảnh của tôi về bản chất thì không có gì khác nhau cả, chỉ là trong mỗi cái triển lãm tôi sẽ chọn những bức ảnh phù hợp với triển lãm đó. Ví dụ như là trong triển lãm này, tôi chọn tất cả những bức ảnh mà có thể truyền tải được cái ngôn ngữ của ánh sáng mang đến cho mọi người cái cảm nhận về ánh sáng.

Tuy nhiên, về nội dung của câu chuyện thì nó rất nhiều câu chuyện khác nhau, trong đó có cả những bức ảnh mà tôi đã sử dụng để đăng lên các tạp chí các báo. Ví dụ như trong các dự án ở Nam Phi về những người bị bệnh HIV thì những bức ảnh đó cũng được sử dụng cho các báo, tuy nhiên ông cũng sử dụng trong dự án này vì nó phù hợp với nội dung. Hay như là bức ảnh tôi chụp ở khu vực động đất HiT thì cũng là những cái mà ông làm trong quá trình thực hiện chuyên đề cho báo nhưng nó phù hợp với triển lãm này nên tôi đã sử dụng luôn vào trong dự án này.

Làm thế nào để “Ánh sáng trở thành bản chất của nhiếp ảnh”?

Bản chất của nhiếp ảnh mà tôi muốn thể hiện qua triển lãm này như bạn có thể thấy là trong tất cả các bức ảnh trong triển lãm thì tất cả đều được chụp bằng ảnh trắng đen chứ không phải là màu. Lý do tôi chọn ảnh trắng đen là bởi vì bạn sẽ nhìn rõ những cái đường ánh sáng và những mảng tối ở trong bức ảnh đó. Tôi không muốn những bức ảnh đó có màu vì những màu đó sẽ làm cho con người bị chi phối bởi những hình khác chứ không phải chỉ ánh sáng. Thế nên tất cả các tác phẩm này được tạo nên bởi ba yếu tố: bố cục, ánh sáng và nội dung mà tôi muốn truyền tải.

Một bức ảnh tại Triển lãm

Việc chọn tác phẩm để mang đến triển lãm này thì vô cùng khó khăn vì tôi đã phải lựa chọn trong số hơn 25.000 bức ảnh để có thể mang đến 50 bức ảnh trong triển lãm này.

Lý do tôi chỉ chọn được 50 bức ảnh là bởi vì có 3 thành phần mà tôi suy xét để chọn bức tranh là bố cục, ánh sáng và câu chuyện. Chính cái bố cục và ánh sáng đó sẽ giúp tôi truyền tải được câu chuyện mà những người dân ở đó muốn truyền tải. Tôi chụp được rất nhiều bức ảnh, có những câu chuyện rất là thú vị nhưng mà ánh sáng không thể làm nổi bật lên những điều đó hoặc là có những bức ảnh mà ánh sáng vô cùng đẹp nhưng nó thực sự truyền tải được những gì mà tôi muốn truyền tải hay là câu chuyện thực tế của nó, thế nên những bức ảnh mà tôi cảm thấy ánh sáng có thể đưa được cái nội tâm của nhân vật làm nên được cái bức ảnh hoàn hảo cho người xem.

Những bức ảnh có khả năng kết nối con người hay thông điệp gửi đến người xem 

Tôi nghĩ rằng nhiếp ảnh là một ngôn ngữ mà tất cả mọi người có thể hiểu. Bây giờ mọi người đều rất quen thuộc với nhiếp ảnh theo hình ảnh khác nhau, ví dụ như là “selfie” cũng chính mà lý do vì sao mà Instagram được thành lập và đó là ngôn ngữ mà mọi người không phải giải thích quá nhiều, tất cả người xem bức ảnh đó đều có thể nội dung ở trong đó.

Tôi nghĩ rằng đây là một thứ ngôn ngữ quốc tế vì mọi người không phải giải thích quá nhiều và không có rào cản nào thế nên đó là một cách tốt nhất để mọi người có thể giao tiếp với nhau.

Trong triển lãm này, bạn có thể thấy rằng không chỉ là những bức ảnh được chụp tại một địa điểm mà nó có hơn 27 địa điểm khác nhau, quốc gia khác nhau trên thế giới thì thông điệp mà tôi muốn truyền tải tới thì không chỉ cho những người Việt Nam mà còn muốn truyền tải đến tất cả cho mọi người trên thế giới một thông điệp giống như nhau: “Nhiếp ảnh không chỉ là một cái nghệ thuật, mà còn là một cách để mọi người có thể kết nối với nhau”. Những bức ảnh này không chỉ là phương tiện kết nối mà còn đưa đến cho mọi người cái cảm xúc, cảm nhận về cách sống và những tình trạng của mọi người khắp nơi trên thế giới, nó sẽ làm cảm động tất cả mọi người.

Và để truyền tải câu chuyện đó thì nhiếp ảnh không chỉ là cái cách chúng ta giơ máy ảnh lên và chụp mà chúng ta phải xem xét những yếu tố bên ngoài bên cạnh nó để có thể truyền tải được cái thông điệp mà có thể làm cảm động người xem.

Có bao giờ muốn từ bỏ chưa những khu vực chụp ảnh nguy hiểm

Tôi chưa bao giờ có ý định từ bỏ cả. Với tôi, nhiếp ảnh không chỉ là nghề nghiệp. Thực ra, nó cũng là một nghề kiếm sống của tôi tuy nhiên nó còn là một cách sống của tôi nữa chứ không phải chỉ là một nghề nghiệp.

Trong thời gian tôi làm nhiếp ảnh đúng là có những lúc tôi phải đến những khu vực rất là nguy hiểm, ví dụ như những vùng xung đột hoặc là có thiên tai. Tuy nhiên, tôi thấy cái nỗi sợ là điều rất hiển nhiên vì là con người không thể tránh khỏi những nỗi sợ, đặc biệt là trong tình huống nguy hiểm như vậy. Nếu mà không có nỗi sợ thì bạn sẽ không thể hiểu rõ được tình hình là nó nguy hiểm tới đâu tới mức nào hoặc là bạn đang cảm thấy tự tin một cách khái quá hoặc là hai cảm rất là nguy hiểm. Tuy nhiên, tôi phải thấy rằng nguy hiểm thì cho mình nâng cao được cái sự tập trung của mình để cho mình hoàn thành công việc được chất lượng cao hơn vì nó giống như là bản năng vậy nỗi sợ sẽ làm cho mình tập trung hơn và những gì mà mình muốn hoàn thiện.

Bon Jung

Tin nổi bật