Crimea - vùng đất nhạy cảm

Cả Nga và Ukraine đều cảm thấy họ có tiền lệ lịch sử để bảo vệ lợi ích của mình ở Crimea. Những gì diễn ra trong lịch sử cho thấy khó có thể mong đợi giải pháp dễ dàng cho tình hình căng thẳng hiện nay, nhưng lịch sử cũng có thể sẽ giúp tin vào một viễn cảnh tốt đẹp hơn.

Đụng độ ác liệt giữa những người thân Nga và chống Nga tại Ukraine. Ảnh: Reuters

Bán đảo Crimea, còn gọi là Krưm, nằm phía bắc Biển Đen. Vùng đất này liên tục bị ngoại bang xâm lấn và chiếm đóng trong nhiều thế kỷ. Đế quốc Nga đã chiếm Crimea vào năm 1783, sau rất nhiều cuộc chiến tranh với đế quốc Ottoman.

Cuộc chiến tranh Crimea 1853-1856 được nhiều nhà sử học coi là cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên. Đó là cuộc đọ sức giữa các đế quốc Pháp, Anh, và Ottoman với Nga.

Mặc dù hầu hết các cuộc đụng độ chỉ diễn ra trên bán đảo này, nhưng cuộc chiến tranh Crimea được cho là nỗ lực để đẩy lùi nhận thức về quyền bá chủ của Nga ở châu Âu.

Ukraine cũng có một lịch sử lâu dài và thịnh vượng của riêng mình.

Có những thời điểm (thời trung cổ), Kiev (thủ đô ngày nay của Ukraine) là thành phố-nhà nước lớn nhất ở châu Âu, nằm trên nhiều tuyến đường thương mại quan trọng.

Phần lớn những gì bây giờ thuộc Ukraine từng dưới quyền kiểm soát của Ba Lan và Lithuania, nhưng sau đó trở thành một phần của đế chế Nga sau việc phân vùng của Ba Lan năm 1793.

Ukraine tuyên bố độc lập vào năm 1918 sau cách mạng Tháng Mười Nga. Tuy nhiên, vào năm 1921, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraine được thành lập, sau khi quốc gia này bị Hồng quân Nga chinh phục.

Sau đó, Crimea đã bị tàn phá, nhưng vẫn là một phần của Nga .

Sau cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Crimea trở thành một phần của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (Russian Soviet Federative Socialist Republic), nước cộng hòa lớn nhất trong Liên bang Xô viết (USSR)

Năm 1944, Stalin đã trục xuất toàn bộ người Tatar ở Crimea tới Siberia và Trung Á để trừng phạt vì cho rằng họ hợp tác với Đức quốc xã.

Năm 1954, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev (bản thân là người dân tộc Ukraine) đã có một động thái gây tranh cãi là chuyển Crimea từ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga sang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine.

Ngày nay, dân tộc Nga chiếm gần 60% dân số Crimea, người Ukraine trở thành thiểu số với 25% và người Tatar 12%. Những người Tatar lưu vong đã bắt đầu quay trở lại Crimea sau sự sụp đổ của Liên Xô.

Người Nga ở Crimea nhiều lần muốn quay trở lại với bản hiến pháp năm 1992, theo đó Crimea từng có tổng thống, có chính sách đối ngoại độc lập. Rõ ràng, Ukraine không hài lòng với điều này .

Một yếu tố khác chi phối vào cuộc xung đột, là tình trạng của thành phố Sevastopol . Đây không chỉ là thành phố lớn nhất Crimea, mà còn có ý nghĩa chiến lược và quân sự đặc biệt, kể từ hàng thế kỷ trước.

Năm 1948, Sevastopol được tách ra từ các khu vực xung quanh của Crimea và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Moscow. Điều này đã được sửa đổi vào năm 1978, khi Sevastopol được đưa trở lại thuộc quyền kiểm soát của Ukraine.

Trong những thập kỷ 1990, tình trạng của Sevastopol lần nữa trở thành chủ đề của cuộc tranh luận giữa Nga và Ukraine sau sự tan rã của Liên Xô. Sau nhiều cuộc đàm phán kéo dài, thành phố này và các vùng đất xung quanh đã được cấp quy chế đặc biệt là "có ý nghĩa quốc gia", nhưng đặt dưới sự cai trị Ukraine.

Tuy nhiên, những người Nga chiếm đa số của thành phố và nhiều chính trị gia Nga vẫn coi Sevastopol là một phần của Nga. Hần hết các cuộc biểu tình thân Nga gần đây đều khởi xướng từ thành phố này.

Sevastopol ngày nay phục vụ như một căn cứ hải quân quan trọng của Nga, theo một hợp đồng thuê 20 năm với Ukraine.

Hợp đồng được ký lần đầu vào năm 1997.

Vào năm 2010, Tổng thống Ukraine khi đó, ông Yanukovych đã ký một thỏa thuận với Tổng thống Nga Medvedev nới rộng thời hạn cho thuê thêm 25 năm nữa tới năm 2042 và có thể gia hạn đến 2047.

M.Đ

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

Tin nổi bật