Syndicate content

Chuyện dọc đường

Những ngày văn học châu Âu lần thứ 4 tại Việt Nam từ 22 - 25/5

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Những bộ phim được trình chiếu chắc hẳn sẽ khơi dậy hứng thú đọc sách của độc giả. Trọng tâm đặc biệt của năm nay là những tác phẩm do phụ nữ viết và viết về phụ nữ.

(ICTPress) - Đây là lần thứ tư EUNIC, Hiệp hội các Viện văn hóa và các Đại sứ quán Châu Âu, giới thiệu sách văn học mới của từng nước tại Hà Nội.

Những ngày văn học châu Âu lần thứ 3 (Ảnh: laodong.com.vn)

Bạn yêu sách mọi lứa tuổi tại Hà Nội có thể gặp gỡ các nhà văn tại các buổi trò chuyện, cùng thảo luận về các đề tài trong sách hoặc khám phá tài năng của chính mình trong một workshop hướng dẫn viết văn sáng tạo. Và lần đầu tiên, những bộ phim được trình chiếu chắc hẳn sẽ khơi dậy hứng thú đọc sách của độc giả. Trọng tâm đặc biệt của năm nay là những tác phẩm do phụ nữ viết và viết về phụ nữ.

Các tác phẩm của Đức là cuốn sách bán chạy nhất “Der Geschmack von Apfelkernen“ (tạm dịch: Hương vị hạt táo), được chính tác giả Katharina Hagena đọc, cũng như cuốn tiểu thuyết thiếu nhi giả tưởng “Hồng ngọc” của Kerstin Gier. Hai tác phẩm này đều được chuyển thể thành phim thành công và được chiếu có phụ đề tiếng Việt.

Ngoài ra, nhà báo và nhà xuất bản Christoph Links sẽ hướng dẫn hội thảo dành cho các nhà xuất bản và những nhà kinh doanh sách về vấn đề tiếp thị sách. Workshop diễn ra tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Những ngày văn học châu Âu sẽ khai mạc 17h30, Thứ năm 22/5/014, tại Viện Goethe Hà Nội, 56 - 58 Nguyễn Thái Học  và các quầy sách tại sân của Viện Goethe sẽ bán sách với giá đặc biệt.

 Bảo Ngọc

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Life & English: “Result of the English writing contest”

Tóm tắt: 

ICTPress informs the result of the English writing contest with the subject: “How does internet, computer, laptop, tablet, mobilephone, smartphone…make your life better?”

Dear Readers.

On occasion of  “Life & English” one year old, 19th May 2013 – 19th May 2014, ICTPress informs about the result of the English writing contest as follows:

With the subject: “How does internet, computer, laptop, tablet, mobilephone, smartphone…make your life better?”, in the submission period from 15th Jan  2014 to 15th May  2014, the English writing contest of ICTPress received more 60 texts from young writers in Vietnam and other countries. ICTPress selected the good texts, edited and published in "Life & English" section.

We are living in a Networked Society.  Our young writers are joining to Networked Society. Their writing is a part of connections. Their writing is a starting point for new ways of innovating, collaborating and socializing.

3 awards for 3 authors who have articles have most readers. Their name and nicknames are: Cute Mite, Duong Minh Khanh and Tina B.

10 gifts will be sent to 10 authors who submit most articles at the earliest.

ICTPress is going to sent gift and awards to the writers.

Network Society is wondeful. Although the contest is finished, we look forward to continue receive your stories telling your personal experience in a Networked Society.

 Thanks & Best Regards.

ICTPress

 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Life & English
Các chuyên mục liên quan: 
Tin tức ICTPress
Chuyện dọc đường
Life & English

Đi, thấy, hiểu và sẻ chia

Tóm tắt: 

Đi đâu viết đó, viết tại chỗ hoặc viết sau khi trở về, cứ thế anh cần mẫn tích cóp, đầu tư tâm trí và vừa cho ra một tập du ký dày gần 500 trang tập hợp các bài viết về vài chục chuyến đi nước ngoài của anh thời gian gần đây.

Phạm Quốc Toàn có nhiều dịp ra nước ngoài, và theo tôi hiểu, hầu hết các chuyến đi của anh không hẳn là du. Anh đi công tác. Vậy mà đi đâu viết đó, viết tại chỗ hoặc viết sau khi trở về, cứ thế anh cần mẫn tích cóp, đầu tư tâm trí và vừa cho ra một tập du ký dày gần 500 trang tập hợp các bài viết về vài chục chuyến đi nước ngoài của anh thời gian gần đây.

Cuốn sách "Đi một ngày đàng..." của nhà báo Phạm Quốc Toàn

Xưa cũng như nay, đối với những ai đã trót vướng vào cái nghiệp văn chương thì du, cho dù nhằm mục đích gì đi nữa, cũng cặp kè với viết. Bàn chuyện văn nghệ sĩ thâm nhập thực tế thời bao cấp, nhà văn Nguyễn Tuân từng quả quyết như đinh đóng cột: “ĐI và VIẾT, đủ và rõ quá rồi” (Tạp chí Tác phẩm mới, 1972).

Nguyễn Tuân cây bút lỗi lạc của văn học Việt Nam đương đại, như mọi người đều biết, là người nổi tiếng say mê chuyển dịch. Chắc hẳn ông vô cùng tâm đắc câu của một nhà văn Pháp cho nên có lần dùng nó làm đề từ cho một tác phẩm của mình: “Tôi muốn sau khi tôi chết, người ta lấy da tôi làm một chiếc valy”. Ông từng có lần dốc tất cả số tiền nhuận bút vừa nhận được, sắm một cái va ly mới toanh để rồi trăn trở, khổ đau, đêm ngủ không yên giấc khi nhìn thấy nó lên mốc trắng, mốc xanh vì chủ nhân chưa có dịp nào đụng tới. Nguyễn Tuân thích đi, hễ tiện dịp là ông xách va ly lên đường. Nhưng xin đừng ai hiểu, mặc dù nhà văn đại ngôn, đôi khi nói có quá lời đi một chút, xin đừng hiểu rằng ông đi không mục đích. Cách đây 70-80 năm, thời khái niệm “du lịch” chưa có trong tư duy của hầu hết người Việt Nam ta và lẽ tất nhiên chưa ra đời ngành du lịch quốc gia, Nguyễn Tuân đã viết: “Phải sống với du lịch rồi hãy nói tới du lịch”. (Tùy bút, 1941).

 Tôi không điên đến mức so sánh đồng nghiệp của tôi, nhà báo Phạm Quốc Toàn với nhà văn lớn quá cố Nguyễn Tuân. Ở đời, cùng làm nghề cầm bút, có người tài cao có người sức mọn, phong cách văn chương mỗi anh một khác, nhưng tiền bối và hậu sinh luôn có điểm tương đồng, đó là tâm thế của nhà văn, nhà báo mỗi khi có dịp lên đường, cho dù là du ngoạn, du xuân hay chỉ là sự chuyển dịch vì công việc.

Do nhu cầu nghề nghiệp, Phạm Quốc Toàn có nhiều dịp ra nước ngoài, và theo tôi hiểu, hầu hết các chuyến đi của anh không hẳn là du. Anh đi công tác. Vậy mà đi đâu viết đó, viết tại chỗ hoặc viết sau khi trở về, cứ thế anh cần mẫn tích cóp, đầu tư tâm trí và vừa cho ra một tập du ký dày gần 500 trang tập hợp các bài viết về vài chục chuyến đi nước ngoài của anh thời gian gần đây. Từ những quốc gia bạn bè thân thiết môi hở răng lạnh như Lào, Campuchia đến những chân trời xa vời - xa mà không quá lạ - từ Australia tận nam Thái Bình dương đến Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bên Đại Tây dương, lên Thụy Điển giàu sang và nước Nga hùng vĩ ở phương Bắc... Tác giả khiêm tốn thưa cùng bạn đọc: “Tất cả chỉ là cảm xúc từ tấm lòng thành của người cưỡi ngựa xem hoa. Nghe gì, thấy gì, biết gì ghi nấy...”

Tôi dám quả quyết: Phạm Quốc Toàn không cảm xúc phơn phớt, anh không đơn thuần cưỡi ngựa xem hoa. Tập du ký của anh chứa nhiều tư liệu phong phú, mỗi thứ có thời gian và không gian xác định, cùng những số liệu vừa đủ minh chứng cảm nhận của mình mà không tới mức rườm rà. Bút pháp anh trong sáng, hồn nhiên, thể hiện chất tân văn thời hiện tại. Tôi dám quả quyết, bất kỳ ai lên đường du hay chuyển mà không chuẩn bị tâm thế, thiếu những kiến thức có sẵn trong đầu, không dễ tự dưng viết nên những bài ký cuốn hút và nhiều gợi cảm như Phạm Quốc Toàn trong Đi một ngày đàng...

Một nét khác biểu hiện rõ tính tân văn ở Phạm Quốc Toàn là trách nhiệm xã hội của người làm báo. Anh có thái độ rành mạch trước những gì mắt thấy, tai nghe. Có những điều người viết hết lòng ngưỡng mộ, và trông người lại ngẫm đến ta. Có những chi tiết tưởng tác giả bình thản nhưng thật tình đang tìm cách tỏ bày thái độ.

Báo chí Mỹ đáng cho ta nể phục lắm, có nhiều việc bạn làm thường ngày, sức ta còn lâu mới với tới... Nhưng, tại sao hầu như cả ngành truyền thông Mỹ lại hùa theo những tay diều hâu trong bộ máy cầm quyền, làm rùm beng về một điều bịa đặt gọi là “sự kiện vịnh Bắc Bộ” năm 1964, tạo cớ cho cánh diều hâu gây nên cuộc chiến tranh tàn phá Việt Nam và cuối cùng Mỹ cam chịu thất bại? Do đâu báo chí Mỹ nhất tề hòa chung giọng với cơ quan mật vụ Hoa Kỳ, lu loa rằng nhà lãnh đạo Sadam Hussein nắm trong tay nhiều loại vũ khí hủy diệt, vì vậy Tổng thống George Bush phải ra đòn trước, diệt nước cộng hòa Iraq để bảo vệ mình và che chở cho toàn nhân loại? Và câu trả lời những người bạn Mỹ đáng kính chỉ có thể là thừa nhận: “Báo chí Mỹ đã rất sai lầm, đã thiếu trách nhiệm trong thông tin”.

Đến đất nước Hà Lan “giàu bản sắc văn hóa, yêu âm nhạc”, tác giả bàng hoàng mê mẩn trước cảnh trên trời dưới hoa, riêng một thị trấn Lisse mỗi năm đã trồng và thu hoạch tới bảy triệu bông hoa tulip, nhưng làm sao Phạm Quốc Toàn có thể đồng tình với cảnh “Phố đèn đỏ” ngay tại thủ đô Amsterdam,“một khu phố rộng đến bốn ngàn mét vuông, với hơn năm trăm nhà kính nhốt chừng ấy cô gái bán mình cho bất kỳ người đàn ông nào… Tất cả đều thuận mua vừa bán, cung và cầu theo cơ chế thị trường, hoạt động 24/24 giờ, có cảnh sát bảo vệ”. Tại sao? Lời giải cực kỳ giản đơn: tại riêng 500 cô gái bán thân tại khu Phố Đèn Đỏ mỗi năm đã góp chừng 15% doanh thu thuế cho thủ đô Amsterdam giàu sang, sạch sẽ, tinh khiết môi trường thiên nhiên.

Những điều mắt thấy, tai nghe, suy ngẫm qua những chuyến đi tạo nên cái “sàng khôn” ngày càng dày càng nặng mà ông bà ta từng dạy. Nhà thơ Chế Lan Viên cũng là một người ham chuyển dịch, tuy suốt cả đời ông chưa có dịp được du bao giờ. Khoảng 60 năm về trước, qua bức thư tâm tình với kẻ viết bài này, ông khuyên bạn muốn làm báo, làm văn cho tốt thì hãy hăng hái đi về các địa phương, “không nên ở chi Hà Nội lắm”. Tuy nhiên, theo Chế Lan Viên, đối với người cầm bút, đi không chỉ để thỏa cái thích đi. Đi để thấy, để học, để làm. “Hiện thực chỉ nhờ vào con mắt và lỗ tai, voir (thấy) mà không savoir (biết) thì rồi cũng sẽ tô hồng hay bôi đen thôi” – (Chế Lan Viên toàn tập, tập V, Thư gửi nhà văn Phan Quang, 1/5/1957). Thế mạnh văn xuôi Chế Lan Viên không hẳn là du ký. Vậy mà qua một chuyến đi thăm hữu nghị ngắn ngày, thật sự cưỡi ngựa xem hoa, ông vẫn có thể trình làng cả một tập bút ký (Thăm Trung Quốc, 1963). Cái “sàng khôn” nhà thơ Chế Lan Viên góp nhặt được qua các chuyến đi ngắn hoặc dài đã giúp ông dày thêm vốn kiến thức, tăng hàm súc trí tuệ những bài luận chiến, làm sáng ngời những tham luận tại các diễn đàn quốc tế - mà về nguyên tắc, bất kỳ bài nói nào của bất cứ ai tại các cuộc họp mặt loại này đều phải rất ngắn, rất cô đúc - khiến bạn bè kinh ngạc và càng thêm yêu quý Việt Nam.

Tôi đã nhìn thấy trước cái bĩu môi của độc giả: Quái thật! Viết bài tạp bút, sao trích dẫn nhiều đến vậy, bộ muốn khoe chữ chăng? Dù vậy, tôi vẫn không thể không dẫn ra đây một câu nữa của văn hào Mỹ Ernst Hemingway: “Đối với người cầm bút, điều lớn lao nhất là làm công việc của mình, là thấy, học và hiểu. Rồi mới viết. Viết sau khi đã hiểu được một cái gì đấy, sau chứ không phải trước”.

Có một băn khoăn chung của những người viết du ký là những thắng cảnh ta đang nhìn, những tiện nghi ta đang hưởng, những lời giới thiệu ta đang nghe, đã có bao nhiêu người trước ta từng đến đây thưởng ngoạn và trải nghiệm, và chắc chắn nhiều người trong số họ sau đó từng thể hiện thành văn chương, thơ phú chia sẻ với đời. Những điều ta tâm đắc và chân tình trải lòng lên trang giấy hôm nay liệu có trùng lặp nhận xét, nghĩ suy của người từng đi trước, tới trước? Biết làm sao được! Trăm người viết, vạn người xem, mỗi người viết người đọc đều có cách cảm nhận riêng của mình, nếu chẳng may ta người đến sau nhỡ có vô tình lặp lại nhận xét, nghĩ suy của người tới trước thì âu cũng là chuyện thường tình.

Cũng là một người từng có viết dăm ba bài du ký sau những chuyến chuyển dịch vì việc công, trước sau tôi lòng lại dặn lòng: Hãy đi, thấy, hiểu rồi sẻ chia. Và đã làm nghề cầm bút, nhất thiết phải sẻ chia. Tôi tin Phạm Quốc Toàn đồng cảm, bởi anh đã nghĩ đã làm theo tinh thần ấy với phong cách riêng của anh. Và đấy, theo tôi, chính là một lý do nữa khiến Đi một ngày đàng... của anh ngồn ngộn thông tin, sự kiện, nhận xét, suy ngẫm, làm cho tập bút ký đọc nhẹ nhàng mà thú vị, bổ ích làm sao.

Phan Quang

Nguồn: nguoilambao.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

World atlas of the Phillippe Vandermaelen testifies to archipelago sovereignty

Tóm tắt: 

(ICTPress) - The Ministry of Information and Communications has just received and announced World Atlas of the Phillippe Vandermaelen and its value in affirming Vietnam’s sovereignty over the archipelagoes on East Sea.

(ICTPress) - The Ministry of Information and Communications has just received and announced  World Atlas of the Phillippe Vandermaelen and its value in affirming Vietnam’s sovereignty over the archipelagoes on East Sea.

Minister Nguyen Bac Son and CEO Ngo Chi Dung announced the World atlas of the Phillippe Vandermaelen in Hanoi in May 13, 2014 (Image: Minh Thien).

The Ministry of Information and Communications has been aware of the importance of the document, purchased the atlas with support from Ngo Chi Dung, director of ECO Pharmaceutical Company.

Minister Nguyen Bac Son said when the World Atlas displayed to the public in Ha Noi to raise awareness about the nation's indisputable sovereignty.

Professor Nguyen Quang Ngoc from Ha Noi National University, vice chairman of the Vietnam Historical Science Association, found the maps at a bookstore in Belgium and have had many discussions with foreign scholars and experts that they also affirmed the value of the map.

Professor Nguyen Quang Ngoc prensented the valued information of the World Atlas (Image: Minh Thien)

He also deliverd all valured information of the world Atlas to the audiences from many organizations gatherd in its announcing ceremony in Hanoi:

In 1827, Philippe Vandermaelen (1795 - 1869), the remarkable geographer, member of the Paris Geography Association, published the World Atlas that comprises 6 volumes with 7 general maps of five continents, 381 detailed maps, 40 pages of statistics and a lot of information on natural, political and mineral geography. The Atlas has been completed on the basis of the best world maps at that time, together with the information from astronomical observation or the voyages in a lot of places on earth and unanimously drawn in accordance with the 1/1641836 scale, dimension of 53,5X37cm, which can be pieced together into a globe of diameter of 7.755cm. This is really the great landmark marking the stage of overdeveloping of the modern technology of drawing and printing maps in early 19th Century. For nearly 200 years, the Atlas has become extremely famous, being exploited and used by a lot of countries in the world.

The maps showed in Hanoi

The Asian volume has 111 maps, mainly arranged in volume two of the Atlas. Vietnam was introduced at that time through the maps number 97,105, 106 and 110. Partie de la Cochinchine is the map 106 where the central coast line was drawn from the 12th Parallel to the 16th Parellel. In the high sea, Paracels (Hoàng Sa) was drawn in detail and preciseness from about the 16th latitude to the 17th latitude and from the 109th longitude to the 111th longitude. The Paracels archipelago in the map has Pattles and Duccan islands in the west; Tree and Lincol, Rocher au desus de l’eau in the east and Triton in the southwest, right below the 16th latitude; Investigateur is deep to the south at about 14.5th latitude. Apart from the area determined as the Paracels, the map has also another map which introduces in short the Empire of An Nam.

Next to the Partie de la Cochinchine, up above is the map number 98 with the name the Partie de la Chine in the 18th-21st latitude and the 106th-114th longitude which drew the Guangdong and Hainan, showing that China’s southernmost boundary is yet to touch the 18th latitude. All China’s maps from the decade of early 20th Century backwards also match fully the Western maps with no drawing of China’s southernmost territory beyond the 18th latitude. This not only reflects the objectivity and precision of the Atlas, but also makes a contribution to enhancing further the value that evidences of Vietnam’s sovereignty of the Paracels reflected in the Partie de la Cochinchine.

At the beginning of the 16th Century, there were some Western maps that drew the Eastern Indian area with marks of Paracels in the middle of East Sea and the coastal area in the west of Paracels (the coast of Central Vietnam) was marked Costa de Paracels (the Hoang Sa waters). Entering the 17th Century and particularly the 18th Century, a lot of maps reflected clearly the geographical position and characteristics and the sovereignty relations of the Paracels with the Đàng Trong region. However, most of these maps arranged the Paracels in the general East Indian region.

Only until early 19th Century when the Nguyen Dynasty was set up with the affirmation of Vietnam’s sovereignty in a complete manner, it really followed the principle of acquisition of territories by the Western recognition and praise, the Western map officially affirmed the Paracels archipelago lay within Vietnam’s territories and belonged to Vietnam. The Partie de la Cochinchine is the first map that mapped out in an absolutely precise manner the position (latitude and longitude), geographical characteristics, the Western name of the biggest and most important island in the Hoang Sa archipelago. The map placed in the Cochinchine region was an organic and inseparable part of Empire An Nam. It proves clearly and precisely Vietnam’s sovereignty over the internationally recognized Paracels.

The World Atlas of Philippe Vandermaelen in general and the Partie de la Cochinchine in particular can be considered in all aspects as the priceless document that not only raises the standard scientific value of the propaganda and education of sovereignty over islands and sea, but also is the convincing, true and effective evidence and international legal value for the struggle to defend the sacred sovereignty over islands and sea of the Fatherland of Vietnam.

A representative from French embassy in Hanoi saw the detailed maps. (Image: Minh Thien)

Thanks to our colleagues in Paris, we can have the first information about the Atlas; on the other hand we are given conditions by the Ministry of Information and Communications to expand the exploitation of the sources of relevant information. Mr. Ngo Chi Dung, General Director of the ECO Pharmaceuticals Company has funded us to carry out the survey of 5 sets of Atlas in the national libraries in France and Belgium, the Geographical Library of Royal Belgium, the library of Paris University; to have discussion and unanimous assessment of the geographical experts, topographers, historians, lawyers and librarians in Paris and Bruxelles so as to be able to have the foundation to determine the World Atlas of the ancient Bookstore Sanderus, No. 32, Nederkouter, Gent City, Belgium, as the original in Bruxelles in 1827. After having important information, he decided to buy the complete set of 6 World Atlas to help make fuller historical and legal evidences concerning Vietnam’s sovereignty over the Paracels.

On the occasion that the Ministry of Information and Communications organized the ceremony to present and introduce this set of Atlas, we would like to express our thanks to all the organizations and individuals for their great efforts to have the presence of the World Atlas of Philippe Vandermaelen in Vietnam and it has officially become the national treasure of Vietnam.

It would like to say further that this Atlas has got the boundaries, the scope of territories and territorial waters which are clearly defined and easily recognized. If you find anything that needs explanation, you can quickly examine it on the website or directly study the originals in a lot of libraries and archives in Europe and America and now in Hanoi, Vietnam, Professor Ngoc said.

Here are the the reference links you can find in the Internet further approving the maps:

http://www.ubka.uni-karlsruhe.de/kvk/view-title/index. php? katalog=HEBIS&url= http%3a%2f%2fcbsopac.rz. uni-Frankfurt.de%3a80%2fDB%3d2.1%2fCHARSET % 3dUTF-8%2fIMPLAND%3dY%2fLNG%3dDU% 2fSRT%3dYOP%2fTTL%3d1%2fCOOKIE%3dU203%2cK203%2cI251%2cB1999%2b%2b%2b%2b%2b%2b%2cSN%2cNDefault%2blogin%2cD2.1%2cE145894ae-1%2cA%2cH%2cR129.13.130.211%2cFY%2fSET %3d1%2fSHW%3fFRST%3d5&showCoverImg=1./.

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường
Các chuyên mục liên quan: 
Life & English

Thư ngỏ gửi một người bạn Trung Quốc

Tóm tắt: 

Bức thư ngỏ của một độc giả gửi một người bạn Trung Quốc, để bạn đọc hiểu rõ hơn về cách hành xử của Trung Quốc...

Trong những ngày qua, dư luận trong nước và quốc tế đã hết sức bất bình về việc Trung Quốc kéo dàn khoan 981 vào vùng biển của Việt Nam. Hành động phi pháp và ngang ngược này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm Công ước luật biển quốc tế 1982 và những thỏa thuận D.O.C, C.O.C mà Trung Quốc đã tham gia ký kết. Dưới đây xin giới thiệu với bạn đọc VnMedia bức thư ngỏ của một độc giả gửi một người bạn Trung Quốc, để bạn đọc hiểu rõ hơn về cách hành xử của Trung Quốc cũng như mong muốn và thiện chí của nhân dân Việt Nam.

Anh Quốc Anh thân mến,

Những ngày qua, Biển Đông nổi sóng, tôi nhớ tới anh, một người bạn Trung Quốc. Tôi nhớ mãi kỷ niệm từ hai năm trước, trong chuyến đi tham quan Trung Quốc, được quen biết anh, một người bạn Trung Quốc, mà đến nay tôi luôn trân trọng. Hôm ấy, tôi và anh đứng nói chuyện đời bên sông Trường Giang; nhìn nước chảy mênh mang cuồn cuộn, tôi đã cảm hứng mà đọc  mấy câu thơ trong trong Tam Quốc diễn nghĩa: “Trường Giang cuồn cuộn chảy về Đông/ Sóng dập dồn xô lấp anh hùng/ Được thua thành bại thoắt thành không/ Non sông nguyên vẻ cũ/ Mấy độ bóng tà hồng…”

Anh đã nhờ tôi chép lại bài thơ ấy cho anh. Tôi chép bằng tiếng Việt theo trí nhớ của mình. Anh bảo: “Tôi là người Trung Quốc mà không thuộc Tam quốc bằng anh”. Nhưng tôi thì thấy một người nước ngoài mà nói tiếng Việt, hiểu văn hóa Việt được như anh thì thật hiếm có, tôi trân trọng lắm. Anh là người  Trung Quốc hiểu Việt Nam nhất mà tôi từng gặp. Và tôi nhớ mãi câu nói của anh lúc chia tay: Nếu mà người Việt Nam và người Trung Quốc ai cũng nghĩ như tôi và anh, thì sẽ chẳng những hai nước không bao giờ có bất hòa gì, mà nhân dân hai nước càng thêm hạnh phúc, lý tưởng nhất định sẽ thành công. Chia  tay, nắm  tay nhau thật chặt, nhìn vào mắt nhau, tôi tin câu nói ấy của anh là thật lòng.

Thế mà xa anh thấm thoắt đã hơn hai năm rồi, xem phim Tam Quốc trên đài Truyền hình Việt Nam, tôi chợt nhớ câu thơ trong phim mà tôi đã cùng anh bình luận bên bờ Trường Giang hôm  nào: “Cuộc đời vần vũ như mây gió/ Đổi thời gian, đổi cả không gian/ Tụ, tán nhờ có duyên/ Ly, hợp vốn do tình…Nước Trường Giang đã thành sông lệ…”

Giờ chúng ta đã xa nhau, xa  hàng ngàn dặm, song tôi tin là  anh  hiểu câu  nói của Lão Tử: “Tuy ta xa cách ngàn dặm nhưng bao giờ ta cũng ở trước mặt nhau; tuy ta chưa gặp nhau bao giờ nhưng ta đã gặp nhau từ ngàn kiếp trước”. Bởi theo Lão tử, thì Đạo vượt cả thời gian và không gian. Đạo thường hằng và vĩnh hằng. Thế nên, tôi và anh sẽ còn hay không còn là bạn, thì chẳng phụ thuộc gì vào việc ta đang ở đâu và khi nào, mà chỉ phục thuộc ta có đồng Đạo với nhau hay không mà thôi, phải không anh?

Thật lòng mà nói từ khi còn nhỏ, trong tôi, Trung Hoa - đất nước anh, đã là một đất nước vĩ đại. Vĩ đại không phải vì có Vạn lý Trường Thành mà người ta có thể nhìn thấy từ mặt trăng; Cũng không vì có kinh tế hay quân sự mạnh. Trong tôi, Trung Quốc vĩ đại trước hết  là vì có nền văn hóa đặc sắc, phong phú và lâu đời. Như nguyên Tổng Bí thư Đảng CS Trung Quốc Giang Trạch Dân đã từng nói rằng, Trung  Quốc có hai thứ mà thế giới không bao giờ bằng được, một là Kinh dịch, hai là Khí công. Trung Quốc vĩ đại bởi từ thời cổ đại đã có những người như Tổ Xung Chi với các phép tính đại số học đầu tiên. Hơn hai ngàn năm trước, khi châu Âu có Platon vĩ đại dạy rằng thế giới chỉ trở nên tốt đẹp khi người cầm quyền là người biết yêu chân lý hơn tất cả, thì cùng thời Trung Quốc cũng có Khổng Tử thánh nhân dạy cho cả dân đen lẫn vua chúa về đạo lý làm người, rằng cái gì mình không muốn thì đừng gây cho người khác.

Trung Quốc vĩ đại bởi ngay cả khi bị nô dịch bởi sự chiếm đóng quân sự của nước ngoài, thì nền văn hóa Trung Quốc vẫn không bị nô dịch. Quân Nguyên Mông thiện chiến, vó ngựa lướt  tới đâu cỏ không mọc tới đó, chinh phục khắp Á, Âu, vào diệt nhà Tống, chiếm cả Trung Quốc. Nhưng họ không cai trị được đất nước này, mà đã bị chìm trong nền văn hóa hóa vĩ đại Trung Hoa, trở thành một dân tộc thiểu số, làm dân Trung Hoa một cách tự nhiên. Họ xâm lăng Trung Quốc bằng thành công quân sự, nhưng họ đã đầu hàng sự xâm lăng văn hóa của chính nơi mình đã đến xâm lăng.

Mấy ai mà ngờ lại có ngày như hôm nay, châu Âu lại phải thương lượng với Trung Quốc để vay tiền. Nhưng ai hiểu nền văn hóa Trung Hoa vĩ đại ấy, thì người ta dám tin vào câu nói của Mao Trạch Đông, rằng, rồi gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây, ngay từ khi Trung Quốc còn là một trong những nước đang rất nghèo đói.

Trung Quốc hôm nay đã trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, và thời gian tới có thể sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều đó, tôi không nghi ngờ.

Nói như vậy, để anh không thể nghi ngờ lòng kính trọng của tôi đối với dân tộc Trung Hoa, bởi chính những đóng góp cho văn minh loài người của nhân dân Trung Quốc.

Việt Nam tôi từ khi lập quốc, suốt cả mấy ngàn năm, đã là nơi mà các đế quốc xâm lăng lớn nhất mỗi thời đại như Tần Thủy Hoàng, rồi Tống, Nguyên, Minh, Thanh,…hay đến  như Pháp,  Mỹ trong thời hiện đại đều đã phải hối hận vì đã  xâm lược đất nước tôi. Trong tôi, một dân tộc vĩ đại, trước hết là vì họ có một truyền thống văn hóa vĩ đại. Nói thật với anh, đối với tôi, lòng kính trọng với anh trước hết là ở nhân cách văn hóa của anh, tuyệt nhiên không chút nào vì anh  là “người nước lớn” cả.

Với tư cách người bạn, tôi biết anh cũng yêu Tổ quốc của anh như tôi yêu nước Việt Nam của mình vậy, nên tôi cần nói với anh những điều chân thành nhất. Tôi thấy Trung Quốc đang sai lầm rất nghiêm trọng. Tôi nhớ một danh nhân Trung Quốc cổ đại đã nói rằng: Trên đời có hai kẻ thường hay bội tín: Một là kẻ cho mình là mạnh nhất, hai là kẻ túng cùng.

Trung Quốc hôm nay chưa mạnh nhất thế giới, nhưng hành xử với láng  giềng, trong đó có Việt Nam tôi, thì hình như đang tự cho mình có sức mạnh tuyệt đối, nên không cần phải thành tín nữa chăng? Không phải sợ điều gì nữa chăng? Cổ nhân Trung Hoa dạy câu nói trên chính để cảnh báo cho đời sau, tức là Trung Quốc bây giờ.

Vì sao Trung Quốc lại sai lầm: Vì tham quá, vì ảo tưởng ở sức mạnh của mình. Nhược điểm lớn nhất của kẻ có sức mạnh là thường không nhận ra là mình đang sai lầm. Và sai lầm sẽ giết chết họ. Chuyện Ngô - Việt, chuyện Tần - Sở là vậy, anh thì quá rõ, phải  không anh?
Ví dụ rõ ràng nhất về chuyện này là những ứng xử của Trung Quốc trên Biển Đông. Trung Quốc đang lấn chiếm lãnh thổ láng giềng, cả thế giới đều biết. Và điều này sẽ rất không có lợi cho chính Trung Quốc, thế nên tôi mới  gọi là sai lầm của các bạn.

Anh là người Trung Quốc, hiểu sử Trung Quốc,  tất biết  rằng nước Ngô sau khi xưng bá chư hầu, chỉ vài năm sau là bị nước Việt diệt. Nước Tần sau khi diệt xong sáu nước thì cũng là  lúc nước Tần bị mất. Nguyên Mông sau khi chinh chiến  khắp Á Âu, đánh xuống Đại Việt thì cũng là lúc suy tàn. Nước Đức quốc xã của Hitler sau khi đánh cả châu Âu thì cũng là lúc bị cả thế giới chung tay tiêu diệt.

Tàu Trung Quốc ngang ngược tấn công tàu của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Trung Quốc lẽ nào lại biến mình thành kẻ thù của tất cả các nước xung quanh? Đó là cách để Trung Quốc sớm bị tiêu diệt. Chỗ này tranh giành với Nhật, với Ấn Độ, chỗ kia thì gây sự với Philipines…Nay lại kéo cả giàn khoan, máy bay, tàu chiến vào thềm lục địa Việt Nam…Những hành xử của Trung Quốc khiến cho một mặt trận rộng lớn xung quanh chĩa vào Trung Quốc tự nhiên hình thành, làm cho “thuyết mối đe dọa Trung Quốc” càng trở nên thuyết phục. Điều đó nguy hiểm cho chính Trung Quốc mà các bạn lại không biết hay sao?

Tất nhiên, với lòng yêu nước, tôi có thể thông cảm khi anh thiên vị mà bênh vực cho những việc làm của những người đang lãnh đạo nước mình. Song tôi xin nói để anh biết một câu của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn của Đảng chúng tôi đã nói: “Nếu là đất của bạn, thì dù là bạc, là vàng, chúng ta cũng trả hết. Nhưng nếu là đất của ông cha ta, thì dù chỉ là cỏ dại  hay sỏi đá cằn cỗi, chúng ta cũng quyết đòi cho bằng được”. Việt Nam tôi xưa nay sở dĩ thắng được các thế lực xâm lược mạnh hơn mình, là bởi vì trước hết chúng tôi chỉ hành động theo chính nghĩa. Vì vậy, không bao giờ có chuyện Việt Nam xâm lấn một tấc đất của nước khác. Đó là chính nghĩa của Việt Nam, không ai có thể nghi ngờ.

Tại sao Trung Quốc, miệng nói trỗi dậy hòa bình, mà lại đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và bây giờ còn kéo cả giàn khoan vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam? Nếu Trung Quốc cho đó là  lãnh thổ của mình thì sao lại chỉ đòi giải quyết “kín” với từng  nước có tranh chấp, không dám đưa ra “giữa bàn dân thiên hạ” để nghị luận đúng sai. Rõ ràng Trung Quốc không có chính nghĩa nên chỉ muốn dùng sức mạnh chèn ép nước nhỏ. Song Trung Quốc có đủ mạnh đến mức mà dám nói thẳng  ra là  “Trung Quốc có sức mạnh mà không cần đến chính nghĩa” không? Rõ ràng là không.

Việc Trung Quốc chỉ muốn nói chuyện song phương trên thế mạnh, mà không muốn đàm phán đa phương có sự giám sát rộng rãi của dư luận quốc tế, đã nói nên tính phi nghĩa trong hành xử của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong thời đại ngày nay, anh làm gì thì cả thế giới đều biết, nên  dù có nói thế nào, sự phi nghĩa ấy cũng không thể che dấu được, phải không anh?

Tôi yêu Tổ quốc Việt Nam tôi, và  tôi hiểu anh cũng  yêu Tổ quốc Trung Hoa của anh như thế. Vì vậy, với tư cách  người bạn, tôi cũng lo cho Trung Quốc của bạn đang sai lầm mà đánh mất đi hình ảnh tốt đẹp về sự trỗi dậy hòa bình mấy chục năm qua trong con mắt của cộng đồng thế giới. Nếu là anh, tôi sẽ làm tất cả để cho Chính phủ của mình phải hiểu được được rằng, thời  đại của sự bá quyền nước lớn đã thực sự qua rồi. Trung Quốc hãy chìa bàn tay chân thành ra với láng  giềng, hãy là “người lớn” cho ra người lớn. Đừng “chơi bẩn” mà để đến “trẻ con” nó cũng coi thường. Đừng để cả cộng đồng thế giới cảnh giác và tẩy chay với “sự đe dọa Trung Hoa”. Xâm lấn lãnh  thổ của Việt Nam, kết cục sẽ là thất bại thảm hại cho Trung Quốc.

Tôi, với tư cách người bạn của anh, chỉ mong Trung Quốc thành công trên con đường chính nghĩa, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân  dân Trung Quốc, làm cho hình ảnh dân tộc Trung Hoa luôn sáng đẹp trong mắt thế giới văn minh, nên tôi không thể  không lo cho sự thảm bại được báo trước mà vẫn không tránh được bởi sự  tham lam vô lối đã làm u tối những cái đầu của một số người cầm quyền ở Trung Quốc hiện nay. Những người đó chẳng những bị nhân dân Việt Nam căm ghét, mà còn có  tội với lịch sử của đất nước Trung Hoa vì đã làm choTrung Quốc bị cô lập trên thế giới.

Tôi tin rằng, một người có trí tuệ và văn hóa như anh, chắn sẽ đồng ý với tôi rằng: Trung Quốc nên rút ngay và rút hết giàn khoan, tàu bè và các lực lượng chiếm đóng trái phép ra khỏi các vùng biển và quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa của Việt Nam. Làm như thế là cách tỏ thành tín của một nước Trung  Hoa đã thực sự lớn mạnh. Làm như thế, các bạn có thêm 90 triệu người dân Việt Nam là bạn của mình; các bạn sẽ đến Việt Nam mà làm ăn như những người bạn; chúng tôi sẽ giang tay chào đón bạn, cùng nhau hợp tác cùng phát triển. Làm như thế, khu vực và thế giới sẽ tin cậy và Trung Quốc sẽ càng giàu mạnh hơn lên. Đó chẳng  phải là mong  muốn  của  mọi người dân Trung Quốc yêu nước chân chính và yêu chuộng hòa bình hay sao? 

Chúc cho tình bạn của chúng ta và tình hữu nghị của nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc luôn tốt đẹp, không bao giờ bị phai mờ bởi sự tham lam vô lối, u tối của những kẻ bội tín.

Chúc anh bình an, hạnh phúc.

Trần Văn Sỹ

VNMedia

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Trường Sa những ngày này

Tóm tắt: 

Mọi hoạt động của UBND thị trấn, của điểm Bưu điện văn hóa đảo Trường Sa và trường tiểu học Trường Sa vẫn diễn ra...

Sáng ngày 13/5 chùa Trường Sa đã tổ chức đại lễ Phật Đản Vesak rất trang trọng. Mọi hoạt động tại thị trấn vẫn diễn ra bình thường, ông Đỗ Huy Minh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) cho biết.

Người dân cùng lính đọc sách, báo tại điểm Bưu điện văn hóa đảo Trường Sa

“Trong những ngày qua, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo Trường Sa đều rất phẫn nộ trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam", ông Minh nói. Nhưng mọi hoạt động của UBND thị trấn, của điểm Bưu điện văn hóa đảo Trường Sa và trường tiểu học Trường Sa vẫn diễn ra bình thường, đảo vẫn đón khách lên thăm.

Tại đảo Song Tử Tây, mọi hoạt động của quân dân xã đảo, của trạm dịch vụ hậu cần nghề cá và trạm hải đăng Song Tử Tây vẫn diễn ra bình thường. Theo Thượng tá Nguyễn Trọng Bình, Chính trị viên đảo Song Tử Tây, hành động sai trái của Trung Quốc càng khiến quân dân trên đảo nâng cao tinh thần cảnh giác, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đó cũng là quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết.

Chỉ huy đảo đã chỉ đạo các đơn vị phổ biến cho cán bộ, chiến sĩ về tình hình quanh vụ giàn khoan Hải Dương 981, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, đề phòng những hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam. “Nhưng sinh hoạt hằng ngày trên đảo vẫn bình thường, chùa Nam Yết đang được tu sửa, chuẩn bị an vị các tượng phật và khánh thành chùa”. Trung tá Nguyễn Văn Dũng, Chính trị viên đảo Nam Yết cho biết.

"Chúng tôi ở gần đảo Gạc Ma, nơi Trung Quốc đang tập trung nhiều phương tiện và tàu chiến để mở rộng căn cứ trên hòn đảo họ chiếm đóng của Việt Nam, luôn theo dõi sát tình hình, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng làm nhiệm vụ", thượng úy Vũ Phúc Hải, Chỉ huy trưởng đảo Len Đao nói. Anh bày tỏ tin tưởng, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, chúng ta sẽ xử lý được tình hình.

Đảo Sinh Tồn Đông ở gần một đảo bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ tháng 3/1988, là đảo Huy Ghơ. Cũng như tại đảo Gạc Ma, tại đây Trung Quốc đang gia tăng hoạt động cơi nới, tập trung nhiều tàu chiến. Theo đại úy Vũ Đức Vinh, Phó Chính trị viên đảo Sinh Tồn Đông, trước tình hình phức tạp do Trung Quốc gây ra, cán bộ chiến sĩ trên đảo tập trung thực hiện tốt các chỉ lệnh về sẵn sàng chiến đấu, duy trì nghiêm các nề nếp sinh hoạt và công tác.

“Chúc các đồng chí giữ sức khỏe, kiên cường bám trụ, thực hiện tốt phương châm của ta trong việc cản phá việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, giữ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc”, qua báo Tiền Phong, đại úy Vũ Đức Vinh gửi lời chào tới các đồng đội cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư.

Mang cà phê, hạt giống rau ra trồng ở Trường Sa

Hôm nay, 15/5 đoàn đại biểu khu vực Tây Nguyên gồm đại diện chính quyền, ban ngành các tỉnh, dân tộc khu vực Tây Nguyên, các già làng tiêu biểu sẽ lên tàu hải quân ra thăm hỏi, tặng quà, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1.

Đại tá Nguyễn Hải Triều, thường trực Cục Chính trị Quân chủng Hải quân phía Nam cho biết, đoàn công tác mang theo rất nhiều quà tặng cho bộ đội và nhân dân quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, trong đó có nhiều quà tặng là các đặc sản địa phương rất có ý nghĩa về mặt tinh thần, như cà phê, chè, tiêu…Đặc biệt, đoàn mang ra tặng bộ đội và nhân dân quần đảo Trường Sa hai cây cà phê kèm theo đất, phân bón để trồng tại đảo Trường Sa Lớn, đồng thời tặng nhiều hạt giống rau quả.

Trường Điền

Nguồn: tienphong.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Life & English: “Networked Society”

Tóm tắt: 

What do we think about a Networked Society?

What do we think about a Networked Society?

It is our vision of what will happen when everything that can benefit from being connected is connected, empowering people, business and society.

The first 20 years of mobile and internet evolution was characterized by innovating for users. Now, the current growth wave is different. The trend of smartphones is developing rapidly. The question now is: how large can this transformation be?

It is opening opportunities and challenges.

Tina B

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Life & English
Các chuyên mục liên quan: 
Chuyện dọc đường
Life & English

Khánh thành 2 bức tranh ghép gốm Trường Sa - Sức mạnh Việt Nam

Tóm tắt: 

Ngày 13-5, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy cho biết vừa làm lễ khánh thành 2 bức tranh cổ động ghép gốm hoành tráng mang tên Trường Sa - Sức mạnh Việt Nam tại đảo Trường Sa Lớn.

Ngày 13-5, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy cho biết vừa làm lễ khánh thành 2 bức tranh cổ động ghép gốm hoành tráng mang tên Trường Sa - Sức mạnh Việt Nam tại đảo Trường Sa Lớn.

Trong hơn 5 tháng với sự ủng hộ của lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh hải quân, nhóm hoạ sỹ gồm Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Hoàng Tùng, Trịnh Bá Quát và Đỗ Như Điềm đã thiết kế và thực hiện bức tranh này. Đây là một món quà ý nghĩa mà Hội cựu chiến binh Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam gửi tặng đảo Trường Sa, góp phần cổ vũ động viên tinh thần các chiến sỹ nơi đầu sóng ngọn gió.

Bức tranh ghép gốm được đặt ở vị trí đối xứng hai bên cầu cảng đảo Trường Sa, hai bức tranh hiện lên thật đẹp và tươi sáng giữa biển trời xanh ngắt và màu xanh diệp lục đầy sức sống của những cây phong ba bão táp ven đảo. Bức bên phải cầu cảng mang tên Trường Sa – Sức mạnh Việt Nam (cao 4,8m dài 20m), gồm 9 nhân vật, đại diện cho các tầng lớp nhân dân với những ngành nghề khác nhau, những lực lượng vũ trang cùng kề vai sát cánh tạo nên một sức mạnh đoàn kết dân tộc, được hun đúc từ tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào dân tộc, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Trung tâm bức tranh là em bé trai với nụ cười tươi, ôm chim bồ câu trắng tung cánh bay. Hình ảnh tượng trưng cho khát vọng hoà bình của dân tộc Việt Nam.

Mỗi mét vuông tranh gốm được ghép công phu từ 250 nghìn viên gốm nhỏ 2x2cm. Tổng cộng hai bức tranh được ghép từ gần một triệu viên gốm nhỏ được nung ở nhiệt độ trên 1200°C. Điều này sẽ tạo nên độ bền vững của bức tranh gốm trong nắng gió biển Đông. Bức tranh có màu sắc tươi sáng, bố cục khoẻ khoắn, đường nét mạnh mẽ. Tranh gốm được chuyển ra đảo Trường Sa theo các chuyến tàu của hải quân và có mặt tại đảo Trường Sa Lớn từ ngày 19-4 để ghép tranh gốm lên hai bức tường bên cầu cảng Trường Sa và hoàn thiện bề mặt.

Theo Thượng tá Phạm Văn Hoà, Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa, hai bức tranh tạo thêm nét văn hoá nghệ thuật mới cho đảo Trường Sa, đồng thời như một lời chào mừng đối với các đoàn đại biểu ra thăm đảo. Cán bộ, chiến sỹ và nhân dân thị trấn Trường Sa coi 2 bức tranh này là biểu tượng tinh thần của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, hiện diện hiên ngang giữa quần đảo Trường Sa. Bức tranh gốm Trường Sa- Sức mạnh Việt Nam đã góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam và khối đại đoàn kết triệu người như một, đủ mọi thành phần, lứa tuổi, giai cấp, dân tộc, nghề nghiệp, toàn dân một ý chí, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, cùng nhau chung sức chung lòng, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Mai An

 Nguồn: sggp.org.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Đánh giá tác phẩm nhiếp ảnh với các nhiếp ảnh gia nước ngoài

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Bạn đã từng phải dành rất nhiều thời gian để thực hiện một series ảnh nhưng vẫn chưa hoàn toàn ưng ý?

(ICTPress) - Workshop một ngày dành cho các nghệ sỹ nhiếp ảnh để trao đổi và đánh giá chuyên nghiệp về các tác phẩm nhiếp ảnh.

Bạn đã từng phải dành rất nhiều thời gian để thực hiện một series ảnh nhưng vẫn chưa hoàn toàn ưng ý? Bạn có muốn nhận được những lời góp ý chân thành và chuyên nghiệp cho các tác phẩm nhiếp ảnh của mình?

Workshop này dành riêng cho các nhiếp ảnh gia đã thực hiện các tác phẩm nhiếp ảnh, muốn giới thiệu tác phẩm và muốn nhận được các đánh giá chuyên nghiệp. Đây là workshop nằm trong khuôn khổ Triển lãm “Lạc lối và tìm thấy”.

Một bức ảnh trưng bày trong Triển lãm "Lạc lối và tìm thấy"

Workshop giới hạn cho 16 người tham gia. Vui lòng chuẩn bị không quá 20 bức ảnh bạn đã chụp lưu sẵn trong usb.

Nhiếp ảnh gia Aaron Joel Santos

Sinh tại New Orleans, Aaron Joel Santos sống ở Việt Nam từ cuối năm 2007. Các tác phẩm nhiếp ảnh của anh mô tả những nét mới lạ và vẻ đẹp trong cuộc sống thường ngày ở Đông Nam Á, một vẻ đẹp lạ lùng mà tưởng như vẫn có thể nắm bắt được, một thế giới vừa tuyệt diệu, vừa kỳ cục, vừa xa lạ, vừa thân quen. Các tác phẩm của Aaron từng được ấn hành với một số tên tuổi lớn nhất trong ngành in, và những chặng hành trình của anh đến với những miền đất trong khu vực địa lý này đều được ghi lại trên nhiều tờ báo và tạp chí trên toàn thế giới.

Nhiếp ảnh gia Matthew Dakin

Với khát khao mãnh liệt mong tìm hiểu cội rễ Việt, Matthew Dakin lên đường đến Đông Nam Á để rồi bị mê hoặc bởi vẻ thanh tao nguyên sơ của Hà Nội và quyết định ở lại, gắn bó với mảnh đất này từ năm 2002. Tác phẩm của Matthew, dù ở hình thức kiến trúc, tranh chân dung, hay nhiếp ảnh mỹ thuật, luôn là sự tìm tòi khám phá, nắm bắt một Việt Nam năng động với sức quyến rũ say đắm lòng người.

Workshop sẽ diễn ra vào 16/5/2014, 14h30 - 16h30 tại Viện Goethe Hà Nội.

Hạn chót nhận đơn đăng ký tham dự qua Email: 13h thứ 5, ngày 15/5/2014. Trong đơn đăng ký vui lòng ghi rõ Họ tên, địa chỉ email, số điện thoại cùng 2 đến 3 bức ảnh bạn đã chụp (Dung lượng mỗi ảnh không quá 500 KB). Vui lòng gửi Email đến Vanessa Vũ: vanessa.vu@hanoi.goethe.org.

Bảo Ngọc

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Tuyên bố Ninh Bình 2014

Tóm tắt: 

Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) 2014 đã ra Tuyên bố chung Ninh Bình 2014.

Chiều 10/5, tại Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) 2014 đã ra Tuyên bố chung Ninh Bình 2014. Sau đây là toàn văn Tuyên bố chung:

Quang cảnh bế mạc Đại lễ Phật đản LHQ 2014.

Chúng tôi, tất cả đại biểu đến từ 95 quốc gia và khu vực, đã tham dự Hội nghị Phật giáo quốc tế nhân ngày Đại lễ Vesak Liên hợp quốc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Chùa Bái Đính tổ chức từ ngày 07 đến ngày 11 tháng 5 năm 2014 (Phật lịch 2558).

Chúng tôi rất biết ơn và đánh giá cao sự hiếu khách của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và sự hỗ trợ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc tổ chức Đại lễ và hội thảo quốc tế một cách tốt đẹp. Sau bốn ngày làm việc, thuyết trình khoa học, thảo luận, tham gia các sự kiện văn hóa và thân hữu Phật giáo, các đại biểu có mặt đã nhất trí và chấp nhận Tuyên bố này.

Chúng tôi, những người tham gia trong hội nghị này, theo nghị quyết đã được phê duyệt vào ngày 15 tháng 12 năm 1999 tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, kỳ họp thứ 54, Điều khoản 174, Nghị quyết 54/115, trong đó tuyên bố rằng Đại lễ Vesak, nhằm ngày trăng tròn tháng Năm, được quốc tế công nhận và tổ chức tại Trụ sở Liên hợp quốc và các Văn phòng khu vực từ năm 2000 trở đi. Ngày Đại lễ Vesak Liên hợp quốc được đồng tổ chức bởi tất cả các truyền thống Phật giáo như là ngày lễ Tam hợp. Nó góp phần nâng cao sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau giữa các truyền thống Phật giáo, các tổ chức, cá nhân, thông qua đối thoại giữa các nhà lãnh đạo Phật giáo và các học giả để giải quyết những vấn đề quan tâm chung. Sau khi cùng bàn bạc thảo luận, chúng tôi thông qua và công bố thông báo sau đây về hòa bình và các vấn đề liên hệ dựa trên giáo pháp đầy trí tuệ và từ bi của Đức Phật.

Trong khi ngồi lại cùng nhau để thảo luận về các vấn đề liên quan đến “Quan điểm Phật giáo nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc”, chúng tôi đã chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm và nghiên cứu về các xu hướng mới nhất và phát triển trong các lĩnh vực khác nhau và thận trọng xem xét tác động thực tế của những vấn đề này.

Do đó, trong buổi lễ bế mạc của đại lễ Vesak Liên hợp quốc và hội thảo quốc tế thành công này, chúng tôi đã nhất trí với quyết tâm như sau:

Điều 1: Hiệp định chung

1.1. Quyết tâm rằng trong khi vẫn hài hòa với thế giới quan chung cho tất cả Phật tử, mỗi cá nhân và tập thể có nghĩa vụ làm việc không mệt mỏi để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs) và phấn đấu hết sức để tham gia hoạt động xã hội để đạt được thành tựu cho các mục tiêu và xem đó như là một phần trong niềm tin và sự tu tập của chúng ta.

1.2. Động viên bằng cách gửi thông điệp mạnh mẽ nhất đến các cộng đồng quốc tế để tăng cường mọi nỗ lực nhằm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc thông qua một cam kết chung của tất cả các bên liên quan.

1.3. Vận dụng giáo pháp của Đức Phật như hướng dẫn tinh thần cho hạnh phúc, phát triển và tiến bộ chung của tất cả chúng sinh, và để thực hiện đầy đủ các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

Điều 2: Hồi ứng của Phật giáo để phát triển bền vững và thay đổi xã hội

2.1. Công nhận sự tương quan, tương duyên trong sự phát triển bền vững xã hội, kinh tế và môi trường, nhấn mạnh việc phát huy phổ quát đến mức tối đa tiềm năng của con người như là mục tiêu tối hậu của sự phát triển bền vững.

2.2. Góp phần tạo ra một nền tảng mới cho các sáng kiến, tăng cường khuôn khổ hoạt động quốc tế dẫn đến sự phát triển bền vững và phát triển xã hội toàn cầu.

2.3. Đôn đốc các nhà lãnh đạo trên thế giới đặt sự phát triển bền vững trên ba trụ cột chính là bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, và công bằng xã hội, nhấn mạnh các nguyên tắc bình đẳng, công bằng xã hội, bảo vệ quyền con người và thúc đẩy giáo dục.

Điều 3: Xây dựng hòa bình và bình phục hậu mâu thuẫn

3.1. Thúc đẩy hòa giải các cuộc xung đột, phê phán các hình thức sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực; đồng thời tôn trọng sự sống, thực hành lòng từ bi và bất bạo động thông qua đối thoại và hợp tác giữa các bên.

3.2. Đôn đốc các nhà lãnh đạo chính trị giải quyết các tranh chấp liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình khác nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, để duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác thế giới.

3.3. Khuyến khích các Phật tử chủ động hơn trong việc thúc đẩy hòa bình, vốn là trọng tâm của những lời dạy của Đức Phật; và đặc biệt, truyền bá trí tuệ của Đức Phật về sự tương quan tương duyên của tất cả mọi người như một gia đình toàn cầu và cùng chia sẻ hậu quả của các hành động.

3.4. Đề cao hòa bình cả nội tại và ngoại tại, bằng cách động viên các tín đồ Phật giáo tham gia giải quyết các vấn đề đương đại về chiến tranh, bạo lực, không khoan dung và khủng bố đang đe dọa đến hòa bình và ổn định xã hội trên toàn giới.

3.5. Khuyến khích và đôn đốc các quốc gia chịu trách nhiệm về mặt đạo đức để đạt được lý tưởng hòa bình: thấu hiểu các giá trị phổ quát, đạo đức, quyền và trách nhiệm và đặc biệt là văn hóa bất bạo động, từ bi và khoan dung của Phật giáo.

3.6. Kêu gọi thực hiện dự án giáo dục hòa bình thế giới, và dự án này sẽ trở thành mô hình mới cho việc quản trị hòa bình.

3.7. Tái khẳng định mong muốn chung và quyền con người cơ bản của tất cả mọi người sống trong hòa bình với nhau và tái khẳng định rằng mục đích chính của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Điều 4: Hồi ứng của Phật giáo đối với hâm nóng toàn cầu và bảo vệ môi trường

4.1. Thừa nhận rằng những tác động của các giải pháp công nghệ là không thể đoán trước và tái khẳng định rằng việc thành lập đạo đức môi trường mới là cần thiết kết hợp với đạo đức và trách nhiệm Phật giáo.

4.2. Kêu gọi tất cả các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cùng với cộng đồng Phật giáo thế giới phấn đấu hướng tới phát triển kinh tế và xã hội bền vững, nhấn mạnh sự cần thiết phải cân bằng sự phát triển đó với bảo vệ môi trường.

4.3. Thúc đẩy bảo vệ môi trường Phật giáo như là công cụ để phòng chống sự hâm nóng toàn cầu và gia tăng bảo vệ môi trường.

Điều 5: Đóng góp của Phật giáo về lối sống lành mạnh

5.1. Nhận ra rằng lối sống lành mạnh của cá nhân được đặc trưng bởi sự phát triển về thể chất, tình cảm, tinh thần và tâm linh, và bồi dưỡng cho sự tăng trưởng này là mục tiêu tối hậu cho sự hạnh phúc bền vững của con người.

5.2. Tham gia hợp tác với các tổ chức y tế chính phủ và phi chính phủ trong các chương trình y tế sức khỏe toàn diện, kết hợp các nguyên tắc hài hòa thân tâm của Phật giáo với y học hiện đại, để diệt trừ bệnh tật, tử vong trẻ em và cải thiện dịch vụ chăm sóc trước khi sinh ở các nước đang phát triển.

5.3. Đánh giá những ảnh hưởng của lối sống lành mạnh và tạo điều kiện cho chương trình sống lành mạnh Phật giáo bằng cách áp dụng kỹ thuật thiền Phật giáo.

5.4. Nhận ra rằng cốt lõi để sống khỏe mạnh là đáp ứng nhu cầu cơ bản của cá nhân, bao gồm nước sạch, dinh dưỡng, nhà ở, bảo đảm sức khỏe thể chất và tinh thần và nâng cao phẩm giá con người.

Điều 6: Giáo dục Phật giáo và Chương trình giảng dạy cấp Đại học

6.1. Làm việc không mệt mỏi cho phổ cập giáo dục trong thế kỷ 21, nhấn mạnh sự hội nhập của trí tuệ và từ bi trong việc chăm sóc cho môi trường, kết hợp giữa môn học và kỷ luật, kết hợp đạo đức và ý thức cộng đồng với cách tiếp cận hiện tại với các kỹ năng tiếp thu cho phát triển kinh tế và xã hội trong chương trình giảng dạy và để cương môn học ở tất cả các cấp học, để thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về “đạt được phổ cập giáo dục tiểu học” và cao hơn nữa.

6.2. Khuyến khích việc kết hợp lịch sử và triết học Phật giáo vào chương trình giáo dục tiểu học và trung học, tập trung vào nghiên cứu xã hội và thế giới.

6.3. Phát triển một dự án Phật giáo cho phổ cập cải cách giáo dục, dựa trên nền giáo dục thế tục để kiến tạo một chương trình giáo dục không chỉ chuẩn bị cho trẻ em về mặt lý thuyết, mà còn về tình cảm và tinh thần, sử dụng kỹ thuật tiên tiến để củng cố sự cải tổ của hệ thống giáo dục quốc gia.

6.4. Thừa nhận tầm quan trọng cơ bản của giáo lý của Đức Phật liên quan đến sự bao gồm giảng dạy trong đạo đức, phẩm chất và đạo đức trong việc góp phần vào việc thúc đẩy, bảo vệ và thực hiện có hiệu quả của tất cả các quyền của con người.

6.5. Khuyến khích Phật tử từ tất cả các nước và truyền thống nghiên cứu phương pháp tiếp cận chánh niệm trên cả hai phương diện thế tục và Phật giáo để có một vai trò tích cực hơn trong việc hội nhập chánh niệm vào giáo dục các cấp.

6.6. Tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu trong việc tìm hiểu sự tiến hóa và truyền bá triết học và văn hóa Phật giáo để thúc đẩy sự tham gia và hợp tác giữa tất cả Phật tử, không phân biệt truyền thống, hệ phái.

Điều 7: Chính sách và Kết luận

7.1. Chúng tôi yêu cầu những phát hiện đã được xem xét cẩn thận sẽ được đưa vào chương trình mới của các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

7.2. Chúng tôi tuyên bố rằng đã đến lúc cộng đồng thế giới nên bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về giải pháp Phật giáo và sử dụng nó trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng ngày nay.

7.3. Chúng tôi tuyên bố rằng đạo đức Phật giáo có giá trị văn hóa để đóng góp vào sự phát triển của một xã hội từ bi hơn và có khả năng xây dựng hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội bền vững, công bằng và nhân bản.

7.4. Chúng tôi tuyên bố rằng cộng đồng Phật giáo có thể đáp ứng dứt khoát với những thách thức của các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

7.5. Chúng tôi yêu cầu các nhà lãnh đạo thế giới phối hợp với các lãnh tụ Phật giáo trong việc phát triển các hệ thống để huy động toàn diện các năng lượng từ bi nhằm đạt đến nền kinh tế xã hội phát triển và tạo ra một thế giới trong đó tất cả chúng ta đều được sống hòa bình và hạnh phúc.

7.6. Chúng tôi yêu cầu chính phủ các nước, các tổ chức dân sự, các doanh nghiệp, gia đình và cá nhân, không phân biệt tôn giáo hay truyền thống, thực hiện lối sống luân lý và đạo đức.

7.7. Chúng tôi tuyên bố rằng công cụ để thực hành Phật giáo ở tất cả các cấp độ, các cá nhân và tập thể, là không tách rời khỏi xã hội, trong đó trí tuệ từ việc thực hành giáo lý và thiền quán phải mang ý nghĩa cụ thể để giải quyết các tình huống đau khổ và bất công trong chính trị, môi trường, kinh tế và xã hội.

7.8. Chúng tôi khuyến khích việc mở rộng các tổ chức Phật giáo phi chính phủ, nhằm tích cực tham gia vào công tác cứu trợ thiên tai, an sinh xã hội và đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

Thực hiện hôm nay, ngày 10 tháng 5 năm 2014, tại Trung tâm Hội nghị Chùa Bái Đính, Ninh Bình, Việt Nam./.

Theo báo Ninh Bình

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường