Syndicate content

Thời sự ICT

Xử phạt 201,5 triệu đồng trong đợt thanh tra diện rộng lĩnh vực truyền hình

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đối với các đài PTTH là vi phạm về thời lượng, tần suất quảng cáo, quy chế liên kết sản xuất các chương trình, thời lượng chiếu phim Việt Nam, thiếu nhi không đủ so với quy định.

(ICTPress) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa cho biết tổng số tiền phạt trong đợt thanh tra diện rộng lĩnh vực truyền hình trên toàn quốc từ ngày 15/8 đến 30/10/2012 là 201,5 triệu đồng.

Đợt thanh tra, kiểm tra này được thực hiện theo Kế hoạch thanh tra được ban hành kèm theo Quyết định số 1919/QĐ-BTTTT ngày 18/11/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhằm chấn chỉnh các phạm đối với lĩnh vực này ở địa phương và ngày 3/8/2012, Bộ đã có công văn số 2036/BTTTT-TTra chỉ đạo các Sở TT&TT các tỉnh, thành phố triển khai.

Thanh tra Bộ đã trực tiếp tiến hành thanh tra đối với Đài Truyền hình Việt Nam, Công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist và cử các cán bộ tham gia đoàn thanh tra của một số địa phương để hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp, đồng thời bố trí lực lượng thường trực để giải quyết những vướng mắc của các Sở TT&TT trong quá trình triển khai.

Kết quả thanh tra cho thấy các sai phạm tập trung ở các hành vi vi phạm:

Đối với các đài PTTH là vi phạm về thời lượng, tần suất quảng cáo, quy chế liên kết sản xuất các chương trình, thời lượng chiếu phim Việt Nam, thiếu nhi không đủ so với quy định.

Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền: Có doanh nghiệp không có giấy phép thiết lập hạ tầng mạng viễn thông nhưng vẫn tham gia đầu tư, lắp đặt, quản lý hệ thống mạng truyền hình trả tiền vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Viễn thông như Trung tâm Truyền hình cáp Cao Bằng, Chi nhánh Công ty CP điện tử Tin học Viễn thông tại Hà Giang, Trung tâm Truyền hình cáp Ninh Bình - Công ty TMHH MTV Điện lực Ninh Bình, Công ty TNHH TM-DV kỹ thuật truyền hình TIVICOM.

Ngoài ra, các vi phạm còn của các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền còn bao gồm: Chưa có giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; Chưa chuyển đổi cơ chế theo Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg; Cung cấp kênh chưa có trong Giấy chứng nhận đăng ký danh mục; Chưa phát sóng một số kênh truyền hình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu và Cung cấp bộ SetTop Box chưa gắn dấu hợp quy vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định số 25/2011 quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành CNTT và Truyền thông.

Các đài PTTH cấp huyện qua đợt thanh tra này cho thấy vi phạm điển hình là không phải là cơ quan báo chí nhưng đã tự sản xuất một số chương trình và phát sóng trên truyền hình đã vi phạm các quy định trong hoạt động báo chí và sử dụng các thiết bị thu phát không có dấu hợp quy.

Thanh tra Bộ TT&TT cũng cho biết vẫn xảy ra tình trạng không đảm bảo giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, viết tắt như “Giọng hát Việt”, “Hàng Việt”, “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, cho phần lớn các chương trình tự sản xuất tại Việt Nam như: HEY YO, LEO & U, MUSIC ATM, URBAN 5, YAN VPOP 20, CONCERT FOR U, MUSTANG, WE10, ZOOM gây khó hiểu cho người xem.

HM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Facebook đang kiếm tiền của bạn như thế nào?

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Thậm chí sau khi bạn rời Facebook, Facebook vẫn có thể tìm các cách thu tiền của bạn.

(ICTPress) - Bất chấp thế nào, thì năm 2012 Facebook đang thực sự đặt ra một dấu hiệu thu lời đối với người sử dụng.

Facebook đang chịu áp lực của các nhà đầu tư về việc tiến tới các cách thức kiếm tiền và trong năm qua đã bắt đầu có một sự thay đổi căn bản trong cách thức Facebook hoạt động. Khi công ty này lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) hồi tháng 2, CEO Mark Zuckerberg đã phát biểu rất rõ ràng lợi nhuận sẽ không phải là ưu tiên đầu tiên của mình và Facebook. “Đơn giản: chúng tôi muốn xây dựng các dịch vụ để thu lợi nhuận”, Mark Zuckerberg đã viết trong hồ sơ phát hành. 8 tháng và nhiều ngày bán cổ phiếu không thành công sau đó, Zuckerberg đã thể hiện quyết tâm về tăng doanh thu rằng mỗi đội ngũ tại Facebook hiện nay đều có trách nhiệm với chiến lược doanh thu đối với sản phẩm của mình.

Trong năm qua, chúng ta đã chứng kiến Facebook nỗ lực thực hiện một loạt phương thức để thu tiền từ người sử dụng từ việc chèn thêm nhiều quảng cáo vào News Feed (thành phần để bạn cập nhật tin tức từ bạn bè trên giao diện Facebook) hay lựa chọn đã được thông báo gần đây cho phép những người bạn không biết nhắn tin nhắn (message) vào hộp thư (inbox) của bạn sẽ phải trả 1 USD, giống như khả năng nhắn tin, đã nhận được chỉ trích từ người sử dụng trong khi các lựa khả năng khác đã đang được thử nghiệm.

Vấn đề nào hiện nay đối với Facebook từ quan điểm của nhà đầu tư là tăng thu bao nhiêu từ mỗi người sử dụng. Facebook đã thu được trung bình khoảng 1,25 USD/người sử dụng trong quý III năm 2012, từ khoảng 1,19 USD trong cùng quý của năm 2011.

Tính theo cách khác, hiện nay bạn đáng giá khoảng 5 USD/năm đối với Facebook và công ty này thực sự mong con số này sẽ tăng lên.

Theo đó, không thể ngăn Facebook tìm các cách thức mới để thu tiền từ bạn trong năm mới. Brian Wieser, nhà phân tích nghiên cứu cao cấp tại Tập đoàn nghiên cứu Pivotal cho biết một số tính năng được giới thiệu trong năm nay như Sponsored Stories (các câu chuyện được tài trợ) cho di động sẽ vì mục đích này và Facebook sẽ tiếp tục thử các tính năng khác để xem các tính năng này sẽ và chưa được vận hành ra sao.

Tôi nghĩ các bạn nên xem xét các thử nghiệm sắp tới và tìm hiểu doanh thu quảng cáo về những gì cân đối tăng trưởng doanh thu cận gần với tính lâu bền. Với quan điểm đó, dưới đây là phân tích tất cả các cách thức Facebook đã nỗ lực tăng thu từ bạn trong năm nay, cũng như có cái nhìn khả năng xảy ra trong năm tới”, Wieser cho biết.

Đưa những câu chuyện được tài trợ lên News Feed của bạn

Facebook đã tung ra Sponsored Stories vào đầu năm 2011, trong một nỗ lực ban đầu để thu tiền từ hoạt động trên trang web máy tính để bàn bằng cách chuyển người sử dụng cho các công ty gần như là những công ty quảng cáo thương hiệu. Năm nay, Facebook đã nỗ lực tiến xa bằng cách đặt nhiều quảng cáo của họ lên các News Feed của người sử dụng, mà theo đó người sử dụng bắt gặp quảng cáo nhiều hơn và thu được tỷ lệ click nhiều hơn. Đây đã là cỗ máy kiếm tiền cho Facebook, mang lại hơn 1 triệu USD/ngày, nhưng nó cũng đã cho thấy có đôi chút vấn đề. Người sử dụng đã kiện lại Facebook đầu năm nay, phản đối việc đưa tên tuổi và ảnh của họ vào các quảng cáo.

Ảnh: Facebook

Quảng cáo trên ứng dụng của Facebook

Từ quan điểm của các nhà đầu tư, không có gì quan trọng hơn đối với Facebook là chứng minh có thể kiếm tiền từ di động. Điều này được Facebook thực hiện hồi giữa năm bằng cách giới thiệu Sponsored Stories, các quảng cáo cài đặt ứng dụng và Offers vào trong các đăng tải di động của người sử dụng. Trong quý III, chỉ một vài tháng sau khi Facebook tung ra các quảng cáo di động này - Facebook đã thu được 139 triệu USD từ các quảng cáo di động, hay 14% tổng doanh thu quảng cáo.

Ảnh: Facebook

Facebook hiện kiếm được 3 triệu USD/ngày nhờ chèn nội dung quảng cáo vào News Feed di động của bạn và như Zuckerberg đã cho biết tại một cuộc họp với các nhà phân tích “Chúng tôi đang chỉ bắt đầu”.

Quảng cáo di động ở các ứng dụng bên thứ 3

Thậm chí sau khi bạn rời Facebook, Facebook vẫn có thể tìm các cách thu tiền của bạn. Hồi tháng 9, Facebook bắt đầu thử nghiệm đặt nhiều quảng cáo di động ở các ứng dụng bên thứ 3. Trao đổi quảng cáo đã cho phép các trang web và các ứng dụng nhất định sử dụng thông tin của Facebook để tập trung nhiều người sử dụng hơn với các quảng cáo thúc đẩy trang web hay cung cấp đường link để tải ứng dụng. Facebook gần đây đã đặt sản phẩm quảng cáo này vào mục tiêu. Như một đại diện đã nói với Mashable “Chúng tôi đã học hỏi nhiều từ thử nghiệm này, thử nghiệm sẽ rất hữu ích trong tương lai”.

Ảnh: Flickr, Jason A. Howie

Các đăng tải được quảng cáo

Khi mạng xã hội đông đúc hơn với các đăng tải của nhiều người sử dụng và các nhà quảng cáo, một số các cập nhật của bạn bị lạc trong clutter (các tập tin được tạo ra bởi các chương trình để sử dụng tạm thời). Do đó Facebook đã quyết định trao cho những người sử dụng một lựa chọn mới hồi tháng 10 để cho phép người sử dụng “quảng cáo” các đăng tải của mình trong các News Feeds của bạn bè. Như Matt Silverman của Mashable đã viết lúc đó, Facebook hiện đã áp dụng mô hình kinh doanh “freemium” (hoạt động dựa trên việc cung cấp miễn phí các dịch vụ/sản phẩm với các chức năng cơ bản nhưng thu phí nếu người sử dụng muốn sử dụng các chức năng cao cấp hơn (premium) của dịch vụ/sản phẩm) cho dịch vụ của mình.

Ảnh: Facebook

Các quà tặng của Facebook

Sau nỗ lực và thất bại vận hành một cửa hàng quà tặng 2 năm trước, Facebook đã quyết định đưa ý tưởng các quà tặng này vào tầm ngắm mới. Hồi tháng 9, Facebook đã tung ra quà tặng của Facebook (Facebook Gifts), được hỗ trợ bởi công ty có ứng dụng tặng quà Karma được Facebook mua lại hồi đầu năm, trong nỗ lực tạo ra luồng doanh thu mới. Như đã được đề cập, gần đây Facebook đã thu được chỉ trung bình 5 USD/năm. Nếu mỗi người sử dụng chỉ mua một món quà nhỏ qua Gifts, khối lượng đó sẽ tăng bùng nổ trong năm tới. Đó là lý do tại sao bạn thấy ngày càng nhiều nhắc nhở trên trang để mua cho ai đó một món quà tặng vào một dịp đặc biệt.

Ảnh: Facebook

Các tin nhắn phải trả tiền

Facebook đã quyết định nỗ lực tăng thu hơn trước cuối năm nay, thông báo trong tuần này là Facebook đang thử nghiệm một lựa chọn mới cho phép người sử dụng chi 1 USD để đảm bảo tin nhắn được chuyển phát đến hộp thư của ai đó, thậm chí là cả khi người đó không kết nối mạng. Cho tới nay, các thông điệp chỉ được chuyển phát tới hộp thư của Facebook nếu được gửi nhờ ai đó là bạn của bạn hoặc ai đó mà bạn chia sẻ các kết nối với nhau. Mặt khác, thông điệp sẽ đi vào phần con trong hộp thư của bạn được gọi là Other, mà về bản chất là một mục thư rác.

Ảnh: Facebook

Facebook đang yết thị lựa chọn như một nỗ lực giảm spam bằng cách đặt một chi phí cho người sử dụng ngăn việc này bằng cách nhắn tin cho những người mà họ không biết. Nhưng điều này chỉ là dẫn tới một việc ngập spam từ các nhà tiếp thị và những người khác mà có thể muốn tiếp cận inbox Facebook của bạn. Trong khi kế hoạch này sẽ thay đổi, một đại diện của Facebook cho Mashable biết một người sử dụng có thể sớm phải trả phí một lần là 1 USD để nhắn vào hộp thư với số lần không hạn chế đến khi bạn quyết định đánh dấu tin nhắn này là tin rác.

Quảng cáo video trên News Feed

Nỗ lực lớn tiếp theo của Facebook là kiếm tiền bằng cách đặt các quảng cáo video vào News Feed. Kỷ nguyên quảng cáo gần đây đã tóm tắt các lắng nghe của “nhiều lãnh đạo ngành” là Facebook đang có kế hoạch để các nhà quảng cáo đặt các quảng cáo 15 giây trong News Feeds của người sử dụng trên máy tính để bạn và di động vào tháng 4/2013. Hơn thế, các quảng cáo có thể được đặt trên autolplay, có nghĩa là các quảng cáo sẽ khởi động một khi bạn mở trang, dù bạn muốn hay không.

Facebook dường như đang mở ra thời kỳ mới.

Quang Minh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Chóng mặt với mã độc từ đĩa Windows lậu

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Người tiêu dùng toàn cầu mất khoảng 100 tỷ USD cho tội phạm mạng hàng năm, chia bình quân đầu người là 197 USD.

(ICTPress) - Nghiên cứu về an toàn cho máy tính do hãng Microsoft thực hiện tại các nước Đông Nam Á cho thấy  64% mẫu đĩa cài đặt Windows không bản quyền trong nghiên cứu tại thị trường Đông Nam Á nhiễm mã độc. 5 quốc gia tham dự nghiên cứu xác nhận phần mềm không bản quyền gây ra nguy cơ rõ rệt về an ninh.

Sáng nay 20/12, tại TP. Hồ Chí Minh,  Microsoft đã chính thức công bố nghiên cứu về an toàn cho máy tính thực hiện mới đây tại các nước Đông Nam Á. Báo cáo chỉ ra rằng, trung bình, 86% đĩa Windows giả mạo và 48% các máy tính cài đặt bản Windows bất hợp pháp đều bị nhiễm mã độc. Phân tích đã được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu của Microsoft ở Indonesia, Malaysia, Phillipins, Thái Lan, và Việt Nam.

Theo nghiên cứu này, chỉ trên sơ bộ 66 bộ đĩa cài giả mạo và 52 máy tính xách tay thương hiệu lấy mẫu, báo cáo đã đưa ra con số hơn 2.000 mã độc bao gồm các lỗ hổng, botnet, mã phá chương trình, mã ăn cắp mật khẩu, trojans, và virus.

Tổng Giám Đốc Microsoft Việt Nam Vũ Minh Trí công bố kết quả Nghiên cứu về an toàn cho máy tính

"Chúng ta nên hiểu rằng, sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền thật sự gặp rủi ro. Đây không còn là vấn đề chỉ phớt qua trên phương tiện truyền thông, hay chỉ xảy ra với người khác. Tội phạm mạng có thể sử dụng mã độc trong hàng loạt các hoạt động xâm nhập, từ ăn cắp mật khẩu và truy cập vào tài khoản ngân hàng, thậm chí chiếm quyền điều khiển máy tính và thông tin cá nhân của một người để tiến hành các hoạt động tội phạm", Ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám Đốc Microsoft Việt Nam nhấn mạnh.

Trong 41% các máy tính kiểm tra, bộ điều khiển phần cứng ban đầu đã được thay thế bằng bộ điều khiển nhiễm mã độc, tái sử dụng. Đa phần các hệ thống này sẽ tiếp tục bị tổn hại do thiếu đi cập nhật liên tục chống mã độc từ Windows Update. Windows Update đã bị vô hiệu hoá hoặc tái định tuyến dịch vụ cập nhật của một thành phần thứ ba trong 82% các máy tính được kiểm tra, với mục tiêu bỏ qua việc kiểm tra bản quyền chính hãng của phần mềm. Khi Windows Update bị vô hiệu hoá, hệ thống máy tính không có khả năng nhận các bản cập nhật bảo mật quan trọng, để gia tăng năng lực chống lại các tấn công độc hại. 

Tội phạm mạng thường tận dụng lợi thế của an ninh yếu để phân phối phần mềm độc hại, cụ thể là thông qua các nhà phân phối không uy tín và các đại lý, những nơi tải phần mềm sao chép bất hợp pháp vào máy tính không cài đặt sẵn hệ điều hành. Những máy tính bị nhiễm mã độc này sau đó được bán cho khách hàng, những người không lường trước được những hiểm họa phải đối mặt vì sử dụng phần mềm giả mạo. Hoạt động này ngày càng gia tăng bởi sự chỉ đạo của những tổ chức tội phạm vì  mục tiêu lợi nhuận.

Theo báo cáo tội phạm mạng năm 2012 của Nortol, người tiêu dùng toàn cầu mất khoảng 100 tỷ USD cho tội phạm mạng hàng năm, chia bình quân đầu người là 197 USD.

Khi ở trong tay khách hàng, máy tính bị nhiễm mã độc có thể phản bội chủ sở hữu bằng cách giao các mã khóa máy tính cho tội phạm mạng, giống như cách mã độc OSE.exe từng làm. OSE ngụy trang bản thân giống như một ứng dụng văn phòng và cài đặt lỗ hổng nền backdoor cho tin tặc điều khiển máy tính, cung cấp thông tin chi tiết của máy tính qua e-mail được gửi thông qua các dịch vụ webmail miễn phí. Tội phạm mạng sau đó có thể để trích xuất các tập tin, cài đặt phần mềm độc hại bổ sung, hoặc sử dụng máy tính để gửi thư rác. OSE chỉ là một chủng phần mềm độc hại được tìm thấy trong các mẫu của khu vực Đông Nam Á. 

"Dùng máy tính cài phần mềm giả mạo giống như sống trong khu vực nhiều tội phạm tinh vi mà cửa nhà lại mở - thật sự vô cùng nguy hiểm. Người sử dụng phần mềm sao chép bất hợp pháp không được đảm bảo rằng các dữ liệu nhạy cảm, các hoạt động và thông tin liên lạc của họ sẽ an toàn trước nguy cơ phá hoại của tội phạm mạng. Nghiên cứu này chỉ ra, nguy cơ từ phần mềm giả mạo là có thật và người dùng nên chọn phần mềm chính hãng khi mua máy tính mới", Bà Rebecca Hồ, Giám đốc về Sở Hữu Trí Tuệ, Microsoft APAC phát biểu.

Đại diện Microsoft khuyến nghị người dùng, khi mua phần mềm Microsoft, khách hàng nên mua từ đại lý bán lẻ uy tín và chắc chắn rằng sản phẩm đi kèm trong bao bì nguyên thủy, đi kèm với nhãn chính hãng Microsoft hoặc Giấy chứng nhận bản quyền. Để an toàn hơn, hãy kiểm tra độ xác thực của sản phẩm từ địa chỉ: www.howtotell.com.

Microsoft hiện đang tiến hành một nghiên cứu sâu rộng hơn trong khu vực Đông Nam Á với một kích thước mẫu lớn hơn của máy tính và đĩa bất hợp pháp. Công ty dự kiến ​​sẽ công bố kết quả trong quý đầu năm 2013.

Mạnh Vỹ

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Khoảng cách số giữa các vùng miền qua Chỉ số TMĐT 2012

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Thương mại điện tử không chỉ cần có sự kết nối Internet mà còn cần nhiều điều kiện khác.

(ICTPress) - Tại Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam “Ecombiz 2012”, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã công bố Báo cáo Chỉ số Thương mại điện (TMĐT) tử năm 2012 (E-business Index, gọi tắt là EBI).

Đây là lần đầu tiên VECOM xây dựng Chỉ số TMĐT với mong muốn hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp (DN) nhanh chóng đánh giá một cách định lượng tình hình ứng dụng TMĐT trên phạm vi cả nước cũng như tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc điều tra, nghiên cứu EBI chỉ ra mức độ ứng dụng TMĐT và so sánh sự tiến bộ giữa các năm theo từng địa phương dựa trên một hệ thống các chỉ số.

Chỉ số về nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) được tính toán dựa trên các tiêu chí như số lượng máy tính, hình thức kết nối Internet, tỷ lệ cán bộ sử dụng email thường xuyên. nguồn nhân lực hiện tại đã đáp ứng thế nào đối với việc triển khai CNTT và TMĐT của DN, DN có khó khăn khi cần tuyển dụng lao động có kỹ năng về CNTT và TMĐT hay không, các hình thức đào tạo...

Các thành phố lớn vừa là trung tâm kinh tế vừa tập trung nhiều trường đại học có chỉ số cao nhất về nguồn nhân lực và hạ tầng (NNL&HT). Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai thành phố dẫn đầu về chỉ số NNL&HT với các điểm số tương ứng là 71,3 và 71,0. Điểm số của tỉnh Thái Nguyên là 68,7 đứng ngay sát hai thành phố trực thuộc Trung ương là Hải Phòng (70,0) và Đà Nẵng (68,8). Năm tỉnh có chỉ số NNL&HT thấp nhất đều thuộc khu vực Nam Bộ, đó là các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bình Phước và Cà Mau.

Chỉ số giao dịch TMĐT B2C được xây dựng dựa trên các tiêu chí như mức độ sử dụng email trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và vận hành website của DN, hiệu quả tham gia sàn TMĐT, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, chính sách bảo vệ thông tin cá nhân.

 

Điểm số chung cho cho nhóm tiêu chí giao dịch B2C không cao, phản ánh tỷ lệ DN chưa có website còn cao hơn nhiều so với DN có website. Mặt khác, với các DN đã có website thì chất lượng và hiệu quả do website mang lại cũng chưa lớn. Sự hỗ trợ khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán chưa cao. Các DN cũng chưa chú trọng thoả đáng tới việc bảo vệ thông tin cá nhân trong các giao dịch trực tuyến. Những địa phương dẫn đầu về chỉ số này là Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng.

Chỉ số giao dịch B2B dựa trên các tiêu chí sử dụng và triển khai các phần mềm lập kế hoạch nguồn lực (ERP), quản trị quan hệ khách hàng (CRM), quản lý hệ thống cung ứng, giao kết hợp đồng trực tuyến, hiệu quả từ giao dịch trực tuyến. Những tỉnh và thành phố dẫn đầu về loại hình này là các thành phố lớn hoặc các tỉnh thu hút được nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài. TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai và Đà Nẵng là những địa phương xếp hạng cao nhất về chỉ số này.

TMĐT không thể tách rời hoạt động cung cấp trực tuyến các dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, chẳng hạn như hải quan điện tử, cấp chứng nhận xuất xứ điện tử, khai báo thuế trực tuyến… Hơn nữa, nhà nước cũng là khách hàng rất lớn trong việc mua sắm chính phủ nên hoạt động đấu thầu trực tuyến các hàng hoá và dịch vụ công có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh thương mại của nhiều DN ở mọi quy mô.

Chỉ số giao dịch G2B được tính toán dựa trên mức độ DN thường xuyên tra cứu thông tin trên các webiste của cơ quan nhà nước, tình hình sử dụng dịch vụ công trực tuyến liên quan tới hoạt động thương mại, tìm kiếm thông tin đấu thầu và khả năng trúng thầu thông qua các website của cơ quan Nhà nước… TP. Đà Nẵng và TP. HCM là hai địa phương đứng đầu về chỉ số này. Ba địa phương tiếp theo là Hà Nội, Hải Phòng và Bình Dương.

Chỉ số TMĐT cho mỗi địa phương được tổng hợp từ điểm số cho bốn nhóm tiêu chí tác động tới mức độ triển khai TMĐT là nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT, giao dịch B2C, giao dịch B2B và giao dịch G2B.

Nhóm 5 địa phương dẫn đầu là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và Đồng Nai, tiếp ngay sau đó là 3 địa phương gồm TP. Cần Thơ, Bình Dương và Bắc Ninh. Như vậy có thể nhận xét các địa phương có mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT cao nhất là các thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh năng động và liền kề với hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước là Đồng Nai, Bình Dương và Bắc Ninh.

Mặt khác, có thể thấy, 5 địa phương có mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT thấp nhất là các tỉnh xa hai trung tâm kinh tế lớn, còn gặp những khó khăn về nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở…

TMĐT không chỉ cần có sự kết nối Internet mà còn cần nhiều điều kiện khác. Rõ ràng việc thu hẹp khoảng cách số nói chung và sự sẵn sàng cho TMĐT nói riêng giữa các địa phương trước hết cần sự nỗ lực của từng tỉnh nhưng đồng thời cần có chính sách vĩ mô trên phạm vi cả nước.

Mạnh Vỹ

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Cảnh sát đã tìm thông tin kẻ xả súng trường học trên Facebook như thế nào

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Các thông tin của Facebook và các mạng xã hội khác đang trở thành một bằng chứng hàng ngày của nhiều vụ phạm tội.

(ICTPress) - Khi các phương tiện truyền thông lớn xác định được tên của kẻ tình nghi trong vụ xả súng vào trường học tại Connecticut thứ Sáu tuần trước, các nhà báo đã tức thời đổ bộ vào Facebook để tìm hiểu nhiều hơn về kẻ đã xả súng. Các bức ảnh, các thông tin trạng thái, bình luận - bất cứ thông tin gì về các động cơ của kẻ giết người.

Đặt sang bên những sốt sắng của giới truyền thông và sự phản ánh liên tục của báo giới hôm thứ 6, các nhà báo không phải là những người duy nhất tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội về kẻ tình nghi, cảnh sát cũng là những người đã tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội.

Cảnh sát đã vào Facebook, Twitter và nhiều cơ quan thực thi pháp luật để tìm hiểu nhiều hơn về những gì xảy ra ngay khi vụ việc xảy ra.

Một phát ngôn viên Facebook đã chỉ ra cho một cảnh sát cách lấy thông tin của kẻ bị tình nghi:

Cảnh sát đã phải cần đến một lệnh của tòa để được tiếp cận các thông tin trong đó phải nộp các “thông tin cơ bản của người thực hiện nhiệm vụ” như tên tuổi, thời gian công tác, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, và các địa chỉ IP đăng nhập/thoát. Các thông tin tiếp theo như mào đầu tin và một số địa chỉ IP lại phải cần thêm lệnh của tòa.

Đối với các thông tin - thư, ảnh, video, đăng tải tường và thông tin vị trí - một lệnh tìm kiếm cũng được yêu cầu.

Trong trường hợp nếu người sử dụng phạm tội về nhà và xóa bỏ tài khoản? Một khi Facebook đã nhận thấy một người sử dụng đang phải chịu điều tranh chính thức, Facebook sẽ tiến hành lưu thông tin tài khoản của người sử dụng 90 ngày - dù người sử dụng có cố gắng xóa bỏ tài khoản vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, Facebook đã ra điều kiện chỉ tìm dữ liệu để có thể định vị kẻ tình nghi và khôi phục dữ liệu.

Nếu cảnh sát muốn các thông tin của kẻ tình nghi trên Facebook nhưng không muốn ám chỉ kẻ tình nghi là đang bị điều tra, Facebook yêu cầu “một lệnh tòa án thích hợp hay quy trình khác để để có một thông báo bị cấm”. Nhưng thậm chí điều này cũng không đảm bảo bí mật hoàn toàn: Facebook xác định người sử dụng bị tình nghi, đang xâm phạm các điều khoản sử dụng của Facebook, Facebook có thể thông báo cho người sử dụng là “đã thấy hành vi sai trái”, để có thể thông báo việc thực thi pháp luật.

Các thông tin của Facebook và các mạng xã hội khác đang trở thành một bằng chứng hàng ngày của nhiều vụ phạm tội. Ví dụ, các đăng tải Twitter đã là công cụ cho quyết định gần đây của một kẻ phản đối để đưa ra tòa sự phạm tội để thực hiện tố tụng.

Vẫn còn chưa rõ ràng làm thế nào để việc thực thi pháp luật và các công ty truyền thông xã hội phối hợp để lưu các hồ sơ của kẻ tình nghi khỏi những con mắt tò mò của truyền thông và những người săn kiếm thông tin số nghiêm túc - công bằng là cần sự hợp tác - nhưng sự hợp tác hai phía này khá kiềm chế về sự chuẩn bị.

HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

3G, WiMAX, LTE không đủ tốt, Lầu Nam góc phát triển chuẩn di động riêng

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Hiện nay, quân đội Mỹ sử dụng chuẩn Kết nối dữ liệu chung chiến lược (Tactical Common Data Link - TCDL) để truyền các dữ liệu lớn an toàn. Tuy nhiên, TCDL khá chậm.

(ICTPress) - 3G? Khá chậm. WiMax? Không đủ tốt. LTE? Vẫn thiếu. Quân đội Mỹ đã xem xét tất cả các chuẩn di động hiện tại cũng như các chuẩn trong kế hoạch (như LTE-Advanced) và đang đi tới kết luận tất cả các chuẩn không đáp ứng thách thức hỗ trợ quân đội Mỹ trong những năm tới.

Do đó, quân đội Mỹ đã tính toán vấn đề này riêng cho mình.

DARPA, Cơ quan các dự án nghiên cứu tiên tiến phòng vệ (Defense Advanced Research Projects Agency), đang thiết lập ra một chuẩn di động siêu nhanh đáp ứng hay làm thay đổi các khả năng của các mạng quang hiện tại. Điều này có nghĩa là một kết nối có thể hỗ trợ các tốc độ lên tới 100 gigabit/s (Gbit/s). Để so sánh, một kết nối LTE thế giới thực có thể cấp tới 30 megabit/s, hay 0,03 Gbps.

Khi DARPA cho biết muốn đáp ứng hiệu suất cáp quang, có nghĩa là gồm cả tốc độ. Tiêu chuẩn mới phải có khả năng kết nối tới 125 dặm (201 kim) giữa hai “tài sản bay” (ví dụ, các máy bay) và 60 dặm giữa một máy bay và mặt đất.

Một vấn đề lớn: chuẩn mới phải vận hành trong mọi điều kiện thời tiết, có nghĩa là các máy bay có thể truyền tải dữ liệu xuống dưới mặt đất thông qua các đám mây, sương mù, mưa, tuyết. Điều đó có nghĩa là lựa chọn duy nhất là sẽ sử dụng RF (tần số vô tuyến) vì tất cả các công nghệ di động khác vừa thiếu khoảng cách cần thiết hay là cần tầm nhìn thẳng (line-of-sight) để truyền dẫn hoạt động.

Hiện nay, quân đội Mỹ sử dụng chuẩn Kết nối dữ liệu chung chiến lược (Tactical Common Data Link - TCDL) để truyền các dữ liệu lớn an toàn. Tuy nhiên, TCDL khá chậm, chỉ khoảng 10,7 Mbit/s trong 125 dặm, theo Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ. Phần lớn các máy cầm tay của khách hàng hiện nay có được các tốc độ dữ liệu cao hơn qua LTE (dù rõ ràng không đi được xa như thế).

Rõ ràng, vẫn không đủ tốt cho quân đội trong tương lai, do đó DARPA đang khởi động dự án “Đường trực dữ liệu tần số vô tuyến” (Radio Frequency Data Backbone) với một “ngày của những người đề xuất” vào đầu năm 2013. Bất cứ ai có dự định thiết lập một chuẩn di động mới hoàn toàn có thể trình bày trước cơ quan này vào 13/1/2013.

HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

"Bạn mới" của Facebook - lãnh tụ hồi giáo Iran

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đây dường như là một chiến lược đằng sau sự hiện diện toàn diện của Khamenei: truyền thông điệp tới phần còn lại của thế giới.

(ICTPress) - Facebook và nhiều trang web mạng xã hội khác đã bị chặn ở Iran vì các trang này được xem như là các công cụ bất đồng ý kiến chính phủ. Mặc dù vậy, và thậm chí quốc gia này chuẩn bị cắt đứt các mối quan hệ với Internet toàn cầu, Facebook vẫn được hàng triệu người Iran viếng thắm nhờ sử dụng proxy để đăng nhập.

Và hôm thứ 6, Facebook đã có thêm một người Iran sử dụng: lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei.

Trang Facebook của Khamenei đăng các hình ảnh của lãnh tụ tối cao và quảng cáo “cập nhật và các tin tức thường xuyên về Ayatollah Seyed Ali Khamenei. Trang này có hơn 1500 người likes vào sáng 17/12.

Trang này được kết nối với Khameni.ir, một trang web đa ngôn ngữ, cũng như một Tài khoản Twitter và một Tài khoản Instagram đều có các thông tin hướng tới thế giới bên ngoài. Đây dường như là một chiến lược đằng sau sự hiện diện toàn diện của Khamenei: truyền thông điệp tới phần còn lại của thế giới.

Dẫu vậy tài khoản này vẫn hơi lạ lùng vì ai đó có hồ sơ như lãnh tụ này thực tế trên Twitter và Facebook sẽ có một lượng khán giả lớn.

Các trang này được những người hâm mộ Khamenei vận hành nhưng thực tế không phải là nhân viên của lãnh tụ Khamenei. Tuy nhiên, những chuyên gia theo dõi của Iran cho Reuters biết họ tin trang này và các tài khoản đúng là do văn phòng Khamenei vận hành, không để biết chắc chắn thì không hề dễ.

 HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

“Chóng mặt” với sự biến đổi của Vũ trụ Số

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Để tận dụng được “năng lượng”, biến nó trở nên hữu ích, các tổ chức, doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư thông minh vào hệ thống CNTT.

(ICTPress) - Vũ trụ số sẽ có quy mô 40 ZB vào năm 2020, tương đương với 5.247 GB dữ liệu trên mỗi đầu người trên thế giới, với mức tăng trưởng 50 lần tính từ đầu năm 2010. Chúng ta mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ tiềm năng của dữ liệu khổng lồ trên thế giới, mặc dù khối lượng dữ liệu hữu ích đang gia tăng.  

 Vũ trụ số đang “giãn nở” theo cấp số nhân

 Tập đoàn EMC vừa công bố các kết quả của Nghiên cứu Vũ trụ Số của IDC do EMC tài trợ với tiêu đề: “Dữ liệu khổng lồ, Ảnh hưởng lớn hơn của dữ liệu số và tốc độ tăng trưởng cao nhất tại vùng Viễn Đông” (“Big Data, Bigger Digital Shadows, and Biggest Growth in the Far East”). Đã được triển khai đến nay là năm thứ sáu, nghiên cứu này đo lường và dự báo khối lượng thông tin số được tạo ra và sao chép mỗi năm - bao gồm cả những phát hiện về “Những khiếm khuyết liên quan đến dữ liệu khổng lồ” (“Big Data Gap”) hay là những khiếm khuyết giữa lượng dữ liệu có giá trị tiềm ẩn và lượng giá trị thực sự thu được; cấp độ bảo mật dữ liệu cần thiết so với những gì được thực sự cung cấp cũng như những ý nghĩa về mặt địa lý của dữ liệu của thế giới.

Số liệu từ nghiên cứu này cho thấy, sự phổ biến của các thiết bị như PC và điện thoại thông minh trên toàn thế giới, mức độ truy cập Internet cao hơn tại các thị trường mới nổi và sự bùng nổ những dữ liệu từ những thiết bị máy móc như là camera giám sát an ninh hay công tơ điện, nước thông minh góp phần làm cho vũ trụ số mở rộng gấp đôi chỉ trong vòng 2 năm qua, lên tới một khối lượng khổng lồ là 2,8 ZB.

Vũ trụ Số: Sự gia tăng gấp 50 lần tính từ đầu năm 2010 đến cuối năm 2020

Theo dự báo của IDC, vũ trụ số sẽ có quy mô 40 ZB vào năm 2020, tương đương với 5.247 GB dữ liệu trên mỗi đầu người trên thế giới. Con số này vượt 14% so với con số dự báo trước đây, tương ứng với mức tăng trưởng 50 lần tính từ đầu năm 2010.

Như vậy, Vũ trụ số sẽ tăng gấp đôi sau mỗi năm từ nay đến năm 2020. Sẽ có bình quân khoảng 5.247 GB dữ liệu trên mỗi đầu người trên trái đất vào năm 2020. Một nhân tố chính đằng sau sự mở rộng của vũ trụ số là sự tăng trưởng của dữ liệu do máy móc tạo ra, từ 11% của vũ trụ số vào năm 2005 lên hơn 40% vào năm 2020. Dữ liệu do máy móc tạo ra sẽ có tốc độ tăng trưởng theo dự báo tới năm 2020 là 15 lần.

Tài nguyên số đang bị lãng phí

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mặc dù có sự mở rộng chưa từng có của vũ trụ số do những khối lượng dữ liệu khổng lồ đang được tạo ra hàng ngày bởi con người và máy móc, nhưng theo ước tính của IDC, mới chỉ có 0,5% toàn bộ dữ liệu của thế giới được phân tích.

Khoảng cách dự liệu lớn chưa được đánh dấu (2012)

Tiềm năng của Dữ liệu Khổng lồ nằm ở khả năng tạo ra được giá trị từ những kho dữ liệu lớn còn chưa được khai thác. Tuy nhiên, phần lớn dữ liệu mới vẫn là dữ liệu ở dưới dạng các file còn chưa được đánh dấu (tagged) và dữ liệu phi cấu trúc. Nói khác đi là chúng ta còn biết rất ít về những dữ liệu này.

Năm 2012, 23% (643 exabyte) dữ liệu trong vũ trụ số sẽ là hữu ích cho Dữ liệu Khổng lồ nếu được đánh dấu và phân tích. Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ có 3% dữ liệu hàm chứa lợi ích tiềm ẩn được đánh dấu và mới chỉ có một số phần trăm dữ liệu nhỏ hơn được phân tích. Theo nghiên cứu này, sẽ có tới 2.8 ZB được tạo ra và sao chép trong năm 2012.

Khối lượng dữ liệu hữu ích đang gia tăng với sự mở rộng của vũ trụ số. Tới năm 2020, 33% dữ liệu trong vũ trụ số (hơn 13.000 exabytes) sẽ là Dữ liệu Khổng lồ có giá trị nếu được đánh dấu và phân tích.

Phần lớn vũ trụ số chưa được bảo vệ

Khối lượng dữ liệu cần được bảo vệ đang phát triển nhanh hơn là chính bản thân vũ trụ số, nhưng các biện pháp bảo vệ lại chưa theo kịp được với yêu cầu. Ở thời điểm năm 2010, chỉ có không đầy 1/3 vũ trụ số cần có các biện pháp bảo vệ dữ liệu, tuy nhiên tỷ lệ đó được dự báo vượt quá 40% vào năm 2020.

Năm 2012, mặc dù có khoảng 35% thông tin trong vũ trụ số đòi hỏi có một số biện pháp bảo vệ dữ liệu nhất định, mới chỉ có dưới 20% vũ trụ số thực sự có được những biện pháp bảo vệ này. Cấp độ bảo vệ là khác nhau tại các khu vực khác nhau. Tại khu vực các thị trường mới nổi, mức độ bảo vệ thấp hơn rất nhiều.

Dữ liệu chưa được bảo vệ (% dữ liệu được dự báo cần sự bảo vệ nhưng chưa được bảo vệ)

 Những thách thức như là các tấn công tinh vi (advanced threat), sự thiếu hụt các kỹ năng an ninh bảo mật và sự không tuân thủ các chuẩn mực về an ninh mạng của người dùng và doanh nghiệp sẽ tiếp tục làm cho vấn đề trở nên phức tạp.

Dự đoán về một sự hoán đổi vai trò địa lý

Nghiên cứu năm nay đánh dấu lần đầu tiên IDC có thể biết được dữ liệu trong vũ trụ số được thu thập hoặc sử dụng lần đầu tiên ở đâu, và qua đó cho thấy có một số thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra.        

Tỷ lệ phân chia vũ trụ số (Vàng: Mỹ, Đỏ: Tây Âu: Xanh nhạt: Trung Quốc, Xám: Ấn Độ, Xanh đen: Thế giới còn lại)

Mặc dù ở vào những thời điểm ban đầu, vũ trụ số là một hiện tượng của thế giới phát triển, điều đó sẽ thay đổi khi dân số tại các thị trường mới nổi bắt đầu có những tác động lớn hơn. Các thị trường mới nổi chỉ chiếm 23% vũ trụ số ở thời điểm 2010, thị phần của họ đã tăng lên và đạt 36% vào năm 2012. Tới năm 2020, theo dự báo của IDC, 62% vũ trụ số sẽ thuộc về các thị trường mới nổi. Tỷ lệ phân chia vũ trụ số hiện tại là: Mỹ - 32%, Tây Âu - 19%, Trung Quốc - 13%, Ấn Độ - 4%, phần còn lại của thế giới - 32%. Tới năm 2020, theo dự báo, Trung Quốc sẽ tạo ra 22% dữ liệu của thế giới.

 Tới năm 2020, các thị trường mới nổi sẽ thay thế cho thế giới phát triển để trở thành khu vực tạo ra phần lớn dữ liệu của thế giới.

Bùng nổ của điện toán đám mây

Khi cơ sở hạ tầng của vũ trụ số có mức độ kết nối cao hơn, thông tin sẽ không chỉ bó hẹp trong khu vực nơi nó được sử dụng, hoặc được yêu cầu. Tới năm 2020, IDC dự báo có gần 40% dữ liệu sẽ được “chạm đến” bởi điện toán đám mây (có thể là điện toán đám mây riêng và điện toán đám mây công cộng), có nghĩa là ở đâu đó trong quá trình từ lúc khởi tạo đến lúc sử dụng của một byte dữ liệu, nó sẽ được lưu trữ hoặc xử lý trong môi trường điện toán đám mây.

Vũ trụ số và đám mây (2020) (Vàng: Chưa được đám mây “chạm” tới (25.030 EB), Cam: Đã được lưu trữ trên đám mây (5.208 EB), Xanh đen: Sẽ được đám mây “chạm” thêm (9.788EB) (Được xử lý hoặc được truyền tải nhờ đám mây, nhưng chưa được lưu trữ)

Số lượng máy chủ trên toàn thế giới được dự báo gia tăng thêm 10 lần và lượng thông tin được trực tiếp quản lý bởi các trung tâm dữ liệu doanh nghiệp sẽ tăng thêm 14 lần. Điện toán đám mây ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc quản lý dữ liệu khổng lồ.

Loại dữ liệu được lưu trữ trong môi trường điện toán đám mây cũng sẽ trải qua một sự thay đổi lớn trong vòng vài năm tới. Tới năm 2020, IDC dự báo có tới 46,7% dữ liệu trong môi trường điện toán đám mây là liên quan đến giải trí chứ không phải là dữ liệu doanh nghiệp. Dữ liệu từ camera giám sát an ninh, dữ liệu từ các thiết bị nhúng và dữ liệu y tế cũng như thông tin được tạo bởi máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử tiêu dùng sẽ chiếm phần còn lại.

Lượng thông tin được lưu trữ trong vũ trụ số về những người dùng cá nhân vượt quá lượng dữ liệu do chính bảo thân họ tạo ra. Tây Âu hiện đang có mức đầu tư lớn nhất để quản trị vũ trụ số, ở mức chi tiêu 2,49 đô la Mỹ trên mỗi GB dữ liệu. Mỹ đứng thứ hai với mức đầu tư 1,77 USD trên mỗi GB, theo sau là Trung Quốc với 1,31 USD trên mỗi GB và Ấn Độ ở mức 0,87 USD trên mỗi GB.

Đầu tư để quản lý Vũ trụ Số theo vùng (2012) (Theo thứ tự: Mỹ, Tây Âu, Trung Quốc, Ấn Độ) (Chi phí trên EB)

Cùng với sự mở rộng mọi hướng của Vũ trụ số, việc đầu tư vào trang thiết bị phần cứng, phần mềm, dịch vụ CNTT, viễn thông và nhân viên, những phần được coi là “cơ sở hạ tầng” của vũ trụ số sẽ có tốc độ tăng trưởng 40% từ năm 2012 đến năm 2020. Việc đầu tư vào các lĩnh vực trọng tâm như là quản trị lưu trữ, an ninh, dữ liệu khổng lồ và điện toán đám mây sẽ gia tăng nhanh hơn nhiều.

Kết quả nghiên cứu của IDC cho thấy Vũ trụ Số đang “quay” với tốc độ chóng mặt, nhưng phần lớn “động năng” này đang bị lãng phí. Để tận dụng được “năng lượng”, biến nó trở nên hữu ích, các tổ chức, doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư thông minh vào hệ thống CNTT.

Phó Chủ tịch cao cấp phụ trách các Hoạt động và Marketing Sản phẩm Tập đoàn EMC Jeremy Burton chia sẻ: “Khi khối lượng và độ phức tạp của dữ liệu đi vào các doanh nghiệp từ mọi phương diện gia tăng, bộ phận CNTT có thể lựa chọn, hoặc là chấp nhận tình trạng mất kiểm soát do quá tải thông tin hoặc có thể triển khai những bước đi cần thiết để khai thác tiềm năng to lớn đi kèm theo tất cả những luồng dữ liệu đó. Nghiên cứu năm nay nhấn mạnh cơ hội to lớn dành cho những doanh nghiệp đang không chỉ hiểu rõ những lợi ích tiềm ẩn của vũ trụ số mà còn ý thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc điều hướng trong vũ trụ đó với mức độ cân đối thích hợp giữa công nghệ, các hoạt động bảo mật dữ liệu và các kỹ năng CNTT”.

 Mạnh Vỹ

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Giải quyết bản quyền các bài báo theo kiểu Google và báo Bỉ

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Các nhà xuất bản lâu nay muốn Google trả cho họ những thông tin trực tuyến trên Web mỗi khi nội dung được tìm kiếm ra.

(ICTPress) - Google ngày 13/12 đã chấp nhận giúp đỡ tăng doanh thu trực tuyến cho một nhóm các nhà xuất bản báo chí của Bỉ và các tác giả.

Giải quyết này chấm dứt tranh chấp kéo dài 6 năm về bản quyền mà hy vọng sẽ trở thành “mẫu mực” cho việc giải quyết các va chạm trên toàn thế giới.

Các nhà xuất bản lâu nay muốn Google trả cho họ những thông tin trực tuyến trên Web mỗi khi nội dung được tìm ra khi mà ngày càng có nhiều bạn đọc ấn phẩm in chuyển sang đọc trực tuyến.

Theo thống nhất này Google cho biết hiện sẽ cộng tác với tập đoàn Rossel, sở hữu các nhật báo hàng đầu là Le Soir và L'Echo, the IPM Group, sẽ xuất bản La Libre Belgique, L'Avenir và với các tác giả để giúp họ tạo doanh thu từ các nội dung trực tuyến của họ.

Chúng tôi đã đạt tới một thỏa thuận mà chấm dứt tất cả kiện tụng. Từ bây giờ trên Google và các nhà xuất bản tiếng Pháp sẽ hợp tác trên quy mô rộng về các sáng kiến kinh doanh”, Google cho biết trong một thông báo.

Thỏa thuận này gồm cả việc hợp tác với các nhà xuất bản để đảm bảo bạn đọc trả chi phí cho các tin tức qua “bức tường phí” và đăng ký dài hạn và phân phối nội dung trên smartphone và máy tính bảng. Bản thân Google sẽ không trả cho nội dung trên các dịch vụ của mình.

Các nhà xuất bản sẽ quyết định bài báo nào muốn tính phí. Họ cũng sẽ có thể rút khỏi tìm kiếm web của Google và Google News bất cứ khi nào họ muốn.

Vụ kiện này bắt đầu vào năm 2006 khi các hãng truyền thông kiện Google tại một tòa án Bỉ, cáo buộc hãng tìm kiếm này đã xâm phạm bản quyền của họ.

Google cũng đã tham gia vào nhiều kiện tụng tương tự ở các nước châu Âu khác. Đức đã đề xuất luật để cho phép các nhà xuất bản tính tiền đối với các công ty tìm kiếm hiển thị các bài báo. Pháp và Italia cũng đang vận động ủng hộ các phương pháp tương tự.

Google cho biết các dịch vụ của mình sẽ thúc đẩy lưu lượng cho các nhà xuất bản trong khi chương trình AdSense của Google, cho phép các công ty thay thế các quảng cáo banner trên một trang web, phải trả 7 tỷ USD hàng năm cho các nhà xuất bản web trên toàn cầu.

 Mai Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo
Các chuyên mục liên quan: 
Thời sự ICT

Bị cảnh sát bắt giữ vì cố tình mua nhiều hơn 2 chiếc iPhone

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Li đã mang theo 16.000 USD tiền mặt và đang cố gắng mua iPhone cho họ hàng ở Trung Quốc. Li đã bị phạt tiền vì xâm phạm và bắt giữ do chống đối.

(ICTPress) - Cửa hàng Apple ở Nashua, New Hampshire, Mỹ khá chặt chẽ về quy định hai iPhone/khách hàng của mình. Và những ai phá vỡ quy định này sẽ bị phạt.

Ít nhất điều này đã xảy ra với một người Trung Quốc 44 tuổi Xiaojie Li đầu tuần này, theo đài tin tức địa phương WCVB.

Li đã mua 2 chiếc iPhone từ cửa hàng Apple ở Trung tâm thương mại Pheasant Lane địa phương vào thứ 6 trước. Người phụ nữ này muốn mua thêm, nhưng đã bị từ chối. Sau khi Li bắt đầu quay video khách hàng mà người phụ nữ này cho là được phép mua nhiều hơn 2 chiếc iPhone, và Li đã được nhân viên yêu cầu rời khỏi cửa hàng.

Sau đó, Li nghĩ ra một cách khác, đó là yêu đặt hàng nhiều hơn 2 chiếc iPhone trực tuyến được chuyển phát. Tuy nhiên, khi người phụ nữ này xuấ hiện vào hôm thứ 3 để hoàn thành giao dịch, nhân viên của cửa hàng Apple đã phát hiện ra kế hoạch của Li và từ chối đưa iPhone cho người phụ nữ này. Nhân viên của cửa hàng đã một lần nữa đề nghị Li rời khỏi cửa hàng - một yêu cầu Li nói bằng tiếng Trung Quốc là đã không hiểu nói gì.

Các nhân viên của cửa hàng đã đề nghị 1 cảnh sát đang làm nhiệm vụ an ninh tại trung tâm thương mại hộ tống cô ra ngoài. Cảnh sát đã cho biết Li kháng cự lệnh, do đó người cảnh sát đã xốc nách Li ra ngoài - một hành động được nhiều người sử dụng smartphone gần đó quay phim.

Theo WCVB, Li đã mang theo 16.000 USD tiền mặt và đang cố gắng mua iPhone cho họ hàng ở Trung Quốc. Li đã bị phạt tiền vì xâm phạm và bắt giữ do chống đối.

HY

Theo Mashable

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT