Thời sự ICT
BlackBerry chỉ được trả bằng 2/3 giá của Nokia
Submitted by nlphuong on Tue, 24/09/2013 - 06:30(ICTPress) - Các tin tức trao đổi này xuất hiện sau 2 ngày BlackBerry thông báo công ty này cắt giảm 4500 lao động và lỗ gần 1 tỷ USD trong quý II.
(ICTPress) - Công ty Tài chính FairFax đã đồng ý mua BlackBerry với trị giá 4,7 tỷ USD, cả hai công ty này cho biết ngày 23/9.
Tập đoàn tài chính có trụ sở tại Toronto này đã nhất trí sẽ trả 9 USD/cổ phiếu cho công ty di động đang lâm vào cảnh khó khăn này - chi phí trả thêm khoảng 9%. Các cổ phiếu của BlackBerry đã được bán với giá 8,23 USD trước khi bị đóng băng.
Đây chưa phải là một hợp đồng được hoàn thành: theo các điều khoản của thỏa thuận, Fairfax có thể đạt được mục tiêu bất cứ thời điểm nào. Fairfax đã sở hữu xấp xỉ 10% cổ phiếu phổ thông của BlackBerry.
Các tin tức trao đổi này xuất hiện sau 2 ngày BlackBerry thông báo công ty này cắt giảm 4500 lao động, khoảng 35% số lao động và lỗ gần 1 tỷ USD trong quý II.
Vào thời điểm đỉnh cao giữa năm 2007, BlackBerry có giá hơn 100 tỷ USD. Nếu thương vụ này hoàn thành, BlackBerry sẽ được mua bằng 2/3 giá Microsoft lại Nokia là 7,2 tỷ USD.
BlackBerry và Fairfax hiện đang trong giai đoạn thương thảo mà một số các điều kiện phải được đáp ứng. Thời gian thương thảo sẽ kéo dài khoảng 6 tuần. Các thông tin chi tiết sẽ được tiết lộ vào ngày 4/11.
HY
7 đặc điểm không tìm thấy ở châu Á nhưng có ở thung lũng Silicon
Submitted by nlphuong on Sat, 21/09/2013 - 07:00(ICTPress) - Có một vài điều khá độc đáo về thung lũng Silicon nhưng bạn không tìm thấy ở châu Á.
(ICTPress) - Có một vài điều khá độc đáo về thung lũng Silicon nhưng bạn không tìm thấy ở châu Á.
Những điều này đóng một vai trò lớn trong việc công ty mới loại nào tham gia vào hệ sinh thái. Mặc dù thời hoàng kim của châu Á vẫn chưa tới, và thung lũng Silicon vẫn là một thánh địa Mecca không phải bàn cãi của những công ty mới, chúng ta hãy xem xét những điều có vẻ mơ hồ của một văn hóa độc đáo ở châu Á. Dưới đây là 7 điều ở thung lũng Silicon mà bạn không thấy có ở châu Á:
Ảnh: Justin Wyne |
1. Văn hóa chấp nhận cái mới mạnh mẽ
Tôi ngồi với một nhóm bạn không phải là dân công nghệ vào một ngày, khi một người trong số họ bỗng rút ra chiếc iPhone của cô và nói “Hỡi các bạn, hãy kiểm tra ứng dụng mới được gọi là VendMo, cho phép bạn có thể chuyển tiền tới các bạn bè của bạn sau khi bạn nhận được hóa đơn”. Tôi đã bị thôi miên. Bạn không thấy tình huống này ở Việt Nam. Phần lớn thời gian, nếu bạn sẽ nghe thấy những chuyện tương tự ở châu Á, bạn có thể thè lưỡi với những người làm công nghệ khác. Ở San Francisco, các công ty non trẻ có ưu điểm lợi thế là có thể nhận thấy những người chấp nhận cái mới đều giàu có.
Không có sự may mắn như thế ở châu Á. Còn hơn cả không, các ý tưởng tắt lụi trước khi các ý tưởng đó có thể được triển khai bởi vì không có văn hóa chấp nhận cái mới. Có thể là một ý tưởng tuyệt vời nhưng không ai muốn thử. Có nghĩa là các công ty non trẻ thực hiện ý tưởng phải làm việc cật lực để chắc chắn ý tưởng của họ thực sự có giá trị cho cả doanh nghiệp hay khách hàng. Các công ty non trẻ ở thung lũng Silicon liệu có làm việc phù phiếm như thiết kế UX, các sách lược tiếp thị thú vị hay như chúng ta thấy tại một cuộc thi sản phẩm phần mềm trong thời gian ngắn (Hackathon) của TechCrunch Disrupt, các ý tưởng ban đầu như TitStare.
2. Mong muốn chia sẻ và cùng phát triển
Tôi ngả mũ chào công chúng thung lũng Silicon: họ thực sự quan tâm lẫn nhau theo cách tôi không thấy có ở châu Á. Không kể đến Apple, bạn chỉ phải dành một vài giờ ở Quora và chủ đề các công ty non trẻ ở đây và bạn sẽ thấy bao nhiêu người mong muốn thông tin về làm cách nào để thành lập công ty mới, văn hóa công ty mới, các thử nghiệm và các vất vả của một người đang cố gắng thành lập công ty. Con người ở thung lũng Silicon, được nuôi dưỡng ở trung tâm văn hóa thoải mái của California, đã được gây dựng là sự chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
Ở châu Á, chúng tôi chắc chắn thấy một số khác biệt, với kinh nghiệm là bắt buộc, nhưng văn hóa châu Á không chỉ là non nớt trong cách làm việc với nhau mà còn ở tính cách phòng thủ để cạnh tranh. Nếu bạn có dịp gặp gỡ các cộng đồng non trẻ châu Á, bạn sẽ từ từ được nghe tất cả các câu chuyện chẳng ăn nhập của từng người. Về cơ bản, điều này hạn chế cách phát triển chúng ta thấy ở thung lũng Silicon. Ở đây mọi thứ được bỏ sang một bên và cảm giác chung là mọi người đều có thể giúp đỡ lẫn nhau do đó tất cả cùng thành công. Tóm lại tất cả đều cùng có lợi.
3. Thất bại là mẹ của thành công
Mọi người đã và vẫn lặp lại câu nói này thường xuyên và đó là câu vì ý tốt. Thất bại, ở châu Á vẫn là một hổ thẹn. Như nhà đầu tư đáng kính Dave McClure đã phát biểu ở Nhật Bản: “Liệu có ai ở vào một ví trí cao mà gặp thất bại để người khác có thể học hỏi được cách để thất bại”. Không ai muốn thất bại nhưng điều này ăn sâu vào tiềm thức văn hóa châu Á. Nói một cách khác, nó không thể một sớm một chiều mà có thể tiếp nhận văn hóa mới.
Ảnh: TVrage.com |
4. Mọi người đều muốn giúp đỡ nhau
Với hầu hết mọi người tôi gặp trong chuyến đi này, dù đó là một lính mới hay là một nhà đầu tư hay một nhà báo, ai ai cũng muốn giúp tôi theo cách nào đó. Và tôi đã nhận thấy rất nhanh là họ giúp đỡ bất cứ ai họ gặp.
Cạnh tranh như ở châu Á, thì việc giúp ai đó cũng có thể là giúp đỡ cho một đối thủ tiềm năng. Nhưng con người không thể nhìn vào quá khứ mà nhìn các lợi ích dài hạn.
5. Thung lũng Silicon là một mảnh đất của hạ tầng
Mỗi lần tôi đến Mỹ, Mỹ vẫn chính xác như vậy. Phong cảnh không thay đổi nhiều trừ thêm một vài quán café Starbucks mới và một công trình hay một bức tượng mới đâu đó. Các văn phòng vẫn có điện thoại cố định và mọi người lái xe vẫn ở trên các đường cao tốc đó. Mọi thứ đều đặn như đồng hồ. Đó là nền tảng vững chắc mà các công ty non trẻ ở thung lũng Silicon có thể gây dựng ở đó.
Uber là một ví dụ điển hình của việc này. Công ty này tận dụng các nguồn lực và con người hiện tại và hình thành một mô hình doanh nghiệp mà đứng vững trên nền hạ tầng đã có sẵn.
Ở châu Á, đặc biệt ở các nước đang phát triển, hãy quên đi hạ tầng. Quên đi việc sử dụng điện thoại cố định và cao tốc có sẵn. Các công ty mới ở châu Á đang phải xây dựng cho một mảnh đất không có hạ tầng, do đó họ buộc phải làm hạ tầng cho chính họ. Nhắn tin là một ví dụ tuyệt vời của việc châu Á bỏ qua cố định đi thẳng vào các công nghệ mới mà thế giới phương tây chỉ bắt kịp vài năm qua. Và hiện tại, chúng ta đang chứng kiến những ví dụ rất riêng của việc này với thanh toán, logistic và thương mại điện tử đang ở tuyến đầu.
6. Các công ty non trẻ ở thung lũng Silicon tạo ra các vấn đề để giải quyết bởi vì họ không có bất cứ vấn đề nào
Các vấn đề đầu tiên của thế giới gồm không mua trứng theo cách bạn muốn và mất thêm vài phút để vẫy được taxi mà bạn muốn. Nếu bạn để ý người du lịch Mỹ bỏ qua châu Á, thậm chí khá sức sống. Họ phàn nàn về những điều mà người địa phương cho là bình thường. Trong khi chat với Kevin Chen từ Technode, anh đã nhận xét trên Spinlister, một công ty mới xuất hiện tại Disrupt, đó là công ty tư nhân Airbnb về những xe đạp. “Họ đang tìm kiếm những vấn đề để giải quyết”.
Ở châu Á, chúng ta có nhiều vấn đề hơn là chúng ta có thể dự tính. Có quá nhiều trái cây mọc thấp để công ty mới hái nhưng phần lớn đã bị ủng.
7. Các giấc mơ hệ sinh thái là vô cùng, vô cùng lớn
Tôi lúc đầu xem xét câu “những người sáng lập mơ giấc mơ thực sự, thực sự lớn” khi tôi nhớ đến Mark Zuckerberg đã chỉ muốn có một mạng xã hội cho những sinh viên vào những ngày đầu. Và như Paul Gramham từng nói, khởi đầu với một vấn đề nhỏ thực tế là cho dài hạn hơn. Do đó, trong nhiều cách, đó là toàn bộ hệ sinh thái hoàn toàn xung quanh những người sáng lập này mà kết thúc khởi đầu từ mơ ước lớn.
Bong bóng và đại dương
Mọi thứ trên thế giới này là một con dao hai lưỡi. Bong bóng của thung lũng Silicon cũng là một tài sản lớn nhất. Tất cả những thành tố trên cộng lại tạo nên thung lũng hùng mạnh như ngày nay. Loo Cheng Chuan, lãnh đạo của Cuộc sống nội địa và cuộc sống số của Singtel, đã thâm nhập vào nơi thung lũng Silicon có lợi thế so với châu Á và tất cả đều thực. Một mặt khác, bong bóng của thung lũng Silicon đã tạo ra đôi chút biệt lập. Sau tất cả, khi người Mỹ nghĩ tới World Series, thực sự chỉ có Mỹ và Canada.
Với châu Á, thời điểm sẽ tới. Chỉ khoảng 4 thành phố châu Á là được chú ý trên toàn cầu trong hệ sinh thái công ty mới toàn thế giới. Nhưng nền móng vẫn thách thức. Các công ty châu Á mới buộc phải bơi trong một đại dương để tồn tại. Những công ty đó có thể bơi nhanh nhờ động lực sinh tồn.
Đỗ Anh Minh
techinasia.com
Chính phủ Mỹ lãng phí 321 triệu USD vào các dự án CNTT
Submitted by nlphuong on Thu, 19/09/2013 - 14:00(ICTPress) - Sự lãng phí này không phải là một kết quả của những thiết bị không còn hữu ích mà là do các đầu tư chồng chéo.
(ICTPress) - Từ việc làm rớt smartphone vào toilet đến đổ café ra bàn phím, tất cả mọi người đều có cảm giác đã lãng phí tiền vào công nghệ. Chính phủ Mỹ không phải là một ngoại lệ.
Ảnh: wikimedia |
Ba cơ quan liên quan đã tốn ít nhất 321 triệu USD vào các đầu tư CNTT, theo một nghiên cứu được Văn phòng Trách nhiệm giải trình Chính phủ Mỹ (GAO) vừa cho biết mới đây. Nghiên cứu này đã xem xét các Bộ An ninh Nội địa (DHS), Quốc phòng và Y tế và các dịch vụ con người (HHS) từ 2008 - 2013.
Sự lãng phí này không phải là một kết quả của những thiết bị không còn hữu ích mà là do các đầu tư chồng chéo. Ví dụ, nghiên cứu này cho thấy HHS đã chi 257 triệu USD và 4 đầu tư “an ninh thông tin doanh nghiệp” riêng rẽ, “bảo dưỡng và bảo đảm các hoạt động và tài sản” của bộ này.
Nhiều bộ thuộc liên bang Mỹ có các quy trình quản lý đầu tư CNTT yếu kém, đặc biệt khi việc giám sát này kiểm tra việc quản lý danh mục mà đều là những văn bản tốt trong nhiều báo cáo của GAO, Giám đốc các vấn đề quản lý CNTT của GAO David Powner cho Mashable biết trong một thư điện tử.
Bạn có thể tự hỏi số tiền đã lọt qua các lỗ hổng như thế nào. Trong khi 321 triệu USD chắc chắn là một số tiền nhỏ, chưa đến 1 nửa của 1% ngân sách CNTT hàng năm của chính phủ liên bang là 82 tỷ USD, theo báo cáo này.
Thượng nghị sỹ Ủy ban các vấn đề chính phủ và an ninh nội địa Tom Carper, Đảng Dân chủ từ bang Delaware đã trả lời ngày 13/9 là “Tôi có thể nói là con đường tiến tới sự cải tiến luôn luôn đang xây dựng” và rõ ràng chúng ta vẫn phải làm việc để tiếp tục nâng cấp các đầu tư CNTT liên bang và giảm sự chồng chéo trong CNTT và trong toàn bộ chính phủ liên bang”.
Tổng cộng, GAO đã xem xét 590 dự án CNTT và xác định 12 đầu tư bị chồng chéo. GAO sẽ khuyến nghị các bộ này dựa trên báo cáo dài 31 trang này.
2 trong 3 Bộ đã đồng tình với báo cáo này chỉ có Bộ An ninh nội địa không đồng tình và cho rằng các đầu tư này không chồng chéo trong một lá thư được gộp trong báo cáo.
HY
Tin tặc Brazil trả đũa An ninh Mỹ nhưng nhầm vào NASA
Submitted by nlphuong on Wed, 18/09/2013 - 06:30(ICTPress) - “Một số nhà hoạt động đã quyết định phản ứng với Mỹ nhưng đã nhắm nhầm mục tiêu”.
(ICTPress) - Các tin tặc đã trả đũa gián điệp mạng của Mỹ theo dõi Brazil nhưng đã nhầm vào cơ quan không gian NASA Mỹ thay vì NSA (An ninh Mỹ), một trang web tin tức đã cho biết ngày 17/9.
Ảnh: hackNY/Flickr |
“Một số nhà hoạt động đã quyết định phản ứng với Mỹ nhưng đã nhắm nhầm mục tiêu”, một trang blog tin tức Brazil Uol cho biết.
“Các tin tặc đã tấn công trang web của NSA, và để lại thông điệp: Dừng dán điệp chúng tôi”, trang blog đưa tin.
Thông điệp của các tin tặc cũng kêu gọi Mỹ không tấn công Syria.
Một phát ngôn viên của NASA đã xác nhận một một nhóm tin tặc Brazil tuần trước đã đăng tải một thông điệp chính trị trên một số trang web của NASA.
“Chưa có dấu hiệu bất cứ trang web, các nhiệm vụ hay các hệ thống được phân loại bị tổn hại. Chúng tôi đang hành động để điều tra và xây dựng lại các trang web bị tác động trong vụ việc bị xóa đi”, phát ngôn viên của NASA Allard Beutel cho biết.
Vụ tấn công của nhóm tin tặc Brazil diễn ra sau các thông tin NSA gián điệp thư điện tử của thổng thống Brazil Dilma Rousseff và công ty năng lượng lớn của nước này là Petrobras.
Tiết lộ gián điệp này dựa trên các tài liệu của cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden.
Brazil cho rằng việc gián điệp có chủ đích này là “không thể chấp nhập” và yêu cầu những giải thích từ Washington.
Tổng thống Rousseff đã hoãn lại chuyến thăm chính thức tới Washington để phản đối việc gián điệp mạng đối với Brazil và thông báo quyết định này sau khi trao đổi về hoạt động tình báo với tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc điện đàm ngày 16/9.
HY
Nguồn: AFP
Hàng trăm triệu giao dịch của Visa bị An ninh Mỹ theo dõi
Submitted by nlphuong on Mon, 16/09/2013 - 06:50(ICTPress) - Thông qua một chương trình được gọi là "Follow the Money”, An ninh quốc gia Mỹ đã theo dõi các giao dịch quốc tế, trong đó có các thanh toán thẻ tín dụng và hoạt động nhân hàng.
(ICTPress) - Thông qua một chương trình được gọi là "Follow the Money” (Theo dõi tiền tệ), Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã theo dõi các giao dịch quốc tế, trong đó có các thanh toán thẻ tín dụng và hoạt động nhân hàng, theo một báo cáo mới.
Ảnh: Flickr, Thomas Kohler |
Đây là báo cáo mới nhất được tiết lộ trong một loạt các văn bản về các theo dõi của NSA đã được Edward Snowden tiết lộ. Der Spiegel, tờ báo của Đức đã có những văn bản này, đã cho biết chương trình này cho phép NSA thu thập được hơn 180 triệu giao dịch tài chính, phần lớn là các giao dịch thẻ tín dụng - trong năm 2011.
Các giao dịch được cho là lưu trong cơ sở dữ liệu của NSA được gọi là "Tracfin." Der Spiegel chỉ đưa ra hai công ty là mục tiêu theo dõi của chương trình này là: Visa và Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), một mạng lưới của Bỉ được các tổ chức tài chính toàn cầu gửi và nhận thông tin về các giao dịch.
Các văn bản khác Der Spiegel có được cho thấy NSA tập trung các giao dịch ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi để “thu thập, phân tích và cất giữ các dữ liệu giao dịch cho các tổ chức thẻ tín dụng ưu tiên, trập trung vào khu vực địa lý ưu tiên”.
Một phát ngôn viên của Visa “đã phủ nhận khả năng dữ liệu có thể bị các mạng lưới do công ty điều hành bị mất mát” theo Der Spiegel cho biết.
Nếu bạn cảm thấy NSA đang vượt qua các giới hạn bằng cách thâm nhập vào các giao dịch tài chính trên toàn thế giới, ít nhất có một người trong cộng đồng tình báo có thể nhất trí. Thông tin của Der Spiegel cũng trích dẫn một văn bản từ trụ sở truyền thông chính phủ (Government Communications Headquarters) - đối tác Anh của NSA - đề nghị một sự thâm nhập bí mất để thu thập “thông tin cá nhân giá trị”, mà phần lớn không phải là về các mục tiêu của chúng tôi”.
Đại diện an ninh và riêng tư của Visa, Rosetta Jones đã cho Mashable biết trong một thư điện tử là công ty này không có thông tin nào vào thời điểm này.
HY
In sách lậu có thể phạt hình sự
Submitted by nlphuong on Thu, 12/09/2013 - 07:21(ICTPress) - “Sách in lậu được xem như là hàng giả, còn nguy hiểm hơn hàng bình thường.
(ICTPress) - Tại Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước tháng 8/2013, Cục trưởng Cục Xuất Bản, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Chu Văn Hòa đã báo cáo về tình hình sách in lậu đang tràn lan và ngày càng gia tăng.
Ảnh: laodong.com.vn |
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết in lậu sách đang trở thành vấn nạn tại những thời điểm giao thời khi Luật Xuất bản có hiệu lực từ 1/7/2013 nhưng Nghị định hướng dẫn vẫn chưa ban hành nên lực lượng in lậu sách đã lợi dụng khoảng trống này để hoạt động mạnh. Vừa qua báo chí phản ảnh, cơ quan chức năng cũng phản ảnh nhiều.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đề nghị Thanh tra cùng với Cục Xuất bản sớm trình văn bản mới theo hướng tăng nặng khung hình phạt để răn đe không dám làm sai, không phạt vừa phải chỉ phạt 1 - 2 triệu đồng thì lực lượng lậu sách chịu nộp phạt để in hàng vạn bản.
“Sách in lậu được xem như là hàng giả, còn nguy hiểm hơn hàng bình thường. Toàn Ngành sẽ quyết tâm ngăn chặn hiện trạng sai trái trong lĩnh vực xuất bản phẩm bằng đưa ra khung hình phạt chế tài, thậm chí có thể có khung hình phạt hình sự”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết.
Trong tháng 8, Cục Xuất bản đã xử lý vi phạm 16 cuốn sách của 08 nhà xuất bản, cấp 6 giấy phép in gia công cho nước ngoài, xác nhận 85 danh mục nhập khẩu kinh doanh xuất bản phẩm. Toàn Ngành Xuất bản đã xuất bản 917 đầu sách với 5.077.499 bản.
HM
Bộ TT&TT sẽ trình Điều lệ hoạt động của VNPT ngay sau tái cơ cấu
Submitted by nlphuong on Wed, 11/09/2013 - 13:20(ICTPress) - “Cùng với việc tái cơ cấu VNPT, chúng ta cũng sẽ xây dựng Điều lệ hoạt động của Tập đoàn và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành thành Nghị định tổ chức, bộ máy hoạt động của Tập đoàn."
(ICTPress) - “Hiện nay Bộ Thông tin tin và Truyền thông đang triển khai tái cơ cấu VNPT cả về tổ chức tổ chức và nhân sự. Tới đây chính thức trình chính phủ đề án về tổ chức bộ máy VNPT mới với các mạng viễn thông theo đúng luật Viễn thông, Nghị định 25 và Luật Cạnh tranh.", Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết tại Hội nghị giao ban Quản lý nhà nước TT&TT tháng 8/2013 sáng nay ngày 11/9.
Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết trọng tâm công tác của Bộ TT&TT trong tháng này tập trung xây dựng đề án trình chính phủ tái cơ cấu Tập đoàn VNPT và trình phương án tái cơ cấu VNPT, đảm bảo duy trì thị trường Viễn thông theo Quyết định số 32 của Thủ tướng chính phủ hình thành thị trường Viễn thông có từ 3 mạng viễn thông tầm cỡ quốc gia. Hiện nay, chúng ta có thương hiệu viễn thông Vinaphone, Mobiphone và Viettel.
“Tái cơ cấu sao cho bộ phận còn lại của VNPT vẫn là tập đoàn mạnh. Bộ phận tách ra cũng hình thành một doanh nghiệp viễn thông mạnh của quốc gia. Như vậy hình thành thị trường viễn thông Việt Nam giữ thế chân kiềng gồm 3 doanh nghiệp viễn thông lớn, đảm bảo cho thị trường Viễn thông lành mạnh. Có thể nói đây là niềm tự hào của Việt Nam bởi Việt Nam làm chủ thị trường Viễn thông nhưng chúng ta không được chủ quan mà cần phải củng cố tốt hơn, tái cơ cấu VNPT để góp phần giữ vững doanh nghiệp viễn thông Việt Nam thắng trên sân nhà”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định.
“Cùng với việc tái cơ cấu VNPT, chúng ta cũng sẽ xây dựng Điều lệ hoạt động của Tập đoàn và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành thành Nghị định tổ chức, bộ máy hoạt động của Tập đoàn. Vụ Tổ chức Cán bộ phối hợp với Tập đoàn VNPT sau khi tái cơ cấu sẽ trình luôn Điều lệ", Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chỉ đạo.
Tại Hội nghị giao ban này, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cũng cho biết theo chỉ đạo của Bộ TT&TT về làm việc hợp tác với doanh nghiệp viễn thông của Nga, Cục Viễn thông đã yêu cầu MobiFone là doanh nghiệp đứng ra thay mặt với các doanh nghiệp Việt Nam làm việc và thống nhất với với doanh nghiệp Nga để nếu được có thể tiến tới văn bản hợp tác dự kiến được ký trong dịp Tổng thống Nga đến thăm Việt Nam.
Cũng về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng cho biết Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) đã và đang triển khai tái cơ cấu tốt và tổ chức hoạt động đúng theo Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Riêng Đài Truyền hình Kỹ thuật số (VTC) trong thời gian tới sẽ được kiện toàn để bảo đảm cho Đài đủ về số lượng, chất lượng cán bộ theo cơ chế đặc thù và để Đài có tầm cỡ quốc gia.
HM
Nhà mạng cần chủ động hợp tác với nhà cung cấp OTT
Submitted by nlphuong on Tue, 10/09/2013 - 10:00(ICTPress) - Điểm mạnh nhất của OTT là sự sáng tạo. Khi người tiêu dùng tham gia dịch vụ sẽ được tận hưởng nhiều giá trị.
(ICTPress) - Sự phát triển của các dịch vụ OTT đã cũng cấp cho người dùng những tiện ích nhắn tin, gọi điện miễn phí mới nhưng đồng thời nó cũng khiến các nhà mạng đau đầu do doanh thu bị giảm.
Ảnh: onbile.com |
Ông Vương Quang Khải, Phó Giám đốc công ty VNG, đơn vị cung cấp dịch vụ OTT Zalo mới đây trao đổi với báo chí cho biết hiện nay sự phát triển của dịch vụ mới có ảnh hưởng doanh thu về tin nhắn, thoại của các nhà mạng nhưng đây là xu hướng chung của thế giới. Cái mà OTT có thể mang lại là OTT làm tăng nhu cầu sử dụng 3G. Nhiều người lớn tuổi cũng sử dụng. Thứ hai, Zalo đã làm việc với cả ba nhà mạng, đề xuất kênh thanh toán trực tiếp trên mobile vì thanh toán SMS có thể bị lừa đảo. Nếu nhà mạng có mô hình trừ tiền trực tiếp vào tài khoản người dùng (direct billing) thì không phải qua các thao tác phức tạp khác. Tại Hàn Quốc, hơn 50% doanh thu của Google Play đến từ các dịch vụ OTT của Kakao.
Ông Khải cho biết mong muốn hợp tác với nhà mạng để đem lại giá trị mới cho người dùng, nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ OTT. Các nhà mạng thu phí data, chia sẻ doanh thu từ kênh thanh toán VAS, giờ có thể nhỏ nhưng trong tương lai không hề nhỏ.
Đồng ý kiến, bà Zin Lê, Giám đốc Giải pháp và Công nghệ của Ericsson Việt Nam cho biết việc khai thác ứng dụng OTT mang lại sự tăng trưởng về doanh thu cũng như số lượng thuê bao khi nhà mạng đa dạng hóa các gói cước, phù hợp với phân khúc khách hàng khác nhau.
Trường hợp nhà cung cấp di động Indonesia là ví dụ. Họ cung cấp các gói cước 0,1 USD/ngày, 0,5 USD/tuần và 2,1USD/tháng với các chọn lựa ứng dụng OTT khác nhau cho các thuê bao. Với những gói cước này, trong vòng hai năm từ Quý 1/2010 đến Quý 2/2012, số lượng thuê bao tăng trưởng 45%, doanh thu tăng 23% và lợi nhuận biên tăng 1%. Sự phân khúc gói cước theo tốc độ và loại ứng dụng như vậy mang lại 600% tăng trưởng số thuê bao trong vòng chưa đến 1 năm.
Bà Zin Lê cho rằng nếu biết hợp tác thì nhà mạng sẽ không giảm doanh thu.
Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng nhà mạng không thể làm được hết, nên mở cửa tạo sân chơi hợp tác với các nhà OTT trong cùng một khuôn khổ pháp lý. Không gian chính là các dịch vụ phi thoại. Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cần tạo khuôn khổ pháp lý để các bên có cùng một luật chơi.
“Việc hợp tác giữa OTT với các nhà mạng cũng cần phải xem xét: giá thành data giờ đã quá thấp, lúc đầu dung lượng thấp; nhà mạng đầu tư lớn cho data, băng thông lớn. Xem lại giá thành data cần kiểm soát để có thể tăng lên. Về góc độ kỹ thuật, nếu không có sự kiểm soát quản lý thì có vấn đề về mạng lưới. Các nhà quản lý và cung cấp cần đưa ra mô hình hợp tác thích hợp nhất trong bối cảnh OTT đang phát triển hiện nay”, ông Hùng cho biết thêm.
Đại diện cho công ty NHN, đơn vị cung cấp dịch vụ OTT Line, ông Nguyễn Phong Lộc, Giám đốc Phòng Game và Mobile cho biết cần nhìn nhận rõ vấn đề hợp tác nhà mạng và OTT vì thực sự hợp tác mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Xu hướng OTT là tất yếu. Trong vòng hai năm tới là hệ sinh thái trên di động. Suốt thời gian dài qua, khi DN đầu tư vào thị trường Việt Nam các nhà cung cấp OTT muốn hợp tác với các nhà mạng.
Ông Lộc đề xuất mô hình cụ thể: sẵn sàng cùng các mạng thông tin di động xây dựng sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam, có thể thương hiệu của nhà mạng hoặc đồng thương hiệu như Viettel Line, MobiFone Line,... Sự hợp tác là có cơ sở vì nhà mạng có nguồn lực mạnh, sở hữu khách hàng lớn. Điểm mạnh nhất của OTT là sự sáng tạo. Khi người tiêu dùng tham gia dịch vụ sẽ được tận hưởng nhiều giá trị. Line là một trong những sản phẩm đi đầu thị trường về sự sáng tạo, như game, cộng đồng cho người tiêu dùng, sticker,..
Ông Lộc cho biết các đơn vị cung cấp dịch vụ OTT mong chờ chính sách quản lý cụ thể, rõ ràng. NHN sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.
Bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết Cục Viễn thông khuyến khích doanh nghiệp viễn thông chủ động đề xuất, triển khai các giải pháp khả thi, phù hợp quy định trong nước và quốc tế, trước mắt hợp tác với OTT. Cục sẽ tiếp tục theo dõi sự phát triển trên thế giới, đánh giá sự phát triển của cả doanh nghiệp di động và nội dung để kiến nghị Bộ có chính sách quản lý đảm bảo sự phát triển; phối hợp Bộ Công an để có chính sách phù hợp về an toàn thông tin, đảm bảo tính riêng tư.
Trao đổi về sự hợp tác hợp tác nhà mạng - nhà cung cấp OTT, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết để sự hợp tác này hiệu quả cần quan tâm một số nguyên tắc: Hợp tác cùng phát triển thay vì cấm đoán, ngăn chặn; Khi hợp tác phát triển phải bảo đảm hài hòa được lợi ích của 3 bên (nhà nước - doanh nghiệp - người sử dụng), tìm mô hình đáp ứng win - win để ủng hộ; Công khai, minh bạch, công bằng trong quản lý OTT (giữa OTT trong nước với nhau, với telco và với OTT nước ngoài). Các bên đều phải có trách nhiệm, kể cả người dùng, người sử dụng dịch vụ cũng phải tuân thủ quy định trong Luật Viễn thông.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho rằng cần biến thách thức của OTT thành cơ hội cho các OTT, nhà mạng, xã hội, người dùng có thêm nhiều dịch vụ tiện ích hơn. Nếu tận dụng cơ hội đúng lúc thì sẽ thành công bởi nếu bỏ qua cơ hội sẽ thất bại. Microsoft và Nokia là những ví dụ. Microsoft khi không quan tâm lớn tới di động thì gặp khó khăn. Nokia chỉ quan tâm phần cứng, không quan tâm phần mềm ứng dụng trên di động thì cũng thất bại.
HM
Tại sao các đại gia công nghệ nhất quyết tham chiến đồng hồ thông minh
Submitted by nlphuong on Tue, 10/09/2013 - 06:20(ICTPress) - Cuộc chiến đồng hồ thông minh đang nóng lên, nhưng chính xác những công ty này đang chiến đấu về cái gì?
(ICTPress) - Sau 2 năm chứng kiến các công ty nhỏ hơn sản xuất đồng hồ thông minh, các công ty công nghệ lớn đã quyết định đã đến lúc “nhảy” vào thị trường này.
Đồng hồ thông minh của Samsung Galaxy Gear ra mắt ngày 4/9 tại Triển lãm IFA 2013 tại Berlin |
Samsung và Qualcomm cùng công bố chiếc đồng hồ nối mạng tuần trước, Sony gần đây đã cập nhật sản phẩm đồng hồ thông minh và Google và Apple đều được đồn đại chuẩn bị tung ra các sản phẩm đồng hồ thông minh trong năm tới hoặc năm tiếp theo.
Cuộc chiến đồng hồ thông minh đang nóng lên, nhưng chính xác những công ty này đang chiến đấu về cái gì?
Cho tới nay, việc xuất đồng hồ thông minh vẫn chưa đáng kể, có thể nói rất ít. Phần lớn các nhà phân tích bắt đầu theo dõi thị trường gần đây và dự báo các sản phẩm đồng hồ thông minh được bán chỉ vài nghìn sản phẩm/tháng. Nhưng thị trường được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong 5 năm tới.
Jeff Orr, một nhà phân tích ngành di động cùng với ABI Research, dự báo sẽ có 1,2 triệu đồng hồ được xuất trên toàn thế giới trong năm nay, 7 triệu trong năm 2014, và 140 triệu trong năm 2018. Tăng trưởng này được dựa trên giả định 3 hãng công nghệ lớn trở lên tham gia vào không gian này và thúc đẩy khách hàng chấp nhận thiết bị này, Jeff Orr cho biết.
“Tôi là một người tin tưởng chắc rằng trong tất cả các thị trường công nghệ, khi bạn muốn hâm nóng khán giả về một sản phẩm mới, thì cần trở thành một quán quân cho sản phẩm đó”, Jeff Or cho Mashable biết các thương hiệu như Samsung và việc Apple được đồn đại gia nhập thị trường này họ phải có sự vươn ra đa quốc gia và các kênh tác động để đưa thông điệp ra bên ngoài.
Những nhà phân tích khác thậm chí lạc quan hơn về đồng hồ thông minh xuất xưởng. Angela McIntyre, một giám đốc nghiên cứu tại Gartner nghiên cứu sản phẩm điện tử đeo tay, dự báo các nhà cung cấp có thể xuất tới 5 triệu chiếc đồng hồ năm nay và gấp đôi vào năm sau nếu các đại gia công nghệ tham gia mạnh hơn vào thị trường.
Trong khi những dự báo này ấn tượng về một tiêu chí sản phẩm mới, thì vẫn khá thấp với thị trường smartphone. Smartphone đạt 100 triệu chiếc vào năm 2007 - năm iPhone đầu tiên được tung ra - và dự kiến đạt 1 tỷ vào năm nay.
Nói một cách khác, thị trường thông minh có thể không có tiềm năng tương tự cho người sử dụng và tăng trưởng doanh thu như thị trường smartphone, nhưng mang lại những khả năng khác cho các công ty smartphone. McIntyre cho rằng các nhà sản xuất có thể đóng gói đồng hồ cùng với các điện thoại lớn hơn - như “phablet” để đẩy số lượng tiêu thụ của cả hai sản phẩm này. McIntyre cũng dự báo những đồng hồ thông minh có thể phát triển tới tầm có thể thay thế số lượng smartphone bán ra, do đó cần thể đầu tư nhiều hơn vào công nghệ hiện nay.
“Về điểm này, các đại gia công nghệ đang tìm kiếm các động lực với các sản phẩm mang lại doanh thu lớn là các smartphone”, McIntyre cho biết, đồng hồ có thể là một cách khác cho các công ty mang và giữ mọi người trong hệ sinh thái sản phẩm của họ.
Ngoài ra, các nhà phân tích đưa ra một số thông tin nhất định về các thiết bị đeo/mang bên người nói chung - đặc biệt là công nghệ liên quan tới sức khỏe có thể đeo/mang vào người - đó là xu hướng có thể chuyển sang đồng hồ thông minh. Và trong khi kính thông minh - hay kính Google, đặc biệt - có thể chi phối sự phổ biến của điện toán đeo/mang vào người một thời gian nữa, các nhà phân tích vẫn tin thị trường cho đồng hồ vẫn lớn hơn đáng kể.
Orr dự báo sẽ có chưa tới 10.000 đồng hồ thông minh được xuất trên toàn thế giới trong năm nay, khoảng 2 triệu trong năm sau và 75 triệu vào năm 2018, ít hơn một nửa dự báo của Jeff cho đồng hồ thông minh năm tới. Lý do, Orr cho biết là các đồng hồ thông minh sẽ là một sản phẩm “chuyên dụng” hơn với tiềm năng cho những nhân vật đặc biệt hơn là người tiêu dùng bình thường. Orr cũng tin tưởng sẽ có thêm những điều chỉnh văn hóa cần thiết cho số lượng người tiêu dùng chủ đạo để mua và sử dụng công nghệ điện toán khuôn mặt so với đồng hồ.
HY
Dữ liệu smartphone của bạn chẳng bí mật được với An ninh Mỹ
Submitted by nlphuong on Mon, 09/09/2013 - 08:55(ICTPress) - Dường như những tiết lộ liên quan tới NSA đã sắp kết thúc, thì một báo cáo mới cho biết cơ quan tình báo này đã truy cập trực tiếp dữ liệu smartphone cá nhân trong nhiều năm.
(ICTPress) - Dường như những tiết lộ liên quan tới An ninh Mỹ (NSA) đã kết thúc, thì một báo cáo mới cho biết cơ quan tình báo này đã truy cập trực tiếp dữ liệu smartphone cá nhân trong nhiều năm.
Báo cáo này đăng tải trên trang Spiegel Online của Đức cho biết đã thấy các tài liệu chi tiết về khả năng của NSA lấy các thông tin từ các nền tảng smartphone hàng đầu, trong đó có iOS của Apple, Android của Google và BlackBerry. Trên thực tế, dựa trên các tài liệu tham chiếu, NSA đã thành lập các nhóm riêng rẽ để nghiên cứu chuyên về từng hệ điều hành.
Các văn bản cũng mô tả khả năng của NSA tiếp cận lưu lượng SMS, các ghi chú và thông tin địa điểm và danh bạ điện thoại của một smartphone, theo Spiegel. Trang tin tức trực tuyến này cũng cho biết thêm là việc tiếp cận smartphone là mục tiêu cần tập trung - trong một số trường hợp, không có thông tin của các công ty smartphone - chứ không chỉ tiến hành trên quy mô lớn.
Tổng hợp của BlackBerry trong báo cáo đặc biệt đề cập đến các thành viên và các quan chức cao cấp của chính phủ đã liên quan tới các bí mật của công ty. Trong nhiều năm, nhiều người sử dụng có nhiều thông tin đã phụ thuộc vào hệ điều hành nhắn tin được mã hóa bảo mật của BlackBerry, nhưng những thông tin mới có thể hủy hoại danh tiếng lâu dài của công ty này là lựa chọn nhắn tin di động an toàn nhất trên thị trường.
Phản hồi về thông tin này, phát ngôn của BlackBerry cho Mashable biết. Chúng tôi không cần phải bình luận trên báo chí liên quan tới việc chính phủ Mỹ tiếp cận các lưu lượng viễn thông.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin vào sự sức mạnh của nền tảng an ninh di động của BlackBerry cho các khách hàng sử dụng thiết bị tích hợp và công nghệ server doanh nghiệp. Các thông báo và nguyên tắc chung đã được nhấn mạnh từ lâu là không có việc hỗ trợ “cửa hậu” cho nền tảng của BlackBerry. Khách hàng của chúng tôi được đảm bảo là an ninh di động của BlackBerry là giải pháp tốt nhất hiện có để bảo vệ liên lạc di động”.
HY