Nghề báo
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam
Submitted by nlphuong on Tue, 26/10/2021 - 18:32Thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, chiều 26/10, Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam họp bỏ phiếu bầu nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam làm Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Nhà báo Lê Quốc Minh nhận được 100% phiếu đồng ý.
Tân Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: TTXVN) |
Trước đó, hội nghị họp bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam của nhà báo Thuận Hữu nhiệm kỳ 2015-2020 (theo nguyện vọng cá nhân).
Nhà báo Lê Quốc Minh sinh ngày 1/12/1969 tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Đồng chí bắt đầu sự nghiệp báo chí của mình ở vị trí biên tập viên Ban Biên tập Tin Thế giới của Thông tấn xã Việt Nam từ năm 1990.
Năm 2008, đồng chí được bổ nhiệm chức vụ Tổng Biên tập VietnamPlus, báo điện tử chính thức của Thông tấn xã Việt Nam với 5 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc (www.vietnamplus.vn).
Ngày 17/11/2017, đồng chí Lê Quốc Minh được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025, diễn ra từ ngày 27 đến ngày 29/10/2020, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương khóa XIII.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, diễn ra từ ngày 25/1 đến ngày 1/2/2021, nhà báo Lê Quốc Minh đã được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Ngày 29/4/2021, Bộ Chính trị ra Quyết định số 86-QĐNS/TW điều động, phân công đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, thôi giữ chức Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam để bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Báo Nhân Dân.
Tại Quyết định số 180-QĐNS/TW, Bộ Chính trị quyết định phân công đồng chí Lê Quốc Minh kiêm giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và chỉ định giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020; 2020-2025.
Nguồn: Văn Chúc/nhandan.vn
Báo Nhân Dân ra mắt trang thông tin đặc biệt về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Submitted by nlphuong on Tue, 26/10/2021 - 16:02Ngày 26/10, Báo Nhân Dân chính thức khai trương trang thông tin “Lý luận, thực tiễn và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". Trên nền tảng thiết kế trực quan, hiện đại, trang thông tin truyền tải đến công chúng những nội dung cốt lõi trong bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những ý kiến tâm huyết, sâu sắc của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, các học giả và bạn bè quốc tế.
Việc ra mắt trang thông tin “Lý luận, thực tiễn và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" tại địa chỉ http://cnxh.nhandan.vn là một trong những bước đi hiện thực hóa chiến lược phát triển đa nền tảng, đa phương tiện của Báo Nhân Dân, kết hợp thông tin chính thống, tin cậy với công nghệ và các ý tưởng sáng tạo, nhằm tuyên truyền sinh động, hấp dẫn các chủ trương của Đảng, Nhà nước tới đông đảo bạn đọc, nhất là bạn đọc ưa thích các nền tảng công nghệ số.
Trang thông tin nhằm lan tỏa rộng rãi trên môi trường Internet những nội dung cốt lõi trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những ý kiến tâm huyết của cán bộ đảng viên, nhân dân cả nước, các học giả, bạn bè quốc tế về bài viết quan trọng mang tính định hướng, có giá trị thực tiễn cao không chỉ đối với đất nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn đối với những người cộng sản trên toàn thế giới.
Trang thông tin gồm 2 phần chính: nội dung bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" và các ý kiến về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trang thông tin có thiết kế trang trọng, hiện đại, tính tương tác cao cả trên máy tính, tablet và điện thoại thông minh.
Bạn đọc có thể dễ dàng nắm bắt những nội dung cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thông qua phần tóm tắt, được trình bày trực quan, kết hợp giữa thông tin tư liệu và đồ họạ. Bạn đọc cũng có thể trải nghiệm đầy đủ nội dung bài viết của Tổng Bí thư theo hình thức trình bày mới – đọc trượt theo chiều ngang hoặc nghe audio.
Để thuận tiện tìm kiếm, tra cứu, phần các ý kiến về bài viết của Tổng Bí thư được chia thành 3 tiểu mục, gồm: Ý kiến cán bộ trong nước, Ý kiến chuyên gia nước ngoài, Ý kiến người dân.
Đây là lần đầu tiên Báo Nhân Dân ra mắt một chuyên trang thông tin đặc biệt được thực hiện công phu với sự kết hợp nhiều loại hình báo chí. Chuyên trang được xây dựng trong 4 tháng với sự tham gia của nhiều đơn vị của Báo Nhân Dân, sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều cơ quan trung ương cũng như các đối tác công nghệ. Trong thời gian tới, Báo Nhân Dân sẽ tiếp tục bổ sung nội dung và tính năng mới nhằm mang tới cho bạn đọc trong và ngoài nước thông tin toàn diện, khách quan, sinh động.
Nguồn: nhandan.vn
"Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh" - biên niên sử đặc biệt trên truyền hình
Submitted by nlphuong on Mon, 25/10/2021 - 20:03Đối với các nhà làm phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”, nhìn lại 90 tập phim vẫn ngỡ như ngày hôm qua. Một bộ phim đồ sộ, với khối lượng tư liệu, tài liệu khổng lồ, cùng nhiều ê-kíp làm phim khác nhau, đã đánh dấu một công trình công phu của phim tài liệu truyền hình.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng trao Giải đặc biệt Giải Báo chí quốc gia lần thứ XV - năm 2020 cho nhóm tác giả của Báo Nhân Dân (Ảnh: HẢI NGUYÊN). |
Đạo diễn Nguyễn Lê Anh, Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân Dân là người trăn trở với ý tưởng xây dựng bộ phim đồ sộ này từ lâu. Anh cho biết, ý tưởng thực hiện bộ phim đã có từ cách đây bảy năm. Chỉ riêng tên phim, đã có rất nhiều cuộc hội thảo, nhiều ý kiến đưa ra, và cuối cùng cái tên “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình” được đưa ra và chấp nhận.
Các nhà làm phim phỏng vấn chuyên gia nước ngoài. (Ảnh: Hãng phim cung cấp). |
Những tư liệu mới công bố
Đây là bộ phim dài hơi về đề tài lịch sử, phản ánh một cách có hệ thống, đầy đủ xuyên suốt về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công đến nay.
Nội dung phim tập trung làm rõ ý nghĩa lịch sử của sự kiện thành lập Đảng 3/2/1930 và truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng ta trong suốt hơn 90 năm qua; khẳng định công lao to lớn của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; khẳng định vai trò, công lao to lớn, tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, các Anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã chiến đấu, anh dũng hy sinh cho sự nghiệp của dân tộc; những thành tựu vĩ đại, truyền thống quý báu của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 90 năm qua, nhất là hơn 30 năm lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước; những bài học kinh nghiệm trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với tuyên truyền đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân; những vấn đề cần quan tâm nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng…
Đạo diễn Lê Anh trò chuyện với nhân chứng và tham khảo tư liệu. (Ảnh: Hãng phim cung cấp). |
Đây là lần đầu tiên có một bộ phim tài liệu phản ánh xâu chuỗi một quá trình lịch sử dài như vậy, cho nên số lượng tập phim rất đồ sộ, kể cả nội hàm của bộ phim. Ngoài năm tập đầu tiên dẫn vào bộ phim, kể từ mốc năm 1945, phim chia tập theo từng năm. Tư liệu phim theo đó cũng phải tuân thủ theo hằng năm, các sự kiện phim xâu chuỗi với nhau trong quá trình lịch sử.
Phim đã được chuẩn bị kỹ từ gần 5 năm trước khi bước vào giai đoạn sản xuất thực tế. Dự án phim đã huy động đội ngũ những người làm phim giàu kinh nghiệm và uy tín về nghề nghiệp từ các Hãng phim, Đài truyền hình, các chuyên gia điện ảnh, nhà khoa học, viện nghiên cứu và các đơn vị truyền thông… lên tới gần 100 người. Có gần 10 ê-kíp làm phim (mỗi ê-kíp gồm năm người).
Để thực hiện được bộ phim đồ sộ này, khâu tư liệu, tài liệu là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định thành công của bộ phim. Đạo diễn Lê Anh cho biết, ê-kíp làm phim đã xây dựng được hệ thống tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ các tác giả, các tổ chức, cá nhân đang nắm giữ, trong đó có nhiều nguồn tư liệu lần đầu được công bố. “Chúng tôi cũng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần đầu tiên cho phép mở kho tư liệu của phía bên kia chiến tuyến trước năm 1975 của Viện Phim Việt Nam. Chúng tôi cũng đã tìm cách và qua rất nhiều cầu nối để tiếp cận được nguồn tư liệu của Trung tâm chiến tranh Texas, nơi lưu giữ rất nhiều tư liệu, tài liệu, hiện vật cá nhân liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi cũng tiếp cận được Trung tâm Điện ảnh Pháp, thành lập từ năm 1905, có nhiều nguồn tư liệu phong phú”, đạo diễn Lê Anh kể. Ngoài ra, đoàn làm phim cũng khai thác được tư liệu, thông tin từ thư viện của Quốc hội…
Đạo diễn Lê Anh tìm hiểu về kỷ vật chiến tranh. (Ảnh: Hãng phim cung cấp) |
Trong phim, có rất nhiều hình ảnh, tư liệu lần đầu được công bố. Chẳng hạn hình ảnh chiếc mũ của phi công lái chiếc B52 ném bom rải thảm miền bắc, hình ảnh rải chất độc da cam xuống Việt Nam quay từ góc nhìn của phi công, hay những hình ảnh màu lần đầu phát sóng về năm 1954, những hình ảnh phong trào phản chiến ở Mỹ hay những hình ảnh về cuộc đổ bộ lặng lẽ của lính Mỹ vào Đà Nẵng…
“Những hình ảnh này chúng tôi được lấy từ Trung tâm Chiến tranh Texas hay từ các nhà sưu tầm tư nhân. Cũng có những hình ảnh đã lấy về nhưng chưa sử dụng được. Nguồn tư liệu, tài liệu của phim phong phú đến mức, có những ngã rẽ của phim cũng có thể làm được những bộ phim tài liệu khác. Nhưng cũng có những hình ảnh chỉ được phép sử dụng ở bộ phim này…” - đạo diễn Lê Anh chia sẻ.
Những phản hồi từ người xem
Đạo diễn Lê Anh:
Quan điểm của chúng tôi là không né tránh sự kiện, chưa bao giờ trong phim chỉ có hình ảnh một chiều. Ngay cả số liệu thương vong cũng có của cả hai bên.
Ê-kíp làm phim cho biết, ngay từ khi những tập đầu mới phát sóng, đoàn làm phim đã nhận được những phản hồi khác nhau từ phía người xem. Có những giáo viên dạy các trường Đảng, các tuyên truyền viên, cán bộ tuyên giáo… đi giảng bài cho các trường chính trị cũng lấy phim này trích dẫn rất nhiều trong bài giảng. Nhiều cháu học sinh cũng tham khảo phim để bổ sung kiến thức cho bài học lịch sử. Nhiều phóng viên, đồng nghiệp đã theo dõi không bỏ sót tập nào và cổ vũ, động viên, chia sẻ với nhóm làm phim. Đặc biệt, nhiều người về hưu, những cựu chiến binh từng tham gia các cuộc chiến là những khán giả quen thuộc của bộ phim.
Đạo diễn Lê Anh chia sẻ, do phim có đặc thù sản xuất theo hình thức cuốn chiếu, cho nên các tập khi phát sóng đều có khán giả phản hồi. Nhiều người mong muốn được xem trước bộ phim vì mỗi tập chỉ có thời lượng khoảng 25-30 phút, họ cảm thấy quá ngắn. Có những kênh YouTube không phải kênh chính thống của Hãng, nhưng đưa phim lên và thu hút hàng triệu lượt xem.
“Có những người rất xúc động, vừa nói vừa khóc trong điện thoại. Có những người lính đã trải qua cuộc chiến, xem đi xem lại các tập phim và khóc. Cũng có những khán giả gọi điện trao đổi thẳng thắn về các tập phim, họ giúp chúng tôi bổ sung, hoàn chỉnh một số chi tiết cho hoàn hảo hơn” - đạo diễn nói.
“Làm phim tài liệu lịch sử có nhiều sức ép, sức ép từ khối tài liệu khổng lồ, sức ép từ thời hạn phát sóng mỗi tập phim, sức ép về thống nhất và hòa hợp “giọng” của từng ê-kíp làm phim, nhưng những phản hồi của người xem đã là nguồn động lực rất lớn khích lệ chúng tôi trên chặng đường xây dựng lịch sử bằng hình ảnh này, và cũng là nguồn nguyên liệu để chúng tôi làm phim” - đạo diễn Lê Anh nói.
Giải đặc biệt Giải Báo chí quốc gia tối 24/10 đã được trao cho tác phẩm phim tài liệu truyền hình: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình của nhóm tác giả Nguyễn Lê Anh, Lê Thi, Nguyễn Thành Trung, Ngô Đình Khoát, Nguyễn Thanh Tùng. Đây là lần đầu tiên Giải Báo chí quốc gia có giải đặc biệt. |
Nguồn: TUYẾT LOAN/nhandan.vn
https://nhandan.vn/dong-chay/-viet-nam-thoi-dai-ho-chi-minh-bien-nien-su-dac-biet-tren-truyen-hinh-671006/
Danh sách tác giả, tác phẩm đoạt Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020
Submitted by nlphuong on Mon, 25/10/2021 - 11:17Ban tổ chức Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020 đã trao 1 giải Đặc biệt, 09 giải A, 25 giải B, 45 giải C và 32 giải khuyến khích cho các tác phẩm báo chí xuất sắc.
I. Giải Đặc biệt Giải báo chí Quốc gia lần thứ XV - Năm 2020 cho tác phẩm phim tài liệu truyền hình: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình của nhóm tác giả Nguyễn Lê Anh, Lê Thi, Nguyễn Thành Trung, Ngô Đình Khoát, Nguyễn Thanh Tùng – Liên chi hội nhà báo Báo Nhân Dân.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng trao giải đặc biệt cho nhóm tác giả của Liên chi hội nhà báo Báo Nhân Dân |
II. Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn (Báo in) có 01 Giải A, 04 Giải B, 05 Giải C và 03 Giải Khuyến khích.
1 Giải A: Tác phẩm: Loạt 5 bài "Đại dịch Covid - 19 – thách thức và cơ hội" của tác giả: Nguyễn Hữu Phùng Nguyên – Liên chi hội nhà báo Báo Nhân Dân.
4 Giải B:
1. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Để luật không “lỗi nhịp” với cuộc sống của nhóm tác giả Phùng Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Mai Hương, Đặng Thái Yến, Nguyễn Thị Ngân – Báo Đại biểu Nhân dân, Liên chi hội nhà báo Văn phòng Quốc hội.
2. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Mưu sinh thời “không bình thường” của nhóm tác giả Vũ Thị Anh Hoa (Anh Hoa), Phùng Thị Hồng Hạnh (Hồ Hạ) – Chi hội nhà báo Báo Đầu tư.
3. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Văn hoá chính trị và góc nhìn "đạo đức người cán bộ" của nhóm tác giả: Vũ Minh Hiền (Hà Bình), Nguyễn Thanh Loan (Lan Ngọc) – Báo Kinh tế và đô thị, Hội nhà báo Thành phố Hà Nội.
4. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Xây “thành trì lòng dân” ở Tây Nguyên: Từ bài học xương máu đến thành quả to lớn của nhóm tác giả Nguyễn Tấn Tuân, Trần Minh Mạnh, Lê Quang Hồi, Nguyễn Anh Sơn, Kiều Bình Định – Liên chi hội nhà báo Báo Quân đội nhân dân.
5 Giải C:
1. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Dịch Covid-19 - Biến thách thức thành cơ hội của nhóm tác giả Đặng Thị Chung (Đặng Chung), Ngô Văn Cường (Cường Ngô), Giang Thị Thùy Linh (Thùy Linh), Đường Thị Kim Khánh (Kim Khánh), Thẩm Hồng Thụy – Chi hội nhà báo Báo Lao động.
2. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu của nhóm tác giả Trần Lan Anh (Khánh An), Nguyễn Thị Vân (Hà Vân, Vân Hà, Sông Mây) – Báo Nhà báo & Công luận, Liên chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội nhà báo Việt Nam.
3. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Thế giới ảo, độc tố thật của tác giả Trần Bình (Trần Lưu) – Báo Sài Gòn giải phóng, Hội nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Sống chung với hạn mặn của tác giả Lê Đình Tuyển (Đình Tuyển) – Liên chi hội nhà báo Báo Thanh niên.
5. Tác phẩm: Loạt 4 kỳ: "Nối mạch" giao thông ĐBSCL - mệnh lệnh từ thực tế của tác giả Nguyễn Hoàng Minh (Hoàng Minh) – Báo Vĩnh Long, Hội nhà báo tỉnh Vĩnh Long.
3 Giải Khuyến khích:
1. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Công nghiệp phần mềm "made in Đà Nẵng" vươn xa của tác giả Nguyễn Huy Khang Ninh (Phong Lan) – Báo Đà Nẵng, Hội nhà báo Thành phố Đà Nẵng.
2. Tác phẩm: Loạt 4 kỳ: Chênh lệch địa tô từ làm đường vào túi ai? của nhóm tác giả Nguyễn Đức Thắng (Đức Thắng), Nguyễn Đình Quang (Đình Quang), Phan Tư Doãn (Phan Tư), Nguyễn Huy Lộc (Huy Lộc), Ngô Văn Thanh (Văn Thanh) – Chi hội nhà báo Báo Giao thông.
3. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Hành động để xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam của nhóm tác giả Trần Thị Thu Hà, Ngô Bích Quyên – Báo Sài Gòn giải phóng, Hội nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.
III. Giải Xã luận, Bình luận, Chuyên luận (Báo in) có 01 Giải A, 02 Giải B, 03 Giải C và 03 Giải Khuyến khích.
1 Giải A: Tác phẩm: Loạt 3 bài: Pháp luật về quốc phòng - hợp hiến, hợp lý và hợp lòng dân của nhóm tác giả: Đỗ Phú Thọ, Hồ Quang Phương, Nguyễn Chiến Thắng – Liên chi hội nhà báo Báo Quân đội nhân dân.
2 Giải B:
1. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Con đường tái thiết nền kinh tế sau đại dịch của nhóm tác giả Hồ Quốc Tuấn (Hồ Quốc Tuấn), Trần Ngọc Thơ (Trần Ngọc Thơ), Trần Thị Tuyết Ánh (Khánh An) – Chi hội nhà báo Báo Đầu tư.
2. Tác phẩm: Loạt 2 kỳ: Hoàn thiện chế độ quản lý tài sản công và đấu tranh phòng, chống "nhóm trục lợi" dựa trên "quan hệ thân hữu" ở nước ta hiện nay của tác giả Nguyễn Quốc Sửu – Chi hội nhà báo Tạp chí Cộng sản.
3 Giải C:
1. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của tác giả Đỗ Hồng Lâm – Chi hội nhà báo Tạp chí Quốc phòng toàn dân.
2. Tác phẩm: Loạt 4 kỳ: Nhận diện để sàng lọc dưới góc nhìn của nhà văn của tác giả Ma Văn Kháng – Cộng tác viên Tạp chí Xây dựng Đảng.
3. Tác phẩm: Phong cách Hồ Chí Minh - Tinh hoa của thời đại của tác giả Nguyễn Uyển – Liên chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội nhà báo Việt Nam.
3 Giải Khuyến khích:
1. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Đại hội đảng bộ các cấp - những vấn đề đặt ra của nhóm tác giả Lê Mậu Lâm, Phạm Thị Thu Phương (Tiều Phương), Nguyễn Văn Toán – Liên chi hội nhà báo Báo Nhân Dân.
2. Tác phẩm: Đoàn kết là sức mạnh đẩy lùi đại dịch COVID-19 của tác giả Đỗ Phương Bình – Liên chi hội nhà báo Thông tấn xã Việt Nam.
3. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Cán bộ là gốc của mọi công việc của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Hòa (Hồng Nguyên), Nguyễn Thị Thanh Hương (Anh Minh) – Tạp chí Nhân quyền Việt Nam, Liên chi hội nhà báo Bộ Công an.
IV. Giải Phóng sự, Phóng sự điều tra, Bút ký báo chí, Ghi chép (Báo in), có 03 Giải B, 06 Giải C và 01 Giải Khuyến khích.
3 Giải B:
1. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Gian nan hành trình xác định danh tính liệt sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thơ (Anh Thơ) – Liên chi hội nhà báo Báo Nhân Dân.
2. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Vĩnh Phúc – Ngang nhiên bạt đồi, lấp hồ Đại Lải làm khu biệt thự nghỉ dưỡng của tác giả Phạm Việt Hòa (Việt Hòa) – Chi hội nhà báo Báo Giao thông.
3. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Thuốc lậu rao bán trên facebook, tràn ra đồng ruộng của tác giả Dương Đình Tường – Chi hội nhà báo Báo Nông nghiệp Việt Nam.
6 Giải C:
1. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Người Mặt trận trên Mặt trận chống Covid của nhóm tác giả Bùi Hoàng Yến, Lai Vũ Mạnh, Phạm Quang Vinh, Nguyễn Thị Phượng (Nguyễn Phượng), Nguyễn Quốc – Chi hội nhà báo Báo Đại đoàn kết.
2. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Chiêu trò để trường đại học được xếp hạng quốc tế của tác giả Lê Thị Quý Hiên (Quý Hiên, Lê Đăng Ngọc) – Liên chi hội nhà báo Báo Thanh niên.
3. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Rừng bị thảm sát, gỗ lậu về đâu? của nhóm tác giả Phạm Đình Thắng (Đình Thắng), Nguyễn Vũ Long (Vũ Long), Lê Văn Tiền (Tiền Lê) – Chi hội nhà báo Báo Tiền phong.
4. Tác phẩm: Loạt 4 kỳ: Việt Nam trên chặng đường gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan của tác giả Vũ Mạnh Hùng (Vũ Hùng) – Liên chi hội nhà báo Báo Quân đội nhân dân.
5. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Sứ mệnh bảo tồn di sản nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long của nhóm tác giả Hà Ngọc Trảng (Ngọc Trảng), Văn Phương Thúy (Phương Thúy), Trịnh Minh Thái (Minh Thái) – Báo Vĩnh Long, Hội nhà báo tỉnh Vĩnh Long.
6. Tác phẩm: Loạt 4 bài: “Virus tin giả” trên không gian mạng của tác giả Cao Thị Hồng – Báo Công an nhân dân, Liên chi hội nhà báo Bộ Công an.
1 Giải Khuyến khích: Tác phẩm: Loạt 4 bài: Khi “tấm khiên” chống bão miền Trung tơi tả của nhóm tác giả Hồ Ngọc Minh (Thuận Hóa), Lê Đình Dũng, Uông Thị Bích Ngọc (Uông Ngọc) – Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.
V. Giải Ảnh đơn, phóng sự ảnh, nhóm ảnh, có 01 Giải B, 03 Giải C và 02 Giải Khuyến khích.
1 Giải B: Tác phẩm: Cả hệ thống chính trị vào cuộc, toàn dân đồng lòng chống dịch COVID -19 của nhóm tác giả Lê Trí Dũng (Trí Dũng), Hoàng Thống Nhất (Thống Nhất), Dương Văn Giang (Dương Giang), Bùi Doãn Tấn (Doãn Tấn), Bùi Cương Quyết (Minh Quyết) – Liên chi hội nhà báo Thông tấn xã Việt Nam.
3 Giải C:
1. Tác phẩm: Cô gái khiếm thị Việt Nam duy nhất làm việc cho UNDP – "Anh hùng" thầm lặng của tác giả Trần Việt Văn.
2. Tác phẩm: Những ánh sao trong mưa lũ lịch sử miền Trung: Chân trần chí thép, ngược thác vượt đèo cứu dân của nhóm tác giả Phan Tiến Dũng (Tiến Dũng), Nguyễn Văn Chung (Văn Chung), Trần Hồng Anh (Hồng Anh) – Liên chi hội nhà báo Báo Quân đội nhân dân.
3. Tác phẩm: Cứu nạn thành công toàn bộ thuyền viên mắc kẹt trên tàu Vietship 01 của tác giả Hồ Cầu – Liên chi hội nhà báo Thông tấn xã Việt Nam.
2 Giải Khuyến khích:
1. Tác phẩm: Hành trình xe tăng màu vàng “rinh” vàng của nhóm tác giả Đinh Trọng Hải (Trọng Hải), Phạm Huy Quân (Huy Quân), Nguyễn Thị Kim Oanh (Linh Oanh), Lâm Mạnh Toàn (Vũ Toàn) – Liên chi hội nhà báo Báo Quân đội nhân dân.
2. Tác phẩm: Oằn mình chống dịch giữa đại ngàn của tác giả Trần Hoàng An (Hoàng An) – Tạp chí Nhiếp ảnh và đời sống, Hội nhà báo tỉnh Quảng Bình.
VI. Giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, tọa đàm, chuyên đề phát thanh tổng hợp (Phát thanh), có 01 Giải A, 02 Giải B, 03 Giải C và 02 Giải Khuyến khích.
1 Giải A: Tác phẩm: BRíu Pố và chuyện nêu gương của nhóm tác giả Dương Nữ Hoàng Anh, Đoàn Quốc Học – Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Nam, Hội nhà báo tỉnh Quảng Nam.
2 Giải B:
1. Tác phẩm: Bác Hồ của chúng ta của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa, Nguyễn Thị Minh Hạnh, Bùi Nguyễn Quang Dũng – Liên chi hội nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.
2. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Tây Nguyên đối mặt với khô hạn: Giải pháp nào cho 2 triệu héc ta cây trồng của nhóm tác giả Lê Xuân Lãm, Vũ Nam Trang (Nam Trang) – Cơ quan thường trú khu vực Tây Nguyên, Liên chi hội nhà báo Đài tiếng nói Việt Nam.
3 Giải C:
1. Tác phẩm: Nông nghiệp Đồng Tháp hướng đến phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long của nhóm tác giả Mạnh Thường, Kim Cương – Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Hội nhà báo tỉnh Đồng Tháp.
2. Tác phẩm: Quảng Bình đêm không ngủ của nhóm tác giả Lê Hữu Nghị, Phạm Thị Thanh Nhàn, Trương Thị Phương Thảo, Nguyễn Thùy Dương, Hoàng Thùy Linh – Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, Hội nhà báo tỉnh Quảng Bình.
3. Tác phẩm: Khi chuyện làng trở thành việc nước - Bài học từ Chi bộ thôn Hoành của nhóm tác giả Hoàng Gia Khánh, Đinh Khánh Ngọc (Khánh Ngọc), Nguyễn Hữu Thu – Liên chi hội nhà báo Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội.
2 Giải Khuyến khích:
1. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Danh dự thiêng liêng - Cội nguồn sức mạnh của nhóm tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Hằng, Lại Thị Hoa – Liên chi hội nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.
2. Tác phẩm: Câu chuyện hồi hương của nhóm tác giả Vương Thị Kim Hồng, Sơn Kosol, Đặng Văn Quí, Sơn SuaSaĐây – Đài Phát thanh và Truyền hình Cần Thơ, Hội nhà báo Thành phố Cần Thơ.
VII. Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký (Phát thanh), có 01 giải A, 03 Giải B, 04 Giải C và 03 Giải Khuyến khích.
1 Giải A: Tác phẩm: Loạt 4 kỳ: Rừng giữ đất quê hương của tác giả Từ Thị Xuân Yến – Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi, Hội nhà báo tỉnh Quảng Ngãi.
3 Giải B:
1. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Nhiễu loạn thông tin thời công nghệ 4.0 và cuộc chiến chống lại tin giả của nhóm tác giả Dương Thị Kim Thanh (Kim Thanh), Nguyễn Thị Bích Thảo (Bích Thảo) – Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tác phẩm: Câu chuyện về chai nước nghĩa tình của nhóm tác giả Nguyễn Huỳnh Bảo Ngọc (Bảo Ngọc), Nguyễn Trường Vũ (Trường Vũ) – Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Hội nhà báo tỉnh Đồng Tháp.
3. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Cuộc tranh luận công hàm tại Liên Hợp Quốc: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc của nhóm tác giả Vũ Hồ Điệp, Đỗ Việt Nga, Phan Thanh Tùng, Trần Thúy Ngọc – Liên chi hội nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.
4 Giải C:
1. Tác phẩm: Cánh diều chao nghiêng của nhóm tác giả Nguyễn Thu Hương (Thu Hương), Phạm Thị Thủy (Thu Thủy) – Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Hội nhà báo tỉnh Quảng Ninh.
2. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Để “mảnh đất đỏ” không còn những “hạt giống đen” của nhóm tác giả Đinh Thị Dạ Thy (Dạ Thy), Nguyễn Thị Tốt (Nguyễn Tốt), Phạm Thị Kim Huê (Kim Huê), Nguyễn Tân Thành (Tân Thành) – Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai, Hội nhà báo tỉnh Đồng Nai.
3. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Thế chân kiềng chống dịch của nhóm tác giả Vũ Thị Hồng Linh (Hồng Linh), Nguyễn Thị Nhi (Nguyên Nhi) – Liên chi hội nhà báo Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội.
4. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Áp lực chứng chỉ của nhóm tác giả Nguyễn Thị Nga (Thanh Nga), Nguyễn Thị Thuý Lan (Thuý Lan) – Đài Phát thanh và Truyền hình Bà Rịa – Vũng Tàu, Hội nhà báo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
3 Giải Khuyến khích:
1. Tác phẩm: Loạt 2 kỳ: Mùa ngóng nước của tác giả Lâm Như – Đài Phát thanh và Truyền hình Cà Mau, Hội nhà báo tỉnh Cà Mau.
2. Tác phẩm: Người kiến tạo một cộng đồng đoàn kết của nhóm tác giả Lê Thị Liên (Lê Liên), Nguyễn Thế Long (Thế Long) – Đài Phát thanh và Truyền hình Lào Cai, Hội nhà báo tỉnh Lào Cai.
3. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Lịch sử và câu chuyện của ngày hôm nay… của tác giả Nguyễn Văn Quang (Văn Quang) – Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng, Hội nhà báo tỉnh Lâm Đồng.
VIII. Giải Tin, phóng sự, ký sự (Truyền hình), có 01 Giải A, 03 Giải B, 05 Giải C và 07 Giải Khuyến khích.
1 Giải A: Tác phẩm: Phá rừng quy mô lớn ở Kon Tum của nhóm tác giả Nguyễn Thị Liên, Hoàng Minh Đức – Liên chi hội nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.
3 Giải B:
1. Tác phẩm: Táo tợn ổ nhóm lừa đảo bệnh nhân ung thư trước cổng Bệnh viện K của nhóm tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Chu Sỹ Thanh – Liên chi hội nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.
2. Tác phẩm: Mầm sạch của nhóm tác giả Nguyễn Thị Phong Lan (Phong Lan), Đặng Quang Tấn (Quang Tấn), Võ Nhật Hoàng (Nhật Hoàng), Trần Thị Nết (Ngọc Nết) – Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng, Hội nhà báo Thành phố Đà Nẵng.
3. Tác phẩm: Tái sinh của nhóm tác giả Nguyễn Thị Vân Anh (Vân Anh Nguyễn), Hà Huyền Trang (Huyền Trang), Nguyễn Tiến Kha (Tiến Kha), Hoàng Anh Tuấn (Anh Tuấn), Phùng Quang Trường (Quang Trường) – Liên chi hội nhà báo Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội.
5 Giải C:
1. Tác phẩm: Đối mặt với thiên tai của nhóm tác giả Nguyễn Thị Minh Thúy, Lê Xuân Quang, Nguyễn Văn Tráng, Nguyễn Xuân Dần, Trịnh Anh Thơ – Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Hội nhà báo tỉnh Thanh Hóa.
2. Tác phẩm: Những dự án trồng rừng trên giấy của nhóm tác giả Quách Tuấn Quỳnh (Tuấn Quỳnh), Hoàng Văn Hương (Văn Hương) – Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Giang, Hội nhà báo tỉnh Hà Giang.
3. Tác phẩm: Fago 4.0, để người nông dân bứt phá của nhóm tác giả Nguyễn Thị Oanh (Ngọc Oanh), Nguyễn Công Quyết (Công Quyết), Nguyễn Việt Chiểu (Việt Chiểu), Hoàng Phú Thái (Phú Thái), Trần Thị Trang (Trần Trang) – Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, Hội nhà báo tỉnh Hưng Yên.
4. Tác phẩm: Đêm trắng đưa rừng về biển của nhóm tác giả Phạm Thị Hương (Phạm Hương), Phan Thị Sen (Hương Sen), Nguyễn Thanh Giang (Thanh Giang), Trần Thanh Tú (Thanh Tú), Nguyễn Thị Kim Huệ (Ngọc Huệ) – Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Hội nhà báo tỉnh Thái Bình.
5. Tác phẩm: Ngân hàng bò cho người nghèo liệu có còn phù hợp của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (Thu Hà), Nguyễn Thị Bích Ngọc (Bích Ngọc), Nguyễn Hữu Tuấn (Hữu Tuấn), Nguyễn Ngọc Linh (Ngọc Linh) – Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Giang, Hội nhà báo tỉnh Bắc Giang.
7 Giải Khuyến khích:
1. Tác phẩm: Vượt sóng của nhóm tác giả Võ Văn Mười, Hoàng Thị Tố Linh, Nguyễn Đức Thái, Nguyễn Hoàng Nhung, Bùi Quốc Cường – Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, Hội nhà báo tỉnh Quảng Bình.
2. Tác phẩm: Gỡ nút thắt năng lượng của nhóm tác giả Bùi Hữu Tầm (Hữu Tầm), Lê Tiến Phong (Tiến Phong), Lê Thị Minh Thương (Minh Thương) – Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Thuận, Hội nhà báo tỉnh Ninh Thuận.
3. Tác phẩm: Tin vào điều tử tế của nhóm tác giả Phạm Lệ Quyên (Lệ Quyên), Phạm Văn Tăng (Phạm Tăng), Lê Viết Bằng (Viết Bằng), Trương Ngọc Hồng Thoại (Hồng Thoại), Trần Thị Minh Nhật (Minh Nhật) – Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, Hội nhà báo tỉnh Bình Phước.
4. Tác phẩm: Thuê thầy khoán việc của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thảo (Phương Thảo), Đỗ Thị Nhung (Đỗ Nhung), Nguyễn Mạnh Đức (Mạnh Đức), Phạm Thị Kim Huệ (Kim Huệ) – Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Nguyên, Hội nhà báo tỉnh Thái Nguyên.
5. Tác phẩm: Người Dao xóm nhỏ làm việc lớn của nhóm tác giả Tạ Hoài Phương (Hoài Phương), Lầu Hải, Đinh Khánh Triều, Nguyễn Thúy Hằng – Đài Phát thanh và Truyền hình Cao Bằng, Hội nhà báo tỉnh Cao Bằng.
6. Tác phẩm: Bí thư chi bộ miệng nói tay làm của nhóm tác giả Đỗ Thị Thu Thường, Hoàng Trung Hiếu, Hà Mai Hoa, Lý Trọng Duy – Đài Phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang, Hội nhà báo tỉnh Tuyên Quang.
7. Tác phẩm: Ép ngọt thành mặn của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hoa Mơ (Hoa Mơ), Nguyễn Thị Thúy Vinh (Thúy Vinh), Nguyễn Sỹ Đạt (Sỹ Đạt), Đào Duy Thanh (Duy Thanh), Thái Phúc Hữu (Phúc Hữu) – Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An, Hội nhà báo tỉnh Nghệ An.
IX. Giải Bình luận, giao lưu,tọa đàm (Truyền hình), có 01 Giải A, 01 Giải B, 01 Giải C và 01 Giải Khuyến khích.
1 Giải A: Tác phẩm: Vinh quang trên tuyến đầu của nhóm tác giả Phạm Văn Tú (Văn Tú), Nguyễn Hồng Anh (Hồng Anh), Trần Thị Khánh (Vân Khánh), Nguyễn Đức Minh (Đức Minh), Vũ Anh Tuấn (Tuấn Vũ) – Liên chi hội nhà báo Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội.
1 Giải B: Tác phẩm: Mưa lũ lịch sử miền Trung của nhóm tác giả Hà Thu Hằng, Nguyễn Tuấn Dương, Nguyễn Tùng Thư, Lưu Hoàng Tuấn, Nguyễn Lâm Thanh – Liên chi hội nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.
1 Giải C: Tác phẩm: Mệnh lệnh từ trái tim của nhóm tác giả Lê Bá Trường, Chu Hoài Thương, Vũ Quang Huy, Bùi Lê Khải – Truyền hình Công an nhân dân, Liên chi hội nhà báo Bộ Công an.
1 Giải Khuyến khích: Tác phẩm: Lắng nghe tiếng Đất, lời Sông của nhóm tác giả Phạm Thị Việt Nga, Nguyễn Ngọc Tú, Trịnh Việt Cường, Lê Thị Nhân, Lương Chiến Thắng – Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Hội nhà báo Thành phố Hải Phòng.
X. Giải Phim tài liệu truyền hình, có 01 Giải A, 02 Giải B, 04 Giải C và 04 Giải Khuyến khích.
1 Giải A: Tác phẩm: Hiếu và Minh của tác giả Lê Thị Quỳnh, Mai Xuân Sơn, Đào Quang Phú, Hồ Đình Hai – Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Hội nhà báo tỉnh Thanh Hóa.
2 Giải B:
1. Tác phẩm: Hòa hợp dân tộc - Chuyện chưa kể của nhóm tác giả Đào Thị Thanh Hà, Mai Việt Nam, Vũ Quốc Dũng – Liên chi hội nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.
2. Tác phẩm: Vợ lính của nhóm tác giả Phạm Vân Thêu (Vân Thêu), Trần Minh Đức (Minh Đức), Lê Trung Quân (Lê Quân), Nguyễn Văn Khải (Văn Khải), Nguyễn Quốc Hoàng (Quốc Hoàng) – Liên chi hội nhà báo Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội.
4 Giải C:
1. Tác phẩm: Phía trước là nhân dân của nhóm tác giả Phan Hải Lý, Nguyễn Đình Hoàn, Nguyễn Đoàn Hiệp (Đoàn Hiệp), Nguyễn Việt Lâm (Việt Lâm), Vũ Thị Phương Thảo (Vũ Thảo) – Đài Truyền hình kĩ thuật số VTC, Liên chi hội nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.
2. Tác phẩm: Đi về phía mặt trời của nhóm tác giả Võ Thị Thanh Huyền (Thanh Huyền), Nguyễn Sơn Thủy (Sơn Thủy), Nguyễn Nam Trung (Nguyễn Trung), Nguyễn Văn Thành (Văn Thành), Nguyễn Huy Trường Thông (Trường Thông) – Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh, Hội nhà báo Hà Tĩnh.
3. Tác phẩm: Chàng trai bị ung thư và lớp học cho trẻ em nghèo của nhóm tác giả Trần Đại, Nguyễn Quốc Bảo (Quốc Bảo), Tô Bình Minh (Bình Minh), Lê Tú Anh (Tú Anh), Trần Lâm Thành (Lâm Thành) – Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk, Hội nhà báo tỉnh Đắk Lắk.
4. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Từ không chiến đến hòa giải của nhóm tác giả Đỗ Bích Nhung (Bích Nhung), Đặng Hồng Dũng (Hồng Dũng), Vũ Trung Hiếu (Trung Hiếu), Lê Thị Lan (Lê Lan), Phan Thị Xanh – Kênh Truyền hình Quốc hội, Liên chi hội nhà báo Văn phòng Quốc hội.
4 Giải Khuyến khích:
1. Tác phẩm: Người đàn bà đi trên mặt hồ của tác giả Tô Hồng Doãn Đan (Doãn Đan) – Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Hội nhà báo tỉnh Vĩnh Long.
2. Tác phẩm: Giấc mơ xa của nhóm tác giả Bùi Thị Vân, Phạm Duy Chung – Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình, Hội nhà báo tỉnh Ninh Bình.
3. Tác phẩm: Đi qua bóng tối của nhóm tác giả Nguyễn Trần Nhật, Phan Thị Nội Hà, Tạ Chí Thanh, Nguyễn Việt Hưng, Đỗ Huy Thành – Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ, Hội nhà báo tỉnh Phú Thọ.
4. Tác phẩm: Trung đội báo chí đặc biệt của nhóm tác giả Nghiêm Nhan, Nguyễn Thu Hằng, Mai Chí Vũ – Liên chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội nhà báo Việt Nam.
XI. Giải Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến (Báo điện tử), có 01 Giải A, 03 Giải B, 05 Giải C và 03 Giải Khuyến khích.
1 Giải A: Tác phẩm: Loạt 5 bài: Báo chí chung tay làm sạch chính mình của nhóm tác giả Đỗ Hữu Khôi (Bắc Ninh), Hoàng Tư Giang, Phạm Lương Bằng, Hồ Văn Lợi, Nguyễn Văn Hải (Thiện Văn) – Báo Điện tử VietnamNet, Liên chi hội nhà báo Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao giải A cho đại diện nhóm tác giả của báo VietNamNet |
3 Giải B:
1. Tác phẩm: Loạn quy hoạch làm biến dạng đô thị: Virus cần phải loại bỏ triệt để của tác giả Võ Mạnh Hùng – Báo điện tử VietnamPlus, Liên chi hội nhà báo Thông tấn xã Việt Nam.
2. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Ý Đảng, lòng dân trong nhiệm kỳ Đại hội XII của nhóm tác giả Nguyễn Văn Dũng (Nguyễn Dũng), Hồ Như Ý (Nhật Minh), Tạ Thu Trang (Thu Trang), Nguyễn Thanh Hằng (Thanh Hằng), Vũ Quốc Hùng (Quốc Hùng) – Chi hội nhà báo Báo Tiền phong.
3. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Tư liệu Hoàng Sa – hành trình trái tim của nhóm tác giả Thái Bá Dũng (Thái Bá Dũng), Phạm Chí Quốc (Chí Quốc) – Báo Tuổi trẻ, Hội nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.
5 Giải C:
1. Tác phẩm Việt Nam và nỗi oan thao túng tiền tệ của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Hải, Lê Quỳnh Trang – Liên chi hội nhà báo Báo Nhân Dân.
2. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Mùa xuân Arab – 10 năm nhìn lại của nhóm tác giả Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Văn Duyên, Phạm Văn Hiếu, Phan Ngọc Thạch – Liên chi hội nhà báo Báo Quân đội nhân dân.
3. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Hòa hợp, hòa giải dân tộc: Những nỗ lực xóa bỏ ngăn cách của nhóm tác giả Lưu Quang Định, Cao Văn Hùng, Trần Thị Mỹ Hằng, Nguyễn Thị Nhật Lệ, Lê Đình Việt – Chi hội nhà báo Báo Nông thôn ngày nay.
4. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Đổi mới giáo dục từ dịch COVID-19 của tác giả Trần Duy Hưng – Chi hội nhà báo Báo Lao động.
5. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Lời của Bác cũng là lời non nước của tác giả Nguyễn Thị Hiền Hòa (Hiền Hòa) – Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Liên chi hội nhà báo Ban Tuyên giáo Trung ương.
3 Giải Khuyến khích:
1. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Lật tẩy chiêu trò bán xe lậu dùng giấy "mẹ bồng con" của tác giả Nguyễn Thế Hưng (Thế Hưng) – Liên chi hội nhà báo Báo Dân trí.
2. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Hưng Yên: Giải quyết điểm nghẽn trên đường đua chỉ số PCI của nhóm tác giả Đỗ Thị Minh Nghĩa (Minh Nghĩa), Phạm Trần Đăng (Phạm Đăng), Đỗ Thị Nhung (Mai Nhung) – Báo Hưng Yên, Hội nhà báo tỉnh Hưng Yên.
3. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Thảm họa chất độc hóa học trong chiến tranh ở Việt Nam và đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam - lương tâm và trách nhiệm của nhân loại của nhóm tác giả Trần Đình Đích (Trần Đình), Nguyễn Mạnh Dũng (Mạnh Dũng) – Chi hội nhà báo Tạp chí da cam Việt Nam.
XII. Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (Báo điện tử), có 01 Giải A, 01 Giải B, 06 Giải C và 03 Giải Khuyến khích.
1 Giải A: Tác phẩm: Loạt 5 bài: Trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế của nhóm tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (Lan Hương), Dương Đình Trường (Đình Trường) – Chi hội nhà báo Báo Lao động.
1 Giải B: Tác phẩm: Loạt 5 bài: Lời man trá trong các rừng nghiến khổng lồ của nhóm tác giả Đỗ Doãn Hoàng (Lãng Quân), Hoàng Chiên (Văn Hoàng) – Chi hội nhà báo Báo Nông thôn ngày nay.
6 Giải C:
1. Tác phẩm: Loạt 5 bài: 14 ngày không thể quên ở “tâm dịch” bệnh viện Bạch Mai của nhóm tác giả Nguyễn Đình Đoàn Bổng (Đoàn Bổng), Phạm Văn Công (Phạm Công) – Báo điện tử VietnamNet, Liên chi hội nhà báo Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nhóm tác giả Đoàn Bổng, Phạm Công (báo VietNamNet) nhận giải C Giải báo chí quốc gia |
2. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: “Phép thuật” tại hai dự án rà phá bom mìn ở Quảng Bình của tác giả Bùi Văn Tiến (Bùi Tiến) – Chi hội nhà báo Báo Bảo vệ pháp luật.
3. Tác phẩm: Loạt 3 kỳ: Sạt lở thủy điện Rào Trăng 3: Nỗi đau và bài học của nhóm tác giả Đoàn Quỳnh Anh (Quỳnh Anh), Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Khánh, Ngô Phú Giang, Nguyễn Thị Thanh Thảo – Báo Thừa Thiên Huế, Hội nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Hành trình chống dịch Covid 19 của Đà Nẵng của nhóm tác giả Nguyễn Thu Hằng (Thu Hằng), Bùi Ngọc Tân (Ngọc Tân), Trần Vũ Đoàn (Đoàn Nguyên), Phạm Hoàng Giám (Phạm Ngôn), Đặng Văn Nguyện (Văn Nguyện) – Chi hội nhà báo Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến Zingnews.
5. Tác phẩm: Loạt 5 bài: Hạn mặn miền Tây 2020 của tác giả Lê Hoàng Nam – Chi hội Văn phòng hội, Hội nhà báo tỉnh Long An.
6. Tác phẩm: Loạt 4 bài: Quảng Trị: Đại dự án tâm linh “bí hiểm” của tác giả Phạm Xuân Dũng – Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Trị, Hội nhà báo tỉnh Quảng Trị.
3 Giải Khuyến khích:
1. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Những góc khuất trong một đường dây mua bán thận của tác giả Nguyễn Điệp Quyên (Linh Anh) – Báo Pháp luật và xã hội, Hội nhà báo Thành phố Hà Nội.
2. Tác phẩm: Loạt 5 kỳ: Đoàn kết, chung tay đánh bay Covid-19 của tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo (Thu Thảo) – Báo An Giang, Hội nhà báo tỉnh An Giang.
3. Tác phẩm: Loạt 3 bài: Người Hà Nhì sắt son theo Đảng của tác giả Sầm Hồng Phúc – Báo Điện Biên Phủ, Hội nhà báo tỉnh Điện Biên./.
Báo VietNamNet đoạt giải A và C Giải báo chí quốc gia lần thứ XV
Submitted by nlphuong on Sun, 24/10/2021 - 23:19Tối 24/10, tại Hà Nội diễn ra lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ XV - năm 2020. Trong các tác phẩm đoạt giải, báo VietNamNet có 2 loạt bài đoạt giải A và C.
Theo đánh giá chung của Hội đồng Giải, các tác phẩm dự giải có chất lượng khá đồng đều, giảm dần sự cách biệt lớn về chất lượng giữa các tác phẩm của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. Nhiều bài có tính phát hiện tốt, phản ánh những vấn đề nóng bỏng, được dư luận quan tâm.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng trao giải đặc biệt cho nhóm tác giả của Liên chi hội nhà báo Báo Nhân Dân |
Nhìn chung, các tác phẩm được chọn vào chung khảo là những tác phẩm tiêu biểu về nội dung và hình thức, có tính định hướng dư luận xã hội, nhiều tác phẩm đã cho thấy hiệu quả tác động xã hội tốt, được các cơ quan chức năng tiếp thu, giải quyết, dư luận xã hội đánh giá cao về vai trò phát hiện, phản biện, đấu tranh, phê phán cũng như biểu dương, xây dựng của báo chí.
Trong số 150 tác phẩm vào chung khảo, Hội đồng đã chọn được 1 giải đặc biệt, 9 giải A, 25 giải B, 45 giải C, 32 giải khuyến khích.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao giải A cho đại diện nhóm tác giả của báo VietNamNet |
Theo đó, giải đặc biệt cho tác phẩm phim tài liệu truyền hình: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình của nhóm tác giả Nguyễn Lê Anh, Lê Thi, Nguyễn Thành Trung, Ngô Đình Khoát, Nguyễn Thanh Tùng - Liên chi hội nhà báo Báo Nhân Dân.
Trong 9 giải A, có tác phẩm loạt 5 bài: “Báo chí chung tay làm sạch chính mình” của nhóm tác giả Đỗ Hữu Khôi, Hoàng Tư Giang, Phạm Lương Bằng, Hồ Văn Lợi, Nguyễn Văn Hải (Thiện Văn) - Báo VietNamNet.
Ngoài ra, tác phẩm loạt 5 bài: 14 ngày không thể quên ở “tâm dịch” bệnh viện Bạch Mai của nhóm tác giả Nguyễn Đình Đoàn Bổng, Phạm Văn Công của Báo VietNamNet cũng đoạt giải C.
Phát biểu tại lễ trao giải, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho hay, kế thừa những di sản tư tưởng và thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ, nhiều nhà báo đang ngày ngày dấn thân vào thực tiễn đời sống, phản ánh những vấn đề nóng hổi nhất của xã hội, giới thiệu, lan tỏa những mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả, nêu gương người tốt, việc tốt, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, làm giàu vốn văn hóa quốc gia, hướng đến sự nhân văn của con người.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc |
Báo chí cũng là vũ khí sắc bén đấu tranh với tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, sự suy thoái về đạo đức, lối sống; cung cấp kịp thời thông tin và công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đất nước, góp phần tạo đồng thuận xã hội và chung sức giải quyết khó khăn, thách thức trên con đường phát triển, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong năm 2020 và 2021, báo chí đặc biệt tiên phong cung cấp kịp thời thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19, thông tin các quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Tổng Bí thư và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa ổn định phát triển sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân…
Báo chí trên nhiều phương diện, đã là “tấm gương tinh thần trong đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình”.
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường và Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao giải B cho các nhóm tác giả đoạt giải |
Chủ tịch nước đề nghị báo chí cần quán triệt sâu sắc, tuyên truyền mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, phổ biến rộng rãi, kịp thời quan điểm, chủ trương và giải pháp về phòng chống dịch trong tình hình mới; phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong phòng chống dịch, trong lao động sản xuất, trong bảo vệ trật tự xã hội, an ninh Tổ quốc.
Báo chí tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp; đẩy mạnh phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và những biểu hiện tiêu cực khác trong đời sống xã hội, nhất là trong cán bộ đảng viên.
Nhóm tác giả Đoàn Bổng, Phạm Công (báo VietNamNet) nhận giải C Giải báo chí quốc gia |
Ngoài ra, lực lượng báo chí tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, nhanh nhạy, kịp thời cung cấp thông tin chính thống, chính xác cho các tầng lớp nhân dân; chủ động đấu tranh chống lại những thông tin xuyên tạc, thông tin sai lệch, chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta; không bị dao động, sa ngã trước những tác động xấu của những tư tưởng sai trái, tiêu cực trên mạng xã hội cũng như trong đời sống và mặt trái của kinh tế thị trường.
“Đảng, Nhà nước luôn mong muốn và yêu cầu đội ngũ những người làm báo vững vàng về bản lĩnh chính trị, tinh thông nghề nghiệp và có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, nhân văn”, Chủ tịch nước nói.
Bài 4: 'Báo chí đen' đang ở mức nghiêm trọng
Bài 5: Giải bài toán kinh tế báo chí như thế nào?
Hương Quỳnh - Ảnh: Phạm Hải/vietnamnet.vn
“Sự vinh danh xứng đáng cho những ngày tác nghiệp gian nan trong đại dịch”
Submitted by nlphuong on Thu, 21/10/2021 - 17:29Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia là sự kiện lớn thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo giới cả nước bởi đây là giải thưởng cao quý nhất dành tặng cho các tác phẩm báo chí xuất sắc, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất hằng năm.
Đứng trên thảm đỏ giải thưởng cao quý này, không chỉ là niềm tự hào của mỗi tác giả, mỗi cơ quan báo chí có tác phẩm đoạt giải mà là niềm tự hào chung của những người làm báo Việt Nam.
Chỉ còn vài ngày nữa, sự kiện trọng đại và đáng mong đợi nhất của giới báo chí cả nước sẽ diễn ra - Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020! Đếm ngược thời gian đón chào ngày trao giải trọng đại này, Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia.
Các tác giả nhận giải A Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV - năm 2019. |
Giải BCQG có một vị thế danh giá nhất, cao quý nhất trong đời sống báo chí
+ Thưa ông, Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020 diễn ra vào tối ngày 24/10 sẽ là một buổi lễ trao giải đặc biệt. Xin ông cho biết cụ thể hơn?
- Đúng là như vậy. Để đảm bảo công tác phòng chống đại dịch COVID-19, Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - 2020 được truyền hình trực tiếp trên VTV1 nhưng sẽ tinh gọn, giảm bớt số lượng đại biểu tại hội trường. Theo đó, các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải công tác và sinh sống ngoài địa bàn Hà Nội sẽ không về Hà Nội tham dự trực tiếp Lễ trao giải. Ban tổ chức sẽ gửi cúp, giấy chứng nhận, kỷ niệm chương, tiền thưởng về Hội Nhà báo địa phương và các địa phương sẽ tổ chức Lễ trao giải vào thời gian và cách thức phù hợp với thực tế địa phương (sau ngày 24/10/2021). Dù các tác giả không có mặt tại Lễ trao giải nhưng hình ảnh của họ, tinh thần cống hiến của họ vẫn sẽ được tỏa sáng tại buổi lễ.
Năm nay có sự đặc biệt hơn nữa là đúng tròn 15 năm Giải Báo chí Quốc gia và hướng đến 30 năm Giải Báo chí Toàn quốc. Có thể nói, qua 15 năm, Giải Báo chí Quốc gia đã khẳng định được vai trò, vị trí, thương hiệu của giải thưởng cao quý nhất trong giới báo chí cả nước, tiếp tục trở thành “điểm hẹn” của tinh thần sáng tạo, cống hiến của những người làm báo.
Năm nay chất lượng các tác phẩm dự giải vẫn giữ mức đồng đều so với những năm gần đây, không có tác phẩm yếu kém. Và lần đầu tiên sau 15 năm tổ chức, đã có tác phẩm tiêu biểu, nổi trội để Hội đồng chung khảo GBCQG trao giải Đặc biệt. Việc tôn vinh diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt vì dịch bệnh nhưng chắc chắn công tác trao giải vẫn được tiến hành trang trọng, xứng tầm. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho buổi lễ trao giải đã và đang được thực hiện một cách nền nếp, bài bản, đã sẵn sàng cho ngày hội tôn vinh lớn nhất trong năm.
Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia. |
+ 15 năm nhìn lại chặng đường của Giải Báo chí Quốc gia mà Hội Nhà báo Việt Nam vinh dự là đơn vị được giao tổ chức, Phó Chủ tịch Thường trực có đánh giá như thế nào, thưa ông?
- Chúng ta lấy làm vinh dự khi được giao trọng trách này và luôn luôn coi đó là niềm tự hào của một tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, mái nhà chung của giới báo chí cả nước. Đối với Hội Nhà báo Việt Nam trong nhiều nhiệm kỳ qua, đặc biệt là 5 năm của nhiệm kỳ này, một trong những thành tựu nổi bật đã đạt được chính là việc tổ chức thành công Giải Báo chí Quốc gia hằng năm. Giải thưởng được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, các bộ, ban ngành các cấp... và đông đảo công chúng cả nước.
Đây không còn là giải của riêng Hội Nhà báo Việt Nam, mà là giải thưởng báo chí duy nhất mang tầm vóc Quốc gia, do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt Đề án thành lập (cùng với quyết định Thành lập Hội đồng Giải BCQG).
Tiền thân của Giải Báo chí Quốc gia là Giải Báo chí Toàn quốc do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức từ năm 1991. Đến năm 2006, Giải được Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng cấp lên thành Giải BCQG, tức là được Nhà nước bảo trợ, trở thành một thương hiệu trong giới báo chí. Cần khẳng định rằng, Giải BCQG có một vị thế danh giá nhất, cao quý nhất trong đời sống báo chí chúng ta hiện nay.
Giải Báo chí Quốc gia năm 2020 đánh dấu chặng đường 15 năm “đãi cát tìm vàng”
+ Đất nước chúng ta đã và đang trải qua những ngày tháng đầy thách thức với dịch bệnh, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tác nghiệp của người làm báo cả nước. Ông đánh giá như thế nào về quá trình lao động sáng tạo của người làm báo thông qua những tác phẩm đoạt giải năm nay, thưa Phó Chủ tịch Thường trực?
- Có thể nhận định rằng, giá trị của Giải BCQG đối với lao động báo chí nói riêng và đời sống - xã hội nói chung quả thực là rất lớn. Bởi Giải thưởng góp phần khích lệ sự lao động sáng tạo, thúc đẩy hoạt động của báo chí trong thời đại truyền thông kỹ thuật số... Mặc dù trong bối cảnh cả nước đang căng mình chống đại dịch COVID-19, trên tinh thần song song “chống dịch như chống giặc” vẫn phải bảo đảm thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ đề ra là vừa chống dịch, vừa duy trì và phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân thì những nhà báo của chúng ta đã có những ngày tháng lao động đầy thách thức trong gian nan thời cuộc.
Với cảm xúc tự hào, những ngày này, tôi lại nhớ về hình ảnh các đồng nghiệp đã dấn thân và đầy trách nhiệm trên tuyến đầu thông tin. Họ cùng với lực lượng tuyến đầu như các y bác sĩ, lực lượng công an, quân đội đã không quản ngại vất vả, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng để cung cấp kịp thời các thông tin chính thống cho công chúng, để những dòng tin tức không ngừng chảy, góp phần định hướng dư luận và ổn định xã hội.
Lực lượng báo chí với tinh thần xung kích, tiên phong đã mang đến nhiều tác phẩm chân thực, khách quan, phản ánh đầy đủ mọi mặt của đời sống. Từ 150 tác phẩm vào Chung khảo, Giải Báo chí Quốc gia năm 2020 đã cán đích với 01 giải đặc biệt, 9 Giải A, 25 giải B, 45 giải C, 32 giải KK - một sự vinh danh xứng đáng cho những ngày tác nghiệp gian nan trong đại dịch. Sự tôn vinh ấy mang lại niềm tin to lớn rằng, vẫn còn rất nhiều nhà báo chấp nhận dấn thân, lăn xả với nghề. Dù rằng để dấn thân với nghề, dấn thân phục vụ bạn đọc, người làm báo phải đối mặt với nhiều áp lực, nguy hiểm. Hầu hết những tác phẩm được giải đều có giọt mồ hôi, nước mắt, thậm chí có cả máu của nhà báo.
+ Vậy thưa ông, những mảng đề tài nào được các tác giả dày công theo đuổi khai thác và đã được những người “cầm cân nảy mực” lựa chọn để vinh danh, thưa ông?
- Các tác phẩm được lựa chọn trao giải luôn là những tác phẩm xuất sắc, thể hiện trách nhiệm, tinh thần lao động sáng tạo, sự dấn thân của các nhà báo, được đầu tư công phu… của không chỉ bản thân mỗi nhà báo mà của cả các đơn vị báo chí.
Các tác phẩm đoạt giải có đề tài phong phú, phản ánh trung thực, kịp thời, toàn diện các sự kiện thời sự, vấn đề thời sự của đất nước, của địa phương năm 2020, ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại; các vấn đề nóng bỏng như đại dịch COVID-19, lũ lụt thiên tai ở các tỉnh miền Trung, được đề cập sâu sắc, kịp thời, toàn diện, có tác động ảnh hưởng lớn tới xã hội.
Đặc biệt, trên mặt trận phòng chống tham nhũng, báo chí đã thể hiện rất rõ nét tính kiên cường, tính chiến đấu mạnh mẽ. Khi đối mặt với khó khăn nguy hiểm tinh thần quả cảm, tinh thần đấu tranh của báo chí càng được ngời sáng.
Nhiều tác phẩm đoạt giải đã tham gia tích cực vào việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhất là sai phạm trong công tác quản lý đất đai; sai phạm trong công tác cán bộ, bất cập trong giáo dục; nạn xã hội đen, các loại tội phạm mới, nạn xâm hại trẻ em, vấn đề phòng chống thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến khích thúc đẩy kinh tế số, kinh tế tư nhân, kinh tế xanh, sản xuất nông nghiệp sạch; xây dựng đô thị thông minh, cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động tới cuộc sống.
Nhiều tác phẩm tiếp tục khai thác những đề tài truyền thống như lịch sử cách mạng, các nét đẹp văn hóa, gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến trong cuộc sống…
Nhiều bài báo mạng được đầu tư công phu, nhiều bài thể hiện ở dạng long-form, e-magazine hay megastory có sức hấp dẫn cao, bắt kịp xu hướng...
Nhìn chung, năm nay không chỉ có sự thay đổi tích cực về số lượng, các tác phẩm còn có chất lượng khá đồng đều, giảm dần sự cách biệt lớn về chất lượng giữa các tác phẩm của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
+ Mỗi mùa giải đi qua là sự tôn vinh dành cho những tờ báo, nhà báo xứng đáng. Thưa ông, chắc hẳn những người làm báo Việt Nam sẽ có thêm động lực để tiếp tục hành trình làm tròn sứ mệnh của mình?
- Chắc chắn là vậy! Tôi cho rằng, các tác giả của những bài báo được vinh danh khi đặt bút viết đều không “vì giải thưởng”. Giải thưởng báo chí không phải là đích đến của họ. Bởi vì sứ mệnh của mỗi nhà báo không phải “viết báo để lấy giải thưởng” mà cao hơn đó là “góp phần xây dựng một nền báo chí giàu tính chiến đấu, giàu tính nhân văn, chuyên nghiệp hiện đại” và mục tiêu của mỗi nhà báo “làm nghề là để phục vụ lợi ích của đất nước, nhân dân”. Khi xác định và theo đuổi sứ mệnh ấy bằng tài năng, bằng sự dấn thân, dũng cảm thì tôi tin là các nhà báo, các tòa báo sẽ có được sự ghi nhận không chỉ là những giải thưởng mà cao hơn, đó là niềm tin của công chúng, của người dân.
Có thể nói, Giải Báo chí Quốc gia năm 2020 đánh dấu một chặng đường 15 năm “đãi cát tìm vàng”, tôn vinh những nhà báo, tờ báo xứng đáng của Báo chí Cách mạng Việt Nam. Giải Báo chí Quốc gia đã làm bừng sáng ngọn lửa chiến đấu, ngọn lửa cống hiến, tinh thần của giới báo chí cách mạng Việt Nam. Ngọn lửa ấy được nuôi dưỡng, vun đắp trong quá trình làm nghề và mỗi dịp trao giải sẽ lại thêm bừng sáng hơn, làm vẻ vang truyền thống của Báo chí Cách mạng Việt Nam. Để rồi những người làm báo mọi thế hệ sẽ luôn luôn cảm thấy tự hào về nghề nghiệp của mình - Một nghề gian khó nhưng cũng đầy vinh quang! Trong niềm tự hào ấy, mỗi người làm báo sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách, tiếp tục làm nghề và cống hiến.
+ Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn: Hà Vân (Thực hiện)
https://congluan.vn/su-vinh-danh-xung-dang-cho-nhung-ngay-tac-nghiep-gian-nan-trong-dai-dich-post162580.html
18 tác phẩm đoạt Giải thưởng Báo chí về KH&CN năm 2020
Submitted by nlphuong on Sun, 17/10/2021 - 14:08Ngày 15/10, Bộ KH&CN đã công bố 18 tác phẩm đoạt Giải thưởng Báo chí về KH&CN năm 2020. Báo điện tử Chính phủ giành giải Nhì với nhóm tác phẩm “Để tiêu chuẩn không là rào cản”.
Ban Tổ chức nhận được hơn 600 tác phẩm/nhóm tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả tham gia Giải thưởng |
Giải thưởng Báo chí về KH&CN được tổ chức hằng năm từ năm 2012 nhằm trao tặng cho các tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc về KH&CN. Đây là sự ghi nhận của Bộ KH&CN trong việc vinh danh những nhà báo có tinh thần khoa học, đã nỗ lực hết mình, tìm tòi, phát hiện, phản ánh các kết quả của Bộ nói riêng và của ngành KH&CN nói chung.
Tiếp nối thành công từ các năm trước, Giải thưởng Báo chí về KH&CN năm 2020 tiếp tục nhận được sự hưởng ứng tham gia của hầu hết các các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương. Ban Tổ chức đã nhận được hơn 600 tác phẩm/nhóm tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả.
Theo đánh giá của Hội đồng bình chọn, nhìn chung các tác phẩm đã phản ánh khá toàn diện về mọi mặt hoạt động KH&CN, đề cập đến những vấn đề cấp bách, phổ biến và thực tiễn của đời sống kinh tế-xã hội. Nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, chủ đề có tính thời sự, phản ánh kịp thời, đậm nét kết quả hoạt động cũng như những sự kiện lớn của Bộ, của ngành KH&CN… Một số tác phẩm được đầu tư bài bản, công phu, chuyên nghiệp, mang tính phát hiện, có tính phản biện tốt, đi đến tận cùng của vấn đề, có hiệu quả xã hội mạnh mẽ, tích cực, có sức ảnh hưởng cao.
Điển hình như nhóm tác phẩm “Khi nhà khoa học quân sự “đi trước” trong cuộc chiến với đại dịch toàn cầu”; “Tìm lại tên cho người đã mất”; “Đường ray 4.0”; “Đề tiêu chuẩn không là rào cản”; “Tiến sĩ, bác sĩ Hồ Hữu Thọ: Tầm soát ung thư bằng công nghệ sinh thiết lỏng”; “Nghiên cứu dữ liệu di truyền của động vật hoang dã”; “Chìa khóa” giúp bảo tồn các loài nguy cấp đúng cách”; “Sự lan tỏa khoa học-công nghệ với sự phát triển các tỉnh miền núi”; “Start-up Việt - Trong nguy có cơ”…
Thông qua các tác phẩm, vai trò, vị trí của KH&CN được khẳng định trong việc tham gia giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra, đặc biệt trong quá trình phòng, chống dịch COVID-19.
Qua 2 vòng chấm Sơ tuyển và Chung tuyển, đã có 18 tác phẩm và nhóm tác phẩm được Bộ phê duyệt và trao giải ở 4 thể loại: Truyền hình, Phát thanh, Báo in, Báo điện tử, trong đó có 3 giải Nhất, 5 giải Nhì, 5 giải Ba và 5 giải Khuyến khích.
Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Chung tuyển Giải thưởng Báo chí về KH&CN năm 2020 nhận định: “Tính chuyên nghiệp, sự gắn kết và tinh thần trách nhiệm là từ khóa của Giải thưởng Báo chí về KH&CN năm 2020. Hơn 600 tác phẩm dự thi cho thấy sự quan tâm của các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước.
Nhiều tác phẩm báo chí đã vượt qua khuôn khổ truyền thống để thu hút công chúng bằng các hình ảnh hóa dữ liệu (biểu đồ, infographic,...). Nhiều tác phẩm cho thấy sự dấn thân, cách thức làm việc chuyên nghiệp của các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết và lao động sáng tạo của các nhà báo để tạo nên những tác phẩm có chất lượng cao".
Gửi lời chúc mừng tới các nhà báo có các tác phẩm đoạt Giải thưởng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt chia sẻ, trong những năm qua, lực lượng các nhà khoa học Việt Nam luôn tự hào có sự sát cánh của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, nhà báo khắp cả nước đã tích cực tham gia tuyên truyền về KH&CN.
Nhiều tác phẩm báo chí đã phản ánh kịp thời, đậm nét kết quả hoạt động, thành tựu của Bộ và toàn ngành KH&CN trong việc tham gia giải quyết các vấn đề cấp bách, gắn với thực tiễn và đòi hỏi của cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của KH&CN, đặc biệt trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19 thời gian qua.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt mong rằng, Giải thưởng Báo chí về KH&CN năm 2021 sẽ tiếp tục góp phần nuôi dưỡng, thúc đẩy niềm đam mê sáng tạo, cống hiến không ngừng của những người làm báo về KH&CN để có thật nhiều hơn nữa những tác phẩm hay, sống động cho mùa trao giải tiếp theo.
Nguồn: Hoàng Giang/baochinhphu.vn
http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/18-tac-pham-doat-Giai-thuong-Bao-chi-ve-KHCN-nam-2020/449695.vgp
Thấy gì qua bảng xếp hạng 50 tờ báo, trang điện tử nhiều người xem nhất Việt Nam năm 2021?
Submitted by nlphuong on Sat, 16/10/2021 - 17:03Đại dịch Covid-19 đã tạo ra nhiều xu hướng mới làm thay đổi bảng xếp hạng các tờ báo điện tử và trang thông tin điện tử ở Việt Nam.
Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 xuất hiện đã làm đảo lộn nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có báo chí. Báo chí cũng là ngành bị tác động rất mạnh khi người dân thực hiện giãn cách xã hội ở nhà lướt web nhiều hơn, song đội ngũ phóng viên lại khó xông pha khắp nơi để có nhiều tin bài “nóng”, “hot”. Cũng trong giai đoạn này, chính Covid-19 đã tạo ra nhiều xu hướng mới làm thay đổi bảng xếp hạng các tờ báo điện tử và trang thông tin điện tử ở Việt Nam.
Vnexpress vẫn là Báo Điện tử được nhiều người đọc nhất |
Những báo điện tử có lượng người xem nhiều nhất
Alexa.com là công vụ phổ biến nhất ở Việt Nam và thế giới để phân tích, đánh giá người xem trên các trang web toàn cầu. Alexa là tên một công ty thành lập năm 1996 và được Amazon.com, tập đoàn bán lẻ trực tuyến khổng lồ của Mỹ, mua lại. Mục tiêu “mặt tiền” của Alexa là điều hướng truy cập internet cho người dùng, giúp họ tìm được những website phổ biến, có nhiều nội dung.
Mục tiêu ẩn sau quan trọng hơn, Alexa giúp hãng Amazon.com thống kê và nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng trên mạng, cách họ truy cập vào các website, để qua đó đưa ra các chính sách tiếp thị, quảng cáo hiệu quả. Thông qua việc thống kê hoạt động của người dùng web, Alexa có thể đưa ra danh sách xếp hạng những website theo mức độ phổ biến và được nhiều người truy cập.
Giao diện Báo Quân đội nhân dân Điện tử |
Tính đến ngày 14/10/2021, trêng bảng xếp hạng 50 website hàng đầu Việt Nam, có 9 tờ báo điện tử thu hút nhiều người xem nhất, đó là: Vnexpress (4), laodong.vn (6), tvphapluat.vn (10), vtv.vn (8), Zingnews.vn (11), Dantri.com.vn (18), Tuoitre.vn (19), Thanhnien.vn (27), Vietnamnet.vn (28), Qdnd.vn (34).
Số liệu thống kê này dựa trên 4 tiêu chí bao gồm: Thời gian độc giả lưu lại trên trang, số trang được xem, số lượng tìm kiếm bằng từ khóa, tổng số trang dẫn đến website. Theo đó, Vnexpress vẫn là báo điện tử được nhiều người đọc nhất với số lượng thời gian độc giả lưu lại trang là 9 phút 25 giây; số lượng trang được xem trung bình là 4,67 trang, số lượng tìm kiếm từ khóa là 8,2%, tổng số trang dẫn đến website là 7000. Xếp ngay sau Vnexpress trên bảng xếp hạng là laodong.vn với các chỉ số 2 phút 01, 1.53 trang, 56.10% và 3,924 trang.
Đặc biệt bảng xếp hạng lần này của Alexa cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của Báo Quân đội nhân dân (QĐND) Điện tử (www.qdnd.vn) ở vị trí thứ 34.
Clip Bộ đội xe tăng Việt Nam tại Army Games (3.8 triệu lượt xem) trên trang Fanpage của Báo QĐND Điện tử |
Là tờ báo chính trị duy nhất lọt top, Báo QĐND Điện tử đã khẳng định sự “bứt phá” của một tờ báo truyền thống tưởng chừng như có phần “khô cứng”. Theo các thông số Alexa.com thống kê, Báo QĐND Điện tử có số lượng bạn đọc tìm kiếm trang qua từ khóa là 61.40%, tổng số trang dẫn đến website là 882, số trang được xem là 1.40. Báo Quân đội nhân dân Điện tử đã đổi mới phát triển nhiều nền tảng mạng xã hội phục vụ tuyên truyền nhất với 5 nền tảng gồm: Facebook, YouTube, Zalo, TikTok, Lotus; tập hợp hàng triệu bạn đọc đăng ký, theo dõi thường xuyên. Các trang mạng xã hội này có lượng tương tác khá cao với một số clip “triệu view” cả trang fanpage Facebook về Bộ đội xe tăng Việt Nam tại Army Games (3.8 triệu lượt xem); “Tà áo dài Việt Nam tha thướt trong lễ bốc thăm cuộc thi Đội quân Văn hóa” (1.1 triệu lượt xem) hay clip về một cuộc diễn tập ở Sư đoàn 346 (Quân khu 1) trên tiktok đạt hơn 1 triệu lượt xem.
Theo thông tin công bố trên Báo QĐND Điện tử thì vào kỷ niệm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tờ báo này đã ra mắt nền tảng báo nói Podcast trên chuyên trang Media (www.media.qdnd.vn ) và tích hợp trên các nền tảng số Google podcast, Apple Podcast, Spotify…bằng những chuyên mục có sức thu hút cao như “Ngày này năm xưa”, “Phòng, chống Diễn biến hòa bình”, “Câu lạc bộ chiến sĩ”…
Mạng xã hội vẫn ở tốp đầu
Facebook vẫn là một trong những mạng xã hội xếp hạng hàng đầu ở Việt Nam. Ảnh minh họa: Getty Images |
Tính đến ngày 14/10/2021, xếp hạng trên trang Alexa.com cho thấy trong 50 vị trí website hàng đầu Việt Nam, 3 vị trí dẫn đầu vẫn là các mạng xã hội và nền tảng số, bao gồm: Google, Youtube, Facebook. Cũng theo số liệu thống kê tính tới tháng 6/2021 của NapoleonCat (công cụ đo lường các chỉ số Mạng mạng xã hội), tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là gần 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số toàn quốc, tăng 31 triệu người dùng so với năm 2019 và vẫn dẫn đầu danh sách các Mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam.
Với độc giả trẻ, khái niệm “trung thành với thương hiệu” không tồn tại quá lâu. Họ sẽ đổi sang tờ báo khác ngay nếu không hài lòng về nội dung, chất lượng app hoặc hình ảnh, video có chất lượng kém. Các nền tảng mạng xã hội lớn như YouTube và Facebook dường như đã hiểu rất rõ điều này.
Họ thường xuyên đề cao độ xác thực của thông tin, thẳng tay dẹp bỏ tin giả, thông tin sai lệch. Những tài khoản thường xuyên đăng tin giả thậm chí có thể bị khóa. Đây không chỉ đơn giản là cách để họ “làm trong sạch” nền tảng của mình, mà còn là cách để tạo niềm tin ở những người tham gia xem, đọc, đóng góp nội dung trên nền tảng đó.
Ngoài những trang mạng xã hội đã xuất hiện từ lâu như Facebook hay Youtube, một số trang mạng xã hội khác cũng dần thu hút đông đảo người dùng, ví dụ như Tiktok. Mặc dù xuất hiện sau nhưng mạng xã hội Tiktok cũng đứng ở vị trí thứ 21 trên bảng xếp hạng Alexa.com. Đặc biệt, dưới tác động của dịch Covid-19, Tiktok ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nhờ những tính năng ưu việt dành cho người dùng với giá trị giải trí cao.
Theo một bài trên Vnexpress tháng 9/2021, TikTok cho biết nền tảng video ngắn của mình đã đạt một tỷ người dùng hàng tháng sau hơn ba năm ra mắt. Một bài báo khác cho biết, TikTok đang đứng thứ 3 tại Việt Nam về lượt tải trên cả 2 nền tảng là IOS và Android. Tại Việt Nam, kể từ đợt giãn cách xã hội đầu tiên vào hồi đầu năm 2020, mạng xã hội này đã dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và con số người dùng vẫn chưa ngừng tăng lên.
Trang thông tin điện tử tổng hợp và ứng dụng thương mại lên top
Thương mại điện tử đang phát triển "thần tốc" trong những năm gần đây. Ảnh: VIỄN THÔNG/Vnexpress |
Năm 2021 cũng chứng kiến sự “bứt phá” mạnh mẽ của các trang thông tin điện tử tổng hợp dù không phải là báo chí chính thống, tuy nhiên những trang tin này cũng đã thu hút được lượng độc giả vô cùng lớn. Điểm mạnh của các trang này là thông tin được truyền tải rất nhanh chóng đến đến độc giả, cùng với sự đầu tư mạnh vào phát triển app trên điện thoại, tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người đọc khi truy cập vào trang.
Có thể kể đến một số trang như thethao247 (xếp thứ 9 trên bảng xếp hạng Alexa), 24h.com.vn (14), thethao247 (9), Kenh14.vn (17), Cafef.vn (22), hay Baomoi.com (35).
Bên cạnh đó, sự tác động của dịch Covid-19 cũng khiến các sàn thương mại điện tử đều không ngừng thay đổi để phù hợp với nhu cầu cũng như nắm bắt xu hướng tiêu dùng.
Tại Việt Nam, các sàn thương mại điện tử lớn luôn thu hút đông đảo người dùng với số lượt truy cập, mua bán "khủng". Con số này được minh chứng qua bảng xếp hạng trên Alexa.com với Shopee.vn (7), Lazada.vn (24), Tiki.vn (26), Dienmayxanh.com (42).
Nguồn: Sông Mây/congluan.vn
https://congluan.vn/thay-gi-qua-bang-xep-hang-50-to-bao-trang-dien-tu-nhieu-nguoi-xem-nhat-viet-nam-nam-2021-post161550.html
Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần XV - năm 2020 diễn ra vào ngày 24/10
Submitted by nlphuong on Sat, 16/10/2021 - 16:56Theo Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia, lễ trao giải năm nay được tổ chức theo tinh thần tinh gọn, giảm bớt số lượng đại biểu, khách mời tại hội trường do dịch COVID-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao giải A, Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV-năm 2020 cho đại diện nhóm tác giả Báo Điện tử VietnamPlus. (Ảnh: Nguyên An/Vietnam+) |
Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV-năm 2020 sẽ được tổ chức trọng thể vào tối Chủ Nhật 24/10, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, thành phố Hà Nội và được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam và VOV1 Đài Tiếng nói Việt Nam.
Theo Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia, lễ trao giải năm nay được tổ chức theo tinh thần tinh gọn, giảm bớt số lượng đại biểu, khách mời tại hội trường. Vì lý do giãn cách xã hội để phòng chống đại dịch COVID-19, Ban Tổ chức quyết định các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm đoạt giải hiện công tác và sinh sống ngoài địa bàn Hà Nội, không về Hà Nội tham dự trực tiếp Lễ trao giải tối 24/10.
Ban Tổ chức sẽ gửi Cup, giấy chứng nhận, kỷ niệm chương, tiền giải về Hội Nhà báo địa phương và đề nghị lãnh đạo địa phương tổ chức Lễ trao giải vào thời gian và cách thức phù hợp với thực tế địa phương (sau ngày 24/10).
Giải Báo chí Quốc gia hằng năm là sự kiện lớn, thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo giới cả nước, là Giải thưởng cao quý nhất dành tặng cho các tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc, đóng góp tích cực cho sự nghiệp báo chí nước nhà.
Năm 2020, Ban Tổ chức đã nhận được 1.823 tác phẩm của 114 cấp hội và hơn 190 tác giả là cộng tác viên tham dự. Các tác phẩm tham dự đã phản ánh kịp thời, đậm nét các sự kiện chính trị lớn của đất nước trong năm 2020 như tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng; công tác thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; các ngày kỷ niệm lớn như kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, kỷ niệm 75 năm thành lập nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao giải A, Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV-năm 2020 cho đại diện nhóm tác giả Báo Điện tử VietnamPlus. (Ảnh: Nguyên An/Vietnam+) |
Các tác phẩm dự giải có đề tài phong phú, phản ánh trung thực, kịp thời, toàn diện các sự kiện thời sư, vấn đề thời sự của đất nước, của địa phương năm 2020, ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại; các vấn đề nóng bỏng như đại dịch COVID-19, lũ lụt thiên tai ở các tỉnh miền Trung, được đề cập sâu sắc, kịp thời, toàn diện, có tác động ảnh hưởng lớn tới xã hội.
Nhiều tác phẩm đã tham gia tích cực vào việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhất là sai phạm trong công tác quản lý đất đai; sai phạm trong công tác cán bộ, bất cập trong giáo dục; nạn xã hội đen, các loại tội phạm mới, nạn xâm hại trẻ em, vấn đề phòng chống thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến khích thúc đẩy kinh tế số, kinh tế tư nhân, kinh tế xanh, sản xuất nông nghiệp sạch; xây dựng đô thị thông minh, cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự tác động tới cuộc sống.
Nhiều tác phẩm tiếp tục khai thác những đề tài truyền thống như lịch sử cách mạng, các nét đẹp văn hóa, gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến trong cuộc sống… Nhiều tác phẩm có tính phát hiện, phản biện sâu sắc, có hiệu quả xã hội tích cực, có sức ảnh hưởng lớn.
Hội đồng Giải đánh giá các tác phẩm dự giải có chất lượng khá đồng đều, giảm dần sự cách biệt lớn về chất lượng giữa các tác phẩm của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. Nhiều bài có tính phát hiện tốt, phản ánh những vấn đề nóng bỏng, được dư luận quan tâm. Nhiều tác phẩm của các cơ quan báo chí địa phương trong các nhóm thể loại phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (báo in, báo điện tử) và tin, phóng sự, ký sự; phim tài liệu (báo hình), được Hội đồng đánh giá cao.
Quá trình chấm chung khảo được thực hiện theo đúng Điều lệ Giải và quy chế làm việc, thể thức bỏ phiếu của Hội đồng Giải. Trong số 150 tác phẩm vào vòng chung khảo, Hội đồng chọn lọc được 1 Giải đặc biệt, 9 Giải A, 25 Giải B, 45 Giải C, 32 Giải Khuyến khích. Tác phẩm “Việt Nam-Thời đại Hồ Chí Minh, Biên niên sử truyền hình” của Báo Nhân Dân được trao giải Đặc biệt./.
https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=746991
Sẽ sớm hoàn thiện và cho ra mắt bộ phim đầu tiên về lịch sử Hội Nhà báo Việt Nam
Submitted by nlphuong on Thu, 14/10/2021 - 11:38Để tích cực tuyên truyền đến công chúng về hoạt động của Hội và tiến tới Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức buổi xin ý kiến đóng góp để hoàn thiện và phê duyệt nội dung bộ phim tài liệu “Hội Nhà báo Việt Nam trên đường cách mạng”.
Tại buổi đóng góp ý kiến, nhà báo Trần Thị Kim Hoa – Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết: Tháng 3 năm 2021 đơn vị nhận được nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam giao, một nhiệm vụ rất khó khăn nhưng cũng rất vinh dự và tự hào. Đó là thực hiện một bộ phim về Hội sau hơn 70 năm xây dựng, hình thành, phát triển.
Nhà báo lão thành Hà Đăng đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc cho nội dung bộ phim. Ảnh Sơn Hải |
“Mặc dù tư liệu còn chưa đủ để giúp chúng tôi có đầy đủ bộ sưu tập về Hội Nhà báo Việt Nam liên quan đến quá trình ra đời và phát triển. Tuy nhiên được sự động viên, tin tưởng của lãnh đạo Hội, với tinh thần quyết tâm cao, chúng tôi đã nỗ lực từng bước để sớm hoàn thiện bộ phim” , nhà báo Trần Kim Hoa cho biết thêm.
Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam gợi ý bộ phim nên có những điểm nhấn để tạo sức hút cho người xem hơn. Ảnh: Sơn Hải |
Theo đó, bộ phim có dài khoảng 30 phút nói về lịch sử ra đời, hình thành và phát triển của Hội gắn với các sự kiện lớn của dân tộc, về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho sự ra đời và xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam… tôn vinh những nhà báo, những hội viên có nhiều đóng góp cho nền báo chí Việt Nam, tích cực góp phần cho sự ra đời và phát triển của Hội.
Bộ phim có hình ảnh tư liệu phong phú, nhiều tư liệu quan trọng giúp mỗi hội viên hiểu thêm về lịch sử vẻ vang của Hội, đồng thời khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển, kêu gọi tinh thần đoàn kết của mỗi hội viên.
Nhà báo Thuận Hữu - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam góp ý nên đưa thêm những hình ảnh mang nhiều cảm xúc hơn nữa, đó là những tấm gương hi sinh, dấn thân vì nghề của các nhà báo. Ảnh: Sơn Hải |
Tại buổi góp ý, nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Thuận Hữu - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam… cùng nhiều nhà báo lão thành, lãnh đạo các đơn vị thuộc Hội đã cùng nhau đóng góp ý kiến để điều chỉnh, bổ sung để nâng cao chất lượng nội dung, chất lượng hình ảnh bộ phim.
Các góp ý tập trung bổ sung thêm một số chi tiết để bộ phim thêm hấp dẫn, có tính bao quát toàn diện, mang lại cảm xúc cho người xem.
Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam gợi ý nên lựa chọn những hình ảnh đắt, chất lượng hơn nữa. Ảnh: Sơn Hải |
Tiếp thu các ý kiến đóng góp tâm huyết của các đại biểu, nhà báo Trần Kim Hoa cho biết, đây sẽ là những ý kiến quan trọng làm cơ sở để đơn vị tiếp tục có điều chỉnh, bổ sung. Từ việc xây dựng kịch bản, lời bình sẽ có những điều chỉnh đảm bảo bám sát hơn nữa lịch sử.
"...Chúng tôi sẽ tiếp tục điều chỉnh để làm rõ hơn vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam với gắn với sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam cũng như đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước", nhà báo Trần Kim Hoa khẳng định.
Nhà báo Trần Kim Hoa cám ơn và tiếp thu các ý kiến đóng góp tâm huyết của các đại biểu. Ảnh: Sơn Hải |
Được biết, đây là bộ phim đầu tiên nói về lịch sử xây dựng, hình thành và phát triển Hội Nhà báo Việt Nam trong hơn 70 năm. Bộ phim đang trong quá trình hoàn thiện và sẽ tiếp tục tiếp thu, lấy ý kiến để sớm hoàn thiện. Dự kiến phim sẽ được ra mắt chính thức vào dịp Đại hội lần thứ XI của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra trong thời gian tới.
Nguồn: Nguyên Phong
https://congluan.vn/se-som-hoan-thien-va-cho-ra-mat-bo-phim-dau-tien-ve-lich-su-hoi-nha-bao-viet-nam-post161304.html