Syndicate content

Chuyển động ngành

Việt Nam - Nhật Bản hợp tác sâu rộng về TTTT, bưu chính

Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng tiếp bà TAKAICHI Sanae - Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản và ký kết các Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (TTTT) bưu chính giai đoạn 2020 - 2023.

Tham dự buổi làm việc và ký kết có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio và đại diện các cán bộ của hai Bộ. 

Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng tiếp bà TAKAICHI Sanae - Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản

 

Nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực TTTT, đầu năm mới 2020, Bộ TTTT Việt Nam đã chủ trì đón đoàn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, bà TAKAICHI Sanae sang thăm và làm việc từ ngày 8-10/1/2020. Đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của bà Bộ trưởng trong năm 2020.

Tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và bộ trưởng TAKAICHI Sanae, hai Bộ trưởng đã có buổi làm việc trao đổi các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm như phát triển 5G, An toàn, an ninh thông tin, Chính phủ điện tử, Bưu chính và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực TTTT.

Năm 2020 là năm mà cả Việt Nam và Nhật Bản tuyên bố sẽ thương mại hóa 5G. Việt Nam sẽ đi cùng nhịp với thế giới về công nghệ. Hai Bộ trưởng nhất trí sẽ cùng nhau hợp tác nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn 5G, đảm bảo an ninh cho mạng 5G và cùng nhau phát triển Hệ sinh thái 5G cho tương lai.

Cũng tại buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã thông báo với Bộ trưởng Takaichi Sanae về việc Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức triển lãm thế giới số ITU Digital World (trước đây là ITU Telecom World) với chủ đề “Cùng nhau xây dựng thế giới số - Building the digital world together” vào tháng 9/2020 tại Hà Nội và có lời mời bà Bộ trưởng tham dự Hội nghị này.

Sự kiện bao gồm: Diễn đàn cấp cao, hội nghị bàn tròn Bộ trưởng, phiên thảo luận, hội thảo chuyên đề, chương trình kết nối và chương trình giải thưởng vinh danh những sản phẩm đổi mới sáng tạo ICT có tác động lan toả lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.

Hai Bộ trưởng ký kết Biên bản ghi nhớ

Sau buổi làm việc, hai Bộ trưởng đã cùng ký kết 02 Bản ghi nhớ:

Cụ thể, hợp tác lĩnh vực TTTT, gồm: Chia sẻ chính sách và quy định quản lý trong lĩnh vực TTTT; Chính sách điện tử và thành phố thông minh; Ứng dụng CNTT; Chuyển đổi số và phát triển 5G; Tiêu chuẩn; An toàn thông tin; Phát triển nguồn nhân lực; Hợp tác đa phương; Phát thanh Truyền hình và các lĩnh vực khác.

Hợp tác trong lĩnh vực bưu chính  với các nội dung gồm: chính sách trong lĩnh vực bưu chính; Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực; Hỗ trợ hợp tác giữa các nhà khai thác bưu chính, và các nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính.

Lan Phương/ictvietnam.vn

Truyền thông sâu rộng tới người lao động sứ mệnh chuyển đổi số

Ngày 8/1/2019, tại Hà Nội, Công đoàn TTTT đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020. Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm đã đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm phát biểu

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm nhấn mạnh: Năm 2019, với mục tiêu “Nâng cao thứ hạng Việt Nam”, và phương châm hành động “Làm gương, kỷ cương, trọng tâm, bứt phá”, toàn Ngành TTTT đã khẩn trương, quyết liệt, đổi mới cách nghĩ, cách làm, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra, như tổng doanh thu toàn ngành dự kiến đạt gần 135 tỷ USD, tăng 8,8%, so với năm 2018; nộp ngân sách 99.820 tỷ đồng (hơn 43 tỷ USD), tăng 23,4% so với năm 2018.

Lĩnh vực báo chí, truyền thông đã phán ánh trung thực hơn dòng chảy chính của xã hội, góp phần tạo sự đồng thuận và niềm tin của xã hội. Các chỉ số thuộc các lĩnh vực của ngành hầu hết được các tổ chức quốc tế độc lập, có uy tín đánh giá cao, thăng hạng. Viễn thông tăng từu 108 lên 81, Bưu chính từ 50 lên 45, ứng dụng CNTT trong bộ chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) 4.0 tăng từ 95 lên 41. Lĩnh vực an toàn thông tin tăng hạng từ 100 lên 41.

Năm 2020, Việt Nam sẽ đăng cai sự kiện viễn thông lớn nhất trên thế giới với tên gọi mới Hội nghị và Triển lãm Thế giới số, với sự tham gia của trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Sự kiện sẽ góp phần khẳng định vị thế của đất nước, thể hiện ngành TTTT Việt Nam đổi mới, năng động, tích cực tham gia trách nhiệm trong cộng đồng Viễn thông - Công nghệ thông tin (VT-CNTT) quốc tế.

Năm 2020 là năm khởi đầu chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động mạnh mẽ để tiến tới một Việt Nam số. Ngành TTTT là ngành đóng vai trò hạ tầng nền tảng để mọi ngành, lĩnh vực triển khai tiến tới chuyển đổi số. Năm 2020, Việt Nam sẽ có 5G, thiết bị 5G do Việt Nam thiết kế sản xuất, triển khai thương mại 5G cùng với thế giới.

Do vậy, Thứ trưởng yêu cầu Công đoàn ngành phải ý thức sâu sắc và truyền thông sâu rộng tới mọi cán bộ, người lao động trong toàn ngành hiểu rõ về sứ mệnh của mình.

Trong năm 2020, Công đoàn ngành TTTT cần tập trung bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ TTTT đã đề ra cho Ngành để tổ chức các phong trào thi đua trong các công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở, gắn với chủ đề năm 2020 “Xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đề ra và chỉ đạo thực hiện.

Thứ trưởng cũng yêu cầu thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các tổ chức công đoàn cơ sở, tiếp tục phát triển đoàn viên, củng cố, xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh.

Tiếp theo, Công đoàn Ngành thường xuyên quan tâm nắm bắt tình hình tư tưởng của CBCNV, người lao động; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cho phù hợp, hiệu quả trên tinh thần “sâu sát cơ sở, tập trung xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh ở cơ sở” để đảm bảo chăm lo tốt cho đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Công đoàn cũng tiếp tục thực hiện tốt Quy chế giám sát, phản biện xã hội; Quy định về việc góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, trong đó chú ý những nội dung liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống công nhân, viên chức, người lao động…

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác công đoàn các cấp cần được chú trọng, bảo đảm có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng trước yêu cầu và nhiệm vụ mới ngày càng cao.

Công đoàn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức trong việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 05/11/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Công đoàn tiếp tục triển khai và thực hiện tốt các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam và Đại hội XV Công đoàn TTTT, kịp thời bổ sung, điều chỉnh các nhiệm vụ cho sát sự biến chuyển của thực tiễn của Ngành và của đất nước.

Cuối cùng, Thứ trưởng nhấn mạnh các tổ chức toàn ngành sẽ tổ chức đại hội các cấp để tiến tới Đại hội XIII của Đảng, đồng thời năm 2020 cũng có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước và của Ngành, Công đoàn Ngành cần sớm có chương trình, kế hoạch tổ chức các sự kiện, phong trào thi đua, các hoạt động văn nghệ, thể thao sôi nổi để đẩy mạnh tinh thần lao động hăng say đổi mới sáng tạo trong toàn ngành, động viên đội ngũ CBCNV đoàn viên, người lao động tự hào về truyền thống, đoàn kết cùng nhau cống hiến nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Ngành, đất nước.

Đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam, ông Nguyễn Minh Dũng, Uỷ viên Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn đã trao đổi những thách thức đối với Tổng liên đoàn, các cấp công đoàn, các cán bộ công đoàn khi tham gia Hiệp định CPTPP.

"Chúng ta phải chấp nhận trong tương lai gần, tổ chức công đoàn phải cạnh tranh với tổ chức đại diện người lao động. Chúng ta phải nhìn thẳng và đón nhận việc này để đổi mới phương thức hoạt động, cạnh tranh, thu hút đoàn viên".

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã được giao nhiệm vụ xây dựng đề án đổi mới tổ chức trong tình hình mới và trình Bộ Chính trị. Đây là đề án tổng thể, đổi mới hoạt động và đổi mới phải bắt đầu từ công đoàn cơ sở, đảm bảo hoạt động theo tôn chỉ của tổ chức công đoàn là bảo vệ người lao động.

Tổ chức công đoàn phải thúc đẩy được sự phát triển của doanh nghiệp (DN), đào tạo đội ngũ công đoàn có tri thức để tập hợp người lao động có tay nghề. Đây là việc sống còn của tổ chức công đoàn.

Các đơn vị nhận Cờ thi đua xuất sắc, Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Công đoàn TTTT

Một số kết quả nổi bật trong công tác Công đoàn 2019

Cũng tại Hội nghị, Phát biểu tại Hội nghị, ông Chu Văn Bình, Chủ tịch Công đoàn TTTT cho biết: trong năm qua, Công đoàn TTTT Việt Nam đã triển khai các nội dung, chương trình hoạt động công đoàn, tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo đến các công đoàn trực thuộc.

Ông Chu Văn Bình, Chủ tịch Công đoàn TTTT

Công đoàn cùng chuyên môn phát huy và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phối hợp tổ chức tốt Hội nghị cán bộ công chức, viên chức, Hội nghị người lao động năm 2019 vượt chỉ tiêu đề ra, triển khai thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên…

Năm 2019, Công đoàn Ngành đã hướng dẫn các công đoàn trực thuộc triển khai sâu rộng tới đoàn viên công đoàn về lợi ích thụ hưởng thông qua các văn bản ký kết hợp tác giữa các đối tác và Tổng LĐLĐ Việt Nam, ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện “Năm vì lợi ích đoàn viên công đoàn”, 100% công đoàn cơ sở đã triển khai đến đoàn viên, người lao động được biết các chương trình phúc lợi cho đoàn viên.

Các cấp công đoàn tăng cường, chủ động đối thoại với người sử dụng lao động để thỏa thuận những lợi ích cho đoàn viên công đoàn, người lao động, quan tâm thăm hỏi, trợ cấp người lao động khó khăn.

Kết quả tính đến ngày 10/11/2019 có 203/213 DN nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác tổ chức đối thoại tại nơi làm việc đạt 95,3%; 100% DN có tổ chức công đoàn đã ký kết thỏa ước lao động tập thể, trong đó có trên 74% thỏa ước lao động tập thể được phân loại đạt chất lượng loại B trở lên.

Triển khai chủ đề năm “Vì lợi ích đoàn viên”, Công đoàn Ngành và các công đoàn trực thuộc đã triển khai các thỏa thuận đã ký kết của Tổng Liên đoàn về hợp tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động; Tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty CP Du lịch Thương mại và Đầu tư Hà Nội (HANOTOURS), sơ kết Thỏa thuận hợp tác giữa Công đoàn TTTT với Bệnh viện Bưu điện và Bệnh viện Đa khoa Bưu điện. Tổng số đoàn viên và người lao động được thụ hưởng từ các chương trình đã ký kết là 77.438 lượt người với số tiền hàng chục tỷ đồng.

Các đơn vị lớn trong Ngành như VNPT, VNPost, Mobifone... đã có các thỏa thuận hợp tác với Tổng LĐLĐ Việt Nam để triển khai chủ đề “Vì lợi ích đoàn viên” đem lại nhiều lợi ích cho không chỉ đoàn viên trong Ngành mà còn cho đoàn viên công đoàn trong toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam.

Nhân dịp Tết Kỷ Hợi năm 2019, Công đoàn TTTT chuẩn bị điều kiện và tổ chức đoàn cán bộ Công đoàn TTTT trực tiếp đi thăm hỏi gia đình CBCNVC, lao động gặp khó khăn, bị bệnh nặng, thăm động viên CBCNV làm nhiệm vụ trực tết tại 10 đơn vị trong Ngành, đồng thời ủy quyền cho các công đoàn trực thuộc tổ chức thăm hỏi 755 gia đình CBCNVC, lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh nặng tại các đơn vị với tổng số tiền trên 800 triệu đồng.

Nhân ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7, “Tháng hành động vì người nghèo”, Công đoàn TTTT đã phối hợp với Bộ TTTT tổ chức đoàn công tác thăm và tặng quà trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Phú Thọ; Hướng dẫn các công đoàn trực thuộc hưởng ứng các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhân ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7; Phối hợp tổ chức Lễ phát động nhắn tin ủng hộ chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo năm 2019".

Công đoàn Ngành đã tổ chức thăm hỏi và ủy quyền thăm hỏi các gia đình CBCNV, người lao động trong Ngành có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh nặng, tặng quà cho công nhân nghèo Khu công nghiệp các tỉnh, hỗ trợ sửa chữa, trao tặng 11 mái ấm công đoàn, nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm… với  số tiền 13.250 tỷ đồng.

Lan Phương/ictvietnam.vn 

Phát triển nguồn nhân lực cho CMCN 4.0

Sáng ngày 7/1/2020, tại Trụ sở Bộ TT&TT, Tiểu ban phát triển nhân lực Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực đã tổ chức phiên họp năm 2019. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Truyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng làm Trưởng Tiểu ban chủ trì phiên họp. Tham dự có các thành viên trong Tiểu ban từ các Bộ, Ban, ngành, các trường đại học, viện nghiên cứu,…

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu kết luận phiên họp

Tại phiên họp, các thành viên đã có các báo cáo tham luận, bài phát biểu liên quan đến 4 chủ đề chính bao gồm: Xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực; Những kỹ năng cho nguồn nhân lực 4.0; Phát triển thị trường nhân lực; Thúc đẩy khởi nghiệp công nghệ.

Theo đó, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là nền tảng để nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức, nền kinh tế số; làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Đồng thời nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Trong cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động.
 
Đối với Việt Nam, từ trước đến nay, nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao động còn lạc hậu. Đây là một trong những thách thức lớn nhất khi đối diện với cuộc CMCN 4.0.
 
Bên cạnh việc mất dần những ngành nghề truyền thống sử dụng nhiều lao động, cuộc CMCN 4.0 cũng xuất hiện nhiều ngành nghề mới, gắn với đặc trưng của cuộc cách mạng này như: ngành điện tử, viễn thông, số hóa, kỹ thuật viên máy tính, an ninh mạng, in 3D… Trong tương lai, những lao động bị mất việc làm do sự phát triển của robot và công nghệ tự động hóa sẽ dịch chuyển sang những ngành mới này. Tuy nhiên, không phải dễ dàng khi chuyển đổi ngành nghề, nhất là những ngành mới đòi hỏi nhiều tri thức.
 
CMCN 4.0 là cuộc cách mạng số nhưng nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, tự động hóa… của Việt Nam đang quá ít. Theo dự báo nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin tăng thêm 47% mỗi năm, trong khi đó số sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường lại chỉ tăng 8%/năm. Trong số nhân lực ấy, không phải tất cả đều có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, có tới 72% số sinh viên ngành công nghệ thông tin không có kinh nghiệm thực hành, 42% số sinh viên thiếu kỹ năng làm việc nhóm.
 
Phát biểu kết luận phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đánh giá cao các báo cáo tham luận của các thành viên Tiểu ban; Các báo cáo đã được phản ánh bằng nhiều số liệu cụ thể, có cách tiếp cận mới, trao đổi chuyên sâu.
 
Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng chỉ ra những “điểm nghẽn” ngăn cản sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho CMCN 4.0 nằm ở cơ chế quản trị và cơ chế tài chính. Kỷ nguyên số sẽ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực lao động, khi máy móc dần thay thế con người. Nước ta cũng không nằm ngoài xu thế đó, nhất là khi lực lượng lao động rất dồi dào nhưng lại thiếu năng lực và kỹ năng. Thực tế hiện nay, tỷ lệ lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật chiếm số lượng lớn. Chưa kể lực lượng lao động thiếu các kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, kỹ năng ICT, ngoại ngữ, đạo đức nghề nghiệp chưa cao, thiếu ý thức trách nhiệm và chậm thích nghi với môi trường mới, năng lực đổi mới và sáng tạo khoa học và công nghệ của lao động có trình độ cao còn nhiều yếu kém. Việc thúc đẩy khởi nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ còn nhiều hạn chế. Số lượng các doanh nghiệp khoa học công nghệ hiện có phát triển chưa bền vững…
 
Tại phiên họp, các thành viên Tiểu ban cũng đề xuất nhiều giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực cho CMCN 4.0. Trong đó, tập trung vào giáo dục đại học và sau đại học; Tăng ngân sách chi cho nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ; cải thiện chất lượng nguồn nhân lực; những ưu đãi phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ;../.
 

Đức Huy/mic.gov.vn

Ngành TTTT trước những cơ hội phát triển mới trong năm 2020

Ngày 03/01/2020, Bộ TTTT đã tổ chức gặp mặt cán bộ hưu trí và cán bộ an toàn khu nhân dịp Tết nguyên đán Canh Tuất năm 2020. Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, các Thứ trưởng Bộ TTTT đã tham dự buổi gặp mặt.

Đến dự buổi gặp mặt có nguyên các Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Nguyễn Huy Luận, nguyên Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá; nguyên các Thứ trưởng Bộ BCVT Mai Liêm Trực và Đặng Đình Lâm, các nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Nguyễn Khắc Liên và Phan Khắc Hải, các nguyên Thứ trưởng Bộ TTTT Trần Đức Lai, Đỗ Quý Doãn và Nguyễn Minh Hồng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin về sự phát triển, thành tựu Ngành trong năm 2019 đến các cán bộ lão thành của Ngành

Nhân dịp năm mới Canh Tý 2020 sắp đến, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng thay mặt lãnh đạo Bộ trân trọng chúc các cán bộ lão thành, hưu trí, những người đã gây dựng nên cơ ngơi này, đặt nền móng, những viên gạch xây nên Ngành TTTT như ngày nay nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống.

Trước những tin tưởng của cán bộ hưu trí đối với sự phát triển của Ngành, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết các cán bộ hưu trí là những người đi trước đã tạo lập, gây dựng và phát triển Ngành cho tới ngày nay. Tấm gương của các cán bộ đi trước là động lực rất lớn cho cán bộ của Ngành hiện nay tiếp bước, phấn đấu.

Bộ trưởng cho biết: Năm 2019, Bộ TTTT đã xây dựng được những không gian phát triển mới cho những lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ. Điều này đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của Ngành trong thời gian tới.

Bộ TTTT cũng đảm nhận những sứ mạng mới trong việc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững dựa vào công nghệ, đưa Việt Nam trở thành quốc gia số.

Cụ thể, lĩnh vực Bưu chính có sứ mệnh trở thành chuỗi bán lẻ lớn với cơ hội vươn tới 24 triệu hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình có 1 máy tính bảng hay điện thoại thông minh là có thể trở thành siêu thị và Bưu chính đảm nhận việc chuyển phát đến từng hộ gia đình. Người Bưu chính trở thành người nhà của mỗi hộ gia đình. Lĩnh vực Bưu chính đứng trước cơ hội phát triển 30 – 40% và cao hơn. Bưu chính sẽ đóng vai trò là nền tảng của thương mại điện tử (TMĐT), đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy số. Người Bưu chính sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế.

Lĩnh vực Viễn thông đang đứng trước một không gian, cơ hội phát triển mới khi các nhà mạng trở thành ngân hàng khi cung cấp dịch vụ tiền di động  (mobile money). Người dùng là thuê bao viễn thông có thể thực hiện thanh toán, đáp ứng tiêu dùng… Lĩnh vực viễn thông cũng nhận trách nhiệm phát triển hạ tầng số.

Trong năm 2019, Bộ cũng đảm nhận nhiệm vụ điều phối toàn quốc về triển khai chính phủ điện tử (CPĐT). Đây là sứ mạng lớn, đặc biệt quan trọng, theo đó, các Sở TTTT trên cả nước triển khai CPĐT ở cấp tỉnh/thành. Vai trò của Sở TTTT sẽ thay đổi và lớn hơn.

Về an toàn thông tin, an ninh mạng, Bộ nhận nhiệm vụ phát triển toàn bộ các công cụ bảo vệ không gian mạng Việt Nam. Hiện chúng ta đã làm chủ khoảng 65% các công cụ đảm bảo an toàn thông tin mạng. Hơn 1 năm nữa, các công cụ trên đảm bảo không gian mạng của Việt Nam sẽ do người Việt làm chủ.

Lĩnh vực công nghiệp ICT có bước phát triển mạnh. Hiện có 50.000 doanh nghiệp ICT. Năm 2019, lĩnh vực này có doanh thu 110 tỷ USD.

Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí ấm áp

Lĩnh vực Báo chí -  Truyền thông với sứ mạng mới phản ánh trung thực dòng chảy của Việt Nam, năm 2019, triển khai quy hoạch các báo thuộc các Hội. Năm 2020, quy hoạch báo chí sẽ được thực hiện ở các Bộ, tỉnh. Năm 2019 cũng đánh dấu việc các các cơ quan được hỗ trợ một phần kết nối từ nhà mạng. Bộ cam kết đưa công nghệ số vào lĩnh vực báo chí và xây dựng chương trình đặt hàng báo chí.

Năm 2019, có sự thay đổi lớn về quản lý thông tin trên mạng xã hội. Năm 2020, Bộ TTTT sẽ tiếp tục làm tốt hơn.

“Năm 2019, ngành TTTT đã làm được nhiều việc lớn. Đường hướng, không gian, vai trò, trách nhiệm phát triển của Ngành đã được làm rõ. Các cán bộ trong Ngành phấn khởi. Những công việc Bộ TTTT đã làm được trong năm qua để xứng đáng với niềm mong mỏi với các thế hệ đi trước”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo gợi ý của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai công tác năm 2020 của Bộ TTTT, Bộ trưởng cho biết Bộ TTTT sẽ nghiên cứu đổi tên của Bộ theo xu hướng thế giới, cơ bản vẫn phản ánh, giữ lại ngành nghề của Bộ.

Bộ trưởng mong muốn các cán bộ lão thành của Ngành tiếp tục đặt niềm tin vào Bộ khi Bộ đảm nhận nhiều công nhiều hơn, đóng góp để Việt Nam trở thành nước phát triển và “Bộ TTTT sẽ làm tốt các nhiệm vụ Đảng, Nhà Nước giao và xứng đáng với các thế hệ đi trước”.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chụp ảnh lưu niệm với các cán bộ lão thành của Ngành

Thay mặt hơn 200 cán bộ hưu trí, Trưởng Ban Liên lạc hưu trí, nguyên Thứ trưởng Bộ TTTT Trần Đức Lai cảm ơn Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ, cảm ơn sự đón tiếp ấm áp và cung cấp thông tin tổng thể, thành tựu của Bộ trong thời gian qua.

Các cán bộ hưu trí của Ngành rất phấn khởi về các chiến lược, đề án, định hướng của Bộ phù hợp với sự phát triển của xã hội, trúng với định hướng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội.

Lan Phương/ictvietnam.vn

VNPT có 2 giải pháp được vinh danh trong Top 10 sự kiện KHCN nổi bật năm 2019

Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam vừa công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2019 thuộc các lĩnh vực cơ chế chính sách, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên; nghiên cứu ứng dụng, tôn vinh nhà khoa học, hội nhập quốc tế.

Theo đó, sự kiện khai trương trục liên thông văn bản quốc gia và Cổng dịch vụ công được bình chọn là sự kiện tiêu biểu trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng. Đây là năm thứ 14 sự kiện bình chọn nói trên được Câu lạc bộ Nhà báo KHCN Việt Nam tổ chức.

Ông Hà Thái Bảo, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty VNPT-IT (thứ 2 từ trái sang) nhận kỷ niệm chương của Ban Tổ chức

Là nền tảng tích hợp, chia sẻ, kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, Trục liên thông văn bản quốc gia thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ quan nhà nước (CQNN) nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN) được tốt hơn.

Đây là nền tảng cho vấn đề kết nối, chia sẻ, là một trong bước đi của quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số; tạo ra môi trường điện tử thông suốt từ Trung ương tới địa phương, gửi và nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước.

Hiện đã có 95/95 các cơ quan, bộ, ngành, địa phương kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia do VNPT xây dựng. Các phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã được kết nối, liên thông cả theo chiều dọc và chiều ngang một cách thông suốt và có tính hệ thống, văn bản điện tử được gửi, nhận nhanh chóng, an toàn giữa các cơ quan nhà nước.

Với những tính năng nổi trội và hiệu quả trong ứng dụng thực tế, Trục liên thông văn bản quốc gia vừa được vinh danh hạng mục Giải Vàng danh giá trong khuôn khổ Giải thưởng Kinh doanh quốc tế Stevie Awards 2019.

Chính thức được vận hành từ ngày 09/12/2019, Cổng Dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ dichvucong.gov.vn cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính.

Cổng hướng tới nâng cao sự phục vụ của nhà nước với người dân, DN, giúp người dân, DN thực hiện giao dịch với CQNN thuận tiện, dễ dàng hơn; thúc đẩy cải cách hành chính thông qua việc ứng dụng CNTT; cải thiện vị trí của Việt Nam về chỉ số dịch vụ công trực tuyến trong chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo xếp hạng hàng năm của Liên hiệp quốc.

Tại thời điểm khai trương có 5 dịch vụ công thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố gồm: Đổi giấy phép lái xe, Thông báo hoạt động khuyến mại, cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế do mất, hỏng; Dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình), Dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ dDN) và tích hợp tiện ích thanh toán tiền điện.

Có 4 dịch vụ công thực hiện tại cấp Bộ gồm: Cấp Giấy phép lái xe quốc tế, Đăng ký khuyến mãi, Nhóm dịch vụ về Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Nộp thuế điện tử đối với DN.

Đồng thời, chúng ta cũng thí điểm thực hiện tích hợp, cung cấp thêm một số nhóm thủ tục hành chính ở một số địa phương như: Đăng ký khai sinh ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng; Liên thông đăng ký hộ kinh doanh và đăng ký thuế ở Thành phố Hồ Chí Minh; cấp bản sao trích lục hộ tịch ở Hà Nội,…

Theo tính toán chỉ riêng với những dịch vụ đang được triển khai, Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ tiết kiệm được 4.222 tỷ đồng/năm. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên, tỷ lệ thuận với số lượng dịch vụ công trực tuyến được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Trong Quý I năm 2020, Văn phòng Chính phủ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia 15 dịch vụ công thuộc các lĩnh vực thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, y tế, lao động, khai sinh, giao dịch bảo đảm và thu phạt vi phạm giao thông đường bộ.

Là đơn vị phát triển và vận hành hệ thống kỹ thuật Cổng dịch vụ công quốc gia, VNPT đã bố trí hệ thống hiện đại trên hạ tầng VNPT-IDC: Trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế Tier3 kết nối 63/63 tỉnh, thành trên toàn quốc và kết nối với quốc tế với tổng dung lượng chiếm 70% băng thông quốc tế tại Việt Nam; thực hiện công tác giám sát 24/7; huy động nguồn lực là các chuyên gia về an toàn thông tin ứng trực trong việc giám sát đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống.

Việc liên tiếp được vinh danh tại các giải thưởng quốc tế và các sự kiện KHCN cho các giải pháp CNTT sáng tạo, đột phá cho thấy vai trò dẫn dắt của Tập đoàn VNPT trong việc định hướng xây dựng giải pháp, dịch vụ số trên thị trường viễn thông công nghệ trong nước.

Hiện nay, VNPT đang có chiến lược đầu tư và phát triển hệ sinh thái ở nhiều lĩnh vực nhằm chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số, sát cánh cùng Chính phủ xây dựng hàng loạt giải pháp công nghệ và hiện thực hoá Đề án Chính phủ điện tử tại Việt Nam.

 QA

VNPT đạt tổng doanh thu 167.983 tỷ đồng trong năm 2019

Thông tin được ông Phạm Đức Long, Phụ trách HĐTV, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết tại Hội nghị triển khai công tác Đảng và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 diễn ra ngày 24/12.

Ông Phạm Đức Long, Phụ trách HĐTV, Tổng Giám đốc VNPT

Cụ thể, năm 2019, tổng doanh thu toàn Tập đoàn VNPT đạt 167.983 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch, tăng 2,7% so với thực hiện năm 2018.

Trong đó, doanh thu Công ty mẹ đạt 45.730 tỷ đồng, bằng 100,3% kế hoạch, bằng 101,4% so với thực hiện năm 2018. Lợi nhuận đạt 7.100 tỷ đồng bằng 100,1% kế hoạch, tăng 10% so với thực hiện năm 2018.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 10,9%, đạt 100% kế hoạch, tăng 7% so với năm 2018. Nộp ngân sách nhà nước 4.926 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 10% so với thực hiện năm 2018. Năng suất lao động theo doanh thu trung bình đạt 1,521 tỷ/người, tăng 1,7% so với năm 2018.  

Về phát triển dịch vụ, VNPT cũng tạo bước đột phá trong việc phát hành gói cước Combo (bao gồm 3 dịch vụ: di động, băng rộng, MyTV) phù hợp với nhu cầu, hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, dựa theo phân khúc khách hàng.

Qua đó, dịch vụ MyTV có sự tăng trưởng đột phá về thuê bao phát triển mới, với hơn 750.000 thuê bao, tăng 210% so với thực hiện năm 2018. Tổng số thuê bao phát sinh cước ước tính đạt hơn 1,63 triệu thuê bao tăng 152% so với năm 2018.

Cũng trong năm 2019, VNPT đã giữ vững và phát triển thương hiệu VNPT, thương hiệu Vinaphone. Thương hiệu VNPT đã vươn lên vị trí thứ 2 trong TOP 10 thương hiệu lớn nhất Việt Nam. Trong khi đó thương hiệu Vinaphone cũng duy trì đứng thứ 7 trong Top 50 thương hiệu lớn nhất Việt Nam.

Tập đoàn VNPT trở thành doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam có 2 thương hiệu nằm trong TOP 10 thương hiệu lớn nhất. Vinaphone là nhà mạng duy nhất có số thuê bao chuyển đến lớn hơn so với số thuê bao chuyển đi gần 60.000 thuê bao. Điều đó đã minh chứng được vị trí của Vinaphone trên thị trường.  

Cùng với đó, VNPT tiếp tục nghiên cứu phát triển và cho ra đời các sản phẩm đầu cuối mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tổng giá trị sản phẩm công nghiệp nội địa do VNPT tự chủ sản xuất, không phải nhập khẩu đạt hơn 8.000 tỷ đồng. Kết quả này khẳng định năng lực của VNPT trong sản xuất thiết bị công nghệ công nghiệp, đảm bảo an ninh thông tin đồng thời tăng tính chủ động của VNPT trong phát triển mạng lưới.

Đặc biệt, giữa năm 2019, VNPT đã khánh thành nhà máy sản xuất sợi quang công nghệ cao đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á với công suất thiết kế lên tới 3,2 triệu km sợi quang/năm.

Trong các hoạt động ra quốc tế, liên doanh Stream Net tại Myanmar đã bước vào năm hoạt động thứ 2 với doanh thu ước đạt 561.000 USD. VNPT cũng triển khai thành công giải pháp E-Office cho Văn phòng Chính phủ và Bộ Bưu chính viễn thông Lào, bước đầu đưa các dịch vụ số của Tập đoàn ra thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, nhiều thiết bị và giải pháp đã được VNPT cung cấp tại cácthị trường mới như: Nepal, Myanmar, Indonesia, Campuchia, Lào, Bangladesh... Các hoạt động này tạo đà để VNPT đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài trong các năm tiếp theo.

Đồng hành triển khai CPĐT, chủ lực cung cấp dịch vụ số

Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu và VNPT đóng vai trò quan trọng khi trong năm 2019, VNPT đã tập trung nguồn lực rất lớn cho lĩnh vực này và đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.

Việc triển khai thành công Trục liên thông văn bản quốc gia và Cổng dịch vụ công quốc gia, hai thành tố vô cùng quan trọng trong kiến tạo chính phủ điện tử (CPĐT) đã thể hiện vị trí tiên phong của VNPT trong việc đồng hành cùng Chính phủ trong triển CPĐT.

Trục liên thông văn bản quốc gia chính thức được đưa vào hoạt động từ ngày 12/3/2019 đã đảm bảo kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản từ Văn phòng Chính phủ tới các Bộ, Ngành, Địa phương.

Trục được kết nối đến các hệ thống quản lý văn bản và điều hành của 95/95 đơn vị, bao gồm Văn phòng Trung ương Đảng, 31 Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, 63 tỉnh/thành, với hơn 1 triệu văn bản điện tử được gửi/nhận, trong đó gần 300.000 văn bản gửi đi và 700.000 văn bản đến, tiết kiệm 1.200 tỷ đồng/năm.

Cổng dịch vụ công quốc gia được khai trương đầu tháng 12/2019. Tại thời điểm khai trương, Cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp 05 dịch vụ công trực tuyến tại 63 tỉnh/Tp, 04 dịch vụ công thực hiện tại cấp Bộ.

Đầu năm 2020, Chính phủ sẽ tích hợp thêm 15 dịch vụ công thuộc các lĩnh vực thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, y tế, lao động, khai sinh, giao dịch bảo đảm và thu phạt vi phạm giao thông đường bộ.

Cổng dịch vụ công quốc gia đi vào hoạt động sẽ giúp công khai, minh bạch thủ tục, qua đó chống cửa quyền, ngăn chặn tham nhũng vặt.

Theo tính toán của Văn phòng Chính phủ, việc đưa Cổng dịch vụ công quốc gia vào hoạt động sẽ tiết kiệm được 4.222 tỷ đồng/năm, con số này sẽ tăng lên, tỉ lệ thuận với số lượng dịch vụ công trực tuyến được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

VNPT cũng tiếp tục đẩy mạnh đưa các sản phẩm, dịch vụ cốt lõi trong triển khai Chính phủ, Tổ chức/Doanh nghiệp đi vào thực tiễn cuộc sống.

Đến nay, bộ sản phẩm Chính phủ điện tử của VNPT đã hiện diện tại 53 tỉnh/Tp; phần mềm VNPT-iOffice trên toàn quốc đã tăng thêm 59% số cơ quan cấp tỉnh; Giải pháp phòng họp không giấy tờ VNPT-eCabinet đã triển khai cho UBND TP. HCM và gần 150 đơn vị.

VNPT đã khảo sát, tư vấn xây dựng Đề án đô thị thông minh cho 28 tỉnh/thành (tăng 08 tỉnh/thành); Triển khai Trung tâm điều hành thông minh IOC cho các tỉnh Đà Lạt, Hà Nam, Kiên Giang và xúc tiến triển khai tại 20 tỉnh trọng điểm; Triển khai giải pháp Du lịch thông minh gần 50 tỉnh/Tp (tăng 20 tỉnh/thành phố).

Hiện gần 55% cơ sở y tế đã sử dụng VNPT-HIS, gần 60% trường học sử dụng giải pháp vnEdu Dịch vụ hóa đơn điện tử đạt khoảng 1.400.000 hóa đơn phát hành, tăng gấp đôi so với năm 2018.

Cho biết thêm về kế hoạch cung cấp các dịch vụ số trong năm 2020, Phó Tổng Giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm cho biết, Ban Tổng giám đốc, các cán bộ chủ của Tập đoàn chốt đã cùng thống nhất phải tạo được sự đột phá trong tiến công vào cuộc cách mạng số, đưa VNPT trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu Việt Nam và khu vực.

Muốn làm được điều đó, Tập đoàn sẽ tập trung xây dựng, đào tạo đội ngũ lãnh đạo các cấp đủ trình độ để điều hành Tập đoàn triển khai thành công chuyển đổi số; xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành đưa VNPT trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu; đào tạo nguồn lực CNTT để dẫn dắt chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ số cho quốc gia.

Một nhiệm vụ trọng tâm khác của năm 2020 là phải tạo sự đột phá về hạ tầng. VNPT muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu thì trước hết phải đi đầu về hạ tầng. Sang năm 2020 này, cần bảo đảm các hạ tầng về viễn thông, dịch vụ di động, CNTT của Tập đoàn phải đi trước một bước.

Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn VNPT Trần Mạnh Hùng

Tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh và Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Hồng Hải đều đánh giá cao các thành tích mà VNPT đã đạt được trong năm 2019, nhất là việc tiếp tục thể hiện rõ được vị trí chủ lực trong lĩnh vực viễn thông, CNTT của đất nước, tham gia tích cực vào quá tình chuyển đối số quốc gia.

VNPT cần tiếp tục thể hiện vị trí chủ lực, dẫn dắt trong lĩnh vực Viễn thông-CNTT của đất nước; tích cực, chủ động đóng góp xây dựng CPĐT, công nghệ 4.0, tiến tới chính quyền số và nền tảng kinh tế số cho đất nước. 

Lan Phương/ictvietnam.vn

Việt Nam là tâm điểm của cộng đồng ICT toàn cầu năm 2020

Đây là triển lãm có quy mô lớn nhất về viễn thông và công nghệ thông tin (VT-CNTT) và là sự kiện mang tầm cỡ toàn cầu.

Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm chủ trì họp báo công bố sự kiện

Phát biểu công bố sự kiện mang tầm cỡ toàn cầu được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2020, Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm cho biết: Đây là sự kiện lớn đóng góp thực hiện Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4.

Sự kiện là dịp để Việt Nam thu hút trí tuệ thế giới đóng góp cho Việt Nam phát triển CMCN 4.0, chuyển đổi số quốc gia, phát triển doanh nghiệp công nghệ số, phát triển kinh tế xã hội 10 năm tới.

Bộ TTTT đã chủ động trao đổi với ITU để Hội nghị - Triển lãm giới thiệu, trao đổi, thảo luận những gì mới nhất về công nghệ, mô hình kinh doanh ICT... và những vấn đề mà Việt Nam đang quan tâm.

Bộ TTTT cũng đang tích cực hỗ trợ DN chế tạo thiết bị 5G, trong đó có smartphone 5G với tinh thần "Make in Vietnam" năm 2019 để nhân dịp Hội nghị - Triển lãm sẽ công bố khai trương một số sản phẩm "Make in Vietnam" thể hiện sự phát triển ICT mạnh mẽ của Việt Nam.

Vai trò tích cực - chủ động của nước chủ nhà Việt Nam trong tổ chức sự kiện lớn

Hội nghị - Triển lãm có tên gọi ban đầu là Triển lãm Viễn thông thế giới (ITU Telecom World), là sự kiện quan trọng nhất trong năm của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) được tổ chức lần đầu vào năm 1971.

Từ đó đến nay, mỗi kỳ triển lãm đều thu hút sự tham gia của trên 5.000 đại biểu tới từ hơn 100 nước thành viên ITU, bao gồm 300 lãnh đạo cấp cao như Bộ trưởng, người đứng đầu các cơ quan quản lý, các tổ chức quốc tế, lãnh đạo tập đoàn, giới công nghiệp, các hiệp hội chuyên ngành, doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ (SME) và giới thiệu truyền thông toàn cầu.

Ông Triệu Minh Long, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế chia sẻ về tầm quan trọng của Hội nghị - Triển lãm tầm cỡ toàn cầu

Triển lãm bao gồm chuỗi các hoạt động như Diễn đàn Bộ trưởng, Hội nghị Thượng đỉnh và các hội nghị chuyên đề nhằm thảo luận và chia sẻ các chính sách và công nghệ, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý và DN về phát triển VT-CNTT toàn cầu nhằm thúc đẩy chuyển đổi kinh tế và xã hội số.

Ngoài ra, Triển lãm cũng sẽ giới thiệu, trưng bày các sản phẩm/thiết bị, ứng dụng, dịch vụ CNTT và truyền thông của các DN hàng đầu đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Triển lãm còn có các chương trình kết nối giới thiệu, chia sẻ ý tưởng, xây dựng quan hệ hợp tác cho các DN và giữa DN với các chính phủ. Các giải thưởng sáng tạo ICT có ảnh hưởng đến xã hội cũng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện.

Theo thông báo của ITU, kể từ năm nay, Triển lãm sẽ có tên gọi mới là Hội nghị và Triển lãm thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020). Việc thay đổi tên gọi của ITU Telecom World bắt nguồn từ sáng kiến của Việt Nam trong kỳ Triển lãm năm 2019 tại Budapest (Hungary). Sáng kiến của Việt Nam được sự đồng thuận và đánh giá cao bởi các thành viên ITU.

Tên gọi mới được nhận định là phù hợp với xu thế phát triển, sự chuyển đổi của hạ tầng viễn thông là hạ tầng kinh tế số, xã hội số, hạ tầng của CMCN lần thứ 4.

Việc đổi tên sẽ đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lĩnh vực viễn thông, trong chính sách và chiến lược hướng tới thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra các giá trị mới của nền kinh tế làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hoá xã hội.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TTTT sẽ chủ trì và phối hợp với ITU đăng cai tổ chức Hội nghị và Triển lãm Thế giới Số 2020 từ ngày 6 - 9/9/2020 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội. Việt Nam sẽ là nước chủ nhà đầu tiên tổ chức sự kiện với tên gọi mới.

Các chủ đề và nội dung đáng chú ý

Với chủ đề “Cùng nhau xây dựng thế giới số - Building the digital world together”, sự kiện sẽ đánh dấu cho việc chuyển đổi số toàn diện trong khu vực và trên toàn cầu từ chính phủ đến xã hội, DN để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số.

Sự kiện bao gồm: Diễn đàn cấp cao, hội nghị bàn tròn Bộ trưởng, phiên thảo luận, hội thảo chuyên đề, chương trình kết nối và chương trình giải thưởng vinh danh những sản phẩm đổi mới sáng tạo ICT có tác động lan toả lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.

Các chủ đề thảo luận dự kiến:

Kết nối (Connectivity) với các chủ đề phát triển mạng di động 5G, hình thức kết nối, quản lý tần số, kết nối vệ tinh, phát triển băng rộng, IoT cho tương lai kết nối số, nền tảng dùng chung cho chính phủ điện tử, đô thị thông minh và các hệ thống thông tin quan trọng.

Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Innovation/Digital Transformation): Với các chủ đề về hệ sinh thái sáng tạo số, chương trình quốc gia về chuyển đổi số, cơ chế hợp tác quản lý mới đối với công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng AI hay học máy, kết nối trường học, thúc đẩy phát triển tương lai số.

Phát triển bền vững số và trách nhiệm doanh nghiệp (digital sustainable/responsible business): Thảo luận về các nguyên tắc cơ bản trên môi trường số toàn cầu, an toàn và an ninh môi trường số, bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường số, trách nhiệm/đạo đức khi sử dụng và khai thác dữ liệu cá nhân…

Theo Bộ TTTT, với tên gọi mới cùng với thông điệp của sự kiện, Việt Nam hy vọng ITU Digital World sẽ thu hút nhiều cơ quan quản lý nhà nước, các DN cung cấp sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, công nghệ số đến tham gia trưng bày sản phẩm, bên cạnh các nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ viễn thông truyền thống, cũng như các tổ chức, cá nhân có quan tâm đến sự kiện này.

Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vai trò trung tâm về lĩnh vực ICT trong khu vực ASEAN.

Bên cạnh đó, sự kiện sẽ góp phần vào việc thúc các DN công nghệ số trong nước, đặc biệt là các DN khởi nghiệp, DN vừa và nhỏ trong việc xúc tiến và thiết lập quan hệ đối tác với các công ty, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Sự kiện cũng sẽ góp phần quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của ngành ICT nói riêng và quảng bá vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam nói chung.

Lan Phương/ictvietnam.vn

Phát động thi sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2020

Cuộc thi do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN), Hội đồng Đội Trung ương và Hội tem Việt Nam phối hợp tổ chức.

Lễ phát động cuộc thi được tổ chức tại Trường Tiểu học Dịch Vọng A, Cầu Giấy, Hà Nội

Diễn ra từ ngày 18/12/2019 đến ngày 18/4/2020, cuộc thi là hoạt động thiết thực, ý nghĩa để thiếu nhi có dịp được tìm hiểu và hiểu rõ hơn về lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam; về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, tổ chức, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, đồng thời là dịp để các em thiếu nhi được sưu tập và tìm hiểu những con tem Bưu chính theo sở thích của mình.

Cuộc thi còn là hoạt động truyền thông với quy mô lớn nhằm tuyên truyền, giáo dục các em thiếu nhi về truyền thống cách mạng, lịch sử vẻ vang 90 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam và góp phần đẩy mạnh phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”. 

Đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính được tổ chức dành cho các đội viên, thiếu niên từ 8 đến 15 tuổi (lớp 3 đến lớp 9) đang sinh hoạt, học tập tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh Thiếu nhi; các em trong độ tuổi quy định là người nước ngoài đang sinh sống, học tập tại Việt Nam.

Phó Tổng giám đốc Tổng công ty, Chủ tịch Hội tem Việt Nam Đinh Như Hạnh phát biểu

Phát biểu tại Lễ phát động cuộc thi, ông Đinh Như Hạnh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty BĐVN, Chủ tịch Hội Tem Việt Nam cho biết: Từ lâu con tem bưu chính đã gắn bó với cuộc sống của mỗi người. Tem bưu chính không chỉ đơn thuần là giá trị cước phí bưu chính, mà còn trở thành một loại hình nghệ thuật, có sức sống thực tế. Con tem đã và đang là một “sứ giả” không phân biệt biên giới, có tiếng nói riêng.

Với những ý nghĩa và giá trị đó, Phó Tổng Giám đốc Đinh Như Hạnh khẳng định: trên khắp thế giới việc sưu tập tem đã trở thành một nét văn hóa, có tính giáo dục và tính tư tưởng cao.

Thông qua chơi tem, người chơi ngoài niềm đam mê sâu sắc, còn phải có tính cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ và phải thường xuyên trang bị thêm kiến thức mới. Con tem tuy nhỏ nhưng chứa đựng những thông điệp của cuộc sống, nó kích thích sự ham hiểu biết, tính sáng tạo, nét văn hoá và tri thức trong mỗi người.

"Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam là hai mảng đề tài chủ đạo trong lịch sử tem bưu chính Việt Nam. BĐVN đã thiết kế và phát hành nhiều bộ tem về Đảng và Bác Hồ", ông Đinh Như Hạnh nhấn mạnh.

Ban Tổ chức, Ban giám khảo cùng cô, trò Trường Tiểu học Dịch Vọng A tại Lễ phát động cuộc thi sư tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2020

Theo ban Tổ chức cuộc thi, bài dự thi phải trình bày trên khổ giấy A4 hoặc giấy ô ly sạch sẽ, không nhàu nát, tẩy xoá; trả lời đầy đủ các câu hỏi; ngôn từ văn phong dễ hiểu, trong sáng, mạch lạc; bố cục hợp lý theo đúng trình tự câu hỏi; không sử dụng bài photo copy và bài làm giống nhau.

Bài tham dự cuộc thi phải là bài chưa được đăng tải trên các sách báo, tạp chí hoặc trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào. Ban tổ chức khuyến khích các bài dự thi viết tay, sưu tập nhiều tem làm minh chứng cho nội dung trong bài (các hình ảnh, tư liệu phải chính thống và có chú thích rõ ràng).

Bài dự thi bắt buộc phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, trường, lớp, địa chỉ trường, nhà riêng và số điện thoại (nếu có).

Các bài dự thi không đầy đủ thông tin cá nhân đều là những bài dự thi không hợp lệ để tham gia cuộc thi. Đặc biệt, bài dự thi của cá nhân gửi qua đường bưu điện phải được dán tem, ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi tìm hiểu Tem Bưu chính dành cho thiếu nhi năm 2020 với chủ đề: “Cháu ngoan Bác Hồ mừng Đảng quang vinh”.

Với hình thức sưu tập và tìm hiểu các con tem và bài viết cảm nhận của mình về chủ đề “Cháu ngoan Bác Hồ mừng Đảng quang vinh”, các em thiếu nhi sẽ có cơ hội được hiểu biết về sự phát triển, giá trị văn hóa của mỗi con tem bưu chính, đây cũng hoạt động thiết thực để chào mừng hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020 và kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020).

 Lan Phương/ictvietnam.vn

Chi trả an toàn 5.800 tỷ đồng cho người có công với cách mạng qua Bưu điện

Hàng tháng, Bưu điện đã tổ chức gần 3.600 điểm chi trả, bố trí 3.242 nhân viên chi trả cho 360.000 người hưởng với số tiền lên đến 620 tỷ đồng. Tổng số tiền chi trả trợ cấp ưu đãi người có công từ năm 2016 đến nay lên đến 5.800 tỷ đồng.

Thông tin được công bố tại Hội nghị tổng kết thực hiện thí điểm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức trong sáng nay 17/12/2019.

Toàn cảnh Hội nghị

Từ năm 2016, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) thí điểm chi trả qua hệ thống Bưu điện. Mối quan hệ hợp tác này nhằm đổi mới công tác chi trả trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng theo phương thức hiện đại, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, tạo sự minh bạch cũng như giảm tải áp lực cho cán bộ xã, phường trong điều kiện Chính phủ yêu cầu tinh giản biên chế “đến năm 2021 giảm thiểu 10% số biên chế so với 2015”.

Từ chỗ thí điểm tại 6 địa phương, nay đã có 20 tỉnh, thành phố triển khai công tác này.

Theo khảo sát của Bộ LĐ-TB&XH tại 20 địa phương, tỉ lệ hài lòng của người hưởng theo phương thức chi trả mới đều đạt khá cao.

Cụ thể, 99% - 100% người được hưởng tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Quang Nam hài lòng về thời gian chi trả. 95% - 100% người hưởng tại các tỉnh Nghệ An, Gia Lai, Thanh Hóa đánh giá cao về thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm của nhân viên Bưu điện khi thực hiện chi trả tại các điểm hoặc tại nhà đối tượng. Gần 100% người thụ hưởng tại các tỉnh đề xuất tiếp tục thực hiện chi trả qua hệ thống bưu điện.

Ông Phạm Quang Phụng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH cho biết mô hình chi trả qua Bưu điện đã tách việc chi trả chế độ với công tác quản lý đối tượng, góp phần giảm công việc cho cán bộ chi trả xã, phường để họ có thời gian tập trung cho công tác chuyên môn nghiệp vụ. Qua đó đẩy nhanh tiến độ xác lập hồ sơ đối tượng, đảm bảo tốt hơn công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Đồng thời góp phần cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và tinh giản biên chế theo chỉ định của Chính phủ.

Đặc biệt, việc chi trả này cũng tách bạch trong việc chi trả và tham mưu hồ sơ hưởng chế độ chính sách cho đối tượng, tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong việc thực hiện chính sách người có công, bên cạnh đó nguồn tiền chi trả được quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn hơn.

Bà Chu Thị Lan Hương, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty BĐVN chia sẻ, việc chi trả trợ cấp ưu đãi người có công được BĐVN, doanh nghiệp bưu chính công ích triển khai trên cơ sở ứng dụng CNTT trên nền tảng chi trả lương hưu, chi trả bảo trợ xã hội, nên công việc mới này không gây nhiều khó khăn cho đơn vị.

Do được giao chi trả nhiều chế độ an sinh xã hội trên địa bàn, nên đối với những trường hợp một người được nhận nhiều chế độ (lương hưu, ưu đãi người có công, trợ cấp bảo hiểm xã hội…), Bưu điện sẽ tích hợp danh sách của đối tượng hưởng để chi trả cho các đối tượng vào cùng một thời gian. Điều này giúp các đối tượng không phải mất công đi lại nhiều lần.

Cũng theo bà Hương, việc tích hợp các hệ thống này với nhau sẽ góp phần tạo ra cơ sở dữ liệu (CSDL) về an sinh xã hội, phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong việc ứng dụng CNTT vào giải quyết chính sách an sinh xã hội cho người dân, đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đổi mới về tổ chức và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực an sinh xã hội, góp phần phát triển Chính phủ điện tử.

Theo ông Dương Bằng Giang, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Kạn, phương thức chi trả trợ cấp ưu đãi người có công qua hệ thống Bưu tại địa phương luôn tuân thủ theo hợp đồng nguyên tắc giữa Sở LĐ-TB&XH với Bưu điện tỉnh và hợp đồng chi trả giữa Phòng LĐ-TB&XH với Bưu điện các huyện, thành phố.

Địa điểm chi trả được thực hiện tại các điểm Bưu điện, nhà văn hóa xã, nên linh hoạt về thời gian, địa điểm nhận trợ cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho người được thụ hưởng và công tác chi trả.

Nhân viên Bưu điện xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn chi trả trợ cấp ưu đãi người có công trên địa bàn xã

BĐVN đã bố trí đảm bảo về con người, cơ sở vật chất và thực hiện đúng chế độ, thời gian chi trả hàng tháng cho đối tượng cán bộ nhân viên thực hiện có phẩm chất đạo đức tốt.

Chi trả tại địa phương đạt hiệu quả cao

Chia sẻ về mô hình triển khai tại địa phương mình, ông Dương Văn Huệ, Phó giám đốc Sở Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa cho biết, dù mới triển khai từ tháng 5/2019, nhưng do có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bưu điện và LĐ-TB&XH tại địa phương trong công tác tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ, nhân viên Bưu điện nên không chỉ công tác chi trả được 99% người nhận hài lòng mà việc quản lý cũng đạt hiệu quả cao hơn. Qua triển khai phần mềm quản lý, giám sát, hai đơn vị đã phát hiện một số trường hợp thông tin về người nhận chưa đúng nên đã kịp thời chấn chỉnh, bổ sung.

Đồng tình với cách chi trả người có công hiện nay, ông Phan Văn Linh, Giám đốc Sở Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị cho biết khi chưa thực hiện chi trả qua Bưu điện tại địa phương này đã từng xảy ra các vụ mất mát tiền chi trả, nhưng từ khi chi trả qua Bưu điện dù mỗi tháng số tiền lên tới 33 tỷ đồng trên địa bàn tỉnh chưa có một ý kiến phàn nàn về việc chậm chễ trong nhận tiền. 99,8% đối tượng thụ hưởng tại Quảng Trị đánh giá độ an toàn trong công tác chi trả của Bưu điện ở mức tốt.

Bên cạnh đó, nhờ việc chuyển công tác chi trả sang Bưu điện, giờ đây những cán bộ làm công tác lao động - xã hội ở cấp xã của địa phương này cũng có nhiều thời gian để thực hiện nhiều đầu việc khác.

Theo đại diện của Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, địa phương này có số lượng đối tượng hưởng chính sách người có công lên tới hơn 73.000 người, bình quân chi trả 127,1 tỷ đồng/tháng. Trước đây, đội ngũ cán bộ làm công tác LĐ-TB&XH tại cơ sở chỉ có một người dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý, chi trả trợ cấp. Do đó, từ 1/7/2019, việc thực hiện thí điểm chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống bưu điện được thí điểm tại 5 địa phương là TP. Vinh, huyện Quỳnh Lưu, Đô Lương, Nghĩa Đàn và Con Cuông.

Với những thuận lợi trong việc chi trả theo phương thức mới, tại Hội nghị tổng kết công tác thí điếm chi trả người có công qua Bưu điện, ông Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An cho biết, dự kiến bắt đầu từ 1/1/2020, địa phương này sẽ triển khai trên toàn bộ địa bàn 21 huyện, thị.

Cũng tại Hội nghị, các địa phương đang triển khai thí điểm chi trả một phần như Thái Nguyên, Ninh Thuận, Quảng Ninh cũng cho biết sẽ nghiên cứu để sớm triển khai chi trả người có công với cách mạng trên toàn bộ địa bàn trong thời gian sớm nhất nhằm tạo thuận lợi cho người nhận và công tác quản lý cũng đạt hiệu quả cao hơn.

Tri ân đối với người có công với đất nước

Theo ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc Tổng công ty BĐVN, Tổng công ty xác định việc chi trả trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng không đơn thuần chỉ là chi đúng, chi đủ và kịp thời mà đây còn là công tác đền ơn đáp nghĩa.

BĐVN coi đây là một việc làm thể hiện sự tri ân của ngành Bưu điện với những người, gia đình có công với đất nước. BĐVN cam kết sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ, đặc biệt sẽ sớm triển khai việc chi trả theo phương thức mới -  chi trả điện tử để đối tượng hưởng ngày càng thuận lợi hơn, việc rút tiền linh hoạt, dễ dàng hơn.

Tiếp tục ứng dụng CNTT mạnh mẽ tạo thuận lợi tối đa cho người được nhận chi trả

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Anh Tuấn cho biết, tới đây công chức làm công tác lao động - xã hội ở cấp xã phải đảm nhận rất nhiều việc như: tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư; thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách LĐ-TB&XH; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã…

Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị

Việc xã hội hóa công tác chi trả không chỉ tạo điều kiện để cán bộ cấp xã làm việc hiệu quả hơn mà công tác chi trả cũng được an toàn hơn, đặc biệt việc xây dựng CSDL quốc gia về an sinh xã hội cũng sớm được đẩy nhanh quá trình thực hiện.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn yêu cầu Tổng công ty BĐVN tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất, đặc biệt là ứng dụng CNTT theo hướng đi thẳng vào chi trả bằng thẻ điện tử, nhận diện đối tượng thụ hưởng bằng hình ảnh, không cần giấy tờ, tạo thuận lợi tối đa cho người hưởng.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH khẳng định qua 3 năm triển khai thí điểm, phương thức chi trả qua bưu điện phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tiến trình cải cách thể chế, bộ máy quản lý, tăng cường dịch vụ sự nghiệp công; giảm tải áp lực công việc cho công chức ngành LĐ-TB&XH.

Bên cạnh đó, việc chi trả đã đảm bảo an toàn về quản lý tiền chi trả trợ cấp, quy định trách nhiệm bồi hoàn của cơ quan bưu điện khi có thất thoát; tách bạch giữa công tác quản lý, xác lập đối tượng với công tác chi trả, phòng ngừa khả năng trục lợi trong quá trình chi trả; đối tượng hưởng nhiều loại trợ cấp (hưu trí, người có công) không phải đi lại nhiều lần...

Trước các đề xuất về việc mở rộng số địa phương chi trả người có công qua Bưu điện, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết Bộ sẽ trình xin ý kiến Chính phủ về mặt chủ trương để có hành lang pháp lý triển khai tại nhiều địa phương. Thứ trưởng cũng yêu cầu ngành LĐ-TB&XH tại các tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bưu điện đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng CNTT trong quản lý và chi trả như: hoàn thiện phần mềm quản lý đối tượng, quản lý tài chính… đảm bảo việc chi trả đúng, đủ, kịp thời, tạo thuận lợi nhất cho người được hưởng.

 Lan Phương/ictvietnam.vn

VNNIC mở rộng VNIX đáp ứng các dịch vụ cho CPĐT, chuyển đổi số

Trước sự phát triển mạnh mẽ của Internet trong gian đoại mới, đặc biệt là các xu hướng công nghệ Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (big data), 5G, điện toán đám mây (cloud computing),… dẫn tới nhu cầu sử dụng Internet ngày càng tăng cao, đồng nghĩa với những thách thức về quy hoạch mạng lưới, hạ tầng kết nối, chất lượng cũng ngày càng cao.

Nhằm giải quyết một số vấn đề kết nối Internet tại Việt Nam, Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX) mở rộng đối tượng, loại hình kết nối theo xu thế và chuẩn mực quốc tế, hỗ trợ kết nối cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (DN) trong nước và thúc đẩy phát triển Internet tại Việt Nam.

16 năm xây dựng và phát triển, đóng góp lớn cho Internet Việt Nam

Đầu những năm 2000, Internet Việt Nam mới trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập, các loại hình dịch vụ Internet ngày càng gia tăng với sự tham gia ngày càng nhiều các nhà cung cấp dịch vụ.

Tuy nhiên, các DN cung cấp dịch vụ Internet còn hoạt động đơn lẻ, chưa có kết nối trực tiếp với nhau, dẫn đến việc truy cập dịch vụ giữa các nhà mạng phải đi vòng qua các kênh quốc tế. Việc này làm gia tăng băng thông quốc tế, tạo gánh nặng chi phí cho các DN, chất lượng mạng Internet Việt Nam bị ảnh hưởng, chưa đáp ứng được nhu cầu người sử dụng.

Trước tình hình đó, năm 2003, Bộ Bưu chính Viễn thông nay là Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã thành lập Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX), do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) trực tiếp quản lý và vận hành, hoạt động theo nguyên tắc trung lập, phi lợi nhuận.

Việc xây dựng thành công và phát triển hệ thống VNIX đã góp phần giải quyết một số vấn đề kết nối, đảm bảo cho Internet Việt Nam phát triển ổn định; kết nối các DN cung cấp dịch vụ Internet tại nhiều điểm, dự phòng ứng cứu khi các DN có sự cố, tăng chất lượng dịch vụ, giảm chi phí kết nối, giá thành dịch vụ.

Trải qua 16 năm xây dựng và phát triển, VNIX luôn được duy trì hoạt động ổn định, số lượng thành viên và băng thông kết nối tăng trưởng đều qua các năm. Tính đến 31/10/2019, tổng băng thông VNIX đạt 290Gbps với 21 thành viên kết nối và định tuyến qua VNIX.

Bên cạnh những đóng góp về thúc đẩy kết nối, VNIX là nhân tố quan trọng trong việc phát triển dịch vụ, triển khai các công nghệ mới trong phát triển Internet tại Việt Nam, đặc biệt là ứng dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6.

Từ năm 2010, VNIX là mạng đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ song song IPv4 và IPv6. Trên hạ tầng kết nối VNIX, hệ thống mạng IPv6 đã được VNNIC xây dựng để hỗ trợ các đơn vị, tổ chức DN kết nối thử nghiệm, dần chuyển đổi IPv6 cho hệ thống mạng lưới của mình.

Đến ngày 06/5/2013, mạng IPv6 quốc gia được khai trương trên nền tảng cốt lõi là VNIX, hệ thống DNS quốc gia và mạng của các ISP, là dấu mốc quan trọng trong lộ trình thúc đẩy chuyển đổi IPv6 tại Việt Nam.

VNIX mở rộng đối tượng, loại hình kết nối theo chuẩn mực quốc tế

Nhằm tiếp tục phát huy, nâng cao hiệu quả hoạt động VNIX trong phát triển hạ tầng kết nối Internet tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TTTT chỉ đạo đổi mới, phát triển hệ thống VNIX theo xu thế, chuẩn mực quốc tế.

Hội nghị VNIX-NOG 2019 với sự tham gia đông đảo từ các chuyên gia, kỹ sư trong nước và quốc tế

Trước đây VNIX quy định chỉ các ISP có giấy phép hạ tầng được kết nối, nay VNIX mở rộng không giới hạn, cho phép tất cả các mạng của các cơ quan, tổ chức, DN (ISP, CP, IDC, Cloud, mạng của chính phủ, cơ quan nhà nước,…) có số hiệu mạng (ASN) độc lập và IP do VNNIC cấp phát quản lý được đấu nối VNIX.

Loại hình kết nối cũng được mở rộng, bao gồm cả kết nối đa phương và kết nối song phương ngay tại VNIX (thông tin chi tiết xem tại: https://vnix.vn).

Bên cạnh đó, để hỗ trợ phát triển và quản lý hệ thống VNIX, VNNIC tiếp tục áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 27001:2013, ISO 9001:2015, IITLv3... trong quản lý vận hành.

Đồng thời, VNNIC nghiên cứu, triển khai nâng cấp hệ thống VNIX và phát triển các dịch vụ miễn phí, công cụ hỗ trợ cho các thành viên kết nối như nâng cấp hệ thống phân tích thông tin định tuyến Internet (Looking Glass), triển khai mới các hệ thống ký số tài nguyên Internet RPKI (Resource PKI), dịch vụ đo lường chất lượng kết nối Internet tại Việt Nam (Speed Test), dịch vụ đồng bộ thời gian thực (NTP), triển khai hệ thống DNS Root…

Chương trình đào tạo chuyên sâu về RPKI ngày 22/8/2019 dành cho các thành viên VNIX và các ISP tại Việt Nam

Việc ứng dụng các công nghệ mới triển khai trên VNIX nhằm tiếp tục đảm bảo các mục tiêu bền vững như: tăng chất lượng dịch vụ mạng (giảm độ trễ, tăng hiệu quả định tuyến, băng thông kết nối mạng); tăng tốc độ truy cập dịch vụ Internet tại Việt Nam (tăng tốc độ truy cập tên miền, dịch vụ tên miền và dịch vụ công); tiết kiệm chi phí (giảm chi phí kênh truyền, thiết bị kết nối định tuyến, quản lý vận hành); đảm bảo an toàn, ổn định cho các hệ thống mạng tại Việt Nam. 

Với việc phát triển, mở rộng mô hình VNIX theo chuẩn mực quốc tế, chắc chắn rằng VNIX sẽ tiếp tục đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy trao đổi lưu lượng Internet, phát triển nội dung trong nước, làm nền tảng vững chắc đảm bảo Internet Việt Nam hoạt động an toàn, ổn định, sẵn sàng đón đầu các ứng dụng CNTT thế hệ mới, phát triển chính phủ điện tử, thành phố thông minh và quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

Hoàng Linh/ictvietnam.vn