Chuyển động ngành
ITU Digital World 2020: Biến khó khăn thành cơ hội thay đổi xã hội tốt đẹp hơn
Submitted by nlphuong on Thu, 01/10/2020 - 07:57Đây là lần đầu tiên sự kiện được thực hiện theo hình thức trực tuyến, do Việt Nam đăng cai tổ chức.
Hội nghị và Triển lãm thế giới số (ITU Digital World) 2020 - sự kiện thường niên của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU)- sẽ chính thức diễn ra từ ngày 20-22/10/2020. Đây là lần đầu tiên sự kiện được thực hiện theo hình thức trực tuyến, do Việt Nam đăng cai tổ chức.
Bộ trưởng ICT của các quốc gia đã đăng ký tham dự
Sự kiện bao gồm Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên ITU (Ministerial Roundtables) và các hội thảo chuyên đề (Forum Sessions) gắn với việc phát triển thế giới số, triển lãm trực tuyến (Virtual Exhibition) với các gian hàng quốc gia của các nước và gian trưng bày của các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Phiên hội nghị bàn tròn tại Triển lãm ITU Telecom World 2019, Hungary |
Dự kiến sự kiện sẽ có sự tham gia của Bộ trưởng các nước thành viên ITU, Lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý, các tổ chức và chuyên gia hàng đầu thế giới về ICT và kinh tế số.
Hội nghị Bộ trưởng là hoạt động quan trọng của sự kiện ITU Digital World 2020 do Tổng Thư ký ITU và Bộ trưởng Bộ TT&TT Việt Nam đồng chủ trì và điều hành. Hội nghị bao gồm 3 phiên thảo luận, với sự tham gia của Bộ trưởng ICT các nước, trong đó có Bộ trưởng Kinh tế và chuyển đổi số của Tây Ban Nha, Bộ trưởng Giao thông và Truyền thông Phần Lan, Bộ trưởng phát triển kinh tế Italy và các Bộ trưởng về ICT và kinh tế số các nước châu Phi, Mỹ la tinh...
Biến đại dịch thành cơ hội thay đổi xã hội tốt đẹp hơn
Tại hội nghị, các Bộ trưởng sẽ tập trung thảo luận các chủ đề về vai trò của ICT trong phòng chống dịch Covid-19 và định hướng cho quan hệ hợp tác giữa ITU với các quốc gia thành viên trong việc triển khai các chương trình chuyển đổi số.
Đây cũng là cơ hội để các Bộ trưởng và lãnh đạo doanh nghiệp đối thoại về chính sách, chiến lược nhằm phát huy hơn nữa vai trò thiết yếu của ICT trong phòng chống đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế; là cơ hội để khu vực công và khu vực tư nhân trao đổi quan điểm, điều chỉnh cung và cầu trong kết nối, đồng thời xác định các phương thức phục hồi kinh tế nhanh hơn thông qua hợp tác.
Các lãnh đạo cấp cao tại lễ khai mạc Triển lãm ITU Telecom World 2019, Hungary |
ự kiện ITU Digital World 2020 đã được website của ITU nhấn mạnh: "Chúng ta đang sống trong thời đại chưa từng có. Toàn cầu hóa, thay đổi công nghệ theo cấp số nhân, khủng hoảng khí hậu - và bây giờ là COVID-19".
Website trích lời của Albert Einstein: "Giữa khó khăn là cơ hội". Thách thức của chúng ta là sử dụng đại dịch như một cơ hội để thay đổi xã hội, môi trường và cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
Vượt qua đại dịch bằng công nghệ với các chủ đề nóng của IDW 2020
Tại Hội nghị bàn tròn, các Bộ trưởng sẽ trao đổi và trả lời các câu hỏi đang được quan tâm xoanh quanh chủ đề hoạch định chiến lược số trong và sau Covid-19 như:
- Những thay đổi trong các chính sách đã/đang được theo đuổi do kết quả của COVID 19?
- Có cần thay đổi/điều chỉnh các chiến lược chuyển đổi số quốc gia trong tương lai do hậu quả của đại dịch hay không và nếu có thì làm thế nào?
- Chính phủ sẽ tập trung vào những lĩnh vực công nghiệp nào sau cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu?
- Phải làm gì để các công nghệ số dễ tiếp cận hơn và có giá cả phải chăng?
Cũng tại Hội nghị, các cơ quan quản lý sẽ tập trung trao đổi các nội dung bao gồm: Đại dịch đã tác động đến các vấn đề quản lý cần được ưu tiên như thế nào; Các biện pháp quản lý nào cần được thúc đẩy số hóa và kết nối cho tất cả mọi người.
Các tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp (DN) tư nhân sẽ tập trung trao đổi tìm câu trả lời cho các nội dung: DN của bạn có những ưu tiên gì để giúp tăng tốc phục hồi kinh tế; Những cơ hội kinh doanh mới nào đã nảy sinh từ đại dịch; Đại dịch ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh của công ty bạn như thế nào và có thể phải thực hiện những thay đổi nào; Sản phẩm và dịch vụ nào sẽ thúc đẩy sự hấp dẫn kinh tế, và điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các mô hình kinh doanh.
Nguồn: ictvietnam.vn
Hội nghị và Triển lãm thế giới số được Việt Nam tổ chức trực tuyến
Submitted by nlphuong on Mon, 28/09/2020 - 07:31Hội nghị và Triển lãm thế giới số (ITU Digital World) 2020 là sự kiện quy mô toàn cầu, do Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) và Việt Nam đồng tổ chức, sẽ chính thức diễn ra trực tuyến từ ngày 20 - 22/10/2020.
Hội nghị và Triển lãm thế giới số (ITU Digital World) 2020 là sự kiện quy mô toàn cầu, do Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) và Việt Nam đồng tổ chức, sẽ chính thức diễn ra trực tuyến từ ngày 20 - 22/10/2020 tại địa chỉ https://digital-world.itu.int/.
Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, được phép của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu sáng kiến tổ chức sự kiện theo hình thức trực tuyến. Sáng kiến này đã được ITU và các nước thành viên ủng hộ và đánh giá cao.
Sự kiện bao gồm Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên ITU (Ministerial Roundtables), các hội thảo chuyên đề (Forum Sessions) gắn với việc phát triển thế giới số, triển lãm trực tuyến (Virtual Exhibition) với các gian hàng quốc gia của các nước và gian trưng bày của các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Thứ trưởng Phan Tâm: ITU Digital World 2020 là sự kiện mang dấu ấn của Việt Nam |
Tại buổi họp báo công bố sự kiện chiều 25/9, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh đây là sự kiện mang dấu ấn của Việt Nam vì lần đầu tiên Triển lãm - Hội nghị đã được tổ chức 50 năm được đổi tên thành Triển lãm thế giới số do Việt Nam đề xuất. Từ sự kiện của cộng đồng VT-CNTT giờ đây sự kiện mở rộng sự tham gia đóng góp của cộng đồng CNTT, DN công nghệ số.
Sự kiện được tổ chức trên nền tảng số có thể kéo dài nhiều tháng, các doanh nghiệp (DN) có thời gian giới thiệu sản phẩm, xúc tiến đầu tư thương mại, ký kết hợp đồng đầu tư kinh doanh. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến việc đi lại bị giới hạn, tạo thuận lợi cho DN VT-CNTT, có điều kiện sản xuất kinh doanh, góp phần phục hồi phát triển kinh tế, tạo mô hình, phương thức kinh doanh mới, tận dụng cơ hội để phát triển trong tương lai.
Thứ trưởng khẳng định: Đối với Việt Nam, việc cùng với ITU đồng tổ chức Hội nghị và Triển lãm thế giới số 2020 có ý nghĩa quan trọng, góp phân nâng cao vị thế đất nước và khẳng định vai trò là một trong các nước phát triển nhanh và năng động về VT-CNTT, đồng thời là một thành viên tích cực và trách nhiệm của ITU.
Ông Triệu Minh Long: Sự kiện là dịp Việt Nam giới thiệu với thế giới Việt Nam đang trở thành một nước công nghệ, dùng công nghệ giải bài toán Việt Nam và thế giới. |
Ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, đơn vị chủ trì sự kiện cho biết: Việt Nam đã tích cực phối hợp cùng ITU để xây dựng nền tảng trực tuyến. Đặc biệt, trong Triển lãm này sẽ có một phần giới thiệu các sản phẩm - giải pháp "Make in Vietnam" được Bộ TT&TT lần lượt giới thiệu trong suốt thời gian qua. Việc giới thiệu các sản phẩm công nghệ Việt Nam là dịp Việt Nam giới thiệu với thế giới Việt Nam đang trở thành một nước công nghệ, dùng công nghệ giải bài toán Việt Nam và thế giới.
Ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hoá cho biết để tổ chức Hội nghị - triển lãm trực tuyến quy mô là một công việc hết sức khó khăn. Nền tảng được xây dựng cho Hội nghị - Triển lãm đáp ứng từ khâu đăng ký, kiểm soát người ra vào, giới thiệu, trao đổi... Ban Tổ chức đã nghiên cứu trên thế giới thì chưa có sự kiện lớn tương tự nào được tổ chức trực tuyến nên đã kết hợp nhiều giải pháp công nghệ.
ITU Digital World 2020 bao gồm nhiều hoạt động
Hội nghị và Triển lãm thế giới số dự kiến sẽ có sự tham gia của nhiều Bộ trưởng các nước thành viên ITU, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý, các tổ chức và chuyên gia hàng đầu thế giới về ICT và kinh tế số.
Sự kiện sẽ có các hoạt động sau:
Phần triển lãm: Bao gồm các gian hàng trực tuyến (Virtual Booth) giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và giải pháp số của các DN từ các nước và các gian hàng quốc gia. Hiện nay, đã có nhiều DN lớn từ Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc đã đăng ký tham gia gian hàng.
Các gian hàng sẽ được lưu giữ và kéo dài khoảng 1 tháng để các cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm có thể thăm quan, tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ số tiên tiến nhất. Đây cũng là dịp để các DN tăng cường kết nối, xây dựng quan hệ hợp tác, tham gia vào chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu trong nền kinh tế số.
Phần diễn đàn: bao gồm các phiên Hội nghị Bộ trưởng sẽ tập trung thảo luận quanh chủ đề Hoạch định chiến lược số trong và sau Covid-19 và định hướng cho quan hệ hợp tác giữa ITU với các quốc gia thành viên trong triển khai các chương trình chuyển đổi số.
Đây cũng là cơ hội để các Bộ trưởng và lãnh đạo DN đối thoại về chính sách, chiến lược nhằm phát huy hơn nữa vai trò thiết yếu của ICT trong phòng chống đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế.
Các hội nghị chuyên đề được chia thành 3 phiên, trong 3 ngày, sẽ tập trung vào 3 nhóm chủ đề lớn: Kết nối, Chuyển đối số và Phát triển bền vững. Các nhà quản lý và chuyên gia sẽ tập trung thảo luận về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển mạng di động và hệ sinh thái 5G, thu hẹp khoảng cách về phát triển băng rộng; an toàn an ninh cho môi trường mạng, hướng đến một môi trường kinh tế số an toàn và tin cậy.
Theo Ban tổ chức, hiện nay nền tảng Hội nghị - Triển lãm thế giới số trực tuyến được phát triển bằng chính công nghệ, con người Việt Nam đã cho phép các cơ quan, tổ chức, DN trong và ngoài nước đăng ký tham gia.
Nguồn: ictvietnam.vn
Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Tin học quốc tế lần thứ 32
Submitted by nlphuong on Thu, 24/09/2020 - 22:27Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, cả 4 thí sinh dự thi Olympic Tin học quốc tế (IOI) lần thứ 32 năm 2020 của Việt Nam đều đã giành huy chương. Trong đó, có 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Sáng 24/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, cả 4 thí sinh dự thi Olympic Tin học quốc tế (IOI) lần thứ 32 năm 2020 của Việt Nam đều đã giành huy chương. Trong đó, có 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
4 thí sinh đội tuyển Việt Nam đoạt huy chương Olympic Tin học quốc tế. (Ảnh: Bộ GD&ĐT) |
Theo đó, Huy chương Vàng thuộc về em Bùi Hồng Đức, lớp 12 Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Em Vũ Hoàng Kiên (lớp 12 Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) và em Lê Quang Huy (lớp 11 Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) giành Huy chương Bạc.
Em Trần Quang Thành (lớp 12, Trường THPT chuyên đại học Sư phạm Hà Nội) đoạt Huy chương Đồng.
Theo kết quả Ban tổ chức công bố tối 23/9, có 171 thí sinh đoạt giải, trong đó có 29 Huy chương Vàng, 58 Huy chương Bạc, 84 Huy chương Đồng. Em Bùi Hồng Đức của Việt Nam xếp hạng 11 thế giới.
Với kết quả này, Việt Nam xếp thứ 9 trong tổng số 87 đoàn tham dự Olympic Tin học quốc tế năm 2020, giảm 5 bậc so với năm ngoái.
Kỳ thi Olympic Tin học quốc tế năm nay do Singapore đăng cai tổ chức, diễn ra từ ngày 13 đến 23/9. Do diễn biến phức tạp của Covid-19, các đội tuyển quốc gia dự thi theo hình thức trực tuyển. Đội tuyển Việt Nam thi tại Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội và được quản lý, theo dõi qua hệ thống camera.
Năm 2019, Việt Nam đoạt 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng; xếp thứ 4 cùng với Hàn Quốc, xếp sau các nước: Nga, Trung Quốc, Mỹ.
Với kết quả này đã khẳng định sự nỗ lực, cố gắng của học sinh, giáo viên và các nhà trường đã tích cực, chủ động ôn tập, bồi dưỡng đội tuyển, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức phức tạp, học sinh Việt Nam vẫn khẳng định vị trí trên đấu trường khu vực và quốc tế.
http://hanoitv.vn/viet-nam-doat-4-huy-chuong-olympic-tin-hoc-quoc-te-lan-thu-32-d149994.html
Người VinaPhone dũng cảm cứu hai em nhỏ bị rơi xuống sông
Submitted by nlphuong on Tue, 22/09/2020 - 16:05Hai em nhỏ tại huyện Xuân Trường, Nam Định đã bị rơi xuống sông trên đường đi học về. May mắn cả hai em đã được anh Phạm Quang Thiện nhân viên kinh doanh của VinaPhone kịp thời cứu sống.
Hai em nhỏ tại huyện Xuân Trường, Nam Định đã bị rơi xuống sông trên đường đi học về. May mắn cả hai em đã được anh Phạm Quang Thiện nhân viên kinh doanh của VinaPhone kịp thời cứu sống.
Trưa ngày 16/9, hai em nhỏ tại xóm 5, xã Xuân Thủy, huyện Xuân Trường, Nam Định đang chở nhau bằng xe đạp trên đường đi học về, khi đi qua cầu không có lan can đã bất ngờ bị ngã xuống sông.
Nghe thấy tiếng kêu cứu thất thanh của các em, đúng lúc anh Thiện đi ngang qua đã nhanh chóng nhảy xuống sông, bơi về phía các em để cứu đuối. Nhờ hành động dứt khoát, kịp thời, cả hai em đều được đưa lên bờ an toàn, không gặp chấn thương.
Được biết, người đã nhanh chóng, không màng nguy hiểm để cứu 2 em nhỏ là anh Phạm Quang Thiện, nhân viên của Trung tâm Kinh doanh VNPT Nam Định thuộc Tổng công ty VinaPhone.
Anh Thiện kể lại, thời điểm đó anh đang cùng đồng nghiệp triển khai “Chương trình 153 ngày đêm” xuống địa bàn để gặp khách hàng. Khi nghe tiếng kêu cứu, anh không suy nghĩ nhiều mà chỉ theo phản xạ lao thẳng xuống sông. Lúc đưa được các cháu lên bờ, mọi dụng cụ làm việc, đồ dùng đều ướt sũng. “Nhưng điều quan trọng nhất là các cháu nhỏ an toàn.”, anh Thiện mỉm cười chia sẻ.
Ông Hoàng Minh Cường, Chủ tịch Công đoàn Vinaphone trao tặng giấy khen cho anh Phạm Quang Thiện |
Sau khi biết được thông tin trên, ông Nguyễn Trường Giang - Quyền Tổng Giám đốc VinaPhone và ông Hoàng Minh Cường – Chủ tịch Công đoàn VinaPhone đã xuống Nam Định để kịp thời động viên, khen thưởng anh Thiện cũng như Trung tâm kinh doanh VNPT Nam Định:
“Đây là một hành động vô cùng đáng quý. Đặc biệt trong bối cảnh mỗi cá nhân đều đang bận rộn với công việc, với những khó khăn vất vả của cuộc sống. Tôi mong rằng, sự dũng cảm của anh Thiện sẽ truyền cảm hứng sống đẹp, sống có ý nghĩa tới hơn 10.000 cán bộ công nhân viên của Tổng công ty, góp phần xây dựng một xã hội giàu lòng nhân ái.”
Trước đó, ngay trong sáng 17/9/2020, hành động dũng cảm của anh Thiện cũng được Lãnh đạo chuyên môn, công đoàn Viễn thông và TTKD VNPT Nam Định biểu dương. Trưởng đại diện VNPT tại địa bàn Nam Định khẳng định, hành động của anh Thiện diễn ra khi đang thực hiện “Chương trình 153 ngày đêm” của Tổng công ty, điều này càng tô đẹp thêm giá trị, ý nghĩa của phong trào thi đua này. Và dù trong bất kì hoàn cảnh nào, người VNPT luôn mang lại sự tin tưởng, bằng những việc làm chân thành, từ trái tim đến trái tim sẽ mang lại cảm xúc thật và đẹp nhất trong lòng khách hàng.
Được biết, chương trình 153 ngày đêm là Phong trào thi đua đặc biệt của VinaPhone, thuộc Tập đoàn VNPT, trong việc phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020. Theo đó, mỗi nhân viên, đơn vị sẽ cùng nhau nỗ lực, hoàn thành từ 95% kế hoạch trở lên, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.
ND
Xây dựng Học viện công nghệ BCVT thành "đại học số" hình mẫu
Submitted by nlphuong on Tue, 22/09/2020 - 13:10Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu Học viện công nghệ BCVT (PTIT) tập trung chuyển đổi số (CĐS) toàn diện trong tất cả các hoạt động, xây dựng Học viện trở thành hình mẫu của đại học số.
Ngày 19/9/2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Phan Tâm cùng đoàn công tác của Bộ đã có buổi làm việc với Học viện công nghệ BCVT về tình hình hoạt động, kế hoạch phát triển của Học viện giai đoạn 2021 -2025 và đề xuất một số định hướng chiến lược.
Đột phá bằng thí điểm dạy học trên nền tảng số
Để Học viện phát triển mạnh mẽ, đi đầu về CĐS Đại học (ĐH) trong giai đoạn quan trọng tới, theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, lần đầu tiên Bộ TT&TT đã thành lập nhóm nghiên cứu về xu hướng ĐH số do Viện Chiến lược TT&TT làm thường trực. Nhóm đã thực hiện nghiên cứu các xu hướng ĐH số, phân tích các lợi thế và tham vấn cụ thể cho Học viện.
Ông Trần Minh Tuấn: Học viện thuộc Bộ TT&TT phải bứt phá lần 2 là ĐH đa ngành quốc tế hướng tới đào tạo cho cộng đồng về các công nghệ 4.0, công nghệ CĐS của Việt Nam |
Theo ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược TT&TT, Học viện là ĐH của ngành TT&TT gắn với sự nghiệp CĐS, phục vụ cộng đồng gắn với mô hình công dân học tập và xây dựng xã hội học tập - đào tạo 100 triệu người dân có nhu cầu nâng cao năng lực cốt lõi thế kỷ 21.
Theo đó, Học viện cần phải có những đột phá chiến lược. Trước đây, Học viện thuộc DN VNPT có bước bứt phá lần 1 thu hút các sinh viên giỏi nhất cả nước vào ngành Bưu điện. Với Chương trình CĐS quốc gia 2020 - 2030, Học viện thuộc Bộ TT&TT phải bứt phá lần 2 là ĐH đa ngành quốc tế hướng tới đào tạo cho cộng đồng về các công nghệ 4.0, công nghệ CĐS của Việt Nam (Make in Viet Nam). Học viện phải thu hút sinh viên, đặc biệt từ khối ASEAN đến học tập. Học viện cũng đào tạo cho cộng đồng (reskill/upskill) theo mô hình công dân học tập và xây dựng xã hội học tập.
Học viện cũng cần đột phá bằng nghiên cứu phương pháp dạy học mới: Đổi mới tỷ lệ giữa truyền thống và trên nền tảng (platform) (tỷ lệ 70% platform). Theo đó, Học viện cần đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép thí điểm về hoạt động giáo dục trên nền tảng số (học, thi, cấp chứng chỉ, học phần...). Sinh viên thực tập chuyên sâu tại DN công nghệ số (tỷ lệ tối thiểu 40%), thực hành trước, lý thuyết sau theo mô hình học tập của trường ĐH Olin, http://www.olin.edu). Trong khi đó, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phải tỷ lệ 50% đầu tư từ Quỹ R&D của các DN Viettel, VNPT, CMC...
Học viện cần đột phá về chính sách/mô hình hoạt động; Trở thành một nền tảng mẫu giáo dục ĐH số; Tham gia hiệu quả các nền tảng giáo dục số của thế giới và Trực tiếp trở thành nhà đầu tư cho công nghệ, sở hữu công nghệ.
Học viện trong tương lai sẽ là mô hình "một quốc gia số" thu nhỏ với nhà trường là chính phủ số, cán bộ giảng dạy là doanh nghiệp (DN) số và sinh viên là công dân số. Đây là hình mẫu của một ĐH của riêng Việt Nam.
Học viện sẽ là "DN công nghệ số" đầu tiên trong giáo dục-đào tạo ĐH của Việt Nam. Bài toán DN công nghệ số sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc trong vấn đề tự chủ ĐH hiện nay. Mô hình nhiều DN trong trường ĐH sẽ tận dụng được nguồn lực xã hội hóa để sớm đưa Học viện nâng tầm quốc tế.
Thí điểm CĐS trong mọi hoạt động của Học viện
Với định hướng cho Học viện trở thành ĐH số hình mẫu, bứt phá đi đầu, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hoá cho biết: Chương trình CĐS quốc gia được Thủ tướng phê duyệt vào 3/6/2020. Theo đó, Học viện có thể coi là một quốc gia số thu nhỏ với hơn 14.000 sinh viên, khoảng 1.000 giảng viên và cán bộ quản lý. Học viện hãy làm tất cả những gì mà quốc gia làm, trong phạm vi 15.000 người của mình. Quốc gia số có ba trụ cột: Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số.
Ông Nguyễn Huy Dũng: Học viện hãy thí điểm làm tất cả những gì mà quốc gia làm CĐS |
Theo đó, Học viện số cũng có ba trụ cột: Chính phủ số là hoạt động quản lý đào tạo, Kinh tế số là hoạt động của sinh viên và Xã hội số là tổng hòa các mối quan hệ diễn ra trong phạm vi của Học viện.
Chính phủ số là Chính phủ "bốn không, một có". Xử lý văn bản không giấy, họp không gặp trực tiếp, xử lý thủ tục hành chính không tiếp xúc, thanh toán không dùng tiền mặt và có khả năng cung cấp dịch vụ mới kịp thời. Hãy áp dụng "bốn không, một có" này vào hoạt động quản lý đào tạo.
Kinh tế số là DN CNTT, DN viễn thông, DN TMĐT (bán hàng hóa) và DN kinh doanh điện tử (bán dịch vụ). Mỗi sinh viên của Học viện hãy trở thành doanh nhân trong chính lĩnh vực mình học, tại "quốc gia" có tên là Học viện Công nghệ BCVT.
Xã hội số là mỗi người dân một điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường cáp quang, người dân có kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số, hình thành văn hóa số. Học viện đã sẵn sàng để trở thành một xã hội số thu nhỏ. Hãy hình thành văn hóa số ngay chính trong Học viện. Quốc gia số lấy người dân là trung tâm. Học viện số lấy sinh viên là trung tâm.
Học viện có thể trở thành một vườn ươm, một "công xưởng" công nghệ, là nơi nghiên cứu, phát triển và ứng dụng những công nghệ mới nhất của thế giới và giải quyết những vấn đề của học viện.
"Khi đã trở thành công xưởng công nghệ, Học viện sẽ trở thành một môi trường gần như hoàn hảo cho khởi nghiệp. Nghiên cứu cho thấy, không một môi trường nào thuận lợi hơn trường ĐH để nuôi dưỡng phong trào khởi nghiệp. Các vườn ươm trong trường ĐH tạo ra nhiều việc làm nhất so với vườn ươm ở những nơi khác", ông Dũng cho hay.
Khác biệt để dẫn đầu
Trước các báo cáo và đề xuất định hướng phát triển chiến lược sâu sắc này cho Học viện trong giai đoạn tới, tại buổi làm việc và toạ đàm ngay sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh các cơ hội mà Học viện phải nắm bắt để bứt phá.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Học viện phải nắm bắt cơ hội để bứt phá dẫn đầu |
Theo Bộ trưởng, cuộc CMCN lần thứ 4 mở ra cơ hội cái mới thay cái cũ, ĐH mới thay thế ĐH cũ. Mỗi cuộc cách mạng sẽ tạo ra cơ hội chỉ cho một vài nước bứt phá vươn lên thành nước phát triển, tạo ra cơ hội cho một số ĐH bứt phá vươn lên thành ĐH hàng đầu. Số ít đó là các nước, các ĐH dám đi đầu.
Nếu nói đến đột phá trong việc học ĐH, theo Bộ trưởng, hãy chung qui về một chữ là làm ngược. Cuộc CMCN lần thứ 4 mở ra một cơ hội về sự làm ngược nhưng mang lại kết quả bất ngờ, mở ra cơ hội của các đột phá. "Cơ hội cho những người đi sau, nhưng không phải những người đi sau mong muốn giống người đi trước. Vì đi theo cách này thì sẽ mãi mãi là người đi sau. Các công nghệ 4.0 chủ yếu hỗ trợ cho sự làm khác, làm ngược, và bằng cách này, chúng ta sẽ đi trước một cách vượt trội các ĐH đi trước".
Cũng theo Bộ trưởng, trước đây, Học viện phấn đấu để trở thành ĐH MIT, là trường ĐH công nghệ hàng đầu của Mỹ, là việc rất khó. Thì bây giờ, phấn đấu để không trở thành MIT. Sử dụng các công nghệ mới để làm khác, dạy khác, học khác MIT và vì vậy, hơn MIT. Sẽ vẫn còn những DN cần sinh viên MIT, họ sẽ tuyển MIT.
"Sẽ có những DN cần tuyển sinh viên khác MIT, họ sẽ tìm đến Học viện. Nhưng dù có làm khác MIT thì Học viện phải làm việc đó một cách xuất sắc".
Về nghiên cứu trong ĐH, Bộ trưởng nhận định: Lợi thế rất lớn của Học viện là trực thuộc một bộ công nghệ số, một bộ có tới 50.000 DN công nghệ số, trong số đó có nhiều DN mạnh, với hàng triệu lao động, với doanh thu hàng năm trên 100 tỷ USD. Nhưng Học viện chưa tận dụng tiềm năng này. Học viện có cơ hội lớn nhất để trở thành ĐH đi đầu về hoạt động nghiên cứu.
"Gắn ĐH với nghiên cứu phải là khác biệt căn bản nhất của Học viện. Nhưng nghiên cứu ở đây phải là thầy cô tham gia nghiên cứu, sinh viên tham gia nghiên cứu, chứ không phải chỉ những người trong viện nghiên cứu".
"Học viện phải phấn đấu để ít nhất 30% nguồn thu của Học viện là đến từ nghiên cứu. Đã là giáo sư, phó giáo sư của Học viện thì phải có hoạt động nghiên cứu, ít nhất 30% thời gian là dành cho nghiên cứu".
Học viện cùng với 3 DN đang tham gia Hội đồng trường, Viettel, VNPT và CMC - là các DN công nghệ hàng đầu Việt Nam, rất nên thành lập một DN nghiên cứu trong Học viện, vừa là huy động các nguồn lực nghiên cứu của Học viện, vừa là gắn kết với nhu cầu nghiên cứu của DN, vừa kết hợp được tư duy ĐH và tư duy DN. "Đây sẽ là một mô hình tốt", Bộ trưởng cho biết.
Toàn bộ Học viện sống và học trong môi trường số
Để thực hiện chiến lược CĐS quốc gia, giáo dục và đào tạo là một ưu tiên, theo đó, Bộ trưởng nhấn mạnh: Mục tiêu của CĐS ĐH là nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng giảm tải cho giáo viên, là đổi mới mô hình dạy và học, là hỗ trợ các công cụ giảng dạy mới cho giáo viên.
CĐS ĐH là tập trung vào thay đổi mô hình đào tạo thông qua việc áp dụng công nghệ số. Học viện thuộc Bộ công nghệ số phải đi đầu về CĐS ĐH. Học viện cần đầu tư xây dựng các nền tảng số để ít nhất 70% nội dung giảng dạy được để trên nền tảng, giáo viên sẽ tập trung vào tạo giá trị tăng thêm trên nền tảng này, giáo viên đứng trên nền tảng này để giảng dạy.
Tinh hoa nhân loại, tinh hoa Việt Nam, tinh hoa ĐH, tinh hoa Học viện, tinh hoa công nghệ sẽ được đưa vào nền tảng. Và đây là nền tảng mở để liên tục được cập nhật, tốt lên từng ngày. Nền tảng này không chỉ là nội dung mà còn cả cách thức giảng dạy, cách thức thi kiểm tra. Học viện làm xong nền tảng này thì mặt bằng Học viện ngay lập tức được nâng lên một mức đáng kể, theo nhận định của Bộ trưởng.
"Trọng tâm của Học viện trong năm 2020 - 2021 là tập trung làm nền tảng. Các DN công nghệ trong ngành có thể hỗ trợ", Bộ trưởng nói.
CĐS Học viện thì việc đầu tiên là đưa toàn bộ Học viện thành một "quốc gia số" thu nhỏ. Toàn bộ hoạt động của Học viện, của giáo viên, của sinh viên sẽ chuyển lên môi trường số. Mỗi người trong Học viện sẽ có một định danh số. Học viện là một xã hội thu nhỏ, mà lại là người trẻ, năng động và công nghệ, rất thuận lợi để xây dựng một xã hội số ở đây, không chỉ việc học mà cả việc quản lý và sinh hoạt.
"Muốn đào tạo nhân lực CĐS thì Học viện sống, học tập và làm việc trong môi trường số, đây cũng là cách đào tạo công nghệ số tốt nhất. Quí 3/2020 và Quí 1/2021 sẽ là thời gian để Học viện hợp tác với một công ty công nghệ số để xây lên một ĐH số. Hãy là người đi đầu!", Bộ trưởng yêu cầu.
Về mối quan hệ giữa phát triển, ổn định và đổi mới, Bộ trưởng khẳng định: Phát triển là mục tiêu, ổn định là tiền đề và đổi mới là động lực. "Học viện có cái nền, cái gốc của mình. Là cái bất biến. Nắm chắc cái này thì mới ứng vạn biến thành công. Cái mới, một số chương trình đào tạo mới phải được xây trên cái gốc, cái thân của Học viện thì mới sống được, và mới có bản sắc. Cái cũ đang ổn vẫn tiếp tục tồn tại và nên cho tách ra hoạt động độc lập".
Trong Học viện nên có nhiều trường như xu hướng "siêu trường" hiện nay trên thế giới và nhiều trường Việt Nam đã triển khai. Học viện sẽ khởi động từ khoa CNTT, Bộ trưởng đề nghị.
Bộ trưởng cũng mong muốn, ngay trong năm 2020 này, Học viện phải xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh viên/học viên của mình, theo dõi họ suốt cả chặng đường sau khi ra trường. Và vì thế mà tài sản của Học viện sẽ ngày một gia tăng.
Theo nhận định của Bộ trưởng, Học viện đang hội đủ các yếu tố "Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà". Thiên thời là sự xuất hiện của các công nghệ đào tạo mới, của các mô hình đào tạo mới mang tính đột phá. Địa lợi là công nghệ số đã trở thành kỹ năng thiết yếu, nhu cầu thiết yếu của toàn xã hội. Nhân hoà là Học viện đang có được sự thống nhất, đoàn kết cao, nhất là trong lãnh đạo.
Bộ trưởng chúc Học viện có đủ niềm tin, quyết tâm để thực hiện ước mơ, làm được thì sẽ giúp cho Việt Nam phát triển.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Phan Tâm gặp gỡ các giáo viên, sinh viên của Học viện |
Trước những trọng trách mới giao cho Học viện, Giám đốc Học viện Vũ Văn San đã ghi nhận và cho biết hiện Học viện là trường ĐH hàng đầu Việt Nam về ICT. Học viện phấn đấu nằm trong nhóm 500 trường ĐH hàng đầu châu Á. Đến năm 2030 nằm trong nhóm 300 trường ĐH hàng đầu châu Á. Học viện sẽ nhanh chóng chuyển đổi thành trường ĐH số.
Bộ TT&TT công bố cẩm nang hỏi - đáp chuyển đổi số
Submitted by nlphuong on Fri, 18/09/2020 - 22:43"Cẩm nang Chuyển đổi số" bao gồm hơn 20 câu hỏi lớn và 100 câu hỏi nhỏ, ghi tóm lược những điều quan trọng và thiết yếu của chuyển đổi số.
"Cẩm nang Chuyển đổi số" bao gồm hơn 20 câu hỏi lớn và 100 câu hỏi nhỏ, ghi tóm lược những điều quan trọng và thiết yếu của chuyển đổi số.
Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bộ TT&TT đóng vai trò dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia bao gồm ba trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi nhận thức về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong xã hội, với mong muốn đưa đến người đọc những điều quan trọng và thiết yếu về chuyển đổi số, Bộ TT&TT đã xây dựng, hoàn thiện Cẩm nang Chuyển đổi số và tổ chức ra mắt Cẩm nang Chuyển đổi số hôm nay 18/9/2020.
Ông Nguyễn Huy Dũng: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu trong thời đại ngày nay |
Ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa cho biết: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho Việt Nam để bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng quốc gia.
Chuyển đổi số, bắt đầu từ những đột phá công nghệ số, nhưng chuyển đổi số không phải chỉ là công nghệ số, mà quan trọng hơn, chuyển đổi số là chấp nhận cái mới, do đó, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về nhận thức nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ.
Buổi lễ ra mắt Cẩm nang chuyển đổi số |
Cẩm nang Chuyển đổi số bao gồm hơn 20 câu hỏi lớn và 100 câu hỏi nhỏ, ghi tóm lược những điều quan trọng và thiết yếu của chuyển đổi số, được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, trong sáng để đảm bảo mọi người dễ đọc, dễ hiểu và cảm thấy thú vị.
Câu trả lời được trình bày trước tiên là nội dung giải thích ngắn gọn nhất, sau đó là một số câu hỏi và câu trả lời mang tính giải thích sâu hơn, dành cho những ai muốn quan tâm sâu và cuối cùng là một số ví dụ minh họa dành cho những ai muốn liên hệ thực tế.
Nội dung Cẩm nang được cấu trúc thành 4 phần chính, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau: (1). Cẩm nang cơ bản; (2). Cẩm nang cho người dân; (3). Cẩm nang cho doanh nghiệp; (4). Cẩm nang cho cơ quan nhà nước
Ông Nguyễn Huy Dũng cũng chia sẻ thêm: Cuốn cẩm nang diễn đạt nhiều vấn đề công nghệ theo cách hết sức đơn giản. Ví dụ như giải thích các công nghệ cốt lõi của chuyển đổi số được giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu như ví các thiết bị IoT, các cảm biến (sensor) như là như các giác quan của con người hay ví điện toán đám mây (cloud computing) như là cơ bắp của con người vì điện toán đám mây cung cấp sức mạnh tính toán xử lý các vấn đề, hay dữ liệu lớn (big data) như là bộ óc của con người.
Cuốn sách cũng có các minh họa giới thiệu về những nền tảng số Make in Vietnam để giúp người đọc có những hình dung trực quan về tính năng và vai trò của nền tảng trong thực hiện chuyển đổi số.
Theo Cục Tin học hoá, đọc một cuốn sách như đi vạn dặm đường. Cẩm nang chuyển đổi số có nhiều tầng nấc tri thức phục vụ nhu cầu tìm hiểu từ nông đến sâu của người đọc. Cẩm nang cũng mang đến với người đọc các câu chuyện về chuyển đổi số từ khắp nơi trên thế giới.
Nội dung trong Cẩm nang chuyển đổi số |
Độc giả có thể xem cuốn cẩm nang như một cuốn sách phổ biến kiến thức thông thường để đọc khi rỗi rãi; hoặc hơn thế, có thể dùng nó như một cuốn từ điển, khi gặp băn khoăn, thắc mắc gì thì mở ra tra cứu.
Nhưng điều những người biên soạn mong muốn nhất là cuốn Cẩm nang này có thể trở thành một cuốn sách truyền cảm hứng, để mỗi khi đọc nó gười dân, doanh nghiệp, tổ chức thấy chuyển đổi số không phải là việc xa vời mà rất gần gũi, không phải việc khó khăn mà kỳ thực rất đơn giản, để có thêm động lực để khởi đầu và tiếp tục quá trình chuyển đổi số cho bản thân và đơn vị.
Cẩm nang là tài liệu miễn phí dành cho mọi người và được cung cấp phiên bản điện tử tại địa chỉ: https://dx.mic.gov.vn. Trang web dự kiến được trình bày dưới dạng WiPi mở để ai cũng có thể sửa, đóng góp. Bộ phận biên tập là Cục Tin học hóa sẽ lựa chọn những góp ý để đưa lên và có những trao đổi.
Hiệu quả triển khai chuyển đổi số tại xã Yên Hoà, Ninh Bình
Submitted by nlphuong on Wed, 09/09/2020 - 22:25Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Chuyển đổi số cho các xã là vĩ đại nhất trong công tác chuyển đổi số vì liên quan trực tiếp đến người dân. Càng những xã khó khăn, miền núi thì chuyển đổi số càng hiệu quả nhất.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Chuyển đổi số cho các xã là vĩ đại nhất trong công tác chuyển đổi số vì liên quan trực tiếp đến người dân. Càng những xã khó khăn, miền núi thì chuyển đổi số càng hiệu quả nhất.
4 nội dung chuyển đổi số tại xã Yên Hoà
Tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước ngành TT&TT quý III năm 2020 diễn ra ngày 7/9/2020, ông Đoàn Thanh Hải, Giám đốc Sở TT&TT Ninh Bình đã thông tin về quá trình triển khai chuyển đổi số tại xã Yên Hoà, tỉnh Ninh Bình.
Xã nông thôn mới kiểu mẫu Yên Hòa ngày càng khang trang (Ảnh: thoibaokinhdoanh.vn) |
Ông Hải cho biết: Yên Hòa là một xã miền núi, thuộc Yên Mô, tỉnh Ninh Bình với diện tích 802,03 ha đất nông nghiệp, có 7.557 nhân khẩu, 2.301 hộ gia đình, tỷ lệ lao động có việc làm 4.606 lao động, thu nhập bình quân 48,12 triệu/người/năm, không có hộ nghèo. Xã có 10/10 thôn xóm được kết nối Internet; tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh cao trên 70%; số hộ dân tiếp cận sử dụng Internet, chiếm 90%; 100% cơ quan có máy tính và kết nối Internet.
100% cán bộ có email, sử dụng phần mềm trong điều hành (quản lý văn bản và điều hành, website, zalo, email, hội nghị truyền hình). Hội nghị truyền hình được triển khai tới tất cả 164 điểm cầu từ cấp tỉnh xuống xã. Trình độ CNTT cán bộ cấp xã đủ đáp ứng cho yêu cầu công việc. Trong thời gian tới, xã sẽ hoàn thiện thủ tục cấp chữ ký số để thực hiện áp dụng cho các văn bản điều hành, tác nghiệp.
Bên cạnh đó, theo ông Hải, Yên Hòa là một xã nông thôn mới, có thuận lợi là được lãnh đạo từ tỉnh xuống xã đều quan tâm. Lãnh đạo xã mong muốn thực hiện, thí điểm chuyển đổi số với quyết tâm để trở thành xã thông minh.
Với những thuận lợi và nhu cầu của xã Yên Hoà, Sở TT&TT Ninh Bình đã phối hợp cùng Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT khảo sát và thống nhất chọn 4 nội dung triển khai chuyển đổi số trên cơ sở thiết thực với người dân xã Yên Hòa nhất, gồm:
Thứ nhất, tái cấu trúc hạ tầng để đáp ứng cho chính quyền thông minh và tăng cường an toàn thông tin.
Thứ 2, đẩy mạnh thương mại điện tử (TMĐT), đó là kết nối sàn TMĐT và đưa nông sản của bà con nông dân lên sàn TMĐT. Yên Hòa có các nông sản về rau, cá, nghề truyền thống là xây dựng và đan lát. Đây là một nội dung thiết thực được người dân quan tâm.
Thứ 3, triển khai truyền thanh thông minh, theo đó, dự kiến chuyển đổi 8 đài truyền thanh cũ bằng cách ứng dụng AI để phát bản tin truyền thanh.
Thứ 4, chuyển đổi số lĩnh vực y tế. Cụ thể, xã triển khai tư vấn, chăm sóc sức khỏe từ xa cho người dân (telemedicine) và khám chữa bệnh từ xa kết nối trạm y tế cấp xã với các bệnh viện lớn (Tele Health).
Sau khi lựa chọn 4 nội dung để chuyển đổi số tại xã Yên Hoà, Sở TT&TT Ninh Bình và Cục Tin học hóa xác định thời gian, định lượng công việc rõ ràng để phân công, phân việc cho từng người. Cụ thể, việc triển khai khám chữa bệnh từ xa có những mốc thời gian cụ thể: từ ngày 12/8 – 30/9 triển khai truyền thông, hướng dẫn cài đặt cho người dân và tư vấn khám chữa bệnh từ xa; Từ ngày 1/9 – 30/9/2020 triển khai thủ tục, cài đặt hệ thống của Viettel kết nối trạm y tế cấp xã với các bệnh viện trung ương để hỗ trợ bác sỹ tại trạm y tế.
Tiếp theo là triển khai truyền thanh thông minh từ ngày 20/8 – 30/9 với sự hỗ trợ của công ty giải pháp Vbee. Xã đã triển khai kết nối hệ thống AI của Vbee, đào tạo phát thanh viên sử dụng hệ thống biên tập nội dung cho phát thanh viên ảo, triển khai phát các bản tin hàng ngày (ví dụ: tuyên truyền Bluezone, nội dung khác…). Đến nay, hệ thống đã hoàn thành và hoạt động thông suốt.
Đối với nội dung tái cấu trúc lại hạ tầng số, kết nối sàn TMĐT - thanh toán điện tử sẽ triển khai từ 3/9 – 30/9.
Tuy mới triển khai trong 2 tuần, nhưng ông Hải cho biết một số kết quả khả quan ban đầu như ứng dụng Telemedicine đã được 1171 hộ gia đình triển khai, khảo sát sức khỏe đã được thực hiện đối với 1371 người; Số lượt cài đặt ứng dụng cho người dân là 994; 1117 người tham gia group "Yên Hòa hỏi bác sỹ trả lời"; Số người đã được khám, chăm sóc từ xa là 274 người. Về ứng dụng Bluezone, xã đã triển khai tuyên truyền cài đặt được cho 1300 điện thoại và đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai.
Hàng tuần cũng sẽ có các chương trình trực tuyến bác sỹ live stream trực tiếp để trao đổi các bệnh hay mắc theo mùa, cách phòng tránh dịch Covid. Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các đơn vị đều tham gia đi từng nhà dân để hỗ trợ, tuyên truyền. Chương trình sẽ tiếp tục được triển khai đến cuối tháng 9 để người dân có smartphone đều được cài ứng dụng, người dân không có smartphone được tư vấn qua điện thoại bình thường qua đường dây hỗ trợ.
Ông Hải cho biết: Số tiền tiết kiệm được do triển khai khám chữa bệnh từ xa khá đáng kể. Ước tính việc đi lại khám sơ bộ là hơn 27 triệu đồng trong vòng 2 tuần. 1 tháng sẽ dự kiến tiết kiệm 50 triệu đồng và 1 năm dự kiến tiết kiệm được 600 triệu đồng cho bà con trong xã. Ngoài ra còn làm giảm lượng bệnh nhân lên tuyến huyện/tỉnh, giảm việc người dân đi lại và các chi phí khác liên quan.
Về kết quả triển khai ứng dụng truyền thanh thông minh, xã đã sử dụng hệ thống truyền thanh sẵn có, kết hợp với AI. Theo đó, cán bộ tự xây dựng nội dung tuyên truyền bằng video hoặc audio tự động phát nội dung hàng ngày. Việc này tiết kiệm nhân lực của xã, có thể thay đổi giọng phát thanh viên theo tùy chọn, mong muốn.
Theo ông Hải, triển khai chuyển đổi số cho xã Yên Hòa có những thuận lợi như lãnh đạo UBND tỉnh, Sở TT&TT, UBND cấp xã đều quyết tâm, cùng phối hợp. Xã có hạ tầng cơ bản đáp ứng (Internet, điện thoại thông minh). Cán bộ có mặt bằng trình độ đồng đều, trẻ, nhiệt huyết tham gia các công tác triển khai. Bộ TT&TT và Cục Tin học hóa hỗ trợ định hướng, nội dung, giải pháp, cách thức triển khai, Sở TT&TT Ninh Bình phối hợp xã triển khai.
Khó khăn của việc triển khai được ông Hải thông tin là tìm kiếm được các đơn vị có thể hỗ trợ nguồn lực, giải pháp thí điểm; Thay đổi nhận thức của người dân, chủ yếu là nông dân; Nguồn lực cho hiện tại và tương lai để duy trì, đầu tư còn hạn chế nên khi triển khai còn nhiều bỡ ngỡ.
Đang thí điểm xã thông minh ở 12 xã trên toàn quốc
Để thúc đẩy chuyển đổi số, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa cho biết: Thời gian qua Bộ TT&TT tập trung nhiều vào các hệ thống lớn, triển khai ở trung ương hoặc bộ, tỉnh. Song song với đó phải tiếp tục triển khai tới cấp cơ sở là huyện và xã. Xây dựng xã thông minh, huyện thông minh và phát triển phổ cập tính năng số.
Hiện nay, ngoài Ninh Bình, ông Dũng cho biết: Cục Tin học hóa đang triển khai thí điểm xã thông minh ở 12 xã trên toàn quốc. Các xã được chọn có đặc điểm, đặc thù khác nhau, từ nông thôn đến miền núi từ biên giới đến hải đảo, từ mức độ sẵn sàng về ICT cho tới cả xã chưa có mức độ sẵn sàng nào về ICT.
Việc triển khai thí điểm này sẽ hình thành nên cẩm nang để chia sẻ về những bài học thành công, khó khăn thách thức cần vượt qua.
Để giải quyết khó khăn vướng mắc chuyển đổi số cho cấp xã, ông Dũng đề xuất một cách làm mới. Thay vì chờ họp giao ban tháng, quý, có thể họp trực tuyến ngay và luôn, dưới hình thức song phương và đa phương. Cần thống nhất nguyên tắc họp đa phương là điểm truyền đi những thông điệp, chia sẻ bài học. Họp song phương để giải quyết khó khăn, vướng mắc.
"Cục vừa làm đa phương với các Sở TT&TT vừa làm song phương với từng sở một. Đây là một cách làm mới, tốt. Hiện nay hệ thống họp trực tuyến miễn phí mà Cục Tin học hóa triển khai đủ năng lực để đáp ứng được nhu cầu này bất cứ lúc nào", ông Dũng chia sẻ.
Chuyển đổi số cấp xã hỗ trợ bà con giải những bài toán thường ngày
Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao việc trong thời gian ngắn Ninh Bình đã triển khai chuyển đổi số cấp xã rõ nét và có một số kết quả ban đầu.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước ngành TT&TT quý III năm 2020 |
Chuyển đổi số là xem có thể hỗ trợ gì cho người dân, xem người dân, địa phương có "nỗi đau" gì để hỗ trợ như bình thường bà con bán nải chuối được 10.000 đồng. Chuyển đổi số để hỗ trợ bà con bán được 15.000 đồng mà bà con không phải ra chợ. Bà con đương nhiên sẽ thích và sẽ sẵn sàng lên sàn TMĐT. Chuyển đổi số cấp xã là làm những việc cụ thể cho người dân.
Theo Bộ trưởng, công nghệ giờ không phải đào tạo nhiều. Với những nền tảng công nghệ hiện có thì rất dễ sử dụng. Trẻ em hiện nay sử dụng công nghệ rất nhanh và thành thạo. Công nghệ đã viết dễ hiểu đến mức dễ dùng. Người trẻ có thể hướng dẫn ông bà trong gia đình dùng các nền tảng trôi chảy, nhanh chóng. Có nhiều dịch vụ miễn phí hoặc giá rẻ mà hỗ trợ các hoạt động thường ngày của bà con hiệu quả. Mặt khác, đầu tư cho xã chuyển đổi không nhiều.
Lấy ví dụ về ứng dụng Bluezone, Bộ trưởng cho biết đây là lá chắn chống dịch Covid-19 hiệu quả, dễ sử dụng. Với 1 xã có 2.300 hộ gia đình như xã Yên Hoà, mỗi gia đình chỉ cần 1 smartphone cài đặt Bluezone thì khi có trường hợp nhiễm Covid-19 không cần cách ly cả xã. Có lá chắn Bluezone thì cả xã không phải sợ Covid. Xã thông minh nên có ứng dụng Bluezone.
Theo đó, Bộ trưởng cho rằng, thay đổi cách nghĩ, cách tiếp cận triển khai chuyển đổi số thì việc khó thành không khó nữa. Các đơn vị trong Bộ phải coi xã chính là "nhà máy" sản xuất ra tri thức, thông qua xã làm tốt công việc của mình, sản xuất ra tri thức, thông tin, từ đấy nhân rộng ra.
"Chuyển đổi số cho các xã là vĩ đại nhất trong công tác chuyển đổi số vì liên quan trực tiếp đến người dân. Càng những xã khó khăn, miền núi thì chuyển đổi số càng hiệu quả nhất. Cứ những chỗ khó thì làm trước", Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng đề nghị từ kinh nghiệm thí điểm của xã như Yên Hòa có thể nhân rộng triển khai. Cố gắng năm nay thí điểm chuyển đổi xã tốt, sau đó tổng hợp thành cẩm nang để nhân rộng.
Nguồn: ictvietnam.vn
VNPT đảm bảo hạ tầng công nghệ cho AIPA-41
Submitted by nlphuong on Wed, 09/09/2020 - 20:52VNPT vinh dự được tin tưởng giao nhiệm vụ chuẩn bị hạ tầng viễn thông - CNTT cho kỳ họp Đại hội đồng AIPA.
VNPT vinh dự được tin tưởng giao nhiệm vụ chuẩn bị hạ tầng viễn thông - CNTT cho kỳ họp Đại hội đồng AIPA. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một kỳ họp Đại hội đồng AIPA được tổ chức bằng hình thức trực tuyến.
Từ ngày 8 – 10/9/2020, lần thứ ba Quốc hội Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch AIPA và đăng cai tổ chức kỳ họp Đại hội đồng AIPA lần thứ 41 với chủ đề "Ngoại giao nghị viện vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng".
Ngay từ những ngày đầu nhận nhiệm vụ, các bộ phận kỹ thuật của VNPT đã nhanh chóng xây dựng phương án tổng thể và tích cực triển khai các hạng mục để đảm bảo hạ tầng viễn thông - CNTT tại Đại hội diễn ra thông suốt.
Đội ngũ kỹ thuật VNPT chuẩn bị hạ tầng viễn thông - CNTT phục vụ sự kiện |
Cụ thể, VNPT đã triển khai hệ thống Internet WiFi trong toàn bộ Trung tâm Hội nghị quốc tế với quy mô gần 700 người dùng, diện tích phủ sóng lên tới 800 m2. Lắp đặt đường truyền kết nối đa điểm liên tỉnh VPNLT, dịch vụ truyền hình hội nghị tại hội trường, cung cấp dịch vụ Internet FTTH tại các phòng họp VIP của Trung tâm Hội nghị quốc tế.
Đội ngũ kỹ thuật viên của VNPT đã hoàn thành đấu nối toàn bộ hệ thống, tối ưu vùng phủ sóng WiiFi, đo kiểm đảm bảo chất lượng và an toàn thông tin như yêu cầu. Ngoài ra, VNPT cũng bố trí cán bộ thường trực tại Trung tâm Hội nghị quốc tế đảm bảo thông tin liên lạc, sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình diễn ra sự kiện.
Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Trưởng tiểu ban Thông tin, tuyên truyền AIPA 41 nhấn mạnh: "Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Quốc hội Việt Nam chủ động chuyển đổi hình thức họp trực tuyến thể hiện sự linh hoạt và tinh thần trách nhiệm, quyết tâm đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA thành công; đồng thời cho thấy năng lực cao của Việt Nam về đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến công nghệ số và internet".
Theo Tổng Thư ký Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) Nguyễn Tường Vân, công tác chuẩn bị chu đáo, chuyên nghiệp của Việt Nam cho Đại Hội đồng AIPA lần thứ 41 đã tạo ấn tượng tốt đẹp và sự tin tưởng trong lòng bạn bè quốc tế, khu vực.
ND
VNPT đoạt quán quân tại giải thưởng CNTT thế giới 2020
Submitted by nlphuong on Thu, 03/09/2020 - 09:48Giành được 10 giải thưởng CNTT trong nhiều lĩnh vực, VNPT trở thành doanh nghiệp Việt Nam có thành tích tốt nhất tại IT World Awards 2020 (Giải thưởng CNTT thế giới năm 2020).
Dù là lần đầu tham gia giải thưởng uy tín này, song Tập đoàn VNPT đã xuất sắc giành được 10 giải thưởng gồm 6 giải Vàng, 3 giải Bạc và 1 giải Đồng. Qua đó, VNPT trở thành doanh nghiệp (DN) Việt Nam đạt nhiều giải thưởng nhất, trong đó giải vàng nhiều nhất và vinh dự nằm trong Top 10 đơn vị có thành tích tốt nhất tại IT World Awards 2020.
Một trong số những sản phẩm đạt giải vàng năm nay của VNPT là Giải pháp xác thực nguồn gốc hàng hóa – VNPT Check. Đây được đánh giá là sản phẩm đột phá trong lĩnh vực tiêu dùng với tính năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa, góp phần chống hàng giả, hàng nhái. Nhờ giải pháp này, nhiều mặt hàng truyền thống của Việt Nam đã được tham dự các chương trình xúc tiến thương mại quốc tế và xuất khẩu sang thị trường "khó tính" như Mỹ. Tính đến thời hiện tại, VNPT Check được triển khai tới hơn 5.000 DN trên toàn quốc với hơn 100 triệu sản phẩm.
Cùng với đó, phần mềm quản lý nhà thuốc VNPT Pharmacy cũng nhận được giải Vàng tại hạng mục Sản phẩm & Dịch vụ CNTT tốt nhất cho Ngành bán lẻ. Điểm khác biệt của VNPT Pharmacy là phần mềm này được triển khai trực tuyến theo mô hình điện toán đám mây (SaaS – Phần mềm như một dịch vụ). Điều này giúp người dùng có thể truy cập hệ thống quản lý mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần máy tính được kết nối Internet. Hiện nay, hơn 10.000 cửa hàng thuốc trên toàn quốc đang sử dụng phần mềm VNPT Pharmacy.
Các giải pháp CNTT được giới thiệu các showroom của VNPT trên toàn quốc |
Ngoài những sản phẩm trên, VNPT còn nhận được giải Vàng cho các Dịch vụ VNPT Smart Cloud (Dịch vụ Cho thuê máy chủ ảo trên nền Điện toán đám mây), VNPT SmartAds (Dịch vụ truyền tải nội dung thông minh), VNPT Cloud Contact Center (Tổng đài chăm sóc khách hàng đa kênh hợp nhất) và ví điện tử VNPT Pay.
VNPT cũng nhận 3 giải Bạc dành cho gói tích hợp Home Combo, Trục liên thông văn bản (VNPT Exchange Platform), Hệ sinh thái giáo dục 4.0 và 1 giải đồng dành cho VNPT HIS (Giải pháp Quản lý Bệnh viện).
Những giải thưởng này cho thấy, các sản phẩm dịch vụ của VNPT phủ rộng mọi lĩnh đời sống xã hội, từ kinh tế số, giáo dục cho đến Chính phủ điện tử,… Điều này một lần nữa khẳng định vai trò tiên phong và dẫn dắt của VNPT trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện tại Việt Nam.
Trước đó vào tháng 7 vừa qua, Tập đoàn VNPT cũng là DN Việt Nam nhận được nhiều giải thưởng nhất tại Stevie Awards châu Á – Thái Bình Dương 2020.
Nguồn: ictvietnam.vn
Bộ TT&TT khởi động Cổng dữ liệu quốc gia, nền tảng quan trọng hướng tới Chính phủ số
Submitted by nlphuong on Tue, 01/09/2020 - 06:50Cổng dữ liệu quốc gia trên mạng Internet có địa chỉ là data.gov.vn. Người sử dụng cũng có thể sử dụng tài khoản PostID của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) để truy cập.
Cổng dữ liệu quốc gia trên mạng Internet có địa chỉ là https://data.gov.vn; Cổng dữ liệu mở thuộc Cổng dữ liệu quốc gia có địa chỉ là https://open.data.gov.vn. Người sử dụng cũng có thể sử dụng tài khoản PostID của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) để truy cập.
Thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước (CQNN) và Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Cổng dữ liệu quốc gia. Sau một thời gian xây dựng và thử nghiệm, ngày 31/8/2020, Bộ TT&TT chính thức tổ chức Lễ khởi động Cổng dữ liệu quốc gia.
Cổng dữ liệu quốc gia là điểm đầu mối truy cập thông tin, dữ liệu trên mạng Internet phục vụ việc công bố dữ liệu mở, cung cấp thông tin về chia sẻ dữ liệu (CSDL) của cơ quan nhà nước (CQNN). Cổng cũng cung cấp các tài liệu, dịch vụ, công cụ, ứng dụng xử lý, khai thác dữ liệu được công bố bởi các cơ quan nhà nước.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng và các đại biểu bấm nút khai trương Cổng |
Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết Việt Nam vừa được Liên Hợp Quốc xếp hạng thứ 86 về CPĐT. Với nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và việc triển khai thành công Cổng dữ liệu quốc gia thì xếp hạng về CPĐT trong thời gian tới chắc chắn sẽ thăng hạng.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng: Để thực hiện thành công chia sẻ dữ liệu bên cạnh sự quyết tâm của Chính phủ cần sự vào cuộc của những người đứng đầu các Bộ, ngành, đơn vị sở hữu các CSDL quan trọng |
Thứ trưởng cho biết: Hiện nay có 3 CSDL quan trọng nhất, đó là CSDL quốc gia về dân cư, CSDL quốc gia về đất đai và CSDL quốc gia về doanh nghiệp (DN). CSDL quốc gia về DN cơ bản đã hoàn thành. CSDL quốc gia về dân cư đã được triển khai quyết liệt trong 1 năm qua, dự kiến được hoàn thành vào năm 2021. Tuy nhiên, tốc độ triển khai CSDL quốc gia về đất đai hiện vẫn còn chậm, chưa đạt tiến độ. Với sự quyết liệt triển khai 3 CSDL quốc gia này và Cổng dữ liệu quốc gia data.vn cùng sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, các DN, cộng đồng xã hội thì chúng ta sẽ có một bước tiến dài về CPĐT hướng tới chính phủ số.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng nhấn mạnh và mong muốn các bộ, ngành, địa phương trên cả nước tích cực hợp tác, chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành, địa phương mình. Đây chính là yếu tố tiên quyết đến sự thành công của Cổng dữ liệu quốc gia.
Các mục tiêu quan trọng của Cổng dữ liệu quốc gia
Cổng dữ liệu quốc gia được xây dựng với mục tiêu sau:
- Thúc đẩy quản trị dữ liệu trong CQNN: Cổng sẽ là nền tảng dùng chung - nơi các CQNN công bố hiện trạng thông tin về dữ liệu của mình; kiểm kê dữ liệu, minh bạch về dữ liệu; chia sẻ các phương tiện, công cụ, kỹ năng để thực hiện mục tiêu phát triển hạ tầng dữ liệu bền vững trong Chính phủ điện tử (CPĐT).
- Quản lý và hỗ trợ thực hiện các yêu cầu về khởi tạo các kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các CQNN; giám sát việc chia sẻ dữ liệu, giải quyết vướng mắc trong chia sẻ dữ liệu giữa các CQNN.
- Cổng dữ liệu quốc gia sẽ là nơi từng bước cung cấp các dịch vụ số mới của quá trình phát triển Chính phủ số, cho phép người dân, DN tiếp cận các dữ liệu của mình, về mình do CQNN nắm giữ; các dịch vụ số khác trên CSDL phân tích định lượng, dữ liệu được tổng hợp dữ liệu tự động từ nhiều nguồn khác nhau.
- Cổng sẽ là đầu mối cung cấp dữ liệu mở của CQNN; người dân, DN, cộng đồng sẽ có điều kiện khai thác dữ liệu của CQNN để phục vụ nghiên cứu, học tập, sáng tạo sản phẩm đóng góp cho sự phát triển của nhà nước và xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế. Cung cấp dữ liệu mở cũng là hoạt động nằm trong chủ trương Nhà nước kiến tạo phát triển của Chính phủ, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của các CQNN.
- Cổng dữ liệu quốc gia cũng là một kênh thông tin để tiếp nhận đóng góp của các cơ quan, tổ chức, DN và cá nhân cho CQNN để các CQNN có nhiều dữ liệu hơn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phục vụ người dân, DN tốt hơn.
Người sử dụng cũng có thể sử dụng tài khoản PostID của Tổng công ty BĐVN để truy cập Cổng dữ liệu quốc gia đối với những hạng mục cần định danh.
Trong giai đoạn đầu, Bộ TT&TT sẽ xây dựng và ra mắt một số phân hệ cơ bản của hệ thống, bao gồm đăng tải thông tin về hiện trạng dữ liệu trong CQNN, phân hệ dữ liệu mở của CQNN.
Bên cạnh đó, Cổng cũng kết nối tích hợp một số nền tảng như bản đồ số Vmap, mã địa chỉ bưu chính Vpostcode... nhằm tăng tiện ích, hỗ trợ người dùng ở mức tối ưu nhất. Đây là bước khởi đầu cho việc phát triển xây dựng Cổng. Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, mở rộng từng phân hệ và thành phần của Cổng để Cổng sẽ là công cụ, là nền tảng và đóng vai trò đắc lực thực hiện chủ trương dữ liệu là cốt lõi, là nền tảng trong phát triển CPĐT, Chính phủ chỉ đạo điều hành dựa trên dữ liệu.
Ông Đỗ Công Anh: Cổng dữ liệu quốc gia sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể về toàn bộ dữ liệu của các CQNN, công bố chiến lược, kế hoạch, kiến trúc, tiêu chuẩn về dữ liệu của mỗi Ngành. |
Ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hoá, đơn vị chủ trì triển khai Cổng cho biết: Quản trị dữ liệu được đánh giá là 1/9 trụ cột quan trọng của Chính phủ số để bảo đảm quá trình ra quyết định dựa trên dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở để phát triển kinh tế - xã hội.
Trong báo cáo của Liên Hợp Quốc về CPĐT năm 2020, lần đầu tiên bổ sung chỉ số về dữ liệu mở của chính phủ (OGDI). Việt Nam xếp thứ 97/193 về OGDI, 6/11 Đông Nam Á, thuộc nhóm Trung bình. Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines đều thuộc nhóm rất cao, có số điểm OGDI tuyệt đối.
Năm 2014 rất có ít nước trên thế giới có Cổng dữ liệu quốc gia nhưng đặc biệt từ năm 2018 - 2020 đã có 80% quốc gia trên thế giới đã có Cổng dữ liệu quốc gia. Trong top 10 nước đứng đầu về CPĐT thì tất cả các nước đều có chính sách về dữ liệu mở và Cổng dữ liệu quốc gia. Quản trị dữ liệu được đánh giá là 1 trong 9 vấn đề cốt lõi, quan trọng nhất của Chính phủ để đảm bảo quá trình ra quyết định dựa trên dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phát triển CPĐT.
Theo PwC, có 5 mức độ trưởng thành về quản trị dữ liệu: Mức 1: Chưa nhận thức, Mức 2: Phân mảnh, Mức 3: Chuẩn hoá, Mức 4: Quản lý, Mức 5: Tối ưu. Hiện nay, theo đánh giá, đa số tổ chức của Việt Nam đã đạt giữa mức độ 2, một số tổ chức đạt mức độ 3, nhưng mục tiêu là phải đạt được mức độ 5.
Ông Đỗ Công Anh nhấn mạnh: Cổng dữ liệu quốc gia sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể về toàn bộ dữ liệu của các CQNN, công bố chiến lược, kế hoạch, kiến trúc, tiêu chuẩn về dữ liệu của mỗi Ngành. Việc này có ý nghĩa quan trọng đối với địa phương. Nhiều địa phương rất mong mỏi dữ liệu của nhiều Bộ ngành. Cục Tin học hóa cũng đang xây dựng Bộ chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành của dữ liệu quốc gia.
Đại diện của Ngân hàng thế giới (WB), bà Trần Thị Lan Hương chia sẻ: Trong quá trình làm việc với các địa phương, câu chuyện dữ liệu, chia sẻ dữ liệu luôn là vấn đề nhức nhối.
Tại Lễ khởi động, đại diện các đơn vị thuộc: Bộ TT&TT; Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã ký biên bản hợp tác về thúc đẩy dữ liệu mở và đồng hành trong việc xây dựng và triển khai hoàn thiện Cổng dữ liệu quốc gia.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cùng các đại biểu chứng kiến lễ ký |
Việc ký kết hợp tác thể hiện sự cam kết của các CQNN trong việc triển khai các hoạt động quản trị dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở cho cộng đồng, xã hội. Đồng thời cũng thể hiện tính gắn kết, sự đồng hành giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức, DN trong công tác phối hợp thúc đẩy triển khai dữ liệu mở.
Nguồn: ictvietnam.vn