Chuyển động ngành
Lộ trình tới IPO - Những cột mốc trong lịch sử của Facebook
Submitted by nlphuong on Thu, 02/02/2012 - 21:33(ICTPress) - IPO của Facebook được trông đợi nhất kể từ Google vào năm 2004.
(ICTPress) - Sau đây là một số mốc phát triển quan trọng trong 8 năm kể từ khi Facebook thành lập:
Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook. Facebook, mạng xã hội đã làm thay đổi “bạn bè” (friend) từ một danh từ sang động từ. IPO của Facebook được trông đợi nhất kể từ Google vào năm 2004 (Ảnh: Time) |
Tháng 2/2004: Mark Zuckerberg khởi động Facebook khi còn là sinh viên năm thứ 2 của Đại học Havard.
Tháng 3/2004: Facebook bắt đầu mở rộng đến các trường cao đẳng và đại học khác.
Tháng 6/2004: Facebook chuyến trụ sở tới to Palo Alto, California.
Tháng 9/2004: Facebook giới thiệu Wall, cho phép mọi người viết các suy tư cá nhân và các mẩu tin nhỏ nhưng lý thú trên các trang hồ sơ. Vụ kiện kiện Facebook cho rằng Zuckerberg đã ăn cắp ý tưởng về Facebook từ một công ty được anh em sinh đôi Cameron và Tyler Winklevoss và người thứ ba ở Havard đồng sáng lập.
Tháng 9/2005: Facebook mở rộng đến các trường cấp 3.
Tháng 5/2006: Facebook giới thiệu các mạng làm việc, cho phép mọi người với một địa chỉ thư điện tử công ty có thể gia nhập.
Tháng 9/2006: Facebook bắt đầu cho phép bất cứ ai trên 13 tuổi gia nhập. Facebook cũng đã giới thiệu NewsFeed, thu thập các đăng tải tường (Wall) của bạn bè ở một chỗ. Mặc dù điều này dẫn đến các phàn nàn về riêng tư bí mật, NewsFeed đã trở thành một trong những đặc điểm phổ biến nhất của Facebook.
Tháng 5/2007: Facebook công bố Platform, một hệ thống cho phép các nhà lập trình bên ngoài phát triển các công cụ chia sẻ các tấm ảnh, chơi ô chữ và trò chơi. Hệ thống này tạo một nền kinh tế cho Facebook và cho phép các công ty như công ty sản xuất trò chơi Zynga phát đạt.
Tháng 10/2007: Facebook đồng ý bán 1,6% cổ phiếu cho Microsoft trị giá 240 triệu USD và tiến tới hợp tác quảng cáo.
Tháng 11/2007: Facebook công bố chương trình Beacon, một đặc điểm thông báo các hoạt động của mọi người trên nhiều trang bên ngoài. Tiếp tục một khe hở bí mật khác dẫn tới Facebook cho phép mọi người kiểm soát Beacon nhiều hơn, trước khi Facebook cuối cùng phá vỡ nó như là một phần của việc giải quyết pháp lý.
Tháng 3/2008: Facebook thuê Sheryl Sandberg làm CEO, nắm được một nhà điều hành hiểu biết, cao cấp từ Google.
Tháng 4/2008: Chat của Facebook được giới thiệu.
Tháng 2/2009: Facebook giới thiệu “Like”, cho phép mọi người tán thành đăng tải của người khác.
Tháng 6/2009: Facebook vượt qua Myspace của News Corp là mạng xã hội trực tuyến hàng đầu ở Mỹ.
Tháng 8/2010: Facebook giới thiệu tính năng vị trí, cho phép mọi người chia sẻ nơi họ đang ngồi với bạn bè và người lạ.
Tháng 10/2010: Việc tung ra bộ phim “Mạng xã hội” (The Social Network), một bộ phim về Zuckerberg và các tranh đấu pháp lý về việc thành lập của Facebook. Bộ phim này đã nhận được 8 đề cử giải thưởng Academy và đã dành được 2 giải.
Tháng 6/2011: Google khai trương mạng xã hội đối thủ có tên Google+. Anh em sinh đôi Winklevoss chấm dứt vụ kiện về ý tưởng đằng sau Facebook. Họ đã thanh toán cho Facebook 65 triệu USD trong năm 2008, nhưng sau đó đã kiếm được nhiều tiền hơn.
Tháng 9/2011: Facebook giới thiệu Timeline, một phiên bản mới của trang hồ sơ. Facebook giới thiệu những điểm nhấn từ toàn bộ cuộc sống Facebook của một người ngoài những đăng tải gần đây.
Tháng 11/2011: Facebook đồng ý thanh toán các tiền phí liên bang mà Facebook đã xâm phạm sự riêng tư của người sử dụng bằng cách cho phép mọi người chia sẻ nhiều thông tin hơn họ đồng ý khi nào đăng nhập trang. Như là một phần của việc giải quyết, Facebook cho phép các kiểm toán viên độc lập xem xét các thực tế riêng tư trong hai năm. Facebook cũng đồng ý để nhận được sự thông qua của người sử dụng trước khi thay đổi làm thế nào công ty xử lý các dữ liệu của họ.
Tháng 12/2011: Facebook hoàn tất việc chuyển đến Menlo Park, California. Địa chỉ của Facebook là số 1 đường Hacker Way.
Tháng 1/2012: Facebook bắt đầu thực hiện Timeline bắt buộc.
Tháng 2/2012: Facebook đệ trình phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO).
Hoàng Mai
Theo Xinhuanews
Kinh tế Mỹ hưởng lợi từ sản phẩm Apple “Made in China”
Submitted by nlphuong on Thu, 02/02/2012 - 10:40(ICTPress) - Báo cáo này chỉ ra rằng trong khi các sản phẩm Apple - bao gồm các các thành phần - được sản xuất ở Trung Quốc, các lợi ích chính vẫn quay về Mỹ.
(ICTPress) - Apple gần đây đã thông báo các kết quả doanh thu quý 1 của năm tài chính 2012. Quý này, Apple đã đạt được doanh thu 46,33 tỷ USD, với số iPhone được bán ra lên tới 37 triệu chiếc.
Ảnh: ObamaPacman |
Tại cuộc họp thông báo về doanh thu, CEO của Apple, Tim Cook cho biết Trung Quốc là một “thị trường cực kỳ quan trọng” đối với Apple, và công ty sẽ tiếp tục quan tâm và phát triển sự hiện diện ở Trung Quốc.
Nhưng Trung Quốc không đơn giản được xem như là một thị trường tăng trưởng tiềm năng đối với các sản phẩm của Apple. Trung Quốc còn được xem như là nơi sản xuất chính của Apple.
Các khách hàng Mỹ đôi khi có ý niệm rằng khi họ lật một chiếc iPhone và nhìn thấy dòng chữ “Made in China” (“Sản xuất ở Trung Quốc”). Họ thường nghĩ rằng điều này có nghĩa là Trung Quốc đang lấy các công việc của Mỹ và kiếm tiền từ các sản phẩm của Mỹ.
Thực tế ấn tượng này không phản ánh chính xác tình hình.
Một báo cáo được ba giáo sư Mỹ, những người đã cố gắng nắm bắt giá trị trên các mạng lưới toàn cầu bằng cách sử dụng iPad và iPhone của Apple như là những ví dụ nghiên cứu - đã chỉ ra chỉ khoảng “lương lao động trực tiếp cho một lao động Trung Quốc sản xuất 1 iPhone hoặc iPad được trả là 10 USD hoặc chưa tới con số này”.
Báo cáo này chỉ ra rằng trong khi các sản phẩm Apple - bao gồm các các thành phần - được sản xuất ở Trung Quốc, các lợi ích chính vẫn quay về Mỹ. Điều này bởi vì Apple vẫn nắm giữ phần lớn thiết kế sản phẩm, phát triển phần mềm, quản lý sản phẩm, tiếp thị và các chức năng trả lương cao khác là nằm ở Mỹ. Vai trò của Trung Quốc, báo cáo kết luận, là nhỏ hơn nhiều so với nhà quan sát thông thường có thể nghĩ.
Chuỗi cung ứng sản phẩm iPhone 4 thực tế là một ví dụ điển hình cho việc vận hành này: Sản phẩm được các kỹ sư Apple thiết kế ở Mỹ, các nguồn cấu kiện từ các khu vực khác nhau của thế giới và chỉ được lắp ráp tại các nhà máy Trung Quốc do công ty Hon Hai Precision Industry Co Ltd, cũng được biết đến với cái tên Tập đoàn công nghệ Foxconn có trụ sở tại Đài Loan sở hữu.
Một trong những tác giả của báo cáo này, Jason Dedrick, một giáo sư tại trường đại học Syracuse, cho biết Trung Quốc kiếm được rất ít tiền từ các sản phẩm này.
Hơn nữa, nhiều giá trị trong các sản phẩm công nghệ cao này được nắm giữ nhờ có thương hiệu, nhà phân phối và nhà bán lẻ - bắt đầu và kết thúc của quá trình.
Báo cáo cho biết mỗi sản phẩm được bán ở Mỹ - có giá khoảng 600 USD - khoảng 229 và 275 USD so sánh thâm hụt thương mại Mỹ - Trung (các chi phí nhà máy dự tính của 1 iPhone hoặc iPad). Tuy nhiên, phần mà nền kinh tế Trung Quốc giữ lại được là “một phần nhỏ của con số này”.
Một tác giả khác trong nhóm tác giả, Kenneth L. Kraemer, giáo sư của trường Đại học California cho biết "phần lớn khách hàng đơn giản không hiểu các chuỗi cung ứng toàn cầu hoạt động trong trường hợp này như thế nào”.
“Họ (những người nghĩ vai trò của Trung Quốc lớn hơn trong việc sản xuất các sản phẩm của Apple) chỉ tập trung vào thâm hụt thương mại với Trung Quốc, và do đó họ nghĩ Trung Quốc có một vai trò lớn hơn. Những gì họ không nghĩ là Trung Quốc nhận được tất cả các loại đầu vào từ các nước khác từ Nhật Bản, Mỹ, Malaysia và nhiều nữa. Do đó, đóng góp của Trung Quốc thực sự là một lượng lao động nhỏ”, Kraemer cho biết.
“Họ nghĩ vai trò của Trung Quốc đơn giản lớn hơn bởi vị họ không hiểu các chuỗi cung ứng toàn cầu vận hành như thế nào. Họ nghĩ mọi thứ từ 1 iPad và iPhone được sản xuất ở Trung Quốc chứ không phải chỉ là được vận chuyển (các thành phần) và được lắp ráp tại đây”, Kraemer giải thích thêm.
QM
Theo ChinaDaily
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Sony từ chức
Submitted by nadung on Wed, 01/02/2012 - 15:00Người đứng đầu tập đoàn giải trí, âm nhạc, điện tử hàng đầu Nhật Bản Sony, ông Howard Stringer đã chính thức rời khỏi ghế Chủ tịch và Giám đốc điều hành, theo thông báo chính thức của tập đoàn ngày 1/2.
Người đứng đầu tập đoàn giải trí, âm nhạc, điện tử hàng đầu Nhật Bản Sony, ông Howard Stringer đã chính thức rời khỏi ghế Chủ tịch và Giám đốc điều hành, theo thông báo chính thức của tập đoàn ngày 1/2.
Ông Howard Stringer (Ảnh: Bloomberg) |
Lên thay thế cho Stringer sẽ là Kazuo Hirai, người từng nhiều năm làm việc trong lĩnh vực game và âm nhạc của Sony. Tuy nhiên, Stringer sẽ tiếp tục đứng đầu ban giám đốc của tập đoàn.
Theo tờ Nikkei, việc Stringer nhường chỗ cho Hirai đã nằm trong kế hoạch tái cơ cấu của của Sony, sau khi phải hứng chịu thua lỗ năm thứ tư liên tiếp lên tới 90 tỷ yen (1,2 tỷ USD), tính tới khi kết thúc năm tài khóa vào tháng Ba tới.
Sony đã gặp nhiều khó khăn do đồng yen tăng mạnh, vụ tin tặc tấn công mạng PlayStation cũng như hai thảm họa thiên nhiên là trận động đất-sóng thần tại Nhật và lũ lụt tại Thái Lan.
Stringer, người Mỹ gốc xứ Wales, trở thành chủ tịch và giám đốc điều hành của Sony từ năm 2005 và là người nước ngoài đầu tiên nắm giữ các cương vị này tại tập đoàn.
Trong khi đó, Hirai sẽ chính thức tiếp quản hai cương vị mà Stringer để lại từ tháng Tư tới.
(Theo Vietnamplus)
Trung Quốc tung iPhone 4S CDMA hút thuê bao 3G
Submitted by nlphuong on Wed, 01/02/2012 - 03:45(ICTPress) - Động thái này nhằm tạo áp lực cho các đối thủ trong nước của công ty này trong trận chiến hút nhiều thuê bao 3G hơn.
(ICTPress) - China Telecom, nhà khai thác di động lớn thứ 3 của Trung Quốc, cho biết sẽ khai trương iPhone 4S phiên bản CDMA (Công nghệ di động đa truy nhập theo mã) ở thị trường Trung Quốc vào đầu tháng 2.
Động thái này nhằm tạo áp lực cho các đối thủ trong nước của công ty này trong trận chiến hút nhiều thuê bao 3G hơn.
Bắc Kinh Telecom, công ty con của China Telecom mới cho biết iPhone 4S phiên bản CDMA có thể ra mắt thị trường trong nước vào cuối tháng 2 này hoặc đầu tháng 3. Tuy nhiên, chi tiết giá cả thì công ty này chưa đề cập. China Telecom đã bắt đầu thực hiện những công việc chuẩn bị cho việc tung ra loại iPhone 4S CDMA.
Các nhà chuyên gia cho biết có khả năng China Telecom sẽ giới thiệu iPhone 4S sớm, vì thiết bị được sản xuất cho mạng CDMA2000 của công ty này đã nhận được tất cả 3 giấy phép khai thác cần thiết.
Chuẩn không dây CDMA2000 là công nghệ mạng 3G được China Telecom sử dụng.
Giữa tháng 1 vừa qua, Văn phòng quản lý Tần Số Vô tuyến điện Trung Quốc đã cho phép ứng dụng của Apple cho máy cầm tay hoạt động trên chuẩn mạng CDMA2000. Trung tâm Chứng nhận và Thiết bị viễn thông của Trung Quốc sau đó tiếp tục cấp phép thứ hai cho công ty này.
Hôm thứ 2 vừa qua, iPhone 4S CDMA cũng đã nhận được giấy phép cuối cùng công nhận chất lượng của loại máy cầm tay này và hiện có thể bán ở thị trường lục địa, theo trang web của Trung tâm dịch vụ chứng nhận bắt buộc trực tuyến Trung Quốc.
“Hiện nay China Telecom đã sẵn sàng mọi việc (để bán iPhone 4S)”, Xiang Ligang, một chuyên gia viễn thông vận hành một cổng thông tin chuyên về viễn thông Trung Quốc cho biết.
“Việc giới thiệu iPhone 4S của China Telecom có thể thúc đẩy số thuê bao 3G. Việc khai trương iPhone 4S trên mạng lưới của China Telecom sẽ chấm dứt việc khách hàng chạy tới China Unicom và sẽ hút các thuê bao mới từ các đối thủ trong nước”, Wang Ying, một nhà phân tích viễn thông của hãng nghiên cứu Analysys International có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết.
Cho tới nay, China Unicom, nhà khai thác di động lớn thứ 2 của Trung Quốc, vẫn là nhà khai thác độc quyền cung cấp thiết bị của Apple theo hợp đồng. Việc mong muốn sở hữu một chiếc iPhone đã giúp nhà khai thác này đạt được số người sử dụng 3G tăng chóng mặt, với hơn 40 triệu thuê bao cuối năm 2011.
China Telecom đã có 36,3 triệu thuê bao 3G cuối 2011, so với 51,2 triệu của China Mobile.
Đối với Apple, cung cấp một iPhone tương thích với công nghệ của China Telecom có thể khuyến khích việc sử dụng iPhone lên hàng chục triệu thuê bao di động. Apple hiện là nhà cung cấp điện thoại thông minh (smartphone) lớn thứ 4 ở Trung Quốc, sau Nokia Oyj, Samsung và Huawei, theo hãng nghiên cứu Gartner.
Quang Minh
Theo China Daily
“Ẩn số” tái cơ cấu VNPT
Submitted by nadung on Tue, 31/01/2012 - 09:00Việc hợp nhất hai mạng di động VinaPhone và MobiFone, hoặc cổ phần hóa một trong hai mạng đề phù hợp với nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông cho tới giờ vẫn còn là một "ẩn số".
Trong tháng 2/2012, Tập đoàn Bưu chính Viễn Việt Nam (VNPT) sẽ trình Bộ Thông tin và Truyền thông đề án tái cơ cấu Tập đoàn, sau đó trong quý 1 sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Hiện vẫn chưa rõ VNPT sẽ cổ phần hóa hay hợp nhất hai mạng di động VinaPhone và MobiFone. |
Đề án tái cấu trúc của VNPT có nhiều vấn đề, song nội dung nhận được sự quan tâm nhiều nhất của dư luận, các nhà quản lý và các nhà đầu tư, là việc hợp nhất hai mạng di động VinaPhone và MobiFone, hoặc cổ phần hóa một trong hai mạng đề phù hợp với nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông. Vấn đề này cho tới giờ vẫn còn là một "ẩn số".
Tại hội nghị tổng kết của Bộ Thông tin và Truyền thông cuối năm 2011, ông Vũ Tuấn Hùng - Tổng giám đốc VNPT - đã công bố một số nội dung, chương trình trong đề án trên, nhưng lại không đề cập tới "tâm điểm" cổ phần hoặc sáp nhập các đơn vị viễn thông di động trực thuộc.
Theo ông Hùng, nhiều năm trước, trong đề án tái cơ cấu đã đưa ra định hướng chuyển đường trục của VNPT ra khỏi Tập đoàn. Tuy nhiên, hiện vấn đề này đã thay đổi cơ bản. Nếu chuyển đường trục ra thì doanh nghiệp không thể tồn tại. Vì thế, VNPT đề nghị Bộ kiến nghị Chính phủ xem xét để VNPT tiếp tục hoạt động đúng với tư cách là một tập đoàn viễn thông quốc gia.
Hay như chuyện VNPT được Chính phủ và Bộ cho phép đầu tư, quản lý, vận hành mạng thông tin chuyên dùng, phục vụ cơ quan Đảng và Nhà nước. VNPT cho biết, hiện mạng này đủ điều kiện và đảm bảo chất lượng phục vụ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước, song VNPT không thể mang mạng này phục vụ ngoài các đối tượng mà Bộ đã quy định.
Và Tập đoàn cũng đề nghị Bộ có ý kiến với Chính phủ để tận dụng hạ tầng mà Chính phủ đã đầu tư. Nếu như để các doanh nghiệp khác đầu tư tiếp thì sẽ tạo ra sự lãng phí rất lớn.
Có thể thấy, những nội dung trên mới chỉ là các kiến nghị mà Tập đoàn VNPT trình lên Bộ và Chính phủ.
Theo Tổng giám đốc VNPT, các năm trước, Tập đoàn đã được Bộ chỉ đạo về tái cơ cấu, nhưng tình hình chưa cấp bách như một hai năm lại đây. "VNPT xác định việc tái cơ cấu không phải là mệnh lệnh hành chính của cơ quan quản lý cấp trên nữa mà là mục đích, mục tiêu tự thân của doanh nghiệp", ông Hùng khẳng định.
Dù vậy, đề án tái cơ cấu của VNPT cụ thể như thế nào, đặc biệt là chuyện sáp nhập hai mạng viễn thông hoặc cổ phần hóa một trong hai mạng di động trên và VNPT chỉ được giữ lại 20% cổ phần theo quy định của luật thì vẫn chưa được VNPT tiết lộ cụ thể.
Theo phân tích của một số chuyên gia, nếu hợp nhất hai mạng viễn thông di động sẽ tạo ra những bất lợi nhất định cho VNPT như làm bộ máy lãnh đạo trở nên cồng kềnh, "pha loãng" mô hình kinh doanh vốn khá hiệu quả hiện nay của MobiFone và có nguy cơ làm quay trở lại thời kỳ độc quyền trên thị trường viễn thông di động.
Vì vậy, cổ phần hóa một trong hai mạng viễn thông xem ra là giải pháp hiệu quả hơn.
Ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại lễ trao giải 10 sự kiện công nghệ thông tin cuối năm 2011 cho rằng, Nghị định 25 (nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông - PV) là thể hiện mong muốn của Nhà nước tạo thị trường lành mạnh, không để xảy ra hiện tượng độc quyền doanh nghiệp.
Ông Hưng cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ và cương quyết cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước để tạo ra một thị trường viễn thông cạnh tranh thực sự.
Những phân tích và nhận định trên có thể thấy, "ẩn số" trong đề án tái cơ cấu của VNPT sẽ nghiêng về cổ phần hóa nhiều hơn là hợp nhất.
Minh Anh
(Theo TBKTVN)
Facebook sắp lên sàn, tạo ra hơn 1.000 triệu phú
Submitted by nadung on Sun, 29/01/2012 - 10:00Đây là một trong những đợt phát hành IPO lớn nhất và được chờ đợi nhất trong lịch sử Mỹ với hơn 1.000 nhân viên của mạng xã hội này sẽ trở thành triệu phú.
Đây là một trong những đợt phát hành IPO lớn nhất và được chờ đợi nhất trong lịch sử Mỹ với hơn 1.000 nhân viên của mạng xã hội này sẽ trở thành triệu phú.
Sau nhiều đồn đoán, Facebook dự kiến phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) trong tuần sau, sớm nhất là vào ngày 1-2.
Một số nguồn tin tiết lộ với Wall Street Journal là đợt IPO này dự kiến thu về 10 tỉ USD và sẽ đưa giá trị của Facebook lên đến 100 tỉ USD, ngang với Tập đoàn McDonald's và bằng một nửa giá trị của Google hiện tại.
Đợt IPO của Facebook cũng gây sốt khi sẽ tạo ra làn sóng triệu phú trẻ ở Thung lũng Silicon. Chỉ sau một đêm, khoảng 1/3 trong tổng số 3.000 nhân viên của mạng này sẽ nắm trong tay số cổ phiếu trị giá từ 1 triệu USD trở lên.
Nhiều người đã lên kế hoạch tiêu xài khoản tiền khổng lồ. Một số cho biết sẽ du lịch vòng quanh thế giới, mua nhà, lập công ty riêng hoặc đơn giản là nghỉ hưu sớm ở tuổi 30. Một người thậm chí tuyên bố sẽ trích 200.000 USD trong số tiền 50 triệu USD sắp có được để đăng ký một chuyến du lịch không gian.
Facebook được thành lập năm 2004 bởi chàng sinh viên trẻ Zuckerber ở Đại học Harvard. Đến nay nó đã trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới với 800 triệu người sử dụng và đạt doanh thu 1,6 tỉ USD trong nửa đầu năm 2011.
Ngô Hạnh
(Theo TTO)
iPhone 5 chưa có công nghệ máy ảnh mới
Submitted by nlphuong on Thu, 26/01/2012 - 15:22(ICTPress) - Lytro, một máy ảnh sắp xuất xưởng có thể chụp được những bức ảnh tức thời mà không cần phải lấy tiêu điểm, đã được Steve Jobs khởi xướng.
(ICTPress) - Lytro, một máy ảnh sắp xuất xưởng có thể chụp được những bức ảnh tức thời mà không cần phải lấy tiêu điểm, đã được Steve Jobs khởi xướng. Steve Jobs đã từng gặp gỡ với nhà sáng tạo máy ảnh để bàn thảo việc hợp tác với Apple.
Theo cuốn sách mới có tên “Bên trong Apple” (Inside Apple) của Adam Lashinsky, trong những tháng cuối đời của mình, ông đã gặp CEO của Lytro, Ren Ng. Sau đó, Ng đã thống nhất gửi cho Jobs một thư điện tử, liệt kê 3 điều mà Ng muốn Lytro muốn làm với Apple.
Không ngạc nhiên khi Apple muốn thực hiện cuộc cách mạng đối với máy ảnh số. Walter Isaacson, một nhà viết tiểu thuyết chính thức của Jobs, cho New York Times biết năm ngoái Jobs muốn sáng tạo lại ba thứ: tivi, textbook và ảnh. Sự nỗ lực của Apple trong việc sáng tạo lại textbook đang được tiến hành là iBooks, và tin đồn là tivi của Apple hiện nay đang được thực hiện. Trong khi đó, một máy ảnh được cải tiến là một trong những đặc điểm chính của iPhone 4S.
Cuốn sách của Lashinsky đã viết Jobs đã rất quan tâm tới nhiều sáng tạo lớn hơn với hình ảnh. Lytro là một máy ảnh “tại chỗ khá nhẹ”, có thể chụp ánh sáng lớn theo từng hướng thông qua mọi điểm trong không gian. Máy ảnh này có thể chụp toàn bộ trường ánh sáng tức thời, và cho phép người sử dụng điều chỉnh tiêu điểm của những bức ảnh sau khi ảnh đã được chụp.
Nhưng bạn không thể trông đợi là công nghệ Lytro sẽ được đưa vào iPhone 5. Một máy ảnh riêng vẫn còn chưa xuất xưởng - mới chỉ có dành cho các đơn đặt hàng trước - và việc chuẩn bị các thấu kính khá dài, làm cho chiếc máy ảnh không thực tế dành cho loại điện thoại thông minh. Ngoài ra, với giá 400 USD và hơn cho một máy ảnh Lytro, công nghệ này vẫn đắt đỏ để tích hợp với điện thoại. Tuy nhiên, iPhone 8, có thể phá vỡ máy ảnh số đứng riêng.
QM
Yahoo: CEO mới, kết quả như cũ
Submitted by nlphuong on Wed, 25/01/2012 - 10:35(ICTPress) - Yahoo vừa thông báo kết quả quý cuối cùng của năm 2011 cùng với các triển vọng của các nhà phân tích, một khởi động khá bình lặng đối với CEO mới Scott Thompson.
(ICTPress) - Yahoo vừa thông báo kết quả quý cuối cùng của năm 2011 cùng với các triển vọng của các nhà phân tích, một khởi động khá bình lặng đối với CEO mới Scott Thompson.
Yahoo thông báo lợi nhuận 296 triệu USD trong quý IV năm 2011, tăng 5% so với năm ngoái. Doanh thu của Yahoo/cổ phiếu là 24 cent. Doanh thu của công ty trong quý IV đạt 1,3 tỷ USD, giảm 13% so với năm ngoái. Loại trừ doanh thu chia sẻ với các đối tác, thì doanh thu là 1,17 tỷ USD, giảm 3% so với năm ngoái.
Cổ phiếu của Yahoo thấp. Công ty này bị Apple bỏ xa. Apple cũng vừa công bố kết quả doanh thu một quý kỷ lục trong lịch sử là 46 tỷ USD.
“Trong năm 2012 chúng tôi sẽ sắp xếp lại các nguồn lực đằng sau các lĩnh vực tập trung cốt lõi để chúng tôi có thể chuyển động mạnh mẽ trên thị trường và phát triển công việc kinh doanh của chúng tôi, đưa những sản phẩm và trải nghiệm mới, sáng tạo đến cho cả người sử dụng và người quảng cáo”, Thompson cho biết khi thông báo doanh thu của quý.
Kiểu nguồn lực và các sản phẩm nào? Quá sớm để nói.
“Tôi mới có hai tuần ở vị trí mới, có thể một chút quá sớm đối với tôi để kết nối theo định hướng nơi chúng tôi đang đi. Chúng tôi đang xem xét một số lựa chọn và chúng tôi chắc chắn xem xét các phương thức mà theo đó chúng tôi có thể gia tăng số tiền của tất cả những người sử dụng, CEO mới nói trong một cuộc gọi hội nghị với các nhà phân tích.
Thompson cho biết qua dữ liệu khổng lồ từ Yahoo thu thập về 702 triệu người sử dụng đã và sẽ là trọng tâm của ông, ám chỉ “các sản phẩm hướng dữ liệu thú vị sẽ xuất hiện sớm”.
Thompson cho biết thêm: “Nếu bạn tin dữ liệu và công nghệ lớn và các nhà công nghệ lớn có thể bắt đầu dự báo những gì đang trong đầu của một người sử dụng… có dữ liệu để bắt đầu là một lợi thế lớn”.
Tốc độ cũng là một ưu tiên. “Những người trong số các bạn, ai biết tôi hãy hiểu tôi muốn lắng nghe tất cả các lựa chọn. Nhưng khi đi đến việc ra quyết định – tôi sẽ quyết định nhanh chóng và thúc đẩy chuyển động nhanh, nhanh và nhanh”, ông cho biết.
Công ty đã phải mất 6 tháng lộn xộn vì cánh cửa quay ở bộ khung điều hành.
Gần đây nhất, người đồng sáng lập Yahoo Jerry Yang đã từ bỏ hội đồng quản trị và tất cả các vị trí khác ở công ty, làm cho các nhà đầu tư hỏi liệu công ty có bị bán. Một sự kiện như vậy đã bị Yang phản đối.
Đầu tháng 1, Thompson ngồi vào vị trí CEO của Yahoo sau 4 tháng tìm kiếm người thay thế cho Carol Bartz, người bị sa thải hồi tháng 9/2011. Giám đốc tài chính Tim Morse đã giữ vị trí CEO lâm thời trong thời gian chuyển đổi. Thompson gia nhập Yahoo từ công ty PayPal của eBay.
Thompson gặp phải nhiều thách thức ở Yahoo. Google, mặc dù doanh thu theo báo cáo là không được như dự báo vào cuối tuần trước, là một đối thủ đáng gờm. Facebook cũng đã nổi lên là một đối thủ mạnh về quảng cáo trực tuyến.
Microsoft, đối tác tìm kiếm của Yahoo đã thông báo các kết quả rõ rệt vào tuần trước nhưng Microsoft tiếp tục lỗ ở phần các dịch vụ trực tuyến.
QM
Theo CNN
Một cửa hàng Apple giá trị tương đương nhà Trắng
Submitted by nlphuong on Wed, 25/01/2012 - 01:57(ICTPress) - Nhà Trắng hay một cửa hàng Apple: ai giá trị hơn?
(ICTPress) - Nhà Trắng hay một cửa hàng Apple: ai giá trị hơn?
Giá trị gần như là tương đương nhau. Apple trung bình hàng năm bán được giá trị hàng hóa tới 4.709 USD/0,9m2 trong hàng trăm cửa hàng của Apple trên thế giới. Trong khi đó, Nhà Trắng ở thủ đô Washington có giá trị 4.752 USD/0,9m2, theo trang web về bất động sản Zillow.
Tổng thống Mỹ Barack Obama không sống ở đây, nhưng cửa hàng Apple giá trị gần tương đương như nhà của ông |
Đây là một so sánh thú vị từ táo-đến-cam (apples-to-oranges), có nghĩa là xem xét những điểm giống nhau của các vật thể hoàn toàn khác nhau. Nhưng đây cũng là một so sánh thú vị để đề cập đến cỗ máy kiếm tiền là các cửa hàng Apple.
Số sản phẩm bán ra trên 0,9m2 của hãng khổng lồ công nghệ này đặt cả vào chuỗi bán lẻ không có trên bản đồ này. Mặc dù nó không phải là một cửa hàng giá trị nhất thế giới - có một số nhà bán lẻ siêu xa xỉ với không gian mặt sàn rất nhỏ mang lại giá trị lớn hơn nhiều - cho tới nay là chuỗi giá trị lớn nhất ở Mỹ.
Tiếp theo trong danh sách này là chuỗi cửa hàng Tiffany. Trung bình mỗi cửa hàng Tiffany có giá trị 2.974 USD/0,9m2, theo xuất bản ngành Retail Sails, ít hơn 40% so với “mẻ lưới” Apple.
Đây là một thành tựu khá ấn tượng cho một thương hiệu đã mở cửa hàng đầu tiên - một cửa hàng ở Tysons Corner, Va., chỉ cách đây 11 năm.
“Apple trong chỉ một vài năm đã tiến xa từ không có bất cứ một sự hiện diện bán lẻ nào ở tất cả đến top 10 và hơn nữa”, Craig John, CEO của hãng nghiên cứu Customer Growth Partners đánh giá.
Nhiều nhà phân tích bán lẻ đã chế giễu khi Apple mở lõm bõm những cửa hàng đầu tiên vào năm 2011. Các đối thủ về PC, công ty Dell và Gateway đã từng thất bại thảm hại về kinh doanh bán lẻ.
Nhưng Apple cuối cùng đã thành công: có 357 cửa hàng với tổng số gần 3 triệu m2 không gian hồi tháng 10/2011, ngày báo cáo cuối cùng hàng năm. Các cửa hàng của Apple đã mang lại 14,1 tỷ USD trong năm tài chính 2011 của Apple.
Lý do chính mà Apple thành công là Apple đã bán các sản phẩm tiêu dùng công nghệ cao đắt tiền. Dòng máy tính cá nhân Macintosh của Apple bắt đầu là 1000 USD, iPad có giá thấp nhất là 500 USD, và thậm chí iPod có giá 50 USD. Sản phẩm phổ biến nhất của Apple là iPhone khởi động với giá 649 USD - giá này phần lớn khách hàng không thấy rõ vì công ty thường bù đắp phần lớn chi phí đó.
Nhưng các nhà phân tích cho biết không chỉ chi phí của các sản phẩm thúc đẩy doanh thu trung bình của Apple. Công ty này đã thực hiện và thực hiện một chiến lược hoàn mỹ, từ kiến trúc của cửa hàng và thiết kế từ trên xuống đến đội ngũ nhân viên của cửa hàng.
“Một cách để xem xét việc thành công bán lẻ của Apple là nằm ở chỗ doanh thu trên 0,9m2, nhưng lý do thứ hai là nhận dạng thương hiệu. Các cửa hàng của Dell đã không tạo ra bất kỳ sự nhận dạng thương hiệu nào. Apple tạo ra một nhận dạng là cởi mở và thông suốt với những không gian mở và các cửa sổ. Cửa hàng của Apple thúc đẩy một cảm giác sáng tạo, thông suốt và cộng đồng chào mừng vượt khỏi không gian gạch-và-vữa”, Candace Corlett, Chủ tịch hãng tư vấn WSL Strategic Retail cho biết.
Đạo diễn đứng sau các hoạt động bán lẻ của Apple là Rob Johnson, đã rời Apple năm ngoái để làm CEO của JC Penney.
Nhưng cho tới nay, Apple đã không bỏ qua một bước nào. Apple vẫn tập trung cho chuỗi bán lẻ. Ví dụ, sau khi Johnson rời đi, Apple đã không thực hiện bất kỳ ngăn cách nào giữa người mua hàng và trợ lý bán hàng. Đội ngũ bán hàng hiện nay của Apple được trang bị các thiết bị thanh toán cầm tay, chấm dứt việc các khách hàng phải đứng xếp hàng thanh toán - phần trải nghiệm bán lẻ mà phần lớn người mua hàng không hề thích tẹo nào.
“Đó là cách tiến về phía trước của bất cứ ai tại nơi bán lẻ. Có nhiều cửa hàng khác đã tạo một cảm giác cộng đồng như Sephora, hoặc một cảm giác thú vị, như Bí mật của Victoria, nhưng để tư duy bất cứ nhận dạng về nhà bán lẻ mà Apple đã thực hiện được ngay từ ngày đầu là thật khó”, Corllet cho biết về tinh hoa phát tiết này của Apple.
Quang Minh
Theo CNN
RIM bất ngờ có Tổng giám đốc mới
Submitted by nadung on Mon, 23/01/2012 - 15:22Ngày 22/1/2012, 2 vị đồng TGĐ của RIM bất ngờ tuyên bố từ chức nhường ghế cho Thorsten Heins - giám đốc điều hành của hãng.
Sau 20 năm cùng nhau đưa RIM trở thành một đế chế hùng mạnh trong thế giới smartphone với thương hiệu BlackBerry nổi tiếng, ngày 22/1/2012, 2 vị đồng TGĐ của RIM bất ngờ tuyên bố từ chức nhường ghế cho Thorsten Heins – giám đốc điều hành của hãng.
Balsillie và Lazaridis - 2 cựu Tổng giám đốc của RIM |
Từ nhiều tháng qua, các nhà đầu tư đã không ngừng "xì xào" về một sự "thay đổi chiến lược" của hãng smartphone có trụ sở ở Waterloo, bang Ontario, Canada. Theo phỏng đoán, sự thay đổi này có thể là một ban lãnh đạo hoàn toàn mới hoặc mọt kịch bản xấu hơn là RIM sẽ phải bán mình cho một "gã nhà giàu" khác.
Trên thực tế, dù RIM và thương hiệu smartphone BlackBerry đã từng có nhiều năm thống trị thị trường di động Bắc Mỹ nhưng kể từ khi Apple và iPhone nổi lên, sau đó là làn sóng smartphone Android bùng nổ trên khắp thế giới, RIM đã gần như hụt hơi và liên tục sụt giảm cả về doanh số lần thị phần.
Kịch bản "đỡ xấu nhất" đã xảy ra. Ngày 22/1 (theo giờ Canada), ban lãnh đạo RIM đã tuyên bố ông Lazaridis, người đồng sáng lập RIM từ năm 1984 và ông Balsillie, người gia nhập RIM từ năm 1992 đã tuyên bố từ chức khỏi chiếc ghế Tổng giám đốc của hãng đề nhường lại vị trí cho Thorsten Heins, một trong 2 cựu giám đốc điều hành (COO) của hãng.
Tân Tổng giám đốc Thorsten Heins |
Tân Tổng giám đốc Thorsten Heins năm nay 54 tuổi, gia nhập RIM vào năm 2007 sau một thời gian là giám đốc công nghệ của Siemens AG. Mặc dù là một người khá nổi tiếng trong giới công nghệ nhưng trong thời gian làm việc tại RIM ông Heins (người gốc Đức) không mấy xuất đầu lộ diện do thương xuyên phải làm việc sau cái bóng của Balsillie và Lazaridis. Tuy nhiên, vai trò của ông tại RIM là không hề nhỏ với vị trí giám đốc điều hành phụ trách 3 lĩnh vực quan trọng nhất: phần cứng, phần mềm và kinh doanh.
Ngoài việc bổ nhiệm Thorsten Heins làm TGĐ, ban lãnh đạo RIM cũng tuyên bố một thành viên khác của hội đồng quản trị là Barbara Stymiest sẽ trở hành Chủ tịch của hội đồng này cùng với ông Lazaridis giữ chức phó chủ tịch còn ông Balsillie chỉ là thành viên thông thường.
Trong một trả lời cuộc phỏng vấn báo giới, cả 2 vị cựu TGĐ của RIM đều tuyên bố họ không hề bị ép buộc rời khỏi vị trí mà họ cùng cảm thấy rằng đã đến lúc cần có sự thay đổi trong hội đồng ban lãnh đạo của hãng. Ông Balsillie tuyên bố, đây là thời điểm thích hợp bởi RIM đang phải đối mặt với 2 vấn đề lớn là: Khắc phục mức doanh số bán hàng kém cỏi của mẫu máy tính bảng PlayBook và phải đảm bảo cho sự ra mắt của các mẫu BlackBerry chạy trên nền tảng hệ điều hành mới được ra mắt đúng hẹn trong năm nay. Ông cũng phủ nhận thông tin cho rằng mình bị ép buộc bởi các nhà đầu tư trước sự sụt giá nghiêm trọng của cổ phiếu RIM trên thị trường.
Dẫu vậy, riêng trong năm 2011, cổ phiếu của RIM đã mất tới 3/4 giá trị.
Dù có TGĐ mới nhưng RIM cũng tuyên bố sẽ không thay đổi những chiến lược mà 2 ông Balsillie và Lazaridis đã đặt ra. Lộ trình này bao gồm việc ra mắt phiên bản nâng cấp của mẫu máy tính bảng PlayBook, các mẫu BlackBerry mới và hệ điều hành hoàn toàn mới có tên gọi BlackBerry 10 dành cho cả smartphone và máy tính bảng.
Ông Thorsten Heins cũng tuyên bố ngay sau khi nhậm chức rằng RIM sẽ không có bất kỳ một sự "chững lại" nào và cho biết ông được ban lãnh đạo hãng vô cùng ủng hộ việc tiếp tục các chiến lược hiện tại của hãng.
Đáng chú ý, ban lãnh đạo RIM cũng bổ nhiệm thêm một thành viên mới là Prem Watsa, Giám đốc điều hành của hãng đầu tư tài chính Fairfax Financial Holdings Ltd.
Từ nhiều tháng nay, cổ phiếu của RIM liên tục được giao dịch với mức giá thấp hơn giá trị thực khiến cho các tin đồn cho rằng sẽ xuất hiện một "con cá mập" để nuốt chửng đại gia smartphone Canada này. Mới đây, thị trường cũng rộ lên tin đồn cho rằng cả 2 CEO là Balsillie và Lazaridis đã liên tục bắn tín hiệu muốn bán lại RIM với điều kiện họ tiếp tục nắm quyền lãnh đạo hãng. Nhưng đây cũng chính là vật cản lớn nhất khiến các cuộc thương thảo không thể diễn ra.
Chưa rõ các "cá mập" khác có cảm thấy con mồi RIM trở nên dễ ăn hơn khi họ có CEO mới hay không nhưng một nguồn tin nội bộ từ ban lãnh đạo RIM đã khẳng định: RIM không phải là để bán và họ không bao giờ có ý định bán công ty.
(Theo Infonet/WSJ)