Chuyển động ngành
Cổ tích có thật: Lướt web giữa trùng khơi
Submitted by nlphuong on Tue, 16/08/2011 - 17:25Sóng viễn thông đã vượt hàng ngàn km để đồng hành cùng những chuyến hải trình dằng dặc, an ủi ngư dân những lúc nhớ nhà và làm nụ cười tỏa rạng trên môi người lính đảo phương xa.
Sóng viễn thông đã vượt hàng ngàn km để đồng hành cùng những chuyến hải trình dằng dặc, an ủi ngư dân những lúc nhớ nhà và làm nụ cười tỏa rạng trên môi người lính đảo phương xa.
Ảnh minh họa: Internet |
Phủ sóng di động hơn 3.000 km vùng biển gần bờ
“Cách đây dăm bảy năm, lính đảo chúng tôi mỗi lần muốn gọi điện về nhà lại phải trèo lên vọng gác, mà cũng phải đợi tới phiên, tới lượt. Hàng tháng trời mới được đọc báo, nhận thư và phải hàng quý mới được gọi về nhà”, anh Nguyễn Văn Hùng, một lính đảo Trường Sa nhớ lại.
“Bây giờ thì khác rồi, chúng tôi có thể trực tiếp gọi di động về nhà bởi sóng Viettel đã phủ tận đây rồi. Nỗi nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ con cũng vơi bớt đi nhiều. Không còn phải cảnh ngóng tin nhà từng ngày, từng tháng nữa”, anh cho biết.
Với những tàu cá xa bờ, mỗi chuyến ra khơi là chuỗi ngày dài đằng đẵng. Giữa biển nước mênh mông, chỉ có nắng, sóng và gió, con người càng trở nên bé nhỏ, cô độc. Sợi dây liên lạc với đất liền chỉ là chiếc ra-đi-ô tậm tịt và chiếc máy Icom luôn chực hoen gỉ vì hơi nước biển. Nhưng với sự xuất hiện của sóng di động trên biển, biển khơi và đất liền được kéo gần nhau hơn, nhu cầu liên lạc với đất liền cũng được đáp ứng đầy đủ hơn.
Ngay tại khơi xa, bộ đội và ngư dân vẫn có thể gọi điện về nhà và xem dự báo thời tiết trên chiếc điện thoại di động. Tất cả là nhờ các trạm phủ biển (phát sóng tầm xa 60-100km), trạm phủ đảo và nhà giàn trên biển của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.
Theo kết quả đo kiểm đầu tháng 5/2011, hơn 3.000 km vùng biển gần bờ Việt Nam đã được Viettel phủ sóng điện thoại di động. Toàn bộ các trạm phát sóng ven biển được cải tiến, áp dụng công nghệ phủ xa kết hợp với những địa điểm đặt trạm độc đáo nâng tầm phát sóng lên gấp 2-3 lần thiết kế cơ bản của công nghệ GSM.
Hiện tại, Viettel đang sở hữu mạng lưới phục vụ biển đảo với hơn 1.400 trạm BTS dọc bờ biển và ngoài khơi, có khả năng phục vụ gần 7 triệu thuê bao. Đây cũng là nhà mạng duy nhất tại Việt Nam có hệ thống phát sóng tầm xa trên biển. Hệ thống này đem lại cơ hội liên lạc đối với 2 triệu người hàng ngày làm việc khai thác, đánh bắt và cung cấp các dịch vụ trên biển của Việt Nam, trong số đó là khoảng 70.000 ngư dân đánh bắt xa bờ.
Biến ý tưởng “điên rồ” thành hiện thực
Nhắc tới ý tưởng phủ sóng viễn thông vùng biển đảo, ngay cả các chuyên gia nước ngoài cũng phải lắc đầu vì sự phi thực tế, đầu tư lớn mà hiệu quả thu lại thì khó đong đếm được ngay.
Tuy nhiên, với tầm nhìn từ chiến lược kinh tế biển, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel vẫn quyết tâm phải làm được việc này. Viettel đã giao bài toán khó nâng tầm phát sóng cho Công ty Mạng lưới Viettel.
“Về lí thuyết, một trạm BTS thông thường chỉ có thể phủ sóng tối đa là 35km. Trong khi đó, qua nghiên cứu, phần lớn ngư dân Việt Nam thường hoạt động cách bờ khoảng 30 đến 50 hải lý (tương đương với 55km-93km). Bởi vậy, để phủ sóng điện thoại cho những ngư dân trên biển, quân, dân trên các đảo, cán bộ-nhân viên khai thác dầu khí trên các giàn khoan... nhất thiết phải tìm ra các giải pháp phát sóng xa 100 km từ bờ biển.
Khi bắt tay vào nghiên cứu và đưa ra giải pháp phát sóng tầm xa, chúng tôi vấp phải 3 khó khăn lớn. Thứ nhất làm thế nào khắc phục hạn chế tầm xa do bán kính cong của trái đất. Thứ hai là làm sao để máy phát và điện thoại cầm tay kết nối được với nhau. Và thứ ba, đây là công việc chưa ai từng làm nên anh em phải mò mẫm, vừa làm vừa sửa.
Hàng tháng trời, các anh em đã lênh đênh trên biển, khảo sát, thử nghiệm khả năng của từng loại thiết bị. Lần đầu tiên thử nghiệm, tầm phát sóng đo được chỉ là 21km. Anh em ai cũng nản vì bao công sức vất vả thế là thành công cốc. Nhưng rồi anh em gượng lại, tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và cuối cùng đã thành công, nâng được tầm phủ sóng. Mức phủ xa nhất như thử nghiệm đo được là 121km”, ông Tào Đức Thắng, Giám đốc Công ty Mạng lưới Viettel, cho biết.
Chi phí để xây dựng một trạm BTS phát sóng biển đảo cũng cao gấp nhiều lần chi phí để xây dựng trạm thông thường. Nhưng điều đó, không thể ngăn trở được sự xuất hiện ngày càng dày đặc của các trạm BTS biển đảo. Các chuyên gia của Viettel đang tiếp tục nghiên cứu, làm chủ công nghệ để những “cánh sóng” Viettel ngày càng tỏa rộng, tiếp sức cho công tác tuần tra bảo vệ của quân đội, công tác phòng, chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn trên biển và đánh bắt hải sản của ngư dân.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng và vùng phủ sóng trên biển phục vụ đông đảo ngư dân, đảm bảo thông tin liên lạc trong mùa mưa bão, Viettel thực hiện nâng cao chất lượng mạng trong Quý 3/2011. Theo đó, các trạm phát sóng trên quần đảo Trường Sa và 9 trạm nhà giàn sẽ được bổ sung tài nguyên, 32 vị trí khác được lắp thiết bị khuếch đại tín hiệu (booster).
(Theo Vietnamnet)
Viettel tích hợp chữ ký số vào phần mềm của MISA
Submitted by nlphuong on Sun, 14/08/2011 - 10:56Viettel và Công ty cổ phần MISA vừa ký kế hợp thỏa thuận để Viettel tích hợp chữ ký số (CKS) vào phần mềm kế toán doanh nghiệp của MISA là MISA SME.NET.
Viettel và Công ty cổ phần MISA vừa ký kế hợp thỏa thuận để Viettel tích hợp chữ ký số (CKS) vào phần mềm kế toán doanh nghiệp của MISA là MISA SME.NET, đồng thời MISA sẽ trở thành đại lý độc quyền cung cấp dịch vụ Chứng thực CKS Viettel - CA .
Viettel và MISA bắt tay cung cấp sản phẩm phần mềm MISA SME.NET 2010
tích hợp chữ ký số Viettel-CA. Ảnh: TH
Từ tháng 8/2011, Viettel và MISA đã chính thức bắt tay cung cấp sản phẩm phần mềm MISA SME.NET 2010 tích hợp chữ ký số Viettel-CA. Đây là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam cung cấp cho khách hàng tiện ích trọn gói từ khâu kế toán thuế đến tạo tờ khai thuế điện tử. Điều này giúp Công ty cổ Phần MISA tiến thêm một bước trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Việc ứng dụng CKS đã được tích hợp sẵn trong phần mềm kế toán giúp doanh nghiệp chủ động trong các giao dịch với đối tác, khách hàng, ngân hàng và đặc biệt là việc kê khai, nộp thuế qua mạng, yêu cầu bắt buộc các tổ chức doanh nghiệp phải sử dụng CKS.
Trước đó, ngày 22/6/2010 Bộ TT&TT đã trao giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực CKS công cộng cho Viettel với tên giao dịch “Viettel-CA”. Đến nay, Viettel đã mở rộng cung cấp dịch vụ chứng thực số cho một số ngân hàng cũng như các đại lý cung cấp dịch vụ lớn như công ty NOVA, công ty TNHH thẻ Minh Thông... Trong thời gian tới, Viettel sẽ tiếp tục tích hợp với các sản phẩm phần mềm trên thị trường cũng như sản phẩm do chính Viettel phát triển (như Bankplus, phần mềm Văn phòng điện tử Voffice...).
Công ty cổ phần MISA hiện là nhà cung cấp phần mềm kế toán với hơn 50,000 khách hàng sử dụng sản phẩm. Thế mạnh của MISA là kinh nghiệm cung cấp những phần mềm chất lượng cao, luôn tích hợp các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực CNTT. Việc phối hợp cung cấp dịch vụ chứng thực CKS mới chỉ là bước đầu trong việc hợp tác giữa Viettel và MISA, hai bên cam kết sẽ hợp tác sâu hơn, toàn diện hơn để tiếp tục đưa đến những sản phẩm tốt nhất trên thị trường cho người sử dụng trong lĩnh vực kế toán, kê khai, nộp thuế trực tuyến.
Theo Thu Phương
ICTNews
Trải nghiệm chất lượng cao
Submitted by nlphuong on Fri, 12/08/2011 - 10:57(ICTPress) - Mobifone, một trong những nhà mạng viễn thông hàng đầu Việt Nam với thị phần 32% đã lựa chọn giải pháp của Ericsson về tối ưu hóa băng thông và lưu lượng băng rộng di động.
(ICTPress) - Mobifone, một trong những nhà mạng viễn thông hàng đầu Việt Nam với thị phần 32% đã lựa chọn giải pháp của Ericsson về tối ưu hóa băng thông và lưu lượng băng rộng di động. Mobifone là công ty thành viên của tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và thuộc nhóm các mạng viễn thông hàng đầu về chất lượng dịch vụ, doanh thu và chỉ số doanh thu trung bình trên một thuê bao (ARPU) tại Việt Nam.
Đây là giải pháp dựa trên sự hợp tác giữa Ericsson và Vantrix. Giải pháp này giúp nhà mạng viễn thông quản lý hiệu quả và tối ưu hóa việc cung cấp nội dung video trên hệ thống mạng toàn quốc. Do vậy, trên 29 triệu thuê bao của Mobifone sẽ có cơ hội trải nghiệm trên chính di động của mình dịch vụ xem video với tốc độ nhanh hơn với hình ảnh rõ nét hơn.
Tính tới cuối năm 2011, lưu lượng video sẽ chiếm 52,8% lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu. Trước xu thế đó, Ericsson và Vantrix đã cùng nhau hợp tác để cung cấp giải pháp dịch vụ tối ưu hóa cho Video và dữ liệu để không xảy ra tình trạng dịch vụ không ổn định và tốc độ cung cấp dịch vụ chậm.
Chủ tịch Công ty Thông tin Di động VMS Lê Ngọc Minh, cho biết: “Do mạng cố định có những yếu tố đặc thù, người Việt Nam sẽ xem video trên điện thoại di động nhiều hơn trên máy tính cá nhân. Trước nhu cầu ngày càng cao đối với video chất lượng cao trên di động, chúng tôi muốn triển khai giải pháp nhằm giảm chi phí truyền tải đồng thời vẫn đảm bảo việc cung cấp dịch vụ tức thời, nhanh chóng cho các thuê bao. Giải pháp kết hợp lần này đáp ứng tất cả các yêu cầu đó.”
Giải pháp kết hợp giữa Ericsson và Vantrix mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Giải pháp Bandwidth Optimizer của Vantrix giám sát tình trạng nghẽn mạng và giảm tối đa kích cỡ các dữ liệu video – nhờ đó tiết kiệm lên đến 70% chi phí về vận hành và nâng cấp mạng. Trong khi đó, giải pháp Multiservice Proxy (MSP) của Ericsson làm đơn giản hóa cấu trúc mạng lưới, giúp nhà mạng giảm chi phí và cho phép cung cấp nhiều hơn các dịch vụ truyền thông đa phương tiện trên toàn hệ thống một cách có hiệu quả nhất.
Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam Jan Wassenius cụ thể hơn cho biết: “Với sự tăng trưởng thuê bao nhanh chóng của Mobifone, tính linh hoạt và quy mô mạng lớn đóng vai trò quan trọng. Việt Nam là quốc gia có số dân đông cùng với đặc điểm là thị phần băng rộng cố định tương đối khiêm tốn, trong khi đó, video được đánh giá sẽ trở thành một trong những nhân tố chính tạo nên lưu lượng lớn nhất trên các mạng viễn thông, chúng tôi hân hạnh được hợp tác để Mobifone sẵn sàng cho xu hướng phát triển của video di động sẽ diễn ra.”
LĐ
Vietnam Comm 2011 chú trọng cung cấp các giải pháp doanh nghiệp
Submitted by nlphuong on Tue, 09/08/2011 - 22:11(ICTPress) - Ban tổ chức cho biết để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu các giải pháp doanh nghiệp và công nghệ thông tin mới, các nội dung được chú trọng giới thiệu tại Triển lãm gồm: Dịch vụ Quản lý, Giải pháp Doanh nghiệp, Marketing, Quảng cáo số và Bảo mật Thông tin…
(ICTPress) Triển lãm và Hội nghị Truyền thông Quốc tế 2011 (Vietnam Comm 2011)/ Triển lãm Quốc tế về Internet & IT 2011 (Vietnam Internet & IT 2011)/ Triển lãm Quốc tế về các Sản phẩm Điện tử tại Việt Nam (Vietnam Electronics 2011) sẽ diễn ra trong thời gian từ 16-19/11/2011 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Việt Nam (VEFAC), Hà Nội, Việt Nam. Đây là thông tin của Ban Tổ chức thông báo chiều nay 9/8 tại Lễ họp báo công bố khởi động sự kiện.
Ban tổ chức cho biết để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu các giải pháp doanh nghiệp và công nghệ thông tin mới, các nội dung được chú trọng giới thiệu tại Triển lãm gồm: Dịch vụ Quản lý, Giải pháp Doanh nghiệp, Marketing, Quảng cáo số và Bảo mật Thông tin…
Hơn nữa, nhằm mục đích tối đa hóa hiệu quả tham gia sự kiện của các nhà triển lãm, Ban tổ chức cũng cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh tại chỗ cho những đơn vị quan tâm. Các nhà triển lãm có thể thảo luận với các chuyên gia tư vấn tại chỗ về tiềm năng thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ của đơn vị, làm thế nào để mở rộng thị phần và xây dựng quan hệ với các đối tác kinh doanh/khách hàng tiềm năng tại Việt Nam.
Bên cạnh các gian trưng bày tại Triển lãm, Hội thảo được tổ chức đồng thời với mong muốn là diễn đàn trao đổi, cập nhật các tin tức thị trường, chia sẻ các kinh nghiệm kinh doanh và tạo cơ hội gặp gỡ trao đổi giữa các chuyên gia trong lĩnh vực với các chủ đề bao gồm: “Thực trạng phát triển của ICT trong các cơ quan Chính phủ, Giáo dục, Y tế và Dịch vụ cộng đồng”, “Cơ hội và Thách thức cho Mạng 4G tại Việt Nam”, “Ứng dụng ICT cho Doanh nghiệp”, “Các tình huống thực tế về Mạng Xã hội và Dich vụ giá trị gia tăng”...
Với mục tiêu cung cấp các giải pháp doanh nghiệp, các nhà khai thác trong nước và quốc tế sẽ tham gia Triển lãm như VNPT, MobiFone, Vinphone Orange France Telecom, Ericsson, Hitachi Cable, Huawei, Rosenberger, ZTE... Ngoài ra, các quốc gia và vùng lãnh thổ cũng tiếp tục tham gia triển lãm với việc tổ chức các khu gian hàng Singapore, Trung Quốc, Đài Loan. Đây sẽ là cơ hội cho các chuyên gia trong lĩnh vực Viễn thông, Internet, Công nghệ Thông tin và Điện tử gặp gỡ và đàm phán kinh doanh.
Vietnam Comm 11/Vienam Internet & IT 2011/Vietnam Electronics 2011 được sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ Thông tin Việt Nam và được Bộ Thông tin và Truyền thông bảo trợ. Triển lãm, hội thảo do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Trung tâm Thông tin và Quan hệ Công chúng), Hội Tin học Việt Nam (VAIP) và Công ty Dịch vụ Triển lãm Adsale phối hợp tổ chức.
HL
Mạng di động nào ưu đãi sinh viên nhất?
Submitted by nlphuong on Tue, 09/08/2011 - 08:44Đầu năm học mới này, các mạng di động lại rục rịch tung ra các chương trình cũng như gói cước ưu đãi cho sinh viên. Câu hỏi được đặt ra: Sinh viên nên chọn nhà mạng nào?
Đầu năm học mới này, các mạng di động lại rục rịch tung ra các chương trình cũng như gói cước ưu đãi cho sinh viên. Câu hỏi được đặt ra: Sinh viên nên chọn nhà mạng nào?
Ảnh minh họa: Mobinet
Mạng di động VinaPhone vừa công bố chính thức mở rộng tính năng tài khoản khuyến mại của gói TalkEZ.TalkEZ vốn là gói cước được VinaPhone xây dựng để dành riêng cho nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên trên cả nước.
Gói cước này không chỉ giúp các thuê bao tiết kiệm chi phí với mức cước thấp (1.380đ/phút gọi, 99 đồng/tin nhắn nội mạng và 1.580đ/phút, 250đ/tin nhắn ngoại mạng) mà còn được hưởng nhiều ưu đãi từ nhà mạng.
Trước đây, nếu như các thuê bao học sinh sinh viên của VinaPhone hàng tháng được tặng thêm đến 30.000 đồng vào tài khoản khuyến mại định kỳ thì với tài khoản này, các thuê bao có thể gọi điện, nhắn tin tới các mạng viễn thông thuộc VNPT, bao gồm: VinaPhone, Mobifone và các số điện thoại cố định của VNPT.
Để đáp ứng nhu cầu liên lạc tới tất cả các hệ thống mạng di động trên cả nước, bắt đầu từ 1/8/2011, VinaPhone thực hiện mở rộng tính năng tài khoản khuyến mại của các thuê bao học sinh sinh viên. Theo đó, hàng tháng các thuê bao vẫn sẽ được tặng đến 30.000 đồng vào tài khoản khuyến mại, tuy nhiên với tài khoản này, các thuê bao sẽ được sử dụng để nhắn tin và gọi điện tới tất cả các mạng viễn thông di động trong cả nước.
Đối với gói tin nhắn SMS100 (100 tin nhắn nội mạng chỉ với 3000 đồng), các thuê bao sẽ chỉ được đăng ký tối đa 2 gói SMS100 trong 1 ngày. Số lượng tin nhắn sẽ được cộng dồn trong ngày nhưng không được cộng dồn thời gian.
Cũng dành ưu đãi cho các thuê bao học sinh sinh viên nhân dịp năm học mới, bắt đầu từ tháng 8 này, VinaPhone sẽ tặng 100 tin nhắn nội mạng cho tất cả các thuê bao TalkEZ trong vòng 12 tháng. Số tin nhắn miễn phí sẽ được công vào tài khoản định kỳ dành cho SMS của thuê bao trước ngày mùng 10 hàng tháng. Nếu các thuê bao không sử dụng hết 100 tin nhắn trong tháng thì sẽ không được cộng dồn vào tháng sau.
Có thể nói, trong giai đoạn thị trường di động bắt đầu có dấu hiệu bão hòa hiện nay, “cuộc chiến” giành thuê bao ngày một khó khăn hơn khiến các doanh nghiệp bắt đầu phải “vạc” tới những thị trường… ngách, những nhóm đối tượng khách hàng chuyên biệt hơn. Để hút khách, chiêu đầu tiên vẫn là… giá cước rẻ, nhiều ưu đãi. Với sinh viên, học sinh, các nhà mạng đều có chính sách và gói cước riêng.
Đi đầu cung cấp gói cước này là Viettel,mạng đầu tiên công bố gói cước dành cho sinh viên (tháng 6/2009), sau đó là MobiFone, ngày 25/8/2009 và muộn hơn cả là VinaPhone (tháng 9/2009).
Nằm chung trong gói MobiQ, gói Q-Student của MobiFone hiện giờ áp dụng mức cước chung: gọi nội mạng 1180 đồng/phút, Cước thông tin di động 6 giây đầu là 118 đồng/06giây; Cước thông tin di dộng 1 giây tiếp theo 19,67 đồng/1 giây; Cước thông tin gọi liên mạng của MobiFone cho gói cước là 1380 đồng/phút; Block 06 giây đầu là 138 đồng/06giây và block 01 giây tiếp theo 23 đồng/01giây.
Ngoài ra, ưu đãi của Q-Student là được MobiFone tặng vào tài khoản thưởng mỗi tháng 25.000 đồng, 99 đồng/SMS nội mạng và được miễn phí 35MB/tháng sử dụng dịch vụ Mobile Internet.
Cước nhắn tin trong nước nội mạng MobiFone 200 đồng/bản tin giờ bận; 100 đồng/bản tin giờ rỗi (Giờ rỗi: từ 1 giờ sáng đến 5 giờ sáng tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày lễ và chủ nhật); Cước nhắn tin trong nước liên mạng (nhắn sang mạng khác) 250 đồng/bản tin.
Về mặt bằng chung hiện nay, MobiFone và VinaPhone sau đợt giảm cước ngày 10/8/2010 đã có mức cước áp dụng luôn thấp hơn so với Viettel 10 đồng/phút ở tất cả các gói dịch vụ. Và với gói cước sinh viên cũng vậy. Nếu xét về cước, hiện giờ gói của MobiFone thấp nhất, tuy nhiên, gói cước Sinh viên Talk-Student của VinaPhone ngang ngửa với MobiFone.
Trên thực tế, với các ưu đãi khá lớn như tặng 25.000 đồng hàng tháng để gọi và nhắn tin (MobiFone), tặng 25.000 đồng cước GPRS hàng tháng (Viettel), các gói cước của các nhà mạng đều cực hấp dẫn đối với các sinh viên vốn “viêm màng túi” thường xuyên.
Thế nhưng, xem ra, xét ở thời điểm này, gói cước của VinaPhone vẫn ưu đãi hơn hẳn, thậm chí còn hơn về ưu đãi, đặc biệt là với ưu đãi mà VinaPhone vừa công bố áp dụng.
Theo nhận xét của các chuyên gia về viễn thông, ở các điều kiện cạnh tranh bình thường, người tiêu dùng nói chung (trong đó có các sinh viên, tân sinh viên) sẽ ưu tiên lựa chọn loại hàng hoá có chất lượng tốt nhất, giá rẻ nhất và có nhiều ưu đãi nhất. Tuy vậy, vào thời điểm hiện tại, vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn mạng nào sẽ chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua trở thành sim di động chính của các sinh viên bởi thị trường còn có rất nhiều ẩn số chưa thể lường hết.
Hy vọng, với những phân tích nêu trên, các sinh viên có nhu cầu sử dụng dịch vụ di động với chi phí thấp nhất, hợp lý nhất sẽ lựa chọn được cho mình nhà mạng phù hợp nhất cả về giá cước cũng như các yếu tố khác như dịch vụ gia tăng, chất lượng…
Theo Hiền Mai
VNMedia
VNPost được giao cung ứng dịch vụ bưu chính công ích
Submitted by nlphuong on Fri, 05/08/2011 - 16:24Ngày 3/8/2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 41/2011/QĐ-TTg chỉ định VNPost là doanh nghiệp thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích (BCCI)
(ICTPress) - Ngày 3/8/2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 41/2011/QĐ-TTg chỉ định Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) là doanh nghiệp thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích (BCCI), dịch vụ bưu chính quốc tế.
Quyết định này cũng nêu rõ Tổng công ty Bưu chính Việt Nam cung ứng các dịch vụ khác trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về bưu chính mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa là thành viên.
Cũng theo quyết định này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chủ trì, Bộ Tài chính và các Bộ ngành có liên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp, hướng dẫn Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam cung ứng dịch vụ BCCI. Bộ TT&TT chịu trách nhiệm hướng dẫn Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế; quy định cụ thể về phạm vi, quyền và nghĩa vụ của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam khi tham gia hoạt động trong các tổ chức bưu chính quốc tế.
Thủ tướng cũng quy định Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về duy trì mạng bưu chính công cộng, cung ứng dịch vụ BCCI, cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế và các quy định trong các điều ước quốc tế về bưu chính mà Việt Nam tham gia ký kết; tham gia hoạt động trong các tổ chức thuộc Liên minh Bưu chính thế giới (UPU), Liên minh Bưu chính khu vực châu Á Thái Bình Dương (APPU).
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2011. Đây là một trong những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật Bưu chính đã được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 7 thông qua vào ngày 17/6/2011.
YM
Tổng Thư ký ITU Hamadoun Toure thăm và làm việc với VNPT
Submitted by nlphuong on Wed, 20/07/2011 - 10:48Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ 17-20/7/2011, ngày 18/7, Đoàn Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Tổng thư ký ITU Hamadoun Toure làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với VNPT.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ 17-20/7/2011, ngày 18/7, Đoàn Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Tổng thư ký ITU Hamadoun Toure làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với VNPT. Cùng đi có Giám đốc Văn phòng ITU khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Eun Ju Kim. Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNPT Phạm Long Trận đã tiếp và làm việc với đoàn.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Phạm Long Trận đã giới thiệu với Đoàn công tác về cơ sở hạ tầng, năng lực mạng lưới của VNPT, những thuận lợi, khó khăn của Tập đoàn trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay; đồng thời bày tỏ mong muốn được nghe những kinh nghiệm, gợi ý của ITU để VNPT có thể tìm hiểu, bổ sung vào các hoạt động của mình nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và phục vụ tốt hơn trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam.
Trao đổi với Chủ tịch Hội đồng Thành viên Phạm Long Trận, Tổng Thư ký ITU ITU Hamadoun Toure đánh giá cao những hoạt động tích cực mà VNPT cũng như Việt Nam đã tham gia cùng với ITU trong những năm qua. Tổng Thư ký ITU cũng chia sẻ thông tin về xu hướng phát triển của viễn thông thế giới trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, sự suy giảm của lĩnh vực điện thoại cố định là xu hướng chung của tất cả các nước trong thế giới. Trong khi đó, thập niên thứ nhất của thế kỷ 21 chứng kiến sự phát triển bùng nổ của di động và dự báo bước sang thập niên thứ 2 sẽ là băng rộng, trong đó băng rộng di động sẽ là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Đồng tình với quan điểm của VNPT về đẩy mạnh phát triển băng rộng và các ứng dụng trên nền băng rộng, Tổng Thư ký ITU cũng cho rằng, ITU coi “nội dung cho băng rộng” chính là chìa khóa để phát triển đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, trong đó ITU đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về an ninh mạng, tội phạm mạng. ITU mong muốn VNPT sẽ tiếp tục tích cực tham gia vào các hoạt động, các nhóm làm việc của ITU và ITU cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ VNPT trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu để VNPT đạt được những kết quả tốt hơn trong thời gian tới.
Cũng trong chương trình làm việc, Đoàn công tác ITU đã đến thăm Trạm Điều khiển và Khai thác Vệ tinh VINASAT tại Quế Dương. Tại đây, Tổng Thư ký ITU đã được nghe giới thiệu về quả vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1 cũng như quá trình quản lý, vận hành, khai thác và kinh doanh VINASAT-1 của VNPT trong thời gian qua.
Chia sẻ cảm nhận của mình, Tổng Thư ký ITU Hamadoun Toure cho biết, việc phóng thành công và đưa vệ tinh VINASAT-1 vào hoạt động là một thành tựu to lớn của Việt Nam nói chung và ngành Viễn thông – CNTT nói riêng trong việc kết nối Việt Nam với thế giới cũng như thu hẹp khoảng cách thông tin giữa mọi miền trên lãnh thổ Việt Nam. Ông cũng bày tỏ sự ấn tượng về trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên VNPT cũng như cơ sở hạ tầng, hệ thống thiết bị máy móc hiện đại tại Trạm Điều kiển và Khai thác Vệ tinh Quế Dương, khẳng định đây là những nhân tố góp phần giúp Việt Nam khai thác được tối đa hiệu quả và công năng của vệ tinh VINASAT-1, đem lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam.
Thu Trang
FPT IS triển khai ERP cho Tân Á Đại Thành
Submitted by nlphuong on Sun, 05/06/2011 - 09:17Công ty Cổ phần Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) vừa khởi động dự án cung cấp hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trên công nghệ Oracle cho tập đoàn Tân Á Đại Thành.
VNPT nâng tốc độ truy nhập dịch vụ FiberVNN và MegaVNN
Submitted by nlphuong on Sun, 05/06/2011 - 09:14VNPT cho biết đã ban hành chính sách ưu đãi giữ nguyên giá cước và tăng tốc độ truy nhập cho dịch vụ Internet cáp quang FiberVNN và dịch vụ MegaVNN.
VNPT TP.HCM khuyến mãi dịch vụ MegaEYES
Submitted by nlphuong on Sun, 05/06/2011 - 09:03Chương trình áp dụng từ ngày 1/6-15/7. Theo đó, khách hàng yêu cầu lắp đặt mới dịch vụ MegaEYES trên đường truyền có sẵn được miễn phí lắp đặt camera, tặng cước sử dụng dịch vụ MegaEYES trong 3 tháng liên tiếp.