Syndicate content

Chuyện dọc đường

Tháng 8 ngắm hoa tường vi khoe sắc ở Thủ đô

Tóm tắt: 

Những ngày vừa qua, người dân Thủ đô có thể ngắm những bông hoa tường vi cánh mỏng rực sắc dọc trên tuyến phố Trần Duy Hưng hay Nguyễn Chí Thanh - con đường một thời được mệnh danh là "con đường đẹp nhất Việt Nam".

Những ngày vừa qua, người dân Thủ đô có thể ngắm những bông hoa tường vi cánh mỏng rực sắc dọc trên tuyến phố Trần Duy Hưng hay Nguyễn Chí Thanh - con đường một thời được mệnh danh là "con đường đẹp nhất Việt Nam".

Cả hai đường Trần Duy Hưng và Nguyễn Chí Thanh được trồng ba tầng cây xanh với nhiều loại cây khác nhau ở dải phân cách giữa. (Ảnh: toquoc)

Những hàng tường vi được trồng 3 lớp đan xen với những cây xanh tạo nên một màu hồng tươi sáng cho dọc 2 tuyến phố. Tường Vi nhẹ nhàng gọi mùa hạ về mà lòng người chiêm ngưỡng cũng muôn phần da diết. Đây là loài hoa có nguồn gốc từ vùng Đông Á.

Tầng trên cùng là cây phong, tầng giữa là hoa tường vi cánh mỏng màu hồng và tầng dưới cùng là các loài hoa như: Râm bụt, trang đỏ,… được trồng theo từng đoạn.

Hoa tường vi có tên khoa học là Rosa multiflora, hoặc Lagerstroemia indica Linn hay còn nhiều tên gọi khác như tầm xuân nhiều hoa, hồng nhiều hoa, tường vi Nhật, dã tường vi, thuộc họ hoa hồng.

Hoa Tường Vi ở Hà Nội có thời gian nở kéo dài từ 2 - 3 tháng nếu được trồng thành quần thể. (Ảnh: kinhtedothi)

Dù không sở hữu vẻ đẹp kiêu sa, đằm thắm như hoa hồng nhưng tường vi vẫn đầy quyến rũ bởi chúng mang màu sắc tự nhiên và sự mỏng manh, thuần khiết.

Nếu trồng đơn lẻ, hoa sẽ nở trong khoảng 1,5 tháng. (Ảnh: kinhtedothi)

Tường Vi mang vẻ đẹp mỏng manh, nhẹ nhàng giống như những cô gái xinh đẹp tưởng chừng mỏng manh yếu đuối phải có người che chờ nhưng lại vô cùng mạnh mẽ và kiên cường. Nét đẹp này khiến không ít người phải xao xuyến và tường vi cũng đi vào trở thành cảm hứng trong thi ca.

Hoa tường vi là loài hoa khá dễ trồng, có thân khá cao chừng 2m, quanh thân có gai bén. Lá tường vi có khía như lá hồng. (Ảnh: toquoc)

Cây Tường Vi là loài cây bóng mát làm cảnh, thuộc cây thân gỗ nhỏ, phân cành nhánh trổ những chồi non xanh mướt suốt mùa xuân đến cuối thu. Mùa đông sang cây trụi lá để đón chờ một mùa xuân mới. Trong điều kiện chăm sóc và sinh trưởng tốt cây có thể cao đến 4-5 mét, tỏa bóng rộng và có khả năng che mát.

Tường Vi không quá nồng nàn hay rực rỡ. (Ảnh: phapluatxahoi)

Ngoài việc được trồng như một cây cảnh trang trí trong nhà hay nơi công cộng… hoa tường vi còn đem lại bầu không khí trong lành, mát mẻ cho người trồng cây và môi trường.

Với nhiều người yêu hoa, mỗi khi nhìn thấy hoa Tường Vi là thấy dấu hiệu của mùa hè đã đi qua được một nửa chặng đường. (Ảnh: phapluatxahoi)

Bên cạnh đó, quả tường vi được sử dụng để chữa phong thấp, kinh nguyệt không đều, đau bụng hành kinh trong đông y. Rễ tường vi được dùng để chữa máu cam, đi tiểu nhiều lần ở người già và trẻ nhỏ và lá được dùng để chữa mụn nhọt, hoa giúp thanh nhiệt.

Cùng với những cây trồng trong hành lang xanh, những con đường hoa Tường Vi trong thành phố tạo thêm vẻ đẹp cho cảnh quan đô thị.

Những cánh hoa tường vi giúp cho hai tuyến phố Trần Duy Hưng và Nguyễn Chí Thanh của Hà Nội trở nên thân thiện hơn đối với nguời dân mỗi khi đi qua con đường này.

Theo Mai Phương (Tổng hợp)/hanoitv.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Huế sẽ tổ chức phiên chợ đêm hàng tháng tại Cầu ngói Thanh Toàn

Tóm tắt: 

Với nhiều hoạt động hấp dẫn, phiên chợ đêm tại Cầu ngói Thanh Toàn là hoạt động hấp dẫn hứa hẹn thu hút du khách.

Với nhiều hoạt động hấp dẫn, phiên chợ đêm tại Cầu ngói Thanh Toàn là hoạt động hấp dẫn hứa hẹn thu hút du khách.

Ngày 13/8, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế thông tin, địa phương sẽ tổ chức chương trình Phiên chợ đêm tại Cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, TX Hương Thủy) trong thời gian tới để phục vụ du khách khi đến Huế.

Theo đó, phiên chợ đêm sẽ khai mạc vào 19h ngày 16/8 (nhằm ngày 16/7 Âm lịch) tại khu vực quanh Cầu ngói Thanh Toàn với nhiều hoạt động hấp dẫn như buôn bán, ẩm thực và hội bài chòi, các trò chơi dân gian, trưng bày dành cho khách tham quan các hoạt động trình diễn thao tác sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, tham quan Nhà trưng bày Nông Ngư cụ truyền thống.

Hoạt động trình diễn thao tác sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp sẽ được tái hiện tại phiên chợ đêm Cầu ngói Thanh Toàn.

Cụ thể, chương trình chính sẽ diễn ra các phiên như: Trình diễn các công đoạn làm nón lá từ 5-7 khuôn; Trình diễn xay lúa, giã gạo, đạp nước; Trò chơi bịt mắt đập om, đi cầu khỉ, ném còn; Hội thi bài chòi; Hoạt động văn nghệ quần chúng; Hoạt động ẩm thực truyền thống của người dân trong và ngoài địa phương.

Đặc biệt là hoạt động chợ với việc mua bán nhiều sản phẩm nông nghiệp và các sản vật tại địa phương hứa hẹn thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.

Ông Nguyễn Văn Phúc – Phó GĐ Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho biết, phiên chợ đêm tại Cầu ngói Thanh Toàn là một sự kiện mà cộng động cùng với doanh nghiệp sẽ cùng phối hợp để thực hiện với sự hỗ trợ thêm của chính quyền.

Lâu nay Cầu ngói Thanh Toàn là điểm đến thu hút khách du lịch vào ban ngày nhưng chưa có các hoạt động vào buổi tối. Việc triển khai các hoạt động, dịch vụ vào buổi tối là định hướng mà ngành du lịch Thừa Thiên Huế đang cố gắng triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.

Đến với phiên chợ, du khách còn được thưởng thức các sản vật của địa phương.

"Ngoài các hoạt động trải nghiệm về đêm đang diễn ra tại trung tâm TP Huế thì các điểm lân cận như Cầu ngói Thanh Toàn cũng đang được khuyến khích có thêm các hoạt động về đêm cho du khách và cộng đồng", ông Phúc cho hay.

Được biết, sau phiên chợ đêm lần này, chương trình sẽ tiếp tục được duy trì vào ngày 16 Âm lịch hàng tháng. Ban tổ chức cũng đang tính các phương án phù hợp để có thể phục vụ tốt cho du khách ngay cả khi Huế sắp bước vào mùa mưa. 

Nguồn: Lê Chung/toquoc.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Hà Lan: Tour du lịch “câu rác thải” thu hút du khách

Tóm tắt: 

Trang bị cần câu cá và đeo găng tay dày, một nhóm người trên một du thuyền đi dọc các dòng kênh nổi tiếng thu hút khách du lịch ở Thủ đô Amsterdam của Hà Lan nhìn chăm chú xuống mặt nước.

Hoạt động “câu rác thải nhựa” dọc kênh để tái chế thu hút ngày càng nhiều du khách đi thuyền ngắm cảnh ở Amsterdam, Hà Lan.

Trang bị cần câu cá và đeo găng tay dày, một nhóm người trên một du thuyền đi dọc các dòng kênh nổi tiếng thu hút khách du lịch ở Thủ đô Amsterdam của Hà Lan nhìn chăm chú xuống mặt nước. Nhưng họ không câu cá mà đang tìm vớt rác thải nhựa.

Trong bối cảnh du lịch thân thiện với môi trường đang bùng nổ trên khắp thế giới, các du thuyền của tập đoàn Plastic Whale (Hà Lan) cũng đang hòa vào hình thức du lịch này.

Đi du thuyền trên kênh và "câu rác thải nhựa" ở Hà Lan. (Ảnh: tuoitre)

Nhà sáng lập Plastic Whale, Marius Smit cho biết: 'Đây là một cách tham quan Amsterdam hoàn toàn mới mẻ'. Ông nói: 'Bạn đang ở trên những con kênh xinh đẹp của Amsterdam trong một du thuyền thực sự tuyệt diệu, nhưng cùng lúc bạn cũng đang làm điều có ích cho những con kênh này cũng như cho thành phố vì bạn đang làm thành phố sạch hơn'.

Ông Smit thành lập công ty Plastic Whale cách đây 8 năm, với mục đích tạo ra 'giá trị kinh tế' từ rác thải nhựa cho các tour du lịch qua các con kênh. Các vỏ chai nhựa được phân loại với các loại rác thải khác và sau đó được tái chế thành đồ nội thất văn phòng, hoặc được tái sử dụng trong việc đóng thêm du thuyền của Plastic Whale.

Không chỉ riêng người lớn mà cả trẻ em cũng chung tay làm sạch rác thải nhựa trên kênh đào Amsterdam, Hà Lan. (Ảnh: Vietnamplus)

Năm ngoái, hàng nghìn người tham gia các tour du lịch trên những du thuyền của Plastic Whale đã vớt được 46.000 vỏ chai nhựa, cùng với những loại rác thải khác như giày, găng tay trượt tuyết, lon soda, chai rượu, tã giấy trẻ em...

Theo ông Smit, năm 2018, các tour du thuyền của Plastic Whale đã thu hút 12.000 du khách và năm nay con số dự kiến sẽ tăng cao hơn. Hãng cũng hoạt động tại thành phố cảng Rotterdam.

Theo Mai Phương (Tổng hợp)/hanoitv.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Tìm lại ký ức xưa ở chợ đồ cổ Hoàng Hoa Thám

Tóm tắt: 

Trong khoảng không gian nhỏ, yên tĩnh, hàng nghìn thứ vật dụng cổ xưa sẽ gợi lại những ký ức tươi đẹp nhất cho bất kỳ người khách nào đến đây.

Trong khoảng không gian nhỏ, yên tĩnh, hàng nghìn thứ vật dụng cổ xưa sẽ gợi lại những ký ức tươi đẹp nhất cho bất kỳ người khách nào đến đây. Đó chính là phiên chợ đồ cổ, hoạt động vào các buổi sáng thứ bảy hàng tuần, nằm trong một con ngõ nhỏ số 456 trên đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội.

Mặc dù chỉ nằm trong khuôn viên của Lư trà quán, nhưng đến đây nhiều người sẽ được sống lại không khí của những ngày tháng xưa.

Từ khoảng 8 giờ sáng, khu chợ phiên bé nhỏ nằm lọt thỏm bên dưới số nhà 456 Hoàng Hoa Thám đã chật ních những người đam mê sưu tầm đồ cổ, khách du lịch, hay đơn giản chỉ là những người muốn tìm lại ký ức về những ngày tháng xa xưa.

Phiên chợ luôn thu hút rất đông du khách và người đam mê đồ cổ. (Ảnh: dulichvietnam)

Với hơn 30 sạp hàng bày bán chủ yếu các vật dụng xưa cũ, có khi chỉ là những món đồ đã hết giá trị sử dụng nhưng đây là địa chỉ quen thuộc của những người đam mê đồ cũ, đồ cổ trên đất Hà thành.

Ở đây bày bán đủ loại trang thiết bị thời chiến tranh như máy thu phát sóng vô tuyến điện, vỏ đạn các kích cỡ, bi-đông, ca-men, túi cứu thương.

Vào sáng thứ bảy cuối tuần, con ngõ nhỏ cổ kính ở Hoàng Hoa Thám lại nhộn nhịp người qua lại. Trước đây, chợ chính là Lư trà quán nổi tiếng khắp Hà thành, nơi CLB Thư pháp Hà Nội lấy đây làm địa chỉ lui tới giao lưu, trò chuyện vào cuối tuần...

Tem phiếu thời bao cấp. (Ảnh: bachhhoaxua)
Tờ tiền giấy mệnh giá 20 đồng, được lưu hành trong những năm 1947-1948.
Những chiếc bi đông đựng nước thời kháng chiến chống Mỹ và những chiếc đồng hồ lên dây cót của Liên Xô và Trung Quốc được bày bán khá nhiều trong phiên chợ. (Ảnh: baoanhvietnam)
Những chiếc lược làm từ vỏ bom đạn. (Ảnh: baoanhvietnam)

Với diện tích khoảng 400m2, nhưng khi đến đây, người chơi sẽ được sống lại không khí của những ngày tháng xưa qua các vật dụng đã quá đỗi quen thuộc trong thời kỳ bao cấp như đèn dầu, đồng hồ lên dây cót, mâm đồng, chậu đồng, nồi Liên Xô, xe đạp mifa...

Chiếc máy nghe đĩa cổ thu hút sự chú ý của nhiều người.
Địa điểm này không chỉ thu hút khách hàng quanh khu vực Hà Nội, mà nhiều người đam mê đồ củ từ các tỉnh lân cận.

Chợ không chỉ là nơi mua bán, mà còn có thể trao đổi các món đồ cổ với những người bán hàng. Các chủ quầy lịch sự và nhã nhặn, tận tình trao đổi, giải thích về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của những món đồ, cho dù khách có mua hay không.

Du khách cũng tới xem và mua đồ. (Ảnh: dulichvietnam)

Theo Mai Phương (Tổng hợp)/hanoitv.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

“Quán trà chị Huệ” thu hút giới trẻ Hà Thành

Tóm tắt: 

Nằm trên đường Hàng Tre, Hà Nội, quán trà được chọn làm bối cảnh cho cửa hàng của nhân vật Huệ trong bộ phim “Về nhà đi con” những ngày qua thu hút khá đông giới trẻ đến thưởng thức.

Nằm trên đường Hàng Tre, Hà Nội, quán trà được chọn làm bối cảnh cho cửa hàng của nhân vật Huệ trong bộ phim “Về nhà đi con” những ngày qua thu hút khá đông giới trẻ đến thưởng thức.

Cảnh quay trong phim "Về nhà đi con". (Ảnh: kenh14)

Những tập cuối của bộ phim Về nhà đi con vẫn nhận được sự đón nhận của đông đảo độc giả. Nhân vật Huệ (do Thu Quỳnh đảm nhận) đã hoàn thành tâm nguyện của bản thân là mở một tiệm trà theo đúng sở thích của mình. Khá nhiều cảnh quay được đặt tại địa điểm này, trong đó có cảnh ngày Huệ khai trương tiệm trà, cả nhà đến chúc mừng và đặc biệt là cảnh nhân vật Khải (chồng cũ của Huệ) bất ngờ xuất hiện.

Thiết kế ở quán lấy ý tưởng từ thành phố Hội An với tường vàng và đèn lồng. (Ảnh: kenh14)

Trên thực tế, đây cũng là một quán khá nổi tiếng với những người đam mê trà ở Hà Nội, mang tên Linh Trà quán trên phố Hàng Tre.

Không gian thanh tịnh ở "quán trà chị Huệ". (Ảnh: Linh Trà quán, hngmngoc)

Quán nổi bật với tone màu và và decor kiểu cổ xưa, bàn ghế hầu hết cũng là bàn ghế gỗ, các khung tranh và đồ vật trang trí trên tường cũng theo phong cách hoài cổ. Không khác với những cảnh quay trong phim, quán ngoài đời thực cũng được chia thành 2 tầng. Không gian quán tương đối rộng rãi, yên tĩnh.

Lối cầu thang lên tầng 2. (Ảnh: Vnexpress)

Tầng một đặt quầy gọi đồ uống và một phòng nhỏ, trưng bày nhiều bình, cốc và chén sứ. Phía sau là cầu thang dẫn lên tầng 2, nơi được nhiều bạn trẻ chụp check-in. 

Ban công ở tầng 2. (Ảnh: kienthuc)

 

Tầng 2 là khu vực chính của quán. Ở đây có chỗ ngồi trong nhà và ngoài trời. Bên trong, chủ quán kê 3 dãy bàn ghế gỗ dọc theo chiều dài và một khu bàn lớn cho khách đi theo nhóm. Phía ban công tầng 2 còn có khu vực ngồi với view phố cổ tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu...

Các set đồ uống được yêu thích ở quán. (Ảnh: kenh14)

Các món đồ uống của quán cũng rất đa dạng, từ những cái tên quen thuộc như hồng trà, trà ô long, trà nhài tới những cái tên lạ lẫm hơn như linh trà cốt xoài, trà đào tơ hồng, hồng trà chanh đào... Thậm chí còn có cả trà sữa như hồng trà sữa, trà sữa ô long...

Trong tập 73, khi đến thăm quán trà của Huệ, nhân vật Khải cũng được vợ cũ mời uống một set trà đặc trưng ở quán mà theo lời Huệ là "chỉ mình quán cô mới có". (Ảnh: ngoisao)

Loại đồ uống được yêu thích ở đây là trà cổ thụ ướp trong bông sen Bách Diệp. Trước khi uống, nhân viên sẽ biểu diễn lấy trà từ hoa và pha chế sẵn. Một set trà như vậy có giá 110.000 - 130.000 đồng.

Trà ở quán được chọn lọc kỹ từ nhiều địa danh của Việt Nam như: Thái Nguyên, Sơn La, Hà Giang và Mộc Châu.

Bên cạnh phục vụ trà theo ấm, quán cũng phục vụ trà theo cốc và các món nước uống khác như dừa tươi, dứa xoài... Đặc biệt, khi uống trà, khách còn có thể gọi thêm bánh ngọt hoặc một số loạt mứt ăn kèm để nhâm nhi cùng trà cho thêm phần thú vị.

Nhờ không gian đẹp mắt, đồ uống thú vị, "quán trà chị Huệ" đã trở thành một địa điểm check-in được giới trẻ ưa chuộng giữa lòng thành phố Hà Nội.
Vào buổi tối, Linh Trà Quán càng trở nên lung linh trong ánh đèn. (Ảnh: kienthuc)

Theo Mai Phương (Tổng hợp)/hanoitv.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Tái bản hai cuốn sách giá trị

Tóm tắt: 

Omega Plus đã thực hiện tái bản hai cuốn sách giá trị “Vũ man tạp lục thư” và “Xứ Trầm Hương”. Hai cuốn sách được xem là tư liệu quý về dân tộc thiểu số và tỉnh Khánh Hòa.

Omega Plus đã thực hiện tái bản hai cuốn sách giá trị Vũ man tạp lục thư” và  “Xứ Trầm Hương”. Hai cuốn sách được xem là tư liệu quý về dân tộc thiểu số và tỉnh Khánh Hòa.

Vũ man tạp lục thư” - tài liệu đầu tiên viết về dân tộc thiểu số có hệ thống

Vũ man tạp lục thư” được Ôn Khê Nguyễn Tấn (1822 – 1871) viết vào những năm ông giữ chức vụ Tĩnh Man Tiễu phủ sứ lo việc bình định vùng người Thượng ở Quảng Ngãi.

Tập sách được in và phát hành vào năm Thành Thái thứ mười (1898), do người con của ông là Diên Lộc Quận công Nguyễn Thân (1853-1914), Phụ chánh đại thần, hiệu đính lại và giao cho Quốc sử quán triều Nguyễn phụ trách việc in và phát hành.

Năm 1998, cuốn sách “Lịch sử vùng cao qua Vũ Man tạp lục thư” của Nguyễn Đức Cung được nhà xuất bản (NXB) Nhật-Lệ tại Hoa Kỳ ấn hành để đánh dấu 100 năm bản in bằng chữ Hán có tên “Ôn Khê Vũ Man tạp lục” của Nguyễn Tấn.

Tác phẩm “Lịch sử vùng cao qua Vũ Man tạp lục thư” vốn là Tiểu luận Cao học Sử học của tác giả đệ trình năm 1974 tại trường Đại học Văn khoa Huế với tiêu đề nguyên thủy là “Vũ Man tạp lục thư – trình bày, phiên dịch và chú thích – Tiểu luận Cao học Sử học”.

Bản mới này, Omega Plus tái bản dựa trên bản dịch của Nguyễn Đức Cung in năm 1998 với tựa “Vũ Man tạp lục thư”. Bản in này cấu trúc lại hệ thống cước chú cho dễ đọc và cuốn sách được khoa học hơn.

Hình ảnh trên bìa sách là hình người Thượng mổ trâu, hình chụp của Baudesson lấy từ Tạp chí Le Tour du Monde, 1909

Tên sách Vũ man tạp lục thư nghĩa là những ghi chép công cuộc đánh dẹp người man. Đây là một tài liệu có thể xem là đầu tiên viết về dân tộc thiểu số một cách có hệ thống.

Nguyễn Tấn đã chịu khó ghi chép rất cẩn thận và chi tiết về vùng thượng du các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên với đầy đủ tên các núi non, sông suối, khe nguồn, những tục lệ của người miền thượng, những ngôn ngữ, phong tục, tập quán khác xa người Việt. Cùng với đó, các sách lược đánh dẹp, phương cách phòng ngự, sự xây dựng và cải tổ dần dần qua các triều đại, sự tích đánh dẹp của các vị danh tướng đã từng trấn giữ vùng đất này… cũng được tác giả ghi chép tỉ mỉ để làm tài liệu tham khảo cho hậu thế.

Cuốn sách này đã từng làm say mê giới nghiên cứu sử học người Pháp và châu Âu trước đây hơn một thế kỷ và được dịch sang tiếng Pháp và được lược dịch trong một vài tài liệu khác nhưng đa phần nội dung chứa nhiều sai lạc.

Bản này do Nguyễn Đức Cung sưu tầm, khảo cứu, phiên âm và chú giải là bản dịch hoàn chỉnh nhất của cuốn Vũ Man tạp lục thư, đồng thời còn sửa chữa bổ sung những khiếm khuyết của các bản dịch trước đó. Vì sách không chỉ dịch nội dung Vũ man tạp lục thư của Nguyễn Tấn mà còn có phần khảo cứu của dịch giả Nguyễn Đức Cung để giúp người đọc có cái nhìn bao quát hơn về người Thượng vùng Quảng Ngãi, và còn in kèm phần chữ Hán để bạn đọc tiện đối chiếu.

GS. Nguyễn Ngọc Bích nhận xét: “Đây là một quyển sử rất có giá trị dù như Vũ Man tạp  lục thư đã được viết cách đây hơn trăm năm (1871) do một nhà  nho, ông Ôn Khê Nguyễn Tử Vân (tức Nguyễn Tấn), người đã có công dẹp yên miền Thượng ở phía tây Quảng Ngãi, nơi có nhiều dân tộc thiểu số quấy  phá. Cuốn sách được viết và in rất kỹ càng, có thể được xem là một  mẫu mực cho ngành Việt học ở hải ngoại… một bản dịch thật lưu loát và kỹ càng.”

Cùng một số nhận xét khác như Học giả Cao Xuân Dục ghi: “Tập sách này cũng dùng để bổ túc cho các sách sử trước đây chưa đầy đủ, soi rõ thêm các điều chưa tường tận.”

Linh mục Phanxicô-Xavie Nguyễn Phương viết: “Tập Vũ man tạp lục thư là cả một công trình nghiên cứu công phu lịch sử người Thượng nói chung, về người Thượng ở Quảng Ngãi, về việc bình người Thượng của triều Nguyễn.”

Năm  1904, Tạp chí Revue Indochinoise đã ghi lại rằng: “Chúng tôi tin rằng những ghi chép của Tiễu phủ sứ sẽ mở ra những chân trời mới cho độc giả thông qua việc chứng minh quan lại hiểu rõ vai trò của họ như thế nào, tiến hành những phương pháp gì và đầu óc bận tâm đến tiểu tiết ra sao.”

“Xứ Trầm Hương” - tư liệu quý về vùng đất Khánh Hòa

 Cuốn sách Xứ trầm hương của nhà văn Quách Tấn (1910-1992) là một trong những tác phẩm giá trị nhất viết về tỉnh Khánh Hòa, mà người đời coi là cuốn địa phương chí cần có nếu muốn tìm hiểu về "xứ trầm hương" này.

Còn tác giả cuốn sách, Quách Tấn chỉ tự nhận là một tập ghi chép những điều ông biết về tỉnh Khánh Hòa trong mấy mươi năm sống cùng non nước nơi đây, quê hương thứ hai của ông sau quê nhà Bình Định.

Xứ trầm hương được NXB Lá Bối (Sài Gòn) ấn hành lần đầu tiên  năm 1969, vừa mới ra đời đã được độc giả niềm nở đón nhận. Năm 1992, cuốn sách được NXB Tổng Hợp Khánh Hòa tái bản lần thứ nhất, nội dung có chỉnh sửa đôi chút.

Đến năm 2002, cuốn sách được Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa tái bản lần thứ hai, bổ sung phần Phụ lục, dày 600 trang. Cuối năm 2018, Xứ trầm hương được Nxb. Đà Nẵng tái bản lần thứ ba - ấn bản kỷ niệm.

Ấn bản Xứ trầm hương do Omega+ ấn hành năm 2019 dựa trên bản nền của NXB Lá Bối năm xưa - bản in mà gia đình ông cho là khả tín nhất về vấn đề văn bản học.

Viết cuốn sách này, theo ông Quách Tấn chia sẻ là:

“Tôi chỉ làm một việc mà nhiều người có thể làm được, nếu muốn, là ghi chép lại những gì đã thấy, đã nghe, đã cảm trong mấy mươi năm sống cùng non nước Khánh Hòa.

Ghi chép lại vì nhận thấy đẹp, thấy hay, thấy thú, thấy đáng yêu đáng quí, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng nước cùng non.

Ghi chép lại hầu mong bạn phương xa ghé mắt rồi đem lòng thương tưởng đến Khánh Hòa mà tôi kính yêu như bà Nghĩa Mẫu, vì nuôi nấng tôi gần nửa đời người.

Mục đích viết Xứ trầm hương là thế, và chỉ có thế.

Nghĩa là tôi không có tham vọng viết một quyển sách địa lý, mà chỉ mong giới thiệu được những cái hay cái đẹp của Khánh Hòa, về mặt thiên nhiên cũng như về mặt nhân sự.”

Cho nên tôi thiên về phong cảnh, cổ tích, giai thoại, huyền thoại..., là những cái dễ mất. Còn những gì thuộc về khoa học, thuộc về chuyên môn thuần túy, là những cái thường còn, thì nhượng cho các nhà học giả.

Do đó XỨ TRẦM HƯƠNG có tánh cách một tập du ký hơn là biên  khảo.

Vì vậy nên bảo XỨ TRẦM HƯƠNG không phải là địa phương chí Khánh Hòa.

Thế thì nó là gì?

Tùy cao tình nhã ý của bạn đọc.

Tấm lòng đã trải cùng non nước,

Thương được nhờ ơn cũng chẳng nhờ.”

Cuốn sách này ông thai nghen từ thời Pháp thuộc, lúc còn làm việc tại Tòa sứ Nha Trang (1935 – 1945) đi theo làm thông ngôn cho các nhà du dịch, các nhà khảo cổ ngoại quốc nên biết thêm thẳng cảnh, chuyện cổ tích ở những nơi xa vắng, ngoài những danh thắng ở gần. Và ông cũng được các vị tiền bối như cụ Cử Phan Bá Vỹ, cụ Đề Ngô Văn Nhượng, nhà nho Trần Khắc Thành… kể cho nghe nhiều sự thích ly lỳ lý thú khác nữa.

Mục đích ban đầu để thuyết trình trong một buổi học tập trường kỳ của anh chị em công chức Nha Trang, để đọc trên Đài phát thanh Nha Trang mỗi chiều thứ bảy.

Nhưng sau đó được bạn bè thân hữu gần xa tán tưởng, được Giáo sư Phan Ngọc Châu cao hứng viết bài phê bình, được Nguyễn Hiến Lê khuyên viết kỹ lại… đã thúc đẩy thêm tinh thần cho ông hoàn thiện tác phẩm vào năm 1968. Tên ban đầu là “Đôi nét về tỉnh Khánh Hòa” nhưng nhận thấy không được gọn, ông bèn đổi là “Xứ Trầm Hương”.

Tác phẩm này gồm có 5 phần chính là Lịch sử, địa lý, thắng cảnh cổ tích, dân sinh và nhân vật. Vì nhiều địa điểm di tích, tên gọi cũng như câu chuyện về nó ghi trong sách đến hiện nay đã không còn nữa, nên tác phẩm này sẽ là tư liệu quý giá nếu khi muốn tìm hiểu, khám phá về vùng đất Khánh Hòa.

 Minh Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Google cam kết sử dụng nhựa tái chế cho tất cả các thiết bị

Tóm tắt: 

Cam kết này nhằm gia tăng sự cạnh tranh giữa các công ty công nghệ nhằm mục đích thể hiện cho người tiêu dùng và chính phủ...

Google vừa tuyên bố rằng họ sẽ vô hiệu hóa lượng khí thải carbon từ việc cung cấp phần cứng cho khách hàng vào năm tới và sử dụng nhựa tái chế trong mỗi sản phẩm của mình vào năm 2022.

Cam kết này nhằm gia tăng sự cạnh tranh giữa các công ty công nghệ nhằm mục đích thể hiện cho người tiêu dùng và chính phủ biết rằng họ đang hạn chế tác động môi trường từ các loạt thiết bị điện tử ngày càng nhiều của các công ty.

Anna Meegan, người phụ trách bộ phận bền vững cho các đơn vị dịch vụ và thiết bị của Google, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng lượng khí thải carbon liên quan đến vận tải của mỗi đơn vị thuộc Google đã giảm 40% trong năm ngoái so với năm 2017 bằng cách vận tải điện thoại, loa, máy tính xách tay và các thiết bị khác bằng tàu thủy từ các nhà máy đến khách hàng nhiều hơn thay vì vận chuyển bằng máy bay trên toàn thế giới.

Google sẽ bù đắp lượng khí thải còn lại bằng cách mua các khoản tín dụng carbon, Meegan nói.

Google đã tiết lộ trên mạng rằng 3 trong số 9 sản phẩm của Google có chứa nhựa tái chế, từ 20% - 42% trong các vỏ cho loa Google Home và thiết bị phát trực tuyến Chromecast.

Trong một bài đăng trên blog, Google cam kết sử dụng nhựa tái chế cho 100% sản phẩm vào năm 2022.

Meegan cho biết bộ phận kinh doanh phần cứng 3 năm của Google sẽ theo sát đối thủ phần cứng Apple trong một số nỗ lực bền vững.

Apple, hồi năm 2017 đã cam kết “một ngày” dành riêng cho việc sử dụng vật liệu tái chế và tái tạo, có ít nhất 50% nhựa tái chế trong một số bộ phận của nhiều sản phẩm, thiếc tái chế thiếc trong ít nhất 11 sản phẩm và nhôm tái chế trong ít nhất 2 sản phẩm.

Meegan cho biết thêm các tiêu chuẩn bền vững hiện là một phần trong kế hoạch phần cứng của Google. Các thiết bị không thể xóa điểm kiểm tra thứ hai trong quy trình thiết kế của công ty trừ khi chúng cho thấy rằng bao bì và vật liệu bền vững và dễ sửa chữa đã được xem xét.

“Về cơ bản, chúng tôi đang tìm cách xây dựng tính bền vững trong mọi việc chúng tôi làm, cô ấy nói. Sẽ mất thời gian để cho thấy những nỗ lực”.

QM (Theo Reuters)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường
Các chuyên mục liên quan: 
Chuyển động ngành

Ấn tượng của hướng dẫn Việt lần đầu đến Triều Tiên

Tóm tắt: 

Trong những ngày ở Triều Tiên, tôi nhận thấy người dân ở đây rất cẩn thận, tự trọng và có tinh thần kỷ luật cao. Họ giỏi về công nghệ, điều có vẻ khá xa lạ với một số du khách.

Theo hướng dẫn viên Minh Vũ, du khách không được tự ý ra khỏi khách sạn vào buổi tối tại Triều Tiên.

Trái với tâm lý e dè của một số người về giá cả hay hành trình kém đặc sắc, nhiều du khách đã mua tour Triều Tiên từ những ngày đầu các công ty lữ hành Việt Nam giới thiệu sản phẩm mới này. Dưới đây là chia sẻ của hướng dẫn viên Nguyễn Minh Vũ (29 tuổi) về lần đầu tiên anh đưa khách đến quốc gia này.

Anh Nguyễn Minh Vũ (trái), hướng dẫn viên của Vietravel, chụp ảnh lưu niệm tại khu phi quân sự DMZ, một trong những địa điểm được Triều Tiên cho phép du khách tham quan.

Hành trình 5 ngày 4 đêm vào tháng 11/2018 là lần đầu tiên tôi đưa đoàn khách sang Triều Tiên. Dù đã có kinh nghiệm gần 10 năm làm hướng dẫn viên, tôi cũng có chút lúng túng. Bởi đa số thông tin về "đất nước bí ẩn" này đều đến từ báo nước ngoài.

Một tuần trước khi khởi hành, tôi cố gắng đọc nhiều thông tin từ tài liệu tiếng Việt đến tiếng Anh, tìm xem các clip trên mạng rồi hình dung trong đầu mọi thứ sẽ diễn ra. Nhưng thực tế vẫn khiến tôi bất ngờ.

Ngày đầu đi tour, tôi tập trung truyền tải các thông tin chung về địa lý và một số lưu ý cần thiết cho du khách. Sau khi nhận phòng và check-in cho đoàn, tôi dành hơn ba tiếng để nói chuyện với hai hướng dẫn viên người Triều Tiên. Nhờ vậy, tôi có thêm thông tin thực tế về các điểm đến. Những đêm sau, tôi vẫn duy trì cuộc nói chuyện này, vừa để hiểu thêm về nước bạn, vừa có thêm chuyện để kể cho khách.

Triều Tiên còn đón chúng tôi bằng trận tuyết đầu mùa khi thăm các điểm ở phía Bắc. Đó là một trong những hình ảnh cho đến bây giờ tôi vẫn còn ghi nhớ. Ảnh: Minh Vũ.

Một trong những kỷ niệm tôi không thể quên trong chuyến đi là trường hợp một du khách giả bệnh để ra ngoài mua thuốc nhưng thực chất muốn khám phá Triều Tiên về đêm. Theo quy định ở đây, khách ra ngoài buổi tối phải có hướng dẫn viên địa phương đi cùng.

Đoàn chúng tôi lại được bố trí nghỉ tại một khách sạn nằm giữa sông Đại Đồng, cách bờ vào khu trung tâm khoảng một km. Khách sạn có đầy đủ tiện nghi để đáp ứng nhu cầu vui chơi của khách vào ban đêm, từ karaoke đến quán cà phê, nhà hàng... hay khu chữa bệnh. Vì vậy, "kế hoạch" giả bệnh của khách bất thành.

Trong những ngày ở Triều Tiên, tôi nhận thấy người dân ở đây rất cẩn thận, tự trọng và có tinh thần kỷ luật cao. Họ giỏi về công nghệ, điều có vẻ khá xa lạ với một số du khách. Triều Tiên còn xây chung cư dành riêng cho những nhà khoa học từ khắp nơi trên cả nước về sinh sống để tập trung nghiên cứu.

Thủ đô Bình Nhưỡng sạch và hiện đại hơn tôi nghĩ. Những con đường ở đây rộng thênh thang. Thông thường, đường có 4 làn xe, nhưng cũng có nơi 8 làn, tình trạng kẹt xe không bao giờ diễn ra. Hệ thống tàu điện ngầm của họ thuộc loại sâu bậc nhất thế giới, trung bình hơn 100 m.

Con đường ở trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Minh Vũ.

Chuyến đi diễn ra suôn sẻ trước khi chúng tôi có một phen hoảng hốt trong ngày về lại Sài Gòn. Sau khi quá cảnh tại Bắc Kinh, lúc đến băng chuyền, chúng tôi phát hiện ra cả đoàn không ai có hành lý. Nhiều du khách hoang mang bởi trong đó có các đồ dùng và quà mua về từ Triều Tiên.

12h đêm, tôi cùng đồng nghiệp điền đơn gửi cho hãng hàng không và trấn an từng du khách. Ba ngày sau, hành lý về đến Việt Nam và mất thêm một ngày nữa mới về đến nhà của khách. Có người ở tận Đà Nẵng vẫn tin tưởng, không phàn nàn và kiên nhẫn đợi, khiến chúng tôi như được động viên.

Với tôi, đó không hẳn một sự cố, mà là kinh nghiệm quý báu để giải quyết những vấn đề không thể lường trước. Đến nay, tôi đã có cơ hội đến đây hai lần. Mỗi đoàn khách là một kỷ niệm riêng, ai đi về đều nói muốn quay lại, giúp tôi tiếp thêm động lực lớn.

Phong Vinh ghi/

Nguồn: VnExpress

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Dạo quanh một vòng phố cổ Keong Saik tại Singapore

Tóm tắt: 

Tọa lạc trong khu phố người Hoa tại Singapore, Keong Saik được biết đến là thiên đường ẩm thực và là điểm dừng chân thú vị dành cho những ai yêu thích kiến trúc hoài cổ.

Tọa lạc trong khu phố người Hoa tại Singapore, Keong Saik được biết đến là thiên đường ẩm thực và là điểm dừng chân thú vị dành cho những ai yêu thích kiến trúc hoài cổ.

Từng là một khu đèn đỏ nổi tiếng nhưng sau công cuộc đổi mới, đến nay phố Keong Saik đã lột xác trở thành một trong những địa điểm ăn uống sầm uất nhất tại Singapore. Đến với nơi đây, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn độc đáo, phong phú và phù hợp với mọi lứa tuổi.

Từng là một khu đèn đỏ nổi tiếng nhưng sau công cuộc đổi mới, đến nay phố Keong Saik đã lột xác trở thành một trong những địa điểm ăn uống sầm uất nhất tại Singapore. Đến với nơi đây, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn độc đáo, phong phú và phù hợp với mọi lứa tuổi.

Thiên đường ẩm thực  

Vào năm 1991, những ngôi nhà ở nơi đây vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống, đặc biệt là khu phố cổ Bukit Pasoh với nhiều địa điểm thăm qua hấp dẫn như các nhà hàng, quán ăn ngon, phòng trưng bày nghệ thuật, các quán cà phê cổ kính mang đậm phong cách truyền thống những vẫn toét lên nét hiện đại.

Ngày nay, con đường Keong Saik Road được mệnh danh là thiên đường ẩm thực với nhiều món ngon đường phố hấp dẫn. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các món ăn và đồ uống, từ cocktail đa dạng sắc màu rực rỡ tới những chiếc bánh mì kẹp thịt dày cộm hay những chiếc bánh bao nóng hổi. Đây được xem như điểm đến lý tưởng dành cho bạn để thỏa sức thưởng thức ẩm thực phong phú tại Singapore.

Nhà hàng và quán cà phê độc đáo

LUXE Singapore nằm trong tòa nhà Work Capitol là nơi phục vụ bữa sáng ngon nhất trong khu phố Keong Saik. Nơi đây còn nổi tiếng với các quán cà phê mang phong cách Úc sang trọng và tinh tế, phục vụ bữa sáng đầy năng lượng với những chiếc bánh ricotta dày, trái cây và kem ngọt hoặc Tijuana của thịt lợn với trứng luộc, khoai tây và kem sốt cay. Quán đóng cửa vào lúc 4 giờ chiều.

Nếu bạn muốn trải nghiệm một buổi sáng nhộn nhịp và đầy hứng khởi có thể đến với con đường Neil tấp nập. Coffee & Food sẽ là nơi mang đến một bữa sáng đầy thịnh soạn cho bạn, với món bánh mì kaya hoặc granola với bí ngô rang cùng những cốc cà phê rang đặc biệt. Đây thực sự là địa điểm ăn sáng tuyệt vời tại Singapore cho bạn lựa chọn.

Điểm ăn uống phong phú

Để thỏa sức khám phá, bạn có thể tìm đến Meta - nơi đầu bếp Hàn Quốc Sun Kim mang đến các món ăn được kết hợp giữa nét ẩm thực Pháp cùng nét ẩm thực Châu Á. 

Ngoài ra, tại quán Cure của đầu bếp Andrew Walsh sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm độc đáo về một nhà hàng thoải mái và thân mật với thực đơn nếm thử cùng năm món tuyệt vời. Các món ăn đều có theo từng mùa và rất hấp dẫn từ foie gras brûlée được kết hợp với quế và ngô ngọt cho đến sườn wagyu của Úc chế biến với bắp cải và chorizo.

Quầy bar trên sân thượng và các địa điểm hấp dẫn khác

Với nét kiến trúc hiện đại cùng màu sắc tươi sáng, quán bar Potato Head Folk gồm có 4 tầng. Đây được ví như một mô hình các địa điểm du lịch Singapore thu nhỏ với quầy rượu và quán bar trên tầng cao trong không gian thiên nhiên miền nhiệt đới. Không gian tại đây ấn tượng khi được trang trí đồ nội thất wicker tạo dựng nên nét kiến trúc nghệ thuật kỳ lạ, sơn bóng disco và bunting, có cửa kính trong suốt phục vụ mọi nhu cầu ăn uống cho tất cả các du khách.

Trong khi vui chơi, giải trí tại quầy bar bạn có thể tự lựa chọn thức uống và món ăn cho mình. Nơi đây nổi tiếng với các loại nước uống coktail trái cây, các món ăn địa phương tự chọn. Ngoài ra, nếu muốn thưởng thức món bánh được làm từ bơ, wasabi và tương ớt đỏ kết hợp hương vị rượu whisky Nhật Bản hảo hạng, bạn có thể đi Neon Pigeon – thuộc khu vực xung quanh. Chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị.

Nếu là một tín đồ ăn uống thì đừng bỏ qua khu phố Keong Saik – thiên đường ẩm thực tuyệt vời khi đến với vùng đất Singapore. Bạn sẽ tìm thấy vô vàn điều thú vị ở con phố nhỏ đầy màu sắc này của đảo quốc sư tử đấy nhé.

Theo Phương Linh/thế giới trẻ

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Khui ngay 15 di sản thế giới mới vừa được UNESCO công nhận, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng châu Á cũng góp mặt

Tóm tắt: 

Lướt qua 15 tọa độ được bình chọn là di sản thế giới mới của UNESCO, thật không khó để nhận ra sự xuất hiện của nhiều điểm đến du lịch vốn nổi tiếng ở châu Á từ lâu.

Lướt qua 15 tọa độ được bình chọn là di sản thế giới mới của UNESCO, thật không khó để nhận ra sự xuất hiện của nhiều điểm đến du lịch vốn nổi tiếng ở châu Á từ lâu.

Từ ngày 30/6 đến 10/7 vừa qua, phiên họp lần thứ 43 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO được tổ chức tại Baku, Azerbaijan đã diễn ra thành công tốt đẹp. Trong phiên họp năm nay, có 36 trong tổng số 42 đề xuất ghi tên vào Danh sách Di sản Thế giới được cân nhắc, bao gồm 6 di sản tự nhiên, 28 di sản văn hóa và 2 di sản hỗn hợp (tự nhiên và văn hóa). Cùng khám phá một số điểm đến du lịch nổi bật góp mặt trong danh sách này nhé!

1. Thành phố Jaipur (Ấn Độ)

Được hình hình thành từ năm 1727, Jaipur còn được biết đến với tên gọi "thành phố màu hồng", là địa điểm du lịch rất nổi tiếng thuộc bang Rajasthan – nơi được xem là "vùng đất của những vị hoàng đế và sắc màu" ở Ấn Độ. Nơi đây được UNESCO vinh danh là di sản thế giới mới nhờ những giá trị quy hoạch và kiến trúc nổi bật mang đậm dấu ấn giao thoa giai đoạn cuối thời Trung cổ.

@jaipur_photomaniac

2. Cố đô Bagan (Myanmar)

Nằm gần sông Ayeyarwady, cố đô Bagan của Myanmar là điểm đến du lịch rất nổi tiếng không chỉ bởi hình ảnh những chiếc khinh khí cầu khổng lồ, mà còn với hơn 3.500 ngọn tháp, đền, tu viện và nhiều công trình Phật giáo nổi bật khác được xây dựng từ thế kỷ 11 đến 13. Thành phố này đồng thời là minh chứng rõ rệt về một trung tâm giao thương và kinh tế ở Nam Á với những nghề thủ công truyền thống được Ấn Độ và thế giới công nhận.

@flipflopwanderers

3. Babylon (Iraq)

Nằm cách thủ đô Baghdad 85km về phía nam, di sản thế giới mới của Iraq là nơi lưu giữ nhiều tàn tích thuộc về kinh đô của Neo-Babylon, một trong những đế chế có sức ảnh hưởng lớn nhất trong thế giới cổ đại. Phần còn lại của di sản gồm các bức tường, cổng, cung điện, đền thờ của thành phố cổ, ngày nay đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới mới của năm 2019.

@caesar24

4. Cánh đồng Chum (Lào)

Nằm trên một cao nguyên thuộc tỉnh Xiengkhuang ở miền trung nước Lào, đây là địa điểm khảo cổ vẫn còn chứa đựng nhiều bí ẩn. Người ta cho rằng những chum đá cỡ lớn tại đây được sử dụng trong các nghi thức tang lễ có từ thời kỳ đồ sắt. Theo UNESCO, cánh đồng sở hữu 2.100 chum đá, nhiều đĩa đá, bia mộ và mỏ đá có niên đại lâu đời từ năm 500 trước Công nguyên đến năm 500 Công nguyên.

5. Cung điện hoàng gia Mafra (Bồ Đào Nha)

Nằm cách thủ đô Lisbon khoảng 28km, cung điện hoàng gia Mafra được xây dựng từ năm 1717 theo phong cách Ba-rốc với màu trắng chủ đạo sang trọng. Tổng diện tích toàn bộ công trình lên đến 40.000m vuông, biến nơi đây trở thành một trong những cung điện rộng lớn nhất thế giới. Hiện tại, công trình đồ sộ này còn lưu giữ lại chỗ ở của vua João V và hoàng hậu, tu viện Franciscan và một thư viện khổng lồ với khoảng 36.000 đầu sách quý hiếm còn được lưu giữ.

@super_portugal

6. Khu lăng mộ Mozu-Furuichi (Nhật Bản)

Tọa lạc trên một cao nguyên thuộc vùng Sakai, tỉnh Osaka, đây là nơi còn tồn tại 49 ụ đất chôn cất được trang trí công phu dành cho giới thượng lưu trong thời kỳ Kofun (từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 6) tại Nhật Bản. Ban đầu, nơi đây sở hữu hơn 100 ngôi mộ, tuy nhiên chỉ còn khoảng một nửa còn tồn tại đến tận ngày nay.

7. Vùng đồi nho Prosecco (Italy)

Nằm ở phía đông bắc nước Ý, vùng đất phì nhiêu và màu mỡ này được phủ xanh bởi những vườn nho và cơ sở sản xuất rượu vang lừng lẫy nằm giữa đồi Conegliano và Valdobbiadene. Từ lâu Prosecco đã trở thành thương hiệu rượu vang trắng sủi bọt rất nổi tiếng của Italy.

8. Đài thiên văn Jodrell Bank (Anh)

Nằm ở một vùng nông thôn phía tây bắc nước Anh, kể từ khi bắt đầu được đưa vào sử dụng vào năm 1945, Jodrell Bank đã trở thành một trong những đài quan sát thiên văn vô tuyến hàng đầu trên thế giới, tác động đến việc phát hiện ra các thiên thạch, mặt trăng và khám phá vũ trụ. Đài quan sát này đến nay vẫn còn hoạt động, bao gồm một số kính viễn vọng vô tuyến, các tòa nhà làm việc, nhà kho kỹ thuật và trung tâm điều khiển.

9. Công viên đá điêu khắc (Canada)

Tọa lạc ở một vùng biên giới giữa Canada và Mỹ, nằm cách thành phố Lethbridge, tỉnh Alberta của Canada khoảng 100km về hướng đông nam. Công viên có niên đại từ năm 1800 trước Công nguyên này nổi bật với những cột đá tự khắc do xói mòn tự nhiên cùng các bản khắc và hình vẽ trên đá của người cổ đại.

10. Khu bảo tồn chim di cư (Trung Quốc)

Tọa lạc bên khu vực bờ biển Hoàng Hải, đây là điểm tập trung của nhiều loài chim có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. Những đàn chim lớn quý hiếm đều đến bờ biển này để nghỉ ngơi, thay lông, trú đông và làm tổ.

11. Thành phố cổ Sheki và cung điện Khan (Azerbaijan)

Đây là một thành phố lâu đời tọa lạc dưới chân núi Greater Kavkaz của Azerbaijan và được chia đôi bởi sông Gurjana. Nằm dọc theo các tuyến giao thương lịch sử quan trọng, kiến ​​trúc của thành phố này chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa. Cung điện Khan ở phía đông bắc thành phố phản ánh sự giàu có của nhiều thương gia lừng lẫy từ cuối thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 ở quốc gia này.

12. Vườn quốc gia Vatnajökull (Iceland)

Rộng tới 1,4 ha, vườn quốc gia này chiếm đến 14% lãnh thổ Iceland. Nơi đây có tới 10 ngọn núi lửa và 8 sông băng còn, trong đó có cả đỉnh núi cao nhất Iceland Hvannadalshnjúkur (2.109m). Ngoài ra, khu vực này còn sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên hút khách như hồ miệng núi lửa Askjia Caldera, ốc đảo Herðubreið, thác nước Dettifoss, hẻm núi băng Ásbyr

13. Nhà thờ của trường kiến ​​trúc Pskov (Nga)

Nằm ở thành phố lịch sử Pskov bên bờ sông Velikaya ở phía tây bắc nước Nga, tọa độ này bao gồm một nhóm các công trình cổ như nhà thờ, thánh đường, tu viện, tháp pháo đài và các tòa nhà hành chính. Tất cả các công trình này đều được xây dựng bởi trường kiến trúc Pskov, với hình dạng các khối lập phương, mái vòm, cổng vòm và tháp chuông có từ thế kỷ thứ 12.

14. Paraty và Ilha Grande (Brazil)

Đây là một di sản văn hóa và thiên nhiên hỗn hợp mới được UNESCO công nhận ở quốc gia Nam Mỹ này. Nằm giữa dãy núi Serra da Bocaina và Đại Tây Dương, Paraty được xem là một trong những thị trấn ven biển được bảo tồn tốt nhất ở Brazil, đồng thời là một trong 5 khu vực đa dạng sinh học quan trọng của thế giới. Ngày nay, trung tâm văn hóa Paraty vẫn lưu giữ nhiều nét kiến trúc thuộc địa từ thế kỷ 18, 19.

15. 9 thư viện cổ (Hàn Quốc)

Các thư viện cổ (Seowon) này nằm rải rác ở miền trung và nam của Hàn Quốc. UNESCO đánh giá Seowon là bằng chứng về truyền thống văn hóa Tân Nho giáo được phổ biến rộng rãi trong các tập tục giáo dục, xã hội của triều đại Joseon (thế kỷ 15-19).

Theo kenh14.vn/CNN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường