Syndicate content

Chuyện dọc đường

Liên hoan phim ngắn Berlinale tại Hà Nội

(ICTPress) - Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam: Viện Goethe giới thiệu các bộ phim ngắn trong Liên hoan phim Berlinale tại Hà Nội

Với tên gọi “Berlinale Shorts“, các phim ngắn của Liên hoan phim quốc tế Berlin lên đường đi thăm các nước.

Đặc biệt dành cho Viện Goethe Hà Nội, cô Maike Mia Höhne, giám tuyển của thể loại phim ngắn trong Liên hoan phim, đã lựa chọn ra 11 phim ngắn của những mùa Liên hoan trước để giới thiệu trong hai chương trình vào lúc 19h ngày 27 và 28/7/2013.

"Berlinale Shorts là diễn đàn của phim ngắn trong Liên hoan. Một nơi dành cho các bộ phim nhìn thẳng vào thực tại một cách khách quan và không bị hạn chế. Các nhà làm phim là những nghệ sỹ ý thức được các khả năng về các hình thức làm phim và hơn nữa họ luôn là những người hiểu rõ hiện trạng điện ảnh.

Berlinale Shorts là những bộ phim vượt qua những điều mắt thường nhìn thấy và góp phần giải thích để giúp người xem thấu hiểu những điều đó. Đi vòng quanh trái đất và ngược trở lại. Sự khởi đầu ở khắp mọi nơi, tại đây và vào lúc này”. Maike Mia Höhne mời gọi khán giả Hà Nội: “Hãy đến và xem tận mắt!”

Chương trình I kể về những người khác, những người quay trở lại, về những người khác, những người sống biệt lập. Và cuối cùng, con người ca ngợi đức mẹ Maria và một biển màu phun trào. Mỗi màu sắc được phản chiếu trong những bộ phim trước đây. Các bộ phim là những tấm gương, chúng hoàn thiện cuộc đối thoại về các tương quan trong một bức tranh. Khi một người lính hát về tình yêu lớn trong đời mình và cất giọng hát vào khúc cuối, đó là thời khắc của sự tha thứ, khác với suy nghĩ của Tây Âu, và chỉ còn là sự tĩnh lặng.

Chương trình II là cái nhìn vào sự ly biệt, ly biệt và cách đối mặt với vấn đề đó. Khi tránh được sự giả tạo, thì tình cảm chân thật mới có cơ hội được bày tỏ. Những cảm xúc sâu sắc khi đó mới cho phép người ta chia tay. Và cuối cùng là chia tay và cuộc sống vẫn cứ thế tiếp diễn. Cứ thế tiếp tục, với ý thức an ủi, một cách đơn giản. Nhẹ nhàng.”

Liên hoan phim quốc tế Berlin, được biết đến với tên gọi Berlinale, vừa là Liên hoan phim lớn nhất nước Đức, và cũng là Liên hoan cộng đồng lớn nhất thế giới. Các bộ phim thuộc tất cả các thể loại, với mọi thời lượng và hình thức đều có chỗ đứng riêng trong các hạng mục khác nhau ở Berlinale.

Chương trình I: ngày 27/7/2013, 19h, gồm các bộ phim:

LICURI SURF (LƯỚT SÓNG) của Guile Martins (2011, Brasil, 15'): “Một chuyến phiêu lưu trên sóng”

SUDSANAN (HẠNH PHÚC TỘT CÙNG) của Pimpaka Towira (2010, Thái Lan, 30'): „Tha thứ phải xuất phát từ tâm”

PANCHABHUTA (5 YẾU TỐ) của Mohan Kumar Valasala (2011, Ấn Độ, 15'): “Đất, nước, lửa, khí và ê-te: 5 yếu tố, cuộc sống và vũ trụ“

CHỈ CÒN LÀ TĨNH LẶNG của Stefan Kriekhaus (2013, Đức, 14'): “Một thực tập sinh, một quan điểm“

GIARDINI DI LUCE (VƯỜN ÁNH SÁNG) von Lucia & Davide Pepe (2009, Italien, 12'): “Lễ hội của thần tryphon trong vườn ánh sáng“

Echo (Tiếng Vang) của Merlin Flügel (2012, Đức, 5’): “Chi phối bởi một tiếng vang”

Chương trình II: Ngày 28/7/2013, 19h, gồm các bộ phim:

COLIVIA (LỒNG CHIM) của Adrian Sitaru (2009, Rumani/Hà Lan, 17'): "Các mối quan hệ: chim bồ câu, cậu con trai, bố, mẹ”

KARRABING. LOW TIDE TURNING (KARRABING! GIỜ KHẮC TRƯỚC CƠN LŨ) của Liza Johnson và Elizabeth A. Povinelli (2012, Úc, 14'): "Ra khỏi nhà vào rừng”

HAVET (BIỂN) của Jöns Jönsson (2008, Đức, 23'): "Pelle và Agneta: Khiêu vũ ở độ tuổi 60“.

SWITEZ (SWITEZ THÀNH PHỐ MA) của Kamil Polak (2010), Ba Lan/Thụy Sỹ/Pháp/ Canada/Đan Mạch, 21'): "Từ một bài thơ đến hoạt hình trong ba phân đoạn“

MISTERIO (BÍ ẨN) của Chema García Ibarra (2013, Tây Ban Nha, 12'): "Nếu bạn ghé tai vào cổ của anh ấy, bạn có thể nghe được tiếng nói của nữ đồng trinh".

RAO YI SHENG (BÁC SĨ RAO) của Alexej Tchernyi và Wu Zhi (2011, Đức, 7'): “Bác sỹ Rao đã chết“

MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ TÊN YSSABEAU của Rosana Cuellar (2011, Đức/Mehico, 18'): “ Những thứ mà Yssabeau bắt gặp là loại sinh vật gì vậy?

Địa điểm chiếu phim: Viện Goethe Hà Nội, 56-58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Vào cửa tự do đối với tất cả các buổi chiếu phim.

 Bảo Ngọc

25 bức ảnh đẹp về 100 năm Tour de France

(ICTPress) - Tour de France - Giải đua xe đạp Vòng quanh nước Pháp sẽ kết thúc vào ngày 21/7 với những hứa hẹn vòng đua ban đêm huy hoàng về đến Champs Elysees ở Paris.

Vận động viên dẫn đầu toàn chặng đua Chris Froome vẫn duy trì lợi thế chắc chắn trước các tay đua quốc tế còn lại, nhưng chúng ta sẽ phải đợi thêm vài ngày để xem chắc chắn vận động viên này dành chức quán quân.

Tuy nhiên, một điều mà chúng ta đã thực sự biết chắc chắn là 100 năm các cuộc đua Tour de France vất vả đi qua các địa danh nước Pháp đã mang đến một số bức ảnh ấn tượng. Từ những phong cảnh đẹp nín thở tới những bức chân dung đen trắng thú vị, những hình ảnh cho phép chúng ta nhìn lại một trong những sự kiện thể thao lớn nhất và thu hút nhất.

Dưới đây là 25 hình ảnh Tour de France được ưa thích nhất từ 100 năm qua của cuộc thi.

1. Các tay đua vượt qua những cánh đồng hoa hướng dương ở Dordogne vào ngày 10/7/1994

Ảnh: Pascal Rondeau/Getty Images

2. Những thủy thủ xem các vận động viên vượt qua Roquefort vào khoảng năm 1925

Ảnh: Hulton Archive/Getty Images

3. Fan đi picnic này trông thú vị như vận động viên đang đạp vèo qua vào ngày 10/7/2012

Ảnh: Joel Saget/AFP/Getty Images

4. Tay đua người Italia Claudio Chiapucci được các fan hâm mộ chào mừng khi đang leo dốc Saises Pass vào năm 1992.

Ảnh: Pascal Pavani/AFP/Getty Images

5. Một tay đua đang xuống núi vào năm 2007.

Ảnh: Bryn Lennon/Getty Images

6. Tay đua Pháp René Vietto vượt qua một nhóm các bé nam trên một con phố rải sỏi vào năm 1947.

Ảnh: Joel Saget/AFP/Getty Images

7. Một nhóm vận động viên đang vượt qua một cánh đồng cỏ được đóng kiện ở vùng nông thôn gần Bordeaux vào năm 2003.

Ảnh: Joel Saget/AFP/Getty Images

8. Các vận động viên đang vượt qua con đường vách đá nhô ra biển ở đảo Corsica Địa Trung Hải và ngày 1/7/2013.

Ảnh: Pascal Pochard-Casabianca/AFP/Getty Images

9. Gino Bartali, một truyền thuyết đạp xe của Italia, tích cực vượt lên vào năm 1952.

Ảnh: Staff/AFP/Getty Images

10. Những người hâm mộ cổ vũ cho một nhóm đua vào ngày 11/7/2013.

Ảnh: Pascal Guyot/AFP/Getty Images

11. Các tay đua đang vút qua vùng nông thôn Alsace vào năm 1992.

Ảnh: Jean-Philippe Ksiazek/AFP/Getty Images

12. Các tay đua đang vượt qua khúc cua khá dốc vào năm 1998.

Ảnh: Pascal Pavani/AFP/Getty Images

13. Eddy Marckxx của Bỉ đang cua vào năm 1970.

Ảnh: AFP/Getty Images

14. Một bác sỹ đang chăm sóc hai tay đua bị ngã vào ngày 3/7/1994.

Ảnh: Patrick Kovarik/AFP/Getty Images

15. Người phụ nữ địa phương cổ vũ tay đua ở một đường nông thôn gần Saussens vào năm 1960.

Ảnh: AFP/Getty Images

16. Những người đi pinic đang cổ vũ những tay đua vào năm 1991.

Ảnh: Vincent Amalvy/AFP/Getty Images

17. Tay đua người Italia nổi tiếng Fausto Coppi vào năm 1949.

Ảnh: AFP/Getty Images

18. Lucien Van Impe, Bỉ, đang leo dốc vào năm 1977. Anh đã về thứ Ba trong cuộc đua năm đó.

Ảnh: AFP/Getty Images

19. Tay đua người Pháp Charles Pelissier đứng thứ Nhì trong cuộc đua 1930.

Ảnh: AFP/Getty Images

20. Các tay đua cua ở Champ Elysees trong chặng cuối của  Tour de France năm 1992.

Ảnh: Vincent Amalvy/AFP/Getty Images

21. Nam diễn viên Pháp Alain Delon cổ vũ tay đua Italia Giuseppe Saronni từ phía sau của xe scooter (xe máy hạng nhẹ) vào năm 1987.

Ảnh: AFP/Getty Images

22. Greg LeMond, người Mỹ ở bên cạnh tay đua Sean Kelly ở giữa những tay đua vào 12/7/1991.

Ảnh: Pascal Pavani/AFP/Getty Images

23. Ottavio Bottecchia, Italia vượt lên mạnh mẽ qua St. Cloud trong chặng cuối của cuộc đua năm 1925 và chiến thắng vào ngày 21/7 năm đó.

Ảnh: Hulton Archive/Getty Images

24. Các tay đua trấn tĩnh trở lại sau một lần ngã tập thể vào năm 1989.

Ảnh: Staff/AFP/Getty Images

25. Vận động viên đua xe người Pháp Andre Darrigade về thứ Nhất trong cuộc đua Tour de France 1958.

Ảnh: Staff/AFP/Getty Images

T. Dương

Life & English: "A meeting with a CEO"

Last Monday, my mother and I went to the meeting to talk about the students’ methodology. CEO Bui Thu Hien is a nice woman I’ve ever seen .

She told us about the effect of methodology to approve six secrets. She is an author of six pinnacle instruments. She is a chairwoman of the corporation of Viet talent. She has a lot of meeting with parents and students around Vietnam to share with them the methodology.

It’s a pleasure to meet her. Whereby, I have some methods of the study. It helps me smarter and more creative. I really happy because of the result I had.

Author: Duong Minh Khanh

Editor:Igor Mandic

Lấp lánh nụ cười Trường Sa

Ở Trường Sa, nơi đầu sóng ngọn gió, nơi thiêng liêng của Tổ quốc, những nụ cười trở nên hết sức đặc biệt vì ẩn đằng sau là những câu chuyện cảm động.

Chúng tôi không thể nào quên được những khoảnh khắc gặp mặt của người lính đảo và thân nhân. Họ đã trải qua nhiều tháng trời xa cách, giờ mới được tay bắt mặt mừng giữa hải đảo xa xôi.

Cuộc hội ngộ của vợ chồng chị Vũ Thị Thu (quê Bắc Ninh) trên đảo Song Tử Tây khiến ai cũng xúc động nghẹn ngào. Hiện tại họ đang có với nhau một bé gái 8 tháng. Đó là thành quả một lần anh bị bệnh phải vào đất liền điều trị, rồi từ đó đến nay anh đi làm nhiệm vụ.

Khi ở trên đảo, vợ chồng chị Thu không rời nhau nửa bước, ngay cả khi anh làm lái xe chở quà từ đất liền vào, chị cũng sẵn sàng làm "lơ xe" để được ngồi cạnh anh. Chị kể, thời gian trên đảo, hai vợ chồng đã nhặt rất nhiều vỏ ốc để kết thành món quà cho con gái. Đến lúc trở về tàu, chị đã khóc rất nhiều mỗi khi nhắc đến anh.

Nhiều cặp vợ chồng khác cố nén đi niềm sung sướng gặp mặt. Họ ý tứ nhìn nhau chẳng nói lên lời.

Nụ cười hân hoan hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ giữa đảo xa
Một đôi vợ chồng cười và nhìn nhau rất ý tứ

Đến bây giờ chúng tôi vẫn không khỏi xúc động khi chứng kiến cảnh một chàng binh nhì cất tiếng gọi "ba" khi người ba yêu thương của anh bước từ trên xuồng xuống. Anh không lao vào ôm hôn mà chỉ cất tiếng gọi "ba". Tiếng "ba" ngập ngừng, ngỡ ngàng, sung sướng, phải tinh tế lắm mới nhận ra được bao nhiêu tình cảm chất chứa và dồn nén trong đó. Hình ảnh người con quàng tay vào cổ bố như còn tấm bé đã chạm vào miền cảm xúc bất tận của tình cha con.

Chàng lính đảo mừng vui gặp bố. (Ảnh: Ngọc Tuyến)

Người mẹ có nụ cười hiền hậu dưới đây là cô Phùng Thị Minh (quê Thái Thụy, Thái Bình). Khi gặp con mình trên đảo Đá Thị, cô chia sẻ: "Vượt đường xa từ Thái Bình đến TP. Hồ Chí Minh rồi lênh đênh trên biển gần 3 ngày, lúc đầu cô cũng lo lắm, không biết con mình như thế nào. Đêm tàu neo gần đảo nhưng vẫn chưa được lên, ruột cô cồn cào. Nhưng giờ gặp con rồi, thấy yên tâm lắm".

Nụ cười hiền hậu của người mẹ lam lũ, sự bẽn lẽn của người vợ lính đảo nấp sau lưng, họ rất vui vì sắp được gặp người thân

Những đứa trẻ trên đảo Song Tử Tây ríu rít khi có khách đến thăm đảo. Bé nào cũng háo hức kể chuyện cho cô chú nghe về nhà mình. Những em bé chạy nô đùa trên đảo mang lại cảm giác hình bóng quê nhà gần gũi quanh đây.

Nụ cười vui hạnh phúc của bé gái trên đảo Song Tử Tây.

Nụ cười trộn lẫn nước biển, nước mưa của cô phóng viên trẻ nhất đoàn Vũ Thị Nhung khiến các anh lính đảo khó có thể quên được. Khi phóng viên Infonet chụp bức ảnh này là lúc sóng to gió lớn, đoàn phóng viên đang chòng chành trên chiếc xuồng nhỏ để vào đảo. Gió táp từng hồi, mưa, và nước biển té lên xuồng làm chúng tôi ướt áo quần. Dù gặp cảnh mưa gió như vậy, Nhung vẫn không ngại khó khăn thoăn thoắt lên xuống và nở nụ cười tươi tắn trên môi.

Nụ cười mặn mòi nước biển của cô phóng viên Vũ Thị Nhung khi chiếc xuồng vượt lên đầu sóng để vào đảo

Những nụ cười hạnh phúc của lứa đôi gặp mặt, của cha con tương phùng, nụ cười hồn hậu của người mẹ quê lúa Thái Bình, nụ cười hồn nhiên của em bé, của cô phóng viên trẻ... có được tròn trịa hay không có lẽ đều nhờ nụ cười cương nghị, rắn giỏi của người lính đảo hôm nay.

Đây là nụ cười của Thiếu úy Đỗ Văn Mạnh, đảo Nam Yết. Nụ cười của anh mang trong mình nỗi buồn riêng về tình yêu đôi lứa nhưng vượt lên tất cả anh vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nụ cười nghiêm nghị, rắn giỏi của anh lính đảo Nam Yết

Các chiến sĩ cười vui khi trưởng đoàn công tác nói hài hước, căn dặn anh em không được "làm phiền" các cán bộ chiến sĩ có vợ lên thăm đảo.

Anh lính đảo Sinh Tồn cười vui khi Trưởng đoàn công tác đùa, căn dặn anh em không được "quấy" cán bộ chiến sĩ có vợ ra thăm.

Thiếu úy Tống Văn Tùng, thủy thủ đoàn tàu HQ 996 luôn là người hăm hở, nhiệt tình giúp đỡ thân nhân lên xuống tàu, giúp đỡ thân nhân khi cần thiết. Nụ cười thân thiện của anh đã xua đi cảm giác xa lạ nhớ nhà, nhớ người thân của những người mẹ, người vợ, người cha khi ra thăm đảo.

Thủy thủ, Thiếu úy Tống Văn Tùng thuộc tàu HQ 996

Hòa nhịp với những niềm vui, nhạc sĩ Khánh Tường (hội nhạc sĩ TP. Hồ Chí Minh), thành viên đoàn TNXK TP. Hồ Chí Minh cũng kịp thời sáng tác ngay bài hát "Nụ cười chiến sĩ Trường Sa". Chiếc máy ghi âm của tôi và căn phòng chật hẹp trên tàu đã trở thành phòng thu "dã chiến" ghi lại bài hát đầy ý nghĩa này.

Dưới đây là bài hát "Nụ cười chiến sĩ Trường Sa" sáng tác tại Trường Sa và thu âm tại Trường Sa. Do chính tác giả, nhạc sỹ Khánh Tường và ca sỹ không chuyên Minh Chánh (Đoàn Thanh niên Xung kích TP. HCM) thể hiện, thu âm Hồng Chuyên, kỹ thuật video Trần Văn Trọng.

 

 

Giai điệu giản dị, mộc mạc "yêu biết mấy nụ cười chiến sĩ Trường Sa" cứ ngân dài trong tiếng sóng vỗ mạn thuyền và vang vọng trong ký ức về chuyến đi Trường Sa của chúng tôi.

17 phòng thí nghiệm bí ẩn của các công ty lớn trên thế giới (Phần 2)

(ICTPress) - Lần trước chúng ta đã được biết đến các phòng nghiên cứu được đặt ở những nơi bí mật của các công ty lớn như Lockheed Martin, Google, Boeing, Amazon, Apple, Raytheon, Dupont và Ford.

Phần 2 này sẽ giới thiệu các phòng nghiên cứu của Nike, Walmart, Audi, Nordstrom, HP, Staples, Xerox, IBM và Samsung.

Phóng bếp sáng tạo và lab nghiên cứu thể thao của Nike

Phòng lab nghiên cứu thể thao và Phòng bếp sáng tạo của Nike có thể nằm trong khu chính của công ty ở Oregon, nhưng việc tiếp cận là vô cùng giới hạn. Trước đây, nơi này hỗ trợ sự phát triển sản phẩm Air Jordan đầu tiên.

Hiện nay, Nike Digital Sport đang thúc đẩy sự chuyển đổi số của công ty với các hạng mục như FuelBand, phòng lab nghiên cứu thể thao đang vừa vặn quần áo với các loại cơ thể đặc biệt nhờ máy quét 3D và Bếp sáng tạo đang phát triển một công nghệ đột phá như kỹ thuật dệt được sử dụng trong cuộc đua Flyknit, trải qua 195 lần dệt chính ở trong bếp.

Các phòng lab của Walmart

Thường thì mọi người nghĩ nơi đây chỉ là một cửa hàng lớn, và không đặc biệt, Walmart thực sự có một bộ phận đầy đủ là các Lab Walmart, chỉ chuyên nghiên cứu việc định hình công ty cho tương lai về thương mại điện tử (TMĐT) và kinh tế số. Lab này đã bắt đầu với việc mua Kosmix, một công ty phân tích truyền thông xã hội và tìm kiếm, và đã tuyển kỹ sư của thung lũng Silicon là Jeremy King để chỉ đạo phòng lab này.

Được đặt tại San Bruno, California, phòng lab này đã giúp Walmart thay đổi hoàn toàn việc tìm kiếm trên Walmart.com, do đó nó có thể nhận ra một người phụ nữ tìm kiếm giày đế bằng (flat) chứ không phải là một chiếc tivi màn hình phẳng (trong tiếng Anh cũng là từ flat) khi người này gõ “flat”; đã tiên phong trong việc sử dụng các gợi ý xã hội để gợi ý quà tặng cho khách hàng; và một nỗ lực chuyển phát hàng trong ngày tới khách hàng. Phòng lab này cũng có một nhiệm vụ to lớn là xây dựng công nghệ từ chỗ lộn xộn để đưa Walmart sánh ngang bằng với các gã khổng lồ như Amazon trong không gian TMĐT, nắm bắt được trải nghiệm số và tại cửa hàng.

Ảnh: Travis Okulski / Business Insider

quattro GmbH của Audi

quattro GmbH là một nhánh riêng của Audi đặt tại Neckersulm, Đức. Từ năm 1983, công ty này đã sản xuất các loại xe cộ hiệu suất cao, phù hợp với khách hàng dưới nhãn hiệu chế tạo Audi.

Xe ô tô thể thao Audi R8 đã được quattro GmbH thiết kế, xây dựng và nay là sản xuất hoàn toàn ở một nhà máy mới được cải tạo, cũng ở Neckersulm.

Lab sáng tạo Nordstrom

Phòng thí nghiệm sáng tạo Nordstrom đã trở thành một công ty mới phụ thuộc bên trong một công ty Fortune 500. Phòng thí nghiệm này là ví dụ cho triết lý mô hình công ty mới phụ thuộc bởi vì công ty này phấn đấu nhanh chóng tạo ra các sản phẩm ở thời gian thực. Có một ví dụ là nhóm nhỏ sáng tạo này đã đi tới một cửa hàng hàng đầu của công ty ở Seattle và đã sáng tạo ra một ứng dụng iPad để giúp khách hàng chọn kính râm trong chỉ 1 tuần.

Phòng lab ở Seattle ứng dụng tư duy công ty mới phụ thuộc, tư duy thiết kế, và bất cứ công nghệ nào khả thi ở thời điểm để thực thi nhanh chóng các ý tưởng đột phá. Mục tiêu là để xây dựng một sản phẩm hàng tuần hoặc hai tuần, có thể 80% thất bại và 20% thành công nhưng đã mang lại một tác động lớn.

Các lab của H.P.

Lab của HP, công ty công nghệ tiên tiến của công ty này, triển khai mục tiêu sáng tạo mới, cẩn trọng và quy mô toàn cầu. Giám đốc Prith Banerjee có một phòng lab ở Ấn Độ để “sáng tạo cho 1 tỷ khách hàng tiếp theo”, bởi vì mọi người ở Palo Alto có thể quên đi toàn bộ thế giới đã không được phát triển. Thay vào tập trung hoàn toàn vào nghiên cứu cơ bản, 500 nhà nghiên cứu hạt nhân của HP Labs dành 1/3 thời gian của mình để tư duy về 5, 10, 15 năm của tương lai, 1/3 thời gian để cải tiến các sản phẩm hiện tại trong khoảng thời gian 6 - 18 tháng, và 1/3 thời gian còn lại họ vừa tư duy, nghiên cứu về tương lai và cải tiến sản phẩm.

Công ty này cũng tích cực tìm các ý tưởng từ các trường đại học, và sau đó được phát triển tiếp tục ở các lab của HP.

Lab Velocity của Staples

Staples là một trong những công ty mới nhất gần đây trong lĩnh vực bán lẻ, công bố vào tháng 12/2012 và đã mở một phòng lab ở a Cambridge Massachusetts để giúp công ty này trở nên sáng tạo hơn trong thời kỳ thương mại điện tử và nâng vị trí của mình trở thành một nhà bán lẻ trực tuyến thứ hai.

Đội ngũ di động hoàn toàn của Staples đã sẵn sàng tại đây, và họ hy vọng thu hút nhân tài xuất sắc từ một loạt các công ty mới phát triển mạnh và cộng đồng khoa học ở Boston với các mục tiêu trên trời xanh rất quyết liệt, một văn phòng hấp dẫn, một vị trí ngay tại trung tâm của khu sáng tạo Boston, và cơ hội để hợp tác với một công ty lớn trong lĩnh vực TMĐT.

PARC của Xerox

Một trong những phòng nghiên cứu huyền thoại nhất là đây, PARC tiên phong nhiều công nghệ để khả thi điện toán cá nhân. Tuy nhiên, nhiều lợi ích của nghiên cứu cơ bản đột phát của PARC lại đã kết thúc bằng cách chuyển giao cho công ty khác.

Điều này đã thay đổi lớn sau đó. Kể từ năm 2002 công ty đã trở thành một chi nhánh do Xerox sở hữu hoàn toàn, tiến hành nghiên cứu chuyên sâu cho công ty này. Hơn một nửa công tác nghiên cứu là cho Xerox, nhưng các công ty khác như Samsung, Sony, và P&G đã hợp tác với PARC về các dự án tiên tiến như công nghệ truyền thông và mạng tương lai, quang học, in ấn và điện tử.

Trung tâm nghiên cứu Thomas J. Watson của IBM

Chiếc PC đầu tiên của IBM được xây dựng chưa tới một năm tại viện các dự án Florida, Boca Raton của công ty. Công ty này vẫn điều hành các loại dự án này, gần đây cho phép kỹ sư Jeff Jonas dành 2 năm và một nhóm nhỏ để xây dựng “một cơ chế tạo cảm giác phân tích dữ liệu lớn” mà có thể cảm nhận được dữ liệu khi cơ chế này hiện thực.

Ảnh: Ben Hlder / Getty Images

Kết hợp mục tiêu này với các phương pháp truyền thống hơn dường như đang diễn ra ở đây. IBM gần đây đã thông báo đã sở hữu các bằng sáng chế nhiều hơn bất cứ công ty nào ở Mỹ, vào năm thứ 20. Trong số các bản quyền đầu tiên này có bản quyền siêu máy tính Watson. Các phòng nghiên cứu tiên tiến cơ bản của công ty này nằm ở Yorktown, New York, và Cambridge, Massachusetts.  

Viện công nghệ tiên tiến của Samsung

Samsung thường xuyên bị cho là sao chép của người khác, nhưng đang dần trở thành một công ty sáng tạo độc lập. Công ty này đã thực hiện nghiên cứu chuyên sâu tại Viện Công nghệ cao, về mọi thứ từ hình ảnh hào quang đến lượng tử và công nghệ ống nano carbon.

Samsung đã có các trung tâm nghiên cứu trên toàn thế giới, nhưng nghiên cứu các thành phần thế hệ kế tiếp và các công nghệ số tập trung ở Yokohama, Nhật Bản.

T. Dương

CV hay là CV không nói dối

(ICTPress) - CV là chân dung của ứng viên và là chìa khóa giúp bạn có được cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, mở ra thành công trên con đường sự nghiệp. Với mỗi công ty và công việc bạn ứng tuyển, hãy viết một CV phù hợp với yêu cầu của công việc đó.

Ông Denis Desjardin, Giám đốc phát triển kinh doanh của Career Builder Việt Nam trao giải đặc biệt cho anh Võ Nhâm Quý

Đó là nội dung chương trình “CV Hay, có ngay Cơ Hội!” của Mạng Việc làm và Tuyển dụng CareerBuilder.vn được chính thức khởi động vào ngày 23/04/2013, đến nay đã thu hút hơn 80.000 CV tham gia.

 Kết thúc giai đoạn 2, CareerBuilder.vn đã trao 10 smart-phone HTC Desire SV cho 10 ứng viên có CV ấn tượng nhất tuần và công bố ứng viên tiếp theo giành chiếc vé đến Mỹ. Đó là anh Võ Nhâm Quý, Giám đốc Nhân sự một tập đoàn bán lẻ nổi tiếng, anh đã thể hiện xuất sắc khả năng tiếp thị bản thân bằng CV và vượt qua các ứng viên tham gia chương trình giai đoạn 2.

Ông Paul Nguyễn, Tổng Giám đốc CareerBuilder Vietnam đánh giá: “Ngoài kinh nghiệm làm việc và khả năng chuyên môn ấn tượng, CV của anh Nhâm Quý được trình bày rất chuyên nghiệp với phân mục công việc và thành tích công việc rõ ràng. Bên cạnh đó, CV cũng nói lên được những bước thăng tiến quan trọng trong sự nghiệp của anh, đây là một điều mà nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.”

Chia sẻ bí quyết để có một CV hấp dẫn, anh Nhâm Quý cho biết: “Thứ nhất, cách thể hiện kinh nghiệm của bản thân trong CV phải được chia theo từng mảng công việc. Đây sẽ là điểm nhấn giúp nhà tuyển dụng hiểu được cụ thể công việc của bạn là gì và phân biệt bạn với các ứng viên khác. Ví dụ, với nghề nhân sự, bạn có thể chia thành từng mảng như tuyển dụng, đào tạo, xây dựng văn hóa doanh nghiệp… Thứ hai, cách sử dụng câu chữ phải ngắn gọn, dễ hiểu, tránh viết các câu dài lê thê không rõ nghĩa. Điều cuối cùng là khi mô tả công việc, bạn nên nêu ra những thành quả mà bản thân đã đạt được để thuyết phục nhà tuyển dụng về năng lực của bạn. Tôi nghĩ đó là những điểm cơ bản nhất để có một CV hay và ấn tượng.”

Ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư DFJ VinaCapital cũng đưa ra lời khuyên: “CV là chân dung của ứng viên và là chìa khóa giúp bạn có được cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, mở ra thành công trên con đường sự nghiệp. Với mỗi công ty và công việc bạn ứng tuyển, hãy viết một CV phù hợp với yêu cầu của công việc đó. Bạn nên đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng để biết nhà tuyển dụng cần gì. Điều quan trọng nhất, hãy trung thực và đừng bao giờ nói dối trong CV”.

“CV Hay, có ngay Cơ Hội!” được tổ chức trên phạm vi toàn quốc đến hết ngày 9/9/2013 với mục đích khuyến khích ứng viên thể hiện sự chuyên nghiệp qua hồ sơ ứng tuyển, từ đó mở ra các cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc. Khi tạo CV trong thời gian này tại CareerBuilder.vn, ứng viên sẽ có cơ hội nhận được các giải thưởng hấp dẫn: 4 chuyến du lịch Mỹ và 40 smartphone HTC Desire SV, tổng giá trị giải thưởng lên đến 1,1 tỷ đồng.

 Minh Anh

Life & English: “The legend of blue roses”

Hello every one! My name is Huyen. Now, I would like to tell you about the legend of blue roses.

Once upon a time, there was an indiot, his job was caring for roses. The king had a very beautiful princess. She really loved roses, so every morning the idiot was required to bring her the most beautiful roses of the garden.

The princess fell in love with a prince whom she met at a festival. The princess was heard about a strange land on which he came from. She was really disappointed to know that the Prince would go far away in the next morning. But the princess didn’t worry at all because she believed that one day he would come back. Then she waited for him in hope.

One day, one week, one month and one year passed by… but there was no news of the prince. The princess was very sad, so the idiot told the princess about the legend of blue roses. And she always believed that she could grow a blue rose.

But the fool knew that the legend of blue roses was not real, he lied to her because he didn’t want to see the princess sad. However, he was also afraid that someday her roses would bloom but not blue roses.

Then one night, a God appeared and told him that the legend was true. He begged the God to create blue roses.

Early the next morning, the princess had a blue rose and her dream finally had come true. The war ended and the prince returned to her.

The princess came back to the rose garden to find the fool but he never appeared again. She only found a plant watering under the tree with her only blue rose. And the winds were swaying on the roses singing a song that:

“True love comes from the heart, and only blood from the heart of a true love can create a endless blue rose. It will make a miracle...”

What do you think the legend of the blue roses? I think that the legend of blue roses is very interesting and the blue rose is one of the most beautiful flowers. What about you? Please write to me.

 

Author: Pham Minh Huyen

Editor: Igor Mandic

Address: Wider World Language Center, http://widerworld.edu.vn

Những cuộc gặp xúc động giữa Trường Sa

LTS: Các nhà báo Thông tin và Truyền thông trong dịp công tác tới quần đảo Trường Sa tháng 6 vừa qua đã kịp ghi lại những khoảnh khắc quý giá về cảnh vật và con người miền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. ICTPress trân trọng giới thiệu với bạn đọc loạt bài về Trường Sa của đoàn nhà báo Thông tin và Truyền thông trong chuyến công tác này.

Khắc khoải chờ mong ngày hội ngộ

Sau hai ngày phiêu lãng êm đềm trên biển xanh, sóng bắt đầu nổi lên nhưng trời vẫn nắng nóng. Căn phòng chừng 8m2, điều hòa gần như không hoạt động, 8 người ngủ vật vã khiến cái cảm giác “thiên đường” đã nhòa dần, thay vào đó là mong muốn được gặp người thân đốt cháy tâm trí.

Những thân nhân ra thăm lính đảo tràn ra mạn tàu nhìn ngắm nước bốn bề, thỉnh thoảng mới xuất hiện vài con tàu viễn dương xa xa. Ở vùng giữa Trường Sa và đất liền thường có ít tàu cá đánh bắt.

Là một trong những người vợ mong mỏi gặp chồng, chị Trần Thị Kiều Hạnh, sinh năm 1987, có vóc dáng nhỏ nhắn hay đứng thơ thẩn nhìn ra biển. Hạnh kể: “Em người Cần Thơ, lấy chồng được gần 2 năm. Lấy nhau được 10 ngày thì chồng đi công tác Trường Sa. Từ đó đến nay, chúng em chỉ gặp nhau trên điện thoại”.

Hai năm lấy chồng, họ vẫn chưa có con, Hạnh vẫn đang sống cùng gia đình chồng. Điểm mặt trên tàu cũng có vài người vợ vừa cưới xong thì chồng đi công tác Trường Sa, họ chưa có đủ thời gian để hoàn thành nghĩa vụ “tuyển quân cho gia đình” (cánh hải quân vẫn đùa khi nói về những người vợ chưa có con ra thăm đảo).

Trần Thị Kiều Hạnh háo hức chuẩn bị hành lý để gặp chồng ở đảo Song Tử Tây.

Thể hiện như một người mạnh mẽ nhưng chị Nguyễn Thị Hồng Thắng, sinh năm 1987, quê Nghệ An, cũng không giấu nổi nỗi nhớ chồng.

Chị kể bằng giọng trầm buồn: “Nhớ lắm anh ạ, nhất là con bé nhà em, nó nhớ mãi lúc chia tay với bố, nó vẫn khóc đòi em đưa ra cảng để chào bố”. Dường như, người mẹ trẻ đang dùng chuyện của con để nói hộ lòng mình.

Nguyễn Thị Hồng Thắng đăm đăm nhìn ra biển mong giây phút gặp chồng

Bởi những niềm riêng ấy mà chuyến đi này với những người vợ xa chồng lâu ngày, những người vợ mới cưới, những người mẹ lần đầu tiên xa con... trở nên vô cùng có ý nghĩa. Dường như thấu hiểu những điều đó, hàng năm, Hải quân Việt Nam vẫn tổ chức chuyến đi thăm thân nhân để phần nào chia sẻ những tâm tư của người lính đảo và những người vợ lính đảo vò võ ở nhà.

Nhưng không phải chuyến đi nào họ cũng có thể sắp xếp được để ra thăm chồng nên thời gian xa nhau cứ thế mà dài hơn...

Vỡ òa cảm xúc yêu thương

Tàu vừa đến vùng phủ sóng điện thoại của đảo Song Tử Tây, những thân nhân ào ra boong, ra mạn thuyền để gọi điện thoại cho người thân sau khoảng 2 ngày “thuê bao quý khách không liên lạc được”. Đảo Song Tử Tây là điểm dừng chân đầu tiên sau hành trình 70 giờ trên biển.

Ở đây, cánh phóng viên chúng tôi được tác nghiệp nhiều nhất nên có thời gian được chứng kiến những cuộc gặp mặt đầy xúc động. Có những cái ôm nồng ấm khát khao sau bao ngày xa cách. Có những cái nhìn đắm đuối cho thỏa nỗi nhớ mong. Có những nụ hôn cháy rát yêu thương. Chỉ có thể là người lính đảo, chỉ có thể là thân nhân của họ mọi thấu hiểu sự mong mỏi gặp mặt người thân như thế nào.

Vừa gặp chồng, chị Phạm Hồng Liên (quê Quảng Ninh) đã rơi những giọt nước mắt hạnh phúc. Chị đã khóc, khóc cùng khuôn mặt tươi tắn, khóc cùng nụ cười sung sướng. Khi lên tàu chị vẫn ngượng nghịu vì không thể giấu được cảm xúc của mình. Chồng chị là thượng tá, sĩ quan nên thời gian công tác trên đảo thường dài, và nỗi nhớ, niềm hạnh phúc phải chăng vì thế mà nhân đôi.

Chị Phạm Hồng Liên khóc khi gặp chồng.
Hạnh phúc trên khuôn mặt vợ chồng người lính đảo.

Sau những cái ôm hôn, tay bắt mặt mừng, đêm trên đảo Song Tử Tây, thời tiết nóng bức, điện “sạch” dùng cho sinh hoạt chốc chốc lại tắt. Ở tầng một nhà khách của đảo, chúng tôi mở toang cửa sổ không chấn song, ngủ một cách ngon lành.

Thực tế thì nhà nào trên đảo cũng mở cửa khi đi ngủ. Có lẽ, chỉ có ở Trường Sa mới đi ngủ không cần đóng cửa như thế. Có một cảm giác yên bình giữa nơi bão tố, nơi mà kẻ địch vẫn nhăm nhe từng ngày, từng giờ...

Chúng tôi rời Song Tử Tây khi trời vừa tang tảng sáng nhưng các anh lính đảo đã thức dậy từ khi nào, đã thấy những bước chân quên mệt mỏi từ đêm, đã thấy tiếng chổi quét đường khua rộn rã.

Từ lúc ở đất liền, chúng tôi ấn tượng mãi món quà của chị Nguyễn Thị Hằng (quê Quảng Bình) thăm chồng ở đảo Cô Lin. Món quà đó là một can nhựa 20 lít chứa đầy cà muối. Chị Hằng chia sẻ: “Cà ướp này do chính tay chị ướp. Tất cả các anh trên đảo đều rất thích. Nhất là cà muối chấm mắm tôm. Hôm chị ở trên đó, các anh chỉ dám ăn bữa đầu, còn để dành cho bữa sau”.

Chúng tôi còn được nghe câu chuyện xúc động về chị, một người phụ nữ đảm đang nhưng cũng rất cương quyết. Đang ở quê nhà, chị Hằng dắt theo con lên Cam Ranh, ba mẹ con thuê nhà buôn bán lặt vặt để được gần chồng hơn.

Dù không được gần chồng như những người phụ nữ khác nhưng ở đây, chị thấy ít ra mỗi chuyến tàu về, mỗi khi đồng đội về chị còn được hỏi thăm về anh, mỗi khi anh về phép, có dịp về đất liền công tác hay vì những lý do khác, chị còn được gặp anh... 

Hai vợ chồng chị Hằng gặp nhau trên Đảo Cô Lin vào ngày biển động.

Còn rất nhiều những cuộc gặp gỡ như thế, mỗi một cuộc gặp đều mang trong mình những câu chuyện rất đời thường, giản dị mà xúc động. Có tiếng khóc, có tiếng cười, nhưng ai cũng nhận thấy đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Ai cũng nhận ra sự thèm khát được thấy vợ con như thế nào trong mắt người lính đảo.

Điều này cũng được thủy thủ, đại úy Trần Văn Quân chia sẻ trên cabin tàu: “Từng ở trên đảo, giờ lại đang lái con tàu làm cầu nối giữa đảo và đất liền, tôi thấy, cuộc sống trên đảo của lính đảo giờ đã được cải thiện rất nhiều. Anh em chúng tôi chỉ mong ước Nhà nước đưa mạng 3G ra ngoài đảo để thỉnh thoảng chúng tôi chat video với vợ con ở đất liền cho đỡ nhớ”.

Mong ước giản dị của các anh làm tôi bùng lên một ước mơ khác về những chuyến du lịch Trường Sa, những chuyến bay dày hơn giữa đất liền và hải đảo... để lời bài hát “Không xa đâu Trường Sa” trở thành hiện thực.

Hồng Chuyên

Báo Bưu điện Việt Nam

Sơn Trà Tịnh Viên - Bảo tàng tre độc đáo

(ICTPress) - Trong cái nắng oi bức của Đà Nẵng một ngày cuối tháng 6, chúng tôi không thể tưởng tượng được đón nhận không khí trong lành, mát lạnh ngay giữa ban trưa chỉ cách khu đô thị mới sầm uất hơn nửa cây số.

Tiếp chúng tôi là một nhà sư có pháp danh Thích Thế Tường, thầy đã chia sẻ cùng chúng tôi suốt cả buổi chiều về đề tài tre trúc Việt Nam.

Thầy Thích Thế Tường quê ở Huế, đi tu từ năm 14 tuổi. Cách đây 10 năm, ông được một phật tử cúng dường một hecta đất ở Suối Đá trên bán đảo Sơn Trà. Giữa chốn núi rừng hoang vu, lau sậy bạt ngàn, thầy Tường dựng một cái am nhỏ làm nơi tu hành.

Quan điểm của thầy là tư tưởng nhập thế “cư trần lạc đạo”, tu không nhất thiết phải vô chùa, đóng cửa tụng kinh mà tìm niềm vui của đạo ngay trong chốn trần ai. Bởi vậy, thầy rất ngưỡng mộ dòng thiền Trúc Lâm, một dòng thiền thuần Việt. Vì tư tưởng ấy mà thầy đã chọn một lối đi cũng là lối tu: Sưu tầm toàn bộ các giống tre trúc còn có ở mọi miền đất nước về trồng để bảo tồn giống tre trúc Việt. Thầy đặt tên cho khu rừng của mình là Sơn Trà Tịnh Viên.

Ban đầu, để tạo mặt bằng và cảnh quan từ một vùng núi đá hoang sơ là một kỳ công của Thích Thế Tường. Thầy phải lao động cật lực suốt ngày đem để đào đất, xeo đá, san lấp. Từ một dòng suối thác cao hằng năm bào mòn bao nhiêu đất đá, thầy phải tách dòng đến hai chặng thành bốn nhánh suối với độ dốc và lưu lượng nước ít hơn. Do đó tạo được sự hài hòa giữa dòng chảy và nước tồn nên bảo vệ được chống xói mòn và làm đất thêm màu mỡ. Ngay cả những nông dân cần cù nhất cũng phải nể phục sự bền bỉ và chịu đựng khó nhọc của thầy.

Đối với thầy Tường thì từng viên đá cũng đều có linh hồn của rừng núi nên thầy không bao giờ phá một tảng đá nào mà chỉ thay đổi vị trí bề mặt cho hợp với phong cảnh và tạo chỗ ngồi hóng mát cho du khách trong rừng. Những cây bản địa thầy cũng gìn giữ nâng niu cẩn thận, hạn chế tối đa việc thay đổi hệ sinh thái. Do đó, bảo tàng tre trúc được trồng xen kẽ với rừng bản địa trông rất đẹp mắt và cộng sinh được sự phát triển.

Hơn 10 năm qua, thầy Tường đã biến khu rừng hoang vu thành một bảo tồn tre trúc vừa có giá trị về sinh học, vừa có giá trị về văn hóa, du lịch. Nơi đây đang là điểm đến của du khách, của những ai nâng niu các giá trị truyền thống dân tộc. 

Tre bao bọc ao cá

Thầy Tường giải thích: “Tôi chọn cây tre, trước hết vì nó là cây thuần Việt. Nó lại là loại cây biểu tượng cho phẩm giá của người Việt. Ngoài ra, đây còn là loại cây làm nên tên tuổi một dòng thiền từng nổi tiếng của Việt Nam đó là Trúc lâm Yên Tử”.

Thấy chúng tôi có vẻ lo ngại về đời sống tinh thần ở đây, thầy Tường liền đem laptop ra rồi vào Facebook để xóa tan nỗi nghi ngờ. Không ngờ, thầy là người rất am hiểu và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.

Tôi hỏi: thầy đã đến Bảo tàng tre trúc Phú An tại Bình Dương chưa? Thầy bảo không những đến đó mà thầy còn nghiên cứu kỹ về Phú An, ngoài ra thầy còn đi nhiều nước để nghiên cứu về tre trúc, trong đó Thái Lan là nơi thầy đánh giá cao nhất về khả năng bảo tồn và phát huy các giống tre quý.

Thầy cho biết, hiện nay, cả nước có 3 nơi bảo tồn tre lớn đó là Phú An, Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam tại Hà Nội và nơi thứ 3 là Sơn Trà Tịnh Viên.

Khi được hỏi nhận định về qui mô giữa 3 bảo tàng này, sau một ngụm trà,  thầy từ tốn trả lời rằng: mỗi một bảo tàng có một phương châm riêng. Bảo tàng Phú An thì thiên về làng nghề khép kín bằng việc nuôi trồng, khai thác, chế biến và thương mại hóa các sản phẩm tre trúc với mục tiêu góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo; đối với Bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam thì qui mô khá lớn nhưng tre trúc chỉ là một phân hệ nhỏ. Còn riêng Sơn Trà Tịnh Viên thì quy mô chả là gì so với các bảo tàng trên nhưng thầy chú trọng phương châm bảo tồn tất cả các giống tre Việt Nam. Do vậy, nếu đem so sánh các bảo tàng này với nhau thì có phần khập khiễng.

Thấy hàng rào quanh nhà thầy được trang trí bằng giống cây nhỏ nhưng khá dễ thương, anh bạn tôi phải thốt lên: “Ôi loại trúc gì mà đẹp quá vậy!”. Thầy mỉm cười cho biết đó là giống tre đuôi gà chứ không phải trúc. Từ đó thầy dẫn chúng tôi tham quan và chỉ cho cách phân biệt giữa tre và trúc. Chẳng hạn: tre thì nhánh có một chính hai phụ còn trúc thì một chính một phụ; tre thì mọc thành cụm liền còn trúc có thể mọc mầm mới tách xa bụi gốc một quãng khá xa… Ngoài tre và trúc thì có một giống lai ở giữa là cây vầu, đó là loại cây có các đặc tính nửa trúc nửa tre.

Thầy Tường bên tác phẩm của mình

Tuy nhiên, thầy cũng cho chúng tôi biết là dù đã nghiên cứu nhiều nhưng thầy vẫn còn “bí” bởi một vài giống, chẳng hạn thầy chỉ chúng tôi bụi cây thầy ghi tên là Trúc quân tử Huế nhưng thầy cười ha hả bảo rằng đó là ghi theo trực quan mình thôi chứ thầy đang gửi hồ sơ đến các cơ quan chuyên ngành để xác định giống cây trước khi ghi tên khoa học chuẩn xác mới công bố.

Điều thầy luôn trăn trở là có nhiều loại tre, trúc quý có tên trong cuốn Tre trúc Việt Nam nhưng đã không còn ngoài thực tế. Mỗi ngày qua đi, nguy cơ tre trúc Việt bị hủy diệt càng lớn.

Để có được nhiều giống tre như vậy, thầy Tường phải lặn lội khắp các tỉnh miền Trung, rồi vào Nam, ra Bắc để đi tìm tre, trúc cả ở những nơi hoang vu rừng núi, vùng sâu, vùng xa trong suốt 10 năm qua.

Đến nay, Sơn Trà Tịnh Viên đã có hơn 100 loài tre, trúc khác nhau. Với vị trí trung tâm, giao thoa khí hậu, vùng đất của thầy đã dung hòa được tre trúc cả 3 miền. Tại đây có những loại huyền trúc đặc biệt quý hiếm, ngày xưa có rất nhiều ở Yên Tử nhưng bây giờ chỉ còn rải rác ở Lào Cai và Hà Giang. Khu rừng tre này, không khác gì một viện bảo tàng, nơi khát vọng, trí tuệ và công sức đều đáng ngưỡng mộ.

Rời Sơn Trà Tịnh Viên cũng là lúc hoàng hôn buông xuống. Trong lòng ai cũng lâng lâng một niềm vui khó tả. Chợt trong lòng tôi lại dậy lên những câu thơ đầy dân dã mà triết lý của Nguyễn Duy: “Tre xanh. Xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh…”.

Trnh Quang

Life & English: “One soldier’s heart”

(ICTPress)-Ted Engelmann is the author of several articles and photographs about the American War in Viet Nam. He is developing a photographic book One Soldier’s Heart: the Emotional Impact of War.”

In March 1968, as a 21 year-old Air Force sergeant, Ted Engelmann (T.E.) arrived at Bien Hoa Air Base inViet Namand served a year tour directing air strikes with a Forward Air Control  (FAC) team.  T.E. spent seven months living in a US Army base camp, and five months in a Vietnamese coastal  village in the Mekong Delta. Later T.E. became a middle school, high school, and college teacher, and veteran advocate; all the time making photographs of veteran-related events and the people in several countries.

In 1979, T.E. became the first Veterans Service Advocate for the Disabled American Veterans, Vietnam Veterans Outreach Program, inDenver,Colorado.  T.E. coordinated resources for veterans and their families, including counseling for “Post Traumatic Stress Disorder”. T.E. taught about the American War inViet Namat the United Nations International School-Ha Noi,Viet Nam.

A photo of T.E.'s Photo Exhibition in Denver US, Mar 2013

In April 2005, T.E. returned two diaries of Dang Thuy Tram on a CD to her remaining family in Ha Noi.  In a few months, the family published a best-selling Vietnamese version of “Nhat Ky Dang Thuy Tram” (The Diaries of Dang Thuy Tram). In 2008, Random House published the English version, Last Night I Dreamed of Peace, the Diaries of Dang Thuy Tram. A Vietnamese feature film was recently made of the diaries.  In thanks for his return of Thuy’s diaries, T.E. is the only American invited to Ho Chi Minh’s war-time base of operations, Da Chong.

T.E. is the author of several articles and photographs about the American War in Viet Nam, and a Distinguished Lecturer with the Organization of American Historians. He is developing a photographic book One Soldier’s Heart: the Emotional Impact of War.”

T.E.’s images will trigger visual intellect and emotions to better understand the emotional effects of war on soldiers, our families, and nation. T.E.’s fine art photographs are a direct result and respite to his own emotional work as a recent embeded freelance photographer inIraqandAfghanistan. These photographs of nature’s beings offers a continued sense of joy and wonder about the world in which we live.

T.E. in Photo Seminar of ICTPress in Hanoi, Mar 2012

(Source:  http://onesoldiersheart.com  & http://tedengelmann.com)