Syndicate content

Chuyện dọc đường

15 bức ảnh tuyệt đẹp chứng minh cách kính Google sẽ thay đổi ngành ảnh

(ICTPress) - Google đang nỗ lực hết mình để chứng minh kính Google không chỉ là một đồ chơi cho những tín đồ công nghệ, và việc duy nhất mà Google đang làm là phô diễn các khả năng máy ảnh của cặp kính này.

Một trong những ưu điểm quan trọng khi chụp hình bằng kính Google là khả năng chụp các điểm lợi thế bằng chiếc máy ảnh “đeo”.

Giống như smartphone đã cách mạng ngành ảnh di động, kính Google cũng có thể làm tương tự.

Đã 2 năm kể từ khi Google công bố kính Google rộng rãi và trong khoảng thời gian đó các nhà nhiếp ảnh đã chụp được nhiều tấm hình thực sự thú vị bằng thiết bị thông minh này của Google. Trang Business Insider đã tập hợp 15 bức ảnh đẹp nín thở được thực hiện bắng kính Google.

Do bạn không phải giơ máy ảnh lên khi chụp ảnh nữa khi chụp bằng kính Google, bạn có thể tạo ra những bức hình thú vị nhờ sử dụng những bóng mát. Đây là bức hình được nhiếp ảnh gia đường phố Richard Koci Hernandez dùng kính Google chụp.

Ảnh: Richard Koci Hernandez

Hernandez chuyên về nhiếp ảnh đường phố và đã chụp được một số ảnh thú vị nhờ kính Google.

Ảnh: Instagram (koci_glass)

Hernandez có thể tạo ra các hình ảnh vẫn theo phong cách dấu ấn của mình nhờ kính Google. Bức hình đầu tiên chụp bằng kính Google và Hernandez đã sử dụng ứng dụng  Mextures cho iPhone để đạt được định dạng trắng và đen và xù xì.

Ảnh: Instagram (koci_glass

Những bức ảnh màu của Hernandez cũng rất ấn tượng. Ở đây, Hernandez đã ghép hai bức ảnh khác nhau được chụp bằng kính Google để tạo ra một bức ảnh liền.

Kính Google giải phóng tay cầm máy ảnh, do đó một số người chụp có thể sử dụng tay để bổ sung thêm ảnh. Đây là một tấm hình được Seda Cek chụp hoàng hôn Miami lộng lẫy.

Người khám phá kính Google Don Schwartz đã chụp một bức ảnh về va chạm ô tô ở thời gian thực khi anh lái xe đi qua Somerville ở Boston.

Mặc dù kính Google chỉ là máy ảnh 5-megapixel, nhưng vẫn có thể chụp được những phong cảnh với màu sắc rực rỡ. Dưới đây là tấm ảnh của Don Schwartz, lần này là bức ảnh chụp về những con thuyền neo đậu ở Boston.

Hình ảnh của tượng đài Washington qua lăng kính Google.

Đây là một ví dụ khác mà người khám phá đã sử dụng các bóng dâm để tạo ra bức hình tuyệt đẹp nhờ kính Google.

Cũng dễ dàng hơn khi so sánh các bức ảnh với kính Google vì tay của bạn được giải phóng khỏi những vật thể mà bạn muốn đưa vào bức hình.

Hernandez cũng có thể chụp được một bức ảnh tới tận đỉnh ngọn cây ở một cánh rừng bằng kính Google.

Max chụp được tấm hình này ngay trước khi chơi một trận đá bóng.

Richard quyết định ghi lại hình ảnh buổi đạp xem 56 dặm bằng kính Google.

Đây là những gì Chris đã nhìn thấy từ ván lướt của mình.

Người khám phá kính Google Jo đã chớp được bức hình này khi đang khiêu vũ tại một buổi hòa nhạc.

Thùy Dung

Sách thiếu nhi đến từ nước Ý: “Chuyện kể trên điện thoại”

(ICTPress) - Gianni Rodari, nhà văn Ý nổi tiếng, trong tiểu truyện “Chơi đùa với cây gậy” đã gửi gắm một thông điệp giản dị về hạnh phúc “trên đời có ai hạnh phúc hơn một người già tặng được gì đó cho trẻ nhỏ”.

Chơi đùa với cây gậy” là 1 trong hơn 70 câu chuyện được thuật lại trong “Chuyện kể trên điện thoại” do một người cha, ông Bianchi, kể để dỗ ngủ cô con gái bé bỏng của mình, khi ông vì công việc phải xa nhà.

Hơn 70 câu chuyện là hơn 70 đêm người cha dừng bước bên trạm điện thoại, thì thầm qua ống nghe một câu chuyện mà ông nghĩ ra trên đường đi.

Hơn 70 câu chuyện là hơn 70 đêm, cô con gái bé bỏng của ông chờ đợi tiếng reo điện thoại để lắng nghe giọng nói của bố hồi hộp với từng câu chuyện rồi hạnh phúc đi vào giấc ngủ.

Hơn 70 đêm kể chuyện đó là niềm hạnh phúc không gì sánh được của người cha và con gái.

Và trọn vẹn “Chuyện kể trên điện thoại” là niềm-hạnh-phúc của cảm- giác-được-thương-yêu mà những người lớn chúng ta có thể dành tặng cho các em nhỏ...

Tất cả những câu chuyện trong cuốn sách đều rất nhẹ nhàng, những câu chuyện ta vẫn gặp hàng ngày với chút kì ảo cổ tích lung linh, như đi ra từ trí tưởng tượng trẻ thơ. Đó là cơn mưa kẹo đủ màu đã từng một lần rơi xuống thị trấn, từ đó không lần nào quay lại, đó là “Con đường sô cô la”, “Lâu đài kem”, “Thang máy lên các vì sao”…

Gianni Rodari là một nhà sư phạm tuyệt vời, bởi trong mọi câu chuyện của ông “dấu vết của sự dạy dỗ” đều được xóa bỏ, chỉ thuần nhất một niềm vui. “Chàng thợ săn đen đủi” mà mỗi lần bắn khẩu súng lại vang lên tiếng kêu như trẻ con chơi trò súng gỗ Pằng, Pùm, Bùm còn đạn thì rơi ngay dưới chân. Hay “Cuộc dạo chơi của kẻ đãng trí” kể về câu bé đãng trí đến nỗi mà bỏ quên và đánh rơi cả tai, cả chân, tay, mũi của chính mình, hay lâu đài được sinh ra để đập phá,…Những bài học đến sau niềm vui của việc thưởng thức khiến trí tưởng tượng của các bé nở bừng như một bông hoa để tỏa ra một mùi hương dịu ngọt thoang thoảng mà bền lâu.

“Chuyện kể trên điện thoại” mang hơi thở hiện đại, không chỉ bởi nội dung gần gũi hàng ngày, mà còn ở cách kể chuyện đơn giản, như thường thấy trong những mái ấm, bên những chiếc giường trẻ con trước giờ đi ngủ của các cô bé và cậu bé.

Nhưng không chỉ dành cho trẻ nhỏ, không chỉ dành riêng cho các cô bé như con gái ông Bianchi, “Chuyện kể trên điện thoại” còn dành cho cả các bậc cha mẹ. Hơn 70 câu chuyện không chỉ đưa họ trở lại thời thơ ấu, mà còn là hơn 70 chìa khóa mật mã mà nếu yêu trẻ, chúng ta càng cần có để hiểu chúng.

Chuyện ‘Bríc, brúc, brắc’ kể về hai đứa trẻ chơi trò sáng tạo ra ngôn ngữ đặc biệt để nói chuyện với nhau, những người lớn thấy đó là trò ngớ ngẩn, chỉ có một ông lão nhận ra chúng đang ca ngợi cuộc sống và cảm nhận niềm may mắn vì được sinh ra trên đời.

Rồi chuyện về chú chuột trong thế giới truyện tranh đã sống cô đơn và bị ruồng bỏ chỉ vì chú chỉ biết nói bằng ngôn ngữ truyện tranh và cuối cùng tìm được tình bạn với chú mèo cũng ở thế giới truyện tranh bước ra.

Để có thể hiểu được những mật mã của con trẻ, chúng ta cần không phải chỉ tình yêu, mà cả sự tinh tế. Nếu không, chúng ta có thể giống như bà mẹ trong chuyện “Cậu bé Gilberto hiếu thảo”, vì không hiểu hành động sẵn lòng làm bất cứ việc gì cho mẹ, kể cả dùng tai lấy nước, mà bà đã bạt tai cậu con trai của mình.

Hay như người dân thành phố đã không nhận ra tín hiệu “Đèn xanh” trong chuyện cùng tên để lên được thiên đàng… Hiểu để yêu hơn, yêu để hiểu hơn, Gianni Rodari đã muốn nhắn gửi đến tất cả các bậc phụ huynh qua những câu chuyện của ông.

“Chuyện kể trên điện thoại” tập truyện cổ tích hiện đại là tác phẩm mới nhất của Gianni Rodari được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến độc giả sau một loạt tác phẩm đã nổi tiếng khắp thế giới của ông: “Cuộc phiêu lưu của chú Hành”, “Cuộc phiêu lưu của Mũi Tên Xanh”, “Gelsomini ở xứ sở nói dối”, “Giữa trời chiếc bánh gatô”. Với những tác phẩm đó, ông đã nhận nhiều giải thưởng, đặc biệt là giải Hans Christian Andersen, giải thưởng cao quý tương tự như Nobel văn học dành cho các tác phẩm cho nhi đồng.

Bảo Ngọc

Điểm danh những quán xá Hội An bạn nên ghé trong mùa du lịch

Những quán xá Hội An không mấy được "lăng xê" trên sách du lịch, nhưng rất đáng để bạn đến thử một lần.

Nhắc đến quán xá Hội An, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới những cơm gà, cao lầu, bánh vạc,...vv... Và hẳn là với mỗi khách du lịch từng tới Hội An, chúng ta đều đã được nghe tới những địa chỉ nức tiếng với từng loại đặc sản riêng. Tuy nhiên, bạn nghĩ sao nếu chúng ta vẫn còn những lựa chọn khác? Ý chúng tôi là, đôi khi, những hàng quán nổi tiếng đó chỉ hiện lên trên những cuốn sách du lịch, còn những nhà hàng khác, cũng ngon và đúng điệu, lại nằm ở những địa chỉ khác mà bạn chưa hề biết tới? Hôm nay, hãy cùng chúng tôi khám phá những hàng quán như vậy nhé.

1. Cơm gà bà Nga

Chúng ta thường ghé tới cơm gà bà Buội như một điểm đến đầu tiên khi đi du lịch Hội An, nhưng thực ra, còn một địa chỉ khác nổi tiếng không kém, đó chính là cơm gà bà Nga. Nếu như cơm gà bà Buội có hương vị nhẹ nhàng và thanh hơn, thì cơm gà bà Nga lại là một bữa tiệc của sự đậm đà, béo ngậy. Những miếng thịt gà được xé dày, chắc, óng ánh màu vàng giòn của da được phủ đầy lên đĩa cơm trắng, kèm theo thứ nước sốt đặc biệt màu nâu nhạt,... sẽ khiến bạn chẳng thể cầm được lòng khi nhìn thấy. 

Đến cơm gà bà Nga, bạn có thể đơn giản là gọi cho mình một đĩa cơm đầy ắp, hay gọi thêm đĩa nộm với gà xé và rau thơm có mùi hương ngào ngạt như một khu rừng nhiệt đới. Giá của một đĩa cơm tại đây rơi vào khoảng 45 - 50k, cơm gà đùi sẽ có giá tầm 70k. 

Tất nhiên, với nhiều khách du lịch, đến Hội An ăn cơm gà bà Buội là một việc phải làm. Nhưng với những ngày cơm gà bà Buội đóng cửa (quán cách một ngày đóng cửa một lần), hay bỗng những buổi tối bạn thèm thuồng một đĩa cơm gà, thì cơm gà bà Nga sẽ là một gơi ý hoàn hảo.

2. Cao lầu

Các bạn đến Hội An thường hay ăn cao lầu ở đâu? Ven sông vào buổi tối? Trong những nhà hàng đồ Việt được ghi trên sách du lịch? Vậy thì ắt hẳn bạn chưa đến ăn hàng cao lầu được mệnh danh là “ngon nhất Hội An” rồi. Quán rất nhỏ, đơn giản như một hàng cơm bình dân, nằm ở số 26 Thái Phiên và có cái tên giản dị: Thanh Cao lầu.

Cao lầu ở đây không có gì khác nhiều so với cao lầu những nơi khác, nhưng hương vị lại đặc biệt hơn hẳn. Bát cao lầu đầy đặn, sợi cao lầu vàng nhạt, to bản, ăn vào thấy dai dai, mềm mềm, những miếng thịt lại được thái bản to, dày mình, được làm cẩn thận, đậm đà, ăn vô cùng đã miệng. Và cả lớp rau tươi thơm ngào ngạt nữa chứ. Chúng quyện vào nhau và tạo nên một tổng thể hương vị giản dị nhưng hoà hợp tuyệt đối. Khiến bạn cứ thòm thèm mãi ngay cả khi vừa ăn dứt một tô.

Giá một tô cao lầu ở đây khá rẻ, chỉ từ 20 - 25k/tô mà thôi. 

3. Bún thịt nướng, bún mắm, chân giò ninh đậu đenPhố Thái Phiên cũng là một con phố có nhiều hàng ăn ở Hội An, tuy nhiên, đa phần khách hàng ở phố này đều là người dân bản địa. Nếu bạn đến phố vào buổi sáng sớm, bạn sẽ được lạc vào một thiên đường đồ ăn mà quán nào bạn cũng muốn… xà vào.Đầu tiên phải kể đến những món bún đặc trưng của đất Quảng, ví như bún mắm nêm hay bún thịt nướng. Một tô bún đầy với những lát thịt nướng nâu óng, thịt luộc màu trắng ngà với lớp mỡ trong, ăn vừa ngon, vừa no bụng lại có giá.. không thể rẻ hơn, chỉ từ 15-20k/bát bún đầy. Sữa đậu thì chỉ khoảng 5k một chai nhỏ còn trà đá thì hoàn toàn miễn phí.

4. Bánh mì Madame Khanh

Bánh mì Hội An cũng là một thứ đặc sản mà ai từng đặt chân đến vùng đất này đều đem lòng thương nhớ. Và hẳn nhắc đến bánh mì Hội An, ai cũng nghĩ đến bánh mì Phượng nổi tiếng từng được các chuyên gia ẩm thực nước ngoài ca ngợi. Nhưng bạn có biết, bánh mì Hội An còn có một địa chỉ nổi tiếng không kém, thậm chí còn được các phượt thủ nước ngoài đánh giá cao hơn hẳn không? Đó chính là bánh mì Madame Khanh.

Nằm trên đường Trần Cao Vân, hơi xa khỏi khu phố cổ một chút, bánh mì Madame Khanh là một quán bánh mì nhỏ xíu với một tủ bánh giản dị, bình thường. Ấy thế mà nhìn gần hơn một chút, bạn sẽ thấy tủ bánh này được dán đầy những lời ca ngợi đến từ các khách du lịch ở khắp nơi trên thế giới. Lên TripAdvisor - diễn đàn du lịch nổi tiếng bậc nhất, chúng mình mới vỡ lẽ ra là bánh mì Madame Khanh được bình chọn là nhà hàng được yêu thích thứ 3 tại Hội An đấy. Thậm chí, các khách du lịch còn ưu ái đặt tên bánh mì Madame Khanh là - The Banhmi Queen, Nữ hoàng bánh mì.

Nếu so với bánh mì Phượng, chúng mình thấy mỗi loại bánh mì đều có một hương vị riêng. Chỉ có điều, bánh mì Phượng mang xu hướng hơi… Tây hơn một chút với trứng ốp, thịt xông khói với tiêu đen,… còn bánh mì Madame Khanh lại mang nhiều hương vị Việt Nam với thịt nướng, thịt xá xíu, thịt luộc, sốt bơ béo ngậy và nước thịt đậm đà.

Một ổ bánh mì Madame Khanh cũng không hề đắt, chỉ từ 15 - 20k là bạn đã có ngay một ổ bánh đầy đủ, với đầy ắp những món thịt, rau ăn kèm ngon lành rồi.

PiterDeeDee

Nguồn: tapchi.guu.vn

Chiếu phim từ sách: “Hương vị hạt táo"

(ICTPress) - Tại Đức, ngay từ đầu quyển sách đã đạt được thành công vang dội, được dịch ra nhiều thứ tiếng và thậm chí được chuyển thể thành phim: tiểu thuyết gia đình của Katharina Hagena kể về những người phụ nữ thuộc 3 thế hệ, về kí ức và sự lãng quên - một cách lay động, hài hước và thông minh.

Khi bà Bertha mất đi, Iris được thừa kế ngôi nhà. Sau nhiều năm, người phụ nữ trẻ lại đứng trong ngôi nhà cũ của người bà, nơi đó, hồi còn nhỏ vào những kì nghỉ hè cô cùng người chị họ hay chơi trò cải trang. Cô đi khắp các phòng rồi ra khu vườn hoang và nán lại trong ngôi nhà càng lâu thì những kí ức lại trở về càng đậm nét hơn. Những câu chuyện gia đình xưa cũ và ấn tượng từ thời thơ ấu, hồi tưởng tới những điều mẹ và chị gái cô kể lại, và kí ức của chính Iris về cái chết của người chị họ… rất nhiều câu chuyện và những bí mật khác nữa.

Iris ở một mình trong ngôi nhà đó một tuần. Cô không biết liệu mình có giữ lại ngôi nhà hay không. Cô bơi trong một cái hồ, cô có khách tới thăm, cô hôn anh trai của một người bạn gái cũ và sơn lại tường nhà. Trong lúc đi từ phòng này sang phòng khác, cô đi xuyên qua cả những hồi ức và sự lãng quên của chính mình: Ông của cô thực sự làm gì trước khi ông ra trận? Các cô con gái của bà Bertha yêu những người đàn ông nào? Ai ăn táo cả hạt? Cuối cùng Iris tới cái đêm mà người chị họ Rosmarie của cô gặp nạn: Rosmarie đã làm gì trên mái khu vườn mùa đông? Và cô ấy còn muốn nói gì nữa với Iris?

Tác giả cuốn sách Katharina Hagena sinh năm 1967 ở Karlsruhe. Từ 1986 đến 1992 cô học ngành ngôn ngữ Anh và Đức. Cô bảo vệ luận án tiến sỹ về tiểu thuyết "Ulysses" của James Joyce và giảng dạy văn học tại nhiều trường đại học ở Ai Len và Đức. Hiện Katharina Hagena sống cùng gia đình ở Hamburg và là nhà văn tự do.

Sau khi đọc sách và trao đổi với tác giả là trình chiếu bộ phim cùng tên được chuyển thể từ tiểu thuyết "Hương vị hạt táo“ của Katharina Hagena. Chương trình bắt đầu lúc 18 giờ Thứ bảy, 24/5/2014, tại Viện Goethe Hà Nội, 56-58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

Người tham gia có thể vào cửa tự do và có cơ hội rút thăm trúng thưởng sách!!!

Bảo Ngọc

The first cyber performance on VinaREN/TEIN 4

(ICTPress) - On the occasion of celebrating Vietnam Science and Technology Day, May 18 as well as celebrating the upcoming 55th anniversary of Ministry of Science and Technology, full of guests have received a pleasant surprise.

They had a chance to see a cyber performance designed by VinaREN and friends from Malaysia and Korea were invited to participate.

Cyber performance is one of the main activities of e-Cultures working group of APAN since 2011, contributing to the international cooperation in the field of science and technology at member states and narrowing the gap between science and humanity through “technology”.

The program included 2 main parts:

Part 1 consists of 3 traditional performances playing in serial model from Vietnamese, Malaysian and Korean artists. In part 1, participants heard Vietnamese traditional instrument ensemble performed by artists form Vietnam National Music Song and Dance theatre. Next was the traditional dance by the artists of University of Malaya; and finally, at the end of part there was a traditional instrument ensemble by Korean artists. All of the performances were shown on big screen so that every one can easily follow and enjoy.

Concerto with Vietnamese traditional musical instruments, title “Vietnam my home country” written by Do Nhuan, performed by Au Co traditional musical band of the Vietnam National Music Song and Dance theatre: “Please come to Vietnam, to the country of rich cultural identity of 54 ethics, to the country of hardworking and friendly people, to the country of many beautiful natural wonders”, opened the performance.

Second was synopsis of Datun and Julud Dance of Orang Ulu, Sarawak. Datun Julud or Hornbill Dance is a traditional dance from Sarawak. The dance was traditionally performed to greet returning warriors as well as to mark the end of the rice harvest season. “KIRIP”, which she swings it side by side smoothly. This dance was accompanied by the music from “sape”.

The third was the live performance of Korea. It is a traditional music called Dae-gum San-jo. It is a free style duet with a bamboo flute and Korean drums. Dae-gum is a bamboo flute that has very clear sound with vibrating pitch. Jang-gu is two sided drums that can be played with two hands, left and right. The musicians from Daejeon Yeonjeong Municipal Music Institute were Yong-Moo Lee, a Dae-gum player and Byeong-Gon Kim, A Jang-gu.

Part 2, viewers had a chance to enjoy a special joint performance, Vietnamese artists played “Spring aspiration” composed by Mozart while as Malaysian and Korean artists danced based on the music played by Vietnam. The world of human classic musical, the huge musical heritage of Mozart is one of the biggest in humanity. In many famous performances (for orchestra, opera) written by Mozart about love, spring, youth, “Spring aspiration” is one of the greatest. The message of love, spring, nature has been transcended throughout the performance of Mozart and “Spring aspiration” has spoken the desire for love, spring, and nature of humanity in general. “Spring aspiration” is not only the message full of love between human, the love between human and nature but also shows the great gratitude towards nature, the greatest present that Mother nature gives to us.

The unique point of this performance was the organizers combined the real performance of dancers with 3D animation to create a vector motions from dancers’ original performances was shown on the big screen below.

Here is the clip from the performance:

In order to achieve this goal, in this program, participants used different ICT hardware and software to combine the live performance of the artists with technological effects to create a consistent performance showing on the big screen at the venue and streaming online to the viewers at different places in the world through high bandwidth connection VinaREN which was linked to TEIN4 network and other international ones such as APAN, Internet 2, GREANT, Transpac 2, RED clara…

Director of VinaREN, Dr. Nguyen Hong Van said that in order to having the interesting 30-minute cyber performance VinaREN had three months to discuss and exchange the draft with Malaysia and Korea. With careful preparation and 3D vectored animation, the performance brought new and different aspect to view full performance in one screen.

Dr. Nguyen Hong Van and co-workers behind the performance

Thanks to the sponsor of European Commission (EC), TEIN*CC, the support of APAN, VTN and other members of TEIN*CC, National Agency for Science and Technology Information,  “Cyber performance on VinaREN – TEIN4” with Malaysian and Korean partners was successful./.

Sách mới cho tuổi teen: “Thiên thần nổi loạn”

(ICTPress) - Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách văn học kì ảo dành cho tuổi teen của tác giả người Áo Thomas C. Brezina. Bộ sách gồm 5 tập do dịch giả Hoàng Hà chuyển ngữ.

Thiên thần nổi loạn là tên của Văn phòng thám tử tình yêu do Vicky và hai người bạn gái thân thiết lập nên với mục đích... phát hiện ai đó đang thầm yêu trộm nhớ ai. Với văn phòng thám tử tình yêu này, ba cô gái Vicky, Gloria, Nessa có cơ hội khám phá những câu chuyện tình yêu li kì, thú vị của các bạn trong trường, nhưng cũng từ đây, họ cũng gặp phải không ít rắc rối, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Để in tờ rơi quảng cáo cho văn phòng thám tử của mình, Vicky và nhóm bạn phải lựa chọn một biểu tượng của nhóm. Vicky quyết định chọn ảnh bức tượng chàng thiên thần Azrael bằng đá cẩm thạch đặt trong công viên hàng ngày cô bé vẫn đi ngang qua, ngắm nhìn, trò chuyện. Khi Vicky tò mò hôn lên đôi môi lạnh giá của Azrael, toàn bộ cuộc sống bình lặng của Vicky lập tức bị đảo lộn. Vicky bước vào một cuộc phiêu lưu mà cô không thể lí giải nổi. Azrael chính là một thiên thần hộ mệnh.

Cũng từ đây, biết bao rắc rối xảy đến với Vicky và những người bạn của mình - những câu chuyện bí mật mà Vicky không thể tỏ bày cùng ai khiến cô buộc phải tự xử lý. Lí trí và tình cảm, tỉnh táo và mộng mơ - những thái cực trong con người Vicky thường xuyên mâu thuẫn. Cô phải nghe theo thiên thần hộ mệnh Azael - người gắn liền với vận mệnh của cô hay hành động theo trái tim mách bảo để đến với White - chàng thiên thần bóng tối - địch thủ của Azael?

Lồng ghép trong một cốt truyện li kì và hấp dẫn, nhà văn Thomas C. Brezina đã xây dựng một thế giới sống động của các cô gái tuổi teen với những mối quan hệ bạn bè ở trường lớp, những xung đột trong gia đình giữa cha mẹ và con cái, nỗi bất an của lứa tuổi dậy thì với bao lo lắng về sự thay đổi của cơ thể, những xáo động trong xúc cảm, những rung động đầu đời, và việc xác lập giá trị sống cho bản thân...

Dịch giả Hoàng Hà chia sẻ, tác giả đã rất khéo léo xây dựng các nhân vật gần gũi với cuộc sống. Người đọc sẽ cảm mến gia đình Vicky với bà mẹ Pru tuy hơi vụng về nhưng rất tâm lí, luôn tin tưởng dành cho con cái quyền quyết định mọi chuyện; bé Sally tinh nghịch, bướng bỉnh nhưng đáng yêu; dì Isabella – mẹ kế của Vicky hay gắt gỏng nhưng cũng có giây phút yếu mềm; bố Chris thiếu quyết đoán nhưng thương con hết mực. Nhóm bạn của Vicky với Nessa sắc sảo; Gloria tiểu thư đỏng đảnh nhưng luôn mặc cảm vì cha mẹ xung đột cãi vã triền miên...

Nhà văn Thomas C.Brezina đã hóa thân vào những cô gái, chàng trai tuổi teen để hiểu những ưu tư, trăn trở, những háo hức, bâng khuâng, những mộng mơ khát vọng của lứa tuổi ấy. Ngòi bút lão luyện của tác giả khiến cho cốt truyện vừa hấp dẫn, li kì, vừa dí dỏm, hài hước nhưng vẫn truyền tải được những thông điệp thật sâu sắc, ý nghĩa.

 Nhà văn Thomas C. Brezina sinh năm 1963 tại Vienna (Áo). Ông đã viết trên 550 cuốn sách.  Tiểu thuyết của ông đã được dịch ra hơn 35 ngôn ngữ. Thomas C. Brezina là một trong những tác giả viết cho thiếu nhi và tuổi mới lớn bằng tiếng Đức thành công nhất trên thế giới. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyện dài tập trên truyền hình được đông đảo khán giả yêu thích.

Ông nhận được nhiều giải thưởng trong sự nghiệp của mình. Thomas rất đam mê viết. Ông viết mọi lúc và mọi nơi. Bộ tiểu thuyết Thiên thần nổi loạn được viết tại Luân Đôn, quê hương thứ hai của ông.

Trọn bộ “Thiên thần nổi loạn” gồm 5 tập: Nụ hôn thiên thần, Thiên thần không bỏ cuộc chơi, Yêu thương kiểu thiên thần, Thiên thần cũng khóc, Thiên thần phiêu linh.

Trong khuôn khổ Những ngày Văn học châu Âu tại Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp với Đại sứ quán Áo và Viện Goethe tổ chức chương trình ra mắt bộ sách Thiên thần nổi loạn, giao lưu với dịch giả Hoàng Hà và biên tập viên Lại Mai Hương về bộ sách.

Chương trình ra mắt từ 17h00 - 18h00, thứ Bảy, 24/5/2014 tại Phòng Đa năng, Viện Goethe, 56 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

 Bảo Ngọc

Life & English: "West Lake"

Hanoi, May 2014 - with some views of West Lake...

A corner in West Lake

 

Lotus tea and Steamed lotus rice in West Lake
Fried shrimp in batter is a special food of West Lake
Flowers - colors of life
Other corner of West Lake. A circle of memory.

 

(Photos: Happy N.)

Tự truyện của nhà phê bình văn học Do Thái ra mắt tại Việt Nam

(ICTPress) - Dịch giả văn học Lê Quang và biên tập viên Kiều Vân, công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, giới thiệu tự truyện của nhà phê bình văn học người Do Thái Marcel Reich-Ranicki vừa qua đời năm 2013.

Tự truyện "Đời tôi“ của Marcel Reich-Ranicki là một trong những câu chuyện có thật cảm động về cuộc đời của người đã thoát chết trong vụ thảm sát người Do Thái và là một trong những câu chuyện tình lớn của thế kỉ 20.

Sinh năm 1920 ở Ba Lan, là con trai của một gia đình Do Thái, lớn lên ở Berlin và làm quen với văn học và triết học Đức từ sớm qua cha mẹ, cậu Marcel trẻ tuổi thấm thía rằng, cậu rơi vào mối hiểm nguy lớn nhất  khi là một người Do Thái dưới chế độ Đức quốc xã ở Đức. Ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông năm 1938, ông bị đày đến Vác-sa-va, năm 1940 chuyển đến khu Do Thái nơi ông tìm thấy tình yêu của đời mình trong lúc khốn khó nhất, người sau này là vợ của ông có tên Teophila, được gọi là “Tosia".

Bố mẹ và anh trai của Marcel và mẹ của Tosia bị đày đến trại hành quyết và bị sát hại ở đó. Tháng 2/1943, Marcel cùng vợ trốn thoát khỏi khu Do Thái để tới khu hầm ẩn náu ở Vác-sa-va. Sau chiến tranh, ông về hoạt động cho tình báo Ba Lan tại Ba Lan và Luân Đôn. Năm 1958, ông quyết định cùng vợ trở lại CHLB Đức. Marcel Reich-Ranicki trở thành nhà báo văn hóa và nhà phê bình văn học nổi tiếng nhất của Đức. Tự truyện của ông là một câu chuyện về cuộc đời hấp dẫn và là lời tự tình với văn chương.

Cuốn sách được Lê Quang và biên tập viên Kiều Vân giới thiệu bằng tiếng Việt. Ấn bản tiếng Việt được bán với giá đặc biệt.

Ngoài ra, các bạn tham gia có cơ hội được rút thăm trúng thưởng chính cuốn sách được giới thiệu.

Buổi giới thiệu sách diễn ra Thứ năm, 22.05.2014, 18giờ Viện Goethe Hà Nội
56 - 58 Nguyễn Thái Học.

Bảo Ngọc

Hồ Chí Minh và con đường ngoại giao để hòa bình

Trong tình thế ngặt nghèo sau khi giành độc lập tháng 8/1945, phải đối phó căng thẳng với âm mưu “Hoa quân nhập Việt” để “Diệt cộng cầm Hồ” của quân đội Tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tuyên bố: “Hai nước Trung Hoa và Việt Nam có liên lạc với nhau về kinh tế và chính trị thì hai dân tộc không thể không có sự tương trợ, tương thân”. Nhưng khi Lư Hán đòi cấp thêm gạo cho đội quân của ông ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thừng bác bỏ vì nhân dân Việt Nam còn đang trải qua nạn đói trầm trọng.

LTS: Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2014), VietNamNet giới thiệu bài viết của TS Ngô Vương Anh về tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh ngoại giao hòa bình:

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một trong số ít lãnh tụ cách mạng nhận thức được sự chuyển biến của thời đại sẽ làm thay đổi quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi toàn cầu. Người coi đấu tranh thiết lập quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, chống lại mọi sự áp đặt, thống trị bất công của các “nước lớn” cũng là sự hoàn chỉnh của công cuộc giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Việt Nam muốn xây dựng quan hệ hữu nghị dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng quyền lợi lẫn nhau” với Pháp nhưng “kiên quyết chống bọn thực dân Pháp đang chuẩn bị và bắt đầu chiến tranh xâm lược”.

Với các nước láng giềng thì “hợp tác bình đẳng để sánh vai ngang hàng cùng tiến hóa”, với các “nước lớn” thì “sẵn sàng hợp tác thân thiện trên nguyên tắc bình đẳng, ủng hộ lẫn nhau” (Thông cáo về chính sách đối ngoại của Việt nam Dân chủ Cộng hòa, 3/10/1945) được coi là những nguyên tắc quan trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước Việt - Pháp ngày 14/9/1946. Ảnh tư liệu

Trong việc đoàn kết với nhân dân các nước láng giềng, Hồ Chí Minh luôn hướng tới đại cục, vì lợi ích lâu dài của mỗi nước, phù hợp với đặc điểm tình hình và tôn trọng quyền tự quyết của mỗi dân tộc nhằm tạo lập ổn định bên ngoài để thực hiện mục tiêu chiến lược của cách mạng trong nước.

Cần nhớ lại rằng, trong tình thế ngặt nghèo sau khi giành lại được độc lập tháng 8/1945, phải đối phó căng thẳng với âm mưu “Hoa quân nhập Việt” để “Diệt cộng cầm Hồ” của quân đội Tưởng, Hồ Chí Minh vẫn tuyên bố: “Hai nước Trung Hoa và Việt Nam có liên lạc với nhau về kinh tế và chính trị thì hai dân tộc không thể không có sự tương trợ, tương thân” (Báo Cứu quốc, ngày 8/10/1945). Nhưng khi Lư Hán đòi cấp thêm gạo cho đội quân của ông ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thừng bác bỏ vì nhân dân Việt Nam còn đang trải qua nạn đói trầm trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cố gắng dùng con đường ngoại giao để tranh thủ hoà bình. “Chúng ta muốn hòa bình chúng ta phải nhân nhượng...” (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, 19/12/1946). Cả khi buộc phải cầm vũ khí chiến đấu thì thương lượng hoà bình vẫn là một trong những giải pháp Người cố gắng đạt được.

Với cái nhìn khoan dung văn hóa và một văn hóa khoan dung ngời sáng, Hồ Chí Minh luôn tìm được và nhấn mạnh những điểm tương đồng, những mẫu số chung - là điều có thể đưa những người đối thoại xích lại gần nhau, chấp nhận thoả hiệp và nhân nhượng để tìm được tíếng nói chung, để có thể đi chung một con đường thậm chí chỉ một đoạn đường - hướng tới cái đích chung trong khi vẫn bảo lưu những cái khác biệt. Những điểm chung đó là những giá trị mang tính phổ quát: những nguyên tắc đạo đức, lòng nhân, tính thiện, tình yêu tự do, khát vọng độc lập dân tộc...

“Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau. Ấy là dân nào cũng ưa sự lành ghét sự dữ”. Cũng với phương châm tìm ra những điểm tương đồng làm cơ sở để thu nhận những giá trị, để hoà đồng, để phát triển tình hữu nghị, Hồ Chí Minh là người đưa bàn tay hữu nghị thân ái của nhân dân Việt Nam tới với các dân tộc khác, các nền văn hoá khác.

Với đối phương, những luận điểm của Người cũng đầy tính thuyết phục: “Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập... Nhưng chúng tôi cũng phải được phép yêu nước của chúng tôi và muốn nó độc lập chứ! Chúng tôi cũng phải được phép yêu đồng bào chúng tôi và muốn họ được tự do chứ! Cái mà các bạn coi là lý tưởng cũng phải là lý tưởng của chúng tôi".

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã tập hợp được sự ủng hộ rộng lớn của loài người tiến bộ, đã hình thành măt trận rộng rãi của nhân dân thế giới ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam, trong đó có cả nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ, vì cuộc chiến đấu chính nghĩa của chúng ta mang những ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo vệ những giá trị thiêng liêng trong lương tâm của nhân loại.

Nhà nghiên cứu Mỹ David Halberstam viết: “Cụ Hồ Chí Minh chẳng những đã giải phóng đất nước mình, đã thay đổi chiều hướng của chế độ thuộc địa ở châu Á lẫn châu Phi mà Cụ còn làm được một điều đáng chú ý hơn: dùng tới văn hoá và tâm hồn kẻ địch để chiến thắng”.

Trong tư tưởng và mọi hoạt động ngoại giao, Hồ Chí Minh luôn “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân mà thay cường bạo”. Chúng ta bất khuất, kiên cường chống chiến tranh xâm lược nhưng luôn mở cánh cửa cho quân viễn chinh rút khỏi Việt Nam Khi đã đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù, chúng ta vẫn đại lượng mở lòng hiếu sinh tha cho quân xâm lược trở về quê cũ trong bình yên để tránh đổ máu thêm cho hai dân tộc. Tổng binh Vương Thông và mười vạn tàn quân Minh đã trở về nước năm 1428 trong tình thế đó.

“Nghĩ về kế lâu dài của nhà nước
Tha cho kẻ hàng mười vạn sĩ binh
Sửa hoà hiếu cho hai nước
Tắt muôn đời chiến tranh” .

Toàn bộ quân viễn chinh, cố vấn quân sự và tù binh Mỹ cũng ra khỏi Việt Nam tháng 3/1973 như thế.

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, “cái bất biến” là độc lập cho dân tộc, thống nhất cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân - đó là những điều bất khả xâm phạm. “Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” (Tuyên ngôn độc lập).

Linh hoạt, sáng tạo “ứng vạn biến” trong những giai đoạn nhất định để đạt được mục tiêu đưa cách mạng tiến lên nhưng tuyệt đối không được làm tổn hại đến “cái bất biến” là mục tiêu lâu dài. Ngoại giao Việt Nam hôm nay đang tiếp nối những điều đó, phấn đấu cho hòa bình, cùng phát triển với các nước khác trong hòa bình, ổn định, độc lập và tôn trọng chủ quyền.

TS Ngô Vương Anh

VietnamNet

Những ngày văn học châu Âu lần thứ 4 tại Việt Nam từ 22 - 25/5

(ICTPress) - Đây là lần thứ tư EUNIC, Hiệp hội các Viện văn hóa và các Đại sứ quán Châu Âu, giới thiệu sách văn học mới của từng nước tại Hà Nội.

Những ngày văn học châu Âu lần thứ 3 (Ảnh: laodong.com.vn)

Bạn yêu sách mọi lứa tuổi tại Hà Nội có thể gặp gỡ các nhà văn tại các buổi trò chuyện, cùng thảo luận về các đề tài trong sách hoặc khám phá tài năng của chính mình trong một workshop hướng dẫn viết văn sáng tạo. Và lần đầu tiên, những bộ phim được trình chiếu chắc hẳn sẽ khơi dậy hứng thú đọc sách của độc giả. Trọng tâm đặc biệt của năm nay là những tác phẩm do phụ nữ viết và viết về phụ nữ.

Các tác phẩm của Đức là cuốn sách bán chạy nhất “Der Geschmack von Apfelkernen“ (tạm dịch: Hương vị hạt táo), được chính tác giả Katharina Hagena đọc, cũng như cuốn tiểu thuyết thiếu nhi giả tưởng “Hồng ngọc” của Kerstin Gier. Hai tác phẩm này đều được chuyển thể thành phim thành công và được chiếu có phụ đề tiếng Việt.

Ngoài ra, nhà báo và nhà xuất bản Christoph Links sẽ hướng dẫn hội thảo dành cho các nhà xuất bản và những nhà kinh doanh sách về vấn đề tiếp thị sách. Workshop diễn ra tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Những ngày văn học châu Âu sẽ khai mạc 17h30, Thứ năm 22/5/014, tại Viện Goethe Hà Nội, 56 - 58 Nguyễn Thái Học  và các quầy sách tại sân của Viện Goethe sẽ bán sách với giá đặc biệt.

 Bảo Ngọc