Syndicate content

Chuyện dọc đường

Tìm kiếm các sản phẩm truyền thông sáng tạo về giảm thiểu rác thải nhựa

Tóm tắt: 

Theo kết quả khảo sát của GreenHub (2021) trong dự án của World Bank (Ngân hàng Thế giới) tại 10 tỉnh thành phố ven biển Việt Nam, 93,6% rác thải rò rỉ ra ngoài môi trường là nhựa.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) vừa khởi động Cuộc thi PLASTIC TALK - tìm kiếm các sản phẩm truyền thông sáng tạo về môi trường với chủ đề giảm thiểu rác thải nhựa.

Theo kết quả khảo sát của GreenHub (2021) trong dự án của World Bank (Ngân hàng Thế giới) tại 10 tỉnh thành phố ven biển Việt Nam, 93,6% rác thải rò rỉ ra ngoài môi trường là nhựa.

10 loại rác thải bị rò rỉ ra ngoài môi trường nhiều nhất là Mảnh nhựa mềm (các mảnh phân rã từ túi ni lông); Ngư cụ 1 (dây thừng, mảnh lưới, mồi nhử, dây câu, phao nhựa cứng); Ngư cụ 2 (Phao xốp nổi, thùng xốp); Túi ni lông (có sức chứa từ 0-5kg); Hộp xốp đựng thức ăn; Mảnh nhựa cứng; Ống hút nhựa; Bao bì thực phẩm (mì gói, mì tôm); Bao bì bánh kẹo và Các loại nhựa khác (tã, bỉm,..).

Từ bối cảnh trên, VSF và GreenHub quyết định đồng tổ chức cuộc thi “Plastic talk - Khi nhựa lên tiếng” nhằm mục đích tìm ra các sản phẩm truyền thông sáng tạo và có sức lan tỏa đến cộng đồng. Cuộc thi có sự đồng hành của Nhóm “Mắt Xanh - Thanh niên vì Môi trường”.

Các sản phẩm đạt giải sẽ được sử dụng trong các hoạt động truyền thông phi lợi nhuận về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Thông qua hoạt động này, cuộc thi mong muốn nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên và cộng đồng về giảm thiểu rác thải nhựa cũng như khuyến khích các hành động nhỏ và thiết thực trong bảo vệ môi trường; đồng thời khơi dậy niềm đam mê, khả năng sáng tạo của thanh thiếu niên với các sản phẩm truyền thông về chủ đề rác thải nhựa.

Công dân Việt Nam từ 16-30 tuổi đều được đăng ký dự thi cá nhân hoặc theo nhóm (tối đa 3 người), và được đăng ký nhiều sản phẩm dự thi/tác giả. Các sản phẩm truyền thông cần thể hiện được một trong các nội dung, bao gồm: thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung và vấn đề rác thải nhựa nói riêng; tác động của ô nhiễm rác thải nhựa tới đời sống và sức khỏe con người; kêu gọi cộng đồng giảm thiểu rác thải nhựa và chung tay hành động bảo vệ môi trường; cổ vũ, khích lệ các giải pháp, hành động có đóng góp tích cực đến công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của các tổ chức, cá nhân.

Các sản phẩm dự thi hướng đến 2 nhóm đối tượng: 1) Tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm: Siêu thị, nhà hàng/quán ăn, khách sạn, quán cafe, nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống, nhà sản xuất bao bì/đóng gói. 2) Cá nhân, là: học sinh, sinh viên, lao động trẻ (dưới 40 tuổi) tại thành thị, lao động trẻ (dưới 40 tuổi) tại nông thôn, khách du lịch.

Các tác giả có thể gửi sản phẩm dự thi bằng một trong các hình thức: Phim ngắn, phóng sự, đồ họa chuyển động; Truyện tranh, tranh vẽ, poster, ảnh chụp; Podcasts

Mỗi hạng mục giải thưởng sẽ chọn ra 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải ba với giải thưởng lần lượt là 5 triệu đồng, 3 triệu đồng, 2 triệu đồng tiền mặt cùng quà tặng của ban tổ chức. Ngoài ra, 1 Giải duy nhất trị giá 2 triệu đồng sẽ được trao cho sản phẩm được cộng đồng mạng quan tâm và có điểm tương tác cao nhất qua ba vòng thi. Các sản phẩm đạt giải sẽ được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, các ấn bản về môi trường của các bên liên quan.

Các sản phẩm dự thi có thể gửi online hoặc gửi trực tiếp về cho ban tổ chức từ ngày 15/7 - 31/8/2021. Kết quả sẽ được công bố vào ngày 22/10/2021 và buổi tọa đàm kết hợp trao giải dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 10/2021. Trong thời gian mở đơn kêu gọi hồ sơ dự thi, BTC sẽ đăng tải clip tập huấn kiến thức về nhựa và thực hiện chương trình Livestream “Ask me anything” để giải đáp các thắc mắc về cuộc thi trên fanpage Mắt Xanh.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) cho biết: “Cuộc thi PLASTIC TALK - hoạt động đầu tiên trong khuôn khổ chương trình “We Connect for Green - Kết nối Xanh” đã thu hút được sự tham gia đồng hành của nhiều bên liên quan, từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong nước, cho đến các doanh nghiệp Việt Nam và đa quốc gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Điều đó cho thấy sự quan tâm của đông đảo cộng đồng đến vấn đề rác thải nhựa. Chúng tôi hy vọng thông qua các hình thức truyền thông đa dạng, thông điệp giảm rác nhựa, hành động vì sự phát triển Xanh của Việt Nam sẽ được lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng và một Việt Nam xanh hơn sẽ không còn là một giấc mơ. Hoạt động được chúng tôi triển khai nằm trong khuôn khổ dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương (LSPP)” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thực hiện từ 2020-2023.

Với tổng giá trị giải thưởng lên đến 42 triệu đồng, công dân Việt Nam từ 16-30 tuổi có thể đăng ký dự thi các sản phẩm truyền thông qua nhiều hình thức, như: Phim ngắn, truyện tranh, poster, podcasts, v.v.

Thời gian nhận hồ sơ bắt đầu từ 15/7/2021 đến hết ngày 31/8/2021. Cách thức dự thi và các thông tin khác vui lòng truy cập:

https://bit.ly/PlasticTalk

 

 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Life & English: Popsicle

Tóm tắt: 

Have you ever wondered how new foods get invented? Sometimes people discover a new food by accident. Here is the story of Popsicle.

Have you ever wondered how new foods get invented? Sometimes people discover a new food by accident. Here is the story of Popsicle.

Frank Epperson was the first person to put a frozen treat on a stick. In 1905, Epperson was 11 years old. He put a fruity drink in a glass and used a wooden stick to stir it. Later, he left the glass, with the stick still in it, outside by accident. When he went back for the glass the next morning, the drink was frozen. The cold weather at night had caused the drink to freeze around the stick. Epperson pulled the stick out of the glass. He licked the ice that was stuck around it. It was cold and sweet. He called it an Epsicle, short for Epperson's icicle.

Later, Epperson made these frozen treats for his children. His children called them "Pop's 'sicles." The treats were so popular that Epperson started selling them at events. Epperson's business continued to grow. Today, people buy billions of Popsicles every year.

Collected & edited by QM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Life & English
Các chuyên mục liên quan: 
Chuyện dọc đường
Life & English

Cuốn sách tập hợp các bài viết đóng góp vì sự phát triển nền khoa học nước nhà

Tóm tắt: 

“Trên đường đến những chuẩn mực khoa học” là cuốn sách đầu tiên trong chuỗi một số ấn phẩm ra mắt nhân dịp kỷ niệm 30 năm ra đời của Tạp chí Tia Sáng.

“Trên đường đến những chuẩn mực khoa học” là cuốn sách đầu tiên trong chuỗi một số ấn phẩm ra mắt nhân dịp kỷ niệm 30 năm ra đời của Tạp chí Tia Sáng, do Ban biên tập tạp chí tập hợp các bài viết và biên soạn thành.

30 năm trước, Tạp chí Tia Sáng đã ra đời, phát triển và từng bước trở thành một diễn đàn uy tín của giới trí thức, nơi nhiều học giả và nhà khoa học cất lên những tiếng nói đa chiều và phong phú trên nhiều lĩnh vực với cùng chung mục đích là cống hiến cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một trong những nội dung xuyên suốt và trọng tâm thường xuyên được các nhà trí thức đề cập là hướng tới xây dựng một nền khoa học hiện đại, bởi đây chính là điều kiện tiên quyết cho tương lai văn minh và thịnh vượng của mọi quốc gia.

Đối với thế hệ các nhà trí thức từng trải qua những thập kỷ nền khoa học trong nước bị giới hạn do điều kiện khách quan khắc nghiệt là chiến tranh, đói nghèo, thiếu thốn và bị cô lập, khát vọng của họ về một nền khoa học mạnh càng trở nên mãnh liệt trong bối cảnh đất nước chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng Đổi mới.

Tuy nhiên, trên hành trình phát triển, nền khoa học Việt Nam non trẻ đứng trước vô vàn thách thức, không chỉ về nhân lực và điều kiện vật chất mà cả những hạn chế trong nhận thức của số đông, trong đó có cả các nhà quản lý.

Trong bối cảnh đó, những bài viết trên Tia Sáng với tất cả sự khách quan và khiêm nhường nhưng cũng đầy quyết liệt và dũng cảm, từ các tác giả là những nhà trí thức, học giả, nhà khoa học giàu uy tín trong nước và quốc tế, đã không ngừng bồi đắp và tác động vào nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa, vai trò và các giá trị của khoa học, đồng thời không ngừng đưa ra những đề xuất và góp ý nhằm đẩy mạnh quá trình đổi mới trong quản lý khoa học mà đặc biệt quan trọng là ý thức hội nhập, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế.

Những nỗ lực bền bỉ đó phần nào đã được đền đáp, nhiều ý kiến đã được ghi nhận, mang lại một số chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và thực tiễn chính sách, điển hình như việc khuyến khích và thúc đẩy công bố quốc tế trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, việc hình thành cơ chế quản lý quỹ trong khoa học, hay sự ra đời các sự kiện và giải thưởng nhằm nâng cao vị thế của các nhà khoa học.

Tuy nhiên, sau chặng đường 30 năm, thế hệ các nhà trí thức, nhà khoa học đầu tiên gắn bó với Tia Sáng đã dần mai một, nhiều gương mặt đáng kính và gần gũi như Nguyễn Văn Chiển, Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu… nay đã không còn. Họ để lại những tâm nguyện vẫn còn dang dở khi con đường phát triển và đổi mới để xây dựng một nền khoa học mạnh cho đất nước vẫn còn cả chặng dài phía trước.

Ngày nay, số đông các nhà khoa học vẫn đang phải chật vật xoay xở để mưu sinh và sống với nghề; cơ chế quản lý khoa học vẫn tạo nên những gánh nặng, rào cản và sự thiếu hiệu quả; vấn đề tự trị khoa học theo thông lệ quốc tế còn xa vời với nhiều tổ chức nghiên cứu; các giá trị cốt lõi về văn hóa và đạo đức khoa học chưa trở thành chuẩn mực và chưa phổ biến trong cộng đồng.

Nhân dịp 30 năm ra đời Tạp chí Tia Sáng, Ban biên tập đã tập hợp các bài viết và biên soạn thành một số cuốn sách, trong đó cuốn đầu tiên mang tên “Trên đường đến những chuẩn mực khoa học”. Cuốn sách này ra đời không ngoài mong muốn là để độc giả hiểu hơn về khát vọng của một thế hệ các nhà khoa học đi trước, đồng thời tri ân những cống hiến không mệt mỏi của họ vì sự phát triển của nền khoa học nước nhà.

Cuốn sách đầu tiên này cũng là sự gửi gắm và khích lệ các nhà khoa học trẻ, trong đó có các cộng tác viên của Tia Sáng, với hi vọng họ sẽ kế thừa và xây dựng thành công một nền khoa học phát triển toàn diện, mang lại những giá trị tốt đẹp cho sự nghiệp khoa học cùng những cống hiến xứng đáng cho đất nước.”

Cuốn sách “Trên đường đến những chuẩn mực khoa học” có cấu trúc ba phần: Phần một: Những bàn luận về những đặc điểm, giá trị cơ bản của khoa học, những ngộ nhận thường gặp về khoa học. (Khoa học – Những vấn đề cốt lỗi); Phần hai: Ý kiến về những vấn đề trong công tác nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, bao trùm nhiều ngành khoa học cũng như công tác chính sách đãi ngộ cho khoa học. (Quản lý khoa học) và Phần ba: Những mối liên hệ giữa khoa học và nghệ thuật. (Khoa học và nghệ thuật)./.

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Cuốn sách gây sự chú ý lớn với dự đoán về các xu hướng địa chính trị, kinh tế toàn cầu

Tóm tắt: 

Cuốn sách “Con đường Tơ lụa mới: Hiện tại và tương lai của thế giới” của tác giả Peter Frankopan tiếp tục gây sự chú ý lớn với dự đoán về các xu hướng địa chính trị, kinh tế toàn cầu hiện nay.

Cuốn sách “Con đường Tơ lụa mới: Hiện tại và tương lai của thế giới” của tác giả Peter Frankopan tiếp tục gây sự chú ý lớn với dự đoán về các xu hướng địa chính trị, kinh tế toàn cầu hiện nay.

"Con đường tơ lụa" là tuyến đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt một thời gian dài lịch sử.

Với vai trò một nhà nghiên cứu lịch sử chuyên nghiên cứu về "Con đường Tơ lụa", Peter Frankopan đã tổng hòa nhiều bằng chứng lịch sử và địa chính trị để đưa độc giả thời hiện đại chúng ta du hành vào mạng lưới những "con đường" quan trọng (mà theo quan điểm của nhiều sử gia hiện đại, như Peter Frankopan) đã và đang góp phần không nhỏ tạo nên bộ khung kinh tế và địa chính trị của thế giới ngày nay.

Tiếp nối thành công của tác phẩm trước đó ''The Silk Roads: A New History of the World'' (Những con đường tơ lụa: Lịch sử mới về thế giới, 2015), cuốn sách ''The New Silk Roads: The Present and Future of the World'' (Con đường Tơ lụa mới: Hiện tại và tương lai của thế giới) của Peter Frankopan tiếp tục gây sự chú ý lớn với dự đoán về các xu hướng địa chính trị, kinh tế toàn cầu hiện nay và tuyên bố một "sự thay đổi và chuyển dịch có tính chất và quy mô mang tầm thời đại".

Đó là sự chuyển dịch trung tâm quyền lực của thế giới từ phương Tây sang phương Đông, bắt nguồn từ sự trỗi dậy của "Con đường tơ lụa".

Cuốn sách ''Con đường Tơ lụa mới: Hiện tại và tương lai của thế giới" gồm 5 phần chính với nội dung rõ ràng và chi tiết. Bố cục sách thể hiện và khẳng định mạnh mẽ cái nhìn của tác giả Frankopan đối với xu hướng dịch chuyển quyền lực thế giới và trung tâm thế giới từ Tây sang Đông trong thế kỷ XXI, gồm các phần: Những con đường dẫn tới phương Đông; Những con đường dẫn tới trái tim của thế giới; Những con đường dẫn tới Bắc Kinh; Những con đường dẫn tới tranh đua; Những con đường dẫn tới tương lai. 

Tạp chí The Times nhận xét: "Nhiều cuốn sách đã được viết ra như một lời tuyên bố về ‘lịch sử mới của thế giới’. Nhưng cuốn sách này mới hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu ấy… đầy khát vọng, vô cùng chi tiết và cực kỳ hấp dẫn."

''Con đường Tơ lụa mới: Hiện tại và tương lai của thế giới'' đã vẽ nên một bức tranh khái quát những chi tiết về các vấn đề đương đại thông qua một lăng kính rộng hơn với hy vọng cung cấp bối cảnh về những gì đang xảy ra trên thế giới, đồng thời nhấn mạnh một số chủ đề định hình toàn bộ cuộc sống và sinh kế của chúng ta mới là điều quan trọng.

Con đường Tơ lụa chính là trung tâm của bức tranh - quan trọng tới nỗi chúng ta sẽ không thể hiểu được những gì đang xảy ra ngày hôm nay và trong tương lai mà không đề cập tới khu vực địa lý nằm giữa Đông Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Vì vậy, cuốn sách này dự kiến cập nhật toàn bộ câu chuyện và diễn giải những gì đã xảy ra vài năm gần đây, trong một thời đại của những thay đổi sâu sắc.

Trong cuốn sách, tác giả không ngần ngại chỉ ra cái tên quan trọng nhiều khả năng sẽ chính là trung tâm mới của thế giới: Bắc Kinh. Điều này lập tức khiến chúng ta liên hệ đến một cụm thuật ngữ đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên báo chí và các phương tiện truyền thông trong nhiều năm trở lại đây. Đó chính là "Sáng kiến Vành đai, Con đường" (BRI).

Với giới nghiên cứu, hiểu về BRI và xu hướng trỗi dậy dọc theo "Con đường Tơ lụa" lịch sử có thể giúp chúng ta có được những cân nhắc chiến lược và ra quyết sách hợp lý cho viễn cảnh phát triển sắp tới.

Cuốn sách "Con đường Tơ lụa mới: Hiện tại và tương lai của thế giới" nằm trong "Tủ sách Nhận diện Trung Quốc" của Omega Plus. Trong tình hình địa chính trị hiện nay, thiết nghĩ những dữ liệu và phân tích cặn kẽ về xu thế địa chính trị - kinh tế về "Con đường Tơ lụa" nói chung và BRI nói riêng Peter Frankopan trình bày trong cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc Việt Nam hình dung được thực tế các xu hướng trên thế giới.

Tác giả Peter Frankopan (Sinh năm 1971). Ông là Giáo sư lịch sử toàn cầu tại Đại học Oxford và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Byzantine.

Ông tốt nghiệp Đại học Cambridge với giải thưởng về nghiên cứu lịch sử, và cũng từng là chuyên gia nghiên cứu tại ngôi trường này. Ông cũng là chuyên gia thành viên của Hiệp hội Lịch sử Hoàng gia Anh, Hiệp hội Nhân học Hoàng gia Anh, là một trong 10 cố vấn của chính phủ Trung Quốc./.

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Độc đáo cửa hàng pizza ở Pháp chỉ toàn robot phục vụ

Tóm tắt: 

Phía sau quầy bếp của một cửa hàng pizza mới mở ở Paris (Pháp), những bàn tay điêu luyện đang miệt mài làm ra những chiếc bánh nóng hổi để kịp hoàn thành những đơn đặt hàng.

Phía sau quầy bếp của một cửa hàng pizza mới mở ở Paris (Pháp), những bàn tay điêu luyện đang miệt mài làm ra những chiếc bánh nóng hổi để kịp hoàn thành những đơn đặt hàng.

Nhà hàng pizza có robot phục vụ Paris. Ảnh: Reuters

Điều đặc biệt là toàn bộ quy trình làm bánh, từ nhào bột đến đóng gói vào hộp, đều do robot đảm nhiệm.

Căn bếp làm bằng kính trong suốt có đội ngũ nhân viên là những con robot màu bạc đa năng - có tên là Pazzi - có thể đảm đương mọi việc nhờ sự hỗ trợ của một thiết bị đặc biệt và có khả năng hoàn thành 80 hộp bánh pizza mỗi giờ.

Sau khi đặt hàng tại các ki ốt tự phục vụ, khách hàng có thể xem các "đầu bếp" robot làm bánh pizza, từ khâu cán bột, phết nước sốt cà chua, bỏ thêm các loại rau hữu cơ, phô mai và các nguyên liệu khác sau đó cho bánh vào lò nước.

Anh Sebastien Roverso, 34 tuổi, một trong những người phát minh ra robot Pazzi và mở nhà hàng cùng tên, cho biết toàn bộ quy trình làm bánh diễn ra rất nhanh, chỉ vài phút, nhưng vẫn cho ra những chiếc bánh có chất lượng hoàn hảo.

Các robot Pazzi hoạt động gần như tự động hoàn toàn và về lý thuyết không dễ gặp trục trặc.

Robot phục vụ được xem là câu trả lời cho tình trạng thiếu lao động tại các nhà hàng và cơ sở dịch vụ ăn uống.

Ở nhiều quốc gia, các chủ nhà hàng đang gặp không ít khó khăn trong việc thuê nhân công do ảnh hưởng của các biện pháp phong tỏa phòng dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, nhiều người lao động cũng không mấy mặn mà với công việc phục vụ kéo dài hàng giờ và nhiều áp lực này./.

Nguồn: Phan An/TTXVN

https://bnews.vn/doc-dao-cua-hang-pizza-o-phap-chi-toan-robot-phuc-vu/201922.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Làng Văn hóa mở cửa trở lại, tái hiện phiên chợ quê đồng bằng Bắc Bộ

Tóm tắt: 

Một không gian chợ quê truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ sẽ được tái hiện tại Làng Văn hóa-Du lịch các Dân tộc Việt Nam với các gian hàng ẩm thực, đồ chơi, nghề thủ công...

Một không gian chợ quê truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ sẽ được tái hiện tại Làng Văn hóa-Du lịch các Dân tộc Việt Nam với các gian hàng ẩm thực, đồ chơi, nghề thủ công...

Khách tham quan phiên chợ sẽ được hòa cùng các điệu dân ca, dân vũ. (Ảnh: Vinaculto)

Căn cứ theo tình hình thực tế dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát, Làng Văn hóa-Du lịch các Dân tộc Việt Nam sẽ chính thức mở cửa trở lại với chuỗi hoạt động tháng 7 với chủ đề “Chợ quê - Nét văn hóa độc đáo dân tộc.”

Kể từ ngày 1-31/7, khách tham quan sẽ lại được tham gia hoạt động hàng ngày của đồng bào các dân tộc tại đây bao gồm trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, trò chơi dân gian, dân ca dân vũ…

Ông Trịnh Ngọc Chung, quyền trưởng ban quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các Dân tộc Việt Nam, cho biết điểm nhấn của các hoạt động tháng 7 là không gian “Chợ quê-Ký ức tuổi thơ” diễn ra vào ngày 23-25/7.

“Chợ quê sẽ tái hiện lại những nét văn hóa xưa, đưa du khách trở về với không gian ký ức giản dị, mộc mạc thông qua các cảnh mua bán, các trò chơi dân gian, biểu diễn dân ca dân vũ, mang đậm sắc màu quê hương Bắc Bộ,” ông Chung cho biết.

Khách tham quan phiên chợ đảm bảo quy tắc an toàn phòng chống dịch. (Ảnh: Phạm Hương/Vietnam+)

Một con đường có vòm tre và nón lá sẽ dẫn vào không gian chợ quê. Khoảng 15 gian hàng với các bộ bàn ghế tre tạo không gian riêng cho các sản vật đồng bằng Bắc Bộ như bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, kẹo lạc, kẹo dồi, ngô luộc, nước vối, nước chè xanh, bánh cuốn, lợn mẹt...

Ngoài ra, khu chợ cũng sẽ có các gian hàng giới thiệu đồ chơi truyền thống và hàng thủ công như bút tre (Hoài Đức), tò he (Phú Xuyên), nón lá làng Chuông… Ban Quản lý Làng cổ Đường Lâm phụ trách mời 20 nghệ nhân đồng bào dân tộc Kinh tham gia các hoạt động giới thiệu, trình diễn nghề thủ công.

Xuyên suốt những ngày chợ phiên, khách tham quan sẽ được tham gia các trò chơi dân gian như bắt trạch trong chum, đánh chắt chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy dây, kéo co, đi cà kheo…

Ông Trịnh Ngọc Chung cho biết Ban quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các Dân tộc Việt Nam vẫn đang nỗ lực giới thiệu, tái hiện các nghi lễ quan trọng của 54 dân tộc anh em thông qua các hoạt động tại Làng.

Chùa Khmer là nơi diễn ra lễ dâng y tắm mưa. (Ảnh: Vinaculto)

Lễ dâng y tắm mưa hay còn gọi là Lễ nhập hạ sẽ diễn ra ngày 25/7 tại Quần thể chùa Khmer.

Vào ngày lễ này, các gia đình Phật tử tập trung tại chùa, dâng lên chư tăng các lễ vật, trong đó không thể thiếu những cây nến to để thắp liên tục trong 3 tháng nhập hạ. Ngày này đánh dấu thời điểm an cư ở một ngôi chùa, nghĩa là tất cả những người tu hành gác lại công việc bên ngoài, tập trung thực hành chánh niệm tại chùa trong suốt mùa Hè.

Ông Chung cho hay hoạt động này sẽ được diễn ra khi có văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng ý cho các hoạt động tín ngưỡng tập trung được tổ chức trở lại.

Ngày 31/7, đồng bào Ê Đê tỉnh Đắk Lắk sẽ tái hiện Lễ cúng ché, nghi lễ quan trọng, mang tính linh thiêng của tộc mình.

Đối với đồng bào Ê Đê, ché không chỉ là tài sản thể hiện sự giàu có, sung túc mà còn có mặt trong các nghi lễ trong đời sống tâm linh. Mỗi khi gia đình sắm được chiếc ché quý hay khi bán hoặc cho ché đi, gia chủ sẽ làm lễ cúng ché để thông báo cho các thần linh và dòng tộc được biết. 

Đồng bào Ê Đê quan niệm, vạn vật đều có linh hồn. Ché vừa thân thiết, gần gũi, lại vừa là vật thiêng nên đồng bào xem ché như một thành viên trong gia đình. Vì vậy, lễ cúng ché cũng như là một nghi lễ để ché nhập gia, sống hài hòa và phù hộ, mang lại cho gia chủ những điều tốt đẹp.

Ông Trịnh Ngọc Chung cho hay Ban quản lý Làng đã lên 2 phương án cho các hoạt động trong tháng 7. Trong khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Làng sẽ tổ chức các hoạt động với quy mô phù hợp. Khi dịch được kiểm soát và có văn bản chỉ đạo cụ thể của các cấp có thẩm quyền, Làng sẽ tổ chức đầy đủ các nội dung theo kế hoạch.

Theo đó, các hoạt động tháng 7 sẽ có sự tham gia của khoảng hơn 100 đồng bào của 13 dân tộc: Tày, Nùng (Thái Nguyên); Dao (Ba Vì, Hà Nội); Mông (Hà Giang); Khơ Mú (Nghệ An); Mường (Hòa Bình); Thái (Sơn La); Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế); Ba Na (Gia Lai); Xơ Đăng (Kon Tum); Ê Đê (Đắk Lắk); Khmer (Sóc Trăng)./.

Nguồn: Minh Thu (Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=723629
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Sách mới: "Vắc-xin: Những điều cần biết về tiêm chủng"

Tóm tắt: 

Tác giả còn dành một chương để bàn luận riêng về các loại vắc-xin ở Việt Nam, cũng như một số dự đoán dành cho vắc-xin dự phòng COVID-19.

Vắc-xin: Những điều cần biết về tiêm chủng là cuốn sách dành cho người muốn tìm hiểu về vắc-xin của bác sĩ nhi khoa Robert W. Sears.


Cuốn sách này có đầy đủ thông tin về các loại vắc-xin được tiêm cho trẻ nhỏ. Từ việc vắc-xin được tiêm vào lúc nào, phòng bệnh gì, hiệu quả ra sao, có tác dụng phụ không, cho đến căn bệnh được phòng ngừa có phổ biến không và nguy hiểm như thế nào.

Cuốn sách cũng đề cập đến những vấn đề còn chưa được biết rõ và đang được bàn luận đối với vắc-xin như thủy ngân, tự kỷ và việc sử dụng mô động vật trong vắc-xin.

Bác sĩ Robert W. Sears có một niềm đam mê đặc biệt trong việc giúp các bậc cha mẹ hiểu về vắc-xin cần tiêm khi trẻ còn nhỏ và các lựa chọn mở ra cho họ trong việc chọn lịch tiêm chủng an toàn nhất có thể cho con mình. Những kiến ​​thức chuyên sâu của ông về vắc-xin và các bệnh phòng ngừa trong cuốn sách đã giúp các bậc cha mẹ trên toàn quốc hiểu rõ hơn về vấn đề phức tạp và khó hiểu này.

Những thông tin mà bác sĩ Robert W. Sears đưa ra trong cuốn sách mới nhất - Vắc-xin: Những điều cần biết về tiêm chủng còn làm sáng tỏ nhiều điểm còn chưa được biết đến về vắc-xin. Mấy ai hiểu được câu nói một loại vắc-xin có hiệu quả 90% nghĩa là gì, hoặc biết được có những loại vắc-xin bảo việc người tiêm khỏi bị nhiễm bệnh, nhưng cũng có những loại giúp làm giảm triệu chứng, khiến căn bệnh nhẹ đi rất nhiều.

Tuy cuốn sách được viết cho nước Mỹ, trong bối cảnh Mỹ, nhưng có nhiều nội dung mang tính tham khảo cho Việt Nam. Hơn thế nữa, tác giả còn dành một chương để bàn luận riêng về các loại vắc-xin ở Việt Nam, cũng như một số dự đoán dành cho vắc-xin dự phòng COVID-19.

Ý tưởng nền tảng và xuyên suốt trong cuốn sách này là người nhận dịch vụ y tế nên hiểu biết và được cung cấp thông tin về các lựa chọn về y tế mà mình sẽ phải quyết định. Cụ thể trong trường hợp này, các bậc cha mẹ không chỉ cần hiểu rõ vắc-xin có tác dụng như thế nào, mà còn cần biết được những biến chứng gì có thể xảy ra. Sự thấu hiểu ấy không phải để thúc đẩy sự nghi ngại trước vắc-xin.

Trên thực tế, vắc-xin còn có thể giúp nâng cao sự tin tưởng vào phương pháp này, cũng như cải thiện sự an toàn cho người được tiêm. Vì suy cho cùng, lợi ích mà vắc-xin đem lại thường lớn hơn những tác dụng phụ có khả năng xảy ra; và khi hiểu được những tác dụng phụ, các bậc cha mẹ sẽ sẵn sàng phối hợp với bác sĩ để xử lý những trường hợp hãn hữu ấy. Nói một cách ngắn gọn, sự hiểu biết chính là cầu nối thực sự giữa các bậc cha mẹ và người thầy thuốc, giữa sức khỏe của trẻ và các biện pháp can thiệp thích hợp.

Robert W. Sears là một bác sĩ nhi khoa hành nghề tại California, Mỹ. Ông tốt nghiệp ngành y tại Đại học Georgetown vào năm 1995 và hoàn thành chương trình đào tạo nội trú nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Los Angeles vào năm 1998. Ông đặc biệt quan tâm đến việc giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ tiêm chủng và lựa chọn những loại vắc-xin tốt nhất cho con mình./.

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Hội An - top mười thành phố không có ô-tô đẹp nhất thế giới

Tóm tắt: 

Hội An, đô thị cổ xinh đẹp ở tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) đứng thứ hai trong danh sách 10 điểm đến không có ô tô đẹp nhất thế giới vừa được chuyên trang du lịch uy tín Traveller của Australia xếp hạng.

Đạp xe, đi thuyền, đi bộ hoặc đi xe ngựa kéo, hãy quên ô-tô đi và khám phá 10 điểm đến đẹp như tranh, không bóng dáng của những chiếc ô-tô trên phố. Hội An, đô thị cổ xinh đẹp ở tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) đứng thứ hai trong danh sách 10 điểm đến không có ô tô đẹp nhất thế giới vừa được chuyên trang du lịch uy tín Traveller của Australia xếp hạng. 

Hội An, Di sản Thế giới UNESCO luôn là điểm đến yêu thích của du khách trong nước và thế giới (Ảnh: City Pass Guide)

Traveller miêu tả Hội An: “Những chiếc xe gắn máy rất ít khi xuất hiện trong Phố cổ Hội An. Vì thế du khách có thể thả bộ trên những con phố nhỏ, mua sắm vải lụa hoặc tới cửa hàng may đo mà không bị những người đi xe gắn máy làm phiền.

Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất từ thế kỷ 15, là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Phố cổ ấn tượng với lối kiến trúc từ thời kỳ Pháp thuộc, đèn lồng đầy màu sắc và những ngôi nhà, cửa hàng mà chỉ cần bấm máy là bạn đã có những bức ảnh tuyệt đẹp”.

Thực tế, bất cứ ai tới Hội An đều yêu thích cảm giác sống chậm, an yên khi tản bộ hay đạp xe qua từng con phố nhỏ dưới những giàn hoa giấy rực rỡ, trong tiếng nhạc giao hưởng cổ điển nhẹ nhàng như tiếng gió, hay lang thang qua những con ngõ nhỏ, dài chỉ đủ một người rất đặc trưng của phố cổ để cảm nhận một Hội An thanh bình, trong trẻo.

Vào buổi tối, nhất là vào ngày rằm, ngồi trên chiếc thuyền mộc nhỏ thả hoa đăng trên dòng sông Hoài, ngắm phố cổ lung linh trong ánh sáng từ muôn vàn chiếc đèn lồng màu sắc cũng mang đến cảm giác nên thơ không nơi đâu có được.

Ở Hội An, có rất nhiều tuyến đường bên trong phố cổ như Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Trần Hưng Đạo,… không dành cho các loại xe cơ giới. Với du khách nước ngoài, ngắm phố cổ Hội An trên những chiếc xích lô luôn là trải nghiệm độc đáo và thú vị.

Vẻ đẹp lãng mạn, hoài cổ luôn khiến Hội An gây ấn tượng với du khách quốc tế. Đây không phải là lần đầu tiên Hội An được nhắc tới trong những bảng xếp hạng của các tạp chí, chuyên trang du lịch uy tín thế giới. Tripadvisor, LonelyPlanet, Travel&Leisure và nhiều cái tên khác trong lĩnh vực truyền thông, tư vấn du lịch luôn dành cho Hội An vị trí xứng đáng trong các bảng xếp hạng điểm đến tầm thế giới.

Trong danh sách 10 điểm du lịch không có ô tô đẹp nhất thế giới vừa công bố của Traveller, cùng với Hội An của Việt Nam còn có một số điểm du lịch nổi tiếng ở Australia, Mỹ, Hy Lạp, Morocco, Italy, Croatia, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ.

Đảo Hydra, Hy Lạp

Xếp trên Hội An là đảo Hydra, Hy Lạp - nơi có người dân có thói quen dùng lừa và la để vận chuyển hàng hoá. Đối lập với sự ồn ào của Athens, Hydra tĩnh lặng và bình yên. Cách cảng Piraeus 90 phút đi phà, Hydra xinh đẹp thuộc quần đảo Saronic từ những năm 60 của thế kỷ trước đã được lựa chọn làm bối cảnh phim. Hòn đảo nhỏ này cũng là điểm rất thu hút khách du lịch và là điểm đến yêu thích lâu năm của du khách đến từ Athens vào mỗi mùa hè.

Đảo Rottnest, tây Australia

Xếp sau Hội An là đảo Rottnest ở tây Australia. 90 phút từ trung tâm thành phố Perth, du khách tới đây có thể tham quan bãi biển Pinky và ngọn hải đăng Wadjemup bằng xe đạp. Tiếp theo sau là Medina of Fez, khu phố cổ ở Morocco hình thành từ thế kỷ thứ 9 và trở thành thủ đô của Morocco vào thế kỷ 13. Nơi này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Khu phố cổ gồm chuỗi các khu chợ gia vị, tháp canh và pháo đài.... với kiến trúc ấn tượng.

Traveller chuyên trang du lịch uy tín, được xuất bản trực tuyến hàng ngày và vào mỗi cuối tuần, chuyên trang này lại có mặt trên các tạp chí uy tín của Australia gồm The Sydney Morning Herald, The Age, the Sun-Herald và The Sunday Age.

 Nguồn: T.LINH (tổng hợp)/nhandan.com.vn

https://nhandan.vn/tin-tuc-du-lich/hoi-an-top-muoi-thanh-pho-khong-co-o-to-dep-nhat-the-gioi-652469/

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên lần đầu ra mắt sách thiếu nhi ở tuổi… bà nội

Tóm tắt: 

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên, tên tuổi nổi bật của văn chương Sài Gòn sau Đổi mới với 9 tập thơ, truyện ngắn mới lạ, ăm ắp thiên tính nữ, mới đây gây bất ngờ cho độc giả, khi xuất hiện trong tư thế tác giả viết sách cho thiếu nhi, ở tuổi… bà nội, qua tập truyện Chiếc gối biết nói.

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên, tên tuổi nổi bật của văn chương Sài Gòn sau Đổi mới với 9 tập thơ, truyện ngắn mới lạ, ăm ắp thiên tính nữ, mới đây gây bất ngờ cho độc giả, khi xuất hiện trong tư thế tác giả viết sách cho thiếu nhi, ở tuổi… bà nội, qua tập truyện Chiếc gối biết nói.

Chiếc gối biết nói gồm: Phần 1 - Chuyện nhỏ xinh cho bé là 10 câu chuyện về các loài vật quen thuộc với các bạn nhỏ, như: cá, chuột chù, kiến, chuồn chuồn, gà, ve… mang màu sắc cổ tích; và Phần 2 - Nhà có hai anh em là 10 câu chuyện hiện thực xoay quanh hai anh em Bin và Ben.

Các câu chuyện nhỏ mà không nhỏ, góp phần hoàn thiện nhân cách của các em, từ cách dọn dẹp thú bông sau khi chơi đến chia sẻ thú bông, quà của mình cho các bạn có hoàn cảnh thiệt thòi hơn, rồi ăn uống sao để không bị béo phì, anh em sống sao cho hòa thuận, suy nghĩ về nghề nghiệp cho mai sai, nhường nhịn và chia sẻ trong cuộc sống hằng ngày v.v...

Chọn cách kể đầy tính tương tác, nhiều câu hỏi xuất hiện ngay trong truyện, nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên giúp ba mẹ có thể tương tác nhiều hơn khi đọc sách cùng các bạn nhỏ, thậm chí có thể gợi mở để các bạn nhỏ thành người đồng sáng tạo câu chuyện. Đặc biệt, dưới mỗi câu chuyện, tác giả có kết luận nho nhỏ, như lời gửi gắm, dặn dò, như bài học luân lý bé xinh để các bạn nhỏ tự hoàn thiện mình.

Thú vị hơn, khi những kết luận là những vần thơ để các bạn nhỏ có thể dễ dàng học thuộc, như: “Tạm biệt pizza nhé/ Chào luôn mấy miếng gà/ Hamburger béo ngậy/ Đừng gọi bé nữa nha.” hay: “Tay chân hay mắt mũi/ Miệng và bụng với lưng/ Đều là anh em cả/ Đều thương nhau vô cùng” rồi “Bé thích làm bác sĩ/ Hay thích lái máy bay/ Rồi làm chú đầu bếp/ Hay thầy giáo mỗi ngày?/ Bé cứ học thật giỏi/ Lớn lên là biết ngay.”

Bên cạnh nội dung sinh động dành cho lứa tuổi 5+, Chiếc gối biết nói còn hấp dẫn các bạn nhỏ qua minh họa màu lí lắc, dễ thương của họa sĩ Ru–oi được trình bày theo khổ sách lớn.

Ba mẹ hãy lật quyển sách tuyệt đẹp này ra, cùng bé vào thế giới trẻ thơ, bay trên đám mây với những câu chuyện đáng yêu, lắng nghe gió thì thầm các vần thơ ngộ nghĩnh, và lim dim mắt ngắm nhìn các bức tranh màu sắc dịu êm…. Tin rằng Chiếc gối biết nói và vòng tay ấm áp của ba mẹ sẽ đưa bé vào giấc mơ thần tiên.

Dường như câu nói “một đời người hai đời trẻ con”, ngoài nghĩa thông thường, còn đúng với nhiều người viết khi soi vào con đường chữ. Đã có những ông bố bà mẹ viết sách cho con, rồi ông bà viết sách cho cháu. Danh sách ấy giờ được nối dài hơn với nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên qua món quà chị gửi tặng đến các cháu của mình cũng như độc giả nhí, là tập truyện Chiếc gối biết nói.

ND

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Ra mắt hai cuốn sách viết về nghề báo nhân Ngày Báo chí Việt Nam 21/6

Tóm tắt: 

Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, NXB Trẻ ra mắt hai tác phẩm về nghề báo và truyền thông hiện đại: "Tin tức kiến tạo" và "Cẩm nang Báo chí Trực tuyến - Kỹ năng sinh tồn và lớn mạnh trong kỷ nguyên số".

Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, NXB Trẻ ra mắt hai tác phẩm về nghề báo và truyền thông hiện đại: "Tin tức kiến tạo" và "Cẩm nang Báo chí Trực tuyến - Kỹ năng sinh tồn và lớn mạnh trong kỷ nguyên số".

Đây là hai tác phẩm văn học và cũng là tài liệu quý dành cho những người làm trong ngành báo chí, truyền thông, hay sinh viên đang theo học các ngành báo chí, truyền thông.

Bìa sách cuốn "Tín tức kiến tạo" được ra mắt nhân dịp Ngày báo chí Việt Nam 21/6.

Cuốn sách “Tin tức kiến tạo (Constructive News) của tác giả Ulrik Haagerup có nội dung phân tích những ưu, khuyết của cách thức làm truyền thông trong thời đại mới, đồng thời là một cuốn cẩm nang đầy cảm hứng về xu hướng tiếp theo trong lĩnh vực báo chí truyền thông.

Trong xã hội hiện đại, tin tức được quan tâm dường như đang tập trung nhiều vào những câu chuyện tiêu cực, những xung đột kịch tính, ai là nạn nhân, ai là kẻ ác… Vì vậy, phần 1 của cuốn sách này sẽ cho thấy và lý giải những hậu quả của tiêu cực trên đối với công chúng, báo chí truyền thông và nền dân chủ. Từ đó ở phần 2, tác giả đề xuất giải pháp cải thiện tình hình theo hướng tích cực bằng cách thiết lập lại một nền truyền thông trung thực, đa chiều, được xây dựng trên căn bản là "tin tức xây dựng", hay "tin tức kiến tạo" (constructive news), có khả năng truyền cảm hứng tích cực và mang lại nhiều lợi ích toàn cầu hơn.

Ngoài ra, cuốn sách cũng trình bày nhiều dẫn chứng thực tế sinh động từ chính những kinh nghiệm của tác giả trong thời gian làm Giám đốc điều hành tin tức tại Tập đoàn phát thanh - truyền hình Quốc gia Đan Mạch - nơi mà ông đã thành công dẫn dắt sự thay đổi trong mô hình sản xuất tin tức. Ulrik Haagerup cũng là nhà sáng lập và CEO của Viện nghiên cứu Tin tức xây dựng (Constructive Institute) có mục tiêu cải thiện văn hóa tin tức toàn cầu.

Còn cuốn sách “Cẩm nang Báo chí Trực tuyến - Kỹ năng sinh tồn và lớn mạnh trong kỷ nguyên số” (The Online Journalism Handbook: Skills to Survive and Thrive in the Digital Age) của tác giả Paul Bradshaw là cuốn sách được biết đến trên toàn cầu, như là một hướng dẫn quan trọng cho thế giới biến đổi không ngừng của nền báo chí kỹ thuật số đương đại.

Bìa cuốn sách "Cẩm nang Báo chí Trực tuyến - Kỹ năng sinh tồn và lớn mạnh trong kỷ nguyên số".

Cuốn cẩm nang này chỉ ra nhiều khả năng nghiên cứu, viết và kể chuyện mà các nhà báo có thể được nhận thông qua các công nghệ mới. Do đó, sách là tài liệu bổ ích dành cho các sinh viên đang theo học báo chí - truyền thông cũng như các nhà báo chuyên nghiệp, những người làm truyền thông kỹ thuật số.

Ngoài ra, tác giả cũng Paul Bradshaw trình bày một sự hòa trộn hấp dẫn giữa chuyên môn công nghệ với hướng dẫn thực hành trong thế giới thực để minh họa cách mà những người được đào tạo và làm nghề báo chí có thể cải thiện việc trình bày cũng như khả năng đưa bài viết của mình vươn ra toàn cầu thông qua các công nghệ.

Paul Bradshaw là giáo sư đào tạo MA về báo chí dữ liệu, báo chí di động và đa nền tảng tạo Đại học Thành phố Birmingham, Anh. Ngoài ra, ông còn cộng tác với đơn vị dữ liệu của BBC Anh, xuất bản blog và báo chí trực tuyến. Ông được công nhận rộng rãi là một trong những người dẫn đầu trong lĩnh vực báo chí trực tuyến, báo chí dữ liệu và truyền thông mạng xã hội.

 Nguồn: Tin, ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

https://baotintuc.vn/van-hoa/ra-mat-hai-cuon-sach-viet-ve-nghe-bao-nhan-ngay-bao-chi-viet-nam-216-20210620175638187.htm

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường