Chuyện dọc đường
30 bức ảnh đáng nhớ về các Olympics mùa Đông (Phần 1)
Submitted by nlphuong on Mon, 03/02/2014 - 07:15(ICTPress) - Thế vận hội mùa Đông lần thứ XXII sẽ diễn ra tại Sochi, Nga từ ngày 7/2 tới đây.
Kể từ khi bắt đầu vào năm 1924, Thế vận hội (Olympics) mùa Đông đã khơi nguồn cảm hứng cho các vận động viên. Họ cũng là những người đã tạo nên nhiều xúc động trong suốt chiều dài lịch sử của Thế vận hội.
Từ những trình diễn đầy thách thức đến thú vị tới những tai tiếng mà các nhiếp ảnh gia đã ghi lại được bằng hình ảnh về những khoảnh khắc Olympics lịch sử trên khắp thế giới.
Một trong những sự kiện có tiếng xấu nhất trong các Olympics mùa Đông là scandal giữa những vận động viên trượt băng tên tuổi của Mỹ là Tonya Harding và Nancy Kerrigan. Tháng 1/1994, một người đàn ông đã tấn công Kerrigan vào đầu gối ngay đêm trước khi đội Mỹ vô địch trượt băng. Sau đó người ta đã phát hiện chồng cũ của Harding là Jeff Gillooly, và vệ sỹ Shawn Eckhardt đã lên kế hoạch vụ tấn công với hy vọng gia tăng cơ hội của Harding tại các trận đấu tập của Mỹ và cuối cùng là Olympics. Kerrigan đã không thể cạnh tranh chức vô địch quốc gia, nhưng cô đã được lựa chọn vào đội tuyển năm 1994 cùng với Harding. Tuy nhiên, nghiệp chướng đã quay trở lại với Harding khi cô bị chấn thương - cô đã kết thúc với vị trí thứ 8 trong Olympics mùa Đông Lillehammer năm 1994, trong khi Kerrigan, sau đó đã hồi phục chấn thương, dành Huy chương Bạc.
Một câu chuyện thú vị tại Olympics mùa Đông 1988 ở Calgary là câu chuyện của đội trượt tuyết Jamaica. Họ được xem là những người “chiếu dưới” vì đại diện cho một quốc gia nhiệt đới trong một sự kiện thể thao mùa Đông, và cuối cùng đã lọt vào tới Tứ kết. Tuy nhiên, họ đã trình diễn khá đột phá trong thời gian Thế vận hội Calgary, và làm các đội tuyển khác và những người xem ấn tượng với những khởi động nhanh. Họ thậm chí còn là nguồn cảm hứng cho một bộ phim có tên gọi Cool Runnings bởi những thành tích của họ.
Hãy cùng nhìn lại một số bức ảnh tiêu biểu nhất từ các Olympics mùa Đông dưới đây, trong đó có cả những tai nạn nguy hiểm, những cuộc lật đổ ngoạn mục và những chớp hình thú vị.
Hình ảnh của một cú nhảy trượt tuyết trong ngày cuối cùng của Olympics mùa Đông Innsbruck năm 1964 được tổ chức tại Áo.
Ảnh: Allsport Hulton/Archive/Getty Images |
Đội tuyển hockey Mỹ ăn mừng chiếc Huy chương Vàng sau khi đánh bại đội tuyển Phần Lan với tỷ số 4-2 trong trận chung kết tranh Huy chương vàng tại Olympics mùa Đông 1980 diễn ra ngày 24/2/1980 tại hồ Placid, New York.
Ảnh: Steve Powell/Getty Images |
Mario Dezolt, Italia thực hiện chặng đầu tiếp sức nam việt dã tại Olympics mùa Đông Lillehammer ở Na Uy năm 1994.
Ảnh: Pascal Rondeau/ALLSPORT |
Joakim Karlberg (trái), Thụy Điển ngã khi Andrey Bobrov (phải), Liên bang Xô viết trượt qua trong môn thi đấu trượt băng tốc độ 1500 mét tại Olympics mùa Đông năm 1988 ở Calgary, Canada.
Ảnh: Mike Powell/Allsport |
Antti Tormanen, Phần Lan bị đập mạnh vào kính bởi một vận động viên người Cộng hòa Séc tại Aqua Wing tại Olympics mùa Đông 1988 tại Nagano, Nhật Bản.
Ảnh: Al Bello/Allsport |
Vận động viên trượt băng nổi tiếng của Mỹ, Dick Button thực hiện bước nhảy của mình vào tháng 2/1948 tại St. Moritz trong Olympics mùa Đông. Button đã dành Huy chương Vàng và lặp lại thành tích tại Oslo, Na Uy năm 1952. Button trở thành vận động viên trượt băng của Mỹ đầu tiên dành Huy chương Vàng và anh giới thiệu không ngại ngùng là người dành 2 huy chương tại Olympics chỉ sau khi ngày hoàn thành thi đấu thành công.
Ảnh: STAFF/AFP/Getty Images |
Vận động viên trượt tuyết Stein Gruben chuẩn bị lao dốc với ngọn lửa Olympics trong Lễ khai mạc Olympics mùa Đông Lillehammer năm 1994, tại Na Uy.
Ảnh: Bob Martin/ALLSPORT |
Các vận động viên thi đấu trong môn trượt tuyết đường trường cổ điển 50km của nam vào ngày thứ 17 của Olympics mùa Đông, ngày 28/2/2010 ở Whistler, Canada.
Ảnh: Shaun Botterill/Getty Images |
Vận động viên trượt tuyết người Đức, Chistl Cranz thi đấu trước đám đông, có Nazis trong đồng phục, trong môn thi đấu trượt tuyết phối hợp ở núi cao của nữ tại Olympics mùa Đông lần thứ IV ngày 8/2/1936, Garmisch-Partenkirchen, Đức.
Ảnh: FPG/Getty Images |
Ảnh toàn cảnh về môn thi đổ đèo của nam được kiểm tra tại Olympics mùa Đông ở Nagano, Nhật Bản, ngày 12/2/1998.
Ảnh: Mike Powell/Allsport |
Các vận động viên trượt băng của Mỹ Tonya Harding (trái) và Nancy Kerrigan tránh nhau trong một phiên thi đấu ngày 17/2/1994 ở Hamar, Na Uy, trong Olympics mùa Đông. Kerrigan bị đánh vào đầu gối tháng 1/1994 trong trận đấu kiểm tra Olympics của Mỹ, và sau đó được biết vụ việc nay do chồng cũ của Harding và vệ sỹ đã lên kế hoạch với hy vọng gia tăng cơ hội của Harding tại các cuộc kiểm tra và thi đấu Olympics.
Ảnh: VINCENT AMALVY/AFP/Getty Images |
Gerda Weissensteiner của Italia đang biểu diễn tại môn trượt băng một người bằng xe tại Olympics mùa Đông Lillehammer ở Na Uy năm 1994.
Ảnh: Shaun Botterill/ALLSPORT |
Những vận động viên hockey của Mỹ đã ăn mừng chiến thắng bất ngờ trước đội tuyển Canada tại Olympics mùa Đông vài phút sau khi trận đấu kết thúc vào ngày 25/2/1960 tại thung lũng Squaw, California. Được gọi là “phép màu không thể coi nhẹ”, chiến thắng phút chót của Mỹ trước các đội tuyển Canada và Liên bang Xô viết với những căng thẳng của Chiến tranh Lạnh đang dần tăng.
Ảnh: AP |
Đội tuyển Jamaica thi đấu ở môn trượt tuyết bằng xe 4 người của nam tại Olympics mùa Đông 1988 tại Calgary. Các thành viên đội tuyển Nelson Chris Stokes, Dudley Stokes, Devon Harris và Michael White là những vận động viên đầu tiên thi đấu trượt tuyết của quốc gia này.
Ảnh: Bob Thomas/Getty Images |
Shizuka Arakawa (giữa), vận đông viên Nhật Bản đã phản ứng với kết quả của cô sau lần biểu diễn tại chương trình trượt băng tự do của Nữ trong ngày thứ 13 của Olympics mùa Đông Turin trong ngày 23/2/2006. Cô sau đó đã dành Huy chương Vàng trượt băng của nữ.
Ảnh: Brian Bahr/Getty Images |
(Còn tiếp)
Life & English: “Food for Vietnamese New Year”
Submitted by nqmhien on Sun, 02/02/2014 - 01:20Banh Chung (steamed square cake) and its Southern variety called Banh Tet - is unique to Vietnam's Tet holiday, though many other countries (China, Japan, Korean, Singapore, Taiwan) celebrate this holiday as well. Banh Chung is a food made from glutinous rice, mung bean and pork, added with many other ingredients. Banh Chung is covered by green leaves (usually banana leaves) and symbolizes the Earth, invented by the prince Lang Lieu from Hung King dynasty. Besides traditional reason, Banh Chung is chosen as the main food for Tet holiday because of it can last long for days in the severe weather of Vietnam (Banh Chung can survive at room temperature for nearly 1 month).
Gio Cha (Vietnamese ham/sausage) is another traditional food in Tet holiday, and usually served with Xoi (sticky rice) and Banh Chung. Gio is different from Cha since Gio is boiled and Cha is deep-fried. Vietnamese people make Gio from lean meat, added fish sauce and covered by leaves then boiled for hours. Cha is also made of lean pork and ingredients, but Cha is not wrapped by leaves and boiled but deep-fried in oil. Cha just survive for some days when Gio can last for month due to its covers. There are many kind of Gio, categorized by its origins: Gio Lua (made from pork),GioGa (made from chicken), Gio Bo (made from beef). All these types are used not only in Tet holidays but also over the year.
Xoi (sticky rice) is also a very important part of Tet holiday in Vietnam, since the meals to worship the ancestors can not missing this dish. Moreover, along with Banh Chung, xoi is the main staple foods for Tet holiday. Xoi in Tet holidays can be seen in many forms: Xoi Lac (sticky rice with peanuts), Xoi Do Xanh (sticky rice with mung bean), Xoi Gac (sticky rice with special “gac” fruit). Among these types, xoi gac is favorite the most by people because of its special red color – symbolizes the luck and new achievement for the New Year. Xoi is usually served with Gio Cha or boiled chicken in Tet meals. Sometimes it can be served with Che (sweet soup) like a dessert.
Thit ga (boiled or steamed chicken) plays an important role in Tet holiday cuisine because all the tribute meals to the ancestors must contain a boiled chicken, whole or chopped. Chicken meat in Tet meals are various in forms: usually chicken are boiled and sliced, but sometimes people can place the whole chicken in a plate, or nowadays some families use roasted or fired chicken to replace the original boiled ones. Chicken meat is served with Xoi (sticky rice) and Banh Chung, and become one of the most popular main dishes in Tet holidays. Boiled chicken are always go with sliced lemon leaves and salt-and-pepper sauce, as a tradition. Chicken (especially bones, legs and heads) can be used to prepare the broths for other soups.
Mut (jam) is food to welcome guests in this special period. Mut is always kept in beautiful boxes and placed at the table in the living room, and it is the main food for the owners and guests to taste when they’re talking, enjoyed over a cup of tea. Unlike Western jam, which is usually in liquid form and served with bread, "Vietnamese jam" is mainly in dry form, usually dried fruits and some kind of seeds (pumpkin seeds, sunflower seeds, watermelon seeds). This once-in-year mix of snack is very large in variety, with so many tastes: ginger, carrot, coconut, pineapple, pumpkin, lotus seed, star fruit, sweet potato. Nowadays, cake and sweet are slowly replacing jam in Tet period, but many people still love the taste this unique food – an angle of Vietnamese culture.
(Source: www.vietnamonline.com)
Làm gì cùng con ngày Tết?
Submitted by nlphuong on Sat, 01/02/2014 - 11:45Sau khi bố mẹ hết Tết, trở lại với công việc, các bạn nhỏ của chúng ta vẫn còn vài ngày rảnh rỗi. Làm gì đây?
HS trường Đoàn Thị Điểm và CLB Đọc sách cùng con nhảy đón năm mới |
Tôi thường đề nghị các bạn nhỏ chơi một trò chơi tưởng tượng: Nhắm mắt lại và cố gắng "nhìn" xem hình ảnh nào xuất hiện đầu tiên, mùi hương nào ta "ngửi" thấy, âm thanh nào ta "nghe" được khi cô giáo nhắc đến một từ nào đó.
Đó cũng có thể là một trò chơi hạnh phúc nếu trải nghiệm của chúng ta là những trải nghiệm hạnh phúc.
Với tôi chẳng hạn, nhắc đến Tết, tôi lập tức thấy hương nước mùi già nồng nàn khắp nhà. Nhắc đến Tết, tôi tưởng tượng lại cảnh chị em tôi ngồi gói bánh cùng bố mẹ. Các anh lớn chơi bài tú lơ khơ, trẻ con chơi tam cúc. Tôi lại nhìn thấy một ngày trong Tết, chúng tôi chơi trò đu quay trong công viên Thống Nhất. Tôi ngồi trên con hổ, em tôi chọn con voi gỗ. Bố mẹ đứng bên ngoài vẫy vẫy, vui vui.
Những gì cả gia đình từng trải qua với nhau ngày Tết sẽ là những điểm nhấn tuyệt vời trong ký ức để sau này, khi đã thành người lớn, thi thoảng lại nhớ về, thấy mình như trôi trong thước phim... 4D hạnh phúc, để có thể vin vào mà vượt lên mọi khó khăn nhất thời của cuộc sống.
Diễn giải dài dòng thế chỉ để mào đầu cho một câu chuyện: làm gì với trẻ ngày Tết, trong một cái Tết được nghỉ dài sắp tới. Nếu thử chơi trò chơi tưởng tượng nói trên cùng tôi, thì ta sẽ biết cả nhà có thể làm gì cùng nhau ngày Tết để Tết không... quá dài và quá chán, để trẻ sau này có được ký ức phong phú về những ngày mùa xuân thơ ấu.
Ngoài "bày việc" cùng con chuẩn bị Tết, ngoài 3 ngày Tết vui ấm cùng gia đình, nhắc trẻ nhớ câu "Mùng Một Tết cha, mùng Hai Tết mẹ, mùng Ba Tết thầy", những ngày sau đó, ta có thể cùng trẻ lên một lịch trình vui vẻ cho 10 ngày tiếp theo. Lịch trình nên được nghiên cứu và vẽ ra một cách thú vị lên giấy bìa to, có trang trí màu sắc, hình ảnh - vẽ hình người, vẽ đồ vật những gì cần chuẩn bị. Có thể vẽ dưới dạng sơ đồ tư duy. Có thể viết trong những tấm bìa tượng trưng cho một ngày và gắn lên lịch... Trẻ càng được tham gia nhiều vào phần lên kế hoạch này, càng có nhiều hào hứng cho việc thực hiện. Lên lịch cho từng ngày một.
Ví dụ: Có thể lên lịch cho việc đi thăm lại một người họ hàng hay một người thân quý lâu rồi không gặp vào mùng 4. Mùng 5 thử ghé Bảo tàng Dân tộc học xem sao. Mùng 6 có kế hoạch đón một gia đình người bạn của bố mẹ đến chơi, phân công công việc dọn nhà, phụ bếp, tiếp khách cho các con, và sau khi ăn uống tiệc tùng có thể hai gia đình cùng đi đâu đó bên ngoài. Mùng 7 đã có thể ghé nhà hát thưởng thức một buổi diễn hài kịch đầu năm hoặc nghiên cứu về một bộ phim hài gia đình ở rạp. Đây có thể sẽ là một kỷ niệm chung thú vị để cả nhà nhắc đến sau đó, nhiều lần, trong nhiều dịp, về các chi tiết trong vở kịch, về các câu thoại buồn cười trong phim.
HS trường Đoàn Thị Điểm và CLB Đọc sách cùng con nhảy đón năm mới |
Một ngày khác cả nhà đi loanh quanh phố cổ ngắm người ngắm phố ngày Tết, làm một vòng Bờ Hồ, lên Văn Miếu xin chữ các ông đồ hoặc nhẩn nha ăn kem, ăn bánh ở một tiệm cà phê xinh đẹp nào đó bên Bờ Hồ hay góc Hồ Tây.
Một ngày lại vãn cảnh chùa đầu năm, cho cả nhà cảm giác thong dong thú vị, bình an.
Giữa những ngày "ăn Tết" và "chơi Tết", có thể lên lịch một ngày "đọc Tết" và... "viết Tết". Hôm ấy, cả nhà có thể ở nhà đọc báo, truyện đã được chu đáo lựa chọn mua từ trước, xem một bộ phim nhỏ trên tivi, nhớ lại những trò vui vừa được tham dự hôm trước, và... khai bút đầu xuân. Năm xưa, bố tôi thường đề nghị bọn trẻ chúng tôi khai bút vào mùng Một Tết, như một "nghi lễ" trịnh trọng đầu năm. Giờ, theo tôi, cả nhà có thể "khai bút" bằng việc ghi lại điều gì đã trải qua cùng Tết, sau những hoạt động vui cùng gia đình, ghi lại một điều mình nhớ nhất, ấn tượng nhất hoặc lạ nhất.
Có năm tôi đề nghị con trai cùng các anh chị họ ghi một mong ước trong năm mới, một ý định muốn, một lời hứa, lời cam kết với bản thân, sau đó cho vào một phong bì màu đỏ thật to, dán kín cùng lời hẹn cuối năm mở ra xem mình có thực hiện được không để mà tự hào. Cả người lớn cũng tham gia việc "viết Tết" này. Nếu biết cách "động viên", trò "viết Tết" có thể sẽ là một "nghi lễ" vui nhộn của gia đình.
Cứ như thế, các bố mẹ cùng các con có thể nghĩ ra thêm rất nhiều việc để làm khiến Tết của con, của bố mẹ phong phú mà không gây áp lực, mệt mỏi. Mỗi gia đình có những quan tâm khác nhau nên lịch Tết sẽ rất khác nhau. Chẳng hạn, trong những ngày Tết, cá nhân tôi sẽ lên kế hoạch cho "một ngày vào bếp" của mỗi người. Mỗi người tự sáng tác ra một món lạ để sau đó tấm tắc với nhau... Một ngày khác sẽ là ngày "free" khỏi bếp núc để đi ăn bên ngoài - có thể cũng là ngày hội đối với trẻ. Ngoài ra, tôi lại thích một ngày đi thăm một vườn rau hữu cơ, xin các bác nông dân cho được cùng thu hoạch rau - sẽ không phải là một ý tồi cho đầu năm mới.
Sau khi bố mẹ hết Tết, trở lại với công việc, các bạn nhỏ của chúng ta vẫn còn vài ngày rảnh rỗi. Làm gì đây? Bố mẹ có thể tìm hiểu thông tin các câu lạc bộ dành cho trẻ nhỏ trong thành phố. Phần lớn họ đều sẵn sàng chương trình thú vị đón các bạn những ngày đầu năm.
Ví dụ: câu lạc bộ Tí Toáy với các chương trình học về nghệ thuật, một số câu lạc bộ nhảy múa hoặc vẽ ngoài thiên nhiên. Nhân đây cũng xin giới thiệu câu lạc bộ Đọc sách cùng con của chúng tôi với các buổi đọc sách chung theo chủ đề và làm đồ chơi được tổ chức hằng ngày từ mùng 5 trở đi. Các phụ huynh có thể gửi các bạn nhỏ ở đó để cuối giờ làm đến đón. Chỉ lưu ý sao cho các con không quá mệt vì các hoạt động ngày Tết. Vì thế mà bố mẹ nên sắp xếp các ngày tĩnh-động, trong phòng - ngoài trời xen kẽ. Thậm chí, dành một ngày để ngủ nướng và xem lại bài vở.
Chúc một cái Tết vui, đẹp, khoẻ sẽ đến với các gia đình để mỗi năm một đầy lên những kỷ niệm êm ấm, thân thương trong ký ức của tuổi thơ.
TS Nguyễn Thụy Anh
Nguồn: Báo Phụ nữ Thủ đô
Xin kính dâng Người - Đất nước mùa Xuân
Submitted by nlphuong on Sat, 01/02/2014 - 08:00Lịch sử bốn ngàn năm đất Việt
Đã làm nên tên núi, tên sông, tên làng, tên nước…
Đất nước phải dày công mới dành lại được
Phải mất nhiều người, chịu những nỗi đau
Đất nước có được do ta biết nhìn nhau
Người trước hy sinh - người sau đứng dậy…
Từ thuở Hồng hoa khai thông dòng chảy
Cho chúng con máu đỏ da vàng, cho mũi tẹt, răng đen
Sức vóc mảnh mai nhưng trí không hèn
Dám rời núi ngăn sông, dám xông lên đuổi giặc
Bao đời vua đều chung câu cốt yên xã tắc
Có họa cùng chia, có phúc cùng hòa
Những đố kỵ, bất đồng làm rõ để cho qua
Không để bụng, trả thù, không huých nhau bè phái
Người có nhân luôn tôn sùng lẽ phải
Biết nhường dưới kính trên, biết hiếu nghĩa ông bà
Chúng con dập đầu tạ ơn Người đã sinh ra
Tên Tổ Quốc Việt Nam ngàn đời yêu dấu
Con nguyện vì Người mà ngày đêm chiến đấu
Cho đất nước này mãi mãi mùa xuân./.
Nhà báo Trần Bình Tám
Những quyển sách đẹp và đắt ở Đường sách TP. HCM
Submitted by nlphuong on Fri, 31/01/2014 - 23:25Những quyển sách nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp có giá đắt nhất tại lễ hội Đường sách. Có quyển còn vô giá vì có thủ bút của Đại tướng.
Trong số hàng ngàn đầu sách ở lễ hội Đường sách Xuân Giáp Ngọ thì những quyển sách có thủ bút của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là quý nhất, không có giá. |
Sách được trưng bày trong tủ kính ngay giữa trung tâm đường sách ở đường Mạc Thị Bưởi. |
Có tất cả 4 quyển sách có bút kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. |
Lễ hội Đường sách năm nay có hẳn một khu trưng bày sách, tư liệu, hình ảnh... về Đại tướng. Trong số những quyển sách về Đại tướng được bán, đắt nhất là quyển Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tim tôi với giá 600.000 đồng. |
Sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tim tôi được lấy làm mô hình trưng bày. Sách do Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM phát hành gồm 117 ảnh, ghi lại những khoảnh khắc về ông. |
Cũng giá 600.000 đồng là quyển Bikes of Burde của tác giả Hans Kemp. |
Nội dung sách là những bức ảnh về xe cộ ở Sài Gòn. |
Quyển TP.HCM hữu nghị, hợp tác và phát triển năm 2013 có giá 500.000 đồng. |
Thu hút nhiều người đọc là cuốn Thành Phố Hồ Chí Minh - thành phố tôi yêu". Tên tác phẩm cũng là nội dung của đường sách năm nay. |
Đây là cuốn sách ảnh của nhiều tác giả. Sách có giá 300.000 đồng. |
Sách Ăn vặt Sài Gòn của tác giả Chu Thị Hồng Anh có giá 490.000 đồng. |
Một quyển sách khác về văn hóa mang tên Chùa Việt Nam có giá 496.000 đồng. |
Sách Hình Ảnh Scenic Beauty Of Viet NamHình Ảnh Scenic Beauty Of Viet Nam của nhiếp ảnh gia Nguyễn Mạnh Đan có giá 500.000 đồng. |
Trong gian hàng bán sách thiếu nhi, đắt nhất là cuốn Bách khoa động vât với giá 315.000 đồng. |
Sách cánh buồm đỏ thắm chỉ có giá 22.000 đồng nhưng thu hút rất nhiều người mua. |
Vì người mua được họa sĩ minh họa bìa sách Valentina Giannangeli (người Ý) và dịch giả Phạm Ngọc Thạch (áo xanh) - người dịch Cánh buồm đỏ thắm ký tặng. |
Ngoài ra, điểm nhấn của lễ hội Đường sách năm nay là có rất nhiều sách về chủ quyền biển đảo đất nước. |
Như Quỳnh
Nguồn: news.zing.vn
Đêm 30 Tết ở Trường Sa
Submitted by nlphuong on Fri, 31/01/2014 - 08:00Cùng với khắp mọi miền cả nước, huyện đảo Trường Sa cũng tổ chức đón Tết Nguyên Đán không thua kém đất liền.
Các chiến sĩ đảo Trường Sa Lớn trang trí đón năm mới. Ảnh: Tuấn Nguyễn. |
Trung tá Lương Xuân Giáp - Chính trị viên đảo Trường Sa (còn gọi là Trường Sa Lớn, huyện Trường Sa, Khánh Hòa) cho biết: chiều ngày 30 Tết, đại diện chính quyền cùng nhân dân và các đơn vị đóng quân trên đảo đã đi thắp hương tại Đài tưởng niệm các liệt sỹ, nhà tưởng niệm Bác Hồ và mộ liệt sĩ.
Buổi tối, trên đảo sẽ có chương trình hái hoa dân chủ, bình chọn báo tường báo ảnh, văn hoá văn nghệ. Sau đó, chỉ huy đảo sẽ đi chúc tết các vọng gác, cùng đón giao thừa.
Sáng mùng 1 Tết, huyện đảo sẽ tổ chức lễ chào cờ đầu năm mới, tiếp đó là các trò chơi văn hóa dân gian như thi đấu cờ tướng, cờ vua, kéo co, nhảy bao bố, ném bóng bàn vào chậu, bịt mắt đập bóng, đánh bóng chuyền.
Đặc biệt, ngày mùng 2 Tết sẽ có hội thi “Bịt mắt bắt heo”, ai bắt được sẽ phải tự tay thịt con heo để chiêu đãi mọi người.
Trước đó, vào chiều 29 Tết, hai Đại đức Thích Pháp Đạt (Trụ trì) và Thích Như Đạo đã tự tay làm tiệc Tất niên với đồ ăn chay, mời đại diện chính quyền - các hộ dân trên đảo cùng các đơn vị quân đội đóng quân trên đảo đến dự. Đêm 30 Tết, đảo Trường Sa sẽ cúng giao thừa từ 23 giờ, nhà chùa chong đèn suốt đêm, phục vụ quân và dân trên đảo đến cầu an.
Tết trên đảo cũng đủ đầy không kém đất liền với thị mỡ, dưa hành, bánh chưng, câu đối đỏ. Ảnh: Tuấn Nguyễn |
Hồi hộp, nhiều cảm xúc nhất có lẽ là các tân binh vừa nhận nhiệm vụ trên các đảo Trường Sa. Từ đảo Trường Sa Đông, tân binh Vũ Âu Chí Bảo, sinh năm 1995, trú tại 11/1B Thủ khoa Huân, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM, gửi lời chúc mừng năm mới tới người mẹ kính yêu của mình như sau: “Chúc mẹ một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khỏe! Chúc những người bạn của Bảo tràn đầy hạnh phúc, đón năm mới thật ý nghĩa!”
Bố Bảo làm nhân viên xe buýt, bị bệnh xơ gan, mất năm 2005, khi ấy em vừa mới 10 tuổi. Còn mẹ em buôn bán hàng hóa ở chợ. Học hết lớp 9, Bảo đi làm thêm đủ các công việc như trông giữ xe ở quán bar, phục vụ nhà hàng.., trước khi nhập ngũ.
“Người lính chỉ được đi nghĩa vụ một lần nên đã đi phải đi cho tới cùng. Đúng năm 2013 có nghe tin quận 1 tuyển lính hải quân nên em tình nguyện đi” - Bảo chia sẻ.
Bảo nhập ngũ ở Tiểu đội 5, Trung đội 2, Đại đội 2, Tiểu đoàn 453, Lữ đoàn 957, thuộc Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân. Sau 3 tháng tân binh, Bảo được chuyển qua Khẩu đội 2, Trung đội 9, Đại đội 3 Pháo Phòng không, Tiểu đoàn 862, Lữ đoàn 146.
Ngày 20/12/2013, Bảo được điều động vào đảo Trường Sa Đông. Đêm 30 Tết lúc này, Bảo đang cùng anh em chiến sĩ hái hoa dân chủ, tham gia các chương trình giao lưu văn nghệ chào đón mùa xuân đầu tiên trên đảo. Bảo rất tự hào vì được góp một phần công sức bé nhỏ canh giữ biển đảo chủ quyền của Tổ quốc.
Tuấn Nguyễn
Nguồn: tienphong.vn
Người Do Thái dạy con làm giàu, người Việt dạy con làm gì?
Submitted by nlphuong on Thu, 30/01/2014 - 08:30Nhà xuất bản Thông tấn vừa ấn hành Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu với số lượng in lần đầu khá lớn: 30 ngàn bản. Cuốn sách này do một người phụ nữ Việt Nam và chồng người Do Thái viết: chị Phạm Thị Kim Hoa và anh Mordecai Nadav.
Bìa cuốn sách Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu |
Cuốn sách không chỉ dừng lại ở những thông tin về người Do Thái dạy con kiếm tiền, mà thông qua đó còn khái quát nhiều nét văn hóa, giáo dục của một dân tộc thông minh nhất thế giới. Thế giới sách có cuộc trò chuyện với tác giả Phạm Thị Kim Hoa về quá trình hình thành ý tưởng của cuốn sách có tựa đề rất kinh tế nhưng lại mang đậm tính giáo dục này.
* Nhiều phụ nữ Việt hiện nay ở các đô thị lớn, nếu có lấy chồng ngoại kiều, thường thì họ vẫn chọn các ông chồng ở những quốc gia có kinh tế phát triển. Tại sao chị lại chọn chồng người Do Thái ở đất nước Israel chưa bao giờ bình yên?
- Tôi không phải sinh ra và lớn lên ở những đô thị lớn như TP.HCM hay Hà Nội. Tôi sinh năm 1978 tại Quảng Ngãi, vào TP.HCM học tài chính - kế toán rồi đi làm. Tôi gặp và thành vợ chồng với anh ấy như một duyên số. Từ khi quen nhau đến khi cưới chỉ khoảng 40 ngày. Khi cưới anh ấy làm chồng, tôi chưa hình dung đất nước Israel sẽ như thế nào. Lúc đó tôi chỉ biết đây là tình yêu của mình chứ không quan tâm người chồng đang sống ở Israel hay Mỹ. Nhưng quan trọng nhất, trong tôi từ lâu đã có sự khâm phục với người Do Thái, bởi họ là một dân tộc thông minh nhất thế giới và đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nhân loại.
* Ngoài tình yêu, anh Mordecai Nadav đến với chị - một người phụ nữ Việt là vì gì?
- Chồng tôi cho biết, khi quen tôi, anh ấy rất mến mộ đất nước và con người Việt Nam qua những thước phim chiến tranh. Dân tộc Việt Nam cũng trải qua chiến tranh, đói nghèo, lạc hậu như chính dân tộc Do Thái. Hơn thế, tôi nghiên cứu tìm hiểu về người Do Thái thì anh ấy tìm hiểu về người Việt. Tuy hai dân tộc với hai nền văn hóa khác nhau nhưng chúng tôi lại có sự hòa hợp rất nhanh.
* Như chị nói, trước khi đến Israel, chị chưa hình dung sẽ sống thế nào ở đất nước này. Vậy điều gì chị cho là khó khăn khi mới đến Israel làm dâu?
- Khó khăn ban đầu và cũng là khó khăn lớn nhất mà tôi gặp phải là chuyện ăn uống. Người Do Thái có chế độ ăn đúng như tôn giáo của họ quy định, như: không ăn các loại động vật ăn thịt, không ăn cá da trơn… Các loại thực phẩm đều được sơ chế kỹ trước khi nấu chín. Tuyệt đối không có thức ăn tươi sống trong bữa ăn của họ.
Ở Israel có 20% dân số theo đạo Do Thái chính thống, họ chỉ làm mỗi công việc ăn và cầu nguyện. Gia đình chồng tôi thuộc 20% dân số này. Lúc đầu tôi thấy lạ nhưng giờ thì đã rất quen. Người Do Thái ở Israel rất tôn trọng tình cảm gia đình giống như người Việt mình, họ luôn dành những bữa ăn cùng nhau để trò chuyện.
Chị Kim Hoa (giữa) với gia đình nhà chồng |
- Người Do Thái không chỉ ở Israel mà trên toàn thế giới, vì hoàn cảnh và số phận của dân tộc họ là một dân tộc bị “xua đuổi”, nên họ quyết tâm tồn tại bằng mọi giá. Khi họ đã nói điều gì thì sẽ làm cho bằng được, với bất cứ giá nào miễn là luật pháp không cấm.
Chính vì số phận dân tộc như vậy nên người Do Thái rất tôn trọng sự học. Đối với họ, học ngành, nghề gì cũng được miễn là phù hợp với bản thân và nghề đó giúp bản thân sống được. Trong khi người Việt mình thường hướng con cái vô những ngành học thời thượng.
Với các bà mẹ Do Thái, họ chuẩn bị rất kỹ ngay từ khi vợ chồng quyết định cho ra đời một mầm sống. Quá trình thai giáo, nuôi con trong bụng mẹ… quan trọng hơn quá trình đứa bé được sinh ra. Một đứa bé Do Thái sinh ra được một ngày tuổi đã được cho ra ngoài tiếp xúc với môi trường chứ không nằm trong phòng kín cả tháng trời như người Việt.
* Tại sao người Do Thái thông minh nhất thế giới, có phải vì họ chịu học và tôn trọng sự học?
- Nếu bạn hỏi câu này với các đứa trẻ Do Thái hiện đang sống ở Israel: “Nếu nhà không may bị cháy, con sẽ đem theo vật gì quý giá nhất ra khỏi đám cháy?”; lập tức và như một phản xạ tự nhiên, đứa trẻ nào cũng trả lời cùng một câu: “Những cuốn sách!”.
Ở trong tất cả các gia đình Do Thái mà tôi tiếp xúc, nhà nào cũng có một tủ sách gia đình. Theo tôi, họ thông minh nhất thế giới là do duy trì thói quen đọc sách từ đời này sang đời khác mà ra.
* Họ thông minh nhờ đọc nhiều sách nhưng cuốn sách của chị lại nói chuyện họ dạy con làm giàu, vì sao?
- Người Do Thái là một dân tộc bị “xua đuổi”, chính vì vậy ở bất kỳ đâu sống được là họ dừng chân. Nhưng muốn sống được thì phải tạo ra của cải, vật chất. Họ rất thực tế khi nói rằng: “Tiền tài mang lại hơi ấm, con tim sống được nhờ đồng tiền”. Tôi viết sách về cách họ “dạy con làm giàu” chứ không phải “dạy con thành tài”. Giàu ở đây vì còn có nghĩa: giàu của cải, giàu tri thức… để sống tốt đẹp hơn.
Cộng đồng người Do Thái tuy nhỏ nhưng lại giàu nhất thế giới. Có câu: “Người Mỹ nắm tiền trong tay nhưng tiền đó lại nằm trong túi người Do Thái”. Họ giàu vì họ có một cộng đồng biết chia sẻ những cách thức làm giàu. Còn người Việt mình thì luôn giấu kín, xem các cách thức làm giàu như một “bí quyết gia truyền”.
* Được biết, chị sẽ trích ra 5.000 đồng/cuốn sách để lập Quỹ Bí mật Do Thái giúp trẻ em nghèo hiếu học. Tương lai của quỹ này sẽ là…?
- Chúng tôi hy vọng sẽ bán được 1 triệu bản Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu. Số tiền trích từ bán sách cộng với các khoản khác sẽ được dùng xây trường học cho những trẻ em không có điều kiện đến trường.
* Điều gì khiến chị hài lòng nhất khi in cuốn sách này?
- Tôi viết cuốn sách trong hơn 2 tháng từ trải nghiệm sống ở Israel trong 3 năm làm dâu. Sau khi sách phát hành, tôi nhận được phản hồi rằng, sách rất dễ đọc. Tôi vui vì sách của mình dễ đọc, bởi tôi mong muốn những bà mẹ có trình độ thấp vẫn có thể hiểu những gì trong sách đã viết và mang ra dạy con mình. Tôi mong muốn người Việt cũng thông minh, thành công như người Do Thái.
Điều tôi rất vui khi cuốn sách được in rất đẹp với chất liệu giấy tốt. Nhiều người hỏi tôi, tại sao in một cuốn sách “bình dân” cho người đọc phổ thông mà in sách đẹp vậy sẽ có giá cao, rất ít người mua được. Tôi trả lời rằng, trong các gia đình Do Thái, họ có những cuốn sách hàng trăm năm nhưng đến nay con cháu vẫn đem ra đọc bình thường. Trong khi nhiều cuốn sách ở ta, được in vào thời bao cấp giấy kém chất lượng, giờ đã bung chỉ ố vàng hoặc mục nát. Nếu giờ in lại các cuốn sách đó có phải là tốn kém không? Nên làm tốt cái gì một lần vẫn hay hơn làm đi làm lại mà chẳng ra gì!
* Xin cảm ơn những chia sẻ của chị.
Hoàng Nhân (thực hiện)
Nguồn: thethaovanhoa.vn
Life & English: “Vietnamese New Year”
Submitted by nqmhien on Wed, 29/01/2014 - 00:04Tet Nguyen Dan, or Tet for short, is considered the biggest and most popular festival of the year in Vietnam. Celebrated on the first day of the first month in Lunar Calendar, Tet’s celebration is the longest holiday. Vietnamese New Year in 2014 from January 31st to Feb 4th.
Tet is the occasion for Vietnamese to express their respect and remembrance for their ancestors as well as welcoming the New Year with their beloved family members. Moreover, in the past, Tet was essential as it provided one of few long breaks during the agricultural year, which was held between the harvesting of the crops and the sowing of the next ones.
Since Tet occupies an important role in Vietnamese’s religious beliefs, Vietnamese will begin their preparations well in advance of the upcoming New Year. In an effort to get rid of the bad luck of the old year, people will spend a few days cleaning their homes, polishing every utensil, or even repaint and decorate the house with kumquat tree, branches of peach blossom, and many other colorful flowers. The ancestral altar is especially taken care of, with careful decoration of five kinds of fruits and votive papers, along with many religious rituals. Everybody, especially children, buy new clothes and shoes to wear on the first days of New Year. People also try to pay all their pending debts and resolve all the arguments among colleagues, friends or members of family.
Like other Asian countries, Vietnamese believe that the color of red and yellow will bring good fortune, which may explain why these colors can be seen everywhere in Lunar New Year. People consider what they do on the dawn of Tet will determine their fate for the whole year, hence people always smile and behave as nice as they can in the hope for a better year. Besides, gifts are exchanged between family members and friends and relatives, while children receive lucky money kept in red envelope.
(Source: www.vietnamonline.com)
Chương trình giải trí Tết đặc sắc
Submitted by nlphuong on Mon, 27/01/2014 - 22:35Phim chiếu rạp, chương trình truyền hình đặc sắc cùng nhiều điểm vui chơi giải trí khác sẽ cho khán giả lựa chọn dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Một tiết mục văn nghệ tại Xuân Quê Hương “Lạc Hồng Vinh Hiển”. Ảnh: Lâm Khánh |
Phim Việt ra rạp có phim kinh dị Quả tim máu. Thực đơn cười có Cô dâu đại chiến 2, Hai Lúa, Năm sau con lại về, Cưới chạy. Còn phim cổ trang Cuộc chiến với chằn tinh lấy cảm hứng từ cổ tích Thạch Sanh, có nhiều yếu tố kỹ xảo.
Phim truyền hình Tết: Lấy chồng trước Tết xoay quanh chiến dịch tìm chồng gấp của Thu Cúc vì muốn hưởng thừa kế. Phim 4 tập, phát 20h5 trên VTV1 từ mùng Một. Phim hài Thầy đổi nghề 4 tập phát VTV3 lúc 18h, dự kiến từ 30/1. Kể về hai gia đình thầy bói Thiên Hoàng và Thái Quân tự nhận có tài nói chuyện với người chết và thế giới loài vật.
Hơn 20 diễn viên hài Nam - Bắc hội tụ trong Gala cười 2014 với 4 tiểu phẩm chọn lọc. Chương trình thường niên 22h tối mùng Hai trên VTV3, tiếp tục mạch châm biếm thói tật. Ngoài Hồng Vân, năm nay chương trình nhiều diễn viên hài miền Nam hơn. Gala Giao lưu diễn viên phim truyền hình phát VTV3 ngày 2/2 (mùng 3 tết).
Chào 2014 - VTV Newyear concert phát 20h tối 1/1/2014 trên VTV3, phát lại 13h mùng 2 Tết (1/2/2014) trên VTV3. Chủ đề Tình ca, chương trình quy tụ hơn 30 nghệ sĩ tên tuổi: Hồng Nhung, Mỹ Tâm, Tùng Dương, Quang Dũng, Phương Linh… Ngoài gần 30 tình khúc, chương trình đưa khán giả tới nhiều điểm đến gắn với những câu chuyện văn hóa thú vị, lễ hội sôi động ở Ý, Pháp, Thụy Sĩ, Nga, Nhật Bản.
Khúc giao mùa, chương trình du xuân giới thiệu thiệu những loại hình, lối chơi và vai trò của âm nhạc trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Dự kiến phát 8h ngày 30/1 trên VTV1, phát lại 12h mùng Một, 16h15 mùng 4 trên VTV2, và 12h45 mùng Một trên VTV4.
Chùm phim điện ảnh Việt, phát 18h15 trên K+ từ mùng Một: Dòng máu anh hùng, Bẫy rồng, Để Mai tính, Sài Gòn Yo, Cưới ngay kẻo lỡ. Phim truyền hình mới trên K+1 Cathy kiên cường phần 1, 2 (The big C) phát 11h45 ngày 1/2 phần 1, phần 2 phát từ 11h45 ngày 2/2 (mỗi ngày phát liền 13 tập). Phim truyền hình Glee phần 4, phát lúc 9h30 từ 30 đến hết mùng 6, mỗi ngày phát ba tập.
Hòa nhạc Giải Nobel vì hòa bình lần thứ 20, lúc 23h tối 30/1 trên kênh K+1 với sự tham gia của nhiều ca sĩ danh tiếng: Mary J. Blige (9 lần đoạt Grammy), James Blunt, Zara Larsson. Người đàn ông khỏe nhất thế giới, phát 19h từ tối 30 đến hết mùng 5 trên kênh K+PM, phát lại 9h ngày kế tiếp. Quy tụ 30 vận động viên các nước thi đấu, chọn danh hiệu Người đàn ông khỏe nhất thế giới.
Công chúng đến Bảo tàng Dân tộc học vui xuân cần lưu ý, bảo tàng đóng cửa từ 28 tháng Chạp đến hết mùng 3 Tết. Vui xuân tại Bảo tàng Dân tộc học hai ngày 8, 9/2 gồm trình diễn nghệ thuật và trò chơi dân gian, ẩm thực Hà Tĩnh, ẩm thực Mường.
Một trong những điểm nhấn tất niên ngoài Gặp nhau cuối năm còn có chương trình Chiều cuối năm đã có thương hiệu vài năm nay do ê kip làm văn hóa của VTV1 thực hiện. Năm nay Không gian Xuân trên cố đô là chủ đề, với bối cảnh cố đô Hoa Lư Ninh Bình. Chương trình hòa trộn giữa văn hóa truyền thống, âm nhạc, thời trang, người đẹp…
Ca ngợi vẻ đẹp di sản các vùng miền, kết nối qua các vùng kinh đô Việt cổ; gắn kết thiên nhiên và văn hóa với nhiều nét tái hiện đặc sắc. Ví dụ không gian trên bến dưới thuyền ngày xuân, lễ hội sông nước…Trên bến là khu chợ quê ngày tết với các gian bán món ăn ngày tết và đặc sản vùng: Thịt dê cơm cháy, chè Thái Nguyên, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh pía Sóc Trăng, bún miến phở Hà Nội... Góc khác nặn tò he, hát xẩm, trẻ con chơi trò chơi dân gian, người lớn làm sản phẩm thủ công (nón lá, đèn lồng, diều..).
Các bà các mẹ gói và luộc bánh chưng, vùi khoai sắn…Dưới thuyền, chị em lái đò mặc đồng phục chở khách du xuân (có cả du khách nước ngoài và nghệ sỹ nổi tiếng Anh Thơ, Trọng Tấn, Vân Khánh...). Nhóm đờn ca tài tử Nam Bộ của Bạc Liêu, đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh cùng tham gia biểu diễn.
Ở lễ hội sông nước Tràng An, du khách tham quan chùa Bái Đính, các Phật tử và các bà các cô làm món chay, rồi không gian thư pháp câu đối đầu xuân… Trong không khí ăn mặc chơi, màn Áo dài Sen với các họa tiêt lấy cảm hứng từ Hoa Lư - Tràng An - Bái Đính của NTK Minh Hạnh sẽ nổi bật với sự tham gia của Hoa hậu Ngọc Hân, Á Hậu Hoàng Anh cùng nhóm người mẫu... Chương trình phát 17h30 chiều 30 Tết và phát lại lúc 14h15 trên VTV1.
Hài Tết Cười cái sự đời phát hành vol.8 Ngoan - cái gì cũng co dưới dạng VCD và DVD ngày 23/1, phát trực tuyến trên trang cuoicaisudoi.vn, lên sóng ANTV và một số đài truyền hình khác từ mùng 1 đến 5 Tết. Tham gia diễn xuất có Quốc Anh, Minh Vượng, Công Lý, Văn Toản, Trần Hạnh, Xuân Đồng, Đại Mý, Hồng Quân…và ca sĩ Thủy Đặng. Chuyện phim xoay quanh quá trình tranh cử chức trưởng thôn Bần, đả động một số vấn đề thời sự như ngoại cảm trá hình, nợ xấu, hôi của, mất an toàn giao thông, bảo mẫu hành hạ trẻ con…
Ra mắt lần đầu năm 2006, Cười cái sự đời là nhãn hiệu được bảo hộ bản quyền trí tuệ, trở thành chương trình chuyên về hài kịch và giải trí hàng tháng trên kênh ANTV bắt đầu từ quý 2. NMH
Từ 13h ngày 25/1 đến 16h ngày 26/1, tại 44 Châu Long, Hà Nội có thư pháp cổ truyền, in con giáp, làm bánh chưng và nặn tò he. Và biểu diễn âm nhạc truyền thống, trưng bày đồ chơi Tết, con giáp dân tộc Chăm, bóng bay con thú Tết, nếm thử bánh quy Tết…
B.T
Nguồn: tienphong.vn
Life & English: “2014 - Year of the Horse”
Submitted by nqmhien on Sun, 26/01/2014 - 14:182014 is the year of the Horse.
Lunar legend holds that Buddha asked all the animals to meet him on New Year's Day and named a year after each of the twelve animals that came. The animals in the Lunar calendar are the dog, pig, rat, ox, tiger, cat (or rabbit), dragon, snake, horse, sheep, monkey, and rooster. Also, according to legend, people born in each animal's year have some of that animal's personality traits.
The Lunar New Year is celebrated during the second new moon after the winter solstice, usually between January 21 and February 20 on the Gregorian calendar.
Lunar New Year festivities begin on the first day of the first lunar month on the Chinese calendar and continue until the 15th of the lunar month, when the moon is full. The public holiday lasts three days, but celebrations take place over the entire 15 day period.
Families gather together for meals, especially for a feast on New Year's Eve. Each day of the fifteen-day celebration has its own traditions, such as visiting in-laws or staying home to welcome good fortune.
Fireworks displays during Lunar New Year stem from a custom of lighting bamboo stalks on fire to ward off evil spirits. Lunar New Year ends with the lantern festival, celebrated at night with displays and parades of painted lanterns. The highlight of the Lantern Festival is the Dragon Dance. Beautiful dragons made of paper, silk and bamboo are held overhead, and appear to dance as they make their way along the parade routes.
(Source: http://edition.cnn.com)