Thời sự ICT
Thảm kịch đường sắt ở Tây Ban Nha: lái tàu đã đăng tốc độ trên Facebook nhiều tháng trước
Submitted by nlphuong on Fri, 26/07/2013 - 07:10(ICTPress) - Hôm thứ 4 vừa qua, vào lúc 8h41 giờ địa phương, một chiếc tàu đã trật bánh khỏi đường ray và dâm vào thành phố Tây Bắc Tây Ban Nha là Santiago de Compostela, làm 80 người chết và 31 người thương nặng.
Nhiều tháng trước thảm kịch này, kẻ lái tàu, Francisco Jose Garzón Amo, 52 tuổi, đã được cho rằng là đã đăng tải việc lái tàu tốc độ cao trên trang Facebook của mình, theo nhiều nguồn tin cho biết là đã nhìn thấy trang của người này, hiện đã bị xóa đi.
Đoàn tàu đã đi từ thủ đô Madrid, trật khỏi đường ray với tốc độ 180 km/giờ ở khu vực mà giới hạn tốc độ cho phép là chỉ 80 km/giờ, theo tờ báo hàng đầu của Tây Ban Nha là El Pais. Đoàn tàu đã chạy quá nhanh mà một chiếc toa đã bay xa 15km khỏi đường ray.
Theo tờ báo El Mundo, tháng 3/2012, Garzón đã đăng tải một bức ảnh của đồng hồ đo chạy tới 200km/giờ.
Sau khi một người bạn của Garzón đã bình luận “Whoa, cậu đã chạy quá nhanh đấy”. Garzón đã trở lời “Nếu tớ chạy có quá nhanh, họ đã phạt” trước khi viết thêm “đồng hồ đo tốc độ đã bị điều khiển”.
Người bạn của Garzón đã tham chiếu tốc độ và Garzón đã mất điểm trên bằng lái xe như thế nào, rồi Garzón đã trả lời đều viết hoa “Thú vị khi sẽ lái cùng cảnh sát và vượt họ bằng cách khởi đội radar tốc độ. Công ty khai thác tàu Renfe chỉ bị phạt chút thôi, ha ha”, theo thông tin đăng tải.
Garzón, đã có 30 năm kinh nghiệm và hiện đang bị điều tra. Garzón bắt đầu lái đoàn tàu này chỉ 96 km trước khi đâm, và các bài kiểm tra được thực hiện sau thảm kịch cho thấy người này không hề uống rượu, theo El Pais đưa tin.
HY
Viber: người sử dụng không bị mất thông tin nhạy cảm nào
Submitted by nlphuong on Thu, 25/07/2013 - 22:30(ICTPress) - Nhóm hacker quân đội Điện tử Syria, nhóm chịu trách nhiệm đã làm mất nhiều trang tin tức trực tuyến, tuần này lại thực hiện các tấn công.
Những người viếng thăm trang web của công ty Viber Media - cung cấp ứng dụng cuộc gọi Internet kiểu Skype được 200 triệu người sử dụng - đã thấy một thông báo kiểu rùng rợn đăng tải trên trang web này trong tuần này.
“Viber” có trụ sở tại Israel đang gián điệp và theo dõi bạn. Chúng tôi đã không thể tấn công tất cả các hệ thống Viber, nhưng phần lớn là được thiết kế để gián điệp và theo dõi bạn”, nhóm tin tặc đã viết trên trang web.
Trong một thông báo, Viber cho biết: Điều quan trọng cần biết là không có dữ liệu nhạy cảm nào của người sử dụng được tiết lộ và các cơ sở dữ liệu của Viber không bị tấn công. Thông tin nhạy cảm, riêng tư của người sử dụng được lưu giữ trong một hệ thống an toàn không thể bị truy cập vì kiểu tấn công này.
Ứng dụng Viber, cho phép bạn thực hiện cuộc gọi và gửi tin nhắn miễn phí, đã được phát triển ở Belarus và trở nên đặc biệt phổ biến ở Trung và Đông Âu, Businessweek đưa tin năm ngoái. Trong khi Viber cũng có các hoạt động ở Síp, Viber điều hành việc kinh doanh ở Israel. Ứng dụng này được tung ra lần đầu vào năm 2010 sau khi những người thành lập Talmon Marco và Igor Magazinik trở thành bạn bé trong thời gian làm nghĩa vụ quân sự trong Quân đội Israel.
Điều này rõ ràng làm cho công ty Viber trở thành một mục tiêu hấp dẫn đặc biệt cho những tin tặc Syria. Hai nước vẫn có những xung đột trên không trung, mặt đất và không gian mạng.
Đầu tháng này, Gwen Ackerman của Bloomberg Global Tech cho biết khu vực tư nhân của Israel khá nhạy cảm với các cuộc tấn công số.
HY
Những ví dụ cực đoan nhất về sự bí ẩn tại Apple
Submitted by nlphuong on Thu, 25/07/2013 - 07:00(ICTPress) - Apple nổi tiếng là một trong những công ty công nghệ bí ẩn, kín tiếng nhất.
Công ty này nổi tiếng về những bí mật xung quanh các thông báo và khai trương sản phẩm mới.
Apple thực hiện việc này bằng cách giám sát các không gian làm việc chặt chẽ, buộc các nhà phát triển gắn sản phẩm chặt chẽ với bạn, và thậm chí yêu cầu nhân viên phủ các thiết bị bằng các bao phủ đen trong khi đang làm việc về các sản phẩm.
Mọi thứ cần ở trên cơ sở cần để biết và các nhân viên bị nghi là làm rò rỉ thông tin có thể bị điều tra kỹ lưỡng.
Ảnh: Screenshot |
Vợ của một nhân viên Apple cho biết bà được nhắc là phải “quên mọi thứ”.
Một phụ nữ gần đây viết trên Quora về cách thức Apple giữ bí mật khá tốt.
“Lo lắng? Tôi đã từng muốn viết câu chuyện này đôi chút”, cô viết.
Kim Scheinberg được đề nghị quên mọi thứ cô biết về dự án của chồng sản xuất PC chạy Mac OS. Ngôi nhà thậm chí hoàn toàn được cấu trúc lại để đáp ứng các chuẩn an ninh của Apple.
Ảnh: All Things D |
Apple thông báo rất ít thông tin liên quan đến sức khỏe của Steve Jobs.
Đồng sáng lập Apple Steve Jobs đã chiến đấu với bệnh ung thư tụy và phải cấy gan trong thời gian nghỉ phép.
Các đại diện của Apple từ chối bình luận dù chỉ một chút về tình trạng sức khỏe của Steve Job. Rõ ràng đây là một chủ đề rất nhạy cảm, nhưng cũng là một điều liên quan đến các cổ đông của Apple.
Cách Apple xử lý về tin tức sức khỏe của Steve Jobs khá tốt, Thời báo New York cho biết tại thời điểm đó.
Để giữ iPad bí mật, Apple đã yêu cầu các nhà phát triển gắn chặt thiết bị với cái bàn của họ.
Ảnh: Wikimedia Commons |
“Tiêu chí là chúng ta phải có một cái phòng không có cửa sổ. Họ đã đổi khóa cửa”, một nhà phát triển iPad đã cho biết vào năm 2011.
Ba nhà phát triển và tôi là những người duy nhất được cho phép bước vào phòng. Apple yêu cầu tên tuổi và các số an ninh xã hội của những người vào phòng làm việc.
Apple có thể khoan một cái lỗ trên bàn và gắn thiết bị vào bàn. Họ đã sử dụng những cáp xe đạp.
Họ có 3 khung kiểm soát được xây dựng xung quanh họ, do đó chúng tôi thậm chí không thể nói gì về iPad trông thể nào. Chúng tôi có thể lắp vào chúng do đó chúng tôi có thể mã hóa và có thể chạm đến màn hình và bật nhưng không thể nhìn thấy một chút hình dáng.
Sau đó họ chụp các bức ảnh rất chi tiết. Nếu bất cứ hình ảnh nào bị rò rỉ, họ có thể quay lại xem hình ảnh rò rỉ từ bàn làm việc nào.
“Tôi không được phép nói với CEO của chúng tôi. Tôi không được phép nói với bất kỳ ai về những gì chúng tôi đang làm, thậm chí nói với vợ. Cô ấy sẽ bị phạt nếu điều này xảy ra”.
Tôi đã không suy nghĩ nhiều nhưng cô ấy có thể đúng.
Apple thực tế đã dựng lên an ninh ở nơi sản xuất của họ ở thành phố phía Nam Trung Quốc là Longhua
Ảnh: Daniel Berehulack / Getty Images |
Reuters mô tả nơi sản xuất của Apple như là một pháo đài công nghiệp năm 2010.
Để vào được nhà máy, nhân viên cần quẹt thẻ, và các bảo vệ phải sử dụng máy quét nhận dạng vân tay để xác thực từng nhân viên.
“Họ sử dụng các thiết bị giám sát kim loại và kiểm tra chúng tôi. Nếu bạn có bất cứ vật thể kim loại nào trên người khi bạn rời khỏi nơi làm việc họ sẽ gọi cảnh sát”, một nhân viên cho Reuters biết.
Nhà báo của Reuters cũng đã bị hai cảnh sát tiếp cận có lý do trong khi cố gắng xem xét nhà máy Foxconn gần đó đang sản xuất các bộ phận cho Apple.
Apple sử dụng nhiều nhà sản xuất để tránh sự rò rỉ các thông tin
Để chắc chắn Apple là công ty duy nhất biết mọi thứ, điều này phụ thuộc vào nhiều hãng cung cấp các linh kiện cho sản phẩm, theo Reuters.
Apple cũng ký hợp đồng với nhiều nhà máy sản xuất các sản phẩm khác nhau, do đó rõ ràng sẽ biết nhà sản xuất nào sẽ chịu trách nhiệm rò rỉ nào nếu xảy ra.
Các nhóm làm việc được tách biệt nhau.
Ảnh: Apple.com |
“Để thảo luận một chủ đề tại một cuộc họp, một người phải chắc chắn mỗi người trong phòng biết rõ về chủ đề, có nghĩa là họ phải giữ bí mật đối với những chủ đề nhất định”, theo một đoạn trích trong Inside Apple.
“Bạn không thể nói về bất cứ bí mật nào cho tới khi bạn chắc chắn biết rõ về nó. Do vậy, các nhân viên Apple và các dự án của họ là những phần nhỏ của một trò chơi thách đố. Câu trả lời cho toàn bộ trò chơi thách đố chỉ được các vị trí cấp cao biết”, một cựu nhân viên Apple cho biết.
Đôi khi Apple xây dựng các rào cản vật lý mới hoàn toàn cho các dự án
Ảnh: Sources and Design Magazine |
“Nhân viên Apple biết điều gì đó lớn lao đang diễn ra khi các thợ mộc vào tòa nhà văn phòng”, theo cuốn sách “Inside Apple” (Bên trong Apple).
“Các bức tường mới nhanh chóng được dựng đứng. Các cánh cửa được tăng cường và các quy định an ninh được dựng lên. Các cửa sổ đã từng trong suốt và nay được làm mờ. Các phòng khác cũng không hề có cửa. Chúng được gọi là các phòng khóa trái: Không có thông tin nào được vào hay ra mà không có lý do”.
Apple cũng có hệ thống theo dõi chặt chẽ các sản phẩm
Từ một nhân viên không tiết lộ tên của Apple viết trên Quora:
“Tất cả các nguyên mẫu được đánh dấu laser bằng các số seri và được một hệ thống trung tâm theo dõi (được gọi là iTrack). An ninh vật lý cũng được ưu tiên cao, với các nguyên mẫu được yêu cầu khóa lại khi không sử dụng. Tiếp cận các nguyên mẫu cũng được giới hạn, và chắc chắn trong công ty là đồng nghiệp của bạn không biết những gì bạn đang làm.
Tiếp cận các khu vực của những nhóm nhất định (thiết kế sản phẩm, thiết kế công nghiệp và bí mật) được giới hạn bằng các biển hiệu tiếp cận. Các khu vực nhạy cảm nhất, như Studio thiết kế công nghiệp các lễ tân, camera bên ngoài để theo dõi khách và yêu cầu một người hộ tống cho bạn. Trong những khu vực và nhóm này, thông tin đường dây sản phẩm và việc tiếp cận các nguyên mẫu là cởi mở, nhưng thông tin không được ra khỏi nhóm làm việc.
HY
Trang web dành cho các nhà phát triển của Apple bị đánh sập
Submitted by nlphuong on Mon, 22/07/2013 - 07:25(ICTPress) - Trang web các nhà phát triển của Apple, nơi các nhà phát triển ứng dụng tìm kiếm các công cụ và nguồn lực để viết phần mềm cho Macs, iPhones, và iPads, đã bị tin tặc tấn công trong vài ngày qua.
Hôm nay, Apple đã khẳng định việc bị đánh sập là do bị tin tặc tấn công. Tin tặc rõ ràng đã nỗ lực truy cập các thông tin cá nhân về các nhà phát triển.
Dưới đây là thông báo của Apple:
Thứ 5 tuần trước, một kẻ thâm nhập đã nỗ lực tìm kiếm các thông tin cá nhân của những nhà phát triển đã đăng ký từ trang web các nhà phát triển của chúng tôi. Thông tin cá nhân nhạy cảm đã được mã hóa và không thể truy cập, tuy nhiên, chúng tôi đã chưa thể tìm ra khả năng mà một số tên của các nhà phát triển, các địa chỉ gửi thư và địa chỉ thư điện tử đã được tiếp cận. Chúng tôi đã tạm ngừng trực tuyến trang web này và đã và đang tìm hiểu vấn đề này.
Để ngăn chắn một đe dọa an ninh kiểu này không tái diễn, chúng tôi đang kiểm tra kỹ lưỡng các hệ thống của nhà phát triển, cập nhận phần mềm server của chúng tôi, và xây dựng lại cơ sở dữ liệu toàn bộ.
Apple đã xin lỗi về tình trạng này xảy ra và sẽ đưa trang web sớm trở lại.
Điều quan trọng là vụ việc tấn công này có thể không ảnh hưởng đến khách hàng, chỉ ảnh hưởng đến các tài khoản của nhà phát triển đã thanh toán. Tuy nhiên, việc này xuất hiện khi Apple đang hoàn thành hệ điều hành mới cho iPhone, iPad, iOS 7 và hệ điều hành mới cho Macs, OS X Mavericks.
HY
Người Trung Quốc tiếp tục gặp nạn vì sử dụng sạc iPhone 4 giả
Submitted by nlphuong on Sat, 20/07/2013 - 08:00(ICTPress) - Một ngày khác, một tai nạn do sạc iPhone giả lại tiếp tục. Không giống như tai nạn của tuần trước, đã làm tử vong một phụ nữ tên là Ma Ailun, 23 tuổi, một người Trung Quốc khác tên là Wu Jian sống sót nhưng rơi vào tình trạng hôn mê sau khi sạc iPhone 4 giả của anh này đã gây ra giật điện nặng nề, làm ngừng nhịp tim và ôxy tới não.
Những tai nạn này xảy ra luôn luôn và không chỉ ở Trung Quốc. Apple bán các sạc “xịn” với giá khoảng 20 USD, và các chuyên gia cho rằng là giá hợp lý. Trong khi đó có hàng triệu chiếc sạc giả được bán trên thị trường với giá chỉ 1 - 2 USD - một thị trường đen đã bùng phát mạnh vì sản phẩm “xịn” khá đắt.
Những sản phẩm giả này giống hết như sản phẩm “xịn”, mặc dù có sự kiểm duyệt chặt chẽ là phải in rõ thường có dòng chữ "Designed by Abble" (Được thiết kế bởi Apple) hoặc "Designed by California" (Được thiết kế bởi California) thay cho dòng chữ "Designed by Apple in California” (Được thiết kế bởi Apple ở California) xác thực. Chất lượng bên trong những sản phẩm giả được làm kém với nhiều chức năng bảo vệ bị loại bỏ để cắt giảm chi phí.
Một chiếc sạc “xịn” thực tế là một sản phẩm của công nghệ hiện đại. Như blogger Ken Shirriff giải thích:
Bên trong một chiếc sạc là một nguồn cấp chuyển đổi đảm bảo để chuyển đổi hiệu quả dòng điện AC thành đầu ra DC 5 Volt. AC đầu tiên được chuyển đổi thành DC điện áp cao. DC được chia nhỏ hàng chục ngàn lần/giây và được đưa vào một bộ chuyển đổi quét ngược. Đầu ra của bộ chuyển đổi được chuyển đổi thành DC điện áp thấp, được lọc và được cung cấp ở mức 5 volt thông qua cổng USB. Một cơ chế hồi tiếp điều chế tần số chia nhỏ để giữ điện áp đầu ra ổn định. Các sạc “xịn” sử dụng IC điều khiển chuyên dụng [mạch tích hợp] để duy trì sạc, trong các sạc loại rẻ tiền giảm các góc bằng việc thay thế IC bằng một mạch hồi tiếp rẻ tiền, chất lượng thấp.
Các sạc giả cũng không có các đệm tương tự để ngăn chặn đoản mạch trong trường hợp bị tăng nhiệt hay dòng điện tăng.
Thậm chí những chiếc sạc giả còn có thể không hoạt động. Rủi ro hơn nữa là chúng có thể làm hỏng điện thoại của bạn, tăng nhiệt và thậm chí gây cháy. Thảm họa hơn, sạc giả còn gây giật điện chết người. Như Sherriff cho biết là “có dòng điện 1 chiều 340 volt bên trong sạc, đủ khả năng gây chết người”.
Để sạc điện an toàn thì giá mua sản phẩm “xịn” là không đắt. Sherriff dự báo sạc iPhone 4 của Apple mà ông tính toán là chỉ thêm khoảng 1 USD cho các cấu kiện bổ sung bên trong” so với một chiếc sạc Samsung tương tự bán với giá 8 - 10 USD nhưng Apple đắt hơn đáng kể. Các phích cắm độc quyền của iPhone cũng nổi bật từ khi phần còn lại của ngành này đang tiến tới các loại sạc được chuẩn hóa.
Apple đang tiến hành các bước để ngăn việc làm giả khó khả thi với phích cắm lightning mới của iPhone 5, có một con chip xác thực được thiết kế để sạc giả không thể cắm vào sạc. (Cáp Lightning có thể tháo ra, do đó các iPhone đời cũ hơn vẫn có thể dùng được). Nhưng điều này đã chỉ làm các nhà máy chậm lại vài tháng để phá mã và bắt đầu làm giả các cáp Lingtning như Gizmodo đưa tin. Những chiếc sạc này chất lượng khá thấp - thậm chí được chắp lại bằng miếng băng dính.
Các phích cắm Lightning được xuất phát như việc tiết kiệm tiền của người sử dụng khi những phụ kiện iPhone cũ không còn hoạt động mà không có bộ chuyển đổi 10 USD, tạo ra một thị trường lớn tiềm năng cho cả Apple và các sản phẩm giả. Nhưng với các vụ tai nạn chết người do dùng sản phẩm Apple giả cho thấy việc cần tiết kiệm có mang lại giá trị.
HY
Nguồn: Mashable
Apple, Facebook, và các nhóm quyền tự do yêu cầu sự minh bạch hơn của An ninh Mỹ
Submitted by nlphuong on Fri, 19/07/2013 - 07:20(ICTPress) - Một liên minh mở rộng gồm các “đại gia” công nghệ như Google, Facebook, Twitter và Microsoft cùng với các nhóm các luật sư và các hiệp hội thương mại đã gửi một lá thư tới Tổng thống Obama yêu cầu sự minh bạch hơn của chính phủ Mỹ về phạm vi giám sát Internet và liên lạc điện thoại của An ninh Mỹ (NSA).
Bức thư được gửi đi này được thông báo vào ngày 18/5, đề nghị chính phủ Mỹ cho phép các công ty công nghệ, điện thoại và web được minh bạch hơn và thông tin các yêu cầu liên quan đến an ninh quốc gia. Các đề nghị này bao gồm các yêu cầu dựa trên luật pháp cho phép NSA thu thập một số lượng lớn các thông tin điện thoại và Internet. Hơn nữa, lá thư yêu cầu chính phủ Mỹ xuất bản một “báo cáo minh bạch” về các lần giám sát của chính phủ.
“Các thông tin cơ bản về việc làm thế nào chính phủ sử dụng các cơ quan điều tra liên quan đến thúc đẩy thực thi luật khác nhau đã được xuất bản nhiều năm mà không đề cập rõ ràng đến các điều tra tội phạm”, lá thư cho biết. Lá thư này cũng được các nhóm luật sư như EFF, ACLU và các hãng đầu tư ký tên. “Chúng tôi tìm kiếm sự cho phép về các thông tin tương tự để liên quan đến các cơ quan an ninh quốc gia của chính phủ”, lá thư tiếp tục đề nghị.
Lá thư cụ thể đề cập đến Phần 215 của Luật Ái quốc và Phần 702 của Luật sử đổi Luật giám sát tình báo nước ngoài. Đây là hai bộ luật củng cố chương trình thu thập thông tin điện thoại và chương trình theo dõi (PRISM), mà cả hai đã bị Edward Snowden tiết lộ tháng trước.
Theo lá thư gửi Tổng thống Mỹ, các công ty công nghệ Mỹ muốn cụ thể số lần yêu cầu họ nhận được dựa trên các tình huống cụ thể, số “các cá nhân, các tài khoản hay thiết bị” bị tác động và số lần yêu cầu “tìm kiếm nội dung liên lạc, thông tin thuê bao cơ bản và các thông tin khác”.
Các công ty công nghệ, trong các vụ việc tiết lộ này, đã đưa ra một số dữ liệu liên quan đến các yêu cầu, nhưng phàn nàn chính phủ không để họ minh bạch hơn. Nay, các công ty nghĩ rằng thời điểm để nói với người sử dụng về phạm vi các yêu cầu này đã đến. Các luật sư về quyền công nghệ số cũng đồng ý.
“Chúng tôi không thể có một cuộc tranh luận ý nghĩa về phạm vi của cơ quan giám sát của chính phủ cho đến khi công chúng có thông tin. Những người trong các cơ quan tình báo thường nói về tầm quan trọng như thế nào khi nói về giới hạn thông tin đối với những người “cần biết”. Người dân Mỹ cũng cần biết và giờ đây chúng tôi cũng cần biết”, Kevin Bankston, luật sư cao cấp và giám đốc phụ trách sự trình bày tự do tại Trung tâm Dân chủ và công nghệ cho biết trong một tuyên bố.
Lá thư còn yêu cầu chính phủ Mỹ đưa ra thông báo sự minh bạch và xuất bản các thông tin về “toàn bộ các yêu cầu của các cơ quan cụ thể về loại dữ liệu cụ thể và số các cá nhân bị tác động mỗi lần yêu cầu”.
Lá thư cũng yêu cầu Quốc hội Mỹ thông qua luật yêu cầu chính phủ Mỹ ban hành báo cáo minh bạch này.
Như là bước đi đầu tiên, các công ty đã yêu cầu sự cho phép để đơn giản thông tin cụ thể số các yêu cầu an ninh quốc gia nhận được. Cho tới nay, chính phủ chỉ cho phép xuất bản các con số tổng hợp về các kiểu yêu cầu - cả thực thi pháp lý và an ninh quốc gia liên quan. Việc này cũng cho phép những con số mơ hồ; vào tháng 3, Google đã thông tin công ty này đã nhận được khoảng 0 đến 999 lá thư an ninh quốc gia.
Đáng kể, lá thư yêu cầu chính phủ thông tin cả về giám sát điện thoại – mặc dù không có công ty điện thoại nào tham gia ký vào lá thư.
Các công ty điện thoại như Verizon, AT&T và Sprint,đã bị yêu cầu chuyển các thông tin điện thoại của người Mỹ nhiều năm, đã không ủng hộ sự minh bạch nhiều hơn nữa như các công ty Internet, Time cho biết.
“Mỹ từ lâu là một đất nước phát minh khi bước vào Internet và các sản phẩm, dịch vụ dựa trên Internet. Do đó, nước Mỹ sẽ là một nước phát minh khi hình thành các cơ chế để đảm bảo chính phủ minh bạch, trách nhiệm và tuân thủ các quyền tự do dân sự và quyền con người”, lá thư viết.
Bạn có thể đọc toàn bộ lá thư của các công ty công nghệ lớn và các nhóm luật sư yêu cầu sự minh bạch hơn của NSA gửi Tổng thống Mỹ tại đây.
HY
Nguồn: Mashable
9 hạng mục Samsung đã sao chép của Apple rành rành
Submitted by nlphuong on Tue, 16/07/2013 - 14:55(ICTPress) - Apple và Samsung là hai đối thủ lớn nhất trong không gian công nghệ nóng hổi nhất: điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Thực tế, họ là hai công ty duy nhất đạt doanh thu thực về di động.
Trong khi Apple phát động cuộc cách mạng điện thoại thông minh hiện đại, Samsung là một công ty nhanh chóng nhất bắt kịp và điều chỉnh. Và có rất nhiều thứ mà phần nào đó Samsung đã vay mượn nhiều ý tưởng của Apple cho các sản phẩm và dịch vụ của riêng Apple.
Ứng dụng ghi âm trên điện thoại Galaxy S II của Samsung trông giống hệt ứng dụng ghi âm trên iPhone.
Cổng sạc nguồn của Samsung trên Galaxy Tab đầu tiên giống hệt như trên iPad. Samsung từ đó đã chuyển sang các sạc USB thông thường trên các máy tính bảng.
Nói về sạc, sạc USB cũ của Samsung gần giống hệt của Apple.
Hộp đựng Galaxy Tab của Samsung giống rất nhiều với hộp đựng iPad của Apple.
Samsung đã sử dụng các biểu tượng tương tự cho các ứng dụng smartphone phổ thông như quay số điện thoại và ghi chú (notepad).
Điện thoại Galaxy S của Samsung đời đầu trông khá giống với iPhone?
Samsung đã thiết lập ví Samsung, một ứng dụng cho phép lưu trữ các coupon, các loại vé, vé máy bay… sau khi Apple giới thiệu Passbook cho iPhone.
Samsung đã thử nghiệm thiết lập một vài cửa hàng giống hệt cửa hàng của Apple.
Samsung cũng đã có các cửa hàng mini trong Best Buys với các nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp để giúp khách hàng mua máy tính bảng hay điện thoại Galaxy. Đây là một khái niệm rất tương tự với cửa hàng Apple.
Nhưng mọi thứ đang tốt hơn! Samsung đã thực hiện một công việc khá tốt gần đây để làm các thiết bị khác biệt với Apple. Đáng kể nhất là Samsung đã sản xuất các điện thoại với các màn hình lớn và bao gồm các phụ kiện như bút trâm.
HY
Nguồn: Business Insider
Nhà quản lý trăn trở tìm hướng quản lý game online
Submitted by nlphuong on Sun, 14/07/2013 - 07:00(ICTPress) - Quản lý thế nào để phù hợp với xu thế phát triển thần tốc của ngành game online, đồng thời hỗ trợ công nghiệp game Việt Nam phát triển... dường như vẫn là những vấn đề gây tranh cãi.
Mọi biện pháp quản lý hành chính hay kỹ thuật đều không theo kịp, không ngăn chặn được sự xâm nhập nhanh chóng của game vào đời sống xã hội. (Ảnh: VTC cung cấp) |
"Chúng tôi muốn được quản lý, muốn được kinh doanh đúng pháp luật", lãnh đạo 4 doanh nghiệp game online hàng đầu Việt Nam là VNG, VTC Online, FPT Online và VCCorp đã đồng thanh đề nghị như vậy tại Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác quản lý trò chơi trực tuyến do Bộ TT&TT tổ chức mới đây. Thế nhưng, quản lý thế nào để thúc đẩy ngành công nghiệp game trong nước phát triển đúng hướng, đúng hành lang pháp lý, đúng chuẩn mực và đủ sức cạnh tranh với ngành công nghiệp game đang phát triển thần tốc ở các nước trong khu vực là những câu hỏi lớn vẫn đang bỏ ngỏ.
Ông Lê Hồng Minh - Tổng giám đốc VNG dự báo, đến năm 2018 Việt Nam sẽ có 60 triệu người dùng Internet trong đó có 70% gamer (người biết chơi game - PV); 40 triệu người dùng smartphone trong đó có 90% gamer và 1 triệu smartTV trong đó có tích hợp tính năng chơi game. Đến năm 2018, doanh thu thị trường game sẽ tăng khoảng 3,5 lần so với hiện nay, ước đạt 20.000 tỷ đồng.
"Quản" không nổi vì sự phát triển thần tốc của game online
Câu hỏi đặt ra là với tốc độ và quy mô phát triển như vậy, có bao nhiêu phần trăm thị trường là của doanh nghiệp nội và bao nhiêu phần trăm game sản xuất trong nước. Game online xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm cùng với sự phát triển của dịch vụ Internet nhưng nó thực sự bùng phát vào năm 2005 và văn bản quản lý đầu tiên là Thông tư liên tịch 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA (Thông tư 60) đã nhanh chóng được ban hành để quản lý dịch vụ này.
Vậy nhà nước có thực sự quản lý được ngành game hay không? Ông Nguyễn Huy Toàn - Trưởng phòng Thanh tra Báo chí - Xuất bản (Thanh tra Bộ TT&TT) là người đã gắn bó với công tác quản lý game online ngay từ những ngày đầu tiên đã chia sẻ về khó khăn trong công tác quản lý game. Theo ông Toàn, ngay trong quá trình xây dựng Thông tư 60 đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc cần quản lý những vấn đề nào. Trong đó, nổi lên 4 vấn đề: kiểm soát nội dung, kiểm soát kỹ thuật, kiểm soát người dùng và quản lý tài sản ảo. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc bàn thảo, vấn đề quản lý tài sản ảo không được đề cập trong dự thảo Thông tư 60.
Thế nhưng, Thông tư 60 vừa ban hành đã trở nên lạc hậu, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của game online; và có một số quy định vừa ban hành đã không thể thực hiện được. Rõ nét nhất là quy định về quản lý thông tin người chơi và hạn chế giờ chơi. Về quản lý thông tin người chơi rất khó thực hiện vì Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu CMND điện tử, còn việc hạn chế giờ chơi cũng không hiệu quả vì người chơi có thể lập ra nhiều tài khoản để chơi.
Bên cạnh đó, sự thay đổi quá nhanh của cách thức thu phí game cũng khiến quy định về cách thu phí trong Thông tư 60 bị tụt hậu. Cụ thể, hình thức thu phí bằng cách bán thẻ cào tính phí theo thời gian đã thay đổi bằng cách cho chơi miễn phí và thu phí bằng bán tài sản game. Nếu chiểu theo quy định về cách thức thu phí thì cũng không có doanh nghiệp nào đủ điều kiện để cấp phép game. "Mọi biện pháp quản lý hành chính hay kỹ thuật đều không theo kịp, không ngăn chặn được sự xâm nhập nhanh chóng của game vào đời sống xã hội", ông Toàn nói.
Đề nghị siết chặt phương tiện thanh toán và đại lý Internet
Ông Bùi Việt Dương - Trưởng phòng Bưu chính Viễn thông (Sở TT&TT TP. HCM) cho biết, khi TP. HCM tiến hành thanh, kiểm tra tình hình game không phép thì các doanh nghiệp đã chuyển trụ sở ra khỏi địa bàn nhưng vẫn phát triển dịch vụ mạnh mẽ ở thành phố. Việc quản lý các đại lý Internet rất khó khăn vì bản thân các đại lý đang gặp nhiều hạn chế trong kinh doanh dịch vụ, họ buộc phải duy trì hoạt động bằng cách cho khách hàng chơi game theo ý thích (trong đó có khá nhiều game lậu). Việc phát hiện các trò chơi không phép chủ yếu là thông qua các diễn đàn game, còn thực chất các Sở TT&TT không có cơ sở dữ liệu về game nào đã được cấp phép để theo dõi, cập nhật hàng ngày.
Ông Dương cho rằng, muốn quản lý game chỉ có thể đặt trọng tâm vào quản lý phương tiện thanh toán. Bởi vì bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát hành game vào Việt Nam cũng cần 2 điều kiện: Có bản Việt hóa và phương tiện thanh toán. Hiện game lậu chủ yếu được thanh toán qua thẻ cào di động và các cổng thanh toán điện tử của Việt Nam.
Mới đây, Sở TT&TT TP. HCM đã phát hiện một game đánh bài không phép được cung cấp qua máy chủ ở Campuchia nhưng người chơi thanh toán qua thẻ cào di động của Việt Nam. "Cần quản lý chặt các doanh nghiệp cung cấp phương tiện thanh toán, không cho phép thanh toán các game không phép", ông Dương đề xuất.
Tuy nhiên, ông Lê Hồng Minh cho rằng, việc chặn thanh toán qua thẻ cào của các nhà cung cấp dịch vụ di động cũng không khả thi vì chỉ 2 năm nữa, theo cam kết WTO các doanh nghiệp nước ngoài được phát hành thẻ cào thanh toán dịch vụ nội dung miễn thuế vào Việt Nam, hiện nay mức thuế nhập khẩu áp dụng cho thẻ cào thanh toán là 15%. Ông Minh đề xuất, cần quản chặt các phòng Internet công cộng bởi khi trẻ em tự do chơi ở các đại lý thì gia đình không thể kiểm soát cả về nội dung game cũng như giờ chơi.
Minh Quyên
Công an điều tra vụ hacker tấn công một số trang báo điện tử
Submitted by nadung on Wed, 10/07/2013 - 09:37Ngày 8-7, ông Nguyễn Hồng Hải - phó giám đốc Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) - cho biết cơ quan công an đã vào cuộc điều tra, xác minh vụ hacker tấn công một số trang báo điện tử trong những ngày qua.
Ông Hải nói ngoài làm việc với VDC, cơ quan điều tra cũng đã làm việc với một số tờ báo để truy tìm đầu mối máy chủ điều khiển cuộc tấn công này. Theo đánh giá của VDC, cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDos) đến các báo trong những ngày qua đã hạ nhiệt và việc truy cập vào các tờ báo này đã bình thường.
Theo ông Hải, cần phải tìm cái gốc, máy điều khiển các botnet (mạng máy tính ma) tấn công thì mới ngăn chặn được việc tấn công này chứ nếu chỉ ngăn chặn botnet thì không đủ. Khi tìm được, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính VN có thể yêu cầu các trung tâm khác trên thế giới hỗ trợ để ngăn cản việc tấn công này.
M.Quang
(Theo Tuổi trẻ)
Tổng Giám đốc FPT Online từ nhiệm
Submitted by nadung on Fri, 05/07/2013 - 16:56(ICTPress) - Theo thông tin từ Công ty CP Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online), ông Nguyễn Đắc Việt Dũng đã từ nhiệm khỏi chức vụ Tổng Giám đốc công ty này.
Ông Nguyễn Đắc Việt Dũng (Ảnh: FPT). |
Đồng thời, Hội đồng quản trị FPT Online cũng chấp thuận đơn xin từ nhiệm của ông Trương Đình Anh và ông Nguyễn Đắc Việt Dũng khỏi vị trí Ủy viên Hội đồng quản trị công ty.
Người thay thế ông Nguyễn Đắc Việt Dũng là ông Nguyễn Văn Khoa – hiện đang đồng thời giữ vị trí Tổng Giám đốc FPT Telecom. Ông Khoa được bổ nhiệm giữ vị trí Giám đốc điều hành FPT Online từ ngày 1/7.
FPT Online cũng quyết định bổ sung ông Khoa tham gia Hội đồng quản trị công ty này.
Ông Nguyễn Văn Khoa sinh năm 1977, là cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Gia nhập FPT từ cuối năm 1997 với vai trò Trưởng phòng Hỗ trợ kỹ thuật FPT Internet, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí như: Phó Giám đốc Kinh doanh chi nhánh FPT Telecom Hà Nội, Phó Giám đốc Trung tâm Game Online, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng, Giám đốc Chi nhánh Hải Phòng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT, Phó TGĐ thường trực trước khi được bổ nhiệm là CEO FPT Telecom.
Xáo trộn tại vị trí lãnh đạo cấp cao của FPT Online xảy ra tại thời điểm hoạt động kinh doanh trực tuyến của công ty này đang gặp nhiều khó khăn. Quý I năm 2013, doanh thu của FPT Online giảm gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái xuống từ 380 tỉ đồng xuống 233 tỉ đồng. Lợi nhuận giảm 55% từ 43,7 tỉ đồng xuống còn 24 tỉ đồng.
Minh Anh