Thời sự ICT
Sẽ có quy định triển khai các hệ thống thông tin đồng bộ từ TW đến địa phương
Submitted by nlphuong on Fri, 23/08/2013 - 20:30(ICTPress) - Các HTTT Việt Nam trên đang được triển khai độc lập: Một số hệ thống các cơ quan TW triển khai riêng, các cơ quan chuyên ngành tại địa phương cũng triển khai mà chưa có sự kết nối.
(ICTPress) - Tại cuộc họp Hội đồng Giám đốc CNTT của cơ quan nhà nước các Bộ, cơ quan ngang Bộ hôm nay ngày 23/8, các thành viên Hội đồng đã đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo Thông tư Quy định về triển khai các hệ thống thông tin (HTTT) đồng bộ từ Trung ương (TW) đến địa phương.
Hệ thống hải quan điện tử (Ảnh minh họa) |
Theo Thường trực Hội đồng Giám đốc CNTT cho biết đặc điểm chung của các quốc gia đã phát triển thành công Chính phủ điện tử phải có: các HTTT cốt lõi tạo nền tảng cho phát triển CPĐT như các HTTT về dân cư, đất đai, quản lý xe cộ, doanh nghiệp, thuế, tài chính và các HTTT chuyên ngành gồm: Hải quan điện tử, Y tế điện tử, Cán bộ công chức, Đăng ký kinh doanh, Đầu thầu qua mạng, Hộ chiếu điện tử, quản lý cấp giấy phép lái xe, giao thông điện tử,….
Các HTTT chuyên ngành đều được tích hợp, kết nối các HTTT cốt lõi tạo thành một HTTT tổng thể phục vụ công tác trao đổi, chia sẻ thông tin.
Tuy nhiên, hiện nay các HTTT Việt Nam trên đang được triển khai độc lập: Một số hệ thống các cơ quan TW triển khai riêng, các cơ quan chuyên ngành tại địa phương cũng triển khai mà chưa có sự kết nối, trao đổi chia sẻ dữ liệu nhằm giảm bớt sự trùng lặp thông tin, dẫn tới đầu tư trùng lắp gây lãng phí: HTTT đăng ký kinh doanh, HTTT quản lý cấp giấy phép lái xe,… Các HTTT chuyên ngành không kết nối chia sẻ thông tin với các HTTT quản lý hành chính của địa phương: HTTT quản lý cấp giấy phép lái xe (An Giang); HTTT đất đai (TP. HCM),…
Thêm nữa, công tác triển khai không phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp dẫn tới nơi triển khai trước, nơi triển khai sau nhưng không có sự trao đổi, thống nhất hướng tới sự kết nối, liên thông nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin. Kết quả là một số địa phương phải duy trì đồng thời hai hệ thống: Hệ thống do TW triển khai và hệ thống do địa phương triển khai như Hà Nội là hệ thống đăng ký kinh doanh; An Giang là Quản lý giấy phép lái xe; TP. HCM - HTTT đất đai tại một số quận, huyện,…
Theo Dự thảo Thông tư thì Thông tư này sẽ quy định việc triển khai đồng bộ các Dự án ứng dụng CNTT quy mô quốc gia, quy mô ngành do các cơ quan TW như các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước… chủ trì triển khai.
Đối tượng áp dụng của Thông tư là các cơ quan TW được giao chủ trì triển khai các ứng dụng CNTT thuộc Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, các Dự án ứng dụng CNTT thuộc các Chương trình, Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Các cơ quan Trung ương Chủ trì triển khai các Dự án triển khai hoạt động ứng dụng CNTT vào công tác quản lý của ngành, lĩnh vực mình quản lý trên phạm vi toàn quốc thuộc các Quy hoạch, Kế hoạch ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan nganh Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
HM
CNTT phải trở thành tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của các tổ chức
Submitted by nlphuong on Fri, 23/08/2013 - 13:50(ICTPress) - “CNTT phải trở thành chuẩn mực cho sự phát triển. Đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển CNTT”.
(ICTPress) - Năm 2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Chỉ thị này đã xác định: đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Qua hơn 10 năm, CNTT đã bùng nổ phát triển, trở thành nền tảng của kinh tế tri thức, xã hội thông tin, tuy nhiên, CNTT Việt Nam cũng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, yêu cầu thực tiễn và chưa phát huy hiệu quả vai trò và lợi ích đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Để đề xuất những giải pháp cho giai đoạn phát triển tiếp theo, nhiều đại biểu tại Hội thảo xin ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về CNTT đã cho rằng CNTT trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trong các dự án, chương trình xã hội và hoạt động của các tổ chức, cơ quan.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng CNTT phải được đưa vào các chương trình, dự án xã hội để làm tiêu chuẩn đánh giá. Tiêu chuẩn này giống như tiêu chuẩn đánh giá môi trường chiến lược trong các dự án. Không nên để dự án có hay không có CNTT cũng được.
“CNTT phải trở thành chuẩn mực cho sự phát triển. Đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển CNTT”, Ông Thiên nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Vũ Mạnh Lợi, Viện Xã hội học cho biết các dự án phát triển của đất nước phải bắt buộc đi kèm theo đánh giá kế hoạch về ứng dụng CNTT. Tất cả các công trình, dự án phát triển trong nước bắt buộc phải có đánh giá ứng dụng CNTT như các dự án có đánh giá tác động về môi trường thì. CNTT là đòn bẩy, khâu đột phát phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Nguyễn Việt Hồng, Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính cho biết Dự thảo của Nghị quyết phải đưa ra tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể, ví dụ như đến năm 2020 các cơ quan nhà nước 100% phải ứng dụng CNTT. Chỉ tiêu ứng dụng CNTT phải được xác định như là một tiêu chí bắt buộc trong hoạt động của của từng cơ quan. Đây cũng được xem như là tiêu chí đánh giá trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan.
HM
35 năm tù cho người cung cấp tài liệu mật cho WikiLeaks
Submitted by nlphuong on Wed, 21/08/2013 - 22:15(ICTPress) - Luật sư của Manning, David E. Coombs, đã đề nghị thẩm phán xem xét khoan dung và “không nên lấy đi tuổi thanh xuân của Manning”.
(ICTPress) - Binh sĩ Mỹ Bradley Manning, người chuyển giao tài liệu mật cho WikiLeaks, vừa bị tuyên án 35 năm ngồi tù.
Binh sỹ Bradley Manning. Ảnh: Saul Loeb/AFP/Getty Images |
Thẩm phán Col. Denise Lind vừa thông báo bản án này sau gần 3 tháng bắt đầu phiên tòa quân sự và 1.294 ngày sau khi Manning bị bắt ở Iraq vì tội cung cấp cho Wikileaks hàng ngàn văn bản mật để trở thành những công bố chấn động nhất của tổ chức này.
Số tài liệu bao gồm các đoạn video quay cảnh chiến sự và điện tín ngoại giao... đã giúp WikiLeaks cùng nhà sáng lập Julian Assange trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.
Manning đã bị buộc tội là giúp đỡ kẻ thù, một trong những tội nặng nhất mà Manning phải đối mặt nhưng cũng bị buộc 20 tội danh khác, trong đó có cả tội gián điệp, vào cuối tháng 7 vừa qua.
Luật sư của Manning, David E. Coombs, đã đề nghị thẩm phán xem xét khoan dung và “không nên lấy đi tuổi thanh xuân của Manning” và cho rằng những rò rỉ thông tin do Manning gây ra không đặt nước Mỹ vào tình trạng bị đe dọa.
Mức truy tố đã được đề nghị ít nhất là 60 năm tù, cho rằng bản án dài này sẽ có tính răn đe cho những kẻ làm rò rỉ thông tin trong tương lai.
Mức tuyên án tối đa cho những tội danh đã được tìm thấy của Manning là 90 năm tù.
Binh sỹ này sẽ được trừ 3 năm tạm giam, cộng với 112 ngày thẩm phán đã dành cho Manning vì tội giam giữ bất hợp pháp.
Manning có thể được thả sau khi thực hiện 1/3 thời hạn tù.
HY
Anh muốn phá hủy ổ cứng có thông tin về NSA của Guardian
Submitted by nlphuong on Tue, 20/08/2013 - 08:05(ICTPress) - Rusbridger gọi việc xảy ra với ổ cứng là “một trong những khoảnh khắc kỳ lạ trong lịch sử lâu đời của Guardian”.
(ICTPress) - Các quan chức Chính phủ Anh đã yêu cầu phá hủy những ổ cứng ở các Văn phòng của báo Người Bảo vệ (Guardian) ở London được cho là lưu các thông tin liên quan đến người làm lộ thông tin của An ninh Mỹ (NSA) Edward Snowden, biên tập viên của Guardian Alan Rusbridger vừa cho biết.
Ảnh: Carl Berkeley |
Các quan chức sẽ hành động mặc dù Rusbridger đã giải thích là việc này không có ý nghĩa vì tất cả các thông tin của NSA mà Guardian có đã được công bố, được lưu trữ và biên tập ở New York. Không chỉ vậy, nhà báo Glenn Greenwald, nhà báo hàng đầu trong câu chuyện này, sống ở Brazil.
Các quân chức từ GCHQ, cơ quan tương của Anh tương đương với NSA, rõ ràng chưa rõ khái niệm thông tin trên đám mây - và cho rằng có thể phá hủy cái gì đó hữu hình. “Chúng tôi có thể rỡ bỏ các thông tin đùa của chiếc máy bay đen như là chúng tôi quét những gì còn lại của một MacBook Pro”, Rusbridger viết trên trang web của Guardian.
Đã có một quan chức dường như không hiểu đã hỏi tại sao Guardian muốn tiếp tục đưa tin về chủ đến này. “Ông có ý kiến của ông. Không cần phải viết thêm nữa”, Rusbridger cho biết.
Rusbridger, người đã biên tập tờ báo khổ rộng này từ năm 1995, đã tham gia vào một số nội dung liên quan tới tự do báo chí và các tài liệu nhạy cảm. Một trong những nổi bật là vụ rò rỉ thông tin Wikileaks, theo đó biên tập viên này được Peter Capaldi thủ vai trong bộ phim sắp tới là The Fifth Estate.
Rusbridger gọi việc xảy ra với ổ cứng là “một trong những khoảnh khắc kỳ lạ trong lịch sử lâu đời của Guardian”.
HY
Nguồn: Washington Post/Mashable
Ba tờ báo lớn của Mỹ bị tấn công đồng loạt
Submitted by nlphuong on Fri, 16/08/2013 - 10:00(ICTPress) - Các đường link tin tức bị tấn công được hướng tới một trang do nhóm tin tặc Quân đội điện tử Syria kiểm soát.
(ICTPress) - Một nhóm tin tặc ngày 15/8 đã tấn công Washington Post, CNN và Time bằng cách chọc thủng vào engine quảng bá tin cho các báo này.
Nhóm Quân đội điện tử Syria tấn công Outbrain, dịch vụ quảng bá tin được CNN, Time và Washington Post. |
Các đường link tin tức bị tấn công được hướng tới một trang do nhóm tin tặc Quân đội điện tử Syria kiểm soát. Nhóm này ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, cũng đã thực hiện nhiều vụ tấn công nổi bật gần đây.
Nhóm này đã tấn công và dịch vụ giới thiệu Outbrain, được nhiều trang web lớn sử dụng, trong đó có CNN, Time và Washington Post. Outbrain đã phải gỡ công cụ của dịch vụ này xuống và các công ty truyền thông đã hủy dịch vụ này như là một cách đề phòng trước.
Emilio Garcia-Ruiz, Thư ký Tòa soạn của the Post cho biết, các đường link bị tấn công sẽ chỉ được hiển thị trên trang khoảng nửa giờ. Phát ngôn viên của CNN Matt Dornic cho biết các trang web của CNN đã không bị thâm nhập trực tiếp, CNNMoney, cũng sử dụng dịch vụ Outbrain, đã không bị ảnh hưởng do tấn công.
Trong một thông tin đăng tải trên Twitter, nhóm tin tặc Quân đội điện tử Syria cho biết đã tấn công vào Post, CNN và Time “trong một trận đánh” bằng cách tấn công Outbrain.
“Chúng tôi đang tích cực điều tra nguyên nhân và cách thức để ngăn chặn việc này trong tương lai. Một khi chúng tôi thấy dịch vụ, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ trở lại”, Yaron Galai, CEO của Outbrain trong một lá thư gửi các tờ báo này.
The Post cho biết nhóm tin tặc này đã thực hiện tấn công phishing (thư điện tử giả mạo) phức tạp vào những người viết bài của tờ báo này một vài ngày trước. Nhóm tin tặc này sử dụng tài khoản cá nhân của người viết để gửi đi một thông điệp của nhóm.
Nhóm này chưa thực hiện việc này trước đó.
Hôm thứ Ba vừa qua, nhóm tin tắc Syria đã công nhận tấn công trang Facebook của New York Post và các đăng tải Twitter của một số nhà báo của New York Post, bên cạnh viên tấn công vào các trang mạng xã hội và blog quản lý nội dung truyền thông xã hội SocialFlow.
Trang web của New York Times đã bị sập vào Thứ 4 ngày 14/8 trong vài giờ, cho rằng các tin tặc phải chịu trách nhiệm, nhưng phát ngôn viên của tờ báo này cho rằng việc bị sập là kết quả của những phức tạp liên quan tới một cập nhận bảo dưỡng định kỳ.
Trong vài tháng qua, nhóm này đã lên tiếng nhận tấn công vào BBC, Financial Times, hãng tin AP, CBS News và NPR, cũng như Đại học Columbia và cơ quan theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch).
HY
Snowden đã lấy các tài liệu bí mật từ thời còn làm việc tại Dell năm 2012
Submitted by nlphuong on Fri, 16/08/2013 - 07:00(ICTPress) - Snowden đã bắt đầu tải các tài liệu mô tả các chương trình gián điệp điện tử của chính phủ Mỹ khi còn đang làm việc cho công ty Dell gần 1 năm trước.
(ICTPress) - Cựu nhân viên tình báo Edward Snowden đã bắt đầu tải các tài liệu mô tả các chương trình gián điệp điện tử của chính phủ Mỹ khi còn đang làm việc cho công ty Dell vào tháng 4/2012, gần 1 năm trước khi tiết lộ các thông tin cho báo chí, theo các quan chức Mỹ và các nguồn tin liên quan đến vấn đề này.
Edward Snowden (Ảnh: Guardian) |
Snowden đã tải các thông tin trong khi được Dell tuyển dụng để nghe trộm các chương trình cho An ninh Mỹ (NSA) và các tổ chức truyền thông chính phủ của Anh điều hành, và để lại dấu vết điện tử cho thấy thời gian Snowden tiếp cận các văn bản, nguồn tin này cho biết.
David Frink, một phát nghiên viên của Round Rock, chi nhánh của Dell tại Texas, đã từ chối nói về thông tin liên quan tới công việc của Snowden tại công ty này, cho biết “khách hàng” của Dell - giả sử là NSA - đã đề nghị Dell không tiết lộ cho công chúng về Snowden.
Kể từ khi Snowden tiết lộ các tài liệu về các chương trình theo dõi điện thoại và Internet bí mật của Mỹ trước đây vào hồi tháng 6, thời gian 3 tháng làm việc với Booz Allen Hamilton hồi tháng 3 năm nay được chú ý đáng kể, trong khi thời gian làm việc của Snowden tại Dell lại không mấy được quan tâm.
Các luật sư đã đặt ra câu hỏi làm thế nào mà một người quản trị hệ thống cấp khá thấp có thể tiếp cận quá nhiều văn bản mật mà không có sự nghi ngờ nào. Một số luật sư đã gọi những rò rỉ này là một trong những rò rỉ an ninh tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Tin tức cho thấy Snowden đã tải các văn bản về khi còn lại việc tại Dell gia tăng áp lực đối với các cơ quan tình báo Mỹ để thắt chặt các quy định ngăn chặn các rò rỉ trong tương lai. NSA cho biết sẽ thặt chặt việc tiếp cận các tài liệu được phân loại và đặt ra các quy định tại chỗ chặt chẽ hơn để kiểm soát việc tiếp cận và tải về các thông tin như vậy.
Một số tài liệu Snowden đã tải về hồi tháng 4/2012 khi còn là nhân viên của Dell làm việc liên quan đến thu thập của NSA là từ cáp quang, trong đó có các cáp xuyên đại dương, trong số đó có số lượng lớn các lưu lượng và liên lạc khác, các nguồn tin cho hay.
Snowden cho biết đã rời khỏi Dell để làm việc tại Booz Allen Hamilton ở Hawaii khoảng tháng 3 năm nay, đặc biệt để tiếp cận các tài liệu tối mật mà có thể được cho là tiết lộ cho truyền thông.
Booz Allen Hamilton đã khuyến khích Snowden bay đến Hồng Kông cùng với các tài liệu bí mật. Công ty này cho biết đang hợp tác với một số điều tra liên quan tới tuyển dụng của Snowden và các khoảng trống an ninh.
Vẫn chưa rõ là Dell có phải làm các bước tương tự.
“Chúng tôi trôn trọng yêu cầu của khách hàng là chúng tôi không có ý kiến về vấn đề này”, Frink, phát ngôn viên của Dell cho biết.
Hai quan chức Mỹ đã cho biết các điều tra liên quan tới các hoạt động của Snowden đã khẳng định việc tải các tải liệu nhạy cảm bắt đầu ở Dell. Snowden được cho là đã chuyển từ Dell sang Booz Allen trong khoảng thời gian ngắn.
Tháng 2/2010, trong khi làm việc cho Dell, Snowden đã viết trên một diễn đàn công nghệ, Ars Technica, cho biết anh thấy áy náy vì các công ty công nghệ đã cho phép chính phủ Mỹ tiếp cận các server máy tính riêng của các công ty.
Bên cạnh điều tra của Bộ Tư pháp, đã ra những tội danh phạm tội đối với Snowden, các cơ quan tình báo Mỹ đang tiến hành điều tra để quyết định chính xác những văn bản nào Snowden đã tiếp cận được, những gì Snowden đã tải về và tổn thất ở cấp độ nào mà những hành động của Snowden đã gây ra.
HY
Nguồn: Reuters
Samsung chơi trội iPhone 5S bằng iWatch và smartphone khủng
Submitted by nlphuong on Thu, 15/08/2013 - 09:05(ICTPress) - Samsung sẽ công bố "Galaxy Gear", một chiếc đồng hồ thông minh chạy trên Android vào ngày 4/9?
(ICTPress) - Samsung sẽ công bố "Galaxy Gear", một chiếc đồng hồ thông minh chạy trên Android vào ngày 4/9, SamMobile thông báo.
Ảnh: Diane Bondareff/AP |
SamMobile là một trang blog chuyên của Samsung chuyên đưa tin “hot” về Samsung.
Bên cạnh đồng hồ thông minh, Samsung cũng dự định công bố Galaxy Note III, một lặp lại của dòng smartphone khủng. Note mới sẽ có màn hình 5,68 inch.
Thời gian dự định công bố của Samsung cũng thú vị.
Vào ngày 10/9, chỉ 6 ngày sau đó, Apple sẽ công bố iPhone kế tiếp, iPhone 5S. Cũng có thể Apple công bố iPhone 5C, iPhone giá rẻ mới.
Có một cơ hội tốt cho Apple sẽ gửi thư điện tử cho các nhà báo về việc mời chính thức đến sự kiện iPhone, do vậy lôi cuốn hơn so với Samsung.
Nhưng thực sự, Samsung đang nỗ lực chơi trội Apple.
Samsung sẽ công bố một sản phẩm hoàn toàn mới với đồng hồ thông minh và một điện thoại khủng khác.
Apple đang bị bỏ lại vì thiếu các sản phẩm sáng tạo, và vì không tung ra một iPhone màn hình lớn.
Tại sự kiện 4/9, Samsung thực hiện cả hai!
Hiện nay, không phải Samsung có đồng hồ thông minh thì có nghĩa có dấu hiệu tốt. Thành công di động của Samsung có được nhiều là phần nào sao chép của Apple (và nhiều sản phẩm khác).
Ngay trước khi Apple công bố iPad, Microsoft cũng đã chạy đua công bố Slate. Slate đã chấm dứt sau khi Apple tung ra iPad. Microsoft vẫn đang cố gắng đuổi kịp 4 năm sau.
Liệu Galaxy Gear của Samsung có tương tự.
Đây là hình ảnh bản quyền mà SamMobile cho là của iWatch của Samsung.
HY
An ninh Mỹ chỉ theo dõi được 0,00004% lưu lượng Web?
Submitted by nlphuong on Tue, 13/08/2013 - 08:30(ICTPress) - “Các đối tác của NSA có ở trên 30 quốc gia để thực hiện nhiệm vụ tình báo nước ngoài cho cơ quan này."
(ICTPress) - Vào đúng ngày (chiều 9/8) Tổng thống Barack Obama phát biểu trước báo chí về khả năng cải cách việc theo dõi và công bố một tài liệu trắng về chủ đề này - Cơ quan An ninh Mỹ (NSA) đã công bố một tài liệu dài 7 trang (PDF) riêng, cơ bản là giải đáp những hoạt động riêng của Cơ quan này.
Những chiếc ô với những khẩu hiệu được xếp tại một cuộc biểu tình ở Hồng Kông trước Lãnh sự Mỹ để ủng hộ Edward Snowden, người làm rò rỉ các thông tin của NSA |
Toàn bộ tài liệu đề ngày 9/8/2013 và không có các cái tên hay chi tiết liên hệ trong tài liệu này. Đó là phần đáng chú ý nhất? Một block chữ riêng trên trang 6 cho biết:
“Theo những con số được một nhà cung cấp công nghệ lớn công bố, Internet truyền 1.826 Petabyte dữ liệu mỗi ngày. Trong nhiệm vụ tình báo nước ngoài, NSA xem xét khoảng 1,6% trong số đó. Tuy nhiên, trong 1,6% dữ liệu, chỉ có 0,025% thực sự được lựa chọn để xem xét. Hiệu quả thực sự là các nhà phân tích NSA xem xét 0,00004% lưu lượng thế giới trong việc tiến hành nhiệm vụ của mình - ít hơn 1 phần triệu. So sánh theo cách khác, nếu một sân bóng rổ tiêu chuẩn đại diện cho một tập hợp toàn cầu thì việc theo dõi này là một chấm nhỏ chẳng đáng kể trên sân bóng rổ đó”.
Và phần dưới đây, NSA đã phủ nhận mạnh mẽ việc sử dụng các đối tác nước ngoài để phá vỡ luật nước Mỹ:
“Các đối tác của NSA có ở trên 30 quốc gia để thực hiện nhiệm vụ tình báo nước ngoài cho cơ quan này. Trong từng trường hợp, NSA không và sẽ không sử dụng một mối quan hệ với một cơ quan tình báo nào để hỏi cơ quan nào để làm những gì cho NSA bị luật cấm làm. Các hợp tác này là một phần quan trọng của Mỹ và liên minh quân sự chống lại các kẻ khủng bố, kẻ tấn công mạng và những kẻ khác đe dọa an ninh cá nhân và quốc gia nói chung. Hai bên cùng có lợi trong mối quan hệ này”.
Tài liệu này bắt đầu tham chiếu đến các cuộc tấn công ngày 11/9/2001 ở New York và Washington, DC, và lưu ý NSA “đã không có các công cụ hay cơ sở dữ liệu để tìm kiếm, xác định các mối liên hệ [khủng bố] và chia sẻ các liên hệ này với FBI. Chúng tôi không cần hy sinh quyền tự do công dân cho mục đích an ninh quốc gia; cả hai đều quan trọng đối với chúng tôi, những người Mỹ. NSA có thể và sẽ tiếp tục các hoạt động của mình theo cách để tuân thủ cả hai mục tiêu”, NSA tiếp tục cho biết.
Và ví dụ như một thư điện tử của người Mỹ bị đột ngột bị theo dõi như thế nào đó là vì đang bị cho là một nghi ngờ từ nước ngoài?
“Ví dụ, một người Mỹ có thể tình cờ bị sao chép trên thư điện tử hoặc từ một mục tiêu nước ngoài xác thực hay một người ở Mỹ có thể liên lạc với một mục tiêu khủng bố không rõ danh tính. Trong những trường hơn này, các quy tắc tối thiểu được Viên chưởng lý tư vấn Giám đốc Tình báo quốc gia và được Tòa án theo dõi tình báo nước ngoài thông qua sẽ được sử dụng để bảo vệ sự riêng tư của người Mỹ. Các quy tắc tối thiểu này sẽ theo dõi việc mua lại, sở hữu và phổ biến bất cứ thông tin của người Mỹ nào tình cờ được mua trong các hoạt động được tiến hành tuân thủ theo Mục 702”.
Tất nhiên, cũng trong ngày thứ Sáu (ngày 9/8), Báo Người Bảo vệ (Guardian) của Anh cũng đã công bố một đoạn trích từ một văn bản bị Edward Snowden cung cấp cho thấy NSA có khả năng tìm kiếm các thư điện tử của người Mỹ nhưng rõ ràng bị hạn chế thực hiện việc này. Văn bản này cũng đề cập Mục 215 của Luật theo dõi tình báo nước ngoài – điều khoản thông tin doanh nghiệp - là cho phép cơ quan chính phủ có được những siêu dữ liệu điện thoại.
Đoạn cuối văn bản, NSA cũng cho rằng cơ quan này chịu sự giám sát của một số cơ quan chính phủ và phải tự kiểm soát chính mình.
NSA kết luận:
“Bên cạnh các các bảo vệ tuân thủ của NSA, mỗi cá nhân của NSA phải thông báo khi họ cho là NSA có hoạt động đúng với luật, chính sách và quy định hay không. Bản tự báo cáo này là một phần của văn hóa và cơ cấu của NSA. Nếu NSA không tuân thủ theo luật, chính sách hay quy định, NSA sẽ báo cáo thông qua các kênh giám sát tình báo trong và ngoài NSA, tiến hành các xem xét để hiểu nguyên nhân gốc rễ, và thực hiện các điều chỉnh phù hợp để liên tục cải tiến”.
HY
Nguồn: CNN
Tổng thống Obama: Nước Mỹ không theo dõi những con người bình thường
Submitted by nlphuong on Sat, 10/08/2013 - 07:30(ICTPress) - Đáp lại những tranh luận trên toàn nước Mỹ ngày càng gia tăng về việc theo dõi của chính phủ, Tổng thống Barack Obama đã đề ra một kế hoạch gồm 4 phần.
(ICTPress) - Đáp lại những tranh luận trên toàn nước Mỹ ngày càng gia tăng về việc theo dõi của chính phủ, Tổng thống Barack Obama đã đề ra một kế hoạch gồm 4 phần để tăng sự minh bạch của chính phủ.
Tổng thống Obama |
Trước khi chi tiết kế hoạch, Tổng thống Obama đã phê bình những rò rỉ các thông tin tối mật liên tục gần đây tạo nên việc tranh luận “không phải lúc nào cũng có đầy đủ thông tin” nhưng Tổng thống nhận thấy việc trao đổi qua lại này về việc duy trì một sự cân bằng thích hợp giữa an ninh và sự tự do là quan trọng.
“Dù chính phủ đã từng thực hiện nhiều theo dõi, thì cần phải tự vấn việc theo dõi nhất là khi công nghệ đang ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta”, Tổng thống Obama đã phát biểu tại buổi Họp báo của Nhà Trắng chiều ngày 9/8.
Biện pháp đầu tiên mà Tổng thống Obama cho biết là sẽ làm việc với Quốc hội để cải cách Phần 215 của Bộ luật Ái quốc (Patriot Act), cho phép chính phủ Mỹ thu thập các thông tin về cuộc gọi thoại. Tổng thống Obama nhắc lại điều khoản không cho phép nghe các cuộc gọi thoại của người dân, nhưng gợi ý hình thành “thêm các bộ phận bảo vệ ngăn chặn việc lạm dụng thông tin”.
Phần 2 của Đề xuất này liên quan đến việc nâng cao lòng tin của công chúng tại Tòa giám sát thông tin nước ngoài (FISC), giám sát các chương trình theo dõi của An ninh Mỹ (NSA) tranh cãi và các giấy chứng nhận cho phép. Để thực hiện điều này, Tổng thống Obama đã gợi ý hình thành một tổ chức biện hộ của người dân với chính phủ trong “các vụ việc thích hợp” trước FISC để chắc chắn rằng không vượt qua các ranh giới.
Tiếp theo, tổng thống Obama đã trình bày về việc tăng cường sự minh bạch của chính phủ và tổng thống khuyến khích cộng đồng thông tin “để cho công chúng biết càng nhiều thông tin về các chương trình này có thể nhất”. Tổng thống Obama cho biết thêm đã chỉ đạo Bộ Tư pháp đưa ra cơ sở pháp lý cho Phần 215 của Luật Ái quốc, mà Bộ Tư pháp đã công bố trong cuộc họp báo. Sau đó tổng thống Obama đã công bố một trang web mới “sẽ là trung tâm cho sự minh bạch hơn nữa”.
Cuối cùng, Tổng thống Obama muốn ủy thác một đơn vị bên ngoài thực hiện một báo cáo về tình trạng hiện nay của các chương trình theo dõi của chính phủ Mỹ. Đơn vị này sẽ đánh giá lại các khả năng hiện nay để đảm bảo Mỹ đang tối ưu công nghệ hiện nay để bảo vệ các công dân để “duy trì lòng tin của người dân”.
“Chúng ta cần làm sáng tỏ những vùng trú ẩn của các khủng bố bằng cách tìm kiếm một cái kim trong khối viễn thông toàn cầu. Nước Mỹ không quan tâm đến theo dõi những con người bình thường”, tổng thống Obama cho biết.
Tiếp lời tổng thống Obama, thượng nghị sỹ Mark Udall (D-Colo.) đã cho biết:
“Đây là bước đi quan trọng - nhưng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để bảo vệ đây không phải là bước đi cuối cùng của chính phủ trong định hướng này. Chính phủ phải làm tốt công việc cân bằng an ninh quốc gia với các quyền riêng tư của hiến pháp chúng ta”.
Việc theo dõi của NSA đã là một chủ đề tranh cãi đặc biệt kể từ ngày 5/6, khi Báo Người bảo vệ (Guardian) của Anh lần đầu tiên đăng tải một loạt các bài báo về những tư liệu rò rỉ do Edward Snowden cung cấp. Tờ báo này đã đăng tải tiết lộ gần đây nhất về một sơ hở của NSA nhiều giờ trước cuộc họp báo của tổng thống Obama ngày 9/8.
Sau cuộc họp báo, NSA đã công bố tài liệu trắng chi tiết về các cơ quan theo dõi của NSA và chi tiết đề cập rõ về Chương trình 702 của Luật theo dõi tình báo nước ngoài, là cơ sở pháp lý cho chương trình PRISM.
HY
CIA, FBI và An ninh Mỹ cầu cứu khu vực tư nhân để chống tấn công mạng
Submitted by nlphuong on Fri, 09/08/2013 - 08:30(ICTPress) - “Chính phủ không thể tự mình giải quyết vấn đề này. Chúng tôi không thể tự giải quyết lấy. Chúng tôi không có tất cả dữ liệu, dấu vết như ngành công nghệ có".
(ICTPress) - Các lãnh đạo của CIA, FBI và NSA (Cơ quan An ninh Mỹ) đã kêu gọi sự giúp đỡ từ khu vực tư nhân để chống lại các cuộc tấn công mạng mà các lãnh đạo các đơn vị này cho rằng đang tăng cả về quy mô và mức độ đe dọa.
Giám đốc CIA John O. Brennan, Giám đốc FBI Robert Mueller và Giám đốc NSA và Tướng 4 sao Keith Alexander đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa khu vực công và tư tại Hội nghị An ninh mạng quốc tế (International Cyber Security Conference) được FBI và Đại Học Fordham tổ chức từ 5 - 8/8/2013 tại New York.
“Chính phủ không thể tự mình giải quyết vấn đề này. Chúng tôi không thể tự giải quyết lấy. Chúng tôi không có tất cả dữ liệu, dấu vết như ngành công nghệ có, do đó chúng tôi phải hợp tác với ngành”, Alexander cho biết trong một bài phát biểu chính cùng với hai đại diện của chính phủ ngày 8/8/2013.
Brennan và Mueller cũng đồng quan điểm. Brennan đã gọi việc chống lại các cuộc tấn công mạng là một « môn thể thao ».
85% hạ tầng quan trọng của Mỹ do các công ty tư nhân nắm giữ. Không gian mạng “là một môi trường do tư nhân quản lý và vận hành hoàn toàn. Vậy mối quan hệ nào giữa các công ty tư nhân là phù hợp để chịu trách nhiệm thực sự để xây dựng môi trường mạng và chính phủ? Mối quan hệ này nên phát triển như thế nào”, Brennan đặt ra vấn đề.
Mueller gọi khu vực tư là một “đối tác quan trọng” trong cuộc chiến này.
Trong khi ba lãnh đạo trao đổi các vấn đề và đối thoại, có rất ít câu trả lời hoặc đề xuất chính sách chắc chắn được đề ra.
Không có nhà lãnh đạo nào tham chiếu cụ thể đến Luật bảo vệ và chia sẻ thông tin mạng (CISPA) hiện đã bị dừng lại, được Quốc hội chấp nhận dừng hồi tháng 4, mặc dù có đe dọa phủ quyết của Nhà Trắng. Nhưng những thông tin của ba nhà lãnh đạo cho thấy các ý tưởng đẳng sau dự luật này.
“Chúng tôi phải làm nhiều hơn, phải xây dựng các phương tiện chia sẻ thông tin nhanh và hiệu quả hơn giữa hai buổi buổi họp”, Muller nói về khu vực công và tư.
Ba lãnh đạo cũng không đề cập đến vụ việc rò rỉ thông tin từ Edward Snowden về các chương trình theo dõi bí mật của NSA như PRISM. Alexander chỉ nói vui một chút vào cuối phần trao đổi của mình.
Vấn đề đã không được giải đáp tại phiên Hỏi - Đáp, mặc dù có nhiều câu hỏi được đặt ra và gửi đến ban tổ chức vì ban tổ chức chọn ngẫu nhiên. Nhưng các câu hỏi của nhiều người tham dự và báo chí thì không được phép.
HY