Syndicate content

Thời sự ICT

Samsung bị phạt thêm 290 triệu USD về xâm phạm sáng chế của Apple

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Hai công ty cũng đều đợi một phiên xử khác vào tháng 3 liên quan đến các sản phẩm mới hơn.

(ICTPress) - Tòa án ở San Jose ngày 21/11 đã phán quyết Samsung phải trả cho Apple thêm 290 triệu USD về những thiệt hại do xâm phạm nhiều bản quyền sáng chế của Apple, theo nhiều báo cáo cho thấy.

Ảnh: wikimedia.org

Apple trước đây được quyết định nhận được hơn 1 tỷ USD từ Samsung trong một phiên tòa về bằng sáng chế được theo dõi chặt chẽ vào mùa hè năm ngoái, nhưng thẩm phán trong vụ kiện đó sau đó đã phán quyết khoảng 450 triệu USD của 1 tỷ USD đã bị tính nhầm, dẫn tới phiên xử lại.

Phán quyết này được xem là một thắng lợi cho Apple đang mong đợi nhận được 380 triệu USD trong phiên xử lại. Samsung cho rằng Apple chỉ nhận được 52 triệu USD. Hãng tin AP cho biết Samsung sẽ kháng cáo phán quyết này. Hai công ty cũng đều đợi một phiên xử khác vào tháng 3 liên quan đến các sản phẩm mới hơn.

Samsung cho biết thất vọng vì quyết định này của tòa, được dựa vào phần lớn về một bản quyền mà Văn phòng đăng ký tên thương mại và bằng sáng chế Mỹ gần đây dường như không có căn cứ. Trong khi chúng tôi hướng tới những đề nghị trước khi xử, chúng tôi tiếp tục cải tiến những công nghệ mang tính đột phá và các sản phẩm lớn được nhiều khách hàng yêu thích trên toàn thế giới.

Bản thân Apple đã bị lôi kéo vào nhiều tranh cãi về bằng sáng chế với Samsung và các nhà sản xuất thiết bị khác trong những năm gần đây như CEO Steve Jobs đã từng gọi là “chiến tranh điện hạt nhân” chống lại hệ điều hành Android và các đối tác sản xuất của Apple.

Cổ phiếu của Apple đã tăng hơn 1% sau tin tức này của tòa án.

HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Chủ tịch Quốc hội: Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trả lời chất vấn thành công

Tóm tắt: 

"Bộ trưởng cũng rất tích cực, cố gắng trong việc thúc đẩy về mặt quản lý nhà nước, hạn chế, từng bước đẩy lùi tác hại. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng chất vấn nhưng đã rất thành công."

Sáng 21/11, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son tiếp tục nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến việc quản lý sim rác, thông tin xuyên tạc trên các trang mạng, giá cước 3G. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã lần lượt trả lời các chất vấn của ĐBQH.

ĐB Phạm Tất Thắng, Vĩnh Long:

Dịch vụ trò chơi trực tuyến game online ngoài mặt tích cực còn nhiều mặt tiêu cực với những hệ lụy. Mỗi năm có hàng trăm kênh trực tuyến hoạt động không cấp phép. Bộ trưởng có giải pháp gì về việc này?

ĐB Huỳnh Thành, Gia Lai:

Quá trình phát triển CNTT đem lại lợi ích to lớn nhưng những tiêu cực, tác hại và tội phạm phát sinh cũng đáng lo ngại. Tình trạng game online không chỉ tốn kém tiền bạc, thời gian mà còn sa sút học tập. Bộ có biện pháp nào để ngăn ngừa tác hại trò chơi trực tuyến?

ĐB Đỗ Mạnh Hùng, Thái Nguyên:

Nhiều địa phương có tình trạng buông lỏng thông tin truyền thông làm phát sinh tụ điểm kinh doanh mạng trái phép. Xin Bộ trưởng cho ý kiến và giải pháp khắc phục?

ĐB Nguyễn Hữu Hùng, Tiền Giang:

Đề nghị Bộ trưởng nói thêm sắp tới sẽ tiến hành đột phá gì để bảo vệ trẻ em khỏi internet?

Các dịch vụ quảng cáo như thuốc, thực phẩm chức năng tràn lan... Bộ sẽ phối hợp làm thế nào để chấn chỉnh tình hình trên?

ĐB Nguyễn Phạm Ý Nhi, Hà Nội:

Thiết bị nghe lén bày bán trên thị trường, Bộ trưởng cho biết ngành sẽ phải xử lý thực trạng trên?

ĐB Trương Trọng Nghĩa, TPHCM:

Quyền bí mật riêng tư, quyền tự do ngôn luận, báo chí được thực hiện thế nào khi Việt Nam là thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ?

3G tăng giá, khi nhà cung cấp dịch vụ đồng loạt tăng là vi phạm luật cạnh tranh. Các nhà mạng đồng loạt thống nhất tăng giá như vậy có vi phạm luật cạnh tranh của Việt Nam không?

ĐB Bùi Trí Dũng, An Giang:

Nhiều thông tin trên truyền thông gây khó cho sản xuất do chưa được kiểm chứng, tạo tâm lý hoang mang, làm giá rớt khiến người nông dân thiệt hại, điêu đứng. Việc giải quyết hậu quả này ra sao? Bộ trưởng có phải chịu trách nhiệm liên đới khi xảy ra khiếu kiện, tranh chấp?

ĐB Trần Thị Quốc Khánh, TP Hà Nội:

Thời gian qua có nhiều bài viết vu khống, gây chia rẽ nội bộ, bức xúc trong nhân dân, trong khi luật còn lỏng lẻo. Bộ trưởng đã và sẽ xử lý sơ hở này như thế nào, có cần sự phối hợp giữa các ngành khác không?

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trả lời:

Tôi xin trả lời một số câu hỏi từ ngày hôm qua (20/11).

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son trả lời thẳng thắn các câu hỏi các ĐBQH nêu. Ảnh: TTXVN.

Về số lượng báo chí:

Quy hoạch báo chí là một trong những nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước. Quy hoạch báo chí là một nhiệm vụ, thách thức lớn và nặng nề với tinh thần là báo chí sắp xếp tổ chức lại vừa đủ về số lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Phấn đấu đến 2020 các cơ quan báo chí phải tự hạch toán, nhà nước chỉ đặt hàng các ấn phẩm cho vùng sâu, xa, phục vụ tuyên truyền cho các chương trình nội dung của Đảng, Nhà nước. Trong đó báo điện tử sẽ trở thành báo chủ lực trong truyền thông đa phương tiện sắp tới.

Về sửa luật báo chí:

Điều 7 đã ghi rất rõ, các cơ quan tổ chức phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí. Đến giờ chúng ta chưa thể nói được điều gì về sửa đổi luật báo chí nói chung. Nhưng trong thời gian tới luật báo chí chắc chắn sẽ phải sửa đổi.

Về sim rác:

Đây là một trong những nguyên nhân quảng cáo rác, sim rác. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng mà Bộ phải làm. Bộ đã ra thông tư vào năm 2009, dù đã đi vào cuộc sống nhưng kém hiệu quả. Đến 2012 đã ra thông tư 04 để tăng cường sự quản lý nhà nước... Dù đã giảm 17 triệu sim rác hiện vẫn còn chứ không phải đã hết. Một số nhà mạng đã thực hiện thông tư 04 không nghiêm chỉnh. Thời gian tới thực hiện theo nghị định mới lĩnh vực này, tăng cường hơn nữa trong việc xử lý sai phạm.

Giải pháp, thời gian tới Bộ tiếp tục thanh kiểm tra bổ sung kịp thời chế tài cần thiết, hạn chế dùng sim rác gây hại cho xã hội như ĐB nêu; Chính quyền địa phương cũng cần vào cuộc để quản lý các đại lý bán hàng trên địa bàn. Thứ ba, chúng tôi tiếp tục chấn chỉnh DN bán sim; Cuối cùng tích cực đẩy mạnh tuyên truyền trong xã hội, để người dân nhận thức và thực hiện theo đúng quy định.

Về báo lá cải:

Hiện báo chí của chúng ta là phương tiện thiết yếu, cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, diễn đàn của nhân dân... Việt Nam ta không có báo lá cải. Song nhiều lúc nhiều nơi thực hiện không đúng tôn chỉ mục đích, có khuynh hướng lá cải. Hiện tượng này cần phải chấm dứt.

Giải pháp là tiếp tục phối hợp, ngăn chặn sai phạm này; đồng thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ phóng viên, nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan chủ quản, duy trì quy trình làm báo, chắc chắn sẽ hạn chế và không còn sai phạm như trên.

Quy chế cung cấp thông tin:

Thời gian qua Bộ đã tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện TTĐC. Bộ đã tổ chức hai hội nghị, mời các bộ ngành, tỉnh thành đến quán triệt chủ trương này. Chúng tôi đã triển khai quán triệt quy chế 25 này. Thứ 2 tới đây Bộ sẽ vào Nghệ An triển khai phổ biến nội dung này.

Game online:

Không phải tất cả game online đều có hại. Nếu chơi vào thời gian phù hợp thì là giải trí, kích thích sử dụng, phát triển CNTT. Ngược lại game sẽ có tác hại như ĐB nêu.

Game online vào Việt Nam từ 2005, chúng ta từng bước đưa quản lý game vào quy định, song loại hình này đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Game lậu nhập vào Việt Nam, phát triển mạnh, và năm 2010 Bộ đã phải dừng cấp phép game. Từ đó họ đã tải game từ nước ngoài vào. Thời gian tới sẽ cung cấp game lại, để đáp ứng nhu cầu người chơi và đẩy lùi game lậu nước ngoài.

Sau khi có Nghị định 97, Thủ tướng đã ban hành Nghị định 72, trong đó có nội dung quản lý game. Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền thực hiện tốt nghị định 72. Đồng thời tăng cường phối hợp với Bộ Công an, Bộ VHTT&DL... để siết chặt quản lý game lậu. Địa bàn xảy ra tại các địa phương nên rất mong địa phương vào cuộc, quản lý chặt chẽ. Thứ nữa là đẩy mạnh tuyên truyền, nhất là cho học sinh sinh viên.

Quản lý truyền thông tuyến huyện:

Đây là thực trạng có trong thời gian qua. Trước đó có Cục văn hóa thông tin cơ sở, đảm nhận chức năng thông tin cơ sở. Sau đó chỉ còn lại Cục văn hóa cơ sở, chứ không còn lĩnh vực thông tin nữa, nên có sự quản lý lỏng lẻo như ĐB nêu.

Chúng tôi đã đề nghị Chính phủ thành lập mới Vụ thông tin cơ sở thuộc Bộ TT&TT. Khi Vụ này ra đời sẽ góp phần khắc phục những vấn đề ĐB Đỗ Mạnh Hùng nêu.

Thông tin xuyên tạc trên mạng:

Bộ đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ VH triển khai quản lý việc này. Tiếp tục xem xét xem có lỗ hổng nào sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền, có thể phủ kín hành lang pháp lý. Bên cạnh đó cũng tuyên truyền để các cơ quan truyền thông đưa tin chính thống của nước nhà, ngăn cản thông tin độc hại này trên mạng...

Nếu có sự phối hợp từ trung ương đến địa phương, từ nhà trường đến xã hội thì chắc chắn tình trạng trên sẽ được đẩy lùi.

Luật cạnh tranh giá cước 3G:

Nếu 3 nhà mạng bắt tay thì vi phạm luật cạnh tranh. Nhưng nếu chỉ cùng tăng giá vào một thời điểm thì không phải là vi phạm. Cục quản lý cạnh tranh đã vào cuộc, đang làm và thời gian gần đây sẽ trả lời. Nếu 3 nhà mạng bắt tay sẽ xử lý theo pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc phiên chất vấn:

Trong quá trình trả lời chất vấn, Bộ trưởng đều có cam kết với Quốc hội sẽ báo cáo lại các cơ quan có thẩm quyền, phối hợp với các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thông tin để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin.

Bộ trưởng cũng rất tích cực, cố gắng trong việc thúc đẩy về mặt quản lý nhà nước, hạn chế, từng bước đẩy lùi tác hại. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng chất vấn nhưng đã rất thành công.

Ngành Thông tin phải xây dựng được lực lượng mạnh trong lĩnh vực truyền thông báo chí. Thứ 2 cũng cần đánh giá được những mặt trái của thông tin ngoài luồng để có biện pháp khắc phục, làm cho nền thông tin quốc gia được lành mạnh.

Một mặt phải phát triển đúng quy hoạch, đảm bảo đào tạo đội ngũ nhà báo thật căn cơ, đầy đủ, hoàn thiện. 17 nghìn nhà báo hiện nay, phải đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức, trình độ để tự mình có sức chiến đấu, đấu tranh. Trách nhiệm này thuộc về Bộ trưởng Bộ TT&TT...

Trong quản lý nhà nước về báo chí phải được tăng cường hơn nữa. Để làm được việc này phải nghiên cứu, chuẩn bị trình các luật liên quan. Nhưng quản lý phải theo luật pháp hiện hành.

Chúng tôi yêu cầu tập trung vào 3 nội dung chính: tôn chỉ mục đích; trách nhiệm của phóng viên báo chí; BBT chủ quản, phóng viên, TBT các báo cũng đều phải có trách nhiệm...

(Theo Infonet)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Chỉ có 8/1000 sự cố An toàn thông tin được báo cáo

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2013 gồm các hoạt động xoanh quanh chủ đề an toàn thông tin và diễn ra trên phạm vi cả nước

(ICTPress) - Sáng nay 21/11, Hiệp hội An toàn Thông tin (VNISA) đã khai mạc Ngày An toàn thông tin (ATTT) Việt Nam 2013.

Sự kiện thường niên Ngày An toàn thông tin Việt Nam do VNISA phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Cục CNTT - Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam (thuộc Bộ Quốc phòng) tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT).

Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2013 gồm các hoạt động xoanh quanh chủ đề ATTT và diễn ra trên phạm vi cả nước, trong đó nổi bật là Hội thảo - Triển lãm quốc tế về ATTT với chủ đề “Thể chế hóa ATTT - Con đường tất yếu của sự phát triển xã hội thông tin hiện đại. Hội thảo diễn ra tại TP. Hà Nội hôm nay 21/11/2013 và TP. Hồ Chí Minh ngày 14/12/2013.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng tại Hội thảo cho biết nhân dịp ATTT hiện nay liên quan đến tất cả mọi tổ chức, con người và nhân dịp Ngày ATTT cộng đồng cần phân biệt khái niệm về ATTT và an ninh thông tin, theo đó “an toàn thông tin” là việc quản lý hình thức của thông tin, “bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin”. Còn “an ninh thông tin” là việc quản lý nội dung thông tin, “bảo đảm tính hợp pháp của thông tin thông qua việc kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, loại bỏ việc lưu trữ, truyền đưa, cung cấp và sử dụng các thông tin có nội dung gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi ích của công dân và các thông tin có nội dung vi phạm pháp luật khác”. Các khái niệm này lần đầu tiên được nêu rõ trong Nghị định 72 mới được ban hành và cùng thống nhất nhận thức.

Tình hình ATTT trong thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp. Đảng và Chính phủ quan tâm rất quan tâm và theo Nghị định mới của Chính phủ về chức năng và nhiệm vụ của Bộ TT&TT đầu năm 2014 Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, đơn vị chuyên trách về ATTT sẽ được thành lập. Từ đó sẽ có sự thống nhất về các bộ phận chuyên trách ATTT từ trung ương đến địa phương, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết thêm.

Tại Hội thảo này, VNISA đã công bố Chỉ số ATTT Việt Nam 2013 (VN Inforsec Index). Điều tra năm nay được thực hiện ở 598 tổ chức, doanh nghiệp trên phạm vi cả nước triển khai trong 3 tháng từ tháng 8 - 11/2013. Điều tra được tổ chức rất rộng cả tổ chức chỉ có 5 máy tính đến tổ chức có 2000 máy tính, có doanh nghiệp hàng ngàn tỷ đồng tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng. Điều tra năm nay có sự góp ý của Cơ quan An ninh và Internet của Hàn Quốc (KISA) và VN Inforsec Index dựa trên phương pháp của KISA để tính chỉ số ATTT.

Chỉ số ATTT 2013 dựa trên các thành phần rất cơ bản về ATTT: đánh giá môi trường ATTT (đào tạo và nhận thức, chính sách, kinh phí, tổ chức nhân lực, các biện pháp được thực hiện (kỹ thuật và quản lý). Với 46 câu hỏi trích ra điều tra được 30 thông số để đưa vào tính toán chỉ số.

Năm nay Điều tra đã thực hiện với lĩnh vực mới là điện toán đám mây.

TS. Vũ Quốc Thành, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNISA cho biết Điều tra năm nay cho thấy đa số tổ chức nhận thức về ATTT, khả năng tấn công đối với tổ chức của mình, khó khăn về ngân sách chi tiêu cho ATTT trong năm 2014.

Về tiêu chí báo cáo báo cáo khi có sự cố, Điều tra cho thấy việc báo cáo cấp trên, các tổ chức bên ngoài, chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp thì theo phân tích tổng hợp lại tổng số các sự cố đã xảy ra được báo cáo trong vòng 1 tuần thì con số rất thấp, chỉ 8/1000 trường hợp sự cố được báo cáo. Tổng hợp lại Chỉ số ATTT Việt Nam năm 2013 là 37,5%, tăng đáng kể so với chỉ số năm ngoái là 26%. Đóng góp chính cho việc tăng chỉ số này là nhờ nhận thức về ATTT và vấn đề chính sách, đạt được nổi trội trong năm vừa qua, ông Thành thông tin.

Tại sự kiện Ngày ATTT năm nay, lần đầu tiên Cục CNTT - Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đồng tổ chức sự kiện. Đây cũng là lần đầu tiên nội dung “Chiến tranh an ninh mạng” được đưa ra thảo luận, và vấn đề “Nguy cơ chiến tranh mạng - Mối đe dọa toàn cầu” trở thành chuyên đề chính của một phiên thảo luận tại Hội thảo.

Tại Ngày ATTT Việt Nam 2013, VNISA cũng triển khai một số chương trình nâng cao nhận thức về ATTT, khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng các dịch vụ, giải pháp ATTT vào hoạt động của các quan, tổ chức như: Cuộc thi toàn quốc Sinh viên với ATTT 2013 do VNISA phối hợp với Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức dưới sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Cuộc thi năm nay có 47 đội đến từ 25 trường Đại học trên toàn quốc (trong đó có 19 đội tại khu vực phía Bắc và 28 đội tại khu vực phía Nam); Khóa đào tạo ngắn hạn về ATT với chủ đề “Kỹ năng điều tra sự cố mất ATTT (Forensis)” với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia hãng NikSun. Đây là chương trình đào tạo miễn phí cho hội viên của VNISA và một số tổ chức liên quan diễn ra trong các ngày 14 - 15/11/2013 tại Hà Nội với sự tham gia của 45 cán bộ Quản trị mạng, chuyên gia ATTT đến từ 30 cơ quan, tổ chức; Bình chọn sản phẩm ATTT được người tiêu dùng yêu thích trong năm.

HM

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Bộ trưởng TT&TT: "Ánh sáng tỏa khắp nơi thì bóng tối không còn"

Tóm tắt: 

Nếu ta có nhiều tin tốt thì sẽ có điều kiện đẩy lùi tin xấu chưa được kiểm chứng trên các trang mạng, trang báo, “lúa tốt thì không còn cỏ dại” - Bộ trưởng TT&TT nói về giải pháp hạn chế tồn tại của báo chí.

Nếu ta có nhiều tin tốt thì sẽ có điều kiện đẩy lùi tin xấu chưa được kiểm chứng trên các trang mạng, trang báo, “lúa tốt thì không còn cỏ dại” - Bộ trưởng TT&TT nói về giải pháp hạn chế tồn tại của báo chí.

Chiều 20/11, Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Bắc Son trả lời chất vấn trước QH, tập trung 2 nhóm vấn đề lớn: công tác quản lý nhà nước liên quan đến báo chí, thông tin, truyền thông và giải pháp thúc đẩy thị trường viễn thông.

Lúa tốt thì không còn cỏ dại

ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) quan tâm đến quy hoạch báo chí. Ông nêu số liệu cho thấy cả nước hiện có 838 tờ báo in với hàng ngàn ấn phẩm, 67 đài phát thanh truyền hình với hơn 300 kênh trong nước, hơn 80 kênh nước ngoài, hàng trăm báo và trang tin điện tử. 

Ông nêu câu hỏi về trách nhiệm của Bộ trưởng trong trong quy hoạch báo chí? Làm thế nào để khắc phục tình trạng trùng lắp thông tin, phân tán nguồn lực, cạnh tranh không lành mạnh?

Trước và sau ĐB Tiến, ĐB Nguyễn Thị Bích Nhiệm (Yên Bái) và ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP HCM) cũng nêu thực tế hiện nay các trang thông tin điện tử ngày càng nhiều, không ít trang đưa tin giật gân, giật tít nhằm câu khách thu hút quảng cáo để kiếm lời, trách nhiệm của Bộ?

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, bên cạnh việc nêu những đóng góp của báo chí, cũng thừa nhận báo chí còn những yếu kém như chưa thực hiện đúng tôn chỉ mục đích (về nội dung, đối tượng, phạm vi đưa tin), đưa nhiều tin tiêu cực, một số tin thiếu chính xác, sai trái do không kiểm chứng gây bức xúc trong dư luận. Ngoài ra, còn tình trạng báo chí đưa tin ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục...

Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son: Báo chí phải xây dựng lòng tin

Sau khi phân tích những hạn chế trên, Bộ trưởng nhấn mạnh “báo chí không chỉ cung cấp thông tin mà còn phải xây dựng lòng tin, tạo dựng đồng thuận xã hội”.

Ông cũng cho rằng quản lý báo chí là trách nhiệm chung của cả đất nước, xã hội. Với Bộ TT&TT, trách nhiệm đó là tham mưu quản lý nhà nước về báo chí, sửa luật Báo chí, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của mình trong việc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy chế cung cấp thông tin để báo chí được tiếp cận thông tin chính thống kịp thời nhất.

“Nếu ta có nhiều tin tốt thì sẽ có điều kiện đẩy lùi tin xấu chưa được kiểm chứng trên các trang mạng, trang báo, như người ta đã nói “khi lúa tốt thì không còn cỏ dại nữa”, khi ánh sáng tỏa khắp mọi nơi thì bóng tối không còn”, ông Son khẳng định.

Đưa tin chậm hơn mạng xã hội vì phải kiểm chứng

Phó đoàn ĐB Hải Phòng Trần Ngọc Vinh đặt câu hỏi: Có một số sự kiện trong việc giải quyết tranh chấp dân sự ở địa phương, báo chí trong nước không đưa tin kịp thời, đưa tin chậm so với các trang mạng xã hội.

Việc đưa tin chậm trễ khiến dư luận xôn xao đồn thổi khiến sự việc không được phản ánh một các khách quan. Vì sao có tình trạng đó? Trách nhiệm thuộc về ai? Giải pháp khắc phục?

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết: Thời gian vừa qua, các trang truyền thông xã hội phát triển rất mạnh mẽ, tất cả các loại thông tin đưa lên rất nhanh nhưng độ chính xác thì còn phải xem xét.

Báo chí, đặc biệt là báo điện tử, đã nhanh hơn nhiều rồi nhưng cũng không thể nhanh bằng các trang mạng được. Bởi theo quy định thì báo chí phải xác minh, kiểm chứng nguồn tin xong mới được đưa lên, còn các trang mạng xã hội vừa nghe tin đã đưa ngay, thông tin chưa được kiểm chứng, thậm chí sai vẫn đưa lên.

Ngoài ra, có tình trạng một số địa phương, bộ ngành chưa thực hiện đầy đủ quyết định của Chính phủ về chế độ cung cấp thông tin cho báo chí và quy chế người phát ngôn khiến thông tin chính thống chưa được cung cấp nhanh nhất.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: Nếu các cấp, các ngành phát hiện ra thông tin sai đề nghị người phát ngôn phải công bố, bác bỏ ngay trên phương tiện truyền thông, tránh tình trạng trang mạng xã hội đưa tiếp thông tin sai sang các trang khác.

An ninh thông tin: Thách thức lớn

ĐB Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận) đặt câu hỏi: Vấn đề an toàn, an ninh mạng thành vấn đề nóng, mang tính toàn cầu, nhiều quốc gia và người dân lo ngại nghe lén, đe dọa an ninh chủ quyền quốc gia. Bộ trưởng và Bộ TT&TT có giải pháp gì bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin ở Việt Nam?

ĐB Ngô Đức Mạnh

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận định an toàn thông tin nói chung và an toàn mạng nói riêng là thách thức rất lớn của tất cả các nước trên thế giới.

Thách thức này ngày càng gia tăng do hiện nay tất cả các hoạt động (trong đời sống và quản lý Nhà nước của ta) đều liên quan đến hệ thống mạng, hệ thống công nghệ thông tin và đặc biệt là tất cả các công nghệ, thiết bị ta đều phải nhập ngoại.

Ông cũng nêu thực trạng trong thời gian qua đã xảy ra như các trang web trong nước bị tấn công bằng mã độc để lấy thông tin, điều khiển trang web của chúng ta thành nơi cung cấp ngược trở lại những mã độc, thông tin sai trái đến các máy chủ khác.

Theo ông, bản thân người dùng máy tính rất nhiều nhưng không phải tất cả có trình độ sử dụng máy tính quản lý thành thạo nên dễ nhiễm mã độc, mật khẩu không mạnh nên dễ bị ăn cắp và bị tấn công.

Giải pháp mà Bộ trưởng đưa ra là đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao kiến thức người dân về công nghệ thông tin và khuyến khích họ sử dụng những phần mềm do nhà cung cấp phát hành, đề nghị các cấp các ngành cùng tham gia bằng cách tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng lẫn con người.

Tăng cước 3G là bình thường

Việc tăng giá cước 3G cũng được các ĐB quan tâm.

Phó chủ nhiệm VPQH Nguyễn Thanh Hải

Trả lời ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) về việc tăng giá cước trong khi chất lượng dịch vụ 3G chưa được cải thiện có phải là một giải pháp để bù đắp phần doanh thu bị giảm của các DN viễn thông, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết:

Thị trường viễn thông Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian vừa qua nhưng giá cước từ khi phát triển đến nay hầu như không tăng, trong các báo cáo thống kê hàng năm thì giá cước viễn thông đều giảm. Tăng giá cước viễn thông là chủ trương chung của Nhà nước, dưới chỉ đạo của Chính phủ, phù hợp với những quy định hiện hành cũng như cam kết của Việt Nam với quốc tế.

“Chúng ta không thể bán dịch vụ dưới giá thành. Thời gian qua, giá của ta so với khối ASEAN thấp hơn 34,9%, so với châu Á - Thái Bình Dương thấp hơn 34-57%. Ta bán chưa đầy 50% giá thành, nâng giá lên rồi vẫn chưa đủ giá thành”, ông nói.

Do đó, ông khẳng định việc tăng giá cước 3G là điều bình thường trong cơ chế thị trường, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh. Ngoài ra, các nhà mạng đều là của Nhà nước, tăng giá cước để góp phần đóng góp nhiều hơn cho đất nước.

Năm 2012, VNPT đóng góp 7.300 tỷ đồng, Viettel 11.300 tỷ cho đất nước. Việc tăng giá còn thể hiện sự chia sẻ với các nhà mạng, bởi hầu hết các thiết bị đều nhập từ nước ngoài, giá rất cao. Khi người dân dùng dịch vụ Internet thì nhà mạng phải thanh toán tiền với quốc tế, nhà mạng không thể thanh toán giá cao mà bán giá thấp.

Ngày mai (21/11), phiên chất vấn tiếp tục với phần giải trình của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, sau đó đến lượt Chánh án TANDTC. Thủ tướng là người cuối cùng sẽ đăng đàn.

C.Quyên - M.Thăng - Đ.Yên - B.Tuấn

VietnamNet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son gửi thư nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tóm tắt: 

(ICTPess) - "Tôi tin tưởng rằng với truyền thống tốt đẹp của Ngành, các Thầy giáo, Cô giáo sẽ tiếp tục phát huy phẩm chất, lòng yêu nghề."

(ICTPress) - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã viết thư gửi các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ quản lý và Công nhân viên các Trường của Ngành Thông tin và Truyền thông. 


Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son (Ảnh: mic.gov.vn)

Thân ái gửi: Các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ quản lý và Công nhân viên các Trường trong toàn Ngành

 
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, tôi xin gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ quản lý và Công nhân viên các Trường trong toàn Ngành lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng nồng nhiệt nhất. 
 
Trong những năm vừa qua, các Trường của Ngành Thông tin và Truyền thông đã có nhiều cố gắng, vượt qua khó khăn, vươn lên đạt được nhiều kết quả tốt. Trong thành công ấy có sự đóng góp xứng đáng của các Thầy giáo, Cô giáo các Trường của Ngành, những người luôn hết lòng vì học sinh thân yêu, nỗ lực phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Mỗi dịp 20/11, các Thầy giáo, Cô giáo đều cảm thấy vinh dự và tự hào hơn với nghề dạy học, đồng thời cũng càng ý thức được trách nhiệm lớn lao mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó cho mình trong sự nghiệp trồng người như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã dạy “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
 
Vào tháng 10 năm 2013 vừa qua, Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua và ban hành Nghị quyết số 29-NQ-TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Các Trường trong toàn Ngành cần tổ chức tốt việc nghiên cứu quán triệt Nghị quyết; xây dựng Chương trình hành động cụ thể sát với thực tế nhà trường, tiếp tục đổi mới, phát triển nhà trường; tăng cường kỷ cương nền nếp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; nghiêm túc thực hiện các qui định trong giảng dạy và quản lý nhà trường nhất là các khâu kiểm tra, đánh giá và thi cử, sử dụng các nguồn tài chính; ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường; đẩy mạnh việc đổi mới, nội dung phương pháp và qui trình đào tạo để phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo. Các Trường cần hướng đến đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn với Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thông tin và truyền thông để đóng góp ngày càng tốt hơn cho nhu cầu nhân lực của Ngành và xã hội.
 
Tôi tin tưởng rằng với truyền thống tốt đẹp của Ngành, các Thầy giáo, Cô giáo sẽ tiếp tục phát huy phẩm chất, lòng yêu nghề; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về đào tạo nguồn nhân lực của đất nước trong giai đoạn mới, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
 
Chúc các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ quản lý, Công nhân viên các trường trong toàn Ngành thành công hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và hạnh phúc trong cuộc sống.
 
Chào thân ái!                                            

 

 TS. Nguyễn Bắc Son 

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư BCS Đảng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Công bố bản đồ trực tuyến về chặt phá rừng trên thế giới

Tóm tắt: 

(ICTPress) - “Đây là một bản đồ đầu tiên về sự thay đổi của rừng trên toàn cầu và theo khu vực”.

(ICTPress) - Một bản đồ mới từ trường Đại học Maryland, Mỹ sẽ giúp người xem nắm bắt được phạm vi chặt phá rừng trên toàn cầu.

Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Maryland đã tập hợp những dữ liệu về chặt phá rừng từ năm 2000 - 2012, và bản đồ này thể hiện những cánh rừng đã bị mất và khôi phục trong 12 năm. Bản đồ dưới đây cho thấy phạm vi rừng trên toàn thế giới bằng màu xanh lá và các ghi chú những khu vực đã không còn rừng bằng màu đỏ.

Tổng thể, dữ liệu này cho thấy hành tinh chúng ta đã mất 888.000 dặm vuông (1.420.800m2) rừng và khôi phục được 309 dặm vuông (494.000m2). Sự mất mát hơn 900.000m2 là bằng khoảng diện tích Alasca, Tạp chí Smithsonian tính toán.

“Đây là một bản đồ đầu tiên về sự thay đổi của rừng trên toàn cầu và theo khu vực”, trưởng nhóm nghiên cứu Matthew Hansen cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã hợp tác với Google Earth Engine để đưa ra bản đồ này. Trong nhiều năm, công cụ tìm kiếm và các camera của Google Earth Engine đã theo dõi thảm thực vật cao hơn 16 feet (khoảng 5m) để theo dõi phong cảnh.

Bản đồ này tương tác: Người sử dụng có thể phóng to để xem tổng thể việc phá rừng, hay thu nhỏ vào các điểm địa phương bị thiệt hại nặng. Bản đổ có những lựa chọn kéo cho phép so sánh các thảm họa tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới cảnh quan, như đường đi của lốc xoáy ở Alabama hay một cơn bão ở Pháp làm đổ rạp cây diện rộng.

Nhóm bản đồ cho biết Indonesia có tỷ lệ mất rừng cao nhất, trong khi Brazil giảm mất rừng chậm nhất so với bất kỳ nước nào khác.

 HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Google phải trả 17 triệu USD vì theo dõi người sử dụng Safari

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Google không công nhận việc làm sai trái này trong phán quyết, cho biết công ty này đã “tiến hành các bước để gỡ bỏ các cookie...".

(ICTPress) - Reuters đưa tin Google sẽ phải trả 17 triệu USD để giải quyết các cáo buộc mà 37 bang và Quận Colombia, Mỹ mà công ty này đã bí mật theo dõi những người sử dụng Web bằng cách đặt các tệp (file) số đặc biệt lên các trình duyệt Web của người sử dụng smartphone.

Phán quyết này được công bố sáng ngày 18/11, chấm dứt gần 2 năm điều tra của các bang liên quan tới các cáo buộc là Google đã bỏ qua các thiết lập riêng tư của người sử dụng trình duyệt Web safari của Apple bằng cách đặt các “cookie” vào trình duyệt này.

Các cookie là các tệp đặc biệt cho phép các trang web và các nhà tư vấn xác định từng cá nhân người lướt web và theo dõi các thói quen trình duyệt.

Trình duyệt Web safari được sử dụng trên iPhone và iPad tự động chặn các cookie bên thứ 3, nhưng Google đã thay đổi mã các cookie của máy tính và có thể phá vỡ các block trong khoảng thời gian tháng 6/2011 và tháng 2/2012, theo các cáo buộc của các bang.

Google không công nhận việc làm sai trái này trong phán quyết, cho biết công ty này đã “tiến hành các bước để gỡ bỏ các cookie quảng cáo, đã thu thập thông tin không phải là cá nhân, từ các trình duyệt của Apple.

Google đã đồng ý trả 22 triệu USD vào tháng 8/2012 để giải quyết một điều tra của Ủy ban Thương Mại Mỹ liên quan tới vấn đề tương tự.

Google, hãng tìm kiếm Internet số 1 thế giới, đã đạt doanh thu khoảng 50 tỷ USD trong năm 2012, phần lớn qua quảng cáo.

Theo các điều kiện của tuyên bố ngày 18/11, Google đã đồng ý không sử dụng loại mã có thể vượt qua các thiết lập trình duyệt mà không có sự đồng ý của người sử dụng, trừ khi có các vấn đề an ninh, gian lận hoặc kỹ thuật. Google cũng đã đồng ý cung cấp cho các khách hàng nhiều thông tin hơn về các cookie cho 5 năm tới.

HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Lý do thực mà Steve Ballmer rời bỏ Microsoft

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Steve Ball đã giải thích đầy đủ tại sao không từ bỏ vị trí CEO của Microsoft.

(ICTPress) - Steve Ballmer đã có cuộc trả lời phỏng vấn về việc ra đi của ông với Tạp chí phố Wall. Steve Ballmer đã giải thích đầy đủ tại sao không từ bỏ vị trí CEO của Microsoft.

Steve Ballmer kìm nén khi nói lời chia tay với nhân viên (Ảnh: Microsoft/The Verge)

Có vẻ như Ballmer đã quyết định đã đến lúc rời bỏ sau khi nhận được những lời không hay nhất định từ các thành viên hội đồng quản trị.

In January, Ballmer was laying out his plan to combat the rise of the iPhone and Android to his board members in a conference call. He was cut off by John Thompson, lead director.

Hồi tháng 1, Ballmer đã lập kế hoạch chiến đấu với việc gia tăng iPhone và Android cho HĐQT trong một hội nghị. Steve Ballmer đã bị John Thompson, giám đốc hành chính phản đối.

"Hey, công tử bột, cứ tiếp tục với việc này… Chúng ta đang chết giả”, Thompson đã nói

Lời nói này đã dẫn tới quyết định của Ballmer từ chức. Ballmer nhận thấy ông không thể chuyển động đủ nhanh để làm cho HĐQT hài lòng.

Thompson đã nói HĐQT “đã không kéo Ballmer từ chức, nhưng chúng tôi thúc đẩy Ballmer tích cực để đi nhanh hơn”.

Ballmer đang nỗ lực nhanh hơn, tái cơ cấu công ty, cố gắng thúc đẩy công ty cộng tác hợp, nhưng nhóm lãnh đạo cấp cao đã phủ nhận cố gắng của “Steve mới”, Tạp chí phố Wall cho biết.

Hồi tháng 5, Ballmer đã bắt đầu lo lắng việc liệu có thể làm thay đổi công ty nhanh chóng như HĐQT mong muốn.

Sự nhanh chóng mà tôi muốn thay đổi có những lưỡng lự từ tất cả những người cộng tác - nhân viên, các giám đốc, các nhà đầu tư, các đối tác, các nhà cung cấp, khách hàng - để làm tôi tin tôi nghiêm túc về việc này, có thể từ chính bản thân”, Ballmer cho biết.

Do đó Ballmer đã quyết định nghỉ hưu với hy vọng CEO kế tiếp có thể nắm giữ trọng trách và thúc đẩy Microsoft chuyển động nhanh hơn.

Ballmer đã rơi nước mắt khi giải thích quyết định của mình, cho biết “Có thể tôi là một biểu tượng của kỷ nguyên cũ và tôi phải ra đi… Dù tôi có yêu mọi thứ về những gì tôi đang làm, cách tốt nhất cho Microsoft là bước vào một kỷ nguyên mới là một nhà lãnh đạo mới sẽ gia tốc sự thay đổi”.

HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Google thoát vụ kiện bản quyền sách kéo dài 8 năm

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đối với các chuyên gia luật Internet, đây cũng là một chiến thắng cho công chúng.

(ICTPress) - Vụ kiện pháp lý kéo dài 8 năm về quét sách của Google cuối cùng đã đi đến hồi kết. Thẩm phán Denny Chin đã phán quyết ngày 14/11 là việc quét hàng triệu cuốn sách của công ty tìm kiếm khổng lồ này không xâm phạm bản quyền của các tác giả sách và việc sử dụng này không gian lận.

Ảnh: iStockphoto, ytwong

Phán quyết này của tòa được được thẩm phán Denny đưa ra tại New York chấm dứt cuộc tranh dành pháp lý giữa tập đoàn thương mại xuất bản The Authors Guild, nhiều tác giả và Google, mà lần đầu tiên được GigaOM đưa tin. Google bắt đầu quét lại các cuốn sách vào năm 2004 với mục tiêu xuất bản các đoạn trích trong các tìm kiếm.

Phán quyết này là một thắng lợi rõ ràng cho Google, đã phải đối mặt với nguy cơ bị phạt hơn 3 tỷ USD thiệt hại, chưa kể 40 triệu USD được chi hàng năm cho dự án quét sách này. Thẩm phán Chin cho biết Google Books là “một công cụ tìm kiếm vô giá”, thực tế là đã hỗ trợ các tác giả.

"Google Books mang lại các lợi ích công chúng lớn, nâng cao tiến bộ nghệ thuật và khoa học, trong khi tiếp tục tôn trọng các quyền tác giả và các cá nhân sáng tạo và không tác động bất lợi cho người nắm giữ bản quyền”, thẩm phán Chin cho biết trong phán quyết.

Đối với các chuyên gia luật Internet, đây cũng là một chiến thắng cho công chúng.

“Những người chiến thắng lớn nhất hôm nay là các học giả và các thư viện, việc trao đổi về các lợi ích chung tập trung chủ yếu vào nghiên cứu và tiếp cận”, James Grimmelmann, giáo sư luật tại Đại học Luật Maryland cho biết.

Hiệp hội các tác giả hiện nay có lựa chọn kháng cáo. Tuần báo các nhà xuất bản - Publishers Weekly dự báo họ sẽ kháng cáo. Trong khi đó, Google ăn mừng trước tin này.

“Đây là một con đường dài và chúng tôi vui mừng trước phán quyết của tòa hôm nay. Như chúng tôi từ lâu đã cho biết, Google Books tuân thủ luật bản quyền và hoạt động giống như một catalog thẻ cho kỷ nguyên số - cho phép người sử dụng khả năng tìm kiếm sách để mua và mượn”, Google cho biết trên AllThingsD.

 HY

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT

Tỷ lệ thư rác độc hại quý 3 lại tăng gấp 1,5 lần

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Theo số liệu mới nhất từ Kaspersky Lap, trong quý 3/2013, mức độ các email lừa đảo tăng gấp 3 lần so với quý trước. Trojan-Spy.HTML.Fraud.gen dẫn đầu bản xếp hạng các chương trinh độc hại lây lan qua email.

(ICTPress) - Tổng lưu lượng thư rác trong quý 3 năm nay đạt mức 68,3%, giảm 2,4% so với quý 2 nhưng tỷ lệ thư rác độc hại lại tăng gấp 1,5 lần. Phần lớn các chương trình độc hại được phân tán qua email nhắm đến những thông tin tài chính bí mật, thông tin đăng nhập, mật khẩu.

Theo số liệu mới nhất từ Kaspersky Lap, trong quý 3/2013, mức độ các email lừa đảo tăng gấp 3 lần so với quý trước. Trojan-Spy.HTML.Fraud.gen dẫn đầu bản xếp hạng các chương trinh độc hại lây lan qua email. Phần mềm độc hại này được thiết kế trông giống với một trang html có mẫu đăng ký cho các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và những kẻ lừa đảo sẽ đánh cắp thông tin tài chính của người dùng từ đây.

Quý 3/2013 là khoảng thời gian có nhiều sự kiện thu hút sự chú ý của công chúng như sự ra đời của em bé trong hoàng gia Anh, FBI săn tìm Edward Snowden và tai nạn đường sắt ở Tây Ban Nha. Những kẻ lừa đảo đã sử dụng tất cả các thông tin này để phân phối phần mềm độc hại. Các liên kết có trong những email này dẫn đến các trang web bị phá hủy và chuyển hướng người dùng đến một trang với một trong những bộ dụng cụ khai thác phổ biến nhất - Blackhole. Trong tháng 10, tác giả của Blackhole, Paunch, đã bị bắt ở Nga. Tuy tương lai của các bộ này vẫn chưa rõ ràng, nhưng các chuyên gia Kaspersky Lab cho thấy điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm số lượng thư gửi "tin tức" độc hại.

Có rất ít sự thay đổi trong các nguồn thư rác hàng đầu trong quý 3. Vị trí của các botnet dường như tương đối ổn định, hoặc ít nhất là có một thời gian tạm lắng trong việc di dời hoạt động của các botnet. Châu Á vẫn là số một trong những nguồn chính của thư rác (56,51%), tiếp theo là Bắc Mỹ (20,09%) và Tây Âu (13,47%). Việt Nam xếp thứ 6 toàn thế giới với 3,8% lượng thư rác xuất phát từ đây.

Darya Gudkova, Trưởng phòng phân tích nội dung và nghiên cứu của Kaspersky Lab, cho biết: "Trong quý 3, những kẻ lừa đảo đã gửi các email bắt chước câu trả lời từ các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật của một công ty chống virus lớn. Email thông báo cho người dùng biết một tập tin mà họ gửi đi phân tích là phần mềm độc hại. “Các kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật” này đính kèm theo một "chữ ký " được giới thiệu sẽ khử trùng cho máy tính của người dùng. Tuy nhiên, nếu người sử dụng mở file đính kèm, họ sẽ tìm thấy một chương trình độc hại được phát hiện bởi Kaspersky Anti-Virus như Email-Worm.Win32.NetSky.q.

Người dùng Internet cần cẩn trọng trước khi xem một thư lạ và đừng vội vàng mở file đính kèm.

Minh Thiện

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Thời sự ICT