Thời sự ICT
Vụ kiện Apple - Samsung tiếp tục đợi phán quyết của tổng thống Mỹ
Submitted by nlphuong on Wed, 05/06/2013 - 07:45(ICTPress) - Apple đã dành thắng lợi lớn trong cuộc chiến bằng sáng chế với Samsung năm ngoái, nhưng nay Samsung đã lật ngược tình thế.
Các model iPhone cũ hơn của Apple xâm phạm các bản quyền sáng chế của Samsung, theo Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ. |
Ủy ban thương mại quốc tế (ITC) ngày 4/6 đã phán quyết nhiều sản phẩm cũ hơn của Apple đã xâm phạm sáng chế của Samsung và không được bán ở Mỹ.
Phán quyết được trông đợi quá lâu của ITC cấm Apple nhập khẩu hay bán các model iPhone 4, 3GS và 3 tương thích của nhà mạng AT&T, cũng như các phiên bản kết nối iPad và iPad 2 3G của AT&T.
Các sản phẩm này là những sản phẩm công nghệ, được lắp ráp ở nước ngoài và nhập khẩu – đã xâm phạm một bản quyền sáng chế của Samsung về di động mã hóa, ITC phán quyết.
Lệnh cấm này không ảnh hướng tới thế hệ các sản phẩm mới của Apple, iPhone 5 và iPad thế hệ 4, sử dụng công nghệ khác với các thiết bị trước đó.
Ủy ban này đã không tìm thấy Apple xâm phạm bất kỳ 3 bản quyền khác mà Samsung đưa ra trong vụ kiện. Nhưng phần còn lại của phán quyết là một cú giáng đối với Apple - và thật sự bất ngờ là phán quyết sơ bộ trước đây của ITC đã chối bỏ Apple hoàn toàn.
Lần này, “quyết định là cuối cùng và điều tra đã kết thúc”, ITC đã viết trong quyết định của mình. Tuy nhiên, Apple có thể khiếu kiện lên Vòng liên bang, phát ngôn viên của Apple Kristin Huguet cho biết công ty sẽ làm việc này.
Apple cũng có thể hy vọng một phủ quyết từ tổng thống Obama. ITC phải gửi các “phán quyết ngăn chặn” này lên tổng thống trong thời gian 60 ngày. Nếu tổng thống Obama phủ quyết thì đây là kết quả cuối cùng.
Bởi vì Apple sẽ khiếu nại nên quyết định của ITC ngày 4/5 sẽ không ảnh hưởng tới sự hiện diện của các sản phẩm tại Mỹ, Huguet cho biết.
Huguet đã chỉ trích Samsung “sử dụng một chiến lược đã được các tòa án và các cơ quan quản lý trên thế giới đã không chấp nhận” trong các vụ kiện khác. Bà cũng buộc tội Samsung cố tình “ngăn chặn việc bán các sử dụng bản quyền sáng chế mà họ đã đồng ý cấp phép cho bất cứ ai với giá hợp lý”.
Samsung đã chưa có phản hồi nào. Một phát ngôn viên cho AT&T đã từ chối cho biết thông tin.
Năm ngoái, một tòa án ở California đã phán quyết nhiều sản phẩm của Samsung xâm phạm các bản quyền của Apple về các tính năng phần mềm như phóng to thu nhỏ hai lần chạm và cuộn. Hội đồng xét xử ban đầu đưa ra phán quyết Apple được bồi thưởng hơn 1 tỷ USD về những thiệt hại. Một phán quyết riêng rẽ cho vụ xét xử đó sẽ không diễn ra trước cuối năm nay.
HY
Nguồn: CNN, Mashable
CIO cơ quan nhà nước cần có tầm nhìn xa, rộng
Submitted by nlphuong on Wed, 05/06/2013 - 07:01(ICTPress) - “CIO phải cân đối giữa tầm nhìn và thực tế: có tầm nhìn xa, rộng để định hướng cho sự phát triển lâu dài của CNTT - Truyền thông của cơ quan, bộ ngành, đơn vị mình, đồng thời hoàn thiện các công việc do mình chỉ đạo thực hiện”.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Minh Hồng cho biết đây là đòi hỏi đối với các CIO trong các cơ quan nhà nước (CQNN) khi CNTT&TT là một động lực quan trọng góp phần đảm bảo sự tăng trưởng và bền vững của đất nước tại Hội thảo Việt Nam - Hàn Quốc về CIO trong CQNN ngày 4/6 tại Hà Nội.
Trong những năm qua, việc ứng dụng CNTT trong các CQNN, từng bước xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT) ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của CQNN, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Trong sự phát triển mạnh mẽ đó, có sự đóng góp rất quan trọng của các giám đốc CNTT nhà nước (G-CIO), Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết thêm.
Theo Cục trưởng Cục ứng dụng CNTT, Bộ TT&TT Nguyễn Thành Phúc, Giám đốc CNTT trong phát triển CPĐT có 4 chức trách: Xác định tầm nhìn chiến lược, đổi mới và nâng cao chính sách chiến lược ứng dụng CNTT; Giữ vai trò đầu mối tổ chức, giám sát việc thực hiện các chính sách chiến lược ứng dụng CNTT; Đảm bảo áp dụng các giải pháp ứng dụng CNTT vào cơ quan đạt hiệu quả tối ưu; Phối hợp giữa các đơn vị bên trong, bên ngoài cơ quan, địa phương và các đối tác trong việc tổ chức thực hiện chiến lược ứng dụng CNTT. Bên cạnh đó, Giám đốc CNTT trong phát triển CPĐT có 8 nhiệm vụ và quyền hạn.
Ông Young Souk Lee, Cố vấn Trung tâm Hợp tác CNTT Việt Nam - Hàn Quốc cho biết trước đây vị trí CIO nhà nước có vai trò rất thấp trong cơ cấu chính phủ Hàn Quốc. Hàn Quốc đã nhận ra rằng người đứng đầu CNTT trong các CQNN không chỉ có vai trò xây dựng hệ thống thông tin mà còn phải có vai trò trong cải cách hành chính và liên kết các cơ quan công quyền với nhau.
Tháng 12/1998, chức vụ CIO tại mỗi CQNN là cấp trưởng phòng và Hội đồng CIO Hàn Quốc lần đầu tiên được thành lập. Vào năm 1999, trong quá trình sửa đổi Luật Tin học hóa quốc gia, Hàn Quốc đã đưa ra những điều khoản chính thức về CIO, theo đó trưởng phòng công vụ của Văn phòng Thủ tướng Hàn Quốc đã đứng đầu Hội đồng CIO nhà nước và các điều khoản liên quan đến CIO đã được đẩy mạnh.
Mặc dù có những nỗ lực như vậy, tuy nhiên, Hội đồng CIO vẫn hoạt động không hiệu quả và gần như không có kết quả, thành tích trong vận động nên vào năm 2005 có câu hỏi đặt ra có nên tồn tại tổ chức này hay không. Tuy nhiên sau đó, Bộ An ninh và Hành chính công nhà nước Hàn Quốc được giao nhiệm vụ xây dựng CPĐT, do vậy, Bộ trưởng Bộ An ninh và Hành chính công đứng đầu chủ tịch của Hội đồng CIO nhà nước. Một lần nữa Hội đồng CIO nhà nước được củng cố hoạt động tốt hơn.
Tháng 3/2013, Hàn Quốc có bộ mới là Bộ Khoa học và CNTT Truyền thông Kế hoạch tương lai, Bộ trưởng Bộ này và Bộ An ninh và Hành Chính công giữ vai trò đồng chủ tịch cho Hội đồng CIO quốc gia.
Ông Young Souk Lee cho biết mặc dù chế độ CIO của Hàn Quốc đã có 10 năm, tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan, trong đó đặc biệt là mơ hồ về khái niệm vì chưa tách bạch giữa tin học hóa nhà nước và vận hành CPĐT. Tiếp nữa là khái niệm quốc gia và chính phủ được sử dụng lẫn lộn nên trong quá trình phát triển cũng gặp rắc rối. Theo ông Lee, vai trò của CIO được đẩy mạnh hơn thì cần giải quyết ngay từ khái niệm.
Gợi ý về các nhiệm vụ của CIO CQNN ở Hàn Quốc, ông Kyuchul Hwang, Trưởng Ban chính sách nguồn thôn tin, Cục CPĐT, Bộ An ninh và Hành chính công Hàn Quốc cho biết có 6 nhiệm vụ: Xây dựng các dịch vụ CPĐT hướng khách hàng; Có các tổ chức phù hợp cho từng giai đoạn triển khai CPĐT; Đầu tư bền vững; Cấu trúc tổ chức riêng; Thay đổi quản lý và Hợp tác công tư.
HM
Việt Nam có nên tham gia Hiệp định CNTT mở rộng?
Submitted by nlphuong on Tue, 04/06/2013 - 07:00(ICTPress) - Ngày 3/6, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức tọa đàm giới thiệu và xin ý kiến các Hiệp hội doanh nghiệp CNTT về việc gia nhập Hiệp định CNTT mở rộng (ITA).
Ảnh minh họa |
Ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT cho biết Đảng và Nhà nước ta đã xác định ngành Công nghiệp CNTT là một trong những ngành được đặc biệt quan tâm để đầu tư phát triển. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam cũng đồng thời gia nhập Hiệp định CNTT 1996 như là một điều kiện gia nhập WTO. Năm đó, Việt Nam gia nhập ITA nhưng không được đàm phán và bây giờ Việt Nam đang đứng trước cơ hội rõ ràng hơn đối với ITA. ITA đang muốn mở rộng danh mục sản phẩm CNTT. Chúng ta có quyền tham gia đàm phán hoặc không.
Khi Việt Nam gia nhập WTO, đồng thời gia nhập ITA, Việt Nam từng bước rỡ bỏ hàng rào thuế quan với 300 mặt hàng sản phẩm CNTT và cam kết tiến tới miễn thuế hoàn toàn cho 300 mặt hàng trong danh mục ITA 1996 vào năm 2014.
ITA có những mục tiêu: mở rộng thương mại toàn cầu đối với các sản phẩm CNTT, là vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp CNTT; Nâng cao mức sống, phổ cập ứng dụng CNTT sản xuất và thương mại hàng hóa; Đạt được sự tự do tối đa trong thương mại toàn cầu đối với các sản phẩm CNTT và khuyến khích sự phát triển liên tục của CNTT trên toàn cầu.
ITA có 75 nước thành viên trong đó có Việt Nam, là cơ chế cặt giảm thuế quan và thực hiện theo 3 nguyên tắc: Phải tuân thủ danh sách các sản phẩm liên quan đến CNTT được ghi trong Hiệp định; Từng bước giảm dần thuế xuất nhập khẩu đối với những sản phẩm được liệt trong Hiệp định, và tiến tới bỏ hẳn thuế xuất/nhập khẩu; Tất cả các loại thuế khác cũng cần được gỡ bỏ từng bước.
Theo Vụ CNTT đánh giá tác động của ITA đối với sản xuất cho biết các doanh nghiệp điện tử thương hiệu Việt hầu như phá sản hoặc chuyển đổi hướng hoạt động thương mại dịch vụ như: Công ty TNHH điện tử Tiến Đạt, Viettronic Tân Bình, Hanel… Thị trường máy tính thương hiệu Việt lắp ráp không mở rộng ước tính: desktop 15 - 20%, laptop 10% (FPT Elead, CMS…); Thị trường do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài chi phối gây nên rào cản lớn đối với hoạt động sản xuất, sáng tạo và giảm mức độ cạnh tranh đối với doanh nghiệp Việt.
Về thương mại, tác động của ITA là thị trường của sản phẩm phần cứng, điện tử Việt Nam bị thu hẹp, chủ yếu tiêu thụ sản phẩm nhập ngoại; Tăng trưởng xuất khẩu năm 2012 có tăng, đạt 80 - 90%, chủ yếu do xuất khẩu điện thoại của các doanh nghiệp FDI; Doanh nghiệp thương hiệu Việt chưa tìm được địa chỉ xuất khẩu.
Đối với quản lý nhà nước, tác động của ITA là giảm nguồn thu thuế đối với các sản phẩm CNTT, tác động đến hệ thống chính sách và công tác quản lý.
Về mặt tích cực, ITA có thể làm giảm giá sản phẩm CNTT, thúc đẩy nhu cầu phổ cập CNTT khi gỡ bỏ hàng rào thuế quan, thu hút FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhiều đại biểu tại tọa đàm đã đồng tình này cho rằng Việt Nam cần tham gia đàm phán ITA. Theo ông Bùi Mạnh Hà, Hiệp hội Vinasa cho biết việc tham gia đàm phán ITA là cần thiết khi chúng ta tiến vào nền kinh tế tri thức.
“Hàng hóa tiêu dùng chiếm ngày càng lớn. Một số nguyên vật liệu tưởng không liên quan nhưng là thành phần không thể thiếu của các sản phẩm CNTT. Ví dụ như in 3D gồm phần mềm in 3D, thiết kế sản phẩm, nguyên vật liệu dùng cho in. Việt Nam cần có sự đón trước và đi trước bắt kịp thế giới”, ông Hà cho hay.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam, VNPT Technology, Việt Nam không nên nằm ngoài “cuộc chơi”. Theo ông Trần Quang Hùng, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam, đặc điểm của ngành CNTT hiện đại là chuyên môn hóa cao và toàn cầu hóa. Ngành điện tử thế giới quan tâm tới WTO và ITA rất lớn. Còn đại diện của VNPT Technology cho biết khi tham gia ITA phải cạnh tranh nhưng sẽ có cơ hội.
Bà Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc quan hệ chính phủ của Intel cho biết việc tham gia đàm phán ITA mở rộng là có lợi. Ví dụ các sản phẩm Intel sản xuất ra được hưởng lợi từ giá thành cạnh tranh hơn, người sử dụng tiếp cận các sản phẩm laptop, điện thoại có chip Intel với giá ưu đãi hơn. Thứ hai, khi nhà máy sản xuất Intel hoạt động hết năng suất thì sản phẩm chip Intel Việt Nam xuất khẩu, đi vào các sản phẩm laptop, 50% số chip trên thế giới là của của Intel nên điểm có lợi cho con chip của Intel là chuỗi cung ứng toàn cầu đối với người sử dụng và Intel.
Ngoài ra, bà Thúy còn cho biết sức lan tỏa của các công ty lớn khi đầu tư vào một nước, không chỉ ở Việt Nam, ngoài giá trị mức thuế còn là điểm đặc biệt mà mỗi nước Intel đầu tư vào. Giá trị Intel đem lại không chỉ là sản phẩm xuất khẩu mà còn là thị trường lao động chất lượng cao của ngành công nghệ cao cũng như cơ hội tạo ra việc làm.
Tuy nhiên, theo đại diện các đơn vị tham gia tọa đàm cho biết việc tham gia đàm phán ITA, Việt Nam phải có chuẩn bị kỹ.
Giám đốc kế hoạch kinh doanh và phát triển thương hiệu công ty TNHH Panasonic Việt Nam Naoki Sugiura cho biết cần cân nhắc tham gia như thế nào? Đạt được danh mục với mục tiêu bao nhiêu?
Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công thương cho biết việc tham gia đàm phán ITA phải có lợi chứ không phải các nước hô hào tham gia ngay là tham gia mà phải cân nhắc một cách tổng thế, lâu dài và có thị trường phù hợp.
HM
Tên miền cũ của Liên bang Xô viết - thiên đường ẩn náu của hacker
Submitted by nlphuong on Tue, 04/06/2013 - 06:55(ICTPress) - Liên bang Xô viết có thể là thì quá khứ, nhưng tên miền của Liên bang này thì không. Hãy nghĩ tới tên miền này như là một trụ sở câu lạc bộ cho những kẻ tắt mắt mới của Nga.
.SU, đã được dành cho Liên bang Xã hội chủ nghĩa Xô viết hồi ấy (USSR) vào năm 1990, một năm trước khi sụp đổ, hiện là một nơi ẩn náu cho các tin tặc tội phạm, theo Raphael Satter của AP cho biết.
Tên miền này đã “chuyển thành một thiên đường cho các tin tặc muốn thâm nhập vào không gian tên miền siêu cường không còn tồn tại để gửi thư rác và lấy cắp tiền”.
Việc di cư sang .SU bắt đầu vào năm 2011, khi các quan chức giám sát tên miền .RU của Nga đã thắt chặt các quy định.
Group-IB, cơ quan quản lý Internet của Nga đã thiết lập một số các trang web độc hại đã tải lên .SU gấp đôi trong năm đó, tiếp tục vào năm 2012, “thậm chí vượt qua một số lớn các trang nổi loạn trên .ru và đối tác ngôn ngữ Cyrillic mới. Có lẽ trang nổi tiếng nhất là Exposed.su, được cho rằng đã xuất bản các thông tin tín dụng thuộc về Michelle Obama, Mitt Romney, Donald Trump, Beyonce và những người khác.
Đây cũng là nơi ẩn náu của các mạng máy tính ma (botnet).
Andrei Komarov của Group-IB cho Satter biết “Theo ý kiến cá nhân có hơn một nửa tội phạm mạng ở Nga và cựu USSR đã sử dụng tên miền này”.
Tại sao lại vẫn duy trì tên miền này? Lòng yêu nước. Liên bang Xô viết được một số người xem như là một thiên đường, một nơi kỷ niệm có thể trú ngụ tốt mà những kẻ ăn bám vẫn đang bấu víu vào .SU.
Sergei Ovcharenko, giám đốc phát triển tên miền .su tại Cơ quan phát triển Internet của Moscow đã nhận thấy các điểm yếu trong quy định của Nga cho phép hoạt động này, nhưng ông cho rằng sẽ có những quy định chặt chẽ hơn đối với tên miền .SU.
HY
Cựu giám đốc bộ phận Windows: Tại sao một số người ghét Windows 8?
Submitted by nlphuong on Mon, 03/06/2013 - 06:51(ICTPress) - Cựu giám đốc bộ phận Windows của Microsoft Steven Sinofsky đã nói về một số suy nghĩ đằng sau việc sáng tạo Windows 8 trong một cuộc phỏng vấn cuối tuần trước tại Hội nghị D11 của AllThings D.
Sinofsky cho biết không thể dự báo phản ứng của công chúng như thế nào đối với Windows 8, nhưng ông nói rằng một số những người sớm chấp nhận có thể cũng đã không thích Windows 8.
“Tất cả những kiểm tra trên thế giới trước khi tung ra sản phẩm không hỗ trợ một sản phẩm đang đi theo một hướng khác”, Sinofsky trả lời một câu hỏi về bản chất “đột phá” của trải nghiệm Windows 8.
“Không có một câu trả lời thần kỳ nào, nhưng bạn không thể đo lường được bởi vì 1 tỷ người không thể mua được sản phẩm đó cho đến khi 1 tỷ người có sản phẩm đó”.
Sinofsky tiếp tục giải thích tại sao Sinofsky những người đi đo lường trước khi tung ra sản phẩm không đưa ra được phản hồi mà một sản phẩm mang tính cách thực sự cần phải có.
“Khi bạn thử một sản phẩm trước khi được tung ra thị trường bạn cần phải biết mọi người thường sẽ thường sử dụng kiểu như cách họ đã sử dụng sản phẩm cũ. Họ thích hướng cũ - đó là lý di họ đăng ký phiên bản tung ra trước. Bạn sẽ phải khác biệt với các sản phẩm cũ, và 100 người đầu tiên sẽ là quá ít, bạn cần 1 triệu người, chứ không phải trăm người.
Nhìn vào thị trường PC, Windows 8 đang phải vật lộn, thất bại trong việc đảo ngược tình thế hoặc thậm chí làm ngừng trệ việc bán ra PC, đã giảm hơn 13% trong 3 tháng đầu năm 2013, theo IDC. Microsoft cho biết đã bán được hơn 100 triệu giấy phép Windows 8, dù vậy điều này không phản ánh việc sử dụng thực tế.
Khi được hỏi về việc liệu ông có thất vọng với hiệu suất của Windows 8, Sinofsky đã trích dẫn các số liệu của Microsoft.
“Thật khó cho tôi để xem xét việc bán 100 triệu cái gì đó mà không thấy hài lòng”, Sinofsky cho biết.
Sinofsky cũng không nói nhiều về sự đột phá phần cứng của Microsoft cùng với việc giới thiệu máy tính bảng Surface, và tại sao Microsoft đang chấp nhận một mục tiêu kiểu Apple đối với một số sản phẩm của mình.
“Khi bạn kết hợp tất cả các phần của hệ sinh thái liên quan, mang lại một trải nghiệm lớn về các kết nối giữa tất cả các phần đó. Đó là một trải nghiệm kỹ thuật. Thực sự có những người phải ngồi trong một văn phòng và viết code để kết nối hai thứ. Và trên hai thứ đó, bạn sẽ phải chọn những thứ nào bạn đang kết nối”.
HY
Belarus vượt Mỹ trở thành quốc gia phát tán thư rác lớn nhất thế giới
Submitted by nlphuong on Fri, 31/05/2013 - 15:35(ICTPress) - Nước Đông Âu Belarus đã vượt Mỹ trở thành quốc gia có nhiều thư rác nhất trên thế giới, gửi trung bình hơn 12 triệu thư rác mỗi ngày.
Vào tháng 1, các nhà nghiên cứu của Gulf Breeze, Fla., hãng an ninh Internet AppRiver cho biết Belarus chịu trách nhiệm đối với gần 3 triệu tin nhắn rác/ngày.
Ngày gia tăng đáng kể về hoạt động thư rác từ Belarus là trong ngày 13/4, đạt mức 14 triệu thư giả mỗi ngày, Jonathan French của AppRiver cho biết trong một đăng tải blog cho biết các cấp độ thư rác choáng váng đã không ngừng gia tăng.
Kể từ giữa tháng 4, AppRiver dự báo có 448 triệu thư rác được gửi từ Mỹ nhưng có tới 559 triệu được gửi từ Belarus.
Nhưng các nhà nghiên cứu AppRiver cho biết phần lớn thư rác họ tìm thấy có chứa các link hỏng có thể dẫn đến các tin nhắn lỗi chứ không phải là các trang web mã độc để làm máy tính nhiễm độc.
Lý do gây ra spam, các nhà nghiên cứu cho biết vẫn đang nghiên cứu.
“Có thể đã đến lúc các tổ chức bắt đầu khởi động chuẩn bị các máy móc và các hệ thống cho chiến dịch đặc biệt chống thư rác có dấu hiệu ngày càng gia tăng”, French cho trang công nghệ tin tức của Anh là Register biết.
French cho biết phần lớn các spam đến từ các tên miễn với hậu tố “.ru” của Nga chứ không phải là đuôi “.by” của Belarus. Hãng an ninh Sophos, Anh cho Register biết hãng này không thấy sự gia tăng thư rác Belarus liên tục.
French cho biết số lượng thư rác từ Belarus quá lớn, chiếm 99,9% các thư được gửi từ nước này, tính trung bình 1 thư chính thống trên 1000 thư rác.
HY
Nguồn: Technews Daily
Người dùng smartphone kiểm tra điện thoại 150 lần/ngày
Submitted by nlphuong on Thu, 30/05/2013 - 14:21(ICTPress) - Bạn hãy xem lại 24 giờ qua của bạn. Bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho chiếc điện thoại thông minh? Phần lớn là nhắn tin, đọc tin, kiểm tra mạng xã hội hay thực sự là nói chuyện điện thoại với ai đó.
Người sử dụng điện thoại Android như Galaxy S4 của Samsung dành ít thời gian cho thiết bị của mình hơn là người dùng iPhone, nghiên cứu cho biết. |
Câu trả lời có thể khác nhau nếu bạn là người sử dụng Android hay iPhone.
Một nghiên cứu mới của Experian về chi tiết mọi người đã sử dụng điện thoại của mình như thế nào và thấy rằng người sử dụng trên tất cả các hệ thống dành trung bình 58 phút/ngày trên điện thoại smartphone gồm cả chuông, nhạc hiệu và ứng dụng và phần lớn thời gian là dành đàm thoại.
Có những khác biệt giữa người sử dụng iPhone và Android khi sử dụng thời gian của mình trên smartphone. Người sử dụng iPhone dành nhiều thời gian cho các thiết bị của mình trong ngày (hơn 26 phút nhưng số thời gian nói chuyện ít hơn và lướt Web nhanh hơn những người sử dụng Android và dành nhiều thời gian để chụp ảnh và nhắn tin hơn).
Nghiên cứu không đưa ra bao nhiêu phút mỗi người sử dụng hệ điều hành nào nói về hệ điều hành nào tốt hơn.
Nhưng dù là hệ điều hành nào thì smartphone vẫn là phương thức liên lạc được sử dụng nhiều nhất, theo nghiên cứu này. Trung bình, mọi người dành 26% chể nói chuyện bằng smatphone, nhắn tin 20% và 9% để xem thư điện tử. Các mạng xã hội chiếm 16% thời gian sử dụng của mỗi người, trong khi game và các hoạt động khác chiếm 8 và 9%.
Xem video chiếm một lượng thời gian nhỏ trung bình, nhưng những người thường xuyên xem video chưa đến 4 lần/ngày trong tổng số 5 phút mỗi ngày.
Đọc cũng chỉ chiếm một phần nhỏ, theo nghiên cứu này, khoảng 0,5% số người đọc trên các smartphone của mình mỗi ngày.
Nếu cảm thấy bạn đang bị tấn công bởi các hình ảnh từ bạn bè và gia đình, điều đó không chỉ mình bạn.
Theo Mary Meeker, một nhà phân tích nổi tiếng cùng với Kleiner Perkins Caufield Byers, cho biết trung bình hiện đã có hơn 500 triệu bức ảnh được tải lên và chia sẽ mỗi ngày, và con số này sẽ tăng gấp đôi sau một năm nữa.
Nhiều bức ảnh đóng góp vào sự tăng trưởng này (như bạn thấy trong bảng dưới đây) đến từ Snapchat, ứng dụng chia sẻ ảnh được nhiều người quan tâm có thể tự động xóa bỏ sau vài giây.
Dưới đây là một số thông tin khác khá thú vị từ nghiên cứu này của Mary Meeker:
- Hiện có 1,5 tỷ thuê bao smartphone trên toàn cầu, tăng 30% theo mỗi năm.
- Người sử dụng kiểm tra điện thoại thông minh của mình 150 lần/ngày.
- Thị phần các máy điện thoại thông minh toàn cầu của Samsung tăng từ 4% lên 29% trong 2 năm qua, trong khi thị phần của Apple tăng chậm hơn từ 16% lên 22%.
- 100 giờ video được tải lên YouTube mỗi phút.
- Các mã vạch ma trận (QR) tồn tại và phát triển tốt ở Trung Quốc: người sử dụng nước này đã quét 9 triệu mã QR vào tháng 3, tăng từ 2 triệu so với cùng kỳ tháng này năm trước.
- Alibaba đang bán nhiều hàng hóa hơn cả eBay và Amazon cộng lại.
- 60% của 25 công ty công nghệ ở Mỹ được thành lập bởi thế hệ người Mỹ thứ nhất hay thứ hai.
HY
Điện là yếu tố để Intel xem xét thời điểm mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Submitted by nlphuong on Tue, 28/05/2013 - 11:35(ICTPress) - "Hiện nay điện là yếu tố rủi ro nhất để Intel quyết định thời điểm mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam", Bà Sherry Boger, Tổng giám đốc sản phẩm Intel cho biết tại Tọa đàm quá trình phát triển bền vững và tầm nhìn công nghệ tương lai do Intel tổ chức sáng nay 28/5 tại Hà Nội.
Ảnh minh họa |
Bà Boger cho biết tháng 11/2012 nhận thấy điện gây ảnh hưởng cho Intel, Intel đã làm việc ngay với các công ty điện như EVN TP. Hồ Chí Minh, Công ty Truyền tải Điện 4, Công ty điện Thủ Thiêm nhằm đảm bảo chất lượng điện.
Intel đã thành lập nhóm đảm bảo chất lượng điện cho Intel. Nhóm này có nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa Intel và Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN); phân tích nguyên nhân sụt áp, giải pháp ổn định điện; EVN có trách nhiệm thông tin cụ thể các yêu cầu cho Intel Việt Nam về tiết kiệm chi phí và tránh sụt áp. Trong tháng 4 vừa qua, nhóm này cũng đã làm việc lại về kết quả điện hợp tác giữa Intel, EVN và Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh về cung cấp điện cho Intel tại Khu công nghệ cao.
Bà Boger cho biết ngay từ đầu năm 2013 tới nay, Intel đã có các sự cố về điện trong tháng 1 và tháng 2, ngay trong tháng 5 này Intel đã gặp 2 sự cố về điện do xe cẩu vận hành hoạt động không đúng quy trình đã gây sự cố mất điện ở Khu công nghệ cao và toàn miền Nam.
Sự ổn định lưới điện là lo ngại lớn nhất của Intel. Intel cam kết đầu tư và phát triển lâu dài, bền vững ở Việt Nam nhưng ổn định điện là yếu tố được Intel xem xét để quyết định thời điểm mở rộng đầu tư. Sự ổn định điện là ổn định an ninh và giữ lợi thế cạnh tranh. Chính phủ Việt Nam nên có ưu tiên giữ sự ổn định về điện, bà Boger cho biết.
"Điện cũng là yếu tố lo ngại của các doanh nghiệp khác không chỉ của Intel. Việc này ảnh không ảnh hưởng lâu dài đến kế hoạch đầu tư của Intel tại Việt Nam vì chính phủ Việt Nam cũng đang quan tâm tới vấn đề này", bà Boger khẳng định.
Các yếu tố khác về cơ sở hạ tầng được bà Boger đánh giá cao là hệ thống giao thông đang ngày càng tốt hơn, được phát triển tích cực, có thêm nhiều cầu vượt mới, hệ thống tàu điện ngầm ở TP. Hồ Chí Minh thuận tiện cho để đi làm tại Khu công nghệ cao và sân bay mới sẽ được xây dựng.
Intel cũng nhận thấy chuỗi cung ứng ở Việt Nam là an toàn và Intel muốn tham gia sản xuất các loại CPU tốt và sẽ làm việc tốt với các đối tác chuỗi cung ứng.
HM
Tại sao Yahoo có nhiều tiền để mua lại hàng loạt công ty đến vậy?
Submitted by nlphuong on Tue, 28/05/2013 - 00:25(ICTPress) - Yahoo đang nghiêm túc mua lại hàng loạt các công ty.
Yahoo đã thực hiện cả tá thương vụ mua lại kể từ tháng 10 năm ngoái. Thương vụ lớn nhất cho tới nay là Tumblr, có giá trị 1,1 tỷ USD tiền mặt. Các công ty còn lại đều được mua bằng cổ phiếu Yahoo. Các thương vụ mua lại này chủ yếu là mua các tài năng.
Yahoo vẫn đang tiếp tục các thương vụ mua lại, hiện là đang nhắm tới Hulu và hai thương vụ khác.
Với tất cả những đàm phán mua lại này, nhiều người đang tự hỏi làm thế nào Yahoo có đủ tiền để mua nhiều công ty đến vậy.
Thậm chí cả sau khi mua Tumblr, Yahoo vẫn tiếp tục đổ tiền ra.
Nhà đầu tư Yahoo Eric Jackson cho biết Yahoo có tới 5,6 tỷ USD tiền mặt trên bảng cân đối thu chi trước khi mua Tumblr. Và khi thương vụ Tumblr được công bố hoàn tất, Giám đốc tài chính Yahoo CFO Ken Goldman cho biết Yahoo đã có thêm 838 triệu USD tiền mặt từ công ty Internet Trung Quốc Alibaba.
Yahoo sở hữu 40% cổ phiếu ở Alibaba, công ty thương mại điện tử Trung Quốc. Yahoo chỉ sở hữu 24% công ty sau khi bán một phần lớn cổ phiếu cho Alibaba năm ngoái.
Để mua các cổ phần, Alibaba đã mượn tiền của Yahoo. Alibaba đã trả lại khoản vay này cho Yahoo, đó là số tiền Yahoo có thêm 838 triệu USD, Jackson cho biết.
Do đó, trước khi mua Tumblr, Yahoo thật sự đã có 6,4 tỷ USD tiền mặt. Sau khi trả 1,1 tỷ USD cho Tumblr, Yahoo vẫn có hơn 5 tỷ tiền mặt để mua bất cứ thứ gì Yahoo muốn.
Thêm vào đó, Yahoo sẽ có thêm tiền. Alibaba sẽ có thể phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) trong 12 tháng tới. Vào thời điểm phát hành IPO, cổ phiếu của Alibaba sẽ thay đổi và có thể bán các cổ phiếu để thu thêm nhiều tiền mà Yahoo cần.
HY
Tin tặc là nghề không đáng hổ thẹn ở Trung Quốc
Submitted by nlphuong on Thu, 23/05/2013 - 21:40(ICTPress) - Trong những năm gần đây các công ty Mỹ như Google và New York Times cho biết họ đã bị các tin tặc Trung Quốc tấn công.
Ảnh: Flickr |
Chính phủ Mỹ cũng cho biết thường xuyên bị các tin tặc Trung Quốc tấn công.
Có một lý do rất đơn giản cho tất cả điều này diễn ra. Ở Trung Quốc, tin tặc không phải là cái gì đó đáng hổ thẹn.
Nghề này chỉ là một nghề mà nhiều người làm, thường được thực hiện từ 9 giờ đến 17 giờ.
Ít nhất, đó là bức tranh được một bài báo của New York Times của Edward Wong mô tả.
Văn hóa tin tặc ở Trung Quốc không bị ràng buộc đến các lệnh quân sự tối mật, theo đó các tin tặc có thể thực hiện các yêu cầu để lấy trộm dữ liệu từ các chính phủ và các công ty nước ngoài.
Tin tặc xảy ra ở các thế giới văn phòng, công ty và tội phạm. Dù được sử dụng để thâm nhập vào các mạng riêng, theo dõi trực tuyến các bất đồng quan điểm ngược lại các nguồn hoặc lấy đi các bí mất thương mại, tin tặc được thảo luận mở và thậm chí được quảng cáo tại các trình diễn thương mại, bên trong các phòng học đại học và trên các diễn đàn Internet.
Bạn nên thực sự đọc toàn bộ vấn đề. Trong khi đó, dưới đây là một số thực tế đáng chú ý từ bài viết của Wong:
-
Tin tặc sẽ làm mọi khả năng để thâm nhập vào các máy tính được trưng bày tại các hội chợ thương mại mở.
-
Bộ Giáo dục và các trường đại học Trung Quốc tổ chức các cuộc thi tin tặc và mời những người chiêu mộ nhân tài đến dự.
-
Những tin tặc tự do sẽ giúp một công ty xây dựng thu thập thông tin đối thủ trong một tuần và giúp cảnh sát đóng cửa những người chống đối.
-
Tin tặc chỉ là một nghề bình thường. Các quan chức Mỹ cho rằng phần lớn các tấn công từ Trung Quốc diễn ra từ 9h sáng đến 5 giờ chiều, giờ Bắc Kinh.
HY