Syndicate content

Nghề báo

Quan chức tấn công nhà báo vì bị chụp ảnh ăn nhậu

Tóm tắt: 

14 cảnh sát đã bị đình chỉ công tác sau khi ba phóng viên tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) nói rằng họ đã bị những người này đánh đập.

14 cảnh sát đã bị đình chỉ công tác sau khi ba phóng viên tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) nói rằng họ đã bị những người này đánh đập.

Ông Wang Yuanping (áo vàng) bị cho là người hành hung phóng viên.

Các nhà báo của tờ Nandu Daily cho biết, một vài quan chức và các nhân viên an ninh đã đánh đập và tịch thu máy quay của họ vào tối thứ Tư tuần trước (21/1) tại một nhà hàng ở quận Luohu, Thâm Quyến, nơi các quan chức và cảnh sát bị cáo buộc là đang cùng nhau ăn thịt kỳ nhông, một loài động vật quý hiếm và cần được bảo vệ.

Theo Nandu Daily, 28 người đã tham dự bữa tiệc hôm 21/1 và một vài người trong số họ tới từ Sở Công an thành phố, bao gồm người đứng đầu đồn cảnh sát Dongshen, Wang Yuanping và một quan chức nghỉ hưu, ông Wang Yinghang. Cảnh sát Thâm Quyến hôm 26/1 cho biết đã bắt đầu xác minh về vụ việc và ông Wang Yuanping đang bị điều tra.

Một số cảnh sát được nhìn thấy đứng bên ngoài hai phòng chức năng của nhà hàng, tờ báo cho hay. Một người đàn ông ở trong phòng được nghe thấy nói rằng: "đây là lãnh thổ của tôi, đây là buổi tiệc chiêu đãi của tôi. Tôi chọn nơi này vì nó khác biệt và nằm dưới sự quản lý của tôi... Và nó là một nơi an toàn".

Sau khi các phóng viên bị phát hiện là đang chụp ảnh, một trong số họ đã bị đấm, đá trong khi một người khác bị cướp điện thoại. Phóng viên ảnh bị bóp cổ, đánh đập còn chiếc máy ảnh của anh bị vỡ ra từng mảnh.

Báo cáo cho biết bữa tiệc trị giá 6.352NDT (1.020USD), chưa kể đồ uống. Một trong những người tham gia đã mang hai thùng rượu vang và một con kỳ nhông tới góp vui. Được biết, con kỳ nhông này được nuôi ở tỉnh Quý Châu.

Những người tham dự cũng nhận một túi cá từ hồ nước tự nhiên ở Donghu, nguồn nước uống chính cho thành phố Thâm Quyến, nơi bị cấm nuôi cá.

Một nhân viên của nhà hàng cho biết, các bữa tiệc tương tự đã được tổ chức và do một ông chủ họ Li chiêu đãi.

Liu Qingsheng, người đứng đầu Sở Công an Thâm Quyến, đã tới thăm tòa soạn báo Nandu Daily hôm 24/1 và nói với các phóng viên rằng, bữa tiệc trên là do một quan chức nghỉ hưu trả tiền nhưng không rõ liệu con kỳ nhông có phải đem từ Quý Châu tới hay không.

 Sầm Hoa

VietnamNet
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải khẳng định Táo Quân chắc chắn sẽ lên sóng

Tóm tắt: 

"...đây là một sản phẩm của Đài truyền hình Việt nam và theo luật báo chí: các sản phẩm báo chí báo viết, báo hình, phát thanh…) sẽ do Tổng biên tập hoặc Tổng giám đốc các đài PT-TH chịu trách nhiệm về nội dung..."

Không có chuyện chương trình Táo quân bị “cấm diễn” như nhiều độc giả đồn đoán. Táo Quân 2015 vẫn đang trên đà xây dựng và tập luyện cho ngày lên sóng.

Tổng đạo diễn của chương trình, NSƯT Đỗ Thanh Hải – giám đốc VFC cũng nhấn mạnh, đây là một sản phẩm của Đài truyền hình Việt nam và theo luật báo chí: các sản phẩm báo chí báo viết, báo hình, phát thanh…) sẽ do Tổng biên tập hoặc Tổng giám đốc các đài PT-TH chịu trách nhiệm về nội dung… Điểm thay đổi lớn nhất của năm nay là ê- kíp sản xuất Táo Quân sẽ sử dụng trường quay ảo để tăng tâm hiệu ứng cho chương trình...

Cho đến thời điểm hiện tại, thông tin về Táo Quân 2015 được giữ “bí mật” tuyệt đối. Không một nhà báo nào được phép tiếp xúc với các buổi tập và các nghệ sỹ cũng giữ “im lặng” trước mọi câu hỏi. Tất nhiên phương án tập luyện thì vẫn được duy trì như mọi năm, nghĩa là các nghệ sỹ giành phần lớn thời gian tập luyện chung với nhau vào buổi đêm - múi giờ mà mọi người ít bận rộn nhất, đồng nghĩa với việc sẽ phải thức khuya nhiều đêm liền.

Hình ảnh trong Táo quân 2014

Thời điểm ghi hình được dự kiến là vào đầu tháng 2 tới, địa điểm là tại trường quay S14 của Đài truyền hình Việt nam thay vì địa điểm truyền thống là Cung văn hóa Hữu Nghị tại Hà Nội. Đây cũng là thông tin được nhiều người quan tâm bởi mọi năm giấy mời đi xem chương trình này thường là món quà thú vị mà mọi người “săn lùng”.

Tổng Công ty Cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), một trong những nhà tài trợ cho chương trình, chia sẻ: “Chúng tôi hoàn toàn đặt niềm tin vào các quyết định của Đài truyền hình Việt Nam, một đơn vị giàu kinh nghiệm. Chắc chắn họ biết mình đang thực hiện chương trình này với mục tiêu gì, và mang gì tới cho khán giả... Những thông tin chưa chính xác xuất hiện gần đây nếu nhìn ở một góc độ nào đó thì âu cũng là sự quan tâm và mến mộ của khán giả dành cho chương trình quá lớn. Được đồng hành cũng Táo Quân 2015 là một lựa chọn của chúng tôi từ nhiều năm nay”.

Nhân sự của các Táo năm nay được ê-kíp sản xuất cho biết là sẽ thay đổi: thêm một số gương mặt mới và hoán đổi vị trí của các Táo dựa trên tình hình thực tế.  Một số lĩnh vực từng là mảnh đất màu mỡ để khai thác nay đã có thay đổi theo hướng tích cực.

Đến hẹn lại lên, Táo quân 2015 đang được chuẩn bị công phu và kỹ lưỡng để mang đến cho khán giả những thông điệp giàu ý nghĩa vào thời khắc đặc biệt nhất trong năm- đêm giao thừa tết Ất Mùi.

PV

Nguồn: thethaovanhoa.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của TTXVN

Tóm tắt: 

Nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2015), đón Xuân Ất Mùi 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của TTXVN.

Nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2015), đón Xuân Ất Mùi 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của TTXVN.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2015), đón Xuân Ất Mùi 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của TTXVN, chia sẻ về những thành quả đã đạt được, cũng như những việc còn băn khoăn, trăn trở, cần phải làm tốt hơn để đất nước phát triển nhanh, bền vững, để Đảng ta mãi trường tồn cùng dân tộc.

- Thưa Tổng Bí thư, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, việc triển khai Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các nghị quyết của Trung ương đã mang lại những kết quả gì nổi bật, những chủ trương, chính sách nào đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả tích cực?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ khóa XI đến nay, có thể thấy đất nước ta đã trải qua một giai đoạn nhiều khó khăn, thử thách. Kinh tế thế giới suy giảm kéo dài, tình hình chính trị-an ninh quốc tế diễn biến phức tạp, bất ổn, căng thẳng gia tăng ở nhiều nơi.

Ở trong nước, tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi, nhưng chưa ổn định, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tệ nạn xã hội vẫn là mối quan tâm, lo ngại lớn của xã hội. Tình hình trên Biển Đông diễn biến phức tạp đã tác động bất lợi đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta.

Trong bối cảnh đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Năm 2014 đã ghi dấu những chuyển biến tích cực của nền kinh tế. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,98%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Đà tăng trưởng được phục hồi trong hầu hết các ngành, lĩnh vực. Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt trên 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm trước, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, với tổng vốn đăng ký mới đạt khoảng 21 tỷ USD.

Ngành du lịch đã đón gần 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 37,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 230.000 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước tới nay. 13/14 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã được hoàn thành và vượt mức đề ra.

Thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, lần đầu tiên Việt Nam đã tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đi đầu trong việc triển khai các biện pháp xây dựng Cộng đồng ASEAN, kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan, đưa quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, khẳng định vai trò, vị thế mới của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, khu vực...

Trước những diễn biến mới, phức tạp trên Biển Đông, chúng ta đã xử lý kịp thời, đúng đắn, bằng mọi biện pháp khôn khéo, tỉnh táo, trên cơ sở luật pháp quốc tế, vừa bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, vừa giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước, được cộng đồng quốc tế ủng hộ, đánh giá cao.

Năm qua là năm đầu tiên triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, một số lượng lớn các đạo luật đã được xây dựng, ban hành.

Tại các kỳ họp thứ 7 và 8 của Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thảo luận, xem xét thông qua 29 dự án luật, 13 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu 28 dự án luật. Đây là các văn bản pháp luật quan trọng nhằm cụ thể hóa những chủ trương, quan điểm mới của Đảng ta về thể chế kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước, cải cách hành chính-tư pháp, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân để tinh thần, nội dung Hiến pháp nhanh chóng thấm sâu vào đời sống xã hội.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Không khí dân chủ trong Đảng, trong xã hội không ngừng được phát huy.

Những thành quả đó đã tạo đà cho đất nước ta, dân tộc ta bước sang năm 2015 với một khí thế mới, xung lực mới.

- Đi nhiều nơi, khảo sát thực tế tại nhiều cơ sở, Tổng Bí thư còn điều gì băn khoăn trăn trở, mong muốn làm tốt hơn, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực tế cuộc sống?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, những thành quả đạt được rất to lớn, đáng tự hào, nhưng băn khoăn, trăn trở cũng không ít.

Đi nhiều nơi, đến với bà con ở cơ sở, điều day dứt nhất là đời sống của bà con còn khó khăn, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao.

Đảng ta đã xác định rõ cùng với phát triển kinh tế, phải luôn chăm lo thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Mọi chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước ta đều phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là vì nhân dân, để đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn, sung túc hơn. Sắp tới, công tác xoá đói, giảm nghèo cần được chú trọng làm tốt hơn, hiệu quả hơn, để mọi người dân đều được hưởng lợi từ quá trình phát triển.

Hay những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải được giải quyết thấu đáo, như vấn đề đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho nông dân ở những nơi chuyển đổi đất nông nghiệp để hình thành, phát triển các khu công nghiệp.

Ở Hà Tĩnh, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp hiện vẫn còn 80%, trong khi nông, lâm nghiệp chỉ chiếm 18% trong cơ cấu kinh tế, do vậy chuyển đổi cơ cấu kinh tế phải đồng bộ với chuyển đổi cơ cấu lao động.

Những nơi có tiềm năng lớn về phát triển du lịch như Quảng Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc... thì phải làm sao tránh được xung đột giữa phát triển du lịch với phát triển công nghiệp; cùng với phát triển công nghiệp, nông nghiệp, phải hết sức chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái...

Trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng, văn hóa nước ngoài du nhập ngày càng nhiều là điều không tránh khỏi, song cần hết sức chú ý giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Sự suy thoái về tư tưởng đạo đức, lối sống chính là một trong những nguyên nhân của tình trạng gia tăng các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Rồi việc chăm lo phát triển giống nòi, nâng cao thể chất, tâm hồn, trí tuệ con người Việt Nam...

Do vậy, để đất nước phát triển nhanh và bền vững, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

- Ngay từ khi ra đời, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng đã được đại bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân hết sức quan tâm, đồng tình hưởng ứng. Vậy trên thực tế, việc triển khai Nghị quyết này có mang lại kết quả như mong muốn, thưa Tổng Bí thư?

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đến nay vừa tròn ba năm kể từ ngày ban hành, có thể thấy Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng đã đi vào cuộc sống.

Cả bốn nhóm giải pháp mà Nghị quyết đề ra đã được triển khai đồng bộ, sâu rộng trong toàn Đảng, tạo chuyển biến rõ nét. Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã trở thành việc làm thường xuyên, gắn với sinh hoạt của từng tổ chức đảng từ cơ sở đến Trung ương, qua đó giúp mỗi tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên tự nhìn nhận, soi xét lại mình, tự điều chỉnh suy nghĩ, hành động của bản thân, có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn những sai phạm, tiêu cực.

Nhưng không phải chỉ có kiểm điểm phê bình, Nghị quyết Trung ương 4 đề cập toàn diện những vấn đề xây dựng Đảng về tư tưởng, về tổ chức, về con người, bao gồm ba nội dung, bốn nhóm giải pháp.

Lấy phiếu tín nhiệm, xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, rồi tập trung đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khởi tố, điều tra, truy tố, đưa một số vụ án tham nhũng lớn ra xét xử... chính là thực hiện Nghị quyết Trung ương 4.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được triển khai khá đồng bộ và đã có sự chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, đây là cuộc đấu tranh cực kỳ khó khăn, phức tạp liên quan đến lợi ích, đụng chạm đến những người có chức, có quyền, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ, quyết liệt, không thể nóng vội.

Trong thời gian tới, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí cần được tiếp tục đẩy mạnh, không phải bằng lời nói, hô hào chung chung, mà phải bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Đó là phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng, một cơ chế trừng trị, răn đe để không dám tham nhũng và một cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng. Đồng thời, phải tăng cường biện pháp tuyên truyền giáo dục để nâng cao đạo đức, xây dựng liêm chính, giáo dục tinh thần biết trọng liêm sỉ, danh dự; mở rộng phạm vi tham gia của công chúng và phát huy vai trò của báo chí, công luận trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Khi đã xảy ra tham nhũng thì phải xử lý kiên quyết, xử lý thật nghiêm, đúng quy định của luật pháp, không có vùng cấm, không có ngoại lệ...

Bất kỳ đường lối, chủ trương nào của Đảng muốn được thực hiện thành công, thì trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu. Nghị quyết Trung ương 4 lại là nghị quyết về việc xây dựng, chỉnh đốn chính bản thân Đảng, nên không ai khác mà mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng, với sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân, phải quyết tâm thực hiện cho được các mục tiêu, giải pháp mà Nghị quyết đã đề ra, kiên trì, kiên quyết, bằng tất cả tâm huyết, trách nhiệm của người đảng viên cộng sản.

Trong đấu tranh cách mạng, lưỡi lê, họng súng của quân thù đã không lung lạc được tinh thần, nhuệ khí của người cộng sản. Ngày nay, công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên càng phải giữ vững và phát huy phẩm chất, đạo đức cách mạng của người cộng sản.

Đảng ta đã xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó yếu tố con người là quyết định, công tác cán bộ là then chốt của then chốt. Cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu đi đầu, nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, có hiệu quả cụ thể thì dân mới tin; cán bộ có tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sạch, mới có thể thành công được.

Trong suốt 85 năm qua, lịch sử đã chứng minh vai trò to lớn và sứ mệnh lịch sử trọng đại của Đảng ta. Càng tự hào về Đảng, chúng ta càng phải chăm lo công tác xây dựng Đảng, để Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh, mãi mãi trường tồn cùng dân tộc.

- Bước vào năm 2015, đất nước đứng trước những thời cơ, vận hội mới to lớn, nhưng khó khăn, thách thức vẫn còn nhiều, Tổng Bí thư có nhắn nhủ điều gì với đồng bào, chiến sỹ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Năm 2015 có ý nghĩa quyết định hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, năm có nhiều ngày lễ lớn của dân tộc, nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, năm bắt đầu thực hiện các lộ trình, cam kết quốc tế, hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước tạo ra nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải nỗ lực rất cao, quyết tâm rất lớn để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ của năm 2015. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững độc lập, chủ quyền và môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước, đẩy mạnh quan hệ đối ngoại. Đồng thời tập trung tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, tiến tới Đại hội XII của Đảng; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Mặc dù vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, nhưng chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ như ngày nay. Thời cơ, vận hội ở phía trước hết sức to lớn, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải đồng lòng nhất trí, phát huy cao nhất mọi nguồn lực và sức sáng tạo, đưa đất nước bứt phá mạnh mẽ hơn, tiến bước vững chắc trên con đường đổi mới và phát triển.

Mừng Đảng ta tròn 85 tuổi, mừng Xuân Ất Mùi 2015 sắp đến, tôi xin thân ái gửi tới đồng bào, chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, lời chúc mừng tốt đẹp nhất; chúc Đảng ta, dân tộc ta ngày càng cường thịnh, mãi mãi trường tồn.

- Xin trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư! 

Theo TTXVN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Nhà báo Mỹ tiết lộ 21 lý do yêu Việt Nam say đắm

Tóm tắt: 

Vốn là biên tập viên ẩm thực và du lịch của trang Huffington Post, Alison Spiegel đã đưa ra những dẫn chứng rất cụ thể để lý giải rằng VN xứng đáng là điểm đến hàng đầu của dân du lịch.

Nữ nhà báo Alison Spiegel đã miêu tả đất nước hình chữ S là "đáng yêu", "gây hồi hộp nhưng cũng rất yên bình".

Vốn là biên tập viên ẩm thực và du lịch của trang Huffington Post, Alison Spiegel đã đưa ra những dẫn chứng rất cụ thể để lý giải rằng Việt Nam xứng đáng là điểm đến hàng đầu của dân du lịch. Phong cảnh hữu tình, lịch sử hùng tráng, ẩm thực tuyệt hảo và năng lượng tràn trề của Việt Nam đủ sức đánh thức mọi giác quan của bạn. Dưới đây là 21 lý do yêu Việt Nam say đắm mà nữ nhà báo đưa ra để củng cố cho nhận định của mình:

Alison Spiegel bật mí với bạn bè quốc tế một trong những nét độc đáo, thú vị của ẩm thực Việt Nam là các món ăn đường phố. Một trong những món ăn bạn nên nếm thử là phở, bún cá, bún chả... Ăn trên vỉa hè hay ngoài đường là cách tốt nhất để một du khách ngoại trải nghiệm cuộc sống thường nhật ở Việt Nam.
Một trong những điều cần phải học khi tới Việt Nam chính là cách sang đường ở những con phố đông đúc xe cộ. Giao thông là một trong những nét ấn tượng khó quên của du khách.
Cà phê sữa là một trong những thức uống được du khách nước ngoài đánh giá cao.
Sau TP Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long thường là địa điểm tiếp theo được nhiều khách ngoại chọn tới thăm. Nét độc đáo trong văn hóa chợ nổi và sự hồn hậu của người dân vùng sông nước là hai điểm cộng khiến Việt Nam trở nên đáng yêu trong mắt bạn bè quốc tế.
Du khách cũng bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp hoành tráng của những hang động tự nhiên nổi tiếng Việt Nam như động Thiên Đường thuộc Phong Nha - Kẻ Bàng, động Sơn Đoòng ở Quảng Bình.
Các khu chợ ở Việt Nam - nơi bày bán nhiều loại hàng hóa - luôn là điểm hút khách du lịch tới tham quan.
Hải sản tươi sống cũng là điều khiến Việt Nam được cộng điểm trong mắt du khách quốc tế. Nữ du khách đến từ Brooklyn, Mỹ cho biết cô rất ấn tượng với việc các loại tôm, cua, cá bày bán ở chợ đều còn sống và chỉ mới được đánh bắt cách đây vài tiếng.
Tương tự hải sản, thịt ở Việt Nam cũng được đánh giá cao về độ tươi sống. Alison Spiegel cảm thấy rất thú vị khi biết được các loại thịt gia súc, gia cầm đều được xẻ thịt và bán hết trong ngày.
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi khi có khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ nên trồng được nhiều loại rau, củ quả tươi ngon.
Trái cây tươi, đa dạng phong phú cũng là một trong những điều khiến khách nước ngoài phải "ghen tỵ" với người dân bản địa.
Quang cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và và ngắm hoàng hôn tại những vùng chân trời là trải nghiệm khó quên đối với nhiều du khách.

Vịnh Hạ Long - một trong những điểm đến hút khách quốc tế.
Một trong những điều khiến du khách bị cuốn hút chính là bề dày lịch sử của người Việt. Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến vệ nước vĩ đại và điều này khiến hàng triệu du khách từ những quốc gia giàu có, văn minh hơn phải ngưỡng mộ. Tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử về chiến tranh và gặp gỡ cả các nhân chứng sống cũng là một hoạt động được nhiều khách nước ngoài không muốn bỏ lỡ.
Bánh xèo - đặc sản của miền Nam cũng là một trong những lý do giúp Việt Nam níu chân du khách.
Quang cảnh xinh tươi, hùng vĩ của những thửa ruộng bậc thang tại các vùng miền núi phía bắc cũng là một trong những lý do khiến du khách nhớ về Việt Nam.
Hình ảnh người dân bản địa tập thể dục cùng nhau quanh công viên, bờ hồ cũng là một nét văn hóa độc đáo gây ấn tượng với người nước ngoài.
Việt Nam sở hữu nhiều bãi biển xinh đẹp, được đánh giá là không thua kém gì Thái Lan. Alison Spiegel gọi đây là những "vật báu" của quốc gia.
Việt Nam là thiên đường của nhiều loại rau thơm, thảo mộc tươi như hung quế, rau mùi, bạc hà, thìa là… Chúng được sử dụng rất nhiều trong những bữa ăn hàng ngày.
Ngoài Vịnh Hạ Long, Hà Nội, TP HCM thì Hội An là một trong những điểm đến nổi tiếng ở Việt Nam đón nhiều du khách nước ngoài ghé thăm nhất. Khách ngoại còn gọi nơi đây là "tiểu Venice".
Phở là món ăn độc đáo không chỉ được đông đảo người bản địa yêu thích mà còn làm say lòng bao thực khách phương xa.

Nguồn: vnexpress.net

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Phát động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Bảo tàng Báo chí VN sẽ là một trung tâm xác thực, “ngân hàng dữ liệu” về báo chí, phục vụ việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa báo chí VN.

(ICTPress) - Lễ phát động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam khu vực phía Bắc đã được Hội Nhà báo chính thức phát động hôm nay (23/1) tại Hà Nội nhằm triển khai nhanh tiến độ thực hiện “Đề án Xây dựng tàng Báo chí Việt Nam” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 8/2014.

Lễ phát động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam khu vực phía Bắc

Phát động buổi lễ, ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cảm ơn các nhà báo, cá nhân, tổ chức đã tích cực, đi đầu hiến tặng những hiện vật quý giá cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam; khẳng định, những hiện vật, tư liệu quý giá này sẽ được trưng bày và gìn giữ một cách an toàn, trân trọng tại bảo tàng. 

“Quy hoạch bảo tàng Báo chí Việt Nam được xây dựng theo 2 giai đoạn  và 3 dự án thành phần. Một yêu cầu lớn đặt ra là cần có những đối tác đủ thẩm quyền, đủ năng lực nhiệm vụ và đủ kiến thức về báo chí để xây dựng đề án đó… Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam hy vọng rằng sẽ tiếp tục nhận được sự hưởng ứng, hiến tặng của các nhà báo, cá nhân, tập thể quan tâm đến việc lưu giữ, phát triển những giá trị đích thực của nền báo chí cách mạng Việt Nam”, ông Hà Minh Huệ chia sẻ.

Đến nay, Hội Nhà báo Việt Nam đã thu thập được hơn 2000 tài liệu, hiện vật có giá trị phục vụ cho hoạt động của bảo tàng. Bảo tàng Báo chí Việt Nam với tổng diện tích là 2500m2 sẽ đặt tại tầng 5, trong khuôn viên Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 21/6/2016 sẽ khai trương bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Được biết, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ tổ chức lễ phát động hiến tặng hiện vật cho bảo tàng tại khu vực miền Trung và miền Nam trong thời gian tới.  

Nguyễn Quyên

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Mỹ kết án tù phóng viên có liên quan đến nhóm tin tặc 'Anonymous'

Tóm tắt: 

Đối tượng này ủng hộ Anonymous và bị bắt sau khi đăng đường link dẫn đến các số liệu....

Ngày 22/1, Mỹ đã kết án 5 năm tù đối với nhà báo Barrett Brown, còn được biết đến là phát ngôn viên không chính thức của nhóm tin tặc hàng đầu thế giới Anonymous (Ẩn danh).

Làm thiệt hại rất nhiều tiền từ các cơ quan, tổ chức, các cá nhân đồng thời là rò rỉ thông tin mật khiến Anonymous được xếp vào loại tội phạm nguy hiểm.

Theo phán quyết của tòa án liên bang ở Dallas, bang Texas, ngoài 63 tháng tù, Brown phải nộp khoản tiền phạt lên tới 890.000 USD vì nhiều tội danh, trong đó có tội tòng phạm trong vụ truy cập bất hợp pháp vào một máy tính được bảo mật. Bị bắt giữ từ năm 2012, Brown ban đầu bị buộc tội hợp tác với các tin tặc.

Brown cộng tác với báo Vanity Fair", Huffington Post và nhiều tờ báo nhỏ khác. Đối tượng này ủng hộ Anonymous và bị bắt sau khi đăng đường link dẫn đến các số liệu do nhóm tin tặc này đánh cắp của mạng tin tình báo toàn cầu Stratfor Global Intelligence của Mỹ năm 2011.

Anonymous là một nhóm tội phạm mạng nguy hiểm và bí ẩn với khoảng 1.000 thành viên và không có người đứng đầu. Thành phần nhóm này là những thanh niên, nhưng cũng có các chuyên gia công nghệ thông tin và những người có thời gian.

Các cuộc tấn công của nhóm này đa dạng về cấp độ, các vụ tấn công nhẹ có thể khắc phục sau vài giờ như trường hợp của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) hay Bộ Tư pháp Mỹ, một số trường hợp khác nhóm này đã gây ra những tổn thất nặng nề về dữ liệu và thông tin tài chính cá nhân.

Nguồn: TTXVN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo
Các chuyên mục liên quan: 
Thời sự ICT

Khi thông tin chưa được cung cấp kịp thời

Tóm tắt: 

Muốn giành trận địa thông tin, báo chí chính thống cần làm chủ thông tin. Nhưng báo chí hiện nay có lúc, có nơi khó tiếp cận được nguồn tin từ phía cơ quan nhà nước.

Muốn giành trận địa thông tin, báo chí chính thống cần làm chủ thông tin. Nhưng báo chí hiện nay có lúc, có nơi  khó tiếp cận được nguồn tin từ phía cơ quan nhà nước.

Quang cảnh một buổi họp báo tại Hà Nội - Ảnh: Việt Dũng

Trong một số trường hợp do thiếu thông tin, báo chí chính thống phải “nhường bước” trước sự tung hoành của các trang mạng xã hội.

“Nhường trận địa cho các trang mạng xã hội”

Cuối tháng 12-2014, trên các trang mạng xã hội tràn ngập thông tin về việc ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng Ban Nội chính trung ương, bị đầu độc, tình hình sức khỏe nguy kịch. Tuy nhiên báo chí chính thống lại không có một dòng thông tin nào về vấn đề này.

Đến đầu tháng 1-2015, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trung ương mới tổ chức gặp gỡ báo chí để thông tin về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh. Khi đó sự việc mới trở nên rõ ràng.

Việc chậm thông tin về ông Nguyễn Bá Thanh khiến xã hội hoang mang trong một thời gian. Trong dịp này, các trang mạng “lề trái” tha hồ đưa những thông tin hư hư thực thực, thậm chí bịa đặt hoàn toàn.

Việc báo chí chính thống không được cung cấp thông tin kịp thời không còn là chuyện cá biệt. Tại một hội thảo về công tác thông tin trong hoạt động tư pháp do Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương và Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức ở Hà Nội, rất nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn về việc báo chí chính thống không được cung cấp thông tin, trong khi các mạng “lề trái” tha hồ phát đi những tin bài không có căn cứ xác thực.

Ông Nguyễn Như Hùng, phó tổng biên tập tạp chí Kiểm Sát, cho rằng khó khăn lớn nhất đối với các cơ quan báo chí hiện nay là phóng viên khó tiếp cận được các cơ quan để lấy thông tin. Khi liên hệ, đa số đại diện các cơ quan bảo phóng viên phải đợi, nhưng nhà báo lại đứng trước áp lực phải có tin bài, từ đó rất dễ dẫn đến nguy cơ xuất hiện các tin bài không có độ tin cậy.

Ông Đoàn Quang, phó tổng giám đốc kênh truyền hình Quốc hội VN, cũng cảnh báo hiện nay có nhiều thông tin xuất hiện trên mạng xã hội nhưng báo chính thống không có một dòng nào, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì báo chí chính thống sẽ mất dần thế chủ động.

Ông Nguyễn Đình Chúc - phó tổng biên tập báo Lao Động - cho biết việc không có thông tin chính thống thì người thiệt thòi đầu tiên là người dân.

“Thiệt thòi tiếp theo là vô hình trung báo chí chính thống lại nhường trận địa cho các trang mạng xã hội, những cá nhân lợi dụng Internet phục vụ cho ý đồ xấu, đả kích cá nhân, gây chia rẽ nội bộ, nói xấu chế độ.

Theo tôi, những người được giao trọng trách cung cấp thông tin cho báo chí ở các cơ quan, địa phương (hay người phát ngôn) phải ý thức được vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong việc minh bạch hóa thông tin, cung cấp thông tin phải chính xác và kịp thời cho báo chí.

Đặc biệt, không được lợi dụng các quy định về thông tin nhạy cảm, thông tin mật (mà thực chất không nằm trong nhóm này) để cố tình lảng tránh trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí.

Về chế tài, ngoài việc tăng mức phạt tiền, cần quy định những trường hợp từ chối cung cấp thông tin cho báo chí không chính đáng sẽ bị kỷ luật nghiêm khắc, thậm chí cách chức, buộc thôi việc, thay thế với người có trách nhiệm cao và nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin chính thống cho báo chí” - ông Chúc nói.

Chế tài chưa đủ sức răn đe

Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được ban hành kèm theo quyết định 25/2013 ngày 4-5-2013 của Thủ tướng Chính phủ, nghị định 159/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí xuất bản cũng có chế tài xử phạt nếu không cung cấp thông tin cho báo chí.

Đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Đình Chúc bình luận: “Quy định đã rõ, chế tài xử phạt đã có nhưng theo tôi biết, hình như chưa có cá nhân hay cơ quan nào chậm hoặc từ chối cung cấp thông tin cho báo chí bị xử phạt hay bị phê bình, nhắc nhở nghiêm khắc.

Vì sao những người được phân công phát ngôn cho báo chí thường lảng tránh hoặc rất khó tiếp cận? Thứ nhất, bản thân họ rất ngại tiếp xúc với báo chí, nếu nói đúng không sao, nói sai ý lãnh đạo có thể bị phê bình hoặc bị xử lý. Thứ hai, có thể họ không tự tin, thiếu bản lĩnh hoặc không hiểu rõ vấn đề khi cung cấp thông tin cho báo chí”.

Luật sư Nguyễn Minh Tâm, phó tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho biết điều 4 quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ban hành kèm theo quyết định 25/2013 quy định trách nhiệm cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất hay bất thường đều phải kịp thời, chính xác.

“Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, người được giao nhiệm vụ hoặc được ủy quyền phát ngôn và cung cấp thông tin không thể lấy lý do này nọ để nói chưa cung cấp hoặc chậm cung cấp. Như thế là trái với yêu cầu thông tin phải “kịp thời” theo tinh thần của điều 4, là vi phạm” - luật sư Tâm nêu rõ.

Theo ông Tâm, điều 8 của quy chế cũng chỉ quy định chung chung là tùy theo mức độ vi phạm trong việc thực hiện cung cấp thông tin, chưa cụ thể hóa các căn cứ xử phạt làm cơ sở cho việc áp dụng, cần phải có hướng dẫn cụ thể hơn về các trường hợp xử phạt và nhất là phải nghiêm túc trong việc ra quyết định xử phạt mới có tác dụng ngăn ngừa.

Một luật sư thuộc Đoàn luật sư TP.HCM (đề nghị không nêu tên) cho rằng quy chế phát ngôn cho báo chí đừng nên ban hành cho có. Theo luật sư này, lâu nay một số cơ quan, tổ chức đều có quy định và phân công người phát ngôn, nhưng thực tế triển khai việc này còn mang tính hình thức. Cơ quan báo chí hay những người có liên quan hoàn toàn không dễ dàng khi muốn gặp trực tiếp người có chức năng cung cấp thông tin, thường bị từ chối vì bận họp, đang đi công tác...

“Tôi cho rằng việc đề xuất xử phạt hành chính đối với người phát ngôn không chịu cung cấp thông tin cho báo chí là một quy định... trên trời. Đã quy định là phải thực tế, người phát ngôn thiếu gì cách từ chối, trả lời mà vẫn an toàn, hợp pháp, làm sao xử phạt được?

Nếu có xử phạt thì xử phạt người phát ngôn hay phạt cơ quan của người phát ngôn? Cả hai đều không ổn. Phạt người phát ngôn thì ai dám làm việc này, còn nếu phạt cơ quan, tổ chức thì cũng là tiền thuế của dân đem nộp chứ tiền của ai đây” - vị luật sư này nhấn mạnh.

Chính phủ đã có quy định về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Báo chí mong rằng Chính phủ và các cơ quan bộ ngành thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí đúng quy định. Cần có biện pháp xử phạt cơ quan nhà nước không cung cấp, né hoặc chậm cung cấp thông tin cho báo chí. Như vậy mới có thể giúp báo chí đưa thông tin đúng sự thật, hạn chế các thông tin sai.

Ông Hà Minh Hu (phó ch tch thường trc Hi Nhà báo VN)


Không nên xử phạt cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin

Xử phạt cơ quan báo chí đối với việc đăng, phát thông tin sai sự thật từ trước đến nay đã có quy định trong Bộ luật dân sự, Luật báo chí, nghị định 159/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Nay cơ quan quản lý nhà nước muốn sửa đổi nghị định này theo hướng bổ sung: phạt cá nhân, tổ chức thực hiện việc cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật là không đúng và thiếu thực tế.

Theo tôi, đa số thông tin báo chí đăng tải là nguồn do cá nhân, tổ chức cung cấp cho cơ quan báo chí truyền thông qua nhiều hình thức như: phản ảnh qua đường dây nóng, email, thư từ qua đường bưu điện hay trực tiếp đến tòa soạn... nếu quy định xử phạt đối tượng này thì coi như cắt đứt mối quan hệ giữa báo chí và bạn đọc; báo chí lấy đâu ra thông tin mà đăng tải, đưa tin để phản ánh kịp thời về đời sống xã hội?

Quy định xử phạt đối tượng này là không đúng vì theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật báo chí, cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cá nhân, tổ chức về thông tin mình đăng tải, bảo vệ người cung cấp thông tin.

Và thông thường ít có trường hợp cá nhân, tổ chức nào cung cấp, công bố thông tin sai sự thật cho cơ quan báo chí, ngược lại họ thường hay phản ảnh những sự việc xảy ra hằng ngày cho phóng viên và tòa soạn biết.

Cơ quan báo chí phải thẩm tra, xác minh trước khi đăng tải. Ngoại lệ cũng không tránh khỏi sai sót (nếu có) thì người chịu trách nhiệm và bị chế tài là cơ quan báo chí và nhà báo chứ không phải cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin.

Luật sư PHẠM VĂN THẠNH (Đoàn luật sư TP.HCM)

TÂM LỤA

Nguồn: http://tuoitre.vn/

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

“Giải thưởng báo chí Lao động - Việc làm” nhận bài dự thi đến 5/2

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Đây là giải thưởng do Tổ chức Lao động Quốc tế phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam với tổng giải thưởng là tiền mặt trị giá 100 triệu đồng và chứng chỉ.

(ICTPress) - Giải thưởng Báo chí Lao động Việc làm Việt Nam lần thứ 2 chính thức nhận bài dự thi là các tác phẩm báo chí xuất sắc được xuất bản và phát sóng từ 1/1/2014 đến 31/12/2014.

Người lao động tìm hiểu thông tin tuyển dụng tại một phiên giao dịch việc làm. Ảnh: Internet

Đây là giải thưởng do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam thông qua Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tổ chức nhằm vinh danh các nhà báo có cống hiến quan trọng trong lĩnh vực lao động - việc làm.

Tất cả các nhà báo chuyên nghiệp hoặc không chuyên, các cộng tác viên của các cơ quan thông tấn báo chí đều có thể gửi bài tham gia Giải thưởng. Tác giả là cá nhân tác giả hoặc nhóm tác giả, hoặc tập thể tác giả (mỗi tác phẩm không quá 5 tác giả). Mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả chỉ được chọn tối đa 3 tác phẩm cho từng giải dưới đây.

Các tác phẩm tham dự Giải bao gồm bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, phóng sự, điều tra, bút kí báo chí, các chương trình/phóng sự phát thanh, truyền hình.

Mỗi tác phẩm là một bài hoặc một loạt bài (không quá 3 kỳ) của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả, về cùng một sự kiện, cùng một đề tài và thực hiện bằng cùng một thể loại báo chí. Không xét loạt bài ghép từ những bài độc lập của các tác giả đứng tên riêng lẻ ở các thời điểm đăng báo hoặc phát sóng khác nhau.

Tổng giải thưởng là tiền mặt trị giá 100 triệu đồng và chứng chỉ, gồm: 01 Giải Nhất trị giá 40 triệu đồng dành cho tác phẩm báo chí hay nhất về các vấn đề liên quan đến lao động - việc làm; 01 Giải đặc biệt về “Nhà báo và Pháp luật” trị giá 30 triệu đồng dành cho tác phẩm báo chí hay nhất về vấn đề tuân thủ pháp luật lao động;  01 Giải đặc biệt về “Việc làm cho thanh niên trong các ngành mũi nhọn” (ví dụ ngành du lịch, …) trị giá 30 triệu đồng.

Các tác giả gửi bài dự thi đến hết ngày 5/2/2015.

Mai Nguyễn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Tiết lộ của Snowden: Tình báo Anh theo dõi email của các nhà báo

Tóm tắt: 

Điều này đã khiến biên tập viên nhiều tờ báo lớn tại Anh đồng loạt lên tiếng đòi Thủ tướng Cameron phải có biện pháp bảo vệ email của các nhà báo.

Điều này đã khiến biên tập viên nhiều tờ báo lớn tại Anh đồng loạt lên tiếng đòi Thủ tướng Cameron phải có biện pháp bảo vệ email của các nhà báo.

Theo đó, tài liệu của cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden được tờ Guardian công bố ngày 19/1 cho thấy, Cơ quan Truyền thông Chính phủ Anh (GCHQ), một cơ quan tương tự như Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), đã liên tục theo dõi các email của các nhà báo làm việc cho các hãng truyền thông và các tờ báo lớn như Guardian, Washington Post, Reuters, New York Times, NBC, Le Monde, BBC và Sun.

"Bóng ma" Snowden vẫn luôn ám ảnh các cơ quan tình báo phương Tây (Ảnh Reuters)

Theo tờ Guardian, các email này bao gồm cả các đoạn đối thoại giữa các phóng viên và biên tập viên của các hãng truyền thông và các tờ báo nói trên liên quan đến việc xuất bản các tác phẩm báo chí. 

Thậm chí GCHQ còn liệt một số nhà báo điều tra vào danh sách những người có khả năng đe dọa đến an ninh tương tự như những hacker và những kẻ khủng bố. 

Trong khi đó, hơn 100 biên tập viên của các tờ báo lớn tại Anh ngày 19/1 đã ký vào một bức thư yêu cầu Thủ tướng Anh David Cameron phải bảo vệ các nhà báo chống lại việc cảnh sát nước này theo dõi các cuộc gọi của họ. Các biên tập viên này cũng bày tỏ lo ngại rằng cảnh sát Anh có thể lạm dụng quyền giám sát theo Luật Chống Khủng bố của Anh.

Bức thư này cũng dẫn một ví dụ cụ thể về việc Cảnh sát London sử dụng quyền giám sát theo Luật về Điều tra để tiếp cận với các cuộc điện đàm của phóng viên tờ Sun khiến các tờ báo Anh “một phen hoảng loạn”. 

Bức thư này nêu rõ: “Những kẻ (như Snowden), sẽ không cung cấp thông tin cho báo chí nếu các cơ quan thực thi pháp luật có thể tiếp cận các cuộc điện đàm giữa họ với báo chí nếu muốn”. 

Trong khi đó, người phát ngôn GCHQ khẳng định: “Chính sách của chúng tôi là không bình luận về các vấn đề tình báo. Hơn nữa, tất cả những gì  mà GCHQ làm là hoàn toàn tuân thủ luật pháp và chính sách của Anh để đảm bảo rằng những việc chúng tôi làm là hợp pháp, cần thiết và phù hợp”.  

Tại Mỹ, nhiều tổ chức dân sự ở nước này đã phản ứng dữ dội với tiết lộ này. 

“Đây là một hệ quả không thể tránh khỏi từ chính sách theo dõi hàng loạt mà luật pháp Anh và Mỹ đều cho phép”, ông Jameel Jaffer, Phó Giám đốc phụ trách về pháp luật của Liên đoàn Tự do Dân chủ Mỹ tuyên bố. 

Ông Jaffer cũng khẳng định: “Có quá ít bằng chứng cho thấy việc theo dõi hàng loạt là hiệu quả và cần thiết trong khi hoạt động này là mối đe dọa thực sự tới quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận”. 

Các nhà hoạt động vì quyền tự do báo chí cũng lên tiếng cho rằng, tiết lộ của Snowden làm đấy lên nhiều hoài nghi. “Nhìn qua thì có vẻ như các phóng viên không phải là đối tượng mà họ muốn nhắm đến. Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại rằng, liệu với thỏa thuận chia sẻ thông tin giữa Mỹ và anh thì các cơ quan tình báo Mỹ có thể tiếp nhận được thông tin này hay không”, cô Hannah Bloch-Wehba­, làm cho Ủy ban về Quyền Tự do Báo chí cho các Phóng viên thuộc Quỹ Stanton, Mỹ chia sẻ. 

Trong khi đó, Tổng Chưởng lý Mỹ Eric H. Holder cũng vừa công bố những biện pháp chặt chẽ hơn khi các phóng viên sử dụng các lệnh khám xét của tòa án trong việc thu thập các thông tin của nhà báo. 

Theo đó, các nhân viên điều tra liên bang Mỹ sẽ cần phải được Tổng chưởng lý chấp thuận mới được phép lấy các thông tin từ các nguồn thông tin mật của các nhà báo. 

Trước đó, việc thu thập thông tin này của các nhân viên điều tra được cho là một hoạt động hết sức bình thường./.

Nguồn: Trần Khánh/VOV.VN

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Huyện Hoàng Sa khen tặng 27 PV tích cực tuyên truyền chủ quyền biển đảo

Tóm tắt: 

27 PV được UBND huyện Hoàng Sa tặng giấy khen do đã tích cực tham gia tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

27 PV được UBND huyện Hoàng Sa tặng giấy khen do đã tích cực tham gia tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Chiều 19/1, UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) tổ chức tổng kết công tác năm 2014 và gặp gỡ các nhân chứng từng sống, công tác, chiến đấu tại Hoàng Sa và trực tiếp chứng kiến sự kiện Trung Quốc sử dụng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đảo của Việt Nam cách đây 41 năm.

Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Võ Công Chánh trao giấy khen cho 14 cá nhân đã tích cực phối hợp, hỗ trợ hoạt động của huyện Hoàng Sa năm 2014 (Ảnh: HC)

Nhân dịp này, UBND huyện Hoàng Sa đã trao tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện cho 14 cá nhân đã tích cực phối hợp, hỗ trợ hoạt động của huyện Hoàng Sa năm 2014 và 27 phóng viên (trong đó có PV Hải Châu của báo điện tử Infonet) đã tích cực tham gia tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Theo ông Võ Công Chánh, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, năm 2014, hoạt động của UBND huyện đảo diễn ra trong bối cảnh tình hình tranh chấp trên Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Đây là năm tròn 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam (19/01/1974 -19/01/2014).

Tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 và tàu bảo vệ vào hoạt động trong vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Cùng với đó là những hành động ngang ngược như cản phá hoạt động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của lực lượng chấp pháp Việt Nam, đâm chìm và gây thiệt hại về người và tài sản đối với ngư dân Việt Nam hoạt động bình thường trên vùng biển Hoàng Sa

Ông Võ Công Chánh nêu rõ, ngay sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trái phép trong vùng biển Hoàng Sa (ngày 1/5/2014), Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa đã phát biểu với báo chí phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc cũng như tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa và phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc, góp phần khẳng định mạnh mẽ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Thời gian này, UBND huyện Hoàng Sa đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức chuỗi hoạt động hướng về Hoàng Sa như thi tuyển phương án kiến trúc xây dựng Nhà Trưng bày Hoàng Sa; phối hợp với Hội Khoa học – Lịch sử TP, Trung tâm Minh Triết tổ chức Hội thảo khoa học “Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”; phối hợp với Bộ TT-TT tổ chức gian trưng bày tại triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” tại Bảo tàng Đà Nẵng (từ ngày 19 – 25/1/2014); gặp mặt các nhân chứng Hoàng Sa.

“Những hoạt động trong chuỗi chương trình hướng về Hoàng Sa đã góp phần tuyên truyền đến nhân dân TP Đà Nẵng và cả nước về sự thật lịch sử liên quan đến cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa, khơi dậy lòng yêu nước và ý thức về lịch sử dân tộc trong đông đảo quần chúng” – ông Võ Công Chánh nêu rõ.

PV Hải Châu của báo điện tử Infonet vinh dự nhận giấy khen của UBND huyện Hoàng Sa do ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch đầu tiên của UBND huyện Hoàng Sa trao tặng

Bên cạnh đó, UBND huyện Hoàng Sa cũng đã phối hợp với các ban, ngành hữu quan tổ chức cuộc thi “Viết về huyện đảo Hoàng Sa thân yêu” dành cho tất cả học sinh ở các cấp THCS, THPT, cao đẳng và đại học trên địa bàn TP. Chỉ 1 tháng phát động (từ 10/10 đến 23/11/2014) đã có 87.701 bức thư gửi về dự thi, làm tăng đột biến 207% lượt truy cập trang thông tin điện tử UBND huyện Hoàng Sa so với mức bình quân hằng tháng. Qua đó góp phần giúp các em HS-SV hiểu rõ hơn về huyện đảo Hoàng Sa, qua đó giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của các em.

Hải Châu

Infonet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo