Syndicate content

Nghề báo

Liên đoàn các nhà báo ASEAN quan ngại về hành động của Trung Quốc

Tóm tắt: 

Liên đoàn các nhà báo ASEAN (CAJ) vừa qua đã ra Tuyên bố Quan ngại về những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Liên đoàn các nhà báo ASEAN (CAJ) vừa qua đã ra Tuyên bố Quan ngại về những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuyên bố nêu rõ: "Những hành động gây hấn liên tiếp của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đã trở thành một mối quan ngại nghiêm trọng đối với toàn thể người dân yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ với hai nước thành viên của CAJ là Philippines và Việt Nam".

Tuyên bố của CAJ khẳng định những hành động của Trung Quốc là "sự hăm dọa" vì rõ ràng nước này đang sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự của họ để chống lại các nước láng giềng yếu và nhỏ hơn hòng thúc đẩy những yêu sách chủ quyền, bất chấp truyền thống lịch sử và những bằng chứng thực tế cũng như mối quan hệ hòa bình lâu đời giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Với tư cách một tổ chức có ảnh hưởng đối với báo chí truyền thông trong khu vực, CAJ ủng hộ mọi nỗ lực của chính phủ các nước liên quan và các cơ quan, tổ chức quốc tế nhằm tìm kiếm một giải pháp lâu dài và mang tính ràng buộc cho vấn đề này thông qua các biện pháp hòa bình.

Tuyên bố yêu cầu Trung Quốc, với tư cách một thành viên hàng đầu của LHQ, cần thể hiện vai trò đi đầu bằng việc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng, tuân thủ các quy tắc luật pháp quốc tế và công nhận tầm quan trọng của cơ chế trọng tài quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp.

Nguồn: Thời sự VTV/vtv.vn

Tuyên bố nêu rõ: "Những hành động gây hấn liên tiếp của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đã trở thành một mối quan ngại nghiêm trọng đối với toàn thể người dân yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ với hai nước thành viên của CAJ là Philippines và Việt Nam".

Tuyên bố của CAJ khẳng định những hành động của Trung Quốc là "sự hăm dọa" vì rõ ràng nước này đang sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự của họ để chống lại các nước láng giềng yếu và nhỏ hơn hòng thúc đẩy những yêu sách chủ quyền, bất chấp truyền thống lịch sử và những bằng chứng thực tế cũng như mối quan hệ hòa bình lâu đời giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Với tư cách một tổ chức có ảnh hưởng đối với báo chí truyền thông trong khu vực, CAJ ủng hộ mọi nỗ lực của chính phủ các nước liên quan và các cơ quan, tổ chức quốc tế nhằm tìm kiếm một giải pháp lâu dài và mang tính ràng buộc cho vấn đề này thông qua các biện pháp hòa bình.

Tuyên bố yêu cầu Trung Quốc, với tư cách một thành viên hàng đầu của LHQ, cần thể hiện vai trò đi đầu bằng việc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng, tuân thủ các quy tắc luật pháp quốc tế và công nhận tầm quan trọng của cơ chế trọng tài quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp.

Thời sự VTV

- See more at: http://vtv.vn/Huong-ve-bien-Dong/Lien-doan-cac-nha-bao-ASEAN-quan-ngai-ve-hanh-dong-cua-Trung-Quoc/123240.vtv#sthash.JwRKu4pw.dpuf

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Tái khởi động chương trình sửa đổi Luật Báo chí

Tóm tắt: 

"Trước đây có thông báo hoãn triển khai công tác sửa đổi Luật Báo chí nhưng tại cuộc họp mới đây đã quyết định tiếp tục công tác khảo sát lấy ý kiến trình dự thảo sửa đổi Luật Báo chí hiện hành."

Đó là thông báo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Bắc Son tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2014 của Bộ TT&TT sáng nay 7/7.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, trước đây có thông báo hoãn triển khai công tác sửa đổi Luật Báo chí nhưng tại cuộc họp mới đây đã quyết định tiếp tục công tác khảo sát lấy ý kiến trình dự thảo sửa đổi Luật Báo chí hiện hành.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2014 của Bộ TT&TT (Ảnh: Thái Anh)

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đánh giá cao và biểu dương những đóng góp to lớn của báo chí trong thời gian qua, góp phần vào công cuộc phát triển ổn định xã hội và bảo vệ chủ quyền.

Bộ trưởng nhấn mạnh, công tác tuyên truyền trong 6 tháng qua là một thời gian sôi động nhất, chứng kiến các gam bậc tình cảm đối với biển đảo, chủ quyền đất nước. Ngành thông tin và truyền thông ngoài thực hiện công tác thông tin tuyên truyền các nghị quyết, văn bản của Đảng, Nhà nước, nghị quyết của Chính phủ còn đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền biển đảo.

Nói về công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng, lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tại thực địa là thành phần chủ chốt. Tuy nhiên, để bảo vệ chủ quyền phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng. Hiện nay, có 5 lực lượng đang ngày đêm thực hiện bảo vệ chủ quyền gồm: ngoại giao, cảnh sát biển, kiểm ngư, ngư dân và báo chí.

Báo chí đã tích cực tuyên truyền chủ quyền biển đảo, trong đó có vai trò của Bộ TT&TT kết hợp với Ban Tuyên giáo trung ương, để góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về những chân lý của chúng ta, hiểu được hoạt động thực thi pháp luật của Việt Nam và hành động ngỗ ngược của Trung Quốc diễn ra tại thực địa mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.

Những hình ảnh chân thực về hành động của Trung Quốc tại thực địa là bằng chứng quan trọng để chúng ta đấu tranh với Trung Quốc, đồng thời để quốc tế có cái nhìn đúng đắn về sự việc. Báo chí đã tích cực góp phần tạo ra sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc ủng hộ quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Nhà nước Việt Nam.

Hồng Chuyên

Infonet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Phóng viên nước ngoài lo lắng ngư dân Việt bị Trung Quốc tấn công

Tóm tắt: 

''Những hành động của Trung Quốc đã khiến cuộc sống của ngư dân Việt Nam đang trở nên thực sự khó khăn hơn''.

''Những hành động của Trung Quốc đã khiến cuộc sống của ngư dân Việt Nam đang trở nên thực sự khó khăn hơn''.

Căng thẳng Biển Đông trong thời gian qua với các hành động phi lí của Trung Quốc đang làm nóng lên tranh luận tại các diễn đàn và hội nghị quốc tế. Bên cạnh việc lên tiếng phản đối hành động sai trái của Trung Quốc, nhiều phóng viên nước ngoài trong các chuyến đi thực tế của mình tới khu vực miền Trung Việt Nam đã không khỏi bức xúc trước tổn thất của ngư dân Việt Nam do hành động ngang ngược của Trung Quốc gây ra.

Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam

 Kênh truyền hình Aljazeera có trụ sở tại Doha (Qatar), hôm mùng 3/7 đăng bài viết của tác giả Rorbeto Tofani sau chuyến đi thực tế tại khu vực miền Trung Việt Nam. Bài báo viết: Khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào đầu tháng 5 vừa qua, mối quan hệ hai nước đã trở nên căng thẳng. Vấn đề biển Đông đang trở thành “ chủ đề nóng” cho các diễn đàn đa phương cũng như hội nghị an ninh cấp cao quốc tế.

Tác giả Rorbeto Tofani cho rằng, đằng sau những vấn đề mang tính đa quốc gia như vậy, đó là số phận nhỏ bé của những ngư dân Việt Nam, không thể đánh bắt cá tại ngư trường mà họ đã khai thác từ bao đời nay.

Báo này trích dẫn lời chủ tàu cá Huỳnh Thị Như Hoa đã bị tàu Trung Quốc đâm hôm 26/5 vừa qua cho biết, các ngư dân sống nhờ vào các hoạt động đánh bắt cá ở Biển Đông. Tuy nhiên,Trung Quốc đã ngăn cản người dân đánh bắt cá tại những khu vực thuộc lãnh hải của Việt Nam.  Tác giả bài báo cho rằng, đây đang là thời điểm mà ngư dân Việt Nam gọi là mùa đánh bắt cá tại Biển Đông. Tuy nhiên những hành động của Trung Quốc đã khiến cuộc sống của ngư dân Việt Nam đang trở nên thực sự khó khăn hơn.

Tác giả bài báo cũng dẫn lời chuyên gia về luật biển Erik Franckx, các nước trong khu vực cần phải tăng cường hợp tác về Biển Đông, để ngăn chặn các hành động đơn phương vô lí của Trung Quốc. Tác giả kết bài báo bằng những mong muốn giản dị của tất cả các ngư dân Việt Nam đó là được tiếp tục công việc hàng ngày của họ trong hòa bình.

Chưa chịu dừng lại ở việc cho tàu đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu lực lượng thực thi pháp luật cũng như đâm chìm tàu cá Việt Nam tại khu vực hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981, việc Trung Quốc bắt giữ tàu cá và 6 ngư dân Việt Nam vào ngày 3/7 là động thái mới nhất cho thấy các tàu Trung Quốc đang ngày càng hung hăng, ngang ngược.

Theo các nhà quan sát, Trung Quốc cũng dường như đang muốn mở rộng vùng căng thẳng và thử thách sức kháng cự của Việt Nam. Trong khi đó, dư luận quốc tế tiếp tục bày tỏ sự ủng hộ đối với quan điểm của Việt Nam là giải quyết bằng con đường hòa bình các tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông và tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Phát biểu tại cuộc gặp với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Trương Mạnh Sơn tại thủ đô Praha, Ngoại trưởng Cộng hòa Séc Lubomír Zaoralek bày tỏ lập trường của Cộng hòa Séc là không ủng hộ việc dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông./.

Phạm Hà/VOV

Nguồn: vov.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo chí quốc tế vạch trần mưu đồ của Trung Quốc qua tấm bản đồ khổ dọc

Tóm tắt: 

Các phương tiện truyền thông quốc tế tiếp tục dành nhiều sự chú ý đến những hành động gây gia tăng căng thẳng của TQ trong khu vực, mà gần đây nhất là việc ban hành tấm bản đồ khổ dọc gần như nuốt trọn diện tích Biển Đông.

Các phương tiện truyền thông quốc tế tiếp tục dành nhiều sự chú ý đến những hành động gây gia tăng căng thẳng của Trung Quốc trong khu vực, mà gần đây nhất là việc ban hành tấm bản đồ khổ dọc gần như nuốt trọn diện tích Biển Đông.

Dùng giàn khoan và bản đồ - chiến thuật không quá mới mẻ với Bắc Kinh

Chuyên trang Interpreter, thuộc Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy, Australia nhận định, tấm bản đồ mới gây quan ngại bởi hai lý do. Thứ nhất, nó đang phát đi tín hiệu Trung Quốc xem tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông là “lợi ích cốt lõi quốc gia”.

Thứ hai, việc ban hành tấm bản đồ này cho thấy sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc trong nước, với mưu đồ của chính quyền Bắc Kinh nhằm thay đổi nhận thức của người dân về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Điều này đáng lo ngại bởi nó cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không lùi bước trong các vấn đề tranh chấp trên biển tại khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trên tờ Diplomat, Trung Quốc đang phát động một “cuộc chiến bản đồ” ở khu vực Tây Thái Bình Dương là nhận định của học giả Harry Kazianis. Theo ông Kazianis, thay vì dùng sức mạnh quân sự có thể dẫn tới chiến tranh, Trung Quốc dùng giàn khoan và bản đồ để đạt được các mục tiêu chiến lược.

Chiến thuật này hoàn toàn không phải là điều gì quá mới mẻ với Bắc Kinh. Năm 2012, Trung Quốc đã từng áp dụng chiến thuật này khi ban hành hộ chiếu in đường lưỡi bò và gặp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.

Ông Kazianis cảnh báo, nếu Trung Quốc dần thay đổi hiện trạng và giành quyền kiểm soát Biển Đông sẽ tạo ra một tiền lệ vô cùng nguy hiểm. Tiền lệ này sẽ khiến tất cả các quốc gia đang chia sẻ lợi ích trên Biển Đông gặp rất nhiều khó khăn trước thách thức của Trung Quốc.

Trích dẫn trên tờ Diplomat.

Chia sẻ quan điểm này, học giả Ankit Panda cho rằng, bằng cách xuất bản bản đồ mới, Trung Quốc tiếp tục tạo ra sự đã rồi và có thể sẽ tiến tới thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông, thăm dò tài nguyên trắng trợn và tăng cường tuần tra khu vực.

Tấm bản đồ khổ dọc có thể trở thành vũ khí trong một cuộc chiến lớn hơn?

Điều đáng quan ngại, tấm bản đồ khổ dọc này có thể trở thành vũ khí trong một cuộc chiến lớn hơn, khi mà Bắc Kinh vẫn không ngừng giấu giếm ý định trở thành một cường quốc biển. Những hành động gia tăng căng thẳng của nước này ngày càng đi ngược lại lời cam kết về sự trỗi dậy hòa bình. Đây là nhận định chung của nhiều học giả.

Căng thẳng trên Biển Đông sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ vì các chính sách của chính quyền Bắc Kinh là nhận định của Giáo sư Shi Yinhong thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc được tờ Người đưa tin Sydney buổi sáng trích dẫn.

Theo Giáo sư Shi: “Dù chiến lược của Trung Quốc có phản tác dụng hay không thì toan tính của Bắc Kinh sẽ không thay đổi”. Ông cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục các động thái hiện tại. Nguyên nhân là bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang lan tràn tại quốc gia này.

Trang tin Bloomberg trích lời Giáo sư Willy Lam, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, thuộc Đại học Hong Kong cảnh báo: Tham vọng của giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không dừng lại ở đường 9 đoạn. Mục tiêu dài hạn cuối cùng của Trung Quốc là giành được sự cân bằng về năng lực hải quân so với Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương.

Tờ Thời báo kinh tế của Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc đã từng đưa ra khái niệm về "sự trỗi dậy hòa bình" và "sự phát triển hài hòa", đồng thời cam kết sẽ không trở thành bá chủ, để thế giới yên tâm về sự phát triển của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, với những hành động khiêu khích tại Biển Đông, Trung Quốc đã chứng tỏ cho thế giới thấy một thực tế về sự khác biệt giữa lời nói và việc làm và tạo nên hình ảnh về một Trung Quốc thích sử dụng vũ lực để tranh chấp chủ quyền dựa trên việc thay đổi hiện trạng tại Biển Đông.

Đối với cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia hiếu chiến, vi phạm luật quốc tế, đe dọa an ninh, hòa bình và ổn định trong khu vực.

Phương Thảo

Nguồn: vtv.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Argentina hủy họp báo để tưởng nhớ nữ phóng viên thiệt mạng khi tác nghiệp tại World Cup 2014

Tóm tắt: 

Đội tuyển Argentina đã hủy bỏ cuộc họp báo trước trận đấu với Bỉ ở vòng tứ kết World Cup 2014 để tưởng nhớ một phóng viên qua đời khi tác nghiệp ở Brazil.

Đội tuyển Argentina đã hủy bỏ cuộc họp báo trước trận đấu với Bỉ ở vòng tứ kết World Cup 2014 để tưởng nhớ một phóng viên qua đời khi tác nghiệp ở Brazil.

Rất nhiều phóng viên đã có mặt tại đại bản doanh của tuyển Argentina để tham dự buổi họp báo trước trận đấu với tuyển Bỉ vào đêm mai. Tuy nhiên, khi họ có mặt ở phòng truyền thông, Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Argentina Juan Carlos Crespi đã thông báo hủy cuộc họp và gửi tới họ lời xin lỗi. Nguyên nhân của quyết định bất ngờ này là bởi tuyển Argentina muốn dành sự chia buồn tới nữ phóng viên xấu số Maria Soledad Fernandez- người đã qua đời vì tai nạn giao thông khi đang tác nghiệp tại Brazil.

“Chúng tôi muốn xin lỗi báo giới vì không thể tổ chức cuộc họp báo như đã định. Tôi cũng như các cầu thủ đang rất buồn vì sự mất mát này bởi vì họ cảm nhận sâu sắc được sự đau buồn khi mất đi một người thân. Sự ra đi của cô ấy đã ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thành viên đội bóng- Eurosport dẫn lời ông Juan Carlos Crespi.

Vụ tai nạn xảy ra ở KM691, đường BR-381, miền Bắc Brazil vào lúc 01h00 ngày 3/7 (giờ địa phương)  khi nữ phóng viên Maria Soledad Fernandez cùng 2 đồng nghiệp Bruno và Berazegueti di chuyển từ Sao Paulo trở về Belo Horizonte, nơi đội tuyển Argentina đóng quân.

Đồng nghiệp tưởng nhớ Maria Soledad Fernandez

Vụ tai nạn khiến xe ô tô chở nữ phóng viến 26 tuổi bẹp dúm. Maria Soledad Fernandez bị bật ra ngoài và tử nạn ngay tại chỗ, trong khi 2 đồng nghiệp nam bị thương và được đưa đến một bệnh viện ở Oliveira. Theo cảnh sát địa phương, họ phát hiện ra một chiếc xe khác có liên quan đỗ ở trạm xăng gần đó và 2 kẻ tình nghi đã bị bắt giữ để điều tra. Phát ngôn viên cảnh sát cho hay, họ nghi ngờ đây không phải là một tai nạn bình thường, mà có thể xuất phát từ một vụ cướp có chủ đích.

Maria Soledad Fernandez làm việc cho kênh thể thao DirecTV Sports và là con gái nhà báo thể thao nổi tiếng Titi Fernandez. Các thành viên của ĐT Argentina như Lavezzi, Messi... sau khi hay tin đã gửi lời chia buồn tới nhà báo Titi Fernandez.

K.Đ

Theo Euro Sports/thethaovanhoa.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo Trung Quốc: 4 lý do không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh

Tóm tắt: 

Trên trang mạng Quân sự TQ (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với 4 lý do cốt tử, gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải gánh chịu thất bại nếu gây chiến với VN.

Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với 4 lý do cốt tử, gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải gánh chịu thất bại nếu gây chiến với Việt Nam.

Không quân Việt Nam luôn sẵn sàng túc trực bảo vệ bầu trời Tổ quốc.

Căng thẳng trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc càng trở nên căng thẳng hơn nữa và kêu gọi gây chiến không chỉ bởi những quyết sách thâm hiểm từ các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, mà còn bởi một bộ phận người Trung Quốc thiếu hiểu biết, mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan "Đại Hán" luôn cổ vũ cho những hành động mang tính chất ngang ngược vô đạo đối với các nước láng giềng.

Nhưng bên cạnh đó cũng những người Trung Quốc hiểu và biết rằng, nếu bây giờ Trung Quốc gây chiến với các nước láng giềng họ sẽ tự chuốc lấy họa.

Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với tình hình hiện tại Trung Quốc không thể gây chiến. 

Theo đó lý do thứ nhất là sự lão luyện thiện chiến của quân đội Việt Nam. Bài viết cho rằng, không phải lãnh đạo Trung Quốc không dám gây chiến, nhưng với những hạn chế hiện tại của Trung Quốc, thi Trung Quốc không thể tiến hành gây ra một cuộc chiến tranh với bất kỳ quốc gia láng giềng nào.

Nếu Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, Trung Quốc sẽ rơi vào cái bẫy, những bài học từ cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 đã cho thấy sự hao tiền tốn của và sinh mạng như thế nào, chỉ riêng trong trận Lão Sơn, mỗi tuần Trung Quốc tiêu hao gần 200.000 quả đạn pháo, nhưng lại thiệt hại từ 4.000 đến 8.000 quân.

Quân đội Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất lão luyện, họ sẽ đánh bại chúng ta bằng cuộc chiến tiêu hao từ từ cho đến khi chúng ta thất bại, chúng ta không thể khinh thường họ. Người Mỹ đã hết sức sai lầm khi tuyên bố "đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá" và Việt Nam đã đáp lại bằng câu nói rằng "chúng tôi đã bước vào thời kỳ đồ nhôm" (xác máy bay Mỹ)... Vì vậy Trung Quốc không thể chiến thắng bằng cách gây ra chiến tranh, bài học về các lực lượng không quân và hải quân bị tiêu diệt vẫn còn giá trị. 

Thứ hai, đó là môi trường chính trị quốc tế, khi gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam, Trung Quốc đầu tiên sẽ phải đối mặt với sự lên án một cách gay gắt từ dư luận phương Tây và Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản.

Không những thế, gây chiến với Việt Nam sẽ làm cho Trung Quốc không còn chỗ đứng trên trường quốc tế, các nước trên thế giới sẽ lên án Trung Quốc vì sức mạnh truyền thông nằm trong tay các nước phương Tây, và trong cuộc chiến truyền thông thì Trung Quốc hoàn toàn bị động. Cuộc chiến sẽ làm cho Trung Quốc mất dần sức mạnh và suy yếu, các lực lượng thù địch Trung Quốc sẽ thừa cơ can thiệp vào Trung Quốc. 

Thứ ba, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề thù trong giặc ngoài. Trong khi chính trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn tồn tại những vấn đề rất lớn thì bên ngoài Trung Quốc lại đang phải đối diện với một vòng vây chữ C của các nước.

Nếu Trung Quốc sử dụng những lực lượng tinh nhuệ nhất, hiện đại nhất để đối phó với Việt Nam thì ở những khu vực khác của Trung Quốc lực lượng sẽ yếu và mỏng đi, Trung Quốc sẽ đối mặt với điều cấm kỵ trong binh pháp đó là cùng một lúc phải đối mặt với hai mặt trận. Có thể dự đoán khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam thì Đài Loan sẽ tuyên bố độc lập ngay tức khắc, lúc đó Trung Quốc không thể nào chiến thắng được trên mặt trận Đài Loan vì Hoa Kỳ sẽ đứng sau hậu thuẫn.

Tiếp theo là Nhật Bản sẽ kiểm soát hoàn toàn quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc sẽ đánh mất cơ hội kiểm soát Bắc Triều Tiên, Ấn Độ đánh chiếm khu vực tranh chấp và thôn tính miền Nam Tây Tạng...

Việc Trung Quốc không thể lấy bài học của Hoa Kỳ tại Lybia hay bài học của Nga tại Georgia bởi vì không chỉ là sức mạng quốc gia của họ mạnh hơn Trung Quốc mà với các cuộc chiến trên thì Nga và Mỹ họ đều có sự thuận lợi về yếu tố địa chính trị, họ không có những vấn đề lớn phức tạp với các nước láng giềng và sự ổn định cơ bản trong nội bộ đất nước, do đó họ không phải lo lắng từ áp lực của bên ngoài và nội bộ để có thể dành chiến thắng.

Và điểm cốt lõi quan trọng nhất trong cuộc chiến Iraq, Afghanistan bởi họ là những quốc gia sa mạc, Không quân Mỹ có thể dễ dàng oanh kích kẻ thù, trong khi đó Georgia vốn chỉ là một đồng bằng chỉ cách ba mươi sáu cây số từ Nga, vì vậy lực lượng cơ giới Nga có thể ngay lập tức cơ động đánh chiếm.

Hải quân đánh bộ Việt Nam diễn tập sẵn sàng chiến đấu.(Ảnh minh họa)

Nhưng với Việt Nam thì khác, những bài học trên không thể áp dụng được, Việt Nam được bao bọc bởi đồi và núi, Pháp, Hoa Kỳ và cả Trung Quốc đã phải nếm trải những thất bại đau đớn tại đây, một cuộc chiến với Việt Nam sẽ hết sức khó khăn, Việt Nam rất lão luyện trong chiến tranh du kích, do đó việc sử dụng tên lửa, máy bay chiến đấu là một sự ngu ngốc! Các đơn vị cơ giới sẽ bị chặn lại bởi các dãy núi, vì vậy chắc chắn chúng ta sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài, nó không phải là giữa những hy vọng của đối phương cho nó!

Hồ Trung Nghĩa (lược dịch)

Infonet

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Bộ TT&TT "siết" quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí

Tóm tắt: 

Từ ngày 10/7/2014, Thanh tra Bộ TT&TT sẽ kiểm tra việc thực hiện quảng cáo thực phẩm chức năng tại các cơ quan báo chí, nếu đơn vị nào vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Từ ngày 10/7/2014, Thanh tra Bộ TT&TT sẽ kiểm tra việc thực hiện quảng cáo thực phẩm chức năng tại các cơ quan báo chí, nếu đơn vị nào vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Từ ngày 10/7, Thanh tra Bộ TT&TT sẽ kiểm tra việc thực hiện quảng cáo thực phẩm chức năng tại các cơ quan báo chí. Ảnh minh họa: Internet

Chánh Thanh tra Bộ TT&TT Nguyễn Văn Hùng vừa ký văn bản chấn chỉnh hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, Thanh tra Bộ TT&TT nhận thấy tình trạng vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo vẫn xảy ra tại một số cơ quan báo chí. Trong đó, vi phạm về quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực y tế đặc biệt là thực phẩm chức năng có thể gây ảnh hưởng sức khỏe con người.

Kết quả kiểm tra cho thấy có 5 hình thức vi phạm phổ biến như sau: 1-Thực hiện quảng cáo khi chưa có giấy xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc không kiểm tra kỹ tính pháp lý của hồ sơ quảng cáo nên sử dụng maket do người quảng cáo, người làm dịch vụ quảng cáo chuyển đến, maket này không được cơ quan y tế xác nhận. 2-Quảng cáo thực phẩm chức năng dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh. 3-Quảng cáo thực phẩm chức năng sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo. 4-Quảng cáo thực phẩm chức năng dễ gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. 5-Quảng cáo không ghi nội dung khuyến cáo "Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" hoặc nội dung khuyến cáo không rõ ràng, cỡ chữ nhỏ hơn quy định.

Thanh tra Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan báo chí nâng cao hơn nữa trách nhiệm xã hội của mình, tiến hành kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo thực phẩm chức năng nói riêng, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo.

Kể từ ngày 10/7/2014, Thanh tra Bộ TT&TT sẽ kiểm tra tình hình triển khai thực hiện công văn này, nếu cơ quan báo chí nào còn vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Ông Ngô Huy Toàn, Trưởng phòng Thanh tra Báo chí - Xuất bản (Thanh tra Bộ TT&TT) cho biết, quảng cáo trên báo chí có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân, do phần lớn người dân tin tưởng vào nội dung báo chí vì đã được nhà nước kiểm duyệt chặt chẽ. Do đó, quảng cáo trên báo chí đòi hỏi phải có tính trung thực cao, hoạt động quảng cáo phải có tác dụng gắn kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

Tuy nhiên, gần đây, quảng cáo trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là thực phẩm chức năng đang lộn xộn. Cá biệt có một số trường hợp quảng cáo không có giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan quản lý nhà nước về y tế, quảng cáo sản phẩm cấm quảng cáo. Hoặc là quảng cáo trên truyền hình vượt quá thời lượng và số lần cho phép gây ức chế cho người xem, quảng cáo xen lẫn nội dung tin, bài khiến người xem không phân biệt được đây là nội dung quảng cáo.

Ông Toàn cũng cho biết,  mới đây Thanh tra Bộ TT&TT đã ra quyết định xử phạt một tờ báo lớn 85 triệu đồng vì vi phạm quảng cáo rượu (là sản phẩm bị cấm quảng cáo) và đang xem xét xử lý một số cơ quan báo chí lớn khác về vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo. Trước đây, có một số tờ báo đã bị xử phạt vì quảng cáo rượu trên 15 độ, đơn vị bán hàng trên tivi BestBuy cũng từng bị xử phạt vì quảng cáo vượt quá tính năng công dụng của sản phẩm.

M.Q

ICTNews

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo chí quốc tế phản đối việc Trung Quốc công bố bản đồ khổ dọc

Tóm tắt: 

Hành động sai trái này của Trung Quốc đã liên tục được các phương tiện truyền thông quốc tế tập trung phản ánh những ngày này.

Hành động sai trái này của Trung Quốc đã liên tục được các phương tiện truyền thông quốc tế tập trung phản ánh những ngày này.

Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự vô lý và hành vi gây gia tăng căng thẳng trong khu vực khi vào ngày 25/6 vừa qua đã cho ban hành tấm bản đồ khổ dọc, trong đó thể hiện đường lưỡi bò 10 đoạn, thay vì 9 đoạn như trước đây, bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông. Hành động sai trái này của Trung Quốc đã liên tục được các phương tiện truyền thông quốc tế tập trung phản ánh những ngày này.

Thời báo kinh tế quốc tế đưa tin bản đồ Trung Quốc mà nhà xuất bản Hồ Nam, Trung Quốc mới ban hành bao trọn một phần rộng lớn của Biển Đông. Theo tác giả bài viết, với đường 9 đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra trên Biển Đông, cái gọi là bản đồ khổ dọc này giống một bản đồ khu vực Đông Nam Á hơn là bản đồ Trung Quốc.

"Tấm bản đồ này là một động thái mới của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền sai trái của mình trên Biển Đông", trang tin GMA News của Philippines nhận định.

Trang tin trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose khẳng định, tấm bản đồ của Trung Quốc là “một sự bành trướng phi lý”.

Trang tin ABS-CBN của Philippines dẫn lời Luật sư Harry Roque thuộc Viện Nghiên cứu luật pháp quốc tế của Đại học Philippines cho rằng: “Làm sao Trung Quốc có thể hi vọng cộng đồng quốc tế công nhận tính pháp lý của bản đồ này khi mà chính nước này cũng không chắc đó là đường 9 đoạn, 10 đoạn hay 11 đoạn?”

Trong bài viết có nhan đề “Chiến lược đấu tranh tâm lý mới của Trung Quốc trên Biển Đông” được đăng trên tạp chí National Interest của Mỹ, tác giả Harry Kazianis nhận định: “Trung Quốc đang thực hiện một mưu kế mới để củng cố những yêu sách chủ quyền của mình trên Biển Đông. Đó là sử dụng các giàn khoan dầu và công bố các bản đồ nhằm đạt được mưu đồ này”.

Theo tác giả bài báo, Trung Quốc đã từng sử dụng các bản đồ để củng cố yêu sách chủ quyền của nước này. Tuy nhiên, việc ấn hành bản đồ khổ dọc lần này lại cho thấy sự xuyên tạc mới của Trung Quốc.

Chiến lược này là sự tiếp nối những toan tính trước đây của Trung Quốc, không chỉ dần dần thay đổi hiện trạng thực tế trên đất liền và trên Biển Đông, mà còn thay đổi nhận thức của dư luận liên quan đến những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Sự quan ngại về tấm bản đồ mới của Trung Quốc không chỉ đến từ cộng đồng quốc tế. Theo trang điện tử của Tạp chí phố Wall, ngay cả người dân Trung Quốc cũng chỉ trích sự xuất hiện của bản đồ này. Trang tin trích nhận định của nhà bình luận các vấn đề quân sự toàn cầu Wu Ge hoài nghi: “Liệu có ích lợi gì không khi cho công bố các bản đồ này? Chẳng có gì khác ngoài việc bộc lộ rõ tham vọng của Trung Quốc”.

Nguồn: vtv.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Nhà báo Việt kiều tâm huyết với biển đảo quê hương

Tóm tắt: 

Trước khi chia tay nhau, anh đã mang chiếc áo phao đi xin chữ ký từng người trên tàu: “Tôi sẽ mang chiếc áo phao này về trưng bày cho những người Việt ở nước ngoài hiểu Việt Nam giữ gìn chủ quyền biển đảo thế nào".

Trước khi chia tay nhau, anh đã mang chiếc áo phao đi xin chữ ký từng người trên tàu: “Tôi sẽ mang chiếc áo phao này về trưng bày cho những người Việt ở nước ngoài hiểu Việt Nam giữ gìn chủ quyền biển đảo thế nào".

Gặp Etcetera Nguyen trên tàu CSB 2013, trên đường ra thực địa vùng biển Hoàng Sa, tôi có ấn tượng đặc biệt với anh. Khá nổi bật nhưng lại rất gần gũi với anh em phóng viên và cảnh sát biển trên tàu, với búi tóc dài buộc củ hành phía sau, với bộ quần áo nâu giản dị, anh có dáng vẻ của người Việt Nam xưa cũ. .
 
Trong huyết quản anh là dòng máu đỏ, da vàng, là con Lạc cháu Hồng, nhưng anh là một nhà báo Mỹ, một người mang quốc tịch Mỹ, là Tổng thư ký một tờ báo trên đất Mỹ với tên gọi Việt Weekly (Tuần báo Người Việt) tại Nam California. 
 
Bấy lâu nay, nghe thông tin từ những người bạn có dịp học tập, làm việc tại Mỹ, tôi lờ mờ hiểu ra rằng ở nơi anh ở (California) vẫn có những thế lực muốn chống phá Việt Nam, vẫn hàng ngày tuyên truyền sai sự thật về công cuộc bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước Việt Nam. 
 
Gặp được anh trên tàu cảnh sát biển ngay tại thực địa Hoàng Sa, đúng vào ngày cả nước đang sục sôi lòng yêu nước phản ứng trước hành động ngang ngược của Trung Quốc đúng như một cơ duyên.
 
Rời bỏ đất nước bằng con đường vượt biên trái phép, anh Etcetera Nguyen (tên tiếng Việt là Nguyễn Quang Trường) hòa vào kiều bào Việt Nam ở California. Xã hội thời đó coi vượt biên trái phép là một cái gì đó rất đáng kỳ thị. Họ coi những người vượt biên trái phép là rời bỏ đội ngũ khi đất nước khó khăn, thậm chí là “phản bội”. 
 
Khi hòa vào dòng người xa xứ sau chiến tranh, những thông tin về đất nước nhòa dần, bị nhường chỗ cho thông tin sai sự thật, anh đã dám đứng lên cùng tờ báo Việt Weekly nói tiếng nói khách quan nhất, không lệ thuộc vào quan điểm của bên nào. Và chính anh đã 2 lần tham gia đoàn thăm quần đảo Trường Sa để được nhìn thấy sự thật bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
 
Anh kể, đây là lần thứ 3, anh ra tận nơi tiền tiêu của Tổ quốc trên Biển Đông. Lần thứ nhất, anh đến Trường Sa vào năm 2012, mới đây thôi tháng 4/2014, anh lại tiếp tục ra Trường Sa (từ 16-27/4) cùng đoàn kiều bào do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Khi trở về Hà Nội chưa đầy một tháng anh lại tiếp tục tham gia cùng đoàn nhà báo quốc tế và nhà báo Việt Nam lên đường ra Hoàng Sa.
 
 
Anh chia sẻ về chuyến đi đầu tiên của mình: “Đây là chuyến đi đầu tiên tôi được tham gia (năm 2012) cùng với kiều bào. Đối với kiều bào họ rất ít thông tin về biển đảo. Khi chúng tôi được tận mắt chứng kiến các hòn đảo ở Trường Sa, ghi lại hình ảnh sống động tại những hòn đảo đó, những quan điểm trước đây đã thay đổi. Với những người Việt kiều thì đó là sự ngỡ ngàng”.
 
Khi được hỏi, anh có suy nghĩ gì khi được tận mắt chứng kiến việc quân dân Việt Nam giữ đảo, anh tâm sự: “Với nhà báo như chúng tôi, sự kiện và sự thật là quan trọng. Chúng tôi không nhất thiết phải nghe bên này, bên kia nói. Khi ra Trường Sa, chúng tôi đã ghi được nhiều hình ảnh và video clip. Chúng tôi đã trình bày đầy đủ trên mặt báo của mình, đó là bằng chứng rất cụ thể, không có gì rõ ràng hơn. Những hòn đảo đó vẫn thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam”.
 
Ngừng một lát, anh kể tiếp: “Chuyến đi mới đây nhất của tôi là chuyến đi trong khuôn khổ mời Việt kiều ra thăm đảo. Đặc biệt chuyến đi này, Bộ Ngoại giao đã mời được nhiều đại biểu Việt kiều từ châu Âu, châu Mỹ, Úc, Canada.. là những đại biểu có quan niệm chính trị rất khác biệt đối với Nhà nước Việt Nam. 
 
Nhưng trong chuyến đi này, tôi đã trao đổi với họ và thấy rằng nhận thức của họ đã thay đổi hoàn toàn sau chuyến đi. Họ rất xúc động khi nhìn thấy hình ảnh kiên cường của các chiến sĩ bảo vệ biển đảo quê hương. Chuyến đi đó đã khiến cho họ thay đổi nhận thức về Việt Nam. Họ sẽ là nhân chứng sống cho vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển”.
 
Trước khi chia tay nhau để đi đến các tàu Cảnh sát biển khác, anh đã mang chiếc áo phao đi xin chữ ký từng người trên tàu. Anh nói: “Tôi sẽ mang chiếc áo phao này về trưng bày cho những người Việt ở nước ngoài hiểu Việt Nam giữ gìn chủ quyền biển đảo như thế nào”.
 
Cuộc trò chuyện của chúng tôi ngay trước ngày đầu tiên tiếp cận thực địa, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép. Những thông tin về thực địa, chúng tôi chưa được tiếp cận trực tiếp. 
 
Nhưng khi kết thúc chuyến đi vào ngày 31/5, nhà báo Etcetera Nguyen đã viết những dòng suy nghĩ của mình như sau: “Chúng tôi tin rằng, người Việt khắp nơi, dù có khác biệt chính kiến, cũng sẽ được thuyết phục bởi chính sự tận tụy, hy sinh của các anh lính biển đang làm nhiệm vụ ngoài khơi xa. Các anh đã và đang làm nên một tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc chống lại các thế lực ngoại xâm. Yêu quý sự bình yên đang thừa hưởng ở đất liền, chúng ta cũng nên biết ơn các chiến sĩ ở đảo xa. Hãy cùng nhau làm bất cứ điều gì đó để dư luận thế giới ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam, để vùng Biển Đông không còn nổi sóng, để các chiến sĩ ta sớm trở về với gia đình, với người thân”.
 
Hồng Chuyên
(Theo Infonet)


Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

80% nhà báo 'không thèm' kiểm chứng thông tin trước khi xuất bản

Tóm tắt: 

Đây là kết quả trong cuộc khảo sát về những ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí năm 2014 của ING.

Đây là kết quả trong cuộc khảo sát về những ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí năm 2014 của ING.

ING – tên gọi đầy đủ là Corporate Site of ING – là một tổ chức tài chính toàn cầu có nguồn gốc từ Hà Lan chuyên cung cấp tin tức, giải pháp quan hệ đầu tư và các thông tin chung về các tổ chức kinh tế, tài chính trên toàn thế giới.

Cuộc khảo sát về ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến báo chí của ING (ảnh: ING)

Năm 2014, ING đã tổ chức một cuộc khảo sát trên 186 chuyên gia đầu ngành về Quan hệ công chúng (PR) và 165 nhà báo, biên tập viên và blogger cả của Hà Lan và các nhà báo quốc tế nhằm tìm ra những ảnh hưởng của mạng xã hội (MXH) đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngày nay.

Cuộc khảo sát đã đem về nhiều kết quả thú vị, trong đó điểm nổi bật nhất, chỉ có 1/5 nhà báo cho biết họ sẽ ưu tiên kiểm chứng sự thật trước khi xuất bản một tin tức, câu chuyện nào đó. Dưới đây là 3 kết quả quan trọng nhất từ bảng khảo sát của ING.

1. Nhà báo đang ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội

1/3 nhà báo nói rằng những bài đăng trên mạng xã hội không phải là một nguồn tin đáng tin cậy. Bất chấp điều đó, một nửa số nhà báo nói rằng mạng xã hội là nguồn chính để khai thác khi họ "làm báo".

72% nhà báo cho biết, MXH là công cụ quan trọng đóng góp vào hiệu quả làm việc hàng ngày của họ. 56% nhà báo cho biết, họ không thể hoàn thành tốt công việc nếu không có MXH.

Cá biệt, có đến 1/4 số nhà báo được hỏi thú nhận rằng mình "không thể làm được gì" nếu không có mạng xã hội.

2. Chỉ 1/5 nhà báo coi trọng việc kiểm chứng thông tin trước khi xuất bản

Việc kiểm chứng thông tin ngày càng bị các nhà báo coi nhẹ. "Xuất bản trước, nếu có sai sót sẽ sửa sau" đang là phương châm tác nghiệp của các nhà báo hiện nay.

Chỉ có 20% nhà báo cho biết, họ luôn luôn kiểm chứng thông tin trước lúc bấm nút xuất bản bài viết. Trong khi đó, đa số nhà báo còn lại đều chọn xuất bản sớm nhất có thể, sai sót thì sẽ ... sửa sau.

Các chuyên gia công chúng cũng nhấn mạnh rằng từ khi các nhà báo gia nhập sâu hơn vào cuộc chơi mạng xã hội, việc kiểm chứng thông tin đang ngày càng bị xem nhẹ hơn.

3. Nhà báo cảm thấy thoải mái hơn trong thời đại mạng xã hội

67% các nhà báo được hỏi cho biết họ có lối cư xử hoàn toàn khác biệt giữa những gì họ thể hiện trong các bài báo so với hình ảnh cá nhân của họ trên mạng xã hội.

Các nhà báo cho biết họ cảm thấy tự do hơn, thoải mái chia sẻ các ý kiến cá nhân trên MXH mà không bị ràng buộc bởi những quy tắc về đạo đức và nghiệp vụ báo chí, bất chấp những người theo dõi họ vẫn thường mong muốn nhận được những thông tin có vẻ "chính thống" hơn bình thường.

Mạng xã hội cũng đang đem đến nhiều thay đổi đáng kể trong quan điểm của nhà báo: nhiều nhà báo mong rằng báo chí sẽ được quyết định dựa trên số lần nhấp chuột và lượt xem trang hơn là nội dung.

Đối với nhiều người, nó có thể dẫn đến những hướng đi tiêu cực trong báo chí: làm tất cả chỉ để có thêm lượt xem độc giả.

Bài viết trên được lược dịch từ bản báo cáo trên trang ing.com và bài viết đánh giá của chuyên trang báo chí Potyer.com của Mỹ.

Lê Hương (Lược dịch)

(Theo Infonet)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo