Syndicate content

Nghề báo

Hơn 2.300 nhà báo đăng ký đưa tin về Hội nghị APEC 2022

Tóm tắt: 

Số lượng nhà báo nước ngoài đông nhất đến từ Trung Quốc với hơn 200 người, tiếp đó là Nhật Bản (hơn 100 người) và Mỹ (khoảng 50 người).

Số lượng nhà báo nước ngoài đông nhất đến từ Trung Quốc với hơn 200 người, tiếp đó là Nhật Bản (hơn 100 người) và Mỹ (khoảng 50 người).

Hội nghị cấp cao APEC diễn ra trong 2 ngày 18-19/11. (Nguồn: Bangkokpost)

Hơn 2.300 nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đã đăng ký đưa tin về Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại thủ đô Bangkok trong ngày 18-19/11 tới.

Truyền thông Thái Lan ngày 13/11 dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết số lượng nhà báo trên đến từ gần 30 quốc gia.

Số lượng nhà báo nước ngoài đông nhất đến từ Trung Quốc với hơn 200 người, tiếp đó là Nhật Bản (hơn 100 người) và Mỹ (khoảng 50 người). Trong khi đó, đội ngũ nhà báo của nước chủ nhà đăng ký đưa tin về hội nghị là gần 500 người.

Hiện các quan chức cấp cao từ các nền kinh tế thành viên đã bắt đầu các cuộc thảo luận quan trọng về các văn kiện chính trước thềm Hội nghị cấp cao APEC.

Trong một diễn biến liên quan, Chính phủ Thái Lan đã thông báo thời gian từ 16-18/11 là ngày nghỉ lễ tại thủ đô Bangkok và 2 tỉnh lân cận là Nonthaburi và Samut Prakan để tạo thuận lợi giao thông trong dịp diễn ra Hội nghị cấp cao APEC. Hiện 19 khách sạn nằm gần Trung tâm hội nghị quốc gia Queen Sirikit đã chật kín.

Cũng để nhằm kỷ niệm sự kiện quan trọng này, Bộ Tài chính Thái Lan phát hành 2 đồng xu lưu niệm mệnh giá 20 baht và 5 baht có in nổi biểu tượng APEC 2022./.

Nguồn: Đỗ Sinh (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/hon-2300-nha-bao-dang-ky-dua-tin-ve-hoi-nghi-apec-2022/828990.vnp

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Khởi động cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

Tóm tắt: 

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp báo cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023.

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp báo cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023.

Ban tổ chức cuộc thi trả lời các câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo.

Dự kiến, chung kết Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023 sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023 sẽ diễn ra trung tuần tháng 3/2023 tại Hà Nội.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban tổ chức Nguyễn Đức Lợi cho biết: Cuộc thi đặt mục tiêu tạo đợt sinh hoạt văn hóa - tinh thần hào hứng, phấn khởi, đoàn kết tại các cấp Hội Nhà báo Việt Nam, thi đua lập thành tích thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam; Kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2023); Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023).

Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng những năm qua đã trở thành một sự kiện văn hóa tinh thần đặc sắc của người làm báo cả nước. Phát huy tối đa tinh thần sáng tạo, tài năng của người làm báo, hội viên tạo cơ hội gặp gỡ, giao lưu, thể hiện tài năng và bản sắc nghề nghiệp, tăng cường hiểu biết, thắt chặt thêm tình đồng nghiệp, học hỏi và hỗ trợ nhau trong công việc. Góp phần làm tăng chất lượng hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ người làm báo Việt Nam.

Cuộc thi năm 2023 được mở rộng nên đối tượng tham dự ngoài các nhà báo, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam; còn có các cán bộ, nhân viên hiện đang công tác tại các cơ quan báo chí, các cấp hội, các đơn vị quản lý báo chí, các cơ sở đào tạo báo chí; sinh viên ngành báo chí, phát thanh truyền hình tại các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước.

Mỗi cấp Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, Liên chi hội nhà báo chọn tối đa ba tiết mục (riêng Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội và Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh chọn tối đa 5 tiết mục.

Mỗi Chi hội nhà báo trực thuộc Trung ương Hội chọn một tiết mục, trường hợp Chi hội có trên 50 hội viên có thể chọn tối đa 2 tiết mục.

 

Các tiết mục dự thi tập trung vào chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nước và truyền thống hào hùng của dân tộc ta, trong đó có truyền thống hào hùng do đội ngũ những người làm báo cách mạng tạo dựng.

Ban Tổ chức đặc biệt khuyến khích các tiết mục tự dàn dựng, đầu tư công phu, hát bè và múa minh họa các tiết mục sáng tác hưởng ứng cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các ca khúc có chủ đề về nghề báo và người làm báo.

Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam Đức Trịnh - người nhiều năm tham gia chấm cuộc thi cho biết: Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023 không tổ chức các vòng thi bán kết khu vực, thay vào đó sẽ tổ chức vòng sơ loại trực tuyến (kiểm tra giọng thật, biểu cảm, phong cách biểu diễn cho các tiết mục từ đơn ca, song ca và tam ca). Ngoài bản có nhạc các tiết mục phải thu âm mộc, thể hiện sự chuyên nghiệp của cuộc thi.

Điểm mới của cuộc thi năm nay là các thí sinh có tiết mục được chọn dự thi tại đêm Chung kết sẽ được mời tham dự huấn luyện tập trung tại Thủ đô Hà Nội vào thời điểm thích hợp ngay trước thời điểm diễn ra cuộc thi chung kết. Năm nay cũng xuất hiện cả những thí sinh là sinh viên báo chí, hy vọng điều này sẽ tạo nên nhiều sự mới mẻ cho cuộc thi.

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Truyền thông đưa tin đậm nét về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức

Tóm tắt: 

Truyền thông Đức ngày 12/11 đã đồng loạt đưa tin về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, kỳ vọng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Truyền thông Đức ngày 12/11 đã đồng loạt đưa tin về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, kỳ vọng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, truyền thông Đức ngày 12/11 đã đồng loạt đưa tin về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, kỳ vọng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Theo báo Thương mại (Handelsblatt), các doanh nghiệp Đức đang ngày càng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam để tránh rủi ro và mục tiêu này được nhiều công ty đưa vào lộ trình kế hoạch của mình.

Chỉ tính riêng từ tháng 3 đến nay đã có trên 10 nhà máy mới của Đức được xây dựng ở Việt Nam. Bài báo đánh giá xu hướng này của các công ty Đức sẽ càng được "chắp cánh" thông qua chuyến thăm của Thủ tướng Scholz, người tới Hà Nội ngày 13/11 cùng một phái đoàn kinh tế Đức. 

Bài báo dẫn lời ông Marko Walde, Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK) tại Việt Nam nhận định chuyến thăm của Thủ tướng Scholz tới Việt Nam là tín hiệu tích cực cho thấy sự đa dạng hóa các quan hệ kinh tế của Đức ở châu Á hiện được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ.

Bài báo cũng đề cập tới Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVIPA) được ký từ 3 năm trước nhưng cho tới nay vẫn chưa được phía châu Âu phê chuẩn, không phản ánh đúng mong muốn của các doanh nghiệp Đức.

EVIPA đã được hai bên ký kết năm 2019, cùng với Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA).

[Chuyến thăm của Thủ tướng Scholz khẳng định vị thế của Việt Nam]

Tuy nhiên, trong khi EVFTA có hiệu lực 1 năm sau đó thì EVIPA vẫn bị mắc kẹt trong quá trình phê chuẩn và cho tới nay mới chỉ có 12/27 nước EU phê chuẩn. Đức nằm trong số nước EU chưa phê chuẩn văn kiện này.

Bất chấp việc EVIPA chưa được thông qua, số liệu của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Đức (GTAI) cho biết, đầu tư trực tiếp của Đức tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi từ năm 2018 đến năm 2020,lên 1,3 tỷ euro.

Báo Bưu điện sông Rhein (RP) đưa tin Thủ tướng Đức Scholz cùng đoàn doanh nghiệp tối 12/11 rời Berlin bắt đầu chuyến công du kéo dài 4 ngày tới châu Á, là chuyến công du dài ngày nhất của nhà lãnh đạo Đức kể từ khi ông nhậm chức.

Theo bài báo, Việt Nam là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du của ông Scholz và tại Hà Nội, Thủ tướng Scholz có cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính và hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó hai bên sẽ thảo luận về nhiều vấn đề, đặc biệt là các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương.

Đây là chuyến công du thứ ba của Thủ tướng Scholz tới châu Á trong vòng 11 tháng qua. Trước đó, ông Scholz đã tới Nhật Bản và mới đây là Trung Quốc.

Nhiều trang báo khác của Đức như Welt, Spiegel, Merkur, Đài phát thanh Đức (Deutschlandfunk)... cũng đưa tin về chuyến công du của

Liên quan tới quan hệ song phương giữa Đức và Việt Nam, giới chức Đức đánh giá rằng về mặt truyền thống, Đức có quan hệ kinh tế tương đối chặt chẽ với Việt Nam.

Bên cạnh yếu tố thị trường nội địa của hai bên, Đức và Việt Nam còn có mối quan hệ lịch sử lâu đời khi có rất nhiều người Việt sinh sống ở CHDC Đức trước đây.

Đó là lý do ở Việt Nam có nhiều người nói và học tiếng Đức, thậm chí có cả trường Đại học Đức - Việt. Việt Nam thực sự là một đối tác kinh tế mạnh, có thể mở rộng các hình thức hợp tác khác nhau.

Giới chức Đức cũng đánh giá cao sự hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nước trong thời kỳ đại dịch COVID-19, trong đó Việt Nam đã quyên góp, hỗ trợ khẩu trang cho Đức và Đức đã đáp lại hỗ trợ trên 10 triệu liều vaccine cho Việt Nam-một trong những nước được nhận vaccine của Đức nhiều nhất trên thế giới./.

Nguồn: Mạnh Hùng (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=828902

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Kết nối, lan tỏa nhiều kiến thức báo chí chuyên sâu

Tóm tắt: 

Tại Hội nghị Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc do Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo Nhân Dân và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức từ ngày 11-13/11, nhiều đại biểu, diễn giả đã chia sẻ những kỳ vọng về mong muốn đổi mới, nâng cao chất lượng báo Đảng.

Tại Hội nghị Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc do Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo Nhân Dân và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức từ ngày 11-13/11, nhiều đại biểu, diễn giả đã chia sẻ những kỳ vọng về mong muốn đổi mới, nâng cao chất lượng báo Đảng.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị.

Các đại biểu chờ đợi có thêm nhiều những hội nghị được tổ chức chuyên sâu nhằm tìm giải pháp đổi mới nội dung, cải tiến hình thức, tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, tìm kiếm các giải pháp công nghệ để tăng sự tương tác với độc giả cho các tờ báo Đảng địa phương. Phóng viên báo Nhân Dân có những trao đổi nhanh với một số nhà báo bên lề hội nghị.

Nhà báo, diễn giả ĐỖ DOÃN HOÀNG, Báo Nông thôn Ngày nay

Học hỏi được rất nhiều kiến thức chuyên sâu từ hội nghị này

Khi được mời tham dự hội nghị này, bản thân tôi cũng nghĩ rằng hội nghị sẽ bàn luận những vấn đề rất chung chung, không giống với những vấn đề mà chúng tôi đã lăn lộn hằng năm trời để “đánh án” rồi phối hợp với các bộ, ngành chuẩn bị mọi điều kiện để bắt giữ đối tượng. Nhưng khi đến với hội nghị và tham gia thảo luận nhóm vấn đề, tôi đánh giá cao nội dung các phiên thảo luận nhóm. Đó là những vấn đề cấp thiết cho hệ thống báo Đảng nói chung và các cơ quan thông tấn báo chí nói riêng, được các diễn giả chuẩn bị rất kỹ, chuyên nghiệp với kiến thức chuyên sâu.

Ngoài việc trình bày các nội dung tại phiên thảo luận, các đại biểu còn được tham gia các cuộc tọa đàm chung, với rất nhiều câu hỏi kết nối, làm rõ thêm vấn đề, rất hiệu quả.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, Báo Nông thôn Ngày nay phát biểu tại Hội nghị.

Về nghiệp vụ, bản thân tôi là một diễn giả, tôi đến với hội nghị và đã học được rất nhiều kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ. Theo tôi, bản chất vẫn là câu chuyện chuyên sâu về nghiệp vụ, trách nhiệm của người cầm bút để phân tích các vấn đề mà các bài báo, tin sâu, bài phản ánh, điều tra… mà mình đưa ra trước dư luận và cuối cùng bản thân người cầm bút kỳ vọng vào những đóng góp tích cực của báo chí cho xã hội. Mà tôi nghĩ nghiệp vụ mới là vấn đề sống còn. Còn những con người hạt nhân mà giỏi về nghiệp vụ, đam mê, có đạo đức sẽ truyền cảm hứng cho những người khác cùng làm. Tôi nghĩ rằng, cái gì nó cũng phải tồn tại theo phương pháp lan tỏa đến các phương pháp noi gương.

Lấy thí dụ như tại hội nghị này, nhà báo Nguyễn Thị Minh Nhâm, Giám đốc, Tổng Biên tập Đài Phát thanh-Truyền hình và Báo Bình Phước đã chia sẻ và nói rất kỹ về cách họ làm, họ ghép đôi các phóng viên báo viết, báo truyền hình để kết hợp làm tốt công tác nghiệp vụ báo chí, tăng thu nhập cho phóng viên, tôi nghĩ đây là những kinh nghiệm đầy bổ ích.

Hội nghị Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc là hội nghị lần đầu tiên được Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo Nhân Dân và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức với quy mô toàn quốc và có ý nghĩa rất quan trọng với hệ thống báo Đảng cả nước.

Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể tổ chức tiếp những hội nghị như thế này, thậm chí có người còn đặt vấn đề tổ chức định kỳ như thế nào và tôi nghĩ rằng phải đưa những người trẻ, những nhà báo trẻ cùng tham gia. Vì những hội nghị mà các đại biểu là các đồng chí Tổng Biên tập, các lãnh đạo của các cơ quan thông tấn báo chí, thì liệu có truyền tải được những nội dung tại hội nghị đến với các nhà báo trẻ hay không? Nếu như có thêm nhiều nhà báo trẻ tham gia thì sức lan tỏa sẽ lớn hơn, hiệu quả cao hơn.

Chúng ta hy vọng lần sau sẽ tổ chức hội nghị chuyên sâu về truyền hình điều tra; về các thiết bị cần thiết về công nghệ thời đại báo chí 4.0 để trang bị cho phóng viên, nhà báo trong tác nghiệp điều tra.

Nhà báo NGUYỄN THỊ MINH NHÂM, Giám đốc, Tổng Biên tập Đài Phát thanh-Truyền hình và Báo Bình Phước

Sức lan tỏa lớn từ hội nghị báo Đảng

Tôi đánh giá rất cao về hội nghị lần này và tin chắc rằng, những vấn đề được thảo luận tại 6 phiên trong hội nghị này thực sự mang lại cho những người làm báo Đảng nhiều chất liệu bổ ích. Hội nghị đã đi sâu, đặt vấn đề trọng tâm mà các báo Đảng địa phương đang rất cần. Nhiều vấn đề còn vướng mắc, khó khăn từ cơ chế chính sách đến tài chính, kinh tế báo.

Các vấn đề thảo luận đi đúng định hướng và thiết thực mà các cơ quan báo chí đang rất cần. Kết quả 6 phiên thảo luận đã phân tích sâu những hạn chế, khó khăn, đồng thời đề xuất những giải pháp từ kinh nghiệm thực tiễn của chính các cơ quan báo Đảng hoặc từ nghiên cứu của các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách đối với những vấn đề nóng nhất của hệ thống báo Đảng toàn quốc hiện nay.

Nhà báo Nguyễn Thị Minh Nhâm, Giám đốc, Tổng Biên tập Đài Phát thanh-Truyền hình và Báo Bình Phước.

Chúng tôi rất quan tâm và kỳ vọng sẽ được dự nhiều hơn những hội nghị tương tự. Đây là cơ hội cho những người làm báo cũng như lãnh đạo các cơ quan báo chí được học hỏi, chia sẻ nhiều kinh nghiệm. Quan trọng hơn, Báo Nhân Dân như một người anh cả, là trung tâm đoàn kết, là cầu nối kết nối các cơ quan báo Đảng trong cả nước đi theo đúng định hướng của Đảng.

Nhà báo ĐÀO VĂN TUẤN, Tổng Biên tập Báo Đồng Nai

Cơ hội trao đổi, bàn luận, học hỏi lẫn nhau

“6 phiên thảo luận của hội nghị đã bàn thẳng, chia sẻ thẳng vào những nội dung “sát sườn” hoạt động báo Đảng cả nước: chính sách, cơ chế, nâng cấp nội dung, chuyển đổi số, khai thác nguồn thu, làm nội dung đa kênh, đa nền tảng… Tôi cho rằng, chúng tôi - các lãnh đạo báo Đảng địa phương thực sự đã có dịp trao đổi, bàn luận, học hỏi lẫn nhau được rất nhiều điều. Đặc biệt, các ý kiến và kiến nghị về tháo gỡ cơ chế, chính sách cho báo Đảng cũng là nội dung chúng tôi hết sức quan tâm.

Kỳ vọng của tôi sau hội nghị đặc biệt này là mỗi tờ báo sẽ nhận diện được cụ thể những khó khăn, thuận lợi, thách thức của chính mình, và tìm được giải pháp giải quyết hiệu quả. Môi trường thông tin cạnh tranh ngày nay không cho phép tờ báo nào ngoài cuộc, và tôi cũng mong sẽ tiếp tục có những hội thảo, hội nghị, diễn đàn tương tự. Vì qua đó, hệ thống báo Đảng sẽ tăng sự kết nối, đoàn kết, trao đổi kinh nghiệm hoạt động và cùng nhau phát triển vững vàng”.

Các đại biểu nêu ý kiến tại các phiên chuyên đề.

Nhà báo NGUYỄN VIỆT TIẾN, Phó Tổng Biên tập Báo Kiên Giang

Một cuộc hội nghị rất bổ ích

Đây là lần đầu tiên tôi tham gia một hội nghị với chủ đề "Nâng cao chất lượng báo Đảng" trên phạm vi toàn quốc. Qua hội nghị này, tôi đã cập nhật được rất nhiều thông tin và kiến thức liên quan đến chuyên môn, công việc mà tôi đang thực hiện. Cái mà tôi tâm đắc nhất, tại hội nghị chúng tôi đã được nghe thêm những lời chỉ đạo, định hướng rất quý báu liên quan công tác tuyên truyền trên báo Đảng nói riêng và báo chí cách mạng nói chung từ đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Cũng tại hội nghị này, chúng tôi đã hiểu được bức tranh toàn cảnh về báo Đảng trên phạm vi toàn quốc từ đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Nhìn chung, hiện nay báo Đảng địa phương cũng có nhiều thuận lợi cơ bản, nhưng bắt đầu xuất hiện nhiều vấn đề khó khăn và có nhiều vấn đề rất nan giải. Đặc biệt, trong thời đại 4.0, công nghệ số phát triển rất mạnh, trong khi một số báo Đảng địa phương, trong đó có báo Kiên Giang đang "đuối" khi phải cố gắng chạy theo sự phát triển đó, vì sợ sẽ bị "bỏ lại phía sau".

Điều nữa mà tôi rất tâm đắc tại hội nghị này, mặc dù thời gian hội nghị chỉ trọn 1 ngày nhưng Ban Tổ chức đã đưa đến chúng tôi rất nhiều nội dung mới, cần thiết, đó là 6 phiên thảo luận xoay quanh 6 chuyên đề. Tuy nhiên, bản thân có phần luyến tiếc vì chỉ tham dự được 2 trong số 6 nội dung, vì các phiên thảo luận diễn ra cùng thời gian. Qua 2 phiên thảo luận mà tôi chọn để tiếp thu là "Nâng cao chất lượng nội dung để duy trì vị thế của báo Đảng" và "Phát triển báo chí đa kênh đa nền tảng để tiếp cận công chúng", bản thân đã rút ra được nhiều kiến thức bổ ích, tôi nghĩ sẽ vận dụng được trong công việc hiện tại.

Tôi mong rằng trong thời gian tới Báo Nhân Dân, anh cả đỏ trong nền báo chí cách mạng Việt Nam và hệ thống báo Đảng tiếp tục mở những hội nghị tương tự nhằm giúp cho báo Đảng các địa phương trong toàn quốc được gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm làm báo, áp dụng công nghệ mới, nâng cao nội dung, tạo nguồn thu để vừa tiếp cận tốt với bạn đọc, nâng cao đời sống viên chức làm báo và điều quan trọng là làm tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Một lần nữa xin cảm ơn Ban Tổ chức hội nghị, cảm ơn Báo Nhân Dân.

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận.

Nhà báo VŨ MAI TUẤN, Tổng Biên tập Báo Quảng Ninh

Nhiều gợi mở cho các cơ quan báo Đảng tháo gỡ khó khăn

Hội nghị Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức với sự tham dự của Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, Ban Tuyên giáo 63 địa phương và tổng biên tập 63 cơ quan báo Đảng cả nước là một kiện chính trị, báo chí thực sự ý nghĩa của năm 2022.

Trong bối cảnh hoạt động của các cơ quan báo đảng - tiếng nói của đảng bộ các tỉnh đang có những khó khăn và thách thức mới, với 6 chủ đề thảo luận tại Hội nghị, thực sự rất cần thiết đối với sự phát triển của hệ thống báo Đảng toàn quốc hiện nay. Chúng ta đã bàn thảo thực trạng, trao đổi giải pháp và chia sẻ những kinh nghiệm bước đầu đang được một số cơ quan báo chí thực hiện tốt như chuyển đổi số báo chí, đang dạng nguồn thu, đổi mới sáng tạo hoạt động báo chí...

Đặc biệt 2 chủ đề thảo luận tại Hội nghị về đổi mới sáng tạo trong báo chí xây dựng Đảng, có sự trao đổi của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách cho báo Đảng để phục vụ tốt hơn nhiệm vụ chính trị. Các chủ đề thảo luận này vừa gợi mở thêm nhiều tư duy đổi mới cho các tổng biên tập khi tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền của đơn vị, vừa là sự ủng hộ để đội ngũ những người làm báo Đảng vững tin vượt qua những khó khăn, thích ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.

Tôi nghĩ rằng với vai trò là "cánh chim đầu đàn", Báo Nhân Dân đã làm được điều mà anh em báo đảng mong muốn bấy lâu nay, đó là tập hợp, đoàn kết, xây dựng hệ thống báo Đảng phát triển mạnh mẽ, phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước, đáp ứng mong mỏi của nhân dân. Mong rằng những vướng mắc các cơ quan đã báo cáo, trao đổi tại Hội nghị sẽ được Ban Tổ chức tổng hợp thành báo cáo, đề xuất kiến nghị các bộ, ngành trung ương tiếp thu và giải quyết sớm.

Các diễn giả trả lời phỏng vấn tại Hội nghị.

Nhà báo TRƯƠNG ĐỨC MINH TỨ, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị:

Niềm tin báo Đảng sẽ khởi sắc sau hội nghị

Hội nghị Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc lần này có nhiều đổi mới, từ cách thức tổ chức đến cách phân chia các phiên thảo luận. Thể hiện ở sự chuẩn bị nội dung của Ban Tổ chức hội nghị.

Báo cáo của đồng chí Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh thông qua những con số thống kê về những vấn đề quan tâm, nổi lên của các báo Đảng địa phương… để từ đó các đại biểu tham gia thảo luận, tìm ra những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng báo Đảng, phục vụ tốt nhất nhu cầu thông tin của bạn đọc trong thời kỳ chuyển đổi số.

Việc Ban Tổ chức hội nghị chia ra các phiên thảo luận với 6 chuyên đề cũng là cách làm mới, tạo điều kiện cho các đại biểu có điều kiện lựa chọn những chuyên đề mà mình quan tâm để tham dự. Chất lượng thông tin mà các diễn giả đưa ra là rất tốt, ở nhiều lĩnh vực, ở Trung ương và địa phương. Nhờ đó sự tương tác thông tin cũng phong phú hơn.

Với những thông tin thu nhận được từ hội nghị, chúng tôi có niềm tin sau hội nghị này, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, lãnh đạo các báo Đảng địa phương sẽ có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo báo chí, hoạt động báo chí ở các báo Đảng sẽ khởi sắc hơn: từ sự quan tâm đầu tư phát triển nhân lực, đầu tư trang thiết bị làm báo hiện đại; tạo cơ chế, chính sách để hỗ trợ những người làm báo Đảng có điều kiện nỗ lực vươn lên, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

https://nhandan.vn/ket-noi-lan-toa-nhieu-kien-thuc-bao-chi-chuyen-sau-post724654.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Kỳ vọng những giải pháp sáng tạo để nâng cao chất lượng báo Đảng

Tóm tắt: 

Nhận diện nhiều thách thức cần phải vượt qua của báo chí trong thời đại công nghệ 4.0, kỳ vọng vào sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa của hệ thống báo Đảng, nhiều đại biểu tham dự Hội nghị “Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc” đã bày tỏ tâm huyết, đề xuất những giải pháp mong muốn hệ thống báo Đảng ngày càng phát triển.

Nhận diện nhiều thách thức cần phải vượt qua của báo chí trong thời đại công nghệ 4.0, kỳ vọng vào sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa của hệ thống báo Đảng, nhiều đại biểu tham dự Hội nghị “Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc” đã bày tỏ tâm huyết, đề xuất những giải pháp mong muốn hệ thống báo Đảng ngày càng phát triển.

Trước thềm Hội nghị, phóng viên Báo Nhân Dân đã ghi lại ý kiến của các đại biểu là nhà quản lý báo chí, đại diện các cơ quan hoạch định chính sách, đại diện các ban, bộ, ngành, lãnh đạo cấp uỷ địa phương, các nhà báo giàu kinh nghiệm và các chuyên gia.

Nhà báo Nguyễn Hồng Sâm, Tổng Giám đốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ: Hệ thống báo Đảng phải làm cho hay, hấp dẫn, kịp thời đại

Trong bối cảnh Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm đến công tác truyền thông, Hội nghị “Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc” là cơ hội lớn để những người làm báo Đảng ngồi lại với nhau, thẳng thắn nhìn lại, chia sẻ, thảo luận những vấn đề thách thức đang đặt ra với hệ thống báo Đảng. Đồng thời, hội nghị cũng gợi mở giải pháp sắp tới để làm sao thực hiện tốt nhất việc chuyển tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân nhanh nhất, chính xác nhất.

Nhà báo Nguyễn Hồng Sâm, Tổng Giám đốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Phương thức tổ chức của hội nghị mới mẻ, thảo luận nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn, thiết thực với sự góp mặt của nhiều chuyên gia nắm rõ về cơ hội và thách thức của báo chí nói chung và hệ thống báo Đảng nói riêng.

Chúng ta đang trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong thế giới phẳng và thậm chí mạng xã hội đang dẫn dắt nhiều câu chuyện đời sống. Trong thách thức này, câu hỏi đặt ra là hệ thống báo Đảng phải làm gì, làm như thế nào, sử dụng nguồn nhân lực ra sao, định ra được thách thức chúng ta đang phải đối mặt.

Theo tôi, quan trọng nhất là hệ thống báo Đảng phải làm cho hay, cho hấp dẫn, kịp thời đại để đảng viên, người dân đọc, tin, hiểu và làm theo. Chúng ta vừa làm rất tốt việc phòng, chống dịch Covid-19, phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Đây là lúc quan trọng nhất cần phải củng cố niềm tin của người dân vào Đảng, Nhà nước, chính quyền để người dân chung tay cùng phát triển đất nước hùng cường, ấm no, hạnh phúc.

Các nhà báo trong hệ thống báo Đảng phải ngồi với nhau cùng bàn việc cải tiến, nâng cao chất lượng, đổi mới thông tin cho hấp dẫn. Từ đó, chúng ta phải đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực, thực hiện sứ mệnh của báo chí là bám theo thời sự cuộc sống, đề xuất giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế-xã hội.

Các nhà báo trong hệ thống báo Đảng phải ngồi với nhau cùng bàn việc cải tiến, nâng cao chất lượng, đổi mới thông tin cho hấp dẫn. Từ đó, chúng ta phải đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực, thực hiện sứ mệnh của báo chí là bám theo thời sự cuộc sống, đề xuất giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế-xã hội.

Ông Nguyễn Hồng Sâm, Tổng Giám đốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Hội nghị là dịp để các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cập nhật thông tin mới nhất về sự phát triển của hệ thống báo Đảng, có những chỉ đạo kịp thời để từ đó mỗi một cơ quan báo chí sẽ phải triển khai nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan của mình.

Đồng chí Đoàn Ngọc Hùng Anh, Ủy viên Ban Thường Vụ Thành ủy Đà Nẵng, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng: Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên báo Đảng

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong hoạt động và tuyên truyền, tuy nhiên hoạt động của báo Đảng địa phương vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh bùng nổ khoa học-kỹ thuật và công nghệ như hiện nay. Để góp phần nâng cao chất lượng báo Đảng địa phương, trước hết cần nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ và sự sắc bén của người làm báo Đảng, nhất là trong tuyên truyền xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, thù địch.

Các cơ quan chủ quản của báo Đảng địa phương cần quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để theo kịp với sự phát triển của công nghệ và chuyển đổi số của báo chí hiện đại.

Các cơ quan chủ quản của báo Đảng địa phương cần quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để theo kịp với sự phát triển của công nghệ và chuyển đổi số của báo chí hiện đại.

Ông Đoàn Ngọc Hùng Anh, Ủy viên Ban Thường Vụ Thành ủy Đà Nẵng

Vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay là tình trạng dịch chuyển nhân lực từ khu vực công sang tư, trong đó báo Đảng địa phương không là ngoại lệ. Để giữ chân người tài, giỏi, đội ngũ phóng viên, biên tập viên giỏi nghề, thạo việc, rất cần sự quan tâm của Trung ương trong vấn đề tuyển dụng, hợp đồng và tăng thu nhập. Bởi thực tế, nhiều cơ quan báo Đảng địa phương hiện nay không thể tự tuyển dụng viên chức, không thể tuyển hợp đồng lao động, trong khi biên chế giảm dần theo từng năm và khối lượng công việc ngày thêm nhiều để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao.

Cần có quy định cụ thể hơn, biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn đối với những vi phạm, những ứng xử không phù hợp của đội ngũ những người làm báo khi sử dụng và tham gia mạng xã hội. Các cơ quan báo Đảng cần có bộ quy chế riêng về tham gia mạng xã hội. Đi kèm theo đó là thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao đạo đức cách mạng của người làm báo Đảng trong thời đại ngày nay.

Đối với Hội nghị báo Đảng toàn quốc lần này, chúng tôi tin tưởng các nội dung được chọn lọc và thảo luận sẽ gợi mở nhiều vấn đề thiết thực. Mong rằng các báo Đảng địa phương cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Để làm được điều này, rất mong Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam… hỗ trợ, tạo điều kiện tổ chức các hội thảo, tập huấn để bồi dưỡng nghiệp vụ.

Bà Đào Phạm Hoàng Quyên, Tổng Biên tập Báo Phú Yên, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo Phú Yên: Kỳ vọng đón nhận được nhiều kinh nghiệm thực tiễn từ Hội nghị

Đồng chí Đào Phạm Hoàng Quyên, Tổng Biên tập Báo Phú Yên, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo Phú Yên

Tôi cùng các đồng nghiệp các báo Đảng địa phương hết sức phấn khởi, kỳ vọng những điều đang vướng mắc của các báo địa phương sẽ tìm thấy kinh nghiệm hay để giải quyết qua Hội nghị Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc. Đó là vấn đề biên chế, về cơ chế đặt hàng và cách tính định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động của báo in, báo điện tử, về lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ…

Những vấn đề mà Báo Phú Yên quan tâm cũng là những vấn đề mà các báo Đảng địa phương đang vướng hiện nay. Đó là biên chế, về cơ chế đặt hàng và cách tính định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động.

Thứ nhất, Quy định số 338-QĐ/TW, ngày 26/11/2010 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo của đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã không còn phù hợp. Quy định này ban hành thời điểm các báo chỉ có báo in và trang thông tin điện tử tổng hợp. Khi báo in xuất bản xong thì đưa lên trang điện tử. Hiện nay các báo Đảng địa phương có 2 ấn phẩm: báo in và báo điện tử. Hơn thế, theo định mức biên chế do Ban Tổ chức Trung ương giao hàng năm cho các tỉnh, thành ủy, định biên này cũng được yêu cầu tinh giản theo lộ trình chung, rất khó để bảo đảm nhân lực cho báo hoạt động, đặc biệt các tỉnh có địa hình miền núi, nhiều vùng sâu, vùng xa, giao thông hạn chế.

Thứ hai, báo Đảng địa phương là cơ quan của Đảng bộ, sử dụng ngân sách để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng chính trị. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 18/2021 về định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động báo in, báo điện tử để triển khai thực hiện Nghị định 32/2019 Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên hiện nay các địa phương đang gặp nhiều lúng túng. Bản chất vẫn là sử dụng ngân sách nhà nước, nhưng các địa phương rất khó tính rạch ròi giá thành cho tác phẩm báo chí và sản phẩm báo chí.

Thứ ba là lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ của các báo. Các báo địa phương đã rất nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị do tỉnh, thành ủy giao, vừa phải dốc sức tìm cách tăng nguồn thu từ hoạt động truyền thông, quảng cáo và phát hành. Nhưng với báo in hiện nay theo xu hướng chung ngày càng thu hẹp, giá đầu vào tăng cao nên càng phát hành, càng phải bù lỗ. Nguồn thu trên báo điện tử thì bị các mạng xã hội cạnh tranh, hơn thế tại các địa phương, số lượng doanh nghiệp có nhu cầu thực sự cần quảng cáo gần như cố định hàng năm, quanh đi quẩn lại cũng bấy nhiêu doanh nghiệp, rất khó tăng thêm doanh số quảng cáo.

Tôi rất hân hạnh được Ban Tổ chức mời tham gia phiên thảo luận về chủ đề Đổi mới sáng tạo trong báo chí xây dựng Đảng. Đây có thể nói là vấn đề cấp thiết hiện nay đối với các báo Đảng địa phương. Đổi mới sáng tạo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc, cũng là để tồn tại trong môi trường cạnh tranh không nhiều lợi thế với mạng xã hội và giữa các cơ quan báo chí. Tôi mong muốn nghe những kinh nghiệm, cách làm của các báo bạn, nhất là Báo Nhân Dân, không chỉ trong cách thể hiện đề tài, sáng tạo về chuẩn mực hình thức trình bày, mà còn cách sử dụng công nghệ để tuyên truyền xây dựng Đảng hiệu quả nhất.

Nhà báo Nguyễn Văn Khanh, Phó Giám đốc Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh: Mong hệ thống báo Đảng chuyển tải nội dung mềm mại, gần gũi hơn

Báo Nhân Dân tổ chức Hội nghị Báo Đảng toàn quốc lần đầu tiên có ý nghĩa lớn với hệ thống báo Đảng nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung.

Hiện nay, nội dung được chuyển tải trên hệ thống báo Đảng đang dần đi vào cuộc sống, không còn khô khan như trước đây. Đặc biệt, Báo Nhân Dân đã tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới nội dung trên các nền tảng, dễ tiếp cận người đọc, người xem, người nghe. Đây là yếu tố tích cực đưa hệ thống báo Đảng chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, đưa nội dung thiết thực đến với các tầng lớp nhân dân.

Ngoài việc đẩy mạnh số hóa báo chí, tôi mong hệ thống báo Đảng nên chuyển tải mềm mại hơn để người đọc, người nghe dễ tiếp cận hơn. Đặc biệt chú trọng tới những câu chuyện gắn với đời sống người dân, gắn với cơ sở Đảng.

Ngoài việc đẩy mạnh số hóa báo chí, tôi mong hệ thống báo Đảng nên chuyển tải mềm mại hơn để người đọc, người nghe dễ tiếp cận hơn. Đặc biệt chú trọng tới những câu chuyện gắn với đời sống người dân, gắn với cơ sở Đảng.

Ông Nguyễn Văn Khanh, Phó Giám đốc Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh

Tôi mong thời gian tới, hệ thống báo Đảng các tỉnh, thành phố càng có nhiều tin, bài thiết thực, gần gũi với người dân, đặc biệt là những thông tin giúp cho hệ thống cơ sở Đảng, cấp chính quyền, đoàn thể xem là định hướng để giúp thông tin cho người dân ngày càng tốt hơn.

https://nhandan.vn/ky-vong-nhung-giai-phap-sang-tao-de-nang-cao-chat-luong-bao-dang-post724460.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo Mỹ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á

Tóm tắt: 

Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á khi xét về tăng trưởng kinh tế thần tốc, dự trữ ngoại hối (đồng USD) và chính sách tiền tệ linh hoạt. Đây là nhận định trong bài viết mới đăng trên báo Wall Street Journal (WSJ) ngày 1/11.

Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á khi xét về tăng trưởng kinh tế thần tốc, dự trữ ngoại hối (đồng USD) và chính sách tiền tệ linh hoạt. Đây là nhận định trong bài viết mới đăng trên báo Wall Street Journal (WSJ) ngày 1/11.

Công nhân làm việc tại TNHH may mặc Bowker Việt Nam (Khu công nghiệp Đồng An 1, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương). Ảnh tư liệu: Chí Tưởng/TTXVN

Theo tác giả Megha Mandavia, giai đoạn “tăng trưởng vàng” - khi mọi thứ đều cân bằng đến hoàn hảo và những ngày suôn sẻ thuận lợi hậu đại dịch COVID-19 của Việt Nam dường như đã qua. Tuy nhiên, những gì mà Việt Nam làm được đang là điều mà nhiều quốc gia khác mong muốn mà chưa làm được trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trầm lắng và chìm trong nỗi lo suy thoái, lạm phát, giá cả tăng cao, nhiều biến động thay đổi.

Bài viết trên WSJ nhấn mạnh Việt Nam có thể sẽ nằm trong số những nước tăng trưởng nhanh nhất châu Á vào năm tới dù đồng tiền nội tệ (VND) yếu hơn và dự trữ ngoại hối đang giảm đi. Dù vậy, trên thực tế, Việt Nam đang vượt xa phần còn lại của châu Á khi xét về tăng trưởng kinh tế, dự trữ ngoại hối và chính sách tiền tệ linh hoạt.

Theo tác giả Megha Mandavia, tình hình có thể trở nên phức tạp hơn đối với Việt Nam nếu thế giới rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tự do hóa thương mại mạnh mẽ, tích cực và mức lương nhân công tương đối rẻ, động lực tăng trưởng sản xuất của Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn. Đồng thời, Việt Nam cũng có lợi thế xuất phát từ vị thế tăng trưởng đáng ngưỡng mộ với GDP quý III/2022 tăng vọt 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh.

Ngoài ra, bài viết của WSJ nhận định rằng Việt Nam cũng được "cách ly" một phần khỏi đà gia tăng giá lương thực toàn cầu và gần như không chịu ảnh hưởng bởi giá lương thực tăng cao trên toàn cầu vì nước này là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nói cách khác, Việt Nam là một cường quốc về lương thực, do đó nỗi ám ảnh tăng giá toàn cầu đối với mặt hàng này không đe dọa quốc gia gần 100 triệu dân.

Nguồn: Thọ Anh (TTXVN)
https://baotintuc.vn/kinh-te/bao-my-toc-do-tang-truong-kinh-te-viet-nam-dang-vuot-xa-phan-con-lai-cua-chau-a-20221104175537371.htm
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Để chuyển đổi số thành công, phải thay đổi tư duy của toàn bộ tòa soạn

Tóm tắt: 

Làm thế nào để có thể thực hiện chuyển đổi số báo chí, chuyển đổi theo hướng nào, bài toán kinh phí, công nghệ sẽ được giải ra sao - là những điều mà nhiều các cơ quan báo chí Việt Nam đang trăn trở.

Làm thế nào để có thể thực hiện chuyển đổi số báo chí, chuyển đổi theo hướng nào, bài toán kinh phí, công nghệ sẽ được giải ra sao - là những điều mà nhiều các cơ quan báo chí Việt Nam đang trăn trở.

Ông Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội nhà báo phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh: Vietnam+)

Ngày 4/11, tại Thanh Hóa, Báo Nhà báo & Công luận tổ chức Diễn đàn Tổng Biên tập 2022: Chuyển đổi số - xu thế tất yếu hay trào lưu nhất thời?

Đây là dịp để các nhà báo trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp, là cơ hội để các nhà quản lý báo chí, lãnh đạo các cơ quan báo chí cùng thảo luận làm rõ những vấn đề mang tính tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược về chuyển đổi số.

Tham dự và chủ trì diễn đàn có ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; gần 60 Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương cùng các đại biểu tham dự.

Diễn đàn có ba nội dung chính gồm: thực trạng và xu hướng chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí Việt Nam; Chuyển đổi số là “cuộc chơi” dành cho những cơ quan báo chí “nhà giàu;” Đưa ra những kiến nghị, giải pháp, tầm nhìn đến năm 2025 gắn với Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia mà Chính phủ đã phê duyệt.

Các đại biểu cũng đã thảo luận: Làm thế nào để có thể thực hiện chuyển đổi số báo chí, chuyển đổi theo hướng nào, bài toán kinh phí, công nghệ sẽ được giải ra sao - những điều mà nhiều các cơ quan báo chí Việt Nam đang trăn trở.

Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh chia sẻ: “Từ đầu đến năm nay, chuyển đổi số báo chí đã trở thành chủ đề rất nóng. Đã có nhiều hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề này. Sự quan tâm của các cơ quan báo chí với vấn đề này càng ngày càng tăng, rõ ràng là chúng ta không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi số.

Cả nước đang trong quá trình chuyển đổi số và báo chí cũng trong quá trình này. Nếu không muốn mất độc giả, khán thính giả và quan trọng hơn nếu không đi theo lộ trình này, chúng ta sẽ không thực hiện được sứ mệnh của mình là đưa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến với những độc giả, trong nước và quốc tế."

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cũng mong muốn, chuyển đổi số báo chí không chỉ là trào lưu mới mà cần phải được lan tỏa, triển khai đến các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số không chỉ ở các cơ quan báo chí Trung ương, mà ở các cơ quan báo chí địa phương...

Tuy nhiên, chúng tôi có thể khẳng định lại rằng, chuyển đổi số thành công hay không phải là nỗ lực tự thân của các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số không chỉ là vấn đề công nghệ mà là vấn đề tư duy, phải thay đổi tư duy của người đứng đầu cho đến toàn bộ tòa soạn thì mới thành công."

Tham luận tại diễn đàn, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng biên tập Báo Điện tử Vietnamnet cho biết: Khởi đầu cho việc chuyển đổi số là rất khó khăn vì công ty công nghệ lớn không mặn mà với việc hợp tác với báo chí, hoặc đưa ra mức giá đề nghị quá cao.

Hơn nữa tại Việt Nam, các công ty công nghệ chuyên sâu về lĩnh vực báo chí vẫn không nhiều. Cũng theo ông Tuấn, các cơ quan báo chí thường rất hào hứng với “chuyển đổi,” song khi đến phần “số” thì vấp phải nhiều khó khăn, do xây dựng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số rất phức tạp và đắt đỏ. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số ở cơ quan báo chí là con đường không thể khác để phát triển báo chí.

Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí Thư tỉnh ủy Thanh Hóa phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh: Vietnam+)

Tại diễn đàn, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của báo chí Việt Nam, là một trong những yếu tố rất quan trọng để giải bài toán tồn tại của mỗi cơ quan báo chí.

Chuyển đổi số sẽ giúp các cơ quan báo chí thay đổi toàn diện phương thức vận hành, quản lý, áp dụng công nghệ trong quy trình sản xuất và phân phối nội dung, để từ đó phát triển nền báo chí dữ liệu có chất lượng, đảm bảo đúng giá trị nguyên bản của báo chí.

Điều trăn trở của nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí là câu chuyện “bệ đỡ” về cơ sở pháp lý, về đầu tư công nghệ, đào tạo nhân lực từ Nhà nước và các cơ quan chức năng cho các cơ quan báo chí./.

Nguồn: Trịnh Duy Hưng (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/de-chuyen-doi-so-thanh-cong-phai-thay-doi-tu-duy-cua-toan-bo-toa-soan/827399.vnp

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số

Tóm tắt: 

Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng mà còn trở thành một đòi hỏi đối với các cơ quan báo chí-truyền thông.

Sáng 3/11, Báo Nhân Dân, Học viện Báo chí Tuyên truyền và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế”. 

Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh DUY LINH)

Dự hội thảo có ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; PGS, TS Phạm Minh Tuấn, Giám đốc-Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật; PGS, TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; ông Cho Han-Deog, Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam; ông Lee Hee Yong, Giám đốc điều hành Quỹ xúc tiến truyền thông Hàn Quốc.

Hội thảo có sự tham dự của ông Đinh Như Hoan, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; ông Quế Đình Nguyên, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, cùng các nhà báo, học giả đến từ các cơ quan báo chí, viện nghiên cứu Việt Nam và Hàn Quốc.

Các đại biểu dự Hội thảo khoa học quốc tế. (Ảnh DUY LINH)

Hội thảo gồm 1 phiên khai mạc và 2 phiên chuyên đề với các tham luận do các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc trình bày. Phiên 1 tập trung vào kinh nghiệm truyền thông chính sách của Việt Nam và Hàn Quốc trong bối cảnh chuyển đổi số. Phiên 2 tập trung vào các sáng kiến và giải pháp để thúc đẩy truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.

Tại phiên khai mạc, các đại biểu đều khẳng định, “Chuyển đổi số” là từ khóa đặc biệt quan trọng và phổ biến trên các diễn đàn khoa học, báo chí và hành chính trong thời gian qua. Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng mà còn trở thành một đòi hỏi đối với các cơ quan báo chí-truyền thông. Đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 càng nhấn mạnh tầm quan trọng và tính cấp bách của chuyển đổi số trong việc thay đổi phương thức vận hành và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí-truyền thông.

Quang cảnh buổi Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế. (Ảnh DUY LINH)

Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Cho Han-Deog, Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam cho rằng, chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, xuất hiện trong cả trong lĩnh vực công lẫn khối doanh nghiệp tư.

Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam nhận định: “Các công nghệ truyền thông kỹ thuật số như 5G và điện toán đám mây đã trở thành nền tảng để chúng ta làm việc tại nhà. Trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật vẫn hiện hữu ở chung quanh mà chúng ta không biết. Sự chuyển đổi này không chỉ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày mà còn là một sự chuyển đổi lớn đang diễn ra trong cấu trúc kinh tế và xã hội.

Dẫn chứng về sự lan truyền nhanh chóng của thông tin trên kênh thông tin truyền thống và mạng xã hội về sự việc ở Itaewon, trong đó có sự lây lan rất nhiều thông tin giả, hình ảnh độc hại, ông Cho Han-Deog cho rằng, ngoài những cơ hội do công nghệ đưa lại, vẫn có rất nhiều những thách thức cần được giải quyết. Do đó cần có nhiều trao đổi, cần nhiều hội thảo để biến chuyển đổi số thành cơ hội với truyền thông, đặc biệt là truyền thông chính sách.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân cho rằng, chuyển đổi số báo chí không chỉ là vấn đề về công nghệ mà còn là chuyển đổi về tư duy, đặc biệt là tư duy người lãnh đạo, cũng như chuyển đổi về văn hóa trong ctòa soạn. Công nghệ nằm ở vị trí trung tâm của chiến lược chuyển đổi số nhằm tạo ra những nội dung hấp dẫn và chinh phục các nhóm công chúng mới. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cần có tư duy chuyển đổi số và lan tỏa tư duy này đến mọi cán bộ, phóng viên của cơ quan báo chí.

Trong bối cảnh hoạt động báo chí quốc tế và trong nước đã có rất nhiều thay đổi trong thời gian qua, Báo Nhân Dân và Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức rất nhiều hội thảo để hỗ trợ các cơ quan báo chí tìm cách tháo gỡ những khó khăn và phát triển bền vững trong tương lai.

 

“Tuy nhiên rất khó để tìm ra mô hình chung, hiệu quả với tất cả các cơ quan báo chí. Mỗi cơ quan báo chí có một thế mạnh riêng, khó khăn riêng. Chúng tôi khuyến khích tăng cường trao đổi để tìm ra những biện pháp để vượt qua những khó khăn của riêng mình và học hỏi các cơ quan báo chí khác”, đồng chí Lê Quốc Minh nhấn mạnh.

Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam Cho Han-Deog phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh DUY LINH)

Công nghệ nằm ở vị trí trung tâm của chiến lược chuyển đổi số nhằm tạo ra những nội dung hấp dẫn và chinh phục các nhóm công chúng mới. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cần có tư duy chuyển đổi số và lan tỏa tư duy này đến mọi cán bộ, phóng viên của cơ quan báo chí.

Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân

Khẳng định chuyển đổi số vừa là vừa cơ hội vừa là thách thức, PGS.TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh: “Nếu thực hiện chuyển đổi số thành công, đó sẽ là cơ hội cho cơ quan truyền thông đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả thông tin và phục vụ công chúng”.

Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền Phạm Minh Sơn phát biểu đề dẫn hội thảo. (Ảnh DUY LINH)

PGS, TS Phạm Minh Sơn cho hay, Việt Nam đã có ngày chuyển đổi số quốc gia, báo chí, truyền thông tại Việt Nam đã và đang chuyển động theo xu hướng này. Trong đó, Báo Nhân Dân là một điển hình về chiến lược chuyển đổi số.

Theo PGS, TS Phạm Minh Sơn, chuyển đổi số cần có ít nhất 3 chữ C: Chiến lược, Công nghệ và Con người. Ở đó, đối với các cơ quan báo chí cần có chiến lược dài hạn, công nghệ là yếu tố trung tâm, có các nhà báo nhanh nhạy ứng dụng công nghệ và có khả năng hoạt động đa nhiệm.

Chuyển đổi số cần có ít nhất 3 chữ C: Chiến lược, Công nghệ và Con người. Ở đó, đối với các cơ quan báo chí cần có chiến lược dài hạn, công nghệ là yếu tố trung tâm, có các nhà báo nhanh nhạy ứng dụng công nghệ và có khả năng hoạt động đa nhiệm.

PGS, TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tại Hội thảo, ông Lee Hee Yong, Giám đốc điều hành Quỹ Xúc tiến truyền thông Hàn Quốc trình bày về mô hình và phương thức truyền thông chính sách của Hàn Quốc. Theo đó, Quỹ Xúc tiến truyền thông Hàn Quốc là cơ quan được ủy quyền để thực hiện các chiến dịch và quảng cáo chính sách cho các bộ, ngành của Hàn Quốc. Mô hình này tập trung công tác truyền thông chính sách của Chính phủ Hàn Quốc về một đầu mối.

Các diễn giả, đại biểu tại hội thảo cũng đã tham gia thảo luận, giải đáp các câu hỏi quan trọng như: Trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, công tác truyền thông chính sách đứng trước những cơ hội và thách thức nào? Truyền thông chính sách cần quan tâm đến các yếu tố công nghệ, công chúng như thế nào? Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam có thể tham khảo những kinh nghiệm quốc tế gì để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số? Để chuyển đổi số diễn ra một cách thực chất, các cơ quan truyền thông chính sách cần thực hiện những giải pháp nào?

Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế” là hoạt động trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ Học viện Báo chí và Tuyên truyền nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ (giai đoạn 2) do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tài trợ. Hội thảo là hoạt động thường niên, diễn ra từ năm 2016 trở lại đây. Các hội thảo này là diễn đàn quan trọng cho các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc trao đổi thông tin, kinh nghiệm và giải pháp cho các vấn đề báo chí, truyền thông và xã hội có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

https://nhandan.vn/truyen-thong-chinh-sach-trong-boi-canh-chuyen-doi-so-post722971.html

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Truyền thông Trung Quốc đánh giá cao chuyến thăm của Tổng Bí thư

Tóm tắt: 

Truyền thông Trung Quốc đánh giá cao những kết quả mà hai bên đạt được sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Truyền thông Trung Quốc đánh giá cao những kết quả mà hai bên đạt được sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Truyền thông Trung Quốc tiếp tục đưa tin đậm nét về các hoạt động của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc, đồng thời đánh giá cao những kết quả mà hai bên đạt được.

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc - ngày 1/11 đưa tin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội kiến Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Tại buổi hội kiến, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh Trung Quốc và Việt Nam là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, có lợi ích chung rộng lớn.

Trung Quốc rất coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam; mong muốn cùng phía Việt Nam thực hiện tốt những thành quả và nhận thức chung mà hai bên đã đạt được, phát huy những điều kiện thuận lợi như sự gần gũi về địa lý, ưu thế ngành nghề bổ trợ lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực trọng điểm.

[Toàn cảnh chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng]

Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn nữa các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam có thể tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc, cùng duy trì thương mại cửa khẩu biên giới Trung-Việt thông suốt.

Tại cuộc hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết cuộc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra thân thiết, hữu nghị...

Hai bên đạt được nhiều nhận thức chung và nhiều thành quả hợp tác. Chuyến thăm lần này thể hiện tình hữu nghị đặc biệt của quan hệ Việt-Trung.

Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc thực hiện tốt nhận thức chung hai bên, gia tăng hơn nữa sự hiểu biết, thúc đẩy hợp tác, cùng tìm kiếm sự phát triển, tăng cường mối quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em,” lấy thành quả hợp tác thực chất để đem lại lợi ích hơn nữa cho nhân dân hai nước.

Tân Hoa xã ngày 1/11 đưa tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần lượt hội kiến Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội) Lật Chiến Thư và Chủ tịch Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân toàn quốc (Chính hiệp toàn quốc) Uông Dương.

Theo Tân Hoa xã, tại cuộc hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư nhấn mạnh Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm thành công với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đạt được một loạt nhận thức chung quan trọng, tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của hai nước.

Ông Lật Chiến Thư cũng cho biết Nhân đại toàn quốc Trung Quốc sẵn sàng giao lưu hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Quốc hội Việt Nam, góp phần làm sâu sắc mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt trong thời đại mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ mong muốn Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc tăng cường giao lưu hơn nữa, cùng thực hiện tốt nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng đạt được, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị Việt-Trung “vừa là đồng chí, vừa là anh em” gặt hái những thành quả mới.

Tại cuộc hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Uông Dương nhấn mạnh cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra thành công.

Việc Trung Quốc tiếp đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thể hiện sự coi trọng cao độ mối quan hệ đặc biệt “vừa là đồng chí, vừa là anh em” Trung-Việt và sự trân trọng đối với tình hữu nghị truyền thống của nhân dân hai nước.

Chính hiệp Trung Quốc sẵn sàng cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tốt nhận thức chung đạt được giữa hai lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, kế thừa và phát huy tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt, làm sâu sắc giao lưu hữu nghị các cấp, triển khai trao đổi kinh nghiệm công tác trên các lĩnh vực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẵn sàng cùng với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc tăng cường giao lưu hợp tác, quy tụ, tập hợp các lực lượng trong xã hội cùng nguồn lực trong và ngoài nước để thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển hơn nữa.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 1/11, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã có cuộc hội đàm trực tuyến với ông Thái Kỳ, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh.

Theo Tân Hoa xã, hai bên đã cùng nhau trao đổi về những biện pháp cụ thể nhằm triển khai thực hiện các thỏa thuận cấp cao giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước và những nhận thức chung đã đạt được giữa hai Tổng Bí thư trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc lần này./.

Nguồn: Tiến Trung (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=826833

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo

Báo chí-xuất bản góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng

Tóm tắt: 

Báo chí, xuất bản đã phát huy tương đối hiệu quả vai trò là cơ quan tuyên truyền, định hướng dư luận, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái.

Báo chí, xuất bản đã phát huy tương đối hiệu quả vai trò là cơ quan tuyên truyền, định hướng dư luận, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái.

Lãnh đạo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Học viện Báo chí và Truyên truyền; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật chủ trì hội thảo. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)

Sáng 28/10, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Vai trò của báo chí, xuất bản trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng."

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm; Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Lê Văn Lợi; Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Minh Tuấn; Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền Phạm Minh Sơn đồng chủ trì hội thảo.

Phát biểu đề dẫn, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Minh Tuấn khẳng định trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, báo chí, xuất bản luôn là vũ khí sắc bén, là công cụ đắc lực của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa. Điều này đã được chứng minh rõ nét trong suốt lịch sử cách mạng Việt Nam.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, vai trò của hoạt động báo chí, xuất bản lại càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trong việc định hướng dư luận xã hội, tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Báo chí, xuất bản đã phát huy tương đối hiệu quả vai trò là cơ quan tuyên truyền, định hướng dư luận, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Các cơ quan báo chí, xuất bản chính thống vừa làm nhiệm vụ chính trị, hoạt động trong cơ chế thị trường và có đóng góp rất nhiều cho công tác văn hóa-tư tưởng, tạo ra những ấn phẩm bổ ích cho xã hội.

Theo thống kê, cả nước có 815 cơ quan báo chí, 57 nhà xuất bản với hàng chục nghìn phóng viên, biên tập viên. Các cơ quan báo chí, xuất bản không ngừng lớn mạnh, tiệm cận với xu hướng phát triển chung của thế giới, tạo ra nhiều ấn phẩm ngày càng có chất lượng, đáp ứng đời sống tinh thần xã hội, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước.

Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của báo chí, xuất bản trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay cũng gặp phải những khó khăn, thách thức nhất định.

Chất lượng nguồn nhân lực làm công tác báo chí, xuất bản, đặc biệt là về bản lĩnh chính trị, chưa thực sự tương xứng với vai trò và vị trí tiên phong của mình trong định hướng dư luận xã hội bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số.

Đánh giá cao vai trò của báo chí, Đại tá, Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Sáu, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng khẳng định nhiều chủ trương, chính sách, nhất là những chủ trương, chính sách lớn, mới, phức tạp, nhạy cảm, tác động, ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều giai tầng trong xã hội, các cơ quan soạn thảo dù có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót.

Những ý kiến phân tích, bình luận, phản biện của các phóng viên, cộng tác viên, của nhân dân thông qua báo chí phản ánh đúng lúc, kịp thời, thấu lý đạt tình, đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chuyên môn điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đáp ứng nhu cầu, lợi ích của đông đảo nhân dân và các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể chính trị-xã hội của đất nước.

Đồng thời, báo chí tích cực thông tin, tuyên truyền về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Phó giáo sư, tiến sỹ Hà Huy Phượng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng báo chí phải thực sự là phương tiện, phương thức thông tin-giao tiếp hằng ngày, bổ ích, tiện lợi đối cho công chúng.

Muốn công chúng quan tâm và sử dụng, báo chí phải phù hợp với nhu cầu của toàn dân, nhất là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông như hiện nay, báo chí càng phải khẳng định được thương hiệu, vị thế của mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng của xã hội.

Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thắng Lợi, Tổng Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị tham luận tại hội thảo. (Ảnh: Hoàng Ngà/TTXVN)

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận, nội hàm của những vấn đề về vai trò của báo chí, xuất bản trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; đồng thời chỉ ra những mặt thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu đưa báo chí, xuất bản trở thành ngành công nghiệp văn hóa vững mạnh trong tương lai.

Các đại biểu đã nêu những điểm đặc thù của mô hình xuất bản, báo chí của Việt Nam; chọn lọc và giới thiệu những kinh nghiệm có giá trị tham khảo, các phương thức đổi mới công tác xuất bản, báo chí tiên tiến, phù hợp của các quốc gia, các ngành, lĩnh vực, góp phần rút ra những giải pháp phát huy vai trò của báo chí, xuất bản trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam hiện nay./.

Nguồn: Đỗ Bình (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/bao-chixuat-ban-gop-phan-bao-ve-vung-chac-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/826043.vnp
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Nghề báo