Syndicate content

Chuyển động ngành

Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thông tin, tuyên truyền

Tóm tắt: 

Thứ trưởng Bộ TTTT Hoàng Vĩnh Bảo đã yêu cầu 5 đơn vị thuộc khối thông tin, tuyên truyền của Bộ tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước các lĩnh vực.

Ngày 13/12/2019, tại Hà Nội, Cục Báo chí, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Cục Thông tin Đối ngoại (TTĐN), Cục Thông tin cơ sở (TTCS) và Cục Xuất bản, In và Phát hành đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020.

Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TTTT Hoàng Vĩnh Bảo cho biết: Năm 2019 là năm rất nhiều áp lực, khối lượng công việc đồ sộ, cách thức điều hành công việc đòi hỏi khác hẳn trước.

Thứ trưởng đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực trong công tác của các đơn vị đã có sự thay đổi lớn và cần tiếp tục phát huy.

Chỉ đạo những công tác trọng tâm cho 5 đơn vị trong năm 2020, Thứ trưởng đề nghị:

Cục Báo chí tập trung quy hoạch báo chí, cố gắng hoàn thành quy hoạch khối báo chí các hội nghề nghiệp. Tới đây, tập trung khối báo chí các bộ, địa phương, chống tình trạng báo hóa tạp chí.

Cục PTTH&TTĐT tiếp tục triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan với việc tổng hợp các ý kiến đóng góp.

Cục Thông tin cơ sở cần chú trọng truyền thanh cơ sở, tăng cường ứng dụng CNTT.

Cục Thông tin đối ngoại chú trọng chương trình quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Cục xem xét sự phối hợp và chuẩn bị kỹ càng cho việc xây dựng công tác quảng bá.

Cục Xuất bản – In – Phát hành cần tập trung cho chương trình Sách quốc gia và vấn đề chống in lậu.

Thứ trưởng cũng yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền. Công tác thanh tra cần có sự phối hợp thanh tra chuyên ngành và Thanh tra Bộ. Kế hoạch thanh tra phải rõ trọng tâm.

Thứ trưởng cũng yêu cầu 5 đơn vị phải tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT, để tăng cường hiệu quả công tác. Các đơn vị phải tranh thủ sự hỗ trợ của các Cục, Vụ chức năng của Bộ.

Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo tặng cờ thi đua Chính phủ cho Cục Báo chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2018

Tại Hội nghị, báo cáo công tác nổi bật năm 2019, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí cho biết: Năm 2019, công tác quản lý nhà nước về báo chí được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo sâu sát. Quy hoạch quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Công tác triển khai quy hoạch được thực hiện quyết liệt.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực báo chí, ứng dụng công nghệ báo chí, hỗ trợ đặt hàng báo chí phát triển báo chí được quan tâm với nhiều hoạt động thiết thực.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí được đánh giá, sơ kết đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời. Công tác xử lý vi phạm được tăng cường, bước đầu đã hạn chế tình trạng “báo hoá tạp chí” thực hiện không đúng tôn chỉ mục đích, tình trạng sách nhiễu, tống tiền.

Năm 2019, báo chí đã làm tốt công tác tuyên truyền, tích cực tham gia giám sát, phản biện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phản bác các luận điệu sai trái, các cơ quan báo chí đã tích cực cơ cấu tổ chức, xây dựng mô hình hoạt động theo hướng tinh gọn, hoạt động.

Những năm qua, sự phát triển mạnh mẽ của báo chí điện tử cùng những khó khăn của kinh tế, số lượng phát hành và quảng cáo của báo in giảm nhiều, ảnh hưởng đến kinh tế báo chí. Tuy nhiên, đã có nhiều cơ quan báo chí của các Bộ, ngành và các tổ chức đoàn thể cố gắng tiến tới tự chủ là nỗ lực rất lớn của các cơ quan báo chí trong việc khắc phục khó khăn, bảo đảm hoạt động.

Năm 2019, số cơ quan báo chí tự chủ hoàn toàn về kinh phí hoạt động chiếm tỷ lệ 39%; số cơ quan báo chí tự chủ một phần kinh phí hoạt động chiếm tỷ lệ 36% và số cơ quan báo chí được ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động chiếm tỷ lệ 25%.

Tổng doanh thu của báo chí in và báo chí điện tử năm 2019 ước đạt 4.923 tỷ đồng (trong đó báo in là 3.558 tỷ đồng, báo điện tử 1.365 tỷ đồng). Như vậy, so với năm 2018, tổng doanh thu của báo chí in và báo chí điện tử có tăng nhưng không đáng kể (năm 2018 tổng doanh thu là 4.898 tỷ đồng, trong đó báo in là 3.650 tỷ đồng, báo điện tử là 1.248 tỷ đồng).

Về doanh thu quảng cáo trên báo in và báo điện tử, trong năm 2019 cũng có những thay đổi. Tổng doanh thu quảng cáo trong lĩnh vực báo in và báo điện tử trong năm 2019 ước đạt khoảng 2.572 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ báo chí in và báo điện tử năm 2018 khoảng 2.450 tỷ đồng, trong đó báo in là 1.350 tỷ đồng, báo điện tử là 1.100 tỷ đồng).

Cả nước hiện có trên 41.000 người đang công tác tại các cơ quan báo chí (cả 4 loại hình), trong đó có 20.407 trường hợp đã được cấp thẻ nhà báo (báo in là 7459, báo điện tử là 4150, phát thanh, truyền hình là 8.798).

 
Toàn cảnh Hội nghị
 

Về lĩnh vực PTTTH&TTĐT, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng cho biết: Cục kịp thời, chủ động giám sát, quản lý thông tin trên PTTH, nội dung trên dịch vụ PTTH trả tiền (trong nội dung thông tin, hoạt động sản xuất, liên kết sản xuất chương trình, hoạt động quảng cáo, bản quyền…), xây dựng quy định hạn chế tình trạng tư nhân lợi dụng quy định về liên kết.

Năm 2019, thị trường dịch vụ PTTH trả tiền tiếp tục phát triển về thuê bao và doanh thu, tuy nhiên, tốc độ phát triển doanh thu rất chậm. Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền năm 2019 ước đạt 16,5 triệu thuê bao.

Cục đã sử dụng đồng bộ các giải pháp về pháp lý, truyền thông, kinh tế, kỹ thuật để yêu cầu các doanh nghiệp xuyên biên giới tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Kết quả là Facebook đồng ý chặn tất cả các quảng cáo về chính trị tại Việt Nam, đáp ứng khoảng 70% các yêu cầu chặn hạ nội dung vi phạm, cấp blue tick cho các trang báo chính thống và fanpage của cơ quan nhà nước. Google gỡ 05 kênh phản động (mỗi kênh khoảng 2.000 clip) chặn 19 kênh khác tại Việt Nam. Tổng số video clip lẻ vi phạm pháp luật  được bóc gỡ trên 12.000 clip. Google và Apple đều phối hợp gỡ game vi phạm trên kho ứng dụng.

Cục đã góp phần thúc đẩy Facebook chuyển đầu tư sản xuất kính ảo Occulus về Việt Nam (Bắc Ninh), thúc đẩy việc Apple chấp thuận nộp thuế hộ các nhà phát triển nội dung số cho Việt Nam.

Công tác tuyên truyền, tập huấn về sử dụng, khai thác thông tin trên mạng, kinh nghiệm, quy trình xử lý và phối hợp thông tin xấu độc cho các bộ, ngành địa phương đã được thực hiện.

Cục cũng tổ chức họp với các doanh nghiệp xuyên biên giới (Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore…) yêu cầu tuân thủ pháp luật Việt Nam; Tham gia rà soát, ngăn chặn việc thanh toán cho game không phép đối với các trung gian thanh toán, nhà mạng viễn thông…

Về công tác TTĐN, ông Đoàn Công Huynh, Cục trưởng Cục TTĐN cho biết: Trong năm 2019, Cục đã tổ chức thành công các sự kiện trong và ngoài nước: Triển lãm ảnh và tuần phim “Việt Nam – Điểm hẹn thế giới 2019” tại Thụy Điển. Đây là sự kiện thông tin đối ngoại quan trọng do Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TTTT phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thuỵ Điển, tạo dấu ấn trong quan hệ hợp tác giữa 2 nước.

Bên cạnh đó, 03 cuộc triển lãm ảnh và phim phóng sự - tài liệu về đất nước, con người – bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu - Các dân tộc trong cộng đồng ASEAN tại tỉnh Đồng Nai, Khánh Hoà, Cần Thơ đã được tổ chức.

Cục tổ chức biên soạn và phát hành các ấn phẩm, tài liệu, phim về TTĐN trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền bằng tiếng nước ngoài, phù hợp với từng địa bàn như:

Sản xuất hơn 60 phim tài liệu trong chuyên mục “Văn hoá và hội nhập”; Chương trình phim chuyên đề 2019 được phát sóng định kỳ hàng tháng trên kênh Văn hoá - Du lịch VOV, Truyền hình Thông tấn và một số đài truyền hình trong nước. Xuất bản sách “Ấn tượng Việt Nam năm 2019”.

Tổ chức sản xuất và phát sóng 09 bộ phim về quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Lào, phối hợp sản xuấ các sản phẩm thông tin tuyên truyền đối ngoại (series phim về du lịch biển và văn hoá ẩm thực Việt Nam) không sử dụng ngân sách nhà nước.

Cục cũng đã thực hiện đón và hướng dẫn cho 14 đoàn phóng viên nước ngoài sang thăm và làm việc tại Việt Nam đến từ các nước; Phối hợp với Tập đoàn Naver và Hiệp hội ghi âm Hàn Quốc (KMCA) thực hiện dự án phát triển nền âm nhạc Việt Nam ra nước ngoài.

Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Phạm Minh Giang, Phó Cục trưởng Cục TTĐN

Về lĩnh vực TTCS năm 2019, ông Nguyễn Văn Tạo, Cục trưởng cho biết: Cục đã tổ chức vận động một số doanh nghiệp tài trợ đầu tư, đưa vào sử dụng 41 đài truyền thanh cơ sở ứng dụng CNTT-VT cho một số xã đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội, xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo chưa có đài truyền thanh hoặc đài truyền thanh xuống cấp không còn hoạt động.

Tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn công tác TTCS bằng hình thức trực tuyến, phối hợp với các Sở TTTT tổ chức 2 hội thi tuyên truyền biển, đảo cho các đối tuyên truyền lưu động 09 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và 14 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cục chỉ đạo, hướng dẫn và cung cấp thông tin cho hệ thống TTCS tập trung tuyên truyền, phổ biến 13 nhiệm vụ tuyên truyền đột xuất.; Tổ chức 27 nhiệm vụ tuyên truyền cơ sở được giao thực hiện trong năm 2019, tăng 7 nhiệm vụ so với năm 2018; Triển khai thực hiện 47 nhiệm vụ được lãnh đạo Bộ giao.

Trong khi đó, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản In và Phát hành đã tổng kết một số kết quả của lĩnh vực này.

Theo đó, số đầu sách xuất bản phẩm năm 2019 là 33.087, số đầu sách là 31.438, số xuất bản phẩm là 430.142.259. Doanh thu lĩnh vực xuất bản là hơn 2.500 tỷ đồng, lợi nhuận là hơn 212 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 187 tỷ đồng. Bình quân sách/người/năm là 4,3.

Lĩnh vực in đạt hơn 96 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 2,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là hơn 7,2 tỷ đồng. Tổng lao động ngành in là 57.253 người.

Công tác giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện đúng quy trình, thời gian rút ngắn, bảo đảm hiệu quả hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện kế hoách sản xuất kinh doanh. Cục đã xử lý số lượng hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3 là 4.084 hồ sơ, tăng 0,9%.

Cục đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ xuất bản cho các Tổng Giám đốc, Giám đốc, Tổng biên tập, ban phụ trách bộ phận biên tập của các nhà xuất bản trên toàn quốc; tập huấn nghiệp vụ phòng, chống in lậu năm 2019; Tổ chức Bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập; Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ quản lý hoạt động in…

Về hợp tác quốc tế, Cục tham gia Hội chợ sách quốc tế Cu Ba năm 2019, tặng bản quyền miễn phí 21 đầu sách Việt Nam cho phía Cu Ba, xuất bản và phát hành trên lãnh thổ Cu Ba và khu vực Mỹ La tinh; phối hợp với Sở TTTT Hà Nội tổ chức thành công gian hàng Hà Nội – Việt Nam tại Hội chợ sách Frankfurt 2019.

Cục cũng tổ chức 2 lớp đào tạo nghiệp vụ xuất bản và in cho cán bộ Lào tại Viêng-chăn, Lào; tiếp nhận và đào tạo 05 cán bộ quản lý và kỹ thuật ngành in của Lào tại Việt Nam, triển khai hoạt động hợp tác với Hàn Quốc về trao đổi thông tin, tổ chức Ngày Hội bản quyền tại Việt Nam; tham gia Hội nghị thường niên tổ chức mã số sách quốc tế 2020 tại Chile…

 Lan Phương/ictvietnam.vn
 
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Bổ nhiệm Thành viên HĐTV mới cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

Tóm tắt: 

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ tại Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.

Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ tại Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) chiều 12/12/2019.

Theo Quyết định số 2134/QĐ-BTTTT của Bộ trưởng Bộ TTTT, ông Phan Thảo Nguyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ TTTT được điều động và bổ nhiệm có thời hạn giữ chức Thành viên HĐTV Tổng công BĐVN.

Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Anh Tuấn trao quyết định điều động và bổ nhiệm cho ông Phan Thảo Nguyên

Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh việc luân chuyển cán bộ là hoạt động bình thường của Bộ TTTT. Ông Phan Thảo Nguyên được đào tạo bài bản về lĩnh vực pháp lý, lại gắn bó với ngành Bưu điện 26 năm, trong đó, hơn một nửa thời gian làm việc tại Tập đoàn VNPT và từng nhiều năm liền phụ trách lĩnh vực hợp tác quốc tế của Bộ TTTT.

BĐVN hiện ngày càng mở rộng và tăng cường hợp tác với các tổ chức bưu chính quốc tế, đa dạng hóa đối tác hợp tác kinh doanh. Bên cạnh đó, lĩnh vực pháp chế cũng cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động hơn trước.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn phát biểu

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn lưu ý, với kinh nghiệm nhiều năm làm quản lý nhà nước, lại am hiểu nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp, thời gian tới Thành viên HĐTV Phan Thảo Nguyên sẽ cùng với HĐTV, Ban Tổng giám đốc và toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động trên toàn mạng lưới triển khai thành công các mục tiêu, kế hoạch của Tổng công ty đã đề ra. Trước mắt là các nhiệm vụ, kịch bản sản xuất kinh doanh trong năm 2020.

Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Anh Tuấn cùng HĐTV Tổng công BĐVN

Chúc mừng tân Thành viên HĐTV nhận nhiệm vụ mới, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty BĐVN Nguyễn Hải Thanh chia sẻ, ông Phan Thảo Nguyên là cán bộ trẻ, có năng lực, trình độ và nhiều kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, pháp chế, phù hợp với hoạt động của Tổng công ty hiện nay.

Giai đoạn 2020 - 2030, BĐVN sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số theo hướng ứng dụng CNTT trong các hoạt động, các dịch vụ. Với việc kiện toàn HĐTV, tập thể lãnh đạo Tổng công ty sẽ cùng với toàn thể cán bộ công nhân viên và người lao động trên toàn mạng lưới đoàn kết, thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi số, đảm bảo sự phát triển bền vững của Tổng công ty trong các giai đoạn tiếp theo.

Trên cương vị mới, ông Phan Thảo Nguyên hứa sẽ nỗ lực hết sức mình để cùng lãnh đạo, cán bộ công nhân viên và người lao động trên toàn mạng lưới tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo sự phát triển bền vững của Tổng công ty trong các giai đoạn tiếp theo.

PV/ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G

Tóm tắt: 

Với chủ đề “Thúc đẩy phát triển thông tin di động 5G và ứng dụng”, Hội nghị quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và CNTT (REV-ECIT 2019) đã được Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam tổ chức...

Đây là hội nghị khoa học được tổ chức hàng năm. Năm nay, Hội nghị có sự tham gia của 200 đại biểu đại diện cho các Bộ, ngành TW, các hội, hiệp hội trong lĩnh vực CNTT và truyền thông, các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực điện tử, truyền thông và CNTT.

Tại các phiên kỹ thuật, các đại biểu, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các diễn giả trình bày các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu, thảo luận về thực trạng, các định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực về điện tử, truyền thông và CNTT.

Có 66 báo cáo, công trình nghiên cứu được gửi đến Hội nghị, trong đó 54 báo cáo đã được chấp nhận và 22 báo cáo được trình bày trong 4 tiểu ban là: tiểu ban Truyền thông và Vô tuyến; tiểu ban Kỹ thuật điện tử; tiểu ban CNTT và mạng; tiểu ban xử lý tín hiệu cùng với 32 báo cáo được trình bày poster.

Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm phát biểu

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm cho biết: Tại Báo cáo trình bày trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng đã chỉ rõ các ưu tiên trọng tâm của ngành ICT, đó là: “Phát triển hạ tầng số trên nền tảng CNTT đồng bộ, hiện đại. Đồng hành cùng thế giới đưa mạng 5G vào hoạt động với thiết bị sản xuất trong nước; phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái số Việt với các nền tảng dùng chung, các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; từng bước tiến đến làm chủ các công nghệ nền tảng cho chuyển đổi sang nền kinh tế số.”

Cụ thể hóa các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TTTT đang đẩy mạnh các chính sách mới, phương thức thực thi mới để phát triển ngành ICT, đáp ứng yêu cầu của đất nước.

Để hỗ trợ việc xây dựng và triển khai hiệu quả các chính sách này, Thứ trưởng cho biết chúng ta cần có nhiều hơn nữa kết quả về:

- Nghiên cứu, phát triển các công nghệ phục vụ việc triển khai cung cấp dịch vụ 5G thương mại ở Việt Nam. Nghiên cứu, phát triển sản xuất thiết bị đầu cuối 5G, thiết bị mạng 5G.

- Nghiên cứu học thuật về các công nghệ hạ tầng ICT băng rộng, các công nghệ nền tảng của cách mạng công nghệ 4.0 (trí tuệ nhân tạo, IoT, dữ liệu lớn...  )

- Nghiên cứu quy hoạch tần số cho mạng thông tin di động thế hệ mới; cho các sản phẩm, giải pháp IoT.

Thứ trưởng mong muốn: “Với cách làm đổi mới và sáng tạo của Hội, vai trò đó ngày càng được phát huy và nâng cao. Đặc biệt, Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam cần định hướng để các Hội nghị tổ chức có tỷ lệ báo cáo nghiên cứu phát triển R&D cao hơn, sát với định hướng của Chính phủ, yêu cầu của doanh nghiệp, của sản xuất kinh doanh hơn, phát huy tinh thần Make in Viet Nam”.

Chủ tịch Hội Vô tuyến - Điện tử Trần Đức Lai

Trước các bước tiến mạnh mẽ của CMCN 4.0 đang mang lại những lợi ích lớn nhưng kèm với đó là các bài toán được đặt ra đối với các nhà quản lý cũng như các phát triển mạng 5G tại Việt NamChủ tịch Hội Vô tuyến - Điện tử Trần Đức Lai nhấn mạnh: “Diễn đàn là cơ hội để lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan và các nhà phát triển trao đổi, thảo luận để tìm ra giải pháp, cũng như kiến nghị, đề xuất chính sách lên Đảng, Nhà nước đối với định hướng phát triển mạng 5G tại nước ta”.

Cơ hội quy hoạch băng tần 5G cho Việt Nam

Để triển khai 5G tại Việt Nam, tần số cho 5G rất được quan tâm. Ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ), Bộ TTTT đã thông tin về việc quy hoạch và chuẩn bị tần số VTĐ cho 5G trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt những kết quả Hội nghị Vô tuyến thế giới WRC-19 tại Ai Cập vừa qua liên quan đến tần số cho 5G.

Ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số VTĐ

Kết quả, WRC-19 đã quyết định mở rộng phân bổ cho IMT trên băng tần 4800-4990 MHz  từ 03 lên thành 40 quốc gia, trong số đó đặc biệt có Việt Nam và 10 quốc gia khác được hưởng cơ chế miễn trừ yêu cầu áp dụng mức mật độ thông lượng công suất (pdf).

“Đây là một kết quả ấn tượng của đoàn Việt Nam tại WRC-19 đồng thời đem đến cơ hội thúc đẩy triển khai IMT trên băng tần 4800 - 4990 MHz được đánh giá khá tiềm năng cho phát triển 5G”.

Hiện nay, có doanh nghiệp Việt Nam sản xuất thiết bị 5G nên có thể quy hoạch băng tần cao hơn cho 5G ở Việt Nam, ông Tuấn cho biết thêm.

Ông Alex Orange, Giám đốc cao cấp về chính phủ của Qualcomm khu vực Đông Nam Á, Đài Loan và Thái Bình Dương cho biết: 5G sẽ mở rộng hệ sinh thái di động cho các ngành mới, đáp ứng nền kinh tế số hơn 12.000 tỷ USD về hàng hoá và dịch vụ vào năm 2035. Trong 6 tháng qua, đã có hơn 30 nước đã công bố 5G, nhanh hơn công bố 4G.

Những kết quả triển khai thử nghiệm 5G của VNPT, Viettel

Tại Hội nghị, đại diện của VNPT, Viettel đã thông báo những công việc chuẩn bị triển khai dịch vụ 5G.

Hội nghị có sự tham gia đông đảo của các chuyên gia vô tuyến - điện tử

Theo ông Nguyễn Văn Yên, Trưởng Ban Công nghệ VNPT, VNPT quy hoạch phát triển mạng 5G đến năm 2025 theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu (2020 - 2021): tập trung cho triển khai ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh trọng điểm, các tỉnh còn lại triển khai mang tính thương hiệu, theo mô hình ốc đảo triển khai theo nhu cầu dịch vụ 5G.

Giai đoạn 2 (2022 - 2023): Tổng số trạm dự kiến triển khai là 13.759 trạm 5G, triển khai trên toàn quốc.

Giai đoạn 3 (2024 - 2025): Triển khai rộng khắp, dự kiến tổng số trạm là 28.660 trạm 5G, phủ sóng diện tích 90,02% và dân số đạt 95,65%.

Một số dịch vụ 5G được VNPT định hướng gồm: 5G Mobile, cung cấp dịch vụ data như 4G nhưng tốc độ cao hơn, cung cấp các gói dịch vụ truyền hình, video 4K/8K; Vô tuyến cố định (FWA) cho doanh nghiệp, hộ gia đình tại những nơi không có cáp quang truy nhập; Thực tế ảo/thực tại ảo; cung cấp đường truyền 5G phục vụ truyền hình, phát sóng trực tiếp…

Trong khi đó, ông Lê Bá Tân, Phó Tổng giám đốc Viettelnet đã thông tin về bước đầu triển khai mạng 5G của Viettel.

Viettel đang chủ trì triển khai hạ tầng mạng lưới 5G hiện đại cho đường đua xe F1, sự kiện thể thao quốc tế lớn do Việt Nam đăng cai diễn ra vào tháng 4/2020. Hiện Viettel đã phủ sóng kín đường đua và sẽ cung cấp các dịch vụ 5G mới nhất như AR/VR... Việc này cũng chính thức đánh dấu việc khai trương dịch vụ 5G cho khách hàng, người xem tại Việt Nam. Công việc đang được Viettel triển khai tích cực theo từng mốc thời gian. 

Về triển khai thử nghiệm 5G của Viettel, ông Tân cho biết, tháng 11 vừa qua, Viettel đã phủ sóng cụm trạm 5G tại Tp. HCM, tháng 12 hoàn thiện thử nghiệm, đo kiểm 5G tại Hà Nội. 

Ông Lê Bá Tân
Trong khi đó, ông Lê Bá Tân, Phó Tổng giám đốc Viettelnet đã thông tin về bước đầu triển khai mạng 5G của Viettel.

Viettel đang chủ trì triển khai hạ tầng mạng lưới 5G hiện đại cho đường đua xe F1, sự kiện thể thao quốc tế lớn do Việt Nam đăng cai diễn ra vào tháng 4/2020. Hiện Viettel đã phủ sóng kín đường đua và sẽ cung cấp các dịch vụ 5G mới nhất như AR/VR... Việc này cũng chính thức đánh dấu việc khai trương dịch vụ 5G cho khách hàng, người xem tại Việt Nam. Công việc đang được Viettel triển khai tích cực theo từng mốc thời gian. 

Về triển khai thử nghiệm 5G của Viettel, ông Tân cho biết, tháng 11 vừa qua, Viettel đã phủ sóng cụm trạm 5G tại TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 hoàn thiện thử nghiệm, đo kiểm 5G tại Hà Nội.

 Lan Phương/ictvietnam.vn
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Cuộc thi viết thư UPU 49 chính thức khởi động tại Việt Nam

Tóm tắt: 

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 đã chính thức được khởi động tại Việt Nam dành cho các em học sinh từ 15 tuổi trở xuống.

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 đã chính thức được khởi động tại Việt Nam dành cho các em học sinh từ 15 tuổi trở xuống.

Ngày 6/12/2019, tại trường THCS Thành Công, Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 (2020). Đây là lần thứ 33, cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam.

Cuộc thi năm nay có chủ đề: “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống” (Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in).

Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Anh Tuấn phát biểu tại lễ phát động

Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Anh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi cho biết: Mỗi năm, Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) đều đưa ra các chủ đề viết thư khác nhau. Với mỗi chủ đề được chọn, cuộc thi hướng tới việc giúp các em tiếp cận và nhận thức các vấn đề của xã hội, của thời đại và thể hiện suy nghĩ của mình đối với những vấn đề này; bồi đắp, nuôi dưỡng tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với xã hội, đất nước và thế giới. Cuộc thi cũng là dịp để các em trau giồi tư duy và khả năng viết văn, là dịp hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội.

Ban tổ chức cuộc thi mong rằng các cơ quan, đơn vị tham gia tổ chức cuộc thi sẽ chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị ở các cấp trên địa bàn các tỉnh thành trên toàn quốc khẩn trương triển khai tốt cuộc thi tại các địa phương, thu hút được đông đảo các em học sinh nhiệt tình tham gia.

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Tổ chức, Bộ TTTT đã và đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đồng hành cùng cuộc thi Viết thư UPU tại Việt Nam và sẽ chắp cánh cho những lá thư của các em bay xa, những tâm tư, tình cảm của các em sẽ đến được với bạn bè trên khắp thế giới.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, em Nguyễn Thị Thu Trang, giải Nhất quốc tế cuộc thi viết thư UPU năm thứ 45 và em Hà Anh, sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội, giải Nhì cuộc thi viết thư UPU Việt Nam năm thứ 44 giao lưu với các em học sinh trường THCS Thành Công

Trao đổi về chủ đề cuộc thi viết thư năm nay, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Trưởng Ban giám khảo cho biết đề thi năm nay rất hay. Theo đó, để tạo nên một bức thư hay, hấp dẫn có hai điều đặc biệt các em học sinh cần lưu ý là bức thư viết, gửi tham dự cuộc thi phải viết có ý tưởng và độc đáo, chạm vào trái tim người đọc. Lá thư viết cho người lớn nhưng phải truyền tải thông điệp của chính các em, viết về vấn đề của Việt Nam nhưng phải mang tính toàn cầu.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết cuộc thi lần thứ 45 có chủ đề “Viết một bức thư cho chính mình năm 45 tuổi”, em Nguyễn Thị Thu Trang đã hóa thân thành cậu bé Aylan Kurdi - người thiệt mạng trên bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyến vượt biển cùng gia đình để viết thư cho chính mình vào năm 45 tuổi. Bức thư đã được Ban giám khảo cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 45 đánh giá cao bởi ý tưởng độc đáo. Một em bé đã thiệt mạng mà vẫn nói về ước mơ của mình.

Em Nguyễn Thị Thu Trang, nay đã là sinh viên tiếng Hàn năm thứ Nhất, cho biết: từ năm học lớp 5 em đã quan tâm tới cuộc thi. Em đã có một hành trình dài trau giồi viết văn, tìm hiểu kiến thức xã hội và phải thực sự đam mê, muốn viết văn, phải dành thời gian đầu tư cho việc viết.

Các em học sinh háo hức quan tâm cuộc thi

Theo Ban Giám khảo cuộc thi, các em có thể chọn viết về thế giới rộng lớn của nhân loại, nhưng cũng có thể viết về thế giới của các em. Bắt đầu từ thế giới nhỏ là gia đình với ông bà, bố mẹ và các anh chị em; rộng hơn nữa là ngôi trường của em học với thầy cô, bạn bè, là quê hương em đang sinh sống, là đất nước Việt Nam mến yêu của em.

Dù viết về thế giới rộng lớn hay bé nhỏ, bức thông điệp chung nhất của chúng ta là mong muốn có được một thế giới tốt đẹp để mình có thể lớn lên một cách bình yên, hạnh phúc và trưởng thành đúng hướng.

Các em học sinh Việt Nam từ 15 tuổi trở xuống đều được dự thi. Bài dự thi dài không quá 800 từ, viết tay trên 1 mặt giấy. Bài thi phải cho vào phong bì có dán tem, gửi thường qua đường Bưu điện.

Thời gian dự thi từ ngày 6/12/2019 đến ngày 25/2/2020 (tính theo dấu Bưu điện).

Nơi nhận bài thi: Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5 Hòa Mã, Hà Nội

 Lan Phương/ictvietnam.vn
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Internet Day 2019 hướng tới chuyển đổi số

Tóm tắt: 

Trong tiến trình chuyển đổi số, Internet đóng vai trò huyết mạch để kết nối và phát triển mọi hình thức xã hội số.

Cái nhìn tổng quan về chuyển đổi số tại Việt Nam

Thế giới đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng nhằm kiến tạo xã hội số. Sau chủ đề “Internet và hệ sinh thái số Việt Nam” tại sự kiện Internet Day năm 2018 với mục đích thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái và nền kinh tế số, trong 1 năm qua, các tổ chức, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã nỗ lực số hóa và chuyển dịch sang các nền tảng số.

Dự thảo Đề án Chuyển số quốc gia Việt Nam đã đưa ra 03 giai đoạn Chuyển đổi số nhằm hướng tới chuyển đổi số toàn diện, với nền kinh tế, xã hội vận hành dựa trên công nghệ số, đổi mới và sáng tạo. Trong tiến trình trên, Internet thực sự đóng một vai trò then chốt để liên kết thế giới thực và ảo.

Hình ảnh tại Internet Day 2018

Tại Việt Nam, năm 2019 đã chứng kiến hàng loạt các tên tuổi lớn trong làng Internet Việt Nam khẳng định rõ quyết tâm chuyển mình để trở thành các nhà cung cấp dịch vụ số và tiên phong kiến tạo xã hội số.

Chính vì vậy, Ban Tổ Chức Internet Day năm nay quyết định chọn "Internet Việt Nam: Đổi mới sáng tạo để chuyển đổi số" (Internet Vietnam: Innovation for Digital Transformation) làm chủ đề chính của chương trình.

Ban tổ chức cho biết, hội thảo Internet Day năm nay sẽ bao gồm Phiên hội thảo toàn thể diễn ra vào buổi sáng tập trung vào 3 nội dung chính: Tổng quan định hướng chính sách, tầm nhìn, chiến lược Chuyển đổi số cho Việt Nam; Đổi mới sáng tạo để Chuyển đổi số, kinh nghiệm quốc tế; Toạ đàm “Internet Việt Nam - đổi mới sáng tạo để Chuyển đổi số"

Cũng tại phiên toàn thể, GS. TSKH. Hồ Tú Bảo sẽ lý giải “Tại sao chuyển đổi số là cơ hội vô giá và có thể là cuối cùng cho sự phát triển của Việt Nam?”; Đại diện Tập đoàn Viettel sẽ đưa ra khuyến nghị “Chuyển đổi số quốc gia: bắt đầu từ con người hay bắt đầu từ công nghệ?”

Phiên Tọa đàm sẽ bàn thảo: Chuyển đổi số đối với Việt Nam, trọng yếu là gì; Vai trò, tác động của các DN cung cấp; Lộ trình, các bước chuyển đổi số cho DN Việt Nam.

Buổi chiều cùng ngày, sự kiện chia làm 03 phiên song song về các chủ đề: Chiến lược, lộ trình và giải pháp chuyển đổi số cho DN trong hoàn cảnh Việt Nam; Startup công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam trong dòng chảy chuyển đổi số; Sự hợp nhất trong Kinh tế Internet.

Trong phiên hội thảo chuyên đề 1 sẽ bàn đến “Chiến lược, lộ trình và giải pháp chuyển đổi số cho tổ chức, DN trong hoàn cảnh Việt Nam”. Những thông tin mới nhất sẽ giúp người tham dự hình dung tổng quát về thế nào là chuyển đổi số cho tổ chức, DN; những yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số; một vài ví dụ về chiến lược, lộ trình chuyển đổi số của tổ chức, DN; một vài ví dụ về sáng tạo công nghệ (Technology Innovation) cho Chuyển đổi số. Các nhà lãnh đạo, quản lý, những nhà thúc đẩy sự thay đổi của các tổ chức, DN không nên bỏ qua nội dung quan trọng này.

 


Những sản phẩm, dịch vụ số của các DN

Phiên chuyên đề 1 cũng thảo luận Chiến lược, lộ trình và giải pháp chuyển đổi số cho tổ chức, DN trong hoàn cảnh Việt Nam. Các diễn giả cũng chia sẻ “Kinh nghiệm, xu thế dịch chuyển số trong khối ngành chuyển phát, giao vận và câu chuyện bứt phá của VNPost”; “Ứng dụng hệ sinh thái 4.0 để chuyển đổi số cho DN”... và “câu chuyện chuyển đổi số cho các khu vực tại Nga”.

Chuyên đề riêng cho Start-ups và các nhà đầu tư

Với những diễn tiến rất nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – cuộc cách mạng nhằm kiến tạo xã hội số, tinh thần khởi nghiệp hay tinh thần đổi mới sáng tạo đang được đề cao tại Việt Nam với các chủ trương, chính sách không chỉ từ chính phủ mà từ chính các Quỹ đầu tư bước đầu được đưa ra để thúc đẩy khởi nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay đang thiếu các quỹ đầu tư mạo hiểm ở vòng sơ khởi.

Mong muốn đưa đến một cơ hội để đối thoại mở và thẳng thắn giữa các Quỹ, Nhà đầu tư với DN khởi nghiệp, đặc biệt là các DN khởi nghiệp ở vòng sơ khởi về những cơ hội đồng hành giữa hai bên, Ban tổ chức Internet Day 2019 xây dựng một phiên hội thảo chuyên đề dành riêng cho Cộng đồng Khởi nghiệp

Diễn ra dưới hình thức đối thoại, chuyên đề 2 có nội dung: Start-up công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam trong dòng chảy chuyển đổi số. Đây được kỳ vọng là cuộc gặp gỡ thú vị giữa các Start-up với quỹ và các nhà  đầu tư.

Các DN khởi nghiệp sẽ nhận được sự chia sẻ của Shark Bình - Nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn NextTech về "Giải đáp và né tránh thất bại cho Start-up"; ông Tuấn Hà - CEO Vinalink, Điều phối chính hệ sinh thái khởi nghiệp EMI, cũng cho biết về “Chiến lược Growth Hacking cho Startups hay SMEs muốn khởi sự kinh doanh”; ông Đoàn Văn Tuấn – Chuyên gia Phân tích đầu tư Quỹ Next100 sẽ nói rõ về “Tiêu chuẩn của Quỹ và Hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp” để các start-up dễ hình dung và tiếp cận.

Buổi đối thoại này cũng sẽ ghi nhận nguyện vọng từ các start-up qua đại diện các DN khởi nghiệp thành công.

Những nhận định mới nhất về kinh tế Internet

Phiên chuyên đề 3 lại hướng tới sự hợp nhất trong kinh tế Internet. Báo cáo năm 2019 của Internet Society (ISOC) về “Sự hợp nhất trong Kinh tế Internet” trên các lớp hạ tầng, dịch vụ và ứng dụng, thị trường Internet toàn cầu chứng kiến xu thế thống lĩnh của những tên tuổi lớn ở quy mô toàn cầu và quốc gia (các nhà mạng lớn thống lĩnh thị trường cung cấp dịch vụ kết nối. Internet, Facebook và Google thống lĩnh thị trường dịch vụ mạng xã hội và công cụ tìm kiếm, còn Uber và Grab thống lĩnh thị trường ứng dụng đặt xe, ...).

 
Trong sự kiện Internet Day 2019, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), đơn vị tổ chức sự kiện, phối hợp với Internet Society để mang đến cho cộng đồng Internet Việt Nam cái nhìn tổng quan về hiện trạng cũng như các tác động của xu thế này.

Bà Noelle Guzman, Quản lý chính sách khu vực châu Á - Thái Bình Dương ISOC chia sẻ thông tin từ Báo cáo 2019 của ISOC về sự hợp nhất trong kinh tế Internet.

Ông Edmon Chung, CEO DotAsia, trình bày kinh nghiệm Xây dựng định danh số Châu Á: Từ trải nghiệm người dùng đến định danh thương hiệu trước sự bùng nổ cư dân mạng trong khu vực.

Bên cạnh các phiên hội thảo là các hoạt động triển lãm sản phẩm Khởi nghiệp Công nghệ và kết nối doanh nghiệp có ý tưởng đổi mới, sáng tạo và các Quỹ, Nhà đầu tư.

Trong tiến trình chuyển đổi số, Internet đóng vai trò huyết mạch để duy trì và phát triển mọi hình thức xã hội số. Chủ đề "Internet Việt Nam: Đổi mới sáng tạo để chuyển đổi số", Internet Day 2019 được kỳ vọng sẽ mang đến những chia sẻ hữu ích và cởi mở hướng đến một cái nhìn toàn diện, chân thực nhất về bức tranh chuyển đổi số, nhận diện những trở ngại, thách thức, đề xuất những giải pháp và sáng kiến đổi mới, sáng tạo nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam. 

Minh Thiện/ictvietnam.vn

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Hội nghị Quan chức kinh tế cao cấp ASEAN dùng đường truyền Internet của VNPT

Tóm tắt: 

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động do Việt Nam chủ trì trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020.

VNPT đã vinh dự được lựa chọn là nhà cung cấp hạ tầng viễn thông phục vụ Hội nghị Quan chức kinh tế cao cấp ASEAN hẹp (SEOM) diễn ra từ 27-29/11/2019 tại Quảng Ninh.

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động do Việt Nam chủ trì trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020.

Hội nghị Quan chức kinh tế cao cấp ASEAN hẹp (SEOM) tại Quảng Ninh

Với ý nghĩa quan trọng là năm bản lề, kiểm điểm giữa nhiệm kỳ triển khai các Kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng ASEAN trong 5 năm tới đồng thời là mốc đánh dấu 25 năm Việt Nam đồng hành cùng ASEAN và đảm nhận vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Với vai trò là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ chủ trì, điều phối và tổ chức khoảng 300 Hội nghị và hoạt động như: 1 Hội nghị Cấp cao ASEAN, Đại hội đồng lần thứ 41 Hội đồng Liên Nghị Viện các Quốc gia Đông Nam Á, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác, Các hội nghị Bộ trưởng của 3 trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, Các hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng, Kinh tế, Tài chính, Môi trường, Giao thông, Vận tải, Các Hội nghị cấp Thứ trưởng và cấp làm việc.

Với thế mạnh hạ tầng viễn thông, CNTT đồng thời là đơn vị có kinh nghiệm triển khai dịch vụ cho nhiều sự kiện mang tầm quốc tế như: Hội nghị của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017, Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 6 (GMS-6) và Hội nghị cấp cao hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10 (CLV-10) năm 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 năm 2019.

Ngay sau khi nhận được nhiệm vụ cung cấp hạ tầng viễn thông phục vụ Hội nghị Quan chức kinh tế cao cấp ASEAN hẹp (SEOM), VNPT đã nhanh chóng tiến hành khảo sát và xây dựng phương án triển khai tối ưu bảo đảm thực hiện tốt nhất và kịp thời nhiệm vụ thông tin liên lạc cho sự kiện đối ngoại quan trọng này.

VNPT đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt

Bên cạnh đó, VNPT còn diễn tập các kịch bản dự phòng và xử lý sự cố, xây dựng phương án định tuyến lưu lượng qua các hướng ưu tiên, mở ứng cứu lưu lượng khi cần thiết, đồng thời bố trí đội ngũ cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm túc trực 24/24 giờ tại địa điểm diễn ra hội nghị để phục vụ công tác ứng cứu,... nhằm bảo đảm các biện pháp dự phòng đường kết nối Internet quốc tế...

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Bổ nhiệm Tổng giám đốc mới cho MobiFone

Tóm tắt: 

Ông Tô Mạnh Cường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Ông Tô Mạnh Cường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Việc bổ nhiệm căn cứ văn bản của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (QLVNN) tại doanh nghiệp về việc điều động và giao Hội đồng thành viên (HĐTV) MobiFone xem xét, quyết định bổ nhiệm cán bộ. Ngày 27/11/2019, HĐTV Tổng công ty viễn thông MobiFone đã ban hành quyết định bổ nhiệm ông Tô Mạnh Cường.

Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban QLVNN tại Doanh nghiệp; Ông Phạm Hồng Hải, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ TTTT; HĐTV, Ban Tổng giám đốc và các cán bộ chủ chốt MobiFone.

Lãnh đạo Ban QLVNN và Bộ TTTT chúc mức Tổng giám đốc mới

Phát biểu tại lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm, ông Nguyễn Hoàng Anh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban QLVNN tại Doanh nghiệp khẳng định đây là hoạt động kiện toàn lãnh đạo cấp cao của MobiFone - một bước ngoặt có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của Tổng công ty MobiFone trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh MobiFone đang gấp rút triển khai tái cơ cấu và cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ.

Chủ tịch Ủy ban QLVNN tại Doanh nghiệp vui mừng chia sẻ: “Tôi cho rằng công tác bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc cho MobiFone trong giai đoạn này là hết sức cần thiết. Tôi tin tưởng đồng chí Tô Mạnh Cường với kinh nghiệm, kiến thức được tích lũy qua nhiều chức vụ, lĩnh vực công tác sẽ phát huy thế mạnh của MobiFone, qua đó phấn đấu giữ vững thành tích tăng trưởng hơn nữa cùng MobiFone. Đến thời điểm hiện tại năm 2019, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động của MobiFone vẫn được giữ vững tốt. Các đồng chí cần phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau nỗ lực để hoàn hoàn kế hoạch năm 2019, từ đó xây dựng kế hoạch năm 2020 và chiến lược phát triển lâu dài của Tổng Công ty viễn thông MobiFone trong những năm tiếp theo.” 

Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Hồng Hải

Nhấn mạnh vào tầm quan trọng trong văn hóa, truyền thống của MobiFone, Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Hồng Hải cho biết: “Văn hóa của MobiFone rất khác biệt, tôi đánh giá rất cao sự nhiệt huyết, năng động của người MobiFone trong những năm qua. Chính vì vậy, lãnh đạo Tổng công ty cần phát huy hơn nữa thế mạnh, sức mạnh đặc biệt của MobiFone. Bộ TTTT sẽ hỗ trợ các đồng chí về những định hướng, ý kiến để giúp MobiFone có hướng phát triển tốt nhất trong thời gian tới.”

Phát biểu tại lễ bổ nhiệm, Chủ tịch HĐTV MobiFone ông Nguyễn Mạnh Thắng cho biết: Với bề dày công tác và đóng góp quan trọng cho lĩnh vực Viễn thông – CNTT và với năng lực quản trị đã được khẳng định, trên cương vị công tác mới, ông Tô Mạnh Cường sẽ sát cánh cùng Hội đồng thành viên, Ban Lãnh đạo MobiFone tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, kiện toàn công tác tổ chức, đưa MobiFone sang giai đoạn phát triển bền vững, góp phần tích cực vào sự lớn mạnh của ngành viễn thông, CNTT Việt Nam nói riêng cũng và hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước nói chung.

Năm 2018, tổng doanh thu của MobiFone đạt 38.883 tỷ đồng, tổng tài sản là 31.021 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 19.841 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 5.919 tỷ đồng. Năm 2018, MobiFone nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 1.219 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của MobiFone là 4.700 tỷ đồng.

Trong bối cảnh có nhiều thách thức đối với ngành viễn thông Việt Nam nói chung và Tổng công ty Viễn thông MobiFone nói riêng, năm 2019, giá trị thương hiệu của MobiFone vẫn vững vàng ở vị trí thứ 6 trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Giá trị thương hiệu MobiFone được định giá 708 triệu USD, có chỉ số giá trị thương hiệu/giá trị doanh nghiệp (chỉ số BV/EV) là 21% - cao nhất trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất và là nhà mạng có giá trị thương hiệu đứng thứ hai trong lĩnh vực viễn thông. Đồng thời, kết quả sản xuất kinh doanh của MobiFone vẫn duy trì tốt với lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2019 là 2.676 tỷ đồng, đạt 113.3% so với cùng kỳ năm 2018.

Ông Tô Mạnh Cường, Tân Tổng giám đốc MobiFone

Nhận nhiệm vụ mới, ông Tô Mạnh Cường, Tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông MobiFone phát biểu ý kiến: “MobiFone luôn được khách hàng đánh giá là mạng di động chất lượng, hỗ trợ rất tốt. Mặc dù thời gian gần đây phải đối mặt với những khó khăn, tôi cho rằng với khả năng, sức sống của mỗi người MobiFone thì chúng ta đủ tiềm năng để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

 Cụ thể, ông Tô Mạnh Cường cho biết: MobiFone sẽ tập trung nguồn lực vào kinh doanh để giữ vững thị phần, đồng thời phát triển, đảm bảo chất lượng hạ tầng mạng lưới phục vụ khách hàng. Với dịch vụ giá trị gia tăng, chúng ta cần chuyển đổi để nắm bắt xu thế mới của thị trường.

Bên cạnh đó, MobiFone cũng sẽ đẩy mạnh phát triển CNTT, chuyển đổi số, trước tiên thực hiện trong nội bộ rồi sau đó sẽ giới thiệu rộng rãi những giải pháp ấy ra bên ngoài. Cuối cùng, MobiFone có một văn hóa rất tốt, chúng ta sẽ cùng nhau đoàn kết, tiếp tục phát huy, phát triển thế mạnh này để MobiFone giữ vững vị thế là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Ông Tô Mạnh Cường sinh năm 1967, là Thạc sỹ Điện tử Viễn thông, Cử nhân Quản trị Kinh doanh và đã có thời gian công tác hơn 30 năm trong lĩnh vực viễn thông – CNTT tại Việt Nam. Từ năm 1989, ông bắt đầu làm việc tại Công ty Điện thoại Hà Nội và trải qua nhiều chức vụ khác nhau như kỹ sư tin học, Phó phòng Quản lý kỹ thuật, Phó Giám đốc.

Từ năm 1999 đến năm 2010, ông lần lượt giữ chức vụ Trưởng phòng Quản lý viễn thông, Phó Giám đốc Bưu điện TP. Hà Nội rồi Phó trưởng Ban Viễn thông, Trưởng Ban Viễn thông, Tập đoàn VNPT. Ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT từ tháng 5/2010.

 Theo ictvietnam.vn 

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Hàn Quốc, ASEAN hợp tác sâu rộng về thành phố thông minh

Tóm tắt: 

Hàn Quốc và 10 quốc gia thành viên ASEAN đã thống nhất thành lập một cơ quan tư vấn cấp bộ trưởng để hợp tác bền vững trong lĩnh vực thành phố thông minh.

Hàn Quốc và 10 quốc gia thành viên ASEAN đã thống nhất thành lập một cơ quan tư vấn cấp bộ trưởng để hợp tác bền vững trong lĩnh vực thành phố thông minh tại cuộc họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 30 năm hợp tác ASEAN - Hàn Quốc diễn ra từ 25 - 26/11/2019 tại Busan.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trao đổi với lãnh đạo các nước ASEAN về thành phố thông minh (Ảnh: Koreaherald.com)

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN - Hàn Quốc về Thành phố thông minh diễn ra vào 25/11, được Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông và Ủy ban của Tổng thống Hàn Quốc về Chính sách hướng Nam tổ chức.

Hội nghị có sự tham dự của Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi, 7 Bộ trưởng tài nguyên đất đai từ các nước Brunei, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Singapore và Thái Lan, và ba Thứ trưởng của Campuchia, Malaysia và Việt Nam.

Các bộ trưởng phụ trách tài nguyên đất đai từ các quốc gia ASEAN và Hàn Quốc thảo luận về các vấn đề thành phố thông minh trong khu vực tại một cuộc họp cấp Bộ trưởng được tổ chức tại Busan ngày 25/11 (Ảnh: korea times)

Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc cho biết: Thông qua cơ quan tư vấn chung, Hàn Quốc và ASEAN dự kiến sẽ có nhiều trao đổi và tham gia vào lĩnh vực thành phố thông minh trong tương lai, với mục đích chia sẻ các giải pháp ứng phó với các thách thức và tìm cách hợp tác thiết thực trong khu vực.

Trong cuộc họp cấp bộ trưởng này - do Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Xã hội số của Thái Lan Buddhipongse Punnakanta chủ trì - 10 quốc gia thành viên của ASEAN bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Hàn Quốc, quốc gia có kinh nghiệm trong phát triển đô thị mới và các công nghệ ICT hiện đại.

Các Bộ trưởng kỳ vọng về các dự án hợp tác chung trong thời gian tới nhằm trao đổi kinh nghiệm để phát triển thành phố thông minh và các dự án thiết kế cơ bản.

Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc Kim Hyun-mee cho biết, thành phố thông minh là một chương trình nghị sự quan trọng đối với các nước ASEAN đang phải đối mặt với nhiều vấn đề đô thị khác nhau, như dân cư đông đúc và thảm họa nước. Đã đến lúc cần có một nền tảng hợp tác để trao đổi các chính sách và công nghệ thành phố thông minh của Hàn Quốc với các nước ASEAN.

Bộ trưởng Kim cho biết thêm: “Cuộc họp cấp bộ trưởng lần này là một cơ hội để tăng cường hợp tác với các nước thành viên ASEAN trong lĩnh vực thành phố thông minh. Cuộc họp cũng sẽ đóng một vai trò trong việc thúc đẩy các công ty Hàn Quốc mở rộng thị trường xây dựng ở các nước ASEAN”.

Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc đã chia sẻ những thành tựu liên quan đến hợp tác thành phố thông minh với Đông Nam Á trong các lĩnh vực phát triển đô thị, an toàn, giao thông và quản lý nước. Bộ này cũng đề xuất nhiều cách khác nhau để mở rộng hợp tác với ASEAN.

Cụ thể, Bộ có kế hoạch hỗ trợ 4 quốc gia ASEAN thông qua Mạng mở Thành phố thông minh Hàn Quốc (Korea Smart City Open Network - KSCON) từ năm 2020 để phát triển các kế hoạch toàn diện và nghiên cứu tiền khả thi kết nối với doanh nghiệp thành phố thông minh.

K-SCON là một dự án thí điểm nhằm thiết lập một hệ thống hợp tác quốc tế giữa các quốc gia - đặc biệt là các quốc gia ở Đông Nam Á, Nam Mỹ và Trung Đông - quan tâm đến các mô hình thành phố thông minh của Hàn Quốc.

Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc có kế hoạch tạo ra một quỹ 1,5 nghìn tỷ won (1,2 tỷ USD) cho các nhà máy, xây dựng và thành phố thông minh. Trong số tiền này, họ sẽ đầu tư khoảng 300 tỷ won vào các dự án phát triển thành phố thông minh ASEAN.

Cũng tại hội nghị cấp bộ trưởng này, ba hiệp định đã được ký kết nhằm thúc đẩy các dự án hợp tác thành phố thông minh cụ thể giữa các tổ chức công Hàn Quốc và chính phủ các ASEAN và các tổ chức công.

Viện Môi trường Hàn Quốc hợp tác với thành phố Battambang của Campuchia cho một hệ thống thoát nước.

Công ty Đất đai và nhà cửa Hàn Quốc (Korea Land & Housing) đã ký một thỏa thuận với bang Sabah của Malaysia để phát triển các thành phố thông minh.

Viện nghiên cứu định cư con người Hàn Quốc đã thống nhất hợp tác với Cơ quan xúc tiến kinh tế kỹ thuật số Thái Lan để phát triển giao thông thông minh và thành phố.

Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc cũng đã ký thỏa thuận làm việc cấp bộ với Singapore và Brunei, để tăng cường hợp tác phát triển các thành phố thông minh.

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh, Triển lãm Thành phố thông minh giới thiệu tương lai của cuộc sống thông minh và bền vững tại Busan đã được Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải và Thành phố Busan tổ chức. Triển lãm kéo dài 3 ngày sẽ giới thiệu các thành phần thành phố thông minh, bao gồm nhà thông minh, nước, tái chế, an ninh, chăm sóc sức khỏe và di động.

Đại biểu các nước ASEAN nghe giới thiệu về thành phố Eco Delta City tại Triển lãm (Ảnh: Yonhap)

Trước đó, vào ngày 24/11, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại lễ khởi công xây dựng thành phố mang tên Eco Delta City với sự tham gia của các nhà lãnh đạo các nước ASEAN dự Hội nghị thượng đỉnh: “Một thành phố thông minh là một nền tảng mới bao gồm các công nghệ tương lai và các doanh nghiệp mới. Nếu ASEAN và Hàn Quốc nắm bắt tinh thần của Châu Á” về các thành phố thông minh, chúng ta sẽ có thể tiên phong về thành phố thông minh trên toàn thế giới”.

Các sản phẩm cho thành phố thông minh được trưng bày tại Triển lãm

Thành phố thông minh đầu tiên của Hàn Quốc, được đặt tên là Eco Delta City, trải rộng trên 11,8 km2, với mục tiêu là 76.000 người sinh sống vào năm 2023. Tổng cộng 130 tỷ won sẽ được đầu tư vào thành phố thông minh này trong vòng 5 năm tới, chính phủ cho biết.

Hơn 100 công ty đang tham gia Triển lãm, mang đến cái nhìn về tương lai vơi sự kết hợp các công nghệ hiện đại.

Để phù hợp với tầm quan trọng của lối sống thân thiện với môi trường được nhấn mạnh, Công ty Korea Land & Housing do nhà nước điều hành đã trưng bày hệ thống tái chế thông minh của mình.

Hệ thống tái chế sinh học thực phẩm tạo ra phân hữu cơ trộn chất thải thực phẩm và dăm gỗ sinh học, hiện được khoảng 630 hộ gia đình ở Ansan, tỉnh Gyeonggi và 100 hộ gia đình ở Gongneung, Seoul và Doan, Daejeon sử dụng, một quan chức cho biết.

Những nỗ lực của Hàn Quốc để hình thành các thành phố thông minh đã được 10 năm. Eco Delta City sẽ tập hợp dữ liệu hiện đang ở khắp nơi và được quản lý bằng trí tuệ nhân tạo. Chúng tôi có kế hoạch cung cấp dữ liệu được thu thập cho các doanh nghiệp và công chúng”, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Kim Hyun-me cho biết tại cuộc họp cấp bộ trưởng về các thành phố thông minh ở Busan.

Theo ictvietnam.vn
Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

Hợp tác với Walt Disney, Vinaphone ra mắt kho nội dung số hấp dẫn

Tóm tắt: 

Sử dụng sản phẩm hợp tác này, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng nội dung khi con cái truy cập Internet bởi kho nội dung này đều mang khuynh hướng giáo dục, được kiểm định chặt chẽ và hoàn toàn thân thiện với trẻ nhỏ.

VinaPhone chính thức hợp tác với The Walt Disney Company Southeast Asia Pte.Limited (Disney) ra mắt kho nội dung số với nhiều tiện ích hấp dẫn cùng những sự kiện, lễ hội mang đẳng cấp quốc tế, phù hợp với nhóm khách hàng trẻ tuổi hiện nay.

Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam, VinaPhone vẫn đang không ngừng hoàn thiện để xây dựng một hệ thái sinh số toàn trình, hướng tới những tiện ích trọn vẹn dành cho khách hàng. Trong đó, xây dựng kho nội dung số hấp dẫn là một trong những chiến lược trọng tâm luôn được nhà mạng chú trọng, nhằm mang lại cho khách hàng những trải nghiệm khác biệt, đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng gia tăng.

Và hướng đi này được nâng thêm một tầm cao mới khi VinaPhone chính thức bắt tay với Disney - tập đoàn giải trí hàng đầu thế giới với nhiều sản phẩm nội dung chất lượng và thu hút được sự quan tâm của nhóm khách hàng trẻ tuổi toàn cầu.

Trong hợp tác này, VinaPhone đóng vai trò cung cấp nền tảng, xây dựng hệ thống website, cơ sở hạ tầng, trong khi đó, Disney sẽ là bên cung cấp kho nội dung hấp dẫn như Frozen, Marvel, Star Wars..., hứa hẹn sẽ mang tới nhiều tiện ích và ưu đãi dành cho các bạn trẻ và các hộ gia đình trẻ.

Việc bắt tay giữa đại diện viễn thông công nghệ hàng đầu Việt Nam và đại diện mảng nội dung giải trí số 1 thế giới chắc chắn sẽ mang tới nhiều trải nghiệm mới lạ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các “thượng đế.” Với mức chi phí hợp lý, khách hàng có thể thỏa sức trải nghiệm nhiều nội dung cao cấp trên thế giới do nhà sản xuất Disney xây dựng.

Từ những câu chuyện cổ tích thần tiên dành cho khách hàng nhí từ 3 tuổi cho tới thế giới của những siêu anh hùng Marvel làm bao thanh niên mong ngóng, tất cả đều sẽ được VinaPhone số hóa trên nền tảng di động thông qua website: https://store.vinaphone.vn/disney.

Khách hàng trải nghiệm dịch vụ mới

Ngoài ra, khách hàng cũng có thể tải và thanh toán dễ dàng nội dung đặc biệt từ Disney.

Sử dụng sản phẩm hợp tác này, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng nội dung khi con cái truy cập Internet bởi kho nội dung này đều mang khuynh hướng giáo dục, được kiểm định chặt chẽ và hoàn toàn thân thiện với trẻ nhỏ.

Nhâp dịp này, VinaPhone cũng cho ra mắt dòng sim và gói cước đồng thương hiệu Hey Disney kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn với mức giá là 89,000VND/tháng. Mục tiêu của dòng sản phẩm này là đáp ứng những nhu cầu sở thích khác nhau của đối tượng cá nhân hoặc hộ gia đình trẻ với việc truy cập miễn phí kho nội dung Disney và lưu lượng data tháng là 8GB data.

Không chỉ dừng lại ở những sản phẩm liên quan tới di động, VinaPhone dự định sẽ bắt tay với Disney để mang những format sự kiện, lễ hội đẳng cấp quốc tế về cho khách hàng trong nước. VinaPhone hy vọng không chỉ số hóa thế giới cổ tích trên di động mà còn có thể tạo nên thế giới của những câu chuyện Disney ngoài đời thực dành riêng cho khách hàng.

Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Tổng Giám đốc của VNPT VinaPhone khẳng định:“Việc hợp tác giữa VinaPhone và Disney là bước tiến lớn bởi chúng tôi là đơn vị viễn thông đầu tiên của Việt Nam hợp tác với Tập đoàn giải trí số 1 thế giới về sản phẩm và thương hiệu nhằm mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng . Với VinaPhone, chúng tôi mong muốn đem niềm hạnh phúc, vui vẻ và gắn kết yêu thương tới các bạn trẻ và những thành viên trong gia đình.”

Trong thời gian tới, VinaPhone sẽ tiếp tục cùng Disney mở rộng và đa dạng hóa hệ sinh thái nội dung số để có thể phục vụ tốt hơn cho khách hàng, đem tới những trải nghiệm mới, không đơn giản chỉ là đem lại sự hài lòng mà còn là phương tiện gắn kết hạnh phúc yêu thương.

QA

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành

APICTA 2019 trao thưởng cho 98 sản phẩm CNTT

Tóm tắt: 

Đoàn Việt Nam có 1 cúp và 8 Merits, xếp thứ 7 trên bảng xếp hạng.

Đoàn Việt Nam có 1 cúp và 8 Merits, xếp thứ 7 trên bảng xếp hạng.

 Lễ Công bố và Trao Giải thưởng Công nghệ thông tin Châu Á – Thái Bình Dương 2019 (APICTA Awards 2019) vừa diễn ra tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tối 22/11.

Ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bà Vũ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Tỉnh Quảng Ninh đã tham dự và trao Giải thưởng cho các thí sinh đến từ 15 quốc gia và nền kinh tế thành viên của Liên minh CNTT Châu Á – Thái Bình Dương (APICTA)

Qua 4 ngày với lịch làm việc dày đặc của Giải thưởng và các hoạt động bên lề, APICTA Awards 2019 đã thành công tốt đẹp.

Cụ thể, trong 02 ngày (20-21/11/2019), hoạt động chính của sự kiện là thuyết trình – chấm thi đã diễn ra tại 25 Hội đồng thi dưới sự sát hạch của 75 giám khảo quốc tế và Việt Nam.

24 cúp được trao cho sản phẩm giành chiến thắng

Kết quả, trong số 324 sản phẩm đủ tư cách dự thi đến từ 16 nền kinh tế, đã có 24 cúp được trao cho sản phẩm giành chiến thắng (Winner), và 74 sản phẩm đạt Bằng khen (Merit). Trong số này, đoàn Việt Nam có 1 cúp và 8 Merits, xếp thứ 7 trên bảng xếp hạng.

Đội Việt Nam giành cúp

Chia sẻ các thông tin về Giải thưởng APICTA năm nay, ông Lữ Thành Long, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo APICTA Awards 2019 - nhận định: “Về tổng thể, các đề cử dự thi của Việt Nam lần này đều có chất lượng cao, các đội thi có kỹ năng trình bày rất chuyên nghiệp. Sự khác biệt giữa các sản phẩm thực sự là không nhiều, khiến Hội đồng Giám khảo làm việc rất vất vả trong khâu lựa chọn những đề cử xuất sắc nhất để trao giải thưởng và bằng khen”.

Tuy nhiên, theo ông Long, “các đơn vị tham gia Giải thưởng không nên chỉ nghĩ đến thành tích mà nên xem đây là cơ hội rất tốt cho các thí sinh giao lưu, hợp tác với nhau và với các nhà đầu tư trong tương lai. Về mặt quốc gia, đây là dịp để chúng ta có thể nhận thức rõ hơn về năng lực công nghệ của chúng ta trong tương quan với các quốc gia và nền kinh tế trong khu vực”.

Bày tỏ sự vui mừng trước thành công của việc tổ chức thành công Giải thưởng APICTA năm 2019, Bà Vũ Thị Thu Thuỷ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhận định: Quảng Ninh là nơi diễn ra rất nhiều sự kiện có tầm vóc quốc gia và quốc tế, nhưng rất trân trọng, quan tâm đến các hoạt động về Khoa học – Công nghệ nói chung và công nghệ thông tin – truyền thông nói riêng.

Qua sự kiện lần này, tỉnh Quảng Ninh có thêm các cơ hội để hợp tác, tăng cường xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư đặc biệt đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.

Đồng thời, tại buổi Hội thảo về Chuyển đổi số và Thành phố thông minh hôm 20/11 vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đã chia sẻ tới toàn thể quý vị về kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng CNTT tại Quảng Ninh, trong đó trọng tâm là việc tỉnh đang triển khai xây dựng Đề án Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019-2025, do đó, với những sản phẩm giải pháp được vinh danh đạt giải thưởng APICTA ngày hôm nay, cũng như những sản phẩm giải pháp tiếp tục được phát triển trong thời gian tới hãy lựa chọn Quảng Ninh để hiện thực hóa, đưa các sản phẩm giải pháp vào trong đời sống xã hội phục vụ người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.

“Quảng Ninh luôn sẵn sàng hợp tác, đi đầu trong việc ứng dụng những sản phẩm giải pháp mới mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội”, bà Vũ Thị Thu Thủy cho biết.

 Minh Anh

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyển động ngành