Chuyển động ngành
Ericsson dẫn đầu trong thị trường hạ tầng mạng 5G toàn cầu năm 2020
Submitted by nlphuong on Tue, 13/04/2021 - 21:03Ericsson đã đầu tư đáng kể vào hoạt động nghiên cứu phát triển, điều cần thiết trong một thị trường mà công nghệ liên tục phát triển.
Hiện có hơn 130 thỏa thuận 5G thương mại 5G với các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP) và đảm bảo 83 mạng 5G đang hoạt động trên toàn cầu, Ericsson đã được Frost & Sullivan, công ty tư vấn kinh doanh hàng đầu thế giới, vinh danh là công ty dẫn dầu thị trường hạ tầng mạng 5G toàn cầu năm 2020.
Phát huy vị thế hàng đầu hiện tại của mình trên thị trường hạ tầng mạng 4G, Ericsson tiếp tục xếp hạng cao nhất về thị trường hạ tầng mạng 5G trong bảng xếp hạng mới nhất Frost Radar™. Theo Frost & Sullivan, thị trường hạ tầng mạng 5G bao gồm mạng truy cập vô tuyến (RAN), mạng truyền tải và mạng lõi, có thể bao gồm một hoặc nhiều mạng biên.
Trong báo cáo gần đây nhất, Frost & Sullivan đã độc lập lựa chọn 20 trong số hơn 100 công ty hiện đang hoạt động trong lĩnh vực này trên toàn cầu. Đây là các công ty này có vị thế dẫn đầu thị trường nói chung, hoặc dẫn đầu một phân khúc thị trường, hay từng là những công ty dẫn đầu về ý tưởng định hướng trong một số phân khúc nhất định. Được chỉ rõ trong phương pháp báo cáo, bảng xếp hạng Frost Radar™ xác định vị trí thị trường của các công ty trong một ngành cụ thể dựa trên điểm số tăng trưởng và sáng tạo (Growth and Innovation) của họ.
Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, cho biết: “Tại Ericsson, chúng tôi liên tục đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để phát triển các giải pháp sáng tạo và tốt nhất cho các khách hàng của chúng tôi. Được công nhận là công ty dẫn đầu trong báo cáo Frost Radar™ củng cố năng lực dẫn dắt công nghệ, khả năng cạnh tranh thị trường, đổi mới sáng tạo của chúng tôi, và quan trọng nhất là cam kết đối với khách hàng của chúng tôi. Chúng tôi tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào danh mục các giải pháp 4G/5G để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng."
Chỉ số tăng trưởng và sáng tạo
Báo cáo Frost Radar™ đánh giá tốc độ tăng trưởng và doanh thu, kết hợp chúng với nhiều yếu tố khác để đo hiệu quả hoạt động của một công ty dọc theo trục Tăng trưởng. Báo cáo Frost Radar™ cũng xác định năng lực sáng tạo của từng công ty bằng cách đánh giá danh mục sản phẩm của họ, kiểm định khả năng mở rộng của các giải pháp đó, xem xét hiệu quả của chiến lược nghiên cứu phát triển, cũng như các yếu tố khác.
Nhận định về Chỉ số tăng trưởng, ông Troy Morley, Nhà phân tích thị trường cao cấp, nhóm Công nghệ Thông tin & Truyền thông của Frost & Sullivan, cho biết: “Là công ty dẫn đầu trên thị trường hạ tầng 4G, Ericsson gia nhập thị trường 5G với một tập khách hàng lớn. Công ty đã rất xuất sắc trong việc giữ chân khách hàng hiện tại và bổ sung khách hàng mới, và có một lượng khách hàng đáng kể sẽ chuyển đổi sang 5G trong những năm tới.
Trong những năm gần đây, Ericsson đã điều chỉnh chiến lược tổng thể của mình theo hướng tập trung vào lợi nhuận. Mới đây, Ericsson cho biết đã thực hiện thành công quá trình chuyển đổi chiến lược này, cải thiện đáng kể khả năng sinh lời và vị thế tài chính của mình”.
Liên quan đến Chỉ số sáng tạo, ông Morley bổ sung: “Ericsson đã chứng minh được khả năng mở rộng khả năng sáng tạo của hãng trên toàn cầu với công nghệ 2G, 3G, 4G và bây giờ là 5G. Đối với 5G, Ericsson cho biết hiện đang đảm bảo 72 mạng 5G được vận hành ở 37 quốc gia* (mức cao nhất mà Frost & Sullivan từng thấy được công bố). Ericsson đã đầu tư đáng kể vào hoạt động nghiên cứu phát triển, điều cần thiết trong một thị trường mà công nghệ liên tục phát triển”.
Danh mục giải pháp 5G hàng đầu
Ericsson đã phát triển các giải pháp 5G toàn diện của mình bao gồm Ericsson Radio System (hệ thống vô tuyến), 5G Core (hệ thống mạng lõi), Orchestration (hệ thống điều phối) và 5G Transport (hệ thống truyền tải) cũng như các dịch vụ chuyên nghiệp của hãng. Ericsson cũng có các giải pháp phần mềm sáng tạo như Ericsson Spectrum Sharing (chia sẻ tần số), ghép sóng mạng 5G và Uplink Booster, giúp cải thiện đáng kể vùng phủ sóng, thông lượng cho người dùng và hiệu quả sử dụng phổ tần.
Các giải pháp này hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ trong việc triển khai và phát triển 5G để đảm bảo trải nghiệm người dùng cuối tốt nhất. Ngoài ra, các sản phẩm vô tuyến Ericsson Radio System được đưa ra thị trường từ năm 2015 có thể hỗ trợ tính năng 5G New Radio (NR) thông qua cài đặt phần mềm từ xa.
Ericsson Digital Services cung cấp giải pháp 5G lõi kép (dual-mode 5G Core), tạo ra các mạng thông minh hơn cho hoạt động kinh doanh thông minh hơn, giúp các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông mang đến cho người dùng và các ngành nghề nhiều cơ hội kinh doanh mới. Các giải pháp tự động hóa mạng của Ericsson sẽ góp phần cải thiện hiệu quả và hiệu năng mạng, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tạo ra các luồng doanh thu mới cho các phương án sử dụng 5G mới.
Như đã được công bố vào tháng 2, Ericsson cũng được công ty tư vấn và nghiên cứu CNTT độc lập Gartner vinh danh là công ty dẫn đầu trong bảng xếp hạng Magic Quadrant năm 2021 về Hạ tầng mạng 5G cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông.
ND
Học sinh Hải Phòng đạt giải đặc biệt Cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2021
Submitted by nlphuong on Tue, 13/04/2021 - 07:45Sau hơn 5 tháng triển khai, cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2021 với chủ đề "Tuổi trẻ Việt Nam qua con tem bưu chính" đã chọn được 15 tập thể và 37 cá nhân để trao giải.
Sau hơn 5 tháng triển khai, cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2021 với chủ đề "Tuổi trẻ Việt Nam qua con tem bưu chính" đã chọn được 15 tập thể và 37 cá nhân để trao giải.
Từ hơn 1,2 triệu bài dự thi, Ban Tổ chức, Ban giám khảo đã lựa chọn, trao giải cho 15 tập thể và 37 cá nhân, trong đó, giải đặc biệt năm nay thuộc về em Lê Hoàng, lớp 4C, trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Lê Chân, Hải Phòng; 2 giải Nhất thuộc về em Lê Trọng Hiếu (lớp 9/2, trường THCS Lê Quý Đôn, Long Khánh, Đồng Nai) và em Lê Minh Đức (lớp 5H7, trường tiểu học Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng).
Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 4 giải nhì, 10 giải ba và 20 giải khuyến khích với tổng giá trị giải thưởng gần 100 triệu đồng.
Các em học sinh đạt giải cuộc thi được vinh danh |
Theo đánh giá của Giáo sư Sử học Lê Văn Lan, Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi, cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2021 có nhiều điều đặc biệt như như bài thi viết tay thay cho đánh máy ngày càng nhiều, chất lượng bài thi nâng cao hơn trước, đối tượng tham gia ngày càng được mở rộng. Các bài thi đã thể hiện được sự tài năng, tâm huyết và tinh thần chịu khó học hỏi, trao đổi của các em học sinh để sưu tầm được nhiều tem có giá trị làm tư liệu minh chứng cho bài thi. Các bài đạt giải cuộc thi đều trả lời đầy đủ và chính xác câu hỏi Ban tổ chức đưa ra.
Giáo sư Lê Văn Lan mong muốn trong tương lai các em học sinh sẽ ngày càng phát huy được tiềm năng của mình trong việc tìm hiểu và sưu tầm những con tem bưu chính để tiếp tục nối dài và duy trì thú chơi tem của Việt Nam.
Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2021 do Hội đồng Đội Trung ương, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Hội Tem Việt Nam phối hợp tổ chức diễn ra từ 10/2020 đến giữa tháng 3/2021. Đây là sân chơi dành cho thiếu nhi có độ tuổi từ 8 đến 15 (lớp 3 đến lớp 9) trong cả nước.
Sau hơn 5 tháng triển khai, cuộc thi đã thu hút sự quan tâm, ủng hộ tích cực của Hội đồng Đội các tỉnh, thành phố, các cung, nhà thiếu nhi, các trung tâm hướng dẫn hoạt động thanh thiếu nhi, các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh trên cả nước. Qua đó, ban Tổ chức đã nhận được hơn 1,2 triệu bài dự thi hợp lệ của các em gửi về tham dự.
Cuộc thi được tổ chức là một trong những hoạt động lớn của thiếu nhi cả nước chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn, Hội đồng đội Trung ương cho biết: Cuộc thi là một diễn đàn lớn để các em thể hiện sự hiểu biết của mình về truyền thống vinh quang của Đảng Cộng sản Việt Nam, về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh và những hy sinh, đóng góp to lớn của các thế hệ thanh thiếu nhi Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thông qua tìm hiểu những con tem bưu chính, cuộc thi đã góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao lòng tự hào dân tộc và hun đúc cho các em tình yêu quê hương đất nước, ý thức rõ hơn về trách nhiệm của lớp măng non trong thời kỳ mới; là động lực giúp các em thi đua học tập và rèn luyện, xứng đáng là những con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan của Bác Hồ; cùng nhau đoàn kết xây dựng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh, tiến bước lên Đoàn.
Hỗ trợ SME đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và chuyển sang đám mây
Submitted by nlphuong on Sat, 10/04/2021 - 09:40Mỗi ứng viên SME đủ điều kiện có thể nhận được phiếu thưởng và dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp miễn phí,
Huawei đã khởi động Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) với các đối tác hệ sinh thái đáng tin cậy ở Châu Á - Thái Bình Dương, nhằm cung cấp nhiều hỗ trợ kỹ thuật hơn nữa để phục hồi kinh tế trong cuộc chiến chống lại đại dịch trong khu vực.
Các SME là động lực của tăng trưởng và đổi mới trong khu vực APEC. SME chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp và sử dụng hơn một nửa lực lượng lao động trên khắp các nền kinh tế APEC. SME đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, với tỷ trọng GDP từ 40% - 60% ở hầu hết các nền kinh tế APEC, theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.
Đại dịch đã buộc các doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và chuyển sang đám mây trước kế hoạch từ 1 - 3 năm. HUAWEI CLOUD hiện đang làm việc với hơn 19.000 đối tác và 1,6 triệu nhà phát triển, đồng thời cam kết thúc đẩy nền kinh tế số để hỗ trợ phục hồi kinh tế bền vững.
Đối với Chương trình Hỗ trợ SME, sẽ triển khai cho đến ngày 31/12/2021, mỗi ứng viên SME đủ điều kiện có thể nhận được phiếu thưởng trị giá lên đến 3.000 USD và dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp miễn phí, bao gồm các giải pháp đám mây tiên tiến cho nhiều tình huống ngành khác nhau, như dịch vụ tài chính, giáo dục, thương mại điện tử, trò chơi điện tử, IoT, phát triển ứng dụng và ứng dụng doanh nghiệp.
Các SME có tài khoản trên trang web chính thức của HUAWEI CLOUD nhưng chưa bao giờ sử dụng bất kỳ dịch vụ trả phí nào có thể đăng ký trên trang Chương trình hỗ trợ SME và nhận tư vấn từ các chuyên gia đám mây. Các đơn đăng ký sẽ được xem xét dựa trên các nhu cầu đám mây của công ty và mức độ sẵn sàng của khối lượng công việc để triển khai dịch vụ đám mây.
“Công ty chúng tôi vẫn còn rất nhỏ, nhưng chúng tôi có tham vọng phát triển thành một doanh nghiệp lớn. Vì vậy, lựa chọn một đối tác đáng tin cậy là ưu tiên của chúng tôi, để có công nghệ, dịch vụ và sự hỗ trợ đáng tin cậy. HUAWEI đã làm rất tốt. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ nhận được phản hồi nhanh chóng giống như bất kỳ khách hàng lớn nào của bạn ”, Yongyan Liu, Đồng sáng lập và Phó Giám đốc Chiến lược và Phát triển tại SYMBIONAT HEALTH cho hat.
Hiện tại, HUAWEI CLOUD cung cấp hơn 220 dịch vụ trong các danh mục như máy tính, lưu trữ, mạng, bảo mật, dữ liệu lớn, AI và IoT, cùng với hơn 210 giải pháp cho toàn ngành. Các doanh nghiệp có thể tin tưởng vào hệ sinh thái mạnh mẽ của Huawei để tăng tốc đổi mới bằng cách tham gia nỗ lực với các đối tác sinh thái khác.
ND
Nhiều hoạt động trong ngày Lễ khai mạc Ngày sách Việt Nam lần thứ 8
Submitted by nlphuong on Thu, 08/04/2021 - 21:22Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, nhiều hoạt động sẽ diễn ra trên cả nước nhân dịp Ngày sách Việt Nam lần thứ 8.
Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, nhiều hoạt động sẽ diễn ra trên cả nước nhân dịp Ngày sách Việt Nam lần thứ 8.
Cùng với đó, sẽ có các hoạt động, tọa đàm diễn ra tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Văn Bình, Quận 1) trong thời gian diễn ra Hội sách (bắt đầu từ ngày 18/4), như: Tọa đàm khoa học về phát triển văn hóa đọc trong xu thế chuyển đổi số do Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức.
Tọa đàm giới thiệu bộ sách mới về triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật); giới thiệu các bộ sách mới về Thành phố Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh); giới thiệu về các bộ sách mới về chuyển đổi số (Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông); giao lưu giữa tác giả Nguyễn Nhật Ánh với bạn đọc...
Các hoạt động trên sàn book365.vn cũng diễn ra sôi nổi thông qua giao lưu, tọa đàm giới thiệu, trao đổi về văn hóa đọc; chuyển đổi số trong xuất bản và cách tiếp cận đọc sách trong thời đại công nghiệp 4.0; giới thiệu tác giả, tác phẩm với bạn đọc... bắt đầu từ ngày 17/4 đến ngày 15/5.
Thời gian tới, để thu hút, lan tỏa Ngày sách Việt Nam lần thứ 8 và Hội sách trực tuyến Quốc gia chào mừng Ngày sách, Cục Xuất bản, In và Phát hành đề nghị các cơ quan báo chí căn cứ vào tình hình thực tế chủ động xây dựng các tuyến tin, bài tuyên truyền cho Ngày sách và Hội sách để truyền thông, quảng bá các hoạt động của Ngày sách Việt Nam lần thứ 8 trên phạm vi toàn quốc, tạo sự lan tỏa, hưởng ứng tham gia của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương và cộng đồng; phối hợp với Cục Xuất bản, In và Phát hành đẩy mạnh tuyên truyền, tạo kết nối với đọc giả để Hội sách và các hoạt động, tọa đàm thành công tốt đẹp.
Nguồn: hanoitv.vn
http://hanoitv.vn/nhieu-hoat-dong-trong-ngay-le-khai-mac-ngay-sach-viet-nam-lan-thu-8-d163542.html
Công bố ứng dụng "nội" đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam
Submitted by nlphuong on Sat, 03/04/2021 - 08:00Với mục tiêu trở thành công cụ đo tốc độ truy cập Internet phổ biến tại Việt Nam, ứng dụng i-Speed được triển khai trên cả hai nền tảng iOS và Android, hỗ trợ người dùng chủ động đo và tự đánh giá tốc độ truy cập Internet...
Với mục tiêu trở thành công cụ đo tốc độ truy cập Internet phổ biến tại Việt Nam, ứng dụng i-Speed được triển khai trên cả hai nền tảng iOS và Android, hỗ trợ người dùng chủ động đo và tự đánh giá tốc độ truy cập Internet của mình một cách trung thực, chính xác. Ứng dụng được công bố chính thức vào ngày 02/4/2021.
Sau hơn một năm triển khai website đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam (https://speedtest.vn) và nhận được sự quan tâm sử dụng của cộng đồng, Cục Viễn thông và Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) (Bộ TT&TT) đã phối hợp phát triển mở rộng hệ thống, xây dựng ứng dụng i-Speed miễn phí trên thiết bị di động nhằm đem đến sự thuận tiện cho người dùng.
Ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc VNNIC cho biết: Hiện nay Internet Việt Nam đã được sử dụng rộng rãi, thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, tốc độ truy cập Internet và các số liệu Internet sử dụng ở Việt Nam đang phụ thuộc vào các ứng dụng, dữ liệu của nước ngoài và thậm chí chúng ta phải đi mua các số liệu để phục vụ công tác quản lý của nhà nước.
Để giải quyết bất cập này, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT, VNNIC chủ trì cùng với Cục Viễn thông và các DN để xây dựng hệ thống nền tảng đo này, bao gồm hệ thống phần mềm để đo ở phía server, các hệ thống các điểm đo do DN đóng góp vào trong suốt 1 năm vừa qua. Hệ thống i-Speed có thể cài trực tiếp trên các nền tảng di động iOS, Android để người dùng, cán bộ, người dân có thể cài đặt, sử dụng thuận tiện và số liệu này là tin cậy và chính xác.
Cũng theo Giám đốc VNNIC, số liệu người dân đo được sẽ được thu thập đóng góp vào kho dữ liệu chung đóng góp cho cơ quan quản lý nhà nước, từ đó phân tích để nắm được tình hình tốc độ truy cập Internet ở mọi miền Tổ quốc. Số liệu này cũng sẽ được phân tích để chia sẻ với các DN để DN có thể tối ưu mạng lưới, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Qua iSpeed, người dùng có thể nắm được tốc độ của mình để so sánh gói cước và phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ để có chất lượng dịch vụ tốt nhất.
VNNIC, Cục Viễn thông công bố ứng dụng i-Speed |
i-Speed với gần 30 điểm đo trên toàn quốc, thuận tiện, tin cậy với người dùng Internet Việt Nam
Ứng dụng i-Speed by VNNIC (gọi tắt là i-Speed) được phát triển từ hệ thống đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam cung cấp trên giao diện Web (web-based) tại địa chỉ https://speedtest.vn hoặc https://i-speed.vn.
Trong năm 2020, VNNIC đã phối hợp với Cục Viễn thông và các DN cung cấp dịch vụ Internet (ISP) Việt Nam triển khai gần 30 điểm đo trên toàn quốc, đặt tại 03 điểm kết nối của Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) và trên mạng của các ISP lớn tại Việt Nam.
Ứng dụng i-Speed được thiết kế đơn giản, thuận tiện nhằm nâng cao tương tác với người sử dụng. Chỉ với một "click", người dùng Internet Việt Nam có thể chủ động đo các thông số tốc độ truy cập Internet (tốc độ tải xuống (Download), tốc độ tải lên (Upload) và độ trễ (Ping, Jitter)); qua đó, tự đánh giá liệu người dùng có đang được trải nghiệm Internet tốc độ cao như cam kết của nhà cung cấp dịch vụ.
i-Speed cũng ghi nhận lịch sử đo trên thiết bị để người dùng dễ dàng theo dõi kết quả tốc độ truy cập Internet của mình.
DN Việt hưởng ứng sử dụng i-Speed "Make in Viet Nam" để cung cấp dịch vụ Internet, bảo vệ quyền lợi người sử dụng
Việc đo lường, nghiên cứu các chỉ số Internet thông qua chất lượng trải nghiệm thực tế của người dùng (Quality of Experience – QoE) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hạ tầng, dịch vụ Internet và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Người dùng có thể cài đặt ứng dụng i-Speed trên thiết bị di động hoặc thực hiện đo trực tiếp trên Website https://speedtest.vn hoặc https://i-speed.vn. |
Tại sự kiện ra mắt ứng dụng i-Speed ngày 02/4/2021, theo đại diện VNNIC và Cục Viễn thông, việc phát triển ứng dụng i-Speed và công bố thống kê tốc độ truy cập Internet một cách trung thực, khách quan đã góp phần hoàn thiện "bức tranh" thống kê đa chiều về Internet Việt Nam, thúc đẩy tính cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ Internet của các doanh nghiệp.
Theo thống kê từ hệ thống i-Speed trong quý 1, năm 2021, tốc độ trung bình Download và Upload mạng di động thu được từ người dùng là 40,47 Mbps và 25,73 Mbps; tốc độ trung bình Download và Upload mạng băng rộng cố định là 57,60 Mbps và 47,40 Mbps.
Là sản phẩm công nghệ thuần Việt, i-Speed hứa hẹn sẽ là một ứng dụng "không thể thiếu" ("must-have"), gắn liền với việc cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet Việt Nam. Hướng đến việc bảo vệ quyền lợi người dùng, các DN đều ủng hộ sử dụng i-Speed, hướng dẫn khách hàng cài đặt thực hiện đo tốc độ truy cập Internet.
VNNIC khuyến khích các DN tham gia cung cấp điểm đo theo tiêu chuẩn chung để mở rộng mạng lưới điểm đo cho hệ thống, phục vụ việc cung cấp số liệu chính xác hơn tới cộng đồng. Hiện đã có 10 DN tham gia triển khai các điểm đo trên hệ thống, bao gồm VNPT, Viettel, Vietnamobile, Mobifone, NetNam, HTC, FPT Telecom, CMC Telecom, SCTV và SPT.
Trong thời gian tới, VNNIC sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng, DN cung cấp dịch vụ Internet nâng cấp ứng dụng i-Speed, triển khai thêm các điểm đo trên cả nước, hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo hoạt động mạng Internet Việt Nam an toàn, hiện đại, nâng cao năng lực hạ tầng số, phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Các thống kê về tốc độ kết nối mạng Internet của các ISP được công bố trên Website https://speedtest.vn hoặc https://i-speed.vn để người dùng có thể tham chiếu, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp.
Theo ictvietnam.vn
Nét mới của giải thưởng 'Chuyển đổi số Việt Nam" năm 2021
Submitted by nlphuong on Fri, 02/04/2021 - 05:55Các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn nâng tầm giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam” năm 2021 để doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng thị trường và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào cuộc sống.
Các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn nâng tầm giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam” năm 2021 để doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng thị trường và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào cuộc sống.
Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh cho rằng, các giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam” đã có những tác động tích cực tới cộng đồng doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. |
Ngày 1/4, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Truyền thông số Việt Nam và các đơn vị đã tổ chức phát động giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards” năm 2021 để tìm ra những giải pháp chuyển đổi số hiệu quả và có lợi cho các doanh nghiệp.
TS Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết, giải thưởng “Chuyển đổi đổi số Việt Nam” được tổ chức lần này nhằm hưởng ứng Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ. Đồng thời, qua các năm giải thưởng còn giúp phát hiện và tôn vinh những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiêu biểu của Việt Nam, đặc biệt là những nền tảng số “Made in Vietnam” để quảng bá tới các thị trường trong nước và quốc tế. Theo đó, nhiều doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cũng đã bày tỏ mong muốn nâng tầm giải thưởng đến khu vực để doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường ra nước ngoài và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào cuộc sống nhiều hơn.
Theo ban tổ chức, sẽ có 4 hạng mục giải thưởng: hạng mục 1 được trao cho những cá nhân, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông sở hữu các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiêu biểu.
Hạng mục 2, trao cho những doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đã có quá trình ứng dụng công nghệ số để thay đổi mô hình quản lý, sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi số thành công.
Hạng mục 3, trao cho cơ quan nhà nước ở tất cả các cấp có quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang môi trường quản lý, làm việc dựa trên nền tảng công nghệ số.
Hạng mục 4, trao cho những đơn vị, cá nhân có giải pháp chuyển đổi số phục vụ hiệu quả cho người khuyết tật, giúp người khuyết tật hoà nhập cuộc sống cộng đồng; những sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số phục vụ người dân sống tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Ban tổ chức sẽ tiến hành nhận hồ sơ đến hết tháng 7, thông qua cổng tiếp nhận trực tuyến tại website của giải thưởng ở địa chỉ trang web vda.com.vn. Hội đồng sơ tuyển và Hội đồng chung khảo sẽ làm việc để lựa chọn ra những doanh nghiệp xứng đáng nhất vinh danh trong lễ trao giải. Dự kiến, lễ trao giải được tổ chức vào cuối tháng 10 và được tường thuật trực tiếp trên VTV, tiếp sóng trên nhiều kênh và các nền tảng truyền thông khác…
https://baotintuc.vn/khoa-hoc-cong-nghe/net-moi-cua-giai-thuong-chuyen-doi-so-viet-nam-nam-2021-20210401125220930.htm
Kết nối đối tác hợp tác trong chuyển đổi số
Submitted by nlphuong on Thu, 01/04/2021 - 06:30Hội nghị nhằm sẻ tầm nhìn và mục tiêu hợp lực giữa các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ số, và cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho tổ chức - doanh nghiệp
Để chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu hợp lực giữa các doanh nghiệp (DN) viễn thông, công nghệ số, và cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho tổ chức - DN hướng tới mục tiêu cung cấp trọn gói bộ giải pháp chuyển đổi số (CĐS) toàn diện cho khách hàng DN, vào ngày 5/4/2021 tới, Tập đoàn VNPT và Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh (HCA) sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối đối tác hợp tác trong chuyển đổi số.
Trong khuôn khổ hội nghị, Tập đoàn VNPT sẽ giới thiệu, trao đổi với các DN về định hướng chiến lược và cơ chế, chính sách hợp tác của VNPT với các DN CNTT, và các nền tảng của VNPT sẵn sàng cho việc hợp tác với các đối tác trong chuyển đổi số, đặc biệt là cơ chế hợp tác đa dạng phù hợp của VNPT dành cho các tối tác là các đơn vị khởi nghiệp, các nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ, các nhà kinh doanh tích hợp và các nhà phát triển ứng dụng.
Ông Huỳnh Quang Liêm – Quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT chia sẻ, chuyển đổi số là cơ hội ngàn năm có một của Việt Nam, của doanh nghiệp công nghệ và của toàn bộ khối DN Việt Nam, đặc biệt trong tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp.
Với định hướng là Tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin, VNPT hiện đang cung cấp các bộ giải pháp đầy đủ cho những lĩnh vực chuyển đổi số. Nhiều tổ chức, DN đã và đang lựa chọn VNPT là đối tác cung cấp giải pháp hạ tầng số, mà còn là đối tác cung cấp giải pháp CĐS toàn diện cho DN, từ hạ tầng số đến các giải pháp quản trị nguồn lực DN, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và các nền tảng công nghệ cao như AI, IoT, Big Data để giải quyết các bài toán CĐS cụ thể tại từng DN.
Với Tập đoàn VNPT, CĐS không chỉ là nhiệm vụ chiến lược mà còn quyết định vai trò của VNPT trong việc dẫn dắt xây dựng chính quyền và nền kinh tế số tại Việt Nam. Việc tham gia xây dựng Trục liên thông văn bản quốc gia; Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG); Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Trục liên thông văn bản của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN… trong thời gian qua, VNPT tiếp tục khẳng định sự phát triển vững mạnh của mình cùng với vai trò tiên phong trong công cuộc CĐS quốc gia.
ND
Kapersky được công nhận về đào tạo nhận thức bảo mật
Submitted by nlphuong on Wed, 24/03/2021 - 07:39"Sự công nhận này chính là minh chứng cho cách tiếp cận nhất quán của chúng tôi về các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của người dùng".
Kaspersky được công nhận là một trong những nhà cung cấp giải pháp an ninh mạng khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong khuôn khổ Gartner Peer Insights ‘Voice of the Customer’ dành cho chương trình đào tạo nhận thức bảo mật – Kaspersky Security Awareness.
Kaspersky, nhà cung cấp giải pháp an ninh mạng hàng đầu công bố tỷ lệ đánh giá từ khách hàng - 94% tương ứng 4,6 trên 5 điểm - cho danh mục nhận thức bảo mật, bao gồm Kaspersky Automated Security Awareness Platform. Trong số 11 công ty được tham gia đánh giá, Kaspersky là 1 trong 2 công ty an ninh mạng có vị trí cao nhất – người dùng bình chọn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh các giải pháp và dịch vụ an ninh mạng đang dần trở nên bão hòa, sự công nhận từ người dùng trở thành yếu tố phân biệt và điểm mấu chốt để các nhà cung cấp khẳng định mình trên thị trường. Đối với chúng tôi, sự ghi nhận này từ khách hàng trong nghiên cứu hàng đầu thế giới là minh chứng cho những nỗ lực của Kaspersky trong việc xây dựng tiêu chuẩn số trong khu vực, đặc biệt về lĩnh lực an ninh mạng.
Theo báo cáo, 83 người dùng xác thực đưa ra đánh giá về khả năng sản phẩm Kaspersky với số điểm tổng quan 4,6/5; 4,7/5 dành cho khả năng đánh giá, 4,6/5 cho khả năng tương thích và hoạt động, 4,7/5 cho dịch vụ và hỗ trợ khách hàng.
Cụ thể, khách hàng đã có những phản hồi cụ thể như:
Về lĩnh vực quản lý Tài chính cấp cao: “Đây là công cụ quản lý mạng và bảo mật CNTT được xem như nền tảng cung cấp đào tạo nhận thức tốt nhất.
Về chuyên viên bảo mật ngành sản xuất: “Tôi đã dùng chương trình đào tạo an ninh mạng của Kaspersky được vài năm. Đây là nền tảng tuyệt vời để đào tạo nhân viên về an ninh mạng khi ngày nay việc biết cách sử dụng các thiết bị công nghệ rất quan trọng.”
Về quản lý ngành xây dựng: “Trải nghiệm về sản phẩm rất tốt. Chương trình mang đến cho chúng tôi những insight (sự thật ngầm hiểu) về cách người dùng phản ứng khi nhận được email đáng ngờ và chúng tôi cần phải làm gì để cải thiện năng lực bảo mật.”
Về tư vấn viên sức khỏe: “Trang web của nhà cung cấp mang đến hướng dẫn toàn diện để các tổ chức tiến hành các bài tập mô phỏng và ghi nhận phản hồi từ người dùng. Chúng tôi đã có thể sử dụng sản phẩm trong giai đoạn đánh giá và rất yêu thích tính tăng của sản phẩm này.”
Ông Chris Connell, Giám đốc Điều hành Kaspersky châu Á - Thái Bình Dương bày tỏ vui mừng cho biết: "Sự công nhận này chính là minh chứng cho cách tiếp cận nhất quán của chúng tôi về các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của người dùng. Khi an ninh mạng đang được xem là bước quan trọng đối với tất cả doanh nghiệp và tổ chức thuộc mọi quy mô cùng với quá trình số hóa dưới tác động của đại dịch, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển những chương trình đào tạo ứng dụng tình báo an ninh mạng với tiêu chuẩn cao nhất và theo kịp xu thế CNTT".
ND
VINASA 2021 - 2025: Tiên phong đổi mới nắm bắt cơ hội CMCN 4.0
Submitted by nlphuong on Sat, 20/03/2021 - 17:45Ngành công nghiệp ICT Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng trung bình 26,1%/năm, trở thành một trong những ngành kinh tế có doanh thu lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước.
Đại hội Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) lần thứ V nhiệm kỳ 2021 – 2025 đã được tổ chức trang trọng với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham gia của 260 đại biểu, đại diện cho 438 doanh nghiệp (DN) hội viên.
Đại hội có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó bí thư thường trực Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương Phạm Tấn Công; Đại diện của Bộ Nội vụ, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Bộ, Ngành trung ương.
Hỗ trợ DN phần mềm và dịch vụ CNTT có tốc độ phát triển cao
Chính thức hoạt động từ tháng 4/2002, đến nay VINASA đã là một tổ chức xã hội nghề nghiệp uy tín, với 438 đơn vị hội viên là các DN hàng đầu trong ngành, chiếm tới 60% nhân lực và 70% năng lực sản xuất của ngành phần mềm Việt Nam.
Điểm nổi bật trong nhiệm kỳ IV (2016 - 2020) là VINASA đã hoàn thiện được hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện cho sự phát triển của các doanh nghiệp CNTT Việt Nam:
- Về tư vấn chính sách: Hội đồng Tư vấn Chính sách và nhóm Think Tank
- Về chuyển đổi số: thành lập Liên minh Chuyển đổi số (2019)
- Về khoa học công nghệ: Viện Khoa học Công nghệ VINASA (VSTI, năm 2011)
- Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Học viện VINASA, Học viện Chuyển đổi số VINASA (2020)
- Về Hỗ trợ khởi nghiệp: CLB Nhà đầu tư khởi nghiệp công nghệ số (VDI, năm 2020), VINASA Digital Acelerator (VDA, năm 2021)
- Về hỗ trợ phát triển thị trường: Ban Dịch vụ và Phát triển doanh nghiệp (BDS) thuộc Văn phòng VINASA
- Về truyền thông, quảng bá thương hiệu: Tạp chí Nhịp Sống Số (Năm 2017)
- Về phát triển thị trường quốc tế: Ban Hợp tác quốc tế, và Ủy ban Hợp tác CNTT Việt Nam – Nhật Bản (năm 2007)
Đây là các mảng hoạt động hỗ trợ tích cực cho nhu cầu kinh doanh, mở rộng thị trường và truyền thông, quảng bá thương hiệu cho các DN hội viên.
Trong nhiệm kỳ IV của Ban chấp hành VINASA, ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT vẫn tiếp tục là ngành có tốc độ phát triển cao dẫn đầu và đặc biệt là có đóng góp quan trọng vào sự phát triển, hiện đại hóa của các ngành kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội đất nước.
Cụ thể, ngành công nghiệp ICT Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng trung bình 26,1%/năm, trở thành một trong những ngành kinh tế có doanh thu lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước.
Năm 2020, doanh thu ước đạt 120 tỷ USD, trong đó doanh thu công nghiệp phần mềm và nội dung số đạt trên 6 tỷ USD cao gấp 2 lần so với doanh thu năm 2015 (3 tỷ USD). Năng suất và giá trị sản lượng lao động trong ngành cũng cao hơn các ngành kinh tế khác từ 3 – 10 lần, mức cao nhất đạt trên 20.000 USD/người/năm. Tỷ lệ hàm lượng giá trị Việt Nam trong doanh thu của ngành rất cao, đạt tới 90 – 95%.
Đội ngũ DN phần mềm và dịch vụ CNTT đã có sự lớn mạnh nhanh chóng cả về số lượng, qui mô, trình độ công nghệ và về quản trị DN. Số lượng những công ty lớn với quy mô trên dưới 1.000 lao động đã được bổ sung nhiều tên tuổi mới.
Bên cạnh FPT, MISA, CMC, TMA, VNG... là RikkeiSoft, KMS, GMO-Z.com Runsystem..., và một số lượng lớn các DN phát triển lên ngưỡng 500 – 900 lao động như: VMG, Luvina, Fujinet, NTQ, VTI…Số lượng các DN có quy mô 100 – 400 cũng xuất hiện rất nhiều tên tuổi mới: VNEXT, Deha, Nal, Beetsoft, HBLab…
So với 5 năm trước, hầu hết các DN đã có bước phát triển lên một tầng mới. Xét về trình độ công nghệ, trong các lĩnh vực đang là xu thế phát triển trên thế giới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, dữ liệu lớn hay di động, nhiều DN của Việt Nam đã đạt trình độ ngang với các DN trên thế giới. Rất nhiều DN đang đem những kinh nghiệm, công nghệ, quy trình tích lũy sau nhiều năm làm cho đối tác nước ngoài để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao Make in Vietnam dành cho thị trường Việt Nam.
Hướng về chặng đường phía trước, với tinh thần “Tiên phong - Hợp tác - Sáng tạo”, Đại hội VINASA lần thứ V, nhiệm kỳ 2021 – 2025 đã đặt ra những mục tiêu mới, cũng như có những thay đổi về cơ cấu, nhân sự và chiến lược hoạt động.
Ban chấp hành và Ban lãnh đạo VINASA đã có sự trẻ hóa toàn diện, với sự tham gia của nhiều doanh nhân trẻ đang dẫn dắt các doanh nghiệp ICT hàng đầu Việt Nam. Trọng trách Chủ tịch VINASA nhiệm kỳ mới được trao cho Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa.
Phương hướng và chiến lược hoạt động của Hiệp hội sẽ tập trung vào 4 định hướng lớn: Xây dựng các hệ sinh thái công nghệ; Phát triển các nền tảng (Platform); Chú trọng chiến lược AI; Tham gia phát triển nguồn nhân lực CNTT, thông qua việc triển khai 3 lĩnh vực đào tạo chính gồm công nghệ, chuyển đổi số, smartcity.
Ban lãnh đạo VINASA đã vạch rõ 12 hoạt động trọng tâm thời gian tới, bao gồm: Chính sách; Chính phủ số; Thành phố thông minh; Thúc đẩy startup công nghệ; Công nghệ AI; Chuyển đổi số DN; Chuyển đổi số nông nghiệp; Chuyển đổi số du lịch; Đào tạo chuyển đổi số, thành phố thông minh, AI…; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng vị thế trên trường quốc tế; Phát triển Hiệp hội trong và ngoài nước; Truyền thông, marketing cho ngành và DN.
Ban lãnh đạo mới của VINASA nhiệm kỳ V (2021-2025) đã được bầu và chính thức ra mắt với Chủ tịch, 08 Phó Chủ tịch, 04 Ủy viên Ban Thường vụ và 40 Ủy viên Ban Chấp hành. Chủ tịch Hiệp hội: Ông Nguyễn Văn Khoa – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT; Các phó Chủ tịch gồm: Ông Lê Xuân Hoà - Phó Chủ tịch VINASA; Ông Lữ Thành Long - Chủ tịch HĐQT Công ty CP MISA; Ông Lâm Nguyễn Hải Long - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển CVPM Quang Trung; Bà Nguyễn Thị Thu Giang - Tổng Thư ký VINASA; Ông Mai Duy Quang - Giám đốc TFI Accelerator; Ông Ngô Diên Hy - Tổng Giám đốc Công ty CNTT VNPT; Ông Nguyễn Tử Quảng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ BKAV; Ông Nguyễn Mạnh Hổ - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp DN Viettel (Viettel TS) .
Để có được sự chuyển giao thế hệ một cách thuận lợi, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được những kinh nghiệm, kiến thức vô giá của thế hệ đi trươc, Đại hội đã quyết định thành lập HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP VINASA bao gồm những nhà sáng lập, những lãnh đạo Hiệp hội khóa trước.
Hội đồng bao gồm 10 thành viên: Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA khóa I, II, III, IV; Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch VINASA khóa I, II, III, IV; Ông Nguyễn Nhật Quang - Phó Chủ tịch VINASA khóa I, II, III, IV; Ông Phạm Tấn Công - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASA khóa I, II, III; Ông Trương Hoài Trang - Phó Chủ tịch VINASA khóa I, II; Ông Chu Tiến Dũng - Phó Chủ tịch VINASA khóa II; Ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch VINASA Khóa IV; Ông Nguyễn Trung Chính - Phó Chủ tịch VINASA khóa IV; Ông Nguyễn Đoàn Hùng - Phó Chủ tịch VINASA Khóa IV; Ông Nguyễn Việt Hải - Phó viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA"
Tiên phong đổi mới nắm bắt cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)
Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ghi nhận nỗ lực, sáng tạo của các DNphần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam, với vai trò nòng cốt quy tụ của VINASA, cũng như nỗ lực của Bộ TT&TT trong thời gian qua, đặc biệt trong nhiệm kỳ này, đã đóng góp chung vào những thành tựu phát triển của đất nước. VINASA và cộng đồng DN CNTT đã tích cực tham gia kiến nghị, đề xuất đối với việc hoạch định các chính sách phát triển, ứng dụng CNTT.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: đây là thời điểm ngành CNTT lại được trao lại sứ mệnh tiên phong đổi mới để nắm bắt cơ hội của CMCN 4.0 |
VINASA đã hình thành những nhóm tư vấn không chỉ trực tiếp đến liên quan đến CNTT mà còn tham gia vào tư vấn chung về chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, để chúng ta có những bước đi rất sớm, chủ động chuẩn bị, sẵn sàng đón những cơ hội, vượt qua thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Phó Thủ tướng nhắn nhủ: “Với sự chuyển giao thế hệ tại Đại hội lần này, bằng các công cụ CNTT, Ban Chấp hành mới của VINASA cần đặc biệt chú ý đến nhiệm vụ quy tụ những trí thức, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, tham gia tư vấn hoạch định chính sách cho chính phủ trong thời kỳ mới...”.
Nhắc lại vai trò, sứ mệnh tiên phong đổi mới của ngành bưu điện 30 năm trước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đây là thời điểm ngành CNTT lại được trao lại sứ mệnh tiên phong đổi mới để nắm bắt cơ hội của CMCN 4.0.
Trong đó, theo Phó Thủ tướng, VINASA, cộng đồng DN phần mềm, dịch vụ CNTT phải nhận trọng trách tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số với tư duy mới, cách làm mới. Vì vậy, trong nhiệm kỳ này, bên cạnh việc hướng ra thị trường nước ngoài, VINASA và các DN thành viên cần có nhiều giải pháp thiết thực, thật dễ sử dụng, hướng đến số đông để giải những bài toán đặt ra trong thực tiễn nhằm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, ứng dụng CNTT đem lại tác động, thay đổi tích cực trong xã hội.
Khát vọng tiên phong trong sự nghiệp hưng thịnh quốc gia bằng công nghệ số
Tham dự sự kiện, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: “Cộng đồng DN phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam đã lớn mạnh. Chúng ta có quyền tự hào về cộng đồng này, về những đóng góp của họ cho đất nước. Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có được sự lớn mạnh này. Không phải ngẫu nghiên mà có được, đó là do sự lựa chọn chiến lược đúng, do người Việt Nam phù hợp với phát triển CNTT nói riêng và công nghệ nói chung, do đất nước 35 năm đổi mới, chính trị ổn định và liên tục phát triển với tốc độ cao, do khát vọng của những người làm CNTT như anh Trương Gia Bình, do lao động quên mình, lao động quên ngày đêm của những người làm CNTT, của cộng đồng DN CNTT chúng ta…”.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao bằng khen cho các DN |
Nhìn nhận lại chặng đường đã qua của Hiệp hội, Bộ trưởng nói: “Cách đây 20 năm, Vinasa đã được thành lập với sứ mệnh xây dựng và kiến tạo nền công nghiệp mới của quốc gia. Vinasa đã phát triển, đã gắn liền với một chặng đường phát triển của đất nước, đã trở thành một tổ chức xã hội nghề nghiệp vững mạnh với hơn 400 DN thành viên. Ngày ấy, Chủ tịch Trương Gia Bình 45 tuổi. Và ngày hôm nay sẽ có có một người mới 45 tuổi nhận ngọn cờ từ tay anh Bình để đi tiếp.
Ngọn cờ ấy không thay đổi, đó là khát vọng hưng thịnh quốc gia bằng công nghệ, là khát vọng chinh phục thế giới bằng công nghệ, là tinh thần tiên phong đi đầu. Nhưng sẽ là sứ mệnh mới, sứ mệnh CĐS quốc gia, sứ mệnh Make In Vietnam, sứ mệnh biến Việt Nam thành quốc gia số, quốc gia thông minh nhất, sứ mệnh đi ta toàn cầu đóng góp cho sự phát triển của nhân loại, sứ mệnh tạo lên những tên tuổi lớn ảnh hưởng toàn cầu, sứ mệnh Việt Nam hùng cường thịnh vượng để không kẻ thù nào dám đến xâm phạm, để Việt Nam luôn có hoà bình”.
Cuối cùng, Bộ trưởng đã dành lời chúc đến Ban chấp hành nhiệm kỳ mới với những lời tâm huyết: “Tôi chúc Vinasa khởi đầu một chặng đường mới sau 20 năm, nhưng hãy giữ lấy triết lý ban đầu của những người sinh ra nó. Đó là khát vọng tiên phong trong sự nghiệp hưng thịnh quốc gia bằng công nghệ số, đồng thời cũng nhận lấy những sứ mệnh mới để góp phần đưa Việt Nam thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 khi nước Việt Nam mới tròn 100 tuổi”.
Phát biểu trên cương vị mới, Tân Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Văn Khoa cho biết: “Được sự tin cậy và ủy thác để đảm nhiệm trọng trách này, tôi rất vinh dự, tự hào đồng thời cũng cảm nhận được áp lực to lớn trong những ngày sắp tới. Đại diện cho Ban chấp hành Nhiệm kỳ V, chúng tôi cam kết kế thừa một cách tốt nhất những thành tựu và tâm huyết mà các vị trong Hội đồng sáng lập cũng như nhiệm kỳ trước đã gây dựng và truyền lại. Đồng thời, Vinasa cũng nhận trách nhiệm tiên phong trong hợp tác - đổi mới - sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam theo Nghị quyết mà Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII đã chỉ ra”.
Đại hội nhận định: Với bối cảnh quốc tế thuận lợi; chủ trương, chính sách, đường lối phát triển trong nước và nguồn nhân lực dồi dào, ngành Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam đang đứng trước thời cơ, vận hội lớn để không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam mà còn tạo vị thế vững chắc trên trường quốc tế.
Minh Anh
Đẩy mạnh giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản, phát hành
Submitted by nlphuong on Wed, 17/03/2021 - 22:28Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW Lê Mạnh Hùng đề nghị cơ quan chủ quản, nhà xuất bản, đơn vị phát hành sách phải đổi mới tư duy trong công tác xuất bản nhằm thích ứng với mọi đối tượng người đọc.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW Lê Mạnh Hùng đề nghị cơ quan chủ quản, nhà xuất bản, đơn vị phát hành sách phải đổi mới tư duy trong công tác xuất bản nhằm thích ứng với mọi đối tượng người đọc.
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN) |
Ngày 17/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2021.
Chia sẻ về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết ngành sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển lĩnh vực xuất bản, in và phát hành theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Các giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản, in và phát hành được chú trọng.
Các nhà xuất bản tiếp tục đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ vào quản lý, quy trình xuất bản; phát triển loại hình xuất bản điện tử, thương mại điện tử.
Cùng với chủ động đầu tư, đổi mới phương thức quản trị, bán hàng, các cơ sở phát hành xuất bản phẩm sẽ tập trung mọi nguồn lực thực hiện chuyển đổi số, phát triển thị trường phát hành xuất bản phẩm điện tử; chủ động liên kết giữa thị trường trong nước với thị trường khu vực và quốc tế.
Về nội dung, năm 2021, các nhà xuất bản sẽ tập trung xuất bản xuất bản phẩm phục vụ tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Các nhà xuất bản tăng cường khai thác, xuất bản sách phục vụ nhiệm vụ chính trị trọng tâm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về các vấn đề trọng yếu; xuất bản phẩm phục vụ các sự kiện chính trị quan trọng, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước; thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và tiềm năng của Việt Nam.
[Ngành xuất bản năm 2021: Vượt khó để phát triển theo hướng tinh túy]
Theo đánh giá của Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà xuất bản đã có nhiều nỗ lực trong khai thác, tổ chức bản thảo, xuất bản được nhiều xuất bản phẩm giá trị, phục vụ kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đất nước trong năm có nhiều sự kiện lớn. Một số đơn vị phát hành nỗ lực vượt khó, đẩy mạnh xuất khẩu sách; tìm kiếm thị trường mới, theo phương thức mới, hội nhập quốc tế.
Các nhà xuất bản đã chú trọng về quy trình xuất bản, quy trình biên tập, chất lượng nội dung đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, một số nhà xuất bản vẫn còn buông lỏng quản lý dẫn đến vi phạm về nội dung, bị xử lý. Việc triển khai thực hiện xuất bản điện tử, chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản còn chậm.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng đề nghị cơ quan chủ quản, nhà xuất bản, đơn vị phát hành sách phải đổi mới tư duy trong công tác xuất bản, phát hành sách nhằm thích ứng với mọi đối tượng người đọc, theo quy luật thị trường.
Các cơ quan chủ quan cần quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí, con người, cơ sở vật chất để hỗ trợ nhà xuất bản của mình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Các nhà xuất bản cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng phương thức, nội dung kinh doanh trên cơ sở phải phù hợp, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của thị trường.
Các nhà xuất bản, công ty sách cần quan tâm khai thác, bám sát đời sống thực tiễn, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của từng ngành và nhu cầu của người dân.
Hiện cả nước có 59 nhà xuất bản, 2.725 đơn vị phát hành. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, năm 2020, các chỉ số về sản lượng, doanh thu của hoạt động xuất bản đều giảm so với năm 2019. Tổng số xuất bản phẩm là 36.218 (giảm 2,4%) với 403,5 triệu bản.
Về lĩnh vực phát hành, năm 2020, toàn ngành phát hành trên 330 triệu xuất bản phẩm (giảm 27,7%); doanh thu đạt 3.700 tỷ đồng (giảm 24,4%); số lượng xuất bản phẩm xuất khẩu đạt 300.000 bản (giảm 28,7%); số lượng xuất bản phẩm nhập khẩu 21,1 triệu bản (giảm 44,76%).../.
https://www.vietnamplus.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=700071