Chuyển động ngành
Huawei tuyên bố chuyển giao công nghệ 5G
Submitted by nlphuong on Thu, 11/02/2021 - 11:09Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Huawei Nhậm Chính Phi kêu gọi 'chính sách cởi mở' và hợp tác thương mại để cùng tăng trưởng.
Tại lễ khai trương phòng thí nghiệm đổi mới ngành khai thác than thông minh ở Tây An, ông Nhậm Chính Phi, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Huawei đã chia sẻ tầm nhìn của mình về hợp tác thương mại toàn cầu được hỗ trợ bằng các chính sách mở.
Nhấn mạnh niềm tin vốn có của mình vào các chính sách thương mại cởi mở có lợi cho sự tăng trưởng chung, ông Nhậm Chính Phi tái khẳng định sự sẵn sàng của Huawei trong việc chuyển giao toàn bộ công nghệ 5G của mình cho sự phát triển của hệ sinh thái ICT toàn cầu.
Kêu gọi các chính sách thương mại cởi mở, Nhậm Chính Phi nói: “Cả Mỹ và Trung Quốc đều cần phát triển kinh tế, vì điều này tốt cho xã hội và cân bằng tài chính của chúng ta. Mọi người đều cần điều này. Khi nhân loại không ngừng tiến bộ, không công ty nào có thể phát triển một ngành công nghiệp toàn cầu hóa một mình. Nó đòi hỏi những nỗ lực chung trên toàn thế giới”.
Ông Nhậm Chính Phi cho biết thêm: “Chúng tôi sẵn sàng chuyển giao tất cả các công nghệ 5G của mình, không chỉ cấp phép sản xuất cho người khác. Điều này sẽ bao gồm các chương trình nguồn và mã nguồn cho tất cả các bí mật thiết kế phần cứng cũng như bí quyết và thiết kế chip”.
Ngành công nghiệp toàn cầu hóa hiện đại phụ thuộc lẫn nhau, cần chuỗi cung ứng mở và sự hợp tác giữa các công ty trên các khu vực địa lý. Huawei, với tư cách là nhà cung cấp giải pháp ICT toàn cầu hàng đầu, sẽ tiếp tục tập trung vào việc cung cấp nền tảng cho các ngành đa dạng như khai thác mỏ, cảng, gang thép, than để áp dụng các giải pháp ICT với việc tăng cường sử dụng các hệ thống điện tử, phần mềm và máy tính.
Tiếp tục cam kết cung cấp các sản phẩm và giải pháp tốt nhất cho khách hàng, Huawei đang khởi động động cơ đổi mới vượt ra ngoài lĩnh vực viễn thông với hơn 100 trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm chung trên toàn thế giới, chuyên về các lĩnh vực như toán học, vật lý, hóa học, sinh học và thẩm mỹ và phục vụ cho các ngành công nghiệp đa dạng.
ND
Tư duy số: Không còn chỗ cho tình thân hữu chi phối
Submitted by nlphuong on Tue, 09/02/2021 - 15:43Việc cần làm trong chuyển đổi số là hình thành các chỉ số định lượng để chuyển đổi sang “tư duy số”… Có như vậy, các quyết định mới đạt hiệu quả cao và không còn chỗ cho tình thân hữu chi phối.
Xây dựng quốc gia số và phát triển kinh tế số được đặt như một trọng tâm trong Văn kiện Đại hội Đảng 13 để tạo động lực đưa Việt Nam lên thành nước phát triển có thu nhập cao.
Vấn đề này cũng đã được thảo luận sôi nổi ngay trong vài ngày đầu của Đại hội. Đây quả là một lựa chọn đường lối phát triển rất đúng đắn trong hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới và trong khu vực hiện nay.
Từ kinh nghiệm phát triển vài chục năm qua, thế giới đã nhận ra rằng chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với công nghệ cao mới có thể tạo được hiệu suất cao cho phát triển để vượt lên đón đầu tương lai.
Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với công nghệ cao mới có thể tạo được hiệu suất cao |
Câu hỏi “sau công nghiệp sẽ là gì?” đã được đặt ra từ khi quá trình công nghiệp hoá tạo ra nhóm 7 nước công nghiệp phát triển. Khoảng dăm bảy năm trước, công luận ồn ào về thuật ngữ công nghệ 4.0 theo cách gọi của người Đức đưa ra trên Diễn đàn Kinh tế thế giới.
Sau đó ít lâu, người ta lại bàn bạc về nội dung “thế hệ 4.0” gồm “trí tuệ nhân tạo” (AI) và “Internet kết nối vạn vật” (IoT). Vài năm gần đây, vấn đề phát triển lại chuyển sang định hướng kinh tế số, công nghệ số, quốc gia số...
Ba cuốn sách và 3 nguyên thủ
Người đầu tiên bàn về vấn đề công nghệ là động lực tạo nên sự phát triển loài người là Alvin Toffler, một nhà xã hội học Hoa Kỳ. Ông đã để 30 năm (1960 - 1990) vào nghiên cứu, khái quát hoá, rút ra quy luật và dự báo phát triển với 3 cuốn sách nổi tiếng thế giới: Cú sốc tương lai (1970), Đợt sóng thứ ba (1980) và Thăng trầm quyền lực (1990).
Nội dung của cả 3 cuốn sách này chỉ nhằm chỉ ra rằng: Loài người bắt đầu bằng kỷ nguyên nông nghiệp; công nghệ cơ khí đã làm ra máy móc thay thế lao động chân tay để tạo nên kỷ nguyên công nghiệp; tiếp theo, công nghệ thông tin đã làm ra máy móc thay thế lao động trí óc của con người để tạo nên kỷ nguyên thông tin.
Kỷ nguyên thông tin là đợt sóng thứ 3 sau nông nghiệp, rồi công nghiệp, làm cho loài người phải thay đổi cơ bản như bị một cú sốc lớn trong tương lai để phát triển. Ứng với mỗi kỷ nguyên này có một dạng thức quyền lực khác nhau: Vũ lực là dạng thức quyền lực trong kỷ nguyên nông nghiệp, tài chính trong kỷ nguyên công nghiệp và trí tuệ trong kỷ nguyên thông tin.
Bộ 3 cuốn sách này đã gây chú ý lớn cho nguyên thủ nhiều quốc gia, đặc biệt là Triệu Tử Dương (khi đó là Thủ tướng Trung Quốc), Lý Quang Diệu (Thủ tướng Singapore) và Kim Dae Jung (Tổng thống Hàn Quốc).
Ba vị nguyên thủ quốc gia này đã mời Alvin Toffler để đàm đạo riêng. Cả 3 quốc gia này nay đã trở thành nước công nghiệp mới, đang trong nhóm đầu của thế giới về xây dựng quốc gia số và phát triển kinh tế số từ trạng thái một nước nông nghiệp lạc hậu vào thời điểm thập kỷ 1960.
Tôi đã có 8 năm hợp tác nghiên cứu khoa học ở Ba Lan (1980 - 1988) nên có điều kiện tiếp cận khá sớm với 3 cuốn sách của Alvin Toffler. Từ đó, sau khi về nước tôi đã quyết định thực hiện “cải cách số” trong lĩnh vực sản xuất thông tin địa lý ở nước ta.
Nơi hoàn thành chuyển đổi công nghệ số từ năm 2000
Vào năm 1989, tôi đã đưa công nghệ định vị vệ tinh (GPS) vào đo đạc mặt đất sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton vừa ban hành quyết định cho phép sử dụng GPS chỉ cho mục đích quân sự vào mục đích dân sự. Khi đó nước ta còn đang bị cấm vận, khó khăn mọi bề trong tiếp cận công nghệ.
Ngày nay, GPS đã được phổ cập tới mức được gắn vào mọi thiết bị thông minh để xác định vị trí của mọi hoạt động. Từ thành công trong cải cách công nghệ định vị địa lý, đến năm 2000 tôi đã hoàn thành việc chuyển đổi mọi thiết bị chụp ảnh mặt đất từ máy bay, vệ tinh; thiết bị đo đạc trên mặt đất; thiết bị xử lý dữ liệu về dạng kỹ thuật số. Đến 2010, toàn bộ dữ liệu địa lý của Việt Nam đã được thiết lập dưới dạng thông tin số. Tôi đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới vì thành tích này.
Cách đây ít tuần, một anh bạn làm việc tại Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam có kể với tôi rằng cấp trên có xuống Cục làm việc về chuyển đổi số. Cục trưởng đã trả lời rằng chuyển đổi công nghệ số ở đây đã hoàn thành từ năm 2000. Cuộc làm việc kết thúc sớm. Nghe chuyện, tôi cũng vui lây.
Từ định tính sang định lượng
Nhìn lại kinh nghiệm phát triển số trên thế giới và của bản thân, có thể thấy trí tuệ nhân tạo đang đóng vai máy móc thay thế lao động trí óc của con người, đang tạo nên bước đột phá quan trọng cho phát triển. Gắn với trí tuệ nhân tạo, mọi thông tin phải ở dạng số.
Trí tuệ con người thiên về tư duy định tính, thường bị tình cảm yêu hay ghét chi phối, làm mất đi tính trung thực và khách quan. Mọi nhận định và đánh giá thường thiếu căn cứ định lượng mang tính chính xác của khoa học, nhiều trường hợp đã dẫn đến những quyết định sai. Khác đi, trí tuệ nhân tạo lại tư duy theo định lượng, mọi quyết định đưa ra đều đủ căn cứ xác đáng sau khi phân tích dữ liệu. Quyết định sai chỉ có thể xảy ra khi dữ liệu sai.
Hiện nay, trên thế giới đã đưa ra một hệ thống đồ sộ các chỉ số để đánh giá mọi quá trình, mọi ngành nghề, mọi hoạt động, mọi quốc gia. Hàng năm, Ngân hàng Thế giới đều xuất bản một tài liệu mang tên “Chỉ số thế giới” với hàng triệu chỉ số để đánh giá hàng nghìn lĩnh vực của hàng trăm quốc gia.
Các chỉ số như vậy là căn cứ xác đáng để mỗi quốc gia tự đánh giá mình đang ở mức nào trong từng lĩnh vực, rồi từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp. Đây chính là bản chất của “tư duy số”. Tư duy con người cũng phải thay đổi từ định tính sang định lượng. Đó là sự chuyển đổi số của tư duy.
Nước ta hiện nay có thiếu vắng hệ thống chỉ số cần thiết để đánh giá và quyết định. Mọi thứ vẫn trong trạng thái tư duy định tính. Việc cần làm trong chuyển đổi số là hình thành các chỉ số định lượng để chuyển đổi tư duy sang “tư duy số” như một thói quen trong phát triển cho tới khi trở thành “văn hoá số”. Có như vậy các quyết định mới đạt hiệu quả cao và không còn chỗ cho tình thân hữu chi phối.
Đặng Hùng Võ
Nguồn: vietnamnet.vn
Bưu điện lưu thoát hết hàng hóa trước Tết Tân Sửu
Submitted by nlphuong on Tue, 02/02/2021 - 15:29Để đảm bảo nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính của khách hàng, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) (Vietnam Post) vừa công bố kế hoạch phục vụ trong trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Hiện nay nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua Bưu điện đang bước vào cao điểm, tăng gấp đôi so với bình thường, có những ngày sản lượng lên tới hơn 1 triệu bưu gửi/ngày. Bên cạnh việc tăng cường năng lực mạng lưới, phương tiện vận chuyển, BĐVN đã bố trí lao động, ca kíp hợp lý, tổ chức làm thêm ca, thêm giờ để lưu thoát hàng hóa nhanh nhất .
Với nguyên tắc phát hết hàng hóa trong ca, trong ngày, các đơn vị đã chủ động bố trí lực lượng phát, bưu tá hợp lí cho từng tuyến phát, tổ chức phát hàng ngoài giờ hành chính, nhất là các địa bàn có sản lượng bưu phẩm lớn để đảm bảo hàng hóa được phát chính xác, an toàn tới người nhận trong thời gian nhanh nhất
Theo kế hoạch phục vụ Tết, BĐVN sẽ thực hiện phát hàng đến hết ngày 10/2/2021 (29 tháng Chạp) và hoạt động trở lại từ sáng ngày 14/2 (mùng 3 Tết). Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế, các Bưu điện tỉnh, thành phố có thể tăng giảm số lượng tuyến phát, thời gian phát, thời gian nghỉ tết để đảm bảo tất cả các bưu gửi đến bưu cục trong ngày 29 tháng Chạp đều sẽ được phát trước Tết Nguyên đán.
Các bưu cục cấp 1 trên toàn quốc sẽ mở cửa phục vụ khách hàng đến hết ngày 10/2/2021 (29 tháng Chạp) và mở cửa trở lại từ ngày 15/02 (mùng 4 Tết).
Đối với các bưu cục cấp 2, 3 hoặc Bưu điện - Văn hóa xã, căn cứ vào tình hình thực tế, phong tục, tập quán của từng địa bàn cụ thể, các Bưu điện tỉnh, thành phố sẽ chủ động việc đóng, mở cửa, bố trí số lượng nhân viên giao dịch theo hướng tối ưu hóa hiệu quả phục vụ khách hàng.
Đối với dịch vụ chuyển tiền bưu điện, chuyển tiền nhanh PayPost, các giao dịch sẽ được thực hiện đế hết ngày 8/2 (27 tháng Chạp). Riêng dịch vụ tiết kiệm Bưu điện; tín dụng hưu trí, công chức sẽ được thực hiện đến hết ngày 10/2 (29 tháng Chạp). Ngày mùng 4 Tết, các dịch vụ này cũng sẽ hoạt động bình thường trở lại.
Đặc biệt để đảm bảo an toàn hàng hóa, phương tiện và người tham gia giao thông trong dịp Tết, BĐVN cho biết đã yêu cầu hơn 2.000 lái xe tải chuyên ngành bưu chính, hàng nghìn bưu tá, nhân viên phát và toàn thể cán bộ, công nhân viên tuyệt đối chấp hành các quy định khi tham gia giao thông, không sử dụng rượu bia, nước uống có cồn trong thời gian làm nhiệm vụ và tham gia giao thông.
Ngoài ra, để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, chính quyền địa phương các cấp về công tác phòng chống dịch, BĐVN còn thường xuyên tiến hành khử khuẩn và vệ sinh các bưu cục, điểm giao dịch, trang bị nước sát khuẩn tại các điểm phục vụ khách hàng…
Đặc biệt, lực lượng lao động thường xuyên tiếp xúc với khách hàng như bưu tá, giao dịch viên luôn tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch, nhất là khuyến cáo "5K" để bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của khách hàng, cộng đồng và bản thân người lao động.
Nguồn: ictvietnam.vn
Phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính chào mừng Đại hội Đảng lần thứ XIII
Submitted by nlphuong on Fri, 22/01/2021 - 21:30Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ diễn ra từ ngày 25/01 - 02/02/202. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của Đảng ta, tiếp tục lãnh đạo đất nước phát triển bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhằm góp phần tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tầm vóc, ý nghĩa của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã phát hành và phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính "Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII".
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký phát hành đặc biệt bộ tem. |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng bức tem khổ lớn cho Ủy viên Bộ chính trị Trần Quốc Vượng |
Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã trải qua 12 kỳ Đại hội từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ I năm 1935 đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII năm 2016.
Bộ tem gồm 01 mẫu được thiết kế tràn lề theo khuôn khổ 43x32 (mm), do họa sĩ Tô Minh Trang (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế. Mẫu tem thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được vẽ theo ngôn ngữ hội họa hiện thực, với ý tưởng Bác Hồ luôn đề cao công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đó là vấn đề then chốt của then chốt mà các kỳ đại hội Đảng luôn được nhấn mạnh.
Bộ tem "Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII" gồm 01 mẫu |
Hình tượng lá cờ có hình búa liềm và sao vàng nói lên ý tưởng Đảng luôn là tổ chức tiên phong dẫn dắt dân tộc giành mọi thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng. Số XIII La Mã được vẽ theo hình khối vững chắc thể hiện ý tưởng Đại hội XIII sẽ là đại hội của đoàn kết bền vững như một khối thống nhất. Biểu tượng đài hoa sen được thiết kế theo mô típ vốn cổ tượng trưng cho văn hóa và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, một lòng theo Đảng để xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Bộ tem được cung ứng trên mạng lưới bưu chính công cộng từ ngày 22/01/2021 đến ngày 31/12/2022.
Kể từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đến nay, vào mỗi kỳ Đại hội, Bưu điện Việt Nam đều phát hành tem chào mừng thể hiện khí thế thi đua sôi nổi, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Chủ nghĩa xã hội, những thành quả to lớn của Cách mạng Việt Nam.
Các bộ tem bao gồm:
- "Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III", phát hành ngày 04/9/1960, gồm 02 mẫu;
- "Đại hội IV Đảng Cộng sản Việt Nam", phát hành ngày 10/12/1976, gồm 02 mẫu;
- "Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V (bộ 1)", phát hành ngày 15/02/1982, gồm 02 mẫu và "Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V (bộ 2)", phát hành ngày 27/02/1982, gồm 02 mẫu;
- "Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam", phát hành ngày 20/11/1986, gồm 04 mẫu và 01 blốc;
- "Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII", phát hành ngày 19/5/1991, gồm 03 mẫu;
- "Chào mừng Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam", phát hành ngày 03/02/1996, gồm 02 mẫu;
- "Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX", phát hành ngày 18/4/2001, gồm 02 mẫu;
- "Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X", phát hành ngày 03/02/2006, gồm 01 mẫu;
- "Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI", phát hành ngày 05/01/2011, gồm 01 mẫu;
- "Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII", phát hành ngày 18/01/2016, gồm 01 mẫu.
Nguồn: ictvietnam.vn
MobiFone xây dựng các giải pháp chuyển đổi số cho du lịch Hà Giang
Submitted by nlphuong on Thu, 21/01/2021 - 21:56Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) và UBND tỉnh Hà Giang vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch Hà Giang thông qua chuyển đổi số (CĐS) và du lịch thông minh.
Sự kiện nằm trong khuôn khổ của Thỏa thuận ba bên giữa Tổng cục Du lịch - UBND tỉnh Hà Giang và Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Đây đồng thời là bước triển khai cụ thể trên cơ sở của Thỏa thuận hợp tác về CĐS ngành du lịch và Phát triển du lịch thông minh trên phạm vi toàn quốc, ký kết giữa Tổng cục Du lịch và MobiFone hồi tháng 12/2020.
Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch, ông Bùi Sơn Nam, Phó Tổng giám đốc, MobiFone và ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang ký kết hợp tác |
Thỏa thuận được ký kết giữa ba bên nhằm hướng tới việc hợp tác, xây dựng và hỗ trợ triển khai các giải pháp CĐS cho ngành du lịch tỉnh Hà Giang.
Theo định hướng phát triển du lịch thông minh, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và kết nối các sản phẩm dịch vụ du lịch thông qua việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc hợp tác này nhằm tăng giá trị và sức hấp dẫn cho các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh Hà Giang, cũng như hỗ trợ duy trì, phát huy các kênh liên lạc từ cơ quan quản lý - doanh nghiệp (DN) du lịch - khách du lịch, giúp thông tin trao đổi một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.
Theo nội dung thỏa thuận, UBND tỉnh Hà Giang sẽ cung cấp dữ liệu, nội dung các điểm đến, danh lam thắng cảnh, di tích, văn hóa, ẩm thực… của địa phương để tích hợp trên nền tảng ứng dụng du lịch thông minh, hỗ trợ các bên còn lại trong việc kết nối với các tổ chức, DN trên địa bàn hợp tác, khai thác và phát triển du lịch thông qua CĐS
Trong khi đó, Tổng cục Du lịch Việt Nam và MobiFone sẽ hỗ trợ tỉnh Hà Giang hướng dẫn sử dụng hệ thống, ứng dụng du lịch thông minh (Smart Travel) đồng thời hỗ trợ truyền thông, quảng bá các sự kiện, sản phẩm du lịch và các thông tin du lịch của tỉnh tới du khách trong và ngoài nước.
MobiFone sẽ xây dựng và hỗ trợ triển khai các giải pháp CĐS cho ngành du lịch tỉnh Hà Giang, liên thông tích hợp số liệu giữa Sở Văn hóa, thể thao, du lịch tỉnh Hà Giang và Tổng cục Du lịch; Xây dựng phương án phát triển nội dung, tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo mật dữ liệu trên nền tảng ứng dụng du lịch thông minh Smart Travel.
Smart Travel của MobiFone là bộ giải pháp tổng thể, toàn diện dành cho cả 3 đối tượng: khách du lịch - doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các nhà quản lý, hoạch định du lịch đều được hưởng các tiện ích của giải pháp.
Với công cụ Smart Travel tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất của cuộc cách mạng 4.0, như công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), hệ thống dữ liệu lớn (Big Data)... mọi chủ thể của ngành du lịch như khách hàng, doanh nghiệp, địa phương và các nhà quản lý sẽ hội tụ dưới một mái nhà chung trong không gian số.
Thông qua Smart Travel, các cơ quan chức năng sẽ nắm bắt được bức tranh toàn cảnh của du lịch Hà Giang nhờ khả năng thu thập và thống kê dữ liệu thông minh để đưa ra những quyết sách phù hợp.
Tổng cục Du lịch sẽ luôn đồng hành và có trách nhiệm đề xuất xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách giúp đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ số; tổ chức và hỗ trợ các hoạt động quảng bá, truyền thông về ứng dụng du lịch thông minh, khuyến khích các điểm, khu du lịch tham gia phát triển nội dung, tuyên truyền, tiếp thị thông tin hình ảnh ứng dụng du lịch thông minh Smart Travel tới khách du lịch nội địa và khách quốc tế.
Chia sẻ về sự hợp tác, đại diện MobiFone cho biết đơn vị này đang trong quá trình CĐS mạnh mẽ với khát vọng tiếp cận, làm chủ những công nghệ mới nhất của thế giới. "Rất nhiều giải thưởng uy tín trong nước cũng như quốc tế mà MobiFone đạt được trong lĩnh vực CNTT trong năm 2020, và mới đây nhất MobiFone hoàn thành việc thử nghiệm cung cấp dịch vụ thương mại 5G, đã khẳng định năng lực CNTT và quyết tâm của MobiFone đồng hành cùng Chính phủ và các ngành kinh tế then chốt trong công cuộc CĐS quốc gia".
Theo Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, du lịch là 1 trong 8 lĩnh vực ưu tiên CĐS. Với việc ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa Tổng cục Du lịch, UBND tỉnh Hà Giang và MobiFone, những địa danh nổi tiếng của vùng đất địa đầu tổ quốc như Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn, đỉnh Tây Côn Lĩnh, cổng trời Quản Bạ, cột cờ Lũng Cú… và nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc Mông, Tày, Dao, Lô Lô… sẽ được quảng bá hiệu quả nhất đến đối tượng khách du lịch trong nước cũng như trên toàn cầu thông qua ứng dụng Smart Travel của MobiFone.
Nguồn: ictvietnam.vn
Học sinh lớp 10 sẽ được dạy về Luật an ninh mạng
Submitted by nlphuong on Tue, 19/01/2021 - 22:03Thông tư được áp dụng đối với các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học phổ thông và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, nội dung môn học này ở bậc THPT gồm 105 tiết. Nội dung dạy học của từng khối lớp ở bậc học này được quy định chi tiết, nêu rõ yêu cầu cần đạt. Nhưng ở chương trình lớp 10 có những nội dung mới, đặc biệt rất gần với những vấn đề đang diễn ra xung quanh lứa tuổi học sinh bậc THPT.
Cụ thể, học sinh phải đạt được các yêu cầu là: Nêu được một số khái niệm cơ bản về mạng, an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường không gian mạng; Hiểu rõ nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng; Bảo mật được thông tin cá nhân, cảnh giác trước những thủ đoạn xâm nhập, phát tán mã độc, thông tin giả trên mạng.
Bên cạnh đó, ngoài các nội dung giới thiệu lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân, nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam, chương trình đưa vào những nội dung mới và thiết thực như: ma túy và tác hại của ma túy, phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương.
Theo thông tư, việc dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh phải kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành. Trong đó, vận dụng phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo.
Ảnh minh họa |
Ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, cho biết các chủ đề xuyên suốt quá trình học tập của học sinh nhằm giáo dục năng lực số bám sát bảy lĩnh vực trong khung năng lực số của UNESCO. Đó là năng lực sử dụng thiết bị số, năng lực xử lý thông tin trong môi trường số, năng lực giao tiếp trong môi trường số, an toàn trong quá trình làm việc, học tập trong môi trường số và cách giải quyết vấn đề khi có sự cố, định hướng nghề nghiệp trong môi trường số.
Nguồn: NT/hanoitv.vn
http://hanoitv.vn/hoc-sinh-lop-10-se-duoc-day-ve-luat-an-ninh-mang-d158314.html
Ví điện tử Gpay chính thức ra mắt với đầu tư chiến lược 425 tỷ đồng
Submitted by nlphuong on Tue, 19/01/2021 - 15:37Tập đoàn Công nghệ G-Group đã công bố khoản đầu tư series A vào ví điện tử Gpay và ra mắt liên doanh KB Fina giữa Tập đoàn Tài chính KB Hàn Quốc và Tập đoàn Công nghệ G-Group hôm nay 19/1 tại Hà Nội.
Thương vụ đầu tư này là điểm sáng của thị trường Fintech và cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam ngay dịp đầu năm mới 2021. |
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho biết các doanh nghiệp (DN) công nghệ số hiện đang đóng vai trò định nghĩa lại tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế. Với tài chính, ngân hàng, lĩnh vực này đang được định nghĩa lại bởi các DN Fintech.
Cũng theo Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Đường, Chương trình CĐS quốc gia đã đặt ra mục tiêu phổ cập dịch vụ tài chính, đưa dịch vụ này tới gần hơn các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, những nơi chưa có khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng thông qua các nền tảng số. Các DN Fintech đang tích cực thể hiện vai trò của mình trong việc thực hiện mục tiêu này.
Nếu như trước đây, các DN Fintech được biết đến như những kẻ thách thức, đe dọa sự tồn tại của các ngân hàng truyền thống thì nay, sự kết hơp giữa hai đối tượng này theo một mô hình phù hợp có thể tạo nên đột phá. Kết quả của điều này mang lại tập khách hàng mới và tạo ra những giá trị mới cho tập khách hàng cũ.
Thực tế ông Đường cho biết, đã có nhiều minh chứng cho sự kết hợp thành công giữa các DN Fintech và ngân hàng. Với Kenya, khoảng năm 2005, hơn 70% người dân Kenya chưa có tài khoản ngân hàng và không có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên đến nay, 100% dân số Kenya đã được tiếp cận với dịch vụ này. Ngân hàng thương mại Kenya đã tăng số khách hàng của mình từ 2 triệu lên thành 8 triệu người chỉ trong 2 năm.
Ngân hàng 124 năm tuổi này mất 122 năm để có 2 triệu khách hàng nhưng chỉ mất 2 năm để có 6 triệu khách hàng tiếp theo nhờ việc ứng dụng Fintech. Sự phát triển của các công ty Fintech sẽ đẩy nhanh hơn nữa quá trình phổ cập tài chính tại Việt Nam.
KB Hàn Quốc đầu tư chiến lược vào ví điện tử Gpay với định giá 425 tỷ đồng
Công ty CP Thanh toán G (Gpay), trực thuộc Tập đoàn Công nghệ G-Group công bố khoản đầu tư ở vòng đầu tư thứ nhất (series A) từ Tập đoàn Tài chính KB Hàn Quốc với định giá 425 tỷ đồng thông qua Công ty Chứng khoán KB (KB Securities), một thành viên của Tập đoàn làm đại diện tại Việt Nam.
Tại sự kiện, ví điện tử Gpay cũng chính thức được ra mắt trước công chúng. Khoản đầu tư sẽ được Gpay sử dụng vào việc tăng trưởng người dùng dựa trên hệ sinh thái sẵn có, phát triển các giải pháp công nghệ mang tính chiến lược và đầu tư phát triển con người với sứ mệnh mang lại sự tiện ích, an toàn và hạnh phúc hơn cho mọi người dân Việt Nam qua việc cung cấp các nền tảng về dịch vụ tài chính trên thiết bị di động.
Ông Nguyễn Thuần Chất, đồng sáng lập, Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh toán G - chia sẻ “Gpay có hệ sinh thái hỗ trợ từ G-Group với gần 30 triệu người dùng trên các nền tảng tài chính, công nghệ tài chính và các nền tảng kết nối thông tin. Chúng tôi hướng tới cung cấp toàn diện các dịch vụ thanh toán và tài chính cho 5 triệu người dùng thường xuyên vào năm 2023. Cùng với việc bổ sung thêm nguồn lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính từ nhà đầu tư Tập đoàn Tài chính KB Hàn Quốc, Gpay tin tưởng sẽ mang đến nhiều cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ cho người dân Việt Nam, qua đó góp phần xây dựng nền tảng tài chính số và thúc đẩy thanh toán không tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”.
Gpay được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo Văn bản số 37/GP-NHNN. Theo đó, các dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép là: Dịch vụ Cổng thanh toán điện tử; Dịch vụ Hỗ trợ thu hộ, chi hộ; Dịch vụ Ví điện tử.
KB Hàn Quốc, G-Group lập liên doanh Fintech KB Fina và đầu tư 300 tỷ đồng giai đoạn 1
Cũng trong khuôn khổ sự kiện họp báo, Liên doanh Fintech KB Fina giữa Tập đoàn Tài chính KB Hàn Quốc (thông qua Công ty Chứng khoán KB Việt Nam) và Tập đoàn Công nghệ G-Group được công bố, nhận đầu tư 300 tỷ đồng trong giai đoạn 1.
Theo ông Peter Park - Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán KB Việt Nam: KB Fina là một nền tảng tài chính số toàn diện nhằm phục vụ người Việt Nam với các sản phẩm và nội dung tài chính đa dạng. Đặc biệt, Fintech này cũng sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng và tiện lợi hơn cho người tiêu dùng thuộc phân khúc chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa được cung cấp dịch vụ ngân hàng.
“KB Fina sẽ hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn Công nghệ G-Group tại Việt Nam và KB tại Hàn Quốc để đóng góp giá trị cho xã hội và người tiêu dùng Việt Nam thông qua các dịch vụ kể trên. Tại Hàn Quốc, KB là Tập đoàn Tài chính lớn nhất, có tài sản 520 tỷ USD (tính đến Quý 3/2020) và có hoạt động kinh doanh với công ty chứng khoán KBSV và Ngân hàng KB tại Việt Nam. Tương lai của KB Fina sẽ tươi sáng và đầy hứa hẹn”, ông Peter Park cho biết thêm.
“Nền tảng công nghệ cung cấp các dịch vụ tài chính trực tuyến là mô hình đang rất thành công tại các thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia... Với việc hợp tác giữa Tập đoàn Công nghệ G-Group và Tập đoàn Tài chính KB - định chế tài chính hàng đầu của Hàn Quốc, Liên doanh KB Fina chắc chắn sẽ mang đến các sản phẩm tài chính hiệu quả, dễ dàng cùng trải nghiệm vượt bậc cho người dùng Việt”, ông Phùng Anh Tú, Tổng Giám đốc G-Group, nhận định.
ND
Giới thiệu cuốn sách hưởng ứng các bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
Submitted by nlphuong on Wed, 13/01/2021 - 20:59Cuốn sách tập hợp 3 bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các ý kiến phân tích, làm rõ cũng như bày tỏ sự đồng tình, đánh giá cao nội dung và giá trị tư tưởng 3 bài viết.
Tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhân dịp năm mới 2021, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chiều nay (13/1) Báo Nhân Dân phối hợp với NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tầm nhìn chiến lược và ý chí vươn lên của dân tộc”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội dự lễ.
Cuốn sách dày 560 trang, tập hợp ba bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác chuẩn bị, tổ chức, tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng.
Lễ giới thiệu sách “Tầm nhìn chiến lược và ý chí vươn lên của dân tộc”. |
Cuốn sách cũng chọn lọc một số bài viết, ý kiến của các nhà nghiên cứu khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý, của bạn đọc trên cả nước phân tích, làm rõ cũng như bày tỏ sự đồng tình, đánh giá cao nội dung và giá trị tư tưởng ba bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đã được đăng tải trên Báo Nhân Dân và các phương tiện thông tin đại chúng.
Những vấn đề Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tập trung phân tích, gợi mở, trọng tâm là việc chuẩn bị văn kiện đại hội và công tác nhân sự thật sự trở thành “cẩm nang” đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, với cán bộ và đảng viên, nhất là những người trực tiếp tham mưu, giúp cấp ủy chuẩn bị và tổ chức đại hội.
Qua các bài viết của bạn đọc đăng tải trên báo chí, cho thấy nhiều cấp ủy đã kịp thời tổ chức nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu trong ba bài viết đến cán bộ, đảng viên và đặc biệt là đưa tinh thần đó vào ngay trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo các văn kiện đại hội và công tác chuẩn bị nhân sự.
Nhờ đó, báo cáo chính trị của các cấp ủy có chất lượng hơn, phần đánh giá về công tác xây dựng Đảng đầy đủ, sâu sắc hơn; Báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành có tính chiến đấu cao hơn, làm rõ kết quả và những vấn đề cần quan tâm trong đổi mới phương thức lãnh đạo, trách nhiệm của cấp ủy trước những vấn đề đặt ra, không còn nặng về liệt kê thành tích hoặc trùng lặp với báo cáo chính trị như trước.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng trao tặng sách cho các thư viện. |
Cuốn sách “Tầm nhìn chiến lược và ý chí vươn lên của dân tộc” là tài liệu quý, không chỉ đối với các cấp ủy, tổ chức đảng mà còn giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân tìm hiểu sâu hơn về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cũng như của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và vận dụng trong công tác của mình, nhất là trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Tại buổi lễ, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã trao cuốn sách tặng các thư viện lớn nhằm góp phần lan tỏa sâu, rộng hơn quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và cách nhìn mới sâu sắc, đầy tâm huyết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Thành Nam/vietnamnet.vn
Việt Nam hoàn toàn tắt sóng truyền hình analog với cách làm riêng
Submitted by nlphuong on Tue, 12/01/2021 - 20:39Bộ TT&TT công bố Việt Nam đã ngừng phát sóng truyền hình tương tự (analog), hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất trên phạm vi toàn quốc từ 00 giờ ngày 28/12/2020.
Chiều ngày 11/1/2021, Bộ TT&TT đã tổ chức họp báo công bố Việt Nam chính thức hoàn thành Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất (Đề án số hóa truyền hình). Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án số đã tham dự và công bố sự kiện quan trọng này.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng long trọng tuyên bố đến hết năm 2020, Việt Nam đã hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự và hoàn thành việc số hoá truyền hình trên phạm vi toàn quốc. |
Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã công bố việc Việt Nam đã hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
"Trải qua 9 năm, phấn đấu không mệt mỏi, đến nay Đề án số hóa truyền hình đã đạt và vượt tất cả các mục tiêu ban đầu đã đề ra, góp phần thực hiện cam kết của toàn khối ASEAN (tại Hội nghị Bộ trưởng Thông tin các nước ASEAN vào năm 2010) là tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất vào năm 2020", Bộ trưởng khẳng định.
Hoàn thành 4 mục tiêu lớn của Đề án
Bộ trưởng khẳng định Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đã thành công hoàn thành 4 mục tiêu lớn của Đề án, đó là:
Thứ nhất, hoàn thành việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trên phạm vi toàn quốc. Hiệu quả sử dụng tần số của truyền hình số mặt đất cao hơn khoảng 30 lần so với truyền hình tương tự. Vì vậy, đã giải phóng được trên 100 MHz thuộc băng tần 700MHz, là băng tần "vàng" để phủ sóng 5G toàn quốc, trong khi vẫn có đủ tần số cho nhiều kênh truyền hình hơn trước đây.
Thứ hai, đã mở rộng đáng kể vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất từ phủ sóng tại trung tâm của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2011 (tương đương khoảng 20% dân số Việt Nam) thì đến nay đã vươn đến tất cả 63 địa phương trên toàn quốc (tương đương với khoảng 80% dân số xuống đến nhiều huyện, xã, thôn, bản.
Thứ ba, Đề án đã thu hút được nguồn lực xã hội để phủ sóng truyền hình số mặt đất mà trước kia là sân riêng của đài truyền hình nhà nước. Nếu như năm 2011 chỉ có Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC làm truyền hình số mặt đất thì đến năm 2020 đã có 5 đơn vị làm, trong đó có 4 đơn vị là công cổ phần (CP) như Công ty CP Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), Công ty TNHH truyền hình kỹ thuật số miền Nam (SDTV) và Công ty CP truyền hình số miền Bắc (DTV). Nguồn lực số hoá truyền hình đã đạt trên 50%.
Thứ tư, 100% các Đài phát thanh truyền hinh (PTTH) địa phương đã được tổ chức, sắp xếp lại theo hướng chuyên môn hoá, tập trung vào sản xuất nội dung chương trình. Cách đây 9 năm, vào năm 2011, 100% các nhà đài vừa làm nội dung, vừa truyền dẫn, phát sóng. Trong 10 nước ASEAN, Việt Nam là nước thứ 5 hoàn thành tắt sóng truyền hình tương tự. 4 nước đã hoàn thành trước là Brunei năm 2017, Singapore năm 2019, Malaysia năm 2019, Thái Lan đầu năm 2020. 4 nước này đều có quy mô dân số nhỏ hơn và địa hình dễ phủ sóng hơn Việt Nam.
Toàn cảnh buổi họp báo |
"Chúng ta đã giữ đúng cam kết với toàn khối ASEAN là hoàn thành việc tắt sóng trước năm 2020. Trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 78/193 nước hoàn thành tắt sóng truyền hình tương tự, tức là thuộc nhóm các nước hoàn thành trước", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cách làm rất riêng của Việt Nam
Theo Bộ trưởng, tắt sóng truyền hình tương tự là một việc khó, nhất là khi chúng ta bắt đầu Đề án này năm 2011, có đến 80% hộ gia đình vẫn chưa có đầu thu kỹ thuật số và Việt Nam cũng là 1 nước lớn về dân số, đứng thứ 13 trên thế giới, địa hình lại phức tạp, nhiều đồi núi làm cho việc số hoá truyền hình còn khó khăn hơn nữa nhưng chúng ta đã có những cách tiếp cận phù hợp để thực hiện thành công Đề án.
Cụ thể, Bộ trưởng cho biết Việt Nam có lộ trình cụ thể, làm thí điểm tại Đà Nẵng. Sau 03 năm chuẩn bị, năm 2015, Đà Nẵng là địa phương đầu tiên tắt sóng thành công. Tiếp theo là các thành phố lớn, có thu nhập cao. Sau đó là các tỉnh đồng bằng và cuối cùng mới là các địa phương miền núi.
Đề án cũng đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Việt Nam đã chọn công nghệ DVB-T2 khi mới chỉ có 6 nước chọn công nghệ này nhưng đây là công nghệ tiên tiến vừa có chất lượng cao hơn, vừa tiết kiệm băng tần hơn và thực tế đã chứng minh Việt Nam đúng khi năm 2020 thì 90% các nước sử dụng công nghệ DVB đã chọn công nghệ DVB-T2.
Trong khi ngân sách còn khó khăn, Bộ TT&TT đã đề xuất Chính phủ cho phép sử dụng Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích để hỗ trợ các hộ nghèo và cận nghèo, thiết bị thu kỹ thuật số. Đã có gần 2 triệu hộ gia đình được hỗ trợ hơn 1000 tỷ đồng. Các hộ nghèo, cận nghèo đã được xem các chương trình truyền hình với chất lượng cao và miễn phí.
Cách tiếp cận tiếp theo, Bộ trưởng cho biết Đề án cũng thiết lập riêng một tổng đài để tiếp nhận phản ánh và hỗ trợ các hộ dân trong quá trình chuyển đổi. Các khó khăn khi sử dụng công nghệ mới hoặc thiếu sóng truyền hình kỹ thuật số đã được trợ giúp và xử lý kịp thời
Vì việc tắt sóng liên quan đến hơn 20 triệu hộ gia đình trên toàn quốc nên việc truyền thông đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Nhân dân phải nhận thức được việc tắt sóng tương tự là để nâng cao chất lượng truyền hình, là để xem được nhiều kênh truyền hình hơn, trong đó có những kênh chuyên đề về y tế, giáo dục, nông nghiệp… để giúp nâng cao đời sống cho bà con là để Việt Nam sánh vai với các nước khác để từ đó ủng hộ chính sách của Đảng, Nhà nước về thúc đẩy công nghệ mới.
Ban chỉ đạo đã tổ chức 24 hội nghị tập huấn, mỗi quận, huyện có ít nhất 8 cán bộ được tập huấn, trên 10.000 hệ thống loa phường, xã đã liên tục và tích cực cập nhật truyền thông về chương trình chuyển đổi từ sóng truyền hình tương tự sang sóng truyền hình số hoá.
"Trong tương lai, việc chuyển đổi công nghệ trong nhiều lĩnh vực sẽ xảy ra. Những kinh nghiệm tốt của tắt sóng truyền hình tương tự và số hoá truyền hình sẽ giúp chúng ta thành công hơn những chuyển đổi trong thời gian tới. Đất nước muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải liên tục chuyển đổi, chuyển đổi để tiến tới những điều tốt đẹp hơn", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Người dân được thụ thưởng truyền hình số chất lượng
Theo Ban chỉ đạo Đề án, tại thời điểm bắt đầu năm 2011, 90% số hộ gia đình có máy thu hình, tương đương với hơn 18 triệu chiếc, 90% trong số đó chưa xem được truyền hình số. Đến năm 2020, số liệu thống kê cho thấy 16 triệu hộ gia đình đã xem truyền hình số qua các phương thức cáp, IPTV và trên 3,2 triệu hộ sử dụng truyền hình vệ tinh miễn phí.
Trong giai đoạn số hoá truyền hình mặt đất, Việt Nam đã thực hiện chính sách bắt buộc từ năm 2014 máy thu hình phải tích hợp chức năng thu số DVB-T2. Một số doanh nghiệp trong nước cũng đã đầu tư cho sản xuất, lắp ráp đầu thu số (set-top-box), trong đó VNPT Technology đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo được những chiếc đầu thu số Make in Viet Nam chiếm tới 60% thị trường đầu thu. Nhờ vậy, mà thị trường thiết bị thu xem truyền hình sẵn sàng cho chuyển sang kỹ thuật số và giá cả ngày càng rẻ. Đặc biệt, đã hỗ trợ đầu thu số cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia từ năm 2015 - 2020 tới 1,9 triệu hộ.
Vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất đã đạt 80% dân cư. Nếu tính cả phủ sóng truyền hình số vệ tinh thì 100% dân cư đã thu xem được truyền hình số.
Trước đây, với truyền hình tương tự mặt đất thì 01 kênh tần số chỉ có thể phát sóng 01 kênh chương trình truyền hình, nay 01 kênh tần số có thể phát sóng tới 30 kênh chương trình truyền hình. Vì vậy, tại nhiều địa phương người dân đã có thể thu xem từ 40 - 60 kênh chương trình SDTV và hơn 10 kênh chương trình HDTV, trong đó có 7 kênh thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội.
Nguồn: ictvietnam.vn
Bưu điện lọt top 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam
Submitted by nlphuong on Sat, 09/01/2021 - 09:29Thông tin được đưa tại buổi Lễ công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2020 chiều 8/1, tại Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp trao danh hiệu Top 50 Doanh nghiệp Xuất sắc nhất Việt Nam cho Chủ tịch HĐTV BĐVN Nguyễn Hải Thanh |
Không chỉ trong 50 DN xuất sắc nhất năm 2020, BĐVN cũng nằm trong top 5 Công ty uy tín nhất ngành Logistics năm 2020 - Nhóm ngành: Chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối. Trước đó, BĐVN đã có nhiều năm liên tiếp nằm trong top các DN lớn nhất Việt Nam, năm sau luôn đạt vị trí cao hơn năm trước.
Đại diện BĐVN đón nhận chứng nhân Top 5 công ty chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối uy tín năm 2020 |
Cùng với các DN lớn của Việt Nam, BĐVN được kì vọng thời gian tới sẽ tiếp tục bứt phá vươn lên, khẳng định vai trò trụ cột của nền kinh tế, tiến tới mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảng xếp hạng VNR500 được nghiên cứu và công bố nhằm tôn vinh những DN có quy mô lớn nhất Việt Nam, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2020, nhìn chung các ngành hàng đều có sự tăng trưởng doanh thu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,52%. Trong đó, nhiều ngành đạt mức tăng trưởng doanh thu hai con số, cao vượt trội so với mức trung bình của toàn bộ khối DN như ngành ngành Vận tải - Logistics, ngành Viễn thông - Tin học - CNTT, Cơ khí, ngành Xây dựng….
Năm 2020, lĩnh vực chuyển phát, logistics hoạt động trong bối cảnh hết sức khó khăn và đầy biến động. Tuy nhiên với vai trò là đầu tàu dẫn dắt, Vietnam Post đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Doanh thu toàn Tổng công ty năm 2020 đạt 26.387 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 540 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 796 tỷ đồng. Khẳng định vị thế số 1 của DN bưu chính quốc gia tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Theo ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc BĐVN, năm 2020 DN này đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển sản xuất kinh doanh trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19. BĐVN đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT góp phần tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng dịch vụ; đồng thời đầu tư hệ thống dây chuyền máy móc theo hướng tự động hóa, số hóa.
Riêng năm 2020, BĐVN đã đưa vào vận hành 02 Trung tâm vận chuyển khu vực và 08 trung tâm khai thác vận chuyển tại các tỉnh trọng điểm. Với dây chuyền chia chọn tự động có công suất hàng chục nghìn bưu kiện/giờ, BĐVN hoàn toàn đáp ứng được tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng bưu gửi trên 30%.
Không chỉ triển khai đồng bộ các giải pháp, kịch bản sản xuất kinh doanh phù hợp trong mọi điều kiện, năm 2020, BĐVN đã phát huy tối đa vai trò dẫn dắt của DN bưu chính quốc gia trong phục vụ cộng đồng. Năm 2020, BĐVN cũng để lại nhiều ấn tượng khi vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.
Trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, để đảm bảo công tác phòng chống dịch, nhiều cơ quan, đơn vị phải tạm thời đóng cửa, người Bưu điện vẫn tiên phong trên tuyến đầu chống dịch để cung cấp các dịch vụ bưu chính tới mọi người dân. Khi các tỉnh miền Trung căng mình chống chịu với đợt lũ lịch sử, BĐVN chính là DN đầu tiên miễn cước chuyển hơn 1.000 tấn hàng cứu trợ (giá trị cước tương đương gần 13 tỉ đồng) cho các tổ chức, cá nhân trên cả nước.
Với những nỗ lực của BĐVN, ông Nguyễn Hải Thanh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty BĐVN cho biết, năm 2021 sẽ là năm nền móng thực hiện mục tiêu Chiến lược kế hoạch 2021-2030, BĐVN sẽ quyết liệt thực hiện các giải pháp để ngay từ năm đầu tiên của kế hoạch sẽ hoàn thành xuất sắc mục tiêu của năm 2021. Trong đó, tổng doanh thu năm 2021 là gần 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 560 tỉ đồng. Đến năm 2030, doanh thu, lợi nhuận của BĐVN dự kiến tăng gấp 5 lần so với năm 2020.