Chuyện dọc đường
Hình ảnh người dân Việt Nam xuống đường phản đối Trung Quốc ngày 11/5
Submitted by nlphuong on Sun, 11/05/2014 - 12:40Nhiều người dân Việt Nam đã xuống đường để phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam phi pháp.
Sáng Chủ nhật 11/5, đông đảo người dân Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng đã xuống đường để phản đối Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan trái phép Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam.
Tại TP HCM:
Phóng viên Infonet.vn đưa tin: Khoảng 8h30’ sáng, dòng người tụ trung quanh khu vực Nhà thờ Đức Bà (quận 1) với nhiều băng rôn, biểu ngữ bằng tiếng Việt, Anh, Trung kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan HD – 981 khỏi vùng biển đặc quyền của Việt Nam.
Hàng ngàn người hô vang khẩu hiệu “phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc”. Đoàn diễu hành kéo đến Lãnh sự quán Trung Quốc trên đường Hai Bà Trưng (quận 3).
Đoàn người diễu hành qua các tuyến đường đường ở trung tâm Sài Gòn như Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Ngọc Thạch, Lê Duẩn, Đinh Tiên Hoàng…
Đến khoảng 11h30 trưa cùng ngày, các tốp, đoàn tuần hành cuối cùng đã rời khỏi Tổng lãnh sự quán Trung Quốc, một số người vẫn nán lại tiếp tục hô vang những khẩu hiệu phản đối Trung Quốc trước việc hạ đặt giàn khoan trên vùng biển Việt Nam.
Một số hình ảnh người Sài Gòn xuống đường sáng nay:
Hình ảnh xung quanh nhà thờ Đức Bà |
Hô vang khẩu hiệu "phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam" |
Nhiều băng rôn, biểu ngữ được giăng kín |
Nhiều phụ nữ cũng tham gia |
Dòng người trong lúc kéo về Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc |
Dòng người trong lúc kéo về Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc |
Dừng lại trước hàng rào an ninh trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc |
Một người dân thể hiện lòng yêu nước |
Dòng người diễu hành qua các tuyến đường trung tâm Sài Gòn |
Tại Hà Nội:
Theo Vietnamnet, ngay từ sáng sớm, những người tham gia đã có mặt đông đảo trong sắc áo đỏ màu cờ Tổ quốc và nhiều băng-rôn, khẩu hiệu.
Những người tham gia cho biết họ tập hợp theo tiếng gọi của lòng yêu nước.
Nhiều biểu ngữ được giương cao: "Chủ quyền là thiêng liêng không thể xâm phạm", "Trung Quốc hãy tuân thủ luật quốc tế", "Trung Quốc rút ngay giàn khoan khỏi Việt Nam", "Im lặng là hèn nhát", "Cực lực phản đối và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động bất hợp pháp tại vùng biển Việt Nam"...
Đoàn người tuần hành có những người cao tuổi, cựu chiến binh và cả những bạn trẻ là sinh viên, nhân viên công sở, trẻ em... Không khí rất trật tự, ôn hòa, không ồn ào.
8h sáng, đoàn người bắt đầu từ tượng đài Lenin di chuyển ra trước mặt Đại sứ quán TQ. Sơ bộ có khoảng 100 người.
Đến hơn 9h, số người đã lên tới khoảng 500 người, họ tập trung trước cửa ĐSQ và hô vang đến khản giọng các khẩu hiệu.
Quốc ca, những bài hát cách mạng, khúc hát biên giới được hát lên, hoặc bật qua loa âm vang cả đám đông. Những tiếng hô ngày càng đều, càng to, càng mạnh mẽ.
Nhiều biểu ngữ mới xuất hiện, lay động lòng người: "Phản đối Trung Quốc, đồng lòng cùng Nhà nước", "Tuổi trẻ Việt Nam sẵn sàng hy sinh bảo vệ Tổ quốc", "Đồng hành cùng Nhà nước bảo vệ chủ quyền Việt Nam", "Hào khí Diên Hồng bất diệt, dân tộc Việt Nam muôn năm", "Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt Việt Nam"...
Trong số băng-rôn có cả những câu thơ như: "Biển Đông vạn dặm giang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình" (Nguyễn Bỉnh Khiêm) và các khẩu hiệu bằng tiếng Anh: "Haiyang 981 gets out of Vietnam", "Big China, bad behaviour", hoặc bằng 3 thứ tiếng Việt - Trung - Anh: "Thế kỷ 21 không có chỗ cho cá lớn nuốt cá bé"...
Trong dòng người xuống đường ở Hà Nội có ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu - Ban Dân vận TƯ, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh Triết |
9h40, đoàn người di chuyển từ Đại sứ quán TQ dọc theo đường Trần Phú, vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu, rất trật tự, ôn hòa.
Dòng người mỗi lúc một dài thêm. Không khí yêu nước đã thu hút thêm hàng trăm người dân tham gia. Các phương tiện giao thông đều kiên nhẫn nhường đường cho đoàn tuần hành.
9h50, dòng người từ đường Trần Phú đã đi qua đường Điện Biên Phủ, đến Hàng Bông, tiến thẳng đến Hồ Hoàn Kiếm. Lượng người xuống đường lúc này đã lên tới cả ngàn.
10h15, băng-rôn, biểu ngữ xuất hiện ngày càng nhiều: "Hoan hô Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam", "Bảo vệ ngư dân Việt Nam"...
Đến Hồ Hoàn Kiếm, dòng người hô vang "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" khi đi ngang qua tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Tại Đà Nẵng:
Theo Tri thức Trực tuyến, từ sáng sớm, rất đông người dân Đà Nẵng đã tập trung trước tượng đài 2/9 (TP.Đà Nẵng) để phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam.
Tuần hành phản đối Trung Quốc tại Đà Nẵng. Sau khi thắp hương cho các anh hùng liệt sĩ tại tượng đài 2/9, hàng chục người đã xuống đường hô vang khẩu hiệu: Phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam, Trung Quốc rút ngay giàn khoan khỏi Việt Nam…
Cùng với đó, nhiều người còn mang theo các khẩu hiệu phản đối hành vi sai trái của Trung Quốc. Đoàn người mit-tinh di chuyển từ tượng đài 2/9 trên đường Bạch Đằng đến trước UBND TP.Đà Nẵng.
Nguồn: Vietnamnet/ Tri thức Trực tuyến
Life & English: “How has technology changed our lives?”
Submitted by nqmhien on Sun, 11/05/2014 - 00:13Life & English: “How has technology changed our lives?”
3D television, Iphone, Internet Explosion, and healthcare devices used to be dreams of mankind eras ago. We are using wonderful products made of technology innovation. Many of us seem not to care of what those bring to our lives and how those change our world. However, the fact that technology opens a bloomy period where human have opportunities to improve our world and live a better and more comfortable life.
Ten years ago, televisions only had two colors, black and white. Now, a television is designed as a full package box with various applications like music shows, movies, online commerce, etc in high definition quality. In our parents’ generation, the functionalities of a phone might be dialing and answering. Still having those features, a mobile phone is nowadays all of what you need to entertain and relax. They contain media, games, books, even compatibility of connectivity with other digital devices. As we can see, our world has marvellously changed for only 10 years. I think each of us is aware of these changes more or less.
Technological advances involved not only in entertainment industry and devices manufactory but in every facet of our lives. For instance, in the field of healthcare, it has helped doctors to diagnose and treat fatal diseases and illness. We also reduce a huge cost experiments by pre-analyzing genes of species on computer. And for those who want to shop, they can purchase everything, from a pen to a house, without even leaving your comfortable chair. Technology is now an essential part of our lives. I cannot imagine a day without mobile phones, televisions, and internet. That will be a day when all of our activities get disordered and a tremendous crisis will stand a good chance to raise.
Even though technology has so many advantages, it still has some negative impacts. Nowadays, machines do most of our jobs and help us cut down burdens of life. Hence, we literally become dependent on them. This will lessen our competence and, in the day without technology, the world can be submerged in darkness. In other words, we should find a renewable energy for fear that we should be in short of electricity one day. Moreover, with waves of entertaining applications, internet turns into an addictive place where young generations leave their real lives and spend hours in vain. Consequently, students, the future of countries, ignore the importance of study and disappoint their families. Violent games, besides a role of entertaining purpose, make children scuffle on streets and somehow caused many deaths. It is harmful that we use advances in technology and science with a bad consciousness. Therefore, it is recommended that raising awareness of using entertaining devices should be widely discussed. Internet security in a digital world is a considerable matter. Now, almost data is digitalized, which can be an easy target for blackhat hackers to get your private information. More and more website attacks are happening and are increasing every hour. To us, potential victims, we should know how to protect ourselves from risk. That is when human life is enlightened by technological masterpieces in safe.
Depending on bad side or good side we look, each one of us has our own thoughts and feeling of what we gained from technology. However, it is uncontroversial that technological advances have made great impacts on our lives and, together with science, they are doors opening to a better living standard for human. So, everyone should turn technology into advantage to make a better life and be aware of riskiness of overusing.
Author: Truong Vo Huu Thien
Address: University of Science
Ra mắt tự truyện “Không rào cản”
Submitted by nlphuong on Sat, 10/05/2014 - 05:30(ICTPress) - Cuốn sách “Không rào cản” - tự truyện của Ototake Hirotada - một chàng trai bẩm sinh không chân, không tay trở thành thầy giáo, nhà văn, diễn giả nổi tiếng của Nhật Bản vừa ra mắt độc giả Việt Nam.
“Khuyết tật là một điều bất tiện, nhưng không phải một bất hạnh”. Đây là thông điệp xuyên suốt cuốn sách mà độc giả có thể cảm nhận qua mỗi câu chuyện, mỗi chặng đường đời của tác giả.
Đọc cuốn sách, ta ngưỡng mộ Ototake bao nhiêu vì nghị lực của anh trong cuộc sống thì ta lại càng quý trọng những người sống xung quanh Ototake bấy nhiêu bởi cách họ đối xử với anh theo cách anh thực sự là một người bình thường. Đó là cha mẹ, là bạn bè, là thầy cô… của Ototake, là cách ứng xử văn minh, đầy nhân ái của người Nhật Bản.
Bạn sẽ phản ứng thế nào khi biết đứa con mình vừa sinh ra không có chân tay? Mẹ của Ototake phải hơn một tháng sau khi sinh mới được gặp con với lý do con không được khỏe. Sau đó, mọi người chỉ nói là con có một chút khuyết tật. Đến ngày gặp con, bệnh viện đã chuẩn bị sẵn phương án bà bị ngất đi để ứng phó, nhưng giây phút đó lại nhẹ nhàng ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người bởi bà lập tức thốt lên “Yêu quá” và vô cùng sung sướng khi được ôm con vào lòng.
Giây phút đầu tiên ấy cũng như suốt chặng đường phát triển của Ototake, bao giờ mẹ anh cũng coi anh là một người bình thường. Mẹ anh xin cho anh vào trường của những học sinh bình thường chứ không phải trường dành cho người khuyết tật. Anh có thể tự đi dã ngoại cùng bạn bè từ lớp Bảy mà bố mẹ không hề phản đối. Anh chia sẻ: “Bố mẹ có con khuyết tật thường hay rơi vào chiều hướng bảo vệ quá mức. Thế mà nhà tôi thì bố mẹ nhẹ nhàng tranh thủ đi chơi lúc con du lịch vắng nhà. Nói thẳng là bố mẹ tôi không coi người khuyết tật là người khuyết tật. Điều này lại tốt với tôi.”
Ototake may mắn luôn được các thầy cô và bạn bè hỗ trợ hết mình. Các thầy cô luôn tạo điều kiện để Ototake được hòa nhập với lớp, thầy giáo sẵn sàng cõng cậu lên núi để dã ngoại cùng bạn bè, nhưng thầy lại không bao giờ “ưu tiên” cho Ototake chỉ vì cậu là người khuyết tật. Thầy của cậu quan niệm: “Các bạn trong lớp muốn giúp Ototake, có nghĩa ở đây đã nảy nở sự cảm thông. Đó là cái đáng mừng, và không nên o ép các trò không được làm như vậy. Nhưng nếu các bạn xung quanh cứ làm hộ hết mọi việc thì chắc chắn Ototake sẽ có tâm lí chờ đợi: “Mình cứ ngồi đó chờ là có người sẽ làm cho mình.”
Hồi nhỏ, Ototake coi khuyết tật là một “sở trường” - bởi với một đứa trẻ thì được là trung tâm của sự chú ý là một điều hãnh diện, nhưng khi đã trưởng thành, anh quan niệm khuyết tật chỉ là một đặc điểm về thân thể, như trên đời béo gầy, cao thấp, da đen, da trắng khác nhau.
Cuốn sách tái hiện lại toàn bộ cuộc đời của Ototake từ khi sinh ra, tới khi học Mẫu giáo, lên Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông rồi vào Đại học, đi làm… Mỗi chặng đường được kể lại với những câu chuyện thật thú vị. Ototake lôi cuốn độc giả bằng cách kể chuyện vừa hài hước, vừa gợi mở. Cuốn sách còn có những minh họa thật ngộ nghĩnh, sinh động của họa sĩ Takeda Miho.
Ototake chia sẻ: “Để dỡ bỏ được những bức tường hữu hình đang gây cản trở cho người khuyết tật thì cần phải làm những gì? Tôi cảm thấy quan trọng nhất là việc xóa bỏ bức tường ấy trong tâm hồn.” Bằng những hành động thiết thực như viết sách, viết báo, dạy học, đi giao lưu chia sẻ… Ototake đang nỗ lực để xây dựng một xã hội không rào cản không chỉ cho người khuyết tật mà còn cho tất cả mọi người vì sự phát triển của mỗi cá nhân hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa”.
Câu chuyện thành công của Ototake cho thấy vai trò quan trọng của gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội trong việc giúp những người khuyết tật hòa nhập, để họ thực sự được phát huy khả năng của mình như bao người bình thường khác.
Cuốn sách “Không rào cản” có tên gốc là “Ngũ thể bất mãn” được viết được viết trong thời gian Ototake Hirotada học đại học Waseda đã gây ấn tượng lớn với độc giả. Tốt nghiệp đại học, anh trở thành một phóng viên thể thao. Sau đó anh đi sâu vào con đường giáo dục: là giáo viên cộng tác trong Hội đồng giáo dục Suginami, Giáo viên trường tiểu học Daiyon quận Suginami. Tiểu thuyết đầu tay “Lớp C không sao đâu” được sáng tác dựa trên những trải nghiệm trong thời gian làm giáo viên của anh. Anh đã tham gia trình diễn khi tác phẩm được chuyển thể thành phim, công chiếu vào tháng 3/2013 của công ty Toho.
Các tác phẩm chính bao gồm: “65” đồng tác giả với ông Hinohara Shigeaki, Nhà xuất bản Gentosha; “Vì thế tôi đến trường”, nhà xuất bản Kodansha; “Những câu nói của Oto”, nhà xuất bản Bungeshunjyu, “Những điều có thể làm”, đồng tác giả với ông Takeda Soun, nhà xuất bản Shufunotomo; “Ba tiết học của thầy Oto” và nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi. Những status của anh trên Twitter có sức hấp dẫn mạnh mẽ được nhiều người quan tâm.
Minh họa cho cuốn sách là họa sĩ Takeda Miho. Tác phẩm của chị được yêu chuộng vì vẻ dễ thương và biểu cảm. Trong các tác phẩm của chị có “Căn nhà kì lạ đầy hấp dẫn” tác phẩm đoạt giải Sách tranh Nhật Bản. “Bạn Masuda bàn bên cạnh” đạt nhiều giải lớn như Giải xuất bản văn hóa, giải sách tranh Kodansha. (đều xuất bản từ nhà xuất bản Poplar). Ngoài ra chị còn tham gia thiết kế nhân vật và xây dựng cốt truyện của bộ phim hoạt hình “Yancharu Moncha”.
Những minh họa của cuốn sách |
Cuốn sách được dịch giả Higuchi Hoa tốt nghiệp khoa phiên dịch tiếng Nhật - Đại học Ngoại thương Hà Nội. Năm 1996 chuyển sang sinh sống tại Nhật Bản. Các tác phẩm đã dịch sang tiếng Việt: bộ sách Nezumi – chú chuột đáng yêu, Đôi chuột nhỏ dễ thương, Khu vườn kì diệu.
Cuốn sách được ra mắt với sự hỗ trợ của Quỹ Daido (The Daido Life Foundation) – một tổ chức thiện nguyện được thành lập với mục đích đóng góp cho hoạt động quốc tế hóa của Nhật Bản, thông qua việc tổ chức hoặc hỗ trợ chi phí cho các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và các quốc gia khác.
Trong lần xuất bản đầu tiên, toàn bộ 2000 cuốn sách “Không rào cản” sẽ được gửi tặng 63 Thư viện tỉnh, thành phố; các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và một số trung tâm người khuyết tật trong cả nước.
Một số trích dẫn trong cuốn sách: - “Tôi không sống với ý thức rằng bản thân tôi khuyết tật”. Tự tôi cũng có thể làm được một số việc cho mình. Những gì không thể tự làm được thì bố mẹ, bạn bè giúp đỡ một cách “thường tình” chứ không phải là “ban ơn”. - Yếu tố làm cho bố mẹ có con khuyết tật hay có tâm lý bảo vệ quá mức là ở chỗ họ quan niệm đứa trẻ “đáng thương” hơn là “đáng yêu”. Bố mẹ mà suy nghĩ là con mình “đáng thương” thì đứa bé sẽ nhạy cảm nhận ra điều đó. Như vậy có thể tạo ra suy nghĩ thụt lùi: “Mình là một con người đáng thương. Người khuyết tật đáng thương.” - Khuyết tật của bản thân cũng có thể trở thành rào cản trong tình yêu, nhưng cản trở hơn chính là cách mà bản thân bạn tự nghĩ về khuyết tật, cảm nhận về khuyết tật. - Nếu biết chấp nhận bản thân mình, tự nhiên sẽ chấp nhận “nét riêng” của người khác. Mình là một sự tồn tại “duy nhất” thì anh ta cũng là một sự tồn tại đáng quý “duy nhất”. Tôi rất mong tất cả mọi người không đánh mất bản thân, luôn tự hào về mình trong cuộc sống. Mong muốn của tôi xuất phát không phải chỉ vì mục đích xây dựng tiếp cận không rào cản, tạo môi trường dễ sống cho người khuyết tật, mà còn tạo ra cuộc sống trong đó từng người không để phí hoài sinh mạng mình, cũng như phát huy tối đa khả năng của cuộc đời mình. - Dù có khuyết tật nhưng cuộc sống hằng ngày tôi rất vui. Trên đời, có những người được sinh ra khỏe mạnh nhưng lại khép mình buồn bã. Mặt khác, lại có người chẳng có chân tay mà lại hồn nhiên vui sống. Khuyết tật thật ra đâu có liên quan gì… Ngũ thể có thiếu đủ gì đi nữa thì cũng không liên quan đến hạnh phúc cuộc đời bạn. |
Minh Anh
Hình ảnh diễu binh Ngày Chiến thắng ở Quảng trường Đỏ
Submitted by nlphuong on Fri, 09/05/2014 - 23:50Cuộc diễu binh Ngày Chiến thắng đang diễn ra tại Quảng trường Đỏ ở Moscow hôm nay (9/5), trong bối cảnh tinh thần yêu nước của người Nga tăng cao sau khi nước này sáp nhập bán đảo tự trị Crưm.
Một sự kiện tương tự kỷ niệm 69 năm ngày Liên Xô chiến thắng phát xít Đức trong Thế chiến II cũng được tổ chức ở thành phố Sevastopol của Crưm.
Cuộc diễu binh ở Quảng trường Đỏ hàng năm luôn là một sự kiện khơi dậy tinh thần yêu nước và phô trương sức mạnh vũ khí quân sự của Nga. Năm nay, Nga cử 69 máy bay chiến đấu và trực thăng, 149 phương tiện quân sự và hơn 11.000 binh sĩ tham gia.
Theo đại tá Igor Klimov, phát ngôn viên không quân Nga, con số 69 máy bay mang tính biểu tượng cho kỷ niệm lần thứ 69 chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Sự tham gia của 149 phương tiện quân sự cũng sẽ lập kỷ lục về số lượng phương tiện quân sự trong một cuộc diễu binh mừng chiến thắng phát xít kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Lễ diễu binh năm nay kéo dài 59 phút, so với 45 phút của các năm trước. Hạm đội Biển đen đóng ở Sevastopol đóng một vai trò quan trọng hơn trong sự kiện này.
Ngày Chiến thắng là một trong những ngày lễ quan trọng nhất tại Nga, đánh dấu sự đầu hàng của phát xít Đức trước Liên Xô trong Thế chiến II ngày 9/5/1945. Liên Xô đã hứng chịu tổn nhất lớn nhất cho chiến thắng này với hơn 26 triệu người thiệt mạng trong cuộc chiến.
Lễ diễu binh Ngày Độc lập 9/5 ở Quảng Trường Đỏ. |
Tổng thống Putin phát biểu trước lễ diễu binh. |
Tổng thống Putin phát biểu trước lễ diễu binh. |
Tổng thống Putin chủ trì một lễ đặt vòng hoa ở Mộ Người lính vô danh ở Moscow ngày 8/5. |
Khoảng 11.000 binh sĩ tham gia sự kiện. |
Ngày này năm nay ở Ukraina diễn ra trong im lặng do lo ngại bạo lực có thể tái diễn ở miền đông và miền nam.
Thanh Hảo
VietnamNet
Chương trình Đại lễ Vesak 2014 ngày 9, 10/5
Submitted by nlphuong on Fri, 09/05/2014 - 07:31Đại lễ Vesak 2014 đã khai mạc sáng 8/5 tại Chùa Bái Đính. Dưới đây là lịch hoạt động của các chương trình trong Đại lễ hai ngày 9 và 10/5.
Thứ 6, ngày 9/5 - Chùa Bái Đính: Các diễn đàn chủ đề
7h Đón các đại biểu đến các Hội trường dành cho các diễn đàn
7h30 Các đại biểu đến an tọa tại các Hội trường dành cho các diễn đàn
8h Đọc kinh theo truyền thống: Đại thừa, Nguyên thủy và Kim Cang thừa tại các Hội trường diễn đàn
8h30 Các diễn đàn chủ đề (phòng Hội thảo sẽ được chỉ định sau)
1) Hồi ứng của Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội (Buddhist Response to Sustainable Development and Social Change).
2) Hồi ứng của Phật giáo đối với hâm nóng toàn cầu và bảo vệ môi trường (Buddhist Response to Global Warming and Environmental Protection).
3) Đóng góp của Phật giáo về lối sống lành mạnh (Buddhist Contributions to Healthy Living).
4) Xây dựng hòa bình và sự bình phục hậu-mâu thuẫn (Peace-building and Post-Conflict Recovery).
5) Giáo dục Phật giáo và chương trình cấp đại học (Buddhist Education and University Level Curriculum).
13h Tiếp tục các Hội thảo chuyên đề
16h30 Ban Từ thiện TW GHPGVN phát quà từ thiện
17h Trồng cây lưu niệm tại sân của Điện Thích Ca (Lãnh đạo Phật giáo thế giới, Lãnh đạo GHPGVN và khách VIP)
17h20 Kết thúc các Hội thảo chuyên đề
17h30 Ăn chiều
19h Các phái đoàn Phật giáo quốc tế tụng kinh cầu nguyện hòa bình thế giới tại Đàn Nam Giao
20h30 Các thư ký hội thảo nộp báo cáo diễn đàn cho Ban thư ký quốc tế Đại lễ Vesak LHQ
21h Về khách sạn
Thứ 7, ngày 10/5 - Chùa Bái Đính
6h Ăn sáng
7h Tham quan khu du lịch sinh thái Tràng An
8h
- Ban thư ký tổng hợp kết quả hội thảo
- Thảo luận dự thảo "Tuyên bố Việt Nam 2014."
11h Đưa đại biểu về khách sạn
11h30 Ăn trưa
Lễ bế mạc
13h Các đại biểu đến và an tọa tại Hội trường chính Trung tâm Hội nghị quốc tế Chùa Bái Đính
13h15 Báo cáo kết quả Hội thảo và thảo luận
14h50 Đón tiếp ngài Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Lãnh tụ Phật giáo quốc tế và trong nước và các khách VIP
15h Phát biểu của HT. Thích Thanh Nhiễu, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak LHQ 2014 (Việt Nam), Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN
15h10 Phát biểu của HT.GS.TS. Brahmapundit, Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak LHQ 2014, Viện trưởng Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Thái Lan
15h20 Phát biểu của ngài Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
15h40 Báo cáo của Tổng thư ký về kết quả của Đại lễ Vesak LHQ 2014
16h Tuyên đọc "Tuyên bố Việt Nam 2014"
16h15 Biểu diễn nghệ thuật chào mừng sự thành công của đại lễ Vesak LHQ 2014
17:h Ăn chiều
19h Lễ thắp nến cầu nguyện hòa bình thế giới
21h Về khách sạn
Chủ nhật, ngày 11/5: Tiễn các vị đại biểu ra phi trường
6h Ăn sáng
7h (Cả ngày): Rời khách sạn. Tiễn đại biểu ra phi trường.
8h Họp tổng kết của Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ 2014
Theo Báo Ninh Bình
6 món ăn miền Nam "đốn tim" người Hà Nội
Submitted by nlphuong on Fri, 09/05/2014 - 06:05Trong quá trình trao đổi văn hoá ẩm thực, có không ít món ăn của miền Nam đã tuyệt đối ghi điểm và được người Hà Nội rất ưa thích.
1. Bánh xèo
Bánh xèo là loại bánh phổ biến của miền Trung và miền Nam, nhưng các phiên bản bánh xèo tại Hà Nội mang sắc màu Nam Bộ nhiều hơn bởi vỏ bánh mỏng và rộng, màu vàng đậm, vị giòn tan. Bánh xèo ăn kèm rau thơm, bánh tráng, chấm nước mắm chua ngọt giờ không chỉ còn là món khoái khẩu của người miền Nam mà còn là món ăn vặt yêu thích của nhiều người Hà Nội.
Các quán bánh xèo ở Hà Nội thường bán kèm nem lụi, có lẽ bởi kiểu ăn cuốn bánh tráng và nước chấm của hai món ăn khá tương đồng với nhau. |
2. Bánh tráng trộn
Mới du nhập về Hà Nội chưa lâu, nhưng bánh tráng trộn đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của giới trẻ thủ đô. Bánh tráng trộn được làm từ các nguyên liệu được nhiều người yêu thích như trứng cút, khô bò, khô mực... thêm vị chua ngọt dễ chịu từ nước quất, vị thơm của rau và vị dai dai lạ miệng của bánh tráng. Hiếm người có thể từ chối được được sức hấp dẫn từ món ăn bình dân, giản dị này.
3. Chè Sài Gòn
Khi chè Sài Gòn chưa đến Hà Nội, người dân thủ đô hầu như chỉ biết tới những món chè dân dã như chè đỗ đen, đỗ xanh, chè xôi, chè trôi nước... Những hàng chè Sài Gòn đa vị, đủ sắc màu đã nhanh chóng trở thành món ăn khoái khẩu và quen thuộc với người Hà Nội. Chè Sài Gòn sử dụng nhiều nguyên liệu trái cây, nhiều loại thạch phong phú, nước cốt dừa béo ngậy đã thổi một làn gió tươi mát, bổ sung thêm màu sắc vào bức tranh ẩm thực thủ đô.
4. Ốc Sài Gòn
Nếu ốc ở Hà Nội chỉ thường có cách ăn đơn giản là luộc sả, chấm nước chấm cay thì thế giới ốc Sài Gòn phong phú và đa dạng hơn rất nhiều. Những món như ốc len xào dừa, chem chép xào bơ tỏi, ốc vú nàng nướng, càng ghẹ muối ớt đã khiến không ít người đam mê ẩm thực phải xao xuyến. Tại Hà Nội có 3 quán ốc Sài Gòn nổi tiếng hơn cả là ốc Vi, ốc Me và ốc Ken. Ngoài ra cũng có không ít quán mở sau, nhưng mang hương vị hấp dẫn không kém.
5. Bún bò Nam Bộ
Bún bò đã có mặt ở Hà Nội từ rất lâu và là một trong các món trộn được người Hà Thành ưu ái hơn cả. Bún trộn Nam Bộ có sự kết hợp từ những nguyên liệu giản dị như bún, bò xào, rau xà lách, giá đỗ, hành phi, tỏi phi, lạc rang, nước mắm chua ngọt. Mỗi thứ một vẻ một vị kết hợp với nhau tạo nên món ăn ngon miệng, mát bổ và hấp dẫn.
6. Cơm tấm
Cơm tấm là món ăn thân thiết với người Sài Gòn cũng giống như người Hà Nội quen ăn phở. Món ăn bình dân này là đặc trưng cho văn hóa ẩm thực đất Sài Gòn. Cơm tấm dùng loại gạo vỡ, ăn kèm thịt sườn nướng, chả trứng, nem rán, trứng ốp la. Cơm tấm đến Hà Nội cũng được người dân thủ đô đón nhận nồng nhiệt, ngày nay ngay tại Hà Nội cũng có rất nhiều quán cơm tấm ngon, giá cả hợp lý.
Nguồn: tapchi.guu.vn
Hồi ức Điên Biên Phủ: Gặp Đại tướng trên đường ra mặt trận
Submitted by nlphuong on Wed, 07/05/2014 - 06:05Bác Hoàng Châu Kỳ năm nay đã bước sang tuổi 82. Nguyên là Kỹ sư Hữu tuyến điện, nghỉ hưu từ 1993. Bác là một nhà sưu tập tem, hoạt động phong trào nhiệt thành và đã từng có thời kỳ làm Tổng Thư ký Hội Tem Việt Nam.
Ông Hoàng Châu Kỳ |
Hôm 4/3/2014 vừa rồi, anh em trò chuyện, tình cờ bác kể về một câu chuyện xẩy ra đúng ngày này ở Chiến khu Việt Bắc 60 năm trước
… Ngày đó Bưu Điện còn là một Nha thuộc Bộ Giao thông Công chính. Văn phòng Nha năm đó - hồi đầu 1954 - còn đang đóng tại xóm Cây Hồng thuộc Văn lãng, Đại Từ, Thái Nguyên…
Đây là một địa điểm trong nằm sâu trong “ATK” của Chiến khu Việt Bắc. ATK là An Toàn Khu, nơi mà chúng ta đã giữ được quyền kiểm soát suốt thời kỳ Kháng chiến chống Pháp. Hầu hết các cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ đều đóng trong khu vực này. Tuy vậy, nhưng đây là cả một vùng rộng lớn thuộc Thái Nguyên và Tuyên Quang, rừng cây rậm rạp, núi đá hiểm trở, lại có nhiều hang động vừa tiện để sinh hoạt và làm việc bí mật khó phát hiện, vừa dễ tránh đạn bom. Bọn Pháp biết vậy mà không sao bén mảng tới được, chỉ biết dùng máy bay oanh tạc, nhưng đạn bom đâu để rải cho khắp...
Cuộc sống ở ATK ngày đó phân tán, cùng một cơ quan đấy nhưng nhiều khi cách nhau cả mấy quả đồi. Sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh như vậy nên mỗi khi thấy có khách ghé thăm thì quả là cả một sự kiện. Gặp khách là luôn sẵn sàng chăm sóc chia sẻ tận tình. Khách đi rồi mà vẫn còn nhớ mãi…
Ở nơi đây là phải tuân thủ kỷ luật canh phòng bảo vệ hết sức nghiêm mật nhưng ứng xử vẫn mang vẻ kỷ cương nề nếp riêng của một Thủ đô kháng chiên…
“…Hôm ấy là đến phiên tôi được phân công ra ngồi ở thường trực bảo vệ cơ quan”.
… Sau Thu Đông năm 1953, cuộc kháng chiến của chúng ta đã chuyển sang một giai đoạn mới. Không khí chuẩn bị cho trận chiến cuối cùng khi nào cũng sôi sục, nhất là ở ATK fhì được nghe mọi người bàn tán rất nhiều.
… Từ chỗ chúng tôi ở qua hai quả núi là tới địa phận đèo Khế... Đèo này vừa nằm trên con đường nối giữa hai khu ATK Sơn Dương, Tuyên Quang và Đại Từ, Thái Nguyên, lại vừa là đoạn đường trọng yếu để hành quân sang Tây Bắc. Vì vậy thời gian này thực dân Pháp tập trung ném bom ác liệt. Ngoài bom đan thông thường chúng còn rải rất nhiều bom nổ chậm cố gắng để cắt đứt con đường huyết mạch này.
Ngay từ sớm hôm đó đã thấy 2 “con cổ ngỗng” bay từ phía Hà Nội lên quần thảo bên đèo Khế cả chục phút liền. “Cổ ngỗng” là cái tên mà mọi người dung để chỉ những chiếc máy bay khu trục Xì-pít-phai” của Pháp. Sống thời chiến tranh từ trẻ con cũng biết phân biệt máy bay nào là “Gioongke”, đâu là “Hen cát”, cái nào là “Đa cô ta”… Mỗi loại lại có đặc điểm riêng, loại nào nhiều bom đánh lâu, loại nào bom lớn… là thuộc hết. Đứng ở sườn đồi bên này trông 2 chiếc máy bay nhao lên lộn xuống tôi còn trông rõ được từng quả bom rơi... Chính vì vậy mà các tổ quan sát biết được còn bao nhiêu quả bom chưa nổ.
Chiều hôm đó, chiều vùng sơn cước nắng hạ xuống nhanh… Trong không gian tĩnh lặng đó chợt nghe xa xa có tiếng xe cơ giới. Thời gian này thỉnh thoảng có nghe có tiếng xe chạy trong vùng cũng không còn là chuyện lạ nữa… Rồi từ phía đầu dốc đường vào cơ quan chợt xuất hiện 2 chiếc “com-măng-ca”. Tới khúc đường hẹp xe đỗ lại rồi có 5 anh bộ đội trên xe bước xuống đi về phía cơ quan. Họ có lẽ đều là cán bộ đi công tác xa vì thấy ai cũng mang súng ngắn. Người nọ đi nối người kia như kiểu hành quân, họ bước vào phòng thường trực…
Người đi đầu xuất trình giấy tờ cho tôi có tên ghi là Vi Văn Tuyên, cấp bậc E phó. Theo phiên chế trong quân đội hồi bấy giờ thì A là cấp Tiểu đội, B Trung đội… và E như vậy đã là Trung đoàn phó rồi... Cấp này mà trình giấy thì chắc trong đoàn còn có các cán bộ cấp cao hơn…?
Chợt thấy người đi sau mặc quân phục nhưng để đầu trần, trán cao, tai lớn trông hao hao đồng chí Trường Chinh mà tôi đã có lần trông thấy nên phân vân quay sang hỏi nhỏ người vừa trình giấy: “Anh Thận đó phải không anh?”. Thận là bí danh của đồng chí Trường Chinh ở ATK. Hồi kháng chiến ảnh lãnh đạo đưa trên báo chí đâu có nhiều như bây giờ nên chỉ đã được gặp thì mới biết mặt.
- “Chú hỏi làm gì?”
- “Để em đưa vào gặp anh Bình!”. Ngày đó tôi còn nhỏ, tuổi chưa đầy 20. “Anh Bình” ở đây tức là đồng chí Trần Quang Bình mà sau này làm Tổng Cục trưởng đầu tiên của ngành Bưu điện. Hồi đó anh đang là Giám đốc Nha.
… Đưa đoàn tới gặp anh Bình tôi thấy anh đón tiếp có vẻ nồng hậu lắm. Sau khi làm việc anh lập tức chuyển sang ở nhà khác, dành trọn cho đoàn cả căn nhà mà anh đang ở và làm việc.
Rồi ngay sau đó lại thấy mấy anh bộ đội khẩn trương đi chăng dây mắc anten và họ bắt tay ngay vào làm việc. Đến giờ ăn, bọn tôi xuống mời cơm cũng không lên. Họ bảo Đoàn đã có mang theo cả cấp dưỡng riêng rồi…
… Tối đó, anh Lê Trọng Phúc, thư ký riêng của anh Bình thì thầm với tôi: “Đoàn anh Văn mày ạ. Ông hồi trước là thầy giáo của tao đấy! Các anh ấy đang ra mặt trận nhưng đường còn bom nổ chậm nên phải ghé vào đây nghỉ tạm…”. “Anh Văn” chính là bí danh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp!
Anh Phúc sau cũng có thời làm Phó Giám đốc Bưu điện Hà Nội…
“Hôm đó là ngày 4/3/1954, tôi còn nhớ rất rõ”.
“Mười hai ngày sau, ngày 16/3/1954, tôi cũng được lãnh đạo Nha cử vào đoàn Bưu điện tiền phương lên Điện Biên Phủ phục vụ chiến dịch!...
Nhanh nhẹn, khỏe mạnh… tôi chuyên quay ragonot để phát điện cho các máy thu phát vô tuyến làm việc. Nằm gần Chỉ huy Sở, đơn vị Bưu điện này ngoài các máy vô tuyến còn có cả 1 tổng đài 10 số và là đầu mối kết nối giữa 2 mạng dân chính và quân sự ở Điện Biên Phủ ngày đó…
Hoàng Châu Kỳ - M.C. ghi chép
Tạp chí Tem
Điều ít biết về Tô Vĩnh Diện
Submitted by nlphuong on Wed, 07/05/2014 - 05:55Sau 8 tháng huấn luyện ở Trung Quốc, tháng 12 năm 1953, Tô Vĩnh Diện cùng đơn vị về nước và ngay lập tức hành quân lên Điện Biên Phủ để chuẩn bị tham chiến.
Tôi trở lại Điện biên sau hơn 10 năm.
Sở chỉ huy Mường Phăng, hầm De Castries, đồi A1, các nghĩa trang.. đều khang trang sạch đẹp chuẩn bị cho ngày kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Điện Biên một chiến thắng mang tầm vóc vĩ đại, mở ra một trang mới cho dân tộc Việt Nam nhưng khi vào nghĩa trang mới chạnh lòng vì những người làm nên chiến thắng đều không có tên tuổi. Cả một nghĩa trang mà chỉ có 4 anh hùng và ít người có tên trên bia mộ, còn lại là vô danh. Hầu hết tên các anh chỉ được ghi trên bức tường của nghĩa trang.
Cùng đoàn thắp hương kính viếng hương hồn các chiến sỹ, tôi tranh thủ thắp hương cho các anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Trần Can. Tôi đứng lâu trước mộ anh hùng Tô Vĩnh Diện, nghĩ về chiến công của anh, nhớ về ngôi làng đã sinh ra anh. Thật ra trên sách báo vẫn lẫn lộn huyện của anh và ít ai biết được ngôi làng đã sinh ra anh thế nào.
Nghĩa trang liệt sỹ bên đồi A1 |
Làng cổ Lan Khê ngày xưa nay là xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ngày Tô Vĩnh Diện vào bộ đội vẫn còn là một xã của huyện Nông Cống. Sau này Triệu Sơn được hình thành bởi một số xã của Thọ Xuân cắt về và của Nông Cống cắt lên. Tên Triệu Sơn được đặt mang ý nghĩa là nơi mà Bà Triệu đã dấy binh khởi nghĩa.
Ngôi làng của Tô Vĩnh Diện có cách nay hơn 500 năm.
Ngày ấy sau cuộc khởi nghĩa Lê Lợi thắng lợi, chính quyền nhà Lê có chính sách khai khẩn đất đai. Một số trai làng của Thọ Xuân rủ nhau theo dòng sông nhà Lê (Sông Đào có từ thời Lê Hoàn) xuôi xuống đến vùng đất chân núi Nưa thì dừng lại khai phá. Đây là vùng núi non rậm rạp nhưng bằng phẳng. Ngày xưa Nguyễn Chích cũng đã từng luyện quân khởi nghĩa ở vùng này trước khi theo Lê Lợi.
Lan Khê ngày ấy sau này là xã Nông Trường có truyền thống hiếu học. Những người họ Nguyễn Hà trong những thanh niên đầu tiên đi khai phá và sau này cũng có nhiều người đỗ đạt nhất. Nguyễn Hiệu, Nguyễn Hoàn là hai cha con đều đỗ Tiến sỹ dưới thời Lê-Trịnh làm tới chức Thượng thư đứng đầu triều. Nguyễn Hoàn còn làm Tổng tài Quốc Tử Giám đã soạn nhiều bia Tiến sỹ trong đó.
Mặc dù quê hương có truyền thống lâu đời nhưng vẫn là vùng quê nghèo, chỉ thuần nông.
Gia đình Tô Vĩnh Diện không có đất. Anh sinh năm 1924, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Suốt 12 năm đi ở, phải chịu bao cảnh áp bức bất công.
Tô Vĩnh Diện là cậu bé rất năng động. Đi chăn bò cậu thường tụ tập nhau lại đánh trận giả. Cậu thường chỉ huy và gan lì. Đặc biệt, Diện có tài leo trèo. Đền Trại, nơi thờ quận công Nguyễn Hiệu là nơi tôn nghiêm, cây cối rậm rạp, chim về làm tổ nhiều. Nhưng dù là tổ ở tít ngọn cây cao hay nơi nóc đền, cậu thường trèo lên và bắt được.
Tuổi 17, 18 của Diện trùng với những ngày cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt nhất. Bộ đội về làng rất đông. Phong trào mẹ nuôi chiến sĩ được mở ra. Mẹ Tô Vĩnh Diện cũng như các bà mẹ khác đều nhận các anh làm con nuôi.
Chính trong những ngày đó, Diện cũng như các trai tráng của làng hiểu thêm đời chiến sĩ, gian khổ nhưng tự hào. Anh cùng một số thanh niên xung phong nhập ngũ vào năm 1949.
Tháng 3/1953, anh được triệu tập để tham gia lực lượng pháo phòng không sắp thành lập. Khi đơn vị cao xạ được thành lập, anh cùng đơn vị sang Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để huấn luyện. Anh được chỉ định là Trung đội phó thuộc Đại đội 829, tiểu đoàn 394, trung đoàn 367 và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam.
Sau 8 tháng huấn luyện ở Trung Quốc, tháng 12/1953, Tô Vĩnh Diện cùng đơn vị về nước và ngay lập tức hành quân lên Điện Biên Phủ để chuẩn bị tham chiến. Anh được điều về đại đội 827 làm Trung đội phó Trung đội 2, trực tiếp phụ trách Khẩu đội 3 thay Khẩu đội trưởng bị thương.
Khẩu đội anh được giao sử dụng khẩu pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681, thuộc loại pháo phòng không 37mm nòng mẫu 61-K kiểu M1939 có gắn lá chắn đạn, do Liên Xô sản xuất và viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cuối năm 1953 lớp học nhận nhiệm vụ lên đường hành quân về Việt Nam.
Đơn vị tập kết ở Bằng Tường, qua ngả Lạng Sơn về tập trung ở chiến khu Cao-Bắc-Lạng trong khí thế hừng hực chuẩn bị ra trận. Thấy bộ đội ta có súng to, nhân dân khắp vùng và những đoàn dân công hỏa tuyến ùn ùn kéo đến xem. Nhiều người đứng ngẩn người ra ngắm nghía và xin được mở bạt ra xem.
Có cụ già người Tày đã trên 70 tuổi, đến phân trần: “Bố ở cách đây hơn 10 cây số, nghe tin bộ đội mình nhận được súng to, cả bản sung sướng lắm. Phen này nhất định mình thắng to, bố phải nắm cơm đi bộ lên tận nơi xem cái súng to này. Các con phải cho bố xem nó tận nơi mới được”.
Để giữ bí mật cho hai loại pháo lựu 105mm và cao xạ 37mm lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường, các đơn vị này đều hành quân vào ban đêm, liên tục trong các ngày 13, 14 và 15/1/1954, từ Tuần Giáo vào tập kết ở kilômét 63 đường 42.
Sau đó, từ vị trí tập kết, bộ đội phải kéo pháo bằng sức người trên đường quân sự mới mở, có chỗ phải vượt qua núi cao 1450m để vào trận địa cách xa vị trí tập kết 15km. Từ trưa ngày 16/1, được sự trợ giúp của bộ binh và công binh, các đơn vị bắt đầu kéo pháo, đến ngày 24/1 mới đưa được pháo vào trận địa.
Trong lúc kéo pháo cũng như lúc nghỉ dọc đường, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em.
Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, anh đã đi sát từng người, động viên giải thích nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi.
Tác giả bên mộ anh hùng Tô Vĩnh Diện tại nghĩa trang liệt sỹ A1 |
Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong, Tô Vĩnh Diện cùng chiến sỹ Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường.
Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, chiến sỹ Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo”. Anh đã lái pháo đâm vào vách núi, riêng anh bị bánh pháo chèn ngang người, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.
Quê hương Nông trường của Tô Vĩnh Diện trong kháng chiến chống Mỹ có thêm nhiều anh hùng và dũng sỹ. Cả xã có gần 100 liệt sỹ. Nông Trường vinh dự được phong tặng đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dán.
Ngày còn sống, ông cụ thân sinh ra Tô Vĩnh Diện đã được nhà nước cho lên thăm Điện Biên. Cụ đã rất xúc động thắp hương cho các chiến sỹ vô danh.
Cụ nói anh còn có tên trên bia mộ là may mắn hơn nhiều những đồng đội khác. Gia đình không đưa thi hài của anh về mà để anh mãi mãi bên những người đồng đội, mãi mãi với mảnh đất Điên Biên yêu dấu.
Nguyễn Đăng Tấn
Hồi ký về lãnh tụ lập quốc Israel ra mắt tại Hà Nội
Submitted by nlphuong on Wed, 07/05/2014 - 05:45(ICTPress) - Đúng ngày kỷ niệm 66 năm ngày Độc lập Nhà nước Israel, ngày 6/5, tại Thư viện Quốc gia - Hà Nội, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam phối hợp cùng Alpha Books đã tọa đàm và ra mắt cuốn “Tiểu sử David Ben-Gurion - Lịch sử hình thành nhà nước Israel”.
“Tiểu sử David Ben -Gurion - Lịch sử hình thành nhà nước Israel” là cuốn tiểu sử kể về cuộc đời từ những năm tháng tuổi thơ của cậu bé David Gruen ốm yếu được sinh ra và nuôi dưỡng trong một gia đình sùng đạo với một ông bố luôn dành tâm huyết cho “Tình yêu Ziôn” và “Vùng đất Israel”, đến khi từ giã cuộc đời trong niềm tiếc thương vô hạn của Israel với bao nhiêu cống hiến của ông với đất nước, con người, nhà nước Israel trên từng chặng đường đời.
Hình ảnh Ben-Gurion trên Tạp chí Time |
Nhà nước Israel được thành lập năm 1948 là nhờ công lao của những người cha lập quốc mà tiêu biểu là Ben-Gurion. Ông sinh ngày 16/10/1886 và mất ngày 1/10/1973. Ấp ủ hoài bão về công cuộc phục quốc của người Do Thái từ khi còn rất nhỏ, Ben-Gurion đã đóng vai trò then chốt trong việc thành lập nhà nước Israel năm 1948 và sau này ông được Tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 100 nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20.
Tháng 5/1948, Ben-Gurion tuyên bố về nền độc lập của nhà nước Israel và ông đã nói Nhà nước mới sẽ ủng hộ sự bình đẳng hoàn toàn về xã hội và chính trị của mọi công dân của mình, không phân biệt sắc tộc, tín ngưỡng hay giới tính.
Con người vĩ đại này đã biến ước mơ từ ngàn đời của dân tộc Israel thành hình, xóa bỏ cuộc sống lưu vong của hàng vạn người Do Thái trên khắp thế giới, mang họ đến Israel trong những cuộc giải thoát ngoạn mục. Cuối cùng, ông đã đưa đất nước Israel bị cô lập giữa thế giới Ả-rập trở thành cường quốc quân sự và khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bậc. Các thành tựu sáng chói và cả những quyết định sai lầm đằng sau những nỗi thống khổ và hy vọng, giấc mơ thầm kín của Ben Gurion - vị lãnh tụ lập quốc vĩ đại của dân tộc Israel, tất cả đều được tác giả vén lên bức màn bí mật trong cuốn sách này.
Đại sứ nhà nước Israel tại Việt Nam Meirav Eilon Shahar trao đổi về cuộc đời và sự nghiệp của Ben-Gurion |
Tại buổi tọa đàm, Đại sứ nhà nước Israel tại Việt Nam Meirav Eilon Shahar chia sẻ một thông tin cảm động người cha thân yêu của Đại sứ và Ben Gurion từng sống ở cùng một thành phố tại Ba Lan. Cha của bà cũng từng tham gia phong trào lập quốc của Ben-Gurion và khi nhìn lại cuộc đời của ông qua từng trang sách của cuốn Hồi ký này đã gợi cho bà nhớ tới những điều mà người cha của bà phải trải qua. Bởi vậy, bà đã chọn cuốn tiểu sử Ben Gurion để giới thiệu đến độc giả Việt Nam vào đúng ngày kỷ niệm 66 năm Ngày quốc khánh Israel.
Đại sứ Israel Meirav luôn dành những lời ca ngợi về tài lãnh đạo, tài chính trị, quân sự, sự mạnh mẽ và quả cảm, anh dũng cho vị lãnh tụ vĩ đại Ben Gurion đã giúp người dân Do Thái và đất nước Israel được như ngày hôm nay. Người dân Israel đời đời tôn kính và biết ơn Người.
Đặc biệt, trong cuốn sách cũng đề cập tới cuộc gặp gỡ và đàm đạo về ước mơ, hoài bão, cũng như tầm nhìn chiến lược về việc xây dựng nhà nước độc lập cho mỗi dân tộc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Ben Gurion năm 1946 tại Paris. Câu chuyện gặp gỡ này cũng đã được đăng tải trên tờ Điện tín Do Thái tháng 11 năm 1976.
Đại sứ Meirav và PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ben-Gurion có nhiều điểm tương đồng. Cả hai vị lãnh tụ vị đại này đều là nhà chính trị tuyệt vời, là vị Cha già kính yêu của dân tộc. Hai Người đều mang nét giản dị khiêm nhường, có cuộc sống giản dị, thanh bạch; cuộc đời và sự nghiệp vô cùng vĩ đại. Là những nhà lập quốc luôn để giáo dục là mục tiêu đặt lên trên hết và những con người vĩ đại ấy đều ra đi trong tình thế đất nước chưa hoàn toàn giành được độc lập.
Ben Gurion chưa bao giờ đồng ý cho bất cứ ai viết hồi ký của ông, đó là trước khi ông gặp Michael Zar-Bohar, tác giả đã viết cuốn hồi ký này. Qua những tiếp cận về các tài liệu của ông, tác giả đã khai thác từ một phần cực nhỏ trong tất cả kho tài liệu khổng lồ ấy để khắc họa chân dung thực chất của người đã thực hiện hóa giấc mơ về một quốc gia lý tưởng của người Do Thái - một chính khách quyết đoán thực hiện các quyết định sinh tử cho vận mệnh của đất nước Israel, và một người đàn ông cô đơn trên đỉnh cao quyền lực.
Cuốn sách “Tiểu sử David Ben-Gurion - Lịch sử hình thành nhà nước Israel” được viết và xuất bản sau khi vợ chồng Ben-Gurion qua đời. Nhưng điều đó khiến Michael Bar-Zohar dễ dàng xử lý một cách tự do vài khía cạnh về đời tư của Ben-Gurion hơn, nếu vợ chồng Ben-Gurion còn sống thì tác giả sẽ không đụng đến.
Ông Nguyễn Cảnh Bình, đại diện Alpha Books chia sẻ về lý do xuất bản cuốn sách Ben-Gurion cho biết tiếp nối của cuốn “Quốc gia khởi nghiệp” về sự thần kỳ của nền kinh tế của Israel, hôm nay cuốn sách này về nhân vật, con người, lịch sử nhà nước Israel được ra mắt, Alpha Books mong muốn mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện, những bài học để người Việt Nam hiểu biết thêm về đất nước và dân tộc Israel để chúng ta tiếp tục phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia, hai dân tộc, qua đó thúc đẩy sự hợp tác phát triển khoa học, kinh tế, giáo dục, và nông nghiệp mà vài năm hai nước đẩy mạnh.
Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên trong bộ sách “Kiến thiết quốc gia” mà Alpha Books đã mong muốn, dự kiến xuất bản và giới thiệu với độc giả Việt Nam về câu chuyện, những đóng góp của nhân vật cho quốc gia và dân tộc đó, ông Bình cho biết thêm.
Đại sứ Meirav Eilon Shahar tặng sách cho Thư viện quốc gia và các khách mời |
Ben-Gurion có một câu nói nổi tiếng trong cuộc phỏng vấn trên CBS ngày 5/10/1956: Ở Israel để trở thành một người thực tế bạn phải tin vào những điều kỳ diệu - In Israel in order to be a realist you must believe in miracles. Vậy khi đọc cuốn sách này cũng như cuốn sách “Quốc gia khởi nghiệp”, người đọc hãy tự tin và có thể tin vào những điều kỳ diệu trên mảnh đất Việt Nam.
Tại Lễ ra mắt cuốn sách Alpha Books đã trao tặng 10 cuốn sách cho Thư viện Quốc gia và 1000 ebook cho sinh viên các trường Đại học FPT, Học viện Ngoại giao và Báo chí.
Nguyễn Dung
Gặp cựu binh Điện Biên
Submitted by nlphuong on Wed, 07/05/2014 - 05:40Lời giới thiệu: Trong chuyến công tác của các nhà báo Liên chi hội nhà báo Thông tin và Truyền thông lên Điện Biên trong dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, đoàn đã gặp ông Vũ Lâm - người lính thông tin trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhà báo Nguyễn Đăng Tấn, Báo điện tử Vietnamnet khi đã cảm xúc và viết ngay bài thơ trên đường đi. Bài thơ không chỉ viết về người cựu binh mà từ cái tứ đó để nói về chiến thắng vĩ đại của cả dân tộc, bản hùng ca Điện Biên.
Nhà báo Nguyễn Đăng Tấn cũng cảm xúc về vẻ đẹp hoa ban, núi rừng Tây Bắc qua bài thơ "Vẫn thắm một sắc hoa".
Nhà báo Nguyễn Đăng Tấn và ông Vũ Lâm - người lính thông tin trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. |
Anh người lính thông tin
Trong sở chỉ huy Mường Phăng năm ấy
Chặng đường 60 năm giờ trở lại
Trước sở chỉ huy Đờ Cát người lính già rưng rưng
Hai sở chỉ huy chỉ cách một cung đường
Cả dân tộc phải 56 ngày máu đổ
Hàng vạn người đã ngã
Để Điện Biên không chỉ của người Việt Nam
Trời Mường Thanh rực rỡ nắng vàng
Cả dân tộc hôm nay về tụ hội
Điện Biên đang vươn lên tầm cao mới
Và người cựu binh ngực lấp lánh huân chương
60 năm có một con đường
Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh người anh cả
Người lính già nhìn dòng người hối hả
Nhớ năm xưa Điện Biên máu và hoa...
27-4-2014
Vẫn thắm một sắc hoa
Cho P.
Sơn La mười năm giờ trở lại
Vẫn những con đường thân thuộc đã đi qua
Vẫn những ngôi nhà nghiêng nghiêng sườn dốc
Vẫn những nụ cười cô gái Thái thiết tha
Nơi ngày xưa bông hoa ban tím biếc
Lộng lẫy tinh khôi sắc tím mặn mòi
Phải không vậy nên cồn cào nỗi nhớ
Để hồn người cứ thao thức khôn nguôi
Năm tháng trôi xa lòng không xa cách
Để khi trở về hoa vẫn mãi thắm tươi
E ấp nụ hôn cánh hoa tím biếc
Để trời đêm gió thổn thức bồi hồi.
25-4- 2014
Nguyễn Đăng Tấn
VietnamNet